Tải bản đầy đủ (.docx) (92 trang)

(Luận văn thạc sĩ) cứu thời điểm thu hoạch và phương pháp sơ chế dược liệu huyền sâm (scrophularia ningpoensis hemsl )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (678.8 KB, 92 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN HỮU KHÁNH TÂN

NGHIÊN CỨU THỜI ĐIỂM THU HOẠCH VÀ
PHƯƠNG PHÁP SƠ CHẾ DƯỢC LIỆU HUYỀN SÂM

(SCROPHULARIA NINGPOENSIS HEMSL.)

Chuyên ngành:

Công nghệ sau thu hoạch

Mã số:

60.54.01.04

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS.TS. Ngô Xuân Mạnh

2. TS. Trần Thị Liên

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực, khách quan và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, Các thơng tin được trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.



Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Trần Hữu Khánh Tân

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn,
tơi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự
giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính
trọng và biết ơn sâu sắc PGS.TS. Ngô Xuân Mạnh và TS. Trần Thị Liên đã
tận tình hướng dẫn, dành nhiều cơng sức, thời gian và tạo điều kiện cho
tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản
lý đào tạo, Bộ môn Công nghệ Chế biến, Khoa Công nghệ Thực phẩm Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học
tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Viện Dược liệu, Ban lãnh đạo
trung tâm nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội, các bạn đồng nghiệp
trong Viện Dược liệu, trong Trung tâm nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc
Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.


Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên
khuyến khích tơi hồn thành luận văn.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Trần Hữu Khánh Tân

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan................................................................................................................................... i
Lời cảm ơn....................................................................................................................................... ii
Mục lục.............................................................................................................................................. iii
Danh mục các kí hiệu, chữ viết tắt...................................................................................... v
Danh mục bảng............................................................................................................................. vi
Danh mục hình............................................................................................................................. vii
Trích yếu luận văn..................................................................................................................... viii
Thesis abstract............................................................................................................................. ix
Phần 1. Mở đầu.............................................................................................................................. 1
1.1.

Đặt vấn đề......................................................................................................................... 1


1.2.

Mục đích và yêu cầu................................................................................................... 3

Phần 2. Tổng quan....................................................................................................................... 4
2.1.

Xu thế phát triển và thực trạng trồng trọt, thu hái và sơ chế dược liệu
4

2.1.1.

Xu thế phát triển dược liệu ở Việt Nam............................................................ 4

2.1.2.

Thực trạng trồng trọt, thu hái và sơ chế dược liệu ở Việt Nam..........5

2.1.3.

Sơ chế dược liệu và an toàn của dược liệu................................................... 6

2.2.

Tổng quan về cây huyền sâm................................................................................ 9

2.2.1.

Đặc điểm thực vật học............................................................................................... 9


2.2.2.

Nguồn gốc, phân bố và sinh thái....................................................................... 11

2.2.3.

Thành phần hóa học và cơng dụng của vị huyền sâm..........................13

2.2.4.

Chế biến huyền sâm................................................................................................. 14

2.3.

Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về thu hoạch, sơ chế và chế

biến dược liệu sau thu hoạch............................................................................. 15
2.3.1.

Các nghiên cứu trong nước................................................................................. 15

2.3.2.

Các nghiên cứu ngoài nước................................................................................ 22

2.4.

Luận giải và đề xuất những vấn đề cần nghiên cứu.............................. 23

Phần 3. Nguyên vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu.................... 24

3.1.

Nguyên vật liệu............................................................................................................ 24

3.2.

Nội dung nghiên cứu............................................................................................... 24

3.2.1.

Nghiên cứu thời điểm thu hoạch dược liệu huyền sâm....................... 24

iii


3.2.2.

Nghiên cứu các điều kiện công nghệ sơ chế dược liệu huyền sâm
24

3.2.3.

Xây dựng được quy trình cơng nghệ thu hoạch và sơ chế sau thu hoạch

dược liệu huyền sâm............................................................................................... 24
3.3.

Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 24

3.3.1.


Bố trí thí nghiệm.......................................................................................................... 24

3.3.2.

Phương pháp xác định các chỉ tiêu................................................................. 29

3.3.3. Phương pháp ủ dược liệu..................................................................................... 35
3.3.4.

Phương pháp xử lý số liệu.................................................................................... 35

Phần 4. Kết quả và thảo luận................................................................................................ 36
4.1.

Kết quả nghiên cứu về thời điểm thu hoạch cây huyền sâm............36

4.1.1.

Ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch đến năng suất dược liệu cây

huyền sâm...................................................................................................................... 36
4.1.2.

Ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch đến chất lượng dược liệu cây

huyền sâm...................................................................................................................... 37
4.2.

Nghiên cứu về các điều kiện sơ chế dược liệu cây huyền sâm .......38


4.2.1.

Ảnh hưởng của nhiệt độ sấy sơ bộ đến chất lượng dược liệu huyền sâm
38

4.2.2.

Ảnh hưởng của độ ẩm nguyên liệu đem ủ đến chất lượng dược liệu

huyền sâm...................................................................................................................... 42
4.2.3.

Ảnh hưởng của thời gian ngâm ủ đến chất lượng dược liệu huyền sâm
45

4.2.4.

Ảnh hưởng của nhiệt độ sấy khô đến chất lượng dược liệu huyền sâm 49

4.3.

Xây dựng quy trình cơng nghệ thu hoạch và sơ chế huyền sâm. . .52

4.3.1.

Sơ đồ công nghệ thu hoạch và sơ chế dược liệu huyền sâm..........52

4.3.2.


Thuyết minh quy trình.............................................................................................. 53

Phần 5. Kết luận và kiến nghị.............................................................................................. 55
5.1.

Kết luận............................................................................................................................ 55

5.2.

Kiến nghị......................................................................................................................... 55

Tài liệu tham khảo...................................................................................................................... 56


iv


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CT

Công thức

CV%

Hệ số biến động


ĐC

Đối chứng

GACP - WHO

Good Agricultural and Collection Practices

- World Health Organization
LSD%

Sai số thí nghiệm

NSCT

Năng suất cá thể

NSLT

Năng suất thực thu

NSTT

Năng suất lý thuyết

NXB

Nhà xuất bản


TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Yêu cầu giới hạn nhiễm khuẩn...................................................................... 9
Bảng 2.2. Mùi, vị. độ mềm của các mẫu đương quy chế biến khác nhau. 16
Bảng 2.3. Hàm lượng chất tan và tinh dầu trong đương quy chế biến khác nhau. 16
Bảng 2.4. Ảnh hưởng của sơ chế và bảo quản đến chất lượng dược liệu đương
quy Nhật Bản........................................................................................................ 17
Bảng 3.3. Mức cho điểm của từng chỉ tiêu đánh giá............................................ 34
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch đến năng suất dược liệu huyền sâm 36
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch đến chất lượng dược liệu huyền sâm
37

Bảng 4.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ sấy sơ bộ đến số lượng nấm và vi
khuẩn trên dược liệu........................................................................................ 39
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ sấy sơ bộ đến hàm lượng acid cinamic và
chỉ số IC 50 trong dược liệu huyền sâm............................................... 40
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của nhiệt độ sấy sơ bộ đến chất lượng cảm quan của
dược liệu huyền sâm....................................................................................... 41
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của độ ẩm nguyên liệu đem ủ đến chỉ tiêu vi sinh vật có
trong dược liệu huyền sâm.......................................................................... 42
Bảng 4.7.

Ảnh hưởng của độ ẩm nguyên liệu đem ủ đến chất lượng dược liệu huyền sâm
43


Bảng 4.8. Ảnh hưởng của độ ẩm nguyên liệu đem ủ đến chất lượng cảm quan
của dược liệu huyền sâm.............................................................................. 44
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của thời gian ngâm ủ đến chỉ tiêu vi sinh vật có trong
dược liệu huyền sâm....................................................................................... 46
Bảng 4.10. Ảnh hưởng của thời gian ngâm ủ đến chất lượng dược liệu huyền sâm
46

Bảng 4.11. Ảnh hưởng của thời gian ngâm ủ đến chất lượng cảm quan của dược
liệu huyền sâm..................................................................................................... 47
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của nhiệt độ sấy khơ đến chỉ tiêu vi sinh vật có trong
dược liệu huyền sâm....................................................................................... 49
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của nhiệt độ sấy khô đến chất lượng dược liệu huyền sâm
50

Bảng 4.14. Ảnh hưởng của nhiệt độ sấy khô đến chất lượng cảm quan của dược
liệu huyền sâm..................................................................................................... 51


vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Cây và rễ (củ) huyền sâm.................................................................................. 10
Hình 2.2. Dược liệu huyền sâm tươi và khơ................................................................ 12
Hình 2.3. Cấu trúc hóa học của một số chất chính trong huyền sâm...........13
Hình 3.1. Sơ đồ quá trình sơ chế dược liệu huyền sâm sau thu hoạch......26
Hình 4.1. Huyền sâm không ủ và ủ sau 5, 6, 7, 8, 9, 10 ngày .............................. 48
Hình 4.2. Dược liệu huyền sâm ở các hình thức phơi sấy khác nhau..........51
Hình 4.3. Sơ đồ công nghệ thu hoạch và sơ chế dược liệu huyền sâm......52


vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Trần Hữu Khánh Tân
Tên Luận văn: “Nghiên cứu thời điểm thu hoạch và phương pháp
sơ chế dược liệu huyền sâm (Scrophularia ningpoensis Hemsl.)”.
Ngành: Công nghệ sau thu hoạch
Mã số: 60.54.01.04
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp
Việt Nam 1. Mục đích nghiên cứu
Xác định thời điểm thu hoạch và phương pháp sơ chế dược liệu
huyền sâm phù hợp. 2. Phương pháp nghiên cứu
Dược liệu huyền sâm (Scrophularia ningpoensis Hemsl.) được trồng
và thu hoạch tại Sa Pa – Lào Cai.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch tới năng suất và
chất lượng dược liệu huyền sâm.
- Nghiên cứu các điều kiện sơ chế dược liệu huyền sâm :
+ Ảnh hưởng của nhiệt độ sấy sơ bộ tới chất lượng dược liệu huyền sâm.
+ Ảnh hưởng của độ ẩm của huyền sâm trong thời gian ủ tới chất lượng dược liệu.

+ Ảnh hưởng của thời gian ủ tới chất lượng dược liệu huyền sâm.
+ Ảnh hưởng của nhiệt độ sấy sau ủ tới chất lượng dược liệu huyền sâm.
Kết quả thí nghiệm được phân tích ANOVA và kiểm định LSD (5%) để so sánh sự
khác biệt trung bình giữa các cơng thức và sự biến động giữa các lần lặp lại trong cùng
công thức. Các phân tích thống kê sử dụng phần mềm Irristart 5.0 và microsoft excel.

3. Kết quả chính và kết luận
- Đã xác định được thời điểm thích hợp cho thu hoạch huyền sâm

cho năng suất và chất lượng tốt nhất.
Thời điểm thu hoạch phù hợp nhất là khi cây đã ngừng sinh
trưởng, khoảng 50 % lá trên cây bắt đầu chuyển sang già hóa (chuyển úa,
vàng); thu hoạch sau trồng khoảng 185 ngày.
- Đã xác định được các điều kiện sơ chế dược liệu huyền sâm.
Nhiệt độ sấy sơ bộ chuẩn bị cho quá trình ủ là 60oC
Độ ẩm phù hợp cho ủ dược liệu huyền sâm là
50% Thời gian ủ cho chất lượng tốt nhất là 7 – 8
ngày Nhiệt độ sấy đến khô đạt yêu cầu là 60oC

- Đã tổng hợp xây dựng quy trình thu hoạch và sơ chế dược liệu
huyền sâm sau thu hoạch.

viii


THESIS ABSTRACT

Master candidate: Tran Huu Khanh Tan
Thesis title: “Study on harvest time and processing methods on Sc
ningpoensis Hemsl”.

Major: Postharvest technology
Educational organization: Vietnam National University of Ag
1.
ningpoensis Hemsl.
2.

Research Objectives
Determine the optimal harvest time


Materials and Methods
Scrophularia ningpoensis Hemsl. is grown and harvested in Sa Pa
- To study harvest time of Scrophularia ningpoensis Hemsl
+ To study the effect of harvest time on yield and quality of Scr

ningpoensis Hemsl.

- To study the effects of processing conditions on the quality of Sc
ningpoensis Hemsl.

+ The influence of preheating temperature on the quality of Scr
ningpoensis Hemsl.

+ The influence of humidity of Scrophularia ningpoensis Hem
incubation time on the quality.
+ The influence of incubation time on the quality of Scrophularia ningpoen
+ The influence of drying temperature after annealing on the
Scrophularia ningpoensis Hemsl.
Experimental results were analyzed ANOVA and LSD test (5%) to co
average difference between the treatments and the variation between the replicates in the
same treatments. The statistical analysis are used as Irristart 5.0 and Microsoft Excel.
3.

Main findings and conclusions
- Identified the optimal time to harvest of Scrophularia ningpoensis
achieve best quality and productivity:
The most optimal harvest time is when the plants stop growing and w
50% of the leaves begin to turn aging (turn sicken and yellow); harvest at 185 days after
planting.

- Identified processing conditions of Scrophularia ningpoens
Preheating temperature is 600
The optimal humidity of Scrop
50% humidity
Incubation time for the bes
The drying temperature is 600
- Synthesized and constructed harvesting and processing proc
Scrophularia ningpoensis Hemsl.
ix


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong ba thập kỷ qua, thuốc y học cổ truyền, đặc biệt là các loại thuốc chế
từ thảo dược, đã được sử dụng ngày càng nhiều trên tồn thế giới. Tuy nhiên
cũng đã có ngày càng nhiều báo cáo về việc bệnh nhân bị các hậu quả có hại
cho sức khoẻ khi sử dụng các chế phẩm từ thảo dược. Các cuộc phân tích và
nghiên cứu đã cho thấy có nhiều lý do khác nhau dẫn đến những vấn đề này.
Một trong những nguyên nhân chính của các phản ứng có hại đã được báo cáo
liên quan trực tiếp đến chất lượng kém của các loại thuốc từ thảo dược, bao
gồm cả những nguyên liệu thảo dược. Thế nên, người ta cũng đã thừa nhận
rằng việc bảo đảm chất lượng và kiểm tra chất lượng các loại thuốc thảo dược
vẫn chưa được quan tâm đúng mức (Tổ Chức Y Tế Thế Giới, 2003).

Trong vòng hai thập kỉ gần đây, xu hướng quay lại sử dụng các sản
phẩm thuốc có nguồn gốc thảo dược để phòng và trị bệnh trở nên phổ biến.
Dược điển các nước khu vực châu Á như Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc,
Nhật Bản đều có các chuyên luận về dược liệu. Một số chuyên luận dược liệu
cũng đã được đưa vào Dược điển Mĩ, châu Âu... Theo ước tính, 70% dân số
toàn cầu vẫn sử dụng thuốc từ dược liệu trong chăm sóc sức khỏe ban đầu

tại cộng đồng. Vì vậy, tổ chức y tế thế giới đã nhấn mạnh việc đảm bảo chất
lượng của các thuốc này phải dựa trên các kĩ thuật phân tích hiện đại, với
việc sử dụng các chất chuẩn đối chiếu phù hợp.
Đảm bảo chất lượng dược liệu sử dụng trong các bệnh viện, các cơ sở
sản xuất thuốc là một vấn đề quan trọng. Chất lượng dược liệu do nhiều
khâu quyết định từ trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch, chế biến đến bảo quản.
Trong đó, thu hái, sơ chế và bảo quản dược liệu là những khâu cần được
quan tâm và chú trọng để góp phần giữ ổn định cho chất lượng dược liệu.
Đồng thời, mỗi vị dược liệu đều có những đặc tính riêng; Do đó, mỗi loại cây
thuốc cần có biện pháp về thu hái, sơ chế và chế biến riêng.
Ở Việt Nam có hơn 3.800 lồi cây là thuốc trên tổng số 10.600 loài thực vật.
Tổng sản lượng dược liệu trồng ở Việt Nam ước tính hàng năm khoảng 3.000 –
5.000 tấn. Do đó việt Nam được coi là nước có nguồn dược liệu hết sức phong
phú. Tuy nhiên, việc khai thác, trồng trọt bảo quản và sử dụng dược liệu ở
1


nước ta chưa được quan tâm quản lý và đầu tư tương xứng với tiềm
năng. Đồng thời việc sơ chế và chế biến dược liệu thực tế thường không
tiến hành theo quy trình mà theo hướng đơn giản hóa, chủ yếu sử dụng
theo hình thức sản xuất thủ cơng theo kinh nghiệm cổ truyền, tuy nhiên,
đây cũng là điều dẫn đến tổn thất sau thu hoạch cả về lượng và chất.
Với các cây thuốc thì cần thu hái trong mùa hay khoảng thời gian tối ưu để
đảm bảo sản xuất được dược liệu và thành phẩm thảo dược với mức chất lượng
tốt nhất có thể được. Thời điểm thu hái phụ thuộc vào bộ phận dùng của cây
cần. Cần xác định thời điểm tốt nhất để thu hái (mùa hay giờ trong ngày đạt đỉnh
chất lượng), tính theo chất lượng và số lượng của các hợp phần hoạt tính sinh
học hơn là tổng sản lượng thực vật của các bộ phận cây thuốc. Thu hoạch quá
sớm, cây chưa già, củ cịn non, tỷ lệ khơ thấp; thu hoạch q muộn thì chồi mới
mọc lên, tiêu hao mất nhiều dinh dưỡng của củ (Tổ Chức Y Tế Thế Giới, 2003).


Dược liệu huyền sâm là rễ đã phơi hay sấy khô của cây Huyền sâm
(Scrophularia ningpoensis Hemsl.), họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae).
Hiện nay, huyền sâm là một trong những loại dược liệu quý và tiềm năng
được sử dụng chủ yếu trong y học cổ truyền chủ trị các bệnh nhiệt, ngũ tạng
nhiệt, huyết nhiệt, sốt nóng, miệng lưỡi khơ, khát nước, mẩn ngứa, viêm
họng, lở miệng, viêm amidan. Vì vậy mà vị thuốc thường được sơ chế, chế
biến theo các phương pháp cổ truyền. Trên cơ sở về các giá trị sử dụng
dược liệu cây huyền sâm và khả năng phát triển cây thuốc này ở Việt Nam,
năm 2013, Thủ Tướng Chính Phủ đã phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển
dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, theo đó cây Huyền
sâm được quy hoạch trồng tại Lào Cai (Bắc Hà), Sơn La (Mộc Châu) và Lâm
Đồng (Đà Lạt) (Thủ Tướng Chính Phủ, 2013). Để phát triển vùng trồng cây
Huyền sâm một cách bền vững và đảm bảo được chất lượng dược liệu
Huyền sâm trồng theo GACP (Good Agricultural and Collection Practices) với
chất lượng tốt, dược liệu sạch và hiệu quả cho người sử dụng.
Tuy nhiên, theo kiểm tra của Bộ Y tế thì dược liệu huyền sâm trên thị
trường có chất lượng khơng cao thậm chí nhiều mẫu kiểm tra khơng cịn hoạt
chất có tác dụng chữa bệnh, chưa kể cịn chứa nhiều vi sinh vật, hóa chất độc
hại cho người sử dụng. Hơn nữa công nghệ thu hái, sơ chế và chế biến huyền
sâm chưa thống nhất dẫn đến chất lượng dược liệu kém và không ổn định.

2


Để giải quyết những vấn đề nêu trên, nhu cầu nghiên cứu về thu
hoạch, sơ chế, đặc chế huyền sâm để có một quy trình an tồn, tiết kiệm
mà vẫn đảm bảo chất lượng dược liệu là hết sức cần thiết. Chính vì vậy,
chúng tơi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu thời điểm thu hoạch và phương
pháp sơ chế dược liệu huyền sâm (Scrophularia ningpoensis Hemsl.)”.


1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
Mục đích
Xác định thời điểm thu hoạch và phương pháp sơ chế dược
liệu huyền sâm phù hợp.
Yêu cầu
- Xác định được thời điểm thu hoạch huyền sâm cho năng suất
và chất lượng cao;
- Xác định được ảnh hưởng của nhiệt độ sấy sơ bộ tới chất
lượng dược liệu huyền sâm;
- Xác định được ảnh hưởng của độ ẩm nguyên liệu huyền sâm
ủ của tới chất lượng dược liệu;
- Xác định được ảnh hưởng của thời gian ủ tới chất lượng
dược liệu huyền sâm;
- Xác định được ảnh hưởng của nhiệt độ sấy khô tới chất lượng
dược liệu huyền sâm;
- Đề xuất quy trình thu hái, sơ chế dược liệu huyền sâm.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN
2.1. XU THẾ PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG TRỒNG TRỌT, THU HÁI
VÀ SƠ CHẾ DƯỢC LIỆU
2.1.1. Xu thế phát triển dược liệu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, nhu cầu sử dụng đông dược là rất lớn. Theo đánh
giá của Viện Dược liệu năm 1995, nhu cầu dược liệu toàn 4 quốc
khoảng 30 000 tấn, cung cấp cho 145 bệnh viện y học cổ truyền, 242
khoa y học cổ truyền trong bệnh viên đa khoa và khoảng 30.000 lương
y đang hành nghề, ngồi ra cịn cần khoảng 20.000 tấn cho nhu cầu

xuất khẩu (Nguyễn Gia Chấn, 2005); (Nguyễn Thượng Dong, 2009).
Nhiều chế phẩm đông dược đã được nghiên cứu tại các viện nghiên cứu
và chuyển giao kĩ thuật cho các xí nghiệp sản xuất trong nước, như thuốc viêm
gan Haina, thuốc hạ cholesterol máu và hạ huyết áp Ruventat, thuốc chống đái
tháo đường Morantin, thuốc nhỏ mũi Ngũ sắc, thuốc hòa tan sỏi thận Somatan,
Sotinin, thuốc tăng tuần hoàn máu Angelin, thuốc viêm gan phyllantin (Nguyễn
Minh Khởi, 2011). Về nghiên cứu phát triển, hiện nay các công ty đa quốc gia
đang có xu hướng phát triển các dược phẩm có chứa một hoạt chất từ cây
thuốc (tinh chất dược liệu) do các chế phẩm này có giá trị kinh tế lớn hơn nhiều
so với các sản phẩm chứa cao thuốc (extracts) hoặc hợp chất toàn phần chưa
xác định được trong các công thức cổ truyền, kinh điển (Lê Văn Truyền, 2010).
Riêng trong năm 2010, Cục quản lí Dược, Bộ Y tế đã cấp phép nhập khẩu cho
106 chế phẩm từ dược liệu thuộc 15 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Sự phát
triển nhanh chóng các thuốc từ cây cỏ là do xu hướng của các nước phương Tây
nhằm tăng cường tự điều trị, và do lo lắng về tác dụng bất lợi của chế phẩm hóa
dược và sự nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò của thuốc từ dược liệu
trong điều trị các bệnh mạn tính, bệnh thơng thường (Lê Văn Truyền, 2010). Với sự
phát triển của các kĩ thuật phân tích hiện đại, nhiều hoạt chất được tách chiết từ
dược liệu, nghiên cứu xác định cấu trúc và tác dụng dược lí. Kết hợp với cơng nghệ
bào chế, các nhà sản xuất đã cho ra đời những dạng thuốc thuận tiện cho người sử
dụng như viên nén, viên nang, cốm thuốc, trong đó nguyên liệu đầu vào là tinh chất
hoặc cao dược liệu chuẩn hóa có hàm lượng hoạt chất chính xác. Điển hình trong
nhóm này là các chế phẩm viên nén, viên
4


nang cao Bạch quả (Ginkgo biloba), chứa các hoạt chất ginkgo flavnol
glycosides, terpene lactones, bilobalide, ginkgolide A, ginkgolide B, ginkgolide
C; viên tỏi chứa dịch chiết tỏi có hoạt chất chính là allicin, viên nén cao Cúc gai
dài (Cardus marianus) chứa hoạt chất chính là silymarin… (Cục Quản Lí Dược

Bộ Y Tế, 2010). Nhiều hoạt chất chiết xuất từ dược liệu được tinh chế đạt đến độ
tinh khiết có thể sử dụng làm nguyên liệu bào chế thuốc tiêm. Điển hình trong
nhóm này là các chế phẩm thuốc tiêm chứa flavonoid của Ginkgo biloba; thuốc
tiêm chứa paclitaxel phân lập từ cây Taxus Brevifolia (biệt dược; thuốc tiêm
chứa vinblastin phân lập từ cây Vinca rosea… (Trường Đại Học Dược Hà Nội,
2006). Hiện nay, nguồn tài nguyên cây cỏ và tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc là
cơ sở quan trọng để sàng lọc và tìm ra thuốc mới. Hướng nghiên cứu này đang
rất được coi trọng ở các nước có nền y học tiên tiến như Mĩ, Pháp, Nhật Bản,
Trung Quốc (Nguyễn Gia Chấn, 2005).

2.1.2. Thực trạng trồng trọt, thu hái và sơ chế dược liệu ở Việt Nam
Theo kết quả điều tra của Viện Dược Liệu, tính đến 2005 đã ghi nhận được

3948 lồi thực vật và nấm lớn có cơng dụng làm thuốc; 52 lồi tảo biển, 408
lồi động vật và 75 loại khống vật có cơng dụng làm thuốc ở Việt Nam.
Trong tổng số 3948 loài cây thuốc và nấm làm thuốc đã biết, chỉ có khoảng
500 lồi là cây thuốc trồng hay từ các loài cây trồng khác nhưng có bộ phận
được dùng làm thuốc. Song trên thực tế, hiện chỉ có 44 lồi trong tổng số đó
là cây thuốc trồng sản xuất ra hàng hóa (ở các mức độ khác nhau).
Một số cây thuốc có tiềm năng đã được đầu tư và tổ chức thành công các
vùng trồng để tạo nguyên liệu phục vụ trong nước và xuất khẩu, như trồng
Thanh cao hoa vàng, Lão quan thảo, Mã đề, Ngưu tất, Sa nhân, Đương qui Nhật
bản, Lơ hội, Hịe, Sả, Địa liền, Gừng, Tỏi, Cúc hoa, Diệp hạ châu, Trinh nữ hoàng
cung, Kim tiền thảo, Actiso, Râu mèo, Quế, Hồi, Hương nhu trắng, Hương nhu
tía, Bạc hà, Thảo quả, Cốt khí củ, Hoắc hương, Bạch truật, Địa liền, Nga truật,
Nhân trần, Bồ bồ, Thảo quyết minh, Xuyên khung, Mạch môn, Ngải cứu, Xạ can,
Sen, …Bên cạnh đó, nhiều địa phương, cơng ty kinh doanh, các đơn vị nghiên
cứu đã trực tiếp đầu tư, xây dựng vùng trồng một số loài cây thuốc để tạo nguồn
nguyên liệu cho sản xuất, như: tỉnh Kon Tum và Quảng Nam đầu tư phát triển
Sâm ngọc linh; xây dựng được 7 qui trình trồng 7 cây thuốc trên địa bàn tỉnh

Thanh Hóa tạo nguyên liệu tại chỗ cho sản xuất thuốc: Angelin từ Đương qui
Nhật bản, Morantin từ Mướp đắng, Dihacharin từ Diệp hạ châu đắng, Sotinin
5


chữa sỏi thận, Thập vị bổ cho người cao tuổi và Cốm bổ trẻ em của Viện Dược
liệu; xây dựng vùng trồng Hịe xen canh với cây nơng nghiệp ở Tây nguyên của
Công ty xuất nhập khẩu Y tế II thành phố Hồ Chí Minh; qui hoạch vùng trồng
Tràm (Melaleuca anternifolia) để chưng cất tinh dầu của Trung tâm Nghiên cứu
bảo tồn và phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười; nghiên cứu xây dựng qui trình
trồng cây thuốc theo tiêu chuẩn GAP- WHO 5 loài cây thuốc Đương qui, Actiso,
Ngưu tất, Cúc hoa, Bạch chỉ (Đề tài KC10.02 của Viện Dược liệu; xây dựng vùng
trồng Bạc hà Nhật Bản tại Hưng Yên và Nam Định (Công ty cổ phần Dược
Mediplantex); xây dựng vùng trồng Kim tiền thảo tại Bắc Giang (Công ty OPC);
xây dựng vùng trồng Actiso và Chè dây tại Sa Pa – Lào Cai (Công ty Traphaco);
xây dựng vùng ngun liệu Trinh nữ hồng cung của Cơng ty Dược liệu Trung
Ương II; trồng Đinh lăng ở Ngĩa Trai…Tổng sản lượng dược liệu trồng trọt hàng
năm ước tính khoảng 3000 – 5000 tấn. Trong đó, đáng kể nhất là Thanh cao hoa
vàng (gần 500 tấn/năm), Quế (>300 tấn/năm), Kim tiền thảo (gần 300 tấn/năm),…
Về diện tích trồng một số cây truyền thống như Quế, Cúc hoa, Hồi, Hòe , Kim tiền
thảo, Diệp hạ châu…gần đây đã tăng lên nhiều. Bên cạnh đó, hầu hết các vùng
trồng cây thuốc nhập nội (Bạch chỉ, Xuyên khung, Địa hoàng, Bạch truật, Đương
qui, Huyền sâm, Ngưu tất, Cát cánh, Trạch tả) đã bị mất đi đáng kể. Những loại
dược liệu này đã tái phụ thuộc vào nhập khẩu từ nước ngoài. Cùng với nhiều
loại dược liệu thuốc bắc khác, nâng tổng số khối lượng dược liệu phải nhập nội
từ Trung Quốc lên tới trên 20.000 tấn/năm (Viện Dược Liệu, 2006).

2.1.3. Sơ chế dược liệu và an toàn của dược liệu
Sơ chế và bảo quản dược liệu thường được áp dụng chủ yếu là thủ công
và dựa vào kinh nghiệm của y học cổ truyền và được tổng hợp như sau:

Dược liệu sau thu hoạch → Sơ chế → Đặc chế → Làm khô → Bảo quản
Trong đó, cơng đoạn sơ chế dược liệu sau thu hoạch bao gồm phân loại,

làm sạch (cơ học, côn trùng, nấm mốc…). Tùy theo yêu cầu đặc thù
của dược liệu thì một số cần được đặc chế nhằm giảm thời gian làm
khô, ngăn ngừa hư hỏng do nấm mốc, vi sinh vật mà cịn có tác
dụng khử độc hay giữ lại tối đa những hoạt chất có tác dụng tốt.
Trong cơng tác sơ chế sau thu hoạch thì ngồi các cơng đoạn phân loại,
làm sạch thì sấy là một khâu quan trọng để sơ chế và bảo quản sản phẩm.
Các sản phẩm nông nghiệp muốn được bảo quản tốt thì điều kiện đầu tiên là

6


phải có độ ẩm nhỏ. Nhưng sau khi thu hoạch thì sản phẩm thường có độ ẩm
cao nên cần phải được làm khơ tới độ ẩm thích hợp cho việc bảo quản.

Làm khơ dược liệu là một quy trình kỹ thuật quan trọng, nó ảnh
hưởng khơng những tới hình dạng bên ngồi mà cả tới chất lượng, thành
phần hóa học và tác dụng chữa bệnh của dược liệu. Khi làm khô phải
tăng nhiệt độ từ từ cho nước bên trong kịp thốt ra trước khi lớp ngồi
của dược liệu khơ cứng. Nhiệt độ làm khơ phải thích hợp với từng bộ
phận của của dược liệu như hoa, lá ở 40 - 50 0 C, dược liệu chứa tinh dầu
ở 30 – 400 C, thân, cành, rễ, củ có thể tới 60 - 70 0C. Độ ẩm trung bình chứa
trong dược liệu khoảng 10 - 13% thì mới khơng bị mốc hay lên men.
- Làm khơ bằng khơng khí thường, đây là phương pháp rẻ tiền,

dễ áp dụng nhưng không chủ động về thời tiết.
+ Phơi nắng với dược liệu không bị hỏng do tia nắng mặt trời, thường


áp dụng cho các dược liệu là rễ, thân rễ, cành. Với các bộ phận tế nhị như
hoa, lá phơi nắng nhanh trong vài giờ sau đó tiếp tục phơi trong râm.
+ Phơi trong râm là phương pháp tốt áp dụng với các dược liệu

dễ bị hỏng do ánh nắng mặt trời như dược liệu có tinh dầu, có thể
bó thành từng bó treo lên dây thép. Dược liệu phơi theo kiểu này
vừa giữ được chất lượng vừa giữ được màu sắc.
- Làm khơ bằng khơng khí nóng là phương pháp chủ động, rút ngắn thời
gian làm khô. Thiết bị sử dụng phổ biến thường là máy sấy vỉ ngang hoặc buồng
sấy dạng tuynel. Phương pháp này có ưu điểm là chủ động được trong điều kiện
thời tiết không thuận lợi như mưa hoặc thời tiết ẩm ướt. Trong biện pháp này,
hiện nay diêm sinh được dùng để sấy dược liệu. Phương pháp này cịn gọi là
phương pháp xơng sinh (sấy sinh). Mục đích của việc sấy theo cách này nhằm
làm cho dược liệu có hình thức đẹp và cũng bảo quản được tốt hơn.
- Các phương pháp làm khô khác:
+ Dùng tia hồng ngoại thường áp dụng cho các loại quả, nhưng

khó áp dụng cho các dược liệu chứa clorophyl.
+ Sấy chân không đây là phương pháp sấy rất tốt, thời gian sấy

ngắn, hoạt chất ít bị phá hủy nhưng đắt chỉ áp dụng trong phịng thí
nghiệm khơng đưa vào sản xuất công nghiệp được.
7


+ Làm khô lạnh được áp dụng cho các dịch chiết dược liệu quý (Ban đào
tạo huấn luyện cán bộ dược liệu Trung Quốc, 1965), (Nguyễn Văn Thuận, 2004).

An toàn của dược liệu
Đảm bảo chất lượng dược liệu và nguồn dược liệu an tồn là một

tiêu chí đã được các nhà khoa học đặt ra. "Dược liệu an toàn"; "Dược
liệu sạch" khơng chỉ có ý nghĩa thời thượng mà là hết sức cần thiết.
Nguồn dược liệu an toàn sẽ cho những dược liệu an toàn. An toàn cho
người sử dụng, an tồn cho người ni trồng, chế biến.
Theo Vụ Y Dược cổ truyền (Bộ Y tế): Kết quả lấy mẫu, kiểm nghiệm trên
hơn 400 mẫu dược liệu được lấy tại 70 cơ sở khám bệnh, khoa y học cổ truyền
tại 5 tỉnh/thành phố (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Nam và
Hải Dương) cho thấy, nhiều vị thuốc không đảm bảo chất lượng hiện đang được
sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh. Tính riêng đợt 1, với tổng số 193 mẫu,
đã có tới 66% số mẫu không đạt chỉ tiêu so với tài liệu Dược điển Việt Nam. Kết
quả thanh, kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc năm 2014 tại Viện Kiểm nghiệm
thuốc Trung ương cho thấy, khoảng 8% thuốc Đông dược không đạt chất lượng.
Tình trạng thuốc giả, thuốc kém chất lượng cũng khá phức tạp. Trong 6.069 mẫu
thuốc đông dược - dược liệu được Viện kiểm nghiệm thuốc Trung ương lấy mẫu
để kiểm nghiệm chất lượng thì phát hiện 454 mẫu khơng đạt tiêu chuẩn chất
lượng, chiếm tỷ lệ 7,48% .

Đồng thời trên thưc tế số lượng dược liệu khơng đạt tiêu chí về
giới hạn nhiễm khuẩn chiếm một tỷ lệ cao. Theo Bộ y tế Việt Nam
hướng dẫn việc quản lý giới hạn nhiễm khuẩn như sau:
Thử giới hạn nhiễm khuẩn nhằm đánh giá số lượng vi khuẩn
hiếu khí, nấm, mốc có khả năng sống lại được và phát hiện các vi
khuẩn chỉ điểm y tế có trong thuốc.
Thử nghiệm được áp dụng cho tất cả các dược phẩm gồm cả nguyên
liệu và thành phẩm của các thuốc không tiệt khuẩn trong quá trình sản xuất.

Yêu cầu giới hạn nhiễm khuẩn
Giới hạn nhiễm khuẩn cho các loại thuốc có q trình sản xuất
không tiệt khuẩn như sau:


8


Bảng 2.1. Yêu cầu giới hạn nhiễm khuẩn
Mức

Loại chế phẩm

1

Các chế phẩm dùng cho
bỏng và các vết loét sâu

2

Các chế phẩm dùng tại
chỗ như chữa xưng tấy,
tổn thương, và các màng
nhầy (mũi, họng, tai, âm
đạo ...)

3

Các chế phẩm dùng tại
chỗ cho da như kem bôi,
nước thơm, dầu, dung
dịch, bột...

4


Các chế phẩm dùng uống;
qua trực tràng; thấm qua
da.

5

Các chế phẩm có chứa các
ngun liệu có nguồn gốc
thực vật, động vật khơng
thể xử lí theo qui trình làm
giảm lượng vi khuẩn.

Mẫu khơng có Escherichia coli, Pseudomonas
aeruginosa, Staphylococcus aureus trong 1g(ml)

Nguồn: Bộ y tế (2010))

2.2. TỔNG QUAN VỀ CÂY HUYỀN SÂM
2.2.1. Đặc điểm thực vật học
Huyền sâm (Scrophularia ningpoensis Hemsl.) cịn có các tên
khác như hắc sâm, nguyên sâm, giác sâm, quảng huyền sâm thuộc
họ hoa mõm chó (Scrophulariaceae).
9


Huyền sâm là loài cây thân thảo, sống nhiều năm, cao 1,5 - 2 m. Rễ
củ hình trụ, dài 5 - 12 cm, bên dưới thường phân nhánh, vỏ ngoài màu
vàng xám. Thân thẳng, hình, vng có rãnh dọc, khi non có lơng tơ, về
sau thân nhẵn hoặc có ít lơng tuyến. Lá mọc đối có hình trứng hoặc hình
mũi mác, dài 7 - 20 cm, rộng 3,5 - 12 cm, gốc hình nêm, đầu nhọn vát, rìa

lá có răng cưa, mặt trên lá màu lục sẫm, mặt dưới xanh nhạt có ít lơng.
Cuống lá dài 2 – 4 cm (hình 1.1) (Đỗ Tất Lợi, 2003; Viện Dược Liệu, 2004).
Cụm hoa mọc ở ngọn thân và kẽ lá đầu cành thành chùy to gồm nhiều
xim tán; hoa màu vàng nâu hoặc tím đỏ. Ống tràng hoa hình chén, cánh hình
mơi, chia làm 5 thùy, đài có 5 răng hàn liền, mép mỏng, mặt ngồi có lơng
tuyến, tràng hình chén có môi trên dài hơn môi dưới; nhị 4, 2 dài, 2 ngắn
thối hóa gần như hình trịn. Quả bế đơi hình trứng, dài 8 – 9cm. Hạt nhỏ bé,
nhiều hạt màu đen. Rễ củ to mập nhưng hơi cong, dài độ 10- 20cm, giữa rễ
củ phình lớn, hai đầu củ hơi thon, nói chung mỗi gốc có 4 - 5 củ mọc thành
chùm, lúc tươi vỏ màu trắng hoặc vàng nhạt, sau khi chế biến vỏ ngoài màu
nâu nhạt bên trong màu đen, mềm dẻo (Ban Đào Tạo Huấn Luyện Cán Bộ
Dược Liệu Trung Quốc, 1965), (Viện Dược Liệu, 2004).

Cây ra hoa mùa hè, mùa quả hoa quả: tháng 9 - 10

Hình 2.1. Cây và rễ (củ) huyền sâm

10


2.2.2. Nguồn gốc, phân bố và sinh thái
Chi Scrophularia L. gồm các đại diện là cây thảo hay cây bụi, phân bố ở vùng
ôn đới ấm và cận nhiệt đới. Ở Trung Quốc có một số lồi được dùng làm thuốc như
huyền sâm – S.ningpoensis Hemsl.; S.kakudensis Franch. và S.oldhami Oliv.

Huyền sâm sản xuất ở tỉnh Tứ Xuyên gọi là “Xuyên huyền sâm” hay
“Thổ Huyền sâm” thường trồng vào đầu mùa hạ, đến mùa thu sang năm
thì thu hoạch. Chủ yếu phân bố ở Đạt Huyện, Ôn Giang, Vạn Huyện, Bồi
Lăng. Huyền sâm sản xuất ở tỉnh Triết Giang thuộc loại Quảng huyền
sâm, trồng vào đầu năm thu hoạch vào cuối năm, phân bố ở các huyện

Đông Dương, Tiêu cư. Loại này sản xuất ở các tỉnh Sơn Đông, Hồ Bắc,
Giang Tây, Thiểm Tây, Quý Châu, Cát Lâm, Liêu Ninh. Ở các tỉnh trên
ngồi việc trồng trọt ra, cịn có khai thác cây mọc hoang dại.
Huyền sâm (Scrophularia ningpoensis Hemsl) trồng tại Việt nam được nhập
từ Trung Quốc từ những năm 60. Lúc đầu cây được trồng thử ở Sa pa (Lào Cai);
sau chuyển xuống Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Sìn Hồ (Lai Châu), Phó Bảng - Đồng Văn
(Hà Giang); Pà Cị - Mai Châu (Hịa Bình), Bá Thước (Thanh Hóa)… cây trồng ở
Việt Nam tỏ ra thích nghi với khí hậu của vùng nhiệt đới núi cao từ 1000 đến
1700 m. Huyền Sâm sinh trưởng và phát triển thích hợp nhất ở nhiệt độ 15 –
180C, ở nhiệt độ 00 C và trên 340C cây sống được nhưng phát triển kém, lượng
mưa thích hợp là từ 1500 – 1800 mm/năm, độ ẩm 80%. Cây sinh trưởng và phát
triển mạnh trong vụ xuân hè, ra hoa quả nhiều. Hạt phát tán xuống đất có khả
năng tái sinh khỏe. Ở các vùng trước kia trồng nhiều Huyền sâm như Pà Cị, Phó
Bảng, Tam Đảo… cây đã trở nên hoang dại hóa, mọc lẫn với nhiều loại cây cỏ
khác ở ven rừng, ven đường đi và ở bờ mương rẫy. Cây ưa đất pha cát, màu mỡ,
cao ráo, thoát nước, đất phù sa, đất rừng mới khai phá, không nên trồng ở đất
thịt nặng, thoát nước kém, đất nhiều sỏi đá. Đất trung tính (pH = 6,5 – 7) thích
hợp cho Huyền Sâm sinh trưởng và phát triển tốt (Viện Dược Liệu, 2004).

Dược liệu huyền sâm
Theo dược điển Việt Nam 4, dược liệu huyền sâm là rễ đã phơi hay
sấy khô của cây Huyền sâm (Scrophularia ningpoensis Hemsl.), họ Hoa
mõm chó (Scrophulariaceae). Thu hái khi thân và lá đã tàn héo, loại bỏ
gốc thân và rễ con, rũ sạch đất cát, đem phơi qua, xếp thành đống trong 3
- 6 ngày, rồi phơi hay sấy khơ (Viện Dược Liệu, 2004) (hình 2.2).
11


Hình 2.2. Dược liệu huyền sâm tươi và khơ
Mơ tả

Rễ củ ngun, phần trên hơi phình to, phần dưới thn nhỏ dần, một
số rễ hơi cong, dài 3 - 15 cm. Mặt ngồi màu nâu đen, có nếp nhăn và rãnh
lộn xộn, nhiều lỗ vỏ nằm ngang và nhiều vết tích của rễ con hay đoạn rễ
nhỏ cịn sót lại. Mặt cắt ngang màu đen, phía ngồi cùng có lớp bần
mỏng, phía trong có nhiều vân tỏa ra (bó libe gỗ) . Thể chất mềm, hơi dẻo,
mùi đặc biệt giống như mùi đường cháy, vị hơi ngọt và hơi đắng.

Vi phẫu
Lớp bần có từ 3 - 4 hàng tế bào nhăn nheo, có chỗ bị rách nứt. Mơ
mềm vỏ gồm những tế bào có thành mỏng. Trong mơ mềm có những đám
mơ cứng gồm 1 - 2 tế bào có thành dày xếp rải rác. Libe cấp 2 hình chùy
cấu tạo bởi những tế bào nhỏ xếp đều đặn, bị những tia tủy rộng phân
cách. Gỗ cấp 2 có những mạch gỗ xếp thẳng hàng từ trong ra ngoài, tia
tủy rộng, thành khơng hóa gỗ, ở miền tủy có đám mạch gỗ cấp I.

Bột
Màu nâu đen, vị hơi mặn. Soi kính hiển vi thấy: Nhiều tế bào mơ
cứng riêng lẻ hay tụ thành đám, đa số hình thoi. Mạch gỗ hầu hết là mạch
vạch. Mảnh bần gồm những tế bào nhiều cạnh đều đặn có thành dày.
Mảnh mơ mềm. Tinh bột nhỏ, hình trịn nằm rải rác (Bộ Y Tế, 2002).

12


2.2.3. Thành phần hóa học và cơng dụng của vị
huyền sâm Thành phần hóa học
Rễ huyền sâm có scrophularin, harpagide, harpagoside,
ningpogenin, O - Me catalpol, angorosid C.
Cịn có chất I, chất II; 1 chất có cấu trúc tương tự acetoside,
angoroside A; 2 - (3 - hydroxy - 4 methoxyphenyl), ethyl 1- O - α - L.

rhamnopyranosyl (1→6) - feruloyl (1→4) - α - L. rhamnopyranosyl
(1→3) β - D - glycopyranoside; acid cinamic.

Cinamic acid
Hình 2.3. Cấu trúc hóa học của một số chất chính trong huyền sâm
Nguồn: Viện Dược liệu (2004))
Ngồi ra một số chất khác cũng có trong rễ như alcaloid, đường, steroid,
acid amin (L. asparagin), acid béo (acid oleic, acid stearic), tinh dầu (vết),

caroten, 17 nguyên tố vi lượng.
Tác dụng dược lý
Cao lỏng huyền sâm được thí nghiệm trên tim ếch cơ lập với nồng độ thích
hợp, làm tăng sức co bóp cơ tim và làm chậm nhịp tim. Tiêm tĩnh mạch cho thỏ,
nó có tác dụng gây hạ huyết áp nhẹ, tạm thời và kích thích mạch hơ hấp. Huyền
sâm có tác dụng kháng sinh với nhiều loại vi khuẩn gây bệnh ở da. Khi nghiên
cứu bằng phương pháp lồng cử động, huyền sâm có tác dụng an thần.

Huyền sâm cịn có tác dụng tốt đối với viêm họng mạn tính. Huyền
sâm phối hợp với sâm cau có tác dụng rõ rệt với viêm họng đỏ cấp tính.
13


×