Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.6 KB, 24 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 1 - Bài 1: NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN ĐẦU TIÊN. I:Mục tiêu bài học 1.Kiến thức: Giúp hs nắm được nguyên nhân diễn biến tính chất và ý nghĩa lịch sử và các cuộc cách mạng tư snar :Cách mạng tư snar Hà Lan giữa thế kỉ XVI.Cách mạng tư sản Anh giữa thế kỉ XVII .chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ ,và sự thành lập hợp chủng quốc châu Mĩ. Nắm được các khái niệm cơ bản trong bài chủ yếu là khái niệm “cách mạng tư sản” 2.Kĩ năng. -Độc lập làm việc để giải quyết các vấn đề.đặt ra trong học tập trước hết là câu hỏi bài tập trong sách giáo khoa. 3.Thái độ: Nhận thức đóng vai trò của quần chúng nhân dân trong cuộc cách mạng tư sản .Nhận thức đúng CNTB có mặt tiến bộ (là sự phát triển cao hơn xã hội phong kiến).song vẫn là xã hội bóc lột thay thế. II. Các bước lên lớp: 1.ổn định tổ chức lớp 2.Kiểm tra bài cũ: Giới thiệu bài mới:để thấy rõ mâu thuẫn xã hội đã diễn ra gay gắt ,đòi hỏi phải giải quyết bằng các cuộc cách mạng tư sản. 3. Bài mới Hoạt động của giáo viên – Học. Nội dung. sinh 1. Cách mạng Hà Lan thế kỷ XVI Nêu nguyên nhân của cách mạng. * Nguyên nhân:. Hà Lan thế kỉ XVI ?. - Vào đầu thế kỉ XVI, nền kinh tế TBCN ở Nêđec-lan phát triển mạnh nhưng lại bị vương quốc Tây Ban Nha thống trị ra sức ngăn cản. - Chính sách cai trị hà khắc của phong kiến Tây Ban Nha làm tăng thêm mâu thuẫn. Diễn biến của cách mạng Hà Lan. dân tộc.. thế kỉ XVI ?. * Diễn biến: - Nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân Nê-đec-lan chống lại Tây Ban Nha đã diễn ra, đỉnh cao là năm 1566. - 1581, các tỉnh miền Bắc Nê-đec-lan đã thành lập.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> “các tỉnh liên hiệp”. - 1648, Tây Ban Nha công nhận nền độc lập của Hà Lan. Cuộc cách mạng kết thúc, Nêu ý nghĩa lịch sử của cách. Hà Lan được giải phóng.. mạng Hà Lan thế kỉ XVI ? Cách. * Ý nghĩa lịch sử của cách mạng Hà Lan:. mạng Hà Lan. - Là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới;. diễn ra dưới hình thức nào ?. lật đổ ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha; mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. - Cách mạng Hà Lan diễn ra dưới hình thức: cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.. Trình bày sự phát triển của chủ. II. Cách mạng tư sản anh thế kỷ XVII. nghĩa tư bản Anh và những hệ. * Trình bày sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. quả của nó ?. Anh: - Đến thế kỉ XVII, nền kinh tế TBCN ở Anh phát triển mạnh với nhiều công trường thủ công: luyện kim, làm đồ sứ, dệt len dạ.... Luân Đôn trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại & tài chính. - Ở nông thôn, nhiều quý tộc phong kiến đã chuyển sang kinh doanh theo con đường TBCN. Họ trở thành tầng lớp quý tộc mới. * Những hệ quả: - Sự thay đổi về kinh tế, những mâu thuẫn gay gắt giữa tư sản, quý tộc với chế độ quân chủ chuyên chế dẫn đến cuộc cách mạng lật. Nêu ý nghĩa lịch sử của cách. đổ chế độ phong kiến, xác lập quan hệ sản xuất tư. mạng tư sản Anh giữa thế kỉ. bản chủ nghĩa.. XVII ? Cách mạng tư sản Anh. * Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Anh:. diễn ra dưới hình thức nào ?. - Cách mạng tư sản Anh do tầng lớp quý tộc mới liên minh với tư sản lãnh đạo, được đông đảo nhân dân ủng hộ đã giành thắng lợi, đưa nước Anh phát triển theo con đường TBCN. * Cách mạng tư sản Anh diễn ra dưới hình thức: Nội chiến.2.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> III. Chiến tranh giành độc lập của các thuộc Trình bày nguyên nhân chiến. địa Anh ở Bắc Mỹ.. tranh giành độc lập của các thuộc. * Nguyên nhân chiến tranh giành độc lập của các. địa Anh ở Bắc Mĩ ?. thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ : - Giữa thế kỉ XVIII, nền kinh tế TBCN ở 13 thuộc địa phát triển mạnh, nhưng thực dân Anh tìm mọi cách ngăn cản, kìm hãm như: tăng thuế, độc quyền buôn bán trong & ngoài nước…. Vì vậy mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Bắc Mĩ & tư sản, chủ nô với thực dân Anh ngày càng gay gắt. - Dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản, chủ nô, nhân dân Bắc Mĩ đã đứng lên đấu tranh để lật đổ ách thống trị của thực dân Anh, đồng thời mở đường cho nền kinh tế TBCN phát triển. * Kết quả:. Nêu kết quả, ý nghĩa của cuộc. Cuộc chiến tranh kết thúc, Anh phải thừa nhận. chiến tranh giành độc lập của các. nền độc lập của 13 thuộc địa & Hợp. thuộc địa Anh. chúng quốc Mĩ ra đời. 1787, Mĩ ban hành Hiến. ở Bắc Mĩ ?. pháp, quy định Mĩ là nước cộng hòa liên bang, đứng đầu là Tổng thống. *Ý nghĩa: Cuộc chiến tranh giành độc lập thực chất là cuộc cách mạng tư sản, thực hiện 2 nhiệm vụ: lật đổ ách thống trị của thực dân & mở đường cho CNTB phát triển.. 4. Củng cố: So sánh vưói tư sản Hà Lan ? 5. Hướng dẫn về nhà: Học bài , đọc trước bài 2. ****************************************************** Ngày soạn: Ngày giảng: TIẾT 2: BÀI 2:CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789-1794) I:Mục tiêu bài học: 1:Kiến thức:Giúp hs hiểu:.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> -Nguyên nhân dẫn đến cuộc cách mạng .có điểm gì giống và khác so với các cuộc cách mạng trên đó.các sự kiện cơ bản về diễn biến cuộc cách mạng .Vai trò của quần chúng nhân dân đối với thắng lợi và sự phát triển của cách mạng. 2.Kĩ năng. -Biết phân tích so sánh các sự kiện. -Liên hệ kiến thức đang học với thực tế. 3.Thái độ: -Nhận thức đúng mặt tích cực .Hạn chế của cách mạng. -Rút ra bài học kinh nghiệm từ cuộc cách mạng tư sản Pháp II. Các bước lên lớp: 1.ổn định tổ chức lớp 2.Kiểm tra bài cũ: Hãy nêu mặt tích cực ,hạn chế của tuyên ngôn độc lập ? Liên hệ bản tuyên ngôn nào ở nước ta? Giới thiệu bài mới:Chúng ta cùng tìm hiểu cuộc cách mạng tư sản Pháp.Qua nguyên nhân diễn biến ,tiến trình cuộc cách mạng và ý nghĩa của nó như thế nào......... 3. Bài mới Hoạt động của GV - HS. Nội dung I. Nước Pháp trước cách mạng:. Vẽ sơ đồ 3 đẳng cấp ở Pháp, vị trí, quyền lợi của các đẳng cấp này. Đẳng cấp 1: Tăng lữ. Đẳng cấp 2: Quý tộc. trong xã hội Pháp trước cách Không phải nộp thuế. mạng ?. Đẳng cấp3. Nông dân. BD thành thị. Công nhân. Tư sản. Không có đặc quyền phải nộp mọi thứ thuế. Nêu các biện pháp cách mạng của. II. Sự phát triển của cách mạng.. phái Gia- cô- banh ?. * Các biện pháp cách mạng của phái Gia- côbanh: + Chính trị: Thiết lập nền dân chủ cách mạng, kiên quyết trừng trị bọn phản cách.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> mạng. + Kinh tế: Giải quyết những yêu cầu của nhân dân: xóa bỏ mọi nghĩa vụ của nông dân đối với phong kiến, chia ruộng đất cho nông dân, quy định giá các mặt hàng bán cho dân nghèo... : Nhận xét gì về các biện pháp cách + Quân đội: Ban bố lệnh tổng động viên. mạng của chính quyền Gia- cô-. * Các biện pháp cách mạng của chính quyền. banh ?. Gia- cô- banh: là những biện pháp tiến bộ đem lại quyền lợi cơ bản cho nhân dân, vì thế có tác dụng động viên quần chúng, tập hợp đông đảo quần chúng, khơi dậy & phát huy tinh thần cách mạng, sức mạnh của quần chúng trong việc chống ngoại xâm & nội phản.. Nêu ý nghĩa lịch sử của cách mạng. * Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Pháp. tư sản Pháp (1789- 1794) ?. (1789- 1794): - Lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, xóa bỏ nhiều trở ngại trên con đường phát triển TBCN. Quần chúng nhân dân là lực lượng chủ yếu đưa cách mạng đạt đến đỉnh cao với nền chuyên chính dân chủ Gia-cô-banh.. Vì sao nói: “ Cách mạng tư sản. * Cách mạng tư sản Pháp 1789- 1794 là cuộc. Pháp 1789- 1794 là cuộc Cách. Cách mạng tư sản triệt để nhất vì:. mạng tư sản triệt để nhất” ?. - Cách mạng thi hành nhiều biện pháp kiên quyết để trừng trị bọn phản cách mạng . - Lật đổ chế độ phong kiến, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền. - Thiết lập nền Cộng hòa. - Cách mạng đạt đến đỉnh cao với nền chuyên chính dân chủ Gia- cô- banh.. 4. Củng cố: So với cuộc cách mạng tư sản Anh –Mĩ thì cuộc cuộc cách mạng tư. sản Pháp được coi là triệt để nhất bởi các yếu tố nào ? 5. Hướng dẫn về nhà: Học bài, đọc trước bài 3.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> Ngày soạn: Ngày giảng: TIẾT 3 -BÀI 3: CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐƯỢC XÁC LẬP TRÊN PHẠM VI THẾ GIỚI. I:Mục tiêu bài học 1.Kiến thức :Giúp hs hiểu -Tiến hành cách mạng công nghiệp laf con đường tất yếu để phát triển CNTB vì vậy cần tìm hiểu nội dung và hệ quả của nó. -CNTB được xác lập trên phạm vi thế giới qua việc hoàn thành thắng lợi của hàng loạt cca cuộc cách mạng tư sản tiếp theo ở châu âu –Mĩ 2.Kĩ năng. -Biết phân tích sự kiện để rút ra kết luận liên hệ thực tế. 3.Thái độ: -Sự áp bức bóc lột của CNTB đã gây nên bao đau khổ cho nhaan dân lao động thế giưới . II. Các bước lên lớp: 1.Ổn định tổ chức lớp 2.Kiểm tra bài cũ ? Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Pháp . Giới thiệu bài mới: Tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao đời sống hôm nay...... 3. Bài mới: Hoạt động GV – HS. Nội dung I. Cách mạng công nghiệp:. Kể tên các phát minh lớn trong ngành dệt. 1. Cách mạng công nghiệp ở Anh. ở Anh ?. * Các phát minh lớn: - 1764 máy kéo sợi Gien-ni. - 1769 máy kéo sợi chạy bằng hơi nước. - 1785 máy dệt.. Nêu kết quả của cách mạng công nghiệp ở - 1784 máy hơi nước. Anh ?. * Kết quả của cách mạng công nghiệp ở Anh: Nhờ cách mạng công nghiệp, ở Anh diễn ra quá trình chuyển biến từ sản xuất nhỏ, thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc, là nước đầu tiên tiến hành công nghiệp hóa. Từ một nước nông nghiệp, Anh trở thành nước công nghiệp phát triển nhất thế giới..
<span class='text_page_counter'>(7)</span> Vậy cách mạng công nghiệp đã đưa tới 2. Hệ quả của cách mạng công nghiệp: +Tích cực. hệ quả tích cực gì ? Hạn chế ra sao? -Kinh tế phát triển ,của cải dồi dào ,nhiều thành phố trung tâm công nghiệp ra đời . +Hạn chế. Hình thành 2 giai cấp Tư sản >< vô sản II. Chủ nghĩa tư bản xác lập trên phạm Vì sao các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh việc xâm chiếm thuộc địa ? Đối tượng xâm lược của các nước tưbản phương Tây ?. vi thế giới: * Các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh việc xâm chiếm thuộc địa vì: - Từ khi tiến hành cách mạng công nghiệp, nhu cầu về nguyên liệu, thị trường của Anh, Pháp trở nên cấp thiết, khiến chính phủ tư sản các nước này đẩy mạnh việc xâm lược. * Đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây : Các nước châu Á (Ấn Độ, Trung Quốc, Đông Nam Á), các nước châu Phi.. 4. Củng cố: So sánh cuộc cách mạng CN ở Anh, Pháp, Đức? 5. Hướng dẫn về nhà:. Lập bảng thống kê các phát minh trong nghành dệt ở Anh theo thời gian ?Nêu ý nghĩa ? - Học bài , chuẩn bị bài 4.
<span class='text_page_counter'>(8)</span>
<span class='text_page_counter'>(9)</span>
<span class='text_page_counter'>(10)</span>
<span class='text_page_counter'>(11)</span> Câu 16: Câu 17: Vì sao các nƣớc tƣ bản phƣơng Tây đẩy mạnh việc xâm chiếm thuộc địa ? Đối tƣợng xâm lƣợc của các nƣớc tƣ bản phƣơng Tây ? BÀI 4: PHONG TRÀO CÔNG NHÂN VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA MÁC Câu 18: Vì sao ngay từ lúc mới ra đời, giai cấp công nhân đã đấu tranh chống chủ nghĩa tƣ bản ? * Ngay từ lúc mới ra đời, giai cấp công nhân đã đấu tranh chống chủ nghĩa tƣ bản vì : Bị bóc lột ngày càng nặng do lệ thuộc vào máy móc, nhịp độ nhanh và liên tục. Công nhân phải làm việc nhiều giờ, nặng nhọc mà tiền lương thấp, điều kiện lao động, ăn ở thấp kém. Câu 19: Vì sao trong cuộc đấu tranh chống tƣ bản, công nhân lại đập phá máy móc ? * Trong cuộc đấu tranh chống tƣ bản, công nhân lại đập phá máy móc vì : Sự xuất hiện máy móc trong xã hội tư bản không cải thiện đời sống công nhân, thậm chí nhờ đó mà bọn chủ tăng cường bóc lột công nhân. Họ tưởng rằng chính máy móc là nguyên nhân của tình trạng làm họ khổ. Vì vậy họ trút căm hờn vào máy móc. Câu 20: Kể tên các hình thức đấu tranh của phong trào công nhân đầu thế kỉ XIX ? * Kể tên các hình thức đấu tranh của phong trào công nhân đầu thế kỉ XX : Bãi công ; đòi tăng lương & giảm giờ làm; thành lập công đoàn để bảo vệ mình. Câu 21: Phong trào công nhân trong những năm 1830- 1840 có điểm gì khác so với phong trào công nhân trƣớc đó ? * Phong trào công nhân trong những năm 1830- 1840 có điểm khác so với phong trào công nhân trƣớc đó : Giai cấp công nhân trở thành một lực lượng chính trị độc lập, tiến hành cuộc đấu tranh chính trị trực tiếp chống lại giai cấp tư sản. Câu 22: Kể tên các phong trào đấu tranh tiêu biểu của công nhân ở Pháp, Đức, Anh trong những năm 1830- 1840 ? * Các phong trào đấu tranh tiêu biểu của công nhân ở Pháp, Đức, Anh trong những năm 1830- 1840: - 1831 CN dệt Li-ông (P), khởi nghĩa đòi tăng lương giảm giờ làm. Họ nêu cao khẩu hiệu “ Sống trong lao động, chết trong chiến đấu”. Cuộc khởi nghĩa cuối cùng bị giới chủ đàn áp.5 - 1884 CN dệt vùng Sơ-lơ-vin (Đức) khởi nghĩa chống lại sự hà khắc của giới chủ. - Từ 1836 đến 1847 ở Anh diễn ra Phong trào Hiến chương có quy mô, tổ chức và.
<span class='text_page_counter'>(12)</span> mang tính chất chính trị rõ rệt. BÀI 5 : CÔNG XÃ PA- RI 1871 Câu 23: Công xã Pa- ri ra đời trong hoàn cảnh nào ? * Công xã Pa- ri ra đời trong hoàn cảnh : - Để giảm bớt mâu thuẫn trong nước & ngăn cản sự thống nhất nước Đức, Pháp tuyên chiến với Phổ. - 2-9-1870 Na-pô-lê-ông III cùng toàn bộ 10 vạn quân chủ lực bị bắt. Nhân cơ hội này, 4-9-1870 nhân dân Pa-ri khởi nghĩa, lật đổ chính quyền Na-pô-lê-ông III, nhưng giai cấp tư sản đã cướp mất thành quả cách mạng, thành lập chính phủ lâm thời tư sản “ Chính phủ vệ quốc”. - Phổ kéo vào nước Pháp & bao vây Pa-ri, chính phủ tư sản hèn nhát, vội vàng xin đình chiến. Trước tình hình đó, nhân dân lại 1 lần nữa đứng lên quyết chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Câu 24: Trình bày cuộc khởi nghĩa ngày 18- 3- 1871 ? * Trình bày cuộc khởi nghĩa ngày 18- 3- 1871 : - Mâu thuẫn giữa chính phủ tư sản với nhân dân ngày càng gay gắt, Chi-e tiến hành bắt hết các ủy viên của ủy ban Trung ương. - 18-3-1871, Chi-e cho quân đánh úp đồi Mông- mác là nơi tập trung đại bác của Quốc dân quân, cuối cùng thất bại. Chi-e cho quân chạy về Vec-xai. Nhân dân nhanh chóng làm chủ Pa-ri & đảm nhiệm vai trò chính phủ lâm thời. BÀI 6 : CÁC NƢỚC ANH, PHÁP, ĐỨC, MĨ CUỐI THẾ KỈ XIX- ĐẦU THẾ KỈ XX Câu 25: Vì sao Lê- nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là “ chủ nghĩa đế quốc thực dân” ? * Lê- nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là « chủ nghĩa đế quốc thực dân » vì : - Anh ưu tiên & đẩy mạnh chính sách xâm lược thuộc địa. Đến 1914 hệ thống thuộc địa Anh trải rộng khắp thế giới với 33 triệu km2 & 400 triệu dân, gấp 50 lần diện tích & dân số nước Anh bấy giờ, gấp 12 lần thuộc địa của Đức. Chính vì vậy, Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là « Chủ nghĩa đế quốc thực dân ». Câu 26: Nêu đặc điểm của đế quốc Đức và giải thích ? * Đặc điểm của đế quốc Đức và giải thích : Đức là nước quân chủ lập hiến theo thể chế liên bang, thi hành chính sách đối nội &.
<span class='text_page_counter'>(13)</span> đối ngoại phản động : đề cao chủng tộc, đàn áp phong trào công nhân, truyền bá bạo lực, chạy đua vũ trang. Đức là nước đế quốc “trẻ”, khi công nghiệp phát triển mạnh đòi hỏi cần có nhiều vốn, nguyên liệu và thị trường. Những thứ này ở các nước châu Á, châu Phi rất nhiều nhưng đã bị các nước đế quốc “già” Anh, Pháp chiếm hết. Vì vậy Đức hung hãn đòi dùng vũ lực chia lại thị trường. Vì vậy, chủ nghĩa đế quốc Đức là « chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến ». Câu 27: Các công ty độc quyền ở Mĩ hình thành trong tình hình kinh tế phát triển nhƣ thế nào ? Vì sao nói Mĩ là xứ sở của các “ ông vua công nghiệp” ? * Các công ty độc quyền ở Mĩ hình thành trong tình hình kinh tế phát triển: - Từ vị trí số 4 Mĩ nhảy vọt lên đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp. - 1894 sản xuất công nghiệp gấp đôi Anh bằng ½ các nước Tây Âu gộp lại. - Công nghiệp phát triển mạnh dẫn đến sự tập trung tư bản cao độ nhiều công ty độc quyền ra đời ảnh hưởng đến kinh tế- chính trị của Mĩ.6 - Nông nghiệp phát triển không chỉ đáp ứng nhu cầu lương thực trong nước mà còn xuất khẩu. * Mĩ là xứ sở của các “ ông vua công nghiệp”: Mĩ có nền kĩ thuật phát triển mạnh mẽ, hình thành các tổ chức độc quyền “tơ- rớt” công nghiệp khổng lồ đứng đầu các công ty đó là những ông vua như “vua dầu mỏ” Rốc- pheo- lơ; “vua thép” Mooc- gan; “vua ô tô” Pho... Câu 28: So sánh vị trí của các nƣớc Anh, pháp, Đức, Mĩ trong sản xuất công nghiệp ở 2 thời điểm: 1870; 1913 ? * So sánh vị trí của các nƣớc Anh, pháp, Đức, Mĩ trong sản xuất công nghiệp ở 2 thời điểm: 1870; 1913: Năm Thứ nhất Thứ hai Thứ ba Thứ tƣ 1870 Anh Pháp Đức Mĩ 1913 Mĩ Đức Anh Pháp BÀI 7: PHONG TRÀO CÔNG NHÂN QUỐC TẾ CUỐI THẾ KỈ XIX- ĐẦU THẾ KỈ XX Câu 29: Nêu các sự kiện chính về cuộc cách mạng Nga 1905- 1907 ?.
<span class='text_page_counter'>(14)</span> * Các sự kiện chính về cuộc cách mạng Nga 1905- 1907: - 9- 1- 1905 14 vạn công nhân Pê- tec- bua đưa bản yêu sách lên nhà vua. - 5- 1905 nông dân nhiều vùng nổi dậy phá dinh cơ của địa chủ phong kiến. - 6- 1905 Binh lính trên chiếm hạm Pô- tem- kin cũng khởi nghĩa. - 12- 1905 khởi nghĩa vũ trang ở Mac- xcơ- va. Câu 30: Nêu kết quả, ý nghĩa của cách mạng Nga 1905- 1907 ? * Nêu kết quả, ý nghĩa của cách mạng Nga 1905- 1907: * Kết quả: Cách mạng Nga 1905- 1907 bị thất bại. * Ý nghĩa: + Làm lung lay chính phủ Nga hoàng & bọn tư sản. + Là bước chuẩn bị cần thiết cho cuộc cách mạng XHCN sẽ diễn ra vào năm 1917. Đồng thời, cách mạng Nga 1905-1907 cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa & phụ thuộc trên thế giới. Câu 31: Vì sao cuộc cách mạng 1905- 1907 đƣợc gọi là cuộc cách mạng dân chủ tƣ sản kiểu mới ? * Cuộc cách mạng 1905- 1907 đƣợc gọi là cuộc cách mạng dân chủ tƣ sản kiểu mới: Nó làm nhiệm vụ của cuộc cách mạng tư sản, đánh đổ chế độ phong kiến Nga hoàng, nhưng do giai cấp vô sản lãnh đạo. BÀI 8: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KĨ THUẬT, KHOA HỌC, VĂN HỌC VÀ NGHỆ THUẬT THUẬT THẾ KỈ XVIII- XIX Câu 32: Trình bày những thành tựu chủ yếu của kĩ thuật thế kỉ XVIII- XIX ? - Việc phát minh ra máy hơi nước đã thúc đẩy giao thông đường sắt & đường thủy ra đời. - Năm 1807, Phơn- tơn đã đóng được tàu thủy chạy bằng động cơ hơi nước đầu tiên có thể vượt đại dương. - Năm 1814 Xti- phen- xơn đã chế tạo thành công xe lửa. - Máy điện tín được phát minh ở Nga. - Trong nông nghiệp, những tiến bộ về kĩ thuật, về phương pháp canh tác cũng góp phần nâng cao năng suất lao động.7 - Trong lĩnh vực quân sự, nhiều nước đã sản xuất ra nhiều loại vũ khí hiện đại như: đại bác, súng trường bắn nhanh, ngư lôi.... Câu 33: Tại sao nói thế kỉ XIX là thế kỉ của sắt, máy móc và động cơ hơi nƣớc ? * Thế kỉ XIX là thế kỉ của sắt, máy móc và động cơ hơi nƣớc: Sự tiến bộ về kĩ.
<span class='text_page_counter'>(15)</span> thuật: lò luyện kim, ứng dụng động cơ hơi nước trong sản xuất, sự chuyển biến mạnh từ công trường thủ công sang nền sản xuất công nghiệp cơ khí trong đó sắt, máy móc, động cơ hơi nước được sản xuất & sử dụng phổ biến. Câu 34: Nêu các thành tựu trong lĩnh vực giao thông vận tải và thông tin liên lạc ? Tại sao có sự phát triển đó ? * Các thành tựu trong lĩnh vực giao thông vận tải và thông tin liên lạc: Đóng tàu thủy, chế tạo xe lửa, phát minh máy điện tín. * Do sự phát triển của công, nông, thương nghiệp, việc chuyên chở hàng hóa từ nơi này sang nơi khác tăng nhanh, đòi hỏi phải có sự phát triển nhanh chóng của những phương tiện chuyên chở liên lạc. Câu 35: Kể tên các nhà khoa học tự nhiên và các phát minh vĩ đại của họ ? * Tên các nhà khoa học tự nhiên và các phát minh vĩ đại của họ: - Niu-tơn tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn. - Lô-mô-nô-xốp định luật bảo toàn vật chất & năng lượng. - Puốc-kin-giơ khám phá bí mật sự phát triển của thực vật & đời sống của các mô động vật. - Đac-uyn nêu lên thuyết tiến hóa & duy truyền. BÀI 9: ẤN ĐỘ THẾ KỈ XVIII- ĐẦU THẾ KỈ XX Câu 36: Trình bày chính sách thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ ? * Chính sách thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ: + Về chính trị, chính phủ Anh cai trị trực tiếp Ấn Độ. + Thực hiện nhiều chính sách để củng cố ách thống trị: “chia để trị”, khoét sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội. Câu 37: Chính sách thống trị của thực dân Anh đã gây ra hậu quả gì cho xã hội và nhân dân Ấn Độ ? * Chính sách thống trị của thực dân Anh đã gây ra hậu quả cho xã hội và nhân dân Ấn Độ: - Tình trạng bần cùng & chết đói của quần chúng nhân dân. - Mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ và thực dân Anh hết sức sâu sắc, vì vậy phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ nhất định nổ ra. Câu 38: Trình bày nguyên nhân, ý nghĩa của khởi nghĩa Xi- pay ? * Nguyên nhân của khởi nghĩa Xi- pay: - Nguyên nhân sâu xa: Chính sách thống trị hà khắc của thực dân Anh, nhất là chinh.
<span class='text_page_counter'>(16)</span> sách “chia để trị”, tìm cách khơi sâu sự khác biệt về chủng tộc, tôn giáo & đẳng cấp trong xã hội đã dẫn đến mâu thuẫn sâu sắc giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh. - Duyên cớ: binh lính Xi- pay bất mãn trước việc bọn chỉ huy Anh bắt giam những người lính có tư tưởng chống đối. * Ý nghĩa: Tiêu biểu cho tinh thần bất khuất của nhân dân Ấn Độ chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc. Thúc đẩy phong trào đấu tranh chống thực dân Anh giành độc lập.8 BÀI 10: TRUNG QUỐC CUỐI THẾ KỈ XIX- ĐẦU THẾ KỈ XX Câu 39: Vì sao các nƣớc đế quốc tranh nhau xâm chiếm Trung Quốc ? * Các nƣớc đế quốc tranh nhau xâm chiếm Trung Quốc: - Trung Quốc là thị trường đông dân, giàu tài nguyên, khoáng sản. - Trong khi đó nửa sau thế kỉ XIX, chính quyền phong kiến Mãn Thanh mục nát, suy yếu. Câu 40: Trình bày diễn biến của cách mạng Tân Hợi 1911 ? * Diễn biến của cách mạng Tân Hợi 1911: -10/10/1911, cách mạng Tân Hợi bùng nổ & giành thắng lợi ở Vũ Xương, sau đó lan sang các tỉnh miền Nam, miền Trung. - 29/12/1911, chính phủ lâm thời tuyên bố thành lập Trung Hoa dân quốc & bầu Tôn Trung Sơn làm tổng thống. - Tôn Trung Sơn đã mắc sai lầm: thương lượng với Viên Thế Khải, đồng ý nhường cho ông làm tổng thống (2-1912), cách mạng coi như chấm dứt. Câu 41: Nêu ý nghĩa lịch sử của cách mạng Tân Hợi 1911 ? * Ý nghĩa lịch sử của cách mạng Tân Hợi 1911: - Cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng dân chủ tư sản, đã lật đổ chế độ phong kiến Mãn Thanh, thành lập Trung Hoa Dân quốc. Cách mạng đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. - Cách mạng Tân Hợi có ảnh hưởng lớn đến phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á, trong đó có Việt Nam. Câu 42: Tại sao nói cách mạng Tân Hợi 1911 là cuộc cách mạng tƣ sản không triệt để ? * Cách mạng Tân Hợi 1911 là cuộc cách mạng tƣ sản không triệt để vì: - Cách mạng không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc, không tích cực chống phong.
<span class='text_page_counter'>(17)</span> kiến, chưa đụng chạm đến giai cấp địa chủ phong kiến, không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân. BÀI 11: CÁC NƢỚC ĐÔNG NAM Á CUỐI THẾ KỈ XIX- ĐẦU THẾ KỈ XX Câu 43: Tại sao các nƣớc Đông Nam Á trở thành đối tƣợng xâm lƣợc của các nƣớc tƣ bản phƣơng Tây ? * Các nƣớc Đông Nam Á trở thành đối tƣợng xâm lƣợc của các nƣớc tƣ bản phƣơng Tây vì: Các nước tư bản phương Tây cần thị trường, thuộc địa mà Đông Nam Á là vùng chiến lược quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến suy yếu. Câu 44: Các nƣớc đế quốc xâm chiếm các nƣớc Đông Nam Á nhƣ thế nào ? * Các nƣớc đế quốc xâm chiếm các nƣớc Đông Nam Á: - Anh chiếm Mã Lai, Miến Điện. - Pháp chiếm VN, Lào, Cam- pu- Chia. - Tây Ban Nha rồi Mĩ chiếm Phi- líp- pin. - Hà Lan & Bồ Đào Nha chiếm In- đô- nê- xi-a. - Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á vẫn còn giữ được độc lập, nhưng cũng trở thành “vùng đệm” của Anh & Pháp. Câu 45: Nhận xét về tình hình chung ở các nƣớc Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ? * Nhận xét về tình hình chung ở các nƣớc Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX :9 - Đến cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, trừ Thái Lan, các nước Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa hay nửa thuộc địa của các nước đế quốc. - Các nước đế quốc đều thi hành những chính sách cai trị hà khắc, khai thác, bóc lột thuộc địa dã man. - Nhân dân ở khu vực này đã liên tiếp nổi dậy đấu tranh dưới nhiều hình thức chống thực dân, phong kiến, giành độc lập dân tộc. - Các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đều thất bại, song phong trào vẫn tiếp tục làm cơ sở cho sự phát triển tiếp theo ở những giai đoạn sau này. BÀI 12: NHẬT BẢN GIỮA THẾ KỈ XIX- ĐẦU THẾ KỈ XX Câu 46: Nêu nội dung chính của cuộc Duy tân Minh Trị ? * Nội dung chính của cuộc Duy tân Minh Trị:.
<span class='text_page_counter'>(18)</span> + Chính trị: Xác lập quyền thống trị của tầng lớp quý tộc tư sản; ban hành Hiến pháp 1889; thiết lập chế độ quân chủ lập hiến . + Kinh tế: Thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống... + Quân sự: Quân đội được tổ chức & huấn luyện theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, phát triển kinh tế quốc phòng. + Giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học kĩ thuật, cử những học sinh ưu tú đi học ở phương Tây. Câu 47: Đánh giá ý nghĩa cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868 đối với Nhật Bản ? * Ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868 đối với Nhật Bản: - Đưa Nhật Bản từ nước phong kiến lạc hậu trở thành nước tư bản chủ nghĩa, có nền sản xuất hiện đại, giúp Nhật Bản thoát khỏi nạn bị các nước phương Tây xâm lược như các nước châu Á khác, vươn lên phát triển mạnh mẽ. Câu 48: Vì sao nói cuộc Duy tân Minh Trị là một cuộc cách mạng tƣ sản ? * Cuộc Duy tân Minh Trị là một cuộc cách mạng tƣ sản vì: - Chính quyền phong kiến chuyển sang tay quý tộc tư sản hóa. - Chính sách kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, quân sự mang tính tư sản. Câu 49: Những biểu hiện nào chứng tỏ sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ? * Những biểu hiện chứng tỏ sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX: - Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế dẫn tới sự ra đời của các công ty độc quyền: Mít- xưi, Mít- su- bi- xi... sự lũng đoạn của các công ty độc quyền này đối với nền kinh tế, chính trị Nhật Bản. - Sự phát triển kinh tế đã tạo ra sức mạnh về quân sự, chính trị ở Nhật Bản. Giới cầm quyền đã thi hành chính sách xâm lược hiếu chiến: chiến tranh Đài Loan, TrungNhật, Nga- Nhật, chiếm Liêu Đông, Lữ Thuận, Sơn Đông, bán đảo Triều Tiên.... Tình hình đó làm cho đế quốc Nhật có đặc điểm là dế quốc phong kiến quân phiệt. BÀI 13: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914- 1918) Câu 50: Trình bày nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914- 1918 ? * Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914- 1918: - Vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, sự phát triển không đều giữa các nước tư bản.
<span class='text_page_counter'>(19)</span> về kinh tế, chính trị đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc. Mâu 10 thuẫn về vấn đề thuộc địa đã dẫn đến cuộc chiến tranh đế quốc đầu tiên: Mĩ- TBN (1898); Anh- Bô- ơ (1899- 1902); Nga- Nhật (1904-1905). - Để chuẩn bị chiến tranh nhằm tranh giành thị trường & thuộc địa các nước đế quốc đã hình thành 2 khối đối địch nhau: khối Liên minh: Đức, Áo- Hung, I- ta- li- a (1882); khối Hiệp ước: Anh, Pháp, Nga 1907. Cả 2 khối đều tích cực chạy đua vũ trang nhằm tranh nhau làm bá chủ thế giới. Câu 51: Trình bày kết cục của Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914- 1918 ? * Kết cục của Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914- 1918: - Chiến tranh gây nên tai họa cho nhân loại: 10 triệu người chết; hơn 20 triệu người bị thương, nhiều thành phố, làng mạc, đường sá bị phá hủy.... chi phí cho chiến tranh lên tới 85 tỉ đô la. - Chiến tranh chỉ đem lại lợi ích cho các nước đế quốc thắng trận, nhất là Mĩ. Bản đồ chính trị thế giới đã bị chia lại: Đức mất hết thuộc địa; Anh, Pháp & Mĩ được mở rộng thêm thuộc địa của mình. - Tuy nhiên, vào giai đoạn cuối của chiến tranh, phong trào cách mạng thế giới tiếp tục phát triển, đặc biệt là sự bùng nổ & thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga. Câu 52: Em có suy nghĩ gì về cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất ? * Suy nghĩ về cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất: Chiến tranh do giới cầm quyền ở các nước đế quốc gây ra nhằm thanh toán lẫn nhau để chia lại thuộc địa, làm bá chủ thế giới, nhưng nhân dân lao động lại là người gánh chịu mọi hy sinh mất mát về người và của. Chiến tranh đã gây biết bao đau thương tang tóc cho nhân loại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của mỗi quốc gia, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình thế giới sau chiến tranh. BÀI 15: CÁCH MẠNG THÁNG MƢỜI NGA NĂM 1917 VÀ CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ CÁCH MẠNG (1917- 1921) Câu 53: Trình bày tình hình nƣớc Nga trƣớc cách mạng ? - Nước Nga là 1 đế quốc quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nga hoàng Ni- cô- lai II..
<span class='text_page_counter'>(20)</span> - 1914 Nga hoàng tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất gây nên những hậu quả nghiêm trọng. - Những mâu thuẫn xã hội trở nên hết sức gay gắt, phong trào phản chiến lan rộng khắp nơi đòi lật đổ chế độ Nga hoàng. Câu 54: Trình bày diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Pê- tơ- rô- grat 10/ 1917 ? * Diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Pê- tơ- rô- grat 10/ 1917: - Đầu tháng 10, không khí cách mạng bao trùm cả nước. Lê- nin từ Phần Lan bí mật trở về Pê- tơ- rô- grat trực tiếp lãnh đạo cách mạng. - Đêm 24-10 khởi nghĩa bùng nổ, quân khởi nghĩa chiếm toàn bộ Pê- tơ- rô- grát. Đêm 25- 10 Cung điện Mùa Đông, nơi ẩn náu cuối cùng của Chính phủ lâm thời, bị đánh chiếm. Chính phủ lâm thời tư sản sụp đổ. Câu 55: Vì sao ở nƣớc Nga năm 1917 lại có 2 cuộc cách mạng ? * Ở nƣớc Nga năm 1917 lại có 2 cuộc cách mạng vì: - Cuộc cách mạng thứ nhất bùng nổ tháng Hai 1917 đã lật đổ chế độ Nga hoàng và dẫn tới tình trạng hai chính quyền song song tồn tại. Đó là cuộc cách mạng dân chủ tư sản. - Cuộc cách mạng thứ hai do Lê- nin & Đảng Bôn- sê- vích Nga vạch kế hoạch & lãnh đạo thực hiện thắng lợi, lật đổ chính phủ lâm thời tư sản, thành lập chính quyền thống nhất toàn quốc của Xô-viết. Đó là cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới. Câu 56: Nêu ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mƣời Nga năm 1917 ?11 * Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mƣời Nga năm 1917: - Cách mạng tháng Mười đã làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh nước Nga. Lần đàu tiên những người lao động lên nắm chính quyền, xây dựng chế độ mới – chế độ XHCN trên 1 đất nước rộng lớn. - Cách mạng tháng Mười đã dẫn đến những thay đổi lớn lao trên thế giới, cổ vũ mạnh mẽ & tạo ra những điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản & các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. BÀI 16: LIÊN XÔ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1921- 1941) Câu 57: Nêu nội dung chủ yếu của chính sách kinh tế mới ? Tác dụng của chính sách này đến tình hình nƣớc Nga ? * Nội dung chủ yếu của chính sách kinh tế mới:.
<span class='text_page_counter'>(21)</span> - Thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng chế độ thu thuế lương thực; đồng thời thực hiện tự do buôn bán, cho phép tư nhân được mở các xí nghiệp nhỏ; khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga. * Tác dụng: Nông nghiệp & các ngành kinh tế khác được phục hồi & phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện. BÀI 17: CHÂU ÂU GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918- 1939) Câu 58: Nêu những nét chung về châu Âu trong những năm 1918- 1929 ? * Những nét chung về châu Âu trong những năm 1918- 1929: - Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, tình hình châu Âu có nhiều biến đổi: + Một số quốc gia mới đã ra đời từ sự tan vỡ của Đế quốc Áo- Hung & bại trận của Đức. + Hầu hết các nước Châu Âu kể cả thắng trận & bại trận đều bị suy sụp về kinh tế. + Một cao trào cách mạng bùng nổ nền thống trị của giai cấp tư sản bị chấn động dữ dội, có nơi khủng hoảng trầm trọng. + Trong những năm 1924- 1929, các nước tư bản châu Âu trở lại sự ổn định về chính trị, phục hồi & phát triển về kinh tế. BÀI 18: NƢỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918- 1939) Câu 59: Trình bày tình hình kinh tế- xã hội nƣớc Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX ? * Tình hình kinh tế- xã hội nƣớc Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX: - Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, trong thập niên 20 Mĩ bước vào thời kì phồn vinh, trở thành trung tâm kinh tế & tài chính số 1 thế giới. + Thành tựu: 1928, Mĩ chiếm 48% tổng sản lượng công nghiệp thế giới, đứng đầu thế giới về nhiêu ngành công nghiệp: xe hơi, dầu mỏ, thép... nắm 60% dự trữ vàng của toàn thế giới. + Nguyên nhân: - Cải tiến kĩ thuật, thực hiện phương pháp sản xuất dây chuyền, tăng cường độ lao động. - Do bị áp bức bóc lột & nạn phân biệt chủng tộc, phong trào công nhân phát triển ở nhiều bang trong nước. - 5/1921, Đảng Cộng sản Mĩ được thành lập đánh dấu sự phát triển của phong trào công nhân. Câu 60: Nêu nội dung chủ yếu của chính sách mới ? Chính sách mới đã giải quyết đƣợc vấn đề gì cho nƣớc Mĩ ?12.
<span class='text_page_counter'>(22)</span> * Nội dung chủ yếu của chính sách mới: - Chính sách mới bao gồm các đạo luật về phục hưng công nghiệp, nông nghiệp & ngân hàng nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển của các ngành kinh tếtài chính & đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước. - Chính sách mới kịp thời giải quyết được hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mĩ. Giải quyết được việc làm cho người lao động trong thời điểm đó. Câu 61: Trong thập niên 20 của thế kỉ XX, kinh tế Mĩ và Nhật Bản có điểm gì giống nhau và khác nhau ? * Trong thập niên 20 của thế kỉ XX, kinh tế Mĩ và Nhật Bản có điểm giống nhau và khác nhau: + Giống nhau: Cùng là nước thắng trận, thu được nhiều lợi nhuận, không bị mất mát gì nhiều trong chiến tranh. + Khác nhau: - Kinh tế Mĩ phát triển cực kì nhanh chóng do cải tiến kỉ thuật, thực hiện phương pháp sản xuất dây chuyền, tăng cường độ bóc lột công nhân. - Ở Nhật phát triển không đều, mất cân đối, rồi lại lâm vào khủng hoảng, công nghiệp không có sự cải thiện, nông nghiệp trì trệ, lạc hậu, kinh tế phát triển chậm chạp, bấp bênh. BÀI 19: NHẬT BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918- 1939) Câu 62: Vì sao giới cầm quyền Nhật Bản tiến hành chiến tranh xâm lƣợc, bành trƣớng ra bên ngoài ? * Giới cầm quyền Nhật Bản tiến hành chiến tranh xâm lƣợc, bành trƣớng ra bên ngoài để giải quyết những khó khăn do thiếu nguồn nguyên liệu & thị trường tiêu thụ hàng hóa, thực hiện tham vọng mở rộng phạm vi ảnh hưởng của đế quốc Nhật. BÀI 20: PHONG TRÀO ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở CHÂU Á (1918- 1939) Câu 63: Nét mới của phong trào độc lập dân tộc ở châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì ? * Nét mới của phong trào độc lập dân tộc ở châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất: Giai cấp công nhân đã tích cực tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Sau chiến tranh nhiều Đảng Cộng sản ở các nước châu Á cũng được thành lập như: Đảng Cộng sản Trung Quốc; In- đô- nê- xi- a; các nước Đông Nam Á ....
<span class='text_page_counter'>(23)</span> Câu 64: Nêu sự kiện chính của cách mạng Trung Quốc trong những năm 1918- 1939 ? * Những sự kiện chính của cách mạng Trung Quốc trong những năm 19181939: - 4- 5- 1919 phong trào Ngũ Tứ. - 7- 1921 sự truyền bá chủ nghĩa Mác- Lê- nin & việc thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc. - 1926- 1927 chiến tranh cách mạng. - 1927- 1937 nội chiến. - 7- 1937 cuộc kháng chiến chống Nhật, Quốc- Cộng hợp tác chống Nhật. Câu 65: Em có nhận xét gì về phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở các nƣớc Đông Dƣơng ? * Nhận xét về phong trào đấu tranh chống Pháp ở các nƣớc Đông Dƣơng: - Phong trào diễn ra dưới nhiều hình thức. - Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập và lãnh đạo phong trào. - Có sự liên minh chống đế quốc của 3 nước.13 BÀI 21: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939- 1945) Câu 66: Nguyên nhân bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai có điểm gì giống nhau và khác nhau ? * Nguyên nhân bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai có điểm giống nhau và khác nhau: + Giống nhau: Cả 2 cuộc chiến tranh đều nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề phân chia thị trường & thuộc địa. + Khác nhau: Chiến tranh thế giới thứ hai còn nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với Liên Xô, Nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới. Câu 67: Trình bày kết cục của Chiến tranh thế giới thứ hai ? * Kết cục của Chiến tranh thế giới thứ hai: - Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của các nước phát xít Đức - I- ta- li- a – Nhật Bản. Khối Đồng minh ( Liên Xô - Anh – Mĩ ) đã chiến thắng. - Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất & tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người: 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật & những thiệt hại vật chất khổng lồ. - Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới. Câu 68: Em có suy nghĩ gì về hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai ? * Suy nghĩ về hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai: Toàn nhân loại phải hứng chịu hậu quả của chiến tranh, cả những nước thắng trận &.
<span class='text_page_counter'>(24)</span> những nước bại trận ở tất cả các châu lục trên thế giới. Chúng ta phải ngăn chặn, chống chiến tranh bảo vệ hòa bình để chiến tranh không bao giờ xảy ra nữa, đó là trách nhiệm của mỗi người, mỗi quốc gia & toàn thể nhân loại. BÀI 22: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC- KĨ THUẬT VÀ VĂN HÓA THẾ GIỚI NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX Câu 69: Sự phát triển của khoa học- kĩ thuật nửa đầu thế kỉ XX đã mang lại những kết quả tích cực và hạn chế gì cho nhân loại ? * Sự phát triển của khoa học- kĩ thuật nửa đầu thế kỉ XX đã mang lại những kết quả tích cực và hạn chế cho nhân loại: + Tích cực: tạo ra một khối lượng sản phẩm vật chất khổng lồ cho xã hội, làm thay đổi đời sống vật chất, tinh thần của nhân loại. + Hạn chế: nhiều phát minh khoa học được ứng dụng trong sản xuất vũ khí & phương tiện chiến tranh trở thành phương tiện giết người hàng loạt, góp phần đưa đến 2 cuộc chiến tranh ở thế kỉ XX, gây tổn thất đau thương cho nhân loại..
<span class='text_page_counter'>(25)</span>