Tải bản đầy đủ (.docx) (128 trang)

(Luận văn thạc sĩ) bước đầu tuyển chọn một số chủng vi sinh vật ức chế nấm neoscytalidium dimidiatum gây bệnh đốm nâu trên cây thanh long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.51 MB, 128 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

HÀ THỊ THÚY

BƯỚC ĐẦU TUYỂN CHỌN MỘT SỐ CHỦNG VI SINH
VẬT ỨC CHẾ NẤM NEOSCYTALIDIUM DIMIDIATUM
GÂY BỆNH ĐỐM NÂU TRÊN CÂY THANH LONG

Chuyên ngành:

Bảo vệ thực vật

Mã số:

60 62 01 12

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Lương Hữu Thành

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi,
các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực,
khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 4 tháng 12 năm 2016



Tác giả luận văn

Hà Thị Thúy

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận
văn, tơi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy
cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng
kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Lương Hữu Thành đã tận
tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện
cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới, Ban Quản lý đào tạo
Sau đại học – Viện Khoa học Nơng nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ
tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Viện
Môi trường Nông nghiệp đặc biệt là Bộ môn Sinh học Môi trường đã giúp
đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.

Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng
nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt,
động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày 04 tháng 12 năm 2016
Tác giả luận văn

Hà Thị Thúy


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan................................................................................................................................. i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................... ii
Mục lục........................................................................................................................................... iii
Danh mục viết tắt....................................................................................................................... v
Danh mục bảng.......................................................................................................................... vi
Danh mục hình.......................................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn................................................................................................................. viii
Thesis Abstract........................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu........................................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu của đề tài.......................................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài........................................................... 3
1.4. Đối tượng, phạm vi và địa điểm nghiên cứu.................................................... 3
Phần 2. Tổng quan tài liệu và cơ sở khoa học của đề tài.................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài......................................................................................... 4
2.2. Tình hình sản xuất và tiềm năng phát triển cây thanh long .......................5
2.3. Bệnh hại thanh long....................................................................................................... 7
2.3.1. Bệnh thán thư.................................................................................................................. 9
2.3.2. Bệnh thối thân, thối quả............................................................................................ 9
2.3.3. Bệnh virus....................................................................................................................... 10
2.3.4. Những nghiên cứu về bệnh đốm nâu hại cây thanh long.................... 10
2.4. Biện pháp sinh học sử dụng vi sinh vật đối kháng trong công tác bảo vệ

thực vật......................................................................................................................... 18
2.4.1. Mối quan hệ của quần thể vi sinh vật và cơ chế hoạt động của vi sinh vật


đối kháng..................................................................................................................... 20
2.4.2. Vi sinh vật đối kháng................................................................................................. 23
Phần 3. Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứuError! Bookmark not defined.

3.1. Vật liệu nghiên cúu....................................................................................................... 30
3.1.1. Nguồn mẫu dùng trong nghiên cứu................................................................. 30
3.1.2. Vi sinh vật........................................................................................................................ 30
3.1.3. Giống Thanh long....................................................................................................... 30
3.1.4. Môi trường nuôi cấy vi sinh vật.......................................................................... 30
3.2. Nội dung nghiên cứu.................................................................................................... 30
3.3. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 30

iii


3.3.1. Phương pháp nghiên cứu vi sinh vật nghiên cứu.................................... 30
3.3.2. Phương pháp xác định tên vi sinh vật nghiên cứu.................................. 32
3.3.3. Phương pháp thí nghiệm khả năng đối kháng của vi sinh vật đối với tác

nhân gây bệnh........................................................................................................... 33
3.3.4. Phương pháp xác định khả năng sản xuất chế phẩm của các vi sinh vật

nghiên cứu.................................................................................................................. 35
3.3.5. Phương pháp xử lý số liệu.................................................................................... 35
Phần 4. Kết quả và thảo luận............................................................................................ 36
4.1. Phân lập, tuyển chọn và đánh giá hoạt tính sinh học của các vi sinh vật đối

kháng.............................................................................................................................. 36
4.1.1. Thu thập, phân lập và tuyển chọn vi sinh vật đối kháng .......................36

4.1.2. Hình thái khuẩn lạc, tế bào và nhuộm Gram của vi sinh vật...............40
4.1.3. Hoạt tính sinh học của các vi sinh vật đối kháng..................................... 43
4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển của các vi

sinh vật nghiên cứu............................................................................................... 48
4.2.1. Ảnh hưởng của pH..................................................................................................... 48
4.2.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ......................................................................................... 49
4.2.3. Ảnh hưởng của lượng khí cấp vào................................................................... 51
4.2.4. Ảnh hưởng của mơi trường nuôi cấy.............................................................. 53
4.3. Xác định tên các vi sinh vật nghiên cứu............................................................ 56
4.3.1. Dòng A3............................................................................................................................ 56
4.3.2. Dòng C4............................................................................................................................ 58
4.3.3. Dịng B7............................................................................................................................ 59
4.4. Nghiên cứu khả năng kiểm sốt bệnh đốm nâu thanh long của các vi sinh

vật đối kháng............................................................................................................. 60
4.4.1. Ảnh hưởng của vi sinh vật nghiên cứu đến khả năng kiểm soát bệnh đốm

nâu thanh long.......................................................................................................... 60
4.4.2. Ảnh hưởng của các vi sinh vật nghiên cứu đến sinh trưởng cây thanh long 65

4.4. Xác định khả năng sản xuất chế phẩm............................................................... 69
Phần 5. Kết luận và kiến nghị........................................................................................... 71
5.1. Kết luận................................................................................................................................ 71
5.2. Kiến nghị.............................................................................................................................. 72
Tài liệu tham khảo................................................................................................................... 73

iv



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BVTV

Bảo vệ thực vật

CFU

(colony forming unit) Đơn vị hình thành khuẩn lạc

cs

Cộng sự

TLB

Tỉ lệ bệnh

f.sp

(forma specialis) Dạng chuyên tính

G+

Gram dương

NA


Mơi trường NA

PDA

Mơi trường PDA

ISP4

Mơi trường ISP4

STT

Số thứ tự

VSV

Vi sinh vật

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Diện tích, sản lượng thanh long của Việt Nam và 3 tỉnh năm 2014 . .7
Bảng 4.1. Danh sách các vi sinh vật có khả năng ức chế nấm Neoscytalidium

dimitiatum 36
Bảng 4.2. Danh sách vòng ức chế của các vi sinh vật được phân lập từ đất trồng

thanh long................................................................................................................... 38

Bảng 4.3. Các vi sinh vật có khả năng ức chế nấm gây bệnh đốm nâu thanh
long................................................................................................................................. 39
Bảng 4.4. Đặc điểm khuẩn lạc, tế bào của các vi sinh vật................................... 40
Bảng 4.5. Kết quả nhuộm Gram của các chủng vi sinh vật đối kháng .........43
Bảng 4.6. Hoạt tính đối kháng của các dịng vi sinh vật lựa chọn.................. 43
Bảng 4.7. Hoạt tính phân giải tinh bột, xenluloza và phốt phát khó tan của các
dịng vi sinh vật lựa chọn................................................................................... 45
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của pH tới quá trình sinh trưởng và phát triển của vi
sinh vật......................................................................................................................... 48
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của nhiệt độ tới quá trình sinh trưởng..........................50
Bảng 4.10. Ảnh hưởng của O2 đến sinh trưởng phát triển của các vi sinh vật
.............................................................................................................................................................. 51

Bảng 4.11. Ảnh hưởng môi trường nuôi cấy đến sinh trưởng và phát triển của

vi khuẩn C4................................................................................................................. 53
Bảng 4.12. Ảnh hưởng môi trường nuôi cấy đến sinh trưởng và phát triển của

vi khuẩn B7................................................................................................................. 54
Bảng 4.13. Ảnh hưởng môi trường nuôi cấy đến sinh trưởng và phát triển của

xạ khuẩn A3................................................................................................................ 55
Hình 4.11. Cây phân loại của dòng B7............................................................................ 59
Bảng 4.14. Ảnh hưởng của vi sinh vật nghiên cứu đến khả năng kiểm soát
.............................................................................................................................................................. 61

Bảng 4.15. Ảnh hưởng của vi sinh vật nghiên cứu đến khả năng sinh trưởng

phát triển của cây thanh long........................................................................... 66
Bảng 4.16. Khả năng sống sót của vi sinh vật nghiên cứu trong đất...........68

Bảng 4.17. Mật độ vi sinh vật trên 3 loại chất mang............................................... 69

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Khuẩn lạc dịng A3................................................................................................ 41
Hình 4.2 Khuẩn lạc dịng C4................................................................................................. 41
Hình 4.3 Khuẩn lạc dịng B7................................................................................................. 42
Hình 4.4. Hình dạng tế bào của vi khuẩn đối kháng................................................ 42
Hình 4.5. Khả năng ức chế nấm của các vi sinh vật trên mơi trường nhân tạo
.............................................................................................................................................................. 44

Hình 4.6. Hoạt tính phân giải xenluloza dịng B7 và A3........................................ 46
Hình 4.7. Hoạt tính phân giải Ca3(PO4)2 dịng B7................................................... 47
Hình 4.8 Hoạt tính phân giải tinh bột dịng A3........................................................... 47
Hình 4.9. Cây phân loại của dịng A3............................................................................... 57
Hình 4.10 Cây phân loại của dịng C4............................................................................. 58
Hình 4.11. Cây phân loại của dịng B7............................................................................ 59
Hình 4.12 Khả năng ức chế bệnh đốm nâu thanh long của vi sinh vật nghiên

cứu (hình a, b, c, d)........................................................................................... 65
Hình 4.13 Thí nghiệm ảnh hưởng vi sinh vật nghiên cứu đến cây thanh long

(hình a,b,c)............................................................................................................. 67

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Hà Thị Thúy
Tên Luận văn: “Bước đầu tuyển chọn một số chủng vi sinh vật ức chế
nấm Neoscytalidium dimidiatum gây bệnh đốm nâu trên cây thanh long”.

Ngành: BVTV

Mã số: 60620112

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp
Việt Nam Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu ứng dụng vi sinh vật làm tác nhân sinh học để
kiểm soát bệnh đốm nâu trên cây thanh long.
Phương pháp nghiên cứu
Vật liệu nghiên cứu
- Các mẫu đất trồng thanh long.
- Nấm Neoscytalidium dimidiatum – Viện cây ăn quả Miền Nam cung
cấp

- Các hom giống thanh long
- Các môi trường nuôi cấy vi sinh vật
- Phân lập, tuyển chọn và đánh giá hoạt tính sinh học của vi sinh
vật.

- Nghiên cứu xác định tên vi sinh vật lựa chọn
- Nghiên cứu khả năng kiểm soát bệnh đốm nâu trên cây thanh
long của vi sinh vật lựa chọn
- Xác định khả năng sản xuất chế phẩm
-

Phương pháp đánh giá hoạt tính sinh học của vi sinh vật

Xác định hoạt tính đối kháng của vi sinh vật theo 10TCN714-

2005, 10TCN 876-2006, Nguyễn Lân Dũng (2005) và Rupela et al. (2003).

-

Phương pháp xác định tên vi sinh vật lựa chọn

Xác định tên vi sinh vật bằng phương pháp phân loại sinh học
phân tử dựa trên cơ sở giải trình tự đoạn den 16s ARN riboxom của
các vi sinh vật nghiên cứu.
- Phương pháp bố trí thí nghiệm trong nhà lưới
Đất trồng cây được khử trùng, được đựng trong các hộp xốp
(15kg đất/hộp). Thí nghiệm được trồng trong nhà lưới, bố trí ngẫu
nhiên, 5 lần nhắc lại, trồng 6 hom/hộp.
viii


Công thức 1: Không nhiễm vi sinh vật
Công thức 2: Nhiễm nấm bệnh (ĐC)
Công thức 3: Nhiễm xạ khuẩn A3
8

Công thức 4: Nhiễm xạ khuẩn A3 + nấm bệnh (10 CFU/ml, tỉ lệ 1:1)

Công thức 5: Nhiễm vi khuẩn B7
8

Công thức 6: Nhiễm vi khuẩn B7+ nấm bệnh (10 CFU/ml, tỉ lệ 1:1)
Công thức 7: Nhiễm vi khuẩn C4

8

Công thức 8: Nhiễm vi khuẩn C4+ nấm bệnh (10 CFU/ml, tỉ lệ 1:1)
8

Phun dịch vi sinh vật với nồng độ 10 CFU/ml trong thời gian
15-20 phút trước khi trồng.
Chỉ tiêu đánh giá:
Tỷ lệ bệnh (%) = (Số cành bị bệnh/ số cành điều tra) x 100 sau
khi nhiễm bệnh 30 ngày, 60 ngày.
Kết quả chính và kết luận
- Tuyển chọn được 3 dịng vi sinh vật có khả năng ức chế nấm gây bệnh
đốm nâu thanh long kí hiệu là A3, B7, C4. Các chủng vi sinh vật này có khả
năng ức chế nấm gây bệnh cao với đường kính vịng ức chế > 2,0 cm.

- Bằng kỹ thuật phân tử đã xác định trình tự ARNr 16S dịng A3 tương
đồng 100% (1500/1500 bp) với đoạn ADNr 16S của Streptomyces fradiae


Streptomyces

rubrolavendulae;

99,8

%

(1497/1500

bp)


với

Streptomyces roseoflavus. Trình tự ARNr 16S dịng B7 tương đồng 100%
(1414/1414 bp) với đoạn ADNr 16S của Bacillus polymenticus, Trình tự

gen 16s rARN của dòng C4 giống 99% (1333/1339) với đoạn 16s của
vi khuẩn Bacillus velezensis. Kết hợp với kết quả về đặc điểm sinh lý,
sinh hóa, hình thái xác định dịng A3 là lồi Streptomyces fradiae , B7, là lồi
Bacillus polymenticus và C4 là loài Bacillus velezensis, tương ứng và đều
thuộc nhóm có độ an tồn sinh học cao.

- 3 chủng vi sinh vật đều có khả năng kiểm sốt bệnh đốm nâu thanh
long trong điều kiện lây nhiễm nhân tạo. Hiệu quả giảm bệnh của các
chủng nghiên cứu là khác nhau. Ở cơng thức có phun Streptomyces
fradiae A3, Bacillus polyfermenticus B7 hiệu quả giảm bệnh đạt 81,1%
sau 60 ngày nhiễm bệnh và hiệu quả giảm bệnh đạt 73,9% sau 60 ngày
nhiễm bệnh ở cơng thức có dùng Bacillus velezensis C4.

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Ha Thi Thuy
Thesis title: Initial selecting some microorganisms inhibiting
Neoscytalidium dimidiatum fungi causing brown spots on the dragon tree.

Major: Plant protection

Code: 60620112


Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives: Research and application of microorganisms as
biological agents to control brown spot on the dragon tree.

Materials and Methods:
Materials
- Soil samples were taken from dragon fruit cultivation in Binh
Thuan, Tien Giang, Long An
- Neoscytalidium dimidiatum fungi were provided by
Southern Institute of fruit trees.
- Cuttings of dragon tree
- Microorganism culture medium
- Identification, selection and estimation biological activity of
microorgamism
- Research on determination the names of selected microorgamism

- Research on ability of selected microorganism to control
brown spot on the dragon tree
- Determine the ability to produce microorgamism product
- Methods of evaluation of the biological activity of
microorganisms: Determining the resistance fungi activity of
microbial according 10TCN714-2005, 10TCN 876-2006, Nguyen
Lan Dung (2005) and Rupela et al. (2003).
- Methods of determining the name of selected microorganism
Determining the name of selected microorganism using
classification methods in molecular biology-based on
sequence analysis of the 16S rDNA of microorganism studied.
- Methods of experiment layouts in the greenhouse
x



Planting soil will be sterilized, stored in the foam boxes (15kg
soil per box). Experiment will be random layout in the
greenhouse, 5 replication, 6 cuttings per box.
Treatment 1: No add microorganism
Treatment 2: Add Neoscytalidium dimidiatum fungi (Control)
Treatment 3: Add actinomyces strain A3
Treatment 4: Add actinomyces strain A3 + Neoscytalidium
8

dimidiatum fungi (10 CFU/ml, rate 1:1)
Treatment 5: Add bacteria strain B7
Treatment 6: Add bacteria strain B7 + Neoscytalidium
8

dimidiatum fungi (10 CFU/ml, rate 1:1)
Treatment 7: Add bacteria strain C4
Treatment 8: Add bacteria strain C4 + Neoscytalidium
8

dimidiatum fungi (10 CFU/ml, rate 1:1)
8

Spray microorganism liquid with concentration 10 CFU/ml in
15-20 mins before planting
Indicators:
Disease rate (%) = (Number of infected branches/number of investigated
branches) x 100, taking samples at 30 days, 60 days after adding fungi


Main results and conclusions
- Identify 3 strains have high capable of inhibiting pathogenic
fungi causing brown spots on the dragon tree, denoted A3, B7,
C4, inhibition ring diameter more than 2,0 cm.
- Classification results determined that A3, B7, và C4 belongs
to với Streptomyces fradiae, Bacillus polyfermenticus,
Bacillus velezensis, respectively, with high level biological
safety.
- A3, B7, và C4 have the ability to control the dragon brown spot in
artificial infection conditions. Efficiency to reduces disease of 3 strains is
different.

In

treatment

adding

Streptomyces

fradiae A3,

Bacillus

polyfermenticus B7, effectively disease reduce reached 81.1% after 60
infected days, comparing 73,9% for treatment using Bacillus velezensis
C4.


xi



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TINH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cây thanh long ( Hylocereus undulates Haw.) thuộc họ Xương rồng có
nguồn gốc ở các vùng sa mạc thuộc Mehico và Colombia. Đây là cây ăn quả
nhiệt đới, thích hợp khí hậu nắng nóng, chịu hạn tốt nhưng khơng chịu được
úng, sau khi trồng một năm cây bắt đầu cho quả. Cây thanh long thích hợp
với nhiều chân đất như đất xám, đất phù sa, đất đỏ và đất phèn, quả có nhiều
chất dinh dưỡng nên có hiệu quả kinh tế cao và có giá trị xuất khẩu. Trên thế
giới, thanh long đã và đang là cây ăn quả quan trọng đem lại hiệu quả kinh tế
lớn cho nhiều nước như Đài Loan, Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc...
Tại Việt Nam, thanh long là một trong những cây ăn quả dễ trồng và mang
lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất so với các loại cây trồng khác. Hiện
cả nước có khoảng 30.000 ha thanh long được trồng tập trung chủ yếu ở Bình
Thuận (với diện tích khoảng 24.000 ha); Long An (3.200 ha), Tiền Giang (3.000 ha)
và rải rác ở một số tỉnh khác. Tuy nhiên, trong những năm gần đây cây thanh
long bị nhiều đối tượng dịch hại gây hại như bệnh thán thư, thối quả, thối cành
và đặc biệt là bệnh đốm trắng gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất, chất
lượng quả, ảnh hưởng lớn đến tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Tính đến đầu năm
2012, diện tích trồng thanh long của Long An là 1.478,52 ha; tỷ lệ vườn bị nhiễm
bệnh chiếm khoảng 10%. Đến giữa năm 2012, diện tính trồng thanh long đã lên
đến 2150 ha và có khoảng 860 ha bị nhiễm bệnh rải rác (chiếm 40%).
Bệnh

đốm

nâu

do


nấm

Neoscytalidium

dimidiatum

(thuộc

họ

Botryosphaeriaceae; bộ Botryosphaeriales; lớp nấm túi Ascomycetes) gây ra. Hiện
nay bệnh đang diễn biến rất phức tạp, lây lan nhanh trên diện rộng, phát triển mạnh
vào mùa mưa. Ở một số vườn thanh long mới trồng, bệnh đã xuất hiện trên cành với
tỷ lệ bệnh dao động từ 1-5%. Trên một số vườn thanh long kinh doanh, bệnh nặng
hơn với tỷ lệ bệnh dao động từ 10-50%. Bệnh phát triển mạnh trên cành non và trên
quả gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Khi bị
bệnh xâm nhập, vỏ quả thanh long bị các vết đốm gây mất mỹ quan và rất khó tiêu
thụ. Diện tích bị bệnh đốm nâu ngày càng tăng tuy nhiên biện pháp phòng trừ còn
nhiều hạn chế. Các giải pháp chọn tạo giống kháng bệnh, biện pháp canh tác nhằm
hạn chế bệnh cũng mới chỉ giảm được một phần nào đó mức độ nghiêm trọng của
bệnh. Sử dụng phương pháp hoá học

1


khơng phải lúc nào cũng mang lại kết quả tích cực, biện pháp này cũng
là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường sống, ảnh
hưởng nghiêm trọng đến con người, gia súc và các loại sinh vật khác.
Sử dụng vi sinh vật đối kháng được xem là hướng đi có triển vọng

trong hạn chế tác hại do nấm Neoscytalidium dimidiatum gây ra.
Vi sinh vật tác động đến cây trồng trực tiếp hoặc gián tiếp. Có những
lồi có khả năng giúp cây trồng tăng khả năng huy động và dễ dàng sử dụng
các nguồn dinh dưỡng từ môi trường. Có nhiều lồi có khả năng làm giảm
bớt hoặc ngăn chặn các ảnh hưởng có hại từ mơi trường hoặc từ các tác
nhân gây bệnh bất lợi đối với thực vật. Trong các loài vi sinh vật, vi sinh vật
đối kháng có thể cạnh tranh dinh dưỡng với vi sinh vật bất lợi hoặc sinh tổng
hợp các chất có tác dụng trung hồ, phân huỷ, chuyển hố các tác nhân có
hại hoặc tiêu diệt, ức chế các vi sinh vật bất lợi (Phạm Văn Toản và cs.,2004).
Trên thế giới từ những năm đầu thế kỷ XX, đã có những chứng minh
về ứng dụng biện pháp sinh học dùng vi sinh vật để trừ bệnh hại cây trồng
nhưng còn hạn chế. Phải tới thập kỷ 50 mới có những dẫn liệu về cơ sở khoa
học của biện pháp sinh học trừ bệnh hại cây trồng (Baker, 1985). Ở trong
nước các sản phẩm sinh học, chế phẩm vi sinh vật phòng trừ bệnh cây trồng
đã được nghiên cứu từ nhiều năm nay, có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo
vệ mơi trường và phát triển nền nông nghiệp bền vững. Do vậy, nghiên cứu
về vi sinh vật đối kháng nấm gây bệnh đốm nâu thanh long kết hợp với một
số phương pháp canh tác cho thấy những hứa hẹn khả quan.
Mặc dù bệnh đốm nâu thanh long gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng
suất quả thanh long nhưng cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào cụ thể về
vai trị của vi sinh vật đối kháng bệnh đốm nâu thanh long. Để phòng ngừa tác
hại của bệnh đốm nâu gây ra trên cây thanh long, giảm thiểu tối đa việc sử dụng
hóa chất bảo vệ thực vật, góp phần phát triển biện pháp sinh học trong phòng
chống bệnh hại cây trồng nói chung, cây thanh long nói riêng ở điều kiện Việt
Nam đề tài đã tiến hành: " Bước đầu tuyển chọn một số chủng vi sinh vật ức chế
nấm Neoscytalidium dimidiatum gây bệnh đốm nâu trên cây thanh long”.

1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐÈ TÀI
Xác định được một số vi sinh vật ức chế nấm Neoscytalidium
dimidiatum làm cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu, sản xuất chế

phẩm vi sinh vật phòng trừ bệnh.

2


1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
-

Cung cấp số liệu, thông tin làm cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo

về kiểm soát bệnh đốm nâu cây thanh long bằng các tác nhân vi sinh vật.
-

Xác định được những chủng vi sinh vật đối kháng với tác nhân gây bệnh

đốm nâu cây thanh long, mở ra triển vọng phát triển kiểm soát sinh học bệnh
đốm nâu trong sản xuất. Đóng góp vào lý luận và thực tiễn về khả năng sử dụng
vi
sinh vật đối kháng như một tác nhân sinh học trong công tác bảo vệ
thực vật.

Góp phần vào định hướng cho việc nghiên cứu, phát triển các
sản phẩm sinh học sử dụng trong việc hạn chế bệnh đốm nâu gây
ra trên cây thanh long nói riêng và cây trồng nói chung.
1.4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: vi sinh vật đối kháng nấm
Neoscytalidium dimidiatum.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu cơ bản trong phịng thí
nghiệm, thí nghiệm nhà lưới.
Địa điểm nghiên cứu: thực hiện tại Bộ môn Sinh học Môi

trường - Viện Môi trường Nông nghiệp.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Cây trồng nói chung, thanh long nói riêng bị nhiều lồi vi sinh vật
gây hại. Vi sinh vật gây hại xâm nhập vào cây và gây nên rối loạn sinh
lý ở cây, làm cây bị huỷ hoại từng phần hoặc gây nên ảnh hưởng toàn
bộ cây, làm cây giảm năng suất hoặc chết khơng cho thu hoạch.
Neoscytalidium dimidiatum là lồi nấm có phạm vi phân bố và có nhiều ký
chủ: xồi, cây có múi, thanh long và nhiều cây trồng khác. Trong năm 2011, Bộ
môn Bảo vệ thực vật, Viện Cây ăn quả miền Nam đã giám định một số mẫu bệnh
đốm nâu trên cành thanh long do Chi cục BVTV Bình Thuận gửi đến.

Qua kết quả phân lập và giám định mẫu bệnh đã xác định tác
nhân gây bệnh đốm nâu trên thanh long là do nấm Neoscytalidium
dimidiatum gây ra. Kết quả cũng tương tự đối với những mẫu bệnh
trên cành và trái thanh long ở Long An và Tiền Giang.
Trước đây Neoscytalidium dimidiatum có nhiều tên gọi khác nhau như:
Fusicoccum

dimidiatum,

Scytalidium

dimidiatum,


Scytalidium

lignicola,

Hendersonula toruloidea... Vi sinh vật đối kháng là một hoặc một nhóm các vi sinh
vật có quan hệ đối kháng với một hoặc một nhóm vi sinh vật khác. Đó là mối quan hệ
tương tác giữa các vi sinh vật trong cùng mơi trường sống, một hoặc một nhóm vi
sinh vật này bị một hoặc một nhóm vi sinh vật khác kìm hãm sự phát triển hoặc bị
tiêu diệt thơng qua các sản phẩm trao đổi chất độc hại của chúng như chất kháng
sinh, axit hữu cơ, enzym, các chất ức chế có tác động kìm hãm phản ứng trao đổi
chất... hoặc sự cạnh tranh về nơi cư trú, về chất dinh dưỡng.

Sử dụng các vi sinh vật đối kháng là một trong những hướng chính của
biện pháp sinh học trừ bệnh hại cây trồng, Trong tự nhiên, hiện tượng đối
kháng nhau rất phổ biến ở các vi sinh vật đất. Vi sinh vật đối kháng là nhóm
vi sinh vật rất quan trọng của hệ vi sinh vật đất. Chúng là những yếu tố sinh
thái mạnh quyết định sự hình thành và phát triển hệ vi sinh vật ở vùng rễ cây
trong đất. Vi sinh vật đối kháng vùng rễ được coi như vùng đệm vi sinh vật
bảo vệ cây trồng chống lại tác động của nguồn bệnh (Onkar và cs., 1995).
Dựa vào các phương pháp truyền thống và phương pháp hiện đại, đề tài đã tiến
hành nhận dạng, giám định vi sinh vật đối kháng với tác nhân gây bệnh đốm nâu.

4


2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CÂY THANH
LONG
Cây thanh long (Hylocereus spp.), còn gọi là Pitahaya, thuộc họ xương
rồng leo (Cactaceae), có nguồn gốc từ vùng bán sa mạc, nhiệt đới nóng Châu
Mỹ la tin (Crane và Balerdi, 2005). Nhiều lồi thanh long được tìm thấy tại

Mexico, Colombia, CostaRica và Nicaragoa. Cây thanh long được người Pháp
trồng tại Việt nam từ khoảng ít nhất 100 năm nay (Luders và McMahon, 2006).
Cây còn được trồng ở vùng sa mạc Isarael, phía Bắc Teritory và một số vùng
bang Queensland, Úc. Cây thanh long thường được trồng tại các vùng đất
khô, đặc biệt những vùng đất giàu dinh dưỡng hữu cơ. Hiện nay, cây thanh
long được trồng nhiều tại các vùng nhiệt đới và rất nổi tiếng tại các nước
vùng Đông Nam Á, đặc biệt là Việt nam, nước có thị trường xuất khẩu thanh
long lớn so với các nước khác trong vùng. Một số nước khác trồng thanh
long như Đài Loan, Thái Lan, Phillippines, Sri lanka và Malaysia.
Theo Obregon (1996), thanh long (Hylocereus undatus) có 2 loại là loại có vỏ
đỏ, ruột trắng và loại có vỏ đỏ, ruột đỏ được trồng phổ biến ở Nicaragua và
Guatemala, có thị trường lớn ở châu Á, châu Âu và châu Mỹ. Quả thanh long
ruột đỏ có màu đỏ sáng hấp dẫn ở vỏ và thịt quả, có trọng lượng quả trung
bình 400-450g. Bên cạnh sử dụng ăn tươi, thanh long ruột đỏ còn được sử
dụng trong chế biến nước quả, rượu trái cây, kẹo, mứt... Gần đây, thanh long
ruột đỏ đang được nghiên cứu để phân lập phẩm màu từ thịt quả làm chất
liệu màu trong thực phẩm. Theo Mizrahi et al. (1997), trên thế giới thanh long
thường được trồng thương phẩm với các loại khác nhau là: thanh long ruột
trắng (Hylocereus undatus) và thanh long ruột đỏ hay tím (H. costaricensis)
được trồng ở Nicaragua và Guatemala và thanh long ruột đỏ (H. polyrhizus)
được trồng ở Israel. Giống thanh long vàng (H. undatus) được trồng ở
Mexico và châu Mỹ Latin và một giống thanh long vàng khác (Selenicereus
magalani) nguồn gốc Trung và Nam Mỹ, được trồng với diện tích giới hạn tại
Colombia, quả được xuất khẩu sang châu Âu và Canada. Thanh long ruột đỏ
chứa nhiều chất vi lượng và gần đây được nhiều người tiêu dùng quan tâm
do quả thanh long ruột đỏ có thể là nguồn có giá trị trong chống oxi hóa và
tác nhân chống bệnh ung thư. Kết quả nghiên cứu của Li-chen Wu et al.
(2005), đã cho thấy rằng vỏ và thịt quả của thanh long ruột đỏ giàu
polyphenol và là nguồn tốt chống oxi hóa. Hiện nay trên thế giới có hơn 80
quốc gia thực hiện GAP cho riêng mình trên nền tảng cơ bản của GlobalGAP.


5


Cây thanh long được du nhập và trồng ở nước ta từ hơn 100
năm nay (Luders và McMahon, 2006). Ở Việt nam, thanh long được
trồng chủ yếu tại Bình Thuận, Long An và Tiền Giang. Bên cạnh đó
có một số tỉnh bắt đầu phát triển thanh long như Đồng Nai..
Theo số liệu của Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng
thơn, tính đến cuối năm 2011 diện tích sản xuất thanh long trên cả
nước là 23.000 ha với sản lượng ước đạt 468.300 tấn.
Trước đây, thanh long chủ yếu sản xuất ở 03 tỉnh (Bình Thuận, Tiền
Giang và Long An) và chủ yếu trồng giống thanh long ruột trắng. Tuy nhiên,
trước hiệu quả kinh tế của cây thanh long, nhiều địa phương trong cả nước
đã và đang phát triển thanh long và chủ yếu là sản xuất thanh long ruột đỏ
(do thanh long ruột đỏ có giá cao gấp 2 - 3 lần thanh long ruột trắng). Cụ thể:
Tại vùng Nam Bộ: Bình Thuận đứng đầu cả nước về diện tích, năng suất
và sản lượng thanh long (18.616 ha, sản lượng gần 400.000 tấn). Tiền Giang
đang có 2.200 ha thanh long, quy hoạch đến 2015 đạt 4.600 ha; Long An hiện có
1.200 ha, quy hoạch đến 2015 đạt 1.800 ha; một số tỉnh khác như Vĩnh Long,
Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu,… cũng đang sản xuất thanh long;

Tại Miền Bắc: tỉnh Quảng Ninh trồng trên 100 ha, Vĩnh Phúc có
54 ha, Thanh Hóa trên 9 ha, Yên Bái trên 6 ha, Lạng Sơn khoảng 6
ha, Hà Nội khoảng 30 ha, Hịa Bình khoảng 1,8 ha…;
Ngoài ra, một số tỉnh duyên hải Nam Trung bộ và Tây nguyên
cũng phát triển thanh long; có thể nói cây thanh long có mặt ở hầu
hết các địa phương trong cả nước.
Một vài năm gần đây, cây thanh long đã trở thành cây ăn trái có giá trị. Theo
đánh giá của cơng ty T&C thì Việt Nam là nước có diện tích và sản lượng Thanh

Long lớn nhất Châu Á và cũng là nước xuất khẩu thanh long hàng đầu thế giới. Số
liệu Bảng 1 cho thấy năm 2014, Việt Nam có 35.665 ha diện tích trồng thanh long với
tổng sản lượng đạt khoảng 614.246 tấn. Thanh long hiện đang được trồng trên 32
tỉnh/thành phố, nhưng phát triển mạnh thành các vùng chuyên canh quy mô lớn tập
trung ở các tỉnh như Bình Thuận (BT), Tiền Giang và Long An (Vinafruits, 2014). Diện
tích thanh long của ba tỉnh này chiếm 93% tổng diện tích và 95% sản lượng của cả
nước (Bảng 1.1); phần diện tích thanh long cịn lại phân bố ở một số tỉnh Miền Nam
như Vĩnh Long, Trà Vinh, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu và một số tỉnh Miền Bắc.
Trong đó, Bình Thuận là nơi có diện tích và

6


sản lượng thanh long lớn nhất chiếm 65,1% diện tích và 70% sản lượng
cả nước; kế đến là Long An (chiếm 16,6% diện tích và 12,8% sản lượng)
và đứng thứ ba là Tiền Giang (chiếm 11,4% diện tích và 12,2% sản lượng).

Bảng 2.1. Diện tích, sản lượng thanh long của Việt Nam và 3 tỉnh Có
diện tích thanh long lớn năm 2014
Địa phương
Việt Nam
Bình Thuận
Long An
Tiền Giang
Trái cây Việt Nam nói chung và thanh long nói riêng được xuất
khẩu sang khoảng 40 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau. Kim ngạch
xuất khẩu chính ngạch của trái cây tươi nói chung của Việt Nam là 307
triệu USD, trong đó thanh long chiếm 61,4%. Ngoài các thị trường truyền
thống xuất khẩu thanh long như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia,
Malaysia, Hà Lan và Đài Loan; thanh long còn được xuất sang các thị

trường khó tính như Mỹ, Ý, Nhật, Singapore và đang thâm nhập một số thị
trường mới như Ấn Độ, New Zealand, Úc và Chi Lê (VinaFruit, 2013).
Đối với giống thanh long, ở nước ta hầu hết là thanh long ruột trắng, một
số diện tích đang phát triển thanh long ruột đỏ có nguồn từ Thái Lan, Đài Loan…

Thanh long ruột trắng là trái cây có thế mạnh của Việt Nam vì Việt
Nam hiện là một trong nước có diện tích trồng lớn nhất ở Châu Á và
chúng ta có nhiều kinh nghiệm về kỹ thuật trồng. Thanh long được xuất
khẩu sang thị trường châu Á, Âu và Bắc Mỹ. Trong đó thị trường Châu Á
chiếm tỷ lệ quan trọng nhất. Đài Loan, Singapore, Trung Quốc, Hồng Kông
là những thị trường quan trọng nhất ở châu Á. Thị trường châu Âu là nơi
thanh long chịu sự cạnh tranh từ thanh long ruột đỏ đến từ Nam Mỹ và
một số nơi khác. Đây là thị trường truyền thống của thanh long ruột đỏ.

2.3. BỆNH HẠI THANH LONG
Cây thanh long thường bị các lồi VSV tấn cơng và gây hại. Các nghiên cứu
cho thấy phần thân giả non của cây thường bị các loài vi khuẩn và nấm gây hại.

7


Quả thanh long thường bị nấm xâm nhiễm và gây hại cả ở giai đoạn vườn
sản xuất và sau thu hoạch và là vấn đề về thương phẩm đối với người
trồng thanh long. Trên thân giả thanh long thường ghi nhận bệnh vi khuẩn
do Erwinia spp.,các bệnh nấm do Phomopsis sp., Pestalotiopsis sp.,
Cladosporium

sp.,

Fusarium


spp.,

Colletotrichum

gloeosporioides,

Botryosphaeria sp., và Curvularia spp. gây ra. Trên quả thanh long ngoài
vườn sản xuất thường ghi nhận sự gây hại của các loài nấm như
Collectotrichum gloeosporioides, Curvularia spp. và ở giai đoạn sau thu
hoạch các loài nấm như Collectotrichum, Curvularia và Fusarium gây hại.`
Các nhà khoa học trên thế giới đã cho thấy cây thanh long ruột đỏ và ruột vàng
bị nhiều loại VSV ký sinh, tấn công và gây hại. Các nghiên cứu từ lâu đã xác định
rằng một số loài nấm gây một số bệnh cho thanh long như Alternaria sp., Ascochyta
sp., Aspergillus sp., Bipolaris cactivora, Botryosphaeria dothidae, Capnodium sp.,
Colletotrichum gloeosporioides, Dothiorella sp., Fusarium sp., Gloeosporium
agaves, Macssonina agaves, Phytophthora sp., và Sphaceloma sp. (FAO, 2004; Sijam
và cộng sự, 2008; Paull, 2007; Taba et al., 2006, 2007) . Tại Peninsular, Malaysia, một
số nấm như Bipolaris sp., Botryosphaeria sp., C. gloeosporoides và Monilinia sp., đã
tấn công và gây các bệnh thối thân và quả, đốm nâu, thán thư và thối nâu quả thanh
long, gây thiệt hại từ 15 đến 30% năng suất và chất lượng thương phẩm (Masyahit et
al., 2008, 2009) . Các kiến thức cơ bản về sinh học của tác nhân gây bệnh như sự
sinh trưởng, phát triển liên quan đến các yếu tố môi trường rất hữu ích trong sự
phát triển chiến lược bền vững quản lý dịch hại (Xu et al., 2001) . Việc biết được
chính xác các điều kiện mơi trường khi VSV xâm nhiễm và phát triển thành dịch hại
là rất cần thiết để xác định rõ thời gian phun thuốc phòng trừ bệnh và tiến hành các
phương pháp khác nhau để phòng trừ bệnh (Percich et al., 1997. Masayahit et al.
(2009) cho rằng các loài nấm Bipolaris sp., Botryosphaeria sp., C. gloeosporoides và
0


Monilinia sp. bị hạn chế phát triển và gây hại khi nhiệt độ ở 35 C, pH ≤ 4 hoặc ≥ 10.
Ở nồng độ muối 100 ppm, nấm Bipolaris sp. gây bệnh thối thân và thối quả không
thể phát triển sau 4 đến 6 ngày thí nghiệm. Trong điều kiện phịng thí nghiệm, vi
khuẩn Bukholderia multivoral có tác dụng hạn chế sự sinh trưởng của nấm Bipolaris
sp., Botryosphaeria sp., C. gloeosporoides, trong khi nấm Monilinia sp. bị hạn chế do
vi khuẩn B. multivoral và B. cepacia. Những kết quả này giúp cho việc kết hợp các
yếu tố môi trường có thay đổi sẽ hạn chế được tác hại của bệnh trên vườn sản xuất
và trong bảo quản quả thanh long sau thu hoạch.

8


2.3.1. Bệnh thán thư
Đây là một trong những bệnh gây thiệt hại đáng kể cho sản xuất
thanh long trên thế giới. Bệnh do nấm Colletotrichum gloesoporiodes gây
ra. Vết bệnh ban đầu màu nâu đỏ, xuất hiện ở những chỗ có gai trên trục
thân giả. Bệnh tấn công và gây hại cả trên quả. Vào mùa mưa ẩm, bệnh
phát sinh và gây hại nặng. Có thể sử dụng thuốc hóa học mancozeb hoặc
naneb để phòng trừ bệnh. Bệnh thán thư bắt đầu xuất hiện và gây hại cho
sản xuất thanh long tại Florida, Mỹ vào năm 2004. (Aarol và Randy, 2006).
Masyahit et al. (2009), Awang et al. (2010) cho rằng nấm Colletotrichum
gloesoporiodes gây bệnh thán thư cả ở giai đoạn sản xuất và sau thu hoạch là
một trong những đối tượng nguy hiểm nhất đối với sản xuất thanh long. Các
biện pháp truyền thống thường được sử dụng để hạn chế bệnh thán thư là sử
dụng thuốc hóa học. Các thí nghiệm xử lý CaCl2 tại giai đoạn trước thu hoạch đã
được tiến hành để phòng trừ bệnh thán thư trên quả anh đào ngọt (Ippolito et al.,
2005), đào (Elmer et al., 2007), lê (Mouni et al.). Ca có ảnh hưởng rõ rệt trong việc
hạn chế sự phát triển của một số bệnh do nấm gây ra trên các loại cây ăn quả
(Raqeeb et al., 2009). Ca đóng vai trị quan trọng trong q trình biến đổi sinh lý
và sinh hóa trong cây, là yếu tố dinh dưỡng đa lượng cần thiết đối với cây trồng

để hồn thành chu trình hình thành và chín quả (Hepler, 2005). Fallahi et al. (1997
EC) cho rằng quả khi bị thiếu hàm lượng Ca thường dễ bị tấn công bởi dịch hại.
Xử lý Ca cho quả sau thu hoạch có tác dụng tốt hạn chế sự xâm nhiễm của nấm
bệnh như nấm Colletotrichum gloeosporiodes gây bệnh thán thư trên đu đủ,
nấm Botryosphaeria dothidae gây bênh trên táo và Monilinia fructicola gây bệnh
trên đào Biggs et al.,1997, 2004). Yahya et al. (2011) cho rằng ngâm quả thanh
long trong dung dịch CaCl2 ở các nồng độ 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4% trong 30 phút có
tác dụng hạn chế sự xâm nhiểm và gây hại của nấm C. gloeosporioides và tăng
độ chắc quả so với đối chứng khi ngâm quả trong dung dịch khơng có CaCl2.

2.3.2. Bệnh thối thân, thối quả
Đây cũng là một trong những bệnh nguy hiểm cho các vùng trồng thanh
long trên thế giới. Trong nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh này do vi khuẩn
Xanthomonas campestris gây ra. Masyahit et al.(2009) còn xác định được vi
khuẩn Enterobacter cloacae là tác nhân gây bệnh thối mềm thân và quả thanh
long. Tuy nhiên theo các nhà khoa học Đài loan, bệnh thối thân, thối trái do 2 loài
VSV ký sinh và gây hại là nấm Fusarium oxysporum và vi khuẩn Pantoea sp. Ở
Malaysia, bệnh thối thân lại do vi khuẩn Erwinia caratovora gây ra.Vết

9


bệnh ban đầu thường xuất hiện ở những chỗ cây bị chấn thương có thể do cơn
trùng hoặc do bệnh thán thư gây ra. Khi xâm nhiễm, vi khuẩn sẽ làm biến màu
mô cây sang màu vàng, chỗ mô bị bệnh thường xốp và có mùi hơi thối. Bệnh
tiếp tục tấn cơng gây hại làm tồn bộ phần thân giả của cây biến màu vàng, mềm
và thối dọc theo gân chính của thân giả. Có thể phịng trừ bệnh bằng cách loại
bỏ những bộ phận bị bệnh, phun thuốc hóa học có chứa đồng.

2.3.3. Bệnh virus

Bệnh virus do Cactus virus X (CVX) hại cây thanh long đã được phát
hiện và nghiên cứu lần đầu tiên tại Đài Loan (Liou et al., 2001). CVX thuộc chi
Potexvirus, họ Alphaflexiviridae. CVX truyền qua tiếp xúc cơ học. Thí nghiệm
lây bệnh nhân tạo trên cây chỉ thị cho thấy CVX gây ra các vết chết hoại cục
bộ hoặc những vết đốm vàng trên cây rau muối (Chenopodium amaranticolor
và C. quinoa) và cây cúc bách nhật (Liou et al., 2001). Hiện nay, đã có 2 chuỗi
gene đầy đủ (6.614 bp) của CVX trên cây thanh long được công bố trên ngân
hàng gene (Liou et al., 2004). CVX cũng đã được nghiên cứu trên cây thanh
long ở Brazil vào năm 2008 (Duarte et al., 2008) .

2.3.4. Những nghiên cứu về bệnh đốm nâu hại cây thanh long
Tháng 6 năm 2011, một loại bệnh mới trên thanh long có triệu chứng là
các đốm nhỏ màu nâu đỏ nhạt, dạng đều trên thân được phát hiện tại thành
phố Conghua và Yunfu, tỉnh Quảng Đông, là một trong những tỉnh trồng
nhiều thanh long tại Trung Quốc. Vết bệnh tiếp tục phát triển và hình thành
nên những đốm lớn trên thân. Kết quả phân lập, sử dụng phương pháp sinh
học phân tử để xác định nguyên nhân gây bệnh, lây bệnh trở lại theo nguyên
tắc Koch’s postulates đã chứng minh rằng bệnh mới tại Conghua và Yunfu
do nấm Neoscytalidium dimidiatum gây ra (Lan and He, 2012) .

Nấm Neoscytalidium dimidiatum, còn có các tên khác như
Fusicoccum dimidiatum, Torula dimidiata, Scytalidium dimidiatum,
Hendersonula toruloidea (Crous et al.,2006) .
Hiện nay, trên thế giới có rất ít báo cáo ghi nhận nấm N. dimidiatum tấn
cơng trên cây thanh long. Gần đây, theo báo cáo của Chuang et al. (2012) tại Đài
Loan vào năm 2009-2010 đã bắt đầu xuất hiện bệnh loét (canker) do nấm N.
dimidiatum gây ra trên cả hai loài Hylocereus undatus và H. polyrhizus Britt &
Rose. Kết quả phân lập trên môi trường PDA, quan sát hình thái và sử dụng kỹ
thuật PCR khuếch đại với mồi ITS1 và ITS4 và giải trình tự genne cho kết quả là


10


nấm gây hại đồng hình đến 99% với Neoscytalidium dimidiatum
(Penz.) Crous & Slipper (GenBank Accession No.GQ330903).


Trung Quốc, thanh long (Hylocereus undatus) được trồng phổ biến ở

Quảng Đông, Quảng Tây và Hải Nam. Trong năm 2011, tại thành phố Conghua và
Yunfu, tỉnh Quảng Đông xuất hiện một loại bệnh hại mới trên cành thanh long đã
được ghi nhận với một số đặc điểm như: cành bị bệnh có nhiều đốm trịn nhỏ có
màu nâu nhạt đỏ. Vết bệnh phát triển rất nhanh chóng và gây loét rộng khắp cành.
Triệu chứng bệnh cũng tương tự như trường hợp bệnh loét (N. dimidiatum) đã từng
xảy ra ở Đài Loan. Tương tự, tác nhân gây hại cũng được xác định là do N.
dimidiatum (Penz.) Crous & Slippers gây ra. Kết quả kiểm chứng tác nhân bằng quy
trình Koch cũng cho triệu chứng giống như triệu chứng

ởđiều kiện tự nhiên và đây là trường hợp được ghi nhận đầu tiên tại
Trung Quốc (Lan et al.., 2012) .


Đài Loan, Chuang et al. (2012) ghi nhận, bệnh loét tấn công hầu hết

các vùng trồng thanh long tập trung như Pintung, Chiayi, và Chunghua và lây
lan rất nhanh. Đây cũng là báo cáo ghi nhận đầu tiên bệnh loét tấn công trên
cành thanh long ở Đài Loan. Triệu chứng trên bẹ là những đốm tròn nhỏ màu
trắng, vết bệnh trũng thấp so với bề mặt bẹ, về sau vết bệnh có màu cam và
phát triển gây loét bẹ và có khi gây thối nhũn nếu bị bệnh tấn cơng nặng.


Nấm N. dimidiatum là lồi nấm ký sinh có phân bố địa lý rộng lớn
và có thể gây hại cho nhiều loại cây trồng khác nhau trên thế giới. Nấm
này có thể gây hại trên Albizia lebbeck, Delonix regia, Ficus carica,
Ficus spp., Peltophorum petrocarpum và Thespesia populena ở Oman
(Elshafie and Ba-Omar, 2001); trên Arbutus, Castanea, Citrus, Ficus,
Juglans, Musa, Populus, Prunus, Rhus, Sequoiadendron ở Mỹ (Farr et
al.1989); và trên Mangifera indica ở Niger (Reckhaus, 1987).
Điều kiện bất lợi về thời tiết sẽ tăng khả năng gây bệnh của nấm và các
triệu chứng bệnh thường xuất hiện như héo cành, chết cành, ung thư, chảy gôm
và chết cây (Punithalingam and Waterson 1970; Reckhaus, 1987; Elshafie and
Ba-Omar, 2001). Abdullah et al. (2012) kết luận rằng, cùng với nấm Lasiodiplodia
theobromae, nấm N. dimidiatum là nguyên nhân gây bệnh chết cành nho tại Iraq.
Polizzi et al. (2008) đã điều tra bệnh trên cây cam ghép năm 2008 cho thấy 12%
trong tổng số 1500 cây điều tra bị các bệnh cháy chồi non,

11


ung thư và chảy gôm tại Sicily, Italia. Kết quả giám định cho thấy nấm N.

dimidiatum là nguyên nhân gây các bệnh nói trên.
Mohd et al. (2013) cũng đã ghi nhận bệnh loét cành (canker) đã tấn công
và gây hại thanh long (Hylocereus polyrhizus) ở 10 bang ở Malaysia 2008-2009
với tỷ lệ gây hại 2-42%. Tương tự như ở Đài Loan và Trung Quốc, nấm N.
dimidiatum cũng được chứng minh là tác nhân gây bệnh loét cành thanh long.

Tại việt Nam Bệnh đốm nâu hay còn gọi là đốm trắng thanh long, tắc
kè, bệnh “ma” là những tên gọi khác nhau mà bà con nơng dân trồng thanh
long ở Bình Thuận, Tiền Giang và Long An đặt tên cho một loại dịch hại mới
phát sinh, gây thiệt hại nghiêm trọng và có xu hướng ngày càng lan rộng.

Theo ghi nhận của Viện Cây ăn quả miền Nam thì trên thực tế bệnh này đã
xuất hiện rải rác đầu tiên vào năm 2008 tại Bình Thuận và Tiền Giang và đến
năm 2011 trở lại đây thì bệnh tấn cơng mạnh và lây lan nhanh hơn. Mức độ
bệnh ở các vườn, địa phương khác nhau, dao động từ 20-50%, có những
vườn mất trắng năng suất do quả bị nhiễm bệnh không thể thu hoạch được,
thiệt hại rất lớn cho nhà vườn trồng thanh long.
Theo các nhà vườn trồng thanh long, bệnh này xuất hiện đầu tiên vào
năm 2010, trên một vài vườn với diện tích khơng đáng kể. Do khơng biết ngun
nhân gây bệnh nên mặc dù đã sử dụng thuốc hóa học để phịng trừ nhưng hiệu
quả giảm bệnh khơng đáng kể. Mầm bệnh tiếp tục lây lan và bùng phát. Xã Hàm
Hiệp hiện có 1.300 ha thanh long, trong đó có khoảng 20% diện tích phát hiện
bệnh đốm trắng. Một hộ dân ở thôn Đại Lộc, xã Hàm Hiệp cho biết “có 450 trụ
thanh long chuẩn bị thu hoạch trái chín nghịch vụ, nhưng hầu hết trái thanh long
đều bị bệnh, đây là lần thứ hai trong vườn ông xuất hiện bệnh này, trước đó đã
xảy ra một lần, do hình dạng bên ngồi trái thanh long xấu nên khơng thể bán
được, phải chặt bỏ.”. Một hộ khác có 500 trụ thanh long, nhưng do quả bị bệnh
đốm nâu làm trái bị thối, phải bán với giá rất rẻ. Mặc dù đã phun thuốc định kỳ 710 ngày/lần nhưng không thể khắc phục được bệnh, giá bán thu được không bù
đắp được chi phí về bảo vệ thực vật. Tương tự, vườn thanh long của một hộ dân
ở khu phố Lâm Giáo, thị trấn Ma Lâm cũng bị "dính" bệnh đốm nâu. Chủ vườn
cho biết "Gia đình có 300 trụ thanh long. Cách đây 2 tháng, bệnh nấm hại cành
chỉ xuất hiện có vài trụ nên khơng chú ý, nay hầu như lan rộng cả vườn. Dù đã
đầu tư cả máy phun xịt, mua các loại thuốc đặc trị bệnh nấm, phun nhiều lần
nhưng không cứu vãn nổi".Hiện tại, dịch bệnh đang lây lan với tốc độ nhanh,
người dân đã thử dùng nhiều loại thuốc nhưng bệnh dịch không giảm.

12


×