Tải bản đầy đủ (.docx) (120 trang)

(Luận văn thạc sĩ) phát triển sản xuất nấm ăn trên địa bàn huyện lý nhân, tỉnh hà nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (502.69 KB, 120 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN XUÂN TIẾN

PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NẤM ĂN TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN LÝ NHÂN, TỈNH HÀ NAM

Chuyên nghành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Quyền Đình Hà

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ luận văn nào khác.

Tôi xin cam đoan rằng các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ
rõ nguồn gốc. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn



Nguyễn Xuân Tiến

i


LỜI CẢM ƠN
Trước hết với tình cảm chân thành và lịng biết ơn sâu sắc, tơi xin gửi lời cảm ơn đến
TS. Quyền Đình Hà người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.

Tơi xin trân trọng cảm ơn đến Quý Thầy giáo, Cô giáo Khoa Kinh tế và PTNT,
Bộ môn Phát Triển Nông Thôn, Ban Quản lý đào tạo – Học Viện Nông nghiệp Việt
nam đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Tơi cũng xin bày tỏ sự cảm ơn đến UBND huyện Lý Nhân, Phịng Kinh tế, Chi
cục Thống kê, Trạm Khuyến nơng huyện Lý Nhân; UBND các xã Phú Phúc, xã Nhân
Khang và xã Chân Lý thuộc huyện Lý Nhân; các hộ nông dân đã cung cấp số liệu thực
tế và thông tin cần thiết để tơi hồn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè, cùng tồn thể gia đình,
người thân đã động viên tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu thực hiện đề tài.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Xuân Tiến


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................. ii
Mục lục....................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt............................................................................................................... v
Danh mục bảng......................................................................................................................... vi
Danh mục sơ đồ...................................................................................................................... viii
Danh mục hộp......................................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn.................................................................................................................... ix
Mục đích nghiên cứu................................................................................................................ ix
Thesis abstract........................................................................................................................... xi
Phần 1. Mở đầu........................................................................................................................ 1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1
1.2.
Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 3
1.2.1. Mục tiêu chung............................................................................................................ 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................................................ 3
1.3.
Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................................... 3
1.4.
Đối tượng nghiên cứu................................................................................................. 3
1.4.1. Chủ thể nghiên cứu..................................................................................................... 3
1.4.2. Khách thể nghiên cứu................................................................................................. 3
1.5.
Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 4
1.5.1. Phạm vi nội dung........................................................................................................ 4

1.5.2. Phạm vi không gian.................................................................................................... 4
1.5.3. Phạm vi thời gian........................................................................................................ 4
Phần 2. Tổng quan tài liệu..................................................................................................... 5
2.1.
Cơ sở lý luận................................................................................................................ 5
2.1.1. Một số khái niệm có liên quan.................................................................................. 5
2.1.2. Đặc điểm và vai trò của cây nấm.............................................................................. 8
2.1.3. Nội dung phát triển sản xuất nấm ăn..................................................................... 15
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất nấm ăn ........................................ 18
2.2.
Cơ sở thực tiễn........................................................................................................... 20
2.2.1. Khái quát tình hình phát triển sản xuất nấm ăn trên thế giới ............................. 20
2.2.2. Khái quát tình hình phát triển sản xuất nấm ăn ở Việt Nam.............................. 21
2.2.3. Một số cơng trình nghiên cứu có liên quan........................................................... 25
2.2.4. Bài học kinh nghiệm................................................................................................. 26

iii


Phần 3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 27
3.1.
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.................................................................................. 27
3.1.1. Điều kiện tự nhiên..................................................................................................... 27
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội......................................................................................... 31
3.2.
Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 37
3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và chọn mẫu điều tra ................................ 37
3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin.............................................................................. 37
3.2.3. Phương pháp xử lý thông tin................................................................................... 39
3.2.4. Phương pháp phân tích thơng tin............................................................................ 39

3.2.5. Hệ thống các chỉ tiêu................................................................................................ 40
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận........................................................................ 42
4.1.
Thực trạng phát triển sản xuất nấm ăn trên địa bàn huyện Lý Nhân, tỉnh
Hà Nam
42
4.1.1. Quy hoạch sản xuất nấm ăn trên địa bàn huyện Lý Nhân .................................. 42
4.1.2. Xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất nấm ăn trên địa bàn huyện Lý Nhân ...........44
4.1.3. Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nấm ăn trên địa bàn huyện
Lý Nhân
47
4.1.4. Một số liên kết trong sản xuất nấm ăn trên địa bàn huyện Lý Nhân ................ 52
4.1.5. Kết quả, hiệu quả sản xuất nấm ăn trên địa bàn huyện Lý Nhân ...................... 60
4.2.
Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất nấm ăn trên địa bàn huyện
Lý Nhân
72
4.2.1. Nguồn lực của địa phương....................................................................................... 72
4.2.2. Thị trường tiêu thụ nấm ăn...................................................................................... 77
4.2.3. Hình thức tổ chức sản xuất nấm ăn........................................................................ 78
4.3.
Giải pháp phát triển sản xuất nấm ăn trên địa bàn huyện Lý Nhân, tỉnh
Hà Nam
79
4.3.1. Quan điểm.................................................................................................................. 79
4.3.2. Định hướng................................................................................................................ 79
4.3.3. Một số giải pháp đẩy mạnh phát triển nấm ăn trên địa bàn huyện Lý
Nhân trong thời gian tới
80
Phần 5. Kết luận và kiến nghị............................................................................................. 86

5.1.
Kết luận....................................................................................................................... 86
5.2.
Kiến nghị.................................................................................................................... 87
5.2.1. Đối với địa phương................................................................................................... 87
5.2.2. Đối với hộ sản xuất nấm ăn..................................................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................... 88

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
BQ

Nghĩa tiếng Việt
Bình quân

C
CC
CNH-HĐH
CLB
CSXH
ĐVT
FAO
GTSX
HK
HTX
HTXDVNN
KHCN

KHKT
N
NN
NN&PTNT
NXBNN

QG
SL
TPP
Trđ
TT
UBND
UNESCO
WTO

Các bon
Cơ cấu
Cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa
Câu lạc bộ
Chính sách xã hội
Đơn vị tính
Tổ chức lương thực và nơng nghiệp liên hiệp quốc
Giá trị sản xuất
Hồng kông
Hợp tác xã
Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp
Khoa học công nghệ
Khoa học kỹ thuật
Nitơ
Nông nghiệp

Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Nhà xuất bản nông nghiệp
Quyết định
Quốc gia
Sản lượng
Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương
Triệu đồng
Triệu tấn
Ủy ban nhân dân
Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên Hiệp Quốc
Tổ chức thương mại thế giới

v


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Tỷ lệ Protein trong các loại axitamin của nấm rơm ........................................ 10
Bảng 2.2. Giá trị dinh dưỡng của một số loại nấm ăn so với trứng gà .......................... 13
Bảng 3.1. Diện tích các loại đất theo phát sinh .................................................................. 30
Bảng 3.2. Tình hình nhân khẩu và lao động huyện Lý Nhân năm 2013 - 2015 ...........32
Bảng 3.3. Tình hình phát triển kinh tế của huyện Lý Nhân 2013 – 2015 ...................... 36
Bảng 3.4. Thu thập thông tin thứ cấp.................................................................................. 38
Bảng 3.5. Loại mẫu điều tra.................................................................................................. 39
Bảng 4.1. Tình hình quy hoạch sản xuất nấm ăn ở các hộ điều tra ................................ 43
Bảng 4.2. Tình hình đầu tư cơ sở hạ tầng cho phát triển sản xuất nấm ăn của
huyện Lý Nhân trong giai đoạn 2013 – 2015

44


Bảng 4.3. Tỷ lệ hộ điều tra theo cơ sở hạ tầng đầu tư cho sản xuất nấm ăn ................. 47
Bảng 4.4. Tình hình chuyển giao khoa học kỹ thuật cho hộ sản xuất nấm ăn trên
địa bàn huyện Lý Nhân trong giai đoạn 2013 – 2015

49

Bảng 4.5. Số hộ điều tra theo nguồn tìm hiểu thơng tin về trồng nấm ăn ..................... 50
Bảng 4.6. Số hộ được điều tra theo tình hình tham gia tập huấn trồng nấm ăn ...........51
Bảng 4.7. Khó khăn khi áp dụng khoa học kĩ thuật trồng nấm ăn .................................. 52
Bảng 4.8. Tình hình liên kết trong quá trình phát triển sản xuất nấm ăn trên địa
bàn huyện Lý Nhân trong giai đoạn 2013 – 2015

53

Bảng 4.9. Số hộ điều tra theo mối liên kết trong sản xuất nấm ăn ................................. 53
Bảng 4.10. Số hộ theo nguồn mua cây nấm giống và hình thức thanh toán .................. 54
Bảng 4.11. Số hộ theo liên kết trong sử dụng nguyên liệu làm meo trồng nấm ............55
Bảng 4.12. Số hộ được điều tra theo khó khăn trong huy động nguyên vật liệu
trồng nấm ăn 56
Bảng 4.13. Số hộ điều tra theo nguồn vốn huy động để sản xuất nấm ăn ...................... 57
Bảng 4.14. Số vốn trung bình 1 hộ sản xuất nấm ăn.......................................................... 57
Bảng 4.15. Số hộ theo tình hình sử dụng lao động sản xuất nấm .................................... 58
Bảng 4.16. Tình hình tiêu thụ nấm ăn ra thị trường........................................................... 60
Bảng 4.17. Tình hình sản xuất nấm trên địa bàn huyện Lý Nhân giai đoạn 2013 - 2015
.................................................................................................................................................... 62

vi


Bảng 4.18. Số hộ trồng nấm ăn trên địa bàn huyện Lý Nhân theo phân loại quy

mơ diện tích

63

Bảng 4.19. Số hộ trồng nấm trên địa bà huyện Lý Nhân theo phân loại quy mô
nguyên liệu đầu vào

63

Bảng 4.20. Sản lượng nấm theo từng giống trên địa bàn huyện Lý Nhân .....................64
Bảng 4.21. Kết quả và hiệu quả sản xuất nấm rơm ở hộ nông dân trên địa bàn
huyện Lý Nhân 66
Bảng 4.22. Kết quả, hiệu quả sản xuất nấm sị ở hộ nơng dân trên địa bàn huyện
Lý Nhân

68

Bảng 4.23. Kết quả, hiệu quả sản xuất nấm mộc nhĩ ở hộ nông dân trên địa bàn
huyện Lý Nhân 69
Bảng 4.24. Kết quả, hiệu quả sản xuất nấm mỡ ở hộ nơng dân trên địa bàn huyện
Lý Nhân

70

Bảng 4.25. Tình hình lao động của các hộ được điều tra.................................................. 73
Bảng 4.26. Các nguồn vốn hỗ trợ cho phát triển sản xuất nấm ăn .................................. 74
Bảng 4.27. Một số thông tin chung về chủ hộ được điều tra ............................................ 76

vii



DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Quy trình sản xuất nấm Mộc nhĩ.......................................................................... 9
Sơ đồ 2.2. Quy trình sản xuất nấm rơm............................................................................... 11
Sơ đồ 2.3. Quá trình ủ đảo nguyên liệu nấm mỡ................................................................ 11
Sơ đồ 2.4. Quy trình sản xuất nấm sò................................................................................... 12

DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1. Ý kiến của hộ điều tra về thuê đất sản xuất nấm ăn .......................................... 43
Hộp 4.2. Ý kiến của hộ về đầu tư cơ sở hạ tầng sản xuất nấm ăn ................................... 45
Hộp 4.3. Ý kiến của chủ nhiệm hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp về phát triển nấm
ăn trên thị trường

viii

78


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Xuân Tiến
Tên Luận Văn: “Phát triển sản xuất nấm ăn trên địa bàn huyện Lý Nhân,
tỉnh Hà Nam”.
Ngành: Quản Lý Kinh Tế
Mã số: 60.34.04.10
Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt
Nam Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Trên cơ sở đánh giá thực trạng sản xuất nấm ăn
trên địa bàn huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam trong thời gian qua; từ đó đề xuất một số
giải pháp đẩy mạnh phát triển sản xuất nấm ăn trên địa bàn huyện Lý Nhân trong thời
gian tới. Với 4 mục tiêu cụ thể sau: (1)Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn liên

quan đến vấn đề nghiên cứu; (2) Đánh giá thực trạng sản xuất nấm ăn trên địa bàn
huyện Lý Nhân; (3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất nấm ăn
trên địa bàn huyện Lý Nhân; (4) Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển
sản xuất nấm ăn trên địa bàn huyện Lý Nhân.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp chọn điểm
nghiên cứu và mẫu điều tra, phương pháp thu thập số liệu (số liệu thứ cấp và số liệu sơ
cấp), phương pháp phân tích, xử lí thơng tin, số liệu (phân tích thống kê, xử lý số liệu
trên phần mềm Excel).
Kết quả chính và kết luận
Qua q trình nghiên cứu cho thấy: Một số hoạt động phát triển sản xuất nấm ăn
trên địa bàn huyện Lý Nhân như sau: (1) Quy hoạch sản xuất nấm ăn, thực tế cho thấy sản
xuất nấm ăn địi hỏi diện tích đất khơng nhiều, có thể sử dụng giá treo để tận dụng các
khoảng không, người dân đã đầu tư xây dựng lán trại để nâng cao hiệu suất trồng nấm, số
lượt trồng nấm trung bình một hộ tăng lên rõ rệt, cùng với đó là các hộ có quy mơ sản xuất
nấm có xu hướng thuê thêm đất xa khu dân cư để trồng nấm. (2) Xây dựng cơ sở hạ tầng
sản xuất nấm ăn. Huyện Lý Nhân đã đầu tư nâng cấp hệ thống điện, các tuyến đường,
ngoài ra tại các hộ trồng nấm đều phải xây dựng lán trại, bể xử lý rơm rạ, số ít có máy hấp,
máy sấy, khu xử lý rác từ sản xuất nấm ăn. (3) Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản
xuất nấm ăn năm 2015 tổ chức 33 lớp chuyển giao khoa học kĩ thuật, tăng 8 lớp so với
năm 2013, chủ yếu là các lớp do công ty mây tre đan Ngọc Động và trạm khuyến nông
huyện Lý Nhân tổ chức, qua điều tra cho thấy hầu hết 100% số hộ đều biết thơng tin về
sản xuất nấm qua tập huấn, ngồi ra cịn biết qua tivi, internet, người thân, khó khăn chủ
yếu của các lớp tập huấn là không được hướng dẫn chi tiết. (4) Một số liên kết trong sản
xuất nấm ăn. Tổ liên gia trong sản xuất nấm qua 3

ix


năm tăng từ 9 tổ năm 2013 lên 29 tổ năm 2015 với tốc độ tăng bình quân qua 3 năm là

79,51%. Số hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tham gia vào phát triển sản xuất nấm với vai trò là
trung gian trong cung ứng giống, thu mua sản phẩm tăng qua 3 năm từ 5 hợp tác xã năm 2013
lên 8 hợp tác xã năm 2015 với tốc độ tăng bình quân qua 3 năm là 26,49%. Trong liên kết mua
giống, hầu hết 100% số hộ đều mua giống từ cơng ty Ngọc Động, số ít là mua qua viện di
truyền học, tư nhân. Đối với nguyên liệu, 100% hộ tự túc về rơm và mua mùn cưa, về vốn cho
quá trình sản xuất nấm được người dân huy động từ các nguồn như vay ngân hàng chính sách,
chương trình hỗ trợ của đề án, quỹ tín dụng và sử dụng nguồn vốn gia đình. Đối với lao động
trong sản xuất nấm ăn, 100% số hộ sử dụng lao động gia đình, ngồi ra 50% số hộ th lao
động làm thường xuyên. Trong tiêu thụ nấm ăn, 100% số hộ tiêu thụ sản phẩm dưới dạng thơ,
số ít đã tiêu thụ sản phẩm dưới dạng sơ chế, kênh tiêu thụ chính là cơng ty Ngọc Động. (5) Kết
quả sản xuất nấm ăn: năm 2015 có 12 xã sản xuất nấm, tăng 240% so với năm 2013; năm 2015
2

2

có 208 hộ với 63.561 m trồng nấm, tăng 104 hộ với 48.344 m . Sản lượng nấm năm 2015 là
225,15 tấn; tăng 135,29 tấn so với năm 2013. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất
nấm ăn ở huyện Lý Nhân là nguồn lực của địa phương (lao động, ngân sách hỗ trợ, điều kiện
của chủ hộ, đất đai, trình độ của lãnh đạo địa phương), thị trường tiêu thụ nấm ăn và các hình
thức tổ chức sản xuất nấm ăn.

Một số giải pháp phát triển sản xuất nấm ăn trên địa bàn huyện Lý Nhân trong
thời gian tới: Đẩy mạnh thực hiện các chủ trương chính sách liên quan đến quy hoạch
và phát triển sản xuất nấm ăn. Tăng cường thu hút đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở
hạ tầng đáp ứng yêu cầu và thúc đẩy sản xuất nấm ăn. Đẩy mạnh tập huấn và chuyển
giao khoa học kĩ thuật về sản xuất, chế biến và quản lý chất lượng nấm ăn. Tăng
cường, củng cố các mối liên kết trong sản xuất nấm ăn. Nâng cao năng lực và phát huy
nguồn lực của các hộ sản xuất nấm ăn. Mở rộng, phát triển hình thức tổ chức sản xuất
theo hướng gia trại, trang trại.


x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Xuan Tien
Thesis title: “Developing edible mushroom produces in Ly Nhan district, Ha
Nam province”.
Major: Economic Management

Code: 60.34.04.10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
(VNUA) Research Objectives
Research objectives are: Basing on assessing the status of edible mushroom
produce in Ly Nhan district, Ha Nam province, from that proposing some solutions to
promote the development of edible mushroom produce in Ly Nhan district in the near
future. With four aims: (1) To systemize theoretical basis and practical basis related to
research issues; (2) To assess the status of edible mushroom produce in Ly Nhan
district; (3) To analyze the factors affect the development of edible mushroom produce
in Ly Nhan district; (4) To propose some solutions to promote the development of
edible mushroom produce in Ly Nhan district.
Materials and Methods
The research uses the following research methods:Local selecting, Sampling,
data collecting (secondary data and primary data), data analyzing, information
processing (statistical analysis, data processing in Excel).
Main findings and conclusions
Through research process we can see that some activities of developing edible
mushroom produce in Ly Nhan district are as follows: (1) Planning of edible mushroom
produce, reality shows that edible mushroom produce does not require too much of land,
can uses the racks to leverage the space, people have invested to build camps, huts to

improve efficiency of cultivation, the average number of growing mushroom times of one
household increased significantly, with that mushroom growers scale tends to rent more
land away from residential areas to grow edible mushrooms. (2) Buiding the construction
of infrastructure of edible mushroom produce. Ly Nhan district has invested in upgrading
the electrical system, the roads, in addition, mushroom growers have to build huts, straw
treatment tank, a little households have steamer, dryers, garbage disposal area. (3)
Applying science and technology in the produce of edible mushrooms, in 2015 organizing
33 science and technology transfer classes, more 8 classes than in 2013. The classes are
mainly organized by Ngoc Dong bamboo and rattan Company and Extension Association
in Ly Nhan district, the survey showed that 100% of households

xi


have information about edible mushroom produce through training, in addition to know
through television, internet, relatives. Major difficulties of training courses is not detailed
instructions. (4) Some relationship in the edible mushroom produce. Inter-family groups in
edible mushroom proceduce in the past three years increased from 9 in 2013 to 29 in 2015
with an average growth rate is 79.51%. the number of agricultural services co-operatives
joined in edible mushroom produce with an intermediary role in seed supply increased
from 5 in 2013 to 8 in 2015, with the average growth rate is 26.49% over 3 years. In the
link to buy seed, almosst 100% of the households have bought seeds from Ngoc Dong
Company, some households have bought through genetics institutes, shops. For raw
materials, 100% households have bought straw and sawdust by themselves. the investment
capital for mushroom produce process is mobilized by people from sources such as policy
banks and support programs of projects, credit fund and family funds.

With labor factor in edible mushroom produce, 100% of households use labors
in family, in addition 50% of households rent labor regularly. In the edible mushroom
consume, 100% of households consume products in raw form, few products are

consumed as preprocessing, major marketing channel is the Ngoc Dong Company. (5)
Results of food produce: In 2015, having 12 communes that produce edible
mushroom, increased 240% compared to 2013; in 2015, having 208 households with
63.561 m2 of growing mushrooms, increase 104 households with 48.344 m2 land.
Mushroom quantity in 2015 was 225,15 tonnes; increased 135,29 tonnes compared to
2013. Factors influent the development of edible mushroom produce in Ly Nhan are
local resources (labor, budget support, the condition of the head of household, land,
ability of leaders in location), consumer market of edible mushrooms and
organizational forms of edible mushroom products.
Some solutions to develop edible mushroom produce in Ly Nhan in the near
future: Promoting the implementation of policies related to the planning and
development of edible mushroom produce. Promoting investment attraction in the
construction and development of infrastructure to meet the requirements and the
promotion of edible mushroom produce. Promoting the training and transfer of science
and technology in produce, processing and quality management of edible mushrooms.
Enhancing the capability and promoting resources of farm households that is
producing edible mushroom. Expanding and developing forms of organization of
production following the direction of farm and household farm.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngành nơng nghiệp Việt Nam có vai trị rất quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân. Sau gần 30 năm đổi mới và phát triển, nông nghiệp Việt Nam đang ngày
càng khẳng định vị thế là một ngành cung cấp sinh kế cho 68,2% dân số, đóng góp
18% – 22% GDP cho nền kinh và 23% – 35% giá trị xuất khẩu với mức tăng
trưởng nhanh và ổn định. Trong bối cảnh chung của nền kinh tế chịu ảnh hưởng

lớn của suy thối kinh tế, nơng nghiệp vẫn là ngành duy nhất có thặng dư xuất
khẩu giai đoạn 2010 – 2013. Năm 2014, tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp
đạt 3,3% vượt mục tiêu Chính phủ đề ra và cao hơn nhiều so với năm 2013. Tổng
kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt gần 31 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2013,
tiếp tục là lĩnh vực tạo ra giá trị thặng dư cao với 9,5 tỷ USD. Tuy nhiên, ngành
trồng trọt là ngành sản xuất chủ yếu chiếm tới 75% giá trị sản lượng nông nghiệp.
Ngành trồng trọt phát triển có ý nghĩa to lớn và quyết định đến việc chuyển dịch
cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Ngành trồng trọt phát triển làm cho năng suất cây
trồng tăng nhờ đó sẽ chuyển nền sản xuất nơng nghiệp từ độc canh lương thực
sang nền nơng nghiệp đa canh có nhiều sản phẩm hàng hóa giá trị kinh tế cao đáp
ứng nhu cầu thị trường và góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa (Trang Trần, 2015).
Nghề trồng nấm xuất hiện trên thế giới từ rất sớm. Với lịch sử hình thành và
phát triển hàng trăm năm, người ta đã biết sử dụng nguồn xenluloza sẵn có trong
tự nhiên cũng như phụ phẩm của ngành cơng, nông, lâm nghiệp mà không cần sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật, chi phí trung gian khơng lớn, thời gian thu hồi vốn
nhanh…để sản xuất nấm đem lại hiệu quả kinh tế cao. Điển hình cho phát triển sản
xuất nấm là các nước như: Trung Quốc, Triều Tiên, Đài Loan… Không phải ngẫu
nhiên mà sản xuất nấm được coi trọng như vậy. Theo phân tích thành phần dinh
dưỡng của nấm ăn khá phong phú, trong 100g nấm khơ có chứa 21 – 37g chất
đường; 2,1 – 4,6g chất béo; 9,9g chất bột đường; 21g chất xơ; rất nhiều các yếu tố
vi lượng như canxi, sắt, photpho, các vitamin A, B1, B2, C, D,…Đặc biệt trong
nấm ăn thành phần đạm vừa nhiều vừa đầy đủ các axit amin cần thiết hơn cả thịt
bò và đậu tương. Nấm ăn được coi là một loại “rau sạch”, “thịt sạch”.

1


Ngồi ra, nấm ăn cịn có tác dụng phịng chống virut, bệnh tim mạch, tiểu đường,
huyết áp… và đặc biệt là có khả năng ngăn chặn được các khối u, ung thư (Nguyễn

Thái Tuấn, 2014).


Việt Nam sản xuất nấm ăn đã hình thành và phát triển từ những thập kỷ

90, nhưng kỹ thuật sản xuất còn lạc hậu, năng suất thấp. Trong những năm gần
đây, sản xuất nấm ăn đang mở rộng trên khắp các tỉnh thành trong cả nước và đã
giúp cho khơng ít bà con nơng dân thốt nghèo. Theo tính tốn vốn đầu tư để trồng
nấm so với các ngành sản xuất khác khơng lớn, vì đầu vào chủ yếu là rơm rạ và
công lao động (chiếm khoảng 70 – 80% giá thành một đơn vị sản phẩm). Để giải
quyết việc làm cho một lao động chuyên trồng nấm ở nơng thơn có mức
thu nhập từ 2,5 đến 3 triệu đồng/tháng chỉ cần số vốn đầu tư ban đầu khoảng 30
2

triệu đồng và 100m diện tích nhà xưởng (Nguyễn Thái Tuấn, 2014). Tuy nhiên,
chất lượng và sản lượng nấm ăn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng
ngày càng tăng của con người, đồng thời chưa tận dụng hết được tiềm năng sẵn có
trong phát triển sản xuất nấm ăn.
Hà Nam là một tỉnh có nhiều lợi thế để phát triển sản xuất nấm ăn, trong
những năm qua phát triển sản xuất nấm ăn ở tỉnh Hà Nam đã đạt được nhiều kết
quả cao, đặc biệt là từ khi Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam phê duyệt “Đề án phát
triển sản xuất nấm ăn giai đoạn 2012 – 2015“. Huyện Lý Nhân là địa phương phát
triển mạnh nhất trong sản xuất nấm ăn và là huyện đứng đầu toàn tỉnh Hà Nam
trong đề án phát triển nấm ăn. Tuy nhiên, sản xuất nấm trong thời gian qua gặp rất
nhiều khó khăn, do chưa được triển khai rộng rãi trên tồn huyện, các hộ nơng dân
mới chỉ sản xuất ở quy mô nhỏ lẻ, manh mún, chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thị
trường, tận dụng lao động nông nhàn, thiếu vốn mở rộng sản xuất, chưa khai thác
hết tiềm lực, nội lực của địa phương. Mặt khác, công tác tuyên truyền, vận động
nhân dân phát triển nghề trồng nấm chưa hiệu quả. Các doanh nghiệp cung ứng
giống, nguyên liệu và bao tiêu sản phẩm vẫn còn nhiều bất cập. Vậy làm thế nào

để phát triển sản xuất nấm đạt hiệu quả kinh tế cao, ổn định, với quy mô lớn mà lại
tận dụng được hết tiềm lực và nội lực sẵn có của địa phương? Xuất phát từ những
vấn đề lý luận và thực tiễn như trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Phát triển sản xuất nấm ăn trên địa bàn huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam”.

2


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng sản xuất nấm ăn trên địa bàn huyện Lý
Nhân, tỉnh Hà Nam trong thời gian qua; từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy
mạnh phát triển sản xuất nấm ăn trên địa bàn huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam trong
thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
(1)

Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến vấn đề nghiên cứu;

(2) Đánh giá thực trạng sản xuất nấm ăn trên địa bàn huyện Lý Nhân, tỉnh Hà
Nam;
(3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất nấm ăn trên địa bàn
huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam;
(4) Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất nấm ăn trên địa
bàn huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
(1)

Phát triển sản xuất nấm ăn là gì?


(2) Thực trạng sản xuất nấm ăn trên địa bàn huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam trong
thời gian qua như thế nào?
(3) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển sản xuất nấm ăn trên địa bàn
huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam trong thời gian qua?
(4) Để phát triển sản xuất nấm trong thời gian tới nên đi theo hướng nào và cần
có những giải pháp gì?
1.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1.4.1. Chủ thể nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu ở các hộ, các trang trại và các đơn vị sản xuất kinh
doanh nấm ăn trên địa bàn huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.
- Các tổ chức kinh tế - xã hội có liên quan đến phát triển sản xuất nấm ăn.
1.4.2. Khách thể nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất nấm ăn
trên địa bàn huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.

3


1.5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.5.1. Phạm vi nội dung
(1)

Nghiên cứu tình hình sản xuất nấm ăn trên địa bàn huyện Lý Nhân.

(2) Nghiên cứu các hoạt động phát triển sản xuất nấm ăn trên địa bàn huyện Lý
Nhân.
(3) Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất nấm ăn trên địa bàn
huyện Lý Nhân.
(4) Đề xuất giải pháp nhằm phát triển sản xuất nấm ăn trên địa bàn huyện Lý
Nhân, tỉnh Hà Nam.

1.5.2. Phạm vi không gian
Đề tài tập trung nghiên cứu các hộ sản xuất nấm ăn trên đại bàn huyện Lý
Nhân, tỉnh Hà Nam cũng như các cơ quan ban ngành liên quan đến việc phát triển
sản xuất nấm ăn trên địa bàn huyện.
1.5.3. Phạm vi thời gian
-

Đề tài thực hiện từ tháng 4/2015 đến tháng 5/2016.

Thông tin số liệu thứ cấp phục vụ cho đánh giá thực trạng kinh tế xã hội
của huyện được thu thập qua 3 năm (2013 -2015).
Số liệu sơ cấp thực trạng phát triển sản xuất nấm ăn, kết quả và hiệu quả
sản xuất nấm ăn được thực hiện trong năm 2015.

4


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm có liên quan
2.1.1.1. Khái niệm về phát triển
Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về phát triển. Trong lịch sử triết
học, quan điểm siêu hình xem sự phát triển chỉ là sự tăng, giảm thuần túy về
lượng, khơng có sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng, đồng thời nó xem sự
phát triển là q trình tiến lên liên tục, khơng phải trải qua những bước quanh co
phức tạp. Đối lập với quan điểm siêu hình, trong phép biện chứng khái niệm phát
triển dùng để chỉ quá trình vận động của sự vật, hiện tượng theo khuynh hướng đi
lên, từ trình độ thấp đến trình độ cao, từ kém hồn thiện đến hồn thiện hơn.
Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục làm tăng trưởng mức sống

con người và phân phối công bằng những thành quả tăng trưởng trong xã hội.
Ngân hàng thế giới đưa ra khái niệm có ý nghĩa rộng lớn hơn, bao gồm những
thuộc tính quan trọng liên quan đến hệ thống giá trị của con người, đó là: ''Sự bình
đẳng hơn về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự do cơng dân để củng cố
niềm tin trong cuộc sống của con người trong mối quan hệ với nhà nước, với cộng
đồng,...Trong kinh tế, phát triển là quá trình chuyển biến về mọi mặt của nền kinh
tế trong một thời kỳ nhất định, trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mơ sản
lượng sản phẩm, sự hồn thiện về cơ cấu kinh tế và việc nâng cao chất lượng mọi
mặt cuộc sống (Mai Thanh Cúc và Quyền Đình Hà, 2005).
Phát triển là việc nâng cao phúc lợi của nhân dân, nâng cao tiêu chuẩn sống,
cải thiện giáo dục, sức khỏe và đảm bảo sự bình đẳng cũng như quyền cơng dân
(Đinh Văn Đãn, 2005). Tuy có nhiều quan niệm khác nhau về sự phát triển, nhưng
tựu chung lại các ý kiến cho rằng: Phát triển là một phạm trù về hệ thống giá trị
của con người.
Ngày nay, mọi quốc gia đều phấn đấu vì mục tiêu phát triển và trải qua thời
gian, khái niệm về phát triển cũng đã đi đến thống nhất: “Phát triển kinh tế được
hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định.
Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng và sự tiến bộ về cơ cấu
kinh tế xã hội. Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả

5


về lượng và về chất, nó là sự kết hợp chặt chẽ q trình hồn thiện của cả hai vấn
đề kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia”
Lý thuyết phát triển bao gồm lý thuyết về phát triển kinh tế, phát triển dân
trí và giáo dục, phát triển y tế, sức khỏe và môi trường. Lý thuyết về phát triển
kinh tế đã được các nhà kinh tế học mà đại diện là Adam Smith [1723-1790],
Ricardo [1772-1823], Keynes [1883-1946] đưa ra qua việc phân tích và giải thích
các hiện tượng kinh tế và tiên đoán về phát triển kinh. Phát triển kinh tế được hiểu

là một quá trình lớn lên hay tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ
nhất định, trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng – tăng trưởng
và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế - xã hội (Vũ Thị Ngọc Phùng, 1997).
Trong thực tế phát triển kinh tế phải kết hợp hài hoà với phát triển xã hội,
tăng trưởng kinh tế phải gắn với công bằng và tiến bộ xã hội, nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần của nhân dân. Hiệu quả kinh tế phải gắn với hiệu quả xã hội
thành hiệu quả kinh tế - xã hội. Nó là tiêu chuẩn quan trọng của sự phát triển nền
kinh tế.
2.1.1.2. Khái niệm về sản xuất
Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt
động kinh tế của con người. Sản xuất là hoạt động của con người sử dụng các công
cụ lao động để tác động vào đối tượng lao động nhằm làm ra sản phẩm để sử dụng,
hay để trao đổi trong thương mại. Quyết định sản xuất dựa vào những vấn đề chính
sau: sản xuất cái gì? Sản suất như thế nào? Sản xuất cho ai? (Đinh Văn Đãn 2009).
Có ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất là sức lao động, đối tượng lao
động và tư liệu lao động


Sức lao động: là tổng hợp thể lực và trí lực của con người được sử dụng

trong quá trình lao động. Sức lao động mới chỉ là khả năng của lao động còn lao
động là sự tiêu dùng sức lao động trong thực hiện.


Đối tượng lao động: là bộ phận của giới tự nhiên mà lao động của con

người tác động vào nhằm biến đổi nó theo mục đích của mình. Đối tượng lao động
có hai loại. Loại thứ nhất có sẵn trong tự nhiên như các khoáng sản, đất, đá, thủy
sản... Các đối tượng lao động loại này liên quan đến các ngành công nghiệp khai
thác. Loại thứ hai đã qua chế biến nghĩa là đã có sự tác động của lao động trước

đó, ví dụ như thép phơi, sợi dệt, bơng... Loại này là đối tượng lao động của các
ngành công nghiệp chế biến.

6




Tư liệu lao động: là một vật hay các vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác

động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động
thành sản phẩm đáp ứng nhu cầu của con người. Tư liệu lao động lại gồm bộ phận
trực tiếp tác động vào đối tượng lao động theo mục đích của con người, tức là công
cụ lao động, như các máy móc để sản xuất và bộ phận trực tiếp hay gián tiếp cho
quá trình sản xuất như nhà xưởng, kho, sân bay, đường xá, phương tiện giao thông.
Trong tư liệu lao động, cơng cụ lao động giữ vai trị quyết định đến năng suất lao
động và chất lượng sản phẩm.
Sản xuất thường bao gồm một hay một số hoạt động như sau:
- Hoạt động làm thay đổi hình thái vật chất ở các giai đoạn từ nguyên liệu
thô tới sản phẩm hoàn thiện;
- Hoạt động làm thay đổi trạng thái của sản phẩm thơng thường đây là q
trình làm đa dạng hóa sản phẩm thơng qua chế biến;
- Hoạt động làm thay đổi vị thế sản phẩm qua một giai đoạn thời gian thơng
thường đây là q trình lưu giữ và bảo quản sản phẩm làm tăng giá trị của sản
phẩm;
- Hoạt động cung cấp dịch vụ đây là hoạt động vô cùng quan trọng không
thể thiếu đối với sản xuất, hoạt động này có tác dụng thúc đẩy sản xuất phát triển
bằng việc thực hiện truyền thông kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất thông qua hệ
thống khuyến nông và khuyến công.
2.1.1.3. Khái niệm về phát triển sản xuất

Phát triển sản xuất: Là một quá trình lớn lên (tăng tiến) về mọi mặt của quá
trình sản xuất trong một thời kỳ nhất định. Trong đó, bao gồm cả sự tăng lên về
quy mô sản lượng và sự tiến bộ về mặt cơ cấu chất lượng sản phẩm. Phát triển sản
xuất bao gồm phát triển theo chiều rộng và chiều sâu. Nó bao gồm các hoạt động
tổ chức phối hợp sử dụng các yếu tố đầu vào nhằm chuyển hoá thành kết quả ở đầu
ra là sản phẩm và dịch vụ với chi phí sản xuất thấp nhất và hiệu quả cao nhất
(Nguyễn Thị Minh An, 2006).
Phát triển sản xuất có thể hiểu chung nhất là q trình nâng cao khả năng
tác động của con người vào các đối tượng sản xuất, thông qua các hoạt động nhằm
tăng quy mô về số lượng, đảm bảo hơn về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ
phục vụ đời sống ngày càng cao của con người.
Phát triển sản xuất là tất yếu của quá trình tồn tại và phát triển của mỗi quốc
gia. Sự phát triển này ngày càng có vai trò quan trọng khi nhu cầu về các

7


sản phẩm hàng hóa, dịch vụ ngày càng nhiều và nhu cầu về chất lượng ngày càng
cao như hiện nay.
Phát triển sản xuất là quá trình vận động của đối tượng sản xuất tiến lên từ
thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, nó
cũng bao hàm việc phát triển cả về mặt lượng và mặt chất của sản xuất.
Có thể phân phát triển sản xuất theo hai hướng khá phổ biến là: phát triển
theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu.
Phát triển sản xuất theo chiều rộng: thể hiện ở việc có thêm một số loại sản
phẩm, hàng hóa nhằm đáp ứng đồng bộ một loại nhu cầu của khách hàng. Trong
đó sản xuất rau là sự gia tăng về diện tích, số lượng, chủng loại rau.
Phát triển sản xuất theo chiều sâu: thể hiện ở việc đa dạng hóa sản phẩm,
hàng hóa về hình dáng, mẫu mã, kích cỡ nhằm đáp ứng yêu cầu về sự đa dạng của
các nhóm khách hàng khác nhau. Trong sản xuất ra đó là sự gia tăng về mặt chất

lượng rau, rau sản xuất ra phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
2.1.2. Đặc điểm và vai trò của cây nấm
2.1.2.1. Đặc điểm của cây nấm
Nấm là một giới riêng bao gồm những sinh vật nhân thực, cơ thể đa bào
hoặc đơn bào, mang cấu trúc dạng sợi; thành tế bào nấm chứa kitin, khơng có lơng
roi và diệp lục. Nấm là sinh vật dị dưỡng, sống chủ yếu nhờ dinh dưỡng các chất
hữu cơ có sẵn. Nấm sinh sản hữu tính hoặc vơ tính nhờ bào tử. Nấm dự trữ đường
dưới dạng glycogen thay vì tinh bột (Nguyễn Lân Dũng, 2004).
Việt Nam đã biết đến cây nấm từ rất lâu, một số loại nấm truyền thống được
nhân dân ta sử dụng làm thực phẩm thường ngày như nấm Rơm, nấm Hương, nấm
Mèo, nấm Đông cô… Đến nay, xuất hiện một số loại nấm mới được đưa vào nuôi
trồng như nấm Mỡ, nấm Kim Châm…trong số đó có những loại nấm cho giá trị
dược tính như nấm Linh chi, nấm Vân chi, nấm Thái Dương, Đông trùng hạ
thảo…
a. Nấm Mộc Nhĩ
Nấm Mộc nhĩ hay cịn gọi là nấm mèo có tên khoa học là Auricularia sp.
thuộc chi Auricularia. Mộc nhĩ có nhiều loài khác nhau, phân bố khắp các châu lục
trên thế giới. Ở Việt Nam, người ta nuôi trồng chủ yếu 2 loại: loại cánh mỏng có
màu huyết dụ ( A. auricula) và loại cánh dày có màu đen (A. polytricha). Tai nấm
có dạng đĩa dẹp với cuống rất ngắn, mềm mại lúc còn tươi nhưng lại giòn và cứng
khi phơi khơ. Mặt trên của tai nấm có một lớp lơng mịn màu xám đến nâu

8


hoặc đen, mặt dưới trơn láng thường có màu nâu đen đến tím. Mặt dưới tai nấm
cũng là cơ quan sinh sản nên thường phủ một lớp phấn trắng là các bào tử của
nấm. Cánh mộc nhĩ là một khối keo. Tuỳ thuộc vào độ ngâm nước mà ở dạng khô
hoặc ở trạng thái trương nở.
Phối trộn mùn cưa đã

tạo ẩm với vơi bột,
đạm, lân
Đóng bịch, hấp
khử trùng (10–12
tiếng)

Ủ đống
(15-20
ngày)

Đảo lần 1 (10–15
ngày)

Đảo lần 2 (10 ngày)
Thêm 50 kg cám
gạo và cám ngơ

Sơ đồ 2.1. Quy trình sản xuất nấm Mộc nhĩ
Nguồn: Trạm khuyến nông huyện Lý Nhân (2015) Nguyên liệu sử dụng nuôi trồng

nấm Mộc nhĩ thường dùng là mùn cưa của các loại gỗ mềm, khơng có chứa tinh
dầu hoặc chất độc. Ngồi ra, có thể
ni trồng nấm mèo trên các thân cây gỗ, bã mía….
b. Nấm Rơm
Nấm Rơm có tên khoa học là Volvariella volvacea gồm nhiều loại khác
nhau, có loại màu xám trắng, xám đen, xám, giống xám trắng quả to xốp nhẹ (kí
hiệu V1) chịu lạnh tương đối tốt; giống xám đen quả nhỏ hơn và có dạng hình
trứng và rắn chắc (kí hiệu Vt), nó chịu nhiệt tốt hơn, kích thước cây nấm đường
kính to hay nhỏ tùy thuộc từng loại.
Nguyên liệu để trồng nấm rơm là rơm rạ, các phế thải của ngành nơng

nghiệp giàu chất xenlulo đều có thể để trồng nấm. Nguyên liệu được xử lý qua
dung dịch nước vôi, đem ủ đống, với thời gian từ 6 – 8 ngày. Độ ẩm nguyên liệu
khoảng 65 – 70%. Tùy thành phần dinh dưỡng của nguyên liệu mà nấm rơm ra
nhiều hay ít. Năng suất nấm rơm có liên quan đến hai thành phần quan trọng là C
và N. Tỉ lệ giữa hai thành phần này là 50 (C/N = 50) giúp nấm rơm sinh trưởng và
phát triển tốt hơn.

9


Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của nấm rơm là từ 30 –
0

0

0

35 C. Bào tử nảy mầm tốt nhất là ở 40 C, còn sợi nấm mọc tốt nhất là 32 C, nhiệt
độ cao hay thấp quá có ảnh hưởng đến tốc độ mọc của sợi. Nấm rơm phát triển tốt
ở mơi trường có PH là 7, có khả năng thích ứng với mơi trường kiềm cao hơn môi
trường axit. Nấm rơm yêu cầu độ ẩm khơng khí xung quanh luống nấm là khoảng
80 – 90%. Độ ẩm thơng thống quyết định rất lớn đến năng suất và chất lượng sản
phẩm, nấm rơm ưa thoáng khí vì vậy mà ni trồng phải có cửa để khơng khí lưu
thơng. Trong q trình phát triển, nấm rơm cần ánh sáng yếu pha nuôi sợi, ánh
sáng khuếch tán trong pha ra quả thể.
Nấm Rơm có cấu tạo gồm bao gốc là hệ sợi nấm chứa sắc tố melanin tạo ra
màu đen ở bao gốc; cuống nấm là bó hệ sợi xốp, xếp theo kiểu vòng tròn đồng
tâm; mũ nấm hình nón, cũng có melanin nhưng nhạt dần từ trung tâm ra rìa mép.
Nấm Rơm có nguồn gốc từ các khu vực nhiệt đới và á nhiệt đới, là loại thức ăn
ngon và có giá trị dinh dưỡng cao. Tính theo trọng lượng tươi, nấm Rơm chứa

2,66-5,05% protein, trong đó có đầy đủ 19 loại axitamin.Trong 19 loại axitamin có
8 loại cơ thể người và động vật khơng thể tự tổng hợp (Trần Kim Dung, 2009).
Bảng 2.1. Tỷ lệ Protein trong các loại axitamin của nấm rơm
TT

Axit amin
Izoxolin
Lozin
Tryptophan
Lyzin
Valin
Metiolin
Treolin
Phelylalanin
Arginin
Axit aspartic
Axit glutamic
Glyxin
Histidin
Prôlin
Serin
Lyzin
Alanin
Xistin
Xistêin
Nguồn: Trần Thị Kim Dung (2009)

1
2
3

4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19

10


Nấm Rơm được trồng trên rơm, rạ khô, mùn cưa, bơng phế thải… Có thể trồng
nấm rơm trong nhà hoặc ngồi trời. Quy trình trồng nấm rơm qua các bước như sau:

Rơm rạ làm bằng
nước vôi

Ủ đống (2-3 ngày)

Đảo chỉnh độ ẩm
(2-3 ngày)


Chăm sóc, thu hái
(20 ngày)

Đóng mơ, cấy giống

Sơ đồ 2.2. Quy trình sản xuất nấm rơm
Nguồn: CLB sản xuất nấm Vườn QG Xuân Thủy (2009)

c. Nấm Mỡ
Nấm Mỡ (còn gọi là nấm trắng-White mushroom, nấm Paris-Champignon
de Paris, Champignon de Agaricaceae) gồm các loài: nấm Mỡ xuân, nấm Mỡ tứ
bào, nấm Mỡ ruộng…Nấm Mỡ có quả thể trơng như cái đinh buloong, màu trắng,
trắng sữa, hồng nhạt hay nâu. Mũ nấm có đường kính thay đổi trong khoảng 512cm, hình cầu hay hình bán cầu.
0

Nấm Mỡ phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ từ 16-25 C, tùy thuộc vào
0

giai đoạn phát triển, độ ẩm cơ chất từ 65-70%, độ ẩm khơng khí >80 C, độ PH =
7-8. Q trình trồng nấm Mỡ phức tạp hơn nấm Rơm do cần có phụ gia là các chất
hữu cơ, vơ cơ để xử lý nguyên liệu. Với 1 tấn nguyên liệu bằng rơm rạ khơ, dùng
10kg vơi bột hịa vào nước, tưới ẩm rơm và ủ đống. Khi rơm rạ ráo nước thực hiện
các bước như sơ đồ sau:
Chất đống rơm rạ (1 tấn) đã ráo nước, bổ sung 5kg ure, 20kg sunfat

Vào khay (luống)

Đảo lần 1


Giũ tơi
(Lên men phụ)

Đảo lần 2
(Bổ sung 30kg bột nhẹ)

Đảo lần 4

Đảo lần 3
(Bổ sung 30kg lân)

Sơ đồ 2.3. Quá trình ủ đảo nguyên liệu nấm mỡ
Nguồn: CLB sản xuất nấm Vườn QG Xuân Thủy (2009)

11


Sau khi vào luống, tiến hành cấy giống, sau 15-20 ngày thì phủ đất,15-20
ngày tiếp theo có thể thu hái được. Q trình chăm sóc và thu hái nấm Mỡ kéo dài
từ 2,5-3 tháng.
d. Nấm Sị
Nấm Sị có tên khoa học là Pleurotus ostreatus là một loài nấm ăn thuộc họ
Pleurotaceae. Nấm sị thường mọc trên thân cây khơ mục, thành những tai nấm
mọc xem kẽ như hình bậc thang. Nấm Sị là loại nấm có tính chất dược liệu, chứa
các Statin như Lovastatin có tác dụng giảm Cholesterol.
Nấm Sị có 2 loại, loại chịu lạnh và khơng chịu lạnh. Nhiệt độ mơi trường
0

0


thích hợp với loại chịu lạnh là 13-20 C; loại không chịu lạnh là 24-28 C. Nấm Sị
có thể trồng quanh năm nhưng thuận lợi nhất từ tháng 10 đến tháng 3 dương lịch
hàng năm. Quy trình trồng nấm Sị được tóm tắt trong sơ đồ sau:
Ủ đống
(3-4 ngày)

Rơm rạ làm ướt bằng nước vơi

Ươm bịch
(20-25 ngày)

Đóng túi
Cấy giống

Rạch bịch
Treo bịch

Chăm sóc, thu hái
(40-45 ngày)

Đảo lần 1
(3 ngày)
Đảo lần 2
(1-2 ngày)

Sơ đồ 2.4. Quy trình sản xuất nấm sò
Nguồn: CLB sản xuất nấm Vườn QG Xuân Thủy (2009)

2.1.2.2.Vai trò của nghề trồng nấm
Nấm ăn là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Nấm ăn là loại thực phẩm

có giá trị dinh dưỡng cao, hàm lượng protein chỉ sau thịt cá, rất giàu chất khoáng
và các axit amin không thể thay thế, các loại vitamin A, B, C, D… và khơng có
độc tố.
Ngồi giá trị dinh dưỡng nấm ăn cịn có nhiều đặc tính biệt dược, khả năng
phịng và chữa bệnh như làm hạ huyết áp, chống bệnh béo phì, chữa bệnh đường
ruột…
Hàm lượng protein trong 1 kg nấm mỡ tương đương với 2kg thịt lợn nạc, cao
hơn 1kg thịt bị, trong nấm ăn tươi protein có khoảng 4%, so với rau và quả tươi thì
cao gấp 12 lần. Nấm ăn thơm ngon là do trong protein gồm nhiều axit amin tự do và

12


×