Tải bản đầy đủ (.docx) (122 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá đặc điểm nông sinh học của các dòng chè mới chọn lọc bằng phương pháp lai hữu tính tại phú hộ phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.11 MB, 122 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN HỒI THU

ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM NƠNG SINH HỌC CỦA CÁC
DỊNG CHÈ MỚI CHỌN LỌC BẰNG PHƯƠNG
PHÁP LAI HỮU TÍNH TẠI PHÚ HỘ - PHÚ THỌ

Chuyên ngành:

Khoa học cây trồng

Mã số:

60.62.01.10

Người hướng dẫn:

1. TS. Nguyễn Đình Vinh

2. TS. Nguyễn Thị Minh Phương

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
-

Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn

này là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.


-

Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã

được cảm ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà nội, ngày 30 tháng 5 năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Hoài Thu

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi
đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự
giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Trước tiên cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy
TS. Nguyễn Đình Vinh – Học viện Nông nghiệp Việt Nam và TS. Nguyễn Thị Minh
Phương – Viện KHKT Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc người đã tận tình chỉ bảo,
hướng dẫn tơi trong suốt thời gian học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Cây công nghiệp và Cây thuốc - Khoa Nông học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu và
phát triển Chè, bạn bè, đồng nghiệp trong Bộ môn Chọn tạo giống Chè đã
giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã ln ở

bên tơi khích lệ để tơi có thể hồn thành luận văn tốt nghiệp này.
Hà nội, ngày 30 tháng 5 năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Hoài Thu

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan................................................................................................................................... i
Lời cảm ơn....................................................................................................................................... ii
Mục lục.............................................................................................................................................. iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................................ v
Danh mục bảng............................................................................................................................. vi
Danh mục đồ thị, sơ đồ.......................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn..................................................................................................................... viii
Thesis abstract............................................................................................................................. ix
Phần 1. Mở đầu.............................................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................... 2

1.3.


Phạm vi nghiên cứu..................................................................................................... 2

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn.............................. 2

1.4.1.

Ý nghĩa khoa học.......................................................................................................... 2

1.4.2.

Ý nghĩa thực tiễn........................................................................................................... 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu....................................................................................................... 3
2.1.

Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài............................................................ 3

2.1.1.

Cơ sở khoa học của đề tài....................................................................................... 3

2.1.2.

Cơ sở thực tiễn của đề tài....................................................................................... 4

2.2.

Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè trong và ngồi nước............................. 4


2.2.1.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới những năm gần đây...4

2.2.2.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè ở Việt Nam............................................. 5

2.3.

Tình hình nghiên cứu chè trên thế giới và ở Việt Nam............................ 6

2.3.1.

Tình hình nghiên cứu chè trên thế giới............................................................ 6

2.3.2.

Tình hình nghiên cứu chè ở Việt Nam............................................................ 14

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu............................................................ 23
3.1.

Địa điểm nghiên cứu................................................................................................. 23

3.2.

Thời gian nghiên cứu................................................................................................ 23


3.3.

Vật liệu nghiên cứu.................................................................................................... 23

3.4.

Nội dung nghiên cứu................................................................................................ 23

3.5.

Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 24

iii


3.5.1.

Thiết kế thí nghiệm.................................................................................................... 24

3.5.2.

Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp xác định................................ 24

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận..................................................................... 30
4.1.

Đặc điểm sinh trưởng, phát triển, năng suất và các yếu tố cấu thành năng

suất của các dịng chè nghiên cứu.................................................................. 30
4.1.1.


Đặc điểm hình thái thân, cành của các dịng chè nghiên cứu..........30

4.1.2.

Đặc điểm hình thái lá của các dịng chè........................................................ 33

4.1.3.

Đặc điểm hình thái búp, khả năng sinh trưởng búp của các dòng chè
35

4.1.4.

Nghiên cứu sinh trưởng sinh thực của các dòng chè..........................41

4.1.5.

Đánh giá mức độ sâu hại của các dòng chè nghiên cứu.....................44

4.1.6.

Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất........................................... 48

4.2.

Nghiên cứu về chất lượng của các dòng chè............................................. 51

4.3.


Đánh giá khả năng nhân giống của các dòng chè................................... 60

Phần 5. Kết luận và kiến nghị.............................................................................................. 65
5.1.

Kết luận............................................................................................................................. 65

5.2.

Kiến nghị.......................................................................................................................... 65

Tài liệu tham khảo...................................................................................................................... 66
Phụ lục.............................................................................................................................................. 70

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BNN

Bộ nông nghiệp

CTV

Cộng tác viên


ĐC

Đối chứng

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KTCB

Kiến thiêt cơ bản

NLN

Nông lâm nghiệp

PTNT

Phát triển nông thôn

TQ

Trung Quốc

v


DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1. Sinh trưởng thân, cành của các dịng chè nghiên cứu (Tuổi 2)

30

Bảng 4.2. Đặc điểm hình thái thân, cành của các dòng chè nghiên cứu. .32
Bảng 4.3. Đặc điểm cấu tạo lá của các dòng chè nghiên cứu (Tuổi 2).......33
Bảng 4.4. Đặc điểm hình thái lá, màu sắc lá của các dòng chè nghiên cứu
34

Bảng 4.5. Đặc điểm hình thái búp của các dịng chè nghiên cứu (Tuổi 2)
36

Bảng 4.6. Đặc điểm cấu tạo búp của các dòng chè nghiên cứu (Tuổi 2). .37
Bảng 4.7. Thời gian sinh trưởng búp của các dòng chè nghiên cứu (Tuổi 2)
38

Bảng 4.8. Động thái tăng trưởng chiều dài búp của các dòng chè nghiên cứu
(Vụ xuân năm 2016)

39

Bảng 4.9. Thời gian hình thành lá của các dịng chè nghiên cứu tuổi 2...40
Bảng 4.10. Đặc điểm nở hoa của các dòng chè nghiên cứu.............................. 41
Bảng 4.11. Đặc điểm cấu tạo hoa của một số dòng, giống chè nghiên cứu
43

Bảng 4.12. Một số lồi sâu bệnh gây hại chính trên các dòng chè nghiên cứu
45

Bảng 4.13. Diễn biến số lượng búp/cây qua các thời vụ của các dòng chè
nghiên cứu............................................................................................................ 48
Bảng 4.14. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng chè

49

Bảng 4.15. Tỷ lệ búp mù xòe của các dòng, giống chè nghiên cứu..............51
Bảng 4.16. Thành phần cơ giới búp chè tôm 3 lá của các dịng nghiên cứu
52

Bảng 4.17. Kết quả phân tích sinh hóa các dòng chè nghiên cứu (Tuổi 2) 53
Bảng 4.18. Kết quả thử nếm chè xanh các dòng chè nghiên cứu (Tuổi 2). 57
Bảng 4.19. Kết quả thử nếm chè đen các dòng chè nghiên cứu...................... 59
Bảng 4.20. Tỷ lệ sống của cành giâm các dòng, giống chè............................... 62
Bảng 4.21. Kết quả giâm hom các dòng chè sau 9 tháng tuổi.......................... 63


vi


DANH MỤC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ
Hình 4.1. Biểu đồ năng suất của các dòng chè nghiên cứu (tuổi 2)...............50

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Hồi Thu
Tên luận văn: Đánh giá đặc điểm nông sinh học của các dịng chè mới
chọn lọc bằng phương pháp lai hữu tính tại Phú Hộ - Phú Thọ.
Ngành: Khoa học cây trồng

Mã số: 60.62.01.10


Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp
Việt Nam Mục đích nghiên cứu
Đánh giá đặc điểm nơng sinh học của các dòng chè mới chọn lọc bằng
phương pháp lai hữu tính, góp phần chọn ra được các giống chè mới năng suất
cao, chất lượng tốt thích hợp cho chế biến chè xanh, chè đen của Việt Nam.

Phương pháp nghiên cứu
Thí nghiệm so sánh một số dịng chè tuổi 2 được bố trí theo
phương pháp khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB), nhắc lại 3 lần.
Kết quả chính và kết luận
Kết quả nghiên cứu, đánh giá cho thấy dòng chè 207, 233 sinh
trưởng khỏe, bật búp sớm, có dạng thân bán gỗ, góc độ phân cành lớn,
cành cấp 1 nhiều, chiều cao cây đạt 80,7 cm và 81,6 cm.
Đánh giá về yếu tố cấu thành năng suất cho thấy dòng 232, 234, 241 có số
búp trên cây nhiều đạt trên 300 búp. Dịng 207, 233 có khối lượng búp lớn đạt 0,64
g/búp đến 0,74 g/búp. Dịng 207, 233 có năng suất cao đạt 3,34 tấn/ha và 3,18 tấn/ha,
tiếp đến là dòng 213, 241 đều cho năng suất cao hơn so với giống đối chứng LDP1.
Xác định được dòng cho chế biến chè xanh chất lượng khá là dòng 207, 238 đạt
điểm thử nếm trên 17,0 điểm, có hương thơm đặc trưng hơn hẳn so với giống đối chứng
LDP1. Dòng 233, 241 thích hợp cho chế biến chè đen với điểm đánh giá đạt 16,8 điểm.

Các dòng chè mới chọn lọc đều ít bị gây hại bởi rầy xanh, cánh tơ,
nhện đỏ so với giống đối chứng LDP1. Đánh giá nhân giống trong vườn ươm
cho thấy dòng 207, 233 sinh trưởng khỏe, chiều cao cây trong giai đoạn
vườn ươm đạt trên 30,0 cm, tỷ lệ sống cao đạt 90%, tỷ lệ xuất vườn trên 70%.

Từ khóa: Chè lai hữu tính, năng suất, chất lượng.

viii



THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Hoai Thu
Thesis title: Assessment of agrobiological characteristics of new tea
varieties selected by cross-breeding method in Phu Ho, Phu Tho Province.
Major: Crop Science

Code: 60.62.01.10

Education organization: Vietnam National University of
Agriculture Research Objectives
The assessment of agro-biological characteristics of new tea varieties
selected by cross-breeding method contributes to createnew high-productivity and
good-quality tea varieties suitable for processing green tea and black tea in Vietnam.

Materials and Methods
The comparative experiments on certain two-year tea varieties were
arranged by full randomized method (RCB) in3 times.
Main findings and conclusions
The result of research methodology shows that thetea variety No 207 and 233
have strong growth, early bud production, semi-wooden trunk, great branching
ability with a lot of level-I branches and height reach 80,7 cm and 81,6 cm.
The assessment of productivity factor shows that tea variety No. 232, 234, 241
have high rate of buds (above 300 buds). Tea variety No. 207 and 233 produces large
bud size, weighting at 0.64 g/bud to 0.74 g/bud. Tea variety No. 207 and 233 have the
highest productivity 3.34 tons /ha and 3.18 tons/ha, followed by variety No. 213 and
241 yielding higher productivitiy than the control variety LDP1.
The tea variety suitable for processing green tea is tea variety No. 207 and 238,
reaching 17.0 tasting points, with more distinctaroma than that of the control variety LDP1.
Tea variety No. 233 and 241 is suitable for processing black tea, at 16.8 tasting points.


The new selected tea varieties are likely to be less harmed by green
hoppers, cockchafer and red spiders than the control variety LDP1. The
assessment of breeding in the nursery shows that variety No.207 and 233
growwell, the tea height in the nursery is over 30.0 cm, the rate of survival
is high (90%) and the percentage of selling plants reaches more than 70%.
Keywords: sexual hybrid tea, productivity, quality.

ix


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cây chè (Camellia Sinensis (L) O. Kuntze) là loại cây công
nghiệp dài ngày đã có lịch sử phát triển từ rất lâu đời (khoảng 5000
năm). Việt Nam là một trong những nước có điều kiện địa lý, khí hậu
nóng ẩm thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây chè.
Hiện nay, trên thế giới sản lượng chè Việt Nam đứng hàng thứ 5, xuất
khẩu đứng thứ 6 trong 10 nước sản xuất chè lớn nhất. Tuy vậy giá trị xuất khẩu
do chè mang lại chưa cao, ước tính khoảng 200 triệu USD chưa tương xứng với
tiềm năng của ngành chè Việt Nam. Một trong những nguyên nhân đó là cơ cấu
giống chè tuy nhiều, nhưng những giống chất lượng tốt lại gặp khó khăn về
năng suất và khả năng chống chịu. Vì vậy, cơng tác đánh giá, chọn lọc các giống
chè được tạo ra bằng phương pháp lai hữu tính ln được trú trọng.
Chúng ta đã và đang sử dụng các phương pháp chọn giống phổ biến trên thế
giới (chọn lọc cá thể, lai tạo, gây đột biến...). Tuy nhiên, công tác chọn tạo giống chè
truyền thống chủ yếu dựa trên phương pháp lai hữu tính có định hướng trên cơ sở
một giống năng suất cao, chống chịu tốt với một giống chất lượng vẫn được xem
trọng nhất vì nó giúp đa dạng hóa nguồn gen, tập hợp được những gen quý vốn có
trên bố mẹ. Tiến bộ mới nhất hiện nay dựa trên phương pháp lai hữu tính đã tạo ra

các giống chè mới vượt trội về chất lượng như giống Hương Bắc Sơn được công
nhận năm 2014 và giống VN15 được công nhận giống sản xuất thử năm 2016.

Như vậy, trong chọn tạo giống chè bằng phương pháp lai hữu
tính, chúng ta đã đạt được những kết quả nhất định. Vì vậy, trong thời
gian tới vẫn duy trì phương pháp lai tạo này kết hợp với phương pháp
đột biến bằng các tác nhân vật lý và tác nhân hóa học, góp phần bổ
sung vào cơ cấu giống chè mới những giống năng suất cao, chất
lượng tốt cho chế biến chè xanh, chè đen và các loại chè đặc sản.
Trong chọn tạo giống chè bằng phương pháp lai hữu tính, chúng ta đã đạt
được những kết quả nhất định. Tuy nhiên trong lựa chọn bố mẹ chúng ta mới chỉ
dựa vào chỉ tiêu định tính là chọn bố mẹ có chất lượng chè xanh, chè Ơlong tốt
đem lai với giống sinh trưởng khoẻ, chống chịu tốt. Hiện nay giống chè chất
lượng tốt của Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản đa phần có hàm lượng axit amin
và đường khử cao, tuy nhiên trồng tại Việt Nam chúng lại sinh trưởng yếu và sâu

1


bệnh nhiều. Vì vậy, chúng tơi đã nghiên cứu tuyển chọn giống chè có chất lượng tốt,
sinh trưởng khỏe sử dụng trong lai hữu tính để tạo ra các dịng, giống chè mới cho
chế biến chè xanh, chè đen góp phần bổ sung vào cơ cấu giống chè Việt Nam.
Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài “Đánh giá đặc điểm nơng sinh học của các
dịng chè mới chọn lọc bằng phương pháp lai hữu tính tại Phú Hộ - Phú Thọ”.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đánh giá đặc điểm nông sinh học của các dòng chè mới chọn lọc bằng
phương pháp lai hữu tính, góp phần chọn ra được các giống chè mới năng suất
cao, chất lượng tốt thích hợp cho chế biến chè xanh, chè đen của Việt Nam.


1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung đánh giá đặc điểm nơng sinh học của 7 dịng
chè mới chọn lọc bằng phương pháp lai hữu tính gồm dịng 207,
213, 232, 233, 234, 238, 241 và giống đối chứng LDP1, chọn ra dịng
chè mới thích hợp cho chế biến chè xanh, chè đen của Việt Nam.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu sẽ thu thập được các thông tin cần thiết
để làm cơ sở cho việc đánh giá, chọn lọc các dòng, giống chè mới
cho sản xuất chè xanh và chè đen hiện nay.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Chọn được những dòng chè sinh trưởng khỏe, năng suất cao, chất
lượng khá, chống chịu sâu bệnh tốt cho chế biến chè xanh, chè đen góp
phần đa dạng hóa các sản phẩm chè phục vụ nội tiêu và xuất khẩu.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Chè là loại cây giao phấn, nếu trồng bằng hạt thì tỷ lệ đồng đều của cây con
rất thấp, có tới 95% cây con khơng giống cây mẹ về các đặc điểm hình thái, các tính
trạng về năng suất và chất lượng. Đây là đặc điểm có ý nghĩa lớn về tính đa dạng
sinh học, là nguồn vật liệu khởi đầu trong công tác chọn tạo giống, đồng thời là điều
chúng ta cần lưu ý trong sản xuất đặc biệt là trong việc nhân giống. Cây chè từ khi
tuyển chọn đến lúc tạo thành giống mới, đưa ra sản xuất cần có thời gian dài. Do đó
các nghiên cứu chè là sự kế thừa và phát triển nối tiếp nhau, từ lựa chọn các cá thể
tốt đến đánh giá khảo nghiệm về năng suất chất lượng và qui trình trồng trọt chế
biến khơng thể tách rời mà phải liên hoàn và kế tiếp nhau. Để chọn lọc các giống chè

mới, các nước áp dụng nhiều phương pháp khác nhau như: Chọn lọc cá thể, chọn
lọc cây đầu dòng, lai hữu tính, nhập nội giống, gây đột biến...Trong đó phương pháp
lai hữu tính và chọn lọc cá thể được chú ý và có nhiều thành cơng nhất theo (Vũ Thị
Thư, Đoàn Hùng tiến và cs., 2001).
Chè là cây lâu năm, có chu kỳ sống rất dài có thể đạt 100 năm hoặc lâu hơn,
chia làm 2 chu kỳ phát triển là: chu kỳ phát triển lớn và chu kỳ phát triển nhỏ.

Chu kỳ phát triển lớn bao gồm suốt cả đời sống cây chè, tính
từ khi nỗn được thụ tinh bắt đầu phân chia đến khi cây chè chết.
Tác giả Nguyễn Ngọc Kính (1979) đã chia chu kỳ phát triển lớn của
cây chè làm 5 giai đoạn: giai đoạn phôi thai, giai đoạn cây con, giai
đoạn cây non, giai đoạn chè lớn, giai đoạn chè già cỗi.
-

Chu kỳ phát triển nhỏ (hàng năm) gồm 2 giai đoạn là sinh trưởng và tạm

ngừng sinh trưởng. Trong giai đoạn sinh trưởng, các loại mầm dinh dưỡng sẽ phát
triển hình thành búp, lá non và những đợt búp chè mới, các mầm sinh thực phát
triển hình thành nụ, hoa và quả. Sinh trưởng dinh dưỡng cũng như sinh trưởng sinh
thực phụ thuộc vào giống, tuổi của cây, điều kiện ngoại cảnh, trình độ quản lý chăm
sóc. Giai đoạn sinh trưởng dài hay ngắn chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện khí hậu,
thời tiết mỗi vùng. Trong giai đoạn tạm ngừng sinh trưởng các bộ phận trên mặt đất
không xuất hiện các lá non mới, song bộ rễ của cây chè lại sinh trưởng để tạo nên
các rễ non mới. Trong điều kiện ở Phú Hộ, cây chè thường bắt đầu sinh trưởng từ
tháng 2 đến tháng 11 và tạm ngừng sinh trưởng từ

3


tháng 12 đến tháng 2 hàng năm.

Khả năng giâm cành của chè phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng
trong đó có 3 yếu tố quan trọng đó là yếu tố giống (khả năng giâm cành
của giống), điều kiện môi trường ngoại cảnh và các biện pháp kỹ thuật.

2.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
Năng suất, chất lượng ngày càng được nâng cao ở trên tất cả các cây
trồng nói chung và cây chè nói riêng. Trong những năm gần đây cây chè đã
trở thành cây trồng chủ lực đối với các tỉnh trung du miền núi phía Bắc và
Tây Nguyên. Việt Nam là một trong 6 quốc gia sản xuất chè lớn nhất thế giới.
Cây chè đã góp phần vào sự phát triển kinh tế đất nước với tổng kim ngạch
xuất khẩu liên tục tăng. Năm 2012 Việt Nam xuất khẩu 160.000 tấn với kim
ngạch 243 triệu USD. Tuy nhiên vị thế chè Việt Nam trên thế giới còn thấp do
giá xuất khẩu chè Việt Nam chỉ bằng 60-70% giá bán bình qn của sản phẩm
chè thế giới. Chính vậy vậy để nâng cao năng suất, chất lượng chè cơng tác
chọn tạo giống đóng vai trị quan trọng.
Dựa trên cơ sở thực tiễn yêu cầu tạo ra những giống chè năng suất, chất
lượng cho chế biến chè xanh chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường trong và
ngoài nước đòi hỏi chúng ta phải lai tạo ra các giống chè mới vượt trội về chất
lượng so với những giống đang có hiện nay. Bên cạnh đó đẩy mạnh sản xuất chè
đen vì chè đen vẫn là sản phẩm được thị trường thế giới ưa chuộng. Việc nghiên
cứu chọn tạo ra những giống cho chất lượng chè đen tốt nhằm mở rộng diện tích
dần thay thế những giống chè cũ năng suất thấp, chống chịu kém là cần thiết.

2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, TIÊU THỤ CHÈ TRONG VÀ NGỒI NƯỚC
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới những năm gần đây
Trong năm 2010, sản lượng chè sản xuất trên toàn thế giới đã vượt
qua con số 4 triệu tấn để đạt mức 4.126.527 tấn. Trong đó Việt Nam là một
trong những nước có sản lượng chè sản xuất đứng thứ 5. Qua thống kê sản
phẩm chè của các nước trên thế giới thì thị phần Châu Á chiếm 83% sản
lượng chè thế giới, tiếp theo là Châu phi chiếm 15% và Nam Mỹ chiếm 2,4%.


Về thị trường tiêu thụ trong giai đoạn gần đây, nhập khẩu chè đen
thế giới ước tính khoảng 1,15 triệu tấn, mức tăng trung bình khoảng
0,6%/năm. Các nước nhập khẩu chính như: Anh, Nga, Pakistan, Mỹ, Nhật
Bản… sẽ chiếm khoảng 60% tổng lượng nhập khẩu chè toàn thế giới.

4


Những thị trường tiêu thụ lớn nhất đối với sản phẩm chè xanh
và chè đen là: Thị trường Nga (đã nhập khẩu trên 174.000 tấn,
Pakistan nhập khẩu 126.170 tấn, Hy Lạp nhập khẩu 81.700 tấn, Iran
nhập khẩu 62.000 tấn, và Morocco nhập khẩu 58.000 tấn).
Ngồi ra cịn có các chi nhánh bán lẻ ở thị trường Mỹ và Canada
với tổng số lượng chè nhập khẩu lên tới 144.000 tấn, Vương quốc Anh
là 126.000 tấn, và EU với tổng số lượng chè nhập khẩu là 128.000 tấn.

2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè ở Việt Nam
Sau năm 1990 do biến động tại thị trường Liên Xô cũ và Đông Âu sản
xuất chè ở Việt Nam gặp nhiều khó khăn, thị trường truyền thống (Liên Xô và
Đông Âu) giảm sút, thị trường mới chưa được mở ra hoặc công nghệ chưa
kịp đổi mới nên chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường mới (Tây Âu).

Từ năm 1995 trở lại cùng với sự đổi mới về quản lý ngành chè,
nhiều hình thức liên doanh, liên kết được hình thành (với các nhà sản
xuất Nhật Bản, Đài Loan, Bỉ...) cơ chế quản lý được đổi mới, nhiều
công nghệ tiên tiến được đầu tư, đã khắc phục và phát triển ngành chè
trở lại, diện tích, năng suất, sản lượng và giá trị xuất khẩu chè ngày
càng tăng. Đến nay, cây chè đã thực sự là cây trồng mũi nhọn, là cây
trồng chiến lược của vùng Trung du miền núi phía Bắc và Tây Ngun.

Việt Nam có diện tích trồng chè dao động khoảng 126.000 –
133.000 héc ta và thu hút khoảng 2 triệu lao động. Trong năm 2011 cả
nước có diện tích trồng chè là 133.000 ha; sản lượng (thô) đạt 888.600
tấn; sản lượng (đã chế biến) đạt 165.000 tấn; xuất khẩu là 132.600 tấn.

Việt Nam là nước xuất khẩu và sản xuất chè lớn thứ 5 thế giới,
với kế hoạch sản xuất đạt 1,2 triệu tấn chè thô và xuất khẩu 200.000
tấn chè chế biến vào năm 2015.
Cả nước có khoảng 300 cơ sở chế biến chè có cơng suất 900 nghìn
tấn búp tươi/năm, trong đó có khoảng 31 nhà máy có quy mơ sản xuất lớn
30 tấn búp tươi/ngày chiếm 47% cơng suất chế biến; 103 nhà máy có quy
mơ vừa công suất chế biến 10 đến 28 tấn búp tươi/ngày chiếm 43%; còn
lại là cơ sở chế biến nhỏ công suất từ 3 đến 5 hoặc 6 tấn búp tươi/ngày và
các hộ chế biến nhỏ lẻ chiếm khoảng 10% tổng công suất chế biến.

5


Kết thúc năm 2012, xuất khẩu chè của cả nước đạt 146.708 tấn, trị giá
224.589.666 USD, tăng 9,6% về lượng và tăng 10,1% về trị giá so với cùng kỳ
năm trước với thị trường xuất khẩu mở rộng tới gần 100 quốc gia.

Trong đó Pakistan là thị trường Việt Nam xuất khẩu nhiều chè nhất,
với lượng 24.045 tấn, trị giá 45.304.840 USD, tăng 38% về lượng và tăng
39% về trị giá năm 2012, chiếm 20,1% tổng trị giá xuất khẩu chè của Việt
Nam. Tiếp đến là Đài Loan, lượng chè xuất khẩu sang thị trường này đạt
22.453 tấn, trị giá 29.589.578 USD, tăng 10,4% về lượng và tăng 13% về trị
giá; đứng thứ ba là Nga, Trung Quốc, Inđônêxia, Mỹ…

2.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CHÈ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM

Trong sản xuất nơng nghiệp, giống có vai trị rất quan trọng trong việc
nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm. Đối với sản xuất chè,
giống chè lại càng có ý nghĩa quan trọng trong thâm canh tăng năng suất, chất
lượng sản phẩm. Chè là cây lâu năm trồng một lần cho thu hoạch nhiều lần, một
nhiệm kỳ kinh tế kéo dài từ 40 - 50 năm, thậm chí là 100 năm. Vì vậy, đầu tư trồng
chè cao hơn nhiều lần so với các cây trồng ngắn ngày khác. Không thể phá đi
trồng lại hàng năm được. Mọi quyết định đúng đắn hay sai lầm về giống chè sẽ
có ảnh hưởng đến sự phát triển của vườn chè trong thời gian rất dài. Do vậy ở
tất cả các nước trồng chè, giống chè tốt là biện pháp được quan tâm hàng đầu,
được coi là khâu đột phá nhằm nâng cao sản lượng và chất lượng chè. Nghiên
cứu giống chè cũng là lĩnh vực khoa học kỹ thuật được quan tâm hàng đầu.

2.3.1. Tình hình nghiên cứu chè trên thế giới
2.3.1.1. Nghiên cứu chọn tạo giống chè trên thế giới
Dựa vào phương pháp lai hữu tính để chọn được giống chè mới có chất
lượng tốt và ổn định thì việc lựa chọn các cặp bố, mẹ có tính trạng tốt là vấn đề
rất cần thiết và cấp thiết. Để tuyển chọn cặp bố, mẹ trong lai tạo địi hỏi phải có
sự đánh giá và phân tích kỹ về tiềm năng di truyền của chúng đối với các tính
trạng khác nhau như: khả năng chống chịu sâu bệnh, tính thích ứng, chất lượng
sản phẩm, năng suất, đặc trưng hình thái,... (Nguyễn Văn Tồn và Trịnh Văn
Loan, 1994; Nguyễn Văn Toàn và Nguyễn Thị Minh Phương, 2006).
-

Nghiên cứu chè ở Trung Quốc: Trung Quốc là quốc gia sản xuất chè hàng

đầu thế giới. Nghiên cứu sử dụng giống chè tốt trong sản xuất được các nhà khoa
học Trung Quốc quan tâm từ rất sớm. Ngay từ đời nhà Tống, Trung Quốc

6



đã có 7 giống chè tốt ở Vũ Di Sơn. Các giống chè Thuỷ Tiên (1821 1850), Đại Bạch Trà (1850), Thiết Quan Âm đã có từ hơn 200 năm về
trước đều là những giống chè chiết cành (Nguyễn Văn Toàn, 1994).
Phương pháp chọn giống 100 điểm đối với cây ăn quả đã được phát
triển theo chiều sâu. Giống chè được chọn lọc, đánh giá bằng cách đánh giá
mối tương quan giữa các yếu tố hình thái, sinh trưởng của cây chè với sản
lượng hoặc dựa trên mối tương quan giữa các yếu tố đó với nhau.
Viện nghiên cứu chè thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung
Quốc đã đưa ra mục tiêu chọn giống chè hiện nay là: chất lượng tốt, ra búp sớm
(để chế biến chè xuân), tính kháng sâu bệnh cao. Các giống chế biến chè xanh
cần đạt hàm lượng axit amin >3%, các giống chế biến chè đen cần đạt hàm
lượng tanin >35%. Trong chọn giống chủ yếu tập trung vào lai tạo, mỗi năm có
từ 6 - 8 tổ hợp lai với khoảng 3 vạn hoa được lai. Các giống do Viện chọn tạo
được trồng nhiều ở tỉnh Chiết Giang, Quí Châu, Hồ Bắc và Sơn Đông.
Viện nghiên cứu chè Quế Lâm, Quảng Tây, Trung Quốc thành lập năm 1939 là
cơ quan nghiên cứu ứng dụng chè từ trồng trọt đến chế biến và xây dựng thương
hiệu sản phẩm chè xanh, chè Olong. Trong chọn tạo giống chè nhiều phương pháp
chọn nhanh đã được áp dụng (thu thập các giống chè sẵn có trong nước đưa vào
khảo nghiệm để tuyển chọn ra giống tốt phù hợp với địa phương; chọn cặp bố mẹ
trong tập đoàn theo mục tiêu chọn giống để tiến hành lai tạo...). Trong đó chọn giống
bằng phương pháp lai tạo là chủ yếu. Giống Quế Lục 1 do Viện tạo ra là giống có thể
chế biến được cả chè xanh, chè Olong và chè đen. Đây là giống ra búp sớm nhất ở
Trung Quốc dùng chế biến chè vụ xuân có sản lượng cao. Chất lượng chè xanh vào
loại nhất của Trung Quốc (chế biến chè Long Tỉnh). Lá của giống Quế Lục 1 thuộc
loại trung bình, hàm lượng axit amin 3,7- 3,9%. Hiện nay đang được trồng ở các tỉnh
Quảng Tây, Hồ Nam, Quí Châu.

Guo Jichun (2005) Trung Quốc khi phân tích 97 giống và đời lai F1 của
các giống chè Olong ở An Khê và Vũ Di (Trung Quốc) đã thu được kết quả:
hàm lượng axit amin trung bình là 2,94% và nằm ở giữa trong khoảng các

giống làm chè đen và các giống làm chè xanh (cao hơn các giống chè đen và
thấp hơn các giống chè xanh). Qua kết quả này tác giả cho rằng chỉ tiêu axit
amin có thể coi là đặc điểm của chọn giống chè Olong và chè xanh.
Guo Jichun (2005) chọn giống theo hướng làm thay đổi chất lượng chủ

7


yếu là bằng phương pháp lai tạo. Khi kiểm tra chất lượng (hương
thơm) ở đời cây bố mẹ và F1 cho thấy:
+

Khi cây bố mẹ giống nhau chất lượng hương của đời lai F1 có 3

dạng: loại giống với bố mẹ, loại trung bình và loại mới. Loại trung bình
ln kết hợp các đặc điểm hương của bố mẹgiống như có 2 loại hương.

+
Phần trăm của loại giống bố mẹ và loại trung bình ở một cặp
lai cụ thể là 62%, còn lại là loại mới. Điều này chứng tỏ rằng việc kết
hợp cây bố mẹ là rất quan trọng.
Li Xinghui and Ye Tianmou (2005) khi lai xa giữa 2 giống chè
“Yunnan Daye” có hàm lượng axit amin tự do là 2,67% với “Rucheng
Baimao” có hàm lượng axit amin 2,38%. thế hệ con lai thu được có
hàm lượng axit amin 3,02%. Như vậy, khi tiến hành lai xa, con lai cũng
có thể cho hàm lượng axit amin cao hơn bố mẹ ban đầu.
Về mối liên quan giữa hình thái lá, búp chè với chất lượng tác giả cho
rằng: Các mẫu chè có hương thơm mạnh có liên quan nhiều đến chất lượng búp
non và màu sắc của lá tươi. Những giống Olong có hương đậm ln có đặc điểm
là cành non màu đỏ tía hoặc xanh tía, vàng xanh điều này có thể có liên quan

đến hàm lượng một số chất trong chè. Một số nhà chọn giống đã đề xuất rằng có
thể coi màu sắc của cành non như một chỉ tiêu để tuyển chọn giống chè Olong.

Sở Nghiên cứu chè Tứ Xuyên Trung Quốc trong năm 1960 bắt đầu
nghiên cứu lai hoa thụ phấn nhân tạo, đã bồi dục thành công hai giống
chè Thuộc Vĩnh số 1 và số 2 đã được công nhận là giống chè quốc gia. Sở
Nghiên cứu chè Hồ Nam, Trung Quốc từ năm 1975 trở lại đây, đã tiến hành
525 tổ hợp lai tạo thụ phấn nhân tạo và thu được một số giống chè mới có
triển vọng (Trịnh Khởi Khơi và Trang Tuyết Phong, 1997).

-

Nghiên cứu chè ở Ấn Độ: Phương pháp lai hữu tính được Ấn

Độ rất quan tâm đã chọn ra giống VTA 54 có năng suất và chất lượng
khá. Từ cặp lai TV1/19, 31, 14 tại Tocklai đã chọn ra giống TS449 có
năng suất cao, chất lượng khá có khả năng chịu hạn tốt. Cũng bằng
phương pháp lai hữu tính đã chọn ra các giống TS450, TS462, TS463,
TS464, TS491 và TS520 đều là các giống sinh trưởng khoẻ có khả năng
chịu hạn rất tốt (Trịnh Khởi Khôi và Trang Tuyết Phong, 1997).
Đánh giá về triển vọng của việc chọn dòng chè ở Ấn Độ Eden (1958), cho

8


rằng: Những giống chè ở Trung Quốc, Ấn Độ có nhiều dạng hình khác nhau, có khả
năng sinh trưởng và cho năng suất khác nhau, quan sát 200 cây chè trên nương
chè, có những cây chè cho sản lượng cao gấp 3 lần so với năng suất trung bình và
gấp tới 20 lần so với cây cho sản lượng thấp nhất. Do vậy chọn dịng từ những cây
chè tốt có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao năng suất vườn chè.


Tại trạm Nghiên cứu chè Tocklai của Ấn Độ trong thời kỳ 1936 - 1977
đã tiến hành nghiên cứu lai hữu tính, thụ phấn nhân tạo trên 40 vạn hoa của
115 dịng chè vơ tính (Nguyễn Thị Minh Phương và cs., 2006). Ở Ấn Độ hiện
nay ngoài áp dụng phương pháp lai hữu tính, chọn lọc các giống chè mới
còn áp dụng kĩ thuật “vườn sản xuất giống gốc” (the seed bari) họ thường
trồng một số giống chè có năng suất chất lượng cao theo tỷ lệ đã thiết kế
trước (như trồng giống TS378 với giống TS379) với tỷ lệ 1:4 (1 cây làm bố
không lấy hạt, 4 cây để lấy hạt trồng theo ô vuông) trong một khu vực để các
giống chè giao phấn với nhau. Các cây chè khơng đốn hái mà được chăm
sóc bón phân cho cây chè sinh trưởng khoẻ, lấy hạt để nhân giống tạo ra các
cây chè khoẻ mang nhiều đặc tính tốt vượt trội. Nương chè được trồng bằng
các hạt lai thu từ vườn giống gốc có độ thuần khơng cao nhưng sức sống
của cây chè khoẻ, chất lượng nguyên liệu không đồng nhất khi chế biến chè
thành phẩm tạo ra loại sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường.
-

Nghiên cứu chè ở Nhật Bản: Nhật Bản là nước đầu tiên nhập giống chè

từ Trung Quốc, vào thế kỷ thứ 9, chè ở Nhật Bản được trồng tập trung ở giữa 35

- 38 vĩ độ Bắc, chủ yếu trồng trên đất bằng, độ cao không quá 60 – 1000 m
so với mực nước biển (Lê Tất Khương và Hoàng Văn Chung, 1999).
Một số tác giả cho rằng giống chè chủ yếu ở Nhật Bản là giống chè
lá nhỏ, phù hợp cho chế biến chè xanh. Cơng tác chọn dịng cũng được
đặc biệt chú ý ở Nhật Bản, nhiều giống chè mới đã được đưa vào sản
xuất, trong đó giống Yabukita được trồng phổ biến nhất chiếm tới 70%
diện tích chè ở Nhật Bản (Lê Tất Khương và Hoàng Văn Chung, 1999).
Tại Nhật Bản lần đầu tiên trong năm 1929 cũng đã xây dựng thành công
trong việc thụ phấn lai tạo nhân tạo giống chè Assam và giống Nhật Bản tạo nên

cơ sở ổn định cho việc tuyển chọn bồi dục thành một loạt giống chè mới. Hiện ở
Nhật Bản các dòng chè vơ tính được tạo ra gần đây tồn bộ là những dịng vơ
tính dùng phương pháp thụ phấn lai tạo nhân tạo bồi dục thành (Nguyễn Thị

9


Minh phương và cs., 2008). Ở Liên Xô cũ đã có những giống chọn
lọc nổi tiếng như Konkhitda năng suất hơn giống đối chứng 47%,
0

các giống lai tạo có thể chịu được rét ở nhiệt độ - 20 C.
Các giống chè mới được chọn tạo bằng phương pháp lai hữu tính
chúng thường được kết hợp các đặc tính tốt của cả bố, mẹ nhưng qua phân
tích các đặc trưng, đặc tính q đó thường khơng vượt trội so với bố mẹ. Vì
thế, năng suất, chất lượng của các giống mới được tạo ra thường khơng có
sự đột phá trong sản xuất. Để tạo các giống chè có các đặc trưng, đặc tính
vượt trội, cần thiết tiến hành lai tích luỹ với bố, mẹ từ đó chọn ra các giống
mới đột phá về năng suất, chất lượng phục vụ sản xuất chè.
-

Nghiên cứu chè ở Srilanca: Công tác chọn giống chú trọng nhiều

đến khâu chọn dịng, kết hợp chọn dịng có sản lượng cao, có khả năng
chống hạn và chống chịu với sâu bệnh. Trong những năm 1940, Srilanca đã
chọn ra một loạt các dịng chè TRI2020, trong đó có các giống nổi tiếng như
TRI777, TRI2043. Trong những năm 1960 trở lại đây, Srilanca đã chọn ra các
dòng chè triển vọng như TRI14, DT, DN, DP và DV (Đỗ Ngọc Quỹ và Lê Tất
Khương, 2000). Hiện nay, tại Srilanca diện tích trồng chè bằng các giống chè
được nhân giống vơ tính đạt trên 40% diện tích trồng chè trong cả nước.

Bằng phương pháp gây đột biến thực nghiệm Viện nghiên cứu chè và cây
trồng Á nhiệt đới Anaceuli (Gruzia) đã tạo được tập đoàn đột biến cây trồng Á
nhiệt đới phong phú bao gồm 562 dòng chè, 218 dòng cam quýt, 23 dòng trẩu và
12 dòng nguyệt quế. Đối với giống chè, các đột biến làm tăng thành phần sinh
hoá thể hiện rất rõ nét (từ 0,2 – 4,8%). Trong các dòng chè đột biến, tác giả J.G.
Kerkadze (1986) đã chia ra thành 3 nhóm: nhóm có hương thơm đặc trưng hơn
hẳn đối chứng gồm các dòng số 872, 1507, 2023, 2840, 2094, 3274, 3858 và dịng
582; nhóm có hương thơm nổi trội ở chè thành phẩm gồm các dòng số 2095,
3852, 4805, 3755, 2053, và dịng 510; nhóm có hương chè đen phảng phất hương
hoa hồng gồm các dòng số 855, 3823, 3846.

Takyu Toshio et al. (2003) đã chiếu xạ tia gamma ở liều lượng
2Kr trong 20 giờ trên chè và họ đã thu được hai cây chè khơng có
lơng tuyết trên lá non. Giống chè khơng có lơng tuyết trên bề mặt lá
non có khả năng kháng bệnh tốt (do lông tuyết ở lá chè non là con
đường xâm nhập chủ yếu của các bào tử nấm), chất lượng cao.

10


Qua 100 năm, Ngành chè thế giới đã tổng kết: Công tác chọn tạo giống
chè mới được đẩy mạnh, cây chè từ lúc tuyển chọn đến lúc tạo thành giống
mới, đưa ra sản xuất cần thời gian dài. Theo thống kê đến năm 1990 của 11
nước và khu vực trồng chè trên thế giới có số lượng giống chè mới tạo ra là
446 giống, trong đó có 387 giống vơ tính chiếm 77%, giống lưỡng hệ, đa hệ
vơ tính 22 giống chiếm tỷ trọng 4,93%, giống hữu tính chọn lọc 37 giống
chiếm tỷ trọng 8,3%. Tỷ trọng phổ cập giống chè tốt trong sản xuất cao nhất
ở Trung Quốc và Đài Loan trên 90%, tỷ lệ phổ cập giống mới ở Ấn Độ và
Kênia cũng đạt tới 80% (Trịnh Khởi Khôi và Trang Tuyết Phong, 1997).


Để chọn lọc các giống chè mới, các nước trồng chè trên thế
giới cũng áp dụng nhiều phương pháp khác nhau như: Chọn lọc cá
thể, chọn lọc cây đầu dịng, lai hữu tính, nhập nội giống, gây đột
biến, cơng nghệ sinh học, ... trong đó phương pháp lai hữu tính và
gây đột biến ngày càng được chú ý và có nhiều thành cơng.
2.3.1.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của cây chè
Đặc điểm nông sinh học của cây chè như (thân, cành, lá, búp)
đặc tính sinh trưởng của cây chè, thời gian sinh trưởng (bắt đầu, kết
thúc sinh trưởng búp …), số đợt sinh trưởng búp/năm có quan hệ
chặt chẽ với khả năng cho năng suất và chất lượng chè nguyên liệu.
Do vậy nghiên cứu đặc tính sinh vật học cây chè nhằm tuyển chọn
giống chè tốt luôn được các nhà chọn giống trên thế giới quan tâm.
Theo Бахтадзе (Bakhơtadze) (1948), nghiên cứu quan hệ giữa lá chè và
năng suất đã đề ra các chỉ tiêu về lá làm căn cứ chọn giống chè như: Màu sắc,
kích thước lá, cấu tạo giải phẫu lá. Khi nghiên cứu mối quan hệ giữa màu sắc lá
với chất lượng chè tác giả kết luận: Dạng lá chè có màu vàng là đặc trưng và
tương quan có lợi cho các chỉ tiêu sinh hố, nó phân biệt với lá có màu sắc khác

ở chỗ có sự khác nhau của hàm lượng Chlorophyll, Tanin và một số chỉ tiêu
khác. Dạng lá có màu cà phê sáng đặc trưng có lợi cho các chỉ tiêu sinh lý.

Góc lá tối ưu cho quang hợp của cây chè là 450, lá chè màu vàng là
đặc trưng có lợi cho các chỉ tiêu sinh hoá búp chè. Nghiên cứu tương
quan giữa số búp/tán và năng suất búp của nương chè tác giả đưa ra kết
luận: Tương quan giữa số lượng búp và năng suất chè là 0,956 0,064.
Nghiên cứu của Hadfiel (1968) về chỉ số diện tích lá của các giống chè đã

11



kết luận: Chỉ số diện tích lá của những giống chè thông thường từ 3 - 4 và
của những giống chè có thế lá đứng là 5- 7. Giống chè Trung Quốc chỉ số
diện tích lá cao hơn, có khả năng trồng và phát triển tốt trong điều kiện
ánh sáng đầy đủ và cho năng suất cao hơn kiểu giống Assam.

Nghiên cứu thời gian hoàn thành một đợt sinh trưởng búp,
các tác giả Tanton (1982); Carr (1992) đưa ra giá trị trung bình là 47,5
ngày. Tuy nhiên số ngày cho 1 đợt sinh trưởng biến động từ 30 – 42
ngày vào mùa hè và 70 – 160 ngày vào mùa đơng.
Mỗi giai đoạn cây chè sinh trưởng khác nhau vì vậy sự hình thành
và phát triển của búp chè cũng như các lứa búp chè cũng khác nhau.
Mật độ búp và khối lượng búp là nhân tố quan trọng tạo nên sản
lượng chè. Tác giả Tanton (1981,1982); Tanton Kumar Mondal (2004) cũng
chỉ ra nhân tố quan trọng nhất là mật độ búp đóng góp tới 89%, cịn khối
lượng búp tương tự chỉ đóng góp 11% năng suất, sản lượng chè.
Sự sinh trưởng của búp chè trong điều kiện có đốn thì sự phân hố
của mầm chè chủ yếu được hình thành trong vụ xuân và thời gian hình
thành búp muộn hơn một số ngày so với nương chè không đốn hái.
Khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa lá chè, thế lá và bộ rễ và khả
năng chống chịu của các giống chè, Hadfiel (1968) chỉ ra rằng: Những
giống chè Trung Quốc lá nhỏ, có thế lá đứng, với bộ rễ phân bố sâu dưới
mặt đất có khả năng chống hạn tốt hơn những giống chè khác.
Đỗ Ngọc Quỹ và Lê Tất Khương (2000) cho biết khi nghiên cứu đặc
điểm sinh trưởng của bộ rễ chè các nhà khoa học Trung Quốc cho rằng: Sinh
trưởng của bộ rễ và bộ lá chè có tương quan chặt với nhau, hỗ trợ cho nhau
về mùa Đông, khi chè ngừng sinh trưởng rễ chè bắt đầu phát triển, mùa Xuân
khi búp chè sinh trưởng mạnh, bộ rễ phát triển chậm lại và tiếp tục như vậy
khi bộ rễ phát triển chậm lá chè, búp sẽ sinh trưởng nhanh và ngược lại.

2.3.1.3. Nghiên cứu về nhân giống vơ tính chè

Cũng như nghiên cứu về nhân giống vơ tính cây trồng nói
chung, nghiên cứu các biện pháp nhân giống vơ tính đối với cây chè
đã được rất nhiều tác giả quan tâm, các biện pháp nhân giống đã
được nghiên cứu như giâm cành, chiết, ghép, nuôi cấy mô...

12


1- Phương pháp nuôi cấy mô (invitro)
Phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật invitro được Pháp triển
mạnh và hoàn thiện từ những năm 60 của thế kỷ XX, sau khi đã có mơi
trường ni cấy chuẩn, đặc biệt là sử dụng các chất kích thích sinh trưởng
thực vật vào môi trư-ờng nuôi cấy, sử dụng các tế bào trần để ni cấy
huyền phù… Ngày nay người ta có thể nuôi cấy tế bào thực vật của bất kỳ
loại cây nào và nhân bản vơ tính cây invitro để vi nhân giống và tạo ra giống
mới (Nguyễn Ngọc Hải, 1997; LI Xinghui Tianmou Huang Qiwei, 2005).

Áp dụng phương pháp nuôi cấy mô tế bào các nhà khoa học
Nhật Bản đã tạo ra được cây chè con. Tuy nhiên phương pháp này
khó áp dụng vào sản xuất đại trà vì giá thành cây con cao do tỷ lệ
chết khi chuyển cây con từ ống nghiệm ra vườn ươm rất cao.
2- Phương pháp ghép
Nhân giống chè bằng phương pháp ghép đã được nhiều nhà nghiên cứu
trên thế giới thí nghiệm có kết quả bằng ghép mắt, ghép áp và ghép cành.

Tác giả Trịnh Khởi Khôi và Trang Tuyết Phong (1997): Ghép
chè đã có lịch sử hơn 40 năm, phương pháp ghép truyền thống là
ghép cành. Trong những năm 40 của thế kỷ XX, khi kỹ thuật giâm
cành phát triển thì kỹ thuật ghép chè không được áp dụng.
Nghiên cứu về khả năng sinh trưởng của cây chè ghép,

Nyirenda (1990) cho thấy năng suất của một số dịng chè ghép có
thể được tăng lên bằng cách ghép lên các giống khỏe mạnh.
3- Phương pháp giâm cành
Phương pháp giâm cành là một tiến bộ trong sản xuất giống
chè. Giâm cành được tiến hành nghiên cứu ở Trung Quốc từ năm
1900, ở Ấn Độ năm 1911, Gruzia năm 1928, Srilanca năm 1938 đến
nay được phổ biến rộng rãi trên thế giới.


Nhật Bản giống Yabukita trồng bằng cành giâm chiếm 55,4% diện

tích, Bangladesh trồng chè giâm cành từ những năm 1970; Indonexia bắt
đầu phổ biến từ năm 1988 (Nguyễn Văn Toàn và cs., 1998).
Nghiên cứu môi trường cắm hom các nhà khoa học Liên Xô (cũ), Ấn Độ,
Srilanca, Đông Phi đều cho rằng: cắm hom vào túi PE không ảnh hưởng tới sự ra

13


rễ của hom chè. Việc giâm cành vào túi PE giá thành lại cao do tăng chi phí
mua túi bầu và cơng đóng bầu, nên để giảm giá thành sản xuất cây con giống
mà vẫn đảm bảo cây giống tốt các nhà khoa học Nhật Bản, Trung Quốc đã
nghiên cứu giâm cành trực tiếp trên nền đất hoặc giá thể dinh dưỡng.
Để giâm hom chè đạt kết quả tốt cần thực hiện đầy đủ các yếu tố kỹ
thuật. Theo Hartmen và Kester (1988) cho biết có 3 yếu tố chính ảnh hưởng
tới kết quả giâm hom: Giống, kỹ thuật xử lý hom và môi trường giâm.

Theo Anon (1986) nghiên cứu ở Kenya cho biết để có hom giống
tốt cần phải chăm sóc vườn cây mẹ chu đáo như chế độ bón phân đặc
biệt, đốn nhiều lần trong năm. Hom giống tốt có chiều dài 3 – 4 cm, nếu

ngắn hơn 3 cm phải bỏ bớt 1 lá để đảm bảo độ dài của hom.

Theo nghiên cứu môi trường pH giâm hom giống chè Ấn Độ
của Chakravartee et al. (1996), cho biết độ pH dưới 5 thì hom ra rễ
tốt nhất, tác giả cũng kết luận túi bầu có kích thước đường kính 8
cm và chiều cao 28 cm, luống khơng rộng hơn 1,5 m cho kết quả tốt.
2.3.2. Tình hình nghiên cứu chè ở Việt Nam
2.3.2.1. Nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây chè
Nghiên cứu về đợt sinh trưởng của chè, tác giả Nguyễn Ngọc Kính (1979)
cho thấy: Trong năm chè để sinh trưởng tự nhiên có 3 - 5 đợt sinh trưởng, khi
đốn hái thì có 6 - 7 đợt sinh trưởng, điều kiện thâm canh cao có thể có từ 8 - 9
đợt sinh trưởng. Nghiên cứu số đợt sinh trưởng của các giống chè trong điều
kiện có đốn hái và điều kiện tự nhiên, Lê Tất Khương và Hoàng Văn Chung
(1999) cho rằng: Tuỳ điều kiện tự nhiên mà các giống chè sinh trưởng khác
nhau, nhưng giữa các giống ít có sự sai khác về số đợt sinh trưởng, số đợt sinh
trưởng tự nhiên của các giống biến động từ 3,4-3,6 đợt/năm. Tuy nhiên, trong
điều kiện có đốn, hái ở các giống có sự sai khác đáng kể về số đợt sinh trưởng,
biến động từ 5,5-6,2 đợt/năm tuỳ thuộc vào điều kiện và phương thức thu hái.

Thời gian sinh trưởng 1 đợt búp trên giống chè Trung Du tại
Phú Hộ dài hay ngắn phụ thuộc rất lớn vào mùa vụ, vụ xuân búp chè
có thời gian sinh trưởng dài nhất và ngắn nhất là vụ hè.
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa sinh trưởng búp chè với sản lượng chè
theo tác giả Nguyễn Văn Toàn và cs., (1994): Sản lượng búp chè do 2 yếu tố số
lượng búp trên cây và khối lượng búp quyết định, trong đó số lượng búp/cây có

14



×