Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Tu lieulich su dia phuong huyen song ma

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.75 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

TRỞ LẠI SÔNG MÃ HÔM NAY



-Tùy


bút-Tôi không phải là người Sơng Mã nhưng với những tình cảm gắn bó
sau nhiều năm sống và làm việc nơi mảnh đất biên cương xa xôi ấy, tôi
luôn tha thiết được trở lại Sông mã. Và hôm nay, trên con đường tháng tư
đầy nắng tơi lại có dịp về thăm Sơng Mã. Gặp lại mảnh đất và con người
hơm xưa ấy trong lịng lại nao nức bao niềm vui, bao suy nghĩ về một
mảnh đất mà lịch sử xây dựng chỉ như một mầm măng non đang vươn lên
mạnh mẽ vượt lên chiều dài lịch sử của lớp lớp rừng tre, rừng sặc của núi
rừng Tây Bắc mênh mông. Sau nhiều ngày ở lại Sơng Mã tơi đã ghi lại
những điều đã nhìn thấy và cảm nhận về sự đổi thay của mảnh đất Sông
Mã hôm nay.


MƯỜNG CAI VÀ NHỮNG THỬA RUỘNG BẬC THANG


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

vùng đất xưa kia được coi là vùng “rừng thiêng nước độc”. Sự đổi thay
ấy có từ cây lúa và người trồng lúa hơm nay.


Nói tới người trồng lúa, ai cũng biết rằng Sông Mã hơm nay khơng chỉ
có người thái người mơng, người sá vốn định cư từ ngàn năm ở đây mà
cịn có người kinh người, mường mới di cư lên đây từ những năm sáu
mươi của thế kỉ trước theo lời kêu giọ của Đảng. Những người lên sau
không sợ đất phụ cơng mình.Từ những quả đồi, những vạt rừng ven sơng
ven suối những thửa ruộng bậc thang đã thành hình. Trong ở những hợp
tác xã nông nghiệp, công cụ lao động chẳng có gì đáng kể, chỉ có bàn tay
lật đất sới rừng, vậy mà thành ruộng. Ruộng là ruộng ven đồi nên chỉ có
thể khơi ra tùy thuộc vào địa thế của chỗ đất. Sau đó là bắc nước từ trên
khe, trên suối về. Và ở đâu có ruộng ở đó có cái ăn thế là thành mường
bản chung vui!



CHIỀNG KHƯƠNG VÀ CÂY NHÃN


Mải suy nghĩ miên man về những thửa ruộng bậc thang chiếc xe chở
tôi đến với thị tứ Chiềng Khương. Có một cảm giác chen lấn với những
điều tôi đang nghĩ là thị tứ Chiềng Khương bây giờ rộng và dài hơn
trước. Hai bên lề đường, hành lang rộng vài ba thước, nhà cao tầng san
sát. Khu chợ vùng biên khang trang hơn. Trong chợ những cái lán lợp lá
cọ làm nơi bán hàng được thay thế bởi những gian hàng xây kiên cố vừa
to vừa rộng, mái tôn đỏ rọi. Thật xứng đáng là chợ cửa khẩu Chiềng
Khương!


Chiềng Khương là xã thứ hai chúng tơi đến trong cuộc hành trình trở
lại Sơng Mã. Chiềng Khương có gì mà nơi đây trở thành điểm tụ cư đầu
tiên của huyện Sông Mã. Bên cạnh vị thế là một xã vùng biên giới có cửa
khẩu Chiềng Khương thơng với nước bạn Lào thì nơi đây địa thế huyện
Sông Mã mở ra, khá bằng phẳng. Những chiền đồi thoai thoải dốc sẽ cho
sắn bạc ngô vàng. Thấp hơn một chút, nơi đây người dân miền xuôi đã
mang cây nhãn lên trồng. Khí hậu nóng và đất phù sa ven sông làm cây
nhãn nồng Hưng Yên sinh sôi tươi tốt đã mấy chục năm ở đất này.
Những gốc nhãn già gần sát nước sơng, trong vườn dân dễ có đến vài
chục năm tuổi, xum xuê cành quả cành hoa. Nhãn nhỏ tuổi chạy lên đồi
cao hơn, nhỏ tán nhưng khá rắn rỏi, xanh tươi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Hôm nay, mỗi mùa thu hoạch về, cây nhãn lại đem đến cho Sông Mã
một vụ mùa rộn ràng no ấm. Đến khoảng tháng sáu tháng bảy âm lịch
người ta bắt đầu làm long. Chủ những lị làm long th người về xốy.
Nhãn trẩy về được đem rửa, để ráo và chia cho nhiều người cùng xoáy.
Dụng cụ để xoáy trong rất giống chiếc bút thường ngày xưa. Có điều
chiếc bút ngày xưa dùng để viết thì nay nó được bẻ cong đầu và dùng để


xoáy nhãn. Người xoáy cầm cán bút bằng tre đặt đầu bút lên gần núm
quả, lột ra một miếng vỏ để lộ phần đầu quả ,nơi cùi nhãn gắn liền với
hạt nhãn. Xốy một vịng quanh đầu hạt, đưa mũi sắt xuống sâu hơn
chút, hạt nhãn được hất ra ngồi, xé lớp vỏ nhãn ra và phần cịn lại là cùi
nhãn mọng nước được xếp vào khay sấy.Nhiều khay sấy như vậy được
đưa vào lò sấy bằng than. Người có thâm niên xốy nhãn thường là
những người khéo hơn cả, họ ít làm cho cùi nhãn bị rách làm chảy mất
nước đường ra ngồi. Tơi là người miền xuôi đã từng nghe đến tiếng
nhãn nồng Hưng Yên nhưng công việc làm long nhãn tôi chưa hề biết
tới. Ở Sông Mã vài năm tôi đã được biết thêm về việc làm long. Tơi cịn
biết thứ long nào là long ngon long xấu. Long ngon là thứ long được làm
từ quả nhãn chín tới, vỏ bóng, cùi mềm; khi sấy xong long khơ ráo, cùi
long trịn có mầu hơi hanh vàng. Cịn long xấu thường bị xẹp, ướt dính
hoặc cháy xém.


Khoảng chục năm về trước, mỗi mùa nhãn chín người Sơng mã lại
đón thợ sấy và thợ xốy từ dưới xi lên lên làm long. Bây giờ thì khác,
những chủ lò sấy là những thợ sấy long thực thụ, thợ xốy cũng là nguồn
nhân cơng tại chỗ. Cả các bà, các cô, các chị và các em nhỏ ở các xã
miền cao, miền xa cũng đi xoáy long. Mỗi tốp vài người có khi cả chục
người khăn piêu đội đầu, tay lải là chiếc túi vải trong có ếp xơi, vài con
các nướng... tất cả xuống núi xoáy long. Thường là mùa xoáy long chỉ từ
một tháng đến một tháng rưỡi là hết. Sau một ngày lao động các bà, các
chị có thể có thêm một món tiền nhỏ để săm thêm chiếc xô, cái chậu
dưới chợ huyện; các em nhỏ thì có thêm ít tiền mua quần áo cho một
năm học mới. Còn các chủ lò long, năm nào được giá, có thể có thu từ
chục triệu đến vài chục triệu đồng. Nhiều gia đình đã trở nên khá giả nhờ
vào việc làm long nhãn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

NHỮNG CON ĐƯỜNG VÀ NHỮNG CƠNG TRÌNH



Sơng Mã hơm nay cịn thay đổi những gì? Sau nhiều ngày ở lại huyện
Sông Mã tôi đã được biết thêm nhiều thay đổi khi tận mắt ngắm nhìn
những con đường và những cơng trình theo dự án 135.


Đầu tiên là chuyện những con đường. Con đường quốc lộ 4G , huyết
mạch giao thơng chính của huyện, đã hồn chỉnh hàng chục năm nay.
Con đường rộng dài bắt đầu từ ngã ba Mai Sơn dài hơn chín chục cây số.
Con đường này có lịch sử gắn liền với những bước phát triển của huyện
Sông Mã. Xưa kia con đường này chỉ là con đường đất nhỏ, ô tô đi vừa;
cây lá bên đường tràn ra cả lề, xe khách đi qua kêu sàn sạt. Ngày đó hành
trình từ ngã ba Mai Sơn vào Sơng Mã có khi mất cả tuần lễ.Sau hai lần
đổ nhựa và nâng cấp những khúc cua tay áo được cắt đi. Đoạn đường đất
lở hai bên đèo Trằm Cọ được xây kè từ sườn núi lên, trông mà vững trãi.
Bây giờ xe qua đèo khơng cịn phải về số, tăng ga, xe chạy ì ì, lốp xe
bám đá mặt đường nổ rôm rốp như xưa nữa; xe chạy bon bon qua đèo,
qua dốc, qua suối mà người trên xe khơng phải bân tâm về con đường
phía dưới. Có lúc tôi bất chợt nghĩ tụi trẻ bấy giờ chắc chẳng ai có thể
biết được đường vào Sơng mã phải đi qua bao nhiêu con suối chứ tầm
tuổi tôi ai không biết hành trình vào Sơng Mã phải qua hơn hai chục con
suối lớn nhỏ. Cịn bọn tơi hồi xưa thì đều biết cả vì mỗi khi đi qua một
con suối hành khách lại tự nhủ “lại qua được một con suối nưã rồi”. Có
những con suối nước chảy xiết hành khách trên xe phải xuống xe để lội
qua suối. Có khi nước sâu còn bị ướt hết cả quần áo. Bây giờ ngồi nghĩ
lại nhiều người chắc vẫn còn thấy kinh...Ấy đấy, nhớ về chuyện xưa mà
giờ đây lại thấy yêu những cây cầu quá! Bao nhiêu con suối là bấy nhiêu
những cây cầu đó. Cầu lớn cầu nhỏ rồi cống to cống nhỏ, cầu và cống làn
con đường êm ái q đi. Vì thế đường vào Sơng Mã hơm nay có ai cịn
nhớ có bao nhiêu con suối và bao nhiêu cây cầu được xây dựng? Với
riêng tơi, tơi lại quen, lại nhớ những cây cầu vì đó là một hình ảnh cho


thấy sự đổi thay của vùng đất biên cương này. Và cũng thật bất ngờ là
bên cạnh những cây cầu quen thuộc được bắc qua những dịng suối nhỏ
tơi lại được nhìn thấy hai cây cầu bắc qua dịng sơng Mã. Hai cây cầu to
rộng, lí trình hàng trăm mét, cao sừng sững so với mặt sông. Từ lâu rồi
người ta vẫn nhắc đến sự oai hùng của dịng sơng mã. Hơm nay, nhìn
những cây cầy ấy tôi lại thấy nét oai hùng của con người nơi dịng sơng
Mã đi qua. Cịn nhớ hồi ta đánh Pháp ở Điên Biên, đoàn người vận tải
cũng phải đi qua dịng sơng Mã. Xe thồ, người gánh đi qua cầu mà thấy
sợ. Dịng sơng đầu nguồn nước chảy xiết, cầu thì yếu, đứt rồi lại nối. Lại
nghĩ, có ai trong số những con người đó mơ đến một cây cầu có dáng
đứng hơm nay? Có thể họ khơng mơ nhưng chính họ đã góp cơng để làm
nên những cây cầu này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Điện Biên, được hợp sức bởi nhiều chi lưu và vô vàn con suối nhỏ sông
Mã chảy xiết, nhiều nghềnh thác dưới đáy sông mà nghe sơng mã vẫn
hiền hịa q. Sự hiền hịa ấy được người ta cảm nhận ở những gì người
ta bắt gặp bên bờ sơng. Nếu như dịng sơng Đà chảy luồn dưới chân
những núi đá vơi thì sơng Mã (đoạn chảy trên địa phận huyện sông Mã)
lại chảy giữa vùng thung lũng ven sông. Hai bên sông, triền đồi thoai
thoải, đất mở ra từ bờ sông lên đến chân núi có chỗ vài km. Vì vậy đâu
đó bên sơng là những cánh đồng ruộng bậc thang trải rộng, những chiền
nhãn ngút ngàn. Có ai đó đã từng nói: “Tơi thường nao lịng khi đứng
trước một dịng sơng”. Sơng Mã khơng chỉ là dịng sơng dữ dằn như
nhười ta vẫn thường nghĩ sơng Mã cịn là dịng sơng rất đỗi hiền hịa,
thân thương như dịng sơng trong kí ức của mỗi con người.Với tơi, trong
chuyến hành trình trở lại sơng mã hơm nay dịng sơng ấy thân thương
biết nhường nào. Sơng Mã bồi đắp phù sa cho cây cối tốt tươi, sông mã
đã được nối nhịp bờ vui bởi nhưng cây cầu.


Bờ bên kia sông mã, một con đường nhựa từ xã Mường Hung lên đến


Huổi Một đã hoàn thành mấy năm nay. Con đường tuy nhỏ, còn uốn
lượn, lên xuống theo những chiền đồi nhưng cùng với quốc lộ 4G nó đã
góp phần thúc đẩy vùng kinh tế bên bờ tây sông Mã. Rồi mai đây những
bản như bản Cún - bản tái định cư của dân vùng lòng hồ thủy điện Sơn
La- sẽ thành trung tâm thị tứ. Những sản phẩm ngơ sắn của nhưng triền
đồi đã có ơtơ đến tận nơi chun chở. Khơng cịn cảnh kéo bè lúa, bè ngô
qua sông như chục năm về trước. Cũng khơng cịn cảnh bà con nơng dân
sau khi thu hoạch phải bán rẻ sản phẩm của mình cho thương lái vì
đường khơng có, vận chuyển tốn kém nữa. Thế mới hiểu cách dùng từ
ngữ của cha ông ta đúng đến nhường nào: “con đường huyết mạch”. Con
đường trên mỗi mảnh đất ta đi qua như mạch máu trong cơ thể. Khơng
có mạch máu hoặc mạch máu yếu thì cơ thể ta sẽ ra sao? Hai con đường
hai bên bờ sông mã như hai bánh xe, hai cánh lái đưa Sông Mã bay cao
bay xa trong hành trình xây dựng, đổi mới quê hương.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

với sức dân nhưng con đường vắt qua lưng núi, qua nương rãy cũng mở
ra, xe máy có thể đi đến tận nơi trồng ngơ lúa. Cũng như đường, ở các xã
vùng khó khăn nhất thì các yếu tố trường, trạm và điện đã đủ cả rồi.Thế
là mơ ước ai cũng có cơm ăn áo mặc ai cũng được học hành của Bác Hồ
đã được thực hiện. Ở những nơi xa xôi nhất các em bé tuổi mẫu giáo
được đến trường, người ốm có thuốc chữa bệnh, người dân hầu hết no đủ
vì có cây ngô, cây sắn cao sản do nhà nước cấp phát hoăc hỗ trợ giống.
Sự đổi thay của Sông Mã hôm nay không chỉ là sự đổi thay, xây dựng
các công trình mà sự đổi thay từ chính chất lượng cuộc sống của người
dân vùng Sơng Mã thân u.


Khi nói về những cơng trình ta hay nhắc đến những cơng trình 135
như con đường, trường học, trạm y tế.Và lần này trở lại Sông Mã sau
một số ngày rong ruổi tôi lại có thêm những phát hiện mới về những con
rắn nước khổng lồ. Nói là rắn vì nó bị ngoằn ngoèo, ngang dọc, thượt


lượt trên vách núi, sườn đồi, phơi cái bụng màu tro xám. Trơng xa khơng
ít người băn khoăn tự hỏi:


- Cái gì ki?


- Ồ đó là những con rắn nước- những người dân vui vẻ trả lời.
Họ vui vẻ quá bởi ở vùng cao nước bao giờ cũng quan trọng và quý giá.
Xưa kia nước được chảy tự do theo sông suối. Mùa mưa nước chảy thành
lũ, đến mùa khơ lại thiếu nước. Khơng có nước sản xuất đã đành, nước
sinh hoạt cũng thiếu luôn. Người dân vùng cao thiếu nước tự mn đời.
Hình ảnh người dân vùng cao với những gùi săn, gùi ngô, gùi nước ở sau
lưng được người dân vùng xuôi nhớ đến. Ấy vậy mà đến hơm nay chính
những người dân vùng cao Sông Mã lại không biết đến những gùi nước
bởi một phần là có những con rắn nước đấy thôi. Những con rắn nước
được làm bằng trụ bê tông, đôi khi được xây bằng gạch. Khi qua các khe
núi “con rắn” được tiếp nối bằng những trụ bê tông rỗng. Nước từ nguồn
chảy vào những con rắn này không bị rị rỉ nhiều, nước chảy đi mn
nơi. Những cánh đồng chênh chếch cao, về mùa khô lúa vẫn đơm bơng
vì có nước chảy về. Các kĩ sư đã tính tốn cả rồi, nước có thể chảy từ
một con suối đến những thửa ruộng cách đó vài cây số, thậm chí vài chục
cây số. Thế là mùa mưa được được dành cho mùa khô trồng cấy và phát
điện.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

lại khá bằng phẳng người dân biến thành sân vận động! Thế mới biết sức
con người lớn lao đến nhường nào! Xưa kia cha ông ta ca ngợi sức con
người có thể “nghiêng đồng đổ nước ra sơng” thì nay ở miền cao Tây
Bắc này ta lại thấy sức con người có thể “Chặn dịng làm nước chảy lên
non”. Chính những việc làm kì diệu đó mà hàng năm những cánh đồng
ruộng bậc thang cho thêm nhiều lúa gạo, những bản mường bừng sáng
ánh điện đêm đêm, nhà nhà đều có quạt điện, tivi. Thế mới biết cuộc


sống của người đã thật sự đã thay đổi rất nhiều nhờ những “con rắn nước
khổng lồ”.


TÌNH NGƯỜI SƠNG MÃ


Về Sơng Mã hơm nay, có lẽ tơi đã q đắm say cảnh đổi mới của núi
rừng Tây Bắc. Tự hào quá đi, những con người đã làm thay đổi mảnh đất
này. Họ là ai? Họ là những mế già gùi lúa trên nương, là những em nhỏ
chăn trâu ngoài bãi; là cô giáo nhỏ, là anh chiến sĩ vùng biên; họ là người
vợ đảm đang hay người chồng quyết đoán. Dù là ai họ cũng đã và đang
góp phần nhỏ bé vào sự đổi mới của Sơng Mã hơm nay.


Cảnh thì mới người thì xưa, nay gặp lại trong lịng dâng lên một cảm
giác ấm áp vô cùng. Vẫn là cái cảm giác gần gũi nghĩa tình của các dân
tộc tộc Tây Bắc nói chung và nhân dân Sơng Mã nói riêng. Lần này trở
lại vừa là thăm lại mảnh đất xưa vừa muốn gặp lại những người bạn xưa
đã cùng nhau công tác. Người ban mà tôi gặp lại đầu tiên là một anh cán
bộ thương nghiệp nghỉ chế độ mất sức. Anh đón tơi ở cổng với cái bắt
tay thật chặt. Tôi nhận ra anh đã thay đổi thật nhiều. Thời gian đã nhuộm
màu mái tóc. Nhưng dưới chiếc mũ lồi bạc phếch là vầng trán cao và mái
tóc quăn rậm rạp. Ơng bạn của tơi hơm nay trơng có vẻ phong trần đấy.
Nhất là bàn tay anh, khơng phải là bàn tay anh phát gạo thu tem phiếu
ngày xưa mà là một bàn tay to, thô kệch và rám nắng của một anh nông
dân thực thụ. Anh là một chủ trang trại ba ba to vào lại nhất nhì huyện
sơng Mã.


- Tất cả hơn ba nghìn m2 mặt ao tất cả. Ao liền ao, bãi liền bãi, ơng
có thích khơng?”- Ơng bạn hồ hởi nói .


Thích thì thích thật, tơi thích cái mầu xanh biếc của bèo cái nổi trên


mặt ao, thỉnh thoảng vài bông hoa mầu tim tím đua chen. Nhưng tơi
mừng cho anh nhiều hơn bởi sau rất nhiều năm bươn chải anh đã có cơ
ngơi như ngày hôm nay. Sau khi chỉ cho tôi cơ ngơi của mình anh dẫn tơi
vào nhà. Chúng tơi khơng đi lên nhà trên mà rẽ xuông khu bếp. Vợ anh,
người thái bản địa mang ghế cho tôi cho tôi ngồi, chị vẫn ngồi tắng như
mọi khi. Xoa xoa hai bàn tay vào nhau, nụ cười thân thiết, vẫn câu nói
nửa khách sáo nửa thân tình như mấy chục năm về trước, chị hỏi:


- Thật vui quá, lại được anh lên chơi, anh có nhớ đường vào được đây
khơng đấy”


Tơi nói:


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Câu trả lời của tơi một nửa là đùa một nửa là sự thật. Bởi dạo trước, là
bạn anh tôi thường được chị làm cho những món ăn tơi thích. Thích nhất
là món cà pháo chấm pà mẳn ăn ghém với các loại rau rừng. Cà bổ tư
ngâm độ vài chục phút cho hết hăng, đem bỏ ra đĩa; pà mẳm đun lên đổ
ra bát trộn ít ớt ngâm chua. Món ăn đạm bạc mà sao đưa cơm xơi đến
vậy. Cà giịn, ngọt thêm chút mặn môi, cay cay chua chua của pà mẳm
làm mọi người ưa thích. Hơm nào tươm hơn, có chút thịt chị thường làm
món thịt băm gói lá. Dù là hấp hay nướng món này đều ngon bởi cái ngọt
của thịt, vị thơm của mắc khén, của rau cải, rau thơm như quện vào nhau.
Ngọt, mặn, thơm, béo, bùi, bằng ấy vị làm cho mâm rượu con con của
chúng tôi hồi ấy đủ đầy...


Hôm nay trở lại chị làm rất nhiều món trong đó có cả các món tơi
thích, thêm vài non bia vài non nước ngọt cho bọn trẻ. Tôi với anh vẫn
ngồi với anh như thuở trước nhưng hôm nay với tâm thế của người trở lại
tôi như thấy dâng lên trong lịng tình cảm ấm áp của những người bạn cũ
và hơn thế là cái tình của người miền xuôi tôi lại được chiêm ngưỡng,


được thưởng thức cái tình, cái nét đẹp của người miền núi Sơng mã hôm
nay.


Buổi tối tháng tư hanh vàng nhưng xe lạnh. Vầng trăng non đầu tháng
lấp ló bên cành tre trước nhà, thú giang hồ nổi lên, tôi quốc bộ dạo chơi.
Tám giờ ba mươi phút tối hàng quán ở thị trấn Sơng Mã chưa đóng cửa,
khách khứa vẫn tấp nập ra vào. Những chiếc xe tải vẫn lùi lũi cào đường
quanh ra cua vào ở đoạn đường ra cầu cứng. Bước vội kẻo va vào những
chiêc xe tải khổng lồ tôi đến đứng bên lan can cầu. Ở đây mà nhìn xuống
dưới, lên trên, dịng sơng mã uốn lượn, chảy trơi, im lìm và tối sẫm như
chiều dài và sự bí ẩn mà tạo hóa ban cho nó. Cịn hai bên bờ sơng tơi
nhìn thấy biết bao nhiêu nhà cửa với những ô cửa điện sáng như sao. Ở
một vài chỗ ánh điện xịa xuống dịng sơng tạo thành những khoảng sáng
láp lống, lấp lống. Tơi thấy u những khoảng sáng ấy bởi nó là hình
ảnh biểu trưng cho một huyện sông Mã đang trên đà phát triển đi lên
ngày một mạnh giàu, xứng đáng với một huyện vùng cao được mang tên
dịng sơng Mã oai hùng của tổ quốc Việt nam.


</div>

<!--links-->

×