Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

Tìm hiểu khả năng tiếp cận của người dân tới các hoạt động y tế và chăm sóc sức khỏe trên địa bàn huyện diễn châu luận văn tốt nghiệp đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (465.9 KB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
-------***-------

TÌM HIỂU KHẢ NĂNG TIẾP CẬN CỦA NGƯỜI DÂN TỚI CÁC
HOẠT ĐỘNG Y TẾ VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN DIỄN CHÂU - NGHỆ AN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NGÀNH KHUYẾN NƠNG VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN

Người thực hiện: Ngơ Thị Lan Anh
Lớp:

48K3 - KN&PTNT

Người hướng dẫn: Th.s: Nguyễn Thị Thúy Vinh

VINH, 07/2011
1


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là trung thực và
chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được cảm ơn và
các thơng tin trích dẫn đều ghi rõ nguồn gốc.

Nghệ An, ngày tháng


năm 2011

Tác giả khóa luận

Ngơ Thị Lan Anh

2


LỜI CẢM ƠN

Trong q trình thực hiện khóa luận này, tơi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của
các tổ chức, cá nhân. Tôi xin chân thành cảm ơn các tổ chức, cá nhân đó!
Lời đầu tiên tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thạc sỹ Nguyễn Thị Thúy Vinh,
người đã hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thành khóa luận
này.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo khoa Nông – Lâm – Ngư, trường Đại
Học Vinh đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và hồn thành khóa luận
này.
Tơi xin chân thành cảm ơn Phịng Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn huyện Diễn
Châu, Phịng Y tế huyện Diễn Châu, Phòng Thống Kê, Trạm Y tế các xã Diễn Lâm, Diễn
Hạnh, Diễn Vạn và nhân dân ba xã Diễn Lâm, Diễn Vạn, Diễn Hạnh đã giúp đỡ và tạo điều
kiện cho tơi trong q trình nghiên cứu thực tế.
Tơi xin chân thành cảm ơn những người thân, bạn bè đã chia sẻ những khó khăn, động
viên tơi học tập, nghiên cứu và hồn thành khóa luận này.
Tơi xin chân thành cảm ơn !
Nghệ An, ngày tháng năm 2011
Tác giả khóa luận

Ngô Thị Lan Anh


3


4


MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục chữ cái viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hộp
Danh mục sơ đồ
Danh mục biểu đồ
1.
Lý do chọn đề tài
2.
Mục tiêu nghiên cứu
2.1.
Mục tiêu tổng quát
2.2.
Mục tiêu cụ thể
Chương I.
Cơ sở lý luận và thực tiễn về khả năng tiếp cận các hoạt động Y tế và

i
ii
iii

iv
vii
viii
viii
1
2
2
2
3
3

1.1.
1.1.1.
1.1.2.
1.1.3

chăm sóc sức khỏe
Một số vấn đề lý luận về hoạt động Y tế và chăm sóc sức khỏe
Một số khái niệm cơ bản về Y tế và chăm sóc sức khỏe
Các hoạt động Y tế và chăm sóc sức khỏe
Khái niệm tiếp cận và khả năng tiếp cận các hoạt động Y tế và chăm sóc

3
3
5
7

1.2
1.2.1.
1.2.2.

Chương II.
2.1.
2.1.1.
2.1.2.
2.2.
2.3.
2.3.1.
2.3.2.
2.3.3.
2.3.4.
2.4.
2.4.1.
2.4.1.1.
2.4.1.2.
2.4.1.3.
2.4.2.
2.4.2.1.
2.4.2.2.
2.4.2.3.

sức khỏe
Cơ sở thực tiễn về các hoạt động Y tế và chăm sóc sức khỏe
Các hoạt động Y tế và chăm sóc sức khỏe trên thế giới
Các hoạt động Y tế và chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam
Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu

Chọn địa điểm nghiên cứu
Phương pháp thu thập thơng tin
Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp xử lý số liệu
Điều kiện cơ bản khu vực nghiên cứu
Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Đặc điểm khí hậu
Thực trạng cảnh quan mơi trường
Điều kiện kinh tế - xã hội
Tình hình sử dụng đất giai đoạn 2000 – 2010
Kết quả phát triển kinh tế
Về phát triển văn hóa – xã hội

11
11
14
16
16
16
16
16
16
16
17
19
19
20
20
20

21
22
23
23
26
30

5


2.4.2.4.
2.4.2.5.
Chương III
3.1.
3.1.1
3.1.2.
3.1.2.1.

Lao động, việc làm
Thực trạng cơ sở hạ tầng
Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Tình hình Y tế và chăm sóc sức khỏe tại huyện Diễn Châu
Về cơ cấu tổ chức
Hoạt động của công tác Y tế và chăm sóc sức khỏe
Cơng tác xã hội hóa chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, truyền thông

32
33
36
36

36
37
37

3.1.2.2.
3.1.2.3.
3.1.2.4.
3.1.2.5.
3.1.2.6.
3.1.2.7.
3.1.3.
3.2.

giáo dục sức khỏe
Cơng tác vệ sinh phịng bệnh
Cơng tác khám chức bệnh và phục hồi chức năng
Công tác Y học cổ truyền
Công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em và người cao tuổi
Cơng tác chăm sóc sức khỏe Sinh sản và dân số kế hoạch hóa gia đình
Những chương trình Y tế quốc gia
Đánh giá chung về công tác Y tế và chăm sóc sức khỏe
Thực trạng khả năng tiếp cận của người dân tới các hoạt động Y tế và

38
41
42
43
43
45
47

48

3.2.1.
3.2.2.

chăm sóc sức khỏe
Điều kiện cơ bản hộ nghiên cứu
Đánh giá chung của người dân về mức độ phục vụ của các cơ sở Y tế

48
50

3.2.3.

trên địa bàn
Khả năng tiếp cận của người dân tới các hoạt động Y tế và chăm sóc sức

52

3.2.3.1.

khỏe
Khả năng nhận thức của người dân về các hoạt động Y tế và chăm sóc

52

3.2.3.2.

sức khỏe
Khả năng tham gia các hoạt động Y tế và chăm sóc sức khỏe của người


54

3.2.3.3.

dân
Khả năng tiếp cận thông tin của người dân về các hoạt động Y tế và

58

3.2.3.4.
3.2.3.5.
3.3.
3.3.1.
3.3.2.
3.4.

chăm sóc sức khỏe
Khả năng tiếp cận tư vấn Y tế và chăm sóc sức khỏe của người dân
Khả năng tiếp cận theo giới tới hoạt động Y tế và chăm sóc sức khỏe
Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận của người dân
Yếu tố chủ quan
Yếu tố khách quan
Một số giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận của người dân tới các hoạt

60
61
63
63
66

71

3.4.1.

động Y tế và chăm sóc sức khỏe
Giải pháp nâng cao khả năng nhận thức và tiếp cận thông tin của người

71

3.4.2.

dân tới các hoạt động Y tế và chăm sóc sức khỏe
Giải pháp nâng cao khả năng tham gia các hoạt động Y tế và chăm sóc

72

3.4.3.

sức khỏe
Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận tư vấn về Y tế và chăm sóc sức

72

6


3.4.4.

1.
2.

2.1.
2.2.
2.3.

khỏe
Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận theo giới tới các hoạt động Y tế và

73

chăm sóc sức khỏe
Kết luận và kiến nghị
Kết luận
Kiến nghị
Đối với người dân địa phương
Đối với nhân viên Y tế
Đối với chính quyền
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

74
75
75
75
75
76
76
78

7



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
BS
BVĐK
BH
BHYT
CSSK
CS và BVSK
DS và KHHGĐ
GDP (Gross Domestic Product)
GDSK
HTX
KCB
KCH
NN
NQĐH
PTNT
SX
SK
TTYT
TTYT TC
TDTT
TN – MT
UBND
VH – TT
VSMT
VSATTP
WHO (World Health Organization)
XDCB


Từ đầy đủ
Bác sỹ
Bệnh viện đa khoa
Bảo hiểm
Bảo hiểm Y tế
Chăm sóc sức khỏe
Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe
Dân số và Kế hoạch hóa gia đình
Tổng sản phẩm
Giáo dục sức khỏe
Hợp tác xã
Khám chữa bệnh
Kiên cố hóa
Nơng nghiệp
Nghị quyết đại hội
Phát triển nông thôn
Sản xuất
Sức khỏe
Trung tâm Y tế
Trung tâm y tế tăng cường
Thể dục thể thao
Tài nguyên – mơi trường
Ủy ban nhân dân
Văn hóa thể thao
Vệ sinh mơi trường
Vệ sinh an tồn thực phẩm
Tổ chức Y tế thế giới
Xây dựng cơ bản


8


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
2.1
2.2
2.3
3.1

Tên Bảng
Một số chỉ tiêu nhiệt độ trong năm của huyện Diễn Châu
Giá trị SX và cơ cấu giá trị SX của huyện Diễn Châu
Dân số, lao động, việc làm, văn hóa – xã hội
Kết quả đạt được trong công tác KCB và phục hồi chức năng của

3.2

ngành Y tế huyện Diễn Châu năm 2010
Kết quả thực hiện các chỉ tiêu Y tế năm 2010 và kế hoạch năm

3.3

2011
Đặc điểm tình hình cơ bản nhóm hộ điều tra “tính bình qn một

3.4

hộ ”
Mức độ hài lịng của người dân về các hoạt động Y tế và chăm sóc


3.5

sức khỏe
Tỷ lệ số hộ dân hiểu biết về các hoạt động Y tế và chăm sóc sức

3.6
3.7
3.8

khỏe
Tỷ lệ số hộ dân tiếp xúc với cán bộ Y tế
Tỷ lệ hộ dân tham gia các hoạt động Y tế và chăm sóc sức khỏe
Tỷ lệ hộ dân tham gia dự các lớp tập huấn về Y tế và chăm sóc sức

3.9

khỏe
Tổng hợp các ý kiến đánh giá về tiếp cận thơng tin Y tế và chăm

3.10

sóc sức khỏe
Mức độ tiếp cận của người dân về tư vấn Y tế và chăm sóc sức

3.11

khỏe
Khả năng tiếp cận theo giới tới hoạt động Y tế và chăm sóc sức


3.12
3.13

khỏe
Giá các loại dịch vụ Y tế tăng nhanh
Những khó khăn của người dân khi tiếp cận hoạt động Y tế và
chăm sóc sức khỏe

9

Trang


DANH MỤC CÁC HỘP
STT
3.1.
3.2.
3.3.
3.4.
3.5.
3.6.
3.7.
3.8.

Tên hộp
Tình trạng thiếu thuốc ở trạm Y tế
Tình trạng vệ sinh mơi trường ở trạm Y tế
Thái độ phục vụ của nhân viên Y tế
Công tác truyền thông giáo dục sức khỏe
Khả năng tiếp cận theo giới

Khả năng tiếp cận Y tế và chăm sóc sức khỏe của người nghèo
Tâm lý e ngại khi đi khám chữa bệnh
Về chi phí khám chữa bệnh

Trang

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
STT
1.1
3.1

Tên sơ đồ
Quy trình thay đổi hành vi nhận thức của người dân về tiếp cận Y

Trang

tế và chăm sóc sức khỏe
Cơ cấu tổ chức ngành Y tế huyện Diễn Châu

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
STT
2.1
3.1
3.2.
3.3.
3.4.

Tên biểu đồ
Biến động diện tích đất tự nhiên giai đoạn 2000 – 2010
Cơ cấu kinh tế hộ của Huyện Diễn Châu

Cơ cấu trình độ học vấn chủ hộ
Mức độ về chất lượng đường giao thông
Những khó khăn của người dân khi tham gia khám chữa bệnh

Trang

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước cần có sự đóng góp của nhiều nguồn lực
trong đó quan trọng nhất là nguồn nhân lực. Để phát triển tốt nguồn nhân lực thì chúng ta cần
chú trọng đến chăm sóc sức khỏe cho người dân. Chính vì vậy mà từ lâu con người quan tâm
đến các hoạt động y tế và chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng.

10


Theo quan điểm của Chủ Tịch Hồ Chí Minh thì con người là trung tâm cho mọi hoạt
động và quyền được sống là quyền quan trọng nhất, khi được sống thì sức khỏe là yếu tố quan
trọng nhất. Phải có sức khỏe thì mới làm được mọi việc, khơng có sức khỏe nghĩa là mất tất
cả. Người có câu: “Sức Khỏe để xây dựng đất nước”, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân là sự
nghiệp của quốc gia.[22]
Ngành Y tế đã có những đóng góp rất quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ
sức khỏe nhân dân. Nhiều bệnh viện đã được thành lập, nhiều trường đào tạo Y học được mở,
các chính sách hỗ trợ người dân khi tham gia các hoạt động Y tế…Người dân đã nhanh chóng
được tiếp cận với các hoạt động y tế và chăm sóc sức khỏe.
Nhưng có một thực tế là mức độ tiếp cận của người dân có sự khác biệt lớn giữa các
nhóm đối tượng. Khả năng tiếp cận cao hơn đối với nhóm người giàu và khu đơ thị, trong khi
đó khả năng tiếp cận lại giảm mạnh đối với nhóm người nghèo và khu vực nơng thơn, vùng
núi.
Theo nhận định của Ngân hàng thế giới thì chỉ có 50% dân số Việt Nam được tiếp cận

với các dịch vụ Y tế. Đó là một con số đáng lo ngại và cần phải nhận được sự quan tâm của
nhà nước và ngành Y tế. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, cụ thể là do chi phí
tăng cao, cơ chế chính sách cịn khó khăn, do hồn cảnh kinh tế hộ dân…trong khi đó mức thu
nhập của người dân lại đang thấp. Có đến 40% người nghèo bị bệnh mà không được chữa trị
do không có tiền. Chỉ có 34% người nghèo được cấp thẻ bảo hiểm Y tế.[26]
Diễn Châu là một huyện của tỉnh Nghệ An, so với các huyện khác thì mức độ phát triển
kinh tế - xã hội đã được nâng cao. Các hoạt động Y tế và chăm sóc sức khỏe đã được đầu tư
và chú trọng. Nhưng vẫn người dân vẫn cịn gặp khó khăn trong việc tiếp cận các hoạt động Y
tế và chăm sóc sức khỏe. Hoạt động của công tác Y tế chưa đáp ứng được nhu cầu của người
dân. Sự cần thiết phải đổi mới công tác Y tế và nâng cao khả năng tiếp cận của người dân là
mối quan tâm của các cấp lãnh đạo huyện và các ngành, các cấp.
Để góp phần giải quyết những bất cập trên, việc nghiên cứu khả năng tiếp cận các hoạt
động Y tế và chăm sóc sức khỏe của người dân là rất quan trọng và cần thiết. Vì vậy tơi chọn
thực hiện đề tài : “ Tìm hiểu khả năng tiếp cận của người dân tới các hoạt động Y tế và
chăm sóc sức khỏe trên địa bàn huyện Diễn Châu”
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
11


Tìm hiểu khả năng tiếp cận của người dân tới các hoạt động y tế và chăm sóc sức khỏe
tại Huyện Diễn Châu.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Khả năng tiếp cận của người dân tới các hoạt động y tế và chăm sóc sức khỏe.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận của người dân.
- Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận các hoạt
động y tế và chăm sóc sức khỏe của người dân.

Chương I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN CÁC
HOẠT ĐỘNG Y TẾ VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE

1.1. Một số vấn đề lý luận về hoạt động Y tế và chăm sóc sức khỏe
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về Y tế và chăm sóc sức khỏe
* Khái niệm sức khỏe
Theo quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì sức khoẻ gồm có sự thoải mái cả thể
xác lẫn tâm hồn. Năm 1946 Bác đưa ra định nghĩa như sau : "Khí huyết lưu thơng, tinh thần
thoải mái, thế là sức khỏe". Sinh thời Người luôn đề cao giá trị của sức khoẻ. Người đã từng
12


nói : "Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe tức là
cả nước mạnh khỏe". "Dân cường thì quốc thịnh". "Sức khỏe của cán bộ và nhân dân được
bảo đảm thì tinh thần càng hăng hái. Tinh thần và sức khỏe đầy đủ thì kháng chiến càng nhiều
thắng lợi, kiến quốc càng mau thành cơng". Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, con người là vị trí
trung tâm của mọi hoạt động và quyền được sống là quyền cao nhất của con người. Khi được
sống thì sức khỏe là yếu tố quan trọng nhất, nếu khơng có sức khỏe thì chẳng làm được gì.
Chính vì vậy mà Người dạy chúng ta: "Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống
mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới làm thành cơng". Ðó chính là tư tưởng nhân văn của
Chủ tịch Hồ Chí Minh về vai trị của sức khỏe và vị trí của cơng tác chăm sóc sức khỏe. Có
một điều mà chúng ta cần nhận thức sâu sắc, đó là ngay khi cách mạng cịn nhiều khó khăn,
gian khổ, đời sống của nhân dân còn gian nan, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất coi trọng vị
trí của cơng tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Người cho rằng: "Sạch sẽ thì ít ốm đau. Sức
khỏe thì làm được việc, làm được việc thì có ăn". Như vậy, khơng phải chỉ khi nào "có ăn"
mới lo giữ sức khỏe. Người cịn dạy: "Mình dù nghèo, ai cấm mình ăn ở sạch sẽ". Ngày nay,
khi liên hệ với nhận thức của một số cán bộ lãnh đạo các cấp, đặc biệt ở địa phương, chúng ta
có thể thấy tình trạng coi nhẹ cơng tác chăm sóc sức khỏe của nhân dân trong địa bàn mình
quản lý. Họ thường viện lý cần phải phát triển kinh tế trước, lo cái ăn trước và chăm lo văn
hóa xã hội sau. Ðành rằng kinh tế có phát triển thì mới có tiền để mua trang thiết bị dùng để
nâng cao chất lượng phịng bệnh và chữa bệnh. Nhưng khơng vì thế mà lãng quên hoặc coi
nhẹ mọi hoạt động của cơng việc chăm sóc sức khỏe ngay khi bắt đầu xây dựng kinh tế. Hơn
thế, câu nói trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh cịn cho thấy : Chăm sóc sức khỏe cũng góp phần

tạo ra của cải xã hội chứ không phải là một công việc chỉ tiêu tốn của cải xã hội.[22]
Năm 1978, Tổ chức y tế thế giới who (tên tiếng anh là : World Health Organization)
đưa ra định nghiã :"Sức khỏe là một tình trạng thoải mái hoàn toàn về thể chất, tinh thần và xã
hội, chứ khơng phải chỉ là một tình trạng khơng có bệnh tật hay tàn tật". Mục tiêu chung của
Tổ chức Y tế thế giới là phấn đấu để đạt được cho tất cả mọi người một mức độ cao nhất có
thể được về sức khỏe. [29]
Ngành y học hiện đại đưa ra định nghĩa như sau : "Sức khỏe là một tình trạng thoải mái
hồn tồn về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không phải chỉ là một tình trạng khơng có bệnh
tật hay tàn tật".[29]
* Khái niệm chăm sóc sức khỏe
13


Theo định nghĩa của Tổ chức y tế thế giới thì Chăm sóc sức khỏe là những chăm sóc
sức khỏe thiết yếu, dựa trên những phương pháp và kỹ thuật thực hành, đưa đến tận cá nhân
và từng gia đình trong cộng đồng, được mọi người chấp nhận thông qua sự tham gia đầy đủ
của họ, với giá thành mà họ có thể chấp nhận được nhằm đạt được mức sức khỏe cao nhất có
thể được. Chăm sóc sức khỏe nhấn mạnh đến những vấn đề sức khỏe chủ yếu của cộng đồng,
đến tăng cường sức khỏe, phòng bệnh, chữa bệnh và phục hồi sức khỏe.[22;29]
* Khái niệm Ngành Y tế
Ngành Y là ngành chuyên tổ chức việc phòng bệnh, chữa bệnh và bảo vệ sức khoẻ cho
con người và các loại động vật. Y học là một môn khoa học chuyên nghiên cứu bệnh lý, cách
phòng bệnh và chữa bệnh.[22;29]
Những phẩm chất và kỹ năng cần có của người làm việc trong ngành y là : Lòng nhân
hậu, thường người; Sự kiên trì, nhẫn nại; Sự can đảm, khơng sợ máu, khơng sợ bẩn; Tính cẩn
thận, tỷ mỉ, trung thực; Khản năng giao tiếp tốt, phong thái cởi mở, biết cách tạo sự tin cậy,
cảm thông chia sẻ với bệnh nhân...;Khả năng phán đốn tốt, nhạy bén; Đơi bàn tay khéo léo;
Sức khoẻ tốt, đặc biệt là thần kinh vững vàng.
1.1.2. Các hoạt động Y tế và Chăm sóc sức khỏe
Hoạt động Y tế và chăm sóc sức khỏe có là những hoạt động có liên quan đến chăm

sóc và bảo vệ sức khỏe con người. Những hoạt động này do ngành Y tế phụ trách, bao gồm
những hoạt động sau :
- Hoạt động xã hội hóa chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Truyền thông giáo dục
sức khỏe.
Đây là hoạt động khuyến khích tất cả người dân tham gia vào các hoạt động Y tế và
chăm sóc sức khỏe. Huy động tất cả các tổ chức đồn thể, chính trị, xã hội tham gia. Hoạt
động Y tế và chăm sóc sức khỏe cho người dân đều phải được quy định trong luật pháp của
các Quốc gia, vùng lãnh thổ. Công tác truyền thông giáo dục sức khỏe gồm : tuyên truyền, phổ
biến chăm sóc sức khỏe qua tivi, đài phát thanh, sách, báo, phát tờ rơi, băng rơn, khẩu hiệu, áp
phích…. Nhằm cùng một lúc có thể truyền đạt thông tin cho nhiều người về chăm sóc sức
khỏe và các bệnh lây nhiễm.
- Hoạt động vệ sinh mơi trường, vệ sinh phịng bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm
Các Quốc gia, vùng lãnh thổ đều thành lập các ban kiểm tra và có quy chế hoạt động về
phòng chống dịch bệnh, VS ATTP. Trên thế giới đã có nhiều bệnh dịch lây lan gây hậu quả
14


nghiêm trọng đến sức khỏe con người như : dịch cúm A (H5N1), dịch khuẩn E.coli, dịch tiêu
chảy cấp, dịch cúm lợn…. Các dịch bệnh lây lan qua nhiều quốc gia nên các có sự liên kết để
phịng chống và giảm thiểu hậu quả.
- Hoạt động khám chữa bệnh và phục hồi chức năng
Đây là các hoạt động diễn ra ở Bệnh viện, phòng khám, trạm Y tế…Khi người bị bệnh
sẽ được chữa trị và hồi phục sức khỏe ở các cơ sở Y tế này. Ngồi ra cịn có một số trường đại
học Y, Dược chuyên nghiên cứu các cách chữa bệnh và thuốc điều trị.
- Hoạt động Y học cổ truyền
Trước đây, công tác Y học cổ truyền thường được nói nhiều đến ở các nước phương
Đơng nhưng ngày nay đây là một phương pháp chữa trị hiệu quả và phổ biến ở khắp các nước
trên thế giới. Phương thức chữa trị chủ yếu bằng các loại cây thuốc, thảo dược, châm cứu,
bấm huyệt, xoa bóp…. Một số nước cịn mở các loại hình du lịch chữa bệnh bằng Y học cổ
truyền như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore và ở Việt Nam cũng bắt đầu kinh

doanh loại hình dịch vụ này.
- Hoạt động chăm sóc sức khỏe trẻ em
Trẻ em là tương lai của cả nhân loại nên cơng tác chăm sóc sức khỏe trẻ em luôn được
chú trọng ở tất cả các Quốc gia trên thế giới. Trẻ em dưới 6 tuổi được miễn phí hoàn toàn khi
tham gia KCB tại các cơ sở Y tế. Một số chương trình Y tế xuyên quốc gia đã giúp đỡ rất
nhiều trẻ em trong đó có Việt Nam như : Chương trình Trái tim cho em, chương trình phẫu
thuật các dị tật ở mặt,… Các chương trình này đóng góp rất nhiều cho phát triển tương lai của
nhân loại.
- Hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản và dân số kế hoạch hóa gia đình
Dân số thế giới đang gia tăng không ngừng và đạt đạt con số đáng lo ngại. Nhưng mức
gia tăng dân số ở các quốc gia lại khơng đều nhau, nhiều nước có mức tăng dân số lớn như :
Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Mỹ,… nhưng lại một số nước có mức tăng dân số âm như :
Nga, Mơng Cổ…Nhìn chung việc giảm tỷ lệ gia tăng dân số cần được chú trọng ở các nước
trên thế giới. Cần làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản và giảm tỷ lệ tử vong ở thai
phụ xuống mức thấp nhất.
- Thực hiện các chương trình mục tiêu Y tế quốc gia
Mục tiêu của chương trình Y tế quốc gia là : chủ động phòng, chống một số bệnh xã
hội, bệnh dịch nguy hiểm. Giảm tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết do một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy
15


hiểm góp phần thực hiện cơng bằng xã hội trong chăm sóc sức khỏe và nâng cao chất lượng
cuộc sống.
Các chương trình Y tế quốc gia bao gồm [21]:
+ Chương trình phịng chống sốt rét.
+ Chương trình tiêm chủng mở rộng.
+ Chương trình phịng chống sốt xuất huyết.
+ Chương trình phịng chống lao.
+ Chương trình phịng chống bệnh phong.
+ Chương trình CSSK tâm thần cộng đồng.

+ Chương trình phịng chống rối loạn và thiếu hụt Iốt.
+ Chương trình phịng chống suy dinh dưỡng trẻ em.
+ Chương trình vệ sinh an tồn thực phẩm.
+ Chương trình phịng chống HIV/AIDS và nghiện hút.
1.1.3. Khái niệm tiếp cận và khả năng tiếp cận của người dân tới các hoạt động Y tế và
chăm sóc sức khỏe
- Khái niệm tiếp cận
Theo “Từ điển Tiếng Việt” của Viện ngôn ngữ học thuộc Viện Khoa học – xã hội Việt
Nam thì tiếp cận vừa là một danh từ vừa là một động từ với các nghĩa như : ở gần, ở cạnh,
đến gần, có sự tiếp xúc; hoặc là từng bước, bằng những phương pháp nhất định để tìm hiểu
một đối tượng trong một hệ thống nhất định.[19]
Tiếp cận là sự cần thiết của một hệ thống, mỗi hệ thống ( Hệ thống nền kinh tế, hệ
thống cây trồng, vật nuôi, hệ thống Y tế, hệ thống giáo dục, hệ thống Khuyến nơng…) đều có
một cấu trúc tổ chức riêng, có sự lãnh đạo, có nguồn nhân lực, trang thiết bị và cơ sở vật chất.
Nó cũng có chương trình hoạt động với những mục tiêu, phương pháp và kỹ thuật thực hiện.
Nó cũng có liên kết với các tổ chức khác, các cộng đồng dân cư cũng như các đối tượng mà
nó phục vụ.
Vì vậy, sự tiếp cận là hình thức hoạt động trong nội bộ hệ thống, nó vừa cung cấp
thơng tin, khích lệ, hướng dẫn về tổ chức, lãnh đạo, xây dựng chương trình, huy động, sử
dụng nguồn lực và tạo dựng mối liên kết.

16


Tùy vào mục tiêu, lĩnh vực nghiên cứu mà có các hướng tiếp cận khác nhau như : Tiếp
cận giới,Tiếp cận Y tế và CSSK, Tiếp cận thị trường, Tiếp cận hệ thống Giáo dục, Tiếp cận
dịch vụ khuyến nông…
Sau q trình nghiên cứu tài liệu tơi kết luận khái niệm về tiếp cận hoạt động Y tế và
CSSK như sau :
Tiếp cận hoạt động Y tế và CSSK là sự thiết yếu của hệ thống Y tế, bao gồm những

hoạt động nhằm tìm hiểu, nắm bắt thơng tin về Y tế và CSSK cũng như điều kiện và phương
thức để thiết lập mối quan hệ giữa người dân với cơ quan cung cấp, tổ chức tại một địa
phương nào đó. Sự tiếp cận này diễn ra theo hai phía ngược chiều nhau, từ cơ quan Y tế đến
người dân và ngược lại. Trong đó cơ quan Y tế là người sở hữu lượng giá trị còn người dân
là người có nhu cầu sử dụng lượng giá trị này.
- Khả năng tiếp cận của người dân tới các hoạt động Y tế và chăm sóc sức khỏe
Khả năng tiếp cận là một thuật ngữ có nguyên ngữ tiếng anh là “Accessiblity”. Thuật
ngữ này dùng để nói đến việc tạo ra điều kiện thuận lợi, dễ dàng và uyển chuyển nhất. Khả
năng tiếp cận bao gồm nhận thức, kỹ năng và thái độ của người dân và người cung cấp sao
cho hữu dụng nhất.[19]
Để người dân tiếp cận được các hoạt động Y tế và CSSK thì họ cần có 2 điều kiện tối
thiểu đó là : Điều kiện vật chất ( bao gồm nguồn kinh phí, phương tiện giao thơng, các loại
thiết bị y tế), Điều kiện tri thức ( bao gồm cả kiến thức, kỹ năng, và nhận thức).
Điều kiện vật chất và điều kiện tri thức là những điều kiện mà người dân khơng bao giờ
có sẵn và đầy đủ, họ ln phải tìm kiếm, thu nhận từ bên ngồi và từ phía Nhà nước, các tổ
chức cộng đồng.
- Trợ giúp về điều kiện vật chất : đó là các hình thức trợ giúp để người dân phát triển kinh tế,
nâng cao thu nhập cho nông hộ. Một số tổ chức trợ giúp về các điều kiện cơ sở vật chất, hạ
tầng cho địa phương như : xây dựng Trạm y tế, Bệnh viện, đường giao thông, Trạm điện,
trường học….
- Trợ giúp về tri thức : Sự trợ giúp về kiến thức, kỹ năng, thái độ ứng xử cho hộ dân từ 2
nguồn chủ yếu sau :
+ Tự tích lũy bằng cách tự học hỏi, tham khảo tài liệu và kinh nghiệm bản thân.
+ Tiếp nhận từ các tổ chức, cá nhân thông qua truyền bá thông tin, giáo dục, huấn
luyện.
17


Dựa vào các điều kiện nói trên, khả năng tiếp cận các hoạt động Y tế và chăm sóc sức
khỏe của người dân thể hiện qua các tiêu chí sau :

(1) Nhận thức của người dân về cán bộ Y tế và các hoạt động Y tế và CSSK.
(2) Thái độ và kết quả tham gia các hoạt động Y tế và CSSK.
(3) Mục đích sử dụng và kết quả sử dụng về Y tế.
(4) Mức độ sử dụng và mức độ hài lịng.
(5) Mức độ chia sẻ thơng tin cho những người khác.
* Mục đích tiếp cận các hoạt động Y tế và chăm sóc sức khỏe của người dân
Trước đây, việc tiếp cận các hoạt động Y tế và CSSK của người dân còn rất hạn chế,
do rất nhiều nguyên nhân có cả chủ quan và khách quan. Tuy nhiên trong vài năm trở lại đây,
các tổ chức Y tế đã được thành lập nhiều, khả năng và mức độ hoạt động cũng được nâng lên.
Người dân được nâng cao về khả năng nhận thức về Y tế và CSSK, họ hiểu biết thêm về tầm
quan trọng của việc CSSK. Khi nhận thức thay đổi người dân sẽ tham gia và áp dụng những
kiến thức và kỹ năng về CSSK có hiệu quả hơn.[23]
Vì vậy, mục đích của người dân về Y tế và CSSK đầu tiên là thay đổi nhận thức và tiếp
đó là đến hành vi. Một hoạt động Y tế có hiệu quả hay khơng thì phải xem có bao nhiêu người
dân biết và tham gia vào hoạt động này. Để người dân thay đổi nhận thức phải cần đến các
hình thức tuyên truyền, đào tạo cho người dân. Khi nhận thức được tăng lên thì sẽ tiến hành
chia sẻ kinh nghiệm cho các thành viên khác trong cộng đồng. Quy trình thay đổi hành vi
được thể hiện ở sơ đồ 1.1 :

18


Tiếp nhận kiến
thức và kỹ năng
mới (3)

Chưa nhận
thức
(1)


Áp dụng thử
nghiệm
(4)

Nhận thức
(2)

Đánh giá, rút kinh
nghiệm
(5)

Chia sẻ và trao đổi kinh
nghiệm
(7)

Vận dụng
(6)

Sơ đồ 1.1. Quy trình thay đổi hành vi nhận thức của người dân về tiếp cận Y tế và Chăm
sóc sức khỏe
- Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận của người dân tới các hoạt động Y tế và
chăm sóc sức khỏe
Q trình tiếp cận các hoạt động Y tế và CSSK (gọi tắt là Tiếp cận Y tế) được diễn ra
theo hai chiều ngược nhau, một là các tổ chức Y tế thực hiện hoạt động y tế, hai là người dân
có nhu cầu tham gia và sử dụng. Trong q trình này có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng cụ thể như
sau :
(1) Trình độ của cán bộ Y tế : Trình độ của cán bộ Y tế thể hiện qua hiểu biết về kiến
thức chuyên môn, kỹ năng giao tiếp và hành vi ứng xử của họ với người dân. Cán bộ Y tế có
hiểu biết sâu, rộng về chun mơn sẽ thực hiện tốt trách nhiệm KCB của mình và giúp người
dân hiểu thêm về cách phịng, chữa bệnh. Trình độ của CB Y tế mà cao thì khả năng truyền

đạt thơng tin, chữa bệnh và giải thích tình trạng bệnh tật cho người dân được tốt hơn. Ý thức
trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp cũng là một yếu tố để xem xét đối với một cán bộ hoàn
thành tốt nhiệm vụ.
(2) Trình độ của người dân : Trình độ của người dân thể hiện ở trình độ hiểu biết về
các hoạt động Y tế và CSSK. Họ sẵn sàng tham gia các hoạt động do cơ sở y tế tổ chức và
nhận sự giúp đỡ của cán bộ Y tế. Trình độ của người dân càng cao thì khả năng tiếp thu và
tiếp cận gần đến các hoạt động Y tế và CSSK càng lớn. Trình độ này thể hiện khả năng nhận
19


thức, mức độ hiểu biết, tỷ lệ người dân biết và tiếp xúc với cán bộ Y tế, biết mục đích của các
hoạt động Y tế và các chương trình Y tế.
(3) Cơ sở hạ tầng, thiết bị : Bao gồm cơ sở hạ tầng y tế, trang thiết bị y tế, đường giao
thông, phương tiện truyền thông...Các yếu tố này ảnh hưởng mang tính khách quan đến khả
năng tiếp cận của người dân. Một trạm Y tế hay một BVĐK được trang bị đầy đủ thiết bị, hệ
thống cơ sở vật chất khang trang sẽ tạo điều kiện cho người dân tham gia KCB. Khoảng cách
và chất lượng đường giao thơng góp một phần trong việc đi lại của người dân khi tham gia
KCB. Các phương tiện truyền thông như : Đài truyền thanh, truyền hình, hệ thống loa phóng
thanh… là phương tiện để đưa kiến thức về Y tế đến nhiều người dân cùng một thời điểm tốt
nhất.
(4) Điều kiện kinh tế hộ gia đình : Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp
cận Y tế của người dân do hoàn cảnh kinh tế nông hộ ảnh hưởng đến khả năng chi trả chi các
chi phí khi tham gia KCB và áp dụng kỹ thuật y tế vào cuộc sống. Điều kiện kinh tế hộ gia
đình khác nhau sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận của người dân khác nhau. Nhóm hộ giàu
có mức độ tiếp cận cao hơn so với nhóm hộ trung bình và hộ nghèo vì khả năng chi trả của họ
ở mức cao hơn.
(5) Chi phí khám chữa bệnh : Là các khoản mà người dân phải trả khi tham gia KCB,
bao gồm : tiền KCB, thuốc, các dịch vụ Y tế cần thiết, chi phí ăn ở, đi lại…Mức chi phí KCB
ngày càng tăng và gây ảnh hưởng rất nhiều đến người dân đặc biệt là nhóm hộ nghèo. Yếu tố
chi phí KCB gắn liền với điều kiện kinh tế hộ gia đình.

(6) Tâm lý e ngại : Là yếu tố mang tính chủ quan, nó ảnh hưởng nghiêm trọng về việc
có đi KCB hay khơng. Và đi khám ở đâu? Một phần của yếu tố này là quan niệm về KCB.
Nguyên nhân của việc ngại đi KCB hoặc tham gia các hoạt động Y tế có rất nhiều, vú dụ như :
Tâm lý ngại làm phiền con cháu của người cao tuổi, ngại nói ra bệnh tật của mình, ngại vì
đường sá xa xơi, đi lại khó khăn, ngại vì sợ khơng đủ tiền thanh tốn…
Ngồi các yếu tố chính nêu trên cịn có một số yếu tố khác tác động đến khả năng tiếp
cận các hoạt động Y tế và chăm sóc sức khỏe như : Chính sách của nhà nước và địa phương,
thời tiết khí hậu, dịch bệnh….
Khi nghiên cứu cần phân tích từng yếu tố, mức độ ảnh hưởng đến người dân như thế
nào, và người dân thay đổi thái độ về vấn đề này ra sao. Từ đó đề xuất các giải pháp cho từng
hoàn cảnh phù hợp.
20


1.2. Cơ sở thực tiễn về các hoạt động Y tế và chăm sóc sức khỏe
1.2.1. Các hoạt động Y tế và chăm sóc sức khỏe trên thế giới
Từ thời xa xưa, con người đã biết sử dụng các loại cây thuốc để chữa bệnh, để băng bó
vết thương và cầm máu. Cùng với bậc thang tiến hóa của nhân loại thì Y học cũng ln được
củng cố và bổ sung nhiều kiến thức mới. Ngày nay nền Y học thế giới vẫn chưa được xem là
hồn thiện nhưng nó đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe
con người.
Nền Y học thế giới trong những thập niên gần đây đã có nhiều bước tiến vượt bậc về
nhiều mặt. Ở các nước tiên tiến trên thế giới luôn phát triển với chủ trương đặt con người làm
trung tâm. Trong đó có chiến lược nâng cao khả năng tiếp cận các hoạt động Y tế và CSSK
cho người dân. Tổ chức Y tế thế giới WHO đã có nhiều quyết định về điều phối các vấn đề
sức khỏe và Y tế cộng đồng đối với các quốc gia trên thế giới.
Các nước có nền Y học hiện đại như : Hà Lan, Singapore, Đức, Thụy Sỹ, Nhật Bản,
Mỹ… đã có nhiều biện pháp mang tính chiến lược để nâng cao khả năng tiếp cận các hoạt
động Y tế và CSSK cho người dân. Nhưng ở một số nước có nền kinh tế kém phát triển đặc
biệt là Châu Phi thì vấn đề Y tế và CSSK vẫn chưa được chú trọng. Khả năng tiếp cận của

người dân tới các hoạt động Y tế là rất thấp.
Một số nước có nền Y học hiện đại trên thế giới đã có nhiều chiến lược tốt để phát triển
ngành Y tế và nâng cao khả năng tiếp cận của người dân tới các hoạt động Y tế. Cụ thể như :
- Y tế Hà Lan : Ngành Y tế của Hà Lan được xếp hạng nhất tại Châu Âu về chất lượng
và khả năng phục vụ. Tiếp theo trong danh sách là Đức, Thụy Sỹ và một số nước khác, nước
Anh chỉ được xếp thứ 6. Các loại tiêu chuẩn xếp hạng gồm có : Quyền lợi và thông tin cho
bệnh nhân, thời gian chờ cho những điều trị thông thường, kết quả phục vụ, mức độ thân
thiện, và việc tiếp cận dược phẩm. Nhìn vào các tiêu chí này ta thấy được các nước EU ln
nỗ lực vì quyền lợi của người bệnh. Chất lượng các dịch vụ luôn được đảm bảo và mức độ
phục vụ thân thiện, nhiệt tình và chu đáo.[9]
- Y tế Singapore : Ngành Y tế Singapore được tổ chức Y tế thế giới WHO xếp hạng
thứ 6 trên thế giới và đứng đầu Châu Á về chất lượng và khả năng phục vụ. 10 bệnh viện và
ba trung tâm y tế của Singapore được cấp chứng nhận của Ủy ban Giám định Quốc tế (JCI).
Đây là sự khẳng định đầy thuyết phục về tiêu chuẩn cao trong dịch vụ y tế tại các cơ sở này.
JCI là cơ quan quốc tế của Ủy ban Chứng nhận các Tổ chức Y tế có trụ sở tại Hoa Kỳ, một tổ
21


chức uy tín về kiểm định bệnh viện của Hoa Kỳ. Bảy bệnh viện của Singapore được cấp
chứng nhận của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO).
Y tế Singapore luôn chú trọng đến việc thu hút người dân tham gia các hoạt động Y tế
và CSSK. Năm 2003 ngành Y tế nước này được bình chọn là “Điểm đến du lịch chữa
bệnh/sức khỏe tốt nhất”. Với các bệnh viện và phịng khám, phịng bệnh nhân đạt tiêu chuẩn
cao, có điều hòa nhiệt độ, tivi, tủ lạnh… Người bệnh được phục vụ chu đáo với chất lượng tốt
nhất. Chính vì vậy mà nhiều người trên thế giới chọn Singapore là điểm đến du lịch và chữa
bệnh trong đó có 1000 người Việt Nam sang chữa bệnh mỗi năm. Hiện nay Y tế Singapore
đang có xu hướng vươn ra các nước trong khu vực và trên thế giới. Có người nói, y học
Singapore với tay sang những nước chung quanh vì người dân của họ được chăm sóc y tế quá
tốt, nên khơng cịn mấy người ốm đau, bệnh tật. Vì thế, để tồn tại, các cơ sở y tế nước này
buộc phải đi kiếm con bệnh từ bên ngoài. Cách lý giải đó đúng, nhưng đúng hơn là trước sau

như một người Singapore vẫn trung thành với chiến lược phát triển đất nước bằng việc cung
cấp dịch vụ chất lượng cao, trong đó y tế là mảnh đất phì nhiêu.[28]
- Y tế Nhật Bản : Là một nước Châu Á có nền Y học khá phát triển, cả về Y học hiện
đại và Y học truyền thống. Đất nước này tỷ lệ người cao tuổi đứng đầu thế giới nên đã phát
triển rất nhiều dịch vu Y tế và CSSK đặc biệt dành riêng cho người cao tuổi. Các loại hình
chữa bệnh tại nhà, Y tế gia đình được xem là phổ biến ở đây. Người dân được chăm sóc với
các dịch vụ tốt nhất. Người dân Nhật Bản có ý thức rất cao trong việc chăm sóc và bảo vệ sức
khỏe, các đối tượng : người già, trẻ em và phụ nữ luôn là những đối tượng được ưu tiên trong
KCB.[5]
Trong năm 2011, do ảnh hưởng của thiên tai, nền Y tế Nhật Bản đã gặp rất nhiều khó
khăn để giải quyết hậu quả. Nhưng khơng vì thế mà Y tế nước này giảm hiệu quả các hoạt
động Y tế và CSSK. Người dân Nhật Bản được nâng cao hơn về ý thức bảo vệ sức khỏe và
phòng chống ô nhiễm phóng xạ.
- Y tế Hoa Kỳ : Là một nước Châu Mỹ có nền Y học phát triển, và hiện đại trên thế
giới. Với nhiều chính cách khuyến khích các dịch vụ Y tế và CSSK cho người dân nhưng đa
số lại là người giàu được hưởng. Ngày 23/3/2011, Quốc hội Mỹ đã thông qua luật BHYT,
giúp cho 32 triệu người có bảo hiểm mà trước đây họ chưa có. Hiện tại có 85% người Mỹ có
BHYT và theo luật mới thì sẽ có 95% dân số Mỹ tham gia BHTY ( còn số người trên 65 tuổi
đã có chương trình Midcare tài trợ từ năm 1965). Như vậy, nước Mỹ đã thi hành nhiều chính
22


sách mới nhằm nâng cao khả năng tiếp cận các hoạt động Y tế và CSSK cho các đối tượng
thuộc nhóm nghèo.[6]
1.2.2. Các hoạt động Y tế và chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam
Ngành Y tế Việt Nam trong những năm qua đã có nhiều thành tựu. Người dân đã từng
bước nâng cao được khả năng tiếp cận về Y tế và CSSK. Các chính sách hỗ trợ và đầu tư cho
Y tế ngày càng nhiều và hiệu quả về mọi mặt. Đặc biệt là chính sách về BHYT và BHYT cho
người nghèo. Tính đến tháng 6 năm 2010 thì tại Việt Nam có 54 triệu người tham gia BHYT,
người nghèo là 14,96% , trẻ em dưới 6 tuổi là 8,1 triệu. Tỷ lệ người dân tham gia BHYT là

khá cao so với các nước trong khu vực. Các hộ nghèo và hộ cận nghèo được cấp thẻ BHYT
miễn phí.[17]
Năm 2011, Việt Nam giành 4.500 tỷ cho người nghèo mua bảo hiểm Y tế. Năm 2010,
nhà nước chi ra 3.500 tỷ để hỗ trợ cho người nghèo khi tham gia KCB. Những con số này cho
thấy nhà nước ta rất quan tâm đến nâng cao chất lượng và khả năng tham gia các hoạt động Y
tế cho nhóm người nghèo. Họ từng bước được tiếp cận với các hoạt động Y tế và dịch vụ Y tế.
[17;23]
Đã có nhiều chương trình đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của cơng tác Y tế và CSSK
cho người dân tại các khu vực vùng cao, dân tộc thiểu số và vùng đặc biệt khó khăn. Ví dụ
như : Chương trình đẩy mạnh đào tạo làm mẹ an toàn cho Y tế vùng cao, chương trình giảm tử
vong ở mẹ và trẻ sơ sinh năm 2011, chương trình Y tế thơn bản – Sản khoa hóa Y tế thơn,
bản…Các chương trình này nhằm nâng cao khả năng tiếp cận của người dân và khả năng
chuyên môn cho cán bộ Y tế đến các dịch vụ Y tế và CSSK cho các vùng khó khăn.[13]
Ngồi ra cịn có các bộ luật, nghị quyết, quyết định liên quan đến hoạt động Y tế và
chăm sóc sức khỏe. Các bộ luật, nghị quyết, nghị định trên nhằm nâng cao chất lượng phục vụ
và hoạt động của các cơ sở Y tế từ đó từng bước nâng cao khả năng tiếp cận của người dân.
Nhưng hiện nay có một thực trạng đáng lo ngại và được dư luận quan tâm là khả năng
tiếp cận các hoạt động Y tế và CSSK của các nhóm đối tượng có sự khác biệt khá lớn. Cụ thể
là giữa người giàu và người nghèo, giữa nông thôn và thành thị, giữa miền núi và đồng bằng,
giữa người dân tộc thiểu số và người dân tộc Kinh….
Theo điều tra của Bộ Y tế thì số lượt đi khám bệnh của người nghèo là 2,9 lượt/năm
trong khi đó người giàu là 4,7 lượt/năm. Tỷ lệ người giàu điều trị ngoại trú tại tuyến tỉnh là
40% trong khi đó người nghèo là 12%. Về việc KCB thì : Bệnh tiêu chảy có 85% bệnh nhân
23


giàu được chữa trị cịn người nghèo chỉ có 20%. Đa số người nghèo bị phân biệt đối xử khi
tham gia KCB tại các cơ sở Y tế.[8]
Về chất lượng và mức độ phục vụ bệnh viện và nhân viên Y tế vẫn cịn thấp. Ở các
bệnh viên cơng lập, các nhân viên tỏ thái độ “không cần bệnh nhân” vì bệnh viện ln trong

tình trạng q tải. Các thủ tục hành chính quá rườm rà làm mất thời gian, công sức và tiền
bạc. Thái độ phục vụ của nhân viên Y tế thiếu nhiệt tình và thiếu trách nhiệm, tình trạng nhận
“tiền bồi dưỡng”, “quốc nạn” phong bì, tiền “lót tay” của bệnh nhân diễn ra phổ biến mà nhà
nước và các cơ quan quản lý vẫn chưa có biện pháp hiệu quả để ngăn chặn.
Tuy đã có nhiều chính sách và biện pháp để nâng cao khả năng tiếp cận của người dân
tới các hoạt động Y tế và CSSK, nhưng nhìn chung khả năng tiếp cận hoạt động này cịn chưa
cao và có sự sai khác nhiều giữa các nhóm đối tượng. Đảng, Nhà nước và ngành Y tế cần phải
có nhiều biện pháp hơn nữa trong xóa bỏ sự bất cơng ấy và nâng cao khả năng tiếp cận của
người dân một cách đồng đều.

Chương II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
24


Đối tượng nghiên cứu là người dân tại huyện Diễn Châu mà cụ thể là khả năng tiếp cận
của họ tới các hoạt động Y tế và chăm sóc sức khỏe.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian : Đề tài được nghiên cứu trên phạm vi toàn huyện Diễn Châu. Một số nội
dung chủ yếu sẽ tiến hành khảo sát các nhóm hộ dân tại 3 xã : Diễn Lâm, Diễn Hạnh, Diễn
Vạn.
- Thời gian : Trong thời gian thực tập tốt nghiệp từ ngày 21/02/2011 đến 13/05/2011
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu khả năng tiếp cận các hoạt động Y tế và CSSK của người dân tại huyện
Diễn Châu.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận của người dân tới các hoạt động Y tế và
CSSK trên địa bàn nghiên cứu.
- Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận của người dân tới
các hoạt động Y tế và CSSK.

2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Chọn địa điểm nghiên cứu
Huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An là huyện được chọn để nghiên cứu trong đề tài này.
Đây là một huyện có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khá thuận lợi và phát triển nên chính
quyền và người dân địa phương rất chú trọng vào chăm sóc sức khỏe. Nhưng có một thực
trạng là khả năng tiếp cận của người dân tới các hoạt động Y tế và chăm sóc sức khỏe cịn
chưa cao, người dân cịn gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận các hoạt động này. Đó là vấn đề bức
thiết được đặt ra để tôi tiến hành nghiên cứu.
Chọn xã nghiên cứu : Khi tiến hành điều tra thực tế tôi chọn 3 xã là : Diễn Lâm, Diễn
Hạnh, Diễn Vạn với lý do sau :
Xã Diễn Lâm : Là xã miền núi duy nhất của huyện Diễn Châu, khó khăn trong phát
triển kinh tế, văn hóa – xã hội. Nằm cách trung tâm Huyện 20 Km, đường giao thơng đi lại
khó khăn. Thu nhập bình quân đầu người đạt 10,9 triệu đồng/người/năm.
Xã Diễn Hạnh : Là xã thuộc khu vực đồng bằng, có điều kiện thuận lợi để phát triển
kinh tế, nằm gần trung tâm Huyện ( cách 4Km). Thu nhập bình quân đầu người đạt 14,4 triệu
đồng/người/năm.
25


×