Tải bản đầy đủ (.pdf) (260 trang)

Luận án tiến sĩ chính sách thị trường kéo thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu và triển khai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.95 MB, 260 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ THÚY HIỀN

CHÍNH SÁCH THỊ TRƢỜNG KÉO THÚC ĐẨY
THƢƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
VÀ TRIỂN KHAI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Hà Nội - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ THÚY HIỀN

CHÍNH SÁCH THỊ TRƢỜNG KÉO THÚC ĐẨY
THƢƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
VÀ TRIỂN KHAI
Chuyên ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ
Mã số: Thí điểm

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Chủ tịch Hội đồng

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học


PGS.TS. Đào Thanh Trƣờng

1. PGS.TS Phạm Huy Tiến
2. TS. Phạm Hồng Quất

Hà Nội - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ Quản lý Khoa học và Cơng nghệ
“Chính sách thị trường kéo thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu và
triển khai” là cơng trình do chính tơi nghiên cứu và thực hiện. Các tài liệu, số
liệu, kết quả trích dẫn được sử dụng trong luận án là trung thực có nguồn gốc
rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Kết quả nghiên cứu trình bày
trong luận án chưa được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Thúy Hiền


LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới hai Thầy hướng dẫn
luận án: PGS.TS. Phạm Huy Tiến và TS. Phạm Hồng Quất đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ nghiên cứu sinh trong suốt quá trình nghiên cứu, hồn thành luận
án này.
Nghiên cứu sinh xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Vũ Cao Đàm, PGS.TS.
Trần Văn Hải, PGS.TS. Đào Thanh Trường và các thầy cô giáo Khoa Khoa
học Quản lý, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã hỗ trợ, góp ý, và tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho tơi hồn thành bản luận án này.

Nghiên cứu sinh cũng xin trân trọng cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia
đình đã giúp đỡ, chia sẻ khó khăn, động viên Nghiên cứu sinh trong suốt q
trình học tập và nghiên cứu để hồn thành luận án này.
Mặc dù Nghiên cứu sinh đã có nhiều cố gắng, song bản luận án chắc
chắn sẽ còn nhiều sai sót. Rất mong nhận được sự góp ý, đóng góp của các
nhà khoa học, các đồng nghiệp và những người quan tâm để Nghiên cứu sinh
nâng cao chất lượng luận án và hoàn thiện hơn nữa những nghiên cứu khoa
học của mình.
Trân trọng!

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Thúy Hiền


MỤC LỤC
Lời cam đoan ...................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................ ii
Mục lục .............................................................................................................. 1
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt ............................................................... 4
Danh mục các bảng ........................................................................................... 5
Danh mục các biểu đồ ....................................................................................... 6
Danh mục các hình vẽ ....................................................................................... 7
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 8
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .......................... 20
1.1. Cơng trình nghiên cứu trong nước ........................................................... 20
1.2. Cơng trình nghiên cứu ngồi nước........................................................... 26
1.3. Những vấn đề đã được nghiên cứu .......................................................... 41
1.4. Những nội dung luận án cần tập trung nghiên cứu giải quyết ................. 42
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY THƢƠNG

MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI........ 45
2.1. Một số khái niệm cơ bản .......................................................................... 45
2.1.1. Kết quả nghiên cứu và triển khai .................................................... 45
2.1.2. Thương mại hóa kết quả nghiên cứu và triển khai ......................... 48
2.1.3. Các tổ chức trung gian của thị trường công nghệ ........................... 58
2.1.4. Chính sách khoa học và cơng nghệ và chính sách thị trường kéo .. 64
2.2. Mối liên hệ giữa các khái niệm ................................................................ 75
2.2.1. Quan hệ giữa kết quả R&D và sản phẩm, hàng hóa (product) có
tính đổi mới của doanh nghiệp .................................................................. 75
2.2.2. Vai trò cầu nối giữa cầu - cung của các thiết chế trung gian
trong thị trường công nghệ........................................................................ 76
2.2.3. Quan hệ công nghệ đẩy - thị trường kéo trong thị trường công nghệ... 78
1


2.3. Khung chính sách quốc gia thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên
cứu và triển khai .............................................................................................. 79
Chƣơng 3: HIỆN TRẠNG CÁC CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY THƢƠNG
MẠI HĨA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY............................................................... 83
3.1. Bối cảnh thương mại hóa kết quả nghiên cứu và triển khai tại Việt Nam ... 83
3.1.1. Các chủ thể tham gia vào hoạt động thương mại hóa kết quả
nghiên cứu và triển khai ............................................................................ 83
3.1.2. Chính sách quốc gia thúc đẩy hoạt động thương mại hóa kết quả
nghiên cứu và triển khai ............................................................................ 97
3.1.3. Kết quả thương mại hóa kết quả nghiên cứu và triển khai ............. 99
3.1.4. Rào cản đối với việc thương mại hóa kết quả nghiên cứu và
triển khai.................................................................................................. 112
3.2. Hệ thống chính sách thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu và
triển khai hiện hành ....................................................................................... 114

3.2.1. Hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến thúc đẩy thương
mại hóa kết quả nghiên cứu và triển khai ............................................... 114
3.2.2. Các Chương trình, Đề án, Dự án thúc đẩy thương mại hóa kết
quả nghiên cứu và triển khai ................................................................... 117
3.3. Phân tích hệ thống chính sách hiện hành thúc đẩy thương mại hóa các
kết quả R&D.................................................................................................. 118
3.3.1. Chính sách đối với kết quả R&D cho thị trường cơng nghệ ........ 118
3.3.2. Chính sách về thể chế hóa các giao dịch trong thị trường cơng nghệ. 124
3.3.3. Chính sách hỗ trợ, ưu đãi cho các sản phẩm thương mại hóa từ
kết quả R&D ........................................................................................... 127
3.4. Đánh giá hệ thống chính sách hiện hành đối với việc thúc đẩy thương
mại hóa kết quả R&D .................................................................................... 132
2


3.4.1. Đánh giá hệ thống chính sách hiện hành liên quan đến kết quả
R&D cho thị trường công nghệ............................................................... 132
3.4.2. Đánh giá hệ thống chính sách hiện hành liên quan đến thể chế
hóa các giao dịch trong thị trường cơng nghệ......................................... 134
3.4.3. Đánh giá chính sách hỗ trợ, ưu đãi cho các doanh nghiệp sử
dụng sản phẩm thương mại hóa từ kết quả R&D ................................... 138
Chƣơng 4: ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH THỊ TRƢỜNG KÉO THÚC
ĐẨY THƢƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ R&D Ở VIỆT NAM 143
4.1. Triết lý và hệ quan điểm hệ thống chính sách thị trường kéo thương
mại hóa kết quả nghiên cứu và triển khai ..................................................... 143
4.2. Khung hệ thống chính sách thị trường kéo thương mại hóa kết quả
nghiên cứu và triển khai ................................................................................ 144
4.2.1. Thiết chế vĩ mô cho thị trường công nghệ .................................... 144
4.2.2. Các kịch bản chính sách thị trường kéo thúc đẩy thương mại
hóa kết quả R&D..................................................................................... 144

4.2.3. Phân tích SWOT các kịch bản chính sách .................................... 151
4.3. Giải pháp thực hiện hệ thống chính sách thị trường kéo thương mại
hóa kết quả nghiên cứu và triển khai ............................................................ 153
4.3.1. Các giải pháp đối với nhân lực khoa học và công nghệ và tổ
chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và cơng nghệ........................................ 153
4.3.2. Các giải pháp đối với nhu cầu công nghệ ..................................... 154
4.3.3. Các giải pháp liên quan đến định chế trung gian của thị trường
công nghệ ................................................................................................ 155
KẾT LUẬN .................................................................................................. 158
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .............................................................................. 162
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 163
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 177
3


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

BIC

: Trung tâm đổi mới sáng tạo doanh nghiệp

CGCN

: Chuyển giao công nghệ

KH&CN

: Khoa học và Công nghệ


NSNN

: Ngân sách nhà nước

R&D

: Nghiên cứu và triển khai

SHTT

: Sở hữu trí tuệ

TLO

: Văn phịng kết nối cơng nghệ

TTO

: Văn phịng chuyển giao cơng nghệ

4


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Phân tích kết quả nghiên cứu theo các giai đoạn nghiên cứu ........ 49
Bảng 2.2: So sánh hình thức thương mại hóa kết quả nghiên cứu và triển
khai trực tiếp và gián tiếp ............................................................. 54
Bảng 2.3: Đặc điểm các tổ chức trung gian cho hoạt động thương mại hóa
kết quả nghiên cứu ........................................................................ 59
Bảng 3.1: Đầu tư từ Ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ .......... 84

Bảng 3.2: Tỷ lệ chi cho nghiên cứu và triển khai theo GDP .......................... 86
Bảng 3.3: Nhân lực nghiên cứu và triển khai (2011-2017) ............................ 89
Bảng 3.4: Nhân lực R&D chia theo trình độ................................................... 91
Bảng 3.5: Phỏng vấn mức độ quan tâm của chủ trì đề tài đến một số chính
sách thúc đẩy thương mại hóa kết quả R&D ................................ 92
Bảng 3.6: Tổng hợp kết quả các chương trình khoa học và cơng nghệ trọng điểm
cấp nhà nước giai đoạn 2011-2015 (Chương trình KC.01 - KC.10)... 101
Bảng 3.7: Bảng tổng hợp số lượng các công bố khoa học, sáng chế, giải pháp
hữu ích của Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam giai đoạn 2012-2016. 104
Bảng 3.8: Bảng tổng hợp các hợp đồng nghiên cứu của Viện Hàn lâm
KH&CN Việt Nam giai đoạn 2012 - 2016. ................................ 105
Bảng 3.9: Tổng hợp dự toán chi ngân sách nhà nước của Viện Hàn lâm
KH&CN Việt Nam giai đoạn 2012 - 2016 ................................. 106
Bảng 3.10: Nhân lực và kinh phí NSNN cho hoạt động ứng dụng công
nghệ tại địa phương (2016-2018) ............................................... 108
Bảng 3.11: Thực hiện nhiệm vụ ứng dụng công nghệ tại địa phương
(2016-2018)................................................................................. 109
Bảng 3.12: Công nghệ làm chủ và cơng nghệ có nhu cầu từ thị trường
cơng nghệ tại địa phương (2016-2018)....................................... 110
Bảng 3.13: Hợp đồng dịch vụ tư vấn và chuyển giao công nghệ do hệ
thống các trung tâm ứng dụng công nghệ tại địa phương thực
hiện (2016-2018)........................................................................ 111
5


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Chi cho R&D theo thành phần kinh tế ....................................... 85
Biểu đồ 3.2: Tổng chi quốc gia cho R&D của Việt Nam ............................... 86
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ doanh thu đầu tư cho nghiên cứu và triển khai tại các
doanh nghiệp Đông Nam Á (2014-2017) ................................... 88

Biểu đồ 3.4: Cơ cấu tỷ lệ nhân lực R&D theo khu vực hoạt động (2017) ..... 90
Biểu đồ 3.5: Số lượng người tham gia R&D trên một vạn dân của một số
quốc gia và khu vực .................................................................... 91
Biểu đồ 3.6: Yếu tố tác động đến hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên
cứu và triển khai tại Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam ............ 112
Biểu đồ 3.7: Các yếu tố cản trở thương mại hóa kết quả nghiên cứu ........... 113

6


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trong nước liên quan đến
chính sách thương mại hóa kết quả R&D ....................................... 25
Hình 1.2: Tổng quan các cơng trình nghiên cứu ngồi nước liên quan đến
chính sách thương mại hóa kết quả R&D ....................................... 40
Hình 2.1: Quy trình hoạt động nghiên cứu và triển khai ................................ 46
Hình 2.2: Mơ hình thung lũng chết ................................................................. 51
Hình 2.3: Từ ý tưởng đến các dự án thương mại hóa thành cơng .................. 51
Hình 2.4: Sơ đồ “cơng nghệ đẩy” và “thị trường kéo” của Michael .............. 74
Hình 2.5: Sơ đồ tương tác từng cặp giữa các yếu tố quan trọng cấu thành
chính sách “thị trường kéo” của Janos Vecsenyi ............................ 75
Hình 2.6: Mối quan hệ của thị trường mua - bán kết quả nghiên cứu ............ 79
Hình 2.7: Chuyển đổi một ý tưởng khoa học thành sản phẩm sử dụng
cơng nghệ ........................................................................................ 80
Hình 2.8: Mơ hình chính sách thị trường/nhu cầu kéo ................................... 80
Hình 2.9: Khung chính sách quốc gia thúc đẩy thương mại hóa kết quả
nghiên cứu và triển khai .................................................................. 81
Hình 3.1: Nguyên nhân các nhà khoa học chưa quan tâm cao đến các chính
sách liên quan đến thúc đẩy thương mại hóa kết quả R&D............... 93
Hình 4.1: Khung chính sách thị trường kéo thúc đẩy thương mại hóa kết

quả nghiên cứu và triển khai ......................................................... 145

7


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khoa học và công nghệ phát triển rất nhanh theo cách mạng 4.0,
cùng với tiến trình hội nhập quốc tế và tồn cầu hóa ngày càng sâu rộng, đang
tác động đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia một cách
mạnh mẽ. Trong bối cảnh hiện nay, kinh tế thế giới phục hồi chậm, khơng đồng
đều và cịn nhiều khó khăn, các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát
triển, tăng cường liên kết, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh, nhất là trong thương
mại, đầu tư, nhân lực, khoa học, công nghệ. Việt Nam với mục tiêu sớm cơ bản
trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại đang đứng trước các cơ hội và
thách thức để phát triển đất nước.
Phát triển khoa học và công nghệ là một phương hướng quan trọng
nhằm đưa Việt Nam trở thành nước cơng nghiệp theo hướng hiện đại, Báo
cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tại Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã khẳng định:
Phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ, làm cho khoa học và công
nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng nhất để
phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức, nâng cao năng
suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; bảo vệ
môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh [20].
Phát triển thị trường khoa học, công nghệ, một thành tố của thị trường
kinh tế, là một yêu cầu tất yếu đối với Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh
tế quốc tế. Tư tưởng phát triển thị trường khoa học và công nghệ được tiếp tục
thể hiện trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, cụ thể tại
phương hướng phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường

nhằm hoàn thiện thể chế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa đã chỉ ra:

8


Tiếp tục đổi mới, phát triển mạnh mẽ và đồng bộ thị trường khoa
học - công nghệ, thực hiện cơ chế thị trường và có chính sách hỗ trợ
để khuyến khích các tổ chức, cá nhân, nhất là doanh nghiệp đầu tư
nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến bộ
khoa học - công nghệ vào sản xuất kinh doanh [20].
Các kết quả R&D là một “hàng hóa” quan trọng trong thị trường công
nghệ vận hành theo các quy luật của kinh tế thị trường, do các nhà khoa học
cung cấp (bên cung) cho các doanh nghiệp sử dụng (bên cầu) với sự hỗ trợ
của các thể chế trung gian và theo sự điều tiết của Nhà nước. Thương mại hóa
kết quả R&D cịn là “đầu ra (output)”, có vai trị quyết định cho sự tồn tại và
phát triển của tổ chức, cá nhân hoạt động R&D, là một yếu tố để đánh giá
hiệu quả của hoạt động R&D. Trong bối cảnh của Việt Nam hiện nay, khi các
tổ chức KH&CN công lập nơi sản sinh ra phần lớn các kết quả R&D đang
thực hiện cơ chế tự chủ ở mức độ ngày một cao hơn, các doanh nghiệp trong
nước khơng cịn dựa vào lợi thế cạnh tranh từ tài nguyên thiên nhiên có hạn
mà phải bắt đầu phải dựa vào lợi thế cạnh tranh từ nguồn tài ngun tri thức
trong nước, thì việc thương mại hóa kết quả R&D là một vấn đề nổi lên và
ngày càng trở nên cấp thiết.
Như vậy, thương mại hóa kết quả R&D ở Việt Nam hiện nay là một
vấn đề mới, ngày càng trở nên cấp thiết và khá là thú vị với sự tương tác theo
các quy luật thị trường của 04 nhà: nhà khoa học, tổ chức hoạt động R&D bên bán; doanh nghiệp sử dụng kết quả R&D cho sản phẩm thương mại của
mình - bên mua; các tổ chức trung gian của thị trường công nghệ - bên mơi
giới; Nhà nước với việc ban hành chính sách làm mơi trường cho hoạt động
thương mại hóa R&D - bên điều tiết. Theo một số nghiên cứu gần đây, việc

thương mại hóa kết quả R&D ở nước ta hiện nay còn hạn chế. Điều này dẫn
đến câu hỏi “Tại sao?”.

9


Đề tài được đặt ra từ hỏi “Phải chăng việc thương mại hóa kết quả R&D ở
nước ta hiện nay cịn hạn chế do chính sách của Nhà nước cịn thiếu tính “kéo”
của thị trường cơng nghệ?”. Luận án mong muốn nghiên cứu để có câu trả lời
này dưới góc độ khoa học và thực tiễn, đồng thời đề xuất giải pháp thúc đẩy
thương mại hóa kết quả R&D từ phía Nhà nước, bằng một khung chính sách tiếp
cận theo quy luật thị trường và theo đường lối đổi mới của Đảng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận án nhằm xây dựng khung chính sách thúc đẩy thương mại hóa kết
quả R&D theo cách tiếp cận thị trường kéo trên cơ sở lý luận và căn cứ thực
tiễn trong bối cảnh đổi mới cơ chế quản lý KH&CN và hội nhập kinh tế quốc
tế ngày càng sâu rộng, nhất là hội nhập kinh tế.
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu này, luận án đặt ra các mục tiêu cụ
thể như sau:
- Làm rõ nét về cơ sở lý luận của chính sách thúc đẩy thương mại hóa
kết quả R&D;
- Mơ tả và phân tích hiện trạng các chính sách thúc đẩy thương mại hóa
kết quả R&D Việt Nam trong giai đoạn 2005-2018;
- Đề xuất khung chính sách quốc gia thúc đẩy thương mại hóa kết quả
R&D ở Việt Nam theo cách tiếp cận thị trường kéo.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Luận án nhằm tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi: Triết lý thị trường kéo
nghĩa là gì? Đã được thể hiện trong các chính sách thúc đẩy thương mại hóa
kết quả R&D ở Việt Nam như thế nào? Để thúc đẩy thương mại hóa kết quả
R&D ở Việt Nam hiệu quả hơn, khung chính sách quốc gia theo cách tiếp cận

thị trường kéo như thế nào?
4. Giả thuyết nghiên cứu
Luận án đặt ra giả thuyết: Thương mại hóa kết quả R&D ở Việt Nam
trong thời gian qua còn nhiều hạn chế. Để cải thiện tình hình này, về mặt

10


chính sách, cần đổi mới các chính sách thúc đẩy thương mại hóa kết quả R&D
theo hướng tiếp cận thị trường kéo. Đổi mới chính sách thúc đẩy thương mại
hóa kết quả R&D theo hướng thị trường kéo tác động vào 03 khâu của chu
trình thương mại hóa kết quả R&D là:
Thứ nhất, đổi mới chính sách thực hiện R&D theo đặt hàng của thị
trường công nghệ (đầu vào của thương mại hóa kết quả R&D).
Thứ hai, hồn thiện chính sách thể chế hóa các giao dịch trong thị
trường cơng nghệ, trong đó hình thành và phát triển các định chế trung gian
theo nhu cầu và điều tiết của thị trường công nghệ (môi trường và các bên
trung gian cho thị trường cơng nghệ).
Thứ ba, tăng cường chính sách ưu đãi để hỗ trợ cho các doanh nghiệp
sử dụng các kết quả R&D trong việc đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm
(đầu ra của thương mại hóa kết quả R&D).
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu về chính sách thúc đẩy thương mại hóa
kết quả R&D theo hướng thị trường kéo ở Việt Nam với các giới hạn sau:
Phạm vi về thời gian: từ năm 2005 đến năm 2018.
Phạm vi không gian: Luận án khảo sát ở một số đề tài nghiên cứu của
tổ chức R&D, các doanh nghiệp được hình thành từ các sản phẩm R&D
(doanh nghiệp spin-off, doanh nghiệp start-up, doanh nghiệp ươm tạo, ....),
các doanh nghiệp nhận chuyển giao các kết quả R&D ở các cấp và trên địa
bàn toàn quốc.

6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện dựa trên phương pháp nghiên cứu định tính và
phương pháp nghiên cứu định lượng.
6.1. Phương pháp nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính được sử dụng để thu nhận các đánh giá của chun
gia có trình độ cao và những cá nhân có liên quan nhằm xem xét, nhận định

11


vấn đề nghiên cứu, củng cố các luận cứ nghiên cứu. Nghiên cứu định tính được
thiết kế dựa trên kết quả phân tích các chính sách liên quan trực tiếp và gián
tiếp đến các hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu do Quốc hội, Chính
phủ, các bộ ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương,
các viện nghiên cứu (hạng đặc biệt), các trường đại học quốc gia ban hành.
Nghiên cứu định tính sử dụng các phương pháp: nghiên cứu tài liệu, seminar,
tọa đàm, quan sát, phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm.
Phỏng vấn sâu: được thực hiện đối với các nhà xây dựng và thực thi
chính sách, các chuyên gia về thương mại hóa kết quả R&D và quản lý khoa
học và cơng nghệ; các nhà khoa học, doanh nghiệp có liên quan trực tiếp đến
một dự án thương mại hóa kết quả R&D. Mỗi nhóm đối tượng có nội dung
phỏng vấn sâu khác nhau.
Nhóm đối tượng thứ nhất: các nhà xây dựng và thực thi chính sách, các
chuyên gia về thương mại hóa kết quả R&D và quản lý khoa học và cơng
nghệ. Nhóm đối tượng này có số lượng khơng nhiều và tương đối khó tiếp cận
do họ khá bận rộn, vì vậy, Luận án chọn ngẫu nhiên 10 chuyên gia có thể thu
xếp được thời gian để tiến hành phỏng vấn sâu. Phỏng vấn xoay quanh các
nội dung về xu hướng thương mại hóa kết quả R&D trên thế giới hiện nay;
các tiêu chí đánh giá hiệu quả của thương mại hóa kết quả R&D, đặc biệt
trong bối cảnh phát triển khoa học và công nghệ hiện nay của Việt Nam; đánh

giá các chính sách và kết quả thực hiện các chính sách liên quan đến thương
mại hóa kết quả R&D hiện nay, những điều kiện cần và đủ để thương mại hóa
kết quả R&D thành cơng ở Việt Nam; và định hướng giải pháp về chính sách
để thương mại hóa kết quả R&D thành cơng ở Việt Nam hiện nay.
Nhóm đối tượng thứ hai: các nhà khoa học, doanh nghiệp có liên quan
trực tiếp đến một dự án thương mại hóa kết quả R&D. Luận án đã liên hệ với
gần 30 nhà khoa học và 30 doanh nghiệp có liên quan trực tiếp đến một dự án
thương mại hóa kết quả R&D để phỏng vấn, tuy nhiên, chỉ có 10 nhà khoa

12


học và 10 doanh nghiệp sẵn sàng tham gia phỏng vấn. Nội dung phỏng vấn
sâu đối với nhóm đối tượng này liên quan đến dự án thương mại hóa kết quả
R&D mà họ trực tiếp tham gia, các vấn đề về: loại hình thương mại hóa kết
quả R&D, tính ứng dụng của kết quả R&D do các nhà khoa học cung cấp, tác
động của các chính sách đến dự án thương mại hóa kết quả R&D, các khó
khăn vướng mắc gặp phải và cách giải quyết, vấn đề hợp tác giữa nhà khoa
học và doanh nghiệp.
Thảo luận nhóm (group discussion): Do đặc điểm của đề tài có quy mơ
khảo sát khá lớn và phải tiến hành với nhiều nhóm đối tượng ở các chuyên
ngành khác nhau, với nguồn lực hạn chế và thời gian có hạn, nhằm có sự linh
hoạt và đạt hiệu quả cao, tác giả đã tiến hành thảo luận nhóm nhỏ 2-4 người
theo các chủ đề khác nhau.
Đối với các nhà khoa học, doanh nghiệp có liên quan trong một dự án
thương mại hóa kết quả R&D: Thảo luận nhóm được tiến hành với nội dung
những bài học kinh nghiệm rút ra từ dự án, các bài học thành cơng và thất bại
của thương mại hóa kết quả R&D, đặc biệt từ các hỗ trợ về chính sách của
Nhà nước.
Đối với các chuyên gia trong các viện nghiên cứu, trường đại học: Thảo

luận nhóm được thực hiện với nội dung tại sao thương mại hóa kết quả R&D
tại tại cơ quan anh/chị cơng tác cịn hạn chế và giải pháp nào để cải thiện tình
hình thương mại hóa kết quả R&D tại cơ quan anh/chị cơng tác.
Đối với các nhà quản lý khoa học và công nghệ tại các bộ, ngành, đại
phương, viện nghiên cứu, trường đại học, chương trình khoa học và cơng
nghệ cấp nhà nước, quỹ phát triển khoa học và công nghệ: Thảo luận nhóm
tập trung vào các nội dung hiệu quả của thương mại hóa kết quả R&D trong
các đề tài nghiên cứu, giả pháp chính sách để nâng cao hiệu quả.
Tọa đàm, seminar: Tổ chức tọa đàm, seminar theo nhóm từ 3-10
chuyên gia trong quá trình triển khai thực hiện dự án theo các nội dung sau:

13


Phát hiện những đặc điểm chung của thương mại hóa kết quả R&D tại Việt
Nam; Đánh giá nhu cầu (dịch vụ, vốn, chính sách hỗ trợ...) chung của các
doanh nghiệp/cá nhân để biến một kết quả R&D thành hàng hóa bán trên thị
trường; Xây dựng chính sách thị trường kéo thương mại hóa kết quả R&D ở
Việt Nam hiện nay.
Nghiên cứu tài liệu (desk study): bao gồm việc thu thập tài liệu sơ cấp
và tài liệu thứ cấp, phân tích tài liệu, tổng hợp tài liệu từ các nguồn sách, tạp
chí quốc tế và Việt Nam, trang thơng tin điện tử các tổ chức, doanh nghiệp, cá
nhân, … có liên quan đến việc thương mại hóa kết quả R&D. Tài liệu sơ cấp
bao gồm: văn bản pháp luật, văn kiện của Đảng, cơng trình khoa học, báo cáo
chính thức của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có liên quan đến nội
dung nghiên cứu. Tài liệu thứ cấp bao gồm: bài báo, báo cáo, các kết luận và
phân tích đã được các tác giả khác thực hiện. Phương pháp này được sử dụng
để xây dựng nội dung nghiên cứu chủ yếu ở Chương 1 - Tổng quan tình hình
nghiên cứu và Chương 2 - Cơ sở lý luận về chính sách thúc đẩy thương mại
hóa kết quả nghiên cứu và triển khai.

Quan sát (observation): Tác giả đã tiến hành quan sát thực tế tại 03
trường hợp kết quả R&D đã được thương mại hóa thành cơng tại trường đại
học, và 05 trường hợp kết quả R&D đã được thương mại hóa thành cơng tại
viện nghiên cứu tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tham quan và khảo
sát tại 05 doanh nghiệp đã và đang triển khai dự án thương mại hóa kết quả
R&D. Việc khảo sát thực tế này giúp tác giả luận án thấy được quy mô, cơ sở
vật chất của các dự án thương mại hóa kết quả R&D tại Việt Nam, thấy được
sản phẩm cơng nghệ được thương mại hóa thành cơng, tiềm năng phát triển
của các doanh nghiệp cơng nghệ có sản phẩm trên thị trường là kết quả của
thương mại hóa kết quả R&D thành công. Mỗi trường hợp nghiên cứu được
mô tả về các nội dung: giới thiệu về đơn vị chủ trì, mục tiêu của dự án, khía
cạnh đổi mới của sản phẩm (Innovation aspects), khía cạnh thương mại của

14


sản phẩm, các hoạt động-sản phẩm đầu ra-chỉ số đánh giá, phân tích SWOT,
phân tích rủi ro [Phụ lục 4].
6.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng
Phương pháp nghiên cứu định lượng thường được sử dụng để thu thập
thông tin, dữ liệu, số liệu giúp lượng hóa các mối quan hệ hoặc để kiểm định
các giả thuyết nghiên cứu. Thông tin thu thập được trong nghiên cứu định
lượng thường có cấu trúc định trước, dựa vào mơ hình nghiên cứu, mục tiêu
nghiên cứu để thu thập dữ liệu. Thông tin sau khi thu thập được xử lý, phân
tích có tính thống kê để đưa ra con số cụ thể.
Tuy nhiên, thực tiễn trong thời gian qua cho thấy việc thu thập số liệu
định lượng đối với nội dung thương mại hóa kết quả R&D của các đề tài
nghiên cứu các cấp rất khó khăn. Tác giả đã tham gia vào một số nghiên cứu
có liên quan đến đánh giá kết quả R&D và thấy rằng số lượng trả lời phiếu
hỏi từ chủ nhiệm các đề tài nghiên cứu rất thấp (Theo nghiên cứu của Nguyễn

Quang Tuấn năm 2013, 64% đề tài khơng phản hồi phiếu hỏi dưới mọi hình
thức, với các lý do khác nhau: cơ quan chủ trì đề tài không cung cấp số điện
thoại của chủ nhiệm đề tài, cơ quan chủ trì đề tài khơng biết điện thoại và địa
chỉ của chủ nhiệm đề tài vì cơ quan tiếp nhận kết quả khi đó khơng u cầu số
điện thoại và địa chỉ của chủ trì đề tài, chủ trì đề tài đã về hưu hoặc chuyển
cơng tác, đề tài đã được nghiệm thu và hội đồng đánh giá nghiệm thu đánh giá
đạt yêu cầu cho nên không mong muốn nói về đề tài nữa, …). Thêm vào đó,
chất lượng trả lời phiếu hỏi cũng không bảo đảm. Đơn cử như nghiên cứu của
Nguyễn Quang Tuấn (2013) hỏi về kết quả nghiên cứu của đề tài đã được
chuyển giao theo hình thức nào đối với 107 đề tài nghiên cứu thì phần lớn các
chủ trì đề tài nghiên cứu cũng như một bộ phận các cơ quan chủ trì đề tài
nghiên cứu không quan tâm hoặc e ngại trao đổi về thương mại hóa kết quả
nghiên cứu khoa học của họ.

15


Luận án đã gửi 150 phiếu hỏi liên quan đến các chính sách thương mại
hóa kết quả R&D và nhận được rất ít phiếu trả lời, chất lượng trả lời khơng
bảo đảm. Vì vậy, để có dữ liệu phân tích hiện trạng về thương mại hóa kết
quả R&D và chính sách thúc đẩy thương mại hóa kết quả R&D, luận án
không thể tiến hành lấy phiếu hỏi theo phương pháp thông thường mà luận án
sử dụng các phương pháp sau:
Thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp (secondary data)
Luận án thu thập các dữ liệu thứ cấp liên quan đến các nội dung nghiên
cứu theo trình tự: xác định các dữ liệu cần thiết cho nghiên cứu; xác định các
cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể có dữ liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu;
tiến hành khảo sát, phỏng vấn sâu tại các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã xác
định; thu thập các dữ liệu từ nguồn đã xác định, trong đó lưu ý xác định rõ
nguồn của dữ liệu.

Các dữ liệu luận án đã thu thập được tại các cơ quan, tổ chức, cá nhân có
liên quan nhằm minh chứng cho vấn đề nghiên cứu gồm: các thống kê, các báo
cáo, số liệu ngành từ nhiều nguồn khác nhau. Trong quá trình lấy số liệu thứ cấp,
luận án đã sử dụng kỹ thuật phân tích dữ liệu thống kê để tóm tắt dữ liệu, loại bỏ
những dữ liệu không liên quan, chắt lọc những dữ liệu sẽ sử dụng cho luận án,
hiệu chỉnh các dữ liệu thu thập được, kết nối các dữ liệu với nhau để hình thành
bộ số liệu đồng nhất, cung cấp thơng tin hữu ích cho mục tiêu nghiên cứu.
Thống kê mô tả (Descriptive statistics): Vấn đề nghiên cứu của luận án
liên quan đến mẫu nghiên cứu khá lớn, gồm 687 tổ chức R&D cơng lập các
cấp trong phạm vi tồn quốc và 136.070 nhân lực R&D [21]. Với năng lực và
thời gian có hạn, tác giả chọn một số nhóm điển hình để tiến hành nghiên cứu
như sau:
Thứ nhất, đối với các R&D cấp nhà nước, Luận án khảo sát tại 10
chương trình thuộc lĩnh vực khoa học cơng nghệ (chương trình KC) của Các
chương trình trọng điểm cấp nhà nước giai đoạn 2011-2015.

16


Thứ hai, đối với các R&D cấp bộ, ngành, Luận án chọn Viện Hàn lâm
Khoa học và Công nghệ Việt Nam là tổ chức KH&CN lớn nhất, thực hiện các
R&D nhiều lĩnh vực khác nhau để khảo sát trong giai đoạn 2012-2016.
Thứ ba, thương mại hóa kết quả R&D triển khai ở địa phương chủ yếu
thông qua hoạt động ứng dụng tiến bộ KH&CN, vì vậy, Luận án khảo sát về
hoạt động ứng dụng tiến bộ KH&CN giai đoạn 2016-2018 tại các trung tâm ứng
dụng tiến bộ KH&CN trực thuộc các Sở KH&CN trên phạm vi toàn quốc.
Thứ tư, đối với các dự án thương mại hóa kết quả R&D thành công,
Luận án lựa chọn 20 dự án trong các lĩnh vực khác nhau (y học, dược học,
sinh học, hóa học, nông học, công nghệ thực phẩm, giải pháp kỹ thuật, …) từ
các khu vự khác nhau (trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp, nhà

sáng chế,…) để khảo sát, mơ tả dự án theo các khía cạnh: mục tiêu của dự án,
tính đổi mới của sản phẩm (Innovation aspects), tính thương mại của sản
phẩm, các hoạt động-sản phẩm đầu ra-chỉ số đánh giá, phân tích SWOT, phân
tích rủi ro.
Tại các khảo sát trên, tác giả đã thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, mơ
hình hóa thành bản thống kê mô tả phản ánh một cách tổng quát về các vấn đề
liên quan đến thương mại hóa kết quả R&D tại ba khu vực: R&D cấp nhà
nước, R&D cấp bộ, và ứng dụng kết quả R&D tại địa phương [Phụ lục 1; Phụ
lục 2; Phụ lục 3].
Thống kê suy luận (Inferential statistics)
Nhằm làm rõ nét hơn vấn đề nghiên cứu, phát triển các giả thuyết
nghiên cứu, và thực hiện bước đi sâu hơn sau khi tiến hành thống kê mô tả,
hoặc sau khi đã tập hợp được dữ liệu thứ cấp đã được xử lý cho đồng nhất, tác
giả cũng sử dụng phương pháp thống kê suy luận trong việc nghiên cứu các
bộ số liệu thứ cấp thu thập được, phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố, đưa ra
những nhận xét cùng với minh chứng bằng các số liệu tại một số nội dung của
Chương III của Luận án.

17


7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Luận án là cơng trình nghiên cứu chun sâu về vấn đề chính sách thúc
đẩy thương mại hóa kết quả R&D theo cách tiếp cận thị trường kéo trên cơ sở
các nội dung mới sau đây:
Thứ nhất, luận án đưa ra một khung chính sách quốc gia thúc đẩy
thương mại hóa kết quả nghiên cứu trên cơ sở nghiên cứu, kế thừa các tài liệu
đã có của Việt Nam và quốc tế, luận án đưa ra hệ thống các khái niệm có liên
quan đến vấn đề chính sách thương mại hóa kết quả R&D theo hướng thị
trường kéo, phân tích mối quan hệ tương hỗ giữa các khái niệm này.

Thứ hai, luận án phân tích, đánh giá hiện trạng chính sách thúc đẩy
thương mại hóa kết quả R&D của Việt Nam theo khung chính sách quốc gia
thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu, làm rõ ưu, nhược điểm của các
chính sách thúc đẩy thương mại hóa kết quả R&D ở Việt Nam hiện nay.
Thứ ba, luận án đề xuất ba kịch bản khung chính sách quốc gia thúc
đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu theo hướng thị trường kéo (Kịch bản
thứ nhất - đổi mới chính sách thực hiện R&D theo đặt hàng của thị trường
công nghệ; Kịch bản thứ hai - hồn thiện chính sách thể chế hóa các giao dịch
trong thị trường cơng nghệ, trong đó hình thành và phát triển các định chế
trung gian theo nhu cầu và điều tiết của thị trường công nghệ; Kịch bản thứ ba
- tăng cường chính sách ưu đãi để hỗ trợ cho các doanh nghiệp sử dụng các
kết quả R&D trong việc đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm).
Với nghiên cứu sâu về chính sách thúc đẩy thương mại hóa kết quả
R&D theo cách tiếp cận thị trường kéo, luận án có những đóng góp sau:
Về lý luận, những kết quả nghiên cứu sẽ góp phần bổ sung quan trọng
vào lĩnh vực lý luận quản lý nhà nước trong lĩnh vực KH&CN, góp phần nâng
cao nhận thức lý luận về vai trị và tầm quan trọng của các chính sách của Nhà
nước đối với hiệu quả của hoạt động KH&CN; đồng thời góp phần vào việc

18


triển khai chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển KH&CN
quốc gia.
Về thực tiễn, luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo hữu ích trong
việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập tại các cơ sở đào tạo khoa học quản lý, đặc
biệt trong lĩnh vực quản lý KH&CN. Đồng thời luận án cung cấp những luận
chứng khoa học, là cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước tham khảo trong quá
trình triển khai, đổi mới cơ chế quản lý KH&CN ở Việt Nam hiện nay.


19


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƢỚC

Những nghiên cứu ban đầu nhằm tìm ra các biện pháp thúc đẩy thương
mại hóa kết quả R&D ở Việt Nam được Viện Chiến lược và Chính sách
KH&CN nghiên cứu từ khá sớm, từ khi bắt đầu manh nha hình thành lực lượng
doanh nghiệp cơng nghệ, vào đầu những năm 2000. Trong 17 năm tiếp theo,
các nghiên cứu trong nước đi theo sự phát triển của hoạt động thương mại hóa
R&D, đã làm sáng tỏ từng bước về cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc thực hiện
chính sách thúc đẩy thương mại hóa kết quả R&D, tuy nhiên, chưa đi sâu phân
tích theo định hướng thị trường kéo. Các nghiên cứu nổi bật như sau:
Thứ nhất, Đặng Duy Thịnh và các cộng sự (2000) tiến hành nghiên cứu
về các vấn đề khoa học liên quan đến cơ sở khoa học thương mại hóa các hoạt
động KH&CN ở Việt Nam, cho rằng: thương mại hóa hoạt động KH&CN là
q trình chuyển hóa các nghiên cứu khoa học, kết quả khoa học thành các
quy trình cơng nghệ hoặc các sản phẩm bán được ở thị trường. Trên cơ sở căn
cứ khoa học này, nghiên cứu đã đề xuất những nguyên tắc chung và một số
biện pháp mang tính định hướng nhằm thúc đẩy thương mại hóa hoạt động
KH&CN ở nước ta. Những biện pháp này bao gồm, tăng cường xúc tiến năng
lực thương mại hóa hoạt động KH&CN của doanh nghiệp, thúc đẩy bảo vệ sở
hữu công nghiệp, khuyến khích thành lập các doanh nghiệp KH&CN [47].
Trong các nghiên cứu về thị trường công nghệ ở Việt Nam, Viện Chiến
lược và Chính sách KH&CN (2003) cho thấy, kết quả nghiên cứu của các tổ
chức R&D ở Việt Nam khó thương mại hóa. Nghiên cứu chỉ ra một số
nguyên nhân cơ bản: (1) sản phẩm của các tổ chức R&D ở nước ta thường ở
mức cơng nghệ chưa hồn chỉnh, ngồi ra, khơng có nhiều kết quả nghiên cứu

thỏa mãn các điều kiện để cấp pa-tăng công nghệ; (2) những cơng nghệ tương
đối hồn chỉnh của các tổ chức R&D ở nước ta thường chỉ áp dụng được ở

20


quy mô nhỏ đến rất nhỏ; và (3) công tác tiếp thị công nghệ của các tổ chức
R&D chưa làm tốt [61].
Tỷ lệ các kết quả R&D được thương mại hóa hoặc được ứng dụng vào
sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam còn thấp và số liệu chưa thống nhất. Theo
Nguyễn Lan Anh (2003), tỷ lệ các đề tài nghiên cứu trong các chương trình
KH&CN cấp nhà nước được ứng dụng vào thực tế từ 20 - 30% [1]. Trong khi
đó, Hồ Đức Việt (2006) cho rằng, tỷ lệ thương mại hóa kết quả R&D ở nước
ta vào khoảng từ 12 - 15% [63]. Mặc dù số liệu về thương mại hóa chưa thống
nhất, song có một sự nhất trí cao trong các chuyên gia và các nhà quản lý
rằng, đầu tư của Nhà nước cho R&D hiện nay của Việt Nam đạt hiệu quả
chưa cao. Nguyễn Lan Anh (2003) đưa ra bình luận “chỉ có 10% tổng kinh
phí nghiên cứu hiện nay là thực sự có hiệu quả” [1, tr.12]. Đây cũng là một
điểm chung về thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển
công nghệ của các tổ chức R&D công lập tại các nước đang phát triển.
Tiến trình hội nhập trong giai đoạn mới của Việt Nam đã mở rộng quan
hệ hợp tác kinh tế đối ngoại. Tiếp nối những thành quả hội nhập đầy tự hào,
sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào tháng 01/2007,
Việt Nam đã đẩy nhanh tiến trình đàm phán để đi đến hồn thành hoặc chuẩn bị
ký kết 6 hiệp định FTA tiếp theo trong năm 2015, bao gồm Hiệp định Đối tác
kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Thực tiễn này mở ra một loạt vấn đề cụ
thể về chính sách thương mại hóa kết quả nghiên cứu cho các nhà nghiên cứu.
Thứ hai, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu cơ sở lý luận
và thực tiễn cho việc xây dựng chính sách thúc đẩy thương mại hóa kết quả
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của các tổ chức khoa học và

công nghệ Việt Nam” thực hiện năm 2013 do Viện Chiến lược và Chính sách
KH&CN chủ trì, Nguyễn Quang Tuấn là chủ nhiệm [55]. Trong phạm vi
nghiên cứu, đề tài đã thực hiện được các nội dung: cơ sở lý luận cho việc thực
hiện chính sách thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát

21


×