Tải bản đầy đủ (.docx) (121 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá nhu cầu khám chữa bệnh dịch vụ của người dân nông thôn huyện gia lâm thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 121 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ LUYẾN

ĐÁNH GIÁ NHU CẦU KHÁM CHỮA BỆNH
DỊCH VỤ CỦA NGƯỜI DÂN NÔNG THÔN
HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngành:

Kinh tế nông nghiệp

Mã số:

60 62 01 15

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Long Vỹ

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan
và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày… tháng… năm 2017
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Luyến

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi
đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự
giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc cơ giáo TS. Lê Thị Long Vỹ đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý
đào tạo, Bộ mơn Phân tích định lượng, Khoa Kinh tế và phát triển nông
thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q
trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Ủy ban nhân dân huyện
Gia Lâm, nhân dân các xã Đa Tốn, xã Kim Sơn, xã Yên Viên đã tạo điều kiện cho
tơi trong q trình nghiên cứu và thu thập tài liệu phục vụ cho luận văn.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày… tháng… năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Luyến

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan................................................................................................................................ i
Lời cảm ơn................................................................................................................................... ii
Mục lục.......................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt............................................................................................................ vi
Danh mục biểu đồ.................................................................................................................. viii
Danh mục biểu đồ.................................................................................................................. viii
Danh mục sơ đồ..................................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn.................................................................................................................... ix
Phần 1. Mở đầu........................................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................. 3

1.2.1.

Mục tiêu chung............................................................................................................ 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể............................................................................................................ 3

1.3.

Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu............................................4


1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu............................................................................................. 4

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................. 4

1.4.

Những đóng góp mới.............................................................................................. 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá nhu cầu khám chữa bệnh dịch vụ

của người dân nông thôn.....................................................................................5
2.1.

Cơ sở lý luận về đánh giá nhu cầu khám chữa bệnh dịch vụ của người dân

nông thôn...................................................................................................................... 5
2.1.1.

Các khái niệm liên quan đến nhu cầu khám chữa bệnh dịch vụ của người dân

nông thôn...................................................................................................................... 5
2.1.2.

Nội dung của việc đánh giá nhu cầu khám chữa bệnh dịch vụ...........9


2.1.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu khám chữa bệnh dịch vụ của người dân

nông thôn.................................................................................................................... 11
2.2.

Cơ sở thực về đánh giá nhu cầu khám chữa bệnh dịch vụ của người dân nông

thôn................................................................................................................................ 15
2.2.1.

Thực trạng nhu cầu khám chữa bệnh dịch vụ của một số nước trên thế giới 15

iii


2.2.2.

Thực trạng khám chữa bệnh dịch vụ ở Việt Nam..................................... 17

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 31
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu............................................................................ 31

3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên................................................................................................... 31


3.1.2.

Đặc điểm dân số lao động................................................................................... 32

3.1.3.

Tình hình kinh tế - xã hội..................................................................................... 34

3.2.

Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 36

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu............................................................ 36

3.2.2.

Phương pháp thu thập thông tin...................................................................... 37

3.2.3.

Phương pháp xử lý và tổng hợp dữ liệu...................................................... 39

3.2.4.

Phương pháp phân tích thơng tin................................................................... 39

3.3.


Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu............................................................................ 40

3.3.1.

Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình hộ dân.................................................... 40

3.3.2.

Nhóm chỉ tiêu phản ánh nhu cầu khám chữa bệnh dịch vụ của người dân

nông thơn
3.3.3.

40

Nhóm chỉ tiêu đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu KCB dịch vụ.......40

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận.................................................................... 41
4.1.

Đánh giá nhu cầu khám chữa bệnh dịch vụ của người dân nông thôn huyện
41

4.1.1.

Thực trạng mắc bệnh và cách xử lý khi bị bệnh của hộ điều tra......41

4.1.2.

Loại hình dịch vụ khám chữa bệnh................................................................. 43


4.1.3.

Sự hài lòng của người dân đối với khám chữa bệnh dịch vụ............44

4.1.4.

Đánh giá nhu cầu khám chữa bệnh dịch vụ của hộ điều tra...............52

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu khám chữa bệnh dịch vụ của người dân

nông thôn.................................................................................................................... 64
4.2.1.

Yếu tố khách quan.................................................................................................. 64

4.2.2.

Yếu tố chủ quan....................................................................................................... 69

4.2.3.

Yếu tố tâm lí............................................................................................................... 71

4.3.

Các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức và nhu cầu khám chữa bệnh dịch vụ


cho người dân nông thơn................................................................................... 74
4.3.1.

Thúc đẩy xã hội hóa trong khám chữa bệnh.............................................. 74

iv


4.3.2.

Nâng cao nhận thức của người dân nông thôn trên địa bàn huyện về KCB

DV................................................................................................................................... 78
Phần 5. Kết luận và kiến nghị............................................................................................. 81
5.1.

Kết luận......................................................................................................................... 81

5.2.

Kiến nghị...................................................................................................................... 82

5.2.1.

Đối với Đảng và Nhà nước.................................................................................. 82

5.2.2.

Đối với các cơ sở Y tế........................................................................................... 83


Tài liệu tham khảo................................................................................................................... 84

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BHYT

: Bảo hiểm y tế

BN

: Bệnh nhân

BQ

: Bình quân

BV

: Bệnh viện

CC

: Cơ cấu


CBYT

: Cán bộ y tế

CSSK

: Chăm sóc sức khỏe

DV

: Dịch vụ

GTSX

: Giá trị sản xuất

KCB

: Khám chữa bệnh

PK

: Phòng khám

RHM-TMH-Mắt

: Răng hàm mặt-Tai mũi họng-Mắt

SL


: Số lượng

TYT

: Trạm y tế

UBND

: Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình dân số và lao động huyện Gia Lâm năm 2013 - 2015. 33
Bảng 3.2. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện Gia Lâm 3 năm 2013-2015. 35
Bảng 3.3. Thu thập thông tin thứ cấp..........................................................................37
Bảng 3.4. Mẫu điều tra hộ.................................................................................................. 38
Bảng 4.1. Các loại bệnh của nhóm hộ điều tra........................................................41
Bảng 4.2. Các phương pháp điều trị............................................................................ 43
Bảng 4.3. Kết quả điều trị.................................................................................................. 43
Bảng 4.4. Các loại hình KCB DV người dân nơng thơn Huyện tham gia....44
Bảng 4.5. Sự hài lịng của của người dân về cơ sở vật chất và khả năng tiếp cận
45

Bảng 4.6. Đánh giá sự hài lòng với yếu tố “Năng lực, trình độ của nhân viên y tế” 46
Bảng 4.7. Đánh giá sự hài lòng với yếu tố “Độ tin cậy và sự minh bạch thông tin khám
chữa bệnh”......................................................................................................... 48
Bảng 4.8. Đánh giá sự hài lòng với yếu tố “Sự cảm thông và thái độ phục vụ của nhân
viên y tế”.............................................................................................................. 49

Bảng 4.9. Đánh giá sự hài lòng với yếu tố “Kết quả cung cấp dịch vụ”.....51
Bảng 4.10. Nhu cầu khám chữa bệnh dịch vụ của người dân nơng thơn....52
Bảng 4.11. Nhu cầu KCB phân theo nhóm tuổi.........................................................54
Bảng 4.12. Nhu cầu KCB phân theo trình độ văn hóa và chuyên môn...........55
Bảng 4.13. Nhu cầu KCB dịch vụ theo nguồn thu nhập chính của hộ............56
Bảng 4.14. Phân bổ mức kinh tế theo thu nhập của hộ gia đình......................57
Bảng 4.15. Nhu cầu KCB DV theo tỷ lệ tham gia BHYT.........................................57
Bảng 4.16. Lựa chọn điểm khám chữa bệnh..............................................................59
Bảng 4.17. Bảng so sánh giá một số dịch vụ KCB DV với KCB BHYT...........61
Bảng 4.18. Khả năng chấp nhận KCB DV so với KCB BHYT..............................62
Bảng 4.19. Khám chữa bệnh dịch vụ tại hệ thống y tế công lập của Huyện
68

Bảng 4.20. Các loại hình KCB DV ở cơ sở y tế cơng lập......................................59
Bảng 4.21. Hệ thống y tế ngồi cơng lập của huyện Gia Lâm............................67
Bảng 4.22. So sánh KCB DV và KCB BHYT trên địa bàn Huyện......................628
Bảng 4.23. Nguồn chi trả cho việc sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh...........69
Bảng 4.24. Lựa chọn khoảng cách đến nơi khám chữa bệnh............................70
Bảng 4.25. Lý do chọn cơ sở khám chữa bệnh........................................................71

vii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Cách xử lý mỗi lần mắc bệnh.................................................................. 42
Biểu đồ 4.2. Đánh giá sự hài lòng với yếu tố “thủ tục khám chữa bệnh” ....48
Biểu đồ 4.3. Đánh giá sự hài lòng với yếu tố “chi phí khám chữa bệnh” .....50

DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1. Tác động của thủ tục KCB tới nhu cầu KCB DV.................................... 48

Hộp 4.2. Nhu cầu khám chữa bệnh dịch vụ khi có BHYT..................................... 59
Hộp 4.3. Đánh giá về hệ thống khám chữa bệnh của Huyện.............................. 69
Hộp 4.4. Tác động của cảnh quan môi trường cơ sở y tế tới nhu cầu KCB DV......73

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Mạng lưới khám chữa bệnh tại Việt Nam.............................................. 20
Sơ đồ 4.1. Quy trình khám chữa bệnh bảo hiểm y tế............................................. 73
Sơ đồ 4.2. Quy trình khám chữa bệnh dịch vụ.......................................................... 75

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Luyến
Tên Luận văn: Đánh giá nhu cầu khám chữa bệnh dịch vụ của người dân
nông thôn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
Ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 60 62 01 15

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp
Việt Nam Nội dung chính của luận văn:
Luận văn nhằm đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu
khám chữa bệnh dịch vụ của người dân nông thôn trên địa bàn huyện Gia Lâm, đề ra
các giải pháp nâng cao nhận thức và nhu cầu khám chữa bệnh dịch vụ cho người dân
nông thôn trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Gồm các mục tiêu cụ thể
như sau: Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về nhu cầu KCB DV của người dân
nông thôn; Đánh giá thực trạng và nhu cầu KCB DV của người dân nơng thơn; Phân
tích các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu KCB DV của người dân nông thôn huyện Gia
Lâm, thành phố Hà Nội; Đề xuất một số giải pháp nâng cao nhận thức và nhu cầu KCB

DV của người dân nông thôn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng: Phương pháp chọn điểm nghiên
cứu: Dựa vào các tiêu chí đánh giá nhu cầu KCBDV của người dân nông thôn như thu
nhập, trình độ học vấn, khoảng cách địa lý chúng tơi chọn 3 xã điển hình được đánh giá là
có sự thay đổi lớn về kinh tế - xã hội trong những năm vừa qua, 3 xã đại diện cho 3 vùng
của Huyện cụ thể là xã Đa Tốn, Kim Sơn, Yên Viên; Phương pháp thu thập thông tin:
Thông tin thứ cấp thu thập thơng qua các luồng chính như các báo cáo, chuyên đề hội
thảo, sách, báo, và từ internet. Thông tin sơ cấp thu thập thông tin sơ cấp từ quá trình
phỏng vấn. Tiến hành chọn 120 mẫu hộ có đi KCB bao gồm cả KCB dịch vụ và KCB thẻ
bảo hiểm để điều tra khảo sát tại 3 xã, mỗi xã 40 hộ theo tỷ lệ hộ khá, hộ trung bình và hộ
nghèo tại một số điểm khám chữa bệnh và đến nhà điều tra một số hộ. Ngoài ra, tiến hành
phỏng vấn trực tiếp cán bộ phòng Y tế Huyện nhằm thu thập một số thơng tin có liên quan
đến cơng tác khám chữa bệnh dịch vụ cho người dân nông thôn của địa phương; Phương
pháp xử lý và tổng hợp dữ liệu; Phương pháp phân tích thơng tin.
Từ các phương pháp nghiên cứu trên, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau: Thứ
nhất, đứng trước chủ trương xã hội hóa trong KCB thì việc xác định đúng nhu cầu KCB của
người dân nông thôn là rất cần thiết. Thứ hai, đề tài đã tìm hiểu thực trạng KCB DV của người
dân ở 3 xã trong huyện Gia Lâm (Đa Tốn, Kim Sơn, n Viên) và các loại hình KCB DV hiện có
trong việc đáp ứng nhu cầu KCB DV của các cơ sở y tế với người dân

ix


nơi đây. Trong số 584 lượt KCB thì người dân tham gia khám đa khoa tổng quát 10 lượt,
khám chuyên khoa: nội khoa 108 lượt, ngoại khoa 64 lượt, sản phụ khoa 57 lượt, RHMTMH-mắt 188 lượt, nhi khoa 157 lượt. Trong đó người dân tham gia KCB DV là 288 lượt,
loại hình khám chuyên khoa nội là nhiều nhất với 78 lượt, loại hình khám đa khoa tổng
qt có số lượng người tham gia ít nhất là 10 lượt. Thứ ba, đánh giá một số yếu tố làm hài
lòng người dân về chất lượng dịch vụ trong KCBDV: yếu tố cơ sở vật chất và khả năng
tiếp cận với cơ sở KCB có tỷ lệ hài lịng là 53,75%; năng lực trình độ chun mơn của nhân
viên y tế hài lòng với 40%; thủ tục KCB 76,25% hài lòng; độ tin cậy và sự minh bạch trong

KCB 37,5% hài lịng; sự cảm thơng và thái độ phục vụ của nhân viên y tế là 56,25% hài
lịng; chi phí khám chữa bệnh 25% hài lòng; kết quả cung cấp dịch vụ 63,75%. Từ đó thấy
được người dân hài lịng cao nhất với yếu tố thủ tục KCB và sự hài lịng thấp nhất với yếu
tố chi phí KCB. Thứ tư, nhu cầu của người dân trong KCB DV theo độ tuổi thì nhóm tuổi 06 tuổi có nhu cầu cao nhất 36,81%; theo trình độ văn hóa, người dân có trình độ văn hóa
càng cao nhu cầu KCB DV càng lớn, nhóm hộ có trình độ văn hóa cấp 3 có nhu cầu lớn
nhất là 43/80 hộ; theo nguồn thu nhập chính của hộ thì hộ có thu nhập từ ngành dịch vụ có
nhu cầu cao nhất 27/29 hộ; phân bổ mức kinh tế theo thu nhập nhóm khá, giàu có nhu cầu
cao nhất 32/40 hộ. Thứ năm, các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu của hộ. Các yếu tố khách
quan: chủ trương xã hội hóa trong KCB, các loại hình KCB DV, số lượng và chất lượng các
cơ sở KCB DV trên địa bàn. Các yếu tố chủ quan: thu nhập và khả năng chi trả viện phí,
yếu tố văn hóa và trình độ học vấn, khoảng cách địa lý, yếu tố tâm lý về chất lượng đội ngũ
cán bộ y tế, về cảnh quan môi trường và thời gian chờ xếp hàng. Thứ sáu,để nâng cao nhu
cầu KCBDV cho người dân cần áp dụng các giải pháp: thúc đẩy xã hội hóa trong KCB
bằng các biện pháp nâng cao vai trò của các cơ sở cung cấp dịch vụ KCN, cải thiện chất
lượng KCB, nâng cao trình độ, chất lượng đội ngũ CBYT; mở rộng mạng lưới KCB DV cả
công lập và dân lập, tổ chức quản lý tốt các hoạt động nhằm thực hiện tốt công tác KCB
DV; nâng cao nhận thức của người dân về những ưu điểm của KCB DV; cải thiện yếu tố
tâm lý cho người dân.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Luyen
Thesis title: Evaluating the damand for medical services of rural residents
in Gia Lam district, Hanoi.
Major: Agricutural economics

Code: 60 62 01 15


Educational organization: Vietnam National University of Agricuture (VNUA)

Main content of thesis
Thesis aims to evaluate the current situation and factors affecting the demand
for medical services of rural residents in Gia Lam district, proposing solutions to raise
awareness and demands on medical examination. This thesis includes these following
specific objectives: systematizing theoretical and practical basis of those medical
demand; assessing the status and the demands; analysising the affecting factors on
those demands in Gia Lam, Ha Noi; proposing serveral solutions to raise awareness
and demands on medical services of residents in Gia Lam.
Research methods being used include: Site Selection Methodology: based on the
criteria for assessing the demand for occupational health care of rural people, such as income,
educational level, geographic distance, we have come to the selection of 3 typical communes, of
which are considered having major economical – social changes in the last few years, that are
Da Ton, Kim Son and Yen Vien. Information collection method: Secondary information is
collected through main streams such as reports, seminars, books, newspapers and the internet.
Primary information collects primary information from the interview process. There were 120
samples of household who went for healthcare, including healthcare services and healthcare
insurance, for surveying in these 3 communes,

40 households each communes based on the proportion of wellbeing (high-medium-low) at
each medical clinics or home-surveying. Additionally, direct interviews with district health
staffs are needed to collect some information related to healthcare service for local people;
Method of data processing and synthesis, method of analyzing information.
From the above research methods, we have come to conclusions as follow: Firstly,
due to socialization policies in healthcare, it is necessary to correctly identify medical
needs of rural people. Secondly, the thesis has met the current need and the available
healthcare services for local people. Out of 548 visits, general checkup are 10 visits,
medical examination: internal checkup 108, external checkup 64, pregnancy 57, dentistry
and ear-nose-throat 188 times, pediatrics 157 times. People using services counted as 288

times with the highest number of internal checkup 78 times, on the other hand, general
check up was the lowest with 10 times. Thirdly, we had evaluated some of the satisfaction

xi


factors for the quality of the service: Facilities and approaching accessibility was 53.75%;
qualification of healthcare officers was 40%; procedures was76.25%; reliability and
transparency 37.5%; sympathy and service attitudes of the medical staff 56.25%; medical
expenses was 25%; service delivery result was 63.75%. Hence, people are satisfied with
the highest satisfaction with the procedure and the lowest satisfaction with the cost factor.
Fourth, those demands based on the age perspective as followed: 0-6 years old took the
highest demand by 36.81% in total; based on educational level, the higher the educational
level, the higher the demand for medical examination and treatment. The third highest level
of education is 43/80 households. According to the main source of income, households
with income from the service sector have the highest demand of 27/29 households;
Distribution of economic level by income group, the rich, the highest demand of 32/40
households. Fifth, factors that affect those demanded were also investigated. Objective
factors were: socialization policies in healthcare services; types of the services; quantity
and quality of local medical facilities. Subjective factors were: incomes and affordability of
healthcare services, educational level, geographical distance, psychological factors
concerned with quality of officers, queuing time and environmental landscape. Finally, in
order to raise the demand for medical treatment for people, it is necessary to apply
measures to promote the socialization of medical examination and treatment by measures
to enhance the role of service provision establishments, improve the quality of medical
examination and treatment, expand the network of public and private healthcare, well
manage activities to healthcare services, raise public awareness about the advantages of
healthcare, improve psychological factors for people.

xii



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam là một đất nước nằm trong khu vực Đông Nam Á, nền kinh tế
trong thời gian qua có rất nhiều đổi mới, Việt Nam đã chủ động mở cửa, hội
nhập kinh tế khu vực và thế giới. Chính vì vậy, xu hướng thị trường hóa ngành
dịch vụ y tế đã có tác động khơng nhỏ đến lĩnh vực dịch vụ y tế ở Việt Nam. Một
trong những biểu hiện của xu thế đó là sự gia nhập của khu vực kinh tế tư
nhân trong việc cung cấp dịch vụ y tế, ngành dịch vụ vốn được cho là ngành
do nhà nước độc quyền cung ứng. Nguyên nhân trực tiếp kéo khu vực kinh tế
tư nhân tham gia vào lĩnh vực này là do dịch vụ y tế công quá tải, không đáp
ứng đước nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Vì vậy mà dịch vụ y tế tư nhân
ở Việt nam xuất hiện ngày càng phổ biến và cạnh tranh mạnh mẽ so với dịch vụ
y tế công. Chủ trương xã hội hóa và đa dạng hóa ngành y tế Việt Nam với việc
coi sự nghiệp chăm sóc sức khỏe là trách nhiệm của cộng đồng và của mỗi
người dân, là trách nhiệm của các cấp ủy đảng và chính quyền, các đồn thể
nhân dân và các tổ chức xã hội, trong đó ngành y tế giữ vai trò nòng cốt đã trở
thành một điều kiện tiền đề quan trọng trong quá trình đổi mới hoạt động cung
ứng dịch vụ y tế ở Việt Nam. Mục tiêu của chủ trương xã hội hóa dịch vụ y tế là
nhằm huy động các nguồn lực (vốn, tài sản, sức lao động, trí tuệ,...) trong tồn
xã hội tham gia đóng góp, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để mọi người dân,
đặc biệt là đối tượng chính sách và người nghèo, người dân nông thôn tiếp cận
được các dịch vụ y tế cơ bản và có chất lượng (Nguyễn Thị Hồng Minh, 2011).

Những năm gần đây, tình trạng ơ nhiễm mơi trường, vấn đề an toàn
thực phẩm và các loại dịch bệnh phát sinh ngày càng phức tạp, nhiều loại
dịch bệnh mới như: SARS, Cúm A/H5N1, H1N1, H7N9; một số dịch bệnh
khác như tay-chân-miệng, sốt xuất huyết … làm cho nhu cầu khám, chữa
bệnh (KCB) của người dân ngày càng tăng cao. Với sự phát triển hiện nay

nhu cầu đòi hỏi về khám chữa bệnh của người dân ngày càng lớn, với chất
lượng cao hơn, trong khi đó khả năng đáp ứng về dịch vụ y tế cơ sở lại
thấp và không phù hợp. Để cho người dân tiếp cận và sử dụng được dịch
vụ y tế thì thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: khoảng cách, giá cả,
tính sẵn có, sự hiểu biết về dịch vụ y tế (Đặng Thị Lệ Xuân, 2011).

1


Với sự đầu tư của Nhà nước, hệ thống y tế cơng đã có nhiều thành tích
trong cơng tác KCB và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tuy nhiên, thực tế cho
thấy hệ thống y tế công không thể đảm đương nổi nhu cầu KCB của người dân
và đã xảy ra tình trạng quá tải ở các cơ sở KCB công lập. Theo thống kê của Bộ
Y tế năm 2011, nước ta chỉ có trung bình 20,5 giường bệnh/ 10000 dân. Đây là
con số quá thấp so với các nước trong khu vực và quốc tế, trung bình tỷ lệ này
trên thế giới là 25, khu vực tây Thái Bình Dương là 33. Công suất sử dụng
giường bệnh của các bệnh viện công lập liên tục gia tăng qua từng năm: năm
2004 công suất sử dụng giường bệnh là 110%; năm 2005: 114,5%; năm 2006:
120%; năm 2007: 123,4%. Với công suất bình quân sử dụng giường bệnh ở
bệnh viện tuyến tỉnh là 123,8% còn ở bệnh viện tuyến Trung ương là 139,2%.
Điển hình tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh, trong khi số giường
thực kê chỉ có 631 giường nhưng số bệnh nhân điều trị nội trú tới 1.807 người
và số ngoại trú 9.510 người. Hậu quả là bệnh nhân phải nằm ghép đơi, ghép ba,
thậm chí là ghép năm. Theo thống kê, trung bình một ngày, một bác sĩ phải
khám cho trên 80 bệnh nhân. Tức là thời gian khám cho một bệnh nhân giảm đi
chỉ còn từ 5-8 phút. Mỗi bác sĩ chuyên khoa phụ trách đến 5 giường bệnh một
lúc. Với thực trạng như vậy, chắc chắn chất lượng điều trị và chăm sóc người
bệnh sẽ không được đảm bảo. Bởi vậy, đẩy mạnh xã hội hóa để huy động
nguồn lực của xã hội phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân tốt hơn là một chủ
trương đúng đắn và cần thiết hiện nay (Bộ Y tế, 2011).

Thời gian qua việc thực hiện chính sách xã hội hóa cơng tác y tế trong
lĩnh vực khám, chữa bệnh tập trung trên ba nội dung chủ yếu: Nhà nước tăng
ngân sách đầu tư và tạo cơ chế để các cơ sở y tế công lập huy động vốn ngoài
ngân sách nâng cấp cơ sở, đầu tư trang thiết bị, mở rộng hoạt động dịch vụ
đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh đa dạng của nhân dân; Huy động các thành
phần kinh tế đầu tư, phát triển các cơ sở y tế ngồi cơng lập; Vận động nhân
dân tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật hoặc tự nguyện chi trả
những chi phí khám, chữa bệnh của mình.
Huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội những năm gần đây đời sống của người
nông dân đã có những bước chuyển biến tích cực. Khi đời sống ngày càng được
nâng cao, kéo theo đó là nhiều căn bệnh nguy hiểm xuất hiện ảnh hưởng đến sức
khỏe của người dân. Chính vì thế, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân cũng
gia tăng. Nhu cầu này không chỉ dừng lại ở việc khám chữa các bệnh thơng
thường, mà nhu cầu này cịn địi hỏi về việc cải thiện đời sống, tăng tuổi thọ, để

2


con người có thể được sống trong một mơi trường trong lành, thoải mái. Tuy
nhiên nhu cầu khám chữa bệnh, đặc biệt là khám chữa bệnh dịch vụ của người
dân nông thôn chưa được đáp ứng đầy đủ, các cơ sở y tế khám chữa bệnh còn
thiếu thốn và chưa đảm bảo theo các tiêu chuẩn quy định của Bộ y tế. Tổ chức
và cung cấp dịch vụ y tế tại tuyến xã còn chưa phù hợp; chưa đồng bộ trong
chính sách viện phí, giá viện phí tăng cao, chi phí cho dịch vụ kỹ thuật cao
cũng rất tốn kém, các dịch vụ khám chữa bệnh chưa phát triển. Do đó việc tạo
điều kiện cho người dân, nhất là những người dân thuộc hộ nghèo tiếp cận
khám chữa bệnh dịch vụ cịn gặp rất nhiều khó khăn.
Thực trạng và nhu cầu khám chữa bệnh dịch vụ của người dân nông thôn
như thế nào? Nhu cầu về khám chữa bệnh dịch vụ của người dân nông thôn trong
huyện ra sao? Những yếu tố gì ảnh hưởng tới nhu cầu khám chữa bệnh dịch vụ

của người dân nông thôn trong huyện? Giải pháp nào để nâng cao nhận thức và
nhu cầu khám chữa bệnh dịch vụ cho người dân nông thôn trong những năm tới?
Để làm rõ hơn một số vấn đề về lý luận và thực tế nhu cầu khám chữa bệnh dịch vụ
của người dân nông thôn tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá nhu cầu khám chữa bệnh
dịch vụ của người dân nông thôn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội” nhằm góp
phần hồn thiện cơ sở lý thuyết về nhu cầu khám chữa bệnh dịch vụ của người
dân nông thôn, thấy được những vấn đề cần quan tâm giải quyết trong việc đáp
ứng nhu cầu khám chữa bệnh dịch vụ của người dân nông thôn, đồng thời đưa ra
những giải pháp nâng cao nhận thức và nhu cầu khám chữa bệnh dịch vụ của
người dân nông thôn ở địa bàn nghiên cứu.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu khám
chữa bệnh dịch vụ của người dân nông thôn trên địa bàn huyện Gia Lâm,
đề ra các giải pháp nâng cao nhận thức và nhu cầu khám chữa bệnh dịch
vụ cho người dân nông thôn trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về nhu cầu khám
chữa bệnh dịch vụ của người dân nông thôn;
-

Đánh giá thực trạng và nhu cầu khám chữa bệnh dịch vụ của người

dân nơng thơn; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu khám chữa
bệnh dịch vụ của người dân nông thôn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội;

3



-

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao nhu cầu khám chữa bệnh

dịch vụ của người dân nông thôn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.

1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề lý luận và thực tiễn về nhu cầu khám chữa
bệnh dịch vụ của người dân nông thôn.
Đối tượng điều tra: Người dân nông thôn trên địa bàn huyện
Gia Lâm, thành phố Hà Nội;
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu nhu cầu khám chữa bệnh
dịch vụ của người dân nông thôn.
-

Phạm vi về không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại

khu vực huyện Gia Lâm, Hà Nội. Trong đó tập trung vào 3 xã đại diện
cho 3 phía của huyện là Yên Viên, Đa Tốn, Kim Sơn.
-

Phạm vi về thời gian: Đề tài điều tra, thu thập tài liệu thứ cấp có liên

quan đến nội dung nghiên cứu qua 3 năm từ năm 2013 đến năm 2015. Số
liệu sơ cấp được điều tra trong năm 2015 và 6 tháng đầu năm 2016.

1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra được nhu cầu khám chữa bệnh dịch
vụ của người dân nông thôn trong huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
Trong các yếu tố ảnh hưởng đã chỉ ra thì yếu tố có ảnh hưởng lớn đến nhu
cầu khám chữa bệnh dịch vụ là yếu tố thu nhập và yếu tố văn hóa của người dân
nơng thơn. Yếu tố thu nhập là yếu tố mang tính quyết định người dân nơng thơn có
tham gia hay khơng tham gia khám chữa bệnh dịch vụ. Nguyên nhân do địa bàn
nghiên cứu là khu vực nông thôn nên điều kiện kinh tế của người dân có phần hạn
chế so với khu vực thành thị. Trong khi khám chữa bệnh dịch vụ lại có mức chi phí
cao hơn so với khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Bên cạnh đó người dân nơng thơn
có nhận thức đúng, hiểu được lợi ích của khám chữa bệnh dịch vụ thì họ mới tham
gia. Đây cũng là đặc thù riêng cho nhóm người dân nơng thơn. Từ đó đề tài đã đưa
ra giải pháp nâng cao nhận thức và cải thiện yếu tố văn hóa của người dân nơng
thơn để họ hiểu biết về sức khỏe, bệnh tật, cách phịng chống bệnh tật, và khi có
bệnh thì lựa chọn cơ sở y tế phù hợp với nhu cầu.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÁNH
GIÁ NHU CẦU KHÁM CHỮA BỆNH DỊCH VỤ CỦA
NGƯỜI DÂN NÔNG THÔN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ NHU CẦU KHÁM CHỮA BỆNH
DỊCH VỤ
2.1.1. Các khái niệm liên quan đến nhu cầu khám chữa bệnh dịch vụ
của người dân nông thôn
2.1.1.1. Khái niệm về nhu cầu
Theo Từ điển bách khoa Việt Nam, 2005: “Nhu cầu là mong muốn của
cá nhân, đơn vị, tổ chức, quốc gia hay quốc tế về một điều gì đó ở hiện tại
và tương lai. Nhu cầu là một trạng thái của nhân cách biểu hiện sự phụ
thuộc của nó vào những điều kiện tồn tại và phát triển cụ thể, là nguồn gốc

ở tính tích cực ở cá nhân, nó thúc đẩy con người hành động, hoạt động”.

Nhu cầu nói một cách cụ thể là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng
của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Tùy theo
trình độ nhận thức, mơi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi
người có những nhu cầu cụ thể khác nhau (Vũ Thị Liên, 2007).
Nhu cầu là yếu tố thúc đẩy con người hoạt động. Nhu cầu càng lớn,
địi hỏi thời gian cấp bách thì khả năng chi phối con người càng cao. Về
mặt quản lý, kiểm sốt được nhu cầu đồng nghĩa với việc có thể kiểm sốt
được cá nhân. Nhận thức có sự chi phối nhất định trong đời sống, nhận
thức cao sẽ có khả năng kiềm chế sự thỏa mãn nhu cầu, điều tiết nhu cầu
cho phù hợp với hoàn cảnh chung và của mỗi cá nhân (Vũ Thị Liên, 2007).
Nhu cầu tự nhiên của con người được chia thành các thang bậc khác
nhau từ ”đáy” lên tới ”đỉnh”, phản ánh mực độ ”cơ bản” của nó đối với sự tồn
tại và phát triển của con người vừa là một sinh vật tự nhiên, vừa là một thực
thể xã hội. Nhu cầu bậc thấp bao gồm: nhu cầu cơ bản; nhu cầu an toàn và nhu
cầu xã hội. Nhu cầu bậc cao bao gồm: Nhu cầu được tơn trọng; nhu cầu tự
hồn thiện và lòng tự trọng; và nhu cầu về quyền sử hữu và tình cảm .
Đánh giá nhu cầu là xem xét xem mức độ mong muốn hay khả năng mong
muốn biến nhu cầu thành hiện thực của cá nhân, đơn vị, tổ chức, quốc gia hay

5


quốc tế ở chừng mực nào. Hay nói cách khác, đánh giá nhu cầu là
xác định những thiếu hụt cần bù đắp và những dư thừa cần xử lý của
cá nhân, đơn vị, tổ chức, quốc gia hay quốc tế để tạo ra môi trường
phát triển thuận lợi (Mai Thanh Cúc, 2009).
2.1.1.2. Khái niệm về khám chữa bệnh
Quốc hội, 2009 đã ban hành Luật khám bệnh, chữa bệnh: Khám bệnh là

việc hỏi bệnh, khai thác tiền sử bệnh, thăm khám thực thể, khi cần thiết thì chỉ
định làm xét nghiệm cận lâm sàng, thăm dị chức năng để chẩn đốn và chỉ
định phương pháp điều trị phù hợp đã được công nhận; Chữa bệnh là việc sử
dụng phương pháp chuyên môn kỹ thuật đã được công nhận và thuốc đã được
phép lưu hành để cấp cứu, điều trị, chăm sóc, phục hồi chức năng cho người
bệnh; Người bệnh là người sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; Người
hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là người đã được cấp chứng chỉ hành nghề
và thực hiện khám bệnh, chữa bệnh; Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là cơ sở cố
định hoặc lưu động đã được cấp phép hoạt động và cung cấp dịch vụ khám
bệnh, chữa bệnh; Cơ sở y, dược tư nhân là cơ sở do cá nhân, hộ gia đình,
doanh nghiệp đăng ký kinh doanh và quản lý điều hành.

Nhu cầu khám chữa bệnh phụ thuộc vào cơ cấu bệnh tật trong cộng
đồng, chịu chi phối bởi một số yếu tố như điều kiện kinh tế xã hội, tôn giáo
khí hậu, địa lý, sinh thái, trình độ khoa học kỹ thuật, tổ chức mạng lưới và
chất lượng dịch vụ y tế, tuổi thọ, giới tính, dân tộc và văn hóa, mức sống,
hiểu biết về sức khỏe của người dân…(Đặng Thị Lệ Xuân, 2011).

2.1.1.3. Khái niệm về dịch vụ
Có nhiều cách định nghĩa về dịch vụ:
Dịch vụ là các hoạt động của con người được kết tinh thành các loại
sản phẩm vơ hình và khơng thể cầm nắm được (Nguyễn Thị Mơ, 2005).
Dịch vụ là toàn bộ các hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó của con
người mà sản phẩm của nó tồn tại dưới hình thái phi vật thể (Hồ Văn Vĩnh, 2006).

Dịch vụ là những hoạt động mang tính xã hội, tạo ra các sản
phẩm hàng hóa khơng tồn tại dưới dạng hình thái vật thể, nhằm thỏa
mãn kịp thời, thuận lợi và hiệu quả hơn các nhu cầu trong sản xuất
và đời sống con người (Nguyễn Thu Hằng, 2004).


6


Theo từ điển Tiếng Việt: Dịch vụ là công việc phục vụ trực tiếp
cho những nhu cầu nhất định của số đơng, có tổ chức và được trả
cơng (Từ điển Tiếng Việt, 2004).
Trong kinh tế học, dịch vụ được hiểu là những thứ tương tự
như hàng hóa nhưng là phi vật chất.
Philip Kotler cho rằng: “Dịch vụ là mọi hành động và kết quả mà
một bên có thể cung cấp cho bên kia và chủ yếu là vơ hình và khơng dẫn
đến quyền sở hữu một cái gì đó. Sản phẩm của nó có thể có hay khơng
gắn liền với một sản phẩm vật chất” (Philip Kotler, 2003).
Việc quan niệm theo nghĩa rộng hẹp khác nhau về dịch vụ, một
mặt tùy thuộc vào trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia trong một
thời kỳ lịch sử cụ thể; mặt khác, còn tùy thuộc vào phương pháp luận
kinh tế của từng quốc gia. Những quan niệm khác nhau sẽ có ảnh
hưởng khác nhau đến chất lượng dịch vụ, đến quy mô, tốc độ phát triển
cũng như tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.

2.1.1.4. Khái niệm về khám chữa bệnh dịch vụ
Dịch vụ y tế là dịch vụ chỉ toàn bộ các hoạt động chăm sóc sức khoẻ
cho cộng đồng, cho con người mà kết quả là tạo ra các sản phẩm hàng hố
khơng tồn tại dưới dạng hình thái vật chất cụ thể, nhằm thoả mãn kịp thời
thuận tiện và có hiệu quả hơn các nhu cầu ngày càng tăng của cộng đồng
và con người về chăm sóc sức khoẻ (Phan Văn Tường và cs., 2012).
Trong phạm vi đề tài này, dịch vụ được xem là những hoạt động cung
cấp, hỗ trợ đáp ứng những nhu cầu cơ bản chung cho mọi người dân và
cộng đồng, do Nhà nước hay các tổ chức, cá nhân đảm nhiệm. Có thể
khẳng định rằng, dịch vụ là một lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, các
sản phẩm dịch vụ tạo ra giá trị và giá trị sử dụng đáp ứng nhu cầu của con

người. Dịch vụ có đặc điểm là lấy con người là đối tượng, trong đó tồn tại
mối quan hệ trực tiếp giữa người được phục vụ và người phục vụ.
Khám chữa bệnh dịch vụ cũng là một hoạt động dịch vụ cung cấp, đáp ứng
nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người dân. Tuy nhiên khám chữa bệnh dịch vụ là
hình thức khám chữa bệnh tự nguyện, theo yêu cầu của người dân với các dịch vụ
y tế vào mục đích chăm sóc sức khỏe hoặc khám chữa bệnh cho bản thân hay
người nhà. Khám chữa bệnh dịch vụ, khám theo yêu cầu, khám điều trị kỹ

7


thuật cao hay khám tự nguyện đều chỉ những tên gọi của việc khám, chữa bệnh
theo nhu cầu của người bệnh. KCB nhằm đáp ứng yêu cầu mỗi người có mong
muốn được hưởng một dịch vụ y tế nhanh chóng hơn, kỹ thuật đặc biệt hoặc
lựa chọn những thầy thuốc có chun mơn cao. Khám chữa bệnh dịch vụ bao
gồm khám chữa bệnh theo yêu cầu tại các cơ sở y tế, khám chữa bệnh tại nhà,
khám chữa bệnh chất lượng cao. Trên thực tế hiện nay, khám chữa bệnh dịch
vụ diễn ra trên các cơ sở y tế ngoài cơng lập,các bệnh viện tư, phịng khám tư,
cùng với đó hệ thống y tế công lập cũng được chia làm hai hình thức là khám
chữa bệnh theo bảo hiểm y tế và khám chữa bệnh dịch vụ (khám chữa bệnh
không bảo hiểm y tế) (Đặng Thị Lệ Xuân, 2011).
Nhu cầu KCB tự nguyện (KCB dịch vụ) là sự đòi hỏi, sự lựa chọn của
bệnh nhân và gia đình bệnh nhân đối với các dịch vụ y tế vào mục đích chăm
sóc sức khỏe hoặc khám chữa bệnh cho bản thân hay người nhà một cách tự
nguyện, phù hợp với điều kiện của họ. Họ sẵn sàng chi trả mức phí sử dụng
các dịch vụ y tế cho nhà cung cấp (bệnh viện, cơ sở y tế tư nhân, các phòng
khám theo yêu cầu...). Ngược lại các nhà cung cấp dịch vụ y tế cần đầu tư nhân
lực, cơ sở hạ tầng, trang bị máy móc, ứng dụng kỹ thuật tiên tiến hiện đại để
đáp ứng nhu cầu đó. Nó phản ánh nhu cầu KCB gắn liền với sự phát triển kinh
tế và trình độ phát triển của xã hội về mọi mặt. Khi ngành Y tế phát triển thì nhu

cầu KCB của nhân dân sẽ càng cao và rất đa dạng (Đỗ Thanh Tùng, 2014).

2.1.1.5. Khái niệm về người dân nông thôn
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2009 đã ra Thông tư số 54 quy định
chung: "Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố,
thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là ủy ban nhân dân xã".

Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp cư dân, trong đó có
nhiều nơng dân. Tập hợp cư dân này tham gia vào các hoạt động
kinh tế, văn hóa-xã hội và mơi trường trong một thể chế chính trị nhất
định, và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác.
Khái niệm người dân có cách gọi khác là dân cư, dân số hay
nhân dân được định nghĩa như sau:
Quan niệm về nhân dân ta được Hồ Chí Minh nêu ra ngay từ những năm
tháng đầu tiên của chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hồ và quan niệm đó hồn toàn
phù hợp với cách giải nghĩa từ “nhân dân” trong Đại từ điển Tiếng Việt xuất

8


bản lần đầu vào giữa năm 1998. Ngoài hai từ “nhân dân”, Hồ Chí Minh cịn
gọi nhân dân ta bằng những từ khác nhau. Có lúc Người gọi là “dân” hay
“dân ta”; có lúc Người gọi là “dân chúng” (quần chúng nhân dân). Cách gọi
nhân dân như vậy đã đúng, lại gần gũi, dễ hiểu (Châu Thành, 2015).

Nhân dân là một khái niệm có ý nghĩa chính trị tức là một khái
niệm nói về một xã hội đã phân chia thành giai cấp, thành các tập
đồn người có địa vị và lợi ích khác nhau (Châu Thành, 2015).
Nhân dân khơng đồng nhất với dân cư. Nhân dân là khối người
đông đảo trong dân cư, tức là phần lớn dân cư chứ khơng phải tồn

bộ dân cư (Châu Thành, 2015).
Nhân dân gồm những người thuộc các giai cấp và tầng lớp lao động
khơng bóc lột, trực tiếp sản xuất ra của cải cho xã hội, có khả năng tham
gia giải quyết những nhiệm vụ phát triển tiến bộ xã hội (Châu Thành, 2015).
Nhân dân hay còn gọi là người dân là thuật ngữ chỉ về toàn thể những
con người sinh sống trong một quốc gia, và tương đương với khái niệm dân
tộc. Nhân dân cịn có khái niệm rộng hơn và được sử dụng trong chính trị,
pháp lý, tư tưởng chính trị. Trong lĩnh vực chính trị pháp lý, nhân dân cịn
tương đồng với thuật ngữ cơng dân là những con người mang quốc tịch và
được bảo hộ của một nhà nước nơi họ đang sinh sống và thông thường là
không bao gồm những người trong bộ máy cai trị (Châu Thành, 2015).

Vậy người dân nơng thơn có thể được hiểu họ là bộ phận dân
cư sống ở vùng nông thôn.
2.1.2. Nội dung của việc đánh giá nhu cầu khám chữa bệnh dịch vụ
Nội dung đánh giá nhu cầu khám chữa bệnh của người dân nơng thơn
có nhiều mặt, nhiều yếu tố, có những mối liên hệ và q trình tạo nên nó và có
ảnh hưởng đến quyết định khám chữa bệnh dịch vụ cho người dân nông thôn.

Theo Trần Đăng Khoa (2013) những nội dung đánh giá nhu cầu
khám chữa bệnh dịch vụ của người dân bao gồm:
* Thực trạng bệnh và chữa bệnh của người dân
Sức khỏe là vốn q của mỗi con người, gia đình và tồn xã hội. Vì vậy việc
chăm sóc sức khỏe ln được người dân quan tâm và đầu tư. Hiện nay mơ hình
bệnh tật có nhiều thay đổi - bệnh tim mạch, tiểu đường, xương khớp, ung

9


bướu… gia tăng - nên nhu cầu KCB của người dân cũng tăng cao. Trong

khi đó có rất nhiều loại hình cơ sở y tế khám, chữa bệnh cơng - tư nhân
cùng được phép tồn tại, với những mức độ chất lượng về đội ngũ thầy
thuốc, điều kiện, phương tiện trang thiết bị y tế, cơ sở hạ tầng …khác nhau,
vì vậy việc người dân có nhu cầu lựa chọn cho mình nơi khám, chữa bệnh
phù hợp nhằm hướng tới hiệu quả KCB (Trần Đăng Khoa, 2013).

* Các loại hình dịch vụ khám chữa bệnh
Trong những năm gần đây, Nhà nước đã tăng cường đầu tư qua các chương
trình y tế, mặt khác tình hình kinh tế xã hội có nhiều thay đổi tiến bộ, đời sống
của người dân ngày càng được nâng cao hơn trước, mối quan hệ giữa người
cung ứng và sử dụng các dịch vụ theo phương thức "bên cho" - "bên nhận"
khơng cịn tiếp tục như trước nữa. Song song với việc tồn tại theo phương
thức dịch vụ y tế kiểu cũ thì trong dịch vụ y tế hình thành một quan hệ phục vụ
theo kiểu cơ chế thị trường. Đó là quan hệ giữa một bên là " người bán" và một
bên là "người mua". Đến nay, mọi người đều có quyền lựa chọn dịch vụ KCB
như nhau, nhưng phải trả tiền. Nhà nước chỉ cung cấp các DVYT cơ bản và cho
những đối tượng chính sách, chương trình quốc gia như người nghèo, trẻ em,
bệnh xã hội… . Khả năng lựa chọn DVYT theo nhu cầu lại phụ thuộc vào nhiều
yếu tố, trong đó điều kiện kinh tế, khoảng cách tới cơ sở y tế, các yếu tố tập
quán… Đây là vấn đề khó khăn đối với người nghèo, người dân nông thôn. Sự
mất công bằng trong tiếp cận với DVYT giữa người giầu và người nghèo, nông
thôn với thành thị, miền xuôi và miền núi…. Chỉ có thể giải quyết thơng qua hệ
thống y tế công cộng (Trần Đăng Khoa, 2013).

* Sự hài lòng của người dân về dịch vụ y tế
Việc đánh giá sự hài lòng người bệnh giúp xác định những vấn đề người bệnh
chưa hài lòng khi khám chữa bệnh tại cơ sở y tế để tiến hành cải tiến chất lượng,
đáp ứng sự hài lòng và mong đợi của người bệnh, nâng cao chất lượng phục vụ
bệnh nhân. Sự hài lòng của người dân về dịch vụ y tế: biểu thị thái độ của người
tiếp xúc trực tiếp và sử dụng thực tế dịch vụ y tế đối với cơ sở cung cấp dịch vụ y

tế. Sự hài lòng được đánh giá bằng chính người sử dụng hay bằng ý kiến chung
của người dân với loại hình cung cấp dịch vụ y tế đó. Phạm vi hài lịng của người
dân bao gồm những mặt thái độ của nhân viên y tế, chất lượng cung cấp dịch vụ,
trang thiết bị y tế, kết quả điều trị, giá dịch vụ (Trần Đăng Khoa, 2013).

10


* Nhu cầu khám chữa bệnh dịch vụ của người dân
Từ những năm 80 của thế kỷ trước, cùng với việc cho phép hành nghề y dược
tư nhân, các hình thức khám bệnh dịch vụ đã được mở ra trong các bệnh viện
cơng lập. Đến nay hình thức này đã được phát triển ở hầu khắp các bệnh viện
công với các tên gọi khác nhau: khám bệnh dịch vụ, tự nguyện, theo yêu cầu
hay chất lượng cao và trên các cơ sở y tế ngồi cơng lập. Hình thức cung ứng
dịch vụ này đã đem lại những kết quả đáng kể, được nhiều người, chủ yếu là
những người có khả năng chi trả hoan nghênh. Mặc dù phải chi trả với mức giá
cao hơn, nhưng người bệnh được đối xử tốt hơn, chăm sóc tốt hơn, được lựa
chọn phẫu thuật viên, phòng bệnh, giường bệnh, đăng ký KCB qua mạng, qua
điện thoại, đặc biệt là phòng tránh được phiền hà, không phải chờ đợi lâu,…
(Trần Đăng Khoa, 2013).

2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu khám chữa bệnh dịch vụ
của người dân nông thôn
2.1.3.1. Các yếu tố khách quan
* Xã hội hóa trong cơng tác khám chữa bệnh
Đối với hệ thống cơ sở khám chữa bệnh: việc xây dựng thêm các cơ sở
khám chữa bệnh hoặc bổ sung thêm giường bệnh ở các cơ sở khám chữa bệnh có
sẵn sẽ giúp giải tỏa vấn đề quá tải, hơn nữa việc phát triển cơ sở khám chữa bệnh
sẽ tạo thế cạnh tranh giữa các cơ sở khám chữa bệnh, bắt buộc các cơ sở khám
chữa bệnh phải thường xuyên nâng cao chất lượng phục vụ để thu hút bệnh nhân

của cơ sở mình, đặc biệt là y tế cơ sở ngày càng được củng cố và phát triển; nhiều
dịch bệnh nguy hiểm được khống chế và đẩy lùi; các dịch vụ y tế ngày một đa
dạng; nhiều công nghệ mới được nghiên cứu và ứng dụng; việc cung ứng thuốc và
trang thiết bị y tế đã có nhiều cố gắng hơn trước (Đặng Thị Lệ Xuân, 2011).

Công cuộc đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động khám bệnh,
chữa bệnh; khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển dịch vụ
khám bệnh, chữa bệnh góp phần khơng nhỏ trong việc khuyến khích
người dân tham gia khám chữa bệnh dịch vụ.
* Số lượng và chất lượng các cơ sở KCB dịch vụ
Việc phát triển đội ngũ cán bộ y tế cũng là nhân tố gia tăng một phần của
cung ứng dịch vụ đầu ra, tạo điều kiện cho người bệnh được chăm sóc sức khỏe
tốt hơn. Đội ngũ cán bộ y tế đủ về số lượng, chuyên môn cao, đáp ứng được nhu

11


cầu của người bệnh sẽ thu hút được lượng bệnh nhân đơng và
ngược lại, họ sẽ tìm tới các kênh dịch vụ y tế khác phù hợp hơn.
Chất lượng dịch vụ bao gồm các yếu tố như: Cơ sở vật chất kỹ thuật của
bệnh viện, quy trình khám chữa bệnh, thái độ của nhân viên. Chất lượng chuyên
môn thể hiện qua trình độ chun mơn, thái độ, phác đồ điều trị, các giải thích và
cung cấp thơng tin bệnh án cũng như những hỗ trợ khác của cán bộ y tế đối với
bệnh nhân. Chất lượng dịch vụ, chất lượng chuyên môn khám chữa bệnh cũng ảnh
hưởng đến sử dụng dịch vụ, cùng một giá cả dịch vụ, sự cải thiện chất lượng dịch
vụ sẽ giúp tăng việc sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh và ngược lại. Một trong
những lý do chính khiến người dân sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh là cán bộ y tế
có trình độ chuyên môn tốt, thái độ phục vụ chu đáo (Trần Đăng Khoa, 2013).

Chất lượng KCB thường được đề cập tới ở hai khía cạnh: chất lượng

về mặt chun mơn và chất lượng phục vụ. Chất lượng về mặt chuyên môn
chỉ có bản thân bác sỹ hoặc đồng nghiệp của họ biết được. Chất lượng về
khía cạnh này đã phản ánh ít nhiều qua thực trạng về công tác chuyên môn
ở trên. Cịn đối với người bệnh, họ chỉ có thể đánh giá về chất lượng phục
vụ. Tuy nhiên, chất lượng phục vụ này lại có vị trí khá quan trọng trong
quyết định lựa chọn cơ sở KCB của người dân (Đặng Thị Lệ Xuân, 2011).
Nghiên cứu của Trần Mạnh Tùng (2008) về thực trạng sử dụng dịch vụ
KCB cho trẻ dưới 6 tuổi tại trạm Y tế phường Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội cho
kết quả trong số trẻ bị ốm thì nhóm trẻ dưới 5 tuổi chiếm tỷ lệ 90,9%, các bệnh
về tiêu chảy và hô hấp chiếm đa số 53%. Sự lựa chọn dịch vụ Y tế tại trạm Y tế
phường 24,2%, tuyến trên 39,1%, đến các cơ sở Y tế tư nhân 23,7%. Lý do các
bậc cha mẹ khơng cho con KCB tại trạm là vì khơng tin tưởng vào trình độ
chun mơn của cán bộ Y tế, trạm không đủ thuốc, mức độ bệnh của trẻ nặng,
tự đưa trẻ đi KCB theo ý muốn và nhu cầu của gia đình (Trần Mạnh Tùng, 2008).

Chi phí điều trị thể hiện qua chi phí phù hợp với chất lượng dịch vụ
cơ sở khám chữa bệnh cung cấp, phù hợp với phương pháp điều trị, phù
hợp với thu nhập và phù hợp với sự hài lòng của khách hàng. Chi phí dịch
vụ khám chữa bệnh là vấn đề rất quan trọng, ảnh hưởng lớn trong tiếp cận
và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân. Giá dịch vụ khám
chữa bệnh càng cao thì nhu cầu đối với dịch vụ đó càng thấp. Chi phí cho y
tế cao là một trong những nguyên nhân khiến người dân nghèo khó tiếp
cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh (Vũ Xuân Phú, 2008).

12


×