Tải bản đầy đủ (.docx) (131 trang)

(Luận văn thạc sĩ) giải pháp đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện đoan hùng phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (705.69 KB, 131 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHÙNG THANH HƯNG

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THANH TỐN KHƠNG
DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG NƠNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI
NHÁNH HUYỆN ĐOAN HÙNG PHÚ THỌ

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

8340410

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Quyền Đình Hà

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2018


Tác giả luận văn

Phùng Thanh Hưng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS.TS. Quyền Đình Hà đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Khoa Kinh tế nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã
tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức tại NHNo & PTNT
Việt Nam chi nhánh huyện Đoan Hùng Phú Thọ đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi
trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày… tháng… năm 2018
Tác giả luận văn

Phùng Thanh Hưng

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan......................................................................................................................i
Lời cảm ơn........................................................................................................................ii
Mục lục.............................................................................................................................iii
Danh mục chữ viết tắt......................................................................................................vi
Danh mục bảng................................................................................................................vii
Danh mục sơ đồ................................................................................................................ix
Danh mục biểu đồ............................................................................................................ix
Trích yếu luận văn............................................................................................................. x
Thesis abstract.................................................................................................................xii
Phần 1. Mở đầu....................................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................... 3

1.2.1

Mục tiêu chung................................................................................................... 3

1.2.2

Mục tiêu cụ thể....................................................................................................3

1.3.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................4

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu......................................................................................... 4

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu............................................................................................ 4

1.4.

Đóng góp mới của luận văn................................................................................4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại
ngân hàng thương mại........................................................................................5
2.1.

Cơ sở lý luận về thanh tốn khơng dùng tiền mặt.............................................. 5

2.1.1.

Những khái niệm có liên quan đến thanh tốn khơng dùng tiền mặt.................5

2.1.2.

Vai trị và đặc điểm của thanh tốn khơng dùng tiền mặt................................... 8

2.1.3.


Các hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt................................................ 12

2.1.4.

Nội dung nghiên cứu đẩy mạnh thanh tốn khơng dùng tiền mặt.................... 17

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thanh tốn khơng dùng tiền mặt.............................20

2.2.

Cơ sở thực tiễn về thanh tốn khơng dùng tiền mặt......................................... 24

2.2.1.

Kinh nghiệm thanh tốn khơng dùng tiền mặt ở các NHTM nước ngồi.........24

2.2.2.

Kinh nghiệm thanh tốn khơng dùng tiền mặt ở các NHTM Việt Nam...........29

iii


2.2.3.

Bài học kinh nghiệm rút ra cho NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh
huyện Đoan Hùng Phú Thọ


32

Phần 3. Phương pháp nghiên cúu...................................................................................33
3.1.

Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu.....................................................................33

3.1.1.

Khái quát về huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.................................................33

3.1.2.

Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt
Nam chi nhánh huyện Đoan Hùng Phú Thọ 33

3.2.

Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 48

3.2.1.

Phương pháp thu thập dữ liệu...........................................................................48

3.2.2.

Phương pháp xử lý số liệu................................................................................ 49

3.2.3.


Phương pháp phân tích số liệu..........................................................................49

3.2.4.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu......................................................................50

Phần 4. Kết quả nghiên cứu.............................................................................................51
4.1.

Thực trạng thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại nhno & ptnt việt nam
chi nhánh huyện đoan hùng Phú Thọ 51

4.1.1.

Đẩy mạnh thanh tốn khơng dùng tiền mặt về số lượng................................. 51

4.1.2.

Đẩy mạnh thanh tốn khơng dùng tiền mặt về mặt chất lượng........................ 68

4.2.

Yếu tố ảnh hưởng đến thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại nhno & ptnt
việt nam chi nhánh huyện đoan hùng Phú Thọ

83

4.2.1.

Các yếu tố khách quan......................................................................................83


4.2.2.

Các yếu tố chủ quan..........................................................................................87

4.3.

Giải pháp đẩy mạnh thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại chi nhánh
nhno & ptnt việt nam chi nhánh huyện đoan hùng Phú Thọ 90

4.3.1.

Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt...............90

4.3.2.

Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt.........................92

4.3.3.

Đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới kỹ thuật và công nghệ thanh tốn....................93

4.3.4.

Giảm chi phí giao dịch thanh tốn.................................................................... 95

4.3.5.

Đẩy mạnh cơng tác marketing dịch vụ thanh tốn............................................96


4.3.6.

Tăng cường quản trị rủi ro trong thanh tốn khơng dùng tiền mặt...................98

Phần 5. kết luận và kiến nghị........................................................................................100
5.1.

Kết luận...........................................................................................................100

5.2.

Kiến nghị, đề xuất...........................................................................................101

iv


5.2.1.

Với Nhà nước, Chính phủ...............................................................................101

5.2.2.

Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước.........................................................102

5.2.3.

Kiến nghị đối với Agribank Việt Nam............................................................103

Tài liệu tham khảo......................................................................................................... 104
Phụ lục 01......................................................................................................................106


v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CMND

Chứng minh nhân dân

CNTT

Cơng nghệ thơng tin

DVTT

Dịch vụ thanh tốn

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHNo&PTNT

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn


NHTM

Ngân hàng thương mại

NHTW

Ngân hàng Trung ương

SPDV

Sản phẩm dịch vụ

TCTD

Tổ chức tín dụng

TMCP

Thương mại cổ phần

TTBTM

Thanh tốn bằng tiền mặt

TTKDTM

Thanh tốn khơng dùng tiền mặt

UNC


Ủy nhiệm chi

UNT

Ủy nhiệm thu

BHTG

Bảo hiểm tiền gửi

TKTG

Tài khoản tiền gửi

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Tình hình

Đoan Hùng
Bảng 3.2.

Tình hình

Hùng Phú T
Bảng 3.3.


Kết quả h

Đoan Hùng
Bảng 4.1.

Chi tiết m

được triể

năm 2017 ..
Bảng 4.2.

Doanh do

NHNo &
2015-2017
Bảng 4.3.

Tình hình

Đoan Hùng
Bảng 4.4.

Doanh số

Hùng Phú T
Bảng 4.5.

Quy định về


Bảng 4.6.

Doanh th

Đoan Hùng
Bảng 4.7.

Gia tăng

dùng tiền

Thọ giai đo
Bảng 4.8.

Tỷ trọng
& PTNT
2015-2017

Bảng 4.9.

Thủ tục và

Bảng 4.10.

Đánh giá

không dù

Đoan Hùng


vii


Bảng 4.11. Bảng phí chuyển tiền tại NHNo & PTNT

chi nhánh huyện Đoan
Hùng 72

Bảng 4.12. Phí dịch vụ thẻ tại NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Đoan
Hùng Phú Thọ 72
Bảng 4.13. Thơng tin giới tính, độ tuổi, thời gian giao dịch với NHNo & PTNT
Việt Nam chi nhánh huyện Đoan Hùng Phú Thọ
Bảng 4.14. Thông tin sử dụng dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt

75

của

khách hàng

76

Bảng 4.15. Các dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt khách hàng đang sử
dụng tại NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Đoan Hùng Phú
Thọ

77

Bảng 4.16. Tần suất sử dụng dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt của khách
hàng


77

Bảng 4.17. Đánh giá về các dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt khách hàng
đang sử dụng 78
Bảng 4.18. Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ thanh tốn khơng
dùng tiền mặt tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Đoan Hùng Phú
Thọ

viii

79


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Quy trình thanh tốn ủy nhiệm chi................................................................ 13
Sơ đồ 1.2. Quy trình thanh tốn ủy nhiệm thu................................................................ 14
Sơ đồ 1.3. Chu trình thanh tốn thẻ.................................................................................17
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Agribank Đoan Hùng............................36

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Số món giao dịch UNC tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Đoan
Hùng Phú Thọ qua các năm 55
Biểu đồ 4.2. Giá trị giao dịch UNT tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Đoan
Hùng qua các năm qua

57

Biểu đồ 4.3. Thị phần phát hành thẻ của các Ngân hàng trên địa bàn huyện
Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ năm 2017 65

Biểu đồ 4.4. Thị phần số lượng máy ATM của các Ngân hàng trên địa bàn
huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ năm 2017 66
Biểu đồ 4.5. Thu phí dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt của chi nhánh
giai đoạn 2015 - 2017 73

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Phùng Thanh Hưng
Tên luận văn: Giải pháp đẩy mạnh thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại NHNo & PTNT
Việt Nam chi nhánh huyện Đoan Hùng Phú Thọ
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8340410

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thanh tốn
khơng dùng tiền mặt tại NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Đoan Hùng Phú
Thọ giai đoạn 2015 - 2017, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh thanh tốn
khơng dùng tiền mặt tại Chi nhánh NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Đoan
Hùng Phú Thọ trong thời gian tới. Các mục tiêu cụ thể bao gồm: (1) Hệ thống hóa cơ sở
lý luận và thực tiễn về thanh tốn khơng dùng tiền mặt; (2) Đánh giá thực trạng và phân
tích các yếu tố ảnh hưởng đến thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Chi nhánh NHNo &
PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Đoan Hùng Phú Thọ; (3) Đề xuất một số giải pháp
nhằm đẩy mạnh thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Chi nhánh NHNo & PTNT Việt
Nam chi nhánh huyện Đoan Hùng Phú Thọ trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu sử dụng linh hoạt giữa số liệu thứ cấp và sơ cấp. Số liệu thứ cấp được

thu thập từ các nguồn khác nhau như: Các sách, tạp chí, báo, báo cáo của các ngành, các
cấp, trang web… có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài. Số liệu sơ cấp được
thu thập bằng các công cụ phỏng vấn sâu, phỏng vấn cấu trúc, bán cấu trúc các đối
tượng điều tra. Để đảm bảo tính đại diện của mẫu, nghiên cứu tiến hành chọn mẫu điều
tra là 110 mẫu bao gồm: 100 khách hàng có sử dụng dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền
mặt tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Đoan Hùng Phú Thọ Phú Thọ (bao gồm cả
khách hàng cá nhân và/hoặc khách hàng cá nhân đang công tác tại một doanh nghiệp)
và 10 cán bộ NHNo&PTNT chi nhánh huyện Đoan Hùng Phú Thọ Phú Thọ là một số
cán bộ làm công tác tín dụng, cán bộ quản lý của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Đoan
Hùng Phú Thọ Phú Thọ.
Kết quả chính và kết luận:
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thanh tốn khơng dùng tiền mặt làm cơ
sở cho việc vận dụng vào thực tiễn tại NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Đoan
Hùng Phú Thọ.

x


Qua nghiên cứu trạng thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại NHNo & PTNT Việt
Nam chi nhánh huyện Đoan Hùng Phú Thọ cho thấy: Doanh số ủy nhiệm chi luôn
chiếm tỷ trọng cao nhất. Doanh số này luôn ổn định ở mức cao và tăng mạnh qua các
năm cụ thể năm 2015 là 66,02 tỷ đồng, năm 2016 là 71,12 tỷ đồng, tăng 7,12% so với
năm 2015. Năm 2017 đạt mức 77,73 tỷ đồng, tăng 9,29% so với năm 2016. Ủy nhiệm
thu chiếm tỷ trọng khá cao và ổn định qua các năm: doanh số thanh toán bằng UNT năm
2015 là 40,05 tỷ đồng, năm 2016 chiếm 44,48 tỷ đồng và năm 2017 là 50,04 tỷ đồng tốc
độ tăng bình quân là 11,78%. Năm 2015 tổng số lượng khách hàng đăng ký sử dụng
dịch vụ TTKDTM là 25.118 khách hàng, thì đến năm 2017 số lượng khách hàng đăng
ký dịch vụ này đã là 35.566 khách hàng, trong đó có sự tăng trưởng vượt bậc về số
lượng khách hàng đăng ký dịch vụ thanh toán bằng séc, thẻ thanh toán. Hình thức
TTKDTM ngày càng chiếm ưu thế hơn so với hình thức thanh tốn bằng tiền.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại NHNo & PTNT
Việt Nam chi nhánh huyện Đoan Hùng Phú Thọ: (1) Các yếu tố khách quan (Cơ sở pháp
lý; Hạ tầng cơng nghệ thanh tốn của quốc gia và của Ngân hàng Agribank; Trình độ
dân trí, thói quen và tâm lý tiêu dùng của người dân trên địa bàn huyện Đoan Hùng)
(2) Các yếu tố chủ quan (Đầu tư cơ sở vật chất, công nghệ; Năng lực của cán bộ nhân
viên Ngân hàng; Công tác quảng bá, hướng dẫn và hỗ trợ khách hàng).
Nghiên cứu có đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh thanh tốn
khơng dùng tiền mặt tại NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Đoan Hùng Phú
Thọ trong thời gian tới. Đó là: 1) Đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới kỹ thuật và cơng nghệ
thanh tốn; 2) Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ thanh toán; 3) Nâng cao chất lượng
dịch vụ cung cấp; 4)Tăng cường quản trị rủi ro trong thanh tốn khơng dùng tiền mặt; 5)
Giảm chi phí giao dịch thanh tốn; 6) Đẩy mạnh cơng tác marketing dịch vụ thanh tốn;
7) Tăng cường cơng tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

xi


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Phung Thanh Hung
Thesis title: Solutions to promote non-cash payment at Vietnam Bank for Agriculture
and Rural development, Doan Hung branch
Major: Economic Management

Code: 8340410

Education Institution: Vietnam National University of Agriculture
Research objectives:
The objectives of the research are: (1) Systematizing theoretical and practical
basis of non-cash payment; (2) Assessment of current situation and analysis of factors
affecting non-cash payment at Agribank Doan Hung; (3) Proposing some measures to

promote non-cash payment at Agribank Doan Hung in the coming time.
Methods:
The research use both primary data and secondary data for analysis. Secondary
date gathered from diffirent sourses such as: books, journals, reports of sectors, levels,
websites related to research content of the topic. The primary data collected by using indepth interview, semi-structure questionaire. To ensure the representative of the sample,
110 respondents were collected include: 100 clients using non-cash payment services at
Agribank Doan Hung and 10 staffs in Agribank Doan Hung district.
Main findings and Conclusions:
The results show that: This turnover was always stable at a high level and
increased sharply in the specific years of 2015 is 66,02 billion, 2016 is 71,12 billion, up
7,12% compared to 2015. In 2017 it reached 77,73 billion, up 9,29% compared with
2016. Authorization revenue accounted for quite high and stable through years: payment
by UNT in 2015 is 40,05 billion, in 2016 accounted for 44,48 billion and in 2017 is
50,04 billion, average growth rate is 11,78%. By 2015, the total number of customers
registering for the trade services will be 25.118. By 2017, the number of customers
registering for this service is 35.566. The non-cash payment is becoming more prevalent
than cash payment.
Factors influence non-cash payment at the Agribank Doan Hung: (1) objective
factors (legal basis, national payment technology infrastructure and Agribank's
knowledge, habits and consumer psychology in the area of Doan Hung district) (2)
subjective factors (investment in material facilities, technology; Bank staff, publicity,
guidance and customer support).

xii


The research has proposed some key measures to promote non-cash payment at
the Agribank Doan Hung in the coming time. These are: 1) Investment in facilities,
technical innovation and payment technology; 2) Diversify payment products and
services; 3) Improve the quality of services provided; 4) Strengthening risk management

in non-cash payment; 5) Reduce payment transaction costs; 6) Speed up the marketing
of payment services; 7) Strengthening training and developing human resources.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đứng trước q trình tồn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, xu hướng hợp
nhất và bành trướng về mặt địa lý của các ngân hàng dần dần lan rộng ra với quy
mơ tồn cầu. Sự cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng đang ngày càng
trở nên khốc liệt. Nhiều ngân hàng nước ngoài gia nhập thị trường và liên tục mở
rộng mạng lưới, triển khai các dịch vụ hiện đại cạnh tranh trực tiếp với ngân hàng
trong nước. Do vậy muốn tồn tại và phát triển, các ngân hàng thương mại Việt
Nam ngoài việc nâng cao chất lượng, cịn phải đa dạng hóa các loại hình dịch vụ.
Bởi việc đa dạng hóa các loại hình dịch vụ không những giúp các ngân hàng
giảm thiểu rủi ro, tăng lợi nhuận mà còn thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của
khách hàng.
Trong số các loại hình dịch vụ hiện có của các ngân hàng, phải kể đến dịch
vụ thanh tốn (DVTT). Với mục đích làm cho q trình giao dịch, mua bán của
các khách hàng được tiến hành dễ dàng và an toàn hơn, DVTT đã và đang khẳng
định được vai trị khơng thể thiếu của mình trong các hoạt động kinh tế. Ngược
lại, sự chậm trễ, ách tắc, khơng an tồn trong thanh tốn là biểu hiện của sự trì trệ
và kém phát triển của nền kinh tế. Việc điều hành chính sách tài chính - tiền tệ
hiện tại phải thơng qua hệ thống thanh tốn quốc gia với những phương tiện, kỹ
thuật và cơng nghệ thanh tốn hiện đại để tập trung, phản ánh đầy đủ, nhanh
chóng và thường xuyên mọi hoạt động của nền kinh tế - xã hội. Nó chỉ có thể
thực hiện một cách hiệu quả nhất thông qua đưa công nghệ thông tin nói chung
và cơng nghệ thanh tốn nói riêng vào vận hành, tất yếu tổ chức thanh tốn
khơng dùng tiền mặt trong nền kinh tế sẽ phát triển, do đó nó sẽ giúp hạn chế

việc sử dụng tiền mặt trong giao dịch, mua bán.
Thời gian qua, hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt ở Việt Nam đã
phát triển khá mạnh và là một trong những nhiệm vụ trọng tâm về phát triển kinh
tế xã hội được Chính phủ đặc biệt chú trọng. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo
xây dựng và phê duyệt Đề án Thanh tốn khơng dùng tiền mặt giai đoạn 20062010 và định hướng đến năm 2020 (Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg ngày
29/12/2006 gọi tắt là Đề án 291) đặt mục tiêu giảm lượng tiền mặt trong lưu
thông và đa dạng hóa các phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Từ năm

1


2010 đến nay, thẻ ngân hàng đã được đông đảo người dân đón nhận và có tốc độ
phát triển nhanh chóng. Cụ thể tính đến cuối tháng 9/2016 đã tăng hơn 1.800%
về số lượng thẻ phát hành; tăng khoảng 520% về giá trị giao dịch thẻ và tăng
khoảng 600% về số lượng giao dịch thẻ so với cuối năm 2010; tỷ lệ sử dụng thẻ
ngân hàng so với các phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt khác đang có
xu hướng tăng lên. Tính đến cuối tháng 9/2016, lượng thẻ phát hành đạt 80 triệu
thẻ, với 52 tổ chức phát hành và khoảng 339 thương hiệu thẻ, 46 ngân hàng đã
trang bị máy ATM (máy rút tiền tự động)/POS (thiết bị thanh toán thẻ) với số
lượng gần 14.030 ATM và hơn 94.500 POS, tăng lần lượt 550% và 570% so với
cuối năm 2010 (Lê Đình Hợp, 2016).
Thấy được vai trị vơ cùng quan trọng của loại hình dịch vụ này, các định
chế tài chính trung gian nói chung, NHNo & PTNT Việt Nam nói riêng, đang dần
hồn thiện nhằm phát triển DVTT nâng cao lợi nhuận và sức cạnh tranh của ngân
hàng từ đó một số tác giả đã đi sâu nghiên cứu về vấn đề này như :
Tác giả. Lê Thanh Tuyền (2013) Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng
tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đồng
Tháp. Đề tài đã tiến hành nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến dịch vụ thanh
tốn khơng dùng tiền mặt. Luận văn trình bày các cơ sở pháp lý cho DVTT và sự
cần thiết phải phát triển DVTT tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tiếp đó,

tác giả trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DVT. Tuy nhiên, do tập
trung quá nhiều vào cơ sở lý thuyết nên đề tài chỉ phân tích thực trạng một cách
khá sơ sài dựa trên số liệu ở thời điểm quá khứ và những phân tích này khơng
cịn phù hợp với mơi trường kinh doanh có nhiều biến động như hiện nay.
Tác giả Đỗ Đoàn Tuấn (2013), Giải pháp phát triển dịch vụ Homebanking
tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam luận văn tổng quan sơ lược về các
loại dịch vụ ngân hàng điện tử, nêu các lý thuyết có liên quan đến dịch vụ này và
cho biết những nhân tố cần thiết ảnh hưởng đến việc phát triển dịch vụ trên. Từ
đó phân loại dịch vụ ngân hàng điện tử và home banking là một trong số đó. Tác
giả đã phân tích rõ ràng các vấn đề xung quanh đối tượng này, đề ra các giải pháp
phát triển home banking. Tuy nhiên, trong kết quả nghiên cứu này tác giả chỉ đưa
ra những thơng tin mang tính lý thuyết nhiều hơn mà khơng đi sâu vào tìm hiểu
tận gốc nguyên nhân để giải quyết vấn đề hiệu quả hơn
Tác giả Đỗ Thị Thu Hà (2014), Giải pháp phát triển thanh tốn khơng dùng

2


tiền mặt tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội luận văn tìm hiểu về các
chuẩn mực, nguyên tắc và các lý luận mang tính cơ bản về dịch vụ ngân hàng
điện tử. Trình bày các luận cứ khoa học về phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử
nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn tới. Điều tra,
phân tích thực trạng dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng thương mại cổ
phần Quân Đội, nêu rõ những thuận lợi cũng như khó khăn khi thực hiện dịch vụ
bao thanh tốn về phía khách hàng cũng như ngân hàng. Từ đó đề xuất một số
giải pháp nhằm phát triển, đa dạng hóa kênh giao dịch về dịch vụ ngân hàng điện
tử và nâng cao hiệu quả kinh doanh tại ngân hàng TMCP Quân Đội.
Đoan Hùng là huyện đông dân cư, là huyện nằm trong vùng kinh tế trong
điểm của tỉnh Phú Thọ, có 2 tuyến đường quốc lộ chạy qua, giao thơng đường
thủy cũng rất phát triển nên nhu cầu về thanh tốn vốn là rất lớn. Hiện nay, thị

trường tài chính Việt Nam đang cạnh tranh rất sôi động, các ngân hàng thương
mại đang không ngừng nâng cao chất lượng, phát triển các sản phẩm, dịch vụ
mới, tạo cơ hội tốt cho người sử dụng dịch vụ có nhiều sự lựa chọn mới và có
điều kiện tiếp cận phương tiện thanh tốn hiện đại. Đến thời điểm này, chưa có
cơng trình nào nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện và trực tiếp đến Giải pháp đẩy
mạnh thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh
huyện Đoan Hùng Phú Thọ. Nên em lựa chọn đề tài: “Giải pháp đẩy mạnh
thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh
huyện Đoan Hùng Phú Thọ” làm đề tài luận văn thạc sỹ.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng về thanh
tốn khơng dùng tiền mặt trong hoạt động ngân hàng. Từ đó đề xuất giải pháp
nhằm đẩy mạnh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của NHNo & PTNT
Việt Nam chi nhánh huyện Đoan Hùng Phú Thọ.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thanh tốn khơng dùng tiền

mặt ở Ngân hàng;
- Đánh giá về thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thanh tốn

khơng dùng tiền mặt tại NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Đoan Hùng
Phú Thọ;

3


- Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh thanh tốn khơng dùng tiền

mặt tại NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Đoan Hùng Phú Thọ.

1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các vấn đề lí luận và thực tiễn có liên quan đến đẩy mạnh thanh tốn
khơng dùng tiền mặt tại NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Đoan Hùng
Phú Thọ.
Đối tượng điều tra: Khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp, cán bộ
ngân hàng.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Đẩy mạnh thanh tốn khơng dùng tiền mặt như:

cho vay bằng chuyển khoản, dịch vụ chi trả kiều hối, thanh toán lương, chuyển
tiền, UNC, UNT, dịch vụ thu chi ngân sách, ngân hàng điện tử, thanh toán séc tại
NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Đoan Hùng Phú Thọ.
- Phạm vi về thời gian: từ năm 2015 đến cuối năm 2017
- Phạm vi về không gian: NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh huyện

Đoan Hùng Phú Thọ.
1.4. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Về lý luận: đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về thanh
tốn khơng dùng tiền mặt. Nêu rõ vai trị và đặc điểm của thanh tốn khơng dùng
tiền mặt, chỉ rõ các loại hình thanh tốn khơng dùng tiền mặt đưa ra dduwwocj
các bài học kinh nghiệm của các nuwocs cũng như các ngân hàng thương mại tại
Việt Nam
Về thực tiễn: đã chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến thanh tốn khơng
dùng tiền mặt tại NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Đoan Hùng Phú
Thọ giai đoạn 2015 -2017. Từ đó đề xuất sáu nhóm giải pháp có ý nghĩa thwucj
tiễn cao nhằm đẩy mạnh thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại NHNo & PTNT Việt
Nam chi nhánh huyện Đoan Hùng Phú Thọ đến năm 2020. Làm căn cứ khoa học
để các nhà quản lý tại NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Đoan Hùng
Phú Thọ làm cơ sở thực thi các giải pháp đẩy mạnh thanh tốn khơng dùng tiền

mặt và là bài học kinh nghiệm cho các Ngân hàng thương mại khác có các điều
kiện tương đương để đẩy mạnh hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THANH TỐN
KHƠNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TỐN KHƠNG DÙNG TIỀN MẶT
2.1.1. Những khái niệm có liên quan đến thanh tốn khơng dùng tiền mặt
2.1.1.1. Khái niệm về thanh tốn
Thanh tốn là sự chuyển giao tài sản của một bên (người hoặc công ty, tổ
chức) cho bên kia, thường được sử dụng khi trao đổi sản phẩm hoặc dịch vụ
trong một giao dịch có ràng buộc pháp lý
Thanh tốn là việc các tổ chức cung ứng DVTT thực hiện các giao dịch
thanh toán trong nước và quốc tế theo yêu cầu của người sử dụng DVTT theo
quy định của pháp luật hiện hành .
Thanh toán là việc thực hiện nghĩa vụ trả tiền hay chuyển tiền giữa các
tổ chức và tổ chức, giữa cá nhân và cá nhân, giữa cá nhân và tổ chức và giữa tổ
chức và cá nhân.
Hoạt động thanh toán là hoạt động chuyển giao các phương tiện tài chính
từ bên này sang một bên khác, nó khơng những giúp cho hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp diễn ra trơi chảy, mà cịn hỗ trợ cho việc điều hành các cơng cụ
thực hiện chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Bởi vậy, hoạt động thanh
toán là một nhân tố quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
Trên thực tế, có hai phương thức thanh toán qua ngân hàng: Thanh toán bằng tiền
mặt và thanh tốn khơng dùng tiền mặt (TTKDTM). Hiện nay, TTKDTM ngày
càng trở nên phổ biến và đang góp phần thúc đẩy hoạt động thanh toán qua ngân
hàng phát triển mạnh mẽ (Nguyễn Thị Quy, 2010).
2.1.1.2. Khái niệm về tiền mặt

Tiền mặt theo nghĩa hẹp, là tiền do Ngân hàng Trung ương phát hành ra
và nằm trong tay công chúng, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và hệ thống ngân
hàng. Cịn theo nghĩa rộng, tiền mặt có thể được hiểu là “những thứ có thể sử
dụng trực tiếp để thanh toán các giao dịch và bao gồm cả tiền gửi ngân hàng”.
Như vậy, trong trường hợp này, khái niệm tiền mặt được dùng để chỉ dạng có khả
năng thanh toán cao nhất của tài sản, bao gồm: các đồng tiền do NHTW phát
hành và được công chúng giữ để chi tiêu, tiền gửi ở tài khoản vãng lai hay tài
khoản tiền gửi khơng kỳ hạn, có thể rút ra bất cứ lúc nào bằng cách viết giấy rút

5


tiền mặt hay séc (Nguyễn Thị Quy, 2010).
Đối với các NHTM khái niệm tiền mặt bao gồm các đồng tiền cất trong
két sắt và số dư của họ tại Ngân hàng Trung ương. Do được dùng với nhiều nghĩa
khác nhau như vậy, nên khi gặp khái niệm này, chúng ta phải lưu ý xem nó được
dùng theo nghĩa nào trong một khung cảnh nhất định.
Tiền mặt là hình thức tiền tệ, theo đó, trong thời gian giao dịch, chức
năng lưu thông và cất trữ giá trị được thực hiện, mà khơng cần sự tham gia của
các định chế tài chính trung gian đặc thù.
Trong các mối quan hệ kinh tế, thanh toán được hiểu một cách khái quát
nhất là việc thực hiện chi trả bằng tiền giữa các bên. Tiền ở đây là một phương
tiện thanh toán, được hiểu là bất cứ cái gì được chấp nhận chung trong việc thanh
tốn, tiền khơng chỉ được sử dụng để chi trả các khoản nợ về mua chịu hàng hóa,
mà nó cịn được sử dụng để thanh toán các khoản nợ vượt ra ngồi phạm vi trao
đổi như nộp thuế, đóng góp các khoản chi dịch vụ,...
Thanh toán bằng tiền mặt là tổng thể các chu chuyển tiền mặt trong nền
kinh tế quốc dân thông qua các chức năng phương tiện lưu thơng và phương tiện
thanh tốn, cụ thể, thanh tốn tiền mặt là việc chi trả trực tiếp bằng tiền mặt trong
các quan hệ thanh toán thu chi giữa nhân dân với nhau, giữa các tổ chức kinh tế,

cơ quan nhà nước với nhân dân (Trần Huy Hoàng, 2012).
2.1.1.3. Khái niệm về thanh tốn khơng dùng tiền mặt
Thanh tốn khơng dùng tiền mặt là một phương thức thanh tốn tiền,
hàng hóa và dịch vụ của khách hàng thơng qua vai trị trung gian của Ngân hàng
bằng cách trích tiền từ tài khoản này chuyển sang tài khoản khác theo lệnh của
chủ tài khoản.
Thanh tốn khơng dùng tiền mặt là các q trình tiền tệ thực hiện chức
năng phương tiện lưu thơng và phương tiện thanh tốn khơng trực tiếp bằng tiền
mặt mà thực hiện bằng cách trích chuyển trên các tài khoản ở Ngân hàng, tổ chức
tín dụng hoặc bù trừ lẫn nhau giữa những người phải thanh toán và những người
thụ hưởng
Trong nền kinh tế thị trường, thanh tốn khơng dùng tiền mặt đã trở
thành sản phẩm dịch vụ quan trọng của ngân hàng thương mại để cung cấp cho
khách hang là các đơn vị, tổ chức kinh tế và cá nhân trong nền kinh tế.

6


TTKDTM là quá trình tiền tệ thực hiện chức năng phương tiện lưu thơng
và phương tiện thanh tốn khơng trực tiếp bằng tiền mặt mà thực hiện bằng cách
trích chuyển tiền trên các tài khoản ở ngân hàng, tổ chức tín dụng (TCTD) hoặc
bù trừ lẫn nhau giữa những người phải thanh toán và những người thụ hưởng
(Trần Minh Ngọc, 2012).
TTKDTM là cách thức thanh tốn khơng có sự xuất hiện của tiền mặt mà
được tiến hành bằng cách trích tiền từ tài khoản của người chi trả để chuyển vào
tài khoản của người thụ hưởng mở tại ngân hàng, hoặc bằng cách bù trừ lẫn nhau
thơng qua vai trị trung gian của ngân hàng.
TTKDTM còn được định nghĩa là sự chuyển dịch giá trị từ tài khoản này
sang tài khoản khác trong hệ thống tài khoản kế toán của các tổ chức tín dụng để
thanh tốn việc mua hàng hóa hoặc sử dụng dịch vụ của người thanh tốn. Khi

nhận được “giấy báo có” hoặc “giấy báo nợ” do NHTM gửi đến cơ quan, doanh
nghiệp hay cá nhân, sau khi hạch tốn vào tài khoản thích hợp sẽ đồng thời ghi
tăng hay ghi giảm tài khoản tiền gửi kỳ hạn của mình mở tại đơn vị thanh tốn.
Hoặc trong trường hợp sử dụng thanh tốn dưới hình thức “ví tiền điện tử” thực
hiện thông qua các trung gian chấp nhận thanh toán như: trung tâm thanh toán
thẻ, máy POS thơng qua ký hợp đồng thanh tốn và được thực hiện tại ngân hàng
thông qua tài khoản của người thanh tốn (Trần Minh Ngọc, 2012).
TTKDTM được phát triển và hồn thiện trong nền kinh tế thị trường và
được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực kinh tế tài chính đối nội cũng như đối
ngoại. Sự phát triển rộng khắp của TTKDTM hiện nay là do yêu cầu phát triển
vượt bậc của nền kinh tế hàng hoá, đặc biệt khi ứng dụng công nghệ thông tin
hiện đại vào cung ứng dịch vụ tài chính ngân hàng. Nền kinh tế hàng hóa phát
triển càng cao, khối lượng hàng hoá trao đổi trong và ngồi nước càng lớn, thì
cần có những cách thức thanh tốn thuận tiện, an tồn và tiết kiệm.
Ngày nay, song song với quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường,
hoạt động thanh toán của NHTM cũng ngày càng được mở rộng với các phương
thức thanh toán như: ủy nhiệm chi (UNC), ủy nhiệm thu (UNT), séc, thư tín
dụng, thẻ thanh tốn. Bởi vậy, TTKDTM ln giữ một vai trị quan trọng đối với
nền kinh tế nói chung và đối với từng chủ thể trong nền kinh tế nói riêng.
TTKDTM góp phần giảm thấp tỷ trọng tiền mặt trong lưu thơng; tạo ra sự
chuyển hóa thơng suốt giữa tiền mặt và tiền chuyển khoản; và tạo điều kiện tập
trung một nguồn vốn lớn của xã hội vào tín dụng để tái đầu tư vào nền kinh tế,

7


phát huy vai trò điều tiết, kiểm tra của nhà nước vào hoạt động tài chính ở tầm vĩ
mơ và vi mơ, qua đó kiểm sốt được lạm phát, đồng thời tạo điều kiện nâng cao
năng suất lao động. Ngoài ra, TTKDTM góp phần thúc đẩy nhanh tốc độ thanh
tốn, tốc độ chu chuyển vốn và quá trình tái sản xuất trong hoạt động kinh doanh

của các các doanh nghiệp trong nền kinh tế (Phạm Thu Hương, 2015).
Như vậy, để hoạt động TTKDTM đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nền kinh
tế, góp phần giảm chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt, thì các ngân hàng phải
tập trung đầu tư, phát triển hạ tầng công nghệ phục vụ TTKDTM từ đó đẩy mạnh
hơn nữa sự phát triển của phương thức thanh toán này.
TTKDTM là nghiệp vụ trung gian của Ngân hàng, ngân hàng chỉ thực
hiện thanh toán khi có lệnh của chủ tài khoản (chủ tài khoản bao gồm các TCKT,
đơn vị cá nhân mở tài khoản tại Ngân hàng). TTKDTM thường bao gồm 4 bên:
- Bên mua hàng (bên nhận dịch vụ cung ứng).
- Ngân hàng phục vụ bên mua (Ngân hàng nơi đơn vị mua mở tài khoản

giao dịch).
- Bên bán (bên cung ứng hàng hóa và dịch vụ).
- Ngân hàng phục vụ bên bán (Ngân hàng nơi đơn vị bán mở tài khoản

giao dịch) (Phạm Thu Hương, 2015).
2.1.2. Vai trò và đặc điểm của thanh tốn khơng dùng tiền mặt
2.1.2.1. Vai trị của thanh tốn không dùng tiền mặt
Cùng với sự phát triển của hệ thống ngân hàng và những ứng dụng thành
tựu công nghệ thơng tin, tự động hóa…, có rất nhiều phương tiện TTKDTM tiện
lợi, an toàn đã và đang được sử dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Thanh
toán tiền mặt là khơng thể thiếu, song ngày nay, thanh tốn bằng tiền mặt khơng
cịn là phương thức thanh tốn tối ưu trong các giao dịch thương mại, dịch vụ
nữa, đặc biệt là giao dịch có giá trị và khối lượng lớn.
Thập kỷ đầu tiên trong thế kỷ 21, thị trường Việt Nam đã chứng kiến sự
chuyển biến mạnh mẽ trong TTKDTM với sự ra đời của nhiều phương tiện và
dịch vụ thanh tốn mới, hiện đại, tiện ích đáp ứng được các nhu cầu của người sử
dụng với phạm vi tiếp cận mở rộng tới các đối tượng cá nhân và dân cư. Từ nền
tảng thanh tốn hồn tồn thủ cơng (mọi giao dịch thanh tốn đều dựa trên cơ sở
chứng từ giấy) chuyển dần sang phương thức xử lý bán tự động sử dụng chứng từ


8


điện tử, đến nay các giao dịch thanh toán được xử lý điện tử chiếm tỷ trọng khá
lớn. Thời gian xử lý hoàn tất một giao dịch được rút ngắn từ hàng tuần như trước
đây, xuống chỉ còn vài phút (đối với các khoản thanh toán khác hệ thống, khác
địa bàn) và thậm chí chỉ trong vịng vài giây hoặc tức thời (đối với các khoản
thanh toán trong cùng hệ thống, hoặc cùng địa bàn).
Hiện nay, hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng đã được thiết lập,
kết nối 63 chi nhánh NHNN tại các tỉnh, thành phố. Từ chỗ chỉ có hơn 300 máy
ATM (Automatic Teller Machine) và khoảng 7000 POS (Point of Sale) năm
2003, cuối tháng 8/2014, cả nước có gần 16.000 máy ATM, khoảng 153.200 các
điểm chấp nhận thẻ (POS) được lắp đặt với trên 74 triệu thẻ với 48 tổ chức phát
hành, hơn 190 thương hiệu thẻ. Trong năm 2013, số lượng và giá trị giao dịch
qua POS tại Việt Nam tăng trưởng khá cao, đạt trên 28 triệu giao dịch và đạt trên
120.700 tỷ đồng, tăng tương ứng 34% và 26% so với năm 2012 (Nguyễn Ngọc
Tuấn, 2014).
a) Vai trò trong nền kinh tế
Khi nền kinh tế chuyển sang kinh tế thị trường, TTKDTM đã giữ một vai
trò rất quan trọng đối với từng đơn vị kinh tế, từng cá nhân và đối với toàn bộ
nền kinh tế. Bất kỳ một nhà sản xuất nào cũng đều mong muốn đồng vốn của
mình tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất và được sinh lời tối đa, do đó họ muốn
sản phẩm làm ra phải được tiêu thụ ngay trên thị trường và thu nhanh được tiền
về để tiếp tục một chu kỳ sản xuất mới. Vì vậy, vấn đề thanh tốn tiền hàng là vơ
cùng quan trọng trong q trình trao đổi mua bán; nếu đơn vị dùng tiền mặt thì sẽ
gặp nhiều khó khăn về phương tiện vận chuyển bảo quản tiền và khả năng rủi ro
cao. TTKDTM được thực hiện qua ngân hàng trên mạng máy vi tính đã đáp ứng
được nhu cầu nhanh chóng, chính xác cho các khách hàng đảm bảo an toàn vốn
và tài sản của họ. Trong phạm vi của cả nền kinh tế, TTKDTM có vai trị thể hiện

ở chỗ.
- Góp phần giảm thấp tỷ trọng tiền mặt trong lưu thơng, từ đó có thể tiết

kiệm được chi phí lưu thơng xã hội như: in ấn, phát hành, bảo quản, vận chuyển,
kiểm đếm.
- Tạo ra sự chuyển hóa thơng suốt giữa tiền mặt và tiền chuyển khoản. Cả

hai khía cạnh đó đều tạo điều kiện thuận lợi cho cơng tác kế hoạch hóa và lưu
thơng tiền tệ.

9


- Tạo điều kiện tập trung một nguồn vốn lớn của xã hội vào tín dụng để tái

đầu tư vào nền kinh tế, phát huy vai trò điều tiết, kiểm tra của nhà nước vào hoạt
động tài chính ở tầm vĩ mơ và vi mơ, qua đó kiểm sốt được lạm phát đồng thời
tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động (Nguyễn Ngọc Tuấn, 2014).
b) Vai trò đối với NHTM
- Các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường quan tâm đến

vấn đề thanh toán là thanh tốn phải an tồn tiện lợi, giúp quay đồng vốn nhanh.
Với những yêu cầu đa dạng của các mối quan hệ kinh tế xã hội, từ lâu đã có sự
tham gia của ngân hàng, ngân hàng trở thành trung tâm tiền tệ, tín dụng, thanh
tốn trong nền kinh tế và TTKDTM đã góp phần khơng nhỏ vào thành cơng của
ngân hàng. Biểu hiện cụ thể:
- TTKDTM tạo điều kiện cho hoạt động huy động vốn của ngân hàng:

không những làm giảm được chi phí in ấn, bảo quản vận chuyển tiền mặt, mà còn
bổ sung nguồn vốn cho ngân hàng thơng qua hoạt động mở tài khoản thanh tốn

của tổ chức kinh tế và các cá nhân. Khách hàng gửi tiền vào tài khoản thanh tốn
ln mong muốn được ngân hàng đáp ứng một cách kịp thời chính xác theo u
cầu thanh tốn của mình (Phan Thị Thu Hà, 2011).
- TTKDTM thúc đẩy q trình cho vay: Nhờ có nguồn vốn tiền gửi khơng

kỳ hạn, ngân hàng có cơ hội để tăng lợi nhuận cho mình bằng cách cấp tín dụng
cho nền kinh tế. Do ngân hàng thu hút được một nguồn vốn có chi phí thấp qua
hoạt động thanh tốn có điều kiện hạ lãi suất tiền vay, khuyến khích doanh
nghiệp, cá nhân vay vốn ngân hàng để đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh có
lãi.
- TTKDTM giúp cho NHTM thực hiện chức năng tạo tiền: trong thực tế

nếu thanh toán bằng tiền mặt, sau khi lĩnh tiền mặt ra khỏi ngân hàng, số tiền đó
khơng cịn nằm trong phạm vi kiểm soát của ngân hàng nữa. Song nếu thực hiện
bằng hình thức TTKDTM, ngân hàng thực hiện trích chuyển từ tài khoản của
người phải trả sang tài khoản của người thụ hưởng, hoặc bù trừ giữa các tài
khoản tiền gửi của các ngân hàng thương mại với nhau, tạo ra cho ngân hàng một
nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi, có thể sử dụng nguồn vốn đó để cho vay. Như vậy,
thực chất của cơ chế tạo tiền gửi của hệ thống ngân hàng là tổ chức thanh tốn
qua ngân hàng và cho vay bằng chuyển khoản. Vì vậy, khi TTKDTM càng phát
triển thì khả năng tạo tiền càng lớn do đó tạo cho ngân hàng lợi nhuận đáng kể.

10


- TTKDTM góp phần mở rộng đối tượng thanh tốn và tăng doanh số thanh

toán: TTKDTM tạo điều kiện thanh tốn tiền hàng hóa, dịch vụ một cách an tồn,
chính xác, tin cậy và tiết kiệm thời gian giao dịch, từ đó tạo lập miềm tin của cơng
chúng vào hoạt động ngân hàng do đó mọi người dân và các doanh nghiệp đều tham

gia vào hệ thống thanh toán của NHTM. Như vậy, TTKDTM giúp ngân hàng thực
hiện mở rộng đối tượng thanh toán, tăng doanh số thanh toán, mở rộng phạm
vi thanh tốn trong và ngồi nước, qua đó làm tăng lợi nhuận của ngân hàng tăng

sức cạnh tranh của ngân hàng (Phan Thị Thu Hà, 2011).
c) Vai trò đối với khách hàng
- Khách hàng là tất cả các chủ thể trong nền kinh tế sử dụng các dịch vụ,

tiện ích mà NHTM cung cấp và TTKDTM giúp cho các chủ thể này tiếp cận
được với những công cụ thanh tốn nhanh chóng thuận tiện, hiện đại.
- Khi thực hiện thanh tốn, khách hàng khơng phải mang theo tiền mặt mà

chỉ cần sử dụng một trong những hình thức TTKDTM, do vậy sẽ tránh được rủi
ro mất trộm, giảm chi phí vận chuyển, kiểm đếm, bảo quản tiền mặt. Nhờ đó,
chất lượng của hoạt động thanh tốn ngày càng nâng cao, góp phần thúc đẩy hoạt
động sản xuất lưu thơng hàng hóa mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- TTKDTM góp phần thúc đẩy nhanh tốc độ thanh tốn, tốc độ chu

chuyển vốn và quá trình tái sản xuất trong hoạt động kinh doanh của các các
doanh nghiệp trong nền kinh tế. Mặt khác, TTKDTM sử dụng tiền ghi sổ, nghĩa
là trên cơ sở số tiền gửi ngân hàng, việc thanh toán được tiến hành bằng phương
pháp ghi chuyển từ tài khoản này sang tài khoản khác. Do đó, đảm bảo sự an
toàn về vốn cũng như tài sản của doanh nghiệp tránh được những rủi ro đáng tiếc
có thể xảy ra trong q trình thanh tốn.
- Khách hàng khi sử dụng các phương tiện TTKDTM được bảo đảm tiện lợi

nhanh chóng, chính xác, an tồn, và bảo mật. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, khi
mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của các NHTM ngày càng cao cùng với sự đa
dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng trong lĩnh vực thanh toán, tạo điều kiện
cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn trong việc sử dụng dịch vụ sao cho có lợi nhất:

tiện ích và chi phí giao dịch thấp (Phan Thị Thu Hà, 2011).

2.1.2.2. Đặc điểm của thanh tốn khơng dùng tiền mặt
- Thứ nhất, trong q trình thanh tốn qua ngân hàng, tiền tệ xuất hiện dưới

hình thức ghi sổ. Với đặc điểm này, các bên tham gia thanh toán phải mở tài

11


×