Tải bản đầy đủ (.docx) (135 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp hyện tuần giáo, tỉnh điện biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.47 MB, 135 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

MAI MINH HUYỀN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆPHUYỆN TUẦN GIÁO, TỈNH ĐIỆN BIÊN

Ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

60.85.01.03

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Phan Quốc Hưng

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã
được chỉ rõ nguồn gốc./.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả luận văn


Mai Minh Huyền

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thiện được luận văn tốt nghiệp ngồi sự nỗ lực của bản thân,
tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy giáo TS. Phan
Quốc Hưng, đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực
hiện đề tài, cũng như trong q trình hồn chỉnh luận văn tốt nghiệp.

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Ban Quản lý đào tạo;
Khoa Quản lý đất đai, Học viện nông nghiệp Việt Nam;
Xin trân trọng cảm ơn cán bộ và nhân dân địa phương nơi tôi tiến hành
điều tra, nghiên cứu đặc biệt là tập thể cán bộ phịng Tài ngun & Mơi
trường, phịng nơng nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tuần Giáo, Chi
cục Thống kê huyện Tuần Giáo, Trạm khuyến nông – khuyến ngư huyện Tuần
Giáo, tỉnh Điện Biện đã tận tình giúp đỡ để tơi hồn thành cơng việc.

Trân trọng cảm ơn bạn bè đã khích lệ tơi thực hiện đề tài.
Qua đây cũng cho tôi xin gửi lời cảm ơn những người thân trong gia
đình đã ln tạo mọi điều kiện về mọi mặt giúp đỡ, động viên tơi trong
q trình học tập và thực hiện đề tài.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả luận văn

Mai Minh Huyền

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan................................................................................................................................... i
Lời cảm ơn....................................................................................................................................... ii
Mục lục.............................................................................................................................................. iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................................ v
Danh mục bảng............................................................................................................................. vi
Danh mục hình............................................................................................................................ vii
Trích yếu luận văn.................................................................................................................... viii
Phần 1. Mở đầu.............................................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 2

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ......2

Phần 2. Tổng quan tài liệu....................................................................................................... 4
2.1.


Khái quát về đất đai, đất nông nghiệp và đất sản xuất nông nghiệp
4

2.1.1.

Khái niệm về đất đai, đất nơng nghiệp và đất sản xuất nơng nghiệp
4

2.1.2.

Vai trị và ý nghĩa của đất đai trong sản xuất nông nghiệp................... 6

2.1.3.

Nguyên tắc và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp................................ 8

2.2.

Quan điểm về đánh giá đất và đánh giá hiệu quả sử dụng đất ........11

2.2.1.

Quan điểm về đánh giá đất................................................................................... 11

2.2.2.

Quan điểm về đánh giá hiệu quả sử dụng đất........................................... 12

2.3.


Kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng đất trên thế giới và Việt Nam. 16

2.3.1.

Kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng đất trên thế giới............................ 16

2.3.2.

Kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam 20

2.4.

Những nhận xét chung........................................................................................... 24

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu........................................................ 25
3.1.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................... 25

3.2.

Nội dung nghiên cứu............................................................................................... 25

3.2.1.

Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội có liên quan đến sử dụng đất

sản xuất nông nghiệp.............................................................................................. 25
3.2.2.


Các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện Tuần Giáo 25

3.2.3.

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện Tuần

Giáo................................................................................................................................... 25

iii


3.2.4.

Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất
nông

nghiệp hiệu quả, hợp lý, bền vững của huyện Tuần Giáo 26
3.3.

Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 26

3.3.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu............................................................. 26

3.3.2.

Điều tra thu thập dữ liệu, số liệu....................................................................... 26

3.3.3. Điều tra thực địa......................................................................................................... 26

3.3.4.

Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất........................................... 26

3.3.5. Phương pháp so sánh............................................................................................. 29
Phần 4. Kết quả nghiên cứu................................................................................................. 30
4.1.

Điều kiện tự nhiên và thực trạng phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến

sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.................................................................. 30
4.1.1.

Điều kiện tự nhiên...................................................................................................... 30

4.1.2.

Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội có liên quan đến sử dụng đất sản

xuất nơng nghiệp....................................................................................................... 39
4.2.

Hiện trạng sử dụng đất, tình hình biến động đất sản xuất nông nghiệp và

thực trạng các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Tuần Giáo.
............................................................................................................................................. 47

4.2.1.

Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.......................................... 47


4.2.2.

Tình hình biến động đất sản xuất nơng nghiệp......................................... 49

4.2.3.

Thực trạng các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp......................52

4.3.

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp......................... 53

4.3.1.

Đánh giá hiệu quả kinh tế...................................................................................... 53

4.3.2.

Đánh giá hiệu quả xã hội....................................................................................... 61

4.3.3.

Đánh giá hiệu quả môi trường............................................................................ 68

4.3.4.

Đánh giá tổng hợp các LUT và kiểu sử dụng đất..................................... 79

4.4.


Định hướng sử dụng đất sản xuất nơng nghiệp có hiệu quả và đề xuất các

giải pháp theo hướng sử dụng bền vững đát sản xuất nông nghiệp . 81

4.4.1.

Định hướng sử dụng đất sản xuất nơng nghiệp có hiệu quả...........81

4.4.2.

Đề xuất các giải pháp theo hướng sử dụng bền vững đất sản xuất nông nghiệp

86

Phần 5. Kết luận và kiến nghị.............................................................................................. 90
5.1.

Kết luận............................................................................................................................ 90

5.2.

Kiến nghị......................................................................................................................... 91

Tài liệu tham khảo...................................................................................................................... 92
Phụ lục............................................................................................................................................. 95


iv



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

BVTV

Bảo vệ thực vật

CLĐ

Cơng lao động

CPTG

Chi phí trung gian

CN - TTCN

Cơng nghiệp – tiểu thủ công nghiệp

GTSX

Giá trị sản xuất

GTNC

Giá trị ngày công


HQĐV

Hiệu quả đồng vốn

HTX

Hợp tác xã

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KT-XH

Kinh tế - xã hội



Lao động

LUT

Loại sử dụng đất

NS

Năng suất

SDĐ


Sử dụng đất

SL

Sản lượng

TNHH

Thu nhập hỗn hợp

TB

Trung bình

UBND

Ủy ban nhân dân

XD

Xây dựng

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Phân cấp hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất.................... 27
Bảng 3.2. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội (tính cho 1 ha)
28


Bảng 3.3. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường....................29
Bảng 4.1. Cơ cấu các ngành kinh tế huyện Tuần Giáo qua 3 năm 2011, 2015, 2016
40

Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2016 của huyện Tuần Giáo
48

Bảng 4.3. Diện tích các loại đất nông nghiệp của huyện qua 3 năm 2010, 2015, 2016.49
Bảng 4.4. Biến động một số loại đất sản xuất nông nghiệp của huyện
Tuần

Giáo năm 2010 – 2016...................................................................................... 51
Bảng 4.5. Loại sử dụng đất chính của vùng 1.......................................................... 52
Bảng 4.6. Loại sử dụng đất chính của vùng 2.......................................................... 52
Bảng 4.7. Loại sử dụng đất chính của vùng 3.......................................................... 53
Bảng 4.8. Hiệu quả kinh tế trên 1 ha của các kiểu sử dụng đất tiểu vùng 1
55

Bảng 4.9. Hiệu quả kinh tế trên 1 ha của các kiểu sử dụng đất tiểu vùng 2
57

Bảng 4.10. Hiệu quả kinh tế trên 1 ha của các kiểu sử dụng đất tiểu vùng 3
59

Bảng 4.11. Đánh giá hiệu quả xã hội của loại sử dụng đất tiểu vùng 1........63
Bảng 4.12. Đánh giá hiệu quả xã hội của loại sử dụng đất tiểu vùng 2........65
Bảng 4.13. Đánh giá hiệu quả xã hội của loại sử dụng đất tiểu vùng 3........67
Bảng 4.14. So sánh mức phân bón của nơng hộ với quy trình kỹ thuật ở tiểu
vùng 1....................................................................................................................... 70

Bảng 4.15. So sánh mức phân bón của nơng hộ với quy trình kỹ thuật ở tiểu
vùng 2....................................................................................................................... 71
Bảng 4.16. So sánh mức phân bón của nơng hộ với quy trình kỹ thuật ở tiểu
vùng 3....................................................................................................................... 72
Bảng 4.17. Lượng thuốc BVTV thực tế và khuyến cáo trên cây trồng (tính trên 1
ha)

74

Bảng 4.18. Mức độ che phủ đất của các loại sử dụng đất................................... 76
Bảng 4.19. Tổng hợp đánh giá hiệu quả môi trường ở tiểu vùng 1................77
Bảng 4.20. Tổng hợp đánh giá hiệu quả môi trường ở tiểu vùng 2................77
Bảng 4.21. Tổng hợp đánh giá hiệu quả môi trường ở tiểu vùng 3................78
Bảng 4.22. Tổng hợp đánh giá hiệu quả các LUT và kiểu sử dụng đất........79


vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Cơ cấu sử dụng đất năm 2016 của huyện Tuần Giáo.......................48
Hình 4.2. Diện tích tự nhiên, diện tích đất nơng nghiệp,diện tích đất phi nơng
nghiệp và chưa sử dụng của huyện qua 3 năm 2010, 2015, 2016
........................................................................................................................................ 49

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Mai Minh Huyền

Tên đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện
Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên”.
Ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 60 85 01 03

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam.
Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá được hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông

nghiệp ở huyện Tuần Giáo.
- Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trong tương lai.
- Đề xuất biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nơng nghiệp.

Tóm tắt nội dung
Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội huyện Tuần Giáo.
Thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện Tuần Giáo.
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện.
Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông
nghiệp hiệu quả, hợp lý, bền vững của huyện Tuần Giáo.
Để thực hiện các nội dung của đề tài, các phương pháp được sử dụng
gồm: Phương pháp điều tra thu thập dữ liệu, số liệu, phương pháp chọn
điểm nghiên cứu, phương pháp điều tra thực địa, phương pháp chọn hộ điều
tra, phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất và phương pháp so sánh.

Kết quả chính và kết luận
Huyện Tuần Giáo là huyện miền núi, cách trung tâm thành phố Điện
Biên 80km, có diện tích đất sản xuất nơng nghiệp là 62126,27 ha chiếm
14,53% diện tích tự nhiên. Tuần Giáo có địa hình cao thấp khác nhau nên
hệ thống cây trồng tương đối phong phú. Hiện nay toàn huyện 6 loại sử

dụng đất với 9 kiểu sử dụng đất: chuyên lúa, 2 lúa – 1 mùa, 1 vụ lúa, canh
tác nương rẫy, cây công nghiệp lâu năm và cây dược liệu.
Kết quả nghiên cứu đã lựa chọn được 3 LUT với 4 kiểu sử dụng đất cho
hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường đại diện tiêu biểu cho vùng nghiên
cứu, bao gồm: LUT chuyên lúa (lúa xuân – lúa mùa); LUT 2 lúa – màu (lúa
xuân – lúa mùa – ngô đông); LUT cây dược liệu (táo mèo, sa nhân).

viii


Hiệu quả sử dụng đất của các loại sử dụng đất khác nhau:
- Về hiệu quả kinh tế:
+ Tiểu vùng 1: LUT 2 lúa – 1 màu đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất với
GTSX là 77735,87 nghìn đồng. LUT canh tác nương rẫy mang lại hiệu quả kinh tế
thấp nhất cụ thể là kiểu sử dụng đất lúa nương với GTSX là 9038,18 nghìn đồng.
+ Tiểu vùng 2: LUT 2 lúa – 1 màu đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất với
GTSX là 76548,57 nghìn đồng. LUT canh tác nương rẫy mang lại hiệu quả kinh tế
thấp nhất cụ thể là kiểu sử dụng đất lúa nương với GTSX là 9115,80 nghìn đồng.
+ Tiểu vùng 3: LUT cây dược liệu có hiệu quả kinh tế cao nhất cụ thể là kiểu sử
dụng đất cây táo mèo đạt 121848,00 nghìn đồng. LUT canh tác nương rẫy cho hiệu quả
kinh tế thấp nhất cụ thể là kiểu sử dụng đất lúa nương với GTSX là 7710,00 nghìn đồng.

- Về hiệu quả xã hội:
LUT chuyên lúa và LUT cây dược liệu cho hiệu quả xã hội cao. LUT
chuyên lúa cho GTNCLĐ từ 110,38 – 114,57 nghìn đồng. LUT cây dược liệu
cho GTNCLĐ từ 439,24 – 858,42 nghìn đồng.
- Về hiệu quả mơi trường: hầu hết các LUT đều có ảnh hưởng đến môi trường
và chỉ cho hiệu quả môi trường ở mức trung bình. Riêng loại sử dụng đất chuyên
lúa và canh tác trên nương rẫy cho hiệu quả môi trường cao và bền vững.


Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, tôi đề xuất thứ tự ưu tiên các loại
sử dụng đất như sau:
- Tiểu vùng 1: Chuyên lúa >2 lúa – 1 màu >1 lúa >cà phê > canh tác nương rẫy.
- Tiểu vùng 2: Chuyên lúa >2 lúa – 1 màu >1 lúa > canh tác nương rẫy.
- Tiểu vùng 3: Cây dược liệu > cà phê > canh tác nương rẫy >1 lúa .
Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Tuần Giáo cần
có các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất của các loại sử dụng đất có triển
vọng và được lựa chọn và tập trung thực hiện các giải pháp về chính sách đầu tư,
nguồn lực và vốn đầu tư, phát triển thị trường cho sản phẩm nông nghiệp, kĩ thuật,
bảo vệ, cải tạo đất và chống xói mịn... và đặc biệt là các biện pháp chống xói mịn
cần được triển khai, áp dụng đến các hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Mai Minh Huyen
Thesis title: Assess the agricultural land use efficiency in Tuan Giao
district, Dien Bien province.
Major: Land Management

Code: 60.85.01.03

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture.
Research objectives
- Assess the agricultural land use status and efficiency in Tuan Giao district.
- Orient agricultural land use for future.
- Propose solutions to increase agricultural land use efficiency.

Materials and Methods

- Contents:
+ Assessment of natural, socio-economic conditions in Tuan Giao district.
+ The current status of agricultural land use of Tuan Giao district.
+ Evaluating the effectiveness of district’s agricultural land use.
+ Propose solutions to improve the effectiveness of agricultural land

use, to have rational and sustainable agricultural land use.
- Methods: To implement the research contents, the following methods were

used: Method of data and document collection and survey, research site
selection method, field survey method, interview household selection
method, method of land use efficiency assessment and comparison method.

Main findings and conclusions
Tuan Giao district is a mountainous area, 80km far from the center of
Dien Bien city. Its agricultural land area is 62126.27 ha, accounting for 14.53%
of the natural area. Tuan Giao is characterized by high and low terrain, so the
cropping system is relatively diversed. Currently, the whole district has 6 land
use types with 9 land use patterns: rice, 2 rice – 1 cash crop, 1 rice, upland
cultivation, perennial industrial crops and medicinal plants.
Three LUTs have been selected with four land use patterns for economic, social
and environmental efficiency, typical representative for the study area, including: LUT 2
rice (spring rice – summer rice); LUT 2 rice – 1 cash crop (spring rice - summer rice winter maize); LUT medicinal plants (Docynia indica, Amomum villosum).

Land use efficiency of different land use types:

x


- On economic efficiency:

+Sub-area 1: LUT 2 rice – 1 cash crop returned the highest economic
efficiency with production value of 77735.87 thousand VND. LUT upland
farming had the lowest economic efficiency, in detail land use pattern of
upland rice with production value of 9038.18 thousand VND.
+ Sub-area 2: LUT 2 rice – 1 cash crop returned the highest economic
efficiency with production value of 76548.57 thousand VND. LUT of upland farming
had the lowest economic efficiency, with production value of 9115.80 thousand VND.

+ Sub-area 3: LUT medicinal plants had the highest economic efficiency,
namely the land use pattern of Docynia indica reached 121848.00 thousand VND.
LUT upland farming had the lowest economic efficiency, namely the land use
pattern of upland rice with production value of 7710.00 thousand VND.

- On social efficiency:
LUT rice and LUT medicinal plants had high social efficiency. LUT rice
had workingday value from 110.38 to 114.57 thousand VND. LUT medicinal
plants had workingday value from from 439.24 to 858.42 thousand VND.
- On environmental efficiency: Most LUTs have an environmental impact

and only medium environmental efficiency. Particularly, the LUT of rice and
upland farming for high environmental efficiency and sustainability.

From the research results of the project, I propose the order of
priority for the land use types as follows:
- Sub-area 1: Rice >2 Rice – 1 cash crop >1 Rice >coffee > upland farming.
- Sub-area 2: Rice >2 Rice – 1 cash crop >1 Rice > upland farming.
- Sub-area 3: Medicinal plants > coffee > upland farming >1 Rice .
In order to improve the efficiency of agricultural land use in Tuan Giao district,
there should be solutions to improve the land use efficiency of promising and
selective land use types and focus on implementing solutions of investment capital,

resources, market development for agricultural products, techniques, soil protection
and improvement and erosion control ... and especially anti-erosion measures need
to be developed, applied to the agricultural production households in the area.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nhà kinh tế học Adam Smith trong tác phẩm “The weath of nations” đã
nói: “Nguồn gốc giàu có của một quốc gia là tài nguyên thiên nhiên, chủ yếu
là đất đai”. Thật vậy đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu
sản xuất đặc biệt không gì thay thế được, là thành phần quan trọng của môi
trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơng trình
văn hố, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, là yếu tố cấu thành lãnh thổ của
mỗi quốc gia (Luật đất đai, 2013). Đất đai có những tính chất đặc trưng khiến
nó khơng giống bất kỳ một tư liệu sản xuất nào khác, đó là nguồn tài ngun
có giới hạn về diện tích nhưng vơ hạn về thời gian sử dụng. Vì vậy, đối với
bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, sử dụng đất một cách khôn ngoan là hết
sức cần thiết cho sự phát triển bền vững.
Trong gần 30 năm đổi mới, nơng nghiệp Việt Nam đã có những thành
quả tích cực, giúp Việt Nam từ chỗ thiếu đói trở thành một nước xuất khẩu
nông sản. Tuy nhiên nền nông nghiệp nước ta cịn gặp nhiều khó khăn, sản
xuất nhỏ lẻ manh mún là chủ yếu, năng suất và khả năng cạnh tranh chưa
cao, chưa bền vững. Sức cạnh tranh với khu vực và thế giới cịn thấp, ứng
dụng khoa học cơng nghệ và cơ giới hóa trong nơng nghiệp cịn khiêm tốn.
Mặt khác, với sức ép gia tăng dân số cùng với sự phát triển về nhu cầu
xã hội, đất để sản xuất nông nghiệp ngày càng giảm mạnh về cả số lượng và
chất lượng. Việc sử dụng đất đai một cách có hiệu quả và bền vững là yêu
cầu có tính cấp thiết hiện nay. Để khai thác tiềm năng đất đai đạt hiệu quả

cao đảm bảo cho sự phát triển của sản xuất nông nghiệp cũng như sự phát
triển chung của nền kinh tế đất nước cần phải có các cơng trình nghiên cứu
khoa học, đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp,
nhằm phát hiện ra các yếu tố tích cực và hạn chế, từ đó làm cơ sở để định
hướng phát triển sản xuất nông nghiệp, đề xuất các giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.
Huyện Tuần Giáo gồm 18 xã và 1 thị trấn với diện tích tự nhiên 113542,27
ha, trong đó đất nơng nghiệp là 99628,22 ha, chiếm 88,75% tổng diện tích tự
nhiên Huyện Tuần Giáo nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, là huyện cửa ngõ phía

1


Nam của tỉnh Điện Biên, cách thủ đô Hà Nội 405km có địa hình tương đối khó
khăn và phức tạp trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho
phát triển kinh tế - xã hội. Với tỷ trọng lớn trong cơ cấu diện tích sử dụng đất
tồn huyện, ngành nơng nghiệp chiếm vị trí đáng kể trong cơ cấu kinh tế của
Tuần Giáo. Tuy nhiên nền sản xuất nơng nghiệp của huyện cịn gặp nhiều
khó khăn do hạn chế quá trình phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở chế biến và
tiêu thụ, phương thức canh tác chưa được chun mơn hóa, trình độ thâm
canh sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, diện tích phục vụ cho sản xuất
lại nhỏ và manh mún, khó khăn về giao thơng đi lại.
Vì vậy, việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp để từ đó
định hướng cho người dân trong huyện khai thác và sử dụng hợp lý, có hiệu
quả và bền vững đất nông nghiệp là một trong những vấn đề hết sức cần thiết
của thực tiễn ở huyện Tuần Giáo nói riêng và địa bàn miền núi nói chung.

Xuất phát từ ý nghĩa và nhu cầu thực tiễn đó tơi tiến hành
nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông
nghiệp huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên”.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá được hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất sản xuất

nông nghiệp ở huyện Tuần Giáo.
- Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trong tương lai.
- Đề xuất biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.

1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đề tài chỉ nghiên cứu trong không gian là huyện Tuần Giáo.
- Đề tài chỉ nghiên cứu các số liệu điều tra sơ cấp trong năm

2016, các số liệu thứ cấp trong vòng 5 năm (từ 2011-2016).
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
CỦA ĐỀ TÀI
- Đề tài đánh giá được hiệu quả các loại hình sử dụng đất sản

xuất nơng nghiệp trên phương diện kinh tế, xã hội, mơi trường, từ
đó đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn và phát
huy những loại hình sử dụng đất phát triển và có tiềm năng. Mặt
khác giúp tiết kiệm quỹ đất, sử dụng hợp lý và có hiệu quả hơn.

2


- Kết quả của luận văn bổ sung cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn

để góp phần định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững.
- Góp phần bổ sung lý luận về phương pháp đánh giá các loại sử dụng đất.
- Cung cấp thêm số liệu về hiệu quả sử dụng đất trên các vùng sinh


thái khác nhau tạo cơ sở cho việc quy hoạch sử dụng đất tại địa phương.
- Các kết quả nghiên cứu có thể giúp địa phương lựa chọn các loại sử

dụng đất/kiểu sử dụng đất có hiệu quả cao, góp phần tăng thu nhập cho
người sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tuần Giáo – tỉnh Điện Biên.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐẤT ĐAI, ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ ĐẤT SẢN
XUẤT NÔNG NGHIỆP
2.1.1. Khái niệm về đất đai, đất nông nghiệp và đất sản xuất nơng nghiệp

2.1.1.1. Khái niệm về đất đai
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan đến những khái niệm, định
nghĩa về đất, Nhà bác học người Nga Dokuchaev năm 1897 đưa ra định nghĩa:
“Đất là một vật thể thiên nhiên cấu tạo độc lập lâu đời do kết quả quá trình hoạt
động tổng hợp của 5 yếu tố hình thành đất đó là: sinh vật, đá mẹ, khí hậu, địa
hình và thời gian”. Sau này người ta bổ sung thêm yếu tố thứ sáu là con người.

Theo Các Mác: “Đất đai là tư liệu sản xuất cơ bản và phổ biến quý
báu nhất của sản xuất nông nghiệp, điều kiện không thể thiếu được
của sự tồn tại và tái sinh của hàng loạt thế hệ người kế tiếp nhau”.
Dokuchaev cho rằng đất như là một thực thể tự nhiên có nguồn gốc
và lịch sử phát triển riêng, là thực thể với những quá trình phức tạp và đa
dạng diễn ra trong nó. Đất được coi là khác biệt với đá. Đá trở thành đất
dưới ảnh hưởng của một loạt các yếu tố tạo thành đất như khí hậu, cây
cỏ, khu vực, địa hình và tuổi. Theo ơng, đất có thể được gọi là các tầng
trên nhất của đá không phụ thuộc vào dạng; chúng bị thay đổi một cách

tự nhiên bởi các tác động phổ biến của nước, không khí và một loạt các
/

dạng hình của các sinh vật sống hay chết (Krasi nikov, 1958).
Theo Christian and Stewart (1968), Brinkman and Smith (1973): “Một vạt đất
xác định và mặt địa lý là một diện tích của bề mặt trái đất với các thuộc tính tương
đối ổn định hay thay đổi có tính chất chu kỳ có thể dự đốn được của sinh quyển
bên trên, bên trong và bên dưới nó như là: Khí hậu, đất (Soil), điều kiện địa chất,
điều kiện thủy văn, thực vật và động vật cư trú, những hoạt động trước đây và hiện
nay của con người, ở chừng mực mà các thuộc tính này có ảnh hưởng đến việc sử
dụng vạt đất đó của con người hiện tại và trong tương lai”

Theo quan điểm sinh thái đất được định nghĩa: Đất là vật mang của
hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nông nghiệp (Vũ Thị Bình, 1995).
Trong phạm vi nghiên cứu về sử dụng đất, đất đai được nhìn nhận là một
nhân tố sinh thái. Đất đai bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của
bề mặt trái đất có ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất.

4


Đất theo nghĩa đất đai bao gồm: khí hậu, dáng đất, địa hình địa mạo,
thổ nhưỡng, thủy văn, thảm thực vật tự nhiên bao gồm cả rừng, cỏ dại
trên đồng ruộng, động vật tự nhiên, những biến đổi của đất do các
hoạt động của con người (Đào Châu Thu và Nguyễn Khang, 1998).
Theo quan điểm của đánh giá đất thì đất đai được định nghĩa là
một vùng đất mà đặc tính của nó được xem như bao gồm các đặc
trưng tự nhiên quyết định đến khả năng khai thác được hay khơng mà
ở mức độ nào của vùng đó. Thuộc tính của đất bao gồm khí hậu, thổ
nhưỡng, lớp địa chất bên dưới, thuỷ văn, động vật, thực vật và những

tác động trong quá khứ cũng như hiện tại của con người (FAO, 1976).
Có quan điểm cho rằng:" Đất là một vật thể thiên nhiên cấu tạo độc lập lâu
đời do kết quả quá trình hoạt động tổng hợp của 5 yếu tố hình thành đất đó là:
sinh vật, đá mẹ, khí hậu, địa hình và thời gian" (Đỗ Ngun Hải , 2001). Sau này
một số học giả khác đã bổ sung các yếu tố: nước của đất, nước ngầm và đặc
biệt là vai trị của con người để hồn chỉnh khái niệm về đất nêu trên.
Quan niệm của các nhà thổ nhưỡng và quy hoạch Việt Nam cho rằng “Đất
là phần trên mặt của vỏ trái đất mà ở đó cây cối có thể mọc được” (Trần Thị Minh
Châu, 2007) và đất đai được hiểu theo nghĩa rộng: “Đất đai là một diện tích cụ
thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các yếu tố cấu thành của môi trường sinh
thái ngay trên và dưới bề mặt bao gồm: khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng, địa hình,
mặt nước, các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khống sản
trong lịng đất, động thực vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả
của con người trong quá khứ và hiện tại để lại” (Nguyễn Thị Vịng và cs., 2001)
Như vậy có rất nhiều khái niệm, định nghĩa khác nhau về đất, có khái niệm
phản ánh q trình phát sinh hình thành đất, có khái niệm nêu lên mối quan hệ
giữa đất và cây trồng và các ngành sản xuất, nhưng nhìn chung có thể hiểu: đất
đai là một khoảng khơng gian có giới hạn gồm: khí hậu, lớp đất bề mặt, thảm
thực vật, động vật, diện tích mặt nước, nước ngầm và khống sản trong lòng
đất. Trên bề mặt đất đai là sự kết hợp giữa các yếu tố thổ nhưỡng, địa hình, thuỷ
văn, thảm thực vật cùng với các thành phần khác có vai trị quan trọng và ý
nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất và cuộc sống của xã hội lồi người.

2.1.1.2. Khái niệm về đất nơng nghiệp và đất sản xuất nông nghiệp
Đất đai là sản phẩm của thiên nhiên, đất đai có những tính chất đặc trưng
riêng khiến nó khơng giống bất kỳ một tư liệu sản xuất nào khác, đó là: đất có độ

5



phì, giới hạn về diện tích, có vị trí cố định trong không gian và vĩnh cửu với thời
gian nếu biết sử dụng đúng. Luật đất đai 2013 phân loại đất thành 3 nhóm theo
mục đích sử dụng, đó là: Nhóm đất nơng nghiệp, nhóm đất phi nơng nghiệp và
nhóm đất chưa sử dụng. Đất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử
dụng vào sản xuất nông nghiệp như đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu
năm, đất rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, đất rừng trồng, nuôi
trồng thuỷ sản, đất làm muối hoặc nghiên cứu thí nghiệm về nơng nghiệp. Đất
nơng nghiệp đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế của mỗi
quốc gia. Đất nông nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất và làm ra sản phẩm
cần thiết nuôi sống xã hội (Quốc hội, 2013).

Đất sản xuất nông nghiệp (bap gồm : đất trồng cây hàng năm (gồm
đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác) và đất trồng cây lâu năm),
đất lâm nghiệp (đất rừng sản xuất, rừng đặc dụng, rừng phịng hộ), đất
ni trồng thuỷ sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác.

2.1.2. Vai trò và ý nghĩa của đất đai trong sản xuất nơng nghiệp
Đất chính là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự tồn
vong của loài người. Từ xa xưa, đất đã gắn chặt với cuộc sống của người
dân, của đất nước. Đất là nơi làm nhà, là nơi con người tạo ra của cải vật
chất phục vụ cho bản thân mình. Đất là nguồn tài ngun vơ cùng quan trọng
đối với con người vì đất là môi trường sống trên cạn và con người. Cùng với
sản xuất nông nghiệp, đất cung cấp lương thực, thực phẩm – một nhu cầu
không thể thiếu được đối với cuộc sống con người. Bên cạnh đó đất là
nguồn tài ngun khống sản và năng lượng chứa trong nó, đóng một vai trị
vơ cùng quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia.

Luật đất đai năm 1993 đã khẳng định “Đất đai là tài nguyên vô cùng
quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu
của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các

cơ sở y tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng” (Quốc hội, 1993).
Đất là một trong những nguồn lực quan trọng trong các ngành sản xuất. Độ
phì của đất có vai trị quan trọng đối với nơng nghiệp, nó tác động đến năng suất,
sản lượng của cât trồng, vật nuôi…. Trong nông nghiệp đất vừa là đối tượng lao

động vừa là tư liệu lao động trong quá trình sản xuất. Đất đai là đối tượng lao
động bởi nó là nơi để con người thực hiện các hoạt động của mình tác động vào
cây trồng, vật ni để tạo ra sản phẩm. Đất đai còn là tư liệu lao động trong quá

6


trình sản xuất thơng qua việc con người đã biết lợi dụng một cách ý
thức các đặc tính tự nhiên của đất như lý học, hoá học, sinh vật học và
các tính chất khác để tác động và giúp cây trồng tạo nên sản phẩm.
Đất đai có vị trí cố định và có chất lượng khơng đồng đều giữa các
vùng, miền. Do vậy, muốn sử dụng đất đai hợp lý, có hiệu quả cần xác
định cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp trên cơ sở nắm chắc điều
kiện của từng vùng lãnh thổ. Nhận thức đúng được các đặc trưng riêng
của đất sẽ giúp người sử dụng đất có các định hướng sử dụng tốt hơn
đối với đất nơng nghiệp, khai thác có hiệu quả các tiềm năng tự nhiên của
đất đồng thời không ngừng bảo vệ đất và môi trường sinh thái.

Đất đai vận động theo quy luật tự nhiên của nó - nghĩa là độ màu
mỡ của đất đai phụ thuộc vào người sử dụng đất, do vậy trong quá
trình sử dụng đất phải đứng trên quan điểm bồi dưỡng, bảo vệ, làm
giàu cho đất thông qua những hoạt động có ý nghĩa của con người.
Đất đai là tài ngun có hạn về diện tích, đặc biệt là đất nơng nghiệp, sự
giới hạn về diện tích đất cịn thể hiện ở khả năng có hạn về khai hoang tăng
vụ trong từng điều kiện cụ thể. Do vậy trong quá trình sử dụng đất cần hết

sức chú trọng bảo vệ và tiết kiệm thì mới có thể đáp ứng được nhu cầu sử
dụng đất đai ngày càng tăng của xã hội. Nhận thức đúng được các đặc trưng
riêng của đất sẽ giúp người sử dụng đất có các định hướng sử dụng tốt hơn
đối với đất nông nghiệp, khai thác có hiệu quả các tiềm năng tự nhiên của
đất đồng thời không ngừng bảo vệ đất và môi trường sinh thái.

Đất đai là yếu tố đầu vào của sản xuất nơng nghiệp, sử dụng nó
có ảnh hưởng kết quả đầu ra và khả năng sinh lợi. Đặc biệt trong hệ
thống sản xuất hàng hoá đất được coi như chi phí đầu vào trong sản
xuất nơng nghiệp, chất lượng đất và các lợi thế của đất sẽ quyết định
khối lượng sản phẩm sản xuất ra và khả năng sinh lợi của đất.
Sử dụng đất nơng nghiệp có hiệu quả cao thơng qua việc bố trí cơ cấu cây
trồng, vật nuôi là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay của hầu hết các
nước trên thế giới. Nó không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, các
nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh doanh nơng nghiệp mà cịn là sự mong
muốn của nơng dân, những người trực tiếp tham gia và quá trình sản xuất nơng
nghiệp (Nguyễn Duy Tính, 1995). Đất chỉ có giá trị thơng qua q trình sử dụng
của con người và giá trị đó tùy thuộc vào sự đầu tư trí tuệ và các yếu tố đầu vào

7


khác trong sản xuất. Hiệu quả của đầu tư này sẽ phụ thuộc rất lớn vào
những lợi thế của quỹ đất đai hiện có và các điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể.
Như vậy: trong nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt
và khơng thể thay thế được. Nhưng diện tích đất đai lại có hạn, bên cạnh đó
sự gia tăng dân số cùng với q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa làm cho
diện tích đất đang ngày càng giảm đặc biệt là đất nơng nghiệp. Mặt khác hiện
tượng biến đổi khí hậu tồn cầu đã ảnh hưởng lớn đến diện tích, năng suất,
chất lượng sản phẩm nơng nghiệp. Vì vậy sử dụng đất đai một cách hợp lý là

một trong những điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

2.1.3. Nguyên tắc và quan điểm sử dụng đất nông
nghiệp * Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp
Đất đai là nguồn tài nguyên có hạn trong khi đó nhu cầu sử dụng đất
ngày càng gia tăng, đặc biệt đất nơng nghiệp có xu hướng ngày càng giảm
do bị trưng dụng sang các mục đích phi nơng nghiệp. Vì vậy, sử dụng đất
nông nghiệp ở nước ta với mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội trên cơ
sở bảo đảm an ninh lương thực, thực phẩm, bảo vệ, khôi phục và phát triển
rừng, tăng cường nguyên liệu cho cơng nghiệp, đảm bảo khả năng phịng hộ
mơi trường, bảo vệ tính đa dạng sinh học, bảo vệ hệ động thực vật quý hiếm
của rừng, phát triển công nghiệp chế biến vừa và nhỏ với thiết bị công nghệ
tiến tiến; khai thác tiềm năng lao động, giải quyết công ăn việc làm góp phần
xố đói, giảm nghèo, thu hút nguồn lực đầu tư, nâng cao vai trị và giá trị
đóng góp của ngành nơng - lâm nghiệp vào phát triển kinh tế quốc dân.
Sản xuất nông nghiệp trên cơ sở cân nhắc những mục tiêu phát triển kinh
tế xã hội, tận dụng được tối đa lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái và không
làm ảnh hưởng xấu đến môi trường là những nguyên tắc cơ bản và cần thiết để
đảm bảo cho khai thác và sử dụng bền vững tài ngun đất. Do đó đất nơng
nghiệp cần được sử dụng theo nguyên tắc "đầy đủ, hợp lý và hiệu quả".
- Đầy đủ: Đây là nguyên tắc quan trọng, đảm bảo diện tích đất

canh tác ln đáp ứng được nhu cầu về an tồn lương thực, diện
tích đất nơng nghiệp đáp ứng được tiêu chuẩn môi trường sinh thái
được bền vững cũng như nhu cầu sinh hoạt của con người.
- Hợp lý: Đây là nguyên tắc giúp cho việc khai thác, sử dụng đất

đạt hiệu quả cao nhưng vẫn đảm bảo được tính an tồn và hiệu quả.

8



- Hiệu quả: Trong khai thác và quản lý sử dụng đất tính hiệu quả cao

nhất cả về kinh tế, xã hội và mơi trường. Mặt khác có những quan điểm
đúng đắn theo xu hướng tiến bộ phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể,
làm cơ sở thực hiện sử dụng đất có hiệu quả kinh tế xã hội cao.

* Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp
Theo chiến lược phát triển nông nghiệp - nông thôn giai đoạn
2011 - 2020 quan điểm sử dụng đất nông - lâm nghiệp là:
- Phát triển nơng nghiệp - nơng thơn đóng vai trị chiến lược

trong sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ tổ
quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế xã hội, giữ
vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc phịng, phát huy bản sắc
văn hố dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái đất nước.
- Các vấn đề phát triển nông nghiệp nông thôn phải giải quyết đồng

bộ gắn với cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Cơng nghiệp hố,
hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng
đầu của quá trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Nơng dân là
chủ thể của quá trình phát triển, xây dựng nông thôn mới gắn với xây
dựng các cơ sở công nghiệp dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch
là căn bản. Phát triển tồn diện, hiện đại hóa nông nghiệp là then chốt.
- Phát triển nông nghiệp, nông thôn phải dựa trên cơ chế kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện của từng vùng,
từng lĩnh vực, để giải phóng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội,
trước hết là lao động, đất đai, rừng và biển; khai thác tốt các điều kiện thuận

lợi trong hội nhập kinh tế quốc tế; phát huy cao nội lực, đồng thời tăng mạnh
đầu tư của Nhà nước và xã hội; ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học,
công nghệ tiên tiến, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí nơng dân.
- Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống
chính trị và tồn xã hội; trước hết, phải khơi dậy tinh thần yêu nước, tự chủ, tự lực tự cường
vươn lên của nông dân. Xây dựng xã hội nơng thơn ổn định, hồ thuận, dân chủ, có đời sống
văn hố phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo động lực cho phát triển nông nghiệp và xây
dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân.

- Phát triển phải vững bền cả về tự nhiên và xã hội. Đảm bảo môi trường
sản xuất nông nghiệp và nông thôn trong sạch; thực phẩm vệ sinh; tài nguyên

9


sinh học đa dạng; giảm thiểu rủi ro do bệnh tật, thiên tai và q trình
biến đổi khí hậu gây ra; thu hẹp khoảng cách về cơ hội phát triển giữa
đơ thị và nơng thơn, giữa các nhóm cư dân nơng thơn; hỗ trợ người
nghèo, những nhóm đối tượng khó khăn trong quá trình phát triển.
Sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối
quan hệ giữa người và đất đai. Mục tiêu của con người là sử dụng đất
khoa học và hợp lý (Cao Liêm và cs., 1990). Vì vậy, sử dụng đất bền
vững, tiết kiệm và có hiệu quả đã trở được xác định theo 5 nguyên tắc:
- Duy trì và nâng cao các hoạt động sản xuất (năng suất).
- Giảm mức độ rủi ro đối với sản xuất (an toàn).
- Bảo vệ tiềm năng của các nguồn tài nguyên tự nhiên, chống

lại sự thối hóa chất lượng đất và nước (bảo vệ).
- Khả thi về mặt kinh tế (tính khả thi).
- Được xã hội chấp nhận (sự chấp nhận).


Năm nguyên tắc trên được coi là kim chỉ nam của sử dụng đất
đai bền vững và là những mục tiêu cần phải đạt được. Nếu thực tế
diễn ra đồng bộ so với các mục tiêu trên thì khả năng bền vững sẽ
đạt được. Nếu chỉ một hay một vài mục tiêu không phải là tất cả thì
khả năng bền vững chỉ mang tính bộ phận.
Ngồi ra cịn có các quan điểm sau:
- Tận dụng các nguồn lực, khai thác lợi thế so sánh về khoa

học, kỹ thuật, đất đai, lao động để phát triển cây trồng, vật ni có tỉ
suất hàng hóa cao, tăng sức cạnh tranh và hướng tới xuất khẩu.
- Thực hiện sử dụng đất nông nghiệp theo hướng tập trung

chuyên môn hóa, sản xuất hàng hóa theo hướng ngành hàng, nhóm
sản phẩm, thực hiện thâm canh toàn diện và liên tục.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên cơ sở thực

hiện đa dạng hóa hình thức sở hữu, tổ chức sử dụng đất nơng
nghiệp, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, chuyển đổi cơ cấu cây
trồng vật nuôi phù hợp với sinh thái và bảo vệ môi trường.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phù hợp và gắn

liền với định hướng phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.

10


2.2. QUAN ĐIỂM VỀ ĐÁNH GIÁ ĐẤT VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG ĐẤT
2.2.1. Quan điểm về đánh giá đất


* Khái niệm về đánh giá đất
Đánh giá đất là quá trình xem xét khả năng thích hợp của đất đai với những
Loại sử dụng đất khác nhau. Nhằm cung cấp những thơng tin về sự thuận lợi và
khó khăn của việc sử dụng đất làm căn cứ cho việc đưa ra những quyết định về
việc sử dụng đất một cách hợp lý. Thực chất chả công tác đánh giá đất đai là
quá trình đối chiếu giữa chất lượng đất đai và các yêu cầu sử dụng đất.

Một số định nghĩa về đánh giá đất như sau:
Định nghĩa theo Stewart (1968) như sau: “Đánh giá đất đai là đánh
giá khả năng thích hợp của đất đai cho việc sử dụng đất đai của con
người vào nông lâm nghiệp, thiết kế thủy lợi, quy hoạch sản xuất”.
Định nghĩa theo FAO đề xuất năm 1976 như sau: “Đánh giá đất đai là quá
trình so sánh, giữa những tính chất vốn có của những vạt/khoanh đất cần đánh
giá với những tính chất đất đai mà loại yêu cầu sử dụng đất cần phải có”.

* Quan điểm đánh giá đất theo FAO
- Đánh giá các đặc điểm, thuộc tính tự nhiên, kinh tế - xã hội

của các đơn vị đất đai và loại sử dụng đất.
- Đảm bảo tính thích hợp, tính hiệu quả và tính bền vững cho

các loại sử dụng đất.

- Đánh giá đất tập trung vào so sánh các Loại sử dụng đất (LUT)

khác nhau trong vùng nghiên cứu.
- Đánh giá và phân hạng thích hợp đất đai cho các LUT cụ thể.
- Đánh giá đất địi hỏi có sự so sánh hiệu quả kinh tế giữa các LUT.
- Đánh giá đất trên quan điểm tổng hợp với sự phối hợp và


tham gia của các nhà khoa học nông nghiệp khác nhau.
- Đánh giá đất đai phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế -

xã hội của khu vực/ vùng nghiên cứu.
- Khả năng thích hợp đưa của các LUT phải dựa trên cơ sở bền

vững, mang tính quyết định là các yếu tố sinh thái.

11


×