Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

đề và đáp án thi môn sinh học lớp 10 các trường thpt chuyên mb năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (728.1 KB, 10 trang )

KỲ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN
KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
LẦN THỨ XI, NĂM 2018
ĐỀ THI MƠN: SINH HỌC 10
Thời gian: 180 phút (Khơng kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 14/4/2018
(Đề thi gồm 04 trang)

ĐỀ CHÍNH THỨC

Câu 1. (2.0 điểm). Thành phần hóa học của tế bào
1.1. Thế nào là liên kết hidro.Trong những chất hữu cơ cấu tạo nên tế bào là Lipit, ADN,
Protein, Cacbohidrat, những chất nào có liên kết hidro? Nêu khái quát vai trò của liên kết hidro
trong các chất đó.
1.2. Những chất tan nào sau đây được vận chuyển từ tế bào chất đến nhân: tARN, histon,
nucleotit? Giải thích.
Câu 2. (2.0 điểm). Cấu trúc tế bào
2.1. Trong một thí nghiệm, tế bào động vật được ngâm trong các dung dịch glucozo với các
nồng độ khác nhau. Mối tương quan giữa nồng độ glucozo trong dung dịch và tốc độ hấp thụ
glucozo qua màng tế bào được mô tả ở bảng sau:
Nồng độ (g/l)

0

5

10

15

20



25

30

35

40

Tốc độ hấp thụ (g/l/s)

0

5

10

14

17

19

20

20

20

Nhận xét về mối tương quan trên và giải thích kết quả thí nghiệm.

2.2. Khi quan sát tế bào gan của một người thường xuyên lạm dụng thuốc an thần dưới kính
hiển vi điện tử, người ta thấy có một loại bào quan phát triển nhiều hơn so với tế bào gan của
một người bình thường khơng dùng bất kì loại thuốc nào.
- Đó là bào quan nào? Giải thích.
- Trình bày cấu trúc của bào quan nói trên.
Câu 3. (2.0 điểm). Chuyển hóa vật chất và năng lượng (đồng hóa)
3.1. Tách clorophyl khỏi lục lạp và để trong ống nghiệm sau đó chiếu sáng, nêu hiện tượng
và giải thích. Tại sao clorophyl trong tế bào sống không xảy ra hiện tượng như trong thí
nghiệm trên?
3.2. Trong chu trình Calvin, người ta nhận thấy:
- Khi tắt ánh sáng: hàm lượng một chất tăng, một chất giảm. Đó là những chất nào? Giải
thích.
- Khi giảm nồng độ CO2: hàm lượng một chất tăng, một chất giảm. Đó là những chất nào?
Giải thích.
Câu 4. (2.0 điểm). Chuyển hóa vật chất và năng lượng (dị hóa)
4.1. Thế nào là năng lượng hoạt hóa của phản ứng? Enzim làm giảm năng lượng hoạt hóa
của phản ứng bằng cách nào?

Trang 1/ 4


4.2. DNP là một chất hóa học giúp H+ khuếch tán dễ dàng qua màng ti thể và giải phóng một
proton vào chất nền, do đó làm giảm sự chênh lệch nồng độ H+ (gradient proton).
Trước đây, DNP được bác sĩ sử dụng để giúp bệnh nhân giảm béo nhưng hiện nay việc này đã
bị cấm. Tại sao chất này giúp giảm béo và nó có thể gây hậu quả gì cho người sử dụng? Giải thích.
Câu 5. (2.0 điểm). Truyền tin tế bào + phương án thực hành
5.1. Phân biệt cơ chế truyền tin nhờ chất truyền tin thứ hai và cơ chế truyền tin nhờ hoạt hóa
gen.
5.2. Phương án thực hành
* Thí nghiệm 1: - Cho 5ml dung dịch hồ tinh bột (loãng) vào ống nghiệm, tiếp tục nhỏ 5

giọt lugol vào ống nghiệm này, lắc nhẹ. Hơ ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn.
* Thí nghiệm 2: - Cho 5ml dung dịch saccarozo vào ống nghiệm 2, cho thêm 10 giọt HCl sau
đó đun sơi 10 phút trên ngọn lửa đèn cồn, chờ cho nguội, nhỏ 5 giọt phelinh vào ống nghiệm này.
Nêu hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm trên và giải thích.
Câu 6. (2.0 điểm). Phân bào
6.1. Có hai chủng nấm men mẫn cảm nhiệt độ khơng thể vượt qua chu trình tế bào khi nhiệt
độ môi trường nuôi cấy vượt quá 290C. Đột biến ở hai chủng liên quan đến hai gen khác nhau.
Kết quả phân tích cho thấy một đột biến ở chủng (1) ức chế sự biểu hiện của Protein A, trong
khi đột biến ở chủng (2) lại ức chế sự biểu hiện của Protein B. Khi quan sát mức phổ biến của
mỗi loại protein này trong các tế bào kiểu dại, người ta thu được kết quả như hình dưới đây.

Ghi chú: Protein concentration = Nồng độ protein
Ở các tế bào kiểu dại, Protein A là một protein có khả năng gắn (chuyển) gốc phosphate vào
các protein khác. Protein A chỉ hoạt hóa khi nồng độ Protein B cao hơn nồng độ của Protein A.
Hãy cho biết: Protein A, B là gì? Vai trị của phức hệ protein A-B trong quá trình sinh
trưởng và phát triển của tế bào nấm men.

Trang 2/ 4


6.2. Đồ thị nào dưới đây phản ánh sự thay đổi hàm lượng tương đối của ADN ti thể và hàm
lượng ADN của nhân tế bào khi một tế bào vừa trải qua q trình ngun phân? Giải thích.

Chú thích:Cell cycle = Chu kỳ tế bào; Relative DNA amount = Hàm lượng tương đối của ADN.

Câu 7. (2.0 điểm). Cấu trúc, chuyển hóa vật chất của VSV
7.1. Phân lập từ nước dưa chua thu được vi khuẩn Streptococcus faecalis. Nuôi vi khuẩn này
trên môi trường cơ sở gồm các chất sau đây: 1,0 gam NH4Cl; 1,0 gam K2HPO4; 0,2 gam
MgSO4; 0,1 gam CaCl2; 5,0 gam glucôzơ; các nguyên tố vi lượng Mn, Mg, Cu, Co, Zn (mỗi
loại 2.10-5 gam) và thêm nước vừa đủ 1 lít. Thêm vào mơi trường cơ sở các hợp chất khác nhau

trong các thí nghiệm từ 1 đến 3 dưới đây, sau đó đưa vào tủ ấm 37 oC và giữ trong 24 giờ, kết
quả thu được như sau:
Thí nghiệm 1: mơi trường cơ sở + axit folic → khơng sinh trưởng.
Thí nghiệm 2: mơi trường cơ sở + pyridoxin → khơng sinh trưởng.
Thí nghiệm 3: môi trường cơ sở + axit folic + pyridoxin → có sinh trưởng.
Dựa theo nguồn cung cấp năng lượng; nguồn cacbon; chất cho electron; thì vi khuẩn
Streprococcus faecalis có kiểu dinh dưỡng nào? Giải thích. Axit folic và pyridoxin có vai trị gì
đối với Streprococcus faecalis?
7.2. Nêu cơ chế làm sạch mơi trường bị nhiễm H2S của các nhóm vi khuẩn. Trong thực tế,
người ta nên dùng nhóm vi khuẩn nào để xử lí mơi trường ơ nhiễm H2S? Vì sao?
Câu 8. (2.0 điểm). Sinh trưởng, sinh sản của VSV
8.1. Nuôi cấy Escherichia coli trong môi trường với nguồn cung cấp cacbon là fructozo và
sorbitol, thu được kết quả như bảng dưới đây:
Giờ

0

1

2

3

4

5

6

7


8

9

Số lượng tế bào 102 102 104 106 108 108 1010 1014 1018 1022
Vẽ đồ thị, nhận xét về đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong thời gian trên và
giải thích q trình sinh trưởng của quần thể vi khuẩn.

Trang 3/ 4


8.2. Cả ethanol và penicillin đều được sử dụng phổ biến trong y tế với mục đích diệt khuẩn.
Tại sao vi khuẩn có thể tiến hóa để kháng lại penicillin trong khi đó chúng khó có thể biến đổi
để chống lại ethanol?
Câu 9. (2.0 điểm). Virut
9.1. Trong sự lây nhiễm và sản sinh của virut HIV, quá trình tổng hợp và vận chuyển
glicoprotein gai vỏ ngoài của virut tới màng sinh chất ở tế bào chủ diễn ra như thế nào?
9.2. Giả sử bằng cách gây đột biến, người ta có thể kích thích các tế bào tủy xương ở người
sản xuất ra các tế bào hồng cầu mang thụ thể CD4 trên bề mặt. Điều đó ảnh hưởng như thế nào
tới tốc độ nhân lên của virut HIV trong cơ thể người bệnh.
Câu 10. (2.0 điểm). Bệnh truyền nhiễm, miễn dịch
10.1. So sánh interferon và kháng thể.
10.2. Virut viêm gan B chứa các kháng nguyên HBs, HBc và HBe, trong đó HBs được sử
dụng phổ biến làm vacxin, cịn HBe chỉ biểu hiện ở một số chủng virut. Ba đứa trẻ chưa từng
tiêm vacxin viêm gan B đã được kiểm tra sự có mặt hay vắng mặt của kháng nguyên virut và
kháng thể tương ứng.
Bảng dưới đây thể hiện kết quả kiểm tra ở 3 trẻ ( kí hiệu từ T1 đến T3).
Dấu (+) thể hiện sự có mặt, dấu (-) thể hiện sự vắng mặt.
HBs


HBe

Anti-HBs
IgG

Anti-HBs
IgM

Anti-HBe
IgG

T1

+

+

-

-

-

T2

-

-


-

-

-

T3

-

-

+

-

+

Trong 3 trẻ trên những trẻ nào đã bị nhiễm virut viêm gan B, đứa trẻ nào đã khỏi bệnh, đứa
trẻ nào vẫn đang bị bệnh? Giải thích.

-------------- HẾT -------------(Thí sinh khơng được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm)
Họ và tên thí sinh: ........................................................ Số báo danh: ..............................

Trang 4/ 4


KỲ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN
KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
LẦN THỨ XI, NĂM 2018


HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: SINH HỌC 10
(HDC gồm 06 trang)

Câu
Câu 1
2.0
điểm

Nội dung chính cần đạt
1.1.
- Liên kết Hidro: là liên kết giữa nguyên tử hidro mang một phần điện
tíc dương với ngun tử tích điện âm.
- ADN và Prơtêin có liên kết hiđrô

Điểm
0,25
0,25

- ADN: Các nuclêôtit giữa 2 mạch liên kết với nhau bằng liên kết
hiđrô theo nguyên tắc bổ sung đã tạo nên cấu trúc xoắn kép trong không
gian của ADN, mặt khác đây là liên kết yếu, dễ bẻ gãy và tái tạo nhờ
vậy, tạo nên tính linh động của ADN.
- Prôtêin: Liên kết hiđrô thể hiện trong cấu trúc bậc 2, 3, 4 điều này,
đảm bảo cấu trúc ổn định và linh động của phân tử Prôtêin.
1.2. Chất tan được vận chuyển từ tế bào chất đến nhân: histon, nucleotit.
- Giải thích:
+ Các tARN tổng hợp trong nhân nhưng cần được vận chuyển đến tế bào
chất để riboxom sử dụng.
+ Histon là protein tổng hợp trong bào tương nhưng cần được đưa đến

nhân để gắn với DNA.
+ Nucleotit được lấy vào qua thực bào/ ẩm bào vào tế bào chất phải
được vận chuyển đến nhân cho sự phiên mã và sao chép DNA.
Câu 2.
2.0
điểm

2.1. - Kết quả thí nghiệm cho thấy: Khi nồng độ glucozơ thấp, tốc độ
hấp thụ glucozơ tỉ lệ thuận với nồng độ glucozơ. Khi nồng độ glucozơ từ
30 trở đi thì tốc độ hấp thụ giữ ổn định.
- Nguyên nhân là vì glucozơ được hấp thụ qua kênh đặc hiệu.
- Khi toàn bộ kênh prơtêin đều tham gia vận chuyển glucozơ thì nếu
tiếp tục tăng nồng độ glucozơ thì vẫn khơng thể tăng tốc độ hấp thụ.
- Như vậy, tốc độ hấp thụ glucozơ vừa phụ thuộc nồng độ, vừa phụ
thuộc số lượng kênh đặc hiệu.
2.2. *–Mạng lưới nội chất trơn.
-Mạng lưới nội chất trơn có khả năng khử độc bằng cách gắn nhóm
hydroxyl vào các phân tử thuốc làm cho chúng dễ tan hơn và dễ dàng bị
đẩy ra khỏi tế bào, cơ thể.
1

0,25
0,25
0,25

0,25
0,25
0,25

0,25

0,25
0,25
0,25
0,25

0,25


-Khi lạm dụng thuốc an thần sẽ kích thích mạng lưới nội chất trơn và

Câu 3.
2.0
điểm

các enzim khử độc trong hệ thống này tăng số lượng để làm tăng tốc độ
khử độc thuốc dẫn đến việc lạm dụng, tăng liều thuốc.

0,25

*Cấu trúc: hệ thống xoang dạng ống thông với nhau và thường thông với
lưới nội chất hạt, màng đơn và trên màng khơng có gắn các hạt ribơxơm.
Bên trong xoang chứa nhiều loại enzim.

0,25

3.1. - Hiện tượng: phát huỳnh quang của clorophyl.
- Giải thích:

0,25


+ Ở trạng thái tách rời, khi bị chiếu sáng, electron của chl bị đánh bật
ra. Các photon nâng electron lên quỹ đạo nơi có thế năng cao hơn.

0,25

+ Sau đó electron kích hoạt ngay lập tức trở về trạng thái nền, năng
lượng được giải phóng dưới dạng nhiệt và huỳnh quang

0,25

- Clorophyl trong tế bào sống khơng xảy ra hiện tượng trên vì electron
được giải phóng không trở về trạng thái nền ban đầu mà được chuyền
cho chất nhận electron đầu tiên.

0,25

3.2. Khi tắt ánh sáng: một chất tăng, một chất giảm:
- Chất tăng là APG ,chất giảm là RiDP
- Vì khi tắt ánh sáng thì pha sáng không xảy ra nên không tạo được các
sản phẩm của pha sáng là ATP và NADPH nên APG tạo ra sẽ không được
chuyển thành AlPG và cuối cùng là không tái tạo được RiDP. Tuy nhiên
pha cố định CO2 vẫn xảy ra nên RiDP vẫn được chuyển thành APG
Như vậy RiDP sẽ giảm còn APG sẽ tăng
b. Khi giảm nồng độ CO2: một chất tăng, một chất giảm:
- Chất tăng là RiDP (ribolozo diphotphat), chất giảm là APG (axit
photphoglyxeric)
- Vì khi giảm nồng độ CO2 thì RiDP sẽ giảm chuyển thành APG làm
cho lượng APG giảm xuống. Tuy nhiên pha sáng vẫn xảy ra nên vẫn có
ATP và NADPH dẫn tới APG vẫn được chuyển thành AlPG và cuối
cùng thành RiDP.

Như vậy lượng RiDP tăng lên còn APG giảm
Câu 4
2.0
điểm

4.1. -Năng lượng hoạt hoá của phản ứng là năng lượng cung cấp ban
đầu để khởi động phản ứng – năng lượng cần để vặn xoắn các phân tử
chất phản ứng do đó các liên kết có thể vỡ ra.
Enzim làm giảm năng lượng hoạt hoá của phản ứng bằng cách:
- enzim cung cấp một khn trên đó các cơ chất có thể tiếp xúc với
nhau theo hướng hợp lí để phản ứng dễ dàng diễn ra
- khi vị trí hoạt động của enzim liên kết được với cơ chất, enzim có thể
kéo căng phân tử cơ chất hướng đến trạng thái chuyển tiếp, kéo căng và
bẻ cong các liên kết hoá học cần bị phân giải trong quá trình phản ứng
2

0,25

0,25
0,25

0,25

0,25

0,25

0,25



- vị trí hoạt động của enzim bổ sung một vi mơi trường có lợi hơn cho

0, 25

một loại phản ứng riêng so với khi dung dịch khơng có mặt enzim
- vị trí hoạt động có thể tạm thời tham gia trực tiếp vào phản ứng hố

0,25

học, sau đó vị trí hoạt động lại được khơi phục như trước phản ứng.
4.2. -DNP được sử dụng để giảm béo và có thể làm cho người sử
dụng bị tử vong là vì:

0,25

+ Do sự chênh lệch pH giữa hai bên màng trong ti thể giảm nên lượng
ATP sinh ra ít hoặc khơng tạo ra. Do đó, người sử dụng DNP sẽ tiêu tốn
nhiều nguyên liệu hô hấp => người này sẽ giảm béo.
+ Tuy nhiên, nếu sử dụng DNP liều lượng cao hoặc lâu dài, lớp lipit

0,25

kép của màng trong ti thể cho H+ đi qua nhanh chóng => khơng có sự
chênh lệch pH giữa hai bên màng trong ti thể => cơ thể không tổng hợp
đủ ATP cho nhu cầu sống tối thiểu => bệnh nhân tử vong.
Câu 5.
2.0
điểm

0,25


5.1.
Cơ chế truyền tin nhờ chất

Cơ chế truyền tin nhờ hoạt hóa
gen

truyền tin thứ hai

- Thụ thể ở màng sinh chất

- Thụ thể trong tế bào chất hoặc
trong nhân.
- Chất truyền tin không khuếch - Chất truyền tin khuếch tán
tán trực tiếp được qua màng trực tiếp được qua màng (bản
(bản chất protein, peptit,...)
chất lipit)
- Đáp ứng nhanh chóng
- Đáp ứng chậm hơn
- Khơng có sự phiên mã, dịch - Có sự phiên mã, dịch mã.
mã.

0,25

0,25
0,25
0,25

(Lưu ý: Thí sinh so sánh bằng các tiêu chí khác nhưng đúng vẫn cho
điểm, tối đa khơng quá 1,0)

5.2. * Thí nghiệm 1:
- Hiện tượng: Dung dịch trong ống nghiệm có màu xanh tím.
- Giải thích: Tinh bột chứa 2 thành phần là amylozơ và amylopectin.
Amylozơ có cấu trúc xoắn lò xo, khi nhỏ dung dịch lugol vào, iot bị giữ
trong các vòng xoắn bằng các liên kết hidro nên dung dịch co màu xanh.
* Thí nghiệm 2: có màu đỏ gạch
- Giải thích: vì saccarozo trong mơi trường HCl bị phân giải thành
đường glucozơ, glucozơ có tính khử nên phản ứng với phelinh tạo kết
tủa có màu đỏ gạch.
Câu 6.
2.0
điểm

6.1. - Protein A là enzyme Kinase (Cdk – Kinase phụ thuộc cyclin)
- Protein B là Cyclin
- Phức Protein A-B (Cyclin – Cdk) có vai trị thúc đẩy diễn tiến chu trình
3

0,25
0,25
0,25

0,25
0,25
0,25


tế bào, phát động quá trình phân chia tế bào (nguyên phân).

0,25


- Số lượng phức Cyclin – Cdk đủ lớn → tế bào vượt qua được các điểm
kiểm soát (check point) và đi vào chu trình tế bào; ngược lại lượng phức
được kết hợp trong tế bào ít khơng thúc đẩy tế bào diễn tiến chu trình
nguyên phân
6.2. – Hình A: là thể hiện hàm lượng tương đối AND ti thể

Câu 7.
2.0
điểm

0,25

- Giải thích:vì lượng ADN của ti thể tăng liên tục trong kì trung gian,
nó khơng nhân đơi theo ADN trong nhân tế bào.

0,25

– Hình B: là thể hiện hàm lượng tương đối ADN tế bào
- Giải thích: vì tăng gấp đôi trong pha S và giảm 1/2 trong pha M.

0,25
0,25

- Theo nguồn năng lượng: là hóa dưỡng vì vi khuẩn dùng năng lượng
được tạo ra từ chuyển hóa glucozơ thành axit lactic.

0,25

- Theo nguồn cacbon: là dị dưỡng vì glucozơ là nguồn cacbon tham gia

tổng hợp nên các chất của tế bào.

0,25

- Theo nguồn cho electron: là dinh dưỡng hữu cơ vì glucozơ là nguồn
cho electron trong lên men lactic đồng hình.

0,25

- Vai trị của A.folic và pyridoxin: là nhân tố dinh dưỡng cần thiết cho vi
khuẩn

0,25

7.2. - Vi khuẩn hóa tổng hợp lấy năng lượng từ H2S.
H2S + O2 → S + H2O + Q
S + O2 + H2O → H2SO4 + Q
H2S + CO2 + Q → CH2O + S + H2O
- Vi khuẩn quang tổng hợp sử dụng chất cho e là H2S (vi khuẩn lưu
huỳnh màu lục, màu tía).
H2S + CO2 → CH2O + S + H2O
- Hai nhóm vi khuẩn trên đều sử dụng H2S làm chất cho e, tuy nhiên
trong thực tế nên dùng vi khuẩn lưu huỳnh màu lục và màu tía để xử lí
mơi trường ơ nhiễm H2S
Giải thích:vì những vi khuẩn quang tổng hợp này tạo ra S tích lũy
trong các hạt dự trữ trong tế bào, còn vi khuẩn hóa tổng hợp tạo ra S và
H2SO4 giải phóng ra môi trường.
Câu 8.
2.0
điểm


0,25

0,25

0,25

0,25
0,25

8.1. Đồ thị

0,25
–Nhận xét: Đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn có 2 pha
tiềm phát, 2 pha lũy thừa. Sau khi kết thúc pha lũy thừa thứ nhất, tế bào
lại mở đầu pha tiềm phát thứ hai rồi tiếp đến là pha lũy thừa thứ hai.
4

0,25


– Giải thích:
+Đây là hiện hiện tượng sinh trưởng kép xảy ra khi mơi trường ni
cấy có 2 loại cơ chất cacbon.

0,25

+ Lúc đầu vi khuẩn tổng hợp loại enzim để phân giải hợp chất dễ đồng
hóa hơn (fructozo), sau đó khi chất này đã cạn, vi khuẩn lại được chất thứ hai
(sorbitol) cảm ứng để tổng hợp enzim phân giải hợp chất thứ hai này.


0,25

8.2. - Cả ethanol và penicillin đều là nhóm chất diệt khuẩn, tuy nhiên
cơ chế diệt khuẩn của hai nhóm chất trên khác nhau nên vi khuẩn sẽ có
đáp ứng khác nhau trước sự có mặt của 2 nhóm chất này.
- Ethanol là phân tử nhỏ có tác dụng gây biến tính protein màng và hệ
thống protein trong tế bào khi nó xâm nhập vào bên trong, các protein
biến tính mất chức năng sinh lý và tế bào chết đi.
Cơ chế đó là cơ chế không chọn lọc, hầu hết protein đều bị tác động

0,25

do vậy vi khuẩn khó có thể tiến hóa để chống lại ethanol.

0,25

- Penicillin là phân tử lớn, có tác động lên một quá trình sinh lý cụ thể
của vi khuẩn là quá trình tổng hợp thành tế bào do vậy vi khuẩn có thể
tiến hóa theo chiều hướng chọn lọc hoặc nhận các biến dị sản sinh
enzyme penicillinase và kháng lại kháng sinh này
Cơ chế đó là cơ chế chọn lọc do vậy vi khuẩn có thể tiến hóa để
chống lại penicillin
Câu 9.
2.0
điểm

9.1. - Protein gai vỏ ngoài của virut được tổng hợp tại riboxom của lưới
nội chất hạt.
- Sau khi được dịch mã (tổng hợp), nó được đóng gói trong túi tiết rồi


0,25
0,25
0,25

chuyển đến thể Golgi. Tại đây, nó được gắn thêm gốc đường để tạo
thành Glicoprotein
- Glicoprotein được đóng gói trong túi vận chuyển để đưa tới màng sinh
chất rồi cài xen vào màng tế bào chủ
- Khi virut nảy chồi, màng tế bào đã gắn sẵn glicoprotein gai của virut sẽ
bị cuốn theo và hình thành vỏ ngoài của virut.

0,25

9.2.- Tốc độ nhân lên của HIV giảm.
Giải thích
+ Khi gai glicoprotein của virut nhận biệt thụ thể CD4 trên bề mặt hồng
cầu sẽ tiến hành xâm nhập vào hồng cầu
+ Trong q trình biệt hố từ tế bào gốc, tế bào hồng cầu bị mất nhân,
tức là khơng có ADN. Nếu virut xâm nhập vào tế bào hồng cầu thì
khơng nhân lên được.
+ Lúc này số lượng virut HIV xâm nhập vào các tế bào bạch cầu giảm
=> giảm tốc độ nhân lên của HIV

0,25

5

0,25
0,25


0,25
0,25

0,25


Câu 10. 10.1.- Giống nhau:
+ Đều có bản chất là prôtêin, đều do tế bào vật chủ tổng hợp.
2.0
+ Đều có tác dụng chống lại các tác nhân gây bệnh.
điểm

0,25

(Lưu ý: Thí sinh nêu được 2/3 ý vẫn cho đủ số điểm)
- Khác nhau
Interferon

Kháng thể

- Do các loại TB trong cơ thể tổng - Do tế bào bạch cầu tổng hợp
hợp khi có vi rút xâm nhập.
khi có kháng nguyên (vi rút, vi
khuẩn…) xâm nhập.
- Có tác dụng kháng virut bằng cách - Có tác dụng bao vây tiêu diệt
hạn chế sự lan truyền của virut, hoạt vi khuẩn, hoạt hóa hệ thống bổ
hóa đại thực bào...
thể, trung hịa virut...
- Khơng có tính đặc hiệu đối với


- Có tính đặc hiệu cao đối với

loại virut

các loại mầm bệnh

0,25

0,25

0,25

(Lưu ý: Thí sinh so sánh bằng các tiêu chí khác nhưng đúng vẫn cho
điểm, tối đa không quá 0,75)
10.2. - Hai trẻ T1 và T3 đã mắc bệnh do trong máu có các Anti- HBs và
Anti -Hbe
0,25
- Trẻ T3 đã khỏi do trong máu khơng có xuất hiện HBs nhưng trong máu
vẫn có Anti –HBs và Anti –Hbe
- Trẻ T1 mới mắc bệnh do trong máu đang có HBs và HBe nhưng cơ thể
chưa kịp hình thành các kháng thể
- Trẻ T2 khơng mắc bệnh do trong máu khơng có HBs và HBe cũng như
Anti –HBs và Anti –Hbe

6

0,25
0,25
0,25




×