Tải bản đầy đủ (.docx) (122 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá công tác giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai huyện gia bình, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (443.02 KB, 122 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN ĐÌNH HỮU

ĐÁNH GIÁ CƠNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU
NẠI, TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI HUYỆN GIA BÌNH,
TỈNH BẮC NINH

Ngành:

Quản lý đất đai

Mă số:

8850103

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Phạm Phương Nam

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ, lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2018
Tác giả luận văn



Nguyễn Đình Hữu

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy, cơ và sự giúp đỡ, động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ
lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Phạm Phương Nam đã hướng dẫn tỷ mỉ,
dành nhiều cơng sức, thời gian giúp tơi hồn thiện luận văn.
Tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban quản lý đào
tạo, Bộ môn Quản lý đất đai, Khoa Quản lý đất đai - Học viện Nông nghiệp Việt Nam
đã tạo điều kiện, giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành
luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ, cơng chức Phịng Tài
ngun và Mơi trường, Thanh tra huyện Gia Bình, Ban Tiếp công dân huyện đã giúp
đỡ và tạo điều kiện cho tôi về thời gian, thu thập số liệu và hỗ trợ khác trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hoàn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Đình Hữu

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................... I
Lời cảm ơn................................................................................................................................. II
Mục lục...................................................................................................................................... III
Danh mục chữ viết tắt............................................................................................................. VI
Danh mục bảng....................................................................................................................... VII
Danh mục hình......................................................................................................................... IX
Trích yếu luận văn.................................................................................................................... X
Thesis abstract........................................................................................................................ XII
Phần 1. Mở đầu........................................................................................................................ 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu của đề tài...................................................................................................... 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 2

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn ........................................... 3

1.4.1.

Những đóng góp mới.................................................................................................. 3


1.4.2.

Ý nghĩa khoa học........................................................................................................ 3

1.4.3.

Ý nghĩa thực tiễn......................................................................................................... 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu..................................................................................................... 4
2.1.

Một số vấn đề lý luận về khiếu nại, tranh chấp đất đai......................................... 4

2.1.1.

Đất đai, quyền sở hữu đất đai.................................................................................... 4

2.1.2.

Người sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất ........................... 7

2.1.3.

Thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư............................................................ 8

2.1.4.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất........................................................................ 9


2.1.5.

Khiếu nại về đất đai.................................................................................................. 10

2.1.6.

Tranh chấp đất đai.................................................................................................... 16

2.2.

Giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai của một số nước trên thế giới ...........24

2.2.1.

Giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai tại Cộng hòa Pháp .............................. 24

2.2.2.

Giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai tại Mỹ................................................... 24

2.2.3.

Giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai tại Trung Quốc.................................... 25

2.2.4.

Giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai tại Hàn Quốc....................................... 25

iii



2.2.5.

Kinh nghiệm giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai tại các nước
nghiên cứu

2.3.

26

Công tác giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai ở việt nam và tỉnh
Bắc Ninh

27

2.3.1.

Công tác giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai ở Việt Nam qua các thời kỳ
27

2.3.2.

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai......................................... 29

2.3.3.

Giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ................30

2.3.4.


Nhận xét chung về công tác giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai tại
Việt Nam và tỉnh Bắc Ninh

2.3.5.

32

Định hướng nghiên cứu........................................................................................... 34

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu.............................................................. 35
3.1.

Địa điểm nghiên cứu................................................................................................ 35

3.2.

Thời gian nghiên cứu............................................................................................... 35

3.3.

Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................. 35

3.4.

Nội dung nghiên cứu................................................................................................ 35

3.4.1.

Khái quát điều kiện tự nhiên, KT-XH huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh ...........35


3.4.2.

Thực trạng quản lý, sử dụng đất đai của huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh .......35

3.4.3.

Thực trạng giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện
Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh

3.4.4.

35

Đánh giá công tác giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai trên địa bàn
huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh 36

3.4.5.

Giải pháp hồn thiện cơng tác giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai
trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh

36

3.5.

Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 36

3.5.1.

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp................................................................... 36


3.5.2.

Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp..................................................................... 36

3.5.3.

Phương pháp xử lý, tổng hợp, phân tích số liệu .................................................. 38

3.5.4.

Phương pháp so sánh, đánh giá.............................................................................. 38

3.5.5.

Phương pháp chuyên khảo...................................................................................... 38

Phần 4. Kết quả và thảo luận............................................................................................. 39
4.1.

Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Gia Bình, tỉnh
Bắc Ninh

4.1.1.

39

Điều kiện tự nhiên.................................................................................................... 39

iv



4.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh ......................... 42

4.1.3.

Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Gia
Bình, tỉnh Bắc Ninh

46

4.2.

Thực trạng quản lý, sử dụng đất đai huyện gia bình, tỉnh Bắc Ninh ................ 47

4.2.1.

Thực trạng quản lý đất đai huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh .............................. 47

4.2.2.

Hiện trạng và biến động sử dụng đất huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh .............51

4.3.

Thực trạng giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai huyện Gia Bình, tỉnh
Bắc Ninh


53

4.3.1.

Cơng tác tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý đơn thư............................................ 53

4.3.2.

Thực trạng giải quyết khiếu nại về đất đai huyện Gia Bình .............................. 56

4.3.3.

Thực trạng giải quyết tranh chấp đất đai tại huyện Gia Bình ............................ 59

4.4.

Đánh giá cơng tác giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai huyện Gia
Bình, tỉnh Bắc Ninh

62

4.4.1.

Đánh giá của người dân về cơng tác giải quyết khiếu nại về đất đai ...............62

4.4.2.

Đánh giá của người dân về công tác giải quyết tranh chấp đất đai ..................68

4.4.3.


Đánh giá của cán bộ, công chức giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai .......72

4.4.4.

Đánh giá chung về công tác giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai ..............77

4.5.

Giải pháp hồn thiện cơng tác giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai
trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh

79

4.5.1.

Giải pháp về công tác xử lý đơn thư...................................................................... 79

4.5.2.

Giải pháp về tổ chức và cán bộ làm cơng tác giải quyết khiếu nại, tranh
chấp đất đai

4.5.3.

79

Nhóm giải pháp khác............................................................................................... 80

Phần 5. Kết luận và kiến nghị............................................................................................ 82

5.1.

Kết luận...................................................................................................................... 82

5.2.

Kiến nghị.................................................................................................................... 83

Tài liệu tham khảo................................................................................................................... 84
Phụ lục....................................................................................................................................... 88

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CBCC

Cán bộ, cơng chức

CNTT

Cơng nghệ thơng tin

CHXHCNVN

Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam


GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

GPMB

Giải phóng mặt bằng

HCNN

Hành chính nhà nước

HĐND

Hội đồng nhân dân

HVHC

Hành vi hành chính

KN

Khiếu nại

KN, TC

Khiếu nại, tố cáo

QĐHC


Quyết định hành chính

QLĐĐ

Quản lý đất đai

QSDĐ

Quyền sử dụng đất

TCD

Tiếp công dân

TCĐĐ

Tranh chấp đất đai

TN&MT

Tài nguyên và Mơi trường

UBND

Ủy ban nhân dân

VPĐKĐĐ

Văn phịng Đăng ký đất đai


vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Kết quả giải quyết đ

thuộc thẩm quyền g

tỉnh Bắc Ninh giai đ
Bảng 4.1.

Cơ cấu kinh tế của h

Bảng 4.2.

Tình hình dân số và l

Bảng 4.3.

Tổng hợp các nguồn

Bảng 4.4.

Hiện trạng sử dụng

Bảng 4.5.


Biến động các loại

Bảng 4.6.

Tổng hợp đơn thư g

Gia Bình ...............
Bảng 4.7.

Tổng hợp tiếp nhận

Bình giai đoạn 2013
Bảng 4.8.

Đơn thư về KN, TC

– 2017....................
Bảng 4.9.

Tổng hợp nội dung

2013 – 2017 ..........
Bảng 4.10. Kết quả giải quyết khiếu nại về đất đai tại huyện Gia Bình ........................
Bảng 4.11. Tổng hợp các vụ việc tranh chấp về đất đai huyện Gia Bình giai đoạn

2013 - 2017............
Bảng 4.12. Kết quả giải quyết tranh chấp đất đai huyện Gia Bình giai đoạn 2013

– 2017....................
Bảng 4.13. Tổng hợp kết quả đánh giá của người dân về nội dung và số lần khiếu nại ......

Bảng 4.14. Tổng hợp kết quả đánh giá của người dân về hình thức gửi và tiếp cận

đơn khiếu nại.........
Bảng 4.15. Tổng hợp kết quả đánh giá của người dân về cán bộ tiếp dân và việc

giám sát của Hội đồ

giải quyết khiếu nạ
Bảng 4.16. Tổng hợp kết quả đánh giá của người dân về trình tự, thời gian và

cách thức giải quyế
Bảng 4.17. Tổng hợp kết quả đánh giá của người dân về mức độ am hiểu pháp

luật liên quan đến g

vii


Bảng 4.18. Các dạng tranh chấp đất đai tại huyện Gia Bình ............................................ 69
Bảng 4.19. Các nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất đai.................................................. 70
Bảng 4.20. Giấy tờ liên quan đến QSDĐ của hộ gia đình, cá nhân có tranh chấp
đất đai 71
Bảng 4.21. Đánh giá của người dân về kết quả giải quyết tranh chấp đất đai và
việc chấp hành các Quyết định giải quyết tranh chấp 72
Bảng 4.22. Đánh giá của cán bộ, công chức về mức độ hiểu biết, ý thức chấp hành
pháp luật và khiếu nại, tranh chấp về đất đai của người sử dụng đất

73

Bảng 4.23. Đánh giá của cán bộ, cơng chức về trình tự, thủ tục, thời gian giải

quyết đơn thư, thời hạn thực hiện Quyết định và mức độ quan tâm của
cấp trên đối với công tác giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai

74

Bảng 4.24. Đánh giá của cán bộ, công chức về nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và
kinh phí phục vụ cơng tác giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai

75

Bảng 4.25. Đánh giá của cán bộ, công chức về tồn tại và đề xuất giải pháp hoàn
thiện công tác giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai 77

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Sơ đồ vị trí địa lý huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh ............................................ 39
Hình 4.2. Quy trình giải quyết đơn khiếu nại...................................................................... 89
Hình 4.3. Sơ đồ quy trình giải quyết tranh chấp đất đai.................................................... 91

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Đình Hữu
Tên Luận văn: Đánh giá công tác giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai huyện Gia
Bình, tỉnh Bắc Ninh
Ngành: Quản lý đất đai


Mã số: 8850103

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt
Nam Mục đích nghiên cứu
(1) Đánh giá cơng tác giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện
Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh; (2) Đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác giải

quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu
(1) Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp: Nhằm thu thập các tài liệu, số
liệu tại các cơ quan, đơn vị có liên quan đến đề tài tại huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh; (2)
Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp: Tiến hành điều tra 60 hộ dân tại Gia Bình có đơn thư
khiếu nại về đất đai, 45 hộ có đơn thư tranh chấp đất đai và điều tra 35 công chức, viên
chức trực tiếp thực hiện giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai; (3) Phương pháp xử lý,
tổng hợp, phân tích số liệu: các số liệu được xử lý, tổng hợp và phân tích bằng phần mềm
Excel; (4) Phương pháp so sánh, đánh giá; (5) Phương pháp chuyên khảo

Kết quả chính và kết luận
(i). Trong giai đoạn 2013 - 2017, Công tác quản lý đất đai của huyện đã dần đi
vào nề nếp. Đến nay có 12/14 xã thị trấn đã cơ bản hoàn thiện việc xây dựng hệ thống
hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai; công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp
hành các quy định pháp luật về đất đai, xử lý các vi phạm về đất đai được thực hiện
thường xun; cơng tác quản lý tài chính về đất đai được thực hiện theo đúng quy định
của Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng như của tỉnh Bắc Ninh.
(ii). Công tác giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Gia Bình
giai đoạn 2013-2017 có những chuyển biến tích cực, cơng tác tiếp dân, tiếp nhận và giải
quyết đơn thư được thực hiện quy nghiêm túc, đúng quy các bước theo hệ thống quản lý
chất lượng ISO 9001: 2008 mà tỉnh Bắc Ninh đang triển khai áp dụng. Trong giai đoạn
2013 - 2017, tại Trụ sở tiếp công dân của Huyện đã tiếp nhận 789 đơn thư (Trong đó, liên
quan đến lĩnh vực đất đai là nhiều nhất với 609 đơn, chiếm 77,19% tổng số đơn, trong đó

đã giải quyết được 129/136, chiếm 94,85% số đơn thư cần giải quyết. Về nội dung khiếu
nại, người dân tập trung vào 4 vấn đề đó là: (1) Khiếu nại về bồi thường, hỗ

x


trợ, tái định cư; (2) Khiếu nại về việc cấp và thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất; (3) Khiếu nại Quyết định XPHC về vi phạm trong sử dụng đất; (4) Khiếu nại hành
vi của cán bộ, công chức. Về tranh chấp đất đai, nội dung tranh chấp liên quan đến
ranh giới đất chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 38/73 vụ việc (chiếm 52,05% tổng số vụ);

tranh chấp địi lại đất chiếm tỷ lệ ít nhất (9,59%) chiếm 7/73 vụ việc.
(iii). Nhằm tăng cường hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại và tranh chấp đất
đai trong thời gian tới, một số giải pháp được đề xuất đối với huyện Gia Bình, tỉnh
Bắc Ninh đó là: (1) Nhóm giải pháp về công tác xử lý đơn thư; (2) Nhóm giải pháp về
tổ chức và cán bộ làm cơng tác giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai; (3) Nhóm giải
pháp khác.

xi


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Đinh Huu
Thesis title: Evaluating the settlement of land complaints and disputes in Gia Binh
district, Bac Ninh province
Major:

Land Management

Code: 8850103


Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
(1) Evaluating the resolution of land claims and disputes in Gia Binh district,

Bac Ninh province; (2) Propose some solutions to improve the resolution of land
complaints and disputes in the area in the coming time.
Materials and Methods
(1) Method of investigation and collection of secondary data: To collect documents
and data at agencies and units related to the project in Gia Binh district, Bac Ninh province.

(2) Primary data survey method: Conducted a survey of 60 households in Gia Binh
province with complaints about land, 45 households with land dispute and surveyed 35
civil servants Subsequently, to settle land complaints and disputes; (3) Methods of
processing, synthesizing and analyzing data: data are processed, synthesized and analyzed
by Excel software; (4) comparison method, evaluation; (5) Monographic method.

Main findings and conclusions
(i). In the period of 2013 - 2017, the management of land of the district has
gradually been in order. Up to now, 12 out of 14 communes have basically completed
the construction of cadastral records and land management database; The work of
inspecting and examining the observance of land law provisions and handling of landrelated violations shall be conducted regularly. The financial management of land is
implemented in accordance with the regulations of the Ministry of Natural Resources
and Environment as well as Bac Ninh province.
(ii). The work of settling complaints and land disputes in Gia Binh district period
2013-2017 has positive changes, the work of receiving people, receive and solve the letter
is strictly implemented in accordance with The steps under the ISO 9001: 2008 quality
management system are being applied by Bac Ninh province. In the period from 2013 to
2017, the District's reception office received 789 letters (Of which, the land field is the
most with 609 applications, accounting for 77.19% of the total number of applications, of

which 129/136, accounting for 94.85% of the number of letters to be

xii


resolved, were resolved. (2) Complaints about the issuance and withdrawal of land use
right certificates; (3) Complaints against the decision on land use offense; (4)
Complaints against acts of officials Regarding land disputes, the content of disputes
related to land boundary occupies the highest proportion with 38 out of 73 cases
(accounting for 52.05% of total cases); (9.59%) accounted for 7 / 73 cases.
(iii). In order to improve the effectiveness of the resolution of complaints and
land disputes in the coming time, a number of proposed solutions for Gia Binh district,
Bac Ninh province are: (1) the law; (2) Group of solutions on organization and staff;
(3) Other solutions.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia trên thế giới đều hình thành, tồn tại và phát triển
trên nền tảng quan trọng nhất đó là đất đai. Ngay từ khi xuất hiện, con người đã lấy
đất đai làm nơi cư ngụ, sinh tồn, phát triển. Ngày nay đất đai trở thành nguồn tài
nguyên, tài sản, tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng, có vai trị hết sức to lớn trong
đời sống xã hội, và gắn chặt với đời sống lao động của con người. Tuy nhiên, đất
đai chỉ thực sự phát huy tác dụng dưới sự tác động tích cực và thường xuyên của
con người.
Khiếu nại, tố cáo là quyền cơ bản của công dân, là một trong những phương
thức thực hiện quyền giám sát của nhân dân đối với bộ máy Nhà nước. Đồng thời,
tổ chức thực hiện tốt quyền này là cơ sở để củng cố mối quan hệ giữa nhân dân với

Đảng và Nhà nước. Khiếu nại, tố cáo được quy định trong Hiến pháp, là công cụ
pháp lý để cơng dân bảo vệ quyền và lợi ích của mình khi bị xâm phạm, là biểu
hiện của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Nhận thức được vấn đề đó, cơng tác quản
lý nhà nước về đất đai của Nhà nước ta luôn được đặt lên hàng đầu và được sự
quan tâm của toàn xã hội. Hiến pháp năm 1992 tại Điều 17, 18 đă quy định: “đất
đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý” và “Nhà nước thống
nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng
mục đích và có hiệu quả”. Hiến pháp năm 2013 Điều 54 tiếp tục khẳng định “Đất
đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước,
được quản lý theo pháp luật”.
Luật Đất đai năm 1993, Luật sửa đổi, sổ sung một số điều của luật đất đai các
năm 1998, 2001, 2003 và đặc biệt là Luật Đất đai năm 2013 chính thức có hiệu lực
từ ngày 01/07/2014 từng bước đưa ra các quy định phù hợp với thực tế quản lý và
sử dụng đất, với sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Theo Luật Đất
đai 2013 thì cơng tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật
về đất đai, giải quyết tranh chấp, khiếu nại các vi phạm trong việc quản lý và sử
dụng đất đai được coi là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản
lý Nhà nước về đất đai. Mặt khác, vấn đề đất đai luôn là vấn đề nóng bỏng, bức
xúc của tồn xã hội. Nhiều địa phương, đơn vị thực hiện tốt

1


công tác quản lý và sử dụng đất đúng pháp luật. Song cũng còn nhiều địa phương,
đơn vị với đặc thù quan hệ đất đai phức tạp do lịch sử để lại, công tác tuyên truyền
phổ biến pháp luật đất đai chưa được coi trọng, cơ quan quản lý đất đai ở cấp cơ sở
có nhiều thiếu sót, năng lực yếu kém, thiếu trách nhiệm, chưa có tính chun
nghiệp, bng lỏng trong công tác quản lý đất đai… đã dẫn đến việc có hành vi vi
phạm pháp luật đất đai cũng như hiện tượng tranh chấp đất đai diễn ra khá phổ
biến. Điều này đă gây tác động xấu đến mọi mặt đời sống xã hội của địa phương.

Huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh được tái lập từ năm 1999 trên cơ sở tách ra
từ huyện Gia Lương (cũ) với 14 xã, thị trấn. Trong những năm qua huyện Gia Bình
đã triển khai thực hiện nhiều chương trình, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, phát
triển kinh tế xã hội. Chính vì vậy, việc quản lý và sử dụng đất đai đang là vấn đề
nóng bỏng và phức tạp trên địa bàn huyện. Tình hình thu hồi đất, bồi thường
GPMB; sử dụng đất khơng đúng mục đích, tranh chấp đất đai đang là vấn đề nổi
cộm dẫn đến việc khiếu nại, tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện có chiều hướng
gia tăng cả về số lượng và tính chất phức tạp.
Xuất phát từ thực tế nêu trên, với mong muốn góp phần hồn thiện cơng tác
giải quyết khiếu nại và tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Gia Bình, nên thực
hiện đề tài: “Đánh giá cơng tác giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai huyện
Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh” là cần thiết.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Đánh giá công tác giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai trên địa bàn

huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác giải quyết khiếu nại,

tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Về đối tượng nghiên cứu: là các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện

Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh có đơn thư khiếu nại, tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền
giải quyết của UBND huyện;
- Về phạm vi nghiên cứu: Giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai trên địa

bàn huyện Gia Bình giai đoạn 2013 – 2017.

2



1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.4.1. Những đóng góp mới
Luận văn chỉ ra những ưu điểm và những tồn tại, nguyên nhân của công tác
giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh
trên cơ sở đó đã đề xuất giải pháp hồn thiện cơng tác giải quyết khiếu nại, tranh
chấp đất đai trong thời gian tới trên địa bàn nghiên cứu.
1.4.2. Ý nghĩa khoa học
Luận văn đã làm rõ và hệ thống hóa những vấn đề lý luận về giải quyết khiếu
nại, tranh chấp đất đai, kinh nghiệm giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai tại một
số nước trên thế giới.
1.4.3. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo
cho sinh viên, cán bộ quan tâm đến công tác giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất
đai. Ngoài ra, những giải pháp được đề xuất trong luận văn có thể để các cơ quan,
đơn vị trên địa bàn nghiên cứu áp dụng nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác giải
quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHIẾU NẠI, TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI

2.1.1. Đất đai, quyền sở hữu đất đai
2.1.1.1. Khái niệm về đất đai
Theo Đồn Cơng Quỳ và cs. (2006), đất đai (Land) là diện tích cụ thể của bề
mặt trái đất, bao gồm: Khí hậu, địa hình, nước, thổ nhưỡng, trầm tích, sinh vật,
hoạt động của con người. Như vậy, đất đai là một khoảng khơng gian có thời hạn
theo chiều thẳng đứng (gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm

động thực vật, nước mặt, nước ngầm và tài ngun khống sản trong lịng đất) theo
chiều ngang - trên mặt đất (là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn cùng
nhiều thành phần khác) giữ vai trị quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt
động sản xuất cũng như cuộc sống của xã hội lồi người.
2.1.1.2. Các quyền và hình thức sở hữu về đất đai
a. Quyền sở hữu về đất đai
Theo Điều 164 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Quyền sở hữu bao gồm quyền
chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy
định của pháp luật. Chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có đủ ba quyền
là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản”. Bên cạnh đó, khi
nghiên cứu về quyền sở hữu bất động sản Nguyễn Đình Bồng và các tác giả (2005)
cho rằng quyền sở hữu bất động sản được xác lập khi một pháp nhân tạo được một
bất động sản mới để sử dụng hợp pháp hoặc do mua bán, chuyển nhượng, cho,
tặng, thừa kế theo di chúc hoặc phán quyết của Toà án. Quyền sở hữu bất động sản
chấm dứt khi: thực thể pháp lý từ bỏ quyền sở hữu bằng văn bản, bất động sản bị
thu hồi theo quyết định của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc
phán quyết của Toà án.
Theo Đinh Sỹ Dũng (2003), sở hữu đất đai có thể được biểu hiện ở nhiều
hình thức khác nhau, nhưng suy cho cùng trong mọi xã hội, mọi hình thái kinh tế
- xã hội có nhà nước, sở hữu đất đai cũng chỉ tồn tại ở hai chế độ sở hữu cơ bản là

sở hữu tư và sở hữu cơng. Cũng có thể trong một chế độ xã hội, một quốc gia chỉ
tồn tại một chế độ sở hữu hoặc là chế độ sở hữu công cộng hoặc là chế độ sở hữu
tư nhân về đất đai, cũng có thể là sự đan xen của cả hai chế độ sở hữu đó, trong đó
có những hình thức phổ biến của một chế độ sở hữu nhất định.

4


Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm

2013 tại Điều 53 quy định: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản,
nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà
nước đầu tư, quản lý là tài sản cơng thuộc sở hữu tồn dân do Nhà nước đại diện
chủ sở hữu và thống nhất quản lý” và Điều 54 khẳng định: “Đất đai là tài nguyên
đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo
pháp luật...”.
Luật Đất đai (Luật Đất đai sửa đổi, bổ sung 1993) cũng đã thể chế hóa chính
sách đất đai của Đảng và cụ thể hoá các quy định về đất đai của Hiến pháp, quy
định các nguyên tắc quản lý và sử dụng đất đai: đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà
nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch, pháp luật, sử dụng đất đai hợp lý
hiệu quả và tiết kiệm, bảo vệ cải tạo bồi dưỡng đất, bảo vệ môi trường để phát
triển bền vững. Luật Đất đai 2003 đã quy định cụ thể hơn về chế độ “Sở hữu đất
đai”, “Quản lý Nhà nước về đất đai”, “Nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sở
hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý Nhà nước về đất đai”
Luật Đất đai 2013 tiếp tục khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà
nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Luật Đất đai 2013 đã quy định cụ
thể hơn về quyền và trách nhiệm của Nhà nước về đất đai, Luật đất đai xác định
Nhà nước có 08 quyền với tư cách đại diện chủ sở hữu về đất đai như: Quyết định
quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất; Quyết định mục đích sử dụng đất;
Quy định hạn mức sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất; Quyết định thu hồi đất, trưng
dụng đất; Quyết định giá đất; Quyết định trao quyền sử dụng đất cho người sử
dụng đất; Quyết định chính sách tài chính về đất đai; Quy định quyền và nghĩa vụ
của người sử dụng đất.
b. Quyền sử dụng đất
“Quyền sử dụng đất” là một khái niệm có tính sáng tạo đặc biệt của các nhà
lập pháp Việt Nam. Trong điều kiện đất đai thuộc quyền sở hữu tồn dân và khơng
thể phân chia thì làm thế nào để người dân thực hiện được quyền của mình? Để
người dân có thể khai thác, sử dụng đất đai có hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu sản
xuất và đời sống mà lại không làm mất đi ý nghĩa tối cao của tính tồn dân, khơng
mất đi vai trò quản lý với tư cách đại diện chủ sở hữu của Nhà nước? Khái niệm

“quyền sử dụng đất” của “người sử dụng đất” chính là sự sáng tạo pháp luật, giải
quyết được mâu thuẫn nói trên và làm hài hịa được các lợi ích của quốc gia, Nhà
nước và mỗi người dân (Đinh Dũng Sỹ, 2003).

5


Nội dung QSDĐ của người sử dụng đất bao gồm các quyền năng luật định:
quyền chiếm hữu (thể hiện ở quyền được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, quyền
được pháp luật bảo vệ khi bị người khác xâm phạm); quyền sử dụng (thể hiện ở
quyền khai thác lợi ích của đất và được hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư
trên đất được giao) và một số quyền năng đặc biệt khác tùy thuộc vào từng loại
chủ thể và từng loại đất sử dụng. Tuy nhiên, nội dung QSDĐ được thể hiện có
khác nhau tùy thuộc vào người sử dụng là ai, sử dụng loại đất gì và được Nhà nước
giao đất hay cho thuê đất? (Đinh Dũng Sỹ, 2003).
Quyền sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao
đất bao gồm: “Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế,
tặng cho QSDĐ; quyền thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng QSDĐ; quyền được bồi
thường khi Nhà nước thu hồi đất” (Điều106 Luật Đất đai 2003). Đây không phải là
quyền sở hữu nhưng là một quyền năng khá rộng và so với quyền sở hữu thì khơng
khác nhau là mấy nếu xét trên phương diện thực tế sử dụng đất. Mặt khác Nhà
nước giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài, Nhà
nước chỉ thu hồi đất vì những lý do đặc biệt, đáp ứng lợi ích quốc gia và cơng
cộng, hết thời hạn giao đất khơng có nghĩa là Nhà nước thu hồi đất mà Nhà nước
sẽ tiếp tục giao đất cho người sử dụng. Trường hợp Nhà nước thu hồi đất thì Nhà
nước sẽ giao đất khác cho người sử dụng hoặc sẽ “đền bù” (Luật Đất đai 1993),
“bồi thường” (Luật Đất đai 2003).
Ngày 29 tháng 11 năm 2013, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XIII đã thơng
qua Luật đất đai năm 2013. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu những đổi mới về
chính sách đất đai nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ

đẩy mạnh CNH-HĐH nước, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN,
hội nhập quốc tế và bảo đảm giữ vững ổn định chính trị - xã hội của đất nước. Luật
Đất đai 2013 có hiệu lực từ ngày 01/7/2014 có nhiều sửa đổi, bổ sung quan trọng,
trong đó các quyền của người sử dụng đất cũng có sự thay đổi cịn 8 quyền sau:
chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp,
góp vốn quyền sử dụng đất (Điều 167, Luật đất đai 2013).
Luật Đất đai 2013 được hoàn thiện theo hướng quy định cụ thể các quyền của
từng đối tượng sử dụng đất, trong đó người sử dụng đất có 7 quyền chung gồm 6
quyền chung như Luật Đất đai 2003 và bổ sung thêm quyền được bồi thường khi
Nhà nước thu hồi đất và 8 quyền riêng, giảm 01 quyền là do người sử dụng đất
khơng có quyền bảo lãnh; quyền được bồi thường khi Nhà nước thu hồi

6


đất được chuyển sang thành quyền chung. Đồng thời, Luật cũng quy định việc kê
khai đăng ký đất đai là yêu cầu bắt buộc đối với người sử dụng đất.
2.1.2. Người sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
2.1.2.1. Người sử dụng đất
Theo quy định của pháp luật đất đai, người sử dụng đất bao gồm: Các cơ
quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội
- nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ
chức kinh tế - xã hội, tổ chức sự nghiệp công, đơn vị vũ trang nhân dân và các tổ
chức khác theo quy định của Chính phủ được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc
công nhận quyền sử dụng đất; tổ chức kinh tế nhận chuyển quyền sử dụng đất; Hộ
gia đình, cá nhân trong nước được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc công nhận
quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất; Cộng đồng dân cư gồm cộng
đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thơn, làng, ấp, bản, bn, phum,
sóc và các điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dịng
họ được Nhà nước giao đất hoặc cơng nhận quyền sử dụng đất; Cơ sở tôn giáo

gồm chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn
giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước
công nhận quyền sử dụng đất hoặc giao đất; Tổ chức nước ngồi có chức năng
ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện
khác của nước ngồi có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa
nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên
chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ được Nhà nước Việt Nam
cho thuê đất; Người Việt Nam định cư ở nước ngoài về đầu tư, hoạt động văn hoá,
hoạt động khoa học thường xuyên hoặc về sống ổn định tại Việt Nam được Nhà
nước Việt Nam giao đất, cho thuê đất, được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng
đất ở; Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo pháp luật về đầu tư
được Nhà nước cho thuê đất (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2003).
2.1.2.2. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
Theo quy định tại Điều 166 Luật đất đai 2013, người sử dụng đất có các
quyền như sau: (1) Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; (2) Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu
tư trên đất; (3) Hưởng các lợi ích do cơng trình của Nhà nước phục vụ việc bảo

7


vệ, cải tạo đất nông nghiệp; (4) Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc
cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp; (5) Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm
phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình; (6) Được bồi thường khi Nhà
nước thu hồi đất theo quy định của Luật này; (7) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về
những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi
khác vi phạm pháp luật về đất đai.
Bên cạnh việc được Nhà nước trao một số quyền, người sử dụng đất có một
số nghĩa vụ được quy định tại Điều 170 Luật đất đai như sau: (1) Sử dụng đất đúng
mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất

và chiều cao trên khơng, bảo vệ các cơng trình cơng cộng trong lòng đất và tuân
theo quy định khác của pháp luật có liên quan; (2) Thực hiện kê khai đãng ký đất
đai; làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại,
thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất
theo quy định của pháp luật; (3) Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của
pháp luật; (4) Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất; (5) Tuân theo các quy định về
bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất
có liên quan; (6) Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong
lịng đất; (7) Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất, khi hết thời hạn
sử dụng đất mà khơng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn sử dụng.
2.1.3. Thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
2.1.3.1. Thu hồi đất
- Thu hồi đất là việc Nhà nước ra QĐHC để thu lại QSDĐ hoặc thu lại đất đã

được giao cho tổ chức, UBND xã, phường, thị trấn quản lý theo quy định của pháp
luật (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2003).
2.1.3.2. Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
- Bồi thường: "Bồi thường" có nghĩa là trả lại tương xứng giá trị hoặc công

lao cho một chủ thể nào đó bị thiệt hại vì mọi hành vi của chủ thể khác. Việc bồi
thường thiệt hại này có thể vơ hình (xin lỗi) hoặc hữu hình (bồi thường bằng tiền
hoặc bằng vật chất khác) theo đúng qui định của pháp luật hoặc do thoả thuận của
các chủ thể. Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị
QSDĐ đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất (Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam, 2003).

8


- Hỗ trợ: Hỗ trợ là giúp đỡ nhau, giúp thêm vào. Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi


đất là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất thơng qua việc đào tạo nghề mới,
bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để di dời đến địa điểm mới, ổn định đời sống, ổn
định sản xuất (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2003).
- Bố trí tái định cư: Người bị thu hồi đất nào thì được bồi thường bằng việc

giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu khơng có đất để bồi thường thì được
bồi thường bằng giá trị QSDĐ tại thời điểm có quyết định thu hồi. Đối với các dự
án tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở và tiến hành phân lơ theo quy hoạch đã
được cấp có thẩm quyền phê duyệt để bố trí lại cho các hộ giải phóng mặt bằng
sau khi đã thi công hạ tầng cơ sở thì được gọi là tái định cư tại chỗ. Việc bố trí lại
đất tái định cư tại nơi ở mới phải có điều kiện sinh hoạt tốt hơn hoặc bằng nơi cũ
(Chính phủ, 2004).
- Bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng

vào mục đích quốc phịng, anh ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát
triển kinh tế là những hành vi được quy định tại Hiến pháp năm 1992, mục 4
chương II Luật đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2.1.4. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
2.1.4.1. Khái niệm về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước
có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của
người sử dụng đất (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2003). Ngoài ra, tại Nghị
định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ đã quy định bổ sung về
chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và được gọi chung
là: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất.
Đến năm 2013, Khái niệm này có bổ sung thêm theo Khoản 16, Điều 3 Luật
Đất đai 2013 quy định “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản gắn liền với đất đai là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử

dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với
đất”.

9


2.1.4.2. Đối tượng được cấp giấy chứng nhận QSDĐ
Theo khoản 1 Điều 99 Luật Đất đai năm 2013 quy định về trường hợp sử
dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất:
1) Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các
điều 100, 101 và 102 của Luật này;
2) Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này có hiệu

lực thi hành;
3) Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng

cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền
sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ;
4) Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất

đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của
cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất
đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;
5) Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất;
6) Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế


xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
7) Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;
8) Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người

mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
9) Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các

thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất
quyền sử dụng đất hiện có;
10) Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất”.

2.1.5. Khiếu nại về đất đai
2.1.5.1. Khái niệm khiếu nại về đất đai
Hiến pháp năm 1959, năm 1980, năm 1992 và Hiến pháp năm 2013 của nước
ta đều quy định về quyền khiếu nại của công dân. Tại Điều 30 Hiến pháp năm
2013 quy định: Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức,

10


cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá
nhân. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu
nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và
phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật; nghiêm cấm việc trả thù người
khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm
hại người khác (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2013a). Khiếu nại là quyền
của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp, thực hiện quyền khiếu nại là thực
hiện quyền dân chủ trực tiếp. Bằng việc phản hồi thông tin trực tiếp cho các chủ
thể quản lý, thực hiện quyền khiếu nại cịn là sự tham gia của cơng dân vào quản lý
nhà nước, quản lý xã hội (Lê Thị Hương Giang, 2014).

Theo quy định của pháp luật hiện hành, khiếu nại là việc công dân, cơ quan,
tổ chức hoặc cán bộ, công chức đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà
nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết
định kỷ luật cán bộ, cơng chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó
là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình (Luật Khiếu nại năm
2011). Trong lĩnh vực quản lý đất đai, Luật Đất đai năm 2013 cũng quy định việc
khiếu nại, theo đó “người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan
đến sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi
hành chính về quản lý đất đai”.
Như vậy, từ những quy định pháp luật nêu trên, có thể hiểu khiếu nại về đất
đai là việc người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử
dụng đất đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định
hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có
thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước trong quản lý đất đai khi có căn cứ
cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp
pháp của mình. Trên thực tế, hiện đang tồn tại nhiều dạng khiếu nại về đất đai như:
Khiếu nại về thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư; khiếu
nại về việc cấp, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; khiếu nại quyết định
xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm chế độ quản lý, sử dụng đất đai; khiếu nại
việc giải quyết các tranh chấp về đất đai của các cơ quan nhà nước; khiếu nại đòi
lại đất trước đây đưa vào hợp tác xă nông nghiệp hay tập đồn sản xuất nơng
nghiệp.

11


×