Tải bản đầy đủ (.docx) (103 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá thực trạng công tác giải quyết khiếu nại và tranh chấp đất đai trên địa bàn quận hoàn kiếm, thành phố hà nội giai đoạn 2012 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 103 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

VŨ ĐÌNH NAM

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢI
QUYẾT KHIẾU NẠI VÀ TRANH CHẤP ĐẤT
ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KIẾM,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2012-2016

Ngành:

Quản lý đất đai

Mã ngành:

60.85.01.03

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Đỗ Thị Đức Hạnh

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan
và chưa từng dùng để bảo vệ, lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cảm ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả luận văn

Vũ Đình Nam

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi
đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự
giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn
sâu sắc cơ giáo TS. Đỗ Thị Đức Hạnh đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban quản lý đào tạo,
Bộ môn Quản lý đất đai Khoa Quản lý đất đai- Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận
tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ cơng chức phịng Tài nguyên
và Môi trường đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.

Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến
khích tơi hoàn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả luận văn

Vũ Đình Nam


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan.................................................................................................................................. i
Lơi cam ơn...................................................................................................................................... ii
Mục lục............................................................................................................................................. iii
Danh mục chữ viết tắt.............................................................................................................. vi
Danh mục bảng........................................................................................................................... vii
Danh mục hình.......................................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn...................................................................................................................... ix
Thesis abstract............................................................................................................................ xi
Phần 1. Mở đầu............................................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................... 1

1.2.

Mục đích nghiên cứu................................................................................................. 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu................................................................................................... 2

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn............................ 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu...................................................................................................... 4

2.1.

Cơ sở lý luận về khiếu nại và tranh chấp đất đai....................................... 4

2.1.1.

Một số khái niệm.......................................................................................................... 4

2.1.2.

Các dạng khiếu nại, tranh chấp đất đai......................................................... 10

2.1.3.

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai........................... 11

2.1.4.

Quy trình giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai.................................. 17

2.2.

Kinh nghiệm giải quyết khiếu nại và tranh chấp đất đai của một số nước

trên thế giới.................................................................................................................. 19
2.2.1.

Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.......................................................................... 19

2.2.2.


Hàn Quốc....................................................................................................................... 20

2.2.3.

Thụy Điển....................................................................................................................... 20

2.2.4.

Đài Loan.......................................................................................................................... 21

2.2.5.

Hoa kỳ.............................................................................................................................. 21

2.3.

Cơ sở thực tiễn của giải quyết khiếu nại và tranh chấp đất đai tại việt nam
23

2.3.1.

Khái quát về chủ trương, chính sách của Đảng và công tác chỉ đạo về giải

quyết khiếu nại và tranh chấp về đất đai..................................................... 23
2.3.2.

Tình hình giải quyết khiếu nại và tranh chấp đất đai trên địa bàn cả nước

và thành phố Hà Nội................................................................................................ 28


iii


Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu....................................................... 33
3.1.

Địa điểm nghiên cứu............................................................................................... 33

3.2.

Thời gian nghiên cứu.............................................................................................. 33

3.3

Đối tượng nghiên cứu............................................................................................ 33

3.4.

Nội dung nghiên cứu............................................................................................... 33

3.4.1.

Khái quát về quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội.................................. 33

3.4.2.

Thực trạng giải quyết khiếu nại và tranh chấp đất đai trên địa bàn quận

Hoàn Kiếm giai đoạn 2012-2016........................................................................ 33

3.5.

Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 33

3.5.1.

Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp...................................... 33

3.5.2.

Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp............................................................ 34

3.5.3.

Phương pháp thống kê, tổng hợp, xử lí số liệu...................................... 35

3.5.4.

Phương pháp chuyên khảo................................................................................. 35

Phần 4. Kết quả và thảo luận.............................................................................................. 36
4.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội quận Hoàn Kiếm – thành phố Hà Nội 36

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên..................................................................................................... 36

4.1.2.


Điều kiện kinh tế - xã hội....................................................................................... 38

4.2.

Tình hình quản lý, sử dụng đất tại quận hồn kiếm............................... 42

4.2.1.

Tình hình quản lý đất đai....................................................................................... 42

4.2.2.

Hiện trạng sử dụng đất của quận Hoàn Kiếm năm 2016..................... 44

4.3.

Thực trạng công tác giải quyết khiếu nại và tranh chấp đất đai trên địa

bàn quận hoàn kiếm giai đoạn 2012 – 2016 46
4.3.1.

Công tác tiếp công dân, tiếp nhận đơn thư................................................ 46

4.3.2.

Thực trạng giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn quận Hoàn Kiếm

giai đoạn 2012-2016................................................................................................. 50
4.3.3.


Thực trạng giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn quận Hoàn Kiếm

giai đoạn 2012-2016................................................................................................. 53
4.4.

Đánh giá thực trạng công tác giải quyết khiếu nại và tranh chấp đất đai

trên địa bàn quận Hoàn Kiếm giai đoạn 2012-2016................................ 58
4.4.1

Về công tác chỉ đạo tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai
58

4.4.2

Về đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại,

tranh chấp đất đai..................................................................................................... 61

iv


4.4.3.

Về cơ sở vật chất phục vụ công tác giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất

đai...................................................................................................................................... 64
4.4.4.


Nhận xét của người dân về việc thực hiện giải quyết khiếu nại, tranh chấp

đất đai.............................................................................................................................. 66
4.4.5.

Đánh giá chung về công tác giải quyết khiếu nại và tranh chấp đất đai. 69

4.5.

Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại và tranh

chấp đất đai trên địa bàn quận Hoàn Kiếm................................................. 74
Phần 5. Kết luận và kiến nghị............................................................................................. 77
5.1.

Kết luận........................................................................................................................... 77

5.2.

Kiến nghị........................................................................................................................ 80

Tài liệu tham khảo..................................................................................................................... 79

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt


CBCC

Cán bộ cơng chức

CNTT

Cơng nghệ thơng tin

CHXHCNVN

Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

CS

Cộng sự

CQHCNN

Cơ quan hành chính nhà nước

GPMB

Giải phóng mặt bằng

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

HĐND


Hội đồng nhân dân

HVHC

Hành vi hành chính

KN

Khiếu nại

QĐHC

Quyết định hành chính

QSDĐ

Quyền sử dụng đất

QLĐĐ

Quản lý đất đai

SDĐ

Sử dụng đất

TCĐĐ

Tranh chấp đất đai


TCD

Tiếp công dân

TNMT

Tài nguyên Môi trường

UBND

Uỷ ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Kết quả giải quyết đơn thư khiếu nại, tranh chấp trong lĩnh vực đất
đai tại thành phố Hà Nội giai đoạn 2012- 2016.................................. 31
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất của quận Hoàn Kiếm giai đoạn 2012-2016
45

Bảng 4.2. Tình hình tiếp nhận đơn khiếu nại, tranh chấp................................. 48
Bảng 4.3. Thực trạng tiếp nhận đơn thư về đất đai tại các phường...........49
Bảng 4.4. Nội dung khiếu nại về đất đai trên địa bàn quận Hoàn Kiếm giai
đoạn 2012-2016................................................................................................... 50
Bảng 4.5. Kết quả giải quyết khiếu nại trên địa bàn quận Hồn Kiếm.......52
Bảng 4.6. Tình hình tranh chấp về đất đai trên địa bàn quận Hoàn Kiếm giai
đoạn 2012 - 2016................................................................................................ 53
Bảng 4.7. Kết quả giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn Quận Hoàn Kiếm

giai đoạn 2012 - 2016....................................................................................... 57
Bảng 4.8. Thực trạng cán bộ tham gia công tác giải quyết khiếu nại và tranh
chấp đất đai.......................................................................................................... 62
Bảng 4.9. Kết quả điều tra cán bộ tham gia công tác giải quyết đơn thư khiếu
nại và tranh chấp đất đai............................................................................... 64
Bảng 4.10. Hiện trạng hạ tầng công nghệ thông tin trong công tác giải quyết
khiếu nại và tranh chấp đất đai quận Hoàn Kiếm............................ 65
Bảng 4.11. Kết quả khảo sát đánh giá người dân có đơn thư khiếu nại, tranh
chấp đất đai.......................................................................................................... 67

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Quy trình giải quyết đơn khiếu nại.............................................................. 18
Hình 2.2. Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai.................................................... 19
Hình 4.1. Bản đồ địa giới hành chính quận Hoàn Kiếm....................................... 36

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Vũ Đình Nam
Tên luận văn: Đánh giá thực trạng công tác giải quyết khiếu nại và tranh chấp
đất đai trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2016.

Ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 60.85.01.03


Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam.
Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng giải quyết khiếu nại và tranh chấp đất đai trên
địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Đề xuất giải pháp tăng cường hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại
và tranh chấp đất đai trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Các phương pháp nghiên cứu của đề tài đã sử dụng
Sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp và sơ cấp, điều tra khảo sát kết
hợp với phỏng vấn trực tiếp cán bộ tham gia giải quyết và người dân có đơn thư khiếu
nại, tranh chấp đất đai trên địa bàn quận Hoàn Kiếm. Áp dụng các phương pháp phân
tích thống kê, tổng hợp, xử lý số liệu để đánh giá tình hình giải quyết khiếu nại và tranh
chấp đất đai. Từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu để tăng cường công tác giải quyết
khiếu nại, tranh chấp đất đai trên địa bàn quận trong những năm tiếp theo. Lấy phiếu
điều tra cán bộ, người dân có đơn, xử lý số liệu và đánh giá kết quả đảm bảo yêu cầu
khách quan và độ chính xác cho phép với sự hỗ trợ của phần mềm Excel.

Kết quả chính và kết luận
1. Cơng tác quản lý đất đai của quận đã dần đi vào nề nếp. Việc hoạch định địa
giới hành chính theo Chỉ thị 364/HĐBT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ
trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) được triển khai thực hiện trên địa bàn tất cả
các phường trên địa bàn quận. Năm 2013, UBND Thành phố Hà Nội đã phê duyệt
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011 - 2015)
của quận Hồn Kiếm; cơng tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp
luật về đất đai, xử lý các vi phạm về đất đai được thực hiện thường xun; cơng tác
quản lý tài chính về đất đai được thực hiện theo đúng quy định.

2. Từ năm 2012-2016, người dân trên địa bàn quận đa số đều chấp hành tốt chính
sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, các dự án thu hồi bồi thường, hỗ trợ giải
phóng mặt bằng ít, thị trường bất động sản trầm lắng nên tình hình khiếu nại về đất đai
của cơng dân xảy ra không nhiều so với các quận khác trong khu vực. Số đơn khiếu nại,

tranh chấp đất đai tiếp nhận thuộc thẩm quyền giải quyết, hòa giải trên địa bàn quận từ

ix


năm 2012-2016 là 177 đơn, tiếp nhận nhiều nhất là năm 2014 với 48 đơn, ít
nhất là năm 2016 với 25 đơn. Các vụ phức tạp, kéo dài phát sinh từ những
năm trước đã được UBND quận tập trung cao, giải quyết dứt điểm.
3. Nhìn chung cơng tác giải quyết KN, TCĐĐ trên địa bàn quận Hoàn Kiếm giai
đoạn 2012-2016 có những chuyển biến tích cực nhờ sự chỉ đạo sát sao của các cấp
ủy Đảng, chính quyền trong cơng tác tiếp dân, tiếp nhận và giải quyết đơn thư.
Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ về lý luận chính trị, trình độ chun
mơn, tư cách đạo đức và đầu tư cơ sở vật chất hiện đại trong công tác giải quyết
KN, TCĐĐ. Bên cạnh những kết quả đạt được trong cơng tác giải quyết KN, TCĐĐ
vẫn cịn tồn tại những hạn chế, một số vụ việc về khiếu nại và tranh chấp đất đai kéo
dài việc giải quyết chưa phù hợp với chính sách của Đảng và nhà nước, kinh phí cho
cơng tác quản lý đất đai chưa ngang tầm với khối lượng công việc phải thực hiện
dẫn đến Bộ máy quản lý đất đai chưa được kiện tồn một cách thống nhất, cán bộ
tham gia cơng tác giải quyết KN, TCĐĐ còn chưa đáp ứng đủ nhu cầu về số lượng
và chất lượng, việc giải quyết chưa thỏa mãn mong muốn của người khiếu nại.

4. Đề xuất một số giải pháp cụ thể như sau: Thứ nhất, cụ thể hóa các văn bản
pháp luật đất đai tại địa phương; Thứ hai, bổ sung thêm đội ngũ cán bộ tiếp dân, giải
quyết đơn thư trong bộ máy hành chính UBND quận; Thứ ba, để hạn chế khiếu nại,
tranh chấp đất đai, cần tăng cường tính cơng khai , minh bạch; Thứ tư, thường
xuyên tiến hành sơ kết, tổng kết thực tiễn việc thực hiện các quy định của pháp luật
đất đai và pháp luật về khiếu nại tại quận Hồn Kiếm và các phường.

5. Cơng tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai của quận đã đạt


được những kết quả đáng ghi nhận. Đất đai ngày càng được quản lý chặt
chẽ, nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên một đơn vị diện tích, đáp ứng
được nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Vu Dinh Nam
Thesis title: Evaluation of the reality settlement of complains and
denunciations about land Hoan Kiem district, Ha Noi city, stage 2012-2016.

Major: Land management

Code: 60.85.01.03

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
(VNUA). Research Objectives
Assessing the current status of grievances and land disputes in
Hoan Kiem District, Hanoi.
Proposing solutions to improve the effectiveness of the settlement of
land claims and disputes in Hoan Kiem District, Hanoi.
Research methods
Using the secondary and primary data collection methods, survey and survey
combined with direct interviews with officials involved in resolving cases and people having
complaints and land disputes in Hoan Kiem District. Application of statistical analysis
methods, synthesis and processing of data to assess the situation of land claims and land
disputes. From that, propose solutions to strengthen the resolution of land complaints and
disputes in the district in the coming years. Get the cadre questionnaire, residents have the
application, data processing and evaluation of results to ensure objective requirements and

accuracy allowed with the support of Excel software.

Main results and conclusions
1. The land administration of the district has gradually become routine. The
administrative demarcation under Directive 364 / HDBT of November 6, 1991 of the
Chairman of the Council of Ministers (now the Prime Minister) was implemented in all
wards in the district. In 2013, the People's Committee of Hanoi has approved land
use planning to 2020 and the first phase of land use (2011 - 2015) in Hoan Kiem
District; The work of inspection and examination of the observance of the provisions
of the land legislation and the handling of land violations shall be regularly carried
out; The financial management of land is carried out in accordance with regulations.

2. From 2012 to 2016, people in the district mostly obey well the policies of the Party
and state laws, projects recovering compensation, support to clear the ground less, any
market The sedentary estate so the situation of complaints about land of citizens occurs not
much compared to other districts in the area. The number of complaints and disputes of land
received under the jurisdiction of settlement and reconciliation in the

xi


district from 2012-2016 is 177 applications, receiving the most in 2014 with 48
applications, at least 2016 with 25 clear. The complicated, prolonged cases arising
from previous years have been concentrated by the district People's Committee.

3. In general, the work of solving problems in the area of Hoan Kiem district in
the period 2012-2016 has positive changes thanks to the close guidance of the Party
committees and authorities in the reception, reception and award. Decide single letter.
Regular


training

and

retraining

for

cadres

on

political

theories,

professional

qualifications, ethical conduct and investment in modern facilities in the field of dealing
with aliens. In addition to the results achieved in the settlement of the problem, the bank
still has limitations, some cases of complaints and land disputes prolonged resolution is
not consistent with the policies of the Party and State, budget for land management is
not in line with the amount of work to be done, leading to the management apparatus of
land has not been uniformly consolidated, the staff involved in the work of solving the
problem, it still does not meet the demand of quantity and quality, the resolution does not
satisfy the desire of the complainant.

4. Suggest specific solutions as follows: First, concretize the land legislation
documents in the locality; Secondly, adding cadres to the reception of citizens in the
administrative apparatus of the district People's Committee; Thirdly, to limit

complaints and land disputes, it is necessary to increase transparency and
transparency;

Fourthly,

conduct

preliminary

review

and

appraisal

of

the

implementation of land law and law on complaints in Hoan Kiem and wards.

5. The state's land administration has achieved remarkable results. Land is
increasingly managed closely, improving the efficiency of land use per unit area,
meeting the needs of socio-economic development of the locality.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia trên thế giới đều hình thành, tồn tại và
phát triển trên nền tảng quan trọng nhất đó là đất đai. Ngay từ khi xuất
hiện, con người đã lấy đất đai làm nơi cư ngụ, sinh tồn, phát triển. Ngày
nay đất đai trở thành nguồn tài nguyên, tài sản, tư liệu sản xuất đặc biệt
quan trọng , có vai trị hết sức to lớn trong đời sống xã hội, và gắn chặt
với đời sống lao động của con người. Tuy nhiên, đất đai chỉ thực sự phát
huy tác dụng dưới sự tác động tích cực và thường xuyên của con người.
Khiếu nại, tố cáo là quyền cơ bản của công dân, là một trong những
phương thức thực hiện quyền giám sát của nhân dân đối với bộ máy Nhà
nước. Đồng thời, tổ chức thực hiện tốt quyền này là cơ sở để củng cố mối
quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước. Khiếu nại, tố cáo được quy
định trong Hiến pháp, là công cụ pháp lý để công dân bảo vệ quyền và lợi ích
của mình khi bị xâm phạm, là biểu hiện của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Nhận thức được vấn đề đó, cơng tác quản lý nhà nước về đất đai của Nhà
nước ta luôn được đặt lên hàng đầu và được sự quan tâm của toàn xã hội. Hiến
pháp năm 1992 tại Điều 17, 18 đã quy định: “đất đai thuộc sở hữu toàn dân do
Nhà nước thống nhất quản lý” và “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai
theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả”.
Luật Đất đai năm 1993, Luật sửa đổi, sổ sung một số điều của luật đất đai các
năm 1998, 2001, 2003 và đặc biệt là Luật Đất đai năm 2013 chính thức có hiệu lực
từ ngày 01/07/2014 từng bước đưa ra các quy định phù hợp với thực tế quản lý
và sử dụng đất, với sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Theo
Luật Đất đai 2013 thì cơng tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định
của pháp luật về đất đai, giải quyết tranh chấp, khiếu nại các vi phạm trong việc
quản lý và sử dụng đất đai được coi là một trong những nội dung quan trọng
trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai.
Mặt khác, vấn đề đất đai luôn là vấn đề nóng bỏng, bức xúc của tồn xã hội.
Nhiều địa phương, đơn vị thực hiện tốt công tác quản lý và sử dụng đất đúng pháp
luật. Song cũng còn nhiều địa phương, đơn vị với đặc thù quan hệ đất đai phức tạp
do lịch sử để lại, công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật đất đai chưa


1


được coi trọng, cơ quan quản lý đất đai ở cấp cơ sở có nhiều thiếu sót, năng
lực yếu kém, thiếu trách nhiệm, chưa có tính chun nghiệp, bng lỏng
trong cơng tác quản lý đất đai…đã dẫn đến việc có hành vi vi phạm pháp luật
đất đai cũng như hiện tượng tranh chấp đất đai diễn ra khá phổ biến. Điều
này đã gây tác động xấu đến mọi mặt đời sống xã hội của địa phương.
Đặc biệt Hoàn Kiếm là một quận nằm ở vị trí trung tâm của Thủ đơ Hà
Nội. Với diện tích nhỏ hẹp, dân cư tập trung đông đúc, nhu cầu sử dụng đất
cao làm cho đất đai trở nên có giá trị. Cùng với đó Hồn Kiếm là quận có bề
dầy lịch sử lâu đời, việc chuyển giao đất đã trải qua nhiều thế hệ với các thời
kỳ quản lý khác nhau dẫn đến nguồn gốc đất không rõ ràng làm cho việc
quản lý gặp rất nhiều khó khăn và thương xuyên xảy ra các tranh chấp, khiếu
nại vô cùng phức tạp và rất đa dạng cả về nội dung lẫn hình thức.

Xuất phát từ thực tế trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh
giá thực trạng công tác giải quyết khiếu nại và tranh chấp đất đai trên
địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2016” làm
đề tài nghiên cứu cho Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý đất đai.

1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Đánh giá thực trạng giải quyết khiếu nại và tranh chấp đất đai

trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
- Đề xuất giải pháp tăng cường hiệu quả công tác giải quyết khiếu

nại và tranh chấp đất đai trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.


1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Phạm vi khơng gian: Trên địa bàn quận Hồn Kiếm, Thành phố

Hà Nội (bao gồm UBND 18 phường).
- Phạm vi thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 4/2016 đến

tháng 9/2017.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
- Góp phần bổ sung cơ sở cho việc giải quyết khiếu nại và

tranh chấp đất đai trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.
- Ý nghĩa khoa học: chỉ ra các luận cứ khoa học và quan điểm,

giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật cũng như tổ
chức thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai.

2


- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở giải quyết

khiếu nại và tranh chấp một cách hợp lý theo hướng hiệu quả góp phần giảm
bớt các tranh chấp đất đai trên địa bàn quận Hoàn Kiếm – Thành phố Hà Nội.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHIẾU NẠI VÀ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
2.1.1. Một số khái niệm

2.1.1.1. Khái niệm về khiếu nại và tranh chấp
đất đai a) Khái niệm về khiếu nại đất đai
Hiến pháp năm 1959, năm 1980, năm 1992 và Hiến pháp năm 2013 của nước
ta đều quy định về quyền khiếu nại của công dân. Tại Điều 30 Hiến pháp năm
2013 quy định: Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá
nhân. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu
nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và
phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật; nghiêm cấm việc trả thù người
khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm
hại người khác (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2013).
So với Luật Khiếu nại năm 2011 quy định: “Khiếu nại là việc công dân, cơ
quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành

vi hành chính của cơ quan hành chính Nhà nước, của người có thẩm quyền
trong cơ quan hành chính Nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức
khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm
quyền, lợi ích hợp pháp của mình” (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2011).
Khiếu nại là quyền của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp, thực hiện
quyền khiếu nại là thực hiện quyền dân chủ trực tiếp. Bằng việc phản hồi thông tin
trực tiếp cho các chủ thể quản lý, thực hiện quyền khiếu nại cịn là sự tham gia của
cơng dân vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội (Lê Thị Hương Giang, 2014).

Luật Đất đai cũng có quy định về khiếu nại nhưng ở phạm vi hẹp, cụ thể
“Người sử dụng đất có quyền khiếu nại quyết định hành chính hoặc hành vi
hành chính về quản lý đất đai” (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2003).
Như vậy, có thể hiểu, giải quyết khiếu nại về đất đai của các cơ quan hành
chính nhà nước là hoạt động kiểm tra, xác minh kết luận về tính hợp pháp và
tính hợp lý của quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực đất đai

bị khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan hành chính nhà

4


nước để có biện pháp giải quyết theo quy định của pháp luật nhằm
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, cơ quan, tổ chức
và lợi ích chung của nhà nước và xã hội.
b) Khái niệm về tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai là một hiện tượng bình thường trong mọi đời sống
xã hội, khơng phụ thuộc vào chế độ sở hữu đất đai. Đối với Việt Nam, trong
suốt thời gian từ khi chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai được thiết lập từ
năm 1980 cho đến nay, TCĐĐ luôn là vấn đề thời sự, có những diễn biến rất
phức tạp, ảnh hưởng xấu đến việc quản lý, sử dụng đất (SDĐ) nói riêng và
gây những bất ổn nhất định đối với đời sống kinh tế - xã hội nói chung.
Trải qua nhiều giai đoạn với những chính sách đất đai khác nhau, cho
dù đất đai có được coi là một loại tài sản có giá, quyền sử dụng đất (QSDĐ)
có phải là hàng hóa đặc biệt hay khơng, hiện tượng TCĐĐ đều được pháp
luật chính thức ghi nhận và quy định việc giải quyết. Tuy nhiên, cho đến khi
Luật Đất đai 2003 ra đời, thuật ngữ “TCĐĐ” mới được hình thành, cụ thể:
Tại Điều 4, Luật Đất đai 2003 quy định: “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về
quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ
đất đai” (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2003). Nội dung này cũng được
khẳng định tại Điều 3, Luật Đất đai 2013. Theo khái niệm này, đối tượng tranh
chấp trong TCĐĐ là quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Nhưng, đây là
tranh chấp tổng thể các quyền và nghĩa vụ hay chỉ là tranh chấp từng quyền và
nghĩa vụ “đơn lẻ” của NSDĐ do pháp luật đất đai quy định, hay bao gồm cả tranh
chấp những quyền và nghĩa vụ mà NSDĐ có được khi tham gia vào các quan hệ
pháp luật khác cho đến nay vẫn chưa được chính thức xác định. Bên cạnh đó,
chủ thể tranh chấp vốn được gọi là “hai hay nhiều bên” cũng không được xác

định rõ ràng: chỉ bao gồm người sử dụng đất hay là tất cả các chủ thể có liên
quan đến quyền và nghĩa vụ của NSDĐ trong quan hệ TCĐĐ. Chính sự chung
chung này đã khiến cho nội dung của TCĐĐ nhiều lúc được mở rộng tối đa ở
mức độ có thể. Tại Điều 202 và Điều 203 của Luật Đất đai năm 2013 sử dụng cả
hai khái niệm “TCĐĐ” và “tranh chấp quyền sử dụng đất” nhưng phải khẳng
định rằng khái niệm “TCĐĐ” rộng hơn khái niệm “tranh chấp quyền sử dụng
đất”. Chính do chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở Việt Nam nên nội dung chính
của quan hệ TCĐĐ chỉ bó hẹp lại là tranh chấp về QSDĐ.

5


So với khoản 24, Điều 3, Luật Đất đai 2013 cũng có thể được hiểu ở phạm
vi khác. Cụ thể, TCĐĐ là tranh chấp về “quyền” và tranh chấp về “nghĩa vụ” liên
quan đến đất đai của người hiện đang quản lý, sử dụng đất với những người có
liên quan trong quan hệ đất đai. Theo đó, tất cả các giao dịch dân sự giữa các
chủ thể mà đối tượng của giao dịch đó là đất đai, quyền và nghĩa vụ về đất đều
được hiểu là quan hệ đất đai. Và theo cách hiểu này, các tranh chấp liên quan
đến việc thực hiện các hợp đồng về đất đai sẽ được hiểu là tranh chấp đất đai,
chẳng hạn tranh chấp về nghĩa vụ nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất giữa các
bên tham gia quan hệ chuyển nhượng - nhận chuyển nhượng quyền sử dụng
đất, hay tranh chấp về quyền yêu cầu trả công trong hợp đồng ủy quyền quản lý,
sử dụng đất… Rõ ràng, các tranh chấp dạng này là những tranh chấp dân sự
thuần túy, và thực tiễn các vụ việc này đều không được các cơ quan hành chính
thụ lý mà được Tịa án nhân dân thụ lý, giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
Như vậy, nên hiểu tranh chấp đất đai ở nước ta chính là tranh chấp quyền
sử dụng đất hay bao gồm cả tranh chấp quyền sử dụng đất và các tranh chấp
liên quan đến quyền sử dụng đất, cụ thể: tranh chấp đất đai là sự bất đồng, mâu
thuẫn hay xung đột về mặt lợi ích, về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể tham
gia vào quan hệ đất đai trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai.


c. Phân biệt tranh chấp đất đai và khiếu nại về đất đai
Trong q trình giải quyết khiếu kiện, nếu khơng hiểu đúng các vấn đề
mang tính nguyên tắc pháp luật thì khơng thể đánh giá đúng bản chất sự việc và
như vậy không thể vận dụng những quy định pháp luật phù hợp với vấn đề cần
giải quyết. Tuỳ thuộc vào bản chất các sự kiện pháp lý xảy ra liên quan đến việc
khai thác, quản lý, sử dụng đất đai, nên có nhiều ngành luật cùng điều chỉnh
quan hệ pháp luật này. Đến nay, thực tiễn vẫn cịn tình trạng không phân biệt
được thế nào là khiếu nại, thế nào là khởi kiện hành chính về đất đai, thế nào là
khởi kiện về tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật dân sự. Sự nhầm lẫn
không đáng có này, từ phía cơ quan cơng quyền, và cả từ phía cá nhân, pháp
nhân đã gây ra những rắc rối, bất ổn trong đời sống pháp luật, có lúc đã xâm hại
đến quyền, lợi ích chính đáng của người dân.
“Khiếu nại” được quy định và điều chỉnh tại Luật Khiếu nại, còn “tranh chấp
đất đai” lại được quy định và điều chỉnh tại Luật Đất đai. Mặc dù Luật Đất đai cũng
có quy định về khiếu nại nhưng ở phạm vi hẹp là “khiếu nại quyết định hành chính
hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai” (Điều 204, Luật Đất đai 2013).

6


Rõ ràng đây là hai vấn đề do hai Luật khác nhau điều chỉnh, nhưng
những năm vừa qua việc nhầm lẫn hai vấn đề này trong quá trình giải quyết
tại địa phương là khá phổ biến. Có rất nhiều vụ việc tranh chấp đất đai được
người giải quyết cho là “khiếu nại” nhưng sau đó người ta thêm từ “địi đất”
hay “tranh chấp đất đai” để thành cụm từ không rõ ràng và chưa hề có một
văn bản pháp luật nào của Nhà nước ta quy định (như: “khiếu nại đòi đất”,
“khiếu nại tranh chấp đất đai”, “khiếu nại đòi đất cũ”, “khiếu nại địi đất tập
đồn”...).Theo đó, vì coi “tranh chấp” là “khiếu nại” nên trong quá trình giải
quyết, nhiều nơi không tuân theo quy định của Luật Đất đai (Điều 202 và 203)

mà lại vận dụng Luật Khiếu nại để giải quyết. Điều đó là sai vì trình tự, thẩm
quyền giải quyết khác nhau, thời hạn, thời hiệu cũng khác nhau và đặc biệt là
quyết định giải quyết tranh chấp không được quyền khiếu nại (Điều 204 Luật
Đất đai 2013), mặc dù đây cũng là quyết định hành chính.

Trong nhiều năm gần đây, khiếu kiện về đất đai luôn chiếm tỷ lệ
lớn và cũng là những vụ việc gay gắt, phức tạp, khó giải quyết. Chính
vì lẽ đó, việc xác định đúng bản chất của các vụ khiếu kiện từ đó định
ra một cơ chế giải quyết có hiệu quả là vấn đề mà chúng ta cần cố
gắng đạt được. Muốn vậy, trước hết không thể không đề cập đến sự
phân định tương đối về mặt lý thuyết giữa tranh chấp và khiếu nại.
Khiếu nại thông thường xuất phát từ một mối quan hệ khơng bình
đẳng giữa người khiếu nại và người bị khiếu nại mà người bị khiếu nại có
quyền quyết định một vấn đề nào đó theo thẩm quyền được pháp luật quy
định.Trong quan hệ giữa cơ quan hành chính Nhà nước và cơng dân thì
cơng dân là người bị quản lý còn cơ quan hành chính Nhà nước là cơ
quan quản lý. Cơ quan Nhà nước có quyền ban hành các quyết định hành
chính có hiệu lực bắt buộc mọi cá nhân, tổ chức phải thi hành. Cá nhân,
tổ chức có nhiệm vụ chấp hành quyết định hành chính đó nhưng đồng
thời cũng có quyền khiếu nại với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Ngược lại, tranh chấp giữa hai cá nhân hoặc cá nhân với tổ chức
là sự tranh chấp giữa hai chủ thể bình đẳng với nhau về quyền và
nghĩa vụ trước pháp luật. Khi tranh chấp xảy ra thì người bị phía bên
kia vi phạm có thể yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đề nghị
người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm đó, khơi phục lợi
ích cho mình, hoặc bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm đó gây ra.

7



2.1.1.2. Khái niệm về giải quyết khiếu nại, tranh chấp
đất đai a) Khái niệm về giải quyết khiếu nại về đất đai
Theo quy định tại Khoản 6 và Khoản 11, Điều 2, Luật Khiếu nại 2011: Giải
quyết khiếu nại là việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu
nại. Người giải quyết khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải
quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật (Chính phủ, 2011).
Như vậy, có thể hiểu, giải quyết khiếu nại về đất đai của các cơ quan hành
chính Nhà nước là hoạt động kiểm tra, xác minh kết luận về tính hợp pháp và tính
hợp lý của Quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực đất đai bị khiếu
nại thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan hành chính Nhà nước để có biện
pháp giải quyết theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của cơng dân, cơ quan, tổ chức và lợi ích chung của nhà nước và xã hội.

b) Khái niệm về giải quyết tranh chấp đất đai
Trên cơ sở khái niệm tranh chấp đất đai, có thể đưa ra khái niệm giải quyết
tranh chấp đất đai như sau: “Giải quyết tranh chấp đất đai là hoạt động của cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn giữa
các bên để tìm ra các giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật nhằm xác định rõ
quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ đất đai” (Lưu La, 2014).

Việc giải quyết tranh chấp đất đai hiện nay phải đảm bảo ba
nguyên tắc dưới đây:
- Thứ nhất, luôn đảm bảo nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn

dân và Nhà nước là đại diện chủ sở hữu.
- Thứ hai, bảo đảm lợi ích của người sử dụng đất, nhất là lợi

ích kinh tế, khuyến khích tự hịa giải trong nội bộ nhân dân.
- Thứ ba, việc giải quyết nhằm mục đích ổn định kinh tế, xã hội, gắn với

phát triển sản xuất, mở mang ngành nghề, tạo điều kiện cho lao động có việc
làm, phù hợp với đặc điểm và quy hoạch của từng địa phương (Lưu La, 2014).

2.1.1.3. Khái niệm hòa giải tranh chấp đất đai
“Hoà giải tranh chấp đất đai” là một thuật ngữ được sử dụng trong các văn
bản pháp luật Đất đai. Tuy nhiên, thuật ngữ này lại khơng được giải thích cụ thể
trong Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Căn cứ vào quan
niệm chung về hồ giải, có thể đưa ra khái niệm về hoà giải tranh chấp đất đai như
sau: Hòa giải là việc hướng dẫn, giúp đỡ, thuyết phục các bên tranh chấp

8


đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau những tranh chấp, xung đột
nhằm giữ gìn đồn kết trong nội bộ nhân dân, củng cố, phát huy tình cảm và đạo lý
truyền thống tốt đẹp trong gia đình và cộng đồng dân cư, phòng ngừa, hạn chế

vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong cộng đồng

dân cư (Nguyễn Tiến Sỹ và Phan Thị Thanh Huyền, 2014).
Thực tế cuộc sống cho thấy, người Việt Nam vốn coi trọng tình cảm,
truyền thống đồn kết, tương thân, thương ái ln là nền tảng để hịa giải
tranh chấp đất đai. Khi có mâu thuẫn, tranh chấp xảy ra, nhân dân ta đã
biết hướng dẫn, giúp đỡ, thuyết phục các bên tranh chấp tự thương
lượng, điều chỉnh “chín bỏ làm mười” vì “một điều nhịn chín điều lành”
để giải tỏa những bất đồng và tranh chấp giữa họ. Ngày nay, mặc dù dưới
tác động của tiến trình cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và hội
nhập kinh tế quốc tế, đời sống kinh tế - xã hội của người Việt Nam đang
có những biến đổi sâu sắc, mạnh mẽ song hoạt động hòa giải vẫn tồn tại
và ngày càng pháy huy (Nguyễn Tiến Sỹ và Phan Thị Thanh Huyền, 2014).


Hoà giải tranh chấp đất đai được quy định tại Điều 202 Luật Đất
đai 2013, cụ thể như sau:
- Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải

hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thơng qua hịa giải ở cơ sở.
- Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp khơng hịa giải được thì

gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hịa giải.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hịa giải

tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện
phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức
thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp
đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45
ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
- Việc hịa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các

bên và có xác nhận hịa giải thành hoặc hịa giải khơng thành của
Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên
tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
- Đối với trường hợp hịa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới,
người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng

9


Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai
giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở
Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

Phòng Tài nguyên và Mơi trường, Sở Tài ngun và Mơi trường
trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi
ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Như vậy, quá trình giải quyết tranh chấp đất đai trước tiên cần thơng
qua hịa giải ở cấp cơ sở (Nhà nước chỉ khuyến khích), sau đó u cầu
phải được hịa giải tại UBND cấp xã. Chỉ sau khi UBND cấp xã đã tiến
hành hòa giải mà một hoặc các bên đương sự không nhất trí thì mới được
phép khởi kiện ra tịa hành chính hoặc gửi đơn đến cấp có thẩm quyền
cao hơn. Điều này cho thấy Nhà nước ta rất coi trọng việc hòa giải ở cấp
cơ sở, ở cấp xã, đây là u cầu nhất thiết phải thực hiện.
Hịa giải thành cơng khơng chỉ đem lại lợi ích vật chất cho các bên tranh
chấp mà giá trị lớn hơn là giúp họ giải quyết được mâu thuẫn, xung đột, hàn
gắn được tình làng nghĩa xóm, tình anh em, thân tộc, tình cảm bà con khối
phố, làng trên xóm dưới, giúp cho các bên thơng cảm chia sẻ, bỏ qua q
khứ xích lại gần nhau, cùng nhau hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn, cũng
như phát triển kinh tế bền vững để góp phần xây dựng một xã hội đoàn kết,
dân chủ và thân thiện (Nguyễn Tiến Sỹ, Phan Thị Thanh Huyền, 2014).

2.1.2. Các dạng khiếu nại, tranh chấp đất đai
2.1.2.1. Các dạng khiếu nại đất đai
Khiếu nại đất đai chủ yếu bao gồm các hình thức sau: (1) Khiếu nại quyết
định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dựng đất, cho phép chuyển mục
đích sử dụng đất; (2) Khiếu nại quyết định bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt
bằng, tái định cư; (3) Khiếu nại quyết định cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất; (4) Khiếu nại quyết định gia hạn thời hạn sử dụng đất; (5)
Khiếu nại hành vi hành chính của cán bộ, cơng chức nhà nước khi giải quyết
công việc trong lĩnh vực đất đai (Thanh tra Chính phủ, 2013).

Bên cạnh đó cần lưu ý, có những quyết định hành chính nhưng

khơng được khiếu nại, ví dụ như quyết định giải quyết tranh chấp về
đất đai (Điều 204, Luật Đất đai 2013).

10


2.1.2.2. Các dạng tranh chấp đất đai
Trên thực tế, tranh chấp đất đai không chỉ là hiện tượng phổ biến mà trong
đó cịn hết sức đa dạng về chủ thể cũng như nội dung tranh chấp. Tuy nhiên, về
cơ bản tranh chấp đất đai được chia thành ba dạng như sau: (1) Tranh chấp về
quyền sử dụng đất; (2) Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình
sử dụng đất; (3) Tranh chấp về mục đích sử dụng đất (Lưu La, 2014):
- Tranh chấp về quyền sử dụng đất: là những tranh chấp giữa các

bên với nhau về việc ai có quyền sử dụng hợp pháp đối với một mảnh đất
nào đó. Trong dạng tranh chấp này chúng ta thường gặp các loại tranh
chấp về ranh giới đất; tranh chấp về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền
với đất trong các quan hệ ly hôn, thừa kế; tranh chấp để đòi lại đất (đất đã
cho người khác mượn sử dụng mà không trả lại, hoặc tranh chấp giữa
người dân tộc thiểu số với người đi xây dựng vùng kinh tế mới…).
- Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử

dụng đất: dạng tranh chấp này thường xảy ra khi các chủ thể có
những giao dịch dân sự về quyền sử dụng đất hoặc các tranh chấp
liên quan đến việc bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư…
- Tranh chấp về mục đích sử dụng đất: đây là dạng tranh chấp ít gặp hơn,
những tranh chấp này liên quan đến việc xác định mục đích sử dụng đất là gì. Thơng
thường những tranh chấp này cũng dễ có cơ sở để giải quyết vì trong quá trình
phân bổ đất đai cho các chủ thể sử dụng, Nhà nước đã xác định mục đích sử dụng
đất thông qua quy hoạch sử dụng đất. Tranh chấp chủ yếu do người sử dụng đất sử

dụng sai mục đích so với khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.

2.1.3. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai
2.1.3.1. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai
Kế thừa quy định của Luật Khiếu nại, Tố cáo năm 1998 (sửa đổi, bổ sung
năm 2005) thì Luật Khiếu nại năm 2011 xác định thẩm quyền giải quyết khiếu nại
là: cấp nào ban hành quyết định hành chính thì thủ trưởng cấp đó có thẩm
quyền giải quyết khiếu nại lần đầu; Thủ trưởng cơ quan nhà nước hành chính
cấp trên có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính đối với quyết định hành
chính của cấp dưới bị khiếu nại và đã giải quyết lần đầu nhưng vẫn còn bị khiếu
nại (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2011); Thủ trưởng cơ quan nhà nước
quản lý trực tiếp cán bộ, cơng chức có hành vi hành chính bị khiếu nại thì
(người đó) có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu. So với Luật

11


Khiếu nại, tố cáo năm 1998 thì Luật Khiếu nại 2011 đã xác định rõ
trách nhiệm giải quyết khiếu nại của Chủ tịch tỉnh, Bộ trưởng và Thủ
tướng Chính phủ (Chính phủ, 2011).
Theo Điều 163 Nghị định 181/2004/NĐ-CP, trình tự giải quyết khiếu nại đối
với quyết định hành chính của UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
hành vi hành chính của cán bộ, cơng chức thuộc UBND xã, phường, thị trấn (gọi
chung là cấp xã), thuộc Phòng TNMT thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) được quy định cụ thể như sau:
- Trong thời hạn không quá ba mươi (30) ngày kể từ ngày UBND cấp
huyện, có quyết định hành chính trong quản lý đất đai hoặc cán bộ công chức
thuộc UBND cấp xã, thuộc Phòng TNMT, thuộc UBND cấp huyện có hành vi hành
chính trong khi giải quyết cơng việc về quản lý đất đai mà người có quyền lợi và
nghĩa vụ liên quan không đồng ý với quyết định hành chính hoặc hành vi hành

chính đó thì có quyền nộp đơn khiếu nại đến UBND cấp huyện.
- Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm giải quyết khiếu nại theo thời
hạn quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo (nay là Luật Khiếu nại năm 2011).
- Trong thời hạn không quá bốn mươi lăm (45) ngày kể từ ngày có quyết định
giải quyết của Chủ tịch UBND cấp huyện mà người khiếu nại không đồng ý với
quyết định giải quyết đó thì có quyền khởi kiện ra Tồ án nhân dân hoặc khiếu nại
đến UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh).

Trường hợp khiếu nại đến UBND cấp tỉnh thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh có
trách nhiệm giải quyết khiếu nại theo thời hạn quy định của Luật Khiếu nại, tố
cáo (nay là Luật Khiếu nại 2011). Quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch
UBND cấp tỉnh là quyết định giải quyết cuối cùng, phải được công bố công khai
và gửi cho người khiếu nại, người khác có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.

Theo Điều 164 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004
của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai 2003, trình tự giải quyết khiếu nại đối
với quyết định hành chính của Sở TNMT, của UBND cấp tỉnh hành vi hành
chính của cán bộ, cơng chức thuộc Sở TNMT, thuộc UBND cấp tỉnh, cụ thể:
- Trong thời hạn không quá ba mươi (30) ngày kể từ ngày Sở TNMT, UBND
tỉnh, có quyết định hành chính trong quản lý đất đai hoặc cán bộ, công chức
thuộc Sở TNMT, thuộc UBND tỉnh có hành vi hành chính trong giải quyết cơng
việc về quản lý đất đai mà người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không

12


×