Tải bản đầy đủ (.docx) (112 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý nước thải tại khu công nghiệp khai quang, vĩnh yên, vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.06 MB, 112 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN VĂN MINH

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP QUẢN LÝ NƯỚC THẢI TẠI KHU CƠNG
NGHIỆP KHAI QUANG, VĨNH N, VĨNH PHÚC

Ngành:

Khoa học mơi trường

Mã ngành:

60 44 03 01

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận
văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc./.

Hà Nội, ngày


tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Trần Văn Minh

i


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình hồn thiện luận văn, ngồi sự nỗ lực của bản thân, tôi đã
nhận được nhiều sự giúp đỡ của các tập thể, cá nhân trong và ngồi trường.

Trước hết tơi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Môi
trường và các thầy cô giáo của Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã tạo
mọi điều kiện giúp đỡ tơi hồn thành q trình thực tập tốt nghiệp.
Đặc biệt tơi bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Hồng
Hạnh là người đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều cơng sức và thời gian
để giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ phịng Quản lý tài ngun mơi
trường trong Ban Quản lý các KCN tỉnh Vĩnh Phúc, ban lãnh đạo công ty cổ phần
đầu tư phát triển hạ tầng Vĩnh Phúc đã nhiệt tình giúp đỡ tơi thực hiện đề tài này.
Cuối cùng tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè, những
người đã khích lệ và giúp đỡ tơi rất nhiều trong suốt q trình thực hiện luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả luận văn


Trần Văn Minh

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan.................................................................................................................................... i
Lời cảm ơn....................................................................................................................................... ii
Mục lục.............................................................................................................................................. iii
Danh mục chữ viết tắt............................................................................................................... vi
Danh mục bảng............................................................................................................................ vii
Danh mục hình............................................................................................................................ viii
Trích yếu luận văn........................................................................................................................ ix
Thesis abstract.............................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu............................................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................... 2

1.2.1. Mục tiêu chung............................................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................................................ 2
1.3.

Phạm vi nghiên cứu..................................................................................................... 2


1.3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................ 2
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................................... 2
1.4.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài......................................................... 2

1.4.1. Ý nghĩa khoa học........................................................................................................... 2
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn............................................................................................................ 2
Phần 2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu.................................................................... 3
2.1.

Lịch sử hình thành các khu cơng nghiệp......................................................... 3

2.1.1. Lịch sử hình thành các khu cơng nghệ trên thế giới................................ 3
2.1.2. Lịch sử hình thành các khu cơng nghiệp ở Việt Nam............................... 4
2.1.3. Vai trị của khu cơng nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ....6
2.2.

Tổng quan về nước thải công nghiệp................................................................ 6

2.2.1. Các đặc điểm của nước thải công nghiệp....................................................... 6
2.2.2. Một số thông số đánh giá nước thải công nghiệp...................................... 9
2.2.3. Một số tác nhân gây ô nhiễm trong nước thải công nghiệp...............10
2.3.

Ảnh hưởng của KCN tới môi trường và sức khỏe con người...........14

2.3.1. Ảnh hưởng tới nước mặt do nước thải khu công nghiệp....................14

iii



2.3.2. Ảnh hưởng tới mơi trường khơng khí do khí thải công nghiệp........16
2.3.3. Ảnh hưởng tới môi trường đất do chất thải rắn công nghiệp...........17
2.3.4. Ảnh hưởng của Khu công nghiệp tới sức khỏe con người................19
2.4.

Hệ thống quản lý khu công nghiệp ở việt nam........................................... 20

2.4.1. Hệ thống quản lý hành chính................................................................................ 20
2.4.2. Hệ thống văn bản, pháp qui về quản lý khu công nghiệp.................... 23
2.4.3. Quy định bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp........................24
2.5.

Hiện trạng và công tác quản lý môi trường ở các khu công nghiệp
25

2.5.1. Hiện trạng môi trường các KCN.......................................................................... 25
2.5.2. Công tác quản lý môi trường tại các KCN ở Việt Nam........................... 26
Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu............................................................ 29
3.1.

Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................. 29

3.2.

Phạm vi nghiên cứu................................................................................................... 29

3.3.


Nội dung nghiên cứu................................................................................................. 29

3.4.

Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 29

3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp........................................................... 29
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp............................................................. 30
3.4.3. Phương pháp phân tích trong phịng thí nghiệm:.................................... 31
3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu.................................................................................... 33
3.4.5. Phương pháp đánh giá công nghệ xử lý nước thải................................. 33
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận..................................................................... 35
4.1.

Thực trạng về quy mô, cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Khai Quang,

Vĩnh Phúc........................................................................................................................ 35
4.1.1

Điều kiện tự nhiên....................................................................................................... 35

4.1.2. Hiện trạng cơ sở hạ tầng khu vực nghiên cứu........................................... 37
4.1.3. Lịch sử hình thành và phát triển KCN Khai Quang.................................. 39
4.2.

Hiện trạng nguồn phát sinh, chất lượng nước thải của các doanh nghiệp

trong khu công nghiệp............................................................................................. 42
4.2.1. Đặc điểm nguồn phát sinh, tính chất nước thải KCN Khai Quang . .42
4.2.2. Hiện trạng hệ thống cấp thoát nước, hệ thống thu gom, xử lý nước thải

của các doanh nghiệp.............................................................................................. 45
4.2.3. Hiện trạng chất lượng nước thải của các doanh nghiệp...................... 47

iv


4.3.

Hiện trạng công tác quản lý nước thải KCN khai quang....................... 56

4.3.1. Cơ cấu tổ chức về quản lý môi trường trong KCN Khai Quang.......56
4.3.2. Hiện trạng xử lý nước thải của các doanh nghiệp trong KCN. ..........58
4.3.3. Quy trình xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp..................61
4.4.

Đánh giá hiệu quả công nghê xử lý nước thải KCN khai quang .......66

4.4.1. Đánh giá hiệu quả công nghệ xử lý về mặt kỹ thuật............................... 67
4.4.2. Đánh giá hiệu quả công nghệ xử lý về mặt kinh tế.................................. 70
4.4.3. Đánh giá hiệu quả công nghệ xử lý về mặt môi trường........................ 71
4.5.

Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và xử lý nước thải....74

4.5.1. Giải pháp về quản lý.................................................................................................. 74
4.5.2. Giải pháp kỹ thuật....................................................................................................... 76
Phần 5. Kết luận và kiến nghị............................................................................................... 77
5.1.

Kết luận............................................................................................................................. 77


5.2.

Kiến nghị.......................................................................................................................... 78

Danh mục các cơng trình cơng bố.................................................................................... 79
Tài liệu tham khảo...................................................................................................................... 79

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

KCN


Khu công nghiệp

KCX

Khu chế xuất

TSS

Tổng chất rắn lơ lửng

BOD

Nhu cầu oxy sinh hóa

COD

Nhu cầu oxy hóa học

KLN

Kim loại nặng

UBND

Ủy ban nhân dân

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam


XLNT

Xử lý nước thải

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

BVMT

Bảo vệ môi trường

BQL

Ban quản lý

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Đặc trưng thành

khi được xử lý .
Bảng 2.2.

Trị số BOD và C


Bảng 2.3.

Tỷ lệ các bệnh n

Bảng 3.1.

Vị trí lấy mẫu tạ

Bảng 3.2.

Các chỉ tiêu phâ

Bảng 3.3.

Lượng hóa các t

Bảng 4.1.

Cơ cấu sử dụng

Bảng 4.2.

Lượng thải tru

Bảng 4.3.

(m / ngày) ........
Thông số ô nhi

3


Khai Quang .....
Bảng 4.4.

Nguyên liệu và t

Bảng 4.5.

Kết quả phân tích

Bảng 4.6.

Số doanh nghiệp

Bảng 4.7.

Kết quả phân tíc

Bảng 4.8.

Bảng kết quả m

2016 .................
Bảng 4.9.

Tổng hợp điểm

thải ...................

vii



DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ hệ hệ thống quản lý mơi trường KCN ở Việt Nam................22
Hình 3.1. Sơ đồ vị trí lấy mẫu phân tích nước thải tại KCN Khai Quang.....30
Hình 4.1. Tồn cảnh KCN Khai Quang, Vĩnh n, Vĩnh Phúc............................. 35
Hình 4.2. Quy trình sản xuất của cơng ty TNHH Chính Xác VN1......................48
Hình 4.3. Quy trình sản xuất cơng ty TNHH Haesung Vina.................................. 49
Hình 4.4. Quy trình sản xuất cơng ty TNHH Vina KumYang................................ 49
Hình 4.5. Quy trình sản xuất cơng ty TNHH Xe bt Daewoo Việt Nam.......50
Hình 4.6. Trạm xử lý nước thải tập trung KCN Khai Quang................................ 58
Hình 4.7. Bể chứa quá tải, nước thải tràn lênh láng ra bên ngồi...................60
Hình 4.8. Nước thải tràn ra mặt đường và chảy vào cống thốt nước chung
60

Hình 4.9. Quy trình cơng nghệ xử lý nước thải KCN Khai Quang................... 62
Hình 4.10. Hệ thống song chắn rác tự động................................................................ 63
Hình 4.11. Bể ANOXIC trong quy trình cơng nghệ xử lý nước thải tập trung
.............................................................................................................................................................. 65

Hình 4.12. Bể AEROTEN tại nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Khai Quang
.............................................................................................................................................................. 65

Hình 4.13. Máy ép bùn loại bùn khỏi hệ thống xử lý nước thải........................66


viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Trần Văn Minh
Tên Luận văn: Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý nước thải
tại Khu công nghiệp Khai Quang, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc
Ngành: Khoa học môi trường

Mã số: 60 44 03 01

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp
Việt Nam Mục đích nghiên cứu
Đề tài luận văn thực hiện nhằm đánh giá công tác quản lý nước thải và hiện
trạng chất lượng thải tại khu công nghiệp Khai Quang, từ đó đề xuất các giải pháp
để nâng cao hiệu quả về mặt quản lý và xử lý nước thải tại địa bàn nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nước thải từ hoạt động sản
xuất của các nhà máy trong khu công nghiệp và tính hiệu quả của hệ
thống xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp Khai Quang.
Nôi dung nghiên cứu gồm:
Nghiên cứu quy mơ, diện tích, hiện trạng sản xuất của các doanh
nghiệp trong KCN Khai Quang
Nghiên cứu đặc điểm nguồn phát sinh, thành phần và tính chất
nước thải khu cơng nghiệp Khai Quang, Vĩnh Phúc.
Nghiên cứu công tác quản lý và hiệu quả của công nghệ xử lý
nước thải tập trung KCN.
Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và xử lý nước thải
khu vực nghiên cứu.
Đề tài sử dụng 5 phương pháp nghiên cứu gồm:
-

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp


-

Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

-

Phương pháp phân tích trong phịng thí nghiệm

-

Phương pháp xử lý số liệu

-

Phương pháp đánh giá công nghệ xử lý nước thải.

Kết quả chính và kết luận
Khu cơng nghiệp Khai Quang là KCN đa ngành nghề với 50 doanh nghiệp hoạt

ix


động sản xuất, lượng thải và tính chất nước thải khác nhau, khối lượng thải của
3

toàn KCN gần 5000 m / ngày đêm, vị trí địa lý KCN nằm sát dân cư sinh sống.
Qua phân tích mẫu nước thải KCN cho thấy nước thải KCN ô nhiễm hàm lượng
hữu cơ cao, các chỉ số BOD, COD, TSS, Coliform vượt quy chuẩn cho phép do khâu
quản lý phân tách dòng thải sản xuất và dòng thải sinh hoạt chưa được tốt. Công tác

quản lý nhà nước về môi trường giữa các cơ quan cịn chống chéo, vì vậy cơng tác quản
lý nước thải chưa được hiệu quả. Công nghệ xử lý nước thải tại KCN Khai Quang cho
thấy hiệu quả về mặt thực tiễn, chất lượng nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải
ra ngồi mơi trường tiếp nhận, nhưng do nằm sát khu dân cư sinh sống nên còn tồn tại 1
số vấn đề gây bức xúc trong khu dân cư. Vì vậy cần thực hiện các giải pháp để nâng cao
hiệu quả quản lý và xử lý nước thải tại KCN Khai Quang.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Tran Van Minh
Thesis title: Assessment of current status and proposed wastewater
management solutions in Khai Quang Industrial Zone, Vinh Yen, Vinh Phuc

Major: Environmental Science

Code: 60 44 03 01

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)

Research Objectives:
The

dissertation

topic

is


aimed

at

evaluating

wastewater

management and Current status of waste quality in Khai Quang Industrial
Park.

From

there,

propose

solutions

to

improve

management

effectiveness and Waste water treatment at the study site.
Materials and Methods:
Research subjects of the topic waste water from the production of
factories in the industrial park and the efficiency of the centralized
wastewater treatment system in Khai Quang Industrial Park.

The research content includes:
Study on the scale, area and production status of enterprises in
Khai Quang Industrial Park.
Study on the origin, composition and characteristics of
wastewater from Khai Quang Industrial Park, Vinh Phuc province
Study on the management and efficiency of industrial wastewater
treatment technology in industrial zones.
Suggest solutions to improve the efficiency of wastewater
management and treatment in the study area.
Topics used 5 methods of research include:
-

Method of secondary data collection

-

Method of primary data collection

-

Analytical methods in the laboratory

-

Data processing methods

-

Method of wastewater treatment technology assessment


xi


Main findings and conclusions:
Khai Quang Industrial Park is a multi-sector industrial park with 50
manufacturing businesses, waste and wastewater properties vary, the
3

waste volume of the whole Industrial Park is nearly 5000 m / day and the
geographical location of the Industrial Park is close to the population.
Analysis of industrial wastewater samples showed that highly polluted
industrial wastewater, BOD, COD, TSS and Coliform index exceeded the permitted
standards, due to the poor management of effluent discharge and the waste stream.

The state management of environment between agencies is also
cross-over, so the management of wastewater is not effective.
The waste water treatment technology in Khai Quang Industrial Park shows
that the effluent quality after treatment is standardized for discharge outside the
receiving environment. There are some pressing issues in residential areas.
Therefore, it is necessary to implement measures to improve the efficiency of
wastewater management and treatment in Khai Quang Industrial Park.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Vấn đề ô nhiễm môi trường và sự bảo vệ sự trong sạch cho các thủy vực do
hoạt động sản xuất công nghiệp gây ra là những vấn đề cấp bách trong quá trình
phát triển xã hội khi nền kinh tế và khoa học kỹ thuật đang tiến lên những bước dài.

Để phát triển bền vững chúng ta cần có những biện pháp kỹ thuật hạn chế, loại bỏ
các chất ô nhiễm do hoạt động sống và sản xuất thải ra mơi trường. Một trong
những biện pháp tích cực trong cơng tác bảo vệ môi trường và chống ô nhiễm
nguồn nước là tổ chức thoát nước và xử lý nước thải xả vào nguồn tiếp nhận.

Khu công nghiệp (KCN) Khai Quang là một KCN lớn của tỉnh Vĩnh Phúc,
địa hình nằm sát khu dân cư sinh sống, là KCN phát triển mạnh các ngành cơng
nghiệp cơ khí, chế tạo, vật liệu xây dựng, hóa chất... Những ngành cơng nghiệp
chủ đạo trên đem lại 80% tổng giá trị gia tăng toàn ngành cơng nghiệp Vĩnh
Phúc, hiện ngày càng có nhiều dự án FDI đầu tư vào KCN Khai Quang đã có tác
động mạnh mẽ đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc, nhờ sự
hoạt động có hiệu quả và sự đóng góp đáng kể của dự án trong KCN, đặc biệt là
các dự án FDI, ngân sách của tỉnh Vĩnh Phúc đã liên tục được cải thiện, năm sau
cao hơn năm trước. Sự gia tăng của các dự án đầu tư nước ngồi vào các KCN,
kéo theo đó là sự xuất hiện của các mơ hình tổ chức sản xuất công nghiệp tiên
tiến, hiện đại của nhiều quốc gia trên thế giới được chuyển giao cho tỉnh. Chính
điều này đã làm cho trình độ cơng nghệ của nhiều lĩnh vực đã tăng khá nhanh so
với trước đây. Nhưng gắn với những ngành cơng nghiệp đó là bài tốn quản lý
các vấn đề về ô nhiễm nguồn nước cần phải xử lý, quản lý chặt chẽ, đảm bảo
chất lượng đạt yêu cầu trước khi thải ra môi trường tiếp nhận.

Hiện tại KCN Khai Quang có hơn 50 doanh nghiệp đang hoạt
động sản xuất, hàng ngày lượng nước thải công nghiệp từ các nhà
máy hoạt động thải ra với lưu lượng rất lớn, vấn đề quản lý, xử lý hiệu
quả nước thải của KCN lại trở nên vô cùng quan trọng. Xuất phát từ
những vấn đề trên, với mong muốn tăng cường hiệu quả trong công
tác quản lý môi trường nước thải tại KCN Khai Quang nên tôi tiến hành
thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý
nước thải tại khu công nghiệp Khai Quang, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc”.


1


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá được hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý nước
thải tại khu công nghiệp Khai Quang, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Đánh giá được hiện trạng phát sinh nước thải và quản lý
nước thải tại khu công nghiệp Khai Quang, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc.
Đề xuất được giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý và quản lý
nước thải tại khu công nghiệp Khai Quang.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nước thải từ hoạt động sản xuất của các nhà máy
trong KCN
-

Hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Khai Quang.

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của đề tài là
KCN Khai Quang thuộc địa phận huyện Bình Xuyên và TP Vĩnh Yên.
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 5/2016 đến tháng
8/2017.
-

Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các cơ sở

sản xuất trong KCN và trạm xử lý nước thải tập trung KCN Khai Quang.


1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
Về mặt lý luận khoa học đề tài góp phần làm phong phú thêm các phương
pháp đánh giá hiện trạng nước thải tại các khu công nghiệp trên cả nước.

1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu có thể đánh giá được hiện trạng nước thải
và công tác quản lý mơi trường của khu cơng nghiệp Khai Quang từ đó
có những biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và xử lý nước thải, giải
quyết được các vấn đề bức xúc về mơi trường cịn tồn tại của KCN. Đề
tài cịn góp phần vào cơng tác BVMT, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên,
hướng đến sự phát triển bền vững của nền công nghiệp tỉnh.


2


PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CÁC KHU CƠNG NGHIỆP
2.1.1. Lịch sử hình thành các khu công nghệ trên thế giới
Từ lâu trong lịch sử phát triển kinh tế, người ta đã phát triển loại hình
KCN để tập trung các nhà máy sản xuất công nghiệp vào trong một khu vực.
KCN đầu tiên trên thế giới được thành lập vào năm 1896 ở Trafford Park thành
phố Manchester (Anh) với tư cách là một doanh nghiệp tư nhân. Sau đó vào năm
1899 vùng cơng nghiệp Clearing ở thành phố Chicago, bang Illinois bắt đầu hoạt
động và được coi là khu công nghiệp đầu tiên của Mỹ. Tuy nhiên trong giai đoạn
này, điều kiện địa lý, môi trường và công nghiệp lợi thế giữa KCN tập trung và
cơng nghiệp riêng lẻ chưa có sự chênh lệch đáng kể trong lợi thế kinh tế các
mặt nên số lượng KCN tập trung chưa được các doanh nghiệp công nghiệp chú

trọng cho đến những năm 1950 - 1960. Do điều kiện cơng nghiệp phát triển mạnh
nên ngồi điều kiện môi trường sinh thái và các điều kiện xã hội đã có sự bùng
nổ về phát triển các vùng cơng nghiệp và KCN tập trung. Theo Nguyễn Bình
Giang (2012), đến năm 1959, ở Mỹ đã có 452 vùng cơng nghiệp và 1.000 khu
công nghiệp tập trung, cho đến năm 1970 đã tăng khoảng 1.400 KCN, cũng trong
thời kỳ này ở Anh có 55 KCN (1959), Pháp có 230 vùng cơng nghiệp và Canada
có 21 vùng cơng nghiệp (1965).
Đối với những nước đang phát triển đầu tiên đã sử dụng hệ thống KCN là
Pucto Rico. Trong những năm từ 1947 - 1963 Chính phủ Pucto Rico đã xây dựng
480 nhà máy để cho các doanh nghiêp thuê với cơ sở hạ tầng phù hợp nhằm thu
hút các công ty chế biến của Mỹ, hầu hết các nhà máy tập trung trong hơn 30
KCN. KCN đầu tiên ở các nước châu Á được khai sinh ở Singapore vào năm
1951, đến năm 1954 Malaysia cũng bắt đầu thành lập KCN cho đến giữa thập kỷ
90 đã có 139 KCN, Ấn Độ bắt đầu thành lập KCN từ 1955 đến năm 1979 đã có 705
khu cơng nghiệp. Đặc biệt một số nước trong khu vực châu Á đã thành công rất
lớn trong việc sử dụng các hình thức KCN để phát triển kinh tế của quốc gia điển
hình như khu cơng nghệ cao của Tân Trúc - Đài Loan được xây dựng năm 1980
với diện tích xây dựng 650 ha trên tổng diện tích quy hoạch 2100 ha với tổng số
vốn đầu năm 1995 lên tới 7 tỷ USD, sau 15 năm hoạt động tổng doanh số hàng
hóa và dịch vụ của khu đạt 10,94 tỷ USD chiếm 3,6% GDP Đài Loan. Đài Loan
cũng là nước đầu tiên sử dụng thể chế KCN được sáng lập từ năm 1966, KCN
Cao Hùng là KCN đầu tiên của Đài Loan. Cho đến năm 1992, thế giới đã

3


có tới 280 KCN được xây dựng ở 40 nước trong đó có khoảng 60 khu đã hoạt
động mang lại hiệu quả cao. Về giải quyết việc làm: năm 1990 tổng số người làm
việc trong các KCN từ các nước đang phát triển đạt tới 530.000 người. Về xuất
khẩu: Tổng giá trị xuất khẩu các sản phẩm chế biến của các nước đang phát

triển là 258 tỷ USD năm 1988 chiếm khoảng 80% xuất khẩu của khu chế xuất là từ
các nước Malaysia, Hàn Quốc, Đài Loan. Giá trị xuất khẩu được tính trên người
cơng nhân là hơn 30.000 USD ở Malaysia, 50.500 USD ở Đài Loan và 67.800 USD
ở Hàn Quốc, 72.000 USD ở khu Baguio City Philippines. Các KCN đã thu hút
nhiều nhà đầu tư nước ngoài phần lớn từ các ngành điện tử như ở Hàn Quốc,
Malaysia, Đài Loan (Nguyễn Bình Giang, 2012).
Rõ ràng việc phát triển khu KCN ở các nước đang phát triển đóng vai trị
rất lớn trong việc hình thành và phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao và
tăng thu nhập kinh tế quốc dân. Qua việc phát triển của các KCN cao đã đẩy
mạnh việc xuất khẩu của các quốc gia thu nhiều ngoại tệ, tạo thêm nhiều công
ăn việc làm, thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngồi, tiếp nhận
được kỹ thuật, cơng nghệ hiện đại và trình độ quản lý tiên tiến, đào tạo đội ngũ
cơng nhân lành nghề, nhanh chóng hịa nhập và tăng cường sức cạnh tranh của
sản phẩm công nghiệp trên thị trường khu vực và thế giới. Các KCN hình thành
sẽ thu hút các nhà đầu tư xây dựng các nhà máy, xí nghiệp sản xuất, cơ sở kinh
doanh dịch vụ,... cùng vốn đầu tư trực tiếp, các nhà đầu tư trang bị cho các KCN
những công nghệ, dây chuyền sản xuất cũng như phương pháp quản lý mới.
Trực tiếp tác động đóng góp đẩy nhanh tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
và góp phần giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia.

2.1.2. Lịch sử hình thành các khu công nghiệp ở Việt Nam
Tiền thân phát triển của các KCN ở nước ta là khu kỹ nghệ Biên Hòa (nay
là KCN Biên Hòa I) được thành lập năm 1963 nơi này có vị trí địa lý thuận lợi cho
phát triển công nghiệp, đây cũng là KCN lớn nhất và phát triển nhất sau ngày
miền Nam giải phóng 1975. Song song đó, tại miền Bắc cũng đã bắt đầu xây
dựng nhiều khu liên hợp, cụm công nghiệp lớn nhằm phát triển công nghiệp tạo
cơ sở phát triển các KCN sau này, điển hình là khu cơng nghiệp gang thép Thái
Nguyên. Nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của việc hình thành xây
dựng, phát triển và quản lý KCN ngày 18/10/1991 Chính phủ Việt Nam đã ban
hành quy chế KCX kèm theo Nghị định 322/HĐBT và năm 1994 Chính phủ ban

hành quy chế KCN kèm theo Nghị định 192/CP. Đánh dấu cho bước mở đầu

4


của việc phát triển KCNcủa nước ta cho đến ngày 24/4/1997 Chính phủ ban
hành Nghị định 36/CP thống nhất các quy chế KCN nhằm kiện toàn và đẩy
nhanh tốc độ đầu tư xây dựng và phát triển các KCN. Tạo một hành lang
pháp lý đặc biệt cho loại hình kinh tế cịn khá mới mẻ lại có điểm xuất phát
thấp, chúng ta chưa có kinh nghiệm lại thiếu tiềm lực về nguồn vốn đầu tư
các cơ sở vật chất hạ tầng trong cũng như ngoài địa bàn KCN. Hơn nữa lại
chịu sự cạnh tranh rất gay gắt về thu hút đầu tư nước ngoài của các nước
trong khu vực như: Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia. Tuy nhiên với đường
lối chính trị đúng, Đảng ta đã lãnh đạo công cuộc đổi mới và thu được những
thành công, đã khẳng định được vị trí của đất nước trên trường quốc tế. Với
các chính sách kinh tế mở, thơng thống đã hấp dẫn được các nhà đầu tư và
các quốc gia trên thế giới (Theo Bách khoa toàn thư V, 2011).
Chúng ta là nước đi sau trong lĩnh vực xây dựng phát triển KCN nên có
điều kiện tiếp thu những kinh nghiệm của nhiều nước trên cơ sở đó phân tích
những ngun nhân về thành công, thất bại để rút ra những phương thức, điều
kiện để hoạch định những bước đi thích hợp cho việc xây dựng và phát triển các
KCN ở nước ta. Các KCN đã được thành lập ở Việt Nam phần lớn được tập trung
tại các vùng kinh tế trọng điểm: Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có 23 khu,
diện tích 3.345 ha, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có 50 khu, diện tích 11.579
ha, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có 17 khu, diện tích 2.466 ha và khu kinh
tế Dung Quất (Quảng Ngãi), khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam). Ngoài ra, các
khu khác có 16 khu, diện tích 2.837ha. Hệ thống KCN ở nước ta gồm nhiều loại
hình, đa dạng về quy mơ, tính chất và trình độ hiện đại. Trước hết phải nói rằng
sự ra đời của KCX Tân Thuận một hình thức tổ chức sản xuất công nghiệp tập
trung sản xuất theo lãnh thổ đầu tiên ở nước ta, đã tạo được một mơ hình tổ

chức sản xuất mới có hiệu quả, một hình mẫu tiên tiến về cơ chế quản lý một
cửa tại chỗ về xu thế thời đại, từ đó có sức hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư và
đạt tốc độ nhanh thực hiện đầu tư, xứng đáng là đơn vị được quốc tế xếp hạng
nhất các KCN ở châu Á, với giá trị thành công của một KCX đi đầu trong công
cuộc đổi mới, KCX Tân Thuận đã tạo ra sức lan tỏa mạnh trong cả nước mở ra
hướng phát triển mới, tiền đề cho việc phát triển KCN. Đến nay, các KCN đã và
đang làm thay đổi cơ bản đời sống kinh tế xã hội của những khu vực trước đây
còn là những vùng hoang hóa nay trở thành những vùng cơng nghiệp, vùng sản
xuất hàng hóa phát triển, những trung tâm văn hóa ngang tầm với các nước
trong khu vực (Theo Thống kê của Vụ quản lý các khu kinh tế, 2011).

5


2.1.3. Vai trị của khu cơng nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
-

Phát triển các KCN theo đúng chiến lược và quy hoạch tổng thể là

sự thực hiện tốt nhất q trình phân cơng lại lao động xã hội trên phạm vi
cả nước ở một trình độ cao hơn, nhằm cơ cấu lại nền kinh tế quốc dân
theo hướng tập trung khai thác, tận dụng có hiệu quả mọi nguồn lực
trong và ngoài nước, những tiềm năng, lợi thế hiện có, nâng cao sức
cạnh tranh, đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát
triển chung của nền kinh tế theo hướng phát triển bền vững.
-

Phát triển các KCN theo đúng chiến lược, quy hoạch và hoạt động có

hiệu quả là nhân tố góp phần to lớn trong việc tạo ra khối lượng sản phẩm hàng

hóa xuất khẩu và tiêu dùng có giá trị kinh tế cao, tăng thêm nhiều việc làm để thu
hút một số lượng không nhỏ những người lao động ở khắp mọi miền đất nước,
nhất là lao động ở nông thơn, góp phần tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, tăng
thu nhập quốc dân, ổn định kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, xóa hộ
đói, giảm hộ nghèo, ngày càng có nhiều hộ giàu và tiến tới tất cả cùng giàu

-

Phát triển các KCN theo đúng chiến lược và quy hoạch sẽ tạo ra

địa bàn thuận lợi cho quá trình tiếp thu những thành tựu tiến bộ khoa học
và công nghệ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, tạo
ra thế và lực mới cho nền kinh tế phát triển bền vững.
-

Phát triển các KCN theo đúng chiến lược và quy hoạch cũng

đồng thời tạo ra một hệ thống kết cấu hạ tầng mới, đồng bộ cả về kết cấu
hạ tầng kinh tế - kỹ thuật và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo điều kiện
thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế, mọi thành viên của cộng đồng, tiếp
cận được với các nguồn lực, cho phép thực hiện sự kết hợp hài hòa giữa
phát triển kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ mơi trường, trong q
trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa vì sự phát triển bền vững.

2.2. TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP
2.2.1. Các đặc điểm của nước thải công nghiệp
Đặc điểm sử dụng nước trong công nghiệp là ở chỗ phần lớn nước sau khi
sử dụng trong q trình sản xuất được trả lại vào sơng ngịi và hồ ở dạng thải. Nhu
cầu dùng nước khơng hồn lại chiếm phần không lớn trong nước dùng (5-10%) và

không thể gây ảnh hưởng lớn đến thay đổi lượng tài nguyên nước các

6


khu vực lớn. Còn chất lượng nước ở nguồn nước dưới ảnh hưởng
của dịng chảy cơng nghiệp thay đổi rất nhanh, tức là việc đổ nước
thải dẫn tới sự nhiễm bẩn sông suối của thuỷ vực.
Lượng nước và thành phần chất nhiễm bẩn trong nước thải công
nghiệp phụ thuộc vào dạng sản xuất, nhiên liệu gốc, các sản phẩm phụ
gia vào các q trình cơng nghệ. Ngồi ra, thành phần nước thải của một
nhà máy cụ thể phụ thuộc nhà máy, vào dạng và sự hoàn thiện của bộ
máy sản xuất v.v… Thành phần nước thải công nghiệp rất đa dạng, thậm
chí cơng nghệ đang dùng đối với một và chỉ một nhà máy dao động trong
phạm vi vô cùng lớn. Với sự xuất hiện các lĩnh vực công nghiệp mới (hoá
dầu, tổng hợp chất hữu cơ v.v…), sự tăng trưởng trong sử dụng các hợp
chất hoá học dẫn đến nước thải công nghiệp tăng và phức tạp hơn.
Nguồn nước mặt bị nhiễm bẩn mạnh nhất là do nước thải từ các lĩnh vực
cơng nghiệp như gang thép, hố học, giấy – xenlulơ, hố dầu thải ra. Các chất nhiễm
bẩn chủ yếu trong nước thải các lĩnh vực công nghiệp này là: dầu, phenol, kim loại
màu, các hoá chất phức tạp. Dầu và các sản phẩm của dầu không phải là thành tố tự
nhiên của thành phần nước sông và thuỷ vực, cho nên sự xuất hiện chúng trong
nước có thể coi là nhiễm bẩn. Sự có mặt trong nước các sản phẩm dầu tác động tới
sự phát triển của trứng cá và cá nhỏ, lên số lượng tài nguyên và thức ăn của sông,
phản ánh qua chất lượng và lợi ích trong thức ăn của cá ni. Sự tạo thành các
màng trên mặt nước làm giảm khả năng tự làm sạch của thuỷ vực. Các tầng sinh
hoá của sản phẩm dầu trong nước mặt phân hoá rất chậm. Vận tốc hồ tan sinh hố
phụ thuộc vào nhiều nhân tố như nhiệt độ nước, sự có mặt của ơxy trong vật chất vi
sinh ; vào thành phần hoá học của dầu thải ra, sự có mặt của các thực vật bậc cao
trong nước v.v… Tuy nhiên, thậm chí với các điều kiện thuận lợi, các tầng dầu lơ

lửng và hoà tan trong nước (sự chìm lắng và dạt từ thuỷ vực) diễn ra không nhanh
hơn 100 đến 150 ngày (Nguyễn Thị Hường, 2014).
Do hoạt động của các xí nghiệp hố chất thải vào nguồn nước các hợp chất
hữu cơ có thành phần và tính chất đa dạng, trong số đó có những chất từ trước đến
nay khơng tồn tại trong tự nhiên. Một phần các chất này rất hoạt động từ phương
diện sinh học, chúng rất khó tẩy bằng cơ học, tác động theo cơ chế vật lý, tức là khó
tách ra khỏi dịng chảy. Chất tẩy rửa là một trong những hoá chất thuộc loại này.
Theo các nghiên cứu thực hiện ở Mỹ, việc sử dụng các chất tẩy rửa làm tăng hàm
lượng photpho trong các sơng ngịi ở Hợp chủng quốc Hoa Kỳ,

7


dẫn tới sự phát triển mạnh trong các thuỷ thực vật, làm thay đổi màu nước
và thuỷ vực, làm cạn kiệt ôxy trong khối nước. Vấn đề tiêu cực thứ hai của
nước tẩy rửa là nó gây khó khăn cho hoạt động của các kênh dẫn, làm giảm
các quá trình xáo trộn khi làm sạch nước trên các trạm dẫn nước.
Gây tác động hồn tồn bất lợi trên sơng cịn có nước thải chứa một hàm
lượng lớn đồng và kẽm. Lượng đồng và kẽm trong các thuỷ vực bị nhiễm bẩn
không lớn và phụ thuộc vào các điều kiện địa lý tự nhiên, hình thành và thành
phần hố học của nước dao động nhiệt độ mùa và chế độ thuỷ văn của sơng
ngịi. Hàm lượng đồng trong nước tự nhiên chiếm 1- 10 µg/l, cịn kẽm chiếm 130µg/l. Nồng độ các chất này trong nước sông hay thuỷ vực tăng làm chậm quá
trình tự làm sạch của nước khỏi các hợp chất hữu cơ, dẫn tới phá huỷ đời sống
sinh vật của thuỷ vực. Tình hình ngày càng nan giải vì đồng và kẽm khơng thể
tách hồn tồn ra khỏi thuỷ vực mà chỉ có thể thay đổi dạng và tốc độ phân huỷ
của chúng. Như vậy. khi thải nước thải chứa các kim loại nặng này cần phải tính
tốn đến sự hạ thấp nồng độ của chúng bằng cách pha lỗng.

Dạng nhiễm bẩn cơng nghiệp đặc biệt của thuỷ vực là nhiễm bẩn
do thải nhiệt nước nóng từ các trạm năng lượng khác nhau. Một lượng

nhiệt lớn xâm nhập cùng nước thải nóng vào sơng, hồ và các hồ chứa
nhân tạo gây ảnh hưởng khá lớn đến chế độ sinh học và chế độ nhiệt
của thuỷ vực. Các quan trắc tiến hành trong vùng tác động của nước
nóng chứng tỏ rằng trong vùng này bị phá vỡ môi trường sống của cá.
Cường độ ảnh hưởng của nhiễm bẩn nhiệt phụ thuộc vào nhiệt độ
hun nóng nước. Dưới đây là các ví dụ về tác động của nhiệt độ nước tăng
lên trên các hồ bioxen và các thủy vực nhân tạo trong mùa hè:
o

Với nhiệt độ dưới 26 C: không quan sát thấy tác động có hại
o

Trong khoảng 26 – 30 C: xuất hiện trạng thái không thuận lợi
cho đời sống của cá.
0

Cao hơn 30 C: quan sát thấy tác động bất lợi cho bioxen.
0

Từ 34 – 36 C: xuất hiện các điều kiện huỷ hoại đối với cá và
các tổ chức hữu cơ khác.
Nước thải khu công nghiệp không có đặc điểm chung mà phụ thuộc
và đặc điểm của từng ngành sản xuất. Dưới đây là bảng đặc trưng thành
phần nước thải của một số ngành công nghiệp (Lê Trình, 1997).

8


Bảng 2.1. Đặc trưng thành phần nước thải của một số ngành công
nghiệp trước khi được xử lý

Ngành công nghiệp
Chế biến nơng sản,
thực phẩm
Sản xuất rượu bia,
nước uống
Cơ khí
Thuộc gia

Vải sợi

Phân bón

Hóa chất

Sản xuất giấy

2.2.2. Một số thơng số đánh giá nước thải công nghiệp
Theo Phạm Châu Thùy (2009) các thông số đánh giá nước thải
công nghiệp gồm PH, Độ dẫn điện, TSS, BOD, COD.
-

pH: là một trong những thông số quan trong và được sử dụng

thường xuyên nhất dùng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước, chất
lượng nước thải, đánh giá độ cứng của nước, sự keo tụ, khả năng ăn mịn, vì
thế khi phân tích pH để hoàn chỉnh chất lượng nước cho phù hợp với yêu
cầu kỹ thuật cho từng khâu quản lý rất quan trọng, khi pH < 7 thì nước có
mơi trường axit; khi pH > 7 thì nước có mơi trường kiềm, giá trị pH thấp hay
cao đều có ảnh hưởng nguy hại đến thùy sinh. Độ pH thường được khống
chế trong phạm vi thích hợp 6,5 - 8,5, pH là yếu tố môi trường ảnh hưởng đến

tốc độ phát triển và giới hạn sự phát triển của sinh vật trong nước.


9


×