Tải bản đầy đủ (.docx) (138 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (642.57 KB, 138 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

DƯƠNG QUỐC TRÍ

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI,
TỐ CÁO VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN
DU, TỈNH BẮC NINH

Ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

8850103

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Văn Dung

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng 11 năm
2019
Tác giả luận văn

Dương Quốc Trí

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS.TS.Nguyễn Văn Dung đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Hệ thống thôn tin, Khoa Quản lý đất đai - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận
tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Phịng Tài ngun &

Mơi trường huyện Tiên Du, phòng Thanh tra huyện Tiên Du, Ban tiếp công dân huyện
Tiên Du đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày

tháng 11 năm 2019


Tác giả luận văn

Dương Quốc Trí

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan........................................................................................................................................ i
Lời cảm ơn........................................................................................................................................... ii
Mục lục............................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt...................................................................................................................... vi
Danh mục bảng................................................................................................................................ vii
Danh mục hình................................................................................................................................ viii
Trích yếu luận văn............................................................................................................................. ix
Thesis abstract.................................................................................................................................... xi
Phần 1. Mở đầu................................................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................................... 1

1.2.

Mục đích và yêu cầu của đề tài....................................................................................... 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu........................................................................................................... 2

1.4.


Những đóng góp mới, ý nghĩa........................................................................................ 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu............................................................................................................ 4
2.1.

Cơ sở lý luận các vấn đề liên quan đến khiếu nại, tố cáo về đất đai...................... 4

2.1.1.

Một số khái niệm cơ bản.................................................................................................. 4

2.1.2.

Vai trị của cơng tác tiếp dân và iệc giải quyết khiếu nại, tố cáo............................ 8

2.1.3.

Bản chất, đặc điểm của khiếu nại, tố cáo và ý nghĩa của việc giải quyết
khiếu nại, tố cáo............................................................................................................... 13

2.1.4.

Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo............................................................. 18

2.1.5.

Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo.............................. 23

2.2.


Cơ sở thực tiễn về giải quyết khiếu nại, tố cáo ở một số nước trên thế giới.....25

2.2.1.

Mỹ....................................................................................................................................... 25

2.2.2.

Pháp..................................................................................................................................... 26

2.2.3.

Đài Loan............................................................................................................................. 26

2.3.

Cơ sở thực tiễn và tính pháp lý về giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai
ở Việt Nam........................................................................................................................ 27

2.3.1.

Chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước trong công tác chỉ đạo giải
quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai................................................................................ 27

2.3.2

Các văn bản pháp luật của Nhà nước quy định về việc giải quyết khiếu
nại tố cáo về đất đai........................................................................................................ 28


iii


2.3.3.

Thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nạ

2.3.4.

Khái quát thực trạng tình hình khiếu nại tố cáo

khiếu nại tố cáo về đất đai hiện nay .................
Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ..........................................................
3.1.

Địa điểm nghiên cứu ........................................

3.2.

Thời gian nghiên cứu .......................................

3.3.

Đối tượng nghiên cứu ......................................

3.4.

Nội dung nghiên cứu ........................................

3.4.1.


Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội,

đất đai và hiện trạng nguồn lực, cơ sở vật chất tr
3.4.2.

Tình hình khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa

Bắc Ninh từ 01/01/2015 đến 31/12/2018..........
3.4.3.

Đánh giá công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo

Du, tỉnh Bắc Ninh. ...........................................
3.4.4.

Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao khả năn

cáo về đất đai của huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Nin
3.5.

Phương pháp nghiên cứu .................................

3.5.1.

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ..............

3.5.2.

Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ...............


3.5.3.

Phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia .......

3.5.4.

Phương pháp phân tích, thống kê và xử lý số li

Phần 4. Kết quả và thảo luận ......................................................................................
4.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, công tác q

và hiện trạng nguồn lực, cơ sở vật chất trên địa
4.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................

4.1.2.

Thực trạng phát triên kinh tế - xã hội ..............

4.1.3.

Tình hình quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn

4.1.4.

Hiện trạng nguồn lực và cơ sở vật chất phục v


khiếunại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện T
4.2.

Tình hình khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa

2015-2018........................................................
4.2.1

Cơng tác tiếp nhận và phân loại đơn thư .........

iv


4.2.2

Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện Tiên Du.......................62

4.2.3.

Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện Tiên
Du giai đoạn 2015-2018

66

4.3.

Đánh giá công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện Tiên Du......77

4.3.1.


Đánh giá của hộ gia đình, cá nhân về cơng tác giải quyết khiếu nại, tố cáo
về đất đai

77

4.3.2.

Đánh giá của cán bộ, công chức giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai.............82

4.3.3.

Những ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân trong công tác giải quyết khiếu
nại, tố cáo về đất đai....................................................................................................... 84

4.4.

Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo
85

4.4.1.

Nâng cao kỹ năng mềm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm
công tác tiếp dân và cán bộ giải quyết khiếu nại, tố cáo........................................ 85

4.4.2.

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật.........................86

4.4.3.


Tăng cường phối kết hợp với các cơ quan có liên quan......................................... 86

4.4.4.

Tăng cường quản lý về đất đai và hồn thiện, hiện đại hố hồ sơ, bản đồ
địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính...............87

Phần 5. Kết luận và kiến nghị.................................................................................................... 88
5.1.

Kết luận.............................................................................................................................. 88

5.2.

Kiến nghị........................................................................................................................... 89

Tài liệu tham khảo........................................................................................................................... 90

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CHXHCNVN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam


GPMB

Giải phóng mặt bằng

HCNN

Hành chính nhà nước

HĐND

Hội đồng nhân dân

HVHC

Hành vi hành chính

KN

Khiếu nại

QĐHC

Quyết định hành chính

QLĐĐ

Quản lý đất đai

QPPL


Quy phạm pháp luật

QSDĐ

Quyền sử dụng đất

TC

Tố cáo

TCD

Tiếp công dân

UBND

Uỷ ban nhân dân

VPPL

Vi phạm pháp luật

KNTC

Khiếu nại tố cáo

vi



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Danh mục các văn bản pháp luật quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo30

Bảng 4.1.

Hiện trạng sử dụng đất năm 2018 huyện Tiên Du............................................ 51

Bảng 4.2.

Trình độ chun mơn của cán bộ, cơng chức tham gia giải quyết
khiếu nại, tố cáo của các xã, thị trấn trong huyện............................................ 57

Bảng 4.3.

Trình độ chun mơn của cán bộ, công chức làm công tác tiếp nhận,
xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo của cấp huyện 57

Bảng 4.4.

Hiện trạng cơ sở vật chất để phục vụ công tác tiếp dân trên địa bàn
huyện Tiên Du59

Bảng 4.5.

Tình hình tiếp nhận và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực
đất đai 2015 -2018................................................................................................... 60

Bảng 4.6


Tình hình tiếp nhận và phân loại đơn thư trong lĩnh vực đất đai thuộc
thẩm quyền giải quyết của UBND huyện Tiên Du 2015-2018.....................61

Bảng 4.7

Tổng hợp vụ việc khiếu nại, tố cáo được UBND huyện giải quyết.............63

Bảng 4.8.

Kết quả giải quyết đơn khiếu nại trong lĩnh vực đất đai 2015- 2018...........67

Bảng 4.9.

Kết quả giải quyết đơn tố cáo trong lĩnh vực đất đai 2015-2018..................73

Bảng 4.10. Tổng hợp kết quả đánh giá của người dân về hình thức gửi và tiếp
cận đơn khiếu nại, khiếu kiện............................................................................... 78
Bảng 4.11. Tổng hợp kết quả đánh giá của người dân về cán bộ tiếp dân........................ 79
Bảng 4.12. Tổng hợp kết quả đánh giá của người dân về trình tự, thời gian và
cách thức giải quyết khiếu nại, tố cáo................................................................. 80
Bảng 4.13. Tổng hợp kết quả đánh giá của người dân về mức độ am hiểu pháp
luật liên quan đến giải quyết khiếu nại về đất đai............................................ 81
Bảng 4.14. Tổng hợp kết quả đánh mức độ hài lòng về kết quả giải quyết và việc
chấp hành các quyết định giải quyết KNTC của người dân..........................82
Bảng 4.15. Đánh giá của cán bộ, công chức về mức độ hiểu biết, ý thức chấp
hành pháp luật và khiếu nại, tố cáo về đất đai của người sử dụng đất........82
Bảng 4.16. Đánh giá của cán bộ, công chức về mức độ phức tạp của vụ việc,
trình tự, thủ tục, thời gian giải quyết đơn thư, thời hạn thực hiện
quyết định và mức độ quan tâm của cấp trên đối với công tác giải

quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai......................................................................... 83

vii


DANH MỤC HÌNH
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại............................................................. 22
Hình 4.1. Sơ đồ vị trí huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh........................................................... 44
Hình 4.2. Cơ cấu kinh tế huyện Tiên Du năm 2018............................................................. 48
Hình 4.3. Cơ cấu sử dụng đất huyện Tiên Du năm 2018..................................................... 52

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Dương Quốc Trí
Tên luận văn: “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết
khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh”
Ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 8850103

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đánh giá thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn
huyện
Tiên Du.
Đề xuất các giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giải
quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Luận văn đã sử dụng các phương pháp:
Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp: các số liệu thứ cấp được thu
thập tại các phòng ban chun mơn nghiệp vụ có liên quan đến cơng tác giải quyết
khiếu nại tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: điều tra công dân, cán bộ cơng chức là
người có đơn, bị đơn hoặc có liên quan đến các vụ khiếu nại tố cáo về đất đai được điều
tra, cán bộ công chức được giao giải quyết các cụ khiếu nại tố cáo về đất đai trên .
Phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia: tham vấn ý kiến để phân tích các
nguyên nhân dẫn đến việc khiếu nại, tố cáo về đất đai.
-

Phương pháp phân tích ,thống kê, xử lý và tổng hợp số liệu: thống kê kết quả tiếp

công dân, kết quả xử lý đơn thư, kết quả điều tra, kết quả giải quyết khiếu nại tố cáo.

Kết quả chính và kết luận
Tiên Du là một huyện có vị trí cửa ngõ của tỉnh Bắc Ninh có tốc độ đơ thị hóa
nhanh. Tình hình giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo trên địa bàn huyện Tiên Du những
năm gần đây đã đạt được kết quả nhất định. Công tác ban hành và thực hiện các văn bản
quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai được thực hiện thường xuyên; công tác thi
hành pháp luật trong công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cấp GCNQSDĐ, bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư, giải phóng mặt bằng..; tồn huyện đã có 14/14 xã, thị trấn
có bản đồ địa chính, bản đồ quy hoạch. Các phịng ban của huyện và tồn bộ các xã, thị
trấn đã sử dụng các phần mềm chuyên ngành, phần mềm xử lý đơn thư…

ix


Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đất đai trên địa bàn huyện Tiên Du giai
đoạn 2015-2018 có những chuyển biến tích cực, cơng tác tiếp dân, tiếp nhận và giải

quyết đơn thư được thực hiện quy nghiêm túc, đúng quy các bước theo hệ thống quản lý
chất lượng ISO 9001: 2008 mà tỉnh Bắc Ninh đang triển khai áp dụng. Trong giai đoạn
2015 - 2018, tại Trụ sở tiếp công dân của Huyện đã tiếp nhận 110 đơn thư (Trong đó,
liên quan đến lĩnh vực đất đai chiếm 107 đơn, chiếm 97,27% tổng số đơn, trong đó
khiếu nại về đất đai có 72 đơn chiếm 73,47%; tố cáo về đất đai có 26 đơn, chiếm
26,53%. UBND huyện và tòa án nhân dân huyện đã giải quyết được 67/72 đơn khiếu
nại; 21/26 đơn tố cáo về đất đai. Về nội dung khiếu nại, tố cáo, người dân tập trung vào
6 vấn đề đó là Khiếu nại về thu hồi đất; Khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
Khiếu nại về việc cấp và thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Khiếu nại Quyết
định XPHC về vi phạm trong sử dụng đất; Khiếu nại về giải quyết tranh chấp đất đai;
Khiếu nại hành vi hành chính của cán bộ, công chức nhà nước.
Theo kết quả điều tra, thu thập thông tin từ việc lấy ý kiến người dân thì cơng
tác giải quyết khiếu nại tố cáo về đất đai còn nhiều hạn chế, bất cập như: có những vụ
việc giải quyết chưa thấu tình, đạt lý, chưa đảm bảo các quy định của pháp luật dẫn đến
người dân tiếp tục khiếu nại, tố cáo kéo dài và phải nhờ đến các cơ quan cấp trên trực
tiếp giải quyết. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của một số xã còn rất hạn chế, năng
lực cán bộ còn chưa thực sự chuyên nghiệp.
Để nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại tố cáo về đất đai, huyện
Tiên Du cần phải: nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, tăng cường công tác
quản lý nhà nước về đất đai, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp
luật, tăng cường phối kết hợp với các cơ quan có liên quan và một số biện pháp bổ sung
nhằm hạn chế phát sinh khiếu nại, tố cáo. Mục đích của các giải pháp này nhằm hạn chế
việc phát sinh khiếu nại, tố cáo và nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố
cáo của các cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn huyện Tiên Du trong thời gian
tới.

x


THESIS ABSTRACT

Master candidate: Duong Quoc Tri
Thesis title: “Evaluate the real status and propose solutions to increase the effect of
settling complaints and denunciations on land in Tien Du district, Bac Ninh province”
Major: Land management

Code: 8850103

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Evaluation of receiving citizens and settling complaints, denunciations on land
in Tiên Du district, Bac Ninh province.
Propose some solutions to improve the efficiency of the settlement of
complaints and denunciations on land in Tien Du district, Bac Ninh province.
Methods
Following methods are used in the thesis:
The method of collection secondary data, document: Secondary data was
collected in the professional departments, divisions related to the settlement of
complaints and denunciations on land in Tien Du district, Bac Ninh province.
Method of collection primary data: survey of citizens, public officials are the
applicant, the defendant or related to complaints and denunciations on land being
investigated, officials are assigned to resolve above specific complaints and
denunciations on land.
Method of consulting expert: consultation to analyze the causes of the
complaints and denunciations on land.
Method of data analysis, statistics, processing and aggregation: statistics results
of receiving citizens, results of resolving letters, the results of the investigation, the
results of settlement of complaints and denunciations.
Main findings and conclusions
Tien Du is a gateway of the Bac Ninh province with rapid speed of urbanization.
The settlement of complaints and denunciations in Tien Du district in recent years has

achieved certain results. The promulgation and implementation of legal documents in
the field of land is carried out regularly; law enforcement in the work of land
acquisition, land allocation, land lease, land use license, compensation, support and
resettlement, clearance ..; the district has 14/14 communes and towns having cadastral

xi


maps, land use planning maps. The district office and all communes and towns have
used specialized software, software for processing applications
The settlement of land complaints and complaints in Tiên Du district in the
period 2015-2018 has seen positive changes, the work of receiving people, receiving
and resolving applications was strictly and properly carried out according to the quality
management system ISO 9001: 2008, which Bac Ninh province was implementing. In
the period of 2015 - 2018, at the district's reception office of citizens received 110 letters
(Of which, relating to land sector accounted for 102 applications, accounting for 97,27%
of the total number of applications), in which 72 land complaints accounted for 73,47%;
Land lawsuits had 26 applications, accounting for 26,53%. District committees and
district people's courts have resolved 67/72 complaints; 21/26 complaints about land.
Regarding the content of complaints, people focused on 6 issues, that were: (1)
Complaints about land acquisition; 2) Complaints about compensation, support and
resettlement; (3) Complaints about the granting and revocation of land use right
certificates; (4) Complaints Deciding administration fine about violations in land use;
(5) Complaints about land dispute resolution.
According to a survey, gathering information from the people consulted, the
settlement of complaints and denunciations on land is limited and inadequate as: there
are cases resolved not reasonable, not assure the provisions of the law resulted in people
continuing complaints and denunciations in long time and have to ask the superior
agency to resolve. The settlement of complaints and denunciations of some communes
was very limited, staff capacity was not really professional.

To improve the efficiency of the settlement of complaints and denunciations on
land, Tien Du district need to: complete the land law policy system and settlement of
complaints and denunciations; build a reasonable structure and improve staff capacity;
investment funds to settle complaints and denunciations, investment in science and
technology in the settlement of complaints and denunciations; strengthen propaganda
and popularization of legal education and other solutions. The purpose of these solutions
is to minimize the occurrence of complaints and denunciations and improve the
efficiency of the settlement of complaints and denunciations of the State administrative
organization in Tien Du district in the near future.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì
nhân dân. Việc quan tâm đến lợi ích của nhân dân là trách nhiệm của Đảng và
Nhà nước.
Khiếu nại, tố cáo là quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp ghi nhận.
Giải quyết khiếu nại, tố cáo là một vấn đề quan trọng và bức thiết trong bối cảnh
nước ta hiện nay khi tình trạng khiếu nại, tố cáo ở nước ta ngày càng gia tăng và
liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau làm ảnh hưởng đến quyền lợi, nghĩa vụ
của nhân dân, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do vậy thực
hiện tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân sẽ củng cố và tăng
cường niềm tin của nhân dân vào đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật
của nhà nước đề ra, thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng và
Nhà nước.
Trong thời gian qua, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm
pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo. Cụ thể là: Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998,
luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo năm 2004, 2005. Pháp

luật về khiếu nại, tố cáo ngày càng hoàn thiện với sự ra đời mới đây của Luật
khiếu nại 2011, Luật tố cáo 2011 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Điều đó đã
giúp việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đã đạt được nhiều kết quả tích cực hơn
trước.
Huyện Tiên Du là một trong 7 huyện của tỉnh Bắc Ninh, nằm ở phía Bắc
tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm tỉnh 5km về phía Nam, cách trung tâm thành phố
Hà Nội khoảng 25 km về phía Bắc. Huyện Tiên Du trải rộng với diện tích
9.568,65 ha với dân số 127.775 người với 38.060 hộ, có 13 xã và 01 thị trấn.
Trong những năm qua, tình hình tăng trưởng kinh tế của huyện đạt ở mức cao.
Giá trị sản xuất chung tăng bình quân hàng năm khoảng trên 10%.
Những năm qua, các cấp ủy đảng và chính quyền huyện Tiên Du rất quan
tâm, coi trọng đến công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Tuy nhiên
trên địa bàn huyện Tiên Du những năm gần đây các đơn thư khiếu nại, tố cáo
ngày càng có xu hướng gia tăng và phức tạp. Khi Luật khiếu nại, Luật tố cáo
2011 có hiệu lực, cơng tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đã có những chuyển biến

1


đáng kể. Mặc dù các cấp chính quyền huyện đã có nhiều cố gắng trong cơng tác
này, song vì cơng tác giải quyết khiếu nại, tố cáo là vấn đề nhạy cảm và liên quan
đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và hoạt động quản lý nhà nước nên việc
giải quyết khiếu nại, tố cáo vẫn chưa thực sự hiệu quả, chưa đáp ứng được nhu
cầu thực tiễn.
Trên cơ sở các quy định của pháp luật đất đai, pháp luật khiếu nại, tố cáo,
xuất phát từ thực tiễn công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện
Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, để góp phần đổi mới, nâng cao hiệu quả, hiệu lực công
tác giải quyết khiếu nại, tố cáo tôi chọn đề tài: “ Đánh giá thực trạng và giải
pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn
huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh” .

1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
Đánh giá thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn
huyện Tiên Du.
-

Đề xuất các giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác

giải quyết khiếu nại, tố cáo và công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn
huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh trong những năm tiếp theo.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Công tác tiếp dân và tiếp nhận đơn, kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo về
đất đai trên địa bàn huyện Tiên Du từ năm 2015-2018.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA
- Những đóng góp mới:
Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại,
tố cáo về đất đai: nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, tăng cường công
tác quản lý nhà nước về đất đai, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo
dục pháp luật, tăng cường phối kết hợp với các cơ quan có liên quan và một số
biện pháp bổ sung nhằm hạn chế phát sinh khiếu nại, tố cáo.
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học:
+

Làm cơ sở triển khai các đề án nhằm cải cách công tác tiếp dân xử lý

đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo tại huyện Tiên Du nói riêng và trên địa
bàn Tỉnh Bắc Ninh nói chung.

2



+
Nắm bắt được hoạt động tiếp dân và xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại,
tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện Tiên Du.
- Ý nghĩa trong thực tiễn:
+
Đánh giá được công tác tiếp dân và xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại,
tố cáo về đẩt đai tại huyện Tiên Du trong những năm gần đây.
+
Rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác tiếp dân và xử lý đơn thư,
giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai.
+
Nâng cao hiệu quả trong công tác tiếp dân và xử lý đơn thư, giải quyết
khiếu nại, tố cáo về đất đai tại huyện Tiên Du.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN KHIẾU NẠI, TỐ
CÁO VỀ ĐẤT ĐAI
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản


Tiếp công dân

Cụm từ “tiếp dân” hiện nay đang ngày càng trở nên quen thuộc và cần
thiết trong sinh hoạt đời sống xã hội. Có thể nói, đây là cầu nối để lãnh đạo chính
quyền, cán bộ nhà nước gần và sát dân hơn. Thông qua các buổi tiếp dân, cán bộ
lãnh đạo sẽ có cơ hội nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng và những băn khoăn,
trăn trở của người dân, từ đó có biện pháp giải quyết hợp tình hợp lý, tạo được

niềm tin trong nhân dân, góp phần nâng cao trách nhiệm của chính quyền các
cấp. Đây cũng là thể hiện bản chất của Nhà nước chúng ta, một Nhà nước của
dân, do dân và vì dân. Đồng thời, cơng tác tiếp công dân cũng nhằm hướng dẫn
người dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo đúng pháp luật.


Khiếu nại

Khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân đã được ghi
nhận tại Điều 74, Hiến pháp năm 1992. Đó là hiện tượng phát sinh trong đời sống
xã hội như là một phản ứng của con người trước một quyết định, một hành vi nào
đó mà người khiếu nại cho rằng quyết định hay hành vi đó là không phù hợp với
các quy tắc, chuẩn mực trong đời sống cộng đồng, xâm phạm đến quyền và lợi
ích hợp pháp của mình. Dưới góc độ pháp lý, khiếu nại được hiểu là: “Việc công
dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật Khiếu nại quy
định đề nghị với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định
hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, cơng chức khi có
căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và
lợi ích hợp pháp của mình” (Khoản 1, Điều 2, Luật Khiếu nại 2011).
Như vậy, có thể hiểu, giải quyết khiếu nại về đất đai của các cơ quan
HCNN là hoạt động kiểm tra, xác minh kết luận về tính hợp pháp và tính hợp lý
của QĐHC, HVHC trong lĩnh vực đất đai bị khiếu nại thuộc thẩm quyền giải
quyết của các cơ quan HCNN để có biện pháp giải quyết theo quy định của pháp

4


luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, cơ quan, tổ chức và lợi
ích chung của nhà nước và xã hội.



Người bị khiếu nại

Người bị khiếu nại là cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm
quyền trong cơ quan hành chính nhà nước có quyết định hành chính, hành vi
hành chính bị khiếu nại; cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có quyết định
kỷ luật cán bộ, cơng chức bị khiếu nại (Khoản 5, Điều 2, Luật Khiếu nại 2011).


Người giải quyết khiếu nại

Người giải quyết khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
giải quyết khiếu nại (Khoản 6, Điều 2, Luật Khiếu nại 2011).


Giải quyết khiếu nại

Giải quyết khiếu nại là việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giải
quyết khiếu nại (Khoản 11, Điều 2, Luật Khiếu nại 2011).


Thẩm quyền giải quyết khiếu nại

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã), thủ
trưởng cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành
chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp (Điều 19,
Luật Khiếu nại, tố cáo 2011).
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi
chung là cấp huyện) có thẩm quyền.

Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính
của mình (Khoản 1, Điều 20, Luật Khiếu nại, tố cáo 2011).
Giải quyết khiếu nại mà Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, thủ trưởng cơ
quan thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết nhưng cịn có khiếu nại
(Khoản 2, Điều 20, Luật Khiếu nại, tố cáo 2011).


Thời hạn giải quyết khiếu nại

Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ
lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể
kéo dài hơn, nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết (Điều 52,
Luật Khiếu nại, tố cáo 2011).

5




Trách nhiệm của người giải quyết khiếu nại

Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu người giải quyết khiếu nại
phải trực tiếp gặp gỡ, đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có
lợi ích liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và
hướng giải quyết khiếu nại; việc gặp gỡ, đối thoại phải tiến hành công khai, dân
chủ; nếu thấy cần thiết có thể mời đại diện tổ chức chính trị - xã hội tham dự
(Điều 9, Nghị định số: 136/2006/NĐ-CP).


Tố cáo


Đối tượng của tố cáo là hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ
chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà
nước, quyền lợi ích hợp pháp của công dân cơ quan, tổ chức.
Như vậy, những việc làm trái pháp luật không phải chỉ cán bộ, cơng chức
nhà nước mà cịn cả cơ quan, tổ chức, những hành vi trái pháp luật thường bị
công dân phát hiện và báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ngăn
chặn, phịng ngừa hành vi vi phạm pháp luật và xử lý người vi phạm.
Mục đích của người tố cáo nhằm bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền lợi
ích hợp pháp của tập thể và công dân.
Quyền tố cáo của công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp, Luật Tố
cáo và nhiều văn bản pháp luật khác. Ở góc độ pháp lý, tố cáo được hiểu: “Là
việc công dân theo thủ tục do Luật Tố cáo quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ
chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức” (Khoản 1, Điều
2, Luật Tố cáo 2011).
Giải quyết tố cáo trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan HCNN là việc
kiểm tra, xác minh, kết luận về tính hợp pháp của hành vi bị tố cáo thuộc thẩm
quyền giải quyết của các cơ quan HCNN để có biện pháp giải quyết theo quy
định của pháp luật nhằm bảo vệ lợi ích của nhà nước, của các hội, quyền và lợi
ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.


Người bị tố cáo

Người bị tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi bị tố cáo (Khoản
5, Điều 2, Luật Tố cáo 2011).

6





Người giải quyết tố cáo

Người giải quyết tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải
quyết tố cáo (Khoản 6, Điều 2, Luật Tố cáo 2011).


Giải quyết tố cáo

Giải quyết tố cáo là việc tiếp nhận, xác minh, kết luận về nội dung tố cáo và
việc xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo (Khoản 7, Điều 2, Luật Tố cáo 2011).



Thẩm quyền giải quyết tố cáo

Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật mà người bị tố cáo thuộc thẩm quyền quản
lý của cơ quan, tổ chức nào thì cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm giải quyết.
Tố cáo hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của người thuộc cơ
quan, tổ chức nào thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm giải quyết.

Tố cáo hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của người đứng
đầu cơ quan, tổ chức nào thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp
của cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm giải quyết (Điều 59, Luật Khiếu nại, tố
cáo 2011).



Thời hạn giải quyết tố cáo

Thời hạn giải quyết tố cáo không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải
quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn, nhưng
khơng q 90 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết (Điều 67, Luật Khiếu nại, tố
cáo 2011).
Thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo;
đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết là 90 ngày, kể từ ngày thụ lý giải
quyết tố cáo. Trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo có thể
gia hạn giải quyết một lần nhưng không quá 30 ngày; đối với vụ việc phức tạp thì
khơng q 60 ngày (Điều 21, Luật Tố cáo 2011).


Hiệu quả và hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo

“Hiệu quả” được định nghĩa là đạt được một kết quả giống nhau nhưng sử
dụng ít thời gian, cơng sức và nguồn lực nhất.
“Hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo”: Là hiệu quả thể hiện tổng quát
những kết quả khả quan về hoạt động trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại, tố cáo;
bao gồm cả về năng lực làm việc của cán bộ, công chức, sự hợp tác của người
dân khiếu nại, tố cáo; tiết kiệm chi phí, tiền của, thời gian đi lại của cán bộ Nhà

7


nước, cơng dân, và hệ thống pháp luật được hồn thiện...
Như vậy, nâng cao hiệu quả trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo phải
đảm bảo được những tiêu chí cơ bản dưới đây:
luật;


Giải quyết kịp thời, chính xác, khách quan, đảm bảo đúng pháp

Giải quyết xong trước hoặc đảm bảo thời gian so với quy định của Luật
Khiếu nại, Luật Tố cáo;
Tiết kiệm tài lực, nhân lực của cơ quan giải quyết và chi phí, tiền của,
thời gian đi lại của người khiếu nại, tố cáo;
Để cho người khiếu nại, tố cáo sự hài lòng về kết quả đã giải quyết; hạn
chế việc tái tố, khiếu nại lần 2; hạn chế việc khiếu nại, tố cáo vượt cấp góp phần
ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội và phát triển kinh tế, văn hóa...;
Thơng qua việc giải quyết khiếu nại, tố cáo kiến nghị với Đảng và Nhà
nước hồn hiện cơ chế, chính sách đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội.
2.1.2. Vai trò của công tác tiếp dân và iệc giải quyết khiếu nại, tố cáo
2.1.2.1. Vai trị của cơng tác tiếp cơng dân
Tiếp công dân là giai đoạn đầu của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo,
đóng vai trị quan trọng như là một khâu then chốt góp phần giải quyết có hiệu
quả trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơng dân, qua đó bảo vệ lợi ích
của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân.
Tiếp cơng dân là một biện pháp quan trọng và thiết thực để củng cố mối
quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Giữ chặt mối liên hệ với dân chúng và lắng
tai nghe ý kiến của dân chúng, đó là nền tảng lực lượng của Đảng và nhờ đó mà Đảng
thắng lợi”. Làm tốt công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo là một hình
thức biểu hiện trực tiếp của mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước.

Cơ quan Nhà nước phải tiếp công dân tốt thì nhân dân mới thấy rõ Đảng
và Nhà nước ln giữ chặt mối liên hệ với nhân dân, luôn lắng nghe ý kiến của
nhân dân, quan tâm lo lắng đến quyền lợi của họ, do đó mối quan hệ giữa nhân
dân với Đảng càng được củng cố hơn.
Do đó việc quan tâm làm tốt công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố
cáo là thể hiện bản chất dân chủ, là biện pháp củng cố mối quan hệ giữa nhân dân

với Đảng và Nhà nước.

8


-

Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo là một kênh thông tin quan

trọng để kiểm tra, giám sát, đánh giá cán bộ, công chức và cơ quan của Đảng,
Nhà nước.
Khiếu nại, tố cáo là một trong những phương thức giám sát của nhân dân
đối với Nhà nước và cán bộ, công chức Nhà nước. Trên thực tế, người dân được
trực tiếp làm việc, tiếp xúc với cán bộ, do đó, để đánh giá cán bộ một cách tồn
diện, đầy đủ cần thông qua ý kiến phản hồi của quần chúng. Muốn vậy người
lãnh đạo qua công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo sẽ nắm bắt được đầy
đủ thơng tin, kiểm tra, đánh giá chính xác cán bộ của mình.
Đảng, Nhà nước phải dựa vào dân, qua sự giám sát, kiểm tra của nhân dân
thì việc đánh giá sàng lọc cán bộ, đảng viên mới được tồn diện.
Tiếp cơng dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng là một kênh thơng tin để
đánh giá tính khả thi của các chính sách, hiệu quả quản lý nhà nước. Đánh giá
chính sách là việc xem xét, nhận định về giá trị các kết quả thu được khi thực thi
chính sách. Đánh giá chính sách được tiến hành trên cơ sở một chính sách đã
được hoạch định, thực thi và có sự phản ánh kết quả trở lại.
Đánh giá tính khả thi của chính sách, tức là trả lời câu hỏi: việc thực thi
chính sách có đạt được mục tiêu đề ra hay khơng, có đáp ứng được mong muốn,
nguyện vọng của các nhóm đối tượng của chính sách hay khơng? Các chính sách,
cũng như hoạt động quản lý Nhà nước được thực thi trên thực tế sẽ tác động trực
tiếp đến cuộc sống của người dân. Do vậy, cần có sự phản hồi của người dân để
đánh giá chính sách. Tiếp cơng dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo là một kênh quan

trọng để tiếp nhận sự phản hồi của người dân về tính khả thi của chính sách.
Trên cơ sở các thông tin thu được qua việc tiếp công dân, giải quyết khiếu
nại, tố cáo, các nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà quản lý có được các
thơng tin về kết quả triển khai thực hiện các mục tiêu của chính sách, có căn cứ
để xác định xem việc tồn tại chính sách có hợp lý hay không, kịp thời điều chỉnh,
sửa đổi, bổ sung hồn thiện chính sách và tìm kiếm các biện pháp quản lý thích
hợp và hiệu lực để thực thi chính sách đó.
Tiếp cơng dân tạo điều kiện cho người dân thực hiện quyền tự do, dân
chủ, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, giảm bức xúc, xung đột trong xã hội.
Khiếu nại, tố cáo là một phương thức thể hiện quyền dân chủ của nhân
dân và là một trong những phương thức để nhân dân thực hiện quyền giám sát

9


đối với bộ máy Nhà nước và công chức Nhà nước. Làm tốt công tác tiếp công
dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo chính là tạo điều kiện cho nhân dân thực hiện
quyền tự do, dân chủ tạo nên một xã hội hài hịa, xã hội cơng dân.
Khi người dân cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm
mới đến cơ quan nhà nước để khiếu nại, tố cáo. Nếu cơ quan nhà nước không tiếp
dân và giải quyết kịp thời sẽ tạo nên bức xúc của người dân đối với cơ quan nhà
nước. Nếu sự những bức xúc đó khơng được giải quyết sẽ phát sinh các vấn đề
lớn về mặt xã hội; người dân dễ bị kích động bởi các thế lực thù địch, có các hoạt
động chống đối Đảng và Nhà nước.
2.1.2.2. Vai trò của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo
Hoạt động khiếu nại, tố cáo và công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo là
một trong các biện pháp đảm bảo pháp chế XHCN nói chung và quản lý hành
chính nhà nước nói riêng. Đây là một hình thức đặc biệt quan trọng để nhân dân
lao động trực tiếp tham gia vào quản lý nhà nước và quản lý xã hội. Công dân
khơng chỉ có quyền khiếu nại, tố cáo mà cịn có nghĩa vụ thực hiện quyền khiếu

nại, tố cáo. Việc thực hiện quyền và nghĩa vụ này đóng vai trị quan trọng trong
việc xây dựng bộ máy nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân,
vì nhân dân;
Giải quyết tốt khiếu nại, tố cáo của cơng dân góp phần quan trọng vào ổn
định tình hình an ninh, chính trị, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội;
Giải quyết tốt khiếu nại, tố cáo của cơng dân đóng vai trò quan trọng
trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Thơng qua cơng tác
giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
khơng những phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi tham nhũng,
lãng phí mà còn phát hiện và khắc phục được những sơ hở trong cơ chế quản lý,
chính sách đã làm cho tệ tham nhũng có cơ hội phát sinh, phát triển. Làm tốt
công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo là một biện pháp thiết thực, có hiệu quả
nhằm phát huy sức mạnh của nhân dân - một nhân tố quan trọng đảm bảo cho
thắng lợi của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí hiện nay.
2.1.2.3. Phân biệt giữa khiếu nại và tố cáo
Khiếu nại, tố cáo đều là các quyền chính trị cơ bản của cơng dân, thường
được quy định trong cùng một điều luật hay trong cùng một văn bản. Tuy nhiên,
giữa khiếu nại và tố cáo có những đặc điểm khác nhau cả về nội dung và cách

10


thức giải quyết. Quá trình thực thi pháp luật khiếu nại, tố cáo đã chỉ ra khơng ít
trường hợp cịn chưa phân biệt rõ ràng, chính xác thế nào là khiếu nại, thế nào là
tố cáo nhất là khi đơn thư của cơng dân có nội dung chứa đựng cả việc khiếu nại
và việc tố cáo thì vấn đề thụ lý và giải quyết còn nhiều lúng túng. Đây là một
trong những nguyên nhân làm nảy sinh những nhầm lẫn, thiếu sót, thậm chí là sai
lầm trong việc xử lý đơn thư, tiến hành xác minh, giải quyết khiếu nại, tố cáo của
công dân khiến người dân phải khiếu nại nhiều lần hoặc tố cáo sai sự việc. Do
vậy, việc phân biệt khiếu nại và tố cáo có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp công

dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của mình đúng pháp luật và giúp cho cơ
quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo nhanh chóng, kịp thời,
chính xác và đỡ mất thời gian, công sức, tránh được nhầm lẫn, sai sót trong khi
giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Thứ nhất, về chủ thể: Theo quy định của Luật Khiếu nại năm 2011, thì
chủ thể của hành vi khiếu nại là cơ quan hành chính nhà nước, hoặc người có
thầm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước có quyết định hành chính, hành
vi hành chính bị khiếu nại; cơ quan tổ chức, cá nhân có quyết định kỷ luật cán
bộ, cơng chức bị khiếu nại. Hành vi khiếu nại phải là của người bị tác động trực
tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thơi
việc. Trong khi đó, chủ thể của hành vi tố cáo chỉ có thể là cá nhân, tức là chỉ bao
gồm cơng dân và người nước ngồi. Cá nhân thực hiện hành vi tố cáo có thể chịu
tác động trực tiếp hoặc không chịu tác động của hành vi vi phạm pháp luật. Bởi
vậy, khi tham gia vào quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo thì pháp luật quy định
quyền và nghĩa vụ của chủ thể khiếu nại, tố cáo cũng khác nhau. Nếu chủ thể
khiếu nại thực hiện khơng đúng pháp luật quyền khiếu nại của mình thì họ sẽ mất
cơ hội được yêu cầu Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Cịn
nếu chủ thể tố cáo thực hiện quyền của mình khơng đúng quy định của pháp luật
như tố cáo nặc danh, mạo danh thì tố cáo của họ khơng được giải quyết.
Thứ hai, về đối tượng: Trong khi đối tượng của khiếu nại là quyết định
hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức từ Vụ
trưởng và tương đương trở xuống, những quyết định và hành vi này phải có tác
động trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại. Thì đối tượng
của tố cáo rộng hơn rất nhiều, công dân có quyền tố cáo những hành vi vi phạm
pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây
thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ

11



quan, tổ chức. Có nghĩa là hành vi vi phạm pháp luật là đối tượng của tố cáo có
thể tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo có thể
khơng. Chính sự khác nhau này đã dẫn đến sự khác nhau về thẩm quyền, thủ tục
giải quyết, về quyền và nghĩa vụ của chủ thể thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo…
Cụ thể:
Về thẩm quyền, khiếu nại được giải quyết lần đầu tại chính cơ quan có thẩm
quyền ra quyết định hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật là đối tượng của hành vi
khiếu nại. Trong trường hợp đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu
nại lần đầu sẽ tiếp tục thực hiện quyền khiếu nại của mình lên cấp trên trực tiếp của
cấp đã có thẩm quyền giải quyết hoặc khởi kiện tại Tòa án. Còn đối với giải quyết tố
cáo thì tại Điều 12, Luật Tố cáo 2011 nêu rõ: Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong
việc thực hiện nhiệm vụ , công chức của cán bộ, công chức, viên chức do người
đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, cơng chức, viên chức đó
giải quyết. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ
của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức do người đứng
đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp cửa cơ quan, tổ chức đó giải quyết. Như vậy,
khác với thẩm quyền giải quyết khiếu nại, người đứng đầu cơ quan, tổ chức nào đó
là chủ thể giải quyết tố cáo khơng có thẩm quyền giải quyết đối với đơn tố cáo hành
vi vi phạm pháp luật của chính bản thân mình. Họ chỉ có quyền giải quyết những
đơn tố cáo hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của người thuộc cơ quan,
tổ chức mà mình quản lý trực tiếp.

Về trình tự giải quyết, có thể chỉ ra một điểm khác nhau giữa khiếu nại, tố
cáo là vấn đề thời hiệu. Đối với khiếu nại: “thời hiệu được tính là 90 ngày kể từ
ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được có hành vi hành chính”.
(Điều 9, Luật Khiếu nại 2011). Trong trường hợp vì ốm đau, thiên tai địch họa, đi
công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác mà người
khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu thì thời gian
có trở ngại đó khơng được tính vào thời hiệu khiếu nại”. (Điều 9, Luật Khiếu nại
2011). Đối với tố cáo, pháp luật hiện hành không quy định về thời hiệu tố cáo.

Thứ ba, về mục đích: Nếu như mục đích của khiếu nại là nhằm bảo vệ và
khơi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại bị xâm hại bởi quyết định
hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hoặc người có thẩm quyền. Thì mục
đích của tố cáo khơng chỉ dừng ở việc bảo vệ và khôi phục quyền và lợi ích hợp
pháp của người tố cáo mà cao hơn thế nữa là nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước.

12


×