Tải bản đầy đủ (.docx) (111 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá thực trạng công tác quản lí môi trường tại xã vân hà, huyện việt yên, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.71 MB, 111 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

CHU THỊ MỸ LINH

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CƠNG TÁC QUẢN LÍ
MƠI TRƯỜNG TẠI XÃ VÂN HÀ, HUYỆN VIỆT
YÊN, TỈNH BẮC GIANG

Ngành:

Khoa học môi trường

Mã số:

8440301

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Vũ Thị Huyền

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Tác giả luận văn



Chu Thị Mỹ Linh

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến TS. Vũ Thị
Huyền đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều cơng sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi
trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Khoa Môi trường - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q
trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Tác giả luận văn

Chu Thị Mỹ Linh

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan........................................................................................................................................ i
Lời cảm ơn........................................................................................................................................... ii

Mục lục............................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.............................................................. Error! Bookmark not defined.
Danh mục bảng.................................................................................................................................. vi
Danh mục hình................................................................................................................................... vi
Trích yếu luận văn.......................................................................................................................... viii
Thesis abstract.................................................................................................................................... ix
Phần 1. Mở đầu................................................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................................... 2

1.3.

Yêu cầu của đề tài.............................................................................................................. 2

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài............................. 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu............................................................................................................ 4
2.1.

Làng nghề và phát triển làng nghề ở Việt Nam........................................................... 4

2.1.1.


Khái niệm, phân loại, đặc điểm chung của làng nghề Việt Nam............................ 4

2.1.2.

Vai trò của làng nghề trong phát triển kinh tế, xã hội................................................ 6

2.1.3.

Các vấn đề môi trường làng nghề hiện nay.................................................................. 9

2.2.

Sự phát triển làng nghề tại tỉnh Bắc Giang và làng nghề Vân Hà........................14

2.2.1.

Sự phát triển làng nghề tại tỉnh Bắc Giang................................................................ 14

2.3.

Hiện trạng môi trường làng nghề Vân Hà.................................................................. 18

2.4.

Khung pháp lí áp dụng cho hoạt động bảo vệ môi trường tại làng nghề
Vân Hà............................................................................................................................... 21

2.4.1.

Hiện trạng quản lí mơi trường tại làng nghề Vân Hà.............................................. 21


2.4.2.

Các qui định pháp lý về bảo vệ môi trường tại làng nghề Vân Hà...................... 21

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu...................................................................... 24
3.1.

Đối tượng nghiên cứu..................................................................................................... 25

3.2.

Phạm vi nghiên cứu......................................................................................................... 25

3.3.

Nội dung nghiên cứu....................................................................................................... 25

3.4.

Phương pháp nghiên cứu................................................................................................ 25

3.4.1.

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp......................................................................... 25

3.4.2.

Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp........................................................................... 26


3.4.3.

Phương pháp lấy mẫu và phân tích.............................................................................. 27

iii


3.4.4.

Phương pháp ước tính nguồn thải................................................................................ 32

3.4.5.

Phương pháp đánh giá kết quả...................................................................................... 32

Phần 4. Kết quả và thảo luận..................................................................................................... 33
4.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Vân Hà, huyện Việt Yên....................33

4.1.1.

Đặc điểm tự nhiên............................................................................................................ 33

4.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội............................................................................................... 34

4.2.


Hiện trạng sản xuất tại làng nghề xã Vân Hà............................................................ 36

4.2.1.

Hiện trạng sản xuất rượu truyền thống tại làng Yên Viên, xã Vân Hà................36

4.2.2.

Hiện trạng sản xuất bánh đa nem tại làng Thổ Hà, xã Vân Hà............................. 39

4.3.

Hiện trạng phát thải chất thải tại làng nghề xã Vân Hà.......................................... 41

4.3.1.

Hiện trạng phát sinh chất thải rắn tại làng nghề xã Vân Hà.................................. 42

4.3.2.

Hiện trạng phát sinh nước thải...................................................................................... 44

4.3.3.

Hiện trạng phát sinh khí thải......................................................................................... 49

4.4.

Hiện trạng chất lượng môi trường nhận thải tại làng nghề xã Vân Hà................50


4.4.1.

Môi trường nước mặt xã Vân Hà................................................................................. 50

4.4.2.

Môi trường đất nông nghiệp xã Vân Hà..................................................................... 52

4.4.3.

Môi trường nước ngầm xã Vân Hà.............................................................................. 54

4.5.

Hiện trạng cơng tác quản lí mơi trường tại xã Vân Hà........................................... 56

4.5.1.

Sự phát triển làng nghề Vân Hà.................................................................................... 56

4.5.2.

Cơng cụ pháp lý trong quản lí mơi trường làng nghề Vân Hà.............................. 57

4.5.3.

Công cụ kỹ thuật trong quản lý môi trường làng nghề Vân Hà............................ 61

4.5.4.


Công cụ kinh tế trong quản lý môi trường làng nghề Vân Hà.............................. 65

4.6.

Đề xuất giải pháp............................................................................................................. 67

4.6.1.

Giải pháp quản lí.............................................................................................................. 67

4.6.2.

Giải pháp kĩ thuật............................................................................................................. 70

4.6.3.

Giải pháp về tuyên truyền, giáo dục, đào tạo nâng cao ý thức và trách
nhiệm bảo vệ môi trường............................................................................................... 74

Phần 5. Kết luận và kiến nghị.................................................................................................... 76
5.1.

Kết luận.............................................................................................................................. 76

5.2.

Kiến nghị........................................................................................................................... 77

Tài liệu tham khảo........................................................................................................................... 80
Phụ lục................................................................................................................................................ 82


iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa Tiếng Việt

BVMT

Bảo vệ mơi trường

CKBVMT

Cam kết bảo vệ mơi trường

CP

Chính phủ

CTNH

Chất thải nguy hại

CTR

Chất thải rắn

CV


Công văn

ĐMC

Đánh giá môi trường chiến lược

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

KCN

Khu công nghiệp

KCX

Khu chế xuất

KKT

Khu kinh tế

KTTĐ

Kinh tế trọng điểm

KHBVMT

Kế hoạch bảo vệ môi trường


MTV

Một thành viên

NNPTNN

Nông nghiệp phát triển nông thôn

NT

Nước thải

QCCP

Quy chuẩn cho phép

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

QLMT

Quản lý môi trường

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TN&MT


Tài nguyên và môi trường

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TP

Thành phố

UBND

Ủy ban nhân dân

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Các hoạt động ngành nghề nông thôn................................................................... 4

Bảng 2.2.

Đặc trưng phát sinh ô nhiễm từ sản xuất của một số loại hình làng nghề....9

Bảng 2.3.

Sản phẩm và thị trường của các sản phẩm làng nghề tại tỉnh Bắc Giang...17


Bảng 3.1.

Số lượng phiếu điều tra các hộ sản xuất tại làng nghề Vân Hà....................27

Bảng 3.2.

Vị trí lấy mẫu tại các làng nghề được nghiên cứu........................................... 27

Bảng 3.3.

Thời gian các đợt lấy mẫu tại làng nghề nghiên cứu...................................... 30

Bảng 3.4.

Tổng hợp thơng số phương pháp phân tích....................................................... 30

Bảng 4.1.

Số liệu thống kê dân số của xã vân Hà năm 2018.......................................... 35

Bảng 4.2.

Qui mô sản xuất của làng nghề nấu rượu Yên Viên........................................ 36

Bảng 4.3.

Nhu cầu sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu của làng nghề Yên Viên.............38

Bảng 4.4.


Qui mô sản xuất bánh đa nem tại làng Thổ Hà, xã Vân Hà.......................... 39

Bảng 4.5.

Nhu cầu sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu của làng nghề Thổ Hà................. 39

Bảng 4.6.

Nguồn phát sinh chất thải làng nghề tại xã Vân Hà........................................ 41

Bảng 4.7.

Thống kê khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh................................................ 42

Bảng 4.8.

Thống kê chất thải rắn phát sinh tại làng nghề xã Vân Hà............................ 43

Bảng 4.9.

Thống kê nước thải phát sinh tại làng nghề xã Vân Hà.................................. 45

Bảng 4.10. Ước tính tải lượng các dạng chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt.........45
Bảng 4.11.

Thống lượng nước thải sản xuất phát sinh tại làng nghề............................... 46

Bảng 4.12. Kết quả phân tích nước thải sản xuất tập trung của các làng nghề xã
Vân Hà....................................................................................................................... 48

Bảng 4.13.

Ước tính tải lượng phát thải khí thải lị đốt than............................................. 49

Bảng 4.14. Kết quả phân tích mơi trường nước mặt sông Cầu đoạn chảy qua
làng Yên Viên và làng Thổ Hà, xã Vân Hà....................................................... 51
Bảng 4.15. Kết quả phân tích mơi trường đất nơng nghiệp làng nghề xã Vân Hà........52
Bảng 4.16. Kết quả phân tích mơi trường nước ngầm làng nghề xã Vân Hà.................54
Bảng 4.17. Các hình thức xử lý chất thải rắn chăn nuôi tại làng nghề............................. 62

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Biểu đồ phân loại làng nghề Việt Nam theo ngành nghề sản xuất.................... 6
Hình 3.1. Sơ đồ lấy mẫu môi trường tại làng nghề xã Vân Hà.......................................... 29
Hình 4.1. Vị trí làng nghề nấu rượu n Viên và làng nghề bánh đa nem Thổ Hà......33
Hình 4.2. Quy trình nấu rượu kèm theo dịng thải................................................................ 38
Hình 4.3. Quy trình sản xuất bánh đa nem kèm theo dịng thải......................................... 40
Hình 4.4. Xỉ than từ hoạt động sản xuất rượu tại làng Yên Viên....................................... 44
Hình 4.5. Tỷ lệ thực hiện thủ tục cam kết môi trường tại làng nghề n Viên..............58
Hình 4.6. Cơ cấu quản lý mơi trường của UBND xã Vân Hà............................................ 60
Hình 4.7. Rác thải sinh hoạt khơng được thu gom................................................................ 62
Hình 4.8. Tỷ lệ phân loại tro xỉ với CTR sinh hoạt.............................................................. 63
Hình 4.9. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải........................................................... 71

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Chu Thị Mỹ Linh
Tên Luận văn: Đánh giá thực trạng cơng tác quản lí môi trường tại xã Vân Hà, huyện
Việt Yên, tỉnh Bắc Giang
Ngành: Khoa học môi trường

Mã số: 8440301

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực, hiện trạng phát thải và cơng tác quản lí
mơi trường tại làng nghề Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
Đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động đến môi trường.
Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn đã sử dựng các phương pháp nghiên cứu để thực hiện như: (1)
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp; (2) Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp; (3)
Phương pháp lấy mẫu và phân tích; (4) Phương pháp đánh giá kết quả.
Kết quả chính và kết luận
Xã Vân Hà, huyện Việt Yên có 2 làng nghề truyền thống gồm làng sản xuất rượu truyền
thống Yên Viên và làng sản xuất bánh đa nem Thổ Hà. Làng Yên Viên có 203 hộ sản xuất rượu
truyền thống với tổng cơng suất khoảng 31.840 lít/ngày. Làng Thổ Hà có 370 hộ làm bánh đa
nem (chiếm 37,9% số hộ trong làng), tổng công suất đạt 20.662.500 chiếc/ngày.

Lượng phát sinh chất thải từ hoạt động của làng nghề tai xã Vân Hà như sau: Chất
thải rắn sinh hoạt phát sinh 2,3 tấn/ngày, xỉ than phát sinh khoảng 1,23 tấn/ngày. Chất
thải phát sinh từ hoạt động nấu rượu làng Yên Viên khoảng 39 tấn/ngày. Chất thải rắn
phát sinh từ hoạt động sản xuất bánh đa nem làng Thổ Hà khoảng 723 kg/ngày.
Nước thải sản xuất của làng nghề: tổng lượng nước thải phát sinh tại làng nghề
3

Yên Viên là 235 m /ngày, tổng lượng nước thải phát sinh tại làng nghề Thổ Hà là

3

khoảng 200 m /ngày. Nước thải đã vượt giá trị cho phép của Quy chuẩn về chất hữu cơ,
chất rắn lơ lửng, dinh dưỡng N, coliform, sunfua và mangan.
Về công tác quản lý môi trường: Tỷ lệ số hộ thực hiện thủ tục pháp lý về mơi
trường cịn thấp (35%). Các chất thải đã được thu gom tuy nhiên chưa có biện pháp xử
lý hiệu quả. Báo cáo đã đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý mơi trường
tại địa phương bao gồm các nhóm giải pháp: giải pháp quản lý, giải pháp kỹ thuật và
giải pháp tuyên truyền, giáo dục.

viii


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Chu Thi My Linh
Thesis title: Assessment of environmental management in an Ha commune, Viet Yen
district, Bac Giang province
Major: Environmental science

Code: 8440301

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives:
Assessing thel environmental status, emission status and environmental
management in Van Ha craft village, Viet Yen district, Bac Giang province.
Proposed waste management solutions to minimize pressure on the quality of the
environment.
Materials and Methods:
In the thesis has used the method to carry out such research: (1) Method Method
secondary data collection; (2) Method of field surveys; (3) Sampling methods; (4)

Methods of evaluating results.
Results and conclusions:
Van Ha commune, Viet Yen district has two traditional craft villages, including
Yen Vien traditional liquor production village and Tho Ha rice sheet production village.
Yen Vien village has 203 traditional liquor producing households with a total capacity of
about 31,840 liters / day. Tho Ha village has 370 households making rice sheet
(accounting for 37.9% of the households in the village), with a total capacity of
20,662,500 pieces / day.
The amount of waste generated from activities of craft villages in Van Ha
commune is as follows: Domestic solid waste generates 2.3 tons/day, coal slag generates
about 1.23 tons/day. Solid waste generated from Yen Vien village is about 39 tons/day
and frp, Tho Ha village is approximately 723 kg/day.
Production wastewater of craft villages: The total amount of waste water generated in
3

Yen Vien craft village is 235 m /day, the total waste water generated in Tho Ha craft village
3

is 200 m /day. Wastewater has exceeded the permitted value of the Regulation on organic
matter, suspended solids, N nutrients, coliforms, sulfur and manganese.

The percentage of households implementing environmental legal procedures is
still low (35%). The waste has been collected but there is no effective treatment. This
report proposes solutions to improve the effectiveness of local environmental
management including solutions groups: management solutions, technical solutions and
propaganda and education solutions.

ix



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, chính sách phát triển kinh tế - xã hội và định
hướng cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn của Đảng và Nhà
nước ta đã tạo động lực cho sự phát triển mạnh mẽ của các làng nghề. Với tính
chất linh hoạt trong sản xuất, quy mô sản xuất nhỏ, sản phẩm đa dạng và luôn
thay đổi theo nhu cầu thị trường, các làng nghề đang đóng vai trị quan trọng cấu
thành nền kinh tế của các tỉnh, thành trên cả nước.
Cùng với các làng nghề trên cả nước, nhiều làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang được khôi phục trở lại và nhiều làng nghề mới ra đời, góp phần thay đổi
bộ mặt nông thôn Việt Nam, mang lại nhiều hiệu quả kinh tế, nâng cao đời sống,
tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, giải quyết lao
động dư thừa tại các địa phương, trong đó phải kể đến làng nghề Vân Hà thuộc
xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang với nghề nấu rượu gạo truyền thống
ở thôn Yên Viên và nghề sản xuất bánh đa nem ở thôn Thổ Hà. Hiện nay, làng
Yên Viên có hơn 200 hộ gia đình đang làm nghề nấu rượu kết hợp chăn ni lợn,
làng Thổ Hà có khoảng 800 hộ với gần 3.600 nhân khẩu, trong đó gần 400 hộ
làm bánh đa nem. Trong điều kiện nhân lực và thời tiết tốt nhất, hàng ngày
khoảng gần 12 triệu chiếc bánh đa nem được xuất bán ra thị trường (UBND
huyện Việt Yên, 2018).
Tuy nhiên, phát triển làng nghề đang bộc lộ một số hạn chế. Bên cạnh
những mặt thuận lợi, làng nghề Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang đang
đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như trình độ sản xuất, chất lượng sản
phẩm, các mâu thuẫn về xã hội, nhưng quan trọng nhất là các tác động đến chất
lượng môi trường sống và sức khỏe cộng đồng do hoạt động sản xuất của làng
nghề gây ra. Các chất thải từ sản xuất, chăn nuôi và sinh hoạt hàng ngày của
người dân tại làng nghề Vân Hà chưa qua xử lý đều được đổ trực tiếp vào các ao
hồ hoặc đổ ra sơng Cầu. Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở hạ tầng của xã còn thiếu,
chưa đồng bộ càng làm cho tình trạng ơ nhiễm mơi trường ở đây trở nên đặc biệt
nghiêm trọng. Nguyên nhân do trình độ cơng nghệ sản xuất cũ, lạc hậu và sử

dụng tài nguyên năng lượng kém hiệu quả; trong khi hoạt động đổi mới công

1


nghệ sản xuất và áp dụng các giải pháp theo hướng thân thiện môi trường chưa
được chú trọng; phân bố rải rác, khơng tập trung và kém bền vững.
Ơ

nhiễm mơi trường sẽ tiếp tục tạo ra các thiệt hại và đe dọa đến sự phát

triển làng nghề nếu thiếu sự can thiệp và hỗ trợ kịp thời từ góc độ quản lý và
chính sách. Do đó, việc điều tra, đánh giá hiện trạng quản lý môi trường nhằm
xây dựng nên các giải pháp, chính sách để kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường tại làng
nghề Vân Hà có ý nghĩa cấp thiết. Chính vì vậy, tơi lựa chọn thực hiện đề tài:
“Đánh giá thực trạng cơng tác quản lí mơi trường tại xã Vân Hà, huyện Việt
Yên, tỉnh Bắc Giang” để tìm hiểu hiện trạng phát thải các chất thải phát sinh từ
hoạt động sản xuất và đánh giá công tác quản lí các loại chất thải từ làng nghề,
qua đó đề xuất các giải pháp nhằm sử dụng hợp lý nguồn nguyên liệu, giảm thiểu
các áp lực từ chất thải lên môi trường xung quanh.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực, hiện trạng phát thải và cơng tác
quản lí mơi trường tại làng nghề Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
- Đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động đến môi trường.
1.3. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đặt ra, đề tài cần giải quyết những yêu
cầu sau đây:
Yêu cầu về nội dung:
- Biết được qui trình sản xuất rượu và bánh đa của làng nghề Vân Hà.
Tìm hiểu được hiện trạng mơi trường khu vực làng nghề, hiện trạng phát

sinh chất thải từ hoạt động sản xuất của làng nghề.
Hiểu được khung pháp lí áp dụng cho hoạt động quản lí mơi trường tại
làng nghề Vân Hà. Từ đó, đánh giá được cơng tác quản lí chất thải phát sinh từ
hoạt động sản xuất của làng nghề.
Từ kết quả nghiên cứu, đề xuất được các giải pháp giảm thiểu tác động
đến môi trường.
Yêu cầu về độ tin cậy của kết quả:
- Việc triển khai thực hiện đề tài phải căn cứ vào các số liệu có độ tin cậy.
Việc thực hiện đề tài phải bám sát thực tế tại làng nghề, các số liệu phải rõ
ràng, cụ thể.

2


Việc đánh giá chất lượng nước thải, chất thải rắn của làng nghề phải được
đơn vị có chức năng thực hiện theo quy định.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
CỦA ĐỀ TÀI
Kết quả nghiên cứu của Luận văn đã đóng những số liệu mới về hiện trạng
phát sinh chất thải và quản lý môi trường tại các làng nghề trên địa bàn xã Vân
Hà, huyện Việt n, tỉnh Bắc Giang. Thơng qua đó, luận văn đã đề xuất các biện
pháp có tính thực tiễn để nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác quản lý chất
thải từ làng nghề, góp phần giảm thiểu các áp lực môi trường tại địa phương.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. LÀNG NGHỀ VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở VIỆT NAM
2.1.1. Khái niệm, phân loại, đặc điểm chung của làng nghề Việt Nam

Có rất nhiều ý kiến và quan điểm khác nhau khi đề cập đến tiêu chí để một
làng ở nơng thơn được coi là một làng nghề. Tuy nhiên, hiện nay Nghị định số
52/2018/NĐ-CP ngày 12/04/2018 của Thủ tướng Chính phủ về về phát triển
ngành nghề nông thôn đã quy định 03 tiêu chí cụ thể của làng nghề như sau:
-

Có tối thiểu 20% tổng số hộ trên địa bàn tham gia một trong các hoạt động

hoặc các hoạt động ngành nghề nông thôn (được nêu tại Bảng 2.1);
-

Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 02 năm liên tục tính đến

thời điểm đề nghị công nhận;
-

Đáp ứng các điều kiện bảo vệ môi trường làng nghề theo quy định của

pháp luật hiện hành.
Bảng 2.1. Các hoạt động ngành nghề nông thôn
STT

Ngành nghề nông thông

1
Chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản.
2 Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.
3 Xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn.
4 Sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ
khí nhỏ.

5 Sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh.
6 Sản xuất muối.
7 Các dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn.
Nguồn: Nghị định số 52/2018/NĐ-CP (2018)

Dựa trên các mục đích nghiên cứu, đánh giá và các chức năng khác nhau
của làng nghề, có thể phân loại làng nghề theo một số tiêu chí như sau (Bùi Văn
Vượng, 2002):
-

Theo làng nghề truyền thống và làng nghề mới.
Theo ngành sản xuất, loại hình sản phẩm.
Theo quy mô sản xuất, quy mô công nghệ.
Theo nguồn thải và mức ô nhiễm.

4


- Theo mức độ sử dụng nguyên, nhiên liệu.
- Theo thị trường tiêu thụ sản phẩm, tiềm năng tồn tại và phát triển sản phẩm.

Trên thực tế cho thấy mỗi ngành nghề, mỗi sản phẩm đều có những yêu cầu
khác nhau về nguyên nhiên liệu, quy trình sản xuất khác nhau, nguồn và dạng
chất thải khác nhau đẫ tới các tác động khác nhau đối với môi trường. Dựa trên
các yếu tố tương đồng về ngành sản xuất, sản phẩm, thị trường, nguyên vật liệu
và tiêu thụ sản phẩm có thể chia hoạt động làng nghề nước ta ra thành sáu nhóm
ngành chính (Hình 2.1), mỗi nhóm ngành lại có nhiều ngành nhỏ, mỗi nhóm
ngành làng nghề có các đặc điểm khác nhau về hoạt động sản xuất và sẽ gây ảnh
hưởng khác nhau tới môi trường (Bộ Tài nguyên & Môi trường, 2008).
Làng nghề lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ: chiếm 20% tổng

số làng nghề, phân bố khá đều trên cả nước, công việc không yêu cầu trình độ cao,
hình thức sản xuất thủ cơng và gần như ít thay đổi về quy trình sản xuất so với thời
điểm khi hình thành nghề. Phần lớn các làng chế biến lương thực, thực phẩm nước ta
là các làng nghề thủ công truyền thống nổi tiếng như nấu rượu, làm bánh đa nem,
đậu phụ, miến dong, bún, bánh đậu xanh, bánh gai,.. với ngun liệu chính là gạo,
ngơ, khoai, sắn, đậu và thường gắn với hoạt động chăn ni ở quy mơ gia đình.

Làng nghề dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da: nhiều làng nghề có từ lâu đời
với các sản phẩm mang tính lịch sử, văn hóa, mang đậm nét địa phương. Những
sản phẩm như lụa tơ tằm, thổ cẩm, dệt may,... không chỉ là những sản phẩm có
giá trị mà cịn là những tác phẩm nghệ thuật được đánh giá cao. Quy trình sản
xuất tại nhóm làng nghề này khơng thay đổi nhiều, lao động có tay nghề cao.
Làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác đá: hình thành từ
hàng trăm năm nay, tập trung ở những vùng có khả năng cung cấp nguyên liệu cơ
bản cho hoạt động xây dựng. Khi đời sống được nâng cao, nhu cầu về xây dựng
nhà cửa, công trình ngày càng tăng, hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng phát
triển nhanh ở nông thôn. Các làng nghề này có quy trình cơng nghệ thơ sơ, tỉ lệ
cơ khí hóa thấp, ít thay đổi. Nghề khai thác đá cũng phát triển ở những làng gần
các núi đá vôi được phép khai thác, cung cấp nguyên liệu cho các hoạt động sản
xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ và vật liệu xây dựng.
Làng nghề tái chế phế liệu: chủ yếu là các làng nghề mới hình thành, số
lượng ít, nhưng lại phát triển nhanh về quy mô và loại hình tái chế (chất thải kim
loại, giấy, nhựa, vải đã qua sử dụng). Ngồi ra các làng nghề cơ khí chế tạo và
đúc kim loại với nguyên liệu chủ yếu là sắt vụn, sắt thép phế liệu cũng được xếp

5


vào loại hình làng nghề này. Đa số các làng nghề nằm ở phía Bắc, cơng nghệ sản
xuất đã từng bước được cơ khí hóa.

Làng nghề thủ cơng mỹ nghệ: bao gồm các làng nghề gốm, sành sứ thủy tinh
mỹ nghệ; chạm khhắc đá, chạm mạ bạc vàng, sản xuất mây tre đan, đồ gỗ mỹ nghệ,
13 sơn mài, làm nón, dệt chiếu, thêu ren. Đây là nhóm lààng nghề chiếm tỷ trọng lớn
về số lượng (gần 40% tổng số làng nghề), có truyền thống lâu đời, sản phẩm có giá
trị cao, mang đậm nét văn hóa, và đặc điểm địa phưương, dân tộc.

Các nhóm ngành khác: bao gồm các làng nghề chế tạo nông cụ thô sơ như
cày bừa, cuốc xẻng, liềm hái, mộc gia dụng, đóng thuyền, lààm quạt giấy, dây
thừng, đan vó, đan lưới, làm lưỡi câu,... Những làng nghề nhómm này xuất hiện
từ lâu, sản phẩm phục vụ trực tiếp cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của địa
phương. Lao động phần lớn là thủ cơng với số lượng và chất lượng ổn định.

Hình 2.1. Biểu đồ phân loại làng nghề Việt Nam theo ngành nghề sản xuất
Nguồn: Bộ Tài nguyên & Môi trường (2008)

2.1.2. Vai trò của làng nghề trong phát triển kinh tế, xã hội
Thời gian qua, xác định vai trò quan trọng của làng nghề, ngành nghề nông
thôn, Đảng và Nhà nưước đã tập trung chỉ đạo ban hành nhiều chính sách nhằm
thúc đẩy kinh tế xã hội ở nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tếế theo hướng
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhằm giải quyết việc làm tại chỗ, nâng cao chất
lượng cuộc sống và thu nhậpp của người dân (Nguyễn Song Tùng, 2014).
Làng nghề với sự phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở nônng thôn
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật là yếu tố cực kỳ quan trọng hỗ trợ phát triển kinh tế
làng nghề. Ngược lại, sự phát triển kinh tế của các làng nghề cũng góp phần đổi
mới bộ mặt nông thônn, cải thiện và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại đây. Ở
những nơi tập trung nhiều làng nghề như khu vực Đồng bằng sông Hồng, Bắc

6



Trung Bộ và Đông Nam Bộ phát triển cơ sở hạ tầng khá tốt. Do các làng nghề
phần lớn được hình thành, phát triển ở những nơi tiếp cận thuận lợi mạng lưới
đường quốc lộ, tỉnh lộ, cùng với sự hỗ trợ của chính sách từ tỉnh/ thành phố nhằm
đẩy mạnh phát triển làng nghề (Lê Văn Khoa, 2011).
Làng nghề và xóa đói giảm nghèo ở nơng thơn
Sự phát triển làng nghề trong những năm gần đây đã và đang góp phần đáng
kể vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương, cải thiện và nâng cao đời sống
của người dân làng nghề. Tại các làng nghề, đại bộ phận dân cư làm nghề nhưng
vẫn tham gia sản xuất nông nghiệp ở mức độ nhất định. Trong khi hoạt động sản
xuất nơng nghiệp mang tính chất thời vụ, thu nhập thấp. Do đó, hoạt động làng
nghề giải quyết việc làm cho người lao động trong lúc nơng nhàn, góp phần tăng
thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động. Chính vì vậy, làng
nghề đóng vai trị rất quan trọng đối với việc xóa đói giảm nghèo ở nông thôn.
Làng nghề truyền thống và hoạt động phát triển du lịch
Lợi ích từ việc phát triển làng nghề khơng chỉ ở lợi ích kinh tế giải quyết việc
làm cho lao động địa phương mà cịn góp phần bảo tồn giá trị văn hóa lâu dài. Ngồi
những lợi thế như cảnh quan thiên nhiên, vị trí địa lý, nết văn hóa đặc sắc, các làng
nghề cịn có sức hút đặc biệt bởi mỗi làng lại gắn với một vùng văn hóa hay một hệ
thống di tích lịch sử. Phát triển du lịch làng nghề góp phần gia tăng tỷ trọng các
nhóm ngành cơng nghiệp dịch vụ ở địa phương, đồng thời tăng cơ hội cho các cơ sở
sản xuất thông qua các hoạt động giới thiệu và bán sản phẩm truyền thống, nâng cao
đời sống người dân thông qua các dịch vụ phụ trợ,...
Sự phát triển sản xuất nghề trong những năm gần đây đã và đang góp phần
quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn. Mức thu nhập của người
lao động sản xuất nghề cao gấp 3 - 4 lần so với thu nhập của sản xuất thuần nông, tỷ
lệ hộ nghèo trong số hộ sản xuất thủ công nghiệp chỉ bằng 1/3 so với mức trung bình
cả nước (Tổng cục Mơi trường, 2012). Làng nghề cịn góp phần hạn chế việc di dân
tự do từ khu vực nông thôn vào khu vực thành thị. Đặc biệt đối với các làng nghề,
nhất là các làng nghề truyền thống, hoạt động sản xuất còn sử dụng lao động là
người cao tuổi, người khuyết tật, những người rất khó kiếm việc làm từ các hoạt

động sản xuất nông nghiệp và công nghiệp tập trung cũng như các ngành kinh
doanh, dịch vụ khác. Việc giải quyết việc làm đã tạo điều kiện giảm các tệ nạn xã hội
như cờ bạc, nghiện hút... góp phần đảm bảo an sinh, xã hội cho khu vực nông thôn.
Đồng thời, với sự quy tụ các tay nghề sản xuất giỏi, có cơ hội trao đổi, học hỏi kinh
nghiệm, nâng cao trình độ; quy tụ các nguyên liệu sản xuất

7


phong phú là một trong những yếu tố tạo sự đa dạng hóa của nền văn hóa và sản
xuất tại nơng thơn. Bên cạnh đó, làng nghề truyền thống được xem như một
nguồn tài nguyên du lịch, văn hóa vật thể và phi vật thể đầy tiềm năng, nhiều tên
tuổi sản phẩm đã gắn với thương hiệu của các làng nghề, nhiều địa phương đã
phát triển hiệu quả mơ hình kết hợp các tuyến du lịch với thăm quan làng nghề,
thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước (Đặng Kim Chi, 2005).
Tuy nhiên, bên cạnh góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông thôn theo
hướng giảm nhanh tỷ trong giá trị sản xuất nông nghiệp, tăng giá trị sản xuất
công nghiệp và dịch vụ nông thôn, góp phần giải quyết việc làm cho nhiều người
lao động, các làng nghề vẫn đang đứng trước rất nhiều khó khăn (Viện khoa học
và công nghệ môi trường, 2010):
Thứ nhất là nội lực của các làng nghề nói chung cịn yếu, thể hiện: Mặt
bằng sản xuất của nhiều làng nghề cịn chật hẹp, khơng thể mở rộng và phát triển
sản xuất tiếp được. Cơ sở hạ tầng ở các làng nghề tuy có khá hơn so với cơ sở hạ
tầng ở các làng nơng thơn khác, nhưng vẫn cịn yếu kém như: đường trong các
làng nghề nhìn chung cịn hẹp, chủ yếu là trải đá và bê tông chưa phục vụ tốt cho
vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm. Thiếu thông tin về thị trường tiêu thụ,
thiếu vốn và kỹ thuật, do thủ tục vay còn phức tạp, chỉ có dưới 10% số người sản
xuất có thể sử dụng hệ thống tài chính của Nhà nước. Người lao động sản xuất
tiểu thủ công nghiệp ở các làng nghề tuy dồi dào, nhưng còn thiếu nhân lực quản
lý và lao động kỹ thuật.

Thứ hai là khả năng cạnh tranh trên thị trường: Hàng hóa Việt Nam nói
chung có khả năng cạnh tranh thấp, trong đó có cả các hàng hóa của làng nghề.
Hạn chế này xuất phát từ nội lực sản xuất cịn thấp và các khâu bảo vệ mơi
trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm kém hiệu quả.
Ba là, phát triển các làng nghề hiện đang làm gia tăng ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng. Hầu hết các làng nghề Việt Nam hiện nay đã và đang bị ô
nhiễm ở cả ba dạng: ô nhiễm nước, ô nhiễm rác thải và khí thải. Trước những khó
khăn đó, địi hỏi cần có những chính sách phát triền các làng nghề phù hợp, sao
cho tận dụng được những lợi thế của đất nước trong quá trình phát triển, vượt qua
những thử thách của hội nhập và đảm bảo cho sự phát triển lâu dài, hiệu quả. Một
trong những nguyên nhân của tình trạng trên là do cách thức tổ chức và quản lý
sản xuất của các làng nghề hiện nay chưa thật sự hiệu quả. Đa số các làng nghề
sản xuất với hình thức nhỏ lẻ, thiếu sự hỗ trợ về vốn, công nghệ, cũng như

8


những thông tin về thị trường… Hiện nay, việc quy hoạch các làng nghề còn hạn
chế về số lượng cũng như thành tựu do thiếu sự đồng bộ.
2.1.3. Các vấn đề môi trường làng nghề hiện nay
2.1.3.1. Hiện trạng phát sinh các chất ô nhiễm do hoạt động của làng nghề
Bảng 2.2. Đặc trưng phát sinh ô nhiễm từ sản xuất của một
số loại hình làng nghề
Loại hình
sản xuất
1.
lương thực, thực
phẩm,
nuôi, giết mổ
2.

ươm tơ, thuộc
da

Chế

Dệt

3. Thủ công mỹ
nghệ
- Gốm sứ

gỗ mỹ nghệ, chế
tác đá
4. Tái chế

Sơn

- Tái chế giấy

loại

Tái

chế

Vật

liệu

- Tái chế nhựa


5.
dựng, khai thác
đá

Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008)

9


Vấn đề môi trường mà các làng nghề đang phải đối mặt không chỉ giới hạn
ở trong phạm vi các làng nghề mà còn ảnh hưởng đến người dân ở vùng lân cận.
Theo Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008 với chủ đề "Môi trường làng nghề
Việt Nam". Hiện nay hầu hết các làng nghề ở Việt Nam đều bị ô nhiễm môi
trường (trừ các làng nghề không sản xuất hoặc dùng các nguyên liêu không gây ô
nhiễm như thêu, may...).
Chất lượng môi trường tại hầu hết các làng nghề đều không đạt tiêu chuẩn
khiến người lao động phải tiếp xúc với các nguy cơ gây hại cho sức khỏe, trong đó
95% là từ bụi; 85,9% từ nhiệt và 59,6% từ hóa chất (Lê Thạc Cán và cs., 2003). Tình
trạng ơ nhiễm mơi trường ở các làng nghề xảy ra ở mấy loại phổ biến sau đây.

a. Ô nhiễm nước do hoạt động làng nghề
Tại Việt Nam, các làng nghề chưa có hệ thống xử lý nước thải cơng nghiệp,
nước thải được đổ trực tiếp ra hệ thống kênh rạch chung hoặc ra sông. Nguyên
nhân gây ô nhiễm nước chủ yếu là q trình xử lý cơng nghiệp như: chế biến
lương thực thực phẩm, mây tre, dệt, in, nung nấu kim loại, tẩy giấy và nhuộm…
Thường thì nước thải ra bị nhiễm màu nặng và gây ra hiện tượng đổi màu đối với
dịng sơng nhận nước thải, có mùi rất khó chịu. Hơn nữa là sự vượt quá TCCP đối
với các hàm lượng BOD, COD, SS, và coliform, các kim loại nặng… ở cả nước
mặt và nước ngầm, làm chết các sinh vật thủy sinh và chứa các mầm bệnh nguy

hại cho con người.
Kết quả khảo sát chất lượng nước thải của các làng nghề những năm gần
đây cho thấy, mức độ ô nhiễm hầu như không giảm, thậm chí cịn tăng cao hơn
trước. Khối lượng và đặc trưng nước thải sản xuất ở các làng nghề không giống
nhau, phụ thuộc trực tiếp vào loại công nghệ và nguyên liệu dùng trong sản xuất.
Chế biến lương thực, chăn nuôi, giết mổ gia súc, ươm tơ, dệt nhuộm... là
những ngành sản xuất có nhu cầu nước rất lớn và cũng xả thải ra khối lượng lớn
nước thải với mức ô nhiễm hữu cơ cao đến rất cao. Trong đó phải kể đến hoạt
động sản xuất tinh bột từ sắn và dong giềng với 60 - 72% nước thải (phát sinh từ
khâu lọc tách bã và tách bột đen) có pH thấp, mức ô nhiễm BOD 5, COD vượt
TCVN 5945-2005 loại B trên 200 lần. Khối lượng nước thải của các làng nghề
3

này có nơi đạt 7.000 m /ngày với thải lượng BOD5 lên tới 44 tấn/ngày không
qua xử lý đã xả trực tiếp vào môi trường (Bộ Tài nguyên Môi trường, 2008).
Dệt nhuộm là loại hình có nhu cầu hóa chất rất lớn. Khoảng 85 - 90% lượng
hóa chất này hịa tan nước thải. Kết quả phân tích mẫu nước cho thấy độ màu có

10


nơi lên tới 13.000 Pt-Co, hàm lượng COD, BOD 5 gấp 2 - 15 lần TCVN, đặc biệt
Coliform vượt hàng nghìn lần TCVN. Ngược lại, một số ngành như tái chế, chế
tác kim loại, đúc đồng... có nhu cầu nước không lớn nhưng nước thải bị ô nhiễm
các chất rất độc hại như các hóa chất, axit, muối kim loại, xianua và các kim loại
nặng. Nước thải mạ có độ màu rất cao, đặc biệt hàm lượng các kim loại nặng như
6+

2+


Cr , Zn , Pb
trường, 2008).

2+

lớn hơn từ 1,5 - 10 lần tiêu chuẩn cho phép (Bộ Tài nguyên Mơi

b. Ơ nhiễm khơng khí do hoạt động làng nghề
Ơ
nhiễm khơng khí gây bụi, ồn và nóng do sử dụng than và củi chủ yếu
trong sản xuất vật liệu xây dựng và sản xuất gốm sứ. Đối với các làng nghề, ơ
nhiễm khơng khí bao gồm các dạng ơ nhiễm do bụi, do khí độc hại, ơ nhiễm mùi
và ơ nhiễm tiếng ồn. Gây ơ nhiễm khơng khí nghiêm trọng hàng đầu phải kể đến
các làng nghề tái chế. Không chỉ phát sinh khí ơ nhiễm do đốt nhiên liệu như CO,
bụi... như các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, q trình tái chế và gia cơng kim
loại cịn làm phá t sinh hơi axit, kiềm (từ khâu tẩy rửa, làm sạch bề ngoài trước
khi mạ), hơi một số oxit kim loại như PbO, ZnO, Al 2O3 và ô nhiễm nhiệt. Các
làng nghề tái chế mọc lên ngày càng nhiều, làm cho vấn đề ô nhiễm ngày càng
trở nên nghiêm trọng.
Tại các làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng, hàm lượng chất ô nhiễm
thường tăng cao cục bộ xung quanh lị nung, có nơi hàm lượng bụi vượt tiêu
chuẩn cho phép từ 3 - 8 lần, hàm lượng SO 2 có nơi vượt đến 6,5 lần (Lê Thạc
Cán và cs., 2003).
Trong số các làng nghề thủ công mỹ nghệ, mơi trường khơng khí xung
quanh khu vực sản xuất của làng nghề chế tác đá bị ô nhiễm nghiêm trọng do bụi
đá và tiếng ồn. Đặc biệt, trong bụi phát sinh từ hoạt động chế tác đá còn chứa một
lượng không nhỏ SiO2 (0,56 - 1,91% tại làng nghề đá Non Nước - Đà Nẵng) rất
có hại cho sức khỏe. Trong khi đó, tại làng nghề sản xuất mây tre đan, khơng khí
thường bị ơ nhiễm bởi SO2 (phát sinh từ quá trình xử lý chống mốc cho các sản
phẩm mây tre đan) ở tỉnh Thái Bình, nơi có 40/210 làng nghề làm mây tre đan, có

tới 800 lị sấy lưu huỳnh thải ra lượng khổng lồ khí SO 2 từ quá trình xử lý chống
mốc cho các sản phẩm mây tre đan. Mơi trường vi khí hậu ở các làng nghề dệt bị
ô nhiễm bởi tiếng ồn do các máy dệt thủ cơng. Mức ồn có nơi vượt tiêu chuẩn
cho phép từ 4 - 14 dBA (Bộ Tài nguyên Môi trường, 2008).

11


Khác với các nhóm làng nghề trên, sản xuất tại các làng nghề chế biến
lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ phát sinh ơ nhiễm khơng khí khơng
chỉ do sử dụng nhiên liệu mà cò n do sự phân hủy các chấ t hữu cơ trong nước
thải, chất thải rắn tạo nên các khí như SO 2, NO2, H2S, NH3, CH4 và các khí ơ
nhiễm gây mùi tanh thối rất khó chịu, nhất là ở các cơ sở chăn nuôi và giết mổ
gia súc, gia cầm (Trần Đông Phong và cs., 2013).
c. Chất thải rắn phát sinh do hoạt động của làng nghề
Ô
nhiễm chất thải rắn do tái chế nguyên liệu (giấy, nhựa, kim loại…) hoặc
do bã thải của các loại thực phẩm (sắn, dong), các loại rác thải thông thường:
nhựa, túi nilon, giấy, hộp, vỏ lon, kim loại và các loại rác thải khác thường được
đổ ra bất kỳ dòng nước hoặc khu đất trống nào. Làm cho nước ngầm và đất bị ơ
nhiễm các chất hóa học độc hại, ảnh hưởng tới sức khỏe của con người (Lương
Thị Mai Hương, 2017).
Chất thải rắn ở hầu hết các làng nghề chưa được thu gom và xử lý triệt để,
nhiều làng nghề xả thải bừa bãi gây tác động xấu tới cảnh quan môi trường, gây ô
nhiễm môi trường khơng khí, nước và đất.
Đối với các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết
mổ, chất thải rắn giàu chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học gây mùi xú uế. Với
sản lượng 52.000 tấn tinh bột/năm, làng nghề Dương Liễu phát sinh tới 105.768
tấn bã thải, phần không nhỏ cuốn theo nước thải gây bồi lắng hệ thống thu gom,
các ao hồ trong khu vực và gây ô nhiễm nghiêm trọng nước mặt, nước dưới đất.

Ngoài ra, việc đốt than làm nhiên liệu cũng tạo ra lượng lớn xỉ (Nguyễn Hoài,
2004).
Làng nghề may gia công, da giầy tạo ra chất thải rắn như vải vụn, da vụn
gồm da tự nhiên, giả da, cao su, chất dẻo với lượng thải lên tới 2 - 5 tấn/ngày
(làng nghề Hoàng Diệu, huyện Gia Lộc, Hải Dương: 4 - 5 tấn/ngày). Đây là loại
chất thải rất khó phân hủy nên không thể xử lý bằng chôn lấp. Từ nhiều năm nay
loại chất thải rắn này chưa được thu gom xử lý mà đổ khắp nơi trong làng, gây
mất mỹ quan và ảnh hưởng tới môi trường sinh thái. Các làng nghề tái chế cũng
tạo ra lượng chất thải không nhỏ. Làng nghề tái chế giấy Dương Ổ, Bắc Ninh thải
ra 4 - 4,5 tấn chất thải/ngày, làng tái chế nhựa Trung Văn và Triều Khúc thải
1.123 tấn/năm... (Bộ Tài nguyên Môi trường, 2008). Cho đến nay các chất thải
rắn này vẫn chưa được xử lý triệt để.

12


2.1.3.2. Ảnh hưởng của làng nghề tới môi trường và sức khỏe con người
Trong thời gian gần đây, tại nhiều làng nghề tỷ lệ người mắc bệnh (đặc biệt
là nhóm người trong độ tuổi lao động) đang có xu hướng tăng cao. Theo các kết
quả nghiên cứu cho thấy, tuổi thọ trung bình của người dân tại các làng nghề thấp
hơn 10 năm so với tuổi thọ trung bình tồn quốc và so với làng không làm nghề
tuổi thọ này cũng thấp hơn từ 5 - 10 năm (Tổng cục Môi trường, 2010). Nghiêm
trọng nhất phải kể đến ô nhiễm môi trường tại các làng nghề tái chế phế liệu.
Các bệnh phổ biến thường gặp là bệnh hô hấp, bệnh ngoài da... đặc biệt là
bệnh ung thư. Theo số liệu điều tra từ năm 2000 - 2006, tổng số người dân ở làng
Tống Xá đã tử vong là 102 người, tỷ lệ người chết do ung thư phổi, gan, dạ dày
chiếm cao nhất (25,5%). Hầu như năm nào cũng có người chết vì tai nạn lao
động. Các bệnh thường gặp ở các làng nghề là bệnh tai mũi họng cấp tính, bệnh
về hơ hấp, thần kinh. Đây đều là những bệnh có liên quan trực tiếp đến vấn đề ơ
nhiễm môi trường sống. Tiếng ồn tại các làng nghề cơ kim khí cịn gây suy giảm

thính lực, đau đầu, khó chịu và mệt mỏi thần kinh cho người lao động và người
dân sống xung quanh khu vực sản xuất (Nguyễn Hồi, 2004).
Báo cáo mơi trường Quốc gia năm 2008 cho thấy, tại nhiều làng nghề, tỷ lệ
người mắc bệnh (đặc biệt là nhóm người trong độ tuổi lao động) đang có xu
hướng gia tăng. Tuổi thọ trung bình của người dân tại các làng nghề ngày càng
giảm, thấp hơn 10 năm so với làng không làm nghề. Ở các làng tái chế kim loại,
tỷ lệ người mắc bệnh ung thư, thần kinh rất phổ biến, nguyên nhân gây bệnh chủ
yếu là do sự phát thải khí độc, nhiệt cao và bụi kim loại từ các cơ sở sản xuất.
Tại các làng sản xuất kim loại, tỷ lệ người mắc các bệnh liên quan đến thần
kinh, hơ hấp, ngồi da, điếc và ung thư chiếm tới 60% dân số. Tại các làng nghề
chế biến nông sản thực phẩm, bệnh phụ khoa chiếm chủ yếu (13 – 38%), bệnh về
đường tiêu hóa (8 – 30%), bệnh viêm da (4,5 - 23%), bệnh đường hô hấp (6 18%), bệnh đau mắt (9 – 15%). Tỷ lệ mắc bệnh nghề nghiệp ở làng nghề Dương
Liễu 70%, làng bún Phú Đô là 50% (Nguyễn Phương Linh, 2013). Một trong
những ngun nhân của tình trạng ơ nhiễm kể trên là do các cơ sở sản xuất kinh
doanh ở các làng nghề còn manh mún, nhỏ lẻ, phân tán, phát triển tự phát, không
đủ vốn và không có cơng nghệ xử lý chất thải. Bên cạnh đó, ý thức của chính
người dân làm nghề cũng chưa tự giác trong việc thu gom, xử lý chất thải. Nếu
không có các giải pháp ngăn chặn kịp thời thì tổn thất đối với toàn xã hội sẽ ngày
càng lớn, vượt xa giá trị kinh tế mà các làng nghề đem lại như hiện nay.

13


2.2. SỰ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TẠI TỈNH BẮC GIANG VÀ LÀNG
NGHỀ VÂN HÀ
2.2.1. Sự phát triển làng nghề tại tỉnh Bắc Giang
Nằm trong vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Giang với đại đa số dân
số là nơng thơn, là tỉnh có mạng lưới giao thơng tương đối thuận lợi nên làng
nghề ở tỉnh Bắc Giang xuất hiện khá sớm, trong đó có những nghề hình thành từ
lâu đời như: Nghề làm bánh đa ở làng Tiêu, làng Sau - Dĩnh Kế - TP Bắc Giang

(hình thành từ thế kỷ 13); Nghề làm mỳ gạo, bánh đa nem ở thôn Thổ Hà - Vân
Hà - Việt Yên (hình thành năm 1450); Nghề nấu rượu ở thơn n Viên - Vân Hà
- Việt Yên (hình thành năm 1700); Nghề đan mây tre ở làng Song khê (nay là xã
Song khê) (Yên Dũng); làm cang gốm ở Thổ Hà (Việt Yên); nuôi tằm ươm tơ ở
Phú Giã (TP Bắc Giang), ở Mai Thượng (Hiệp Hồ)…Trải qua q trình vận
động của lịch sử, một số làng nghề đã bị mai một, một số làng nghề sản xuất cầm
chừng (Sở Tài ngun và mơi trường Bắc Giang, 2016).
Thực hiện chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, ngành nghề nông
thôn, làng nghề được cấp uỷ Đảng - Chính quyền các cấp thường xuyên quan tâm
và từng bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hố; nhiều loại hình doanh
nghiệp, hợp tác xã ngành nghề nơng thơn, làng nghề được hình thành; hoạt động
du nhập nghề mới, khôi phục và phát triển nghề cũ diễn ra ở hầu hết các địa
phương trong tỉnh, từ năm 1980 trở lại đây đã hình thành và phát triển một số
nghề mới như: nung vôi, đóng cay xỉ, trồng nấm ăn, trồng rau quả quanh năm …
Ngành nghề nơng thơn, làng nghề đã góp phần giải quyết việc làm cho lao động
dư thừa và lao động nông nhàn của nhiều địa phương, đã giúp cho nhiều người
lao động có thêm nghề, tạo thêm thu nhập cải thiện đời sống đồng thời với nhiều
nghề khác nhau ngành nghề nông thôn, làng nghề đã sản xuất ra nhiều mặt hàng
đa dạng, phong phú đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh, nhu cầu tiêu dùng
trong nước và xuất khẩu.
Theo số liệu thống kê (2015), Bắc Giang hiện có hơn 200 làng có nghề
cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp trong tổng số 500 làng có nghề trên địa bàn.
Tồn tỉnh có 39 làng nghề đạt tiêu chí làng nghề, làng nghề truyền thống được
UBND tỉnh công nhận tại Quyết định số 170/QĐ-UBND ngày 2/11/2010 và
Quyết định số 1491/QĐ-UBND ngày 30/9/2014 (Sở Tài nguyên và môi trường
Bắc Giang, 2015). Các làng nghề được công nhận thuộc lĩnh vực công nghiệp,

14



tiểu thủ công nghiệp (14 làng nghề truyền thống và 25 làng nghề) tập trung hoạt
động sản xuất chủ yếu ở một số lĩnh vực như: 12 làng nghề làm mây tre đan
(chiếm 31%); 7 làng nghề chế biến nông sản thực phẩm làm mỳ, bún, bánh đa
(chiếm 18%); 2 làng nghề sản xuất mộc dân dụng (chiếm 5%); 7 làng nghề sản
xuất vơi, cay xỉ (chiếm 18%) cịn lại là các nghề dệt thổ cẩm, nuôi tằm ươm tơ và
7 làng nghề khác (chiếm 28%). Vốn sản xuất, kinh doanh của các làng nghề đạt
khoảng 250 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn cố định khoảng hơn 100 tỷ đồng, vốn
lưu động đạt hơn 100 tỷ đồng và hầu hết là vốn có sẵn của các hộ gia đình (chiếm
trên 90,4%), còn lại là vốn vay tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng (căn cứ theo
Kế hoạch số 09/KH-UBND ngày 24/01/2014 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị
quyết số 01/NQ-CP ngày 02/01/2014 của Chính phủ và Nghị quyết số của Hội
đồng nhân dân tỉnh về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành phát triển kinh
tế- xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2014 và Kế hoạch điều tra khảo
sát thống kê hiện trạng bảo vệ môi trường và quan trắc môi trường tại các làng
nghề tỉnh Bắc Giang năm 2015).
Tỉnh Bắc Giang đang tập trung phát triển làng nghề trên địa bàn gắn với quy
hoạch, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc trong các sản phẩm và phát triển
làng nghề đi cùng với phát triển du lịch nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng
cao chất lượng cuộc sống cho người lao động khu vực nông thôn. Trong năm
2015 sẽ phát triển thêm 8 làng nghề mới đạt tiêu chí cơng nhận đưa số làng nghề
đạt tiêu chí lên 41 làng nghề, tạo việc làm mới 4.160 người, nâng số lao động
trong làng nghề là 21.335 người, nâng thu nhập bình qn 3,5 triệu
đồng/người/tháng, làng nghề đóng góp giá trị sản xuất công nghiệp đạt 1.240 tỷ
đồng (Sở Tài nguyên và mơi trường Bắc Giang, 2015).
Tính đến 2020, đặt ra mục tiêu đầu tư mở rộng và phát triển hình thành
thêm từ 24 làng nghề đạt tiêu chí, nâng số làng nghề đạt tiêu chí là 65 làng nghề,
tạo việc làm mới 11.935 người, nâng số lao động trong làng nghề là 33.720
người, nâng thu nhập bình quân 6 triệu đồng/người, giá trị sản xuất làng nghề đạt
2.184 tỷ đồng; nâng sản lượng, giá trị xuất khẩu các sản phẩm làng nghề như mỳ
gạo, rượu, hương, đồ gỗ, đồ nhựa, dát vàng… Đến năm 2030 sẽ thành lập mới

khoảng 25 làng nghề mới, nâng tổng số làng nghề được công nhận trên địa bàn
90 làng nghề, tạo công ăn việc làm mới cho 13.750 lao động nhất là lao động
trong thời kỳ nơng nhàn, lao động ngồi độ tuổi lao động, nâng tổng số lao động
hoạt động trong làng nghề 47.020 lao động; phấn đấu tăng thu nhập 2-4 lần cho

15


×