Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Huong dan thuc hien mot so nhiem vu CMTH nam hoc2013 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.82 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

UBND HUYỆN LỘC HÀ
<b>PHÒNG GD&ĐT</b>
Số: /PGD&ĐT


V/v hướng dẫn thực hiện một số nhiệm
vụ CMTH năm học 2013 - 2014


<b>CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM</b>

<b>Độc lập - Tự do - Hạnh phúc</b>



<i>Lộc Hà, ngày 09 tháng 9 năm 2013</i>

Kính gửi: Hiệu trưởng các trường Tiểu học.



Căn cứ vào Công văn số 5478/BGDĐT-GDTH ngày 08/8/2013 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo và Công văn số 1036/SGDĐT-GDTH ngày 09/9/2013 của Sở GD&ĐT Hà
Tĩnh về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Tiểu học năm học 2013-2014, nay
Phòng hướng dẫn thêm một số nội dung sau:


<b>I. Một số nhiệm vụ chuyên môn trọng tâm</b>
<i><b>1. Về tổ chức học 2 buổi/ngày</b></i>


- Triển khai thực hiện nghiêm túc việc học 2 buổi/ngày, học tăng buổi theo các
văn bản chỉ đạo của Bộ, của Sở và của Phòng đã gửi các trường, giao quyền cho hiệu
trưởng nhà trường điều chỉnh thời khóa biểu sao cho phù hợp với đặc điểm tình hình của
đơn vị để tổ chức thực hiện có hiệu quả.


- Về nội dung chương trình dạy buổi 2 chủ yếu tập trung vào việc rèn luyện kĩ
năng, luyện tập thực hành, tổ chức HS tham gia các hoạt động thực tế tại địa phương;
hoạt động ngoại khóa, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, câu lạc bộ, bồi dưỡng học
sinh giỏi, học sinh có năng khiếu và phụ đạo học sinh yếu kém. Tránh việc áp đặt, dạy
trùng lặp kiến thức buổi sáng, tăng nội dung và thời gian học tập gây tâm lý nặng nề,


khơng có hiệu quả cho học sinh.


- Động viên phụ huynh, cộng đồng, đầu tư, đóng góp nhân lực, trí lực, tài lực để
thực hiện giáo dục toàn diện cho học sinh trong hoạt động tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.


<i>Lưu ý: Để việc dạy học buổi 2 có hiệu quả, Phịng chỉ đạo thống nhất tất cả các</i>
<i>trường cho học sinh mỗi em sử dụng một bộ tài liệu Bài tập thực hành Toán, Tiếng Việt</i>
<i>của Nhà xuất bản giáo dục ban hành.</i>


<i><b>2. Về tổ chức bán trú </b></i>


Phòng chỉ đạo 4 đơn vị (Thạch Châu, Hộ Độ, Thạch Bằng và Thịnh Lộc) thực
hiện bán trú cho học sinh; các đơn vị sớm có kế hoạch tham mưu tích cực với địa phương
và hội cha mẹ học sinh để tổ chức tốt công tác ăn bán trú cho học sinh nhằm nâng cao
chất lượng học tập và đảm bảo sức khoẻ tốt hơn cho học sinh. Khuyến khích các đơn vị
khác nếu thấy đủ điều kiện thì tổ chức bán trú cho học sinh ở một số khối lớp.


<i><b>3. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh</b></i>


Các trường cần tăng cường công tác giáo dục đạo đức, lối sống, giá trị sống và kĩ
năng sống cho học sinh thông qua môn học, các hoạt động ngoại khố, hoạt động ngồi
giờ lên lớp, tham quan dã ngoại.


<i>Lưu ý: Phòng chỉ đạo thống nhất tất cả các trường cho học sinh sử dụng mỗi em</i>
<i>một cuốn tài liệu Thực hành giáo dục kĩ năng sống cho học sinh của Nhà xuất bản giáo</i>
<i>dục ban hành.</i>


<i><b>4. Thực hiện chương trình thí điểm</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Bằng, phương pháp “Bàn tay nặn bột” tại trường TH Hộ Độ để đúc rút kinh nghiệm, kế


hoạch sẽ tổ chức thực hiện trên diện rộng trong những năm học tiếp theo.


<i><b>5. Phong trào “Giữ vở sạch – Viết chữ đẹp”, thi “Văn hay – Chữ đẹp” </b></i>


- Thực hiện theo Công văn 1263/SGD&ĐT-GDTH ngày 16/10/2007 về một số quy
định, đánh giá, xếp loại VSCĐ; Công văn 1104/SGD&ĐT-GDTH ngày 21/9/2010 về
việc hướng dẫn kiểm tra đánh giá phong trào “Giữ vở sạch – Viết <i>chữ đẹp” của Sở</i>
GD&ĐT Hà Tĩnh.


- Tổ chức thi viết chữ đẹp cho học sinh, giáo viên tồn trường theo định kì 4
bài/năm học (thống nhất giấy thi theo mẫu của Sở, mỗi bài kiểm tra 1.000 đồng, đề bài do
Sở GD&ĐT quy định).


- Toàn bộ bài kiểm tra chữ viết của học sinh được lưu giữ thường xuyên trong hồ
sơ VSCĐ của nhà trường để xuất trình trong các đợt kiểm tra đánh giá phong trào VSCĐ.


- Trong năm học, Phòng sẽ tổ chức kiểm tra hồ sơ VSCĐ tại các trường để đánh
giá để đánh giá, xếp loại cá nhân, tập thể.


- Tổ chức thi “Văn hay – Chữ đẹp” cho học sinh lớp 3, 4, 5 thi Viết chữ đẹp cho
học sinh lớp 1,2.


<i><b>6. Về công tác phổ cập GDTH ĐĐT</b></i>


Các trường căn cứ Thông tư số 36/2009/TT-BGDĐT ngày 04/12/2009 ban hành
Quy định kiểm tra, công nhận Phổ cập giáo dục tiểu học và Phổ cập giáo dục tiểu học
đúng độ tuổi, thực hiện tốt các nội dung sau:


- Tự kiểm tra, đánh giá theo các điều kiện, tiêu chuẩn phổ cập GDTH đúng độ tuổi
Mức độ 2 của đơn vị một cách thực chất; tìm các giải pháp tích cực để phấn đấu đạt


Chuẩn PCGDTHĐĐT Mức độ 2 theo kế hoạch đề ra. Rà soát, đánh giá lại tiêu chuẩn Phổ
cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2 (quy định tại Điều 7 của Thông tư số
36/2009/TT-BGDĐT ngày 04/12/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo).


- Kế hoạch kiểm tra, đánh giá công tác phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo
dục tiểu học đúng độ tuổi năm 2013 thực hiện theo Công văn số 741/SGDĐT-GDTH
ngày 29/7/2011 của Sở Giáo dục và Đào tạo.


- Nhập “Hồ sơ trường Tiểu học đầu năm” và “Phần mềm quản lí số liệu phổ cập
GDTH” thực hiện theo Cơng văn số 1134/SGDĐT-GDTH ngày 28/8/2012 của Sở Giáo
dục và Đào tạo; Soát xét, đánh giá phổ cập GDTH đúng độ tuổi theo công văn
1030/SGDĐT-GDTH ngày 06/9/2013 của Sở GD&ĐT.


- Có đầy đủ hồ sơ phổ cập theo quy định và các văn bản chỉ đạo của cấp trên.
- Phối hợp với trường MN, THCS điều tra số liệu chính xác, tổng hợp vào các biểu
mẫu và nhập dữ liệu vào máy vi tính.


- Thực hiện tốt cơng tác phụ đạo học sinh yếu kém, xóa tình trạng học sinh ngồi
nhầm lớp; duy trì sĩ số, vận động học sinh bỏ học trở lại trường để nâng cao chất lượng
PC GDTH.


- Ngành sẽ thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, công nhận lại các đơn vị đã đạt
chuẩn PCGDTH đúng độ tuổi để đảm bảo phản ánh đúng tình hình thực tế; xây dựng kế
hoạch duy trì đạt chuẩn vững chắc và phấn đấu đạt chuẩn Mức độ 2.


<i><b>7. Về công tác xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

trường đạt chuẩn quốc gia phải gắn với xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
Trên cơ sở đánh giá thực chất chất lượng của nhà trường tập trung xây dựng kế hoạch,
tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương tiến hành củng cố, tu sửa, xây mới CSVC,


cảnh quan sư phạm trên cơ sở quy hoạch chi tiết trong khuôn viên nhà trường. Chú trọng
bổ sung phòng học Tiếng Anh, nhà học đa năng, nâng cấp sân chơi bãi tập,... Đặc biệt,
tập trung vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện để phấn đấu đạt chuẩn một
cách vững chắc.


- Phòng chỉ đạo các trường TH Hồng Lộc, Thạch Mỹ phấn đấu đạt chuẩn mức độ
2. Đối với các trường đã đạt chuẩn quốc gia được 5 năm, tiến hành tự kiểm tra, đánh giá
và lập kế hoạch xây dựng để nâng cao chất lượng các tiêu chuẩn và phấn đấu giữ vững
danh hiệu trường đạt chuẩn quốc gia: TH Bình Lộc (MĐ1), Thạch Kim, An Lộc, Hậu Lộc
(MĐ2). Các trường hồn thành Tờ trình gửi về Phịng trước ngày 25/9/2013.


<i><b>8. Công tác kiểm tra nội bộ nhà trường và hoạt dộng của tổ khối chuyên môn</b></i>


<i>8.1. Thành lập ban kiểm tra nội bộ trường học</i>


- Nhà trường thành lập ban kiểm tra nội bộ trường học, thành phần gồm hiệu
trưởng (trưởng ban), phó hiệu trưởng (phó ban), CTCĐ (phó ban), các thành viên là Bí
thư chi Đồn, Tổng phụ trách Đội và các tổ trưởng tổ chuyên môn.


- Phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên trong ban kiểm tra, hàng tháng
có kế hoạch cụ thể và có sơ kết đánh giá kết quả hoạt động của nhà trường.


- Hồ sơ gồm: Quyết định thành lập Ban kiểm tra nội bộ trường học, sổ kế hoạch,
sổ biên bản, hồ sơ thanh tra chuyên môn, bản đánh giá xếp loại viên chức hàng năm
(phiếu đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên TH).


<i>8.2. Hoạt động của Ban kiểm tra nội bộ</i>


- Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ nhà trường theo năm, học kì, tháng, tuần.
- Quán triệt đấy đủ tinh thần chỉ đạo của Bộ, Sở, Phòng về thực hiện nhiệm vụ


năm học.


- Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn, chương trình thời khóa biểu, sử
dụng trang thiết bị dạy học,…


<i>8.3. Hoạt động tổ chuyên môn</i>


- Xây dựng kế hoạch chuyên môn của năm, tháng, tuần phù hợp với đặc điểm, tình
hình thực tế của đơn vị mình. Tổ chức cho giáo viên đăng kí nội dung cần bồi dưỡng, chủ
động xây dựng kế hoạch chuyên môn, kế hoạch bồi dưỡng của tổ, xin ý kiến Ban giám
hiệu nhà trường về nội dung, con người, thời gian để tổ chức thực hiện.


- Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn được thể hiện bằng các việc làm cụ thể, thiết
thực như thăm lớp dự giờ lẫn nhau, đặc biệt là tổ chức dạy thể nghiệm, đánh giá giờ dạy
theo hình thức đã được tiếp thu qua đợt tập huấn, … Tổ chức chuyên đề 2 lần/tháng.


<i><b>9. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh</b></i>


Thực hiện theo Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT ngày 27/10/2010 của Bộ
GD&ĐT ban hành Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học và Công văn số
717/BGDĐT-GDTH ngày 11/02/2010 hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Thông
tư số 32/2009/TT-BGDĐT. Và thực hiện đánh giá học sinh lớp 1, học sinh học chương
trình VNEN theo hướng dẫn của bộ GD&ĐT.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i><b>1. Về công tác tổ chức bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ</b></i>


- Tổ chức thực hiện có hiệu quả nội dung các cuộc vận động, các phong trào thi
đua đã được tổng kết, xem đây là những hoạt động thường niên trong các nhà trường.


- Tăng cường cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng, nhận thức các vấn đề về xã hội


cho đội ngũ CNGV, nhân viên.


- Trong năm học, các trường cần tổ chức khảo sát, phân loại giáo viên và có kế
hoạch bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ một cách thiết thực, hiệu quả. Thường
xuyên tổ chức cho giáo viên nghiên cứu các tài liệu về chuyên môn: nội dung sách giáo
khoa từ lớp 1 đến lớp 5, các tài liệu nâng cao: giải các bài tốn khó, viết các bài văn hay,


- Các cụm chuyên môn và các trường cần xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cụ thể cho
đơn vị của mình.


- Ngồi ra, các trường cần qn triệt giáo viên có kế hoạch tự học tự bồi dưỡng,
nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân.


- Tổ chức và tham gia phong trào nghiên cứu khoa học, viết SKKN, viết bài trên
các tạp chí.


- Tổ chức thi và chọn cơng nhận giáo viên giỏi trường. Có kế hoạch bồi dưỡng
giáo viên của trường mình tham gia thi giáo viên giáo viên chủ nhiệm giỏi, cán bộ thư
viện giỏi trong năm học 2013 -2014.


<i><b>2. Công tác phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh có năng khiếu</b></i>


Các trường, các cụm chuyên môn qua các ngày lễ lớn, hay cuối kỳ, cuối năm cần
tổ chức các hoạt động để bồi dưỡng phát triển năng lực học sinh thông qua các hình thức:
Rung chng vàng; Trạng ngun nhỏ tuổi; Liên hoan tiếng hát dân ca; Giao lưu tìm hiểu
An tồn giao thơng; Rung chng vàng; Giao lưu Tốn tuổi thơ; Olympic Tiếng Anh,
giải toán qua mạng Intrnet; các môn thể dục, thể thao,...


<i><b>3. Công tác phụ đạo học sinh yếu kém</b></i>



Căn cứ vào kết quả bàn giao chất lượng học sinh từ lớp dưới lên lớp trên và kết
quả khảo sát chất lượng đầu năm, giáo viên cần phân loại học sinh, xây dựng kế hoạch
phụ đạo, tích cực phụ đạo thêm kiến thức cho các em để sớm xóa dần số học sinh yếu
kém. Phịng sẽ tổ chức kiểm tra học sinh yếu kém 2 đợt/năm học.


<i><b>4. Công tác bàn giao chất lượng HS từ lớp dưới lên lớp trên</b></i>


Thực hiện theo Công văn số 455/SGD&ĐT-GDTH ngày 19/4/2010 của Sở và các
văn bản hướng dẫn của Phòng.


<i><b>5. Thực hiện nghiêm túc việc đánh giá cán bộ quản lý, giáo viên theo Chuẩn </b></i>


<b>-</b> Đối với việc đánh giá, xếp loại giáo viên: Tiếp tục chỉ đạo các trường nghiên cứu
kỹ Công văn số 616/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 05/ 02/2010 về việc hướng dẫn đánh
giá, xếp loại giáo viên tiểu học theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT để thực hiện
đúng quy trình và tổ chức đánh giá, xếp loại nghiêm túc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

xếp loại phó hiệu trưởng các trường mầm non, phổ thơng và phó giám đốc Trung tâm
GDTX.


<i><b>6. Các cuộc thi, kì thi trong năm học:</b></i>


- Tham gia tốt các cuộc thi do Bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức.


- Thi “Văn hay - Chữ đẹp” cho HS lớp 3,4, 5 (cấp huyện vào tháng 3/2014).


- Tổ chức Giao lưu Toán tuổi thơ cho học sinh lớp 5 cấp trường, cấp huyện, cấp
tỉnh và cấp Quốc gia (cấp huyện tháng 2/2014 tỉnh vào tháng 3/2014).



- Thi cán bộ Thư viện giỏi tiểu học cấp huyện và cấp tỉnh.


- Tổ chức thi giáo viên dạy giỏi Tiếng Anh tiểu học cấp huyện và cấp tỉnh (cấp
huyện tháng 12/2013 cấp tỉnh vào tháng 2/2014).


- Thi ATGT Tiểu học cấp huyện và cấp tỉnh (Theo kế hoạch của Sở GD&ĐT).
- Thi giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp huyện.


<b>III. Chế độ hội họp, thông tin, báo cáo về chuyên môn:</b>


- Tổ chức họp chuyên môn 2 tháng/1 lần (vào đầu tháng, sau thời gian họp Hiệu
trưởng).


- Các Phó hiệu trưởng báo cáo về các hoạt động chuyên môn trong tháng và kế
hoạch chuyên môn trong tháng tiếp theo của đơn vị mình vào ngày 26 hàng tháng.


- Chế độ thông tin báo cáo của các trường được Phịng đưa vào đánh giá thi đua
cuối kì, cuối năm.


Trên đây là một số nội dung trọng tâm trong việc tổ chức các hoạt động chuyên
môn ở bậc Tiểu học, những nội dung khác các trường nghiên cứu kĩ Công văn số
1036/SGDĐT-GDTH ngày 09/9/2013 của Sở GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện
nhiệm vụ năm học 2013 - 2014 cấp tiểu học, Phòng yêu cầu các trường tổ chức thực hiện
nghiêm túc, hiệu quả; trong q trình tổ chức thực hiện có gì vướng mắc liên hệ qua bộ
phận chuyên môn tiểu học để được tư vấn, giải đáp./.


<i><b>Nơi nhận:</b></i>


- Như trên;
- Lưu VT.



<b>KT. TRƯỞNG PHỊNG</b>


<b>PHĨ TRƯỞNG PHỊNG</b>



</div>

<!--links-->

×