Tải bản đầy đủ (.docx) (153 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá nguồn lực và kết quả sinh kế cho người dân phụ thuộc vào rừng tại huyện na rì, bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (775.95 KB, 153 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN THỊ THANH HUYỀN

ĐÁNH GIÁ NGUỒN LỰC VÀ KẾT QUẢ SINH
KẾ CHO NGƯỜI DÂN PHỤ THUỘC VÀO RỪNG
TẠI HUYỆN NA RÌ, BẮC KẠN

Chuyên ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

60.34.01.02

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Quốc Chỉnh

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng
để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho học viên thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn

Trần Thị Thanh Huyền



i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và
biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Nguyễn Quốc Chỉnh đã tận tình hướng dẫn, dành
nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực
hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào
tạo, Bộ mơn Quản trị kinh doanh, Khoa Kế tốn và Quản trị kinh doanh – Học viện
Nông Nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài
và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn chính quyền địa phương huyện Ba Bể, tỉnh Bắc
Kạn cùng với sự hỗ trợ của dự án REDD+“Giảm thiếu phát thải khí nhà kính từ mất
rừng và suy thoái rừng (REDD+): Đánh giá các phương thức quản lý rừng qua thời
gian” do Cơ quan Phát triển Quốc tế Đan Mạch (DANIDA) tài trợ, đã tạo giúp đỡ và
tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.

Hà Nội, ngày

tháng năm 2016

Tác giả luận văn


Trần Thị Thanh Huyền

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................. ii
Mục lục....................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt............................................................................................................... v
Danh mục bảng......................................................................................................................... vi
Danh mục sơ đồ, biểu đồ........................................................................................................ vii
Trích yếu luận văn.................................................................................................................. viii
Thesis abstract........................................................................................................................... ix
Phần 1. Mở đầu........................................................................................................................ 1
1.1

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 2

1.3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................ 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn....................................................................................... 5
2.1


Cơ sở lý luận về sinh kế............................................................................................. 5

2.1.1

Các khái niệm cơ bản................................................................................................. 5

2.1.2

Nội dung đánh giá sinh kế......................................................................................... 7

2.1.3

Phương pháp và chỉ tiêu đánh giá nguồn lực sinh kế......................................... 12

2.1.4

Rừng và ảnh hưởng của rừng đến sinh kế của người dân.................................. 18

2.1.5

Cơ sở lý luận về mức độ phụ thuộc vào rừng của người dân ............................ 19

2.2

Cơ sở thực tiễn về đánh giá nguồn lực và nâng cao kết quả sinh kế ................20

2.2.1

Trên thế giới............................................................................................................... 20


2.2.2

Ở Việt Nam................................................................................................................ 21

2.2.3

Một số công trình nghiên cứu liên quan................................................................ 23

Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu.............................................. 24
3.1

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu................................................................................. 24

3.1.1

Điều kiện tự nhiên.................................................................................................... 24

3.1.2

Các nguồn tài nguyên............................................................................................... 25

3.1.3

Điều kiện kinh tế xã hội........................................................................................... 29

3.2

Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 33
iii



3.2.1

Phương pháp tiếp cận............................................................................................... 33

3.2.2

Khung phân tích đề tài............................................................................................. 34

3.2.3

Phương pháp thu thập và xử lý số liệu.................................................................. 35

3.2.4

Phương pháp phân tích............................................................................................ 36

3.2.5

Hệ thống chỉ tiêu đánh giá/ lượng hóa các nguồn lực sinh kế........................... 36

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận....................................................................... 40
4.1

Thực trạng nguồn lực sinh kế của hộ tại huyện na rì, tỉnh Bắc Kạn ................40

4.1.1

Đặc điểm cơ bản của hộ điều tra............................................................................ 40


4.1.2

Bối cảnh dễ bị tổn thương của hộ.......................................................................... 41

4.1.3

Nguồn lực sinh kế..................................................................................................... 44

4.1.4

Đánh giá thực trạng các nguồn lực sinh kế........................................................... 60

4.2

Thực trạng kết quả sinh kế...................................................................................... 67

4.2.1

Thực trạng kết quả sinh kế của huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn năm 2015 ...........67

4.2.2

Thực trạng sinh kế của hộ điều tra tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn .................. 68

4.3

Một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả sinh kế................................................ 71

4.3.1


Giải pháp về nguồn lực con người......................................................................... 71

4.3.2

Giải pháp về nguồn lực xã hội................................................................................ 74

4.3.3

Giải pháp về nguồn lực tài chính........................................................................... 77

4.3.4

Giải pháp về nguồn lực tự nhiên............................................................................ 79

4.3.5

Giải pháp về nguồn lực vật chất............................................................................. 82

Phần 5. Kết luận và kiến nghị............................................................................................ 85
5.1

Kết luận...................................................................................................................... 85

5.2

Kiến nghị.................................................................................................................... 85

5.2.1


Nhà nước.................................................................................................................... 85

5.2.2

Địa phương................................................................................................................ 86

Tài liệu tham khảo................................................................................................................... 87
Phụ lục....................................................................................................................................... 89

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

UNESCO

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của
Liên Hiệp Quốc

AusAID

Cơ quan phát triển quốc tế Úc

GIZ

Tổ chức phát triển Đức


GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

GTTB

Giá trị trung bình

TS

Tài sản

v


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1

Tình hình nhân khẩu tại huyện Na Rì............................................................ 30


Bảng 3.2

Mơ tả biến chiến lược sinh kế của hộ............................................................. 36

Bảng 3.3

Cách quy đổi điểm các chỉ tiêu....................................................................... 37

Bảng 3.4

Các chỉ tiêu thể hiện nguồn lực và kết quả sinh kế sinh kế ........................37

Bảng 4.1

Giới thiệu về hộ điều tra................................................................................... 40

Bảng 4.2

Một số thông tin cơ bản của chủ hộ................................................................ 41

Bảng 4.3

Bối cảnh dễ bị tổn thương của các hộ............................................................ 42

Bảng 4.4

Nguồn lực con người của hộ điều tra............................................................. 45

Bảng 4.5


Trình độ học vấn của chủ hộ............................................................................ 46

Bảng 4.6

Tình hình học sinh đến trường theo đúng độ tuổi........................................ 48

Bảng 4.7

Nguồn lực xã hội của hộ điều tra.................................................................... 50

Bảng 4.8

Chi tiết về nguồn lực xã hội của hộ điều tra ................................................. 51

Bảng 4.9

Nguồn lực tài chính của hộ điều tra................................................................ 54

Bảng 4.10 Bảng số nguồn thu nhập của hộ điều tra........................................................ 54
Bảng 4.11 Chi tiết về nguồn vốn tài chính của hộ điều tra ............................................ 55
Bảng 4.12 Nguồn lực vật chất của hộ điều tra................................................................. 57
Bảng 4.13 Bảng tình trạng và chất lượng nhà ở của hộ điều tra................................... 58
Bảng 4.14 Nguồn lực tự nhiên của hộ điều tra................................................................ 59
Bảng 4.15 Đánh giá điểm của các nguồn lực trong hộ điều tra.................................... 62
Bảng 4.16 Đánh giá nguồn lực sinh kế của hộ điều tra.................................................. 65
Bảng 4.17 Kết quả sinh kế của hộ điều tra....................................................................... 69
Bảng 4.18 Bảng mức độ của một số chỉ tiêu đánh giá kết quả sinh kế........................ 70
Bảng 4.19 Đánh giá nguồn lực con người và đề xuất giải pháp................................... 72
Bảng 4.20 Đánh giá nguồn lực xã hội và đề xuất giải pháp.......................................... 75
Bảng 4.21 Đánh giá nguồn lực tài chính và đề xuất giải pháp ...................................... 78

Bảng 4.22 Đánh giá nguồn lực tự nhiên và đề xuất giải pháp....................................... 80

vi


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 3.1

Khung phân tích đề tài...................................................................................... 34

Biểu đồ 4.1 Mức độ của biến cố có người ốm nặng trong GĐ........................................ 43
Biểu đồ 4.2 Mức độ của biến cố mất mùa nghiêm trọng.................................................. 43
Biểu đồ 4.3 Trình độ học vấn của các thành viên trong hộ............................................... 47
Biểu đồ 4.4 Tỷ lệ tham gia của vợ và chồng vào hội nông dân ....................................... 53
Biểu đồ 4.5 Biểu đồ đánh giá nguồn lực sinh kế tại huyện Na Rì ................................... 67

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Nghiên cứu này nhằm đánh giá nguồn lực và kết quả sinh kế cho người dân phụ
thuộc vào rừng. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp đối với
130 hộ sống gần rừng ở huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn. Cách tiếp cận sinh kế bền vững,
phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh, và kiểm định T-test được sử dụng. Kết
quả nghiên cứu chỉ ra rằng mức độ phụ thuộc vào rừng của hộ được điều tra còn lớn; Cả
năm nhóm nguồn lực có sự khác nhau giữa các nhóm hộ với mức độ phụ thuộc vào rừng
ít, vừa phải và cao. Tuy nhiên, đánh giá chung nguồn lực của các nhóm hộ cịn thấp; Hộ có
mức phụ thuộc vào rừng thấp thường là hộ có nguồn lực mạnh, có thu nhập cao. Đánh giá
kết quả sinh kế của hộ thơng qua các chỉ tiêu như hài lịng, đầy đủ, sung túc, sung túc so

với 5 năm trước và đáng sống. Nhìn chung kết quả sinh kế cũng được đánh giá ở mức
trung bình và có sự khác nhau giữa các nhóm hộ. Hộ có mức phụ thuộc cao vào rừng có
kết quả sinh kế thấp hơn nhóm cịn lại. Để nâng cao kết quả sinh kế, cần đưa ra những giải
pháp đồng bộ để khai thác hiệu quả các nguồn lực sinh kế.

viii


THESIS ABSTRACT
The aim of this study is to assess the livelihood capitals and livelihood
outcomes for forest-dependent people. The data were collected through direct
interviews from 130 households living near the forest in the district of Na Ri, Bac Kan
province. The sustainable livelihoods approach, methods of descriptive statistics,
comparison and student T-test are used in the study. The results reveal that degree of
the forest-dependent households is still high. All of five livelihood capitals is different
among the groups with the degree of forest-dependent small, medium, and high.
However, in average, the livelihood capitals in the study area are still low; The low
levels of forest-dependent households usually have reliable capitals, high-income. The
livelihood outcomes are evaluated through indicators such as satisfaction, full,
abundance, affluence compared to 5 years ago and worth living. Overall, results were
also evaluated livelihood inadequate and there is a difference among the groups.
Households with a high dependency on forests have lower livelihood outcomes
remaining groups. To improve livelihood outcomes, to make synchronization solution
for efficient exploitation of the resources of livelihood.

ix


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Đã từ lâu, rừng được xem là một nguồn thu nhập quan trọng đối với nhiều
người nghèo trên thế giới. Tuy nhiên, việc xác định chính xác đóng góp của rừng
đối với nền kinh tế nông thôn, như là bao nhiêu thu nhập có nguồn gốc từ rừng,
hay nghèo đói có liên quan ra sao với nạn phá rừng, thực sự là một việc khó
(Mard-13/8/2014). Một nghiên cứu được tiến hành trên phạm vi tồn cầu bởi
Mạng lưới Nghèo đói và Mơi trường (PEN) đã giúp làm sáng tỏ vai trị của rừng
trong việc thúc đẩy đời sống của người dân, khẳng định rừng là nguồn quan trọng
mang lại thu nhập nông thôn.
Hàng triệu người trên thế giới phụ thuộc vào các sản phẩm và dịch vụ rừng
mang lại cho cuộc sống hàng ngày của họ (Vedeld et al., 2007). Tài ngun mơi
trường rừng cung cấp một đóng góp đáng kể cho lợi ích của nhiều người dân nơng
thơn. Một số học giả cho rằng rừng ngoài việc cung cấp một nguồn thu nhập cho
các hộ gia đình nơng thơn đồng thời cũng cung cấp một mạng lưới an toàn cho
người dân trong thời kỳ khan hiếm hoặc trường hợp khẩn cấp (Reardon và Vosti
1995; Angelsen và Wunder, 2003; Neumann và Hirsch, 2000; de Sherbinin et al.,
2007). Do đó, thu nhập từ rừng đã được coi là một chiến lược khả thi để cải thiện
thu nhập giữa các cư dân nông thôn (Pokorny et al., 2012). Tuy nhiên, mức độ phụ
thuộc vào các sản phẩm từ rừng có sự khác nhau giữa các hộ gia đình. Các yếu tố
điều kiện cho sự phụ thuộc của một hộ gia đình vào một hoạt động kinh tế cụ thể
nói chung và trên lâm sản đặc biệt có thể thay đổi, tùy thuộc vào các nguồn lực sẵn
có của các hộ gia đình, đặc điểm nhân khẩu học và kinh tế của hộ gia đình và các
yếu tố ngoại sinh như thị trường, giá cả và công nghệ. Về vấn đề này, sự hiểu biết
các yếu tố xác định sự thay đổi trong việc lựa chọn các hoạt động của gia đình và
đặc biệt là sự hiểu biết sự phụ thuộc vào tài nguyên rừng là rất cần thiết cho cả
việc bảo tồn và các chính sách phát triển mục tiêu.
Rừng khơng chỉ đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong sinh kế của người
dân nghèo tại các nước đang phát triển mà còn góp phần rất tích cực cho kinh tế
xanh. Nó giúp tạo ra mơi trường sống trong lành, an tồn cho con người và tất cả
các sinh vật trên trái đất, hấp thụ và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, cung cấp các
sản phẩm và dịch vụ môi trường cho phát triển sản xuất và đời sống, cung

1


cấp nơi ở, việc làm, tạo sinh kế ổn định và là khởi nguồn đời sống văn hóa tâm
linh của những cộng đồng sống trong và gần rừng.
Na Rì là huyện nằm ở phía đơng bắc tỉnh Bắc Kạn, cách trung tâm tỉnh lỵ
hơn 72 km. Huyện có 66.949,96 ha đất lâm nghiệp, chiếm 78,49% diện tích tự
nhiên; trong đó rừng sản xuất chiếm 64,14% diện tích đất lâm nghiệp, rừng phòng
hộ chiếm 19,04% đất lâm nghiệp, rừng đặc dụng 16,82% đất lâm nghiệp. Rừng
được phân bố ở tất cả các xã và thị trấn trong huyện. Sự phụ thuộc của người dân
nơi đây vào rừng là rất lớn. Họ dễ bị tổn thương khi Nhà nước thực thi các chính
sách bảo vệ và duy trì diện tích rừng thơng qua hạn chế sự tiếp cận nguồn tài
nguyên rừng. Để đảm bảo nguồn lực sinh kế cho các hộ dân phụ thuộc vào rừng
trên địa bàn huyện Na Rì, các cơ quan ban ngành, các tổ chức cần hướng dẫn
người dân khai thác có hiệu quả các nguồn lực sẵn có tại địa phương, giúp họ thấy
được ngun nhân chính gây ra cái nghèo, tránh đầu tư sai lầm trong sản xuất kinh
doanh, bảo quản nguồn vốn tốt. Bên cạnh đó, cần xây dựng giúp họ nguồn lực sinh
kế lâu dài, đồng thời hướng dẫn họ thực hiện các hoạt động. Việc giám sát và đánh
giá hiệu quả của các hoạt động sinh kế của người dân cũng là một vấn đề quan
trọng trong quá trình giúp người dân phát triển sinh kế bền vững.
Xuất phát từ vấn đề đó, học viên chọn nghiên cứu đề tài: “Đánh giá nguồn
lực và kết quả sinh kế cho người dân phụ thuộc vào rừng tại huyện Na Rì,
Bắc Kạn”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng nguồn lực, kết quả sinh kế và mức độ phụ
thuộc vào rừng, luận văn đề xuất định hướng và giải pháp nhằm nâng cao kết quả
sinh kế cho người dân phụ thuộc vào rừng tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sinh kế, nguồn lực


sinh kế và sự phụ thuộc vào rừng của các hộ dân.
- Đánh giá thực trạng các nguồn lực và kết quả sinh kế của các hộ dân phụ

thuộc vào rừng tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.

2


- Định hướng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao kết quả sinh kế của

người dân phụ thuộc vào rừng tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu đánh giá nguồn lực và kết quả sinh kế cho người dân phụ thuộc
vào rừng tại huyện Na Rì, Bắc Kạn
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về nội dung
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về sinh kế, nguồn lực sinh kế và sự phụ thuộc

vào rừng của các hộ dân
- Thực trạng các nguồn lực và kết quả sinh kế của các hộ dân phụ thuộc vào

rừng tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.
- Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao kết quả sinh kế của người dân

phụ thuộc vào rừng tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.
* Phạm vi về khơng gian: Huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.
* Phạm vi về thời gian
- Đề tài được thực hiện từ ngày 30/03/2015 đến 30/05/2016. Các giải pháp


đề xuất áp dụng cho giai đoạn 2016-2020.
- Thời gian thu thập số liệu: Tháng 4 năm 2015

1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC HOẶC THỰC TIỄN

Luận văn đã tìm ra được những điểm mới, có ý nghĩa thực tiễn
- Áp dụng kiểm định T- Test, luận văn đã chỉ ra được sự khác biệt về nguồn

lực sinh kế giữa các nhóm hộ phụ thuộc ít vào rừng, phụ thuộc vào rừng ở mức
vừa phải và phụ thuộc nhiều vào rừng cũng như sự khác biệt trong kết quả sinh kế
của các nhóm hộ này
- Các nghiên cứu tương tự về đánh giá nguồn lực sinh kế của người dân

phụ thuộc vào rừng thường đi đến kết luận diện tích rừng của nhóm phụ thuộc vào
rừng là lớn nhất. Tuy nhiên ở nhiên cứu này, chỉ tiêu diện tích đất rừng lại có sự
khác biệt rõ nét, nhóm hộ có mức phụ thuộc ít vào rừng lại sở hữu diện tích rừng
lớn hơn hai nhóm hộ cịn lại. Điều này là do tại địa bàn nghiên cứu, nguồn

3


thu nhập từ rừng chủ yếu là các lâm sản ngoài gỗ, người dân khai thác ở những
cánh rừng gần nhà, dễ tiếp cận, không phụ thuộc vào việc cánh rừng đó thuộc sở
hữu của cộng đồng hay của một hộ gia đình khác.
- Đề tài đã áp dụng được khung sinh kế bền vững DFID (2001) vào một địa

phương cụ thể là huyện Na Rì. Qua đánh giá nguồn lực và kết quả sinh kế của
huyện, đề tài bước đầu đưa ra được một số giải pháp có ý nghĩa thực tiễn giúp cải
thiện kết quả sinh kế của các hộ dân tại Na Rì, Bắc Kạn


4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SINH KẾ
2.1.1. Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Sinh kế
Phương pháp tiếp cận sinh kế là một trong các phương pháp tiếp cận mới
trong phát triển nông thôn nhằm không chỉ nâng cao mọi mặt đời sống hộ gia đình
mà cịn phát triển nơng nghiệp, nơng thơn theo xu hướng bền vững và hiệu quả.
Người đi đầu về nội dung sinh kế đó là Robert Chambers trong tác phẩm của ơng
vào những năm 1980 (sau đó được phát triển và hoàn thiện hơn nữa bởi Chamber,
Conway và những người khác vào đầu những năm 1990). Từ đó một số cơ quan
phát triển đã tiếp nhận khái niệm sinh kế và cố gắng đưa vào thực hiện.
Phương pháp tiếp cận sinh kế đã được phát triển và hoàn thiện ở các nước
phát triển trên thế giới, dựa trên khuôn khổ cam kết hỗ trợ của Bộ phát triển quốc
tế Anh (DFDI) về “Những chính sách và hành động cho việc xúc tiến các loại hình
sinh kế bền vững”. Đây là một trong ba mục tiêu mà DFDI đã đặt ra trong Sách
Trắng năm 1997 nhằm đạt được những mục đích chung về xố đói giảm nghèo.
Theo khái niệm của DFID đưa ra thì: “Một sinh kế có thể được miêu tả như là sự
tập hợp các nguồn lực và khả năng con người có được kết hợp với những quyết
định và hoạt động mà họ thực thi nhằm để kiếm sống cũng như để đạt được các
mục tiêu và ước nguyện của họ”. Theo khái niệm nêu trên thì chúng ta thấy sinh kế
bao gồm tồn bộ những hoạt động của con người để đạt được mục tiêu dựa trên
những nguồn lực sẵn có của con người như các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các
nguồn vốn, lao động, trình độ phát triển của khoa học cơng nghệ.
Tiếp cận sinh kế là cách tư duy về mục tiêu, phạm vi và những ưu tiên cho
phát triển nhằm đẩy nhanh tiến độ xoá nghèo. Đây là phương pháp tiếp cận sâu
rộng với mục đích nắm giữ và cung cấp các phương tiện để tìm hiểu nguyên nhân

và các mặt trọng của đói nghèo với trọng tâm tập trung vào một số yếu tố (như các
vấn đề kinh tế, an ninh lương thực). Nó cũng cố gắng phác họa những mối quan hệ
giữa các khía cạnh khác nhau của nghèo đói, giúp xác lập ưu tiên tốt hơn cho
những hoạt động xố nghèo. Phương pháp tiếp cận sinh kế có mục đích giúp người
dân đạt được thành quả lâu dài trong sinh kế mà những kết quả đó được đo bằng
các chỉ số do bản thân họ tự xác lập và vì thế họ sẽ khơng bị đặt ra bên

5


ngồi. Điều đó thể hiện tính chất lấy người dân làm trung tâm. Phương pháp này
thừa nhận người dân có những quyền nhất định, cũng như trách nhiệm giữa họ với
nhau và xã hội nói chung. Phương pháp tiếp cận sinh kế được sử dụng để xác định,
thiết kế và đánh giá các chương trình, dự án mới, sử dụng cho đánh giá lại các hoạt
động hiện có, sử dụng để cung cấp thông tin cho việc hoạch định chiến lược và sử
dụng cho nghiên cứu. Một trong những điểm nổi trội của tiếp cận sinh kế là khả
năng linh hoạt và khả năng áp dụng của chúng đối với nhiều tình huống.
Như vậy sinh kế theo nghĩa chung nhất bao gồm các khả năng, tài sản (bao
gồm cả các nguồn lực vật chất và xã hội) và các hoạt động cần thiết để kiếm sống.
Ở Việt Nam, khái niệm về sinh kế của hộ hay một cộng đồng được hiểu là một tập
hợp các nguồn lực, và khả năng của con người kết hợp với những quyết định và
những hoạt động mà họ sẽ thực hiện để kiếm sống đồng thời đạt được những mục
tiêu đa dạng hơn. Một cách đơn giản và dễ hiểu, sinh kế của một hộ gia đình hay
một cộng đồng chính là kế sinh nhai của hộ hay cộng đồng đó. Từ đó ta có thể hiểu
sinh kế bao gồm hai khía cạnh cơ bản: (1) Các nguồn lực, nguồn vốn để đảm bảo
sinh kế; (2) Các hoạt động sinh kế cụ thể.
2.1.1.2. Nguồn lực sinh kế
a. Nguồn lực
Lâu nay khơng có gì tranh luận lớn, nhưng nhìn nhận về nguồn lực chưa
nhất quán và thiếu cách nhìn định lượng, chưa quan tâm đúng mức đến việc tranh

giành và độc quyền đối với một số nguồn lực nhờ danh nghĩa tổ chức nhà nước.
Việc lãng phí nguồn lực cũng chưa được xem xét đúng mức. Thực tiễn khai thác
và sử dụng nguồn lực hiện nay đặt ra nhiều vấn đề từ nhận thức đến phương cách
tiếp cận mới theo chiều hướng thực tế, thiết thực hơn, kết hợp định tính với định
lượng trong đánh giá nguồn lực; làm cho nguồn lực mang giá trị đúng của nó để
phát triển đất nước nhanh, có chất lượng và bền vững. Những thứ được coi là
nguồn lực phải là những thứ được sử dụng hoặc có khả năng sử dụng trong thời kì
dự kiến phát triển. Tiềm năng chưa đưa được vào sử dụng hoặc chưa có khả năng
đưa vào sử dụng thì chưa được xem là nguồn lực.
Các nguồn lực được xem xét dưới nhiều góc độ. Có nghĩa là dưới nhiều góc
độ, người ta chia các nguồn lực thành các loại khác nhau để có thái độ đúng đắn và
có cách ứng xử với chúng thích hợp. Thơng thường nguồn lực được phân chia
thành hai nhóm là nhóm nguồn lực vật chất (nguồn vật lực) và nhóm nguồn lực
con người (nguồn nhân lực). Trong đó: Nhóm nguồn lực vật chất gồm có: Tài
6


nguyên thiên nhiên (tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên biển, tài nguyên
thủy điện, tài nguyên nước, tài nguyên khí hậu, vị trí địa lí kinh tế...) và cơ sở vật
chất kĩ thuật đã tạo dựng (nhà cửa, công trình cơng cộng, đường xá, hải cảng, sân
bay, hệ thống sản xuất và truyền tải điện, hệ thống cung cấp và thốt nước, hệ
thống xử lí chất thải, hệ thống viễn thơng và truyền thơng...). Nhóm nguồn lực con
người bao gồm sức khỏe, trình độ nhận thức, trình độ chuyên môn…
b. Nguồn lực sinh kế
Nguồn lực sinh kế được hiểu như là các điều kiện khách quan và chủ quan
tác động vào một sự vật hiện tượng làm cho nó thay đổi về chất hoặc lượng. Theo
DFID’s Sustainable Livelihood Guidance Sheet có 5 loại cơ bản: Nguồn lực tự
nhiên, nguồn lực xã hội, nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất và nguồn lực con
người.
2.1.2. Nội dung đánh giá sinh kế

2.1.2.1. Khung sinh kế
Khung sinh kế là một công cụ được xây dựng nhằm xem xét những yếu tố
khác nhau ảnh hưởng đến sinh kế con người, đặc biệt là những yếu tố gây khó
khăn hoặc tạo cơ hội trong sinh kế. Đồng thời khung sinh kế cũng nhằm mục đích
tìm hiểu xem những yếu tố này liên quan với nhau như thế nào trong những bối
cảnh cụ thể.
Khung sinh kế bền vững bao gồm những nhân tố chính ảnh hưởng đến sinh
kế của con người, và những mối quan hệ cơ bản giữa chúng. Nó có thể sử dụng để
lên kế hoạch cho những hoạt động phát triển mới và đánh giá sự đóng góp vào sự
bền vững sinh kế của những hoạt động hiện tại. Cụ thể là: (i) Cung cấp bảng liệt kê
những vấn đề quan trọng nhất và phác hoạ mối liên hệ giữa những thành phần này,
(ii) Tập trung sự chú ý vào các tác động và các quy trình quan trọng, (iii) Nhấn
mạnh sự tương tác phức tạp giữa các nhân tố khác nhau, làm ảnh hưởng tới sinh
kế.
Khung chương trình sinh kế bền vững là một cơng cụ trực quan hóa được
Bộ Phát triển Quốc tế Anh (Department for International Development – DIFID)
xây dựng từ những năm 80 của thế kỉ trước nhằm tìm hiểu các loại hình sinh kế.
Mục đích của nó là giúp người sử dụng nắm bắt được những khía cạnh khác nhau
của các loại hình sinh kế, đặc biệt là những yếu tố làm nảy sinh vấn đề hay những
yếu tố tạo cơ hội. Một số tổ chức khác cũng đã phát triển nững khung sinh
7


kế tương tự và có sự bổ sung cho khung của DIFID. Khung này không chỉ đơn
thuần là công cụ phân tích. Người ta xây dựng nó với dụng ý nó sẽ cung cấp nền
tảng cho các hoạt động hướng đến sinh kế bền vững. Nghĩ đến các mục tiêu được
mô tả sinh động. Hãy nghĩ về các kết quả mà chúng sẽ hướng sự quan tâm đến các
thành công gặt hái được, sự phát triển các thông số và sự tiến bộ trong xoá nghèo.

Sơ đồ 2.1. Khung sinh kế bền vững

Khung sinh kế có thể chia làm năm hợp phần chính: Bối cảnh tổn thương;
các nguồn lực sinh kế; chính sách và thể chế; các chiến lược, hoạt động sinh kế và
các kết quả sinh kế
2.1.2.2. Bối cảnh dễ tổn thương
Bối cảnh dễ tổn thương đề cập tới phạm vi người dân bị ảnh hưởng và bị
lâm vào các loại sốc, xu hướng gồm cả các xu hướng kinh tế - xã hội, môi trường
và sự dao động. Nó có tác động rất lớn và sâu sắc đến các nguồn lực sinh kế và
chiến lược sinh kế của con người. Một đặc điểm quan trọng trong khả năng tổn
thương là con người khơng thể dễ dàng kiểm sốt những yếu tố trước mắt hoặc dài
lâu hơn nữa. Khả năng tổn thương hay sự bấp bênh trong sinh kế tạo ra từ những
yếu tố này là một thực tế thường trực cho rất nhiều hộ nghèo. Điều này chủ yếu là
do họ khơng có khả năng tiếp cận với những nguồn lực có thể giúp họ bảo vệ mình
khỏi những tác động xấu.
Ở Việt Nam, bối cảnh tổn thương tác động rất mạnh đến chiến lược xoá
8


đói giảm nghèo, do người nghèo là người dễ bị tổn thương nhất, sức chống đỡ đối
với các cú sốc là rất yếu, cùng với khả năng tăng thu nhập rất hạn chế... nên sinh
kế của họ thường không bền vững, hiện tượng tái nghèo thường phổ biến (nhất là
vùng xa, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số).
2.1.2.3. Các nguồn lực sinh kế
a. Nguồn lực con người
Nguồn lực con người thể hiện kĩ năng, kiến thức, năng lực để lao động, và
cùng với sức khỏe tốt giúp con người theo đuổi những chiến lược sinh kế khác
nhau và đạt được mục tiêu sinh kế của mình. Ở mức hộ gia đình thì nguồn lực con
người là yếu tố về số lượng và chất lượng lao động sẵn có; yếu tố này thay đổi tùy
theo số lượng người trong hộ, kĩ năng lao động, khả năng lãnh đạo, tình trạng sức
khỏe, v.v…Ví dụ về nguồn lực con người: trình độ học vấn, kiến thức chuyên môn,
khả năng ngôn ngữ, kĩ năng quản lý tài chính, khả năng kinh doanh.

b. Nguồn lực xã hội
Nguồn lực xã hội của con người bao gồm khả năng tham gia trong các tổ
chức, các nhóm chính thức cũng như các mối quan hệ và mạng lưới phi chính thức
mà họ xây dựng lên do có cùng chung sở thích và khả năng để mọi người cùng
nhau cộng tác. Thành viên của các tổ chức chính thức (như các tổ chức đồn thể,
hợp tác xã, các nhóm tín dụng tiết kiệm) thơng thường phải tn thủ những quy
định và luật lệ đã được chấp nhận. Nguồn lực xã hội có thể có hiệu quả trong tăng
cường quản lý các nguồn lực chung (vốn tự nhiên) và bảo dưỡng các cơng trình hạ
tầng (vốn vật chất).
Nguồn lực xã hội của các hộ gia đình nghèo, các cộng đồng nghèo thường
rất thấp do nhận thức xã hội của họ còn ở mức thấp, thể hiện rõ rệt nhất là khả
năng tiếp cận, khả năng nắm bắt các cơ hội hỗ trợ giảm nghèo rất hạn chế. Những
hiện tượng cho thấy khả năng huy động vốn xã hội còn thấp như bán lúa non, cúng
bái khi bị bệnh hiểm nghèo, bị lép vế khi kiện tụng... còn phổ biến.
c. Nguồn lực tự nhiên
Các nguồn lực tự nhiên bao gồm: Các tài sản và dòng sản phẩm (khối lượng
sản phẩm từ đất, rừng); Các dịch vụ về môi trường (giá trị bảo vệ chống bão và xói
mịn của rừng...). Những tài sản và dịch vụ này cũng có thể cho cả hai loại lợi ích
trực tiếp và lợi ích gián tiếp. Hiện tại, nhiều hộ gia đình nghèo là do thiếu nguồn
vốn tự nhiên, đặc biệt là do thiếu đất canh tác (do nhiều nguyên
9


nhân), một số hộ gia đình nghèo có đất nhưng chất lượng đất bị thoái hoá nghiêm
trọng do phương thức quảng canh, đất bị rửa trôi các chất dinh dưỡng mạnh, do sự
khắc nghiệt của tự nhiên (hạn hán, lũ lụt...) dẫn tới năng suất cây trồng rất thấp và
do đó thiếu an ninh lương thực, thu nhập thấp... sinh kế gặp khó khăn.
d. Nguồn lực tài chính
Nguồn lực tài chính được định nghĩa là các nguồn tài chính mà con người
dùng để đạt được mục tiêu của mình. Những nguồn này bao gồm nguồn dự trữ tài

chính và dịng tài chính.
Dự trữ tài chính: tiết kiệm là một loại vốn tài chính được ưa chuộng do nó
khơng kèm theo trách nhiệm liên quan. Tiết kiệm có thể dưới nhiều dạng: tiền mặt,
tiền gửi ngân hàng hoặc các tài sản khác như vật ni, đồ trang sức... Các nguồn
tài chính cũng có thể có được qua các đơn vị hoạt động tín dụng. Nguồn lực tài
chính là một loại nguồn lực sinh kế mà người nghèo thường có ít nhất. Trên thực
tế, do thiếu nguồn lực tài chính nên đã làm cho các nguồn lực sinh kế khác trở nên
rất có giá trị đối với người nghèo.
e. Nguồn lực vật chất
Nguồn lực vật chất bao gồm cơ sở hạ tầng và dịch vụ xã hội cơ bản cũng
như các tài sản và cơng cụ sản xuất của hộ gia đình. Một số nghiên cứu đã cho
thấy việc thiếu hạ tầng cơ bản, nơi trú ngụ không đảm bảo và thiếu hàng hoá tiêu
dùng là những vấn đề cốt lõi của nghèo đói. Nếu khơng có sự trợ giúp của cơng cụ
và thiết bị, sẽ không khai thác hết được tiềm năng sản xuất của con người.
2.1.2.4. Chính sách, thể chế và những tác động của chúng lên sinh kế
Các chính sách và thể chế bao gồm một loạt những yếu tố liên quan đến bối
cảnh có những tác động mạnh lên mọi khía cạnh của sinh kế. Rất nhiều trong số
những yếu tố này có liên quan đến chính sách và các dịch vụ do Nhà nước thực
hiện. Tuy nhiên, những vấn đề đó cũng bao gồm cả các cơ quan cấp địa phương,
các tổ chức dựa vào cộng đồng và những hoạt động của khu vực tư nhân. Các
chính sách và thể chế là phần quan trọng trong khung sinh kế bởi chúng định ra:
(i) Khả năng người dân tiếp cận các nguồn vốn sinh kế, những chiến lược sinh kế,

với những cơ quan ra quyết định và các nguồn lực ảnh hưởng; (ii) Những quy định
cho việc trao đổi giữa các loại thị trường vốn sinh kế; (iii) Lợi ích của người dân
khi thực hiện hoặc đầu tư một số hoạt động sinh kế nhất định.

10



2.1.2.5. Chiến lược sinh kế và hoạt động sinh kế
a. Chiến lược sinh kế
Chiến lược sinh kế là những quyết định trong việc lựa chọn, kết hợp, sử
dụng và quản lý các nguồn lực sinh kế của hộ gia đình hoặc cá nhân để kiếm sống
cũng như đạt được ước vọng của họ. Ví dụ: quyết định đầu tư vào loại vốn sinh kế,
quyết định qui mô của các hoạt động tạo thu nhập, cách thức sử dụng tài sản và đối
phó với rủi ro để đạt kết quả sinh kế tốt. Để duy trì hộ, hộ gia đình thường có các
chiến lược sinh kế khác nhau, theo (Seppaira, 1996) chiến lược sinh kế có thể chia
làm 3 loại: (i) Chiến lược tích lũy: là chiến lược dài hạn nhằm hướng tới tăng
trưởng và có thể là kết hợp của nhiều hoạt động hướng tới tích luỹ và giàu có; (ii)
Chiến lược tái sản xuất: là chiến lược trung hạn gồm nhiều hoạt động tạo thu nhập,
những ưu tiên có thể nhắm tới hoạt động của cộng đồng và an sinh xã hội; (iii)
Chiến lược tồn tại: là chiến lược ngắn hạn, gồm cả các hoạt động tạo thu nhập chỉ
để tồn tại mà khơng tích luỹ.
Thuật ngữ “chiến lược sinh kế” được dùng để chỉ phạm vi và sự kết hợp
những lựa chọn và quyết định mà người dân đưa ra trong việc sử dụng, quản lý các
nguồn vốn và tài sản sinh kế nhằm tăng thu nhập và nâng cao đời sống (kết quả
sinh kế). Chiến lược sinh kế bao gồm những lựa chọn và quyết định của người dân
về những việc như: Họ đầu tư vào nguồn vốn và sự kết hợp tài sản sinh kế nào;
Quy mô của các hoạt động tạo thu nhập mà họ theo đuổi; Cách thức họ quản lý
như thế nào để bảo tồn các tài sản sinh kế và thu nhập; Cách thức họ thu nhận và
phát triển như thế nào những kiến thức, kỹ năng cần thiết để kiếm sống; Họ đối
phó như thế nào với những rủi ro, những cú sốc và những cuộc khủng hoảng ở
nhiều dạng khác nhau và họ sử dụng thời gian và công sức lao động mà họ có như
thế nào để làm được những điều trên.
b. Hoạt động sinh kế
Là tất cả các hoạt động kiếm ra tiền mặt hoặc các sản phẩm tự tiêu dùng
phục vụ mục tiêu kiếm sống của cộng đồng, hộ gia đình hoặc cá nhân.
Các loại hoạt động sinh kế: Phân theo việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên:
Hoạt động dựa vào tài nguyên và loại hoạt động không dựa vào tài nguyên thiên

nhiên. Phân theo lĩnh vực hoạt động: Hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp.
2.1.2.6. Kết quả sinh kế
Mục đích của việc sử dụng khung sinh kế là để tìm hiểu những cách thức

11


mà con người kết hợp và sử dụng các nguồn lực, khả năng nhằm kiếm sống cũng
như đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ. Những mục tiêu và ước nguyện
này có thể gọi là kết quả sinh kế - đó là những thứ mà con người muốn đạt được
trong cuộc sống cả trước mắt lẫn lâu dài. Kết quả sinh kế có thể là:
(i) Hưng thịnh hơn: Thu nhập cao và ổn định hơn, cơ hội việc làm tốt hơn;

kết quả của những côngviệc mà người dân đang thực hiện tăng lên và nhìn chung
lượng tiền của hộ gia đình thu được gia tăng.
(ii) Đời sống được nâng cao: Ngoài tiền và những thứ mua được bằng tiền,

người ta còn đánh giá đời sống bằng giá trị của những hàng hoá phi vật chất khác.
Sự đánh giá về đời sống của người dân chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, ví dụ
như căn cứ vào vấn đề giáo dục và y tế cho các thành viên gia đình được đảm bảo,
các điều kiện sống tốt, sự an toàn.
(iii) Khả năng tổn thương được giảm: Người nghèo luôn phải sống trong

trạng thái dễ bị tổn thương. Do vậy, sự ưu tiên của họ có thể là tập trung cho việc
bảo vệ gia đình khỏi những đe doạ tiềm ẩn, thay vì phát triển tối đa những cơ hội
của mình. Việc giảm khả năng tổn thương có trong ổn định giá cả thị trường, an
toàn sau các thảm hoạ, khả năng kiểm soát dịch bệnh gia súc...
(iv) An ninh lương thực được củng cố: An ninh lương thực là một vấn đề

cốt lõi trong sự tổn thương và đói nghèo. Việc tăng cường an ninh lương thực có

thể được thực hiện thông qua đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn tài nguyên đất,
nâng cao và ổn định thu hoạch mùa màng, đa dạng hoá các loại cây lương thực...
(v) Sử dụng bền vững hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên. Sự bền vững môi

trường là một mối quan tâm lớn mang ý nghĩa quan trọng và hỗ trợ cho các kết quả
sinh kế khác.
Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung đánh giá nguồn lực sinh kế và kết
quả sinh kế của người dân phụ thuộc vào rừng.
2.1.3. Phương pháp và chỉ tiêu đánh giá nguồn lực sinh kế
2.1.3.1. Phương pháp đánh giá nguồn lực sinh kế
Nguồn lực sinh kế gồm năm nguồn lực cơ bản bao gồm con người, tự
nhiên, vật chất, tài chính và xã hội. Để đánh giá tổng hợp năm loại nguồn lực này,
người ta sử dụng ngũ giác sinh kế. Ngũ giác sinh kế nằm ở trung tâm của khung
phân tích sinh kế, “bên trong” bối cảnh bi tổn thương. Ngũ giác sinh kế đã phát
triển để mang đến thông tin về nguồn lực mà hộ có được, nó đánh giá quan
12


hệ bên trong quan trọng giữa các giá trị tài sản.
Ngũ giác sinh kế được sử dụng để thể hiện dưới dạng biểu đổ sự biến đổi
trong sử dụng tài sản của con người. Nó là trung tâm của ngũ giác sinh kế, nơi các
đường gặp nhau, tượng trưng cho tiếp cận đối với tài sản trong khi chu vi ở phí xa
tượng trung cho tiếp cận lớn nhất tài sản. Một sự khác biệt cơ bản trong vòng tròn
ngũ giác có thể chỉ ra tổ chức khác nhau hoặc nhóm xã hội trong cộng đồng. Tiếp
cận sinh kế liên quan đầu tiên và trước nhất đến con người. Nó nghiên cứu để đạt
tới sự hiểu biết chính xác và thực tế về điểm mạnh của con người (tài sản hoặc
nguồn vốn) và họ đã cố gắng như thế nào để biến đổi sức mạnh đó thành kết quả
sinh kế tốt. Sự tiếp cận sinh kế chỉ ra rằng con người yêu cầu một nhóm các loại tài
sản để đạt được kết quả kinh kế tốt, khơng có loại tài sản đơn lẻ nào là đủ để sản
xuất ra nhiều và đa dạng các kết quả sinh kế mà con người tìm kiếm. Nó đặc biệt

đúng với những người nghèo người mà các nguồn lực thường bị giới hạn. Kết quả
là hộ phải tìm cách nâng cao và kết nối các tài sản họ có để bảo đảm sự sống.
Một chú ý quan trọng rằng tài sản vật chất riêng lẻ có thể tạo ra nhiều lợi
ích. Nếu một người có tài sản về đất họ có thể có liên hệ với tài sản tài chính, như
sử dụng hiệu quả đất khơng chỉ để sản xuất trực tiếp mà cịn để tích luỹ cho nguồn
lực tài chính. Tương tự như vậy, vật ni có thể trở thành tài sản vật chất trong sản
xuất (vật ni lấy sức kéo) và nó cũng là tài sản tự nhiên. Để nâng cao sự hiểu biết
về mối quan hệ phức tạp này, rất cần thiết để nhìn lại nguồn gốc tài sản, nghĩ về
cách sử dụng phổ biến của các loại cấu trúc và quá trình thứ biến tài sản thành kết
quả sinh kế.
Ngũ giác sinh kế có thể sử dụng như một điểm tập trung cho cuộc tranh
luận về hướng đi ổn định, làm thế nào để đáp dứng nhu cầu của các nhóm xã hội
khác nhau và sự đánh đổi giữa các tài sản khác nhau. Tuy nhiên, sử dụng ngũ giác
sinh kế trong đánh giá sinh kế là cần thiết. Ở đây, khơng có sự gợi ý rằng chúng ta
có thể hoặc phải làm gì với tất cả các tài sản, để phát triển riêng lẻ cho phép so
sánh trực tiếp giữa các tài sản. Tất nhiên, đây không phải là quy tắc cho sự phát
triển, chỉ tiêu chất lượng của tài sản, nơi chúng được sử dụng hiệu quả.
Sự biến đổi trạng thái nguồn lực trong ngũ giác sinh kế thể hiện trạng thái
nguồn lực sinh kế của hộ/cộng đồng trong từng thời điểm cụ thể. Giá trị tài sản
thay đổi, làm ngũ giác sinh kế thay đổi. Một khung phân tích nhiều chiều với các
13


kích thước thời gian có thể thay đổi để hình dung. Tuy nhiên, rất cần thiết để kết
hợp chặt chẽ nhiều chiều để phân tích nguồn lực sinh kế. Thơng tin phải được tập
hợp theo xu hướng trong toàn bộ tài sản được tích lũy, bị mất đi và tại sao. Đâu là
q trình loại trừ xã hội trong cơng việc, thứ làm người nghèo với tài sản có thể trở
tốt hơn, không phải tất cả nhưng đáng kể
Trong ngũ giác sinh kế, các nguồn lực được kết hợp theo nhiều cách khác
nhau tạo mối quan hệ sinh kế khác nhau. Có hai loại mối quan hệ đặc biệt quan

trọng: (i) Sự sắp xếp theo dãy: Những người thoát khỏi đói nghèo bắt đầu với việc
kết hợp đặc biệt các tài sản? Loại tài sản nào là quan trọng và đủ để thoạt khỏi đói
nghèo. Nếu có, đâu là những hướng đẫn để được tham khảo; (ii) Sự thay thế: Có
một loại tài sản nào được thay thể bời tài sản khác. Ví dụ, có thể tăng vốn con
người dể bù đắp sự thiếu hụt vốn tài chính trong một vài trường hợp. Nếu có, đây
có thể đưa ra lựa chọn ủng hộ.
Trong khung phân tích sinh kế, ngũ giác sinh kế có quan hệ chặt chẽ với các
hợp phần còn lại. Trong mối quan hệ với bối cảnh bị tổn thương, nguồn lực sinh kế
có thể bị phá hủy và tạo ra một kết quả phương hướng, cú sốc và lý do của bối
cảnh tổn thương. Đối với chính sách và thể chế, nó có ảnh hưởng sâu sắc đến tiếp
cận nguồn lực. Cụ thể, nó có thể tạo ra tài sản như Chính sách đầu tư vào cơ sở hạ
tầng (vốn vật chất) hoặc sự tồn tại của cơ quan địa phương tăng cường nguồn lực
xã hội. Đồng thời Chính sách xác định giá trị như Quyền sở hữu, sử dụng hay tiếp
cận. Chính sách làm thay đổi tỷ lệ của tài sản thơng qua việc Chính phủ ảnh hưởng
trở lại với chiến lược sinh kế khác nhau, chính sách thuế. Tuy nhiên đây khơng
phải là mối quan hệ đơn giản. Các cá nhân và các nhóm ảnh hưởng đến thay đổi
cấu trúc và quá trình. Những người có giá trị tài sản lớn hơn ảnh hưởng nhiều hơn,
Một cách để tăng sức mạnh có thể là ủng hộ người để xây dựng giá trị tài sản của
họ.
Nguồn lực sinh kế và kết quả sinh kế có mối quan hệ chặt chẽ. Phân tích
đói nghèo chỉ ra rằng khả năng của con người để thốt khỏi đói nghèo phụ thuộc
vào cách tiếp cận tài sản của hộ. Các tài sản khác nhau đòi hỏi để đạt được kết quả
sinh kế khác nhau. Ví dụ, một vài người cân nhắc một số ít nguồn lực xã hội là
quan trọng nếu họ giành được các phúc lợi. Hoặc tại các vùng nông thôn xa xôi,
con người cảm thấy cần một mức độ chắc chắn về vốn tự nhiên để cung cấp an
toàn. Như vậy, mối quan hệ sẽ cần thiết để đầu tư trong tường hợp này.

14



Để đánh giá nguồn lực sinh kế, có nhiều phương pháp khác nhau. Theo
nghiên cứu của B. Becher (2012) chỉ ra rằng việc xác định các chỉ số tổng hợp của
các nguồn lực sinh kế là việc đầu tiên để số hóa các dữ liệu minh chứng cụ thể cho
cơng tác đánh giá sinh kế bền vững. Dựa trên các số liệu thu thập được, hình thành
bảng tính chỉ số nguồn lực sinh kế theo từng nguồn lực cụ thể. Bảng tính này gồm
5 chỉ số tổng hợp của năm nguồn lực sinh kế và các chỉ số của các chỉ tiêu cụ thể
cho từng nguồn lực. Chỉ số tổng hợp được tính bằng tổng chỉ số của các chỉ tiêu cụ
thể trong từng nguồn lực. Quy trình cụ thể có thể tuân theo bốn bước cơ bản sau:
Bước 1: Lựa chọn 3 - 5 chỉ tiêu cụ thể cho từng nguồn lực sinh kế. Các chỉ
tiêu này phản ánh các yếu tố trong từng nguồn lực (Ví dụ như tỷ lệ lao động, trình
độ học vấn, chất lượng nhà ở, nhà vệ sinh, tiếp cận nước sạch, điện lưới hay tỷ lệ
hồn thành bậc học trung học phổ thơng,…).
Bước 2: Xác định phạm vi cho từng biến. Phạm vi cho từng biến chính là
điểm số tối đa của mỗi chỉ tiêu nhận được. Nó có thể là 10, 50, 60, 100… Thông
thường phạm vi đối với các biến tỷ lệ có thể tối thiểu là 0 và tối đa là 100%, các
biến khác phạm vi có thể được thiết lập để bằng 0 và giá trị tối đa trong phạm vi đã
được thiết lập để bằng 100. Việc xác định phạm vi và lượng hoá từng chỉ tiêu cần
được tiến hành kết hợp với phương pháp thảo luận nhóm tập trung với người chủ
chốt tại địa phương. Từ đó các biến nguồn lực cụ thể được lượng hóa và đưa vào
sử dụng.
Bước 3: Xác định trọng số cho từng biến. Trọng số này phản ánh mức độ
quan trọng của các biến đối với các nguồn lực và việc xác định các trọng số này
tùy thuộc vào nhận định chủ quan của người thực hiện đánh giá kết hợp với ý kiến
khảo sát của người dân cũng như cán bộ chủ chốt của địa phương.
Bước 4: Tính tốn các chỉ số từng biến và chỉ số tổng hợp cho từng nguồn
lực. Công thức:
Giá trị chỉ số biến = W x 100 x i
Trong đó:

+ W: giá trị của biến

+ i: trọng số của biến

Chỉ số tổng hợp là tổng giá trị các biến cụ thể. Các chỉ số tổng hợp của từng
nguồn lực được xác định là tốt khi giá trị lớn hơn hoặc bằng 50 (đối với thang
điểm 100) tổng số giá trị tối đa của nguồn vốn đó; không tốt khi giá trị này nhỏ
hơn 50. Sau khi xác định được các chỉ số tổng hợp cho từng nguồn lực

15


×