Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

Những cuộc chiến tranh của napoleon bonaparte đầu thế kỷ XIX và tác động của nó đến quan hệ quốc tế đương thời luận văn tốt nghiệp đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 102 trang )

Trờng đại học vinh
Khoa lịch sử
---------------

Nguyễn thị hoa

Khoá luận tốt nghiệp
Những cuộc chiến tranh
của naPOLéON BONAPARTE đầu thế kỷ xix
và tác động của nó đến quan hệ quốc tế đơng thời

Vinh - 2011

Trờng đại học vinh
Khoa lịch sử
---------------

Khoá luận tốt nghiƯp
Nh÷ng cc chiÕn tranh


của naPOLéON BONAPARTE đầu thế kỷ xix
và tác động của nó đến quan hệ quốc tế đơng thời

TS. Trần Thị Thanh Vân
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Hoa
Lớp:
48A - Lịch sử
MSSV:
0756021649


Giảng viªn híng dÉn:

Vinh - 2011

LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện được đề tài khố luận này, ngồi sự cố gắng của bản thân,
em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cô giáo và bạn bè. Em
xin được đặc biệt bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới cô giáo TS.
Trần Thị Thanh Vân. Cô đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em hồn thành khố
luận này. Em xin được bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến các thầy, cô giáo
trong tổ lịch sử thế giới, cùng các thầy cô giáo trong khoa lịch sử trường Đại
học Vinh, đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em hồn thành khố luận. Ngồi ra,
em xin được bày tỏ lịng cảm kích trước sự giúp đỡ nhiệt tình của gia đình,
bạn bè trong quá trình thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn!
Vinh, tháng 5 năm 2011
Sinh viên
Nguyễn Thị Hoa

1


2


MỤC LỤC
Trang
A. MỞ ĐẦU.....................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề............................................................................................2

3. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................4
5. Bố cục đề tài..............................................................................................4
B. NỘI DUNG..................................................................................................5
Chương 1: NHỮNG CUỘC CHIẾN TRANH CỦA NAPOLÉON
BONAPARTE.................................................................................................5
1.1. Cơ sở những cuộc chiến tranh của Napoléon Bonaparte........................5
1.1.1. Cá nhân Napoléon Bonaparte...........................................................5
1.1.2. Nước Pháp trong bối cảnh châu Âu đương thời.............................13
1.2. Khái quát những cuộc chiến tranh của Napoléon Bonaparte đầu thế kỉ
XIX..............................................................................................................17
1.2.1. chiến tranh với Áo (1800, 1805, 1809)..........................................17
1.2.2. Chiến tranh với Phổ (1806-1807)...................................................19
1.2.3. Cuộc hải chiến với quân Anh và cuộc chiến trên lĩnh vực kinh tế.19
1.2.4. Cuộc chiến tranh với Nga 1912......................................................23
1.2.5. Những trận chiến cuối cùng (1813-1814)......................................25
Chương 2: TÁC ĐỘNG CỦA NHỮNG CUỘC CHIẾN TRANH
NAPOLÉON ĐẾN QUAN HỆ QUỐC TẾ................................................27
2.1. Nước Pháp dưới tác động của những cuộc chiến tranh Napoléon
Bonaparte trong quan hệ với các nước khác................................................27
2.2. Sự thành lập các liên minh phong kiến châu Âu nhằm chống lại các
cuộc chiến tranh của Napoléon Bonaparte đầu thế kỷ XIX.........................31
2.3. Sự nổi dậy của tinh thần dân tộc trước hành động xâm lược................44


2.4. Hội nghị Vienna là hệ quả tất yếu sau những cuộc chiến tranh của
Napoléon Bonaparte đầu thế kỷ XIX...........................................................52
Chương 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT................................................................58
3.1. Napoléon Bonaparte với những khát vọng quyền lực là con đường đi
đến chiến tranh.............................................................................................58

3.2. Tính chất hai mặt trong những cuộc chiến tranh Napoléon Bonaparte đầu thế
kỷ XIX..........................................................................................................63
3.3. Quan hệ quốc tế trở nên phức tạp dưới tác động của những cuộc chiến
tranh Napoléon Bonaparte đầu thế kỷ XIX.................................................71
C. KẾT LUẬN...............................................................................................76
DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................81
PHỤ LỤC.......................................................................................................83


A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Napoléon đi vào lịch sử thế giới như một nhân vật kiệt xuất của nghệ
thuật quân sự, một bậc thầy trong nghệ thuật chiến tranh. A.Puskin đã từng
nhận xét về Napoléon “Là một trong những hiện tượng kỳ lạ nhất trong lịch
sử nhân loại...con người nhỏ bé đảo Corse đã thẳng tiến tới tột đỉnh vinh
quang: Hoàng đế nước Pháp, vua nuớc Ý, chúa tể liên bang sông Rhire.
Napoléon đã giáng cho chế độ phong kiến những địn chí tử, đã bóp chết cách
mạng pháp, đã làm cho cả châu Âu khiếp đảm, đã nhào nặn lịch sử của nhiều
quốc gia...Napoléon, người đã được thiên định để chấp hành những định
mệnh bí ẩn của lịch sử”[14].
Dựa trên tài năng của mình, trong 15 năm cầm quyền, kể từ khi
Napoléon lên làm chúa tể nước Pháp, ông đã khiến cho cả châu Âu thất điên
bát đảo bởi những cuộc chiến tranh liên tiếp. Napoléon là người có đầy tham
vọng, một tham vọng khơn cùng là trở thành chúa tể châu Âu và có thể là cả
thế giới. Để thực hiện được tham vọng đó, vị hoàng đế nước Pháp đã dựa vào
lực lượng quân sự hùng hậu, cùng tài năng tổ chức chỉ huy của mình để đánh
bại 5 liên minh phong kiến châu Âu, mở các cuộc chiến tranh xâm lược thơn
tính các nước. Quan hệ quốc tế trong những năm đầu thế kỷ XIX chịu ảnh
hưởng sâu sắc bởi các cuộc chiến tranh của Napoléon từ 1800-1815.
Tìm hiểu về cơ sở, quá trình diễn ra các cuộc chiến tranh của Napoléon

đầu thế kỷ XIX, đặc biệt là làm rõ về tác động của các cuộc chiến tranh này
đến quan hệ quốc tế sẽ giúp chúng ta nhận thức sâu sắc hơn về tài năng và
những khát vọng của Napoléon, bối cảnh nước Pháp và châu Âu trong thời
gian này, đồng thời nắm được một cách khái quát nhất quá trình các cuộc
chiến tranh của Napoléon cả quân sự, lẫn kinh tế. Đặc biệt, thơng qua tìm hiểu
những vấn đề liên quan đến các cuộc chiến tranh của Napoléon, ta sẽ hiểu

1


thêm về mối quan hệ chồng chéo, phức tạp trong quan hệ quốc tế đầu thế kỷ
XIX, dưới tác động của những cuộc chiến tranh của Napoléon.
Qua việc tìm hiểu về “những cuộc chiến tranh của Napoléon đầu thế kỷ
XIX và tác động của nó đến quan hệ quốc tế đương thời” sẽ giúp chúng ta
nhận thức một cách đúng đắn về quan hệ quốc tế đầu thế kỷ XIX. Từ đó, rút
ra những bài học quý báu để xử lý tốt hơn các mối quan hệ quốc tế trong thời
kì hiện đại, thấy được bản chất của những cuộc chiến tranh và cùng nhau
chung sức chung lòng chống lại âm mưu của các cuộc chiến tranh dưới mọi
hình thức.
Xuất phát từ những lý do như trên, chúng tôi quyết định tìm hiểu về
vấn đề “Những cuộc chiến tranh của Napoléon Bonaparte đầu thế kỷ XIX
và tác động của nó đến quan hệ quốc tế đương thời” làm đề tài khoá luận
tốt nghiệp đại học.
2. Lịch sử vấn đề
Từ trước tới nay đã có nhiều tác giả với nhiều cơng trình ngiên cứu,
nhiều tài liệu trong và ngồi nước có liên quan đến nội dung đề tài. Vì cịn
nhiều hạn chế về khả năng ngoại ngữ và trình độ nhận thức nên chúng tơi
chưa có dịp tiếp cận hết các tài liệu có liên quan. Trên cơ sở các cơng trình
nghiên cứu đã được dịch thuật và các cơng trình nghiên cứu của các tác giả
Việt Nam, chúng tôi đã cố gắng giải quyết các vấn đề có liên quan đến đề tài.

Trong số những tài liệu chúng tôi đã tiếp cận được, đáng chú ý nhất là
cơng trình nghiên cứu của Ê.Tác-Lê, Na-Pơ-Lê-Ơng Bơ-Na-pác. Trong cơng
trình nghiên cứu này, tác giả đã đưa ra các vấn đề về tiểu sử, sự nghiệp thăng
trầm trong suốt cuộc đời Napoléon. Ông đã đưa ra những nhận định, đánh giá
của mình về những cuộc chiến tranh của Napoléon và tác động của nó. Trong
đó, tác giả có đề cập đến những tác động trong quan hệ quốc tế.
Vũ Dương Ninh (CB), với cơng trình Lịch sử quan hệ quốc tế và cơng
trình nghiên cứu Quan hệ quốc tế nửa đầu thế kỷ XIX của Phan Văn Ban.
Trong hai cơng trình nghiên cứu này, các tác giả đã giành nhiều phần lượng
2


để viết về các cuộc chiến tranh của Napoléon và quan hệ quốc tế nửa đầu thế
ky XIX.
Cần phải kể đến cơng trình nghiên cứu của Lưu Tộ Xương (CB), Lịch
sử thế giới, tập III. Trong cuốn sách tác giả đã giành hẳn một chương để nói
về nước Pháp và châu Âu từ 1794 đến 1815, hội nghị Vienna và liên minh
thần thánh.
Tác phẩm 100 nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất đến lịch sử thế giới, do
Lê Thuỳ Chi (BD), đã nêu khái quát cuộc đời và sự nghiệp của Napoléon
Bonaparte, những nhận định của tác giả về Napoléon và ảnh hưởng của ông
đến với lịch sử thế giới.
Bên cạnh đó, cần phải đề cập đến một số cơng trình nghiên cứu như:
Nã Phá Luân của Lê Quốc Hữu, 105 sự kiện nổi tiếng thế giới” của Trần
Mạnh Thường, A.Ê-Phi-Mốp với tác phẩm Lịch sử cận đại, tập I”, 500 năm
nền văn minh thế giới của Chu Hữu Chí, Khương Thiếu Ba (CB), Lịch sử thế
giới cận đại, tập II của Phạm Gia Hải và Phan Ngọc Liên, Văn minh phương
Tây của Nguyễn Văn Lương (BD), Lịch sử văn minh phương Tây do Lưu Văn
Hy, Nguyễn Đức Phú và nhóm Trí trí (BD); Bùi Đức Tịnh với cuốn Lịch sử
thế giới.

Từ nhiều góc độ khác nhau, các cơng trình nghiên cứu đã ít nhiều đề
cập đến tiểu sử, sự nghiệp, các cuộc chiến tranh của Napoléon và nhìn nhận
về ảnh hưởng của nó.
Ngồi ra, cịn rất nhiều cơng trình nghiên cứu khác có đề cập đến cuộc
chiến tranh của Napoléon và những nhận xét đánh giá của các tác giả về
những cuộc chiến tranh này.
Tuy nhiên, với những tài liệu tiếp cận được, tơi thấy các tài liệu cịn
trình bày một cách rời rạc các vấn đề liên quân đến các cuộc chiến tranh của
Napoléon, hoặc mặt này hoặc mặt kia mà chưa có một tài liệu nào đề cập một
cách đầy đủ và có hệ thống những cuộc chiến tranh của Napoléon đầu thế kỉ
XIX và tác động của nó đến quan hệ quốc tế đương thời.
3


Qua đề tài “Những cuộc chiến tranh của Napoléon Bonaparte đầu thế
kỷ XIX và tác động của nó đến quan hệ quốc tế đương thời” chúng tơi đã cố
gắng trình bày một cách đầy đủ, có thống về các cuộc chiến tranh của
Napoléon vào đầu thế kỷ XIX và những tác động của nó đến quan hệ quốc tế
đương thời.
3. Phạm vi nghiên cứu
Về mặt thời gian: Đề tài tài tập trung phân tích, nhìn nhận, đánh giá về
những cuộc chiến tranh cuả Napoléon đầu thế kỉ XIX và những tác động của
nó đến quan hệ quốc tế đương thời (1800-1815).
Về mặt khơng gian: Đề tài tập trung tìm hiểu về những cuộc chiến tranh
của Napoléon Bonaparte và ảnh hưởng của nó đến quan hệ quốc tế đương thời.
Những cuộc chiến tranh của Napoléon từ 1800-1815 diễn ra chủ yếu trên mặt trận
châu Âu. Do đó, việc tìm hiểu các vấn đề mà đề tài đặt ra chủ yếu được xác định
trên phạm vi châu Âu, những tác động đến châu Á và châu Mĩ là rất ít.
4. Phương pháp nghiên cứu
Với đặc trưng của nghiên cứu khoa học lịch sử, tôi chủ yếu sử dụng hai

phương pháp: phương pháp lịch sử và phương pháp lơgíc.
Ngồi ra, trong q trình xử lí tài liệu tơi đã sử dụng một số phương
pháp khác có tác dụng bổ trợ như: Duy vật lịch sử, đối chiếu, so sánh, thống
kê, phân tích, tổng hợp, thẩm định nguồn tài liệu, nhằm trình bày một cách
khoa học và có hệ thống những cuộc chiến tranh của Napoléon Bonaparte đầu
thế kỷ XIX và tác động của no đến quan hệ quốc tế.
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khoá luận được cấu
tạo bởi ba chương.
Chương 1 : Những cuộc chiến tranh của Napoléon.
Chương 2 : Tác động những của cuộc chiến tranh Napoléon đến quan hệ quốc tế.
Chương 3 : Một số nhận xét.

4


B. NỘI DUNG
Chương 1
NHỮNG CUỘC CHIẾN TRANH CỦA NAPOLÉON BONAPARTE
1.1. Cơ sở những cuộc chiến tranh của Napoléon Bonaparte
Chính quyền Napoléon Bonaparte gắn liền với những cuộc chiến tranh
đối ngoại từ đầu chí cuối. Cần phải nhận thấy rằng: chiến tranh đối ngoại của
Napoléon là sự kế tục những cuộc chiến tranh đối ngoại trong thời kỳ đại cách
mạng Pháp (1789). Cuộc chiến tranh này do các nhà vua phong kiến ở châu
Âu đã liên minh can thiệp vào cuộc đại cách mạng Pháp (1789). Sau khi
Napoléon lên cầm quyền thì cuộc liên minh chống Pháp lần thứ 2 lại can thiệp
quân sự vào nước Pháp khiến nước nay phải đứng trước mối nguy hiểm là chế
độ phong kiến có thể quay trở lại. Do vậy, cuộc chiến tranh đối ngoại của
Napoléon lúc đầu có tính chất bảo vệ thành quả cách mạng Pháp, chống chế
độ phong kiến quay trở lại. Nhưng cần phải nói rõ là, hành động quân sự của

Napoléon phản ánh yêu cầu của giai cấp tư sản Pháp mở những cuộc chiến
tranh xâm lược ra ngoài với mục đích cướp đoạt và xây dựng một nước Pháp
có địa vị bá quyền ở châu Âu. Cho nên những cuộc chiến tranh của Napoléon
vừa bắt đầu đã mang tính chất rất phức tạp.
Cuộc chiến tranh đối ngoại của Napoléon bắt đầu từ mùa xuân 1800,
tức sau khi Ông lên nắm chính quyền khơng được bao lâu. Vậy, dựa trên
những cơ sở nào để Napoléon có thể phát động những cuộc chiến tranh đối
ngoại liên tục, kéo dài trong nhiều năm. Sau đây, chúng tôi sẽ làm rõ các yếu
tố làm nên bối cảnh diễn ra những cuộc chiến tranh đối ngoại của Napoléon
đầu thế kỷ XIX.
1.1.1. Cá nhân Napoléon Bonaparte
Ngày 18, Bruyme (tháng sương mù), năm cộng hoà thứ tám (1799),
Napoléon trở thành tổng tài thứ nhất, nắm mọi quyền hành. Kể từ đây, nước
Pháp bước vào thời kì mới với biết bao thăng trầm đầy biến động, nước Pháp
5


mạnh hay yếu, giai đoạn lịch sử này của nước Pháp bị chi phối bởi vai trị cá
nhân, khơng ai khác, đó chính là Napoléon Bonaparte. Qua các cuộc chiến
tranh của Napoléon từ 1794 đến 1815, một lần nữa ta có thể khẳng định rằng
anh hùng làm nên lịch sử. Đạt được đỉnh cao danh vọng, cá nhân Napoléon
từng bước đưa nước Pháp lên đỉnh cao sức mạnh đương thời. Sức mạnh đó trở
thành nỗi kinh hồng của châu Âu và nhân loại. Napoléon Bonaparte - con
người mà đến nay vẫn còn nhiều đánh giá: Một vĩ nhân hay một con người
thấp kém.
Ngày 15 tháng 8 năm 1769, tại ngôi nhà ở thành phố Agiắcxinơ
(Ajaccio), thuộc đảo cc (Corse), Letitia Bonaparte, 19 tuổi, vợ Charles De
Bonaparte - một luật sư nghèo, đã sinh hạ một cậu con trai mà tiếng khóc oa...
oa...oa...của đứa bé vang dội như sấm. Ơng bố vui mừng vội chạy đi mời linh
mục đăt tên cho con trai của mình. Vị linh mục đứng nhìn đứa bé mà nghĩ

thầm: “Tiếng khóc của thằng bé dữ dội như tiếng gầm của con sư tử đực”
[33;7]. Người cha hiểu ý vị linh mục nên đặt tên cho con mình là Napoléon
Bonaparte, nghĩa là sư tử hoang dã.
Thời niên thiếu Napoléon chưa bao giờ nhận mình là một thiếu niên
anh hùng, nhưng những suy nghĩ và hành động của ông ngay từ lúc còn nhỏ
như muốn vượt ra khỏi sức mạnh của một con người bình thường khát khao
một cái gì đó to lớn, một thứ quyền lực mơng lung.
Do cuộc sống nghèo khổ, lại đông con, nên ngay từ lúc cịn nhỏ
Napoléon đã khơng đủ dinh dưỡng, thân hình thấp bé, cái đầu to, cổ nhỏ.
“Tuy người rất khoẻ, chịu được nhiều sự khó nhọc nhưng trơng ra dáng yếu ớt
vì người mảnh khảnh, màu da sàm sạm, trán vừa rộng lại vừa dô, đôi mắt lonh
lanh sáng như gương, sắc như dao khiến ai trông lên hoặc nhìn gần cũng phải
cho là bậc phi thường” [15;34]
Ngay từ lúc cịn bé, Napoléon đã có khuynh hướng về nghiệp nhà binh,
bất kể thứ gì thuộc về binh đao như gươm, súng, trống, kèn, cậu bé đều muốn
có cho kì được “Ta có thanh gươm để trừng phạt kẻ nào dám chống cự lại ta”
6


[15;13]. Napoléon thường đem trẻ con đi đánh nhau với các trẻ trong vùng lân
cận hết trận này đến trận khác, bày mưu bố trận, lúc tiến lúc thoái, khi đánh
úp hậu quân, lúc bủa vậy nghịch đảng, trăm phương nghìn kế khơng khác gì
một vị tướng đã từng xơng pha trận mạc. Thế mới hay, cho dù bất cứ Đông Tây, các đấng anh hùng lúc thiếu thời đã có chí khí khác thường.
Khi cịn nhỏ Napoléon Bonaparte đã tỏ ra ln bướng bỉnh, khơng nhẫn
nại, nơn nóng. Khi nhìn thấy chiếc cầu vồng thì cậu bé Napoléon thề rằng
mình sẽ chiếm được nó.Thế nhưng, khơng làm sao bắt được, Napoléon khóc
ầm lên dận dữ, nhặt đá sỏi ném vào cầu vồng. Khơng những thế, Napoléon
cịn là một đứa trẻ lầm lì, nóng tính đến mức trong suốt thời ấu thơ khơng ai
bắt nạt được mà cịn gây gổ với đứa này, chọc đứa khác, và mọi đứa bé đều sợ
cậu ta. Đặc biệt là Joseph, anh trai hơn Napoléon vài tuổi, luôn phải làm ngựa

cho cậu ta trong những trị chơi. Napoléon ln giành ngơi tranh bá khi chơi
đùa với các cậu bạn nhỏ.
Vì đảo Corse ln chịu sự thống trị, hà hiếp của các thế lực bên ngồi
nên người dân ở đây ni dưỡng tinh thần và tính cách chiến đấu dũng cảm
của những ngươì đàn ơng thành Agiắcxinơ (Ajaccio). Từ lúc cịn nhỏ, đã kế
thừa phẩm chất tốt đẹp đó ở lớp cha anh, tinh thần và tính cách mạng đã ngấm
ngầm thấm sâu vào đứa trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Trò chơi mà bọn con trai ở đây
thích nhất là chia phe địch ta, bày binh bố trận, thúc binh mã giao chiến.
Trong mỗi cuộc chơi như thế, Napoléon Bonaparte luôn là người đứng ra tổ
chức và là người chỉ huy của bên yếu hơn. Nhưng lúc kết thúc trận đánh, phần
thắng bao giờ cũng thuộc về phe Napoléon. Cậu nói với các bạn nhỏ của mình
là lớn lên mình nhất định sẻ làm sỹ quan chỉ huy. Như vậy, hạt giống vào
quân đội đánh giặc đã mọc mầm sâu vào Napoléon ngay từ lúc còn nhỏ.
Napoléon còn được thừa hưởng từ người mẹ tinh thần ham làm việc và
nếp sống trật tự nghiêm nghặt. Khi làm hồng đế rồi ơng vẫn khẳng định “trái
tim và khối óc của mẹ tơi khơng khác gì đàn ơng. Sở dĩ hơm nay tơi có tất cả
là nhờ mẹ tôi trông nom dạy dỗ”. Cha của Napoléon quyết định cho con mình
7


hấp thụ nền giáo giục Pháp. Do đó, năm 1779, Napoléon cùng anh trai sang
học tại trường trung học Ô-Tong (Orton). Đây là một trường bắt buộc học
sinh học tiếng pháp rất gắt gao. Về cơ bản tiếng Pháp Napoléon rất yếu,
nhưng tính cách khơng bao giờ chịu thua đã được tỏ rõ trong lúc này. Chỉ ba
tháng, Napoléon đã rèn luyện nắm vững kiến thức cơ bản của tiếng Pháp. Đến
tháng 5/1779, cậu bé Napoléon chưa đầy 10 tuổi, qua bốn tháng học ở trường
trung học Orton, sau kỳ thi tuyển, đã giành được phần học bổng của nhà vua
Pháp và chuyển sang học ở trường võ bị thiếu sinh qn hồng gia ở Bri-Ên
(Brien) - Đơng Pháp. Tại đây, Napoléon là một đứa trẻ âu sầu, kín đáo hay
cáu kỉnh và hay giận giữ lâu, không gần gũi ai, khơng coi ai ra gì, khơng bạn

bè, cảm kích với ai, rất tự tin mặc dù tầm vóc nhỏ bé và cịn ít tuổi. Người ta
đã thử sỉ nhục, trêu chọc, chế giễu giọng nói của Napoléon. Cậu Bonaparte đã
giận giữ, ẩu đả khi được khi thua nhưng cũng làm cho bạn bè cậu ta hiểu rằng
những cuộc xung đột như vậy không phải là không nguy hiểm.
Napoléon học giỏi lạ lùng, nghiên cứu đến nơi đến chốn sử Hy Lạp và
La Mã, rất say mê toán học. Trong quyển học bạ có đề “Napoléon Bonaparte
siêng năng, chăm học, nhảng chơi, biết rất rộng về toán học, sử học và địa dư,
trầm tĩnh, thích hiu quạnh, nhưng kiêu căng và ích kỷ đến tuyệt cùng. Nói ít
nhưng đã trả lời câu gì thì thật cương quyết. Nhiều tự ái, nhiều ước vọng
nhưng bất cứ cái gì cũng muốn với tới” [15;12].
Trong thời gian học ở trường võ bị Brien, năng khiếu về quân sự của
Napoléon dần bộc lộ. Tài chỉ huy xuất sắc của Napoléon được các thầy khen
ngợi “cậu bé mang tố chất người lính phi thường, sau này sẽ làm nên
chuyện”. Napoléon ghét tiếng La Tinh, thích nhất tốn học, địa lí vì hiểu sâu
về địa lí sẽ giúp ích cho người quân đội. Trường võ bị Brien không những là
sự mở đầu cuộc đời binh nghiệp của ơng mà cịn nhờ ở sự chăm chỉ, chịu khó
học tập và rèn luyện đã tạo nên mầm mống để sau này ông trở nên một vĩ
nhân quân sự làm chấn động khắp châu Âu và thế giới .

8


Năm 1784, Napoléon tốt nghiệp trường võ bị Brien. Tháng 10/1784,
Napoléon lúc đó 15 tuổi, đã một thân một mình đến Pari (Paris), bước chân
vào trường sĩ quan hoàng gia, được coi là nơi đào tạo sĩ quan, những nhân tài
rường cột cho nước Pháp. Tại đây, ơng thích thú với những môn học về pháo
binh. Napoléon say mê tác phẩm “ghi chép về cuộc chiến Gallia” của Giuliut
Xeda, nhà quân sự lẫy lừng thời cổ đại La Mã. Ông chiêm ngưỡng và tơn thờ
Xeda, muốn trở thành thống sối như Xeda.
Cùng thời gian này, tháng 2/1785, cha của Napoléon chết vì bệnh ung

thư dạ dày ở tuổi 39. Hầu như gia đình khơng cịn cách sống. Cậu sĩ quan 16
tuổi phải đứng ra chăm sóc mẹ và các em trai, em gái. Với tài năng quân sự,
chăm chỉ, chỉ một năm Napoléon đã học xong chương trình quy định bắt buộc
trong ba năm. Tháng 9/1785, Napoléon thi đậu tốt nghiệp. 30/10/1785, mới
16 tuổi, Napoléon được phong hàm thiếu uý. Về sau, khi trải qua thử thách
máu lửa, ông thường nhớ lại những ngày tháng khó quên, nói với vẻ đầy tự
hào “giờ phút kiêu hãnh nhất trong đời tôi là lúc được phong hàm thiếu uý và
từ giờ phút đó mà có sự huy hồng của ngày nay” [33;20].
Cuộc sống khó khăn đã khơng cho Napoléon có thời gian ngừng nghỉ.
Napoléon dồn tất cả thời gian vào việc học. Ông thích đọc những tác phẩm về
lịch sử quân sự, triết học và bắt đầu nghiên cứu những tác phẩm của những
tác giả Thế kỷ Ánh sáng như Vônte, Rutxô... Ông đã bị thuyết phục bởi
những chủ trương tiến bộ như “Con người được sống và tự do” hay “Nhân
quyền là thiêng liêng”.
Có thể nói rằng, trong những năm này, Napoléon có điểm nổi bật đó là
ý chí và lí trí của ơng đã hồn tồn khống chế những ham muốn về dục vọng.
Ơng xa lánh chỗ đơng người, giới phụ nữ, khước từ mọi cuộc vui chơi, giải
trí, làm việc không mệt mỏi, giành tất cả thời gian nhàn rỗi vào việc đọc sách.
Napoléon có trí nhớ phi thường, đạt tới mức đọc một lần là nhớ mãi
mãi, Chẳng hạn như trong một lần vi phạm kỷ luật quân đội, Napoléon nhặt
được một cuốn sách cũ nói về pháp luật La Mã cổ đại. Napoléon đã say mê
9


đọc và khi hết 24 giờ người lính gác mở cửa phịng giam thì Napoléon nói
“Đợi một chút có được khơng? cịn mấy trang nữa tơi chưa đọc hết”. Gần 15
năm sau, khi lên nắm quyền điều hành nước Pháp, trong khi soạn thảo bộ luật
dân sự, Napoléon đã đọc thuộc lịng khơng sai sót một chữ trong sách “Quyền
cơ bản của luật pháp nhà nước”, mà ông đã đọc trong phòng giam. Điều này
đã làm cho các nhà luật học phải ngạc nhiên.

Napoléon có khả năng làm việc trí óc một cách căng thẳng, cũng như khả
năng tập trung cao độ và lâu dài sức suy nghĩ. Ơng ln nghiêm túc trong khi
làm việc và luôn tự hào về khả năng làm việc vơ hạn độ của mình hơn bất cứ
năng khiếu nào khác mà tạo hoá ban cho một cách vô cùng rộng lượng. Điều này
được thể hiện rất rõ khi Napoléon trở thành một ông vua độc tài cai trị nhiều
quốc gia lớn. Bao giờ Napoléon cũng giành cho mình quyền tối hậu quyết định
trong tất cả công việc. Napoléon không bao giờ để thời gian trôi đi một cách vơ
ích. Một ngày ơng làm việc 20 giờ. Ơng vơ cùng q trọng thời gian. Đối với
ơng thời gian là tất cả “Tơi có thể bại trận nhưng sẽ khơng có ai phát hiện thấy
tơi lãng phí một phút nào”. Napoléon đã tự nhận xét mình như vậy.
Napoléon là một thiên tài về quân sự. Điều này không chỉ được thể hiện
ở tài năng chỉ huy mà cịn ở chỗ ơng biết đốt cháy trong lịng người tinh thần,
ngọn lửa say mê làm việc. Người ta sẵn sàng làm việc đến kiệt sức hoặc bỏ
xác trên chiến trường chỉ để được thưởng huy chương hoặc một nụ cười ân
cần của chủ. Người phương Đông chúng ta gọi đó là biết cách thu phục nhân
tâm, là người có khả năng tập hợp lực lượng. Chính cái tài năng ấy đã cho
Napoléon những đội quân đông đảo, sẵn sàng bỏ xác trên chiến trường vì một
mục đích mà họ không biết rõ, mặc dù họ chỉ là những “Cái mồi cho đại bác”.
Napoléon còn thể hiện tài năng của một nhà chiến lược qn sự. Ơng
có tầm nhìn rộng lớn, biết nhìn người, chọn người và sai khiến người. Ông đã
tập hợp quanh mình một loạt nhân vật xuất sắc về chiến tranh, những kẻ nhận
thức nhanh, nắm bắt tình hình và hạ quyết tâm một cách nhanh chóng. Tài
phán đốn và tinh thần chiến đấu thì khơng phải nói. Điều đáng nói là
10


Napoléon đã tập cho những người thân cận, đặc biệt là các thống chế của
mình chấp hành một cách chính xác ý định của mình mà vẫn giữ được sự linh
hoạt tác chiến trên chiến trường.
Napoléon quả là một người biết thu phục nhân tâm. Đây là một điều

quan trọng làm nên chiến thắng của ơng sau này.
Napoléon cịn là một con người kiên quyết và cứng rắn có phần lạnh
lùng, Ơng đã từng tun bố “chính trị khơng có tình cảm ma chỉ có lí trí”.
Napoléon đã coi như khơng có chuyện gì, quyết định một cách bình tĩnh và
nhanh chóng việc sử dụng phương thức tác chiến bằng đại bác bắn vào đám
đông ngay trong thành phố. Trong lịch sử chỉ có một người nữa làm nên việc
này là Sa Hồng Nicơlai đệ nhất.
Ngay trong cách ứng xử trước một sự việc cũng đủ thấy sự lạm dụng vũ
lực của Napoléon. Chẳng hạn như sự việc ngày 10/08/1792, trong khi chứng
kiến cuộc tấn công vào cung điện Tuylơri (Tuilleries) và tống cổ Louis XVI ra
khỏi ngai vàng, Napoléon đã khinh bỉ nói “Thằng hèn! thế mà để cho bọn vô
lại này vào được! đáng lẽ phải dùng pháo quét đi độ 4-5 trăm thằng là những
thằng khác sẽ chạy dài” [33;8]. Có một điều đáng chú ý là ngay ở đây ta đã
thấy bản chất của Napoléon là thích dùng súng đạn, coi nó là phương tiện thích
hợp nhất để trả lời những cuộc nổi dậy của nông dân. Lấy đó làm căn ngun
trong việc xử lí vấn đề. Điều đáng nói là đối tượng của hành động lại là nông
dân nhưng Napoléon đã không ngần ngại thốt ra lời này, chứng tỏ rằng ông là
người không ngần ngại dùng sức mạnh và thủ đoạn để đạt được mục đích.
Cũng như việc sau này ơng đã dùng mọi cách để bóp chết nền cộng hồ, chính
thức lên ngơi hoàng đế nước Pháp (1804). Và lẽ dĩ nhiên, trong việc dùng sức
mạnh qn sự cũng chính là cơng cụ đắc lực cho việc tiến thân. Biểu hiện rõ
nhất đó chính là những cuộc chiến tranh triền miên từ 1800-1815.
Những chiến dịch quân sự đầu tiên đã cho thấy tài năng chỉ huy của
Napoléon. Bắt đầu từ chiến dịch Tu-Lông (Toulon), Napoléon đã lần đầu tiên
lập công trác tuyệt và cũng là lần đầu tiên bộc lộ tài chỉ huy quân sự ưu việt
11


của mình. Và sau cùng là khi được quan đốc chính - một trong những thủ lĩnh
của phái Técmiđo (Thermidor) là Bara (Vicomte de Barras) mời Napoléon

dẹp loạn những phần tử bảo hồng kích động tại trung tâm thành phố Paris
vào ngày 04/10/1794. Napoléon đã nhận lời kèm theo một điều kiện là không
ai được can thiệp vào quyết định của mình. Ơng nói “Tơi đã tuốt gươm ra thì
nó chỉ được tra vào vỏ khi nào trật tự đã được lặp lại dù phải trả bằng bất cứ
giá nào” [30;41]. Câu nói đã cho thấy lịng tin và sức mạnh cá nhân của
Napoléon, sự ngang tang và kiêu hãnh của ông. Sự việc này cũng một lần nữa
chứng tỏ tài năng thật sự của Napoléon. Ông kiên quyết nhận lời giúp Barras
của phái bảo hoàng dẹp loạn khi trong tay chỉ có một lực lượng 6000 người
chống lại 24000 người có vũ trang. Napoléon đã dùng đại bác bắn thẳng vào
bọn bảo hoàng. Cuộc tàn sát diễn ra đặc biệt khủng khiếp, hàng trăm xác chết,
cả đống thịt nát đẫm máu.
Napoléon không hề biện minh cho những hành động giết người ấy. Ông
tuyên bố thẳng thừng “Nếu như trong tay ta có đại bác thi hãy dùng nó triệt
để” [30;65]. Tư tưởng này luôn là nguyên tắc trong suốt cuộc đời binh nghiệp
của Napoléon.
Với tài năng quân sự của mình Napoléon đã đi hết thắng lợi này đến
thắng lợi khác, từ những tham vọng mơ hồ lúc thiếu thời đến những chiến
cơng có được lúc trưởng thành, những tham vọng quyền lực của Napoléon
càng rõ ràng hơn thúc giục Napoléon bằng mọi giá để đạt được tham vọng.
Những khát vọng quyền lực của Napoléon Bonaparte là tột cùng và không
bao giờ dừng lại. Khi nắm trong tay quyền lực tuyệt đối, Napoléon đã phát
động hàng loạt cuộc chiến tranh thơn tính để phục vụ cho tham vọng của
mình. Chính hai yếu tố tài năng và tham vọng tồn tại trong một con người Napoléon Bonaparte là một trong những yếu tố dẫn đến những cuộc chiến
tranh triền miên kéo dài suốt từ 1800 - 1815, tác động mạnh mẽ đến quan hệ
quốc tế đương thời.

12


1.1.2. Nước Pháp trong bối cảnh châu Âu đương thời

Có nhiều ngun nhân để Napoléon Bonaparte có lịng tin kéo dài tham
vọng, kéo dài cuộc chiến tranh đối ngoại của mình. Bên cạnh yếu tố về cá
nhân cần phải kể đến bối cảnh nước Pháp và châu Âu đương thời.
Nói về tình hình nước Pháp, một điều dễ thấy là nước Pháp sau khi trải
qua cuộc đại cách mạng vào năm 1789, đã từ một quốc gia phong kiến chuyên
chế phát triển thành một quốc gia tiên tiến của giai cấp tư sản. Trong quốc gia
này, gông cùm của chế độ phong kiến đã bị đập tan, sức sản xuất đã được giải
phóng. Hay nói cách khác, con đường phát triển của CNTB đã mở rộng thênh
thang sau cuộc CMTS cuối thế kỷ XVIII. Do vậy, về nông nghiệp cũng như
về cơng nghiệp qn sự và KHKT đều có bước phát triển mới. Tất cả những
điều đó tạo điều kiện thuận lợi về mặt vật chất cho những thắng lợi về mặt
qn sự. Như đã biết thì chi phí cho những cuộc chiến tranh đối ngoại là vô
cùng to lớn. Đặc biệt, sau một lần thảm bại, để khôi phục lại sức mạnh tồn
dân cần có một nguồn lực tài chính dồi dào. Nếu nước Pháp lúc này khơng có
cơ sở kinh tế vững chắc thì khơng thể duy trì sức mạnh quân sự được.
Mặt khác, bộ máy quốc gia quan liêu quân sự và trung ương tập quyền
do Napoléon xây dựng nên đều có hiệu quả rất cao về mặt hành chính. Những
người có cơng trong chiến đấu được phong tước vị, và hiển nhiên họ trở thành
một lực lượng hùng hậu trong bộ máy chính quyền của Napoléon. Điều đáng
nói là những người này sẽ giúp Napoléon có những sáng kiến quân sự hơn là
việc xây dựng bộ máy hành chính. Chẳng hạn như việc lập ra “Bộ máy cưỡng
bức tịng qn” đã có giá trị thực sự và liên tục bổ sung lực lượng cho các cấp
quân đội của đế quốc.
Thành phần của quân đội cũng có những tác dụng rất to lớn cho những
thắng lợi quân sự. Quân đội của Napoléon chủ yếu được tổ chức từ nông dân.
“Bộ luật Napoléon” đã dùng luật pháp để củng cố chế độ tiểu điền của người
nông dân được hình thành trong thời cách mạng. Điều đó làm cho người nông
dân cảm thấy một cách sâu sắc vận mệnh của mình gắn liền với chính quyền
13



Napoléon. Những người nơng dân Pháp mặc áo lính chiến đấu ngồi mặt trận
cảm thấy họ chiến đấu chính là để bảo vệ quyền lợi giai cấp mình. Do đó,
người lính Pháp đã phát huy tính chủ động và lịng dũng cảm cao độ trong khi
chiến đấu ngoài mặt trận. Họ cảm thấy phấn khởi vì cha mẹ mình có mảnh
ruộng để cày cấy. Họ ra sức chiến đấu, hiến thân mình để bảo vệ cái quyền lợi
mà từ trước tới nay tất cả những người nông dân đều ao ước. Đó phải chăng
cũng chính là sự khơn khéo trong cách hành xử và giải quyết vấn đề của
Napoléon.
Napoléon còn làm tất cả để bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản, để xác
lập quyền tư hữu. Điều 554 trong “bộ luật Napoléon” đã ghi: “Quyền tư hữu
là quyền được hưởng và sử dụng của cải một cách tuyệt đối nhất” [1;172].
Napoléon trở thành người đại diện, vị chúa tể của nước Pháp tư sản đã tiếp
thu những tiến bộ của nước Pháp cách mạng về kỹ thuật quân sự và đã áp
dụng một chiến thuật mới để đánh thắng châu Âu phong kiến lạc hậu. Giai
cấp tư sản Pháp đã đóng góp nguồn vật chất phục vụ cho những cuộc chiến
tranh của Napoléon nhằm củng cố địa vị của giai cấp tư sản Pháp trên thế
giới. Sự phát triển công thương nghiệp đã củng cố lực lượng quân sự của đế
quốc Pháp và nó đã cung cấp cơ sở vật chất to lớn cho những cuộc chiến trah
kéo dài.
Nói về châu Âu, trong khi nước Pháp đã hồn thành cuộc cách mạng tư
sản và đang tiến nhanh lên con đường phát triển TBCN, giai cấp tư sản Pháp
ngày càng khẳng định địa vị kinh tế - chính trị của mình, đang đứng trên thế
thắng so với chế độ phong kiến thì châu Âu đương thời vẫn đang nằm trong
sự khủng hoảng của chế độ phong kiến.
Sau chiến dịch Ai Cập - Xi Ri, Napoléon đã mơ tưởng đến một ngày
ông sẽ làm bá chủ châu Âu và vươn bàn tay của mình cai trị phương Đơng
giàu có. Một nguyên nhân quan trọng cho những tham vọng to lớn ấy đó là
việc ơng nhận thấy khả năng chiến thắng.


14


Napoléon đang thực hiện tham vọng của mình trong bối cảnh châu Âu
hầu như chưa thực hiện cuộc cách mạng tư sản. Cuộc cách mạng tư sản mới
thành công ở một nước nhỏ Hà Lan vào cuối thế kỷ XVI, đã không ảnh hưởng
nhiều đến các nước khác. Thế kỷ XVII, chế độ phong kiến già nua, lạc hậu
còn thống trị hầu hết châu Âu. Có chăng, cũng mới chỉ có nước Anh hải đảo
thực hiện cc cách mạng tư sản cách đó một thế kỷ.
Chẳng hạn như nước Phổ là một nước ít chịu ảnh hưởng của cuộc cách
mạng tư sản Pháp, dưới chế độ phong kiến lạc hậu, về mặt quân sự vẫn còn áp
dụng kĩ thuật quân sự của Phơrêđơrich II. Đó là chiến thuật triển khai hàng
ngang. Chiến thuật này chủ yếu là dùng nhiều quân để tiêu diệt địch bằng lưỡi
lê. Người ta dùng roi vọt để bắt lính ra mặt trận. Dưới chế độ nơng nơ, qn
lính khơng bao giờ tin rằng họ sẽ được đề bạt. Điều này hoàn toàn trái ngược
với cách hành xử trong quân đội của Napoléon.
Còn các nước khác thì sao? Cũng chẳng có mấy tiến bộ hơn. Italia lúc
này vẫn còn bị chia cắt thành các vương quốc nhỏ. Có thể kể 7 vương quốc là:
Lơmbácđia,Vênêxia, Pácma, Mơnđêna, Tơxcana, Rơmamia (đất thuộc giáo
hồng có qn Pháp chiếm đóng), Napôli, Piêmôntê. Phần lớn các vương
quốc theo chế độ quân chủ chuyên chế và chịu thống trị của nước Áo. Thị
trường dân tộc chưa hình thành, chủ nghĩa tư bản vẫn còn là mầm mống chưa
thể vỡ tung để phát triển.
Các nước Áo, Nga cũng chẳng hơn gì. Các nước này cịn chìm trong
chế độ phong kiến chun chế già nua. Sự thống trị của phong kiến, tơn giáo
kìm hãm sự phát triển của đất nước. Phương thức sản xuất mới khơng có cơ
hội phát triển. Chẳng hạn như chế độ nơng nơ truyền kiếp ở Nga đã kìm hãm
lực lượng sản xuất, sức sản xuất khơng được giải phóng. Do vậy, dù là những
nước có lực lượng quân sự khá mạnh nhưng khơng thể thốt khỏi sự trói buộc
của chế độ phong kiến trên bước đường suy vong. Mà như lí luận của chủ

nghĩa Mác thì nền tảng của nhà nước là kinh tế. Kinh tế quyết định sức mạnh

15



×