Tải bản đầy đủ (.docx) (112 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá thực trạng giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện kiến xương, tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (967.81 KB, 112 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

VŨ THỊ LOAN

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIẾN
XƯƠNG, TỈNH THÁI BÌNH

Chuyên ngành:

Quản Lý Đất Đai

Mã số:

8850103

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Phạm Ngọc Thụy

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2018


Tác giả luận văn

Vũ Thị Loan

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận đƣợc
sự hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, công chức, viên chức Sở Tài nguyên
và Môi trƣờng tỉnh Thái Bình, Phịng Tài ngun và Mơi trƣờng huyện Kiến Xƣơng,
Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Kiến Xƣơng, Tòa án nhân dân huyện Kiến
Xƣơng, phòng Thanh tra huyện, UBND 37 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kiến Xƣơng
đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Quản Lý
Đất Đai, Khoa Quản Lý Đất Đai – Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ tơi trong
q trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tơi đƣợc bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến
thầy giáo PGS.TS. Phạm Ngọc Thụy đã tận tình hƣớng dẫn, dành nhiều cơng sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, ngƣời thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận
văn tốt nghiệp.
Trong luận văn tốt nghiệp, khó tránh khỏi sai sót, rất mong nhận đƣợc ý kiến
đóng góp của Thầy, Cơ để luận văn đƣợc hoàn thiện tốt hơn.
Một lần nữa xin trân trọng cảm ơn./.
Hà Nội, ngày


tháng năm 2018

Tác giả luận văn

Vũ Thị Loan

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................ii
MỤC LỤC........................................................................................................................iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG.......................................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH.......................................................................................................viii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN...............................................................................................ix
PHẦN 1. MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI..................................................................... 1

1.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU..............................................................................2

1.3.

PHẠM VI NGHIÊN CỨU................................................................................2


1.4.

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN.........2

1.4.1.

Đóng góp mới của đề tài................................................................................... 2

1.4.2.

Ý nghĩa khoa học của kết quả nghiên cứu........................................................ 2

1.4.3.

Ý nghĩa thực tiễn của kết quả nghiên cứu.........................................................2

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................................4
2.1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI VÀ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI................................................................................4

2.1.1.

Một số khái niệm liên quan đến tranh chấp đất đai...........................................4

2.1.2.

Phân loại tranh chấp đất đai.............................................................................. 5


2.1.3.

Đặc điểm tranh chấp đất đai..............................................................................8

2.1.4.

Nguyên nhân và hậu quả của tranh chấp đất đai...............................................9

2.1.5.

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai........................................................ 13

2.1.6.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai...................................................... 14

2.2.

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI CỦA MỘT SỐ NƢỚC
TRONG KHU VỰC....................................................................................... 14

2.2.1.

Trung Quốc......................................................................................................14

2.2.2.

Singapore.........................................................................................................16

2.2.3.


Malaysia.......................................................................................................... 17

2.2.4.

Bài học rút ra cho Việt Nam............................................................................19

iii


2.3.1.

Những quy định về giải quyết tranh chấ

2.3.2.

Tình hình giải quyết tranh chấp đất đai

2.3.3.

Giải quyết tranh chấp đất đai ở tỉnh Thá

PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................
3.1.

ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ..................

3.2.

THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ................


3.3.

ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ..............

3.4.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................

3.5.

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........

3.5.1.

Phƣơng pháp điều tra, thu thập số liệu t

3.5.2.

Phƣơng pháp điều tra số liệu sơ cấp .....

3.5.3.

Phƣơng pháp thống kê, tổng hợp, xử lí

3.5.4.

Phƣơng pháp phân tích, so sánh ...........

3.5.5.


Phƣơng pháp minh họa bằng hình ảnh,

4.1.

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ - X
XƢƠNG ...............................................

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi tr

4.1.2.

Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội hu

4.1.3.

Đánh giá chung của điều kiện tự nhiên,

4.2.

TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤN
XƢƠNG ...............................................

4.2.1.

Tình hình quản lý đất đai huyện Kiến X

4.2.2.


Hiện trạng sử dụng đất của huyện Kiến

4.3.

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG GIẢI QU
HUYỆN KIẾN XƢƠNG GIAI ĐOẠN

4.3.1.

Kết quả tiếp nhận và xử lý đơn thƣ ......

4.3.2.

Thực trạng tranh chấp đất đai trên địa b
đoạn 2013 – 2017 .................................

4.3.3.

Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai của
2013-2017 .............................................

4.3.4.

Kết quả giải quyết tranh chấp đất đai tr
giai đoạn 2013 -2017 ............................

4.3.5.

Kết quả giải quyết tranh chấp đất đai tạ


iv


4.4.

TÌM HIỂU VÀ PHÂN TÍCH NHỮNG
TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI VÀ GIẢI Q
ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIẾN
2017 ......................................................

4.4.1.

Về nguyên nhân tranh chấp đất đai ......

4.4.2.

Về mức đồng thuận với kết quả giải qu
quan Nhà nƣớc có thẩm quyền .............

4.4.3.

Về thời gian giải quyết tranh chấp đất đ

4.4.4.

Về thái độ và sự hiểu biết pháp luật của
tranh chấp đất đai ..................................

4.4.5.


Thái độ của cán bộ trực tiếp giải quyết

4.4.6.

Đánh giá chung về thực trạng giải quyế
huyện Kiến Xƣơng ...............................

4.5.

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GI
ĐẤT ĐAI ..............................................

4.5.1.Nhóm giải pháp về chính sách pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai .........
4.5.2.Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện .............................................................
4.5.3.Nhóm giải pháp về tổ chức, cán bộ ................................................................
4.5.4.Nhóm giải pháp tăng cƣờng cơ sở vật chất kỹ thuật ......................................
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................
5.1.

KẾT LUẬN ..........................................

5.2.

KIẾN NGHỊ ..........................................

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................................

v



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CHXHCNVN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

GPMB

Giải phóng mặt bằng

HC

Hành chính

HGĐ

Hộ gia đình

HTX

Hợp tác xã


MTTQ

Mặt trận Tổ quốc

UBND

Ủy ban nhân dân

PL

Pháp luật

TAND

Tòa án Nhân dân

TN&MT

Tài nguyên và Môi trƣờng

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1.

Hiện trạng bản đ

Bảng 4.2.


Kết quả cấp GC

Bảng 4.3.

Hiện trạng sử d

Bảng 4.4.

Kết quả tiếp nhậ

Bảng 4.5.

Tổng hợp kết q

2017...................
Bảng 4.6.

Tổng hợp kết q
chính giai đoạn

Bảng 4.7.

Thực trạng tranh

Bảng 4.8.

Thực trạng tran

2017 ................
Bảng 4.9.


Kết quả hòa giải

Bảng 4.10. Kết quả hòa giải tranh chấp ở đơn vị xã theo nội dung tranh chấp ..............
Bảng 4.11. Kết quả hòa giải theo nội dung tranh chấp đất đai tại TAND huyện

Kiến Xƣơng gia
Bảng 4.12.

Kết quả giải qu

Bảng 4.13. Kết quả giải quyết tranh chấp đất đai theo nội dung tranh chấp đất
đai của UBND
Bảng 4.14. Kết quả giải quyết theo nội dung tranh chấp đất đai của UBND tỉnh

Thái Bình từ nă
Bảng 4.15. Kết quả giải quyết tranh chấp đất đai tại TAND .......................................
Bảng 4.16.

Tổng hợp ý kiế

đất đai .............
Bảng 4.17.

Đánh giá mức đ

thẩm quyền .....
Bảng 4.18.

Đánh giá của ng


Bảng 4.19.

Thái độ của ngƣ

Bảng 4.20.

Thái độ của cán

vii


DANH MỤC HÌNH
Sơ đồ 2.1.

Sơ đồ giải quyết tr

Hình 4.1.

Sơ đồ hành chính

Hình 4.2.

Cơ cấu sử dụng đấ

Hình 4.3.

Biểu đồ Thực trạn

2017 ....................


viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Vũ Thị Loan
Tên luận văn: “Đánh giá thực trạng giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện
Kiến Xƣơng, tỉnh Thái Bình”.
Ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 8850103

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
- Phân tích, đánh giá thực trạng tranh chấp và giải quyết tranh chấp đất đai tại

huyện Kiến Xƣơng, tỉnh Thái Bình
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai trên địa

bàn huyện Kiến Xƣơng, tỉnh Thái Bình.
Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp
+ Thu thập thông tin, số liệu thứ cấp liên quan đến tình hình giải quyết tranh chấp

đất đai trên địa bàn cả nƣớc và tỉnh Thái Bình.
+ Thu thập các số liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kiện kinh tế - xã hội; tình

hình quản lý và sử dụng đất; thực trạng giải quyết tranh chấp đất đai huyện Kiến Xƣơng
giai đoạn 2013 – 2017, tỉnh Thái Bình.
- Phƣơng pháp điều tra số liệu sơ cấp

+ Lựa chọn phƣơng pháp điều tra khơng ngẫu nhiên, chọn chủ đích đối với 94

HGĐ, cá nhân, tổ chức thực hiện tranh chấp đất đai từ năm 2013 - 2017 điều tra theo
tính chất tranh chấp đất đai, có xem xét đến thời gian tranh chấp.
Dựa trên số liệu thu thập: từ 2013 đến 2017 cả huyện có 244 vụ tranh chấp đất
đai, trong đó: Nhóm 1 có 169 trƣờng hợp; Nhóm 2 có 41 trƣờng hợp; Nhóm 3 có 19
trƣờng hợp, Nhóm khác có 15 trƣờng hợp.
Tổng số phiếu điều tra 94 phiếu trong đó Nhóm 1: 30 phiếu, Nhóm 2: 30 phiếu;
Nhóm 3: 19 phiếu; Nhóm 4: 15 phiếu.
+ Điều tra cán bộ giải quyết tranh chấp đất đai: 45 phiếu phỏng vấn cán bộ trực

tiếp giải quyết tranh chấp đất đai: 1 phiếu điều tra cán bộ Tòa án nhân dân, 4 phiếu điều
tra cán bộ phòng Thanh tra, 3 phiếu điều tra cán bộ tại phòng TN&MT, 37 phiếu phỏng
vấn cán bộ địa chính xã, thị trấn Thị trấn.
- Phƣơng pháp xử lý, phân tích và tổng hợp số liệu

ix


Sử dụng phần mềm EXCEL để thống kê, phân tích, xử lý các số liệu điều tra.
Kết quả chính và kết luận
1. Huyện Kiến Xƣơng, tỉnh Thái Bình có diện tích tự nhiên là 20.200,15 ha bao

gồm 37 đơn vị hành chính với 36 xã và 01 thị trấn; dân số thị xã năm 2017 có 214.600
ngƣời. Huyện Kiến Xƣơng có nhiều lợi thế trong việc mở rộng quan hệ hợp tác với các
tỉnh trong cả nƣớc, góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng.
2. Trong giai đoạn 2013 - 2017, công tác quản lý và sử dụng đất đai của huyện

luôn đƣợc quan tâm và đạt đƣợc những kết quả tốt. Về cơ bản đã hình thành hệ thống
quản lý và thực hiện các nhiệm vụ quản lý đất đai ngày càng đi vào nền nếp tạo điều

kiện thuận lợi cho việc quản lý đất đai những năm tiếp theo.
3. Giai đoạn 2013 – 2017 huyện Kiến Xƣơng đã tiếp nhận tổng số tổng số đơn

nhận 244 vụ về tranh chấp đất, đã giải quyết đƣợc 228/244 vụ chiếm 93,44%, còn tồn
đọng 16/244 vụ chiếm 6,56%. Kết quả hòa giải thành ở UBND xã là 174 vụ đạt 71,31%,
kết quả giải quyết tranh chấp tại UBND huyện và tỉnh là 57 vụ đạt 23,36%, kết quả giải
quyết tại TAND huyện là 13 vụ đạt 5,33%.
Có 4 nội dung tranh chấp chính là: tranh chấp ranh giới thửa đất, ngõ đi, lấn
chiếm đất; tranh chấp đòi lại đất; tranh chấp quyền thừa kế, tặng cho; các tranh chấp
khác. Những nội dung này là những tranh chấp mang tính dân sự, nội bộ ngƣời dân,
cơng tác hịa giải rất có hiệu quả.
4. Thơng qua điều tra 94 hộ dân về nguyên nhân theo 4 nội dung tranh chấp cho

thấy: tranh chấp ranh giới thửa đất, ngõ đi, lấn chiếm chủ yếu do không tuân thủ quy
định của luật pháp về mua bán đất. Nội dung về đòi lại đất, cho ngƣời khác thuê, mƣợn
đất do khơng có hợp đồng pháp lí chặt chẽ.Nội dung về quyền thừa kế, tặng cho nguyên
nhân chủ yếu do lịch sử đất. Nội dung khác nguyên nhân do bồi thƣờng về đất và tài sản
trên đất là chủ yếu.
Điều tra 45 phiếu đối với cán bộ trực tiếp giải quyết tranh chấp đều nhận thấy
ngƣời dân đã hợp tác tích cực (86,67%) tuy nhiên sự hiểu biết pháp luật của đại bộ phận
ngƣời dân còn hạn chế (22,22%).
5. Từ việc đánh giá thực trạng công tác giải quyết tranh chấp đất đai của huyện

Kiến Xƣơng, tỉnh Thái Bình trong giai đoạn 2013-2017 chúng tôi đề xuất một số giải
pháp về về chính sách pháp luật, giải pháp quản lý và giải pháp sử dụng đất nhằm giảm
thiểu tranh chấp đất đai và tăng hiệu quả công tác giải quyết tranh chấp đất đai trên địa
bàn huyện trong thời gian tới.

x



THESIS ABSTRACT
Author's name: Vu Thi Loan
Thesis title: "Assessment of land dispute resolution in Kien Xuong district, Thai Binh
province".
Field: Land Management

Code: 8850103

Name of training institution: Vietnam National University of Agriculture
Research purposes
- Analyze and evaluate the situation of land disputes and settlement in Kien

Xuong district, Thai Binh province.
- Giving some solutions to improve the resolution of land disputes in Kien Xuong

district, Thai Binh province.
Research Methods
- Method of investigation and collection of secondary data
+ Collecting secondary data and information related to the situation of resolving

land disputes in the whole country and Thai Binh province.
+ Collect secondary data on natural conditions, economic and social conditions;

the management and land use; situation of solving land dispute in Kien Xuong district
from 2013 to 2017, Thai Binh province.
- Method of primary data investigation
+ The number of surveys for each group in a " no random" manner takes into account

the time of the dispute. 94 Household surveys, individuals and organizations solving land

disputes from 2013 to 2017 investigated according to the content of land dispute.

Based on data collected: from 2013 to 2017 the district has 244 land disputes, of
which: Group 1 has 169 cases; Group 2 had 41 cases; Group 3 has 19 cases, the other
group has 15 cases. The total number of questionnaires was 94, of which Group 1: 30,
Group 2: 30; Group 3: 19 votes; Group 4: 15 votes.
+ Investigation of land dispute resolution officers: 45 questionnaires for officials

directly solving land disputes: 1 questionnaire for cadres of the People's Courts, 4
questionnaires for officials of the Inspectorate's office, 3 questionnaires Investigate the
staff at the Department of Natural Resources and Environment, 37 questionnaires to
interview the cadastral official of the commune, township Town.
- Methods of data processing, analysis and synthesis

xi


Use the EXCEL software to analyze, analyze and process the survey data.
Main results and conclusions
1. Kien Xuong district, Thai Binh province has a natural area of 20,200,15 ha,

including 37 administrative units with 36 communes and 01 town; The population of the
city in 2017 is 214,600 people. Kien Xuong district has many advantages in expanding
cooperation with other provinces in the country, contributing significantly to the socioeconomic development of the locality.
2. In the period of 2013 - 2017, the management and use of land of the district is

always interested and achieved good results. Basically, the management system and the
implementation of land administration tasks have been increasingly set up to create
favorable conditions for land management in the following years.
3. In the period 2013 - 2017, Kien Xuong district received the total number of


applications for 244 cases of land disputes, 228/244 cases accounted for 93.44%, 16/244
outstanding cases accounted for 6, 56%. Results of mediation at the Commune People's
Committee is 174 cases reached 71.31%, the resolution of disputes at the district and
provincial People's Committee 57 cases reached 23.36%, the results of settlement at the
District People's Court is 13 cases reached 5, 33%.
There are 4 main disputes: land boundary disputes, lane departure, encroachment
of land; land reclamation; disputes inheritance or donation; other disputes. These issues
are civil, internal conflicts, the reconciliation is very effective.
4. Through the survey of 94 households, the reasons for the 4 disputed issues are as

follows: land border dispute, land access, encroachment mainly due to non-compliance with
the law on land acquisition. The content of reclaiming land, renting or renting land due to
lack of legal contract. Content of inheritance rights, donated mainly due to land history.
Other causes of compensation for land and property on land are mainly.

Survey of 45 votes against officials who directly deal with disputes found that
people actively cooperated (86.67%), however, the legal knowledge of the majority of
people was limited (22.22%).
5. From the assessment of the actual situation of land settlement in Kien Xuong

district, Thai Binh province in the period of 2013-2017, we propose some solutions on
legal policy, management solutions and land use measures to reduce land disputes and
improve the effectiveness of land dispute resolution in the coming time.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Tranh chấp đất đai là một hiện tƣợng xảy ra phổ biến trong xã hội; đặc biệt
khi nƣớc ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trƣờng. Đất đai từ chỗ chƣa đƣợc
thừa nhận có giá trị nay trở thành tài sản có giá trị cao, thậm chí ở nhiều nơi,
nhiều lúc giá đất tăng đột biến, đã làm cho tranh chấp đất đai tăng cả về số lƣợng
và cả về tính phức tạp. Mặt khác giá đất Nhà nƣớc bồi thƣờng biến động theo
mỗi giai đoạn, đã tạo nên giá đất bồi thƣờng ở mỗi thời điểm một khác nhau, gây
nên sự không đồng thuận trong xã hội làm phát sinh khiếu kiện giữa bên bị thu
hồi đất và bên thực hiện chính sách bồi thƣờng thu hồi đất, đã làm cho tranh chấp
về đất đai mang tính tập thể, phức tạp giải quyết rất khó khăn.
Tranh chấp đất đai rất phức tạp và đa dạng. Trong thực tế, tranh chấp đất
đai phổ biến và điển hình là: tranh chấp hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhƣợng,
cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất; tranh chấp do lấn, chiếm đất;
tranh chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; tranh chấp đất đai trong
các vụ án ly hôn; tranh chấp, khiếu nại trong bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng….
Tính phức tạp của tranh chấp đất đai kéo dài không chỉ bắt nguồn từ những
xung đột gay gắt về lợi ích kinh tế, từ hệ quả của sự quản lý thiếu hiệu quả của
cơ quan công quyền, sự bất hợp lý và thiếu đồng bộ của hệ thống chính sách,
pháp luật đất đai, mà cịn do những ngun nhân có tính lịch sử quản lý đất đai
qua các thời kỳ gây nên. Qua mỗi thời kì lịch sử của đất nƣớc, sự thừa nhận tính
pháp lí về giá trị đất đai khác nhau: thời kì bao cấp, đất đai thuộc sở hữu toàn
dân, quyền sử dụng của tập thể, đất đai khơng là hàng hóa, khơng có “giá trị”;
thời kì kinh tế thị trƣờng, đất đai đƣợc trả lại giá trị vốn có của nó, đất đai là
hàng hóa có giá trị lớn, mức độ tranh chấp gắn liền với giá trị đất, giá trị càng cao
thì tranh chấp càng quyết liệt. GCNQSDĐ là bằng chứng pháp lí về đất đai. Việc
bất cập trong cấp GCNQSDĐ càng làm tranh chấp đất đai thêm phức tạp.
Giải quyết tranh chấp đất đai chẳng những góp phần quan trọng vào việc ổn
định tình hình an ninh, chính trị, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội mà còn tạo sự
phát triển thị trƣờng bất động sản bền vững.
Qua khảo sát cho thấy việc khiếu kiện về đất đai chiếm tỷ lệ cao trong tổng
số các vụ khiếu kiện dân sự (chiếm tới 80%). Có thể khẳng định rằng, việc giải


1


quyết tranh chấp đất đai hiện nay là loại việc khó khăn, phức tạp nhất và là khâu
yếu nhất trong cơng tác giải quyết các tranh chấp dân sự nói chung. Do lớn về số
lƣợng, phức tạp về tính chất, nên công tác giải quyết tranh chấp đất đai không
thể thực hiện một cách nhanh chóng, tuy nhiên tranh chấp đất đai phải đƣợc chú
trọng giải quyết để đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Huyện Kiến Xƣơng, tỉnh Thái Bình, trong những năm qua cũng phát sinh
nhiều vụ việc về tranh chấp đất đất đai, mặc dù về cơ bản đã đƣợc giải quyết,
nhƣng vẫn còn những tồn tại cần đƣợc nghiên cứu giải quyết. Với nhận thức
nhƣ vậy, tôi đã chọn vấn đề “Đánh giá thực trạng giải quyết tranh chấp đất đai
trên địa bàn huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình” làm đề tài luận văn thạc sĩ của
mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Phân tích, đánh giá thực trạng tranh chấp và giải quyết tranh chấp đất đai

tại huyện Kiến Xƣơng, tỉnh Thái Bình.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai

trên địa bàn huyện Kiến Xƣơng, tỉnh Thái Bình.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Khơng gian: Địa bàn huyện Kiến Xƣơng, tỉnh Thái Bình.
- Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2013 đến năm 2017.

1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.4.1. Đóng góp mới của đề tài
Trên cơ sở xác định đƣợc tồn tại, hạn chế trong công tác giải quyết tranh
chấp đất đai tại huyện Kiến Xƣơng, đề xuất đƣợc một số giải pháp hợp lý để

hồn thiện cơng tác giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện.
1.4.2. Ý nghĩa khoa học của kết quả nghiên cứu
Luận văn sẽ góp phần bổ sung cơ sở khoa học về công tác giải quyết tranh
chấp đất đai và giải pháp hoàn thiện công tác giải quyết tranh chấp đất đai.
1.4.3. Ý nghĩa thực tiễn của kết quả nghiên cứu
- Kết quả nghiên cứu sẽ phản ánh thực trạng công tác giải quyết tranh chấp

đất đai trên địa bàn nghiên cứu. Trên cơ sở đó làm tài liệu tham khảo đối với ủy
ban nhân dân các xã, thị trấn, phòng Tài nguyên và môi trƣờng huyện Kiến

2


Xƣơng, phịng Thanh tra, trong cơng tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện nói
chung và cơng tác giải quyết tranh chấp đất đai nói riêng.
- Đối với đối tƣợng tranh chấp đất đai, đề tài cũng giúp họ hiểu biết hơn về

pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai, tạo sự đồng thuận trong xã hội, giúp cho
công tác giải quyết tranh chấp đất đai thuận lợi hơn.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo có ý nghĩa đối với học

viên, sinh viên đào tạo chuyên ngành quản lý đất đai tại các trƣờng cao đẳng, đại
học và học viện.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI VÀ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI

2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến tranh chấp đất đai
2.1.1.1. Quyền sử dụng đất và tranh chấp đất đai
Đất đai là một bộ phận không thể tách rời với lãnh thổ quốc gia. Ngoài ý
nghĩa là cơ sở vật chất thì lãnh thổ cịn có ý nghĩa đối với việc tồn tại và duy trì
một ranh giới quyền lực nhà nƣớc trong một cộng đồng dân cƣ nhất định. Khơng
chỉ có vậy, đối với con ngƣời, nếu đƣợc khai thác, sử dụng hợp lý, đất đai là một
tài nguyên vô tận, trở thành một loại tƣ liệu sản xuất có giới hạn về khơng gian,
diện tích nhƣng vơ hạn về thời gian sử dụng và khả năng sinh lời. Chính bởi vậy,
nhằm đảm bảo cho việc quản lí và khai thác tối đa các lợi ích mà đất đai mang lại
cho con ngƣời, pháp luật của nƣớc ta cũng có những quy định chặt chẽ về quyền
sử dụng đất của cá nhân, tổ chức, hộ gia đình nhằm xác lập cho những ngƣời trực
tiếp sử dụng đất những quyền và lợi ích nhất định, tạo điều kiện thuận lợi tối đa
cho ngƣời sử dụng đất phát huy năng lực tự chủ trong quá trình sử dụng đất.
Theo từ điển giải thích Luật học thì: “Quyền sử dụng đất của Nhà nƣớc là
quyền khai thác các thuộc tính có ích từ đất để phục vụ cho các mục đích phát
triển kinh tế và đời sống xã hội. Nhà nƣớc thực hiện quyền sử dụng đất một cách
gián tiếp thông qua việc giao đất cho các tổ chức, cá nhân sử dụng. Các tổ chức,
cá nhân này khi sử dụng có nghĩa vụ đóng góp vật chất cho Nhà nƣớc dƣới dạng
thuế sử dụng đất, tiền sử dụng đất” Trƣờng Đại học Luật Hà Nội (1999). Quyền
sử dụng đất là chỉ những khả năng của một chủ thể đƣợc thực hiện hoặc đƣợc
hƣởng những quyền nhất định khi khai thác và sử dụng đất để phục vụ cho các
nhu cầu khác nhau của đời sống xã hội. Những quyền đó đƣợc pháp luật ghi
nhận và bảo đảm thực hiện trên thực tế.
Tranh chấp đất đai là một hiện tƣợng xảy ra phổ biến trong xã hội. Đặc biệt
là khi nền kinh tế nƣớc ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trƣờng, đất đai đƣợc
trả lại giá trị thực vốn có của nó thì tranh chấp đất đai phát sinh có xu hƣớng
ngày càng gia tăng cả về số lƣợng và tính chất phức tạp (Nguyễn Quang Tuyến
(2008). Trong xã hội tồn tại lợi ích giai cấp đối kháng thì tranh chấp đất đai mang
màu sắc chính trị, đất đai ln là đối tƣợng tranh chấp giữa giai cấp bóc lột và
giai cấp bị bóc lột.


4


Tranh chấp đất đai: Theo Khoản 24, điều 3, Luật đất đai 2013 Tranh chấp
đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất giữa hai hoặc
nhiều bên trong quan hệ đất đai (Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam, 2013).
Tranh chấp đất đai bao gồm tất cả các tranh chấp phát sinh từ quyền và
nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất. Trong đó có cả tranh chấp tài sản gắn liền với
đất, tranh chấp hợp đồng giao dịch quyền sử dụng đất. Tranh chấp đất đai nảy
sinh khi có những bất đồng, mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể.
2.1.1.2. Giải quyết tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai là một hiện tƣợng thƣờng xảy ra trong đời sống xã hội
và ở mọi thời kỳ lịch sử. Giải quyết tranh chấp đất đai là hoạt động của các cơ
quan Nhà nƣớc có thẩm quyền nhằm giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn của hai
hay nhiều bên trong quan hệ đất đai trên cơ sở pháp luật để bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của các bên tranh chấp. Qua việc giải quyết tranh chấp đất đai mà
các quan hệ đất đai đƣợc điều chỉnh phù hợp với lợi ích của Nhà nƣớc, lợi ích xã
hội và của ngƣời sử dụng đất, mang lại sự ổn định trong nội bộ nhân dân, làm
cho những quy định của pháp luật đất đai đƣợc thực hiện trong cuộc sống.
Theo Từ điển giải thích thuật ngữ luật học: "Giải quyết tranh chấp đất đai là
giải quyết bất đồng, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, tổ chức và trên cơ sở đó
phục hồi các quyền lợi hợp pháp bị xâm hại đồng thời truy cứu trách nhiệm pháp
lý đối với hành vi vi phạm pháp luật về đất đai". Trƣờng Đại học Luật Hà Nội
(1999).
Giải quyết tranh chấp đất đai là hoạt động của cơ quan Nhà nƣớc có thẩm
quyền nhằm giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn giữa các bên để tìm ra các giải
pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật nhằm xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các
chủ thể trong quan hệ đất đai.
2.1.2. Phân loại tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai là dạng tranh chấp phổ biến, phức tạp nhất hiện nay. Số
lƣợng án tranh chấp đất đai chiếm phần lớn án tranh tụng tại các Tòa án trên
khắp lãnh thổ Việt Nam (Trƣơng Thế Côn, 2016). Việc phân loại tranh chấp đất
đai rất quan trọng, nó giúp cho các cơ quan có thẩm quyền xác định kịp thời,
chính xác các quan hệ pháp luật cần giải quyết và đƣa ra các quyết định đúng
đắn, hợp tình, hợp lý khi giải quyết tranh chấp đất đai. Việc phân loại có thể dựa
theo nhiều tiêu chí khác nhau Dỗn Hồng Nhung (2008) nhƣ:

5


- Căn cứ theo mốc thời gian hoặc theo hoàn cảnh lịch sử cụ thể, các tranh

chấp đất đai có thể phân theo tiêu chí về sở hữu tƣ nhân hay cơng hữu.
- Phân loại theo tiêu chí hành chính hay tranh chấp về kinh tế; dân sự hay

hôn nhân gia đình.
- Dựa theo tính chất vụ việc: Tranh chấp quyền sử dụng đất; tranh chấp về

quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất.
- Căn cứ vào tính chất pháp lý và quan hệ pháp luật của tranh chấp đất đai.

Việc phân loại quan hệ pháp luật tranh chấp liên quan đến đất đai là vấn đề
tƣơng đối. Trên thực tế có những vụ án, tính chất của quan hệ pháp luật tranh chấp
có dấu hiệu của tất cả các dạng tranh chấp. Để xác định tranh chấp thuộc dạng tranh
chấp đất đai nào, ngoài các quy định của luật đất đai cần căn cứ vào các quy định
của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam để xác định ai kiện, kiện ai, kiện về vấn đề gì
và kiện nhƣ thế nào để xác định quan hệ pháp luật. Tại Việt Nam trong những năm
gần đây về cơ bản có ba dạng tranh chấp liên quan đến đất đai sau:
- Tranh chấp về quyền sử dụng đất: là những tranh chấp giữa các bên với


nhau về việc ai có quyền sử dụng hợp pháp đối với một mảnh đất nào đó. Trong
dạng tranh chấp này chúng ta thƣờng gặp các loại tranh chấp về:
+ Tranh chấp về ranh giới đất: Loại tranh chấp này thƣờng do một bên tự ý

thay đổi ranh giới hoặc hai bên không xác định đƣợc với nhau về ranh giới, một
số trƣờng hợp chiếm ln diện tích đất của ngƣời khác. Những trƣờng hợp tranh
chấp này xảy ra thƣờng do ranh giới đất giữa những ngƣời sử dụng đất liền kề
không rõ ràng, đất này thƣờng sang nhƣợng nhiều lần, bàn giao khơng rõ ràng.
Ngồi ra, việc tranh chấp ranh giới xảy ra nhiều khi do lỗi của các cơ quan nhà
nƣớc, đó là khi cấp đất, cơ quan cấp đất có ghi diện tích, nhƣng khơng đo đạc cụ
thể khi giao đất chỉ căn cứ vào giấy cấp đất và đơn kê khai diện tích của đƣơng
sự. Sau này khi đƣơng sự đo lại thấy diện tích đất ít hơn so với quyết định cấp
đất cũng nhƣ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc khi cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất có phần diện tích chồng lên nhau. Do đó cũng gây nên tranh
chấp giữa các hộ liền kề nhau. Khi giải quyết tranh chấp, các cơ quan có thẩm
quyền phải xác định phần đất tranh chấp đó là thuộc quyền sử dụng của ai.
+ Tranh chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất khi

vợ chồng ly hôn: Đây là trƣờng hợp tranh chấp đất hoặc tài sản gắn liền với
quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn. Đất tranh chấp có thể là đất nơng nghiệp,

6


lâm nghiệp hoặc đất để ở; có thể là giữa vợ chồng với nhau hoặc giữa một bên ly
hôn với hộ gia đình vợ hoặc chồng hoặc có thể xảy ra khi bố mẹ cho con đất, đến
khi con ly hơn thì cha mẹ địi lại...
+ Tranh chấp về quyền thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với


quyền sử dụng đất: Đây là dạng tranh chấp do ngƣời có quyền sử dụng đất, tài
sản gắn liền với đất chết mà không để lại di chúc hoặc để lại di chúc không phù
hợp với quy định của pháp luật và những ngƣời hƣởng thừa kế không thỏa thuận
đƣợc với nhau về phân chia thừa kế hoặc thiếu hiểu biết về pháp luật dẫn đến
tranh chấp.
+ Tranh chấp để đòi lại đất, đòi lại tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất:

Thực chất đây là dạng tranh chấp đòi lại đất, đòi lại tài sản gắn liền với đất có
nguồn gốc trƣớc đây thuộc quyền sở hữu của họ hoặc ngƣời thân của họ mà do
nhiều nguyên nhân khác nhau họ khơng cịn quản lý, sử dụng nữa. Bây giờ
những ngƣời này đòi lại ngƣời đang quản lý, sử dụng dẫn đến tranh chấp.
- Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất:
+ Tranh chấp khi các chủ thể có những giao dịch dân sự về quyền sử dụng

đất: chuyển đổi, chuyển nhƣợng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế
chấp, góp vốn quyền sử dụng đất.
+ Tranh chấp do ngƣời khác gây thiệt hại hoặc hạn chế quyền và nghĩa vụ

phát sinh trong quá trình sử dụng đất.
+ Tranh chấp về giải toả mặt bằng phục vụ các cơng trình cơng cộng, lợi ích

quốc gia và mức bồi thƣờng khi thực hiện giải tỏa. Trong tranh chấp loại này chủ
yếu là khiếu kiện về giá đất bồi thƣờng, diện tích đất đƣợc bồi thƣờng, giá cả
đất tái định cƣ và bồi thƣờng không đúng ngƣời, giải tỏa quá mức quy định để
chừa đất cấp cho các đối tƣợng khác. Trong tình hình hiện nay, việc quy hoạch
mở mang đƣờng sá, đô thị quá lớn đẫn đến việc tranh chấp loại này rất gay gắt,
phức tạp và có nhiều ngƣời, tập thể đồng loạt khiếu kiện.
- Tranh chấp về mục đích sử dụng đất: đây là dạng tranh chấp ít gặp hơn,

những tranh chấp này liên quan đến việc xác định mục đích sử dụng đất là gì.

Thơng thƣờng những tranh chấp này cũng dễ có cơ sở để giải quyết vì trong quá
trình phân bổ đất đai cho các chủ thể sử dụng, Nhà nƣớc đã xác định mục đích
sử dụng đất thông qua quy hoạch sử dụng đất. Tranh chấp chủ yếu do ngƣời sử
dụng đất sử dụng sai mục đích so với khi đƣợc Nhà nƣớc giao đất, cho thuê đất.

7


2.1.3. Đặc điểm tranh chấp đất đai
Theo quy định của Luật đất đai năm 2013 thì tranh chấp đất đai là tranh
chấp về quyền, nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong
quan hệ đất đai.
Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của ngƣời sử dụng
đất giữa các đƣơng sự trong qua trình quản lý và sử dụng đất đai. Nhƣ vậy, tranh
chấp đất đai chính là các mâu thuẫn, bất đồng ý kiến của các chủ thể tham gia
vào quan hệ pháp luật đất đai khi họ cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của họ
bị xâm phạm. Trong thực tế, đôi khi ngƣời ta không phân biệt đƣợc tranh chấp
đất đai và khiếu nại trong lĩnh vực đất đai. Tranh chấp đất đai có những đặc điểm
chung của các tranh chấp kinh tế, dân sự, đồng thời nó có những đặc điểm riêng
có để phân biệt với các loại tranh chấp khác:
- Về chủ thể: chủ thể trong quan hệ tranh chấp đất đai phải là ngƣời sử

dụng đất (đƣợc Nhà nƣớc giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất,
nhận chuyển quyền sử dụng đất) hoặc ngƣời khác có quyền, nghĩa vụ liên quan
đến thửa đất. Trƣờng hợp tranh chấp không phát sinh giữa những chủ thể này với
nhau liên quan đến thửa đất thì đó là quan hệ tranh chấp khác. Ví dụ: tranh chấp
phát sinh giữa ngƣời sử dụng đất với Cơ quan có thẩm quyền trong việc giao đất,
cho th đất, cơng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất thì đó là tranh chấp khiếu
kiện hành chính. Nhƣ vậy, chủ thể của tranh chấp đất đai là các tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân tham gia với tƣ cách là ngƣời quản lý hoặc ngƣời sử dụng đất.

- Về khách thể: khách thể trong quan hệ tranh chấp đất đai là quyền sử

dụng, tài sản gắn liền với đất hoặc cả hai. Đối với quyền sử dụng đất thì đây là
loại tài sản đặc biệt vì pháp luật đã quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do
Nhà nƣớc đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nƣớc sẽ trao lại quyền
sử dụng đất cho ngƣời sử dụng đất thơng qua các hình thức do pháp luật quy
định. Đồng thời quyền sử dụng đất cũng là tài sản (quyền tài sản) theo quy định
của Bộ luật dân sự, vì vậy quyền sử dụng đất có thể là đối tƣợng tham gia các
giao dịch dân sự.
- Về nội dung: quan hệ tranh chấp đất đai có nội dung là sự xung đột, tranh

chấp về các quyền, nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất đối với một hoặc nhiều thửa đất
cụ thể. Tranh chấp đất đai phát sinh gây hậu quả xấu về nhiều mặt nhƣ: Tranh chấp
đất đai khơng chỉ ảnh hƣởng đến lợi ích trực tiếp của các bên tham gia tranh chấp
mà còn ảnh hƣởng đến lợi ích của Nhà nƣớc. Tranh chấp đất đai làm cho

8


những quy định của pháp luật đất đai và chính sách của Nhà nƣớc không đƣợc
thực hiện một cách triệt để.
2.1.4. Nguyên nhân và hậu quả của tranh chấp đất đai
2.1.4.1. Nguyên nhân tranh chấp đất đai
a. Nguyên nhân chủ quan
- Về đƣờng lối chính sách, pháp luật về đất đai

Chính sách đất đai và các chính sách khác có liên quan đến đất đai chƣa
đồng bộ, có mặt khơng rõ ràng và đang còn biến động. Thực tế áp dụng các chính
sách đất đai cịn tùy tiện dẫn đến tình trạng: Ngƣời có khả năng sản xuất nơng
nghiệp thì thiếu ruộng đất, ngƣợc lại, ngƣời có ruộng lại khơng có khả năng hoặc

nhu cầu sản xuất, để đất đai hoang hóa hoặc sử dụng đất kém hiệu quả. Tình
trạng ngƣời nông dân phải ra các đô thị bán sức lao động, gây mất ổn định cơ cấu
lao động sản xuất cũng có nguyên nhân từ việc thiếu đất để sản xuất.
Thực tiễn đã chứng minh những sai lầm trong phong trào hợp tác hóa nơng
nghiệp nhƣ nóng vội, gị ép, đƣa quy mô hợp tác xã (HTX) nhỏ lên quy mơ
HTX lớn khơng phù hợp với trình độ năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ, đặc
biệt là đội ngũ cán bộ cơ sở đã dẫn đến hậu quả là đất đai sử dụng bừa bãi, lãng
phí và kém hiệu quả.
Cùng với việc đổi mới cơ chế quản lý trong nông nghiệp đƣợc đổi mới, ngƣời
sử dụng đất có nhu cầu sử dụng đất ngày càng cao, địi hỏi phải có một diện tích đất
nhất định để sản xuất. Do đó đã xuất hiện tƣ tƣởng địi lại đất để sản xuất. Chính
sách đất đai chƣa phù hợp, chậm đổi mới đã tạo cơ sở cho việc lấn chiếm đất đai
diễn ra khá phổ biến, song chƣa đƣợc giải quyết và xử lý kịp thời.

Bên cạnh đó, việc Nhà nƣớc chia, tách, nhập hoặc thành lập mới những đơn
vị hành chính trong những năm gần đây dẫn đến việc phân địa giới hành chính
khơng rõ ràng, cụ thể làm cho tình hình tranh chấp đất đai ngày càng phức tạp và
gay gắt hơn.
- Về cơ chế quản lý đất đai

Trong thời gian qua, công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai cịn bị bng
lỏng, nhiều sơ hở, có khi phạm sai lầm, giải quyết tùy tiện, sai pháp luật.
Trong cơ chế quản lý tập trung, kế hoạch hóa cao độ, Nhà nƣớc phân cơng,
phân cấp cho q nhiều ngành, dẫn đến việc quản lý đất đai thiếu chặt chẽ, nhiều

9


sơ hở. Có thời kỳ mỗi loại đất do một ngành quản lý dẫn đến việc tranh chấp về
đất thuộc quyền quản lý của nhiều ngành khác nhau.

Trong cơ chế thị trƣờng, Nhà nƣớc thống nhất quản lý đất đai theo quy
hoạch chung, có sự phân cơng, phân cấp trách nhiệm quản lý đất đai khá rõ. Tuy
nhiên, trên thực tế vẫn còn tồn tại nhiều sai phạm, non kém về trình độ quản lý
của đội ngũ cán bộ làm cơng tác quản lý đất đai. Điều này góp phần làm xuất
hiện nhiều tranh chấp đất đai phức tạp, khó giải quyết. Cụ thể:
Hồ sơ địa chính chƣa hồn chỉnh, đồng bộ, nên thiếu căn cứ pháp lý và thực tế
để xác định quyền sử dụng và quản lý đất đai của tổ chức, cá nhân, đặc biệt là
ở những vùng mà quan hệ đất đai phức tạp và có nhiều biến động. Trong nhiều

trƣờng hợp, việc tranh chấp đất đai lại bắt nguồn từ những tài liệu lịch sử của
chế độ cũ để lại. Hơn nữa, việc giao đất lại khơng đƣợc tiến hành theo một quy
trình chặt chẽ, nên hồ sơ đất đai không đồng bộ và bị thất lạc.
Quy hoạch sử dụng đất đai chƣa đi vào nề nếp, nên nhiều trƣờng hợp sử
dụng đất không hợp lý khó bị phát hiện. Khi phát hiện thì lại khơng đƣợc xử lý
kịp thời. Nhiều địa phƣơng cịn có những nhận thức lệch lạc về chính sách đất
đai, quản lý đất đai còn nặng về biện pháp mệnh lệnh hành chính mà chƣa chú ý
đến biện pháp quản lý về mặt kinh tế.
Một số nơi ban hành văn bản pháp lý đất đai không rõ ràng, hoặc chủ
trƣơng sai lầm của một số cán bộ đã làm cho một bộ phận nhân dân hiểu lầm là
Nhà nƣớc có chủ trƣơng "trả lại đất cũ", trả lại đất ông cha, dẫn đến việc khiếu
kiện đòi lại đất ngày càng nhiều.
- Về công tác lãnh đạo, chỉ đạo

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc giải quyết tranh chấp đất đai ở nhiều nơi,
nhiều lúc còn hữu khuynh, mất cảnh giác. Chẳng những hồ sơ đất đai không đầy
đủ, mà việc đăng ký nhân khẩu, hộ khẩu ở nông thôn cũng chƣa chặt chẽ, kẻ xấu
có điều kiện để hoạt động dễ dàng. Khi phát hiện những kẻ cầm đầu, tổ chức gây
rối, kích động vi phạm pháp luật thì lúng túng trong xử lý, nƣơng nhẹ trong thi
hành pháp luật, không tổ chức đƣợc lực lƣợng quần chúng cốt cán đấu tranh với
mọi biểu hiện tiêu cực, mà trái lại, để quần chúng bị bọn xấu lôi kéo. Tổ chức

Đảng và chính quyền trở thành ngƣời bị động, phải chạy theo giải quyết những
vụ việc đã xảy ra hoặc xử lý những hậu quả nặng nề.
- Về công tác cán bộ công chức thực hiện công vụ liên quan đến đất đai

10


Một bộ phận cán bộ, công chức đƣợc giao nhiệm vụ quản lý đất đai đã thực
hiện không tốt nhiệm vụ đƣợc giao, thiếu gƣơng mẫu, lạm dụng chức quyền, vì
lợi ích riêng tƣ, bị kẻ xấu lợi dụng để "đục nƣớc béo cò", thực hiện những âm
mƣu đen tối, gây mất ổn định xã hội.
Lợi dụng chủ trƣơng điều chỉnh ruộng đất, tổ chức lại sản xuất theo cơ chế
mới, một số cán bộ, đảng viên lợi dụng sơ hở trong các chế độ, chính sách đất đai
của Nhà nƣớc và dựa vào chức quyền để chiếm dụng đất đai trái phép, gây bất bình
trong nhân dân. Đặc biệt, ở những nơi nội bộ mất đồn kết thì lại lấy vấn đề đất đai
làm phƣơng tiện để đấu tranh với nhau, một số phần tử xấu lợi dụng cơ hội này để
bao chiếm đất đai hoặc kích động gây chia rẽ nội bộ và gây mất ổn định về tình hình
chính trị - xã hội, làm mất uy tín của tổ chức Đảng và chính quyền.
- Về cơng tác tuyên truyền, giáo dục và phổ biến pháp luật

Công tác tuyên truyền, giáo dục và phổ biến pháp luật đất đai chƣa đƣợc
coi trọng, làm cho nhiều văn bản pháp luật đất đai của Nhà nƣớc chƣa đƣợc phổ
biến sâu rộng trong nhân dân. Tuy nhiên, việc tranh chấp đất đai ở mỗi địa
phƣơng khác nhau cịn có những ngun nhân đặc thù và việc tìm ra những
ngun nhân đó phải căn cứ vào thực tế sử dụng đất, và phong tục tập quán của
từng địa phƣơng để xây dựng đƣợc những giải pháp tốt nhất nhằm giải quyết có
hiệu quả từng vụ tranh chấp. Song trên thực tế khía cạnh này chƣa đƣợc các cơ
quan nhà nƣớc chú trọng, xem xét. (Bộ tài nguyên và Môi trƣờng, 2012)
b. Nguyên nhân khách quan
Tranh chấp đất đai ở nƣớc ta phát sinh có nguồn gốc sâu xa do lịch sử để

lại. Ở miền Bắc, sau Cách mạng tháng 8 và sau năm 1953, Đảng và Chính phủ đã
tiến hành cải cách ruộng đất, xóa bỏ chế độ chiếm hữu ruộng đất của thực dân,
phong kiến, thiết lập quyền sở hữu ruộng đất cho ngƣời nông dân. Năm 1960,
thông qua con đƣờng hợp tác hóa nơng nghiệp, ruộng đất của ngƣời nơng dân
đƣợc đƣa vào làm tƣ liệu sản xuất chung trở thành sở hữu tập thể, do đó tình
hình sử dụng đất đai tƣơng đối ổn định.
Ở miền Nam, sau hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm tình hình sử dụng

đất đai có nhiều diễn biến phức tạp hơn. Trong chín năm kháng chiến, Chính phủ
đã tiến hành chia ruộng đất cho ngƣời nông dân hai lần vào các năm 1949 - 1950
và năm 1954, nhƣng đến năm 1957, ngụy quyền Sài Gòn đã thực hiện cải cách
điền địa, thực hiện việc "truất hữu" nhằm xóa bỏ thành quả của cách mạng, gây
ra những xáo trộn về quyền quản lý ruộng đất của ngƣời nông dân. Sau khi thống

11


nhất đất nƣớc, năm 1975, Nhà nƣớc đã tiến hành hợp tác hóa nơng nghiệp, đồng
thời xây dựng hàng loạt các lâm trƣờng, nơng trƣờng, trang trại. Những tổ chức
đó bao chiếm quá nhiều diện tích đất nhƣng sử dụng lại kém hiệu quả. Đặc biệt,
qua hai lần điều chỉnh ruộng đất vào các năm 1977 - 1978 và năm 1982- 1983,
với chính sách chia cấp đất theo kiểu bình quân, "cào bằng" đã dẫn tới những xáo
trộn lớn về ruộng đất, về ranh giới, số lƣợng và mục đích sử dụng đất đai.
Khi đất nƣớc ta chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng với sự thay đổi cơ chế
quản lý làm cho đất đai thì đất đai ngày càng trở nên có giá trị. Dƣới góc độ kinh
tế, đất đai đƣợc coi nhƣ một loại hàng hóa trao đổi trên thị trƣờng theo quy luật
cung cầu, quy luật giá trị. Đây là quy luật tự nhiên, nhƣng đối với đất lại không
đƣợc thừa nhận một cách dễ dàng ở nƣớc ta trong một thời gian khá dài. Do vậy
Nhà nƣớc chƣa kịp thời có các chính sách để điều tiết và quản lý có hiệu quả.
Từ khi nhà, đất trở nên có giá trị cao đã tác động đến tâm lý của nhiều

ngƣời dẫn đến tình trạng tranh chấp, địi lại nhà, đất mà trƣớc đó đã bán, cho
th, cho mƣợn, đã bị tịch thu hoặc giao cho ngƣời khác sử dụng hoặc khi thực
hiện một số chính sách về đất đai ở các giai đoạn trƣớc đây mà khơng có các văn
bản xác định việc sử dụng đất ổn định của họ.
2.1.4.2. Hậu quả của tranh chấp đất đai
Thứ nhất, về mặt kinh tế: Khi các tranh chấp xảy ra trƣớc hết nó ảnh
hƣởng đến tâm lý, thời gian, tiền của của các bên tranh chấp. Tiếp đó, nó ảnh
hƣởng đến hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc. Các cơ quan nhà nƣớc phải duy
trì một bộ máy không nhỏ để giải quyết các tranh chấp đất đai. Điều này gây tốn
kém cho cả Nhà nƣớc và nhân dân. Bên cạnh đó các tranh chấp đất đai có thể
làm ngƣng trệ các hoạt động sản xuất kinh doanh, làm thiệt hại đến lợi ích của
các bên, lợi ích Nhà nƣớc và lợi ích của xã hội.
Thứ hai, về mặt chính trị: Các tranh chấp phát sinh có thể gây ảnh hƣởng
xấu, gây mất ổn định tình hình kinh tế, xã hội, làm giảm hiệu quả thực hiện các
đƣờng lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc. Hiện nay, các tranh
chấp xảy ra nếu không đƣợc giải quyết kịp thời, triệt để thì có thể gây mất lòng
tin trong nhân dân đối với Đảng và Nhà nƣớc ta.
Thứ ba, về mặt xã hội: Các tranh chấp này sẽ là nguyên nhân gây nên rạn nứt
trong mối quan hệ tình cảm giữa cha - mẹ, vợ - chồng, anh - em. Lợi ích kinh tế có
thể làm lu mờ các chuẩn mực đạo đức xã hội, trong nhiều trƣờng hợp có thể dẫn đến
việc phạm pháp hình sự của các bên, kéo theo hàng loạt các phức tạp khác.

12


×