Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

Hướng dẫn học sinh lớp 4,5 cảm thụ thơ thông qua phân môn tập đọc luận văn tốt nghiệp đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (536.95 KB, 96 trang )

Trờng đại học vinh
Khoa giáo dục
-------***-------

Phạm thị yến

Hớng dẫn học sinh lớp 4,5 cảm thụ thơ
thông qua phân môn Tập đọc

Khoá luận tốt nghiệp đại học
ngành giáo dục tiểu học


Vinh 2011

Trờng đại học vinh
Khoa giáo dục
-------***-------

Hớng dẫn học sinh lớp 4,5 cảm thụ thơ
thông qua phân môn Tập đọc

Khoá luận tốt nghiệp đại học
ngành giáo dục tiểu học

Giáo viên hớng dẫn: Ts. Chu thị hà thanh
Sinh viên thực hiện: phạm thị yến
Sinh viên lớp:

48A1 Tiểu học


2


Vinh – 2011

3


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian làm đề tài khóa luận tốt nghiệp, vì đây là đề tài
mới mẻ lại ít kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học nên em đã nhận được
nhiều sự giúp đỡ và quan tâm để hoàn thành đề tài.
Trước hết, em xin chân thành cảm ơn ban chủ nhiệm Khoa Giáo
Dục, các thầy cô giáo trong Khoa cùng như tồn thể thầy cơ ở các khoa
dạy các mơn đại cương đã nhiệt tình dạy dỗ, tạo điều kiện cho em được học
tập tốt trong suốt khóa học.
Và đặc biệt, em xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn
khoa họcTS.Chu Thị Hà Thanh đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo em
trong suốt quá trình thực hiện làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
Nhân đây, cho em gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè em đã, động
viên và tạo điều kiện để em hoàn thành tốt đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Vinh, ngày tháng 05 năm 2011
Sinh viên
Phạm Thị Yến

4


MC LC

Trang
Khoá luận tốt nghiệp đại học...........................................................................................1
Vinh 2011............................................................................................................................2
Khoá luận tốt nghiệp đại học...........................................................................................2
Vinh 2011............................................................................................................................3
LI CM N.............................................................................................................................4

5


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, Đảng và nhà nước không ngừng đặt lên vai
ngành giáo dục yêu cầu về một nguồn nhân lực có bản lĩnh, có năng lực, chủ
động, sáng tạo, dám nghĩ, giám làm thích ứng với mọi yêu cầu của thực tiễn
ln phát triển. Điều đó địi hỏi ngành giáo dục phải thay đổi nội dung và
phương pháp dạy học một cách hợp lý. Trong Luật giáo dục, khoản 2, Điều
28 đã ghi: “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự
giác, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn
học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức
vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập
cho học sinh [20,23]. Để thực hiện được mục tiêu này, chúng ta phải bắt đầu
từ bậc Tiểu học. Vì đây được coi là bậc học nền tảng, tạo ra những cơ sở ban
đầu cho sự phát triển nhiều mặt và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, nhân cách…
thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để các em tiếp tục học ở những bậc học cao
hơn.
Cùng với những môn học khác môn Tiếng Việt trong nhà trường Tiểu
học cũng có những đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học một cách
sâu sắc và toàn diện nhằm nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt, đáp ứng
yêu cầu đổi mới trong phạm vi mơn học của mình. Tập đọc là một trong 7

phân mơn của chương trình Tiếng Việt ở bậc tiểu học. Đây là phân môn có vị
trí đặc biệt trong chương trình vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển
kỹ năng quan trọng hàng đầu cho trẻ Tiểu học. Mục đích của việc đọc là phải
hiểu những điều đã đọc được, kể cả những điều người viết muốn nói nhưng
khơng trực tiếp thể hiện qua câu chữ cụ thể của văn bản. Chỉ khi nào viêc đọc
đươc rèn luyện, phát triển thành năng lực đọc thì các em mới có thể nắm ngơn
ngữ như một cơng cụ để tư duy. Khi đó khả năng tiếp nhận của các em mới
được nâng cao dần. Các em biết tìm hiểu, đánh giá cuộc sống và các mối quan
hệ xung quanh mình. Đặc biệt, khi đọc các tác phẩm thơ các em không chỉ
6


được thức tỉnh về nhận thức mà còn rung động về tình cảm, nảy nở những
ước mơ tốt đẹp, khơi dậy năng lực hành động, sức mạnh sáng tạo. Chính nhờ
biết cách đọc và hiểu văn bản mà học sinh dần dần có khả năng đọc rộng để
tự học, tự bổ sung kiến thức mà cuộc sống của họ đòi hỏi và từ đó hình thành
thói quen, hứng thú với việc đọc việc tự học thường xuyên.
Nói một cách khác thông qua phân môn Tập đọc, học sinh Tiểu học có
thể cảm thụ được cái hay, cái đẹp, những giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của
những tác phẩm thơ, văn ở bài tập đọc. Tập đọc có vai trị quan trọng trong
việc cảm thụ thơ, hình thành và bồi dưỡng tình cảm, rung động và năng lực
cảm thụ thơ cho các em. Thế nhưng, việc dạy cảm thụ thơ trong phân môn Tập
đọc ở lớp 4, 5 chưa được chú trọng vì nhiều lí do: thời lượng một tiết tập đọc
ngắn, giáo viên chỉ tập trung rèn các em đọc trơi chảy và tìm hiểu nội dung bài
đọc. Mặt khác, giáo viên lớp 4, 5 dạy quá nhiều môn nên thiếu đầu tư cho việc
cảm thụ bài tập đọc mà bản thân sắp dạy. Học sinh hiện nay thích xem truyện
tranh hơn đọc các sách văn học thiếu nhi nên các em thiếu cái nền cơ bản khi
cảm nhận cái hay, cái đẹp của bài tập đọc... Chính vì thế, tiết tập đọc trở nên
khơ khan, nhàm chán và học sinh không phát huy được khả năng cảm thụ của
bản thân cũng như sẽ gặp khó khăn khi học tìm hiểu văn bản ở bậc THCS.

Xuất phát từ những lý do đó chúng tơi chọn đề tài: “ Hướng dẫn học sinh lớp
4,5 cảm thụ thơ thông qua phân môn Tập đọc” với mong muốn đưa ra được
những nội dung cụ thể giúp học sinh lớp 4,5 cảm thụ tốt tác phẩm thơ được học
và đọc.
2. Mục đích nghiên cứu
Nâng cao năng lực cảm thụ thơ cho học sinh lớp 4,5 thông qua phân
môn Tập đọc.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu.
Qúa trình dạy Tập đọc cho học sinh Tiểu học

7


3.2. Đối tượng nghiên cứu
Nội dung hướng dẫn học sinh lớp 4,5 cảm thụ thơ thông qua dạy Tập đọc.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu đưa ra được một số nội dung hướng dẫn học sinh lớp 4,5 cảm thụ
thơ dựa vào đặc trưng của phân môn Tập đọc và đặc điểm nhận thức của học
sinh thì có thể nâng cao được năng lực cảm thụ thơ nói riêng, văn học nói
chung cho học sinh.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn có liên quan tới đề tài.
- Đề xuất một số nội dung hướng dẫn học sinh lớp 4,5 cảm thụ thơ
thông qua phân môn Tập đọc.
- Thực nghiệm sư phạm
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp lý thuyết
Nghiên cứu các tài liệu liên quan nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
6.2. Phương pháp quan sát

Nhằm xây dựng cơ sở thực tiễn của đề tài
6.3. Phương pháp điều tra.
Nhằm xây dựng cơ sở thực tiễn và phát hiện ra một số nội dung hướng
dẫn học sinh cảm thụ thơ có hiệu quả
6.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Nhằm kiểm tra hiệu quả của các biện pháp đề xuất
7. Cấu trúc khóa luận
Khóa luận của chúng tơi gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Một số nội dung hướng dẫn học sinh lớp 4,5 cảm thụ thơ thông
qua phân môn tập đọc.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.

8


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Đọc là 1 kỹ năng quan trọng trong hoạt động giao tiếp hàng ngày là một
điều kiện để con người tiếp xúc với kho tàng tri thức của nhân loại, mở mang
và phát triển trí tuệ. Đối với học sinh Tiểu học điều này có ý nghĩa đặc biệt.
Hơn nữa, thơng qua q trình đọc các em biết yêu cái tốt, ghét cái xấu, biết
nhận xét đúng sai biết biến năng lực thành hành động. Đây cũng là một yếu tố
không nhỏ trong việc góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh
Tiểu học. Nhận thấy tầm quan trọng của việc này đã có rất nhiều nhà sư phạm
quan tâm, nghiên cứu. Mặc dù, mỗi tác giả tiếp cận vấn đề ở những khía cạnh
khác nhau, nhưng nhìn chung đều đưa ra những biện pháp để nâng cao năng
lực cảm thụ thơ văn cho các em. Cụ thể như sau:

1. Lê Phương Nga “ Dạy học Tập đọc ở Tiểu học” (NXB Giáo dục2002)
Tác giả đi sâu vào phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của dạy tập đọc,
đề ra các phương pháp và hình thức dạy học tích cực, hiệu quả nhằm nâng cao
chất lượng dạy học phân mơn Tập Đọc.
2. Hồng Hịa Bình “ Luyện tập cảm thụ văn học” (NXBGD-2001)
Cuốn sách gồm 2 phần:
Phần

đầu:

nêu

lên

một

số

vấn

đề

chung

về

cảm

thụ


văn học, đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực cảm thụ văn học
cho học sinh Tiểu học.
Phần còn lại tác giả đưa ra hệ thống các bài tập và đáp án gợi ý giúp
học sinh luyện tập nhằm nâng cao năng lực cảm thụ văn học của mình.
3. Nguyễn Trọng Hoàn “Rèn kỹ năng cảm thụ thơ văn cho học sinh
Tiểu học” (NXB Hà Nội-2002)

9


Cuốn sách gồm 3 phần:
- Phần một: Để có kỹ năng cảm thụ thơ văn. Nội dung của phần này
nêu một số yêu cầu và sự chuẩn bị đối với người cảm thụ văn học.
- Phần hai: Gợi ý cảm thụ thơ văn. Nêu một số phương hướng cảm thụ
thơ văn trong chương trình và sách giáo khoa Tiểu học.
- Phần ba: Bài viết tham khảo. Các bài thực hành cảm thụ thơ văn đã
được cảm thụ ở phần hai.
4. Trần Mạnh Hưởng Luyện tập về cảm thụ văn học ở Tiểu học”
(NXBGD-2001).
Cuốn sách gồm 3 phần:
- Phần một: Một số yêu cầu về rèn luyện cảm thụ văn học ở Tiểu học.
Phần này giúp học sinh nắm được những yêu cầu và biện pháp cụ thể rèn
luyện cảm thụ văn học.
- Phần hai: Bài tập về cảm thụ văn học ở Tiểu học
- Phần ba:Gợi ý giải đáp và tham khảo
5. Tạ Đức Hiền-TS.Nguyễn Việt Nga-TS.Phạm Minh Tú, “Đọc và cảm
thụ những bài thơ hay trong sách Tiếng Việt Tiểu học” (NXB Tổng Hợp
TP.Hồ Chí Minh-2009)
6. Bài viết “ Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh Tiểu
học, các dạng bài tập và những vấn đề cần lưu ý” của Lê Phương Nga, in trên

tạp chí giáo dục Tiểu học số 3/1998 đa đưa ra một số dạng bài tập cơ bản
nhằm nâng cao năng lực cảm thụ cho học sinh tiểu học.
Ngoài ra một số khóa luận của các anh chị khóa trước cũng đề cập đến
vấn đề này.
Qua việc tìm hiểu các tài liệu trên đây, chúng tôi nhận thấy: Các tác giả
đề cập tới việc nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh Tiểu học dưới
nhiều khía cạnh khác nhau nhưng đều thống nhất ở việc khẳng định vai trò
của nâng cao năng lực cảm thụ thơ văn cho các em thông qua một số biện
pháp cụ thể nhất là thông qua phân môn Tập đọc. Như vậy nâng cao năng lực
cảm thụ văn học không phải là vấn đề mới nhưng hướng dẫn học sinh cảm thụ
10


thơ là vấn đề mới và chưa có tài liệu nào đi sâu nghiên cứu. Chính vì vậy, trên
cơ sở kế thừa và phát huy những thành tựu có trước chúng tôi xin đề xuất một
số nội dung hướng dẫn học sinh cảm thụ thơ cho học sinh lớp 4,5 thông qua
phân môn Tập đọc.
1.1.2. Tác phẩm văn học và sự cảm thụ tác phẩm văn học của học sinh Tiểu
học
1.1.2.1. Tác phẩm văn học
Tác phẩm văn học là những sáng tác cụ thể, hồn chỉnh và có ý nghĩa.
Nó là những cơng trình nghệ thuật ngơn từ do cá nhân hoặc tập thể sáng tạo,
nhằm thể hiện cuộc sống con người, biểu hiện tâm tư tình cảm, thái độ của
chủ thể trước thực tại.
Các tác phẩm văn học có dung lượng khác nhau và có thể chia thành:
Tác phẩm tự sự và tác phẩm trữ tình. Mỗi tác phẩm văn học là một hệ thống
phức tạp bao gồm nhiều yếu tố như chủ đề, tư tưởng, kết cấu, ngôn ngữ, hình
tượng. Ở những tác phẩm có giá trị, sự kết hợp hài hòa và tác động qua lại
giữa các yếu tố ấy khiến tác phẩm trở thành một chỉnh thể nghệ thuật mang
tính thống nhất, hữu cơ, biện chứng giữa nội dung tác phẩm và hình thức

nghệ thuật.
Nội dung của tác phẩm là một chỉnh thể thống nhất giữa yếu tố chủ
quan và khách quan, giữa tư tưởng, tình cảm mà tác giả muốn gửi gắm vào
tác phẩm với những sự vật, sự việc hiện tượng khái quát, tái hiện trong tác
phẩm đó.
Con người với những tư tưởng, tình cảm, tâm hồn của mình là đối
tượng chủ yếu của các tác phẩm văn học. Dù nhà văn quan tâm miêu tả một
sự việc hiện tượng nào của cuộc sống đi chăng nữa thì điều nhà văn muốn tìm
hiểu, điều làm cho họ ngạc nhiên xúc động và muốn nói lên để người khác
cũng quan tâm, ngạc nhiên xúc động như mình, khơng phải là bản thân các sự
vật hiện tượng đó mà là mối quan hệ của chúng với con người, là cách nhìn,
sự rung động của con nhười trước cuộc sống. Vì vậy, mỗi đoạn văn, mỗi câu
chuyện, mỗi bài thơ có nói về các con vật, các loại cây chung quy lại cũng
11


muốn nói về con người. Xuân Quỳnh trong bài chuyện “ Chuyện cổ tích về
lồi người muốn nói với chúng ta về điều gì? Có phải tác giả chỉ muốn kể với
chúng ta sự ra đời của lồi người thơng qua những hình ảnh, lời văn vui tươi
đặc biệt, qua suy nghĩ chủ quan của mình? Thật ra nội dung của bài thơ này
khơng chỉ dừng lại ở đó mà thơng qua những cặp từ ngữ có vẻ vơ lý như
phấn- bảng, bố-mẹ, tác giả muốn làm nổi bật lên sự xuất hiện của trẻ em. Trẻ
em được sinh ra đầu tiên trên trái đất tất cả mọi thứ sinh ra để dành cho trẻ.
Từ những phân tích trên, ta thấy rằng mục đích cuối cùng của việc dạy
đọc các văn bản nghệ thuật không chỉ là việc cho thấy bài văn đã ghi chép
hiện thực gì, mà bài văn là kết quả của hoạt động tự nhận thức, tư duy nơi bộc
lộ những tình cảm, thái độ của nhà văn trước hiện thực.
Bên cạnh việc miêu tả, phản ánh lại sự vật, hiện tượng, tác phẩm văn
học còn là nơi nghệ sỹ bày tỏ thái độ chủ quan của mình, nói lên những khát
vọng của mình về thế giới, về cuộc sống, là "hình ảnh chủ quan của thế giới

khách quan", là con đẻ tinh thần, sự sáng tạo của nhà văn là bản thông điệp để
nhà văn gửi tâm tình của mình đến bạn đọc. Do vậy, khi hướng dẫn học sinh
đọc các tác phẩm văn học, giáo viên phải làm cho học sinh hiểu được đằng
sau những từ ngữ, hình ảnh là con người với những cảm xúc, tình cảm của tác
giả. Điều này sẽ giúp chúng ta tìm hiểu nội dung liên cá nhân của văn bản, giá
trị biểu hiện chất trữ tình của văn bản. Chúng ta không thể lấy thước đo khoa
học khách quan lạnh lùng, rọi vào văn bản để rút ra nhận xét về những cảm
xúc, tình cảm được tác giả gửi gắm trong những hình ảnh chi tiết gợi cảm.
Chúng ta khơng thể quy về phân tích tác phẩm theo cách hiểu đời thường và
dừng lại ở đó, bỏ phí bao nhiêu tìm tịi, sáng tạo của nhà văn, mà để so sánh
và nhận ra giá trị biểu hiện của tác phẩm chúng ta phải dặt mình trong khung
cảnh trong thế giới mà thơ đã dựng lên. Chỉ có thế chúng ta mới có thể cảm
thụ và biết cách dẫn dắt học sinh đến với tác phẩm với tâm tư và tình cảm của
tác giả. Trong bài "Về ngơi nhà đăng xây" của Đồng Xuân Lan( Tiếng Việt
5-Tập ) có đoạn thơ:

12


"Bầy chim đi ăn về
Rót vào ơ cửa chưa sơn vài nốt nhạc
Nắng đứng ngủ quên
Trên những bức tường
Làn gió nào về mang hương
Ủ đầy những rãnh tường chưa trát vữa"
Khi hướng dẫn học sinh đọc đoạn thơ này, giáo viên phải lưu ý cho các
em những từ, cụm từ gợi cảm như" rót","đứng ngủ yên","ủ" để qua đó các em
thấy được vẻ đẹp, sự gần gũi. Sống động của những hình ảnh như nắng, tiếng
chim làn gió, làm cho nó hiện lên như những con người thực sự, tạo nên bức
tranh lao động sôi nổi của thiên nhiên. Qua đó tác giả muốn nói lên cuộc sống

nhộn nhịp, vui vẻ của người dân ta trong xây dụng đất nước, làm cho đất nước
ngày càng tiến bộ và văn minh hơn.
Nội dung của tác phẩm sẽ không thể tồn tại được nếu nó khơng được
thể hiện thơng qua hình thức nghệ thuật. Hình thức là sự biểu hiện , là cách
thể hiện nội dung. Hình thức của tác phẩm phải được xây dụng trên cơ sở chất
liệu (ngôn từ), phương tiện nghệ thuật (thể thơ, các thủ pháp nghệ thuật: ví
von, đối lập, tương phản, ẩn dụ,so sánh....), cốt truyện nhân vật....
Tác phẩm văn học nào cũng có sự thống nhất giữa nội dung và hình
thức, được thể hiện tập trung ở văn bản nghệ thuật và các lớp ý nghĩa. Văn
bản nghệ thuật bao gồm văn bản ngôn từ và thế giới hình tượng. Muốn hiểu
một tác phẩm văn học, người ta phải hiểu văn bản ngôn từ, phân tích thế giới
hình tượng và cảm nhận các lớp nội dung ở trong đó.
Văn bản ngơn từ là chuỗi lời văn, câu thơ được tổ chức theo cách thức
nhất định. Nó có thể là văn vần hay văn xi, lời kể xen lời thoại hay chỉ lời
thoại. Văn bản nào cũng có mở đầu, có đoạn, có chương, kết thúc dựa vào
dung lượng của nội dung. Văn bản ngôn từ có 2 chức năng cơ bản: Bằng lời
văn, nó dựng lên bức tranh về cuộc sống và con người: Có thời gian, không
gian, con người, cảnh vật, màu sắc…Theo lời văn, hình tượng hiện dần lên
trong trí tưởng tưởng tượng của người đọc. Đồng thời, cũng bằng lời văn, văn
13


bản cung cấp một chủ thể cảm nhận nghe nhìn, đánh giá đối với cuộc sống ấy.
Chẳng hạn trong bài “Cao Bằng” Trúc Thông đã vẽ nên những khung cảnh
rất xa xôi, đặc biệt hiểm trở của Cao Bằng “Sau khi….ta lại vượt…., lại
vượt….”. Cách sử dụng liên tiếp những từ ngữ sau khi…ta lại..lại vượt khiến
ta mới nghe đã cảm thấy chuồn chân mỏi gối. Nổi bật lên giữa khung cảnh đó
tác giả đã vẽ nên những người dân nơi đây bằng những từ ngữ, hình ảnh đặc
biệt. Khách vừa đến được mời bằng một loại quả rất đặc trưng của Cao Bằng
điều đó nói lên lịng mến khách của người dân nơi đây. Sự đôn hậu hiền từ

dần được hiện lên qua những từ ngữ và hình ảnh so sánh: người trẻ thì “rất
thương, rất thảo”, người già thì “lành như hạt gạo, hiền như suối trong”. Tất
cả như dồn nén lại để rồi toát ra vẻ đẹp sáng ngời của người dân nơi đây trong
2 khổ thơ:
"Còn núi non Cao Bằng
Đo làm sao cho hết
Như lòng yêu đất nước
Sâu sắc người Cao Bằng
Đã dâng đến tận cùng
Hết tầng cao Tổ quốc
Lại lặng thầm trong suốt
Như suối khuất rì rào.
Đó là tình u đất nước sâu sắc của người Cao Bằng cao như núi,
khơng đo đếm được. Tình yêu đó như nước đầu nguồn có bao giờ vơi cạn;
cũng như tình yêu quê hương quên hương đất nước của người Cao Bằng vừa
“lặng thầm” vừa tiềm tàng, vừa bao la.
Học sinh Tiểu học chỉ có thể cảm nhận được hình tượng qua nghĩa của
từ và qua cách diễn đạt. Do vậy, văn bản bao giờ cũng cung cấp sẵn những từ
ngữ thể hiện cách hiểu, cách nhìn thường hòa quyện với lời trần thuật, miêu
tả. Học sinh phải hiểu rõ văn bản mới thâm nhập được vào mạch văn của tác
phẩm và thế giới hình tượng. Hơn nữa, lời văn bao giờ cũng là lời của một ai
14


đó biểu hiện ý thức của chủ thể mang một cái nhìn, tình cảm nhất định. Chẳng
hạn, lời nói của người cha trong câu chuyện “Bó đũa”, thể hiện quan niệm của
ơng cha ta về sức mạnh của đồn kết: “ chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh….
Có đồn kết thì mới có sức mạnh”. Trật tự văn bản cũng quy định cách nhìn.
Khơng ai đọc văn bắt đầu từ câu cuối hoặc giữa bài. Chỉ có đọc từ đầu chí
cuối và liên hệ ngược lại với phần đã đọc thì người ta mới thấy hồi hộp, chờ

đợi hay cảm thấy bất ngờ thú vị. Cũng theo trật tự ấy, người ta mới thấy nhịp
điệu của bài văn, bài thơ.
Một yếu tố quan trọng giúp ta hiểu được một tác phẩm văn học nào đó
chính là đi sâu phân tích thế giới hình tượng. Nó là hệ thống các hình tượng
được dệt nên bởi các chi tiết, tình tiết, quan hệ cho phép ta hình dung được sự
hiểu biết và cảm nhận của tác giả đối với thế giới và con người. Thế giới này
nói với chúng ta bằng hình ảnh, màu sắc, hành động, tư thế của con người và
sự vật. Các hình ảnh nói với ta bằng chính cái ý nghĩa, ý vị vốn có của các sự
vật, hiện tượng được miêu tả, do tác giả lựa chọn để diễn đạt ý mình. Cũng ví
dụ trên tác giả đã chọn ra những hình ảnh cụ thể để miêu tả và giới thiệu với
chúng ta về một Cao Bằng xa xơi hiển trở bên cạnh đó là con người mến
khách đôn hậu yêu nước không sao đến hết được. Nếu ta thay những từ ngữ,
những hình ảnh “ rất thương”, “rất thảo”, “lành như hạt gạo”, “dâng đến tận
cùng”, “lặng thầm”….. bằng những từ ngữ tương tự thì bài thơ khơng thể tốt
lên được điều tác giả muốn nhắn nhủ.
Tác phẩm văn học gồm các lớp ý nghĩa sau: Đề tài ( hiện tượng đời
sống được thể hiện qua miêu tả), chủ đề ( vấn đề chính mà tác phẩm muốn
nêu lên qua một hiện tượng đời sống), cảm hứng (nội dung tình cảm của tác
phẩm) quan niệm về thế giới và con người ( nội dung triết lý của tác phẩm),
và sắc điệu thẩm mỹ của tác phẩm ( vẻ đẹp chủ yếu, tương ứng với cảm hứng
và chủ đề của tác phẩm). Tất cả các lớp nội dung này quyện chặt với nhau tạo
thành tư tưởng của tác phẩm về cuộc sống, về con người.
Tác phẩm văn học tồn tại dưới nhiều thể loại khác nhau như : Thơ,
truyện, văn vần, văn xuôi, văn miêu tả…. trong đó thơ là thể loại được khai
15


thác nhiều nhất trong quá trình nâng cao năng lực cảm thụ cho học sinh bởi
Thơ là những sáng tác văn học có vần điệu, có đặc điểm ngắn gọn, súc tích,
nhiều ý cơ đọng. Một bài thơ thường mang tính vần giữa câu nọ với câu kia

và tổ hợp của các câu gây ra âm hưởng nhạc tính trong bài. Thơ thường dùng
như một hình thức biểu tả cảm xúc trữ tình, hoặc tình cảm xúc động trước một
hiện tượng xảy ra trong cuộc sống, như khi người ta đứng trước một phong
cảnh ngoạn mục, hoặc đứng trước một thảm cảnh. Sự tương tác giữa tình cảm
con người và hoàn cảnh tạo nên những cảm nghĩ mà người ta muốn bày tỏ với
một phong độ chắt lọc, tinh khiết, khơng rườm rà, song có mức thơng tin cao,
đột phát, nhưng cơ đọng và chiết khúc. Trong thơ ln có tính nhạc đó là hình
thức làm cho bài thơ dễ được cảm nhận. Câu chữ trong thơ văn, hay trong
ngôn ngữ, giúp con người tái tạo lại hình ảnh mà nó miêu tả, song âm thanh
và vần điệu của các từ lại gây cảm xúc về âm nhạc. Sự kết nối khéo léo giữa
hai tính chất này của ngơn ngữ thúc đẩy sự tìm tịi các từ có âm thanh hay,
xác thực với tình cảm người viết muốn truyền, đồng thời tìm tịi những từ
mới. Tính âm nhạc cịn thể hiện trong việc sử dụng các từ diễn tả âm thanh
như "rì rào", "vi vút", "ầm ầm", "lanh canh" v.v.
Bên cạnh đó thơ cịn có tính hội họa hay cịn gọi là tính tạo hình, là một
tính chất cơ bản. Người làm thơ, trước khi viết thơ, thường rơi vào tình trạng
mà người ta gọi là "cảm hứng". Trong tình trạng này, các hình ảnh thu được
trong trí nhớ, có thể bao gồm cả các khung cảnh ở bên ngoài quan sát được,
liên kết với nhau, tạo nên một thế giới nhỏ bé. Hình ảnh có thể rõ đến mức
người ta gần như cảm thấy có thể động vào những vật thể, ngửi thấy mùi vị,
thấy sự chuyển động của vật thể, thấy màu sắc v.v. Không chỉ là những hình
ảnh đẹp, tĩnh tại, hình ảnh trong thơ cịn động đậy, hoạt bát. Người đọc thơ
vừa hình tượng được vật thể, vừa thấy màu sắc, vừa thấy sự chuyển động của
chúng. Chính vì lý do này, nhiều khi các vật được miêu tả trong thơ được nhà
thơ cho thêm tính "hoạt họa" của nó, hay cịn gọi là "nhân cách hóa". Dùng
đọng từ cho những vật tưởng là vơ tri, vô giác cũng giống như việc thổi sức

16



sống vào trong vật thể, làm nó sống động trong đầu người đọc thơ. Chẳng hạn
Trần Đăng Khoa đã viết trong bài “Mặt bão”
Bão đến ầm ầm
Như đoàn tàu hỏa
Bão đi thong thả
Như con bị gầy
Hay trong bài "Góc Hà Nội"
Nắng tháng tư xỏa mặt
Che vội vàng nỗi nhớ đã ra hoa.
..
Thành phố ngủ trong rầm rì tiếng gió
Nhà ai quên khép cửa
Giấc ngủ thôi miên cả bến tàu
Đương nhiên khi đọc những câu thơ trên, chúng ta còn thấy tính ẩn dụ,
so sánh hình ảnh. Tính tương đương của hình ảnh làm cho người đọc dễ liên
tưởng hơn, đặc biệt khi để miêu tả một trạng thái với nhiều chi tiết mà tính
chắt lọc của thơ khơng cho phép người ta được rườm rà. Ví von, ẩn dụ cịn
gây hiệu ứng về các trạng thái tình cảm, chẳng hạn như người ta cảm thấy
những vật vô tri, vô giác, hay những hoàn cảnh tự nhiên bỗng trở nên đáng
yêu hơn, ngộ nghĩnh hơn, đáng ghét hơn, hay đáng sợ hãi hơn v.v. Những
hình ảnh ví von ngộ nghĩnh thường thấy trong các bài thơ của thiếu nhi làm,
chẳng hạn mấy câu thơ của Trần Đăng Khoa làm lúc 9 tuổi trong bài Buổi
sáng nhà em:
Ông trời nổi lửa đằng đông
Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay
..
Chị tre chải tóc bên ao
Nàng mây áo trắng ghé vào soi gương
Bác nồi đồng hát bùng boong
Bà chổi loẹt quẹt lom khom trong nhà.

17


Vì những đặc tính tiêu biểu đó thể lọai thơ được sử dụng khá nhiều
trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học. Các bài thơ tăng dần về nội dung
và hình thức phù hợp với nhận thức của học sinh Tiểu học. Những bài thơ
được dùng làm ngữ liệu dạy tập đọc ở lớp 4,5 có nhiều hình ảnh và ý nghĩa
sâu sắc đó chính là những dịng nước nhỏ dẫn các em tới dịng sơng cảm thụ
văn học nói chung và thơ nói riêng.
Việc tìm hiểu kỹ các đặc điểm của tác phẩm văn học nói chung và thơ
nói riêng giúp chúng ta có điều kiện thuận lợi trong việc tìm hiểu, phân tích
tác phẩm trong việc hướng dẫn học sinh cảm thụ tác phẩm. Từ đó có biện
pháp cụ thể để nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho các em.
1.1.2.2. Đặc điểm tâm lý của học sinh lớp 4,5 với việc cảm thụ thơ
Trong chương trình dạy học Tập Đọc ở Tiểu Học các văn bản nghệ
thuật được đưa vào làm ngữ liệu rất phong phú và đa dạng, trong đó thơ
chiếm một tỷ lệ khá lớn và tăng dần ở khối lớp 4,5. Điều này phù hợp với
nhận thức của trẻ. Đặc biệt là lứa tuổi học sinh Tiểu học với khả năng ghi
nhớ, tưởng tượng của các em rất phong phú, bay bổng. Thơ góp phần bồi
dưỡng tâm hồn trẻ thơ, Tác động trực tiếp tới tâm tư tình cảm của các em.
Chính vì vậy chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5 luôn coi
trọng nhiệm vụ hướng dẫn và bồi dưỡng năng lực cảm thụ thơ cho các em đặc
biệt ở lớp 4,5.
Khi đọc các tác phẩm thơ, việc hiểu nội dung bài thơ chưa đủ mà còn
phải cảm nhận được một loại hình lấy ngơn từ làm chất liệu. Vì vậy khi dạy
cho học sinh đọc thơ giáo viên cần phải thực hiện nhiệm vụ kép: Làm cho học
sinh nắm được kỹ năng đọc một văn bản, nắm được nội dung bài đọc, đồng
thời phải dạy cho học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ, hình tượng văn
chương làm nên nội dung bài thơ.
Tiếp nhận văn học (cảm thụ văn học nói chung và thơ nói riêng) là hoạt

động chiếm lĩnh các giá trị tư tưởng, thẩm mỹ của tác phẩm văn học, bắt đầu
từ sự cảm thụ văn bản ngơn từ, hình tượng, nghệ thuật, tài nghệ tác giả cho

18


đến sản phẩm sau khi đọc: Cách hiểu, ấn tượng trong trí nhớ, ảnh hưởng trong
hoạt động sáng tạo, bản dịch, chuyển thể…
Thơ là sự phản ánh về cuộc sống tâm hồn của người nghệ sỹ là sự sáng
tạo mới mẻ mang đậm tính chủ quan của tác giả. Từ những sự thật tác giả
quan sát được sẽ qua quá trình tưởng tượng sau đó chuyển vào tác phẩm. Khi
cảm thụ thơ bao giờ cũng là những rung động rất riêng, là sự gạn lọc, soi sáng
riêng, với vốn sống, vốn hiểu biết, sự nhập thân của người đọc để tái tạo hình
tượng văn học. Như vậy ta thấy rằng bản chất tiếp nhận văn thơ là sáng tạo.
Chúng ta phải thừa nhận rằng, trẻ em rất giàu khả năng sáng tạo. sự
sáng tạo này rất đặc biệt ở tính hồn nhiên, ngây thơ, ngộ nghĩnh của trẻ. Các
em cảm thụ thơ không giống người lớn do một số đặc điểm trong sự phát triển
tâm sinh lý như:
Thứ nhất: Chú ý không chủ định chiếm ưu thế trước rồi mới hình thành
chú ý có chủ định. Chú ý có chủ định mới hình thành và chưa phát triển hồn
thiện nên học sinh ln bị cái bên ngồi chi phối, khó phân biệt được cái bản
chất,cơ bản với cái nổi bật,gây chú ý khơng chủ định.Các em chỉ có thể rung
động trước một vài câu thơ hấp dẫn nào đó. Hơn nữa, trẻ chưa biết cách phân
phối hợp lý chú ý của mình tới những đối tượng khác nhau trong quá trình
hoạt động. Cho nên khi nghe bạn đọc một bài thơ và đồng thời mình cũng đọc
sẽ dẫn tới các trường hợp đọc lẫn lộn, nhanh hơn hoặc chận lại. Có khi trẻ chỉ
chú ý đến q trình đọc mà khơng hiểu ý nghĩa của điều mà mình vừa đọc.
Cịn nếu chú ý đến nội dung thì sẽ đọc chậm lại hoặc đọc sai, làm cho quá
trình cảm thụ thơ gặp nhiều khó khăn.
Thứ hai: Sự ghi nhớ có chủ định của học sinh chưa hoàn thiện nên các

em thường nhớ những chi tiết, nội dung tiêu biểu của bài thơ. Do đó các em
chỉ có thể phát hiện ra bề nổi mà tác phẩm đó thể hiện chứ ít khi thấy được ý
nghĩa và tinh cảm sâu xa mà tác giả gửi gắm vào đó.
Thứ ba: Sự chi phối mạnh mẽ của tình cảm, sự vượt trước của tình
cảm so với q trình phân tích, tổng hợp thường làm cho các em thờ ơ với
những nhân vật ít hành động tức là những nhân vật đầy suy tư. Các em
19


thường bỏ qua hay chỉ đọc lướt qua những đoạn bình luận, suy tư triết lý của
nhân vật. Các em thích những nhân vật hành động kể cả những nhân vật ấy
được miêu tả rất sơ lược. Các em thường cảm tính chủ quan gán cho nhân vật
những nét tính cách thiếu căn cứ. Thiện chí và sự thơng cảm làm các em sẵn
sàng thấy nhân vật mà mình yêu thích chỉ có những nét tính cách tốt và dễ
dàng đánh giá cao nhân vật hơn mức có. Và ngược lại, sự ác cảm đã làm cho
các em thấy nhân vật mình khơng ưa thích chỉ tồn những nét xấu và gán cho
nhân vật những lời không đáng phải nhận.
Thứ tư: Sự thiếu hồn thiện của năng lực phân tích, so sánh tổng hợp,
óc khái quát chưa cao làm cho các em dễ sa vào những chi tiết cụ thể, thiếu
khả năng tổng hợp vấn đề
Thứ năm: Các em chưa biết lật đi lật đi lật lại vấn đề. Sự khái quát
thường vội vã, thiếu chiều sâu. Các em cũng chưa thấy hết mối quan hệ của
sự vật, sự việc. Điều này phần nào do kinh nghiệm sống của các em cịn hạn
chế cùng với đó là sự thiếu tốn về vốn từ khiến các em không thể thể hiện hết
được điều muốn nói, làm các em giải nghĩa sai.
Ví dụ : Các em thường hiểu câu thơ
“Những tháp khoan nhơ lên trời ngẫm nghĩ
Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ”
( Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà-TV5 tập 1)
Là tháp khoan cũng biết ngẫm nghĩ, những xe ủi, xe ben cũng sóng vai

nhau nằm nghỉ như người. Thường thì các em chỉ diễn nơm từng câu, từng
chữ của bài văn mà không đọc được những khoảng trống trong tác phẩm,
chưa hiểu được cách nói văn chương nên chưa thực sự hiểu được nội dung ẩn
sau những câu thơ đó. Chẳng hạn hình ảnh thơ “ Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao
nguyên”( Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông đà-TV5 tập 1). Học sinh chỉ đơn
giản giải thích rằng “bỡ ngỡ” là lạ lùng, ngơ ngác chưa quen thuộc. Biển xuất
hiện giữa cao nguyên là điều lạ lùng chứ chưa hiểu được rằng “bỡ ngỡ” còn
chứa đựng niềm tự hào, ngạc nhiên cao độ của tác giả trước những thành quả
lao động của con người. Và cịn nhiều hình ảnh,chi tiết ngôn từ được các em
20


hiểu theo nghĩa này. Tất nhiên, không phải tất cả học hinh đều hiểu đơn giản
như vậy nhưng nhìn chung, trẻ em chỉ dễ dàng hiểu được những gì tường
minh, rạch rịi.Các em khó liên kết các sự vật,tình tiết trong bài để xác định
được mối quan hệ nguyên nhân- kết quả, bộ phận-tổng thể, trước sau.
Tuy nhiên, chúng ta cũng cần khẳng định rằng sự tiếp nhận văn học
đích thực vẫn diễn ra với các em. Như đã đề cập ở trên, trẻ rất giàu khả năng
sáng tạo, nên sự tiếp nhận thơ của các em cũng giàu tính sáng tạo. Chất lượng
của những bài tập cảm thụ thơ mà các em làm, đem đến cho chúng ta một kết
luận lạc quan về khả năng sáng tạo của các em.
Trong bài Bài ca về trái đất (Tiếng Việt 5-tập 1) khi được hỏi : “Em hiểu 2 câu
thơ:
Màu hoa nào cũng quý,cũng thơm!
Màu hoa nào cũng quý,cũng thơm!
muốn nói gì?”
Câu trả lời của các em là: “Mỗi lồi hoa đề có vẻ đẹp riêng nhưng lồi
hoa nào cũng q,cũng thơm.Cũng như mọi người trên thế giới dù khác nhau
về màu da,ngơn ngữ nhưng ai cũng đều bình đẳng,đều đáng quý,đáng yêu
đáng được trân trọng” hay khi hỏi các em “Trong những cảnh vật được miêu

tả, em thích nhất những cảnh vật nào? Vì sao?”( Bài Trước cổng trời-Tiếng
Việt 5-Tập 1) Các em thường trả lời: “ Em thích nhất hình ảnh đứng ở cổng
trời ngửa mặt lên có gió thoảng, mây trơi, tưởng tượng như đó là cổng lên trời,
cổng dẫn vào khu vườn cổ tích/ Em thích nhất là hình ảnh hiện ra qua màn
sương khói huyền ảo: những sắc màu cỏ hoa,con thác réo ngân nga, đàn dê
soi đáy suối. Những hình ảnh đó gợi cho em cảm giác thanh bình no ấm hạnh
phúc của vùng núi cao….”Do đó, chúng ta cần tơn trọng ý kiến, suy nghĩ của
các em phải giúp các em có cái nhìn lạc quan với thơ. Tuy nhiên, quá trình
cảm thụ thơ của trẻ Tiểu học khơng giống với người lớn, có tính vừa sức địi
hỏi có phương pháp riêng, đặc thù trong quá trình dạy tập đọc. Việc tổ chức
cho các em cảm thụ tác phẩm thơ là công việc quan trọng và hết sức khó
khăn. Bởi tác phẩm thơ là kết quả của quá trình thai nghén đầy xúc cảm của
21


người nghệ sỹ nố bộc lộ đầy tâm tư, tình cảm, tư tưởng của tác giả. Tổ chức
cho các em cảm thụ thơ là tổ chức cho các em nhập thân vào bài đọc, sống và
cảm nhận với ngôn từ, hình ảnh của bài thơ đó. Khơng có sự tinh tế nhạy cảm
sự nhập thân thì khơng thể có bất kỳ hoạt động cảm thụ nào. Muốn vậy, cần
tổ chức các việc làm, hành động, thao tác cụ thể cho các em tự nhập thân dưới
sự tổ chức, điều khiển của thầy cơ giáo.
Như vậy, việc tìm hiểu sâu về đặc điểm, cấu trúc tác phẩm thơ và đặc
điểm cảm thụ thơ của học sinh là cơ sở để giáo viên lựa chọn các phương
pháp thích hợp để hướng đẫn các em cảm thụ thơ có hiệu quả nhất.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Thực trạng nhận thức về vai trò của cảm thụ thơ trong quá trình dạy
học Tập đọc của giáo viên Tiểu học
Việc hướng dẫn học sinh cảm thụ văn học nói chung và thơ nói riêng
cho học sinh lớp 4,5 là vấn đề được quan tam từ trước tới nay đặc biệt là
những năn gần đây. Tuy nhiên trên thực tế kết quả khảo sát ý kiến của các

giáo viên trên địa bàn thành phố Vinh (có phiếu điều tra) và qua dự giờ phân
môn tập đọc và bồi dưỡng văn, chúng tôi nhận thấy thực trạng nhận thức về
vai trò của cảm thụ thơ trong quá trình dạy học tập đọc của giáo viên như sau:
92 % giáo viên đều coi trọng việc hướng dẫn học sinh cảm thụ thơ
thông qua phân môn Tập đọc là một nhiệm vụ quan trọng. Dạy cảm thụ thơ
thông qua tập đọc khơng chỉ đơn thuần hình thành cho học sinh kỹ năng cơ
bản của môn Tiếng Việt, trao cho các em công cụ giao tiếp bằng ngôn ngữ mà
thông qua đó giáo viên cần giúp các em thấy được cái hay, cái đẹp của bài
thơ, của đối tượng được nhắc tới, góp phần bồi dưỡng tình u q hương đất
nước, con người, giáo dục các em những đức tính tốt đẹp. Để làm được như
vậy đứng trước một bài dạy giáo viên cần hiểu thấu đáo nội dung tư tưởng
của tác phẩm có phương pháp và hình thức tổ chức phù hợp.
Bên cạnh đó 8 % giáo viên cho rằng dạy học thơ trong phân môn tập
đọc chỉ nhằm giúp các em đọc lưu loát được văn bản( hay nói cách khác là
đọc đúng và nhanh) cịn cảm thụ thơ cần được tách riêng biệt thành 1 giờ học.
22


Vì vậy việc cảm thụ văn thơ trong giờ dạy tập đọc cịn gặp nhiều khó khăn và
khơng tồn diện.
1.2.2. Thực trạng hướng dẫn học sinh cảm thụ thơ trong nhà trường Tiểu học
Để điều tra thực trạng hướng dẫn học sinh lớp 4,5 cảm thụ thơ, chúng
tôi đã tiến hành trưng cầu ý kiến của 30 giáo viên hiện đang là chủ nhiệm ở
các khối lớp 4,5 của các trường Tiểu học Hà Huy Tập 2 và trường Tiểu học
Lê Mao và thuộc địa bàn thành phố Vinh. Bên cạnh đó chúng tơi sử dụng
phương pháp trị chuyện, dự giờ thăm lớp, ghi chép vấn đề quan tâm và thu
được kết quả như sau:
TT

NỘI DUNG

TỐT

1
2
3
4
5
6
7

Hướng dẫn HS tìm hiểu tác dụng
cách dùng từ đặt câu sinh động
Hướng dẫn HS phát hiện hình
ảnh,chi tiết có tác dụng gợi tả
Hướng dẫn HS tìm hiểu tác dụng

MỨC ĐỘ
KHÁ
TB

69,86% 19,96%

9,8%

YẾU
0

40,11% 35,44% 20,15% 5,78%

38,58% 36,09%

biện pháp tu từ
Hướng dẫn HS đọc đúng tốc độ
59,73% 40,13%
Hướng dẫn HS đọc đúng ngữ điệu 40,7% 30,1 %
Hướng dẫn HS ngắt giọng biểu
48,77% 39,2 %
cảm
Hướng dẫn HS cảm thụ thơ bằng
60,7 % 38,1%
nhiều phương pháp khác nhau

19,38% 5,93%
25,76% 4,36%
25,2 %
4%
9,33 %

4,8 %

2,2%

0%

Giáo viên là những người nhiệt tình trong cơng việc, u nghề mến trẻ,
có ý thức trác nhiệm cao với giờ dạy của mình. Tuy nhiên trong các giờ dạy
vẫn còn tồn tại những vấn đề sau:
Giáo viên còn lúng túng trong việc đề ra mục tiêu, nội dung cảm thụ rõ
ràng cho một bài thơ, giáo viên chưa thực sự hiểu và nghiên cứ sâu tác phẩm
do đó dẫn tới Phương pháp dạy học của giáo viên mặc dù đã đổi mới song
vẫn nặng lối truyền thụ một chiều. Các bài thơ thường được dạy theo một

môtip quen thuộc của phân môn tập đọc: Đầu tiên giáo viên đọc mẫu sau đó
23


yêu cầu học sinh đọc lại và tái hiện lại bằng nhữ câu hỏi trong sách giáo khoa.
Ở phần gợi ý trong sách giáo khoa có những câu hỏi qúa khó, địi hỏi giáo
viên phải có câu hỏi phụ để dẫn dắt các em tìm ra câu trả lời, nhưng giáo viên
gọi các em trả lời không được thường trả lời luôn cho các em. Phần lớn các
bài tập đọc nhất là thơ thường được giáo viên khai thác nội dung cảm thụ theo
lối bổ ngang- tức là chia từng đoạn thơ tìm hiểu ý chính của đoạn đó. Trong
khi đó có nhiều bài nội dung lại xuyên suốt từ đầu đến cuối mà muốn tìm hiểu
được nó giáo viên cần khai thác theo lối bổ dọc bài thơ. Điều này làm mất đi
tính độc đáo, logic, giá trị bài thơ, làm sai lệch ý đồ mà tác giả muốn gửi gắm
qua tác phẩm. Một số giáo viên khác lại quan tâm quá nhiều tới việc giải
nghĩa từ, làm ảnh hưởng tới thời gian luyện đọc. Ngoài ra giáo viên thường
thiên về tìm hiểu nội dung bài thơ mà quên đi việc khai thác vẻ đẹp nghệ
thuật của nó. Trong khi đó hình thức nghệ thuật là phương tiện hữu hiệu để
tác giả thể hiện nội dung bài đọc. Điều này làm cho bài thơ thường mất đi vẻ
vốn có của nó. Vì vậy, có thể nói bài học chưa đạt mục tiêu.
Giáo viên chưa chú ý nâng cao năng lực cảm thụ thơ cho các em qua
khâu tìm hiểu bài, khâu đọc diễn cảm. Giáo viên cần phải khơi gợi giúp học
sinh phát hiện ra những từ ngữ đặc sắc, cách dùng từ đặt câu hợp lý, hoặc biện
pháp nghệ thuật … của bài thơ để từ đó các em tự cảm nhận cái hay, cái đẹp
của bài thơ nhưng giáo viên thường nói lên nét đẹp của bài thơ thơng qua hình
thức diễn giải.
Hình thức tổ chức luyện đọc chưa phong phú, chưa sát với từng thể loại
và đặc điểm của từng bài thơ. Hầu như giáo viên chỉ sử dụng phương pháp
học sinh đọc, đến học sinh khác đọc nối tiếp, các bạn đọc tiếp sức theo câu
hoặc khổ thơ. Do đó, hiệu quả của việc luyện đọc chưa cao. Việc giúp đỡ học
sinh đọc diễn cảm chưa cao còn tiến hành sơ sài trong 1 thời gian ngắn. Giáo

viên chỉ nhắc nhở chung chung chưa đi sâu vào từ câu chữ cụ thể, chưa biết
cách hướng dẫn các em các em cách ngắt nhịp, lên giọng xuống giọng ở từng
đoạn cụ thể. Nếu học sinh đọc với giọng đều đều, giáo viên chỉ nhận xét
chung chung như: các em cần cố gắng hơn, nên đọc hay hơn và diễn cảm hơn
24


chứ khơng nói các em cần đọc hay chỗ nào, diễn cảm hơn ở đâu và vì sao lại
dọc như vậy. Ví dụ khi dạy bài : “ Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông
Đà”( Tiếng Việt 5– tập 1) giáo viên cần đưa ra những câu hỏi phụ mang tích
chất gợi mở để học sinh hiểu được đoạn 1: Tả “Một đêm trăng chơi vơi”Trăng trôi nhẹ trên khoảng không gian mênh mông, gợi cảm giác như thấy
trăng bay lơ lửng, ánh trăng bồng bềnh; trong cảnh ấy người con gái Nga hiện
lên với vẻ đẹp huyền ảo “ Mái tóc màu hạt giẻ”, “ Ngón tay đan trên những
sợi dây đồng”- gợi cho chúng ta hình ảnh ngón tay quyện vào những sợi dây
đàn chuẩn bị tấu nên một khúc nhạc diệu kỳ giữa đêm trăng thanh vắng. Để
biểu đạt được điều đó trong q trình đọc các em cầm phải nhấn giọng vào
các từ “chơi vơi”. “màu hạt dẻ”, “đan” để gợi tả được hết vẻ đẹp huyền diệu
đó…..
Có một tồn đọng cần nhắc tới nữa đó là trên thực tế nhiều giáo viên đọc
chưa đúng, chưa hay, chưa diễn cảm, chưa hiểu một cách sâu sắc tác phẩm vì
vậy dẫn tới học sinh đọc kém và khơng cảm thụ hết giá trị của tác phẩm là
điều dễ hiểu.
Bên cạnh đó khả năng quan sát và tổ chức lớp của giáo viên chưa cao
vì vậy giáo viên chưa thực sự phân loại được đối tượng học sinh đa phần giáo
viên chỉ làm việc với một bộ phận học sinh khá giỏi chưa làm việc với những
học sinh yếu kém vì vậy các em chưa thực sự cảm nhận hết được bài thơ. Khả
năng tổ chức hoạt động theo nhóm, theo các hình thức dạy học mới chưa được
phát huy.
1.2.3. Thực trạng cảm thụ thơ của học sinh lớp 4,5
Để tìm hiểu thực trạng cảm thụ thơ của học sinh lớp 4,5 chúng tơi đã

tiến hành điều tra dưới hình thức điều tra thăm dò đối với 100 học sinh lớp
4,5 ở trường Tiểu học Hà Huy Tập 2-Thành phố vinh: Cho cả 2 khối lớp cùng
làm một đề kiểm tra cảm thụ văn học( Xem phiếu điều tra thực trạng cảm thụ
văn học của học sinh lớp 4,5 ở phần phụ lục)
Bài kiểm tra này gồm 7 câu hỏi là sự kết hợp của bài tập đọc hiểu và
bài tập hướng dẫn đọc diễn cảm.Trong đó bài tập 1,2,3,4 là bài tập hướng dẫn
25


×