Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

(Luận văn thạc sĩ) xác định mật độ và loại phân bón phù hợp cho giống ngô lai h119 tại đan phượng hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.15 MB, 78 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN VĂN CẢNH

XÁC ĐỊNH MẬT ĐỘ VÀ LOẠI PHÂN BĨN PHÙ HỢP CHO
GIỐNG NGƠ LAI H119 TẠI ĐAN PHƯỢNG – HÀ NỘI

Chuyên ngành:

Khoa học cây trồng

Mã số:

60.62.01.10

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Vương Huy Minh

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của tôi dưới sự chỉ dẫn của
Thầy hướng dẫn, Ban Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Ngô, số liệu trong luận văn hoàn toàn
trung thực và chưa được sử dụng trong bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc
hoàn thành luận văn này đã được cảm ơn.Các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều ghi
rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng



năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Cảnh

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài và hồn thành luận văn, tơi ln nhận được sự
quan tâm và giúp đỡ của các cơ quan, thầy hướng dẫn, bạn bè đồng nghiệp và gia đình.
Tơi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới TS.Vương Huy Minh đã ln tận tình
hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Ngơ và tập thể cán bộ
Phịng Khoa học và HTQT đã luôn giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt
thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới bạn bè, đồng nghiệp và gia đình ln
động viên, chia sẻ và tạo điều kiện thuận lợi để tơi hồn thành luận văn.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Cảnh


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục các bảng ......................................................................................................... vii
Danh mục hình ảnh ........................................................................................................ viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu .............................................................................................................. 3

1.3.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ............................................................................ 3

1.3.1.

Ý nghĩa khoa học: ............................................................................................... 3

1.3.2.


Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................ 3

1.3.3.

Đối tượng ............................................................................................................ 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu và cơ sở khoa học của đề tài ............................................ 4
2.1.

Vai trị của cây ngơ ............................................................................................. 4

2.2.

Tình hình sản xuất, sử dụng ngơ trên thế giới và ở Việt Nam ............................ 5

2.2.1.

Tình hình sản xuất ngơ trên thế giới ................................................................... 5

2.2.2.

Tình hình sử dụng ngơ trên thế giới ................................................................... 7

2.2.3.

Tình hình sản xuất và sử dụng ngơ tại Việt Nam ............................................... 8

2.3.


Tình hình nghiên cứu về mật độ và phân bón cho ngơ trên thế giới ................ 10

2.3.1.

Kết quả nghiên cứu về mật độ trồng ngô trên thế giới ..................................... 10

2.3.2.

Một số kết quả nghiên cứu về phân bón cho ngơ trên thế giới ......................... 16

2.4.

Tình hình nghiên cứu về mật độ và phân bón cho ngơ ở Việt Nam ................. 19

2.4.1.

Kết quả nghiên cứu về mật độ trồng ngô tại Việt Nam .................................... 19

2.4.2.

Những nghiên cứu về tình hình sử dụng phân bón tại Việt Nam ..................... 20

Phần 3. Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu ........................................... 23
3.1.

Vật liệu, địa điểm, thời gian nghiên cứu........................................................... 23

iii



3.1.1.

Vật liệu ............................................................................................................. 23

3.1.2.

Địa điểm thực hiện thí nghiệm ......................................................................... 23

3.1.3.

Thời gian nghiên cứu: ....................................................................................... 23

3.2.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 23

3.3.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 23

3.3.1.

Cơng thức thí nghiệm ....................................................................................... 23

3.3.2.

Bố trí thí nghiệm ............................................................................................... 24

3.4.


Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm ................................................... 25

3.5.

Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi .............................................................. 26

3.5.1.

Các chỉ tiêu theo dõi về sinh trưởng, phát triển: .............................................. 26

3.5.2.

Đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh và các yếu tố ngoại cảnh .................. 27

3.6.

Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 29

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................. 30
4.1.

Đặc tính sinh trưởng của giống H119 ............................................................... 30

4.1.1.

Ảnh hưởng của phân bón đến thời gian sinh trưởng của giống ngô H119 ....... 30

4.1.2.

Ảnh hưởng của mật độ đến thời gian sinh trưởng của giống ngô H119........... 31


4.1.3.

Ảnh hưởng giữa mật độ và loại phân bón đến các chỉ tiêu sinh trưởng của
giống H119 ....................................................................................................... 32

4.2.

Các chỉ tiêu về hình thái của giống ngơ H119 .................................................. 34

4.2.1.

Ảnh hưởng của loại phân bón đến chiều cao cây và độ cao đóng bắp của
giống ngơ H119 ................................................................................................ 34

4.2.2.

Ảnh hưởng của mật độ đến chiều cao cây và độ cao đóng bắp của giống
ngơ H119 .......................................................................................................... 34

4.2.3.

Tương tác giữa mật độ và loại phân bón đến đặc tính hình thái cây của
giống ngơ H119 ................................................................................................ 35

4.3.

Ảnh hưởng của mật độ, loại phân bón đến một số đặc điểm chống chịu
của giống ngô H119 .......................................................................................... 38


4.4.

Các chỉ tiêu cấu thành năng suất của giống ngô H119 ..................................... 41

4.4.1.

Ảnh hưởng của phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống
ngô H119 .......................................................................................................... 41

4.4.2.

Ảnh hưởng của mật độ đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống ngô
H119. ................................................................................................................ 42

iv


4.4.3.

Tương tác giữa mật độ và phân bón đến yếu tố cấu thành năng suất của
H119 ................................................................................................................. 43

4.4.4.

Ảnh hưởng của mật độ và loại phân bón đến số hàng hạt, số hạt/hàng và
khối lượng 1000 hạt của giống ngô H119 ........................................................ 44

4.5.

Ảnh hưởng của mật độ, phân bón đến năng suất của giống ngô H119 ............ 46


4.5.1.

Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất của giống ngơ H119 ......................... 46

4.5.2.

Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất của giống ngô H119 ............................. 46

4.5.3.

Tương tác giữa mật độ, phân bón đến năng suất của giống ngô H119 ............ 47

4.6.

Hiệu quả kinh tế cho giống ngô h119 trên cơ sở sử dụng loại phân bón
khác nhau .......................................................................................................... 50

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 52
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 52

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 52

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 53

v



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ƯTL

Ưu thế lai

Bộ NN & PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
USDA

United States Department of Agriculture
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ

TGST

Thời gian sinh trưởng

P1000 hạt

Khối lượng 1000 hạt

TĐ 2015

Thu đông 2015

CC


Cao cây

CB

Cao bắp

CV

Coefficient of variation – Hệ số biến động

DB

Dài bắp

ĐKB

Đường kính bắp

SHH

Số hàng hạt

H/H

Số hạt/hàng

vi



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất ngơ thế giới giai đoạn 1961 – 2014 ................................. 6
Bảng 2.2. Sản xuất ngô Việt Nam giai đoạn năm 1975 - 2015 ...................................... 9
Bảng 2.3. Lượng dinh dưỡng cây ngô hút từ đất và phân bón (kg/ha) ........................ 16
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của phân bón đến thời gian sinh trưởng của giống H119 ......... 30
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của mật độ đến thời gian sinh trưởng của H119 ....................... 31
Bảng 4.3. Tương tác giữa mật độ và loại phân bón đến các chỉ tiêu sinh trưởng
của giống H119 ............................................................................................ 33
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của loại phân bón đến cao cây, cao bắp .................................... 34
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của mật độ đến cao cây, cao bắp ............................................... 35
Bảng 4.6. Tương tác giữa mật độ, loại phân bón đến cao cây, cao bắp, số lá .............. 36
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của mật độ, loại phân bón đến một số sâu bệnh hại.................. 38
Bảng 4.8. Tương tác giữa mật độ phân bón đến một số chỉ tiêu chống chịu khác ....... 40
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của phân bón đến các chỉ tiêu năng suất ................................... 41
Bảng 4.10. Ảnh hưởng của mật độ đến các chỉ tiêu năng suất ....................................... 42
Bảng 4.11. Tương tác giữa mật độ, loại phân bón đến dài bắp, đường kính bắp ........... 43
Bảng 4.12. Tương tác giữa mật độ, loại phân bón đến số hàng hạt, số hạt/hàng và
khối lượng 1000 hạt ..................................................................................... 45
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất thực thu ........................................ 46
Bảng 4.14. Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất .......................................................... 47
Bảng 4.15. Tương tác giữa mật độ, loại phân bón đến năng suất thực thu .................... 48
Bảng 4.16. Tóm tắt hiệu quả kinh tế (tính cho 1 ha) ...................................................... 51

vii


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 4.1. Hình thái cây H119 trong thí nghiệm (Xn 2016) ........................................ 37
Hình 4.2. Hình ảnh về bắp của một số công thức trong vụ xuân 2016 ........................... 44
Hình 4.3. Hình ảnh bắp thu hoạch của các ô thí nghiệm (Xuân 2016) ........................... 49


viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Văn Cảnh
Tên luận văn: Xác định mật độ và loại phân bón phù hợp cho giống ngô lai H119 tại
Đan Phượng – Hà Nội.
Ngành: Khoa học cây trồng.

Mã số: 60.62.01.10

Tên cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Nơng nghiệp Việt Nam.
Mục đích của đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ khoảng cách và loại phân bón
đến sinh trưởng và phát triển của giống ngơ H119, tìm ra cơng thức mật độ và loại phân
bón phù hợp để khuyến cáo cho sản xuất trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận
Phương pháp nghiên cứu:
- Nội dung:
+ Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ, loại phân bón đến sinh trưởng, phát triển
và khả năng chống chịu của giống ngô H119.
+ Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và loại phân bón đến năng suất của giống
ngô H119.
- Vật liệu: - Giống ngơ lai H119
- Phân bón các loại:
+ Phân đơn: đạm urê, super lân, kali clorua.
+ Phân NPK Đầu trâu (20.20.15)
+ Phân viên nén 3 con gà (16.10.12)
- Các thí nghiệm:
+ Thí nghiệm 2 yếu tố: mật độ và loại phân bón
+ Phương pháp bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo kiểu split – plot.

- Mật độ: gồm 3 mức
M1: 7,7 vạn cây/ha, tương ứng khoảng cách 65 cm x 20 cm
M2: 6,2 vạn cây/ha, tương ứng khoảng cách 65 cm x 25 cm
M3: 5,1 vạn cây/ha, tương ứng khoảng cách 65 cm x 30 cm
- Phân bón: gồm 3 loại
P1: Phân đơn: 320 kg đạm urê, 600 kg super lân, 150 kg kali clorua tỷ lệ tương
đương (150N, 90 P2O5, 90 K2O).

ix


P2: Phân NPK: 450 kg phân Đầu trâu (20.20.15) tương đương tỷ lệ 90N/90
P2O5/67,5 K2O + 130 kg phân đạm ure và 38 kg Kali clorua.
P3: Phân viên nén: 900 kg 3 con gà (16.10.12) tương đương với tỷ lệ 144 kg
N/90 P2O5/108 K2O.
Thí nghiệm gồm 9 cơng thức, 3 lần nhắc lại.
Kết quả chính và kết luận:
1. Kết quả nghiên cứu của đề tài đánh giá về hiệu quả của 3 loại phân bón cho
giống ngơ H119 cho thấy, việc sử dụng phân viên nén, phân NPK hay phân đơn cho ngô
không làm ảnh hưởng nhiều đến khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của
giống.
2. Giống ngô H119 cho năng suất cao nhất ở mật độ là 7,7 vạn cây/ha trong cả 3
nền phân bón (loại phân bón khác nhau)
3.Sử dụng phân bón viên nén cho sản xuất ngơ sẽ tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng
hiệu quả kinh tế. Trong cùng một mật độ M1, nếu sử dụng phân bón đơn và NPK thì lợi
nhuận đạt được lần lượt là 10.806.500 đồng/ha và 11.669.500 đồng/ha trong khi đó sử
dụng phân viên nén đạt 13.328.500 đồng/ha (vụ thu đông 2015); Trong vụ xuân 2016
kết quả đạt lần lượt là 12.016.500 đồng/ha, 12.054.500 đồng/ha và 14.260.000 đồng/ha.
Các mật độ khá cũng cho kết quả tương tự: Phân viên nén đạt hiệu quả cao hơn các loại
phân khác.


x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Van Canh
The thesis: Determinating optimum planting density and proper fertilizer type for
maize hybrid H119 in Danphuong - Hanoi.
Major: Crop Science

Code: 60.62.01.10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
The purpose of the thesis: Researching the effects of planting density, plant spacing
and fertilizer type on growth and development of maize hybrid H119 in order to
determine treatments of optimum planting density and proper fertilizer type for maize
production in Hanoi and surrounding areas.
Research Methods:
- Contents
+ Researching effects of planting density and fertilizer type on growth,
development and tolerance capacity of maize hybrid H119;
+ Researching effects of planting density and fertilizer type on grain yield of
maize hybrid H119.
- Materials:
+ Maize hybrid H119;
+ Fertilizer types:
Straight fertilizer: Urea, super phosphate, potassium Chloride.
NPK fertilizers (20.20.15)
Coated fertilizers (16.10.12)
- Experiements:

+ Two factor experiments: planting density and fertilizer types;
+ Experimental Design: split - plot design.
+ Planting density consisting of:
M1: 77,000 plants. ha-1, equivalent to plant spacing of 65 cm by 20 cm
M2: 62,000 plants. ha-1, equivalent to plant spacing of 65 cm by 25 cm
M3: 51,000 plants. ha-1, equivalent to plant spacing of 65 cm by 30 cm
+ Fertilizer types including 3 types as following:

xi


P1: Straight fertilizer: 320 kg Urea, 600 kg Superphosphate, 150 kg Potassium
Chloride, equivalent to the rate: 150N: 90 P2O5:90 K2O
P2: 450 kg NPK fertilizers (20.20.15), equivalent to the rate: 90N:90 P2O5:67,5
K2O and 130kg Urea and 38kg potassium chloride.
P3: 900 kg coated fertilizers (16.10.12), equivalent to the rate 144 kg N: 90
P2O5:108 K2O.
+ The experiment was carried out with 9 treatments and 3 replications
Results and conclusion:
1. By researching and evaluating the efficiency of 3 fertilizer types on maize
hybrid H119, it showed no difference in this variety’s growth, development and grain
yield whether using coated fertilizers, NPK fertilizers or straight fertilizers for maize.
2. The maximum grain yield of maize hybrid H119 was attained with the
planting density of 77,000 plants. ha-1 at three treatments of fertilizers.
3. Using coated fertilizers for maize production saved expenditures, increased in
economic efficiency. At the same planting density of M1, if applying coated fertilizers,
the profit was 13,328,500 VND.ha-1 while only 10,806,500 VND.ha-1and 11,669,500
VND.ha-1 equivalently when using straight fertilizers and NPK ferlizers (in autumnưinter crop season 2015); Similarly, in spring crop season, profits achieved by applying
straight fertilizers, NPK ferlizers and coated fertilizers were 12,016,500 VND.ha-1,
12.054.500 VND.ha-1 and 14,260,000 VND.ha-1 equivalently. At others, the results

showed the same as at the M1 plant density. In conclusion, using coated fertilizers is
more efficient than others.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sản xuất ngô thế giới tăng liên tục từ đầu thế kỷ 20 đến nay, nhất là
trong hơn 20 năm gần đây ngô là cây trồng có tốc độ tăng trưởng về năng suất
là cao nhất trong các cây lương thực chủ yếu. Năm 1961, năng suất ngơ trung
bình thế giới đạt 19 tạ/ha, năm 2014 đạt 56,64 tạ/ha và sản lượng 1.038,28
triệu tấn (FAO, 2015). Ở Việt Nam những năm 1960 năng suất ngô đạt 1,1
tấn/ha, cho đến đầu những năm 1980 năng suất ngô vẫn chỉ dừng lại ở mức
1,1 tấn/ha. Việc sử dụng các giống ngô địa phương cùng với kỹ thuật canh tác
lạc hậu dẫn đến năng suất ngô Việt Nam trong giai đoạn này thấp, sản xuất
ngô nước ta thực sự có những bước tiến quan trọng từ sau năm 1990 với việc
ứng dụng các giống ngô lai vào sản xuất và áp dụng các biện pháp kỹ thuật
canh tác mới đã đưa năng suất ngô tăng một cách đáng kể. Năm 2015, diện
tích ngơ nước ta là 1.179.300 ha, năng suất 4,48 tấn/ha và sản lượng là 5,28
triệu tấn cao nhất từ trước tới nay (Tổng cục Thống kê, 2015).
Tuy nhiên, hiện nay sản lượng ngô sản xuất ở trong nước vẫn chưa đáp
ứng đủ nhu cầu, hàng năm chúng ta vẫn phải nhập hàng triệu tấn ngô thương
phẩm để phục vụ cho chăn nuôi trong nước. Năm 2015, Việt Nam đã nhập 7,5
triệu tấn ngô với tổng giá trị 1,6 tỷ USD (Cục Xúc tiến Thương mại, 2016).
Mặc dù đã đạt được những kết quả rất quan trọng như trên, nhưng sản
xuất ngơ nước ta vẫn cịn nhiều vấn đề đặt ra: 1) Năng suất vẫn thấp so với
trung bình thế giới (khoảng 81%), và rất thấp so với năng suất thí nghiệm; 2)
Giá thành sản xuất còn cao; 3) Sản lượng chưa đáp ứng đủ nhu cầu trong
nước, 4) Sản phẩm từ ngơ cịn đơn điệu; 5) Công nghệ sau thu hoạch chưa

được chú ý đúng mức...
Với mục tiêu tăng năng suất, giảm chi phí và bảo vệ môi trường sinh
thái nên từ khi những giống ngô lai đầu tiên được đưa vào sản xuất, các nhà
khoa học cũng đã nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác mới cho phù
hợp với thực tiễn. Nhờ vậy, sản lượng ngô nước tađã tăng nhiều lần kể từ khi
bắt đầu sử dụng giống lai đến nay.Nhìn chung 60% sự tăng năng suất là do cải
thiện di truyền (Duvick, 1992) và 40 % là nhờ cải tiến kỹ thuật nông học

1


(Cardwell, V.B.,, 1982). Hiện nay, việc đột phá năng suất do cải tiến di truyền
gần như là không đáng kể, để có thể phát huy hết tiềm năng của giống thì việc
nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác mới là rất cần thiết.
Nói về nghiên cứu biện pháp kỹ thuật canh tác không thể không nhắc
đến mật độ, khoảng cách và phân bón đây là hai yếu tố quan trọng nhất trong
việc tăng năng suất và tăng hiệu quả kinh tế. Để làm được điều này thì việc sử
dụng phân bón một cách hợp lý là vơ cùng quan trọng. Các nghiên cứu gần
đây của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, đạm (N) là nguyên tố hạn chế chính
đến năng suất ngơ. Tính chung trên tồn thế giới, hiệu suất sử dụng đạm của
cây lấy hạt nói chung và ngơ nói riêng chỉ đạt 33%, có tới 67% lượng đạm bị
mất đi, tương ứng với 15,9 tỷ USD (Johnson, 1999).Vì vậy, cần có các nghiên
cứu cụ thể về mật độ gieo trồng, liều lượng, loại phân bón thích hợp cho từng
giống ngơ, trên từng loại đất để nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón cho cây
ngô và các loại cây trồng hàng năm khác.
Trước tầm quan trọng của cây ngô đối với nền nông nghiệp, Nhà nước
ta đã thành lập Viện Nghiên cứu Ngô từ rất sớm với nhiệm vụ nghiên cứu về
cây ngô và các cây trồng luân canh với ngô. Sau 45 năm xây dựng và phát
triển, hiện nay Viện Nghiên cứu Ngô đã chọn tạo thành cơng nhiều giống ngơ
lai mới có năng suất cao, chống chịu tốt phục vụcho sản suất. Tuy nhiên, để

sản xuất ngô đem lại hiệu quả cao thì ngồi giống tốt ta phải kèm theo quy
trình canh tác phù hợp nhằm giảm chi phí sản xuất và tăng hiệu quả kinh tế.
Trong bộ giống ngô lai của Viện Nghiên cứu Ngô hiện nay, giống ngô H119
là giống ngơ mới, có triển vọng, có nhiều đặc điểm tốt như chịu hạn, chống
đổ, thích ứng rộng, năng suất cao. Giống ngơ H119 đang trong q trình sản
xuất thử, để hoàn thiện kỹ thuật canh tác nhằm phát huy hết tiềm năng của
giống, phục vụ tốt cho sản xuất trên diện rộng khi giống được cơng nhận
chính thức và thương mại hố thì việc hồn thiện quy trình thâm canh cho
giống là hết sức cần thiết.
Đề tài “Xác định mật độ và loại phân bón phù hợp cho giống ngơ lai
H119 tại Đan Phượng – Hà Nội” nằm trong chương trình hồn thiện quy
trình thâm canh giống phục vụ sản xuất đạt hiệu quả cao.

2


1.2. MỤC TIÊU
Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ khoảng cách và loại phân bón đến
sinh trưởng và phát triển của giống ngơ H119, tìm ra cơng thức mật độ và loại
phân bón phù hợp để khuyến cáo cho sản xuất trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh
lân cận
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.3.1. Ý nghĩa khoa học:
Bổ sung các dữ liệu cơ bản trong nghiên cứu về mật độ khoảng cách và
phân bón thích hợp cho cây ngơ nói chung và cho giống H119 nói riêng tại địa
bàn Hà Nội.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Xác định được mật độ trồng khoảng cách và loại phân bón thích hợp
cho giống ngơ H119 trong thực tiễn sản xuất góp phần nâng cao năng suất ngơ
tại địa phương.

- Góp phần mở rộng quy mơ diện tích trồng và nâng cao hiệu quả của
giống tại địa bàn Hà Nội.
- Hoàn thiện quy trình kỹ thuật canh tác giống ngơ H119 tại những
vùng thâm canh của Hà Nội.
1.3.3. Đối tượng
Giống ngô H119 và các loại phân bón

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
2.1. VAI TRỊ CỦA CÂY NGƠ
Đã từ lâu, ngô vốn là nguồn lương thực cho nhiều dân tộc trên thế giới,
ngô được dùng trong các bữa ăn hàng ngày ở Mehico, Ấn Độ, Philippin và nhiều
nước khác ở Châu Phi, Châu Á và Châu Âu (Cao Đắc Điểm, 1998). Tất cả các
nước trồng ngô đều dùng ngô làm lương thực ở các mức độ khác nhau, toàn thế
giới sử dụng 21% sản lượng ngô làm lương thực cho con người, các nước Trung
Mỹ, Nam Á và Châu Phi sử dụng ngơ làm lương thực chính. Ở Việt Nam tỷ lệ sử
dụng ngô làm lương thực chiếm 15- 20%, ngơ là cây lương thực quan trọng vì nó
có thành phần dinh dưỡng cao hơn gạo (Trần Hữu Miện, 1987).
Như vậy, cây ngơ được coi là cây trồng chính, nó đóng vai trị quan trọng
trong đời sống xã hội lồi người
Có thể nói ngơ là nguồn ngun liệu đặc biệt để chế biến thức ăn cho gia
súc, nhất là thức ăn công nghiệp, 70% chất tinh trong thức ăn tổng hợp là từ ngô.
Ở các nước phát triển, phần lớn sản lượng ngô được dùng cho chăn nuôi: Mỹ
76%, Bồ Đào Nha 91%, Italia 93%, Trung Quốc 76%, Thái Lan 96%... (Ngơ
Hữu Tình, 2003).
Ngồi việc cung cấp chất tinh hiện nay cây ngơ cịn được dùng làm thức ăn xanh
bị sữu, dê, cừu... Khi đời sống của người dân phát triển thì nhu cầu thịt, trứng,

sữa và các sản phẩm chăn ni khác ngày tăng do đó địi hỏi lượng ngô để cung
cấp làm thức ăn cho chăn nuôi ngày càng tăng. Hiện nay ở Việt Nam hơn 70%
sản lượng ngơ được dùng cho mục đích chăn ni.
Theo Đơng y, các bộ phận cây ngô đều được dùng làm thuốc với cơng
dụng chính là lợi thủy, tiêu thũng, trừ thấp, góp phần trừ một số bệnh như: Bướu
cổ, sốt rét. Theo Tây y, ngơ chứa nhiều kali, có tác dụng tăng bài tiết, giảm
bililubin trong máu. Nhiều tài liệu cho thấy ngơ có lợi cho hệ tiêu hóa, tim mạch,
tiết niệu, sinh dục, chống oxy hóa, lão hóa, ung thư (Võ Thị Gương và Karlh
Dick man, 1998).
Hiện nay việc sử dụng các nhiên liệu hóa thạch ngày một nhiều chính vì
vậy nhiều loại nhiên liệu đang đứng trên bờ vực cạn kiệt một cách nhanh
chóng.Việc nghiên cứu để sản xuất ra các loại nhiên liệu mới phục vụ cho đời

4


sống con người là hết sức tất yếu. Những năm trở lại đây việc sử dụng xăng sinh
học đã không còn lạ lẫm ở nhiều quốc gia phát triển trên thế giới.Ngơ đã được sử
dụng làm ngun liệu chính để sản xuất xăng sinh học vì nhiều ưu điểm nổi bật
của nó như sinh trưởng nhanh, năng suất sinh khối lớn.
Ngồi các mục đích trên, cây ngơ cịn được dung làm nguyên liệu cho các
nhà máy sản xuất rượu, cồn, tinh bột, dầu ngô, bánh kẹo…Từ ngô, người ta đã sản
xuất ra khoảng 670 mặt hàng khác nhau của các ngành công nghiệp, lương thực
thực phẩm, công nghiệp dược, làm đệm hay đồ trang trí mỹ nghệ. Ở Việt Nam, tỷ
lệ ngơ sử dụng cho mục đích này khoảng 5 – 10% (Ngơ Hữu Tình, 1997).
2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, SỬ DỤNG NGƠ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở
VIỆT NAM
2.2.1. Tình hình sản xuất ngơ trên thế giới
+ Những thành tựu
Từ những năm đầu thế kỷ 21 đến nay đời sống vật chất của con người

không ngừng được nâng cao dẫn đến nhu cầu về lương thực, thực phẩm cũng
ngày một tăng. Trong các cây lương thực cây ngô chỉ xếp thứ ba nhưng lại là
cây trồng cung cấp nguyên liệu chính cho chăn ni hiện nay. Việc sử dụng ngơ
phục vụ cho chăn nuôi cũng như làm lương thực thực phẩm của con người cũng
tăng một cách đáng kể bình qn hàng năm diện tích cũng như năng suất ngơ
thế giới tăng 2,2 % đây là một dấu hiệu tích cực cho người trồng ngô của thế
giới (Arnon, 1974).
Theo số liệu của Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Thế giới (FAO,
2015), sản xuất ngơ thế giới đạt diện tích 183,32 triệu ha, năng suất 56,64 tạ/ha
và sản lượng 1.038,28 triệu tấn. Trong khi đó, lúa mì có diện tích lớn nhất trong
3 cây lương thực chính của nhân loại, với 221,6 triệu ha, nhưng năng suất đạt
thấp nhất 32,89 tạ/ha và sản lượng cũng đạt thấp nhất với 728,96 triệu tấn. Cịn
lúa nước có diện tích 163,24 triệu ha, năng suất đạt 45,38 tạ/ha và sản lượng
đứng thứ 2 với 740,95 triệu tấn (FAO, 2015). Trong hơn 50 năm qua, ngơ là cây
trồng có tốc độ tăng trưởng cao nhất về năng suất và sản lượng trong ba cây
lương thực chủ yếu. Nếu như từ đầu những năm 60 đến cuối những năm 80 của
thế kỷ 20, sản lượng ngơ ln thấp nhất trong 3 cây trồng chính, thì từ năm 1997,
sản lượng ngô đã vươn lên đứng đầu. Và vào năm 2014, với sản lượng vượt 1 tỷ
tấn (1.038,28 triệu tấn), ngô đã chiếm đến hơn 41,39% tổng sản lượng của 3 cây
trồng chính, vượt qua lúa nước đến 40,12% và lúa mỳ đến 42,43%.

5


Bảng 2.1. Tình hình sản xuất ngơ thế giới giai đoạn 1961 – 2014
Diện tích

Năng suất

Sản lượng


(triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)

1961

105,48

19,40

205,00

2004

147,47

49,48

729,21

2005

147,44

48,42

713,91


2006

148,61

47,53

706,31

2007

158,61

49,69

788,11

2008

162,81

50,98

830,34

2009

158,85

51,62


820,00

2010

164,30

51,80

851,17

2011

172,05

51,61

888,01

2012

176,99

49,44

875,10

2013

185,12


55,20

1.016,07

2014

183,32

56,64

1.038,28

Năm

Nguồn: FAO (2015)

Những thành tựu trên của sản xuất ngơ có được, trước hết là nhờ ứng dụng
rộng rãi lý thuyết ưu thế lai trong chọn tạo giống, đồng thời không ngừng cải
thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác. Đặc biệt từ hơn 10 năm trở lại đây, cùng
với những thành tựu mới trong chọn tạo giống lai nhờ kết hợp phương pháp
truyền thống với cơng nghệ sinh học thì việc ứng dụng công nghệ cao trong kỹ
thuật canh tác, phân bón cho cây ngơ đã góp phần đưa sản lượng ngô trên thế
giới tăng lên một cách đáng kể.
+ Những khó khăn và thách thức trong sản xuất ngơ
Khó khăn lớn nhất hiện nay là nhu cầu sử dụng ngô làm lương thực, thực
phẩm cũng như làm nguyên liệu cho các nghành công nghiệp chế biến ngày càng
tăng, trong khi đó diện tích trồng ngơ khơng thể tăng một cách tương ứng. Dân
số cũng như nhu cầu của con người ngày một tăng cao nhưng diện tích sản xuất
ngơ trên thế giới không thể theo kịp tốc độc tăng trưởng này. Diện tích đất nơng

nghiệp chỉ có hạn chúng ta không thể phá rừng để trồng ngô, hay chuyển đồi ồ ạt
các cây trồng khác sang sản suất ngô. Điều đặt ra cấp bách hiện nay là phải tăng
năng suất cũng như chất lượng của cây ngô hiện nay.

6


Nhiều nhà khoa học trên thế giới đã và đang nghiên cứu lai tạo ra các
giống mới có năng suất và khả năng chống chịu tốt thích nghi với nhiều vùng
sinh thái. Trên thế giới hiện nay đã có nước năng suất bình quân trên 1 ha lên tới
hơn 20 tấn như Israel 22,5 tấn/ha. Để có được kết quả này thì ngồi yếu tố giống
ta khơng thể khơng nhắc tới kỹ thuật canh tác. Chỉ có canh tác đúng, khoa học ta
mới có thể phát huy hết tiềm năng năng suất của giống cây trồng.
2.2.2. Tình hình sử dụng ngô trên thế giới
Nhu cầu sử dụng ngô trên thế giới những năm gần đây ngày càng tăng
nhất là Mỹ và Trung Quốc. Đây là hai nước sản xuất cũng như tiêu thụ ngô lớn
nhất thế giới năm 2014, Mỹ sử dụng 30,7%, Trung Quốc sử dụng 24,5 % sản
lượng ngô (USDA, 2014). Với dân số hơn 1,3 tỷ người Trung Quốc hiện nay là
nước có dân số cao nhất thế giới và là nước đang phát triển mạnh nên việc tiêu
thụ một lượng lớn lương thực thực phẩm là điều khơng thể tránh khỏi. Chính vì
vậy Trung Quốc là nơi tiêu lớn các sản phẩm nông nghiệp của các nước Đơng
Nam Á nói riêng và của thế giới nói chung.
Nhu cầu ngô tăng do dân số phát triển nhanh, thu nhập bình quân đầu
người được cải thiện nên việc tiêu thụ thịt, cá, trứng, sữa tăng mạnh, dẫn đến
lượng ngô dùng cho chăn nuôi tăng. Thách thức đặt ra là 80% nhu cầu ngô trên
thế giới tăng (266 triệu tấn) lại tập trung ở các nước đang phát triển, trong khi
đó chỉ khoảng 10% sản lượng ngơ từ các nước cơng nghiệp có thể xuất sang
các nước này. Vì vậy, các nước đang phát triển phải tự đáp ứng nhu cầu của mình
trên diện tích ngơ hầu như khơng tăng (USDA, 2014).


Nguồn: USDA (2014)

Biểu đồ 2.1. Tình hình sử dụng ngô thế giới năm 2014

7


Hiện nay không chỉ ngô phục vụ cho chăn nuôi mới được chú trọng mà
các ngô phục vụ trực tiếp cho con người ngày một nhiều và đa dạng như ngô nếp,
ngô ngọt, ngô rau. Đây là các sản phẩn ăn tươi nên năng suất cao, hàm lượng
chất dinh dưỡng lớn cho con người. Ở một số nước Mỹ Latinh, châu Phi và
Trung Quốc ngơ đường cịn được sử dụng dưới dạng huyền phù của bột ngô làm
thức uống hàng ngày. Bên cạnh đó, ngơ khơng chỉ là ngun liệu chính cho các
nhà máy thức ăn chăn ni gia súc tổng hợp mà còn là nguyên liệu cho các nhà
máy sản xuất bánh kẹo, cồn, tinh bột dầu…Người ta đã sản xuất ra khoảng 670
mặt hàng khác nhau của các nghành công nghiệp lương thực thực phẩm và công
nghiệp nhẹ (Ngơ Hữu Tình, 2003).
Những năm gần đây cụm từ xăng sinh học khơng cịn xa lạ với nhiều
người dân của các nước trên thế giới. Việc sử dụng xăng sinh học sẽ góp phần
giảm lượng khí CO2 thải ra mơi trường, giảm hiệu ứng nhà kính cho thế giới.
Chính vì vậy việc sản xuất ethanol đang phát triển mạnh và ngô là cây trồng
được chọn là nguồn cung cấp nguyên liệu chính cho việc sản xuất này. Theo
thống kê của Bộ Nông Nghiệp Mỹ, nhu cầu sử dụng ngô cho công nghiệp chế
biến ethanol năm 2005 – 2006 là 40,6 triệu tấn, năm 2008 – 2009 là 50,5 triệu
tấn, năm 2010 – 2011 là gần 100 triệu tấn và dự báo đến năm 2020 là khoảng 200
triệu tấn cho công nghiệp chế biến ethanol (USDA, 2014).
2.2.3. Tình hình sản xuất và sử dụng ngô tại Việt Nam
Những năm gần đây kinh tế Việt Nam không ngừng phát triển nhu cầu ăn
uống của con người cũng tăng mạnh, việc sử dụng lúa gạo có khuynh hướng
giảm khơng tăng mạnh như nhiều năm trước. Thay vào đó là việc sử dụng các

loại thực phẩm khác thay thế cơm trong bữa ăn hàng ngày như thịt, cá và các sản
phẩm từ sữa. Vì vậy cây ngô ngày càng được chú trọng phát triển ở nước ta. Với
điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng mưa lớn nên cây ngô gần như được
trồng khắp cả nước từ Bắc tới Nam.
+ Những thành tựu đã đạt được trong lĩnh vực sản xuất ngô
Năng suất ngô Việt Nam đến cuối những năm 1970 chỉ đạt trên 10 tạ/ha
với diện tích trên 200.000 ha. Đầu những năm 1980, Việt Nam đã đưa nhiều
giống ngô cải tiến vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất lên gần 1,5 tấn/ha
vào đầu những năm 1990.
Sau năm 1990, sản xuất ngơ của nước ta thực sự có những bước tiến quan
trọng với việc sử dụng giống ngô lai và áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác

8


mới. Nếu như vào năm 1991, giống ngô lai ở Việt Nam chỉ mới được sử dụng
chưa đến 1% diện tích, từ năm 2008 giống lai chiếm trên 95% trong tổng số hơn
1 triệu ha. Năm 2015, diện tích ngơ nước ta đạt 1.179,3 nghìn ha, năng suất 4,48
tấn/ha và sản lượng là 5,28 triệu tấn. Là năm có diện tích và sản lượng cao nhất
từ trước tới nay (Tổng cục Thống kê, 2015). So với năm 1990, khi chưa trồng
giống lai, thì diện tích tăng 2,6 lần nhưng sản lượng tăng đến gần 8 lần nhờ năng
suất tăng gần 3 lần. Kết quả trên có được là nhờ ứng dụng nhanh các thành tựu
trong chọn giống ưu thế lai (ƯTL) và các biện pháp canh tác phù hợp. Hàng loạt
các vật liệu mới được thu thập và sử dụng để tạo ra các dòng thuần ưu tú, các
giống lai đa dạng về thời gian sinh trưởng, khả năng thích ứng, năng suất khá đã
được chọn tạo và đưa vào sản xuất. Tuy nhiên, sản xuất ngô ở nước ta cũng như
trên thế giới đang đứng trước những thách thức to lớn do sự biến đổi khí hậu gây
ra. Chính vì vậy, việc tạo ra các vật liệu với các khả năng đặc biệt như chịu môi
trường bất thuận (hạn, chua, mặn, úng, rét, nhiệt độ cao...), đồng thời có khả năng
kết hợp cao,… nhằm tạo ra các giống có năng suất cao ổn định đang được các

chương trình chọn tạo giống ngô trên thế giới quan tâm.
Bảng 2.2. Sản xuất ngô Việt Nam giai đoạn năm 1975 - 2015
Năm
1975
1980
1985
1990
1995
2000
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015

Diện tích
(nghìn ha)
276,6
389,6
392,2
431,8
556,8
730,2
1.052,6

1.033,1
1.096,1
1.125,9
1.086,8
1.126,9
1.112,5
1.156,4
1.172,6
1.177,5
1.179,3

Năng suất
(tạ/ha)
10,4
11,0
14,9
15,5
21,3
27,5
36,0
37,3
39,3
40,2
40,8
40,9
43,1
43,0
44,3
44,1
44,8


Sản lượng
(nghìn tấn)
278,4
428,8
584,9
671,0
1.184,2
2.005,9
3.787,1
3.854,6
4.303,2
4.531,2
4.431,8
4.606,8
4.835,7
4.974,5
5.194,4
5.191,7
5.281,0

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2015)

9


+ Những khó khăn trong sản xuất ngơ tại Việt Nam
Những năm gần đây được sự quan tâm của nhà nước ngành sản xuất ngô
đã đạt được rất nhiều kết quả khả quan nhưng sản xuất ngô nước ta vẫn còn rất
nhiều vấn đề cần giải quyết:

- Thứ nhất: Năng suất vẫn thấp hơn so với trung bình thế giới (đạt khoảng
82%) và rất thấp so với năng suất thí nghiệm.
- Thứ 2: Giá thành sản xuất còn cao.
- Thứ 3: Sản lượng chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước đang
tăng lên rất nhanh và hàng năm vẫn phải nhập một lượng ngô rất lớn để phục vụ
cho chăn ni.
- Thứ 4: Sản phẩm từ ngơ cịn đơn điệu.
- Thứ 5: Công nghệ sau thu hoạch chưa được chú ý đúng mức, việc cơ
giới hóa trong nơng nghiệp cịn chưa cao nên thất thốt sau thu hoạch rất lớn.
Hiện nay, nhiều vấn đề đặt ra cho ngành sản xuất ngơ thế giới nói chung
và nước ta nói riêng như: khí hậu tồn cầu đang biến đổi phức tạp, đặc biệt là hạn
hán, lũ lụt ngày càng nặng nề hơn, nhiều đối tượng sâu, bệnh hại mới xuất hiện,
sản xuất ngơ ở nhiều nơi đang gây nên tình trạng xói mịn đất, rửa trơi dinh
dưỡng, giá nhân cơng ngày càng cao, cạnh tranh gay gắt giữa ngô và các cây
trồng khác.
Với công tác tạo giống, bộ giống ngô thực sự chịu hạn và các điều kiện
bất thuận khác như đất xấu, chua phèn, kháng sâu bệnh, có thời gian sinh trưởng
ngắn đồng thời cho năng suất cao ổn định,... nhằm nâng cao năng suất và hiệu
quả cho người sản xuất vẫn chưa nhiều. Đặc biệt các biện pháp kỹ thuật canh tác,
mặc dù đã được cải thiện nhiều song vẫn chưa đáp ứng được đòi hỏi của giống
mới. Trong đó, một số vấn đề đáng chú ý như khoảng cách, mật độ, phân bón,
thời vụ, phịng trừ sâu bệnh và cỏ dại, bảo quản sau thu hoạch chưa được quan
tâm đúng mức .
2.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ MẬT ĐỘ VÀ PHÂN BĨN CHO NGƠ
TRÊN THẾ GIỚI
2.3.1. Kết quả nghiên cứu về mật độ trồng ngô trên thế giới
Tạo giống chịu mật độ cao là một trong những mục tiêu quan trọng của
các nhà tạo giống ngô. Bằng nhiều phương pháp người ta đã không ngừng cải
thiện được mật độ trồng ngô trên thế giới. Theo Hallauer (1991), Banzinger et al.


10


(2000) và nhiều tác giả khác, các giống ngô lai mới tạo ra hiện nay có khả năng
chịu được mật độ cao gấp 2-3 lần so với các giống lai tạo ra cách đây 50 năm và
có tiềm năng năng suất cao hơn hẳn.

Biểu đồ 2.2. Các giống ngô Pioneer 3902 được tạo ra năm 1988 và giống
Pioneer 3851 tạo ra năm 1983, ở mật độ cao ( 8 đến 24 vạn cây/ha) cho năng
suất cao hơn hẳn các giống Pride 5 tạo ra năm 1959 và giống Dekalb 29
được tạo ra năm 1962 (Tollenaar, 1992), và sự sai khác về năng suất giữa
chúng càng rõ. Các giống cho năng suất cao ở mật độ thấp thì cũng cho năng
suất cao ở mật độ cao
Người ta đã nghiên cứu với khoảng cách giữa các hàng từ hơn 30cm đến
hơn 200cm và mật độ từ 0,5 đến 24 vạn cây/ha. Cùng với việc mở rộng các giống
ngô lai và cơ giới hoá, khoảng cách hàng hẹp hơn đã trở nên phổ biến với khoảng
cách cây đều nhau hơn. Stickler (1964) ở Kansas kết luận rằng: với cùng một mật
độ nhưng khoảng cách hàng 51cm cho năng suất tăng 5% so với 102cm ở điều
kiện khô hạn và 6% ở điều kiện có tưới. Rossman and Cook (1966) thu được
năng suất tăng 14% ở khoảng cách hàng 46cm so với 91cm ở Michigan. Colville
(1966), qua 9 thí nghiệm ở Nebraska cho thấy, năng suất hạt tăng 16% ở khoảng
cách hàng 51cm so với 102cm. Stivers et al. (1971), trong thí nghiệm ở Indiana
cho thấy, năng suất tăng 7% ở khoảng cách hàng 51cm và 4% ở khoảng cách
hàng 76cm so với 102cm. Barbieri et al. (2000) ở Argentina đã công bố kết quả
nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách hàng gieo 35 và 70cm với cùng mật độ
7,6 vạn cây/ha ở 2 giống ngô lai DK636 và DK639 trong 2 năm 1996 và 1997
cho thấy: trong điều kiện gieo hàng hẹp (35cm) năng suất cao hơn hẳn so với

11



khoảng cách truyền thống. Widdicombe and Kurt D.Thelen (2002), đã làm thí
nghiệm với 4 giống ngơ khác nhau về thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, kiểu
bắp và góc lá tại 6 địa điểm ở vành đai ngô nước Mỹ, vào năm 1998 – 1999, với
5 mật độ từ 56.000 - 90.000 cây/ha và khoảng cách hàng là 38cm, 56cm và 76cm
đã rút ra các kết luận: năng suất đạt cao nhất ở khoảng cách hàng 38cm và mật độ
90.000 cây/ha. Kết quả nghiên cứu của Sener và cộng sự ở đại học Nebraska
(Hoa Kỳ) cho thấy: năng suất cao nhất (14 tấn/ha) thu được ở khoảng cách hàng
45-50 cm và mật độ 9-10 vạn cây/ha. Hiện nay các vùng ngô lớn của Mỹ, mật
độ trồng phổ biến ở 8 – 8,5 vạn cây/ha và khoảng cách hàng từ 15, 20 và 30inch
(40, 50 và 75cm); nhiều diện tích đươc trồng theo hàng kép với hàng hẹp (1821cm). Nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến sinh trưởng, phát triển
của 4 giống ngô (Suwan -1- SR, ACR97, BR9922-DMRSF2 và
AMATZBRC2WB) tại Nigeria từ tháng 3 đến tháng 12 năm 2008, 2009 chỉ ra
giống BR9922-DMRSF2 có ưu điểm vượt trội với số bắp trên cây là 1,7 ở cả hai
năm 2008 và 2009, chiều dài bắp là 27,7 cm và 26,7 cm. Năng suất hạt thu được
năm 2008 là 47 tạ/ha và 49 tạ/ha trong 2009, số hạt/bắp là 467,7 hạt năm 2008 và
463,9 hạt năm 2009. Khi trồng giống này ở khoảng cách 75 cm x 15cm cho số
bắp/cây cao nhất (1,9 bắp/cây trong cả hai năm 2008, 2009). Năng suất thu được
ở khoảng cách này là 50 tạ/ha trong năm 2008 và 52 tạ/ha trong năm 2009, chiều
dài bắp 18,6cm (năm 2008) và 20,1cm (năm 2009), số hạt/ bắp là 363,0 hạt/bắp
(năm 2008) và 369,0 hạt/bắp (năm 2009) (Enujeke, 2013).
Theo Ahmadi et al. (1993).Mật độ trồng liên quan chặt chẽ với số bắp trên
đơn vị diện tích, số hạt trên bắp và khối lượng hạt do đó ảnh hưởng đến năng
suất.Vì vậy, cần bố trí mật độ gieo trồng hợp lý nhằm khai thác tốt nhất ánh sáng
và nước, dinh dưỡng để đạt được năng suất cao nhất trên một đơn vị diện tích.
Các nghiên cứu ở Liên Xơ cũ và Bun-ga-ri cho thấy, năng suất ngô vẫn
tăng khi tăng mật độ đến trên 10 vạn cây/ha với điều kiện đủ ẩm và dinh dưỡng.
Trường hợp đủ ẩm nhưng khơng bón phân thì càng tăng mật độ năng suất càng
giảm và mật độ tối ưu không vượt quá 4,5 vạn cây/ha.
Việc năng suất tăng ở khoảng cách hàng hẹp so với hàng rộng, đặc biệt ở

mật độ cao, được giải thích là do tiếp nhận năng lượng mặt trời tốt hơn, giảm bốc
hơi nước và hạn chế cỏ dại phát triển do sớm che phủ mặt đất. Denmead et al.
(1962) tính tốn rằng, với cùng mật độ thì năng lượng cho quang hợp sẽ lớn hơn
15 - 20% khi giảm khoảng cách hàng từ 102cm xuống 60cm. Yao và Shaw

12


×