Tải bản đầy đủ (.docx) (122 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá công tác quản lý nước thải công nghiệp trong các cụm công nghiệp làng nghề thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (976.42 KB, 122 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

DƯƠNG ANH TÚC

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NƯỚC THẢI
CÔNG NGHIỆP TRONG CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP
LÀNG NGHỀ THỊ XÃ TỪ SƠN, TỈNH BẮC NINH

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

8340410

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Mậu Dũng

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu đươc trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng
để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng 05 năm 2018


Tác giả luận văn

Dương Anh Túc

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ nhiệt tình và những lời chỉ bảo ân cần của các tập thể và các cá nhân, các cơ
quan trong và ngồi Học viện Nơng nghiệp Việt Nam.
Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn sâu sắc PGS.TS Nguyễn Mậu Dũng đã
trực tiếp hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt
quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện, Ban chủ nhiệm sau đại
học, Ban chủ nhiệm, tập thể giáo viên khoa kinh tế nông nghiệp và phát triển nông
thôn mà trực tiếp là các thầy, cô giáo Bộ môn kinh tế tài nguyên và môi trường, cùng
bạn bè đã giúp đỡ tôi về thời gian cũng như vật chất để tơi hồn thành q trình học
tập và thực hiện đề tài.
Tôi rất trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của cán bộ sở Tài ngun Mơi
trường, Chi cục BVMT tỉnh Bắc Ninh, Trung tâm quan trắc môi trường tỉnh Bắc Ninh,
Ban quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh, Sở Kế hoạch và đầu tư, Cục thống kê tỉnh
Bắc Ninh; Chi cục thuế, Thống kê, phòng Tài nguyên Mơi trường, phịng Kinh tế thị
xã Từ Sơn và ủy ban nhân dân phường Châu Khê, phường Đồng Kỵ đã tạo điều kiện
cho tôi thu thập số liệu, những thông tin cần thiết và tổ chức và xây dựng cuộc điều tra
để thực hiện tốt đề tài nghiên cứu của mình.
Tơi xin bày tỏ cảm ơn sự giúp đỡ của người thân trong gia đình và bạn bè,
trong hơn hai năm qua đã động viên và chia sẻ cùng tôi những khó khăn về vật chất
cũng như tinh thần để tơi hồn thành luận văn thạc sỹ khoa học kinh tế này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày

tháng 05 năm 2018

Tác giả luận văn

Dương Anh Túc

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................. ii
Mục lục....................................................................................................................................... iii
Danh mục viết tắt...................................................................................................................... vi
Danh mục bảng........................................................................................................................ vii
Danh mục biểu đồ, hình, hộp............................................................................................... viii
Trích yếu luận văn.................................................................................................................... ix
Thesis abstract........................................................................................................................... xi
Phần 1. Mở đầu........................................................................................................................ 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................. 2

1.2.1.


Mục tiêu chung........................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể........................................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu................................................................................................ 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu................................................................................................... 3

1.4.

Những đóng góp mới của luận văn về lý luận và thực tiễn ................................. 3

1.4.1.

Về lý luận.................................................................................................................... 3

1.4.2.

Về thực tiễn................................................................................................................. 3


Phần 2. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về quản lý nước thải công nghiệp
trong các cụm công nghiệp làng nghề................................................................ 4
2.1.

Cơ sở lý luận............................................................................................................... 4

2.1.1.

Khái niệm, vai trò của quản lý nước thải công nghiệp trong các CCN
làng nghề..................................................................................................................... 4

2.1.2.

Nội dung đánh giá công tác quản lý nước thải công nghiệp trong các
CCN làng nghề........................................................................................................ 13

2.1.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nước thải công nghiệp trong các CCN

làng nghề.................................................................................................................. 18
2.2.

Cơ sở thực tiễn......................................................................................................... 21

iii


2.2.1.


Kinh nghiệm quản lý nhà nước về nước thải trong các CCN ở một số
nước trên thế giới

2.2.2.

21

Kinh nghiệm quản lý nhà nước về nước thải trong các CCN ở một số
tỉnh trong nước 24

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm rút ra cho các CCN làng nghề trên địa bàn thị xã
Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh 25

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 27
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu................................................................................ 27

3.1.1

Đặc điểm chung của thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh............................................ 27

3.1.2.

Đặc điểm của các CCN làng nghề trên địa bàn thị xã Từ Sơn ......................... 30

3.2.


Phương pháp nghiên cứu của đề tài...................................................................... 32

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu.................................................................... 32

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu................................................................................ 33

3.2.3.

Phương pháp phân tích tài liệu.............................................................................. 36

3.2.4.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu.......................................................................... 36

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận....................................................................... 38
4.1.

Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh và nước thải công nghiệp trong

các CCN làng nghề trên địa bàn thị xã Từ Sơn 38
4.1.1.

Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh và TM – DV của các CCN.............38

4.1.2.


Thực trạng phát thải NTCN trong các CCN làng nghề trên địa bàn
nghiên cứu

4.2.

Đánh giá thực trạng công tác quản lý nước thải công nghiệp trong các
CCN làng nghề trên địa bàn thị xã Từ Sơn

4.2.1.

50

Đánh giá công tác ban hành văn bản, quy chế quản lý NTCN trong CCN

làng nghề
4.2.2.

41

50

Đánh giá công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức đối với quản lý
NTCN 56

4.2.3.

Đánh giá công tác xây dựng hệ thống XLNT trong CCN làng nghề ..............60

4.2.4.


Đánh giá cơng tác thu phí nước thải của các DN trong CCN làng nghề ........64

4.2.5.

Đánh giá công tác ĐTM, thanh tra, kiểm tra, xử phạt các doanh nghiệp .......66

4.3.

Những yếu tố ảnh trong công tác quản lý ntcn tại các CCN làng nghề ..........68

4.3.1.

Nguồn lực phục vụ công tác QLMT NTCN trên địa bàn thị xã Từ Sơn ........68

iv


4.3.2.

Các chính sách của Nhà nước và của địa phương.............................................. 70

4.3.3.

Năng lực quản lý của doanh nghiệp và quản lý có sự tham gia của cộng
đồng về mơi trường NTCN trong cụm 71

4.3.4.

Nhận thức về môi trường của CSSX và người dân............................................ 72


4.3.5.

Công nghệ và thiết bị sản xuất của các CSSX.................................................... 74

4.4.

Định hướng và giải pháp tăng cường quản lý nước thải công nghiệp ............75

4.4.1.

Quan điểm và phương hướng tăng cường quản lý NTCN ................................ 75

4.4.2.

Các giải pháp tăng cường công tác quản lý nước thải công nghiệp ................ 76

Phần 5. Kết luận và kiến nghị............................................................................................ 81
5.1.

Kết luận..................................................................................................................... 81

5.2.

Kiến nghị................................................................................................................... 82

Tài liệu tham khảo................................................................................................................... 85
Phụ lục....................................................................................................................................... 87

v



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

BQL

Ban quản lý

BVMT

Bảo vệ môi trường

CCN

Cụm công nghiệp

CSSX

Cơ sở sản xuất

DN

Doanh nghiệp

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường


HTXLNT

Hệ thống xử lý nước thải

KCN

Khu công nghiệp

KCX

Khu chế xuất

KT–XH

Kinh tế - Xã hội

NTCN

Nước thải công nghiệp

ONMT

Ơ nhiễm mơi trường

QCCP

Quy chuẩn cho phép

QLMT


Quản lý mơi trường

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TN và MT

Tài nguyên và Môi trường

UBND

Uỷ ban nhân dân

XLNT

Xử lý nước thải

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Đặc điểm của các CCN làng nghề trên địa bàn thị xã Từ Sơn ...............31


Bảng 4.1.

Tình hình sản xuất công nghiệp tại các CCN trên địa bàn tx. Từ
Sơn từ năm 2014 đến năm 2016

39

Bảng 4.2.

Vị trí lấy mẫu nước thải tại cống thải của các CCN làng nghề ..............42

Bảng 4.3.

Kết quả phân tích chất lượng mơi trường nước thải tại một số CCN

làng nghề năm 2016

43

Bảng 4.4.

Chất thải đặc trưng của CCN làng nghề tái chế sắt thép Châu Khê ......46

Bảng 4.5.

Chất thải đặc trưng của CCN làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Quang . 47

Bảng 4.6.


Đánh giá môi trường nước tại hai CCN làng nghề................................... 48

Bảng 4.7.

Một số bệnh thường gặp ở các hộ gia đình xung quanh CCN làng nghề
48

Bảng 4.8.

Tình hình ban hành văn bản pháp lý về quản lý NTCN tại CCN
làng nghề thị xã Từ Sơn

52

Bảng 4.9.

Tổ chức tập huấn cho cán bộ QLMT tại các cấp...................................... 57

Bảng 4.10.

Tổ chức tuyên truyền các nội dung cơ bản về ô nhiễm NTCN tại
hai CCN làng nghề năm 2016 58

Bảng 4.11.

Đánh giá công tác tuyên truyền về quản lý NTCN tại các CCN
làng nghề

58


Bảng 4.12.

Thực trạng xây dựng và hoạt động hệ thống xử lý nước thải .................61

Bảng 4.13.

Đánh giá của các cán bộ trong CCN làng nghề về công tác xây
dựng HTXLNT

Bảng 4.14.

64

Tình hình thu các loại phí nước thải của CSSX trong CCN làng
nghề trên địa bàn thị xã Từ Sơn

65

Bảng 4.15.

Ý kiến đánh giá của DN về đơn giá và lượng nước thải tính phí ...........65

Bảng 4.16.

Cơng tác thanh tra, kiểm tra môi trường đối với CSSX trong các .........66

Bảng 4.17.

Tình hình kiểm tra, xử phạt của cơ quan quản lý môi trường tại hai ....67


Bảng 4.18.

Ảnh hưởng của trình độ học vấn đến hoạt động BVMT nước ...............71

Bảng 4.19.

Nhận thức của người dân về môi trường nước thải CCN........................72

Bảng 4.20.

Ảnh hưởng của công nghệ và thiết bị sản xuất......................................... 75

vii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH, HỘP
Biểu đồ:
Biểu đồ 4.1. Hàm lượng BOD, COD và TSS quan trắc tại hai CCN làng nghề........44
Biểu đồ 4.2. Ảnh hưởng của nguồn vốn đến quản lý mơi trường................................. 62
Hình:
Hình 2.1. Sơ đồ các mối quan hệ trong hệ thống quản lý môi trường CCN .................. 14
Hình 4.1. Bản đồ vị trí các CCN trên địa bàn thị xã Từ Sơn ............................................ 40
Hình 4.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức QLMT NTCN tại các CCN làng nghề cấp cơ sở ........56
Hộp:
Hộp 4.1. Phản ánh của chủ CSSX về môi trường nước tại CCN Châu Khê ...............48
Hộp 4.2. Phản ánh của hộ dân về môi trường nước mặt tại phường Châu Khê .........49
Hộp 4.3. Ý kiến của chủ CSSX về công tác BVMT NTCN tại CCN Đồng Quang...59
Hộp 4.4. Phản ánh về xử lý ô nhiễm môi trường của chủ CSSX trong CCN
Châu Khê


61

Hộp 4.5. Ý kiến phản ánh của cán bộ quản lý môi trường CCN Châu Khê I.............68
Hộp 4.6. Phản ánh của cán bộ QLMT về nhận thức của các CSSX trong CCN
Châu Khê I

74

Hộp 4.7. Phản ánh về công nghệ sản xuất của chủ CSSX trong CCN Châu Khê I. . .75

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tác giả: Dương Anh Túc
Tên luận văn: Đánh giá công tác quản lý nước thải công nghiệp trong các Cụm công
nghiệp làng nghề thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Ngành: Quản lý Kinh tế

Mã số: 8340410

Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Nước thải công nghiệp là một trong những vấn đề xã hội đã và đang được quan
tâm hàng đầu, đặc biệt trong công tác quản lý nước thải của mỗi quốc gia để hướng tới
sự phát triển bền vững.
Từ Sơn là thị xã cơng nghiệp nằm ở phía Tây của tỉnh Bắc Ninh, cách trung
tâm tỉnh 13 km về phía Tây Nam, hơn nữa là địa bàn nằm ở cửa ngõ phía Bắc ở thủ đô
Hà Nội cách Hà Nội 18 km. Cùng với các địa phương khác trong tỉnh cũng như trong
cả nước, Từ Sơn có nhiều các CCN làng nghề đã tạo việc làm cho hàng vạn người lao
động trong và ngồi tỉnh. Nhưng vấn đề ơ nhiễm mơi trường xuất phát từ Cụm công

nghiệp đang diễn ra rất nghiêm trọng không chỉ trong địa bàn thị xã Từ Sơn mà hầu
hết tại các CCN làng nghề của Việt Nam đều bị ô nhiễm. Tuy nhiên những năm qua,
việc quản lý môi trường NTCN trong các Cụm công nghiệp làng nghề trên địa bàn thị
xã Từ Sơn còn nhiều hạn chế. Do vậy,“Đánh giá công tác quản lý nước thải công
nghiệp trong các Cụm công nghiệp làng nghề thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh” được tác
giả lựa chọn làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
Đề tài hướng tới mục tiêu là đánh giá công tác quản lý NTCN trong các CCN
làng nghề thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, từ đó, đề xuất khuyến nghị, giải pháp nhằm
hồn thiện và tăng cường quản lý môi trường NTCN trong các CCN làng nghề ở thị xã
Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh trong những năm tới.
Để thực hiện được các nội dung trên, tác giả đã sử dụng các phương pháp: phương
pháp thu thập số liệu thứ cấp, các số liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, đất đai dân số
được lấy từ các phòng ban, cơ quan các cấp liên quan cùng với thơng tin thu thập từ nhiều
tạp chí, bài báo. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp thông qua điều tra phỏng vấn đối
tượng là 19 cán bộ quản lý nhà nước về môi trường của thị xã Từ Sơn, phỏng vấn cán bộ
cấp phường Châu Khê và phường Đồng Quang; phỏng vấn 80 doanh nghiệp, các cơ sở sản
xuất theo hai loại hình có mức độ ơ nhiễm tương ứng với 2 cụm trên và 60 hộ nông dân
không hoặc chịu ảnh hưởng bởi các CCN làng nghề và xử lý, phân tích số liệu theo các
phương pháp phân tích trên Excel, SPSS. Thống kê mơ tả, so sánh, hỏi chuyên gia.
Kết quả cho thấy công tác quản lý nước thải công nghiệp trong các Cụm công
nghiệp làng nghề trên đại bàn thị xã Từ Sơn qua các năm 2014 – 2016, về cơ bản đã đạt

ix


được những kết quả nhất định, đã ban hành văn bản, quy chế liên quan đến quản lý NTCN
CCN làng nghề, mở lớp tuyên truyền tập huấn cho cán bộ QLMT 01 lần/năm (12 người
tham gia, các ý kiến tham 83,3% cần thiết); tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức
như: Phát thanh vào các ngày cuối của tháng, qúy III hàng năm thời gian từ 9h30 -16h, 02
lần băng rơn và 01 lần áp phích/km/năm, 07 lần/năm mở hội thảo cho chủ CSSX liên quan

đến hoạt động sản xuất bảo vệ môi trường; việc xây dựng hệ thống XLNT (CCN Châu khê
có 02 hệ thống XLNT 01 đang hoạt động, cán bộ phụ trách 1,5 người và CCN Đồng
Quang có 01 hệ thống XLNT, 01 đang hoạt động và cán bộ phụ trách 01 người); Sở tài
nguyên - môi trường năm 2016 việc thu phí nước thải 320 CSSX phải nộp chỉ 22 nộp đủ
đạt (6,87 % /93,52%), 92 nộp thiếu, 206 chưa (không) nộp; Kiểm tra 28 CSSX (70%)
thuộc nhóm I: 22 CSSX bị nhắc nhở, 6 CSSX viết cam kết và 20 CSSX (50%) thuộc
nhóm II: 10 CSSX bị nhắc nhở, 10 CSSX viết cam kết. Công tác quản lý nước thải công
nghiệp trong các Cụm công nghiệp làng nghề đã có chuyển biến tích cực góp phần đảm
bảo mơi trường mơi.Tuy nhiên cịn một số hạn chế như: ban hành văn bản pháp lý và tổ
chức hệ thống cịn thiếu chặt chẽ và chưa mang tính đồng bộ và chi tiết, khiến cho hệ
thống quản lý các cấp cũng thực hiện chưa được nghiêm túc, chồng chéo. Nguyên nhân là
do hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhận thức cho các tổ chức, cá nhân vẫn chưa được
quan tâm, thực hiện với tần suất thấp, kém hiệu quả; Đối với công tác sử dụng các công cụ
kỹ thuật và công cụ kinh tế trong trong các cụm chưa được thực hiện quyết liệt và thiếu
nghiêm túc; Tương tự đối với tình hình quan trắc, kiểm tra, giám sát và xử lý khiếu nại của
các cơ quan chức năng, chỉ dừng lại việc thực hiện theo nhiệm vụ mà không đề xuất nhiều
biện pháp khắc phục triệt để; Về phía các CSSX cũng chưa được hưởng ưu đãi từ những
chính sách hỗ trợ để giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường; Về phía tham gia, giám sát của cộng
đồng vẫn chưa diễn ra quyết liệt, thiếu chuyên nghiệp.
Trên cơ sở những căn cứ lý luận và thực tiễn về cơng tác quản lý NTCN trong các
CCN làng nghề nói chung và thị xã Từ Sơn nói riêng. Tác giả đã đưa ra những giải pháp cơ
bản như sau: (1) Hồn thiện các văn bản luật pháp và các chính sách về QLNT; (2) Quy hoạch
phát triển kinh tế gắn với quản lý NTCN;(3) Hoàn thiện, kiện toàn tổ chức cán bộ và tăng
cường nhân lực phục vụ về công tác QLNT; (4) Tăng cường sử dụng các công cụ kinh tế trong
quản lý nước thải; (5) Tăng cường công tác thanh kiểm tra trong quản lý nước thải;

(6) Tăng cường hỗ trợ về nguồn lực tài chính và yêu cầu các DN áp dụng những công
nghệ mới vào trong sản xuất; (7) . Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức
của cộng đồng về bảo vệ môi trường nước. Đây là những giải pháp vừa có ý nghĩa thực
tiễn trước mắt, vừa có ý nghĩa lâu dài để giải quyết tốt vấn đề ô nhiễm môi trường nước

thải tại các CCN làng nghề và bảo đảm chất lượng cuộc sống cho nhân dân thị xã Từ Sơn.

x


THESIS ASTRACT
Author: Duong Anh Tuc
Thesis’ title: Evaluation for industrial wastewater management in the industrial zones
and handicraft villages in Tu Son district, Bac Ninh province.
Major: Economic Management

Code number: 8340410

University: Vietnam National University of Agriculture
Industrial wastewater is one of the social issues that has always been paying attention,
especially in wastewater management of each country aiming at sustainable development.

Tu Son district is an industrial district located in the west of Bac Ninh Province, 13
km south-west from the provincial center toward the Southwest, moreover, the area is
located in the northern gateway in Hanoi capital, 18 km from Hanoi. Together with other
localities in the province as well as in the whole country, Tu Son district has many the
industrial zones and handicraft villages which have created jobs for thousands of
employees inside and outside the province. But environmental pollution from the
industrial zones is happening very seriously not only in the area of Tu Son town, but also
most of the industrial zones and handicraft villages that are also polluted. However, in
recent years, environment management of industrial wastewater in industrial zones and
handicraft villages in Tu Son town has still been many limitations. Therefore, "Evaluation
for industrial wastewater management in the industrial zones and handicraft villages in
Tu Son town, Bac Ninh province” was chosen to do the graduate thesis.


Topic aiming at the objective was to evaluate the industrial wastewater
management in the industrial zone - handicraft villages in Tu Son town, Bac Ninh
province, to propose recommendation, solutions to improve and strengthen the
environment management of industrial wastewater in the industrial zones and
handicraft villages in Tu Son district, Bac Ninh province in the coming years.
To carry out the above contents, the candidate used the methods of collecting
secondary data, secondary data about natural conditions, population, land, etc., taken from
departments, offices at all levels and information collected from various journals, articles,
etc. Primary data was collected through questionnaire survey of 19 state management
officers on environment in Tu Son town; to interview officials in Chau Khe and Dong
Quang ward; to interview 80 enterprises, manufacturing facility according to two types
that pollution levels were corresponding to the above two zones and 60 households not
affected by the industrial zones and handicraft villages and data

xi


processing and analysis by analytical methods on Excel, SPSS,...descriptive statistics,
comparison, KIP (Key Important Person).
The results showed that industrial wastewater management in industrial zones –
handicraft villages in Tu Son town through the years 2014 - 2016, basically achieved
certain results, issued documents, regulations related to industrial wastewater management
in industrial zones and handicraft villages, opened training courses for environment staff
once a year (12 participants, the necessity of joining in courses accounted for 83,3%);
organizing propaganda in various forms such as broadcasting on weekend of the month,
third quarter yearly from 9h30 to 16h, 02 banner and 01 poster/km/year, opening the
workshop about 07 times/year for the owners of manufacturing facilities related to
environmental protection production; the construction of the wastewater treatment system
(Chau Khe industrial zone had 02 wastewater treatment system: 01 system has been
working operation, 15 staffs in charge and Dong Quang industrial zone had 01 wastewater

treatment system, 01 system has been working and 01 staff was in charge Department of
Natural Resources and Environment. In 2016, the collection of wastewater charges of 320
manufacturing facilities: only 22 cases fully paid (accounting for 6.87%/93.52%), 92 cases
didn’t pay enough charges, 206 not paid; checking out 28 manufacturing facilities (70%)
belong to group I: 22 manufacturing facilities were reminded, 6 manufacturing facilities
were written commitment and 20 manufacturing facilities (50%) belong to group II: 10
manufacturing facilities were reminded, 10 manufacturing facilities were written
commitment. The industrial waste water management in the industrial zones and
handicraft villages had positive changes contributing to environment protection. However,
there are still a number of issues such as issuance of legal documents and system were
laxly organized, and not synchronous and detail leading the management system at all
levels have not been serious, overlapping. The reason was propaganda, raising awareness
for organizations and individuals have not been paid attention and implemented at low and
ineffective frequency; for the use of technical tools and economic instruments in the zones
are not implemented drastically and lack of being serious; similarly monitoring,
inspection, supervision and handling of complaints of functional agencies only stopped the
implementation of the task without proposing many measures to thoroughly overcome; the
manufacturing facilities has not benefited from supportive polies to reduce environmental
pollution yet; on the side of participatory, community’s supervision has not taken place
drastically, not professional.

Based on theoretical and practical background on industrial wastewater
management in the industrial zones and handicraft villages in general and Tu Son
district in particular. the candidate proposed the following solutions: (1) Perfecting the

xii


management mechanism and the legal system and policies for wastewater management;
(2) Planning for economic development in association with industrial wastewater


management; (3) Improving organization and strengthening human resources to serve
for wastewater management; (4) Enhancing the use of economic instruments in
wastewater management; (5) Strengthening inspection and monitoring in wastewater
management; (6) Solutions on financial resources support and application of advanced
technology in production; (7) Raising public awareness on water environmental
protection. These solutions have practical meanings both short-term and long-term to
solve environmental pollution problems in the industrial zones and handicraft villages
and ensure the quality of life for Tu Son district's inhabitants.

xiii


PHẦN 1.MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Phát triển kinh tế là một trong những chiến lược của nước ta, mục tiêu phấn
đấu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước cơng nghiệp. Q trình
cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa địi hỏi tất yếu phải thực hiện yêu cầu tái cơ cấu
kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng
nơng nghiệp. Điều đó có nghĩa là phát triển các khu đô thị, các khu công nghiệp,
các cụm công nghiệp và các hoạt động kinh tế được đẩy mạnh mang tính tất yếu và
khơng thể khơng thực hiện. Những hệ lụy của phát triển kinh tế đối với môi trường
là không thể tránh khỏi nếu chúng ta không có biện pháp quản lý phù hợp đảm bảo
đồng thời cả hai mục tiêu là phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường nhằm tiến tới
mục tiêu phát triển kinh tế theo hướng bền vững (Nguyễn Mạnh Huyên, 2014).
Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong
việc thực hiện chính sách quản lý để bảo vệ mơi trường, nhưng tình trạng ơ nhiễm
trong đó tình trạng ơ nhiễm nước là một trong những vấn đề rất đáng lo ngại. Tốc
độ công nghiệp hố và đơ thị hố nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày
càng nặng nề đối với tài nguyên nước. Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công

nghiệp, cụm công nhiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải. Rất
nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường nước do quy trình
quản lý nước thải khơng theo kịp với yêu cầu thực tế.
Tiên phong cả nước, trong những năm qua tỉnh Bắc Ninh rất chú trọng phát
triển các làng nghề truyền thống và đẩy mạnh phát triển các CCN, do đó ngồi sự
đóng góp từ các CCN thì loại hình kinh tế này cũng thúc đẩy Bắc Ninh là một
trong nhiều tỉnh có tốc độ cơng nghiệp hóa nhanh nhất Việt Nam. Sau hơn 10 năm
xây dựng và phát triển công nghiệp tập trung, theo báo cáo của Sở Cơng Thương
năm 2015 cho thấy tồn tỉnh có 24 CCN đã đi vào hoạt động với mức quy hoạch
chi tiết lên đến 654,35 ha, tổng số vốn đầu tư là 5.026 tỷ đồng đã thu hút hàng
nghìn doanh nghiệp trong và ngoài nước đến đầu tư, phát triển sản xuất kinh
doanh, đóng góp một phần quan trọng vào phát triển KT - XH của tỉnh. Tuy nhiên,
vấn đề quản lý môi trường cũng như trong quản lý NTCN vẫn là bài tốn khó đối
với các cấp chính quyền. Theo báo cáo nghiên cứu của sở Tài nguyên và Môi
trường tỉnh Bắc Ninh năm 2015 thì lượng NTCN của một số Cụm công

1


3

nghiệp làng nghề như làng nghề tái chế giấy Phong Khê khoảng 4.500m /ngày
3
đêm, làng nghề sắt thép Đa Hội khoảng 15.000m /tháng, làng nghề nấu rượu Đại
3
Lâm khoảng 18.000m /ngày đêm. Hầu như đều chưa được giải quyết triệt để
lượng nước phát thải ra môi trường (Nguyễn Hồng Lĩnh, 2017).
Theo số liệu báo cáo của Sở TN và MT tỉnh Bắc Ninh năm 2015 về hiện
trạng các CCN làng nghề, tại 10 CCN làng nghề trên địa bàn thị xã Từ Sơn thì điển
hình trong số đó là 2 cụm: CCN Châu Khê phát sinh nước thải khoảng 1.168

3

3

m /ngày đêm; CCN Đồng Quang phát thải khoảng 796 m /ngày đêm. Tất cả khối
lượng nước thải này được nhiều DN tự ý xả thải vượt quy chuẩn cho phép và xả
vào hệ thống thốt nước chung ra sơng, ngịi, kênh, mương tiêu thốt nước gây ơ
nhiễm mơi trường nước, ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp, gây bức
xúc trong nhân dân các địa phương sinh sống xung quanh. Mặc dù các cấp, các
ngành của thị xã và chủ đầu tư CCN đã có sự quan tâm, cố gắng trong việc phối
kết hợp thực hiện các chính sách bảo vệ môi trường, quản lý nước thải công
nghiệp nhưng cũng chưa tháo gỡ được nút thắt trong công tác quản lý môi trường
NTCN. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên, tác giả hành thực hiện đề tài: “Đánh
giá công tác quản lý nước thải công nghiệp trong các cụm công nghiệp làng
nghề thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh” để đánh giá công tác QLNT như thế nào?
Những hạn chế trong quy trình quản lý ra sao? Và cần được cải thiện như thế nào
đối với khu vực này? Câu trả lời chỉ có thể có được khi chúng ta đánh giá được
tình hình QLNT của các doanh nghiệp, chủ cơ sở trên địa bàn thị xã Từ Sơn.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản
lý NTCN trong các Cụm công nghiệp làng nghề ở thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, từ
đó đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường quản lý NTCN trong các CCN làng
nghề ở thị xã Từ Sơn trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý

NTCN trong các CCN làng nghề.
- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản


lý NTCN trong các CCN làng nghề thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
- Đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường quản lý NTCN trong các CCN

làng nghề ở thị xã Từ Sơn trong thời gian tới.

2


1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cơ quan quản lý, các doanh nghiệp và
cơ sở sản xuất công nghiệp. Nội dung nghiên cứu tập trung vào công tác quản lý
nhà nước về NTCN của cơ quan quản lý, các doanh nghiệp và CSSX công nghiệp;
việc thực thi chính sách quản lý NTCN trên địa bàn.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Về nội dung: Phản ánh, đánh giá, thực trạng công tác quản lý về nước

thải trong các Cụm công nhiệp làng nghề thị xã Từ Sơn, các giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả quản lý nhà nước về nước thải.
+ Về không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu phạm vi trong các Cụm công

nhiệp làng nghề thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
+ Về thời gian: Số liệu thu thập từ năm 2014 đến 2016. Đề tài được thực

hiện từ tháng 05 năm 2017 đến tháng 05 năm 2018.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC
TIỄN
1.4.1. Về lý luận
Luận văn đã tập hợp, hệ thống và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về quản
lý nước thải công nghiệp trong các Cụm công nhiệp làng nghề về khái niệm, phân

loại, đặc điểm của quản lý nước thải công nghiệp trong các Cụm công nghiệp làng
nghề và vận dụng vào công tác quản lý nước thải công nghiệp trong các Cụm công
nhiệp làng nghề trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
1.4.2. Về thực tiễn
Luận văn đã trình bày với nhiều dẫn liệu và minh chứng về các nội dung
quản lý nước thải công nghiệp trong các Cụm công nhiệp làng nghề trên địa bàn
thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Từ những nội dung đó luận văn nghiên cứu và phân
tích các yếu tố ảnh hưởng. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công
tác quản lý nước thải công nghiệp trong các Cụm công nhiệp làng nghề trên địa
bàn thị xã Từ Sơn trong thời gian tới.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ
NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP TRONG CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP
LÀNG NGHỀ
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Khái niệm, vai trị của quản lý nước thải cơng nghiệp trong các CCN
làng nghề
2.1.1.1. Khái niệm và phân loại CCN làng nghề
a. Khái niệm của CCN làng nghề
Mơ hình CCN được các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và chính phủ trên thế
giới đang sử dụng ngày càng nhiều, nhằm tìm kiếm các lợi thế cạnh tranh bên
ngồi để hỗ trợ cơng nghiệp vùng và địa phương trong phát triển kinh tế. Khả năng
cạnh tranh của một quốc gia hay một vùng dựa trên khả năng của nền công nghiệp,
được xác định trên bốn yếu tố bao gồm: các điều kiện nhà máy; Nhu cầu trong
nước;Các ngành công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp liên quan;Chiến lược công
nghiệp, cơ cấu và khả năng cạnh tranh. CCN được tạo thành khi các lợi thế cạnh
tranh đó kéo theo sự gia tăng, sự bố trí lại, sự phát triển các ngành cơng nghiệp

tương tự vào trong một vùng (Lê Thế Giới, 2009). Được phát triển bởi M. Porter
(1990), lý thuyết CCN sử dụng một cách phổ biến trong việc hoạch định các chính
sách cơng cộng và kinh tế. Theo đó, “CCN là sự tập trung về địa lý của các doanh
nghiệp, của các nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp hóa, của những người được
hưởng dịch vụ, của các ngành công nghiệp và các tổ chức có liên quan”.
Hiện nay, đại đa số tại các làng nghề trên cả nước đều là tập trung các
CSSX với quy mơ hộ gia đình nhỏ lẻ, do đó để liên kết lại thành lập một đặc khu
kinh tế vừa và nhỏ, ngồi KCN và KCX có tính chất vĩ mơ ra thì CCN lại là một
khái niệm rất phù hợp với nhu cầu trên. CCN được hình thành với chức năng và
nhiệm vụ như KCN, nhưng được phê duyệt bởi UBND tỉnh nên tính linh động và
quy chế của CCN sẽ đáp ứng tốt hơn đối với các CSSX nhỏ lẻ. Cụ thể, khái niệm
của CCN được nêu rõ theo Quyết định 105/2009/QĐ-TTg ban hành ngày
19/8/2009 của thủ tướng chính phủ: “Cụm cơng nghiệp là khu vực tập trung các
doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, cơ sở dịch vụ

4


phục vụ sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; có ranh giới địa lý xác định,
khơng có dân cư sinh sống; được đầu tư xây dựng chủ yếu nhằm di dời, sắp xếp,
thu hút các cơ sở sản xuất, các DN nhỏ và vừa, các cá nhân, hộ gia đình ở địa
phương vào đầu tư sản xuất, kinh doanh; do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định thành lập. Cụm công
nghiệp hoạt động theo Quy chế này và các quy định của pháp luật liên quan”.
Về quy mơ diện tích: CCN khơng q 50 ha. Trường hợp cần thiết phải mở
rộng CCN hiện có thì tổng diện tích sau khi mở rộng cũng khơng vượt q 75 ha.
b. Phân loại CCN làng nghề
Do ảnh hưởng của nhiều yếu tố (vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên, mật độ
phân bố dân cư, điều kiện xã hội và truyền thống lịch sử), sự phân bố và phát triển
CCN làng nghề giữa các vùng của nước ta không đồng đều, thường tập trung vào

những khu vực nông thôn đơng dân cư nhưng ít đất sản xuất nơng nghiệp, nhiều
lao động dư thừa lúc nông nhàn. CCN làng nghề phân bố tập trung chủ yếu tại các
vùng đồng bằng, dựa trên các tiêu chí khác nhau có thể phân loại CCN làng nghề
theo nhiều dạng. Mỗi cách phân loại có những đặc thù riêng, tùy mục đích mà lựa
chọn cách phân loại phù hợp. Trên cơ sở tiếp cận vấn đề môi trường CCN làng
nghề, cách phân loại theo ngành sản xuất và loại hình sản phẩm là phù hợp nhất.
Mỗi ngành nghề, mỗi sản phẩm có yêu cầu khác nhau về nguyên nhiên liệu, quy
trình sản xuất. Vì vậy nguồn và dạng chất thải khác nhau có tác động khác nhau
đối với môi trường (Bùi Cách Tuyến và cs., 2012).
Dựa trên các yếu tố tương đồng về ngành sản xuất, sản phẩm, thị trường
nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm có thể chia hoạt động CCN làng nghề nước ta
ra thành 6 nhóm ngành nghề chính mỗi ngành chính có nhiều ngành nhỏ như:
- CCN làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn ni
Có số CCN làng nghề lớn, chiếm 20% tổng số CCN làng nghề, phân bố khá
đều trên cả nước, phần nhiều sử dụng lao động lúc nơng nhàn, khơng u cầu trình
độ cao, hình thức sản xuất thủ cơng và gần như ít thay đổi về quy trình sản xuất so
với thời điểm hình thành CCN làng nghề. Phần lớn các CCN làng nghề chế biến
lương thực, thực phẩm nước ta là các CCN làng nghề thủ công truyền thống nổi
tiếng như nấu rượu, làm bánh đa nem, đậu phụ, miến dong, bún, bánh đậu xanh,
bánh gai, với nguyên liệu chính là gạo, ngô, khoai, sắn, đậu và thường

5


gắn với hoạt động chăn nuôi ở quy mô gia đình (Bộ TN&MT, 2008). Lượng nước
3

thải từ các CCN làng nghề này rất lớn (có làng khoảng 7000m /ngày). Đặc biệt tại
nghề sản xuất tinh bột là COD, BOD, SS ở mức rất cao, tuy đã qua các khâu lọc
tách và xử lý thô sơ nhưng hàm lượng các chất này vẫn vượt TCCP hàng chục lần,

thậm chí cịn trên 200 lần (Nguyễn Mậu Dũng, 2011).
- CCN làng nghề dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da
Nhiều CCN làng nghề có từ lâu đời, có các sản phẩm mang tính lịch sử, văn
hóa, mang đậm nét địa phương. Những sản phẩm như lụa tơ tằm, thổ cẩm, dệt may,
vừa là những sản phẩm có giá trị, vừa là có tính nghệ thuật cao. Quy trình sản xuất
khơng thay đổi nhiều, nhiều lao động có tay nghề cao. Tại các làng nghề nhóm này,
lao động nghề thường là lao động chính (chiếm tỷ lệ cao hơn lao động nơng nghiệp).
Thuộc nhóm làng nghề cần hố chất lớn, gồm thuốc nhuộm, xút, axít, phần lớn tan
trong nước thải. Bình quân các CCN làng nghề xả thải một lượng rất lớn từ 200 3

1.000m /ngày và hầu hết chưa qua xử lý; chúng có hàm lượng BOD, COD thường cao
hơn tiêu chuẩn 2 – 15 lần (Nguyễn Mậu Dũng, 2011).

- CCN làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác đá
Tập trung ở vùng có khả năng cung cấp nguyên liệu cơ bản cho hoạt động
xây dựng. Lao động gần như hoạt động thủ cơng hồn tồn, quy trình cơng nghệ
thơ sơ, tỷ lệ cơ khí hóa thấp, ít thay đổi. Khi đời sống được nâng cao, nhu cầu về
xây dựng nhà cửa, cơng trình ngày càng tăng, hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng
phát triển nhanh và tràn lan ở các vùng nông thôn. Nghề khai thác đá cũng phát
triển ở những làng gần các núi đá vôi được phép khai thác, cung cấp nguyên liệu
cho các hoạt động sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ và vật liệu xây dựng. Hầu
như trong quá trình sản xuất đều xả thải rất ít và hàm lượng chất độc hại chiếm tỷ
lệ thấp trong nước thải.
- CCN làng nghề tái chế phế liệu
Chủ yếu các CCN làng nghề mới hình thành, số lượng ít nhưng lại phát
triển nhanh về quy mơ và loại hình tái chế (chất thải kim loại, giấy, nhựa, vải đã
qua sử dụng). Ngoài ra, các CCN làng nghề cơ khí chế tạo và đúc kim loại với
nguyên liệu chủ yếu là sắt vụn, sắt thép phế liệu cũng được xếp vào loại hình làng
nghề này. Đa số các CCN làng nghề nằm ở phía Bắc, cơng nghệ sản xuất đã từng
bước được cơ khí hóa. Nước thải từ các làng nghề này chứa nhiều hoá chất độc

hại. Tuy có lượng nước thải khơng lớn nhưng chúng lại chứa nhiều chất độc

6


hại như kim loại nặng (Zn, Fe, Cr, Ni,). Quy trình mà bạc cịn tạo ra muối Hg,
Xyanua, ơxít kim loại và các tạp chất khác. Đặc biệt quá trình rửa bình ắc-quy và
nấu chì cịn phát sinh nước thải chứa lượng lớn chì
- CCN làng nghề thủ cơng mỹ nghệ
Gồm các CCN làng nghề gốm, sành sứ thủy tinh mỹ nghệ; chạm khắc đá,
mạ bạc vàng, sản xuất mây tre đan, đồ gỗ mỹ nghệ, sơn mài, làm nón, dệt chiếu,
thêu ren. Nhóm CCN làng nghề này chiếm gần 40% tổng số CCN làng nghề có
truyền thống lâu đời, sản phẩm có giá trị cao, mang đậm nét văn hóa, và đặc điểm
địa phương (Bộ TN & MT, 2008). Quy trình sản xuất ít thay đổi, lao động thủ
cơng, nhưng địi hỏi tay nghề cao, chun mơn hóa, tỉ mỉ và sáng tạo. Mặc dù
3

lượng nước thải từ các làng nghề này không lớn (chỉ khoảng 2-5 m /cơ sở) nhưng
hàm lượng các chất gây ô nhiễm trong nước thải ở mức cao. Hàm lượng COD,
BOD trong nước thải thương vượt thải TCCP từ 5-8 lần. Bên cạnh đó dư lượng các
hố chất gây ơ nhiễm như dung mơi, dầu bóng, polymer hữu cơ đều ở mức cao
(Nguyễn Mậu Dũng, 2011).
- Các nhóm ngành khác
Sản phẩm của nhóm CCN làng nghề này chủ yếu phục vụ trực tiếp cho nhu
cầu sinh hoạt và sản xuất của địa phương: chế tạo nông cụ thô sơ như cày bừa,
cuốc xẻng, liềm hái, mộc gia dụng, đóng thuyền, làm quạt giấy, dây thừng, đan vó,
đan lưới, làm lưỡi câu. Lao động phần lớn là thủ công với số lượng và chất lượng
ổn định.
2.1.1.2. Khái niệm về nước thải công nghiệp và ô nhiễm nước thải công nghiệp
trong các CCN làng nghề

a. Nước thải công nghiệp
Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8184-1: 2009 (thay thế TCVN 5980 –
1995) và ISO 6107/1-19080 định nghĩa về Nước thải công nghiệp là nước thải phát
sinh từ q trình cơng nghệ của cơ sở sản xuất, dịch vụ công nghiệp, từ nhà máy
xử lý nước thải tập trung có đấu nối nước thải của cơ sở cơng nghiệp.
Ngoài ra (Trần Đức Hạ, 2006) khái quát về NTCN (hay còn gọi là nước thải
sản xuất): là nước thải từ các nhà máy đang hoạt động, có cả nước thải sinh hoạt
nhưng trong đó NTCN là chủ yếu.
Nước thải sản xuất được chia thành 2 nhóm: nhóm nước thải sản xuất có độ
ơ nhiễm thấp (quy ước sạch) và nhóm nước thải có độ ơ nhiễm cao. NTCN

7


quy ước sạch là loại nước thải sau khi được sử dụng để làm nguội sản phẩm, làm
mát thiết bị, làm vệ sinh sàn nhà. NTCN nhiễm bẩn cần xử lý cục bộ trước khi xả
vào mạng lưới thoát nước chung hoặc vào nguồn nước tùy theo mức độ xử lý.
Tuy nhiên, trong các CCN làng nghề còn tồn tại thêm một số loại nước thải
khác như: Nước thải thấm qua, đây là nước mưa thấm vào hệ thống cống bằng
nhiều cách khác nhau qua các khớp nối, các ống có khuyết tật hoặc thành của hố
ga. Nước thải tự nhiên (nước mưa), được xem như nước thải tự nhiên. Ở cụm công
nghiệp, nước thải tự nhiên được thu gom như một hệ thống thoát nước riêng (Trần
Đức Hạ, 2006).
Do đó, lượng NTCN phụ thuộc nhiều vào các yếu tố: loại hình, cơng nghệ
sản xuất, loại và thành phần ngun vật liệu, sản phẩm lưu lượng nước thải của các
CSSX trong các CCN làng nghề được xác định chủ yếu bởi đặc tính sản phẩm
được sản xuất. Ngồi ra, trình độ công nghệ sản xuất và năng suất của các CSSX
cũng có ý nghĩa quan trọng. Lưu lượng tính cho một đơn vị sản phẩm rất khác
nhau. Lưu lượng nước thải sản xuất dao động rất lớn, phụ thuộc vào các loại hình
sản xuất trong các CCN làng nghề (Trần Đức Hạ, 2006).

b. Ơ nhiễm nước thải cơng nghiệp
Ơ nhiễm NTCN là hiện tượng nước bị biến đổi về hoá tính hoặc ý tính do

hoạt động sản xuất cơng nghiệp gây ra. Nước thải công nghiệp bị ô nhiễm khi
lượng chất thải đưa vào nước quá nhiều, vượt quá khả năng giới hạn của quá trình
tự làm sạch thì kết quả là nước bị ô nhiễm (Nguyễn Đức Khiển, 2002).
- Các tác nhân gây ô nhiễm nước:
+ Các hợp chất hữu cơ: Các hợp chất hữu cơ không bền: Các

cacbonhydrat, các loại protein, các chất béo, Các hợp chất hữu cơ bền vững
thường là các hợp chất có độc tính sinh học cao, khó bị phân hủy bởi các tác nhân
VSV: Các hợp chất phenol, các loại hóa chất bảo vệ thực vật hữu cơ, tanin và
lignin, các hydrocacbon đa vịng và ngưng tụ.
+ Các kim loại nặng: Chì (Pb): Có độc tính đối với não, có thể gây chết

người nếu bị nhiễm độc nặng; Thủy ngân (Hg): Rất độc với người và thủy sinh;
Asen (As): Rất độc, dễ dàng hấp thụ vào cơ thể qua ăn uống, hô hấp, qua da. Gây
ung thư da, phổi, xương, và làm sai lệch NST.
+ Các ngun tố khác có độc tính rất cao như: Cadimi, Selen, Crom, Niken

là tác nhân gây hại cho người và thủy sinh ngay ở nồng độ thấp. Các chất

8


rắn: Có trong nước tự nhiên là do q trình xói mịn, do nước chảy tràn từ đồng
ruộng, do nước thải sinh hoạt và cơng nghiệp. Có thể gây trở ngại cho việc nuôi
trồng thủy sản, cấp nước sinh hoạt.
+ Màu: có nguồn gốc Các chất hữu cơ dễ phân hủy bởi các tác nhân VSV.


Sự phát triển của một số lồi thực vật nước: Tảo, rong rêu có chứa các hợp chất
sắt, mangan ở dạng keo. Có chứa các tác nhân gây màu: Kim loại (Cr, Fe), các hợp
chất hữu cơ tanin, lignin.
+ Mùi: Do các nguyên nhân Có các chất hữu cơ từ cống rãnh khu dân cư, các

xí nghiệp chế biến thực phẩm. Nước thải cơng nghiệp hóa chất, chế biến dầu mỡ.

- Các chỉ tiêu đánh giá tiêu chuẩn nước thải công nghiệp:
Để đánh giá được mức độ ô nhiễm của NTCN trong các CCN làng nghề,
cần phải lấy mẫu xét nghiệm, phân tích nước thải và so sánh chúng với các tiêu
chuẩn như sau:
+ Chỉ số độ pH: Chỉ số độ pH là độ chua hay độ axit của nước. Độ pH có

ảnh hưởng đến điều kiện sống bình thường của các sinh vật nước. Cá thường
khơng sống được trong mơi trường nước có độ pH 10. Sự thay đổi pH của nước
thường liên quan đến sự có mặt của các hóa chất axit hoặc kiềm, sự phân hủy
-2

-

chất hữu cơ, sự hòa tan của một số anion SO4 , NO3 độ pH của nước có thể xác
định bằng phương pháp điện hóa, chuẩn độ hoặc các loại thuốc thử khác nhau.
+ Các chất hữu cơ và Oxygen hòa tan trong nước (DO): là lượng oxy hịa

tan trong nước cần thiết cho sự hơ hấp của các sinh vật nước (cá, lưỡng thể, thủy
sinh, côn trùng) thường được tạo ra do sự hòa tan của khí quyển hoặc do quang
hợp của tảo. Nồng độ oxy tự do trong nước nằm trong khoảng 8 - 10 ppm và phụ
thuộc mạnh vào nhiệt độ, sự phân hủy hóa chất, sự quang hợp của tảo, khi nồng độ
DO thấp, các loài sinh vật nước giảm hoạt động oặc bị chết. Do vây, DO là một chỉ
số quan trọng để đánh giá sự ô nhiễm nước của các thủy vực.

+ Nhu cầu Oxygen sinh hoá (BOD - Biochemical Oxygen Demand): nhu

cầu oxy sinh hóa là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hóa các chất hữu cơ theo
phản ứng trong cơ thể sinh vật.
+ Nhu cầu Oxygen hóa học (COD – Chemical Oxygen Demand): nhu cầu

oxy hóa học) là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các hợp chất hóa học có trong nước
bao gồm cả chất vô cơ và hữu cơ. Như vây, COD là lượng oxy cần thiết để oxy
hóa tồn bộ các chất hóa học trong nước, trong khí BOD là lượng oxy cần thiết để
oxy hóa một phần các chất hữu cơ dễ bị phân hủy bởi vi sinh vật.

9


+ Vi khuẩn: Trong mơi trường nước, khi q trình oxy hóa sinh học xảy ra

thì các vi sinh vật sử dụng oxy hịa tan, vì vậy xác định tổng lượng oxy hịa tan cần
thiết cho q trình phân hủy sinh học là phép đo quan trọng đánh giá ảnh hưởng
của một dịng thải đối với nguồn nước. BOD có ý nghĩa biểu thị lượng các chất
thải hữu cơ trong nước có thể bị phân hủy bằng các vi sinh vật.
+ Nồng độ kim loại nặng: Kim loại nặng có Hg, Cd, Pb, As, Sb, Cr, Cu, Zn,

Mn thường không tham gia hoặc ít tham gia vào q trình sinh hố của các thể
sinh vật và thường tích luỹ trong cơ thể chúng. Vì vậy, chúng là các nguyên tố độc
hại với sinh vật. Hiện tượng nước bị ô nhiễm kim loại nặng thường gặp trong các
lưu vực nước gần các khu công nghiệp, các thành phố lớn và khu vực khai thác
khống sản. Ơ nhiễm kim loại nặng biểu hiện ở nồng độ cao của các kim loại nặng
trong nước. Trong một số trường hợp, xuất hiện hiện tượng chết hàng loạt cá và
thuỷ sinh vật. Nguyên nhân chủ yếu gây ơ nhiễm kim loại nặng là q trình đổ vào
môi trường nước nước thải công nghiệp và nước thải độc hại không xử lý hoặc xử

lý không đạt u cầu. Ơ nhiễm nước bởi kim loại nặng có tác động tiêu cực tới môi
trường sống của sinh vật và con người. Kim loại nặng tích luỹ theo chuỗi thức ăn
thâm nhập và cơ thể người. Nước mặt bị ô nhiễm sẽ lan truyền các chất ô nhiễm
vào nước ngầm, vào đất và các thành phần môi trường liên quan khác. Để hạn chế
ô nhiễm nước, cần phải tăng cường biện pháp xử lý nước thải công nghiệp, quản lý

tốt vật ni trong mơi trường có nguy cơ bị ô nhiễm như nuôi cá, trồng rau bằng
nguồn nước thải (Trương Thị Bích Phượng, 2011).
2.1.1.3. Khái niệm và vai trị của quản lý nước thải công nghiệp
a. Khái niệm của quản lý môi trường và quản lý NTCN
- Quản lý mơi trường: Hiện nay chưa có một định nghĩa thống nhất về

QLMT. Theo một số tác giả, thuật ngữ về QLMT bao gồm hai nội dung chính:
quản lý Nhà nước về môi trường và quản lý của các doanh nghiệp, khu vực dân cư
về mơi trường. Trong đó, nội dung thứ hai có mục tiêu chủ yếu là tăng cường hiệu
quả của hệ thống sản xuất và bảo vệ sức khỏe của người lao động, dân cư sống
trong khu vực chịu ảnh hưởng của các hoạt động sản xuất. Theo (Nguyễn Thế
Chinh, 2003), “ Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính
sách Kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống
và phát triển bền vững kinh tế - xã hội quốc gia”.
Như vậy, “Quản lý môi trường là một lĩnh vực quản lý xã hội, nhằm bảo vệ
môi trường và các thành phần của môi trường, phục vụ sự nghiệp phát triển bền
vững và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và xã hội”.

10


- Quản lý nước thải công nghiệp: Quản lý môi trường chính là việc thơng

qua việc quản lý về chất thải rắn, chất lỏng (nước, nước thải), chất khí và tiếng ồn

đang xảy ra tại các hoạt động sản xuất của con người nhằm mục đích hạn chế ảnh
hưởng của chúng đến chất lượng cuộc sống hiện tại và sau này. Do đó Quản lý
NTCN “là một trong những nội dung cụ thể của quản lý môi trường. Quản lý nước
thải công nghiệp là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật,
xã hội thích hợp nhằm đảm bảo nước thải công nghiệp từ các đơn vị sản xuất kin
doanh không vượt quá tiêu chuẩn môi trường cho phép trước khi được thải vào
môi trường, đồng thời đảm bảo các đơn vị xả thải nước thải vào mơi trường phải
có nghĩa vụ bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế xã
hội của đất nước” ( Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường/Cục Môi trường,
2001).
b. Các công cụ quản lý nước thải công nghiệp
Công cụ quản lý NTCN là các biện pháp hành động thực hiện công QLMT
của Nhà nước. Mỗi cơng cụ có chức năng và phạm vi tác động nhất định, liên kết
và hỗ trợ lẫn nhau.
- Công cụ pháp luật và chính sách: Cơng cụ này bao gồm các văn bản về

luật quốc tế, luật quốc gia, các văn bản dưới luật, các kế hoạch và chính sách môi
trường quốc gia.
- Các công cụ kinh tế: Công cụ kinh tế dựa trên cơ chế thị trường và mối

quan hệ giữa chi phí kinh tế và hành động gây ơ nhiễm, nói cách khác, cơng cụ
kinh tế dựa trên nguyên tắc "Người gây ô nhiễm phải trả tiền". Có thể hiểu đây là
việc Chính phủ can thiệp làm thay đổi hành vi của Người gây ô nhiễm bằng việc
tạo ra thị trường hay sử dụng các nguyên tắc thị trường, từ đó tạo ra các động cơ
về kinh tế đối với Người gây ô nhiễm trong quyết định đầu tư và thực hiện biện
pháp bảo vệ môi trường.
- Cơng cụ giáo dục và thơng tin mơi trường: Nhóm công cụ này được thực

hiện nhằm tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới Người gây ô nhiễm thông qua việc
nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm của họ hoặc của cộng đồng có liên quan

đến vấn đề bảo vệ môi trường. Việc nâng cao nhận thức cộng đồng về bản chất là
bảo đảm cho “quyền được biết và quyền được tham gia” của cộng đồng trong công
tác bảo vệ môi trường và thường được thực hiện thông qua hai nhóm chính sách:
chính sách minh bạch hóa thơng tin và chính sách huy động sự tham gia của cộng
đồng.

11


×