Tải bản đầy đủ (.docx) (122 trang)

(Luận văn thạc sĩ) vai trò của phụ nữ các dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện thuận châu tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (583.62 KB, 122 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

VỪASÀ

VAI TRỊ CỦA PHỤ NỮ CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN THUẬN CHÂU TỈNH SƠN LA

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

8340410

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Đinh Phạm Hiền

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2019
Tác giả luận văn



VừASà

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới TS. Đinh Phạm Hiền đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn
Phát triển nông thôn, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam
đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.

Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ công chức UBND huyện,
Phịng Tài ngun và mơi trường, Phịng Nơng nghiệp, Phòng Dân tộc và Hội liên
hiệp phụ nữ huyện Thuận Châu, UBND các xã Long Hẹ, Co Mạ và Phổng Lái đã giúp
đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày… tháng… năm 2019
Tác giả luận văn

VừASà

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................. ii
Mục lục....................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt............................................................................................................... v
Danh mục bảng......................................................................................................................... vi
Danh mục hình, hộp................................................................................................................ vii
Trích yếu luận văn.................................................................................................................. viii
Thesis abstract............................................................................................................................ x
Phần 1. Mở đầu........................................................................................................................ 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung............................................................................................................ 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể............................................................................................................ 3

1.3.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................ 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu................................................................................................. 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 3

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn ........................................... 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của phụ nữ các dân tộc thiểu số
trong phát triển kinh tế hộ..................................................................................... 5
2.1.

Cơ sở lý luận................................................................................................................ 5

2.1.1.

Một số khái niệm cơ bản............................................................................................ 5

2.1.2.

Đặc điểm của phụ nữ các dân tộc dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ . 9

2.1.3.


Nội dung vai trò của phụ nữ các dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ . 11

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển

kinh tế hộ................................................................................................................... 13
2.2.

Cơ sở thực tiễn.......................................................................................................... 15

2.2.1.

Vai trò phụ nữ các dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ tại một số
huyện của Việt Nam................................................................................................. 15

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 24
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu................................................................................. 24

3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên của huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.................................... 24

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. .............................. 25

3.1.3.


Đặc điểm phụ nữ dân tộc thiểu số tại huyện Thuận Châu.................................. 34

iii


3.2.

Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 38

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và chọn mẫu điều tra ............................... 38

3.2.2.

Phương pháp thu thập thông tin............................................................................. 39

3.2.3.

Phương pháp xử lý thông tin................................................................................... 40

3.2.4.

Phương pháp phân tích thơng tin........................................................................... 40

3.2.5.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu........................................................................... 41


Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận....................................................................... 43
4.1.

Thực trạng vai trò của phụ nữ các dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế

hộ trên địa bàn huyện Thuận Châu
4.1.1.

Tổng quan về phụ nữ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Thuận Châu,
tỉnh Sơn La

4.1.2.

47

Đánh giá vai trò phụ nữ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Thuận Châu,

tỉnh Sơn La
4.2.

43

Thực trạng vai trò phụ nữ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Thuận
Châu, tỉnh Sơn La

4.1.3.

43

68


Các nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ các dân tộc thiểu số trong

phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện Thuận Châu

73

4.2.1.

Nhóm các yếu tố khách quan.................................................................................. 73

4.2.2.

Yếu tố chủ quan........................................................................................................ 78

4.3.

Định hướng và giải pháp nâng cao vai trò phụ nữ các dân tộc thiểu số
trong phát triển kinh tế hộ tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La 83

4.3.1.

Định hướng vai trò của phụ nữ các dân tộc thiểu số trong phát triển kinh
tế hộ của huyện thuận châu

4.3.2.

83

Giải pháp nâng cao vai trò phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh

tế hộ tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La

84

Phần 5. Kết luận và kiến nghị............................................................................................ 93
5.1.

Kết luận...................................................................................................................... 93

5.2.

Kiến nghị.................................................................................................................... 94

5.2.1.

Đối với chính quyền, hội, đồn thể huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La ..............94

5.2.2.

Đối với người dân..................................................................................................... 95

Tài liệu tham khảo................................................................................................................... 96
Phụ lục....................................................................................................................................... 99

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


Nghĩa tiếng Việt

BQLĐ

Bình quân lao động

BQNK

Bình qn nhân khẩu

CC

Cơ cấu

CN - TTCN

Cơng nghiệp – Tiểu thủ cơng nghiệp

CNH – HĐH

Cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa

CNVC

Cơng nhân viên chức

DTTS

Dân tộc thiểu số


ĐVT

Đơn vị tính

HĐND

Hội đồng nhân dân

KH

Kế hoạch

KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình

KHKT

Khoa học kỹ thuật

LHPN

Liên hiệp phụ nữ

NQ/TW

Nghị quyết/ Trung ương

TDTT


Thể dục, thể thao

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TM - DV

Thương mại – Dịch vụ

TT

Thông tin

UBND

Ủy ban nhân dân

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình phân bố và sử dụng đất giai đoạn 2016 - 2018.............................. 27
Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động huyện Thuận Châu giai đoạn 2016 – 2018 . .29
Bảng 3.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện Thuận Châu giai đoạn 2016 - 2018
31

Bảng 3.4. Thực trạng nhân khẩu nữ tại huyện Thuận Châu qua 3 năm (2016-2018) . 36
Bảng 4.1. Thực trạng nhân khẩu nữ tại huyện Thuận Châu qua 3 năm (2016-2018) . 44
Bảng 4.2. Thơng tin chung về nhóm hộ điều tra............................................................... 48
Bảng 4.3. Thông tin cơ bản về phụ nữ ở các nhóm hộ được điều tra ............................. 53
Bảng 4.4. Phân công lao động trong hoạt động sản xuất nông nghiệp năm 2018 .......56
Bảng 4.5. Tỷ lệ phụ nữ tham gia các hoạt động phi nông nghiệp ................................... 58
Bảng 4.6. Tỷ lệ phụ nữ dân tộc thiểu số tiếp cận với các nguồn cung cấp thông
tin khoa học kỹ thuật trên địa bàn nghiên cứu............................................... 60
Bảng 4.7. Tình hình quản lý vốn vay của hộ...................................................................... 65
Bảng 4.8 . Tỷ lệ nữ dân tộc Mông tham gia hoạt động cộng đồng năm 2018 ...............68
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên đến phát triển kinh tế nông hộ ....................74
Bảng 4.10. Nguồn thông tin được phụ nữ dân tộc thường xuyên tiếp cận ..................... 79
Bảng 4.11. Tình hình đứng tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ............................. 81
Bảng 4.12. Nguồn vốn vay của hộ điều tra......................................................................... 82

vi


DANH MỤC HÌNH, HỘP
Hình 4.1. Tỷ trọng nam, nữ tham gia quyết định áp dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật trong gia đình

60

Hình 4.2. Tỷ lệ phụ nữ dân tộc thiểu số tham gia các lớp tập huấn ................................. 61
Hình 4.3. Tỷ trọng nam, nữ đứng tên trong chứng nhận quyền sử dụng đất ................. 63
Hình 4.4. Tỷ lệ trình độ học vấn của phụ nữ ở nhóm hộ điều tra .................................... 66
Hộp 4.1. Ý kiến về quản lý nguồn lực đất đai của phụ nữ dân tộc thiểu số ...................64
Hộp 4.2. Ý kiến về quản lý nguồn lực tài chính của phụ nữ dân tộc thiểu số ...............65
Hộp 4.3. Ý kiến về tham gia hoạt động xã hội của phụ nữ dân tộc thiểu số ..................68


vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Vừ A Sà
Tên luận văn: Vai trò của phụ nữ các dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ trên
địa bàn huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8340410

Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Kết quả nghiên cứu chính
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở nghiên cứu thực trạng Vai trò của
phụ nữ các dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện Thuận Châu
trong những năm qua, phân tích các yếu tố ảnh hưởng từ đó đề xuất những giải pháp
nâng cao vai trị của phụ nữ các dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ trên địa
bàn huyện Thuận Châu trong những năm tới.
Luận văn đã góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn có liên
quan đến vai trò của phụ nữ các dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ. Khái quát
được một số kinh nghiệm trên thế giới và Việt Nam từ đó rút ra bài học cho huyện
Thuận Châu trong việc thực hiện các giải pháp nâng cao vai trò của phụ nữ các dân
tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ trong tương lai.
Số liệu sơ cấp được thu thập qua các báo cáo từ các đơn vị của huyện cũng như
các nguồn thông tin đã được công bố trên sách, báo, tạp chí, internet…Số liệu sơ cấp
được thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn 02 cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện,
03 cán bộ xã, 7 cán bộ thôn, 150 hộ, phụ nữ tại 03 xã điểm nghiên cứu. Các phương
pháp nghiên cứu sử dụng trong luận văn bao gồm phương: phương pháp thống kê mô
tả, phương pháp so sánh.

Kết quả nghiên cứu cho thấy vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trên địa bàn
huyện Thuận Châu cịn chưa được nhìn nhận đúng đắn, đặc biệt là vai trò của phụ nữ
trong tiếp cận với các nguồn lực về tài chính và đất đai (kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ
phụ nữ dân tộc thiểu số đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 17,33%
trong đó nam giới là 75,33%, tỷ lệ phụ nữ đứng trên vay vốn rất thấp chỉ chiếm 8%
trong đó nam gới là 67,33%), vai trị của phụ nữ dân tộc thiểu số trong việc nâng cao
trình độ học vấn còn chưa còn thấp và bản thân người phụ nữ dân tộc thiểu số an phận,
khơng thích học hành nâng cao trình độ vì họ cho đó là việc của nam giới trong gia
đình.
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng vao vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số
trên địa bàn huyện Thuận Châu gồm các yếu tố như: yếu tố tự nhiên, kinh tế và xã hội,

viii


hệ thống chính sách và pháp luật, yếu tố về bản thân người phụ nữ, trình độ học vấn,
yếu tố tiếp cận các nguồn lực về tài chính, đất đai và một số yếu tố khác.
Các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trên địa bàn
huyện Thuận Châu cần thực hiện trong thời gian tới : Hỗ trợ phụ nữ dân tộc phát triển
sản xuất nông nghiệp; Hỗ trợ phụ nữ dân tộc phát triển và mở rộng các hoạt động sản
xuất phi nông nghiệp; Tăng cường tiếp cận thông tin và nâng cao kiến thức về khoa
học kỹ thuật cho phụ nữ; Tăng cường tiếp cận tín dụng và quản lý nguồn lực của hộ
đối với phụ nữ; Đổi mới phương pháp tuyên truyền, giáo dục đối với phụ nữ dân tộc
thiểu số; Tăng cường vai trò phụ nữ dân tộc thiểu số trong các hoạt động xã hội.

ix


THESIS ABSTRACT
Name of student: Vu A Sa

Thesis title: Role of ethnic minority women in household economic development in
Thuan Chau district, Son La province
Major: Economic Management

Code: 8340410

Academic Institution: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research results
Base on the study on the status of the ethnic minority women role in household
economic development in Thuan Chau district in recent years, analysis of the factor
affecting from which to propose solutions to improve the role of ethnic minority women in
the household economic development in Thuan Chau district in the next years.

The study has contributed to systematizing theoretical issues and practical
experience related to the role of ethnic minority women in household economic
development. An overview of some experiences in the world and Vietnam from which
to giving lessons for Thuan Chau district in implementing solutions to improve the
role of ethnic minority women in the household economic development in the future.
Secondary data was collected through the reports from the district as well as
information sources published in books, newspapers, magazines, and the internet ...
Primary data was collected through questionnaire. The research interviewed 02
leaders; managers of the district , 03 commune officials, 7 village officials, 150
households, women at 03 the communes. The research methods were used in the
thesis including descriptive statistical methods, comparison methods.
Research results showed that the role of ethnic minority women in Thuan Chau
district has not been properly recognized, especially the role of women in access to
financial and land resources (The survey results showed the proportion of ethnic minority
women who have in the land use right certificate in the family was 17.33%, of which men
account for 75.33% and the proportion of women who have borrowed credit was very low,
accounting for 8% and men are 67.33%). The role of ethnic minority women in improving

their education levels is low and they are in peace and do not like improving their
education because they considered it as a male's job in the family.
Factors affecting the role of ethnic minority women in Thuan Chau district include
such factors as natural, economic and social factors, the system of policies and laws, the
women themselves, education levels, accessing financial, land and other factors.

x


The solutions were proposed to improve the role of ethnic minority women in
Thuan Chau district that need to be implemented in the next time: Support for ethnic
women to develop agricultural production; Support for ethnic women to develop and
expand non-agricultural production activities; Increasing access to information and
improving knowledge about science and technology for the ethnic minority women;
Strengthening access to credit and managing household resources for women;
Renovating propaganda methods and education for ethnic minority women;
Strengthening the role of ethnic minority women in social activities.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Phụ nữ có vai trị quan trọng trong đội ngũ đơng đảo những người lao động
trong xã hội. Bằng trí tuệ và sức lao động của mình, họ góp phần làm giàu cho xã
hội, làm phong phú cuộc sống con người. Phụ nữ ln thể hiện vai trị của mình
trong đời sống xã hội, cụ thể là trong lĩnh vực vật chất, phụ nữ là lực lượng trực
tiếp sản xuất ra của cải vật chất để nuôi sống con người. Không chỉ là sản xuất ra
của cải vật chất, phụ nữ cịn tái sản xuất để duy trì và phát triển xã hội. Trong lĩnh
vực hoạt động tinh thần, phụ nữ có vai trị sáng tạo nền văn hóa nhân loại. Nền văn

hóa dân gian của bất cứ nước nào, dân tộc nào cũng có sự tham gia bằng nhiều
hình thức của đông đảo phụ nữ. Ở Việt Nam hiện nay phụ nữ chiếm khoảng 50%
dân số và họ đang tham gia vào tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị xã hội và quốc
phòng an ninh, ngày càng thể thể hiện được vị trí, vai trị quan trọng trong xã hội.
Tuy nhiên đối với đồng bào các dân tộc thì người phụ nữ cịn chịu rất nhiều
thiệt thịi và vai trị của họ đối với gia đình và xã hội chưa được nhìn nhận đúng
đắn. Ở nước ta có 54 dân tộc anh em trong đó có 53 dân tộc thiểu số sống rải rác
trải dài khắp mọi miền Tổ quốc, họ cịn gặp nhiều khó khăn trong đời sống sản
xuất và hội nhập với xã hội hiện đại. Tuy nhiên đây lại là một địa bàn có vị trí
chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội và quốc phòng an ninh của
đất nước. Mà trong gia đình người phụ nữ dân tộc thiểu số là người có vai trị rất
quan trọng trong trồng trọt, chăn nuôi và các hoạt động kinh tế khác để tao thu
nhập cho gia đình, nhưng họ lại ít được tham gia và càng khơng có cơ hội được
tiếp xúc với khoa học kỹ thuật hiện đại, tiếng nói của họ chưa được đánh giá cao
trong gia đình và xã hội. Do đó cần có sự quan tâm, tạo điều kiện để họ phát huy
vai trị của mình đối với sự phát triển kinh tế và xã hội.
Thuận Châu làmôṭhuyện miền núi nằm ở phía tây bắc tỉnh Sơn La. Với dân
số 165524 người (2017) và 6 dân tộc anh em sinh sống gồm: Kinh, Thái, Mông,
Khơ Mú, La Ha, Kháng. Hiện nay gần 80% dân cư hoạt đôngg̣ trong lĩnh vực nông
nghiệp, trong thời gian gần đây, đặc biệt làkhi cả nước thực hiện chương trình xây
dựng “nơng thơn mới”, người dân Thuận Châu đã khai thác hiệu quả thế mạnh của
tự nhiên để xây dựng, phát triển kinh tế hơ g̣gia đình. Nhờ vậy, đời sống xã hơịtồn
huyện đã có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực.

1


Trong đó phải kể đến vai trị quan trọng của phụ nữ đối với đời sống sản xuất của
hộ, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số. Với sự phát triển nhanh chóng của khoa
học kỹ thuật và cơng nghệ hiện nay, phụ nữ dân tộc thiểu số đang từng bước thay

đổi nhận thức và tiếp cận được với xã hội hiện đại. Việc vận động, tuyên truyền để
phụ nữ tham gia các tổ chức hội, các phong trào đang ngày càng được nâng cao,
huyện Thuận Châu là một trong những huyện đi đầu về vận động phụ nữ tham gia
tổ chức hội với kết quả đạt 98%, các phong trào kết nghĩa các tổ chức hội ở các xã
vũng cao, vùng dân tộc thiểu số với các xã vùng thấp nơi có trình độ phát triển
kinh tế xã hội cao hơn ngày càng được liên kết chặt chẽ, tạo môi trường học tập
năng động, cởi mở cho chị em phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số.
Bên cạnh những thành tích đạt được thì đa số nữ dân tộc thiểu số cịn gặp
nhiều khó khăn trong cuộc sống. Với điều kiện tự nhiên khó khăn, địa hình dốc đã
phần nào cản trở phụ nữ trong việc đi lại để giao lưu học hỏi và giao thương với xã
hội hiện đại, đặc biệt là mùa mưa. Phụ nữ dân tộc thiểu số đóng vai trị quan trọng
trong hoạt động sản xuất và tạo thu nhập của hộ, tuy nhiên vai trị của họ chưa
được nhìn nhận đúng đắn do ở vùng dân tộc thiểu số còn những quan niệm lạc hậu
về người phụ nữ trong gia đình chỉ là nội trợ, chăm sóc con cái và một phần quan
trọng là do từ trong ý thức người phụ nữ cũng tự cho rằng họ chỉ là người nội trợ
phục vụ trong gia đình, họ lại khơng thích những người phụ nữ có thể làm việc,
hiểu biết và đóng vai trị như đàn ơng. Trình độ nhận thức của phụ nữ dân tộc thiểu
số còn thấp nên họ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với khoa học cơng kỹ
thuật, thậm chí đa số phụ nữ dân tộc thiểu số cịn khơng thể đọc hiểu và nghe hiểu
tiếng phổ thông, đây là một cản trở rất lớn đối với phụ nữ dân tộc thiểu số. Từ
những khó khăn chung đó mà năng lực của phụ nữ dân tộc thiểu trong phát triển
kinh tế không cao, họ không áp dụng được khoa học kỹ thuật, khơng nhìn nhận
được vị trí, vai trị quan trọng của họ đối với sự phát triển kinh tế của gia đình và
xã hội. Xuất phát từ những lý do nêu trên nên tôi chọn đề tài nghiên cứu : “Vai trò
của phụ nữ các dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện
Thuận Châu, tỉnh Sơn La”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ
nữ các dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện Thuận


2


Châu, tỉnh Sơn La, đề xuất các giải pháp nhằm phát nâng cao vai trò của phụ nữ
dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện .
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của phụ nữ các dân tộc
thiểu số trong phát triển kinh tế hộ;
Phân tích thực trạng vai trị của phụ nữ các dân tộc thiểu số trong phát triển
kinh tế hộ trên địa bàn huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La;
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số
trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La;
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ các dân tộc
thiểu số trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu

– Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn liên
quan tới vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế xã hội của
huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.

– Đối tượng khảo sát của đề tài:
+ Các nhóm phụ nữ dân tộc thiểu số:phụ nữ dân tộc Mông, phụ nữ dân tộc Thái,
phụ nữ dân tộc Kháng.
+ Các lĩnh vực phát triển: Kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, gia đình...
+ Các tổ chức đồn thể có liên quan đến phụ nữ dân tộc thiểu số: Hội phụ nữ,
Đảng, Đồn, chính quyền địa phương các cấp...
+ Các cơ chế chính sách có liên quan đến phụ nữ dân tộc thiểu số.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu

– Phạm vi về nội dung:
Đề tài tập trung vào đánh giá thực trạng vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số
trong phát triển kinh tế hộ, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ
dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao
vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện
Thuận Châu, tỉnh Sơn La.
– Phạm vi về không gian:
+

Đề tài được tiến hành trên địa bàn 3 xã Co Mạ, Long Hẹ và Phổng Lái

3


của huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.
– Phạm vi về thời gian:
+ Các dữ liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu được thu thập từ năm 2016 – 2018;
+ Các dữ liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu được thu thập trong năm 2018;
+ Các giải pháp đề xuất cho giai đoạn 2019 – 2022.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
* Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần vào làm sáng tỏ hệ thống lý thuyết liên
quan tới giới và vai trò giới như: Một số khái niệm cơ bản về phụ nữ; Đặc điểm
của phụ nữ các dân tộc dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ; Nội dung vai
trò của phụ nữ các dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ; Các yếu tố ảnh
hưởng đến vai trò phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ. Bên cạnh đó,
nghiên cứu cũng cung cấp một cái nhìn khoa học về phụ nữ và vai trò của họ trong
phát triển kinh tế hộ của huyện Thuận Châu hiện nay, bổ sung các thông tin, dữ
liệu nhận định và các giải pháp đối với vấn đề phân cơng lao động trong gia đình
và vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình.

* Ý nghĩa thực tiễn
-

Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được dùng làm tài liệu phục vụ cho

quá trình nghiên cứu, tham khảo cho các chủ thể khác liên quan.
-

Cung cấp cho người đọc một bức tranh tổng thể về vai trò của phụ nữ

trong phát triển kinh tế hộ và nêu lên các yếu tố tác động tới sự đóng góp của phụ
nữ vào phát triển kinh tế hộ.
Những đề xuất giải pháp của luận văn về nâng cao vai trò của phụ nữ
trong phát triển kinh tế hộ tại huyện Thuận Châu sẽ góp phần tích cực vào mục
tiêu bình đẳng giới đang được thực hiện bởi Chính phủ Việt Nam hiện nay.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ
CỦA PHỤ NỮ CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG PHÁT
TRIỂN KINH TẾ HỘ
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm phụ nữ, phụ nữ các dân tộc thiểu số

* Phụ nữ
Phụ nữ thường được dùng để chỉ một người trưởng thành, còn con gái
thường được dùng chỉ đến trẻ gái nhỏ hay mới lớn. Bên cạnh đó từ phụ nữ, đơi khi
dùng để chỉ đến một con người giống cái, bất kể tuổi tác.

Phụ nữ chỉ một, một nhóm hay tất cả nữ giới đã trưởng thành, hoặc được
cho là đã trưởng thành về mặt xã hội. Nó cho thấy một cái nhìn ít nhất là trung lập,
hoặc thể hiện thiện cảm, sự trân trọng nhất định từ phía người sử dụng. Nó đề cập
đến, hoặc hướng người ta đến những mặt tốt, hoặc ít nhất là khơng xấu, đến những
giá trị, những đóng góp, những ảnh hưởng tích cực từ những nữ giới này (Khoa
học về phụ nữ, 2001).

* Phụ nữ dân tộc thiểu số
Phụ nữ dân tộc thiểu số là khái niệm dùng để chỉ cộng đồng phụ nữ thuộc
các thành phần dân tộc có số lượng dân cư ít hơn người Kinh (dân tộc đa số) sinh
sống ở các khu vực của nước ta. Nói cách khác, đây là là cách nhìn nhận, tiếp cận
dưới góc độ “giới” tập trung vào các yếu tố văn hóa, kinh tế, xã hội các thành phần
dân tộc sinh tụ, làm ăn trong môi trường tự nhiên – vùng núi và môi trường xã hội
– dân tộc thiểu số. Trong quá trình lịch sử của các tộc người với những diện mạo
bản sắc đa dạng, phụ nữ là “thành viên” quan trọng, vừa là chủ thể, vừa là người
hưởng thụ những giá trị văn hóa tộc người, góp phần làm đậm đà bản sắc dân tộc
và làm giàu vốn văn hóa dân tộc quốc gia (Hà Thị Hải, 2016).
2.1.1.2. Khái niệm về dân tộc và dân tộc thiểu số
Dân tộc là tên chỉ cộng đồng người hình thành và phát triển trong lịch sử,
sau khi xã hội đã có sự phân chia giai cấp và xuất hiện nhà nước. Trong xã hội
nguyên thuỷ đã có thị tộc, rồi bộ lạc. Những thành viên trong thị tộc gắn bó với
nhau bằng quan hệ huyết thống. Bộ lạc bao gồm những người cùng họ và những

5


người khác họ, cùng sinh sống trên một địa bàn. Sản xuất phát triển thì bản thân
con người cũng phát triển theo, cùng với những đặc trưng như ngôn ngữ, văn hoá
vật chất (thể hiện trong phương thức sản xuất, phương thức sinh hoạt) và văn hoá
tinh thần (thể hiện thành ý thức và các hình thái ý thức). Hình thức của cộng đồng

người cũng có sự tiến hố: từ phân tán đến tập trung, từ thấp đến cao, kết quả là
hình thành nên những tộc người và những dân tộc khác nhau như chúng ta thấy
hiện nay. Có thể quan niệm dân tộc là cộng đồng những người cùng chung một
lịch sử (lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc), nói chung một ngơn ngữ,
sống chung trên một lãnh thổ, có chung một nền văn hố hiểu theo nghĩa rộng nhất
của từ này là tổng hợp các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra,
tiêu biểu cho trình độ văn minh đã đạt được. Văn hố của các dân tộc có những nét
chung giống nhau (thí dụ như đều trải qua nền văn minh nông nghiệp tiến lên nền
văn minh công nghiệp), nhưng cũng có những nét đặc thù gọi là tính cách dân tộc
hay bản sắc dân tộc (các phong tục, tập quán sinh hoạt và ứng xử, các nếp tâm lý
và tư duy, các ưu thế phát triển về mặt này hay mặt khác) tạo ra tính đa dạng, vơ
cùng phong phú của văn hoá nhân loại (Phạm Huy Châu, 2015).
Dân tộc thiểu số là khái niệm dùng để chỉ những dân tộc có số dân ít, chiếm
tỷ trọng thấp trong tương quan so sánh về lượng dân số trong một quốc gia đa dân
tộc. Khái niệm “dân tộc thiểu số” cũng khơng có ý nghĩa biểu thị tương quan so
sánh về dân số giữa các quốc gia dân tộc trên phạm vi khu vực và thế giới. Một
dân tộc có thể được quan niệm là “đa số” ở quốc gia này, nhưng đồng thời có thể là
“thiểu số” ở quốc gia khác. Chẳng hạn người Việt (Kinh) được coi là “dân tộc đa
số” ở Việt Nam, nhưng lại được coi là “dân tộc thiểu số” ở Trung Quốc (vì chỉ
chiếm tỉ lệ 1/55 dân tộc thiểu số của Trung Quốc); ngược lại người Hoa (Hán),
được coi là “dân tộc đa số” ở Trung Quốc, nhưng lại là dân tộc thiểu số ở Việt
Nam (người Hoa chiếm tỉ lệ 1/53 dân tộc thiểu số của Việt Nam). Rõ ràng, quan
niệm về “dân tộc thiểu số” và “dân tộc đa số” cũng như nội hàm của chúng hiện
nay cịn có những vấn đề chưa thống nhất và nó cũng được vận dụng xem xét rất
linh hoạt trong từng điều kiện cụ thể, tuỳ theo quan niệm và mối quan hệ so sánh
về dân số của mỗi quốc gia dân tộc. Song, những nội dung được quan niệm như đã
phân tích ở phần trên về cơ bản là tương đối thống nhất không chỉ ở nước ta mà
trong cả giới nghiên cứu dân tộc học trên thế giới (Lô Quốc Toản, 2002).

6



2.1.1.3. Khái niệm hộ, kinh tế hộ

* Khái niệm về hộ
Hộ gia đình hay cịn gọi đơn giản là hộ là một đơn vị xã hội bao gồm một
hay một nhóm người ở chung (có cùng chung hộ khẩu) và ăn chung.
Đối với những hộ có từ hai người trở lên, các thành viên trong hộ có thể có
hay khơng có quỹ thu chi chung hoặc thu nhập chung. Các thành viên trong hộ gia
đình có thể có hoặc khơng có quan hệ huyết thống, ni dưỡng hoặc hơn nhân
hoặc cả hai (Vương Thị Vân, 2009).

* Chức năng của hộ
+
Chức năng kinh tế: Đây là chức năng nổi bật của hộ và bản thân hộ cần
sản xuất, kinh doanh để đáp ứng mọi nhu cầu cần thiết, trước hết là cho hộ, sau đó
là cho xã hội. Thực hiên chức năng kinh tế, hộ phải hoạt động trong lĩnh vực sản
xuất, kinh doanh và đầu tư.
+
Chức năng tiêu dùng: Đây là chức năng có liên quan chặt chẽ với chức
năng kinh tế, làm tiền đề cơ sở cho nhau.
+

Chức năng tái sinh nguồn nhân lực: Chức năng này tồn tại một cách tự

nhiên, vì xã hội chỉ tồn tại được khi hành vi sinh sản vẫn cịn được duy trì. Chức
năng này được coi là một giá trị của gia đình mà từ cổ chí kim lồi người phải thừa
nhận. Bản thân F. Engel, một nhà duy vật vĩ đại cũng cho rằng theo quan điểm duy
vật, nhân tố quyết định trong lịch sử suy cho cùng là... sự tái sản xuất ra bản thân
con người, là sự truyền nòi giống. Chức năng sinh sản của gia đình là một giá trị

trường tồn.
+

Chức năng giáo dục đào tạo: Theo lý thuyết gia đình là “tế bào của xã

hội, là yếu tố đầu tiên và cơ bản của quá trình giáo dục”. Gia đình là nơi đại bộ
phận trẻ em được người lớn thường xuyên giáo dục: “Dạy con từ thưở cịn thơ”.
Trong mơi trường gia đình, trẻ bắt đầu hình thành nhân cách, lối sống và đặc biệt
là nhân sinh quan. Các bậc phụ huynh, nhất là các bà, các mẹ có ảnh hưởng rất lớn
tới tương lai của đứa trẻ: Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà.
+
Chức năng về xã hội: Có thể coi gia đình là một xã hội thu nhỏ. Mỗi
thành viên là một tính cách. Việc va chạm các tính cách khác nhau trong một gia
đình là mơi trường đầu tiên để trẻ em học cách hoà hợp với cộng đồng (Vương Thị
Vân, 2009).

7


 Đặc điểm của hộ
– Là đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là đơn vị sản xuất vừa là đơn vị tiêu dùng.
– Quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất biểu hiện ở trình độ phát triển của hộ
từ tự cấp hồn tồn đến sản xuất hàng hố hồn tồn. Trình độ này quyết định quan
hệ giữa hộ nơng dân với thị trường.
Các hộ nơng dân ngồi hoạt động nơng nghiệp cịn tham gia hoạt động phi
nơng nghiệp với các mức độ khác nhau làm cho khó giới hạn thế nào là một hộ
nông dân (Nguyễn Văn Hải, 2005).
 Kinh tế hộ
Kinh tế hộ nông dân là loại hình kinh tế trong đó các hoạt động sản xuất
chủ yếu dựa vào lao động gia đình (lao động khơng th) và mục đích của loại

hình kinh tế này trước hết nhằm đáp ứng nhu cầu của hộ gia đình (khơng phải mục
đích chính là sản xuất hàng hóa để bán). Tuy nhiên cũng cần có sự chú ý ở đây là
các hộ gia đình cũng có thể sản xuất để trao đổi nhưng ở mức độ hạn chế (Nguyễn
Thu Hằng, 2008).
Lao động gia đình của nơng hộ được xác định là tất cả những người trong
gia đình có khả năng lao động và sẵn sàng tham gia lao động sản xuất sản phẩm
hàng hóa hay dịch vụ để cung cấp cho gia đình và xã hội. Lao động gia đình của
nơng hộ bao gồm những người trong độ tuổi lao động và cả những người ngoài độ
tuổi lao động có thể tham gia lao động khi cần thiết. Lao động của gia đình khơng
loại trừ lao động đổi cơng, lao động thuê mướn hoặc đi làm thuê vào thời vụ lao
động như: thời điểm làm đất, thu hoạch.... Lao động gia đình là nguồn lực
cơ sở của các hộ gia đình, là yếu tố cơ bản nhằm phân biệt kinh tế hộ gia đình với
các doanh nghiệp, cơng ty (Nguyễn Thu Hằng, 2008).
2.1.1.4. Phát triển kinh tế hộ

* Khái niệm về phát triển
Phát triển là một quá trình tiến hóa của mọi xã hội, mọi cộng đồng dân tộc
trong đó các chủ thể lãnh đạo và quản lý, bằng các chiến lược và chính sách thích
hợp với những đặc điểm về lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của xã hội và
cộng đồng dân tộc mình, tạo ra, huy động và quản lý các nguồn lực tự nhiên và
con người nhằm đạt được những thành quả bền vững và được phân phối công bằng
cho các thành viên trong xã hội vì mục đích khơng ngừng nâng cao chất lượng
cuộc sống của họ (Bùi Đình Thanh, 2015).

8


* Khái niệm về phát triển kinh tế
Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên, tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế. Nó
bao gồm sự tăng trưởng kinh tế và đồng thời có sự hồn chỉnh về mặt cơ cấu, thể

chế kinh tế, chất lượng cuộc sống. Phát triển kinh tế mang nội hàm rộng hơn tăng
trưởng kinh tế cùng với những thay đổi về chất của nền kinh tế (phúc lợi xã hội,
tuổi thọ…) và những thay đổi về cơ cấu kinh tế (giảm tỷ trọng của khu vực sơ
khai, tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ) (Nguyễn Thu Hằng, 2008).

* Phát triển kinh tế hộ
Theo Frank Ellis (1998), kinh tế hộ là các nông hộ thu hoạch các phương
tiện sống từ đất, chủ yếu sử dụng lao động gia đình trong sản xuất nơng trại, nằm
trong hệ thống kinh tế rộng hơn nhưng về cơ bản được đặc trưng bằng việc tham
gia một phần thị trường hoạt động với tốc độ khơng hồn chỉnh.
Kinh tế hộ nông dân chủ yếu tập trung ở khu vực sản xuất nơng nghiệp và
chiếm 2/3 lực lượng lao động tồn xã hội. Vì vậy, phát triển kinh tế hộ nơng dân thực
chất là việc thực hiện phát triển một cách hợp lý các hình thức sản xuất kinh doanh
trong nơng nghiệp. Đây là loại hình kinh tế phổ biến nhất ở nước ta hiện nay.

Nước ta có hơn 80% dân số sinh sống ở vùng nông thôn và để phát triển
nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần thì cần dựa vào điểm xuất phát để tạo cơ sở
vật chất tiến hành cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Do vậy mà kinh tế hộ nơng dân
có ý nghĩa rất quan trọng, nó tạo nên tảng để phát triển kinh tế đất nước.
2.1.2. Đặc điểm của phụ nữ các dân tộc dân tộc thiểu số trong phát triển kinh
tế hộ
Đồng bào các dân tộc thiểu số có dân số đơng ở miền Bắc Việt Nam và thường
sinh sống trên các sườn núi, chân núi, vùng sâu, vùng xa. Với 54 dân tộc anh em luôn
là một phần của sự thống nhất khối đại đồn kết dân tộc và góp phần to lớn vào công
cuộc xây dựng bảo vệ quê hương đất nước (Đỗ Huyền Trang, 2019).

Phụ nữ dân tộc thiểu số thường là những người phụ nữ có trang phục rất
độc đáo. Phụ nữ dân tộc thiểu số luôn mang theo là những đức tính của người phụ
nữ cần cù, chịu khó và chịu đựng. Họ ít khi được đi học nên tầm hiểu biết hạn hẹp,
bình thường hay bị bố mẹ bắt lấy chồng sớm, nhiều người mới 15 tuổi đã phải đi

làm dâu vì từ 25 tuổi trở lên họ đã chê là bị ế, khó lấy chồng. Bố mẹ thường quan
điểm rằng lấy chồng sớm sẽ sớm xây dựng được gia đình ấm no hạnh phúc (Đỗ
Huyền Trang, 2019).

9


Phụ nữ dân tộc thiểu số thường làm các công việc từ nội trợ đến việc làm
trên nương rẫy theo giới phân công. Cuộc sống lao động và những quy tắc ứng xử
truyền thống đã khiến người phụ nữ dân tộc thiểu số có sức lao động bền bỉ, dẻo
dai, sự kiên trì, nhẫn nhịn để giữ yên ấm cho gia đình. Phụ nữ ln là người đảm
nhiệm các cơng việc trên nương rẫy để đảm bảo cuộc sống gia đình, theo luật tục
của các dân tộc thiểu số thì mỗi khi có khách đến nhà chồng chỉ ngồi với chén
rượu trò chuyện với khách, phụ nữ phải phụ trách trong khâu nấu nướng nhưng sau
đó lại khơng được ngồi chung mâm mà phải đợi đến khi tàn cuộc rồi mới vào ăn
hoặc phải ăn riêng. Hiện nay trong xu thế hội nhập với quốc tế, Đảng và Nhà nước
ta đã và đang cố gắng giảm thiểu và dần đi đến xóa bỏ tình trạng bất bình đẳng
giới, đặc biệt là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Bảo đảm quyền bình đẳng về
kinh tế cho phụ nữ là một nội dung cực kỳ quan trọng trong Chiến lược quốc gia
về bình đẳng giới giai đoạn 2013 – 2020, tạo cơ sở để phụ nữ có các quyền bình
đẳng khác nhất là trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH)
nơng nghiệp, nơng thơn ở nước ta hiện nay (Đỗ Huyền Trang, 2019).
Không những giỏi việc nước mà họ cịn đảm việc nhà. Trong hồn cảnh
sống cịn nhiều khó khăn họ phải lo lắng cho gia đình đủ cơm ăn áo mặc, con cái
được học hành và khỏe mạnh. Và khi người chồng đi vắng thì việc họ việc làng
người phụ nữ cũng là người lo toan hết. Thiên nhiên đã ban tặng cho phụ nữ chức
năng sinh đẻ và ni dưỡng con cái, chăm sóc vun trồng mầm non của đất nước,
bảo tồn và phát triển nòi giống. Để đảm đương trọng trách này người phụ nữ đã
phải chịu bao nỗi cực nhọc nhưng họ cũng tìm thấy nguồn vui của mình. Mặt khác
họ cũng là người giữ gìn truyền thống, những giá trị tốt đẹp của thế hệ này qua thế

hệ khác, gia đình Việt Nam hiện nay còn lưu giữ những phẩm chất tốt đẹp như tình
nghĩa vợ chồng, lịng hiếu thảo của con đối với cha mẹ, lịng kính trọng biết ơn
người già, sự giúp đỡ lẫn nhau trong họ hàng làng xóm (Đỗ Huyền Trang, 2019).
Trong sản xuất, người phụ nữ dân tộc dân tộc thiểu số cũng là người tạo ra
phần lớn lương thực cho gia đình. Mọi việc đồng áng gần như dồn hết lên đôi vai
gầy của họ, nhất là ngày nay tình trạng nam giới đi kiếm việc làm xa nhà càng
nhiều. Các công việc như cày bừa ngày xưa dành cho nam giới khỏe mạnh thì bây
giờ phụ nữ đảm nhận khơng cịn là chuyện lạ. Bên cạnh việc trồng trọt họ cịn làm
th nhiều cơng việc phụ để tăng thu nhập cho gia đình như thêu, may va một số
cơng việc khác. Người phụ nữ góp phần xây dựng nền văn minh dân

10


tộc bằng lao động sáng tạo và trí tuệ thơng minh, bằng tình thương và đạo đức
trong sáng của họ. Tuy nhiên đến nay vị trí, vai trị của phụ nữ dân tộc thiểu số
trong gia đình và trong xã hội chưa tương xứng với công lao mà họ bỏ ra. Do vậy
cần phải bù đắp xứng đáng cho người phụ nữ và giúp đỡ để họ được khẳng định
mình trong gia đình cũng như ngồi xã hội (Đỗ Huyền Trang, 2019).
2.1.3. Nội dung vai trò của phụ nữ các dân tộc thiểu số trong phát triển kinh
tế hộ
– Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp
Phụ nữ là lực lượng lao động chính trong sản xuất nơng nghiệp, chiếm tỷ lệ
lớn ở khu vực nông thôn, đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số, họ có vai trị quan
trong trong phát triển kinh tế của hộ. Ngoài việc lao động sản xuất để tạo thu nhập,
đóng góp của cải vật chất cho gia đình thì người phụ nữ cịn đảm nhiệm chức năng
của một người vợ, người mẹ. Họ phải làm hết mọi việc nội trợ trong gia đình,
chăm sóc con cái, chính vì vậy mà phụ nữ có vai trò rất quan trọng đối với sự tồn
tại và phát triển kinh tế của gia đình, xã hội. Tuy nhiên vai trò của họ trong việc
quản lý, điều hành các hoạt động sản xuất của hộ chưa ược đánh giá cao (Phạm

Thành Nghị, 2010).
Các phong trào thi đua “Phu g̣nữtıı́ch cưcg̣hocg̣tâp,g̣ lao đôngg̣ sáng tao,g̣ xây dưngg̣
gia đıı̀nh hạnh phúc” gắn với đẩy mạnh “Hocg̣tâpg̣vàlàm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ ChıM
ı́ inh”, thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng “Gia đình
5 khơng, 3 sạch”; phấn đấu rèn luyện phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam: “Tự
tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”. Đã phần nào giúp phụ nữ tự ttin hơn trong gia
đình và cuộc sống (Phạm Thành Nghị, 2010).
– Trong hoạt động phi nông nghiệp
Phụ nữ ln có vai trị then chốt trong gia đình về khả năng sản xuất và tái
sản xuất. Phụ nữ là người phần lớn làm ra lương thực, thực phẩm tiêu dùng cho gia
đình, đặc biệt là ở các hộ nghèo thì mọi hoạt động sản xuất để duy trì cuộc sống lại
càng phụ thuộc hơn vào người phụ nữ (Nguyễn Sinh, 2004).
Ngoài việc lao động sản xuất để tạo thu nhập, đóng góp của cải vật chất cho
gia đình thì nhiều người phụ nữ dân tộc thiểu số cịn tham gia các hoạt động phi
nông nghiệp khác như thêu thổ cẩm, kinh dooanh bn bán, tiểu thủ cơng nghiệp
góp phần đem lại thu nhập cho gia đình ổn định cuộc sống (Nguyễn Sinh, 2004).
- Trong tiếp cận và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

11


Hiện nay việc tiếp cận với khoa học kỹ thuật của phụ nữ dân tộc thiểu số đã
phần nào đó được cải thiện, nhưng chủ yếu vẫn là nghe người thân bạn bè kể hoặc
những thông tin khoa học kỹ thuật được lan truyền trong cộng đồng. Chỉ có một bộ
phận nhỏ phụ nữ dân tộc thiểu số biết chữ và nghe hiểu tiếng phổ thơng thì họ mới
tiếp cận được với nguồn thông tin khoa học kỹ thuật qua sách báo, tivi và các
chương trình tuyên truyền về khhoa học kỹ thuật của cán bộ khuyến nông. Đây là
một cản trở rất lớn đối với phụ nữ dân tộc thiểu số, những người ln đóng vai trị
quan trọng trong đời sống sản xuất cuả hộ (Nguyễn Sinh, 2004).

– Trong việc kiểm soát và sử dụng nguồn lực hộ
Trong gia đình, tuy người phụ nữ ln chịu trách nhiệm chính trong hoạt
động sản xuất nông nghiệp và các công việc nội trợ, chăm sóc con cái nhưng trong
việc kiểm sốt các nguồn lực của hộ, đặc biệt là nguồn lực tài chính và đất đai thì
vai trị của người phụ nữ lại được đánh giá thấp hơn. Qua đó thể hiện một sự bất
bình đẳng rất lớn trong nhận thức của người dân tộc về vai trò của phụ nữ đối với
các nguồn lực để phát triển kinh tế hộ (Dương Thị Minh, 2004).
– Trong việc nâng cao trình độ học vấn
Học tập nâng cao trình độ là yêu cầu tất yếu của nền kinh tế tri thức. Nhưng
làm thế nào để đạt được hiệu quả tốt, đặc biệt đối với phụ nữ dân tộc thiểu số. Bởi
vì, bên cạnh việc phải tham gia hoạt động xã hội thì phụ nữ cịn phải gánh vác
thêm cơng việc gia đình. Tuy nhiên, bằng ý chí, nghị lực vượt qua khó khăn, với
ham muốn học hỏi để nâng cao trình độ và cập nhật kiến thức cho mình, đến nay,
trình độ của phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ các dân tộc thiểu số nói riêng
đã ngày một nâng cao. Nhiều phụ nữ đã nắm giữ học hàm, học vị, vị trí cao trong
xã hội và có những đóng góp không nhỏ cho sự nghiệp xây dựng đất nước giàu
mạnh hơm nay. Việc học tập nâng cao trình độ của phụ nữ ln gặp khó khăn hơn
so với nam giới. Chính những đóng góp tích cực và cụ thể của phụ nữ vào thành
quả của công cuộc đổi mới đất nước đã, đang làm thay đổi dần những định kiến về
vai trò của phụ nữ trong xã hội. Xã hội đã thừa nhận phụ nữ có khả năng tham gia
cơng việc, học tập nâng cao trình độ khơng thua kém nam giới. Tuy nhiên, hoạt
động học tập nâng cao trình độ của họ vẫn cịn gặp nhiều khó khăn, thể hiện ở các
khía cạnh như: khác biệt về giới, thiếu thời gian đầu tư vào việc học, ít được động
viên, khuyến khích và từ chính trong tư tưởng của người phụ nữ Việt Nam (Dương
Thị Minh, 2004).

12


– Trong hoạt động xã hội

Một xã hội văn minh, người phụ nữ đóng vai trị đặc biệt quan trọng. Phụ
nữ khơng chỉ giỏi trong cơng việc nhà mà cịn tích cực tham gia và gặt hái nhiều
thành cơng rực rỡ trong các lĩnh vực xã hội. Trước hết chúng ta phải thừa nhận vị
trí hết sức quan trọng của phụ nữ trong gia đình. Họ có ảnh hưởng to lớn tới hạnh
phúc và sự ổn định của gia đình (Dương Thị Minh, 2004).
Thời kỳ cơng nghiệp hóa – hiện đại đại hóa, người phụ nữ càng phải chịu
nhiều địi hỏi khắt khe của xã hội hiện đại. Bên cạnh vai trị quan trọng trong gia
đình, người phụ nữ cịn tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Phụ nữ có mặt
trong hầu hết các cơng việc và nắm giữ nhiều vị trí quan trọng. Ngày càng nhiều
người trở thành chính trị gia, các nhà khoa học nổi tiếng, những nhà quản lí năng
động. Trong nhiều lĩnh vực, sự có mặt của người phụ nữ là khơng thể thiếu như
ngành dệt, công nghiệp dịch vụ, may mặc (Dương Thị Minh, 2004).
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát
triển kinh tế hộ
2.1.4.1. Các yếu tố khách quan
 Điều kiện tự nhiên
Đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số
huyện Thuận Châu nói riêng ln sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện
kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Với điều kiện tự nhiên chủ yếu là đồi núi cao, dốc
nên gây nhiều khó khăn trong việc đi lại, hệ thống đường giao thơng dốc, quanh co
gây nhiều khó khăn đối với việc vận chuyển hàng hóa, thơng thương và giao lưu.
Đặc biệt là đối với phụ nữ, là phái yếu nên việc đi lại, vận chuyển, giao lưu học hỏi
lại càng khó khăn hơn. Đặc biệt là vào mùa mưa, với nhiều đoạn sạc lở, lũ lụt,
đường trơn, dính bùn do hệ thống đường bê tông chưa thông (Nguyễn Thị Giáng
Hương, 2016).
 Chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước
Đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước về tăng cường sự tham gia
của phụ nữ có ảnh hưởng rất lớn đến vai trò của họ trong xây dựng và phát triển
kinh tế. Khi Hiến pháp, pháp luật bảo vệ quyền lợi người phụ nữ, các chính sách
đều đi theo hướng khuyến khích thúc đẩy bình đẳng giới thì người phụ nữ có cơ

hội tạo được một chỗ đứng nhất định trong xã hội. Bên cạnh đó, các chính sách
của Nhà nước tạo cơ chế rộng mở về quyền sở hữu đất đai, vay vốn, tạo

13


×