Tải bản đầy đủ (.docx) (115 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất để thực hiện một số dự án trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 115 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN NGỌC NGHĨA

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ
VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT
ĐỂ THỰC HIỆN MỘT SỐ DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH

Ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

8850103

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Đào Châu Thu

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được
cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong Luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 26 tháng 9 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Ngọc Nghĩa



i


LỜI CÁM ƠN
Trong thời gian thực hiện Luận văn này tơi đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt
tình, chu đáo từ các thầy cô giáo, sự ủng hộ giúp đỡ của người thân, bạn bè đồng
nghiệp. Nhân dịp này, trước hết tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Đào Châu Thu đã
trực tiếp giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự góp ý chân thành của các thầy, cơ giáo
khoa Quản lý đất đai - Trường học viện nông nghiệp Việt Nam.
Tơi xin chân thành cảm ơn Phịng Tài ngun và Môi trường huyện Thuận
Thành, tỉnh Bắc Ninh và các đơn vị liên quan đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong q trình
hồn thiện luận văn.
Tơi xin cảm ơn những người thân trong gia đình ban bè, đồng nghiệp đã khích
lệ và tạo điều kiện tốt nhất để tơi hồn thành Luận văn.
Một lần nữa xin cảm ơn!
Hà Nội, ngày 26 tháng 9 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Ngọc Nghĩa

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................... i
Lời cám ơn.................................................................................................................................. ii
Mục lục....................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.............................................................................................................. vi

Danh mục bảng........................................................................................................................ vii
Danh mục biểu và hình.......................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn.................................................................................................................... ix
Thesis abstract........................................................................................................................... xi
Phần 1. Mở đầu........................................................................................................................ 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu........................................................................................................................ 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 2

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học................................................................. 2

Phần 2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.......................................................................... 3
2.1.

Cơ sở lý luận của công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.............................. 3

2.1.1.

Sự cần thiết của cơng tác bồi thường, giải phóng mặt bằng................................ 3


2.1.2.

Đặc điểm và những yếu tố tác động đến công tác bồi thường, giải phóng
mặt bằng....................................................................................................................... 4

2.2.

Cơ sở pháp lý và nguyên tắc chung của bồi thường, hổ trợ khi nhà nước
thu hồi đất.................................................................................................................... 6

2.2.1.

Cơ sở pháp lý của bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi

đất.................................................................................................................................. 6
2.2.2.

Nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu
hồi đất......................................................................................................................... 13

2.3.

Những nội dung cơ bản của chính sách thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ
theo pháp luật hiện hành.......................................................................................... 18

2.3.1.

Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng đối với trường hợp nhà nước
thu hồi đất.................................................................................................................. 21


2.3.2.

Bồi thường đất........................................................................................................... 22

2.3.3.

Bồi thường về tài sản, về sản xuất kinh doanh và hỗ trợ khi thu hồi đất .........24

iii


2.3.4.

Một số kết quả trong việc thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng ở
Việt Nam

2.4.

28

Những kinh nghiệm rút ra trong q trình thực hiện bồi thường, giải
phóng mặt bằng

30

2.4.1.

Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới.......................................................... 30

2.4.2.


Kinh nghiệm từ thực tế công tác bồi thường, GPMB tại Việt Nam.................. 36

2.4.3.

Nhận xét, đánh giá.................................................................................................... 38

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu.............................................................. 40
3.1.

Nội dung nghiên cứu................................................................................................ 40

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Thuận Thành ............................. 40

3.1.2.

Tình hình quản lý và sử dụng đất của huyện Thuận Thành............................... 40

3.1.3.

Đánh giá công tác thu hồi đất, bồi thường, GPMB của một số dự án ..............40

3.1.4.

Ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến người dân................................................... 41

3.1.5.


Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ thu hồi đất phục vụ cho

mục tiêu phát triển chung của huyện Thuận Thành.

40

3.2.

Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 40

3.2.1.

Phương pháp thu thập, tài liệu, số liệu thứ cấp .................................................... 40

3.2.2.

Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Theo phiếu điều tra phỏng vấn ............41

3.2.3.

Phương pháp thống kê, phân tích, xử lý số liệu và tổng hợp số liệu ................ 40

3.2.4.

Phương pháp so sánh................................................................................................ 41

Phần 4. Kết quả nghiên cứu................................................................................................ 43
4.1.

Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội...................................................................... 43


4.1.1.

Điều kiện tự nhiên..................................................................................................... 43

4.1.2.

Các nguồn tài nguyên............................................................................................... 46

4.1.3.

Điều kiện kinh tế - xã hội......................................................................................... 49

4.2.

Hiện trạng quản lý và sử dụng đất.......................................................................... 51

4.2.1.

Tình hình quản lý đất đai năm 2017 của huyện Thuận Thành........................... 51

4.2.2.

Hiện trạng sử dụng đất............................................................................................. 52

4.2.3.

Tình hình thu hồi đất và GPMB............................................................................. 54

4.3.


Đánh giá kết quả thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường thiệt hại và
hỗ trợ hai dự án

4.3.1.

55

Những căn cứ pháp lý liên quan đến hai dự án.................................................... 55

iv


4.3.2.

Vị trí, quy mơ, tính chất của hai dự án.................................................................. 57

4.3.3.

Công tác bồi thường, hỗ trợ của 02 dự án............................................................. 61

4.3.4.

Đánh giá kết quả thực hiện bồi thường, hỗ trợ của hai dự án ............................ 68

4.4.

Ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến người dân................................................... 80

4.5.


Những giải pháp góp phần đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt

bằng

83

4.5.1.

Hồn thiện chính sách pháp luật về đất đai........................................................... 83

4.5.2.

Về cơng tác bồi thường, hỗ trợ............................................................................... 84

4.5.3.

Tăng cường vai trò cộng đồng trong việc tham gia công tác GPMB ...............85

4.5.4.

Nâng cao năng lực cán bộ và hiệu quả làm việc của Hội đồng bồi thường,

hỗ trợ và tái định cư

86

Phần 5. Kết luận và kiến nghị............................................................................................. 88
5.1.


Kết luận....................................................................................................................... 88

5.2.

Kiến nghị.................................................................................................................... 89

Tài liệu tham khảo................................................................................................................... 90

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ADB

Ngân hàng phát triển Châu Á

BTC

Bộ Tài chính

BNNPTNT

Bộ Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn

BTNMT


Bộ Tài ngun và Mơi trường

BT

Bồi thường

CP

Chính phủ

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa

DA

Dự án

HĐND

Hội đồng nhân dân

HĐBT

Hội đồng bộ trưởng

HT

Hỗ trợ


HTX

Hợp tác xã

GPMB

Giải phóng mặt bằng

GCN

Giấy chứng nhận

NN

Nghề nghiệp



Nghị định

QHSDĐ

Quy hoạch sử dụng đất



Quyết định

TĐC


Tái định cư

TTg

Thủ tướng

TTLB

Thông tư liên bộ

TL

Tỉnh lộ

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

XDCB

Xây dựng cơ bản

UBND

Uỷ ban nhân dân

WB

Ngân hàng thế giới


vi


DANH MỤC BẢNG
0

Bảng 4.1.
Bảng 4.2.

Nhiệt độ khơng khí ( C) trung bình năm 2017............................................. 44
Tổng số giờ nắng trung bình tháng năm 2017.............................................. 45

Bảng 4.3.

Độ ẩm tương đối trung bình tháng năm 2017............................................... 45

Bảng 4.4.

Lượng mưa trung bình tháng, năm 2017....................................................... 46

Bảng 4.5.

Dân số trên địa bàn huyện năm 2017............................................................. 49

Bảng 4.6.

Hiện trạng ngành nông nghiệp huyện Thuận Thành.................................... 50

Bảng 4.7.


Hiện trạng sử dụng đất huyện Thuận Thành tính đến 31/12/2017 ............53

Bảng 4.8.

Tổng hợp diện tích đất thu hồi dự án số 1..................................................... 58

Bảng 4.9.

Quy hoạch sử dụng đất dự án số 1.................................................................. 59

Bảng 4.10. Tổng hợp diện tích đất thu hồi dự án số 2...................................................... 60
Bảng 4.11. Kết quả bồi thường thiệt hại về đất của dự án 1............................................ 63
Bảng 4.12. Kết quả bồi thường thiệt hại về đất của dự án 2............................................ 64
Bảng 4.13. Tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ của dự án 1............................................... 66
Bảng 4.14. Tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ của dự án 2............................................... 67
Bảng 4.15. Những trường hợp diện tích đo đạc đất nơng nghiệp nhỏ hơn diện
tích trên GCN QSDĐ u cầu xác định lại

70

Bảng 4.16. Những trường hợp đề nghị bồi thường đất ở với đơn giá cao hơn đơn
giá mà UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt

72

Bảng 4.17. Những trường hợp diện tích đo đạc đất ở nhỏ diện tích trên GCN
QSDĐ yêu cầu xác định lại của dự án cải tạo nâng cấp Quốc lộ 38
đoạn qua huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh 73
Bảng 4.18. Trình độ văn hóa, độ tuổi, ngành nghề của số hộ điều tra ........................... 81
Bảng 4.19. Kế hoạch sử dụng tiền bồi thường của hộ dân sau khi thu hồi đất

sản xuất............................................................................................................... 82

vii


DANH MỤC BIỂU VÀ HÌNH
Hình 4.1. Sơ đồ vị trí huyện Thuận Thành.......................................................................... 43
Biểu: 4.1. Biểu cơ cấu các loại đất chính năm 2017 của huyện Thuận Thành ..............52
Hình 4.2. Bản đồ trích đo hiện trạng khu đất thực hiện dự án số 1 ................................. 58
Hình 4.3. Bản đồ trích đo hiện trạng khu đất thực hiện dự án số 2 ................................. 61

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Ngọc Nghĩa
Tên luận văn: Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu
hồi đất để thực hiện một số dự án trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
Ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 8850103

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam (VNUA)
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất
để thực hiện một số dự án trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh thông qua
02 dự án : Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở và dịch vụ lô số 5,6,7 tại thị trấn Hồ và
Dự án cải tạo, nâng cấp đường quốc lộ số 38 đoạn qua địa bàn huyện Thuận Thành,
tỉnh Bắc Ninh nối QL1 đến QL5.
Đề xuất giải pháp nhằm góp phần hồn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và

tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và nâng cao đời sơng, việc làm của người dân có
đất thu hồi.
Nội dung và Phương pháp nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội huyện Thuận Thành,
Công tác thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng một số dự án trên địa bàn huyện
Thuận Thành và đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng từ đó đưa ra những
giải pháp nhằm góp phần hồn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi
nhà nước thu hồi đất và nâng cao đời sơng, việc làm của người dân có đất thu hồi.
Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, điều tra phỏng vấn bằng phiếu
điều tra, thống kê, phân tích, xử lý số liệu và tổng hợp số liệu, so sánh tương quan
Kết quả chính và kết luận
Kết quả chính
-

Một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Thuận Thành.

Tình hình thu hồi đất, bồi thường hỗ trơ tái định cư trên địa bàn huyện Thuận
Thành. Trong thời gian qua UBND tỉnh Bắc Ninh nói chung và UBND huyện Thuận
Thành nòi riêng đã quan tâm, tập trung chỉ đạo cơng tác bồi thường, giải phóng mặt
bằng tạo điều kiện thuận lợi để chủ dự án thực hiện dự án góp phấn thúc đẩy phát triển

ix


kinh tế - xã hội của huyện Thuận Thành. Trong năm 2017 huyện Thuận Thành được
UBND tỉnh Bắc ninh phê duyệt kế hoạch sử dụng đất với 70 dự án, diện tích 250,86
ha và phê duyệt bổ sung 20 dự án với diện tích 113,89 ha, trong đó có 38 dự án đất ở
(đã hoàn thành xong 12 dự án với tổng diện tích 62,43 ha), 52 dự án xây dựng cơng

trình cơng cộng, sản xuất kinh doanh, dịch vụ (đã hồn thành xong 17 dự án, với tổng
diện tích: 96,08 ha).
Đánh giá kết quả thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ đối với 02
dự án Đầu tư xây dựng khu nhà ở và dịch vụ lô số 5,6,7 thị trấn Hồ và Dự án cải tạo,
nâng cấp quốc lộ số 38 đoạn qua huyện Thuận Thành, nối QL1 và QL5 được thực hiện
đúng trình tự và đã thực hiện xong phương án bồi thường đã được phê duyệt.
Kết luận
-

Việc thu hồi đất để thực hiện các dự án trên địa bàn huyện Thuận Thành đã được

tổ chức thực hiện đúng trình tự. Cơng tác bồi thường, GPMB được UBND huyện quan
tâm chỉ đạo nhưng một số dự án chưa hoàn thành theo đúng tiến độ và kế hoạch sử dụng
đất đề ra. Một số dự án qua nhiều năm còn vướng mắc chưa được giải quyết xong..

-

Đất nơng nghiệp là đối tượng chính của các dự án thu hồi, bồi thường, GPMB

ở huyện Thuận Thành, đa số các dự án có thu hồi đất phi nơng nghiệp (đất ở) đều chưa
hồn thiện, do chưa bố trí được khu đất tái định cư cho các hộ gia đình có đất thu hồi
và hộ dân khơng đồng thuận với phương án bồi thường đã được phê duyệt. phần diện
tích đất ở chưa được lập phương án bồi thường cụ thể.
Đối với 2 dự án nghiên cứu áp dụng cách tính bồi thường, hỗ trợ theo Nghị
định 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ, Quyết định số 528/2014/QĐUBND ngày 22/12/2014 của UBND tỉnh Bắc Ninh và các văn bản hướng dẫn thị
hành. Dự án số 1 tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ (làm tròn) là 45 tỷ 192 triệu đồng,
trong đó tiền bồi thường về đất là 7 tỷ 284 triệu đồng. Dự án 2 tổng kinh phí bồi
thường, hỗ trợ (làm tròn) là 22 tỷ 518 triệu đồng, trong đó bồi thường về đất là 12 tỷ
653 triệu đồng. Phương án đã lập của 2 dự án đến nay đã thực hiện xong được người
dân chấp thuận nhận tiền và bàn giao đất để thực hiện dự án.


x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Ngoc Nghia
Thesis title: Assessment of compensation, support and resettlement when land is recovered by
the state to implement some projects in Thuan Thanh district, Bac Ninh province.

Major: Land Management

Code: 8850103

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Evaluation of compensation, support and resettlement when the State
recovers land for the implementation of a number of projects in Thuan Thanh district,
Bac Ninh province, approving two projects: housing and services lot No. 5,6,7 in the
town of Ho and the project of improving and upgrading Highway 38 through Thuan
Thanh district, Bac Ninh province linking Highway 1 to Highway 5.
Suggest solutions to improve the policy of compensation, support and
resettlement when the state recovers land and improve the life and employment of
people with land recovered.
Materials anh Methods
Materials
Research on natural and socio-economic conditions in Thuan Thanh district, land
acquisition, compensation for ground clearance of some projects in Thuan Thanh
district and evaluation of compensation and liberation The solution is to improve the
policy of compensation, support and resettlement when the state recovers land and
improve the lives of the people and land of the land.

Methods.
Using the method of secondary data collection, questionnaire survey,
statistics, analysis, data processing and data synthesis, correlation analysis.
Main findings anh conclusions.
Main findings
Some characteristics of natural and socio-economic conditions in Thuan
Thanh district.
-

Situation of land acquisition, compensation for resettlement in Thuan Thanh

district. In recent years, the Bac Ninh People's Committee in general and the People's
Committee of Thuan Thanh district have paid attention to concentrating on directing the

xi


compensation and ground clearance to create favorable conditions for the project
owners to implement the project. To promote the socio-economic development of
Thuan Thanh district. In 2017 Thuan Thanh district approved the land use plan with
70 projects, 250.86 ha area and approved additional 20 projects with an area of 113.89
ha, of which 38 projects 12 projects with total area of 62.43 ha, 52 projects for
construction of public works, production, business and services (17 projects have been
completed, totaling area: 96.08 ha).
Evaluation of the results of land recovery, compensation and support for two
projects on investment in the construction of residential and service areas of lot No.
5,6,7 of Ho and the project of improvement National Highway No. 38 through Thuan
Thanh district, connecting Highway 1 and Highway 5 are strictly followed and
completed the compensation plan has been approved.
Conclusions.

-

The land acquisition for the implementation of projects in Thuan Thanh district has

been implemented in strict accordance with the order. Compensation and site clearance have
been directed by the DPC, but some projects have not been completed in accordance with the
schedule and land use plan. Some projects have not been solved for many years.

Agricultural land is the main object of the projects of land acquisition,
compensation and land clearance in Thuan Thanh district. Most of the projects that
have non-agricultural land (residential land) are not completed. resettlement land for
households whose land is recovered and households do not agree with the approved
compensation plan. The area of residential land has not been set up specific
compensation plan.
For 2 research projects applying the method of calculating compensation and
support under Decree 47/2014 / ND-CP dated 15 May 2014 by the Government,
Decision No. 528/2014 / QD-UBND dated 22 / 12/2014 by the People's Committee of
Bac Ninh Province and the documents guiding the city. Project No. 1 total
compensation, support (rounded) is 45 billion 192 million, of which compensation for
land is 7 billion 284 million. Project 2 has total compensation, support (rounded) is 22
billion 518 million, of which compensation for land is 12 billion 653 million. The plan
has been completed two projects have been completed people accepted to receive
money and hand over land to implement the project.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai ngồi chức năng vốn có của nó là tư liệu sản xuất đặc biệt không

thể thay thế, thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân
bố các khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hố, xã hội, an ninh và
quốc phịng thì trong thời kỳ phát triển kinh tế mới, đất đai cịn có thêm chức năng
tạo nguồn vốn và thu hút cho đầu tư phát triển mang ý nghĩa rất quan trọng. Trong
những năm qua, Nhà nước đã thực hiện mạnh mẽ chủ trương cơng nghiệp hố,
hiện đại hố đất nước và thực tế đã cho thấy nền kinh tế đã có những bước phát
triển vượt bậc, đời sống nhân dân đã và đang từng bước được cải thiện, hạ tầng xã
hội cũng như hạ tầng kỹ thuật được thay đổi tạo ra bộ mặt mới cho đất nước và thu
hẹp dần khoảng cách đối với các nước phát triển.
Trên con đường cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, để đưa đất đai thực
sự trở thành nguồn vốn, nguồn thu hút cho các nhà đầu tư phát triển thì việc thu
hồi đất chuyển mục đích sử dụng đất để xây dựng các khu, cụm công nghiệp, khu
đô thị tập trung nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, xây dựng cơ cấu đất đai hợp
lý thực sự cần thiết. Tuy nhiên, qua thực tế việc thu hồi đất để thực hiện các dự án
cho thấy công tác bồi thường đất đai, giải póng mặt bằng (GPMB), hỗ trợ và tái
định cư đang là một vấn đề rất nhạy cảm và phức tạp, ảnh hưởng đến mọi mặt của
đời sống kinh tế - chính trị - xã hội.
Để nâng cao năng lực thể chế trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư, Luật đất đai 2013 có nhiều nội dung mới được sửa đổi, bổ sung so với Luật đất
đai 2003, phù hợp với thực tế nhằm điều chỉnh các mối quan hệ pháp luật đối với
các chủ thể quản lý, sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất, sử dụng đất thu hồi
phục vụ phát triển kinh tế xã hội quy định tại Điều 62 - Luật đất đai 2013, điều 17
– Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thi hành
Luật đất đai, Nghị định 47/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/5/2014 về bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
Thuận Thành là một huyện nằm ở phía Nam của tỉnh Bắc Ninh, giáp với
huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội với 17 xã và 01 thị trấn. Thuận Thành cách
trung tâm thành phố Bắc Ninh 15 km về phía Bắc. Do có vị trí địa lý thuận lợi và
mơi trường đầu tư thơng thống nên nền kinh tế của huyện trong những năm qua
đạt mức tăng trưởng khá, ngành nghề truyền thống được khôi phục và phát triển


1


góp phần giải quyết lao động nơng nhàn ở nơng thơn. Những năm gần đây, với tốc
độ đơ thị hố nhanh, đất đai ở Thuận Thành được chuyển mục đích sử dụng khá
nhiều, đồng nghĩa với việc áp dụng những chính sách của Nhà nước trong việc thu
hồi, bồi thường, hỗ trợ tái định cư đối với những hộ gia đình, cá nhân có đất sản
xuất nơng nghiệp. Trong thời gian qua việc thực hiện cơng tác bồi thường giải
phóng mặt bằng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên
cơng tác này cịn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, kể cả việc thu hồi đất để phục
vụ phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, cơng cộng. Xuất phát từ thực tiễn
nói trên, tơi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư khi nhà nước thu hồi đất để thực hiện một số dự án trên địa bàn
huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh”.
1.2. MỤC TIÊU
Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi
đất để thực hiện một số dự án trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
thông qua 02 dự án : Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở và dịch vụ lô số 5,6,7 tại thị
trấn Hồ và Dự án cải tạo, nâng cấp đường quốc lộ số 38 đoạn qua địa bàn huyện
Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh nối QL1 đến QL5.
Đề xuất giải pháp nhằm góp phần hồn thiện chính sách bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và nâng cao đời sống, việc làm của
người dân có đất thu hồi.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Phạm vi không gian: Đề tài tiến hành trên địa bàn huyện Thuận Thành,
tỉnh Bắc Ninh, cụ thể là đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi
đất đối với 02 dự án: Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở và dịch vụ lô số 5,6,7 tại
thị trấn Hồ và Dự án cải tạo, nâng cấp đường quốc lộ số 38 đoạn qua địa bàn
huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh nối QL1 đến QL5.

-

Phạm vi thời gian: Giai đoạn từ năm 2013 đến nay.

1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC
Đánh giá các cơng trình bồi thường, hỗ trợ tái định cư các dự án mang
tính trọng điểm có ý nghĩa là đòn bẩy phát triển kinh tế xã hội của huyện.
Rà sốt, phát hiện những chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư khơng
cịn phù hợp với thực tế phát triển kinh tế xã hội của huyện Thuận Thành nói riêng
và tỉnh Băc Ninh nói chung trong giai đoạn hiện tại.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CƠNG TÁC BỒI THƯỜNG, GIẢI PHĨNG
MẶT BẰNG
2.1.1. Sự cần thiết của công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng
2.1.1.1. Thế nào là thu hồi, bồi thường, giải phóng mặt bằng
Thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của
người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng
đất vi phạm pháp luật về đất đai (Theo Điều 3, Luật đất đai 2013).
Công tác bồi thường, GPMB được thực hiện sau khi Nhà nước có quyết
định thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích quốc phịng, an ninh, lợi ích quốc
gia, lợi ích công cộng, mục đích phát triển kinh tế nhằm đảm bảo quyền lợi cho
những tổ chức, cá nhân có đất bị thu hồi.
Theo từ điển Tiếng Việt thì “Bồi thường” có nghĩa là trả lại tương xứng giá
trị hoặc cơng lao cho một chủ thể nào đó bị thiệt hại vì một hành vi của chủ thể
khác gây ra. “Giải phóng mặt bằng” là q trình tổ chức thực hiện các công việc
liên quan đến công tác di dời nhà cửa, vật kiến trúc trên đất, cây cối, tài sản và các

cơng trình xây dựng trên phần đất nhất định được Nhà nước quyết định cho việc
cải tạo, mở rộng hoặc xây dựng một cơng trình mới, dự án mới trên đó.
Điều này có nghĩa:
+
Khơng phải mọi thiệt hại của chủ thể đều được bồi thường bằng tiền là
xong mà chủ thể đó phải được đảm bảo về lợi ích hợp pháp.
+
Sự mất mát của người bị thu hồi đất, tài sản trên đất không chỉ là về mặt
vật chất mà nhiều trường hợp còn mất mát cả về tinh thần nhất là khi phải rời chỗ
ở cũ của mình đến khu tái định cư mới.
Trên thực tế, ngồi các khoản bồi thường theo quy định của pháp luật thì có
một hình thức bồi thường khác gọi là việc hỗ trợ.
2.1.1.2. Nhu cầu thu hồi đất trong quá trình thực hiện CNH-HĐH đất nước
- Bồi thường GPMB là vấn đề của sự phát triển:
+
Trong lịch sử phát triển của mọi quốc gia, việc GPMB để xây dựng cơng
trình là không thể tránh khỏi. Nhịp độ phát triển càng lớn thì nhu cầu GPMB càng
cao và trở thành một thách thức ngày càng nghiêm trọng đối với sự

3


thành công không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà trong cả ở trong các lĩnh vực xã
hội, chính trị trên phạm vi quốc gia.
+
Vấn đề bồi thường GPMB trở thành một trong những điều kiện tiên
quyết của sự phát triển, nếu khơng được xử lý tốt nó sẽ trở thành lực cản đầu tiên
mà các nhà hoạch định chiến lược phải vượt qua.
- Vấn đề bồi thường GPMB ở Việt Nam hiện nay còn rất nhiều bất cập:
+

Chưa đảm bảo được sự cân bằng giữa lợi ích chung (nhà nước, xã hội,
cộng đồng) và lợi ích riêng (cá nhân, hộ gia đình, tổ chức bị ảnh hưởng).
+
Kinh phí dùng để bồi thường GPMB từ ngân sách nhà nước trong khi lợi
ích cho phát triển mang lại chưa trở thành nguồn thu đầy đủ, ổn định và hợp pháp
của nhà đầu tư.
+
Việc dựa vào chứng cứ pháp lý để giải quyết bồi thường chưa thỏa đáng
bởi vì hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, đang trong q trình hồn thiện.
Đất nước chúng ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
chúng ta khơng thể chỉ có những đô thị đẹp, hiện đại, những khu sản xuất “khổng
lồ” những cơng trình cơng cộng khang trang mà kèm theo đó chỗ ở của người dân
phải được nâng cấp tiện nghi hơn, rộng rãi hơn... Chính vì vậy mà phải tính một
cách tồn diện, khơng thể có hiện tượng một cơng trình mới ra đời lại kéo theo
những người dân khơng có chỗ ở hoặc có chỗ ở kém hơn nơi ở cũ.
Xuất phát từ yêu cầu đó chúng ta cần hiểu rõ bản chất của việc bồi thường
khi Nhà nước thu hồi đất. Đó là việc Nhà nước bảo đảm cho lợi ích của những
người dân phải di chuyển: Phải được có chỗ ở ổn định, có điều kiện sống và tiện
nghi bằng hoặc cao hơn nơi ở cũ tạo điều kiện cho người dân sống ổn định và phát
triển.
2.1.2. Đặc điểm và những yếu tố tác động đến cơng tác bồi thường, giải phóng
mặt bằng
2.1.2.1. Đặc điểm của q trình bồi thường, GPMB
Tính đa dạng: Mỗi dự án được tiến hành trên một vùng đất khác nhau với
điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và trình độ dân trí nhất định. Do vậy, q trình
bồi thường thiệt hại cũng mang những đặc điểm riêng biệt.
Tính phức tạp: Do đất đai là tài sản có giá trị cao, có vai trị quan trọng
trong đời sống kinh tế - xã hội đối với mọi người dân.

4



2.1.2.2. Những yếu tố tác động đến công tác bồi thường, GPMB
- Yếu tố quản lý nhà nước về đất đai:
Hiện nay công tác quản lý nhà nước về đất đai của các địa phương cịn yếu
kém, khơng chặt chẽ, nhiều vướng mắc trong quan hệ quản lý và sử dụng đất đai
để tồn đọng khá dài không giải quyết được.
- Tác động của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:
Nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có tác động mang tính định
hướng từ lúc hình thành dự án đến khi GPMB và lập khu tái định cư.
Nhiệm vụ ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về quản lý
sử dụng đất.
Trong quá trình áp dụng cụ thể, tình trạng một chính sách có quá nhiều văn
bản hướng dẫn chưa được khắc phục nên hiệu quả pháp luật khơng cao, tính pháp
chế trong xã hội bị hạn chế.
- Giao đất, cho thuê đất:
Giao đất, cho thuê đất phải căn cứ vào quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất
nhưng một số địa phương chưa thực hiện tốt nguyên tắc này dẫn đến khó khăn cho
công tác bồi thường.
Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, quản lý hợp đồng sử
dụng đất, thống kê, kiểm kê, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
Lập và quản lý chặt chẽ hệ thống hồ sơ địa chính có vai trị quan trọng hàng
đầu để quản lý chặt chẽ đất đai trong thị trường bất động sản, là cơ sở xác định
tính pháp lý của đất đai. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một chứng
thư pháp lý nhằm xác lập quyền sử dụng đất của các chủ sử dụng trên các thửa đất
cụ thể, là cơ sở pháp lý cao nhất, căn cứ thiết thực nhất để tính tốn bồi thường
thiệt hại cho các chủ sử dụng đất.
- Thanh tra chấp hành các chế độ, thể lệ về quản lý và sử dụng đất đai:
Việc bồi thường GPMB gắn nhiều đến quyền lợi về tài chính nên rất dễ có
những hành vi vi phạm pháp luật nhằm thu lợi bất chính. Vì vậy chính quyền địa

phương cấp trên, hội đồng thẩm định phải có kế hoạch thanh tra, kiểm tra, coi đây
là nhiệm vụ thường xuyên trong quá trình triển khai công tác bồi thường GPMB,
kịp thời phát hiện những sai phạm, vi phạm pháp luật để xử lý tạo niềm tin cho
nhân dân.

5


Giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc
quản lý và sử dụng đất đai:
Theo kết quả thống kê của cơ quan thanh tra nhà nước cho thấy hơn 80% số
vụ tranh chấp, khiếu nại tố cáo hàng năm là thuộc lĩnh vực tranh chấp đất đai, đặc
biệt là khiếu kiện về việc bồi thường thiệt hại chưa thỏa đáng, nhiều nơi áp giá bồi
thường q thấp... Có nhiều trường hợp khơng cơng bằng như: trong cùng một dự
án, trong cùng một vị trí, địa điểm, diện tích đất như nhau nhưng hai trường hợp
lại được bồi thường giải tỏa khác nhau. Trường hợp không công bằng là nguyên
nhân phát sinh người dân khiếu kiện.
Địa phương nào cũng cố gắng giải quyết khiếu nại tố cáo, nhưng càng ngày
khiếu nại tố cáo của người dân càng tăng. Bức tranh về giải quyết khiếu nại tố cáo
hiện nay thể hiện: các điểm tiếp dân chưa hướng dẫn cho dân cụ thể, giải thích cho
dân chưa tốt... làm cho người dân bị đùn đẩy. Trách nhiệm của nơi tiếp dân là giúp
dân hiểu được thông tin. Trong giải quyết của các cấp cịn có những trường hợp
chưa giải quyết thỏa đáng, một vài nơi đã xảy ra tình trạng o ép dân, thiên về tính
chủ quan trong giải quyết, chứ khơng tơn trọng tính khách quan của pháp luật.
Giải quyết tốt vấn đề này sẽ góp phần dung hòa các mối quan hệ khác
trong xã hội, đảm bảo ổn định cuộc sống, sản xuất, xây dựng mối đoàn kết trong
nhân dân.
2.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ NGUYÊN TẮC CHUNG CỦA BỒI THƯỜNG, HỔ
TRỢ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT
2.2.1. Cơ sở pháp lý của bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu

hồi đất
Thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của
người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng
đất vi phạm pháp luật về đất đai.
Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền
sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất.
Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trợ giúp cho người có đất thu
hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển. (Theo Điều 3, Luật đất đai 2013).

2.2.1.1. Thu hồi đất - quyền định đoạt về đất của Nhà nước
Luật Đất đai khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại
diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho

6


người sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Chủ sở hữu về đất đai có các quyền
thu hồi và trung dụng đất. Một trong các quyền của Nhà nước đối với đất đai theo
Điều 13, Luật đất đai 2013 là thu hồi đất, trưng dụng đất và trao quyền sử dụng đất
cho người sử dụng đất. Với tư cách là đại diện chủ sở hữu, Nhà nước thực hiện các
quyền của mình đối với đất đai trong trường hợp thu hồi đất để sử dụng vào mục
đích quốc phịng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng; thu hồi đất để sử
dụng vào mục đích phát triển kinh tế; thu hồi đất đối với những trường hợp vi
phạm pháp luật về đất đai, không sử dụng đất, sử dụng đất không hiệu quả; thu hồi
đất khi người sử dụng đất khơng cịn nhu cầu sử dụng.
2.2.1.2. Thu hồi đất có bồi thường, hỗ trợ
Theo Điều 61, 62 Luật Đất đai 2013 Nhà nước thực hiện bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư đối với người đang sử dụng đất bị thu hồi khi Nhà nước thu hồi dùng
vào các mục đích sau:
-


Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh.

-

Thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, cơng cộng.

Nhà nước thực hiện bồi thường về đất đối với người đang sử dụng đất có đủ
điều kiện quy định tại Điều 75, Luật đất đai năm 2013. Nhà nước hỗ trợ và tái định
cư đối với người đang sử dụng đất theo nguyên tắc quy định tại Khoản 1, Điều 83,
Luật đất đai năm 2013; Nghị định 47/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/5/2014
về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
Căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; căn cứ vào
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền xét duyệt, Uỷ ban nhân
dân cấp huyện, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lập và thực hiện các dự
án tái định cư để đảm bảo phục vụ tái định cư cho người bị thu hồi đất phải di
chuyển chỗ ở.
2.2.1.3. Các chính sách của nhà nước về bồi thường thiệt hại cho người có đất
bị thu hồi để sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phịng, lợi ích quốc gia, lợi
ích cơng cộng
* Trước khi có Luật Đất đai 2013
Từ đầu những năm 90 cơng cuộc đổi mới trên tồn đất nước đã tạo nhiều
điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, ngày càng nhiều dự án
đầu tư phát triển đòi hỏi phải sử dụng đất với quy mô lớn và tất yếu kèm theo là
giải phóng mằt bằng, tái định cư cho người có đất bị thu hồi. Trước tình hình

7


đó các Điều luật, Thơng tư, Nghị định ra đời để hồn chỉnh việc bồi thường thiệt

hại cho người có đất bị thu hồi. Trong đó:
Nghị định số 90/1994/NĐ-CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ về đền bù
thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phịng,
lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng thay thế tất cả các văn bản, chính sách trước đó
của nhà nước về bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Nghị định 90/1994/NĐ-CP quy định rõ hơn đối tượng được hưởng chính
sách đền bù thiệt hại, phân biệt rõ hộ gia đình, đơn vị sử dụng đất bất hợp pháp
hay hợp pháp để có chế độ đền bù hoặc khơng, mức độ đền bù tùy theo tính hợp
pháp về quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản của người bị thu hồi đất. Tuy
nhiên trong quá trình triển khai, thực tế cho thấy, sau khi nhà nước thu hồi đất và
thực hiện giải phóng mặt bằng người bị ảnh hưởng gặp nhiều khó khăn. Theo Nghị
định này giá đất do nhà nước qui định để đền bù thiệt hại khác xa so với giá thực
tế. Do vậy cần thiết phải có một văn bản pháp luật mới thay thế Nghị định
90/1994/NĐ-CP.
Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 về đền bù thiệt hại khi nhà
nước thu hồi đất thay thế cho Nghị định 90/1994/NĐ-CP.
So với Nghị định 90/1994/NĐ-CP, Nghị định này có rất nhiều điểm tiến bộ
trong chính sách đền bù, GPMB, tái định cư của nhà nước đối với người bị thu hồi
đất, đặc biệt là người có đất bị thu hồi có quyền lựa chọn một trong 3 phương án
đền bù bằng đất, bằng tiền hoặc bằng nhà. Theo Nghị định này giá đền bù thiệt hại
về đất được tính như sau:
+

Giá đất để tính đền bù thiệt hại do chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực

thuộc Trung ương quy định cho từng dự án theo đề nghị của sở Tài chính- Vật giá,
có sự tham gia của các ngành có liên quan.
+
Giá để tính đền bù thiệt hại xác định trên cơ sở giá đất địa phương ban
hành theo quy định của chính phủ nhân với hệ số K để đảm bảo giá đất tính đền bù

phù hợp với khả năng sinh lợi và giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở địa
phương.
Nghị định số 22/1998/NĐ-CP có thêm chính sách hỗ trợ cũng như một số
điều khoản mới về lập khu tái định cư cho các hộ phải di chuyển. Đồng thời đã đưa
ra các nội dung về công tác tổ chức thực hiện, quy định trách nhiệm của UBND
các cấp và hội đồng đền bù GPMB cấp huyện trong việc chỉ đạo lập

8


phương án đền bù, xác định mức đền bù hoặc trợ cấp cho từng tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân và tổ chức thực hiện đền bù theo phương án được phê duyệt, tạo sự
chủ động cho các địa phương trong việc lựa chọn phương án bồi thường phù hợp
với điều kiện kinh tế, xã hội, quỹ đất của địa phương.
Ngày 4/11/1998 Bộ Tài chính ban hành Thơng tư 145/1998/TT-BTC
hướng dẫn thi hành Nghị định 22/1998/NĐ-CP nêu rõ phương pháp xác định hệ số
K để định giá đất đền bù thiệt hại. Tuy nhiên trong q trình thực hiện thơng tư
145/TT-BTC đã phát sinh một số vướng mắc, ngày 04/09/1999, Bộ Tài chính đã ra
văn bản số 4448/TT-QLCS hướng dẫn xử lý vướng mắc trong đền bù, giải phóng
mặt bằng theo Nghị định 22/1998/NĐ-CP. Cụ thể là:
+
Giá đất tính đền bù thiệt hại là giá tính theo khả năng sinh lợi đối với đất
nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất làm muối, đất có mặt nước ni trồng thuỷ sản và
giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế ở địa phương đối với các loại đất
khác.
+
Giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành đã phù hợp với giá đất tính theo khả
năng sinh lợi và giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì áp dụng giá đất đã được
ban hành để tính đền bù thiệt hại.
+

Các trường hợp phải xác định hệ số K thì sử dụng cách tính hệ số theo
Thơng tư 145/TT-BTC.
+
Về chi phí đầu tư vào đất thì người sử dụng đất tạm thời, đất tạm giao,
cho thuê, đất nhận đấu thầu không được đền bù thiệt hại về đất nhưng được đền bù
chi phí đã đầu tư vào đất (nếu có) và đền bù tài sản cho các cơng trình gắn liền với
đất.
Sau vài năm thực hiện Nghị định 22/1998/NĐ-CP đã đáp ứng được yêu
cầu đòi hỏi của xã hội, cơ bản phù hợp với ý chí của các đối tượng quản lý nhà
nước về đất đai, phù hợp với nguyện vọng của người dân trong công tác đền bù,
GPMB và tái định cư, đảm bảo cơng bằng dân chủ trong xã hội. Song cịn rất
nhiều bất cập, đặc biệt trong xu hướng phát triển kinh tế xã hội mạnh mẽ hiện nay
thì nhiều chính sách đã lạc hậu không áp dụng được vào thực tiễn.
*
Năm 2003, Nhà nước ban hành Luật đất đai 2003 và các văn bản hướng
dẫn đi kèm sau:
Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thị
hành luật đất đai năm 2003;

9


Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về
Phương pháp xác định giá đất và khung các loại giá đất;
Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ về bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;
-

Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 7/12/2004 của Bộ Tài chính hướng


dẫn thi hành Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;
-

Thông tư số 69/2006/TT-BTC ngày 02/8/2006 của Bộ Tài chính về Sửa

đổi, bổ sung Thơng tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính về
hướng dẫn thực hiện nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ
về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
-

Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 quy định bổ sung về việc

cấp GCNQSDĐ, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất
đai;
-

Thông tư số 06/2007/TT- BTNMT ngày 02/7/2007 của Bộ Tài nguyên và

Môi Trường về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP
ngày 25/5/2007 của Chính phủ Quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận
QSD đất, thu hồi đất, thực hiện QSD đất, trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai
-

Thông tư liên tịch số 14/2008/TTLT- BTC- BTNMT ngày 30/01/2008 của

liên bộ Tài chính- Tài ngun và Mơi Trường về Hướng dẫn thực hiện một số điều
của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ Quy định bổ

sung về việc cấp Giấy chứng nhận QSD đất, thu hồi đất, thực hiện QSD đất, trình
tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết
khiếu nại về đất đai;
-

Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 quy định bổ sung về quy

hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
-

Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 quy định chi tiết về

bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất;
Luật Đất đai năm 2003 được ban hành trong giai đoạn kinh tế hội nhập,
phát triển, việc giải phóng mặt bằng thu hút đầu tư diễn ra ồ ạt. Chính vì vậy,

10


pháp luật về trình tự, thủ tục thu hồi đất trong giai đoạn này liên tục được hoàn
chỉnh. Cũng như các Luật Đất đai trước đây, Luật Đất đai năm 2003 vẫn chưa quy
định chi tiết về trình tự, thủ tục thu hồi đất nhưng Điều 39 đã quy định những
nguyên tắc cơ bản trong quá trình thu hồi đất như: căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất đã được phê duyệt để tiến hành thu hồi đất, thời gian thông báo thu hồi
đất và biện pháp cưỡng chế trong thu hồi đất
Trong giai đoạn thực hiện Luật đất đai năm 2003 quy định về trình tự, thủ
tục thu hồi đất chỉ được quy định chi tiết trong các Nghị định và liên tục thay đổi,
gây ra không ít khó khăn trong q trình áp dụng. Trình tự thu hồi đất được quy
định theo hướng chi tiết và tinh gọn với chủ thể chịu trách nhiệm chính là Hội
đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và tổ chức phát triển quỹ đất. Theo tác giả

điểm hạn chế trong quy định của giai đoạn này là thiếu tính ổn định, chưa quy định
chi tiết về kiểm kê (kiểm đếm) thiệt hại, cưỡng chế thu hồi đất.
* Sau khi có Luật Đất đai 2013
Sau khi nhà nước ban hành Luật đất đai năm 2013, theo đó các chính sách
về đất đai cũng có sự thay đổi. Như vậy, để phù hợp với sự ra đời của Luật Đất đai
và tình hình thực tế trong cơng tác bồi thường GPMB, Chính phủ đã ban hành văn
bản pháp lý sau:
-

Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về

khung giá đất;
-

Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một

số điều luật đất đai;
-

Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về bồi thường, hỗ

trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;
-

Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 2/6/2014 của Bộ Tài nguyên và

Môi trường quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất,
thu hồi đất;
-


Thơng tư 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và

Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu
hồi đất;
-

Nghị định số 104/2014/NĐ-CP ngày 14/11/2014 của Chính phủ quy định

về giá đất;

11


Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi bổ
sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai;
Luật đất đai năm 2013 đã quy định chi tiết về trình tự, thủ tục thu hồi đất,
cụ thể tại Điều 69 Luật Đất đai quy định trình tự, thủ tục thu hồi đất vì mục đích
quốc phịng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, cơng cộng.
Trình tự thu hồi đất hiện hành được phát triển trên sự kết hợp giữa trình tự tại Nghị
định số 84/2007/NĐ-CP và Nghị định số 69/2009/NĐ-CP, kết hợp tinh thần tinh
gọn nhưng chặt chẽ.
Cho tới thời điểm này, đây là những văn bản pháp lý quan trọng của nhà
nước thể hiện chính sách bồi thường GPMB và tái định cư. Trong đó giá đất để
tính bồi thường là giá đất theo mục đích đang sử dụng tại thời điểm có quyết định
thu hồi đất do UBND cấp tỉnh công bố theo quy định của Chính phủ.
Trên đây là những văn bản hướng dẫn việc bồi thường thiệt hại khi nhà nước
thu hồi đất được áp dụng trên phạm vi cả nước. Ngoài ra do điều kiện, tình hình cụ thể
của mỗi tỉnh, mỗi dự án mà có những văn bản kèm theo để cụ thể hóa hoặc điều chỉnh
cho phù hợp với tình hình thực tế ở mỗi địa phương và từng dự án đó.


- Giá đất tính bồi thường hiện nay của nhà nước Việt Nam:
Tại Điều 114, Luật đất đai năm 2013 quy định Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
quyết định giá đất cụ thể. Cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh có trách nhiệm giúp Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức việc xác định giá đất cụ thể. Trong quá trình thực
hiện, cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh được thuê tổ chức có chức năng tư vấn xác
định giá đất để tư vấn xác định giá đất cụ thể.
Việc xác định giá đất cụ thể phải dựa trên cơ sở điều tra, thu thập thông tin
về thửa đất, giá đất thị trường và thông tin về giá đất trong cơ sở dữ liệu đất đai; áp
dụng phương pháp định giá đất phù hợp. Căn cứ kết quả tư vấn xác định giá đất,
cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh trình Hội đồng thẩm định giá đất xem xét trước
khi trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định.
Giá đất cụ thể được sử dụng để làm căn cứ khi tính tiền bồi thường khi Nhà
nước thu hồi đất
Riêng đối với đất nơng nghiệp thì UBND quận, huyện căn cứ mức giá đất
nông nghiệp do UBND tỉnh ban hành, ngồi ra hộ gia đình, cá nhân được hỗ trợ
đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm; hỗ trợ ổn định đời sống và bồi
thường về tài sản lâm lộc trên đất thu hồi.

12


×