Tải bản đầy đủ (.docx) (104 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường ở khu công nghiệp thuận thành, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (460.57 KB, 104 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THU TRANG

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ MÔI TRƯỜNG Ở KHU CÔNG NGHIỆP THUẬN THÀNH
TỈNH BẮC NINH

Chuyên ngành:

Quản lý Kinh
tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa
học:

PGS. TS. Nguyễn Mậu Dũng

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết
quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ
một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm
ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Thu Trang

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn Thạc sĩ "Đánh giá công tác quản lý Nhà nước về môi
trường ở khu công nghiệp Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh", bên cạnh sự nỗ lực, cố
gắng của bản thân, tơi cịn nhận được dạy bảo, giúp đỡ tận tình của các thầy cơ giáo,
các tổ chức, cá nhân trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Nguyễn Mậu Dũng,
người thầy tâm huyết đã tận tình đã hướng dẫn và giúp đỡ tơi hồn thành luận văn. Tơi
xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Bộ môn Kinh tế tài nguyên và môi
trường, Khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã
trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Tơi xin cảm ơn Lãnh đạo UBND thành phố Bắc Ninh, UBND huyện Thuận
Thành, Ban quản lý các Khu công nghiệp Bắc Ninh, cán bộ quản lý môi trường tại các
doanh nghiệp đã cung cấp số liệu thực tế và thông tin cần thiết để tôi hồn thành luận
văn này.
Cuối cùng, tơi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè, cùng tồn thể gia
đình, người thân đã động viên, chia sẻ khó khăn, khích lệ tôi trong suốt thời gian học
tập và nghiên cứu đề tài.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2016

Tác giả luận văn


Nguyễn Thu Trang

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................. ii
Mục lục....................................................................................................................................... iii
Danh mục các từ viết tắt........................................................................................................... v
Danh mục các bảng.................................................................................................................. vi
Danh mục sơ đồ....................................................................................................................... vii
Trích yếu luận án....................................................................................................................... ix
Thesis abstract............................................................................................................................ x
Phần 1. Mở đầu........................................................................................................................ 1
1.1.
Tính cấp thiết............................................................................................................... 1
1.2.
Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 3
1.2.1. Mục tiêu chung............................................................................................................ 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................................................ 3
1.3.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................ 3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................. 3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 3
Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn....................................................................................... 4
2.1.
Cơ sở lý luận................................................................................................................ 4
2.1.1. Khái niệm và vai trị của quản lý mơi trường trong khu công nghiệp ................ 4

2.1.2. Nội dung của công tác quản lý nhà nước về môi trường trong khu
công nghiệp................................................................................................................ 11
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý môi trường trong các khu
công nghiệp................................................................................................................ 18
2.2.
Cơ sở thực tiễn........................................................................................................... 22
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 27
3.1.
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.................................................................................. 27
3.1.1. Đặc điểm chung về huyện ThuậnThành................................................................ 27
3.1.2. Đặc điểm chung về KCN huyện Thuận Thành.................................................... 29
3.2.
Phương pháp nghiên cứu đề tài............................................................................... 31
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu.................................................................................. 31
3.2.2. Phương pháp xử lý thông tin và phân tích số liệu............................................... 32
3.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu........................................................................... 33
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận........................................................................ 34
4.1.
Khái quát về KCN Thuận Thành và công tác quản lý mơi trường trong
KCN............................................................................................................................ 34
4.1.1. Khái qt tình hình phát triển khu cơng nghiệp Thuận Thành.......................... 34
4.1.2. Khái qt tình hình mơi trường tại khu cơng nghiệp Thuận Thành .................. 36

iii


4.1.3.

Khái qt tình hình quản lý Nhà nước về mơi trường tại KCN
Thuận Thành.............................................................................................................. 41

4.2.
Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường trong KCN
Thuận Thành.............................................................................................................. 43
4.2.1. Đánh giá công tác tuyên truyền phổ biến văn bản pháp luật về môi
trường cho các doanh nghiệp, cán bộ quản lý và người lao động trong
khu công nghiệp........................................................................................................ 43
4.2.2. Đánh giá công tác quản lý thông tin về các vấn đề môi trường của các
doanh nghiệp trong KCN......................................................................................... 48
4.2.3. Đánh giá công tác giám sát kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật
về bảo vệ môi trường............................................................................................... 56
4.2.4. Đánh giá hiện trạng môi trường, dự báo diễn biến môi trường .........................61
4.2.5. Đánh giá tác động môi trường của các dự án và các cơ sở sản xuất kinh
doanh........................................................................................................................... 63
4.3.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về mơi trường
trong KCN Thuận Thành......................................................................................... 65
4.3.1. Các chính sách của Nhà nước và địa phương....................................................... 65
4.3.2. Năng lực của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, doanh nghiệp,
người lao động........................................................................................................... 65
4.3.3. Đặc điểm, quy mô của khu công nghiệp, doanh nghiệp..................................... 67
4.3.4. Cơ chế phối hợp giữa BQL các KCN và các cơ quan quản lý tỉnh Bắc
Ninh............................................................................................................................. 68
4.4.
Định hướng và giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước
về môi trường đối với các doanh nghiệp trong KCN Thuận Thành, Tỉnh
Bắc Ninh..................................................................................................................... 69
4.4.1. Quan điểm phát triển KCN của tỉnh Bắc Ninh..................................................... 69
4.4.2. Giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước về môi trường
đối với doanh nghiệp trong KCN Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh....................... 70
Phần 5. Kết luận và kiến nghị............................................................................................. 80

5.1.
Kết luận....................................................................................................................... 80
5.2.
Kiến nghị.................................................................................................................... 81
Tài liệu tham khảo................................................................................................................... 83

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BN

Bắc Ninh

BQL

Ban quản lý

BTNMT

Bộ Tài nguyên môi trường

BVMT

Bảo vệ môi trường


BVTV

Bảo vệ thực vật

CN

Cơng nghiệp

CNH – HDH

Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

DN

Doanh nghiệp

DNNN

Doanh nghiệp nước ngồi

FDI

Vốn đầu tư nước ngồi

KCN


Khu cơng nghiệp

KCN – KCX

Khu cơng nghiệp – Khu chế xuất

MT

Môi trường

NLĐ

Người lao động

NN

Nhà nước

NSDLĐ

Người sử dụng lao động

SL

Số lượng

STT

Số thứ tự


TN & MT

Tài nguyên và môi trường

TNMT

Tài nguyên môi trường

TW

Trung ương

UBND

Ủy ban nhân dân

VBQPPL

Văn bản quy phạm pháp luật

XNK

Xuất nhập khẩu

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.


Các tác động của một số nguồn gây ô nhiễm............................................... 21

Bảng 4.1.

Số lượng DN trên địa bàn KCN Thuận Thành qua các năm..................... 34

Bảng 4.2.

Số lượng DN phân theo quốc gia đầu tư ở KCN Thuận Thành
năm 2012 – 2014

35

Bảng 4.3.

Vị trí lấy mẫu phân tích mơi trường khơng khí KCN Thuận Thành ........36

Bảng 4.4.

Kết quả phân tích một số chỉ tiêu mơi trường khơng khí KCN
Thuận Thành 37

Bảng 4.5.

Kết quả phân tích một số chỉ tiêu nước giếng khoan khu công
nghiệp Thuận Thành

38

Bảng 4.6.


Kết quả phân tích một số chỉ tiêu nước thải KCN Thuận Thành ..............39

Bảng 4.7.

Chất lượng môi trường đất tại khu công nghiệp Thuận Thành .................40

Bảng 4.8.

Công tác tuyên truyền phổ biến văn hản pháp luật tại KCN Thuận Thành
45

Bảng 4.9.

Kết quả tham gia tuyên truyền, hội thi của các DN và NLĐ tại
KCN Thuận Thành giai đoạn 2012 – 2014

46

Bảng 4.10. Ý kiến đánh giá về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật .................. 47
Bảng 4.11. Công tác hỗ trợ DN quản lý thơng tin mơi trường...................................... 48
Bảng 4.12. Tình hình cung cấp thơng tin về MT ở các DN năm 2014......................... 50
Bảng 4.13. Ý kiến đánh giá công tác quản lý thông tin tại các DN.............................. 51
Bảng 4.14. Các hình thức hỗ trợ đối với bảo vệ mơi trường ở KCN Thuận
Thành giai đoạn 2012 – 2014 55
Bảng 4.16. Công tác thanh tra, kiểm tra của BQL các KCN (lần)................................ 57
Bảng4.17.

Tình hình vi phạm pháp luật mơi trường giai đoạn 2011-2014................. 59


Bảng 4.18. Nồng độ ô nhiễm cao nhất dựa trên kết quả mơ hình................................. 62
Bảng 4.19. Trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý môi trường................................ 66

vi


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Hệ thống quản lý nhà nước về môi trường Việt Nam ....................................... 8
Sơ đồ 4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về môi trường tại Bắc Ninh .........42
Sơ đồ 4.2. Sơ đồ nguyên tắc dự báo nguy cơ ô nhiễm ...................................................... 62

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tác giả: Nguyễn Thu Trang
Tên luận văn: “Đánh giá công tác quản lý Nhà nước về môi trường ở khu
công nghiệp Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh".
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60 34 04 10

Hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Mậu Dũng
Đơn vị đào tạo đại học: Học viện Nông nghiệp Việt
Nam 1. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về môi trường ở khu công nghiệp
Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và tăng
cường quản lý nhà nước về môi trường ở khu công nghiệp huyện Thuận Thành trong
thời gian tới.
2. Phương pháp nghiên cứu

Các số liệu thứ cấp liên quan đến môi trường trong khu công nghiệp (chỉ số
nước mặt, nước ngầm, chỉ số mức độ ô nhiễm, rác thải, ơ nhiễm khơng khí) được thu
thập thơng qua báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh, Phịng tài
ngun mơi trường, Chi cục bảo vệ môi trường, Trung tâm quan trắc, Ủy ban nhân dân
huyện Thuận Thành và các cơ quan có liên quan.
Số liệu sơ cấp thông qua điều tra phỏng vấn cán bộ quản lý môi trường trong các
doanh nghiệp và phỏng vấn các cán bộ quản lý nhà nước về môi trường trong KCN.
Để phân tích số liệu tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp thống
kê so sánh và phương pháp ma trận SWOT.
3. Kết quả nghiên cứu
Thông qua các số liệu thu thập, luận văn đưa ra đánh giá tổng quan về công tác
quản lý nhà nước về môi trường ở khu công nghiệp Thuận Thành. Đề tài đã hệ thống
hóa cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về môi trường trong các KCN và đã
tìm hiểu kinh nghiệm quản lý nhà nước ở một số nước trên thế giới như Singapore,
Hàn Quốc... Đồng thời KCN Thuận Thành đã thu hút số lượng lớn vốn đầu tư và lao
động tham gia trong KCN. Việc quản lý thông tin về môi trường tại các doanh nghiệp
được ban quản lý thực hiện tương đối nghiêm túc theo đúng văn bản hướng dẫn có
46/59 DN gửi báo cáo 6 tháng 1 lần và báo cáo năm.

viii


Công tác quản lý nhà nước về môi trường trong DN ở KCN Thuận Thành bị ảnh
hưởng bởi một số yếu tố như: Các chính sách của Nhà nước và địa phương ban hành
gây sự chồng chéo giữa các chính sách, khó khăn trong cơng tác triển khai. Đồng thời
qua q trình tìm hiểu thực trạng cơng tác quản lý, phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới
cơng tác quản lý nhà nước về môi trường tại DN, đề tài đưa ra một số giải pháp như
sau: Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các chính sách, văn bản
pháp luật, phối hợp công tác quản lý giữa các cơ quan.
4. Kết luận chủ yếu

Tình trạng gây ơ nhiễm của chất thải ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân
xung quang KCN đang có xu hướng tăng lên, tình trạng ơ nhiễm nguồn nước ngầm đã
có những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe môi trường. Xét trên phương diện quản lý
nhà nước thì việc tăng cường cơng tác tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện chủ trương
chính sách pháp luật đồng thời tăng cường giải pháp về mặt kỹ thuật công nghệ và
kinh tế của các doanh nghiệp để công tác bảo vệ môi trường đạt hiểu quả nhất.

ix


THESIS ABSTRACT
Name: Nguyen Thu Trang
Thesis: “Evaluation government management activities about environment in
Thuan Thanh industrial park of Bac Ninh province”.
Majors: Economic management

Code: 60 34 04 10

Instructor: Nguyen Mau Dung
1. Objectives
Evaluation government management activities about environment in Thuan
Thanh industrial park of Bac Ninh province, from that we propose some solutions to
improve and enhance management about enviroment in industry.
2. Research Methods
Secondary datas relate to environment industry such as: groundwater index,
pollution levels, garbage, air pollution. They are collected by environment resource
department and some departments.
Primary datas related to investigation and interview enviromental managers in
enterprises. To analyse data, author uses descriptive statistics, comparison and SWOT matrix.


3. Research results
From datas, thesis evaluate overview about environment management activities in
Thuan Thanh industry. Topics codified theoretical basis and practical basis about
environment and thesis researched management experience of some countrys in the world
such as: Thailand, Singapore.... Thuan Thanh industry has large investments and
many labors. The management of environmental information be taken seriously in
guidelines.

Environment management activities affected by some elements such as: state
and local policies caused overlapping and difficultes. Through the process of
understanding and analysis factors, we offer some solutions such as: provide
propaganda activities, guide policies, legal documents.
4. Main results
Status of waste pollutants affect activities of human and it is increasing, the
pollution of groundwater resources has negative effects on the health human. guiding
the implementation of legal policies and strengthen the technical solution and
economic technology of the enterprise to the maintenance environmental protection
achieved most effective.

x


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT
Xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất đã và đang là chiến
lược của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển nhằm đẩy
nhanh quá trình cơng nghiệp hóa, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước. Chiến
lược này được thực hiện ở Đài Loan và Ấn Độ từ những năm 1960,
ở Trung Quốc từ những năm 1970. Ở Việt Nam các Khu công nghiệp, Khu chế

xuất được hình thành và phát triển gắn liền với công cuộc đổi mới, mở cửa nền
kinh tế và được khởi xướng từ Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt
Nam lần thứ VI năm 1986 với quan điểm khẳng định Khu công nghiệp, Khu chế
xuất là một trong những nền tảng quan trọng để thực hiện mục tiêu đến năm 2020
nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Số lượng các
KCN - KCX ở Việt nam tăng lên nhanh chóng, từ 1 KCN vào năm 1991 lên 33
KCN vào năm 2000, 233 KCN vào năm 2008, 293 KCN vào năm 2013 và hơn 150
KCN khác đang trong giai đoạn quy hoạch. Các khu công nghiệp được phân bố ở
61 tỉnh thành đã thu hút được trên 3.600 dự án đầu tư nước ngồi với tơng vốn đầu
tư đăng ký 46,9 tỷ USD và 3.200 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư
đăng ký 254.000 tỷ đồng, đã và đang có những đóng góp quan trọng vào q trình
phát triển kinh tế xã hội của các địa phương trong cả nước. Đồng thời trong q
trình phát triển khu cơng nghiệp đã có những tác động đến vấn đề mơi trường (Bộ
kế hoạch và đầu tư, 2000).
Đối với nước ta, trong những năm đầu thực hiện đường lối đổi mới, vì tập
trung ưu tiên phát triển kinh tế và cũng một phần do nhìn nhận vấn đề cịn hạn chế
nên chưa chú trọng đúng mức việc gắn phát triển kinh tế với bảo vệ mơi trường.
Tình trạng tách rời cơng tác bảo vệ môi trường với sự phát triển kinh tế - xã hội
diễn ra phổ biến ở nhiều ngành, nhiều cấp. Từ đó, dẫn đến những hệ quả tiêu cực
về mơi trường, đặc biệt là tình trạng ơ nhiễm môi trường diễn ra phổ biến và ngày
càng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội, cuộc
sống sinh hoạt của con người. Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong thời kỳ
đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay khơng chỉ là đòi

1


hỏi cấp thiết đối với các cấp quản lý, các doanh nghiệp, mà cịn là trách nhiệm của
hệ thống chính trị và của tồn xã hội.
Khu cơng nghiệp Thuận Thành với tổng diện tích 252,184 ha là một trong 4

KCN lớn của tỉnh Bắc Ninh. Cho đến nay KCN Thuận Thành đã thu hút được trên
30 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng số vốn đầu tư đạt 3.2 tỷ USD. Chỉ
trong 8 tháng đầu năm 2014, các doanh nghiệp trong KCN đã tạo giá trị hơn 90
nghìn tỷ đồng, xuất khẩu hơn 6 tỷ USD, nộp ngân sách nhà nước 892 tỷ đồng
(Phịng tài ngun mơi trường huyện Thuận Thành).
Những năm gần đây, cùng với cả nước thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, huyện đã và đang xây dựng nhiều khu đô thị mới, nhà máy, cụm khu
công nghiệp thu hút hàng ngàn lao động. Phát triển công nghiệp kéo theo khai thác
và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài ngun đất, nước, khơng khí… sẽ
dẫn đến ơ nhiễm mơi trường đất, nước, khơng khí, đặc biệt là suy thối tài nguyên
nước. Số lượng các nhà máy trong KCN Thuận Thành ngày càng tăng, đặc biệt là
các ngành công nghiệp nặng, từ đó đặt ra những thách thức khơng nhỏ trong quản
lý nhà nước về môi trường trong KCN. Không ít các doanh nghiệp trong KCN nói
chung và KCN Yên Phong nói riêng đã và đang vi phạm các quy định về luật môi
trường, xả thải bất hợp lý, ô nhiễm nghiêm trọng mơi trường nước, đất và khơng
khí, mất an tồn lao động; tình trạng xả thải làm ơ nhiễm khu vực dân cư lân cận,
lao động làm trong các nhà máy phải chịu ơ nhiễm khơng khí và nguồn nước trong
môi trường làm việc là một trong những vấn đề nóng trong KCN gần đây. Nhiều
câu hỏi đã và đang được đặt ra đối với công tác quản lý nhà nước về môi trường
trong các KCN của Việt Nam nói chung, KCN Thuận Thành nói riêng như thực
trạng công tác quản lý nhà nước về môi trường trong KCN hiện nay ra sao và làm
thế nào để tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường trong KCN, qua
đó giải quyết có hiệu quả các vấn đề về quản lý môi trường đang phát sinh trong
KCN (Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh).
Đây cũng là những vấn đề được chính quyền các cấp của nhiều tỉnh thành
trong cả nước nói chung và của tỉnh Bắc Ninh hết sức quan tâm. Chính vì vậy
chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công tác quản lý Nhà nước về
môi trường ở khu công nghiệp Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh”.

2



1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về môi trường ở khu cơng
nghiệp Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn
thiện và tăng cường quản lý nhà nước về môi trườngở khu công nghiệp huyện
Thuận Thành trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về môi trường
trong các khu công nghiệp;
Đánh giá thực trạng công tác quản lý Nhà nước về mơi trường ởkhu cơng
nghiệp huyện Thuận Thành;
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý Nhà nước về môi
trường ở khu công nghiệp Thuận Thành - tỉnh Bắc Ninh;
Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và tăng cường công tác quản
lý nhà nước về môi trườngở khu công nghiệp huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh
trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn quản
lý nhà nước về môi trường ở khu công nghiệp.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
+
Về nội dung: Phản ánh thực trạng công tác quản lý nhà nước về môi
trường tại khu công nghiệp, các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà
nước về môi trường.
+

Về không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu phạm vi trong KCN huyện


Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
+
Về thời gian: Số liệu được thu thập từ năm 2012 đến 2014. Đề tài được
thực hiện từ tháng 5 năm 2015 đến tháng 5năm 2016.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Khái niệmvà vai trò của quản lý môi trường trong khu công nghiệp
2.1.1.1. Một số khái niệm
a. Khu cơng nghiệp
KCN đã hình thành và phát triển ở các nước tư bản phát triển vào những
năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một định nghĩa
được thừa nhận chung về KCN. Các tổ chức quốc tế, các quốc gia trên thế giới đưa
ra nhiều quan niệm khác nhau về KCN.
Theo Hiệp hội khu chế xuất thế giới đã định nghĩa khu chế xuất (KCX)
(một dạng đặc biệt của KCN) là “Khu tự do do chính phủ xây dựng để xúc tiến các
mục tiêu chính sách được áp dụng thí điểm, đột phá. Các chính sách này khác với
chính sách áp dụng cho khu nội địa và phần lớn các chính sách áp dụng cho khu là
cởi mở hơn”. Như vậy, “khu tự do” có nghĩa là khu vực được vây kín bằng hàng
rào, với các “chốt” ra vào được kiểm sốt và tại địa phận đó một số ưu đãi về kinh
tế được áp dụng. Khái niệm này về cơ bản gần với khái niệm “khu vực miễn thuế”.

nước ta, KCN được đề cập đến từ khi miền Bắc xây dựng khu Gang thép
Thái Nguyên, khi chính quyền Việt Nam cộng hoà xây dựng KCN Biên Hoà.
Nhưng chỉ đến khi có Luật Đầu tư nước ngồi (1986), khái niệm về KCN mới
được chính thức nêu ra tại Khoản 14&15, Điều 2. Theo văn bản này, “KCN là khu

chuyên sản xuất hàng CN và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng CN”.
Theo Luật Đầu tư ngày 29/11/2005 thì KCN là khu chuyên sản xuất hàng
CN và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất CN, có ranh giới địa lý xác định, được
thành lập theo quy định của Chính phủ.
Theo Nghị định tại điều 2 thì: Khu cơng nghiệp là khu chuyên sản xuất
hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất cơng nghiệp, có ranh giới
địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định.
Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về KCN, nhưng khái quát lại, có thể
hiểu KCN theo 2 cách:
Thứ nhất, KCN là một lãnh thổ xác định được xây dựng cơ sở hạ tầng và
pháp lý phù hợp với sản xuất CN. Trong KCN có thể xây dựng thêm các DN

4


dịch vụ, nhất là dịch vụ sản xuất CN, dịch vụ sinh hoạt, vui chơi giải trí phục vụ
người lao động, khu thương mại, văn phịng, nhà ở cho cơng nhân... Về thực chất,
đây là khu hành chính kinh tế đặc biệt như KCN Batam (Indonesia), công viên CN
ở Đài Loan, Thái Lan và một số nước Tây Âu, khu kinh tế mở Chu Lai, Dung Quất
ở Việt Nam.
Thứ hai, KCN là lãnh thổ có giới hạn nhất định, tập trung các DN CN, DN
dịch vụ sản xuất CN, không có dân cư sinh sống. Mơ hình này được xây dựng ở
một số nước như Malaisia, Indonesia, Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc, Việt Nam.
Dù theo hình thức nào, KCN đều là một lãnh thổ có ranh giới địa lý xác
định, có những điều kiện tương xứng với phát triển CN về tự nhiên, cơ sở hạ tầng,
quản lý nhà nước, tập trung các DN sản xuất CN, các DN dịch vụ có liên quan đến
hoạt động CN.
2.1.1.2. Mơi trường và vai trị của mơi trường
a. Khái niệm
Mơi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan

hệmật thiết vớinhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự
tồn tại, phát triển củacon người và thiên nhiên." (Theo Ðiều 1, Luật Bảo vệ Môi
trường của Việt Nam, 2011).
Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại:
Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hố học,
sinh học,tồn tại ngồi ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động
của conngười. Ðó là ánh sáng mặt trời, núi sơng, biển cả, khơng khí, động, thực
vật, đất,nước... Mơi trường tự nhiên cho ta khơng khí để thở, đất để xây dựng nhà
cửa, trồngcấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản
cần cho sảnxuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho
ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú.
Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Ðó là
những luật lệ,thể chế, cam kết, quy định, ước định... ở các cấp khác nhau như: Liên
Hợp Quốc,Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia
đình, tổ nhóm,các tổ chức tơn giáo, tổ chức đồn thể,... Mơi trường xã hội định
hướng hoạt độngcủa con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh
tập thể thuận lợi chosự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các
sinh vật khác.

5


Ngồi ra, người ta cịn phân biệt khái niệm mơi trường nhân tạo, bao gồm
tất cả cácnhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống,
nhưôtô,máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo...
Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết
cho sự sinhsống, sản xuất của con người, như tài ngun thiên nhiên, khơng khí,
đất, nước, ánh sáng,cảnh quan, quan hệ xã hội...
Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao
gồm các nhân tốtự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con

người. Ví dụ: mơi trườngcủa học sinh gồm nhà trường với thầy giáo, bạn bè, nội
quy của trường, lớp học, sân chơi,phịng thí nghiệm, vườn trường, tổ chức xã hội
như Ðoàn, Ðội với các điều lệ hay gia đình,họ tộc, làng xóm với những quy định
khơng thành văn, chỉ truyền miệng nhưng vẫn đượccông nhận, thi hành và các cơ
quan hành chính các cấp với luật pháp, nghị định, thơng tư,quy định.
Tóm lại, mơi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để
sống và phát triển.
b.Chức năng cơ bản của mơi trường
Mơi trường có các chức năng cơ bản sau:
-

Mơi trường là không gian sống của con người và các lồi sinh vật.

Mơi trường là nơi cung cấp tài ngun cần thiết cho cuộc sống và hoạt
động sản xuất của con người.
Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong
cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình.
Mơi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con
người và sinh vật trên trái đất.
-

Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.

Con người luôn cần một khoảng không gian dành cho nhà ở, sản xuất lương
thực và tái tạo môi trường. Con người có thể gia tăng khơng gian sống cần thiết
cho mình bằng việc khai thác và chuyển đổi chức năng sử dụng của các loại không
gian khác như khai hoang, phá rừng, cải tạo các vùng đất và nước mới. Việc khai
thác quá mức không gian và các dạng tài nguyên thiên nhiên có thể làm cho chất
lượng khơng gian sống mất đi khả năng tự phục hồi.


6


2.1.1.3. Quản lý Nhà nước và quản lý Nhà nước về mơi trường
a. Quản lý Nhà nước
Theo Giáo trình quản lý hành chính nhà nước: “Quản lý nhà nước là sự tác
động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã
hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã
hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà
nước trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN” (Nguyễn Hữu
Hải, 2010).
Như vậy, quản lý nhà nước là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà
nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Quản lý
nhà nước được xem là một hoạt động chức năng của nhà nước trong quản lý xã hội
và có thể xem là hoạt động chức năng đặc biệt quản lý nhà nước được hiểu theo
hai nghĩa.
Theo nghĩa rộng, quản lý nhà nước là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà
nước, từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp, đến hoạt động tư pháp.Theo
nghĩa hẹp, quản lý nhà nước chỉ bao gồm hoạt động hành pháp.
Quản lý nhà nước được đề cập trong đề tài này là khái niệm quản lý nhà
nước theo nghĩa rộng; quản lý nhà nước bao gồm toàn bộ các hoạt động từ ban
hành các văn bản luật, các văn bản mang tính luật đến việc chỉ đạo trực tiếp hoạt
động của đối tượng bị quản lý và vấn đề tư pháp đối với đối tượng quản lý cần
thiết của Nhà nước. Hoạt động quản lý nhà nước chủ yếu và trước hết được thực
hiện bởi tất cả các cơ quan nhà nước, song có thể các tổ chức chính trị - xã hội,
đồn thể quần chúng và nhân dân trực tiếp thực hiện nếu được nhà nước uỷ quyền,
trao quyền thực hiện chức năng của nhà nước theo quy định của pháp luật.
b. Quản lý nhà nước về môi trường
Quản lý Nhà nước về môi trường xác định rõ chủ thể là Nhà nước, bằng
chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn của mình đưa ra các biện pháp, luật pháp,

chính sách Kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng mơi trường
sống và phát triển bền vững kinh tế - xã hội quốc gia.
Như vậy chúng ta có thể nhận thấy rằng Quản lý Nhà nước về môi trường
xét về bản chất khác với những hình thức quản lý khác như Quản lý mơi trường do
các tổ chức phi chính phủ đảm nhiệm; Quản lý môi trường dựa trên cơ sở

7


cộng đồng; quản lý mơi trường có tính tự nguyện…., Hình thức quản lý Nhà
nước về mơi trường chủ yếu là điều hành và kiểm soát.

Sơ đồ 2.1. Hệ thống quản lý nhà nước về môi trường Việt Nam
Nguồn: Bộ tài nguyên và môi trường (2013)

c. Đặc điểm của quản lý Nhà nước về môi trường
Cơ sở của quản lý môi trường
Cơ sở triết học của quản lý môi trường
Sự phát triển mạnh mẽ, liên tục của các cuộc cách mạng công nghiệp, cách
mạng Khoa học và Công nghệ cùng với q trình cơng nghiệp hóa trong thế kỷ
vừa qua đã làm biến đổi nhanh chóng và sâu sắc bộ mặt của xã hội lồi người và
mơi trường tự nhiên.
Để có được các cơng cụ hiệu quả hơn trong quản lý mơi trường, chúng ta
phải có cái nhìn bao qt, sâu sắc và toàn diện mối quan hệ giữa con người, xã hội
và tự nhiên, hiểu biết được bản chất, diễn biến các mối quan hệ đó trong lịch

8


sử. Ba nguyên lý cơ bản để xét mối quan hệ giữa con người, xã hội và tự nhiên đó

là (Đặng Thị Hồng Phương, 2011).
Nguyên lý về tính thống nhất vật chất thế giới gắn với tự nhiên, con người
và xã hội thành một hệ thống rộng lớn “Tự nhiên - Con người - Xã hội”, trong đó
yếu tố con người giữ vai trò quan trọng.
Sự phụ thuộc của mối quan hệ con người và tự nhiên vào trình độ phát triển
của xã hội. Tự nhiên và xã hội đều có một q trình lịch sử phát triển lâu dài và
phức tạp. Con người xuất hiện trong giai đoạn cuối của q trình tiến hóa lâu dài
của tự nhiên.
Sự điều khiển một cách có ý thức mối quan hệ giữa con người và tự nhiên:
sự phát triển của xã hội loài người ngày nay đang hướng tới các mục tiêu cơ bản là
phồn thịnh về kinh tế, bình đẳng và công bằng về hưởng thụ vật chất và môi
trường trong sạch, duy trì và phát triển các di sản văn hóa của nhân loại. Để tồn tại
và phát triển, con người phải tiến hành điều khiển có ý thức mối quan hệ giữa xã
hội và tự nhiên.
Cơ sở khoa học – kỹ thuật – công nghệ của quản lý môi trường
Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh
tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát
triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia. Các nguyên tắc quản lý môi trường, các
công cụ thực hiện việc giám sát chất lượng môi trường, các phương pháp xử lý
môi trường bị ô nhiễm được xây dựng trên cơ sở sự hình thành và phát triển ngành
khoa học môi trường.
Nhờ sự tập trung quan tâm cao độ của các nhà khoa học thế giới, trong thời
gian từ năm 1960 đến nay nhiều số liệu, tài liệu nghiên cứu về môi trường đã được
tổng kết và biên soạn thành giáo trình, chun khảo. Trong đó, có nhiều tài liệu cơ
sở, phương pháp luận nghiên cứu môi trường, các nguyên lý và quy luật môi
trường.
Nhờ kỹ thuật và công nghệ môi trường, các vấn đề ô nhiễm do hoạt động
sản xuất của con người đang được nghiên cứu, xử lý hoặc phịng tránh, ngăn ngừa.
Các kỹ thuật phân tích, đo đạc, giám sát chất lượng môi trường như kỹ thuật viễn
thám, tin học được phát triển ở nhiều nước phát triển trên thế giới.

Tóm lại, quản lý mơi trường là cầu nối giữa khoa học môi trường với hệ
thống tự nhiên – con người – xã hội đã được phát triển trên nền phát triển của các
bộ môn chuyên ngành (Đặng Thị Hồng Phương, 2011).

9


Cơ sở luật pháp của quản lý môi trường
Cơ sở luật pháp của quản lý môi trường là các văn bản về luật quốc tế và
luật quốc gia về lĩnh vực môi trường.
Luật quốc tế môi trường là tổng thế các nguyên tắc, quy phạm quốc tế điều
chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia, giữa quốc gia và tổ chức quốc tế trong việc
ngăn chặn và loại trừ thiệt hại gây ra cho môi trường của từng quốc gia và mơi
trường ngồi phạm vi tàn phá quốc gia. Các văn bản luật quốc tế về mơi trường
được hình thành một cách chính thức từ thế kỉ XIX và đầu thế kỷ XX, giữa các
quốc gia châu Âu, châu Mỹ và châu Phi. Từ hội nghị quốc tế về “Môi trường và
con người” tổ chức năm 1972 tại Thụy Điển và sau hội nghị thượng đỉnh Rio 92 có
rất nhiều văn bản luật quốc tế được soạn thảo và ký kết. Cho đến nay đã có hàng
ngàn các văn bản luật quốc tế về mơi trường, trong đó nhiều văn bản đã được
chính phủ Việt Nam tham gia ký kết.
Trong phạm vi quốc gia, vấn đề môi trường được đề cập trong nhiều bộ
luật, gần đây Nhà nước ta đã ban hành rất nhiều văn bản mới về lĩnh vực bảo vệ
mơi trường
Bộ luật hình sự, hàng loạt thơng tư, quy định, quyết định của các ngành
chức năng về thực hiện luật môi trường đã được ban hành. Một số tiêu chuẩn môi
trường chủ yếu được soạn thảo và thông qua. Nhiều khía cạnh bảo vệ mơi trường
được đề cập trong các văn bản khác như Luật khoáng sản, Luật dầu khí, Luật Hàng
hải, Luật Lao động, Luật Đất đai, Luật Phát triển và bảo vệ rừng, Luật Bảo vệ sức
khỏe nhân dân, Pháp lệnh về đê điều, Pháp lệnh về việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản,
pháp luật bảo vệ các cơng trình giao thơng.

Các văn bản trên cùng với các văn bản về luật quốc tế được Nhà nước Việt
Nam phê duyệt là cơ sở quan trọng để thực hiện công tác quản lý Nhà nước về bảo
vệ môi trường.
Cơ sở kinh tế của quản lý môi trường
Quản lý mơi trường được hình thành trong bối cảnh của nền kinh tế thị
trường và thực hiện điều tiết xã hội thông qua các công cụ kinh tế.
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động phát triển và sản xuất của cải vật chất
diễn ra dưới sức ép của sự trao đổi hàng hóa theo giá trị. Loại hàng hóa có chất lượng
tốt, giá thành rẻ sẽ được tiêu thụ nhanh. Trong khi đó loại hàng hóa kém chất lượng và
có giá thành đắt đỏ sẽ khơng có chỗ đứng. Vì vậy chúng ta có thể dùng các phương
pháp và công cụ kinh tế để đánh giá và định hướng hoạt động phát triển sản xuất có
lợi cho cơng tác bảo vệ môi trường (Đặng Thị Hồng Phương, 2011).

10


Các công cụ kinh tế rất đa dạng gồm các loại thuế, phí và lệ phí, cota ơ
nhiễm, quy chế đóng góp có bồi hồn, trợ cấp kinh tế, nhãn sinh thái, hệ thống và
các tiêu chuẩn ISO. Một số ví dụ về phân tích kinh tế trong quản lý tài nguyên và
môi trường như lựa chọn sản lượng tối ưu cho một hoạt động sản xuất sinh ra ô
nhiễm Q nào đó, hoặc xác định mức khai thác hợp lý tài ngun tái tạo…
d. Vai trị của cơng tác quản lý nhà nước về môi trường
Hệ thống pháp luật đã bảo vệ mơi trường bằngviệc thể chế hóa các chính
sách, kế hoạch của Đảng, nhà nước trong cơng tác bảo vệ môi trường và quy định
các phương tiện, biện pháp, nhân lực,... để đảm bảo thực hiện các chính sách, kế
hoạch đó. Chính vì thế, pháp luật về bảo vệ môi trường đã trở thành một công cụ
hữu hiệu để quản lý và bảo vệ môi trường. Đặc biệt, thời gian qua pháp luật về bảo
vệ môi trường ở nước ta đã từng bước được xây dựng và hoàn thiện, góp phần điểu
chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến lĩnh vực môi trường.
Tổ chức khai thác và sử dụng tối ưu nguồn tài nguyên quốc gia và mơi

trường. Ngồi ra, cịn phối hợp với quốc tế về bảo vệ môi trường và phát triển bền
vững.
e. Nội dung tổ chức thực thi các chính sách
Doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch triển khai chính sách sau đó cán bộ
cần phổ biến tun truyền chính sách cho cơng nhân và các cán bộ khác phải
thường xuyên liên tục bằng nhiều hình thức tiếp xúc trao đổi với các đối tượng tiếp
nhận qua nhiều kênh thông tin.
2.1.2. Nội dung của công tác quản lý nhà nước về môi trường trong khu công nghiệp

2.1.2.1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường

Việc ban hành kịp thời, phù hợp và thường xuyên tuyên truyền pháp luật
môi trường sẽ làm thay đổi cơ bản nhận thức của người lao động và các doanh
nghiệp trong quá trình sản xuất và xử lý chất thải, từng bước mở rộng và đảm bảo
cho các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Pháp luật bảo vệ môi trường
trong quản lý nhà nước là cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh tra kiểm tra, giám sát,
xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Các văn bản pháp luật đưa ra nhằm
kiểm sốt ơ nhiễm, suy thối sự cố mơi trường, kiểm sốt ơ nhiễm đất, ơ nhiễm
khơng khí, suy thối đất. Việc đổi mới cách thức xử lý ô nhiễm, bảo vệ sức khỏe
con người và chế độ phụ cấp trong môi trường độc hại đã tạo thành một hệ thống
các cơ chế, chính sách tương đối đồng bộ, tạo mơi trường pháp lý lành mạnh, hỗ
trợ mạnh mẽ trong quá trình sản xuất.

11


Về cơ bản, nhà nước cần hỗ trợ doanh ngiệp và NLĐ nắm rõ các quy định
chủ yếu, liên quan trực tiếp đến môi trường và doanh nghiệp, thể hiện qua các quy
định về chế độ đối với NLĐ. Việc nắm rõ các quy định về chế độ đối với NLĐ sẽ
giúp NLĐ hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong việc bảo vệ mơi trường,

thực hiện giám sát việc áp dụng các chính sách, quy định của pháp luật về mơi
trường của doanh nghiệp đối với mình. Về phía doanh nghiệp, việc thực hiện tốt
các quy định về xử lý chất thải môi trường sẽ giúp doanh nghiệp tạo nên mối quan
hệ tốt với người lao động, cư dân xung quanh KCN trong q trình sản xuất.
Cơng tác tuyên truyền, tổ chức được thực hiện qua:
-

Tổ chức lớp tập huấn cho các KCN; bố trí đội ngũ giảng viên, báo cáo

viên tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật của Nhà nước đến DN và NLĐ.
Hỗ trợ về chuyên môn để DN tự tổ chức phổ biến, tun truyền các chế độ, chính
sách pháp luật mơi trường đến NLĐ trong DN.
Hỗ trợ bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ DN làm việc trong lĩnh vực quản
lý môi trường.
Thường xuyên giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện của DN, kịp thời
giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh.
Ngày 15 tháng 11 năm 2004, Bộ Chính trị (khóa IX) đã ban hành Nghị
quyết“Về bảo vệ mơi trường trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước”. Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết, công tác bảo vệ
môi trường đã đạt được một số kết quả nhất định. Luật Bảo vệ môi trường (năm
2005) và Luật Đa dạng sinh học (năm 2008) đã được Quốc hội thông qua, hệ thống
văn bản quy phạm pháp luật về môi trường tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện và
bước đầu đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Nhận thức, ý thức về công tác bảo vệ
mơi trường trong các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể, của
các tầng lớp nhân dân được nâng lên một bước.
2.1.2.2. Thống kê thông tin về môi trường và môi trường sống của người lao
động trong KCN
* Thống kê thông tin về môi trường
Khái niệm "thông tin" là một khái niệm được hiểu từ nhiều góc độ khác
nhau. Ở mỗi góc độ thơng tin có một nội hàm riêng, đặc trưng riêng.

Thông tin về chất lượng môi trường là một số những chỉ tiêu đã đo lường
được từ các nhà máy của KCN để thấy được mức độ nghiêm trọng cũng như đưa

12


ra các biện pháp xử lý chất thải để đảm bảo sản xuất cũng như đảm bảo môi trường
sống cho người lao động và khu vực dân cư lân cận.
Để thực hiện tốt công tác hỗ trợ cung cấp thông tin về mơi trường thì doanh
nghiệp, KCN cần đảm bảo các yêu cầu khi cung cấp thông tin:
+ Thông tin phải chính xác, tồn diện, đầy đủ, thống nhất, kịp thời;
+ Đảm bảo yêu cầu về định hướng, kế hoạch và sự đồng thuận trong xã hội;
+
Thông tin dễ nhận biết, dễ hiểu, đảm bảo cho việc tiếp nhận thông tin của
các đối tượng tiếp nhận được dễ dàng, thuận lợi.
Việc hỗ trợ cung cấp thông tin về môi trường thường được thực hiện qua
các hình thức sau:
+
Văn bản thơng báo, tài liệu của các doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu
thông tin cung cấp;
+
Thông qua trao đổi, làm việc, tiếp cận trực tiếp đến các đối tượng cần
cung cấp thông tin;
+ Thông qua các cuộc hội nghị, hội thảo, hội chợ;
+

Thông qua đội ngũ cung cấp thông tin tiếp nhận, chọn lọc, xử lý thông tin

từ cơ sở, đối tượng tiếp nhận thông tin (Ban quản lý dự án khu công nghiệp,2014).
* Môi trường sống của người lao động quanh khu cơng nghiệp

Mơi trường sống nói chung và mơi trường làm việc của người lao động nói
riêng ngày càng được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, được khẳng định là một
phần quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
Môi trường sống xung quanh khu cơng nghiệp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến
sản xuất. Vì mơi trường sống có sạch sẽ, khơng khí trong lành, không bị ô nhiễm
bởi các chất thải công nghiệp sẽ đảm bảo sức khỏe cho người lao động, ổn định
kinh doanh.
Nội dung của môi trường sống xung quanh khu công nghiệp bao gồm:
Điều kiện làm việc: đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định của
pháp luật về không khí, ánh sáng, độ ồn, trang bị lao động…
-

Điều kiện sống của người lao động: khu vực xung quanh khu sinh hoạt

cần phải được vệ sinh sạch sẽ, tránh xa khu vực xử lý rác thải, nguồn nước phải
được bảo đảm vệ sinh không bị ảnh hưởng của chất thải công nghiệp.

13


Môi trường làm việc tốt, hiệu quả là môi trường làm việc tạo điều kiện cho
người lao động phát huy thể lực, trí lực của bản thân thực hiện tốt chức năng,
nhiệm vụ, công việc được phân công đảm nhiệm. Xây dựng môi trường làm việc
tốt, trong lành không bị ô nhiễm độc hại bởi chất thải công nghiệp với việc hoàn
thiện đầy đủ các yếu tố về điều kiện làm việc; mối quan hệ giữa doanh nghiệp với
người lao động, đáp ứng đầy đủ nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần của người
lao động; đảm bảo thực thi nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về mơi trường
sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;
tạo điểm nhấn để thu hút nhân lực đến làm việc tại các doanh nghiệp Khu công
nghiệp; thúc đẩy sự phát triển nhanh, bền vững của các Khu công nghiệp (Ban

quản lý các KCN huyện Thuận Thành, 2012).
2.1.2.3. Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi
trường; giải quyết các tranh chấp khiếu nại; xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ
môi trường
a,Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường

Hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật môi trường và xử lý
các vi phạm pháp luật môi trường của các cơ quan nhà nước là một trong những
công cụ không thể thiếu đối với quản lý hành chính nhà nước. Ở đâu có quản lý
nhà nước thì ở đó cần có thanh tra, kiểm tra (Hồng Quốc Hùng, 2012). Tăng
cường công tác kiểm tra, thanh tra để đảm bảo quyền lợi của người lao động và
khu vực dân cư sinh sống lân cận, xử lý nghiêm các doanh nghiệp xâm phạm
quyền lợi hợp pháp của người lao động. Những hoạt động này tạo nên hiệu quả to
lớn cho hoạt động quản lý nhà nước về môi trường trong các doanh nghiệp KCN.
Chỉ khi có một đội ngũ và bộ máy thanh tra lao động chuyên trách, được đầu tư
thỏa đáng về nguồn lực và được bảo đảm bởi các điều kiện pháp lý chặt chẽ, mới
đủ khả năng giám sát, kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật môi trường.
Hệ thống này phải có chức năng là: bảo đảm việc thi hành quy định pháp luật về
điều kiện môi trường cho người lao động trong khi làm việc; cung cấp thơng tin và
góp ý kiến về kỹ thuật, cách thức hữu hiệu nhất để tuân thủ quy định pháp luật; lưu
ý cơ quan có thẩm quyền về những khiếm khuyết của các quy định pháp luật.
Cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ phải thực hiện các biện pháp theo dõi,
giámsát chặt chẽ các cơng đoạn, khu vực phát sinh yếu tố có nguy cơ gây ô

14


×