Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

(Luận văn thạc sĩ) xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ đánh giá đất huyện yên khánh, tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.66 MB, 99 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN LỆ XUÂN

XÂY DỰNG BẢN ĐỒ ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI
PHỤC VỤ ĐÁNH GIÁ ĐẤT HUYỆN YÊN KHÁNH,
TỈNH NINH BÌNH

Ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

8850103

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Duy Bình

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận văn



Trần Lệ Xuân

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Duy Bình đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Khoa Quản lý đất đai - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong
q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn cán bộ các cơ quan: Viện Quy hoạch và thiết kế
nông nghiệp, UBND huyện Yên Khánh, phịng Nơng nghiệp và phát triển nơng
thơn, phịng Tài ngun và Mơi trường huyện n Khánh, tỉnh Ninh Bình cùng
chính quyền các xã thuộc huyện Yên Khánh đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong suốt
q trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn
thành luận văn./.

Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận văn

Trần Lệ Xuân


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình ............................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2

1.4.

Đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn .................................................... 2

1.4.1.


Đóng góp mới của đề tài ..................................................................................... 2

1.4.2.

Ý nghĩa khoa học của đề tài................................................................................ 2

1.4.3.

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ................................................................................ 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 3
2.1.

Tổng quan các vấn đề nghiên cứu trong đánh giá đất ........................................ 3

2.1.1.

Khái niệm đất đai (Land) .................................................................................... 3

2.1.2.

Tổng quan về đánh giá đất .................................................................................. 4

2.1.3.

Đánh giá đất tại một số nước trên thế giới.......................................................... 4

2.1.4.


Đánh giá đất theo FAO ....................................................................................... 6

2.2.

Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai trong đánh giá đất theo FAO ........................... 9

2.2.1.

Khái niệm về bản đồ đơn vị đất đai .................................................................... 9

2.2.2.

Quy trình xây dựng bản đồ đơn vị đất đai .......................................................... 9

2.2.3.

Yêu cầu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai .......................................................... 11

2.2.4.

Ý nghĩa của việc xây dựng bản đồ đơn vị đất đai............................................. 12

2.3.

Hệ thống thông tin địa lý và cơ sở ứng dụng cho việc xây dựng bản đồ
đơn vị đất đai, đánh giá đất ............................................................................... 13

2.3.1.

Khái quát về hệ thống thông tin địa lý.............................................................. 13


iii


2.3.2.

Phương pháp chồng xếp bản đồ sử dụng trong GIS ......................................... 13

2.3.3.

Một số phần mềm GIS được ứng dụng ở Việt Nam hiện nay .......................... 14

2.3.4.

Tình hình ứng dụng GIS trên thế giới và Việt Nam ......................................... 16

2.4.

Một số kết quả đánh giá đất và xây dựng bản đồ đơn vị đất đai tại Việt
Nam................................................................................................................... 20

2.4.1.

Trên phạm vi toàn quốc ................................................................................... 20

2.4.2.

Trên phạm vi vùng sinh thái ............................................................................. 21

2.4.3.


Trên phạm vi cấp tỉnh ....................................................................................... 22

2.4.4.

Trên phạm vi cấp huyện ................................................................................... 22

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 24
3.1.

Địa điểm nghiên cứu......................................................................................... 24

3.2.

Thời gian nghiên cứu ........................................................................................ 24

3.3.

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 24

3.4.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 24

3.4.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Yên Khánh.............................. 24

3.4.2.


Tình hình sử dụng đất của huyện Yên Khánh .................................................. 24

3.4.3.

Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Yên Khánh tỷ lệ 1/25.000 .................. 24

3.4.4.

Đánh giá thích hợp đất cho một số loại sử dụng đất chính.............................. 25

3.4.5.

Định hướng sử dụng đất huyện Yên Khánh ..................................................... 25

3.5.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 25

3.5.1.

Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp ................................................. 25

3.5.2.

Phương pháp xây dựng bản đồ đơn tính ........................................................... 25

3.5.3.

Phương pháp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai .................................................. 27


3.5.4.

Phương pháp đánh giá thích hợp theo FAO ..................................................... 27

3.5.5.

Phương pháp tổng hợp, xử lý thông tin, số liệu................................................ 28

Phần 4. Kết quả nghiên cứu ......................................................................................... 29
4.1.

Kháı quát đıều kıện tự nhıên, kınh tế - xã hộı của huyện Yên Khánh,
tỉnh Nınh Bình .................................................................................................. 29

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 29

4.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................. 31

4.1.3.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn
huyện Yên Khánh ............................................................................................. 36

iv



4.2.

Tình hình sử dụng đất của huyện Yên Khánh .................................................. 37

4.3.

Xây dựng bản đồ đơn vị đất đaı huyện Yên Khánh.......................................... 39

4.3.1.

Xác định, lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu đất đai ........................................ 39

4.3.2.

Xây dựng các bản đồ đơn tính .......................................................................... 41

4.3.3.

Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai........................................................................ 50

4.3.4.

Mô tả các đơn vị bản đồ đơn vị đất đai ........................................................... 53

4.4.

Đánh gıá thích hợp cho một số loạı sử dụng đất chính trên địa bàn
huyện Yên Khánh ............................................................................................. 56

4.4.1.


Các loại sử dụng đất chính trên địa bàn huyện Yên Khánh.............................. 56

4.4.2.

Đánh giá thích hợp cho một số LUT chính theo yêu cầu sử dụng đất.............. 56

4.4.3.

Tổng hợp diện tích thích hợp đất đai cho các LUT .......................................... 58

4.5.

Định hướng sử dụng đất huyện Yên Khánh ..................................................... 65

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 67
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 67

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 68

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 69
Phụ lục .......................................................................................................................... 72

v



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tẳt

Nghĩa tiếng Việt

CĐT

Chế độ tưới

ĐGĐĐ

Đánh giá đất đai

ĐH

Địa hình

ĐVĐĐ

Đơn vị đất đai

GIS

Hệ thống thơng tin địa lý (Geographic Information System)
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

FAO
(Food and Agriculture Organization of the United Nations)
LMU


Đơn vị bản đồ đất đai (Land Mapping Unit)

LUT

Loại sử dụng đất (Land Utilization Type)

TPCG

Thành phần cơ giới

UBND

Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1.

Hiện trạng sử dụng đất năm 2017 huyện Yên Khánh ............................... 38

Bảng 4.2.

Phân cấp chỉ tiêu phục vụ xây dựng bản đồ huyện Yên Khánh ................ 40

Bảng 4.3.

Phân cấp và thống kê các loại đất của huyện Yên Khánh ......................... 41


Bảng 4.4.

Phân cấp và thống kê chỉ tiêu thành phần cơ giới ..................................... 44

Bảng 4.5.

Phân cấp và thống kê chỉ tiêu địa hình tương đối ..................................... 46

Bảng 4.6.

Phân cấp và thống kê chỉ tiêu chế độ tưới................................................ 48

Bảng 4.7.

Số lượng và đặc tính các đơn vị đất đai huyện Yên Khánh ...................... 52

Bảng 4.8.

Hiện trạng các loại sử dụng đất chính của huyện Yên Khánh ................. 56

Bảng 4.9.

Phân cấp chỉ tiêu phục vụ phân hạng thích hợp đất đai ............................ 57

Bảng 4.10.

Tổng hợp mức độ thích hợp đất đai của các LUT trên các LMU ............. 58

Bảng 4.11.


Tổng hợp diện tích đất chuyên lúa theo các mức độ thích hợp................. 59

Bảng 4.12.

Tổng hợp diện tích đất lúa màu theo các mức độ thích hợp ..................... 60

Bảng 4.13.

Tổng hợp diện tích đất chuyên màu theo các mức độ thích hợp............... 60

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1.

Quy trình đất giá đất đai của FAO .............................................................. 7

Hình 2.2.

Quy trình xây dựng bản đồ đơn vị đất đai................................................... 9

Hình 3.1.

Sơ đồ chồng xếp bản đồ đơn vị đất đai ..................................................... 27

Hình 4.1.

Sơ đồ vị trí huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình......................................... 29


Hình 4.2.

Cơ cấu kinh tế huyện Yên Khánh năm 2017 ............................................ 31

Hình 4.3.

Bản đồ đất huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình ......................................... 43

Hình 4.4

Bản đồ thành phần cơ giới huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình ............... 45

Hình 4.5.

Bản đồ địa hình tương đối huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình ................. 47

Hình 4.6.

Bản đồ chế độ tưới huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình ............................ 49

Hình 4.7.

Bản đồ đơn vị đất đai huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình ........................ 51

Hình 4.8.

Bản đồ phân hạng thích hợp đất chun lúa ............................................. 62

Hình 4.9.


Bản đồ phân hạng thích hợp đất lúa màu .................................................. 63

Hình 4.10.

Bản đồ phân hạng thích hợp đất chuyên màu ........................................... 64

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Trần Lệ Xuân
Tên luận văn: Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ đánh giá đất huyện Yên Khánh,
tỉnh Ninh Bình
Ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 8850103

Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu
- Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai tỷ lệ 1/25.000 huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.
- Đánh giá thích hợp cho một số loại sử dụng đất chính trên địa bàn huyện
Yên Khánh.
- Định hướng sử dụng đất nông nghiệp cho huyện Yên Khánh.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp
- Phương pháp xây dựng bản đồ đơn tính
- Phương pháp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
- Phương pháp đánh giá thích hợp theo FAO
- Phương pháp tổng hợp, xử lý thông tin, số liệu
Kết quả chính và kết luận

Yên Khánh là huyện đồng bằng nằm ở phía đơng nam của tỉnh Ninh Bình với diện
tích tự nhiên là 14.259,8 ha. Năm 2017, dân số của huyện Yên Khánh là 139.800
người, phân bố tương đối đều tại 18 xã và 1 thị trấn. Đây là vùng đất có điều kiện tự
nhiên tương đối thuận lợi phù hợp với nhiều loại cây trồng, vật nuôi. n Khánh có
vị trí địa lý khá thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, văn hóa với các vùng lân cận.
Trong những năm qua nền kinh tế của huyện đang có bước tăng trưởng nhanh ổn
định. Đời sống nhân dân trong huyện ngày càng được nâng cao, hệ thống cơ sở hạ
tầng ngày càng được hoàn thiện.
Kết quả sử dụng đất: Theo số liệu thống kê đến 31/12/2017, diện tích đất tự
nhiên của huyện là 14.259,80 ha, trong đó diện tích đất đã đưa vào khai thác sử dụng
cho các mục đích chiếm 99,14% tổng diện tích tự nhiên của huyện. Nhìn chung đất
đai trên địa bàn huyện được sử dụng một cách hiệu quả, hợp lý, đúng quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất.

ix


Đề tài đã xác định được 4 chỉ tiêu phân cấp để tổng hợp xây dựng bản đồ đơn vị
đất đai huyện Yên Khánh gồm: loại đất (4 loại đất), thành phần cơ giới (3 cấp), địa hình
tương đối (4 cấp), chế độ tưới (2 cấp). Ứng dụng công nghệ hệ thống thông tin địa lý đã
thành lập được 4 bản đồ đơn tính tương ứng. Bằng phương pháp chồng xếp các bản đồ
đơn tính sử dụng phần mềm ArcGIS đã thu được bản đồ đơn vị đất đai huyện n
Khánh. Trên tồn bộ diện tích điều tra (8.348,58 ha) của huyện Yên Khánh đã xác định
được 29 LMU, với 450 khoanh đất. Diện tích trung bình mỗi một LMU là 287,88 ha và
diện tích bình qn mỗi một khoanh đất là 18,55 ha. Trong đó, LMU số 13 có diện tích
lớn nhất (2.287,17 ha) xuất hiện ở 65 khoanh đất và LMU số 19 có diện tích nhỏ nhất
(6,71 ha) xuất hiện ở 1 khoanh đất.
Vùng nghiên cứu có 3 loại sử dụng đất chính đó là: Chun lúa, lúa màu và
chuyên màu. Trên cơ sở các yêu cầu của các loại sử dụng đất kết hợp với tính chất đặc
điểm mỗi đơn vị đất đai tiến hành phân hạng thích hợp cho mỗi LUT. Kết quả trên địa

bàn huyện Yên Khánh: Diện tích đất thích hợp (S1, S2) cho loại sử dụng đất chuyên lúa
là 7.285,45 ha, chiếm 87,27% tổng diện tích điều tra; diện tích đất thích hợp (S1, S2)
cho loại sử dụng đất lúa màu là 5.704,44 ha, chiếm 68,33% tổng diện tích điều tra; diện
tích đất thích hợp (S1, S2) cho loại sử dụng đất chuyên màu là 1.307,23 ha, chiếm
15,66% tổng diện tích điều tra.
Trên cơ sở xây dựng bản đồ đơn vị đất đai và bản đồ phân hạng thích hợp đất
chuyên lúa, đất lúa màu, đất chuyên màu của huyện Yên Khánh, kết hợp với quan điểm
phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện, đã đề xuất một số định hướng sử dụng đất
trên địa bàn huyện như: cây lúa vẫn là cây trồng chủ lực của huyện, trong tương lai cần
đưa các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất; xây dựng các mơ hình sản xuất rau quả
sạch theo mơ hình VIETGAP; kết hợp bảo vệ mơi trường trong sử dụng đất. Đề xuất
hướng sử dụng cụ thể đối với từng nhóm đất: Nhóm đất phù sa được bồi trung tính ít
chua (LMU 1 và LMU 2); Nhóm đất phù sa khơng được bồi trung tính ít chua (LMU 3 LMU 14); Nhóm đất phù sa khơng được bồi chua (LMU 15 - LMU 21); Nhóm đất phù
sa glây (LMU 22 - LMU 29).

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Tran Le Xuan
Thesis title: Land unit mapping for land evaluation in Yen Khanh district, Ninh
Binh province
Major: Land Management

Code: 8850103

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
- Land unit mapping at the scale of 1/25,000 of Yen Khanh district, Ninh
Binh province.

- Suitability assessment for some main land utilisation types in Yen Khanh district.
- Orientation of agricultural land use for Yen Khanh district.
Materials and Methods
- Method of investigation and collection of secondary data
- Method of attribute data integration in mapping
- Method of land unit mapping
- Method of land suitability classification according to FAO
- Methods of data and information aggregation and processing
Main findings and conclusions
Yen Khanh is a flatland district in the southeast of Ninh Binh province with a
natural area of 14,259.8 hectares. In 2017, the population of Yen Khanh district was
139,800 people, distributed fairly equally in 18 communes and 1 town. This is an area
with favorable natural conditions suitable for many kinds of plants and animals. Yen
Khanh had geographical position quite convenient for economic and cultural exchanges
with neighboring areas. In recent years, the economy of the district has been growing
steadily. People's living standards in the district have been increased and the
infrastructure system has been improved.
Land use results: According to statistics data until 31/12/2017, the natural land
area of the district was 14,259.80 ha, of which the land has been used for different
purposes of 99.14% of total natural area of the district. In general, the land use in the
district was used effectively and reasonably, in accordance with the land use planning.
The thesis has identified 4 sets of criteria for aggregation and establishment of the
land unit map in Yen Khanh district, including soil types (4 soil types), soil texture (3

xi


levels), relative topography (4 levels), irrigation regime (2 levels). The corresponding
attribute maps were established using geographic information system (GIS) technology.
By overlaying of attribute maps using ArcGIS software, the land unit map of Yen

Khanh district was obtained. In the whole area of investigation (8,348.58 ha) of Yen
Khanh district, 29 LMUs have been identified, with 450 land plots. The average area of
each LMU was 287.88 hectares and the average area of each plot was 18.55 hectares. Of
these, LMU number 13 has the largest area (2,287.17 ha) appeared in 65 parcels of land
and LMU number 19 has the smallest area (6.71 ha) appeared in one land parcel.
The study area has three main land use types: LUT rice, LUT rice - cash crop, and
LUT cash crops. On the basis of the LUT requirements in combination with the
characteristics of each land unit, appropriate classification shall be made for each LUT.
Result in Yen Khanh district: The suitable land area (S1, S2) for LUT rice was 7,285.45
ha, accounting for 87.27% of the total surveyed area; The suitable land area (S1, S2) for
the LUT rice - cash crop was 5,704.44 ha, accounting for 68.33% of the total area; The
suitable land area (S1, S2) for LUT cash crops was 1,307.23 ha, accounting for 15.66%
of the total area.
Basing on the land unit mapping and soil suitablity classification mapping for
LUT rice, LUT rice - cash crop, LUT cash crops of Yen Khanh district, in combination
with consultation with the district authority on their viewpoint of agricultural
production development, we proposed some land use guidance for the district such as
rice are still the main crop of the district, in the future, it is necessary to put high quality
rice varieties into production, set up pilot projects of fresh fruit and vegetable
production under the VIETGAP model; Combining environmental protection in land
use. Proposed specific use guidelines for each soil group: Raised Eutric Fluvisols (LMU
1 and LMU 2); Unraised Eutric Fluvisols (LMU 3 - LMU 14); Unraised Dystric
Fluvisols (LMU 15 - LMU 21); Gleyi Fluvisols (LMU 22 - LMU 29).

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản

xuất đặc biệt quan trọng đối với ngành nông nghiệp, là thành phần quan trọng
hàng đầu của môi trường sống. Đất đai là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây
dựng các cơ sở văn hóa, giáo dục, y tế, an ninh quốc phịng, có ý nghĩa kinh tế,
chính trị xã hội sâu sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đất đai có
vai trị hết sức quan trọng, song đây lại là nguồn tài nguyên hữu hạn của mỗi
quốc gia. Con người có thể cải tạo tính chất đất, thay đổi mục đích sử dụng đất
nhưng khơng thể làm gia tăng hay giảm diện tích theo ý muốn. Khơng những thế
tại mỗi vùng miền trên đất nước, đất đai lại có những đặc tính khác nhau. Đặc
biệt trong giai đoạn hiện nay, áp lực từ quá trình gia tăng dân số nhanh chóng
cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ cơng nghiệp hóa hiện đại hóa
đất nước, đã gây ra một áp lực lớn đối với việc sử dụng đất. Để sử dụng, bảo vệ
và quản lý nguồn tài nguyên đất đai một cách có hiệu quả thì đánh giá đất đai là
một cơng tác có vai trị quan trọng. Theo quy trình đánh giá đất đai của FAO,
việc xây dựng bản đồ đơn vị đất đai là một trong những nội dung có ý nghĩa quan
trọng. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai giúp xác định các diện tích đất đai có đặc
trưng chất lượng tương đối đồng nhất, phục vụ đánh giá thích hợp đất đai và đề
xuất sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững.
Yên Khánh là một huyện thuộc tỉnh Ninh Bình, thuộc vùng đồng bằng Bắc
bộ, nằm gần khu kinh tế trọng điểm của phía Bắc: Hà Nội – Quảng Ninh – Hải
Phịng. Trong những năm qua cùng với sự phát triển của đất nước cũng như của
toàn tỉnh, huyện Yên Khánh đã đạt được những thành tích đáng kể: tốc độ tăng
trưởng tăng lên qua các năm, cơ cấu kinh tế đang trong q trình chuyển dịch
theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế, văn
hóa, xã hội đã gây sức ép không nhỏ đến nguồn tài nguyên đất đai trên địa bàn
huyện. Vì vậy việc đánh giá thích hợp đất đai trên địa bàn huyện n Khánh
có ý nghĩa quan trọng, phục vụ cho cơng tác quy hoạch và chuyển đổi cơ cấu
cây trồng, vật ni nhằm tìm ra những hạn chế trong sản xuất nơng nghiệp
hiện nay để có những giải pháp sử dụng đất hợp lý đem lại hiệu quả kinh tế
cao, đồng thời bảo vệ môi trường đất, môi trường sinh thái.


1


Xuất phát từ thực tiễn trên, dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Duy Bình, tơi
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ đánh giá
đất huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai tỷ lệ 1/25.000 huyện Yên Khánh, tỉnh
Ninh Bình.
- Đánh giá thích hợp cho một số loại sử dụng đất chính trên địa bàn huyện
n Khánh, tỉnh Ninh Bình.
- Định hướng sử dụng đất nông nghiệp cho huyện Yên Khánh, tỉnh
Ninh Bình.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu trên phạm vi huyện n Khánh, tỉnh Ninh Bình.
1.4. ĐĨNG GĨP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.4.1. Đóng góp mới của đề tài
Xây dựng được bản đồ đơn vị đất đai của huyện, từ đó xác định mức độ
thích hợp các loại sử dụng đất chính, đề xuất định hướng sử dụng đất trên địa bàn
huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.
1.4.2. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Các đơn vị đất đai là cơ sở khoa học tin cậy cho việc định hướng bố trí cơ
cấu cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu các tiểu vùng trong huyện.
- Góp phần xây dựng hệ thống lý luận trong việc đánh giá các loại sử dụng
đất có hiệu quả bền vững cho vùng đồng bằng sơng Hồng.
1.4.3. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý ở địa phương trong việc xây
dựng kế hoạch sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất đai, phục vụ cho định hướng
sử dụng đất bền vững của huyện Yên Khánh.


2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU TRONG ĐÁNH GIÁ ĐẤT
2.1.1. Khái niệm đất đai (Land)
Đất đai là một phạm vi không gian, như một vật mang những giá trị theo ý
niệm của con người. Theo cách định nghĩa này, đất đai thường gắn với một giá
trị kinh tế được thể hiện bằng giá tiền trên một đơn vị diện tích đất đai khi có sự
chuyển quyền sở hữu. Cũng có những quan điểm tổng hợp hơn cho rằng đất đai
là những tài nguyên sinh thái và tài nguyên kinh tế, xã hội của một tổng thể vật
chất. Đất đai là một phần diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm cả các yếu
tố cấu thành môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đất như khí hậu, thổ
nhưỡng, dạng địa hình, địa mạo, nước mặt (hồ, sơng, suối, đầm lầy,…), các lớp
trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm, tập đoàn động thực vật, trạng thái định
cư của con người, những kết quả hoạt động của con người trong quá khứ và hiện
tại để lại (san nền, xây dựng hồ chứa nước, hệ thống tiêu thoát nước, đường sá,
nhà cửa…) (Đồn Cơng Quỳ, 2006).
Theo FAO (1976), đất đai được nhìn nhận là một nhân tố sinh thái bao gồm
tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh hưởng nhất
định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất. Đất đai bao gồm: Khí hậu; Dáng
đất/địa mạo, địa hình; Đất (thổ nhưỡng); Thủy văn; Thảm thực vật tự nhiên bao
gồm cả rừng; Cỏ dại trên đồng ruộng; Động vật tự nhiên; Những biến đổi của đất
do các hoạt động của con người.
Khoản 1, Điều 54, Hiến pháp 2013 quy định: Đất đai là tài nguyên đặc biệt
của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp
luật. Theo Điều 10, Luật Đất đai 2013, đất đai được phân thành 3 nhóm: Nhóm
đất nơng nghiệp, nhóm đất phi nơng nghiệp, nhóm đất chưa sử dụng. Nhóm đất
nông nghiệp bao gồm 8 loại đất là: Đất trồng cây hàng năm; đất trồng cây lâu
năm; đất rừng sản xuất; đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng; đất nuôi trồng

thủy sản; đất làm muối; đất nông nghiệp khác. Nhóm đất phi nơng nghiệp bao
gồm 10 loại đất là: Đất ở; đất xây dựng trụ sở cơ quan; đất sử dụng vào mục đích
quốc phịng, an ninh; đất xây dựng cơng trình sự nghiệp; đất sản xuất, kinh doanh
phi nơng nghiệp; đất sử dụng vào mục đích cơng cộng; đất cơ sở tơn giáo, tín
ngưỡng; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng; đất sông, ngòi,

3


kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng; đất phi nơng nghiệp khác. Nhóm đất
chưa sử dụng gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng.
2.1.2. Tổng quan về đánh giá đất
Trong những thế kỷ gần đây, dân số thế giới đang tăng lên một cách nhanh
chóng, đã thúc đẩy nhu cầu về lương thực, thực phẩm. Sự phát triển mạnh mẽ
của các ngành kinh tế đã tàn phá môi trường tự nhiên và khai thác triệt để các
nguồn tài nguyên, đặc biệt là nguồn tài nguyên đất đai. Nhằm ngăn chặn suy
thoái của tài nguyên đất đai và đồng thời hướng dẫn cách sử dụng và quản lý đất
đai sao cho nguồn tài nguyên này có thể được khai thác tốt nhất cho nhu cầu của
con người. Do đó cơng các nghiên cứu về đất và đánh giá đất đai (ĐGĐĐ) được
nhiều nhà khoa học trên thế giới và các tổ chức quốc tế quan tâm (Viện Quy
hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, 1995).
Hiện nay công tác đánh giá đất đai được thực hiện trên nhiều quốc gia và
trở thành một khâu trọng yếu trong hoạt động quản lý tài nguyên đất đai và quy
hoạch sử dụng đất (FAO, 1994). Đánh giá đất đai là một nội dung nghiên cứu
không thể thiếu được cho hướng phát triển một nền nơng nghiệp bền vững và có
hiệu quả vì đất đai là tư liệu cơ bản nhất giúp cho người sử dụng đất có những
hiểu biết khoa học về tiềm năng sản xuất của đất đai, những khó khăn và hạn chế
trong sử dụng đất đồng thời nắm được những phương thức sử dụng đất thích hợp
cho mình (Huỳnh Văn Chương, 2011).
2.1.3. Đánh giá đất tại một số nước trên thế giới

2.1.3.1. Đánh giá đất tại Liên Xô
Ở Liên Xô cũ việc phân hạng và ĐGĐĐ đã bắt đầu xuất hiện từ trước thế
kỷ XIX, tuy nhiên đến những năm 60 của thế kỷ XX, việc phân hạng mới được
quan tâm và triển khai trên cả nước theo quan điểm ĐGĐĐ của Dokuchaev
(1846 - 1903). Phương pháp ĐGĐĐ của Liên Xô (cũ) được ứng dụng theo 2
hướng là đánh giá chung và riêng. Đơn vị ĐGĐĐ là các chủng, loại đất. Quy
định đánh giá đất có tưới, đất được tiêu úng, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cỏ
thâm canh và đồng cỏ chăn thả (Đào Châu Thu và Nguyễn Khang, 1998).
Nguyên tắc đánh giá mức độ sử dụng đất thích hợp là phân chia khả năng
sử dụng đất đai trên tồn lãnh thổ theo các nhóm và các lớp thích hợp.
Việc đánh giá đất ở Liên Xơ cũ được thực hiện theo quan điểm đánh giá đất
của V.V Docuchaev bao gồm 3 bước:

4


+ Đánh giá lớp phủ thổ nhưỡng
+ Đánh giá khả năng sản xuất của đất
+ Đánh giá kinh tế đất
Đối với các loại sử dụng đất nông nghiệp việc phân hạng thích hợp mới chỉ
tập trung chủ yếu vào đánh giá các yếu tố tự nhiên của đất đai và chưa xem xét
kỹ đến khía cạnh kinh tế - xã hội, môi trường (Đỗ Nguyên Hải, 2000).
2.1.3.2. Đánh giá đất tại Hoa Kỳ
Tại Hoa Kỳ, ngay từ đầu thế kỷ XX đã chú ý tới công tác phân hạng đất,
nhằm mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên đất. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã xây
dựng được một phương pháp đánh giá phân hạng đất đai có tên là “Đánh giá tiềm
năng đất đai”. Đánh giá tiềm năng đất đai dựa trên các yếu tố hạn chế khá phổ
biến như: Độ dốc, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới, xói mịn, tính thấm, khí
hậu và các yếu tố khác để phân chia đất đai thành các cấp, cấp phụ và đơn vị.
Hệ thống đánh giá phân loại đất đai theo tiềm năng của Hoa Kỳ được Bộ

Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đề xuất vào những năm 1960 và hiện có 2 phương
pháp đánh giá đất đai được ứng rộng rãi đó là:
- Phương pháp ĐGĐĐ tổng hợp: Phương pháp này chia lãnh thổ thành các
tổ hợp đất (Đơn vị đất đai) và tiến hành đánh giá đất theo năng suất bình quân
của cây trồng trong nhiều năm (Thường lớn hơn 10 năm) và chú ý đánh giá đất
cho từng loại cây trồng, qua đó xác định mối tương quan giữa đất và các giống để
từ đó đề ra các biện pháp tăng năng suất.
- Phương pháp ĐGĐĐ từng yếu tố: Cách tiến hành là thống kê các yếu tố tự
nhiên của đất (Thành phần cơ giới, dinh dưỡng, địa hình…) để xác định tính chất
và phương pháp cải tạo đất, qua đó xác định hạng đất đồng thời cũng thống kê
các yếu tố kinh tế chi phối tới sản xuất (Chi phí sản xuất, tổng lợi nhuận, lợi
nhuận thuần túy…) lấy lợi nhuận tối đa là 100 điểm (Hoặc 100 %) để làm mốc so
sánh lợi nhuận ở các loại đất khác nhau.
Như vậy việc phân hạng đất đai của Hoa Kỳ mới chỉ tập trung vào các loại
cây trồng chính mà chưa đưa ra được những yêu cầu của các loại sử dụng đất cụ
thể nào đang được ứng dụng trong sản xuất. Tuy nhiên phương pháp này rất quan
tâm đến những yếu tố hạn chế trong quản lý và sử dụng đất có tính đến vấn đề
mơi trường. Đây chính là điểm mạnh của phương pháp nhằm mục đích duy trì và
sử dụng đất bền vững (Đào Châu Thu và Nguyễn Khang, 1998).

5


2.1.4. Đánh giá đất theo FAO
2.1.4.1. Khái niệm
Trước tình hình suy thoái đất diễn ra mạnh mẽ và ngày một tăng, tổ chức
Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) đã có q trình thử nghiệm
đánh giá đất tại nhiều vùng khác nhau trên thế giới và đã thu được những kết quả
nhất định. Từ những năm 70, nhiều quốc gia trên thế giới đã cố gắng phát triển
hệ thống đánh giá đất của họ nhằm có những giải pháp hợp lý trong sử dụng đất.

Các nhà khoa học nghiên cứu về đánh giá đất trên thế giới nhận thấy phải có một
sự nỗ lực khơng chỉ đơn phương ở từng quốc gia riêng rẽ mà phải thống nhất và
tiêu chuẩn hóa việc đánh giá đất trên phạm vi toàn cầu. Kết quả là ủy ban Quốc
tế nghiên cứu đánh giá đất của tổ chức FAO được thành lập tại Rome (Ý) đã phát
thảo bản dự thảo về đánh giá đất lần đầu tiên vào năm 1972.
Thấy rõ được tầm quan trọng của công tác đánh giá và phân hạng đất, tổ chức
FAO với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành đã tổng hợp kinh nghiệm ở
nhiều nước để xây dựng lên bản “Đề cương đánh giá đất đai” (FAO, 1976).
Đánh giá đất đai (ĐGĐĐ) là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất
vốn có của vạn vật, khoanh đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại
yêu cầu sử dụng đất cần phải có. Khi tiến hành ĐGĐĐ cụ thể cho các đối tượng
sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, tuỳ thuộc vào yêu cầu, điều kiện của vùng,
khu vực nghiên cứu để lựa chọn mức độ đánh giá đất đai sơ lược, bán chi tiết
hoặc chi tiết (FAO, 1976).
2.1.4.2. Nguyên tắc đánh giá đất theo FAO
Theo FAO (1990) đề ra 6 nguyên tắc cơ bản trong đánh giá đất đai là:
+ Các loại sử dụng đất được lựa chọn phải phù hợp với mục tiêu phát triển
vùng hay của quốc gia, cũng như phải phù hợp với bối cảnh và đặc điểm về tự
nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu.
+ Các loại sử dụng đất cần được mô tả và định rõ các thuộc tính về kỹ thuật
và kinh tế - xã hội.
+ Việc đánh giá đất đai bao gồm sự so sánh của hai hay nhiều loại sử dụng đất.
+ Khả năng thích hợp của đất đai cần đặt trên cơ sở sử dụng đất bền vững.
+ Đánh giá khả năng thích hợp đất đai bao gồm cả sự so sánh về năng suất
(lợi ích) thu được và đầu tư (chi phí) cần thiết của loại sử dụng đất.

6


+ Đánh giá đất đai đòi hỏi một phương pháp tổng hợp đa ngành.

Với những nguyên tắc cơ bản trên, đánh giá đất đai sẽ bổ trợ cho việc quy
hoạch sử dụng đất bằng cách cung cấp cho tiến trình này những phương án về sử
dụng tài nguyên đất. Trong mỗi phương án là những thông tin về: Năng suất – mức
đầu tư (chi phí, lợi nhuận); cách quản lý đất đai, nhu cầu về cải thiện cơ sở hạ tầng
và ảnh hưởng của sử dụng đất đối với môi trường trong và ngồi vùng nghiên cứu.
2.1.4.3. Quy trình đánh giá đất theo FAO
Trong tài liệu “Đánh giá đất đai vì sự nghiệp phát triển” của (FAO, 1986) đã chỉ
dẫn các bước thực hiện đánh giá đất và quy hoạch sử dụng đất theo sơ đồ hình 2.1.

1
Xác
định
mục
tiêu

2
Thu
thập tài
liệu

3
Xác
định
loại sử
dụng
đất

4
Xác
định

Đơn vị
đất đai

5
Đánh
giá khả
năng
thích
hợp

6
Xác định
hiện
trạng
KT-XH
và mơi
trường

7. Xác
định loại
sử dụng
đất
thích
hợp
nhất

8
Quy
hoạch
sử

dụng
đất

9
Áp dụng
của việc
đánh giá
đất

Hình 2.1. Quy trình đất giá đất đai của FAO
Bước 1: Xác định mục tiêu của việc ĐGĐĐ có mối quan hệ chặt chẽ với
các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội chung của các cấp hành chính.
Bước 2: Thu thập các tài liệu của vùng nghiên cứu nhằm hiểu rõ các đặc thù
về tài nguyên thiên nhiên cũng như kinh tế - xã hội của vùng nghiên cứu. Đồng
thời kế thừa và tham khảo các tài liệu sẵn có phục vụ cơng tác ĐGĐĐ.
Bước 3: Xác định loại sử dụng đất. Lựa chọn và mô tả các loại sử dụng đất phù
hợp với chính sách, mục tiêu phát triển, các điều kiện sinh thái về tự nhiên, điều kiện
chung về kinh tế - xã hội, tập quán đất đai của khu vực nghiên cứu (Đặc biệt là các
hạn chế sử dụng đất). Xác định yêu cầu của mỗi loại sử dụng đất đã lựa chọn.
Bước 4: Xác định các đơn vị đất đai dựa vào các yếu tố tác động và các chỉ
tiêu phân cấp.

7


Bước 5: Đánh giá khả năng thích hợp đất đai thông qua việc so sánh, đối
chiếu giữa các yêu cầu sử dụng đất của các loại sử dụng đất đã lựa chọn với các
đặc tính đất đai của vùng nghiên cứu, qua đó phân loại khả năng thích hợp của
từng đơn vị đất đai đối với mỗi loại sử dụng đất, gồm có:
- Khả năng thích hợp trong điều kiện hiện tại.

- Khả năng thích hợp trong điều kiện đất đai sẽ được cải tạo.
Bước 6: Phân tích những tác động của các yếu tố kinh tế - xã hội và mơi
trường tới tính thích hợp của các loại sử dụng đất đai được đánh giá.
Bước 7: Dựa trên phân tích tính thích hợp của các loại sử dụng đất trên từng
đơn vị đất đai, xác định và đề xuất loại sử dụng đất thích hợp nhất trong hiện tại
và tương lai.
Bước 8: Quy hoạch sử dụng đất. Trên cơ sở đánh giá tính thích hợp của cây
trồng, các mục tiêu phát triển để bố trí sử dụng đất thích hợp.
Bước 9: Áp dụng kết quả đánh giá đất đai vào thực tế sản xuất.
Cả quy trình đánh giá đất đai và quy hoạch sử dụng đất gồm 9 bước, trong đó
bước 7 là bước chuyển tiếp giữa đánh giá đất đai và quy hoạch sử dụng đất. Cuối
cùng là việc áp dụng đánh giá đất để triển khai thực hiện vào sản xuất cho vùng
nghiên cứu.
2.1.4.4. Phương pháp đánh giá đất theo FAO
Sự liên hệ giữa những khảo sát tài nguyên và phân tích kinh tế - xã hội cũng
như đối chiếu với cách thức mà các loại sử dụng đất được xây dựng có thể tiến
hành theo phương pháp 2 bước (Two Stages) hoặc phương pháp song hành
(Paralell).
- Phương pháp 2 bước: Bao gồm bước thứ nhất chủ yếu là đánh giá điều
kiện tự nhiên, sau đó là bước thứ 2 bao gồm những phân tích về kinh tế - xã hội.
- Phương pháp song hành: Trong phương pháp này, sự phân tích mối liên
hệ giữa đất đai và loại sử dụng đất được tiến hành đồng thời với phân tích
kinh tế - xã hội.
Phương pháp hai bước thường được dùng trong các cuộc thống kê tài
nguyên cho mục tiêu quy hoạch rộng lớn và các nghiên cứu để đánh giá tiềm năng
sản xuất sinh học. Phân hạng thích hợp đất đai ở bước đầu tiên được dựa vào khả
năng thích hợp của đất đai đối với các loại sử dụng đất đã được chọn ngay từ đầu

8



cuộc khảo sát. Sự đóng góp của phân tích kinh tế - xã hội ở bước này chỉ nhằm
kiểm tra sự thích ứng của các loại sử dụng đất. Sau khi giai đoạn một đã hoàn tất,
kết quả sẽ được trình bày dưới dạng bản đồ và báo cáo. Những kết quả này có thể
sau đó tùy thuộc vào bước thứ hai (Bước phân tích chi tiết các hiệu quả kinh tế xã hội).
Trong phương pháp song hành việc phân tích kinh tế - xã hội các loại sử
dụng đất được tiến hành song song với khảo sát và đánh giá các yếu tố tự nhiên,
các yêu cầu về số liệu và cách phân tích thay đổi khác nhau theo từng kiểu sử
dụng. Phương pháp song hành thích hợp cho các đề xuất rõ ràng trong các dự án
phát triển ở mức độ chi tiết và bán chi tiết, đòi hỏi thời gian ngắn hơn so với
phương pháp hai bước và thích hợp với quy hoạch sử dụng đất đai (Nguyễn Văn
Long, 2016).
2.2. XÂY DỰNG BẢN ĐỒ ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI TRONG ĐÁNH GIÁ ĐẤT
THEO FAO
2.2.1. Khái niệm về bản đồ đơn vị đất đai
Theo khái niệm của FAO “Đơn vị bản đồ đất đai (LMU)” là một
khoanh/vạt đất được xác định cụ thể trên bản đồ đơn vị đất đai với những đặc
tính và tính chất đất đai riêng biệt, thích hợp đồng nhất cho từng loại sử dụng đất,
có cùng một điều kiện quản lý đất và cùng một khả năng sản xuất và cải tạo đất.
Mỗi đơn vị đất đai có chất lượng riêng và nó có khả năng thích hợp với một loại
sử dụng đất nhất định (FAO, 1983). Tập hợp các đơn vị bản đồ đất đai trong khu
vực/ vùng đánh giá đất được thể hiện bằng bản đồ đơn vị đất đai.
2.2.2. Quy trình xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai (ĐVĐĐ) được thực hiện theo 4 bước theo sơ đồ
hình 2.2.

xác định

Xây
dựng


Xây
dựng

Mơ tả
các đơn

và phân
cấp chỉ

các bản
đồ đơn

bản đồ
đơn vị

vị bản

tiêu

tính

đất đai

đai

Lựa chọn,

Hình 2.2. Quy trình xây dựng bản đồ đơn vị đất đai


9

đồ đất


Bước 1: Lựa chọn, xác định và phân cấp chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị
đất đai
Cơ sở lựa chọn các chỉ tiêu phân cấp xây dựng bản đồ ĐVĐĐ phụ thuộc
vào phạm vi, mục đích và yêu cầu cụ thể của chương trình đánh giá đất, cụ thể là:
- Phạm vi tồn lãnh thổ thì lựa chọn các chỉ tiêu phân cấp theo vùng sinh
thái nơng nghiệp (khí hậu, hình dạng đất đai, điều kiện thủy văn, lớp phủ thổ
nhưỡng…).
- Phạm vi vùng, tỉnh thì lựa chọn phân cấp theo ranh giới hành chính và
mục đích sử dụng đất. Các yếu tố chính là các đặc tính và khả năng sản xuất của
khu vực như hệ thống tưới tiêu, thời vụ, chế độ luân canh…
- Phạm vi huyện thì lựa chọn phân cấp theo mục đích và điều kiện sử
dụng đất. Các yếu tố lựa chọn thường là tính chất đất, điều kiện thủy lợi, luân
canh, thâm canh…
Đơn vị bản đồ đất đai được xác định cho từng vùng cụ thể phải đảm bảo các
yêu cầu chính sau:
- Mỗi LMU phải đảm bảo được tính đồng nhất tối đa theo các chỉ tiêu phân
cấp đã được xác định.
- Các LMU phải mang ý nghĩa thực tiễn cho các loại sử dụng đất (LUT)
được đề xuất lựa chọn.
- Các đặc tính và tính chất dùng để xác định LMU phải là những đặc tính
hay tính chất khá ổn định vì chúng là cơ sở cho việc so sánh và đối chiếu với các
yêu cầu của từng loại sử dụng trong đánh giá thích hợp.
- Các LMU phải được xác định một cách đơn giản dựa trên những kết quả
điều tra thực tiễn.
- Các LMU phải được thể hiện rõ trên bản đồ.

Bước 2: Xây dựng các bản đồ đơn tính
Bản đồ đơn tính là bản đồ thể hiện đặc tính, tính chất riêng rẽ theo các mức
khác nhau của đất đai. Sau khi lựa chọn xác định các chỉ tiêu xây dựng bản đồ
đơn vị đất đai phải kết hợp thu thập, điều tra và khảo sát thực địa để xây dựng
các bản đồ đơn tính. Trong xây dựng bản đồ ĐVĐĐ, ở các mức độ và phạm vi
nghiên cứu khác nhau, chủ đề thể hiện của các bản đồ đơn tính cũng khác nhau.

10


Trong hệ thống thơng tin địa lý (GIS) thì các bản đồ đơn tính được thể hiện
dưới dạng bản đồ số, chúng được xây dựng với sự kết hợp của một số phần mềm
GIS như: Microstation, Mapinfo và ArcView.
Bước 3: Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
Các bản đồ đơn tính được biên soạn trên cùng một phép chiếu (Projection),
được chồng ghép để tạo thành bản đồ ĐVĐĐ. Kỹ thuật GIS là một công cụ đắc
lực trong việc xây dựng bản đồ ĐVĐĐ. GIS thực hiện phép chồng ghép nhanh
chóng, có độ chính xác cao đồng thời hỗ trợ nhiều phép xử lý, phân tích khơng
gian (Spatial Analysis) phức tạp nhưng lại rất thuận tiện. Phần mềm GIS quản lý
các ĐVĐĐ đã tạo bằng các đơn vị không gian (Polygons trong kỹ thuật Vector
và Grid Cells trong kỹ thuật Raster) và mô tả chúng bằng các trường dữ liệu
thuộc tính (Attribute Data Fields).
Bước 4: Mơ tả bản đồ đơn vị đất đai
Các ĐVĐĐ được mô tả theo các chỉ tiêu thể hiện các đặc điểm, đặc tính, tính
chất của đơn vị đất đai đó. Nội dung và mức độ chi tiết mô tả các ĐVĐĐ tùy vào các
chỉ tiêu lựa chọn và phân cấp của mỗi loại ĐVĐĐ (Tôn Thất Chiểu và cs., 1999).
Trong khi mô tả đơn vị bản đồ đất đai phải chỉ rõ được những yêu cầu sau:
- Số đơn vị đất đai, diện tích từng đơn vị.
- Số khoanh, diện tính từng khoanh đất, mức độ phân tán... của từng ĐVĐĐ.
- Mô tả các đặc điểm (đặc tính, tính chất) của từng đơn vị đất đai (đặc điểm

khí hậu, địa hình, thuỷ văn, thực vật, động vật và đặc điểm đất).
Công tác xây dựng bản đồ ĐVĐĐ là bước đi mang tính kỹ thuật khơng thể
thiếu được trong quá trình đánh giá đất theo FAO và là cơ sở cho tồn bộ q
trình đánh giá đất.
2.2.3. Yêu cầu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai

- Tỷ lệ bản đồ đơn vị đất đai :Bản đồ đơn vị đất đai được thành lập theo các
cấp hành chính xã, huyện, tỉnh và quốc gia. Vì vậy hệ thống tỷ lệ bản đồ đơn vị
đất đai được lựa chọn trên cơ sở là phạm vi của khu vực nghiên cứu.
+ Bản đồ đơn vị đất đai cấp xã: 1:5.000-1:10.000
+ Bản đồ đơn vị đất đai cấp huyện: 1:10.000-1:25.000
+ Bản đồ đơn vị đất đai cấp tỉnh: 1:50.000-1:100.000
+ Bản đồ đơn vị đất đai cấp toàn quốc: 1:250.000-1:1.000.000

11


Việc lựa chọn tỷ lệ sẽ tuỳ thuộc vào diện tích tự nhiên, hình dạng khu vực
và mức độ phức tạp của đất đai.

- Hệ quy chiếu trong bản đồ đơn vị đất đai: Bản đồ đơn vị đất đai được
thành lập trên cơ sở nền bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ thổ nhưỡng, trong
khi đó các bản đồ này được thành lập trên nền là bản đồ địa chính hoặc bản đồ
địa hình. Vì vậy, hệ quy chiếu và tọa độ trong bản đồ đơn vị đất đai cũng tuân
theo hệ quy chiếu và tọa độ của bản đồ địa chính hay bản đồ địa hình.

- Nội dung của bản đồ đơn vị đất đai bao gồm:
+ Địa giới hành chính của đơn vị lập bản đồ và đơn vị hành chính cấp dưới.
+ Ranh giới các đơn vị đất đai, đây là nội dung chính của bản đồ đơn vị đất
đai. Ranh giới các đơn vị đất đai thể hiện dưới dạng đường viền khép kín, đúng

vị trí, hình dạng và kích thước.
+ Mạng lưới thuỷ văn: thể hiện đường bờ biển, sơng ngịi, ao, hồ...
+ Mạng lưới giao thông: thể hiện đầy đủ đường sắt, đuờng bộ quốc gia đến
đường liên xã, liên thôn...
+ Hệ thống điểm dân cư, các cơng trình chun dùng quan trọng như các
khu công nghiệp...
2.2.4. Ý nghĩa của việc xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
Bản đồ ĐVĐĐ là sự tổng hợp các điều kiện sinh thái và mơi trường tự
nhiên của mỗi vùng. Các đặc tính và tính chất trong phân cấp xây dựng bản đồ
ĐVĐĐ là sự thể hiện rõ nét về các điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu
như đặc điểm đất đai, khí hậu, thuỷ văn, địa hình,... Các đặc điểm tự nhiên này có
ý nghĩa đặc biệt quan trọng để xác định các lợi thế và hạn chế về mặt tự nhiên
của vùng nghiên cứu, từ đó đưa ra hướng phát triển nông nghiệp phù hợp với
thực tế sản xuất.
Việc xây dựng và phân chia ra các đơn vị bản đồ đất đai chính là việc tìm ra
những sự khác nhau về mặt chất lượng của các khoanh đất theo đặc tính và tính
chất đất đai. Chất lượng này chi phối đến khả năng đáp ứng yêu cầu đất đai của
các LUT và khả năng sử dụng chúng. Chính bởi vậy cần phải lựa chọn được các
yếu tố có liên quan mật thiết tới yêu cầu sử dụng của LUT. Thực chất trước đây
các đặc tính hay tính chất đã được người ta xác định song chỉ theo ý nghĩa tác

12


×