Tải bản đầy đủ (.docx) (117 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại một số dự án trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (841.08 KB, 117 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ LIỄU

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG
MẶT BẰNG TẠI MỘT SỐ DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ

Ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

8850103

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Khắc Thời

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng được dùng để
bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Liễu

i


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận này ,tơi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn
Khắc Thời, thầy đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết luận văn thạc sĩ.
Tôi chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong khoa Trắc địa bản đồ trường Học Viện
Nơng nghiệp Việt Nam đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm học tập. Với
vốn kiến thức được tiếp thu trong q trình học khơng chỉ là nền tảng cho q trình
nghiên cứu khóa luận mà cịn là hành trang qúy báu để tôi bước công tác một cách vững
chắc và tự tin.
Tôi xin chân thành cảm ơn Sở Tài ngun và Mơi trường tỉnh Phú Thọ, Phịng Tài
ngun và Mơi trường thành phố Việt Trì, Ban Bồi thường Giải phóng mặt bằng thành
phố Việt Trì, Ban Dự án thành phố Việt Trì đã tạo điều kiện thuận lợi để tơi có thể hồn
thành luận văn thật tốt.
Cảm ơn gia đình và bạn bè đã ln động viên và là chỗ dựa vững chắc cho tôi
trong suốt quá trình thực hiện và hồn thành luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng năm 2018


Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Liễu

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan......................................................................................................................i
Lời cảm ơn........................................................................................................................ii
Mục lục.............................................................................................................................iii
Danh mục chữ viết tắt......................................................................................................vi
Danh mục bảng................................................................................................................vii
Danh mục hình............................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn............................................................................................................ix
Thesis abstract..................................................................................................................xi
Phần 1. Mở đầu....................................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................3

1.4.


Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn......................................... 3

1.4.1.

Những đóng góp mới.......................................................................................... 3

1.4.2.

Ý nghĩa khoa học.................................................................................................3

1.4.3.

Ý nghĩa thực tiễn.................................................................................................3

Phần 2. Tổng quan tài liệu.................................................................................................4
2.1.

Cơ sở lý luận về bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi
đất........................................................................................................................4

2.1.1.

Một số khái niệm liên quan.................................................................................4

2.1.2.

Vai trị của cơng tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư............................................5

2.1.3.


Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư................7

2.2.

Cơ sở pháp lý và trình tự thủ tục về cơng tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt
bằng khi nhà nước thu hồi đất.............................................................................9

2.3.

Chính sách bồi thường hỗ trợ và tđc ở một số nước và tổ chức trên thế giới...10

2.3.1.

Trung quốc........................................................................................................ 10

2.3.2.

Indonesia........................................................................................................... 11

2.3.3.

Australia............................................................................................................ 12

2.3.4.

Tổ chức ngân hàng thế giới (wb)...................................................................... 13

2.3.5.


Tổ chức ngân hàng phát triển châu á.................................................................13

2.4.

Chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam...........................16

2.4.1.

Giai đoạn trước luật đất đai 1987 có hiệu lực...................................................16

iii


2.4.2.

Giai đoạn luật đất đai 1987 có hiệu lực.............................................................17

2.4.3.

Giai đoạn luật đất đai 1993 có hiệu lực.............................................................18

2.4.4.

Giai đoạn luật đất đai 2003 có hiệu lực.............................................................19

2.4.5.

Giai đoạn luật đất đai 2013 có hiệu lực đến nay............................................... 20

2.5.


Thực tiễn bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng ở Việt Nam........................21

2.5.1.

Về chính sách bồi thường, hỗ trợ...................................................................... 21

2.5.2.

Trình tự thực hiện cơng tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư...........................22

2.5.3.

Một số kết quả đạt được trong q trình giải phóng mặt bằng.........................22

2.5.4.

Những tồn tại trong quá trình bồi thường hỗ trợ và tái định cư........................23

2.6.

Tình hình thực hiện bồi thường gpmb tỉnh phú thọ.......................................... 25

2.6.1.

Tình hình chung về cơng tác bồi thường gpmb trên địa bàn tỉnh.....................25

2.6.2.

Kết quả công tác bồi thường GPMB của tỉnh phú thọ......................................25


Phần 3. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu............................................................28
3.1.

Đối tượng nghiên cứu........................................................................................28

3.2.

Thời gian nghiên cứu........................................................................................ 28

3.3.

Nội dung nghiên cứu.........................................................................................28

3.3.1.

Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Việt Trì.................28

3.3.2.

Tình hình quản lý, sử dụng đất đai của thành phố Việt Trì............................... 28

3.3.3.

Thực trạng cơng tác bồi thường giải phóng mặt bằng thành phố Việt Trì........28

3.3.4.

Đánh giá cơng tác bồi thường giải phóng mặt bằng để thực hiện hai dự án nghiên


cứu trên địa bàn thành phố Việt Trì...................................................................28
3.3.5.

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi thường giải phóng

mặt bằng............................................................................................................29
3.4.

Phương pháp nghiên cứu...................................................................................29

3.4.1.

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp............................................................... 29

3.4.2.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu.................................................................29

3.4.3.

Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp.................................................................30

3.4.4.

Phương pháp thống kê và xử lý số liệu.............................................................30

3.4.5.

Phương pháp so sánh, phân tích........................................................................31


Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận......................................................................32
4.1.

Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Việt Trì.................32

4.1.1.

Khái quát về điều kiện tự nhiên........................................................................ 32

4.1.2.

Thực trạng phát triển kinh tế xã hội của thành phố Việt Trì............................. 35

4.2.

Tình hình quản lý, sử dụng đất đai của thành phố Việt Trì............................... 41

4.2.1.

Tình hình quản lý đất đai...................................................................................41

iv


4.2.2.

Hiện trạng sử dụng đất năm 2017 thành phố Việt Trì.......................................44

4.3.


Thực trạng cơng tác bồi thường giải phóng mặt bằng thành phố Việt Trì........47

4.3.1.

Trình tự thủ tục thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi

đất thành phố Việt Trì....................................................................................... 47
4.3.2.

Kết quả cơng tác bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất trên địa

bàn thành phố Việt Trì.......................................................................................50
4.4.

Đánh giá cơng tác bồi thường giải phóng mặt bằng để thực hiện hai dự án nghiên

cứu.....................................................................................................................53
4.4.1.

Khái quát chung về hai dự án nghiên cứu.........................................................53

4.4.2.

Các văn bản pháp lý liên quan đến hai dự án nghiên cứu.................................55

4.4.3.

Xác định đối tượng, điều kiện bồi thường, hỗ trợ về đất tại hai dự án nghiên cứu 57

4.4.4.


Đánh giá việc thực hiện cơng tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại hai dự án
nghiên cứu.........................................................................................................59

4.4.5.

Tác động của việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng đến đời

sống và việc làm của các hộ dân bị thu hồi đất.................................................72
4.4.6.

Kết quả tổng hợp ý kiến của các cán bộ thực hiện và ý kiến của người dân bị thu

hồi đất tại hai dự án nghiên cứu........................................................................74
4.4.7.

Đánh giá chung việc thực hiện các chính sách bồi thường, hỗ trợ tại hai dự án
nghiên cứu.........................................................................................................77

4.5.

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi thường giải phóng

mặt bằng............................................................................................................80
4.5.1.

Nhóm giải pháp về chính sách.......................................................................... 80

4.5.2.


Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện................................................................80

4.5.3.

Giải pháp về bồi thường....................................................................................81

4.5.4.

Giải pháp về hỗ trợ và ổn định đời sống........................................................... 81

4.5.5.

Các giải pháp khác............................................................................................ 82

Phần 5. Kết luận và kiến nghị..........................................................................................83
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 83

5.2.

Kiến nghị...........................................................................................................84

Tài liệu tham khảo........................................................................................................... 85
Phụ lục.............................................................................................................................87

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa Tiếng Việt

ADB

Ngân hàng phát triển Châu Á (Asian Deve lopment bank)

BAH

Bị ảnh hưởng

BT

Bồi thường

BTHT

Bồi thường hỗ trợ

BTNMT

Bộ Tài ngun mơi trường

CNH

Cơng nghiệp hóa

CP


Chính Phủ

ĐTH

Đơ thị hóa

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

GPMB

Giải phóng mặt bằng

HĐBT

Hội đồng bồi thường

HĐH

Hiện đại hóa

HĐND

Hội đồng nhân dân



Nghị định


QĐ-UBND

Quyết định của ủy ban nhân dân

QSDĐ

Quyền sử dụng đất

TĐC

Tái định cư

TT-BTC

Thơng tư Bộ Tài Chính

TTLB

Thơng tư liên bộ

TW

Trung ương

UBND

Ủy ban nhân dân

WB


Ngân hàng thế giới (Word bank)

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Giá trị sản xuất của các ngành trên địa bàn thành phố Việt Trì giai đoạn
2015-2017 .....................................................................................................
Bảng 4.2. Tình hình dân số và lao động thành phố Việt Trì giai đoạn 2015-2017 ......
Bảng 4.3. Hiện trạng sử dụng đất năm 2017 thành phố Việt Trì ..................................
Bảng 4.4. Kết quả thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng .....................................
Bảng 4.5. Khái quát chung về hai dự án nghiên cứu .....................................................
Bảng 4.6. Đối tượng được bồi thường tại hai dự án nghiên cứu ...................................
Bảng 4.7. Ý kiến của người dân về việc xác định đối tượng được bồi thường, không

được bồi thường .................
Bảng 4.8.

Đơn giá bồi thường về đất t

Bảng 4.9.

Kết quả bồi thường về đất t

Bảng 4.10. Kinh phí bồi thường về tài sản, vật kiến trúc, cây cối hoa màu

..................................................
Bảng 4.11. Ý kiến về mức độ phù hợp của hộ dân tiền bồi thường về tài sản, vật kiến
trúc, cây cối hoa màu ....................................................................................
Bảng 4.12. Các khoản hỗ trợ của hai dự án nghiên cứu .........................................................

Bảng 4.13. Ý kiến của người dân về các khoản hỗ trợ ...........................................................
Bảng 4.14. Sử dụng tiền được bồi thường, hỗ trợ của các hộ dân tại hai dự án nghiên
cứu ................................................................................................................
Bảng 4.15. Tổng hợp ý kiến điều tra cán bộ trực tiếp thực hiện cơng tác bồi thường, giải
phóng mặt bằng .............................................................................................
Bảng 4.16. Tổng hợp ý kiến người dân có đất bị thu hồi về tính cơng bằng, dân chủ,
cơng khai khi thực hiện dự án .......................................................................

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Sơ đồ vị trí địa lý thành phố Việt Trì.............................................................32
Hình 4.2. Cơ cấu sử dụng đất năm 2017 thành phố Việt Trì......................................... 46
Hình 4.3. Sơ đồ vị trí Dự án đường phía Tây Nam của đường Vành đai thành phố 6,5
km từ khu Công nghiệp Thụy Vân tới đê Sông Hồng - đường nối từ quốc lộ
2 qua khu công nghiệp Thụy Vân đến đê Sông Hồng...................................53
Hình 4.4. Sơ đồ vị trí dự án hạ tầng kỹ thuật khu nhà ở tại khu vực Đồng Láng Cầu,
phường Minh Nông và phường Gia Cẩm......................................................54

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Liễu
Tên luận văn: “Đánh giá cơng tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại một số dự án
trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ”
Ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 8850103


Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá cơng tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại một số dự án nghiên cứu

trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
- Đề xuất các giải pháp nhằm góp phần đẩy nhanh cơng tác bồi thường giải

phóng mặt bằng cho các dự án. Giúp cho cơng tác quản lý hành chính Nhà nước về đất
đai ngày càng hiệu quả.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nội dung nghiên cứu của đề tài, tôi sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau: Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp; Phương pháp chọn điểm nghiên
cứu; Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp; Phương pháp thống kê và xử lý số liệu;
Phương pháp so sánh, phân tích.
Kết quả nghiên cứu chính
Giai đoạn 2015-2017 thành phố Việt Trì thực hiện 147 dự án với diện tích thu
hồi là 314,4 ha đất của 10.265 hộ gia đình, cá nhân, đơn vị. Tổng mức kinh phí bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư thực hiện các dự án là 460,2 tỷ đồng.
Kết quả đánh giá về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại 2 dự án nghiên
cứu cho thấy: Dự án đường phía Tây Nam của đường Vành đai thành phố 6,5 km từ khu
Công nghiệp Thụy Vân tới đê Sông Hồng - đường nối từ quốc lộ 2 qua khu công nghiệp
2

Thụy Vân đến đê Sơng Hồng, thành phố Việt Trì có diện tích thu hồi là 80.312,0 m ảnh
hưởng đến 518 hộ dân có đất bị thu hồi, với tổng giá trị bồi thường, hỗ trợ của dự án là
6.989,25 triệu đồng. Dự án hạ tầng kỹ thuật khu nhà ở tại khu vực Đồng Láng Cầu
phường Minh Nông và phường Gia Cẩm, thành phố Việt Trì có diện tích thu hồi là
2


48.885,80 m ảnh hưởng đến 256 hộ dân có đất bị thu hồi, với tổng giá trị bồi thường,
hỗ trợ của dự án là 15.522,32 triệu đồng.
Đơn giá đất áp dụng để tính bồi thường thấp hơn giá trị chuyển nhượng quyền
sử dụng đất thực tế trên thị trường từ 1,13 đến 1,19 lần; đối với đất nông nghiệp thấp
hơn từ 1,13-1,14 lần, đối với đất ở thấp hơn 1,19 lần; chưa đảm bảo quyền lợi của người
bị thu hồi đất vì chưa sát với giá thị trường tại thời điểm thu hồi. Các hộ có

ix


đất bị thu hồi phần lớn đều đồng ý với chính sách hộ trợ của UBND tỉnh ban hành. Các
khoản hỗ trợ mặc dù chưa đáp ứng được 100% nguyện vọng của người dân nhưng cũng
phần nào bù đắp được những thiệt hại cho người dân khi Nhà nước thu hồi đất để thực
hiện 02 dự án.
Để thực hiện công tác bồi thường, GPMB hiệu quả thì cần đồng bộ thực hiện các
giải pháp: Giải pháp về chính sách, giải pháp về tổ chức thực hiện, giải pháp hỗ trợ thỏa
đáng người dân khi bị thu hồi đất; giải pháp về cơ chế tài chính, tạo nguồn vốn hình
thành quỹ cho cơng tác giải phóng mặt bằng.

x


THESIS ABSTRACT
Author: Nguyen Thi Lieu
Topic: “Assessing indemnification for site clearance in some research projects in city of
Viet Tri, Phu Tho Province”
Major: Land Management

Code: 8850103


Training Unit:Vietnam National University of Agriculture
Purposes
- Assessing indemnification for site clearance in some research projects in city

of Viet Tri, Phu Tho Province.
- Proposing solutions to give impetus for projects’ site clearance, which giving

better effect to administrative authorities in land management.
Methods
In doing the research, methods are used as followed: Secondary data collection;
researchpoint selection; primary data collection; statistics and data processing;
comparative, analysis.
Main results
Viet Tri city in period between 2015 and 2017 has implimented 147 projects
with total land recovery of 314,4 hectare from 10.265 households, individuals and units.
Total costs of compensation, support and rehabilitation for mentioned projects account
for 460,2 billion dong.
On assessing indemnification for site clearance in 02 research projects: Project
for South West road of 6,5 km municipal ring road from Thuy Van Industrial Zone to
Red River dike - access ramp from national motorway 2 through Thuy Van Industrial
2

Zone to Red River dike, Viet Tri has a total area land recovery of 80.312,00 m making
impact on 518 households, with total compensation costs of 6.989,25 million dong.
Project for technical infrastructure of Dong Lang Cau residence, Minh Nong and Gia
2

Cam ward, Viet Tri city has a total area land recovery of 48.885,80 m making impact
on 256 households, with total compensation costs of 15.522,32 million dong.
Unit price applied to indemnification is 1,13 to 1,19 times less than actual

market value of land tenure; 1,13 to 1,14 times less than that for farmland; 1,19 times
less than that for residential land; which fail to secure the interests of the person whose
land is recovered since it mismatched market prices at the time of recovery. Most
recovered households agree with financial support policy issued by Provincial People’s

xi


Committee. Though the financial support has not meet people’s needs, it somehow
helped cover damages for people losing their land for the two projects.
For the effectiveness of land indemnification and site clearance, there needs
silmultaneous methods of about: policies, execution, rational support for people in land
recovery; financial institution, raising captital source for site clearance implimentation.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất
đặc biệt không thể thay thế được, là thành phần hàng đầu của môi trường sống, là
địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh,
quốc phòng. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 tại chương II điều
18 đã xác định "Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp
luật, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả. Nhà nước giao đất cho
các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài".
Trong quá trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa và hiện đại hóa đất nước, việc
chuyển đổi mục đích sử dụng đất đáp ứng cho phát triển kinh tế xã hội là việc
làm tất yếu xảy ra thường xuyên ở tất cả các địa phương trên toàn lãnh thổ Việt
Nam. Đặc biệt là việc thu hồi đất nông nghiệp và phi nông nghiệp để thực hiện

các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, khu dân cư, khu công nghiệp và thương mại
dịch vụ và du lịch.
Thu hồi đất, bồi thường để giải phóng mặt bằng là khâu then chốt, quan trọng.
Bồi thường giải phóng mặt bằng là điều kiện ban đầu và tiên quyết để triển khai các
dự án, nó có thể là động lực thúc đẩy các dự án được triển khai nhanh, đúng tiến độ
nhưng ngược lại có thể trở thành rào cản và luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khiếu kiện,
mất ổn định an ninh, trật tự vì khi thực hiện công tác bồi thường đã phát sinh quyền
lợi, nghĩa vụ và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của Nhà nước, chủ đầu tư và đặc biệt
là đời sống vật chất, tinh thần của người có đất bị thu hồi.

Trong những năm qua công tác GPMB gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc
trong q trình triển khai thực hiện. Để khắc phục những tồn tại đó trong những
năm gần đây Nhà nước đã từng bước hoàn thiện pháp luật về đất đai và ban hành
các văn bản pháp lý hướng dẫn thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư một cách có hiệu quả.
Phú Thọ là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm khu vực miền núi,
trung du Phía Bắc, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh luôn gắn với chiến
lược phát triển của vùng và cả nước. Trong những năm vừa qua, cùng với sự phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ nói chung và quá trình đơ thị hố của các
thành phố, huyện, thị xã nói riêng, nhu cầu sử dụng đất cho việc phát triển cơ sở

1


hạ tầng ngày càng trở nên cấp thiết. Thực hiện chủ trương chính sách của tỉnh về
thu hút đầu tư, với lợi thế thành phố Việt Trì là trong 11 đơ thị trung tâm của Việt
Nam, thành phố Việt Trì là trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học kĩ thuật của
tỉnh Phú Thọ, có hệ thống giao thơng phát triển có tuyến quốc lộ 2 chạy qua địa
bàn là đầu mối giao thông nối giữa các tỉnh trung du và miền núi phía bắc với thủ
đơ Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, nằm trên hành lang kinh tế Hải PhịngHà Nội- Cơn Minh (Trung Quốc). Những năm gần đây, thành phố Việt Trì đã

chấp thuận một số dự án đầu tư như: khu công nghiệp Thụy Vân, khu Cơng
nghiệp Bạch Hạc, Đường Hịa phịng kéo dài, đường Vũ Thê Lang và hạ tầng hai
bên đường...các dự án đã lấy đi một diện tích lớn đất sản xuất nông nghiệp của
người dân dẫn đến việc nhiều người dân bị thiếu đất hoặc khơng cịn đất để canh
tác. Mặc dù trong quá trình thu hồi đất, địa phương đã ban hành nhiều chính sách
cụ thể đối với người dân bị thu hồi đất về các vấn đề như bồi thường, hỗ trợ giải
quyết việc làm, đào tạo chuyển đổi nghề, hỗ trợ tái định cư, nhưng vẫn không thể
tránh khỏi một số thiếu sót và bất cập.
Trên thực tế một bộ phận nhỏ người nông dân bị mất đất được đền bù bằng
tiền mặt chưa định hướng ngay được những ngành nghề hợp lý để có thể ổn định
cuộc sống và công việc; chỉ một bộ phận người dân bị thu hồi đất được đào tạo
nghề, còn đại đa số khơng tham gia, hoặc có tham gia vào việc đào tạo nghề
nhưng khơng có hiệu quả, dẫn đến việc khơng có việc làm hay có việc làm nhưng
khơng ổn định, thu nhập thấp dẫn đến đời sống của người dân bị mất đất lại càng
khó khăn thêm. Để tìm hiểu sâu thêm về vấn đề này, từ đó góp phần đưa ra
những giải pháp đúng đắn cho cơng tác giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất cho
thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, nhằm giải quyết vấn đề việc làm và thu nhập
cho người dân - đối tượng bị tác động lớn nhất sau khi bị thu hồi đất và gặp nhiều
khó khăn trong tìm kiếm việc làm mới, tôi đã chọn đề tài: “Đánh giá công tác
bồi thường giải phóng mặt bằng tại một số dự án trên địa bàn thành phố Việt
Trì, tỉnh Phú Thọ” để làm nghiên cứu.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá cơng tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại một số dự án

nghiên cứu trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
- Đề xuất các giải pháp nhằm góp phần đẩy nhanh cơng tác bồi thường giải

phóng mặt bằng cho các dự án. Giúp cho công tác quản lý hành chính Nhà nước

2



về đất đai ngày càng hiệu quả.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của thành
phố Việt Trì trong đó nghiên cứu sâu hai dự án sau:
- Dự án 1: Dự án đường phía Tây Nam của đường Vành đai thành phố: 6,5

km từ khu Công nghiệp Thụy Vân tới để Sông Hồng - đường nối từ quốc lộ 2
qua khu công nghiệp Thụy Vân đến đê Sông Hồng, thành phố Việt Trì .
- Dự án 2. Dự án hạ tầng kỹ thuật khu nhà ở tại khu vực Đồng Láng Cầu

phường Minh Nông và phường Gia Cẩm, thành phố Việt Trì.
1.4. NHỮNG ĐĨNG GĨP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.4.1. Những đóng góp mới
Đã xác định được những vấn đề tồn tại trong cơng tác bồi thường giải
phóng mặt bằng tại hai dự án nghiên cứu và đề xuất được các giải pháp nâng cao
hiệu quả công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố Việt
Trì, tỉnh Phú Thọ.
1.4.2. Ý nghĩa khoa học
Góp phần bổ sung cơ sở lý luận về công tác bồi thường giải phóng mặt
bằng khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án trên địa bàn thành phố Việt
Trì, tỉnh Phú Thọ.
1.4.3. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp cho cơ quan quản lý đất đai đưa ra
các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư phục vụ tiến trình cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa.

3



PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BỒI THƢỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, HỖ
TRỢ KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT
2.1.1. Một số khái niệm liên quan
2.1.1.1. Khái niệm về thu hồi đất
Thu hồi là việc lấy lại cái đã đưa ra, đã cấp phát ra hoặc cái bị người khác
lấy (Nguyễn Như Ý, 2001). Ở nước ta, do đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà
nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý đất vì vậy, khái niệm thu hồi đất
gắn liền với sự tồn tại của quyền sở hữu toàn dân về đất đai. Theo Khoản 11 Điều
3 Luật Đất đai 2013, Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại
quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại
đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai (Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam, 2013).
2.1.1.2. Khái niệm về bồi thường
Theo từ điển Tiếng Việt, “Bồi thường” hay “đền bù” có nghĩa là trả lại
tương xứng giá trị cơng lao cho một chủ thể nào đó bị thiệt hại vì một hành vi
của chủ thể khác (Nguyễn Như Ý, 2001). Việc bồi thường có thể vơ hình hay hữu
hình, có thể do các quy định của pháp luật điều tiết hoặc do sự thỏa thuận giữa
các chủ thể.
Theo Khoản 12 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013, bồi thường về đất là việc
Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi cho người
sử dụng đất (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2013).
Theo quy định của pháp luật đất đai hiện nay, người sử dụng đất khi bị Nhà
nước thu hồi đất sẽ được bồi thường về đất, tài sản trên đất và các chi phí đầu tư
vào đất cịn lại.
2.1.1.3. Hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
* Khái niệm hỗ trợ
Theo từ điển tiếng việt “hỗ trợ” là giúp đỡ nhau, giúp thêm vào (Nguyễn
Như Ý, 2001). Theo Khoản 14 Điều 4 Luật Đất đai năm 2013, hỗ trợ khi Nhà

nước thu hồi đất là là việc Nhà nước trợ giúp cho người có đất thu hồi để ổn định
đời sống, sản xuất và phát triển (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2013).

4


Như vậy, khác với bồi thường là việc trả lại một cách tương xứng những giá
trị bị thiệt hại, thì hỗ trợ mang tính chính sách, trợ giúp thêm của Nhà nước, thể
hiện trách nhiệm của Nhà nước đối với sự hi sinh, mất mát của người bị thu hồi
đất cho những lợi ích chung của đất nước, của cộng đồng. Tuy nhiên, trong thực
tế hiện nay, do việc bồi thường chưa thực sự sòng phẳng nên các khoản hỗ trợ
chưa thực sự đúng với ý nghĩa mà nó được định nghĩa trong Luật đất đai và trong
đa số trường hợp thì nó chỉ là sự bù đắp vào khoảng thiếu hụt do việc bồi thường
thiếu sòng phẳng gây ra; bên cạnh đó một số khoản hỗ trợ thực chất là bồi thường
như là hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm vì đây
chính là những thiệt hại do việc thu hồi đất gây ra (Đào Trung Chính, 2010).
* Khái niệm tái định cư
Tái định cư trong bồi thường, GPMB khi Nhà nước thu hồi đất được hiểu là
việc di chuyển người có đất bị thu hồi đến sinh sống ổn định tại một mới ở mới
thông qua các hoạt động hỗ trợ của Nhà nước nhằm giúp người bị thu hồi đất ổn
định đời sống, sản xuất tại khu tái định cư.
Tại Điều 22 Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm
2013 quy định: “Cơng dân có quyền có nơi ở hợp pháp”, vậy nơi ở là một trong
những quyền cơ bản của công dân. Khi Nhà nước thu hồi đất ở của người SDĐ
thì Nhà nước phải có trách nhiệm thực hiện tái định cư cho họ.
Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất ở mà phải di chuyển chỗ ở thì
được bố trí đất tái định cư bằng một trong các hình thức sau: Bồi thường bằng nhà ở;
Bồi thường bằng giao đất ở mới; Bồi thường bằng tiền để người dân tự lo chỗ ở.

2.1.2. Vai trị của cơng tác bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ

2.1.2.1. Đảm bảo lợi ích cơng cộng
Thơng qua việc thu hồi đất Nhà nước tạo được một quỹ đất sạch cần thiết để
phục vụ vào phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuât, đảm bảo an ninh quốc phòng, an
sinh xã hội và phát triển kinh tế; phát triển các cơ sở kinh tế, các khu công
nghiệp, các cơ sở sản xuất - kinh doanh, khu đô thị, khi vui chơi giải trí, cơng
viên cây xanh. Qua đó làm tăng thêm khả năng thu hút đầu tư từ các nhà đâu tư
trong nước và ngoài nước, phục vụ phát triển kinh tế.
Việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tốt sẽ đẩy nhanh tiến
độ thu hồi đất góp phần gián tiếp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
giảm tỷ trọng sản xuất nông nghiệp, tăng tỉ trọng sản xuất công nghiệp, dịch vụ.

5


Khi diện tích đất sản xuất nơng nghiệp ngày càng bị thu hẹp, Nhà nước thực hiện
các biện pháp hỗ trợ cho người nông dân bị mất đất sản xuất trong việc đào tạo
chuyển đổi nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm mới. Qua đó, góp phần rút bớt một
lực lượng lao động ở nông thôn chuyển sang làm việc trong khu vực sản xuất phi
nông nghiệp và dịch vụ.
2.1.2.2. Đảm bảo giải quyết hài hịa lợi ích của Nhà nước và lợi ích của người
bị thu hồi đất
Việc thu hồi đất của Nhà nước đối với người sử dụng đất để sử dụng vào
các mục đích khác nhau sẽ gây ra những thiệt hại và ảnh hưởng trực tiếp đến đời
sống của những người bị thu hồi đất. Nếu không thực hiện tốt công tác bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư cho người bị thu hồi đất sẽ dẫn đến tình trạng là trong
khi các cơng trình phúc lợi được xây dựng trên những diện tích đất bị thu hồi
mang lại lợi ích cho cộng đồng thì trái ngược lại người bị thu hồi đất lại rơi vào
tình trang khó khăn về sản xuất và đời sống do bị mất đất sản xuất hoặc mất nhà
ở (Hoàng Thị Nga, 2010).
Khi thay đổi nơi ở đó là phải chuyển đến khu tái định cư, việc quy hoạch

khu tái định cư không quan tâm đến phong tục tập quán sinh hoạt của người dân
dẫn đến nhiều khó khăn hơn cho người dân phải tái định cư, chất lượng cơng
trình tái định cư cũng là một trong những nỗi ám ảnh của người dân phải tái định
cư. Do đó, vấn đề bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất phải
giải quyết hài hòa các mối quan hệ về lợi ích của Nhà nước, của xã hội vừa để
đảm bảo nhu cầu sử dụng đất đai phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước; vừa bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của
người sử dụng đất, bồi hoàn cho họ những thành quả lao động, kết quả đầu tư bị
thiệt hại do việc thu hồi đất gây ra.
2.1.2.3. Góp phần vào duy trì ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội
Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất có vai trò quan
trọng trong sự phát triển của đất nước. Các cơng trình phục vụ mục đích an ninh,
quốc phịng, lợi ích quốc gia, mục đích phát triển kinh tế đều cần tới mặt bằng.
Có thể nói cơng tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được thực hiện nhanh
chóng, hiệu quả thì cơng trình thực hiện đã hồn thành được một nửa. Q trình
thực hiện cơng tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ảnh hưởng trực tiếp tới đời
sống của người dân tại thời điểm bị thu hồi đất và sau này. Do diện tích đất sản

6


xuất của người dân bị thu hồi dẫn đến tình trạng thiếu việc làm, người dân khơng
có thu nhập làm ảnh hưởng đến kinh tế của mỗi hộ gia đình cá nhân. Thiếu việc
làm là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mất tình hình trật tự an ninh. Đời
sống của nhân dân sau khi bị thu hồi đất có thể được nâng cao một cách nhanh
chóng nhưng khơng bền vững do người dân không biết sử dụng khoản tiền hỗ trợ
để chuyển đổi nghề nghiệp dẫn đến tình trạng ăn tiêu lãng phí dễ dàng mắc phải
các tệ nạn xã hội (Hồng Thị Nga, 2010).
Việc thu hồi đất khơng đúng mục đích, các dự án treo dẫn đến mất đất sản
xuất, người dân khơng có việc làm đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến

tình trạng người dân bị kích động bởi các thế lực chống đối gây mất trật tự an
ninh quốc phòng, mất niềm tin của Nhân dân vào Đảng và Nhà nước. Chính vì
vậy, vai trị của cơng tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư rất quan trọng, công tác
bồi thường hỗ trợ, và tái định cư với mục tiêu không chỉ là làm thế nào để thực
hiện thu hồi đất một cách nhanh chóng mà phải tạo ra được bài tốn ổn định và
phát triển bền vững cho người dân sau khi bị thu hồi đất.
Việc giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện từ việc thực hiện bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất cho thấy nếu không giải quyết tốt việc
bồi thường tổn thất, hỗ trợ tái định cư nhằm hỗ trợ họ vượt qua khó khăn trước
mắt để nhanh chóng ổn định đời sống và sản xuất thì sẽ phát sinh nhiều tranh
chấp, khiếu kiện kéo dài, vượt cấp với số đông người dân tham gia, đây là một
thực trang đang diễn ra. Đây cũng là nguyên nhân cơ bản phát sinh những tụ
điểm gây mất trật tự ổn định về chính trị, trật tự an toàn xã hội và dễ bị kẻ xấu lợi
dụng kích động. Do vậy thực hiện tốt cơng tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư góp
phần vào ổn định chính trị, trật tự, an tồn xã hội, tránh nguy cơ nảy sinh các
xung đột xã hội.
2.1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ
- Yếu tố quản lý nhà nước về đất đai: Hiện nay công tác quản lý nhà nước về

đất đai của các địa phương cịn yếu kém, khơng chặt chẽ, nhiều vướng mắc trong
quan hệ quản lý và sử dụng đất đai để tồn đọng khá dài không giải quyết được.
- Tác động của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Nội dung quy hoạch, kế

hoạch sử dụng đất có tác động mang tính định hướng từ lúc hình thành dự án đến
khi GPMB và lập khu TĐC.
- Nhiệm vụ ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về quản lý

7



sử dụng đất: Trong quá trình áp dụng cụ thể, tình trạng một chính sách có q
nhiều văn bản hướng dẫn chưa được khắc phục nên hiệu quả pháp luật khơng
cao, tính pháp chế trong xã hội bị hạn chế.
- Giao đất, cho thuê đất: Giao đất, cho thuê đất phải căn cứ vào quy hoạch

và kế hoạch sử dụng đất nhưng nhiều địa phương chưa thực hiện tốt nguyên tắc
này dẫn đến khó khăn cho cơng tác bồi thường.
- Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, quản lý hợp đồng sử dụng

đất, thống kê, kiểm kê, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Lập và quản lý
chặt chẽ hệ thống hồ sơ địa chính có vai trị quan trọng hàng đầu để quản lý chặt
chẽ đất đai trong thị trường bất động sản, là cơ sở xác định tính pháp lý của đất
đai. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một chứng thư pháp lý nhằm
xác lập quyền sử dụng đất của các chủ sử dụng trên các thửa đất cụ thể, là cơ sở
pháp lý cao nhất, căn cứ thiết thực nhất để tính tốn bồi thường thiệt hại cho các
chủ sử dụng đất.
- Thanh tra chấp hành các chế độ, thể lệ về quản lý và sử dụng đất đai: Việc

bồi thường, hỗ trợ, tái định cư gắn nhiều đến quyền lợi về tài chính nên rất dễ có
những hành vi vi phạm pháp luật nhằm thu lợi bất chính. Vì vậy chính quyền địa
phương cấp trên, hội đồng thẩm định phải có kế hoạch thanh tra, kiểm tra, coi
đây là nhiệm vụ thường xuyên trong quá trình triển khai công tác bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư, kịp thời phát hiện những sai phạm, vi phạm pháp luật để xử lý
tạo niềm tin cho nhân dân.
- Giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc

quản lý và sử dụng đất đai: Theo kết quả thống kê của cơ quan thanh tra Nhà
nước cho thấy hơn 80% số vụ tranh chấp, khiếu nại tố cáo hàng năm là thuộc lĩnh
vực tranh chấp đất đai, đặc biệt là khiếu kiện về việc bồi thường chưa thỏa đáng,
nhiều nơi áp giá bồi thường thấp... Có nhiều trường hợp khơng cơng bằng như:

trong cùng một dự án, trong cùng một vị trí, địa điểm, diện tích đất như nhau
nhưng hai trường hợp lại được bồi thường khác nhau. Trường hợp không công
bằng là nguyên nhân phát sinh người dân khiếu kiện.
- Việc ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật đất

đai: Với những đổi mới về pháp luật đất đai, thời gian qua công tác bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư đã đạt những kết quả đáng khích lệ, đã cơ bản đáp ứng được
nhu cầu về mặt bằng cho việc phát triển các dự án đầu tư. Tuy nhiên bên cạnh đó,

8


do tính chưa ổn định, chưa thống nhất của pháp luật đất đai qua các thời kỳ mà
công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã gặp khá nhiều khó khăn và cản trở.
Thực tiễn triển khai cho thấy việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về
quản lý, sử dụng đất đai có ảnh hưởng rất lớn đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư.
- Giá đất và định giá đất: Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013,

nguyên tắc định giá đất là phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường. Tuy
nhiên, thực tế cho thấy, giá đất cụ thể để tính bồi thường chưa phù hợp với
nguyên tắc nêu trên dẫn tới các khiếu kiện của người bị thu hồi đất và gây khó
khăn trong thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
2.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ TRÌNH TỰ THỦ TỤC VỀ CÔNG TÁC BỒI
THƢỜNG, HỖ TRỢ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG KHI NHÀ NƢỚC THU
HỒI ĐẤT
Luật đất đai năm 2013 ra đời Chính phủ ban hành 04 Nghị định hướng dẫn
thi hành luật trong đó có đến ba Nghị định liên quan đến công tác bồi thường, hỗ
trợ giải phóng mặt bằng, đó là Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5
năm 2014 của Chính phủ Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà

nước thu hồi đất; Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của
Chính phủ quy đinh về giá đất; Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5
năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai;
Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/1/2017 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ
sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai.
Dưới đó là các thơng tư của Bộ Tài ngun và Môi trường hướng dẫn thi
hành các Nghị định trên như:
- Thông tư số 37/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài

nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất;
- Thông tư số 36/2014/TT- BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài

nguyên và Môi trường Quy định chi tiết phương pháp định giá đất; Xây dựng,
điều chỉnh bảng giá đất; Định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất;
- Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT ngày 29/9/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi

trường quy định chi tiết Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/1/2017 của Chính
phủ sửa đổi bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai

9


và sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư hướng dẫn thi hành Luật đất đai.
Trong Nghị định và thơng tư hướng dẫn Chính phủ cũng quy định rõ những
điều khoản cụ thể giao cho từng địa phương quy định để phù hợp với tình hình
thực tế của từng địa phương trong q trình thực hiện cơng tác bồi thường, giải
phóng mặt bằng.
Trình tự thủ tục các bước tổ chức thực hiện công tác bồi thường giải phóng
mặt bằng như sau:

- Bước 1: Lập hồ sơ thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
- Bước 2: Tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
- Bước 3: Điều tra xác lập số liệu về đất đai, tài sản để làm cơ sở lập

phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
- Bước 4: Lập, thẩm định và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái

định cư;
- Bước 5: Tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã

được phê duyệt;
- Bước 6: Bàn giao đất cho chủ đầu tư thực hiện dự án.

2.3. CHÍNH SÁCH BỒI THƢỜNG HỖ TRỢ VÀ TĐC Ở MỘT SỐ NƢỚC
VÀ TỔ CHỨC TRÊN THẾ GIỚI
2.3.1. Trung Quốc
Pháp luật Đất đai Trung Quốc có nhiều nét tương đồng với Pháp luật đất đai
Việt Nam. Hình thức sở hữu đất đai của Trung Quốc là sở hữu Nhà nước nên ở
Trung Quốc khơng có chính sách bồi thường GPMB khi Nhà nước thu hồi đất kể
cả đất nông nghiệp. Tùy từng trường hợp cụ thể, Nhà nước sẽ cấp đất mới cho
các chủ sử dụng bị thu hồi đất. Nhà nước chỉ bồi thường cho các cơng trình gắn
liền với đất khi bị thu hồi đất của các chủ sử dụng (Phạm Phương Nam và
Nguyễn Thanh Trà, 2011).
Về phương thức bồi thường, Nhà nước thông báo cho người sử dung đất
biết trước họ sẽ bị thu hồi đất trong thời hạn một năm. Người dân có quyền lựa
chọn các hình thức bồi thường hoặc bằng tiền hoặc bằng nhà tại khu ở mới. Giá
bồi thường là giá thị trường. Mức giá này cũng được Nhà nước quy định cho
từng khu vực và chất lượng nhà, đồng thời được điều chỉnh rất linh hoạt cho phù
hợp với thực tế, vừa được coi là Nhà nước tác động điều chỉnh


10


lại chính thị trường đó. Đối với đất nơng nghiệp được bồi thường theo tính chất
đất và loại đất.
Về tái định cư, các khu TĐC và các khu nhà ở được xây dựng đồng bộ và
kịp thời, thường xuyên đáp ứng nhu cầu nhiều loại căn hộ với các nhu cầu sử
dụng khác nhau. Các chủ sử dụng phải di chuyển đều được chính quyền chú ý
điều kiện về việc làm, đối với các đối tượng chính sách xã hội được Nhà nước có
chính sách riêng. Khi di dời thực hiện nguyên tắc chỗ ở mới tốt hơn chỗ ở cũ.
Khu TĐC được quy hoạch tổng thể (nhà ở, trường học, chợ), cân đối được giao
thông tĩnh và động. Trong quá trình bồi thường GPMB phải lập các biện pháp xử
lý đối với việc sắp xếp bồi thường khi không đạt được sự thống nhất, lúc này sẽ
xử lý theo phương thức trước tiên là dựa vào trọng tải, sau đó theo khiếu tố
(Hồng Thị Nga, 2010).
2.3.2. Indonesia
Việc đền bù, hỗ trợ cho người dân tộc thiểu số, gia đình có người tàn tật…
được thực hiện với sự tơn trọng các giá trị văn hoá cũng như sự bảo vệ các nhu
cầu riêng biệt của họ.
* Đối với Indonesia việc bồi thường, hỗ trợ thiệt hại khi Nhà nước thu hồi

đất vì mục đích phát triển của đất nước từ trước đến nay vẫn được coi là sự “hy
sinh” vì lợi ích của cộng đồng. Việc bồi thường chỉ giới hạn trong phạm vi bồi
thường theo luật cho đất bị dự án chiếm dụng hoặc một số ít trường hợp bị thu
hồi đất để xây dựng khu tái định cư.
* Nội dung bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được thể hiện theo 3 yếu tố

chủ yếu sau:
- Đền bù tài sản bị thiệt hại, nghề nghiệp và thu nhập bị mất;
- Hỗ trợ di chuyển: Trợ cấp, bố trí nơi ở mới với các dịch vu;

- Trợ cấp mức sống đạt hoặc gần đạt so với mức sống trước khi có dự án.
* Đối với các dự án có tái định cư, việc lập kế hoạch, thiết kế nội dung di

dân ngay từ thời kỳ đầu tiên của việc lập dự án đầu tư đảm bảo nguyên tắc:
- Nghiên cứu kỹ phương án khả thi của các dự án để giảm thiểu việc di dân;
- Người bị ảnh hưởng phải được bồi thường và hỗ trợ để phát triển kinh tế;
- Các dự án về tái định cư phải đạt hiệu quả ở mức càng cao càng tốt;
- Người bị thu hồi đất được thông báo đầy đủ, được tham khảo ý kiến chi

11


tiết về các phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
- Chủ đầu tư phải đặc biệt chú ý đến tầng lớp những người nghèo, trong đó

có những người khơng hoặc chưa có quyền lợi hợp pháp về đất đai, tài sản,
những hộ gia đình do phụ nữ làm chủ và gia đình chính sách.
2.3.3. Australia
Theo Hiến pháp Australia, Chính quyền Liên bang (Chính phủ): “Có quyền
ban hành các luật từ việc thu hồi BĐS theo những điều khoản chính đáng từ bất
kỳ bang hoặc cá nhân nào mà Quốc hội có quyền ban hành luật”. Các cơ quan
chức trách có thể thu hồi đất bằng hai cách: thỏa mãn và cưỡng bức.
Về bồi thường, Luật quy định rằng chủ sở hữu sẽ được bồi thường do việc
thu hồi đất. Chủ nhân có quyền nhận thanh tốn tiền không thấp hơn mức thiệt
hại mà anh ta phải chịu nhưng cũng khơng được cao hơn. Mục đích của việc bồi
thường là trả lại chi phí chủ sở hữu bị lấy đất một khoản hồn tồn tương đương
với những gì mà họ bị lấy đi.
Ngoài giá thị trường, việc bồi thường cần tính đến các yếu tố khác mà
người bán đất bình thường khơng thế nhận được từ người mua thơng thường, ví
dụ như những khiếu nại về việc gây phiền hà - bồi thường phụ thêm (Phạm

Phương Nam và Nguyễn Thanh Trà, 2011).
Về bồi thường, tổng số tiền mà chủ sở hữu có thể nhận được nếu bán trên
thị trường mở cộng với các khoản thiệt hại khác phát sinh ra từ việc lấy lại đất.
Đảm bảo cho chủ đất khơng có quyền sở hữu khơng bị thiệt hại hơn và cũng
không được tốt hơn trước do việc thu hồi tài sản.
Luật Đất đai của Australia quy định đất đai của quốc gia thuộc sở hữu nhà
nước và sở hữu tư nhân. Luật Đất đai bảo hộ tuyệt đối quyền lợi và nghĩa vụ của
chủ sở hữu đất đai. Chủ sở hữu có quyền cho thuê, chuyển nhượng, thế chấp,
thừa kế theo di chúc mà khơng có sự cản trở nào, kể cả việc tích lũy đất đai. Luật
cũng quy định Nhà nước có thẩm quyền trưng thu đất tư nhân vào mục đích cơng
cộng, phục vụ phát triển kinh tế xã hội và việc trưng thu đó gắn liền với việc Nhà
nước thực hiện bồi thường. Theo luật của Australia có hai loại thu đất, đó là thu
hồi đất bắt buộc và thu hồi đất tự nguyện.
Thu hồi đất tự nguyện được tiến hành khi chủ đất cần được thu hồi đất.
Trong thu hồi đất tự nguyện không có quy định đặc biệt nào được áp dụng mà
việc thỏa thuận đó là nguyên tắc cơ bản nhất. Chủ có đất cần được thu hồi và

12


×