Tải bản đầy đủ (.docx) (130 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp hoàn thiện hồ sơ địa chính sau khi thực hiện dồn, đổi đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện lương tài tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 130 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN QUANG CƯỜNG

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HỒN
THIỆN HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH SAU KHI THỰC HIỆN
DỒN, ĐỔI ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN LƯƠNG TÀI -TỈNH BẮC NINH

Chuyên ngành:

Quản lý đất đai

Mã ngành:

60 85 01 03

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Đỗ Nguyên

Hải

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan
và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được


cám ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày… tháng… năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Quang Cường

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi
đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự
giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS.TS.Đỗ Nguyên Hải đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Trắc địa bản đồ, Khoa Quản lý đất đai - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã
tận tình giúp đỡ tơi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.

Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức phòng
Tài nguyên và Mơi trường, chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Lương Tài, phịng
Thống kê, phòng Kinh tế và Ủy ban nhân dân các xã, phường đã giúp đỡ
và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin trân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày… tháng… năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Quang Cường

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan................................................................................................................................... i
Lời cảm ơn....................................................................................................................................... ii
Mục lục.............................................................................................................................................. iii
Danh mục chữ viết tắt............................................................................................................... vi
Danh mục bảng........................................................................................................................... vii
Danh mục hình.............................................................................................................................. ix
Trích yếu luận văn........................................................................................................................ x
Thesis abstract............................................................................................................................ xii
Phần 1. Mở đầu.............................................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 2

1.4.


Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .......3

Phần 2. Tổng quan tài liệu....................................................................................................... 4
2.1.

Chính sách quản lý, sử dụng đất nơng nghiệp ở Việt Nam.................. 4

2.1.1.

Chính sách quản lý và sử dụng đất nơng nghiệp thời kỳ 1945-1981
4

2.1.2.

Chính sách quản lý và sử dụng đất nông nghiệp thời kỳ 1981-1988
5

2.1.3.

Chính sách quản lý và sử dụng đất nơng nghiệp sau đổi mới...........6

2.2.

Manh mún ruộng đất và tác động của nó........................................................ 8

2.2.1.

Khái niệm về manh mún ruộng đất và tác động của nó.......................... 8


2.2.2.

Tình hình manh mún ruộng đất ở một số nước trên thế giới............10

2.2.3.

Thực trạng, nguyên nhân của tình trạng manh mún ruộng đất ở Việt Nam
11

2.3.

Tình hình dồn điền đổi thửa trong và ngoài nước................................... 14

2.3.1.

Khái niệm về dồn điền đổi thửa......................................................................... 14

2.3.2.

Cơ sở thực tiễn của việc dồn điền đổi thửa................................................ 14

2.3.3.

Tình hình dồn điền đổi thửa ở một số nước trên thế giới...................16

2.3.4.

Tình hình dồn điền đổi thửa ở Việt Nam........................................................ 17

2.4.


Cơ sở lý luận của công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng

đất và lập hồ sơ địa chính..................................................................................... 19
2.4.1.

Cơ sở lý luận của công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất và lập hồ sơ địa chính........................................................................ 19


iii


2.5.

Những quy định chung về đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất và lập hồ sơ địa chính........................................................................ 20
2.5.1.

Đăng ký đất đai............................................................................................................ 20

2.5.2.

Căn cứ pháp lý của công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính................................................................. 21
2.5.3.


Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.................................................... 24

2.5.4.

Hồ sơ địa chính........................................................................................................... 27

2.5.5.

Nội dung cụ thể trong việc thiết lập hồ sơ địa chính............................. 28

2.5.6.

Lập, chỉnh lý và quản lý hồ sơ địa chính....................................................... 31

2.5.7.

Nguyên tắc lập hồ sơ địa chính.......................................................................... 32

2.5.8.

Mẫu hồ sơ địa chính................................................................................................. 32

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu........................................................ 33
3.1.

Địa điểm nghiên cứu................................................................................................. 33

3.2.

Thời gian nghiên cứu............................................................................................... 33


3.3.

Đối tượng nghiên cứu............................................................................................. 33

3.4.

Nội dung nghiên cứu................................................................................................ 33

3.4.1.

Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của huyện Lương Tài,

tỉnh Bắc Ninh................................................................................................................ 33
3.4.2.

Tình hình quản lý và sử dụng đất, kết quả công tác thực hiện dồn điền đổi

thửa trên địa bàn huyên Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh................................. 33
3.4.3.

Thực trạng công tác lập hồ sơ địa chính phục vụ cơng tác dồn điền, đổi

thửa đất sản xuất nông nghiêp trên địa bàn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc

Ninh.................................................................................................................................... 33
3.4.4.

Ảnh hưởng của công tác dồn điền, đổi thửa đến lập hồ sơ địa chính trên địa


bàn nghiên cứu........................................................................................................... 34
3.4.5.

Đề xuất giải pháp cho công tác hồn thiện hệ thống hồ sơ địa chính sau

dồn điền, đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Lương Tài,

tỉnh Bắc Ninh................................................................................................................ 34
3.5.

Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 34

3.5.1.

Phương pháp điều tra thứ cấp............................................................................ 34

3.5.2.

Phương pháp điều tra sơ cấp............................................................................. 34

3.5.3. Phương pháp xử lý số liệu.................................................................................... 34

iv


3.5.4.

Phương pháp so sánh............................................................................................. 34

Phần 4. .Kết quả nghiên cứu................................................................................................ 35

4.1.

Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh
35

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên...................................................................................................... 35

4.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội........................................................................................ 42

4.1.3.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và mơi trường
47

4.2.

Tình hình quản lý và sử dụng đất, kết quả công tác thực hiện dồn điền đổi thửa

trên địa bàn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh............................................ 48
4.2.1.

Tình hình quản lý đất đai........................................................................................ 48

4.2.2.

Hiện trạng sử dụng đất đai năm 2016 của huyện Lương Tài .............50


4.2.3.

Thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện Lương Tài
51

4.2.4.

Thực trạng công tác dồn điền, đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp trên địa

bàn huyên Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.............................................................. 53
4.3.

Thực trạng cơng tác lập hồ sơ địa chính phục vụ công tác dồn điền đổi thửa

trên địa bàn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh............................................ 54
4.3.1.

Thực trạng công tác lập hồ sơ địa chính...................................................... 54

4.3.2.

Kêt quả lập hồ sơ địa chính sau khi thực hiện dồn điền đổi thửa. .60

4.3.3.

Ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến lập hồ sơ địa chính của 02

xã và 01 thị trấn nghiên cứu................................................................................ 77
4.4.


Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa và cấp giấy chứng

nhận quyền sử dụng đất sau dồn điền, đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp

trên địa bàn huyện Lương Tài............................................................................ 81
4.4.1.

Giải pháp về chính sách đất đai......................................................................... 82

4.4.2.

Giải pháp về xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính.......................... 82

4.4.3.

Giải pháp về đo đạc bản đồ và chỉnh lý biến động.................................. 83

4.4.4.

Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực................................................................... 83

4.4.5.

Giải pháp về tài chính.............................................................................................. 83

Phần 5. Kết luận và đề nghị.................................................................................................. 85
5.1.

Kết luận............................................................................................................................ 85


5.2.

Kiến nghị......................................................................................................................... 86

Tài liệu tham khảo...................................................................................................................... 88
Phụ lục.............................................................................................................................................. 91


v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

BCH

Ban chấp hành

CGCNQSDĐ

Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

CHXHCNVN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

CNH, HĐH


Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

ĐBSH

Đồng bằng sơng hồng

DĐĐT

Dồn điền đổi thửa

ĐKĐĐ

Đăng ký đất đai

HSĐC

Hồ sơ địa chính

HTX

Hợp tác xã

QSDĐ

Quyền sử dụng đất

TTCN

Tiểu thủ cơng nghiệp


UBND

Uỷ ban nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Thực trạn

2010 ......
Bảng 4.1.

Các nhóm

Bảng 4.2.

Tình hình

Bảng 4.3.

Hiện trạn


Bảng 4.4.

Hiện trạn

Bảng 4.5.

Cơ cấu di

Bảng 4.6.

Biến động

Bảng 4.7.

Tình hình

Bảng 4.8.

Thực trạn

Tài, tỉnh B
Bảng 4.9.

Thực trạn

Ninh ......
Bảng 4.10.

Hệ thống


Bảng 4.11.

Hiện trạn
tỉnh Bắc

Bảng 4.12.

Bản đồ đ
điền, đổi

Bảng 4.13.

Kết quả c

nghiệp hu
Bảng 4.14.

Hồ sơ cấ

VPĐKQS
Bảng 4.15.

Các sổ đị

Bảng 4.16.

Điều kiện

Bảng 4.17. Tổng hợp số lượng bản đồ địa chính 02 xã 01 Thị trấn tính đến ngày


31/12/201
Bảng 4.18.

Kết quả k

Thị trấn t
Bảng 4.19.

Tổng hợp

điểm ngh

vii


Bảng 4.20. Thực trạng ruộng đất tại các xã nghiên cứu trước dồn điền, đổi thửa và
sau dồn điền, đổi thửa.................................................................................... 77
Bảng 4.21. Tổng hợp kết quả điều tra 90 hộ của 02 xã và 01 thị trấn về ảnh hưởng
của thửa đất, diện tích sau cơng tác dồn điền, đổi thửa 78
Bảng 4.22. Tổng hợp kết quả điều tra 90 hộ của 02 xã và 01 thị trấn về ảnh hưởng
cấp GCNQSDĐ sau công tác DĐĐT......................................................... 79
Bảng 4.23. Đánh giá về điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông thủy lợi sau dồn điền
đổi thửa tại 03 điểm điều tra........................................................................ 81

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Vị trí huyện Huyện Lương Tài trong tỉnh Bắc Ninh............................. 35
Hình 4.2. Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất huyện Lương Tài năm 2016...............50


ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Quang Cường
Tên luận văn: Đánh giá thực trạng và giải pháp hoàn thiện hồ sơ địa chính sau khi thực
hiện dồn, đổi đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Lương Tài - tỉnh Bắc Ninh

Chuyên ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 60 85 01 03

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp
Việt Nam Mục tiêu nghiên cứu
-

Đánh giá thực trạng và giải pháp hồn thiện hồ sơ địa chính sau khi dồn điền,

đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.

Đánh giá hiệu quả đạt được và những tồn tại của công tác hồn
thiện hồ sơ địa chính sau dồn điền, đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp tại
huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.
Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi dồn điền đổi thửa đất sản xuất
nông nghiệp trong thời gian tới tại huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.
Phương pháp nghiên cứu
- Để thực hiện các nội dung của đề tài, tôi sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp chọn điểm và hộ nghiên cứu; Phương pháp điều tra thứ cấp; phương

pháp điều tra sơ cấp; phương pháp so sánh; phương pháp xử lý số liệu;

Kết quả nghiên cứu chính
Luận văn đã khái qt được tình hình cơ bản của địa bàn nghiên
cứu với các nội dung gồm: điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; tinh hình
quản lý và sử dụng đất; hiện trạng sử dụng đất.
Luận văn đã đánh giá được thực trạng cơng tác hồn thiện hồ sơ
địa chính sau khi thực hiện dồn điền, đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp
trên địa bàn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.
Luận văn đã đưa ra những đề xuất giải pháp đóng góp cho cơng tác hồn
thiện hồ sơ địa chính sau khi thực hiện dồn điền, đổi thửa đất sản xuất nông
nghiệp trên địa bàn nghiên cứu và ở những địa bàn có điều kiện tương đồng.

Kết luận chủ yếu của luận văn
Huyện Lương Tài tiến hành dồn điền, đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp từ năm
2009 đến nay đã có 14/14 xã thực hiện thành công. Kết quả của công tác dồn điền đổi

x


thửa đất sản xuất nông nghiệp mật độ thửa đất nơng nghiệp giao ổn định bình qn
tồn huyện là 20 thửa/ha; xã có mật độ thấp nhất là Phú Hồ: 14 thửa/ha, xã có mật
độ thửa đất cao nhất là Trung Kênh: 34 thửa/ha. Với kết quả này, khu vực đất nơng
nghiệp trên địa bàn huyện, ngồi việc thay đổi cơ cấu các loại đất trong nội bộ: Đất
lúa, đất ni trồng thuỷ sản, đất trồng cây lâu năm…cịn bị thay đổi về vị trí hoặc
biến động sang đất giao thông, thuỷ lợi nội đồng và ngược lại. Bên cạnh đó, dồn
điền đổi thửa cịn tạo điều kiện cho hộ nơng dân áp dụng cơ giới hóa, và các kiểu sử
dụng đất hiệu quả và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nhằm tăng
giá trị sản xuất, giảm chi phí sản xuất (chủ yếu chi phí công lao động).


xi


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Quang Cuong
Thesis title: Assessment of the current status and solutions to complete
the cadastral documents after consolidation of agricultural lands in Luong
Tai district, Bac Ninh province.
Major: Land management

Code: 60 85 01 03

Educational organization: Vietnam National University of
Agriculture (VNUA) Research Objectives
-

Assessing the situation and solutions to complete cadastral records

after the consolidation of agricultural land in the Luong Tai district.

Evaluating the effectiveness achieved and the existence of the
work completed cadastral records management after the consolidation for
agricultural land in the Luong Tai district.
-

Proposing solutions to complete cadastral records, grant certificates of land

use rights after agricultural land consolidation in the future in the Luong Tai district.

Research Methods

- To implement the contents of the topic, I use the following methods:
Point selection and research households; Secondary survey method; Primary
method of investigation; comparative method; Data processing methods;

Main findings and conclusions
Main findings
Thesis outlined the basic situation of the research site with the
contents including: natural conditions, economic – social condition; land
managing and using situation; the present condition of land using.
The thesis has assessed the current status of cadastral dossier completion
after implementation of land consolidation of agricultural land in the research areas.

The thesis gave the solutions to contribute to completing cadastral
records after land consolidation of agricultural land this research areas
and in areas which had similar conditions.
Conclusions
Luong Tai District has consolidated agricultural land since 2009. There has been
14/14 communes implemented successfully so far. The result of this land consolidation

xii


is that the average densify of long-term assigned agricultural land is 20 plots/ha in the
whole district, the commune which has the lowest densify (14 plots/ha) is Phu Hoa, Trung
Kenh has the highest densify which is 34 plots/ha. With this result, the agricultural areas
in the whole district have changes not only in domestic land structure such as paddy
land, aquatic production land, land for cultivation of perennial trees… but also in the
location or tranformation into traffic, irrigational and infield lands and vice versa.
Besides, land consolidation also created good conditions for farmers to apply
mechanization, efficient land usages and scientific and technical progresses in order to

increase production values and reduce production costs (mostly labour costs).

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã khẳng định:
“Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển,
vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư,
quản lý là tài sản cơng thuộc sở hữu tồn dân do Nhà nước đại diện chủ
sở hữu và thống nhất quản lý. Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia,
nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật”.

Hệ thống hồ sơ địa chính đã xây dựng phục vụ cơng tác cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất còn chắp vá, thiếu đồng bộ, theo nhiều
quy trình và mẫu sổ khác nhau; tại nhiều địa phương không thống nhất
về số liệu giữa hệ thống sổ sách địa chính và bản đồ địa chính do việc
lập hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo hình thức tự
kê khai, đặc biệt đối với diện tích đất nơng nghiệp.
Trong tình hình hiện nay, khi toàn tỉnh Bắc Ninh đang thực hiện mạnh mẽ cơng
cuộc CNH-HĐH. Vì vậy, tình hình biến động về sử dụng đất do chuyển đổi cơ cấu sử
dụng đang diễn ra rất nhanh với qui mơ lớn địi hỏi việc cập nhật, chỉnh lý đồng bộ
hồ sơ địa chính phải được thực hiện kịp thời và mang tính thường xuyên để phản
ánh chính xác, đầy đủ theo hiện trạng sử dụng đất. Hơn nữa trong thời gian qua và
những năm tới, thực hiện Nghị quyết BCH Trung ương 7 khoá X về nông nghiệp,
nông dân và nông thôn; với định hướng sản xuất nông nghiệp phát triển theo xu
hướng hàng hố, tỉnh Bắc Ninh đã có chủ trương và thực hiện cơ bản hồn thành
cơng tác “dồn, đổi đất sản xuất nông nghiệp” đối với khu vực được qui hoạch ổn
định cho phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với công tác quy hoạch, xây dựng

nông thôn mới, dẫn đến những biến động, thay đổi cơ bản trên bản đồ và hồ sơ địa
chính khu vực đất nơng nghiệp.

Tỉnh Bắc Ninh có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, 126 đơn vị hành chính
cấp xã. Trong đó huyện Lương Tài là một huyện thuộc tỉnh Bắc Ninh nằm trong
vùng đồng bằng nằm ở phía Đơng Nam của tỉnh Bắc, UBND tỉnh Bắc Ninh đã
sớm chỉ đạo công tác dồn điền, đổi thửa (năm 1998), xong do nhiều nguyên
nhân khác nhau nên kết qủa đạt được chưa cao. Sau khi thăm quan, rút kinh
nghiệm một số mơ hình dồn điền, đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp ở

1


các tỉnh, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị, Nghị quyết và Kế
hoạch chỉ đạo công tác dồn điền, đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp
đến từng cấp ủy Đảng, chính quyền, đồn thể và nhân dân trên toàn
địa bàn và đã đạt được những kết quả nhất định, tạo bước chuyển
biến trong q trình cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa nơng thơn.
Huyện Lương Tài là một huyện điển hình cho cơng tác dồn điền,
đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp theo chủ chương chung và ở tỉnh
Bắc Ninh nói riêng. Tuy nhiên, hậu quả của việc dồn điền, đổi thửa đất
sản xuất nông nghiệp đã dẫn đến tồn bộ hệ thống thơng tin đồ họa cơ
sở dữ liệu về đất đai bị thay đổi và không hỗ chợ cho công tác quản lý
đất đai của Nhà Nước, người sử dụng đất sẽ không thưc hiện các
quyền của mình theo quy định của pháp luật về quyền sử dụng đất.
Để đồng bộ hóa q trình dồn điền, đổi thửa đất sản xuất nơng
nghiệp theo chủ chương chính sách của Đảng và Nhà nước và công tác
quản lý đất đai và đảm bảo quyền của người sử dụng đất là rất cấp thiết.
Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn nêu trên; được sự đồng ý của khoa
Quản lý Đất đai của Học Viện Nông nghiệp Việt Nam và sự hướng dẫn của

PGS.TS. Đỗ Nguyên Hải tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

“Đánh giá thực trạng và giải pháp hồn thiện hồ sơ địa chính sau
khi thực hiện dồn, đổi đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện
Lương Tài - tỉnh Bắc Ninh”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
-

Đánh giá thực trạng cơng tác hồn thiện hồ sơ địa chính sau

khi thưc hiện dồn điền, đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp trên địa
bàn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.
-

Đề xuất các giải pháp hoàn thiện hồ sơ địa chính, cấp giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất sau dồn điền, đổi thửa đất sản xuất
nông nghiệp ở địa bàn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
-

Thực trạng cơng tác hồn thiện hồ sơ địa chính sau khi dồn

điền, đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp từ năm 2010 đến năm 2016
trên địa bàn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh

2


1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

CỦA ĐỀ TÀI
Những đóng góp mới của đề tài: Góp phần sáng tỏ của việc
hồn thiện hồ sơ địa chính sau khi dồn điền, đổi thửa đất sản xuất
nơng nghiệp trên địa bàn nghiên cứu và những địa bàn có điều kiện
tương đồng thuộc vùng Đồng bằng Sơng Hồng.
-

Ý nghĩa khoa học của đề tài: Góp phần bổ sung lý luận về cơng tác hồn

thiện hồ sơ địa chính sau khi dồn điền, đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp đồng
thời bổ sung các bài học kinh nghiệm cho vùng Đồng bằng Sông Hồng.
-

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Nâng cao hiệu quả hoàn thiện hồ sơ địa chính

sau khi dồn điền, đổi thửa đất sản xuất nơng nghiệp địa bàn huyện Lương Tài.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT NƠNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM
2.1.1. Chính sách quản lý và sử dụng đất nông nghiệp thời kỳ 1945-1981

Lịch sử cách mạng giải phóng dân tộc và lịch sử phát triển kinh tế
của Việt Nam có mối quan hệ chặt chẽ với các vấn đề về sử dụng đất
đai. Những mâu thuẫn trong chính sách đất đai (vấn đề tiếp cận đất đai,
sở hữu và sử dụng đất đai) đã diễn ra trong suốt thời kỳ thuộc địa của
thực dân Pháp; trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ và các chính sách
của Chính phủ từ sau ngày thống nhất đất nước năm 1975.

Trước ngày khai sinh nước Việt Nam độc lập (năm 1945), đất nông
nghiệp được phân chia thành 2 loại chính: đất sở hữu cộng đồng và đất tư
hữu. Khu vực nông thôn được phân chia làm 2 tầng lớp dựa trên tính chất
sở hữu của đất đai: địa chủ và tá điền. Tầng lớp địa chủ chiếm khoảng 2%
tổng dân số nhưng chiếm hữu trên 50% tổng diện tích đất, trong khi đó 59%
hộ nơng dân là tá điền khơng có đất và đi làm th cho tầng lớp địa chủ.

Sau năm 1945, Chính phủ đã thực hiện phân chia lại ruộng đất và
giảm bớt thuế cho nông dân nghèo và tá điền. Sau khi kết thúc chiến
tranh với thực dân Pháp (năm 1954), miền Bắc thực hiện chương trình
cải cách ruộng đất cơ bản. Mục đích là để cơng hữu hố ruộng đất của
địa chủ người Việt và người Pháp, tiến hành phân chia lại cho hộ nơng
dân ít đất hoặc khơng có đất với khẩu hiệu “Người cày có ruộng”.
Giai đoạn tiếp theo của chính sách cải cách ruộng đất đó là miền Bắc
bước sang giai đoạn sở hữu tập thể đất nông nghiệp dưới hình thức hợp tác
xã từng khâu (bậc thấp) và hợp tác xã toàn phần (bậc cao). Đến năm 1960,
khoảng 86% hộ nơng dân và 68% tổng diện tích đất nông nghiệp đã vào hợp
tác xã bậc thấp. Trong hợp tác xã này người nông dân vẫn sở hữu đất đai và
tư liệu sản xuất. ở hình thức hợp tác xã bậc cao, nơng dân góp chung đất đai
và các tư liệu sản xuất khác (trâu, bò, gia súc và các công cụ khác) vào hợp
tác xã dưới sự quản lý chung. Từ năm 1961 đến năm 1975 có khoảng 20.000
hợp tác xã bậc cao ra đời với sự tham gia của khoảng 80% hộ nơng dân.


miền Nam, Chính phủ của chính quyền Sài Gịn cũ thực hiện Chương

trình cải cách điền địa dưới một hình thức khác, thơng qua việc quản lý thuê đất;

4



quy định về mức hạn điền (năm 1956) và Chương trình phân chia lại đất đai (năm
1970). Kết quả là khoảng 1,3 triệu hecta đất nông nghiệp được phân chia lại cho
hơn 1 triệu hộ nông dân vào năm 1970, và quá trình này được biết đến với khẩu
hiệu “ruộng đất về tay người cày” và hoàn thành vào cuối năm 1974.
Sau khi thống nhất đất nước năm 1975, Chính phủ Việt Nam tiếp tục phát
triển xa hơn nữa theo hướng tập thể hoá. Ở miền Bắc các hợp tác xã (HTX) nơng
nghiệp mở rộng quy mơ từ HTX tồn thơn đến HTX tồn xã. Ở miền Nam, nơng
dân vẫn được phép hoạt động dưới hình thức thị trường tự do đến tận năm
1977-1978 sau đó cũng từng bước đi theo hướng tập thể hố. Kết quả thực hiện
mơ hình kinh tế tập thể khác nhau ở các vùng, cụ thể ở vùng đồng bằng sơng
Cửu Long, chỉ có khơng đến 6% số hộ nông dân tham gia HTX nông nghiệp
(Pingali và Xuân 1992). Khác với miền Bắc, ở miền Nam hộ nông dân vẫn là đơn
vị sản xuất cơ bản mặc dù họ tham gia HTX nông nghiệp. Họ sử dụng chung lao
động và các nguồn lực sản xuất nhưng họ tự quyết định trong vấn đề sử dụng
các đầu vào sản xuất và áp dụng công nghệ.

Sau năm 1975, nền kinh tế Việt Nam nói chung và nơng nghiệp nói riêng
phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh để lại và những
hậu quả từ những chính sách trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hoá tập trung và
thời kỳ kinh tế tập thể trong nông nghiệp. Trong thời kỳ sở hữu tập thể trong
nông nghiệp, sản xuất giảm do người nông dân thiếu động cơ làm việc, sản
lượng nông nghiệp tăng hàng năm ở mức rất thấp 2%. Cùng thời điểm này
dân số tăng rất nhanh (2,2-2,35%/ năm) đã dẫn đến việc phải nhập khẩu bình
quân hơn một triệu tấn lương thực mỗi năm trong suốt thời kỳ sau chiến
tranh. Điều đó đã dẫn đến một bộ phận lớn dân số sống trong tình trạng
nghèo và đói (Viện Quy hoạch và Thiết kế nơng nghiệp, 2003).
2.1.2. Chính sách quản lý và sử dụng đất nông nghiệp thời kỳ 1981-1988
Sự thay đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất trong lĩnh vực nông nghiệp bắt đầu bằng
Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng hay cịn gọi là Khốn 100. Dưới chính sách

Khốn 100, các HTX giao đất nơng nghiệp đến nhóm và người lao động. Những người này có
trách nhiệm trong ba khâu của quá trình sản xuất. Sản xuất vẫn dưới sự quản lý của HTX,
cuối vụ hộ nông dân được trả thu nhập bằng thóc dựa trên sản lượng sản xuất ra và ngày
cơng đóng góp trong 3 khâu của quá trình sản xuất. Đất đai vẫn thuộc sở hữu của Nhà nước
và dưới sự quản lý của HTX. Mặc dù cịn đơn giản nhưng Khốn 100 đã trở thành bước đột
phá trong quá trình hướng tới nền

5


kinh tế thị trường. Sự ra đời của Khoán 100 đã có những ảnh hưởng đáng kể đến
sản xuất nơng nghiệp, đặc biệt đối với sản xuất lúa gạo, tăng 6,3%/năm trong suốt
giai đoạn 1981-1985. Tuy nhiên, sau năm 1985, tăng trưởng trong sản xuất nông
nghiệp bắt đầu giảm, cụ thể tốc độ tăng trưởng của tổng sản lượng nông nghiệp
trong giai đoạn 1986-1988 chỉ là 2,2%/năm. Đầu năm 1988, sản xuất lương thực
không đáp ứng được nhu cầu dẫn đến sự thiếu ăn ở 21 tỉnh, thành trên miền Bắc. ở
miền Nam một loạt các mâu thuẫn cũng gia tăng trong khu vực nông thôn, đặc biệt
là mối quan hệ đất đai bởi sự “cào bằng” về phân chia và điều chỉnh đất đai. Điều
này hiển nhiên đặt ra yêu cầu một cuộc cải cách mới trong chính sách đất đai.

Để giải quyết các vấn đề trên, chính sách đổi mới trong nông nghiệp đã
được thực hiện theo tinh thần Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị vào tháng 4 năm
1988. Với sự ra đời của Nghị quyết 10 thường được biết đến với tên Khốn 10,
người nơng dân được giao đất nông nghiệp sử dụng từ 10-15 năm và lần đầu
tiên hộ nông dân được thừa nhận như một đơn vị kinh tế tự chủ trong nông
nghiệp. Bắt đầu từ thời kỳ này, các tư liệu sản xuất (máy móc, trâu, bị, gia súc
và cơng cụ khác) được sở hữu dưới hình thức cá thể. Một khía cạnh khác của
chính sách này đó là người nơng dân ở miền Nam được giao lại đất họ đã sở
hữu trước năm 1975 (Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, 2003).


Tuy nhiên, cùng với Khốn 10 chưa có luật tương ứng dẫn đến một
số quyền sử dụng đất như cho tặng hoặc thừa kế chưa được luật pháp
hóa và thừa nhận. Một loạt các vấn đề khác nảy sinh liên quan đến sản
xuất chẳng hạn như trạm điện, hệ thống giao thông nông thôn, thị trường,
… mà trước đây thuộc trách nhiệm quản lý của các HTX nông nghiệp. Để
giải quyết các vấn đề này Luật Đất đai năm 1993 đã ra đời.

2.1.3. Chính sách quản lý và sử dụng đất nông nghiệp sau đổi mới
Trong suốt thời kỳ đổi mới, một loạt các chính sách và văn bản luật trong
lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, đặc biệt liên quan đến sử dụng đất đai đã ra
đời. Những chính sách quan trọng nhất là Luật Đất đai năm 1993, sau đó là Luật
Đất đai sửa, đổi bổ sung năm 1998 và 2001; Luật Đất đai năm 2003; Nghị định
64/CP năm 1993 và Nghị định 02/CP năm 1994 về quy định trong phân bố đất
rừng và đất nông nghiệp. Bên cạnh đó cũng có một loạt các chính sách liên
quan trực tiếp hoặc hỗ trợ gián tiếp đến vấn đề về đất đai.
Theo Luật Đất đai 1993, hộ nông dân được giao quyền sử dụng ruộng đất
lâu dài với 5 quyền - quyền chuyển nhượng, quyển chuyển đổi, quyền cho thuê,

6


quyền thừa kế và quyền thế chấp. Người có nhu cầu sử dụng được giao đất
trong thời hạn 20 năm đối với cây hàng năm và ngư nghiệp, 50 năm đối với cây
lâu năm. Việc giao đất sẽ được tiến hành lại tại thời điểm cuối chu kỳ giao đất
nếu như người sử dụng đất vẫn có nhu cầu sử dụng. Luật Đất đai cũng quy định
mức hạn điền đối với hộ nông dân, cụ thể đối với cây hàng năm là 2 hecta ở
miền Bắc và các tỉnh miền Trung; 3 hecta đối với các tỉnh phía Nam; đối với cây
lâu năm quy định tối đa là 10 hecta đối với các xã vùng đồng bằng và 30 hecta
đối với vùng trung du và miền núi (Quốc hội, 1993).Cùng với việc giao đất cho
các hộ nơng dân thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng được các cơ

quan chức năng xem xét và cấp cho các nông hộ. Đến năm 1998, giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất (LUCs) đã được cấp cho 71% hộ nông dân, cuối năm
2000 con số này là trên 90% (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 1998). Đối với đất
rừng ở khu vực trung du và miền núi nơi có rất nhiều phong tục tập quán thì việc
giao đất phức tạp hơn, quá trình cấp giấy chứng nhận diễn ra chậm hơn và quá
trình này vẫn đang được tiếp tục thực hiện. Vào năm 1998, người nông dân
được giao thêm 2 quyền sử dụng nữa đó là quyền cho thuê lại và quyền được
góp vốn đầu tư kinh doanh bằng đất đai (Quốc hội, 1998).
Năm 2001, những sửa đổi bổ sung Luật Đất đai năm 1993 cho phép người
sử dụng được tặng đất đai cho họ hàng, bạn bè của họ và được đền bù nếu bị
thu hồi. Sự bổ sung này cũng đưa ra một loạt các thay đổi liên quan đến đất đai
và thay đổi trong thủ tục đăng ký đất đai. Luật Đất đai ra đời thay thế cho Luật
Đất đai năm 1993 và các sửa đổi bổ sung của Luật đất đai được ban hành vào
tháng 12 năm 2003 và có hiệu lực từ tháng 7 năm 2004. Đối với đất nơng nghiệp
khơng có sự thay đổi về thời hạn sử dụng và diện tích hạn điền so với Luật Đất
đai năm 1993. Tuy nhiên, lần đầu tiên đất đai được chính thức xem như là “hàng
hố đặc biệt” có giá trị và chính vì thế có thế chuyển nhượng (thương mại). Luật
Đất đai vẫn khẳng định “đất đai là tài sản của Nhà nước” và cũng cho rằng cần
có sự khuyến khích đối với thị trường bất động sản bao gồm thị trường các
quyền sử dụng đất đối với khu vực thành thị. Cá nhân (người nông dân) và các
tổ chức kinh tế được quyền tham gia vào thị trường này (Ban kinh tế, 2004).
Ngày 29/11/2013, Quốc hội đã thơng qua Luật Đất đai năm 2013, Luật này có
hiệu lực kể từ 01/7/2014. Luật đã quy định hoàn chỉnh hơn chính sách đất đai đối với
khu vực nơng nghiệp nhằm tạo điều kiện đẩy mạnh tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa nơng nghiệp và nơng thơn, đáp ứng mục tiêu an ninh lương thực quốc gia;
cụ thể: nâng thời hạn giao đất đất nông nghiệp trong hạn mức cho

7



hộ gia đình, cá nhân từ 20 năm lên 50 năm thống nhất cho các loại đất nông nghiệp
(đất trồng cây hàng năm và cây lâu năm, đất lâm nghiệp); cho phép hộ gia đình, cá
nhân tích tụ đất đai với diện tích lớn hơn khơng vượt q 10 lần hạn mức giao đất
nông nghiệp (Quốc hội, 2013); Chế độ sử dụng đất trồng lúa được quy định theo
hướng làm rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệ đất trồng lúa, hạn chế
chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi nơng nghiệp…
Những thay đổi trong chính sách đất đai của Việt Nam từ năm 1981 đến nay đã
góp phần đáng kể trong việc tăng nhanh sản lượng nông nghiệp và phát triển khu
vực nông thôn. Tổng sản lượng nông nghiệp tăng 6,7%/năm trong suốt giai đoạn
1994-1999 và khoảng 4,6% trong giai đoạn 2000-2003. An toàn lương thực quốc gia
khơng cịn là vấn đề nghiêm trọng nữa và nghèo đói đang từng bước được đẩy lùi
(Ban kinh tế, 2004). Tuy nhiên, rất nhiều thách thức đặt ra đối với nông nghiệp Việt
Nam như giá cả sản phẩm nông nghiệp giảm, cạnh tranh tăng cao khi Việt Nam hội
nhập kinh tế tồn cầu thơng qua Hiệp định tự do thương mại các nước ASEAN
(AFTA) và gia nhập WTO, và tốc độ tăng trưởng của sản xuất nông nghiệp đang có
xu hướng chậm dần. Hơn nữa, nơng dân Việt Nam vẫn còn tương đối nghèo và một
tỷ lệ cao dân số vẫn sống dựa vào nông nghiệp là chủ yếu và họ đang sống ở khu
vực nông thôn. Điều này sẽ gây ra sức ép lớn đối với khu vực nông thôn và nhu cầu
về tiếp tục cải cách các chính sách là tất yếu.

2.2. MANH MÚN RUỘNG ĐẤT VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ
2.2.1. Khái niệm về manh mún ruộng đất và tác động của nó
2.2.1.1. Khái niệm về manh mún ruộng đất
Khái niệm manh mún ruộng đất được hiểu trên hai khía cạnh: một là sự
manh mún về mặt ơ thửa, trong đó một đơn vị sản xuất (thường là nơng hộ)
có q nhiều mảnh ruộng với kích thước quá nhỏ và bị phân tán ở nhiều xứ
đồng. Hai là sự manh mún thể hiện trên quy mô đất đai của các đơn vị sản
xuất, số lượng ruộng đất q nhỏ khơng tương thích với số lượng lao động
và các yếu tố sản xuất khác (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 1998).


Cả hai kiểu manh mún trên đều dẫn đến tình trạng là hiệu quả
sản xuất thấp, khả năng đổi mới và ứng dụng các tiến bộ khoa học
kỹ thuật, nhất là vấn đề cơ giới hố, thuỷ lợi hố trong nơng
nghiệp,...dẫn đến tình trạng sử dụng đất kém hiệu quả.
Manh mún đất đai xảy ra ở nhiều nơi, nhiều nước khác nhau trên thế giới và ở
nhiều thời kỳ của lịch sử phát triển. Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này

8


rất đa dạng: có thể là do đặc điểm bề mặt phân bố địa lý, do sức ép dân
số,...nhưng cũng có thể là do ý thức của con người như tính chất tiểu nơng
của nền sản xuất cịn kém phát triển, đặc điểm tâm lý của cộng đồng dân cư
nông thơn, hệ quả của một hay nhiều chính sách ruộng đất, kinh tế xã hội
hay sự quản lý lỏng lẻo kém hiệu quả của cơng tác địa chính,...


Việt Nam, manh mún đất đai rất phổ biến, đặc biệt là ở miền
Bắc. Theo con số ước tính năm 2003, tồn quốc có khoảng 75 triệu
thửa đất canh tác đã giao cho 9259 hộ gia đình, cá nhân sử dụng,
trung bình một hộ nơng dân có khoảng 7-8 mảnh.
2.2.1.2. Tác động của tình trạng manh mún ruộng đất
a. Tác động tích cực
Manh mún đất đai trong sản xuất nơng nghiệp có tác động tích cực và cũng có
tác động tiêu cực đối với ngành sản xuất nông nghiệp của Việt Nam. Khi một hộ
nơng dân có nhiều thửa ruộng với diện tích đất canh tác quy mô nhỏ sẽ làm giảm rủi
ro trong sản xuất. Những rủi ro có thể được hạn chế khi sản xuất quy mô nhỏ như:
rủi ro về sâu bệnh, về thiên tai,... Rõ ràng đây là ưu điểm so với tình trạng sản xuất
với quy mơ lớn. Khi diện tích đất sản xuất tập trung ở một địa điểm, nếu xảy ra thiên
tai, hay sâu bệnh thì năng suất sẽ giảm rất nhiều (thậm chí là mất trắng).


Tạo điều kiện cho các hộ sản xuất linh hoạt hơn trong vấn đề luân canh cây
trồng. Việc canh tác trên nhiều thửa ruộng giúp nơng dân đa dạng hóa cây trồng
với nhiều loại giống, nhiều loại cây trồng hơn. Vì trong sản xuất nơng nghiệp địi
hỏi có tính đồng bộ trên cùng một điều kiện tự nhiên. Thường thường, trên một
cánh đồng sẽ chỉ có một loại cây trồng (và thậm chí là chỉ một loại giống) được
canh tác để hạn chế sự phá hoại của sâu bệnh, chuột,….

Phân tán đất đai tạo điều kiện cho việc bố trí lao động theo mùa vụ
dễ dàng hơn. Khi canh tác trên nhiều thửa ruộng sẽ tạo ra sự giãn cách
về mặt thời gian thu hoạch, vì vậy sẽ giảm áp lực về lao động. Đặc biệt
trong điều kiện sản xuất nông nghiệp vẫn chủ yếu dựa vào công cụ thủ
công là chính như Việt Nam hiện nay thì vấn đề này rất cần thiết.

b. Tác động tiêu cực
Manh mún đất đai được coi là một trong những rào cản của phát triển sản xuất
nông nghiệp nhất là sản xuất trồng trọt, làm cản trở q trình dịch chuyển từ nền
nơng nghiệp tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa. Về mặt kinh tế manh

9


×