Tải bản đầy đủ (.docx) (103 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá thực trạng công tác dồn điền đổi thửa và ảnh hưởng của nó đến các vấn đề sử dụng đất nông nghiệp huyện nam trực tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (688.96 KB, 103 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

VŨ VĂN TÀI

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC DỒN ĐIỀN
ĐỔI THỬA VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NĨ ĐẾN CÁC VẤN ĐỀ
SỬ DỤNG ĐẤT NƠNG NGHIỆP HUYỆN NAM TRỰC
-

TỈNH NAM ĐỊNH

Ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

8850103

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Khắc Thời

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kì cơng trình
nào khác.
Tơi xin cam đoan các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn


gốc.
Hà Nội, ngày 03 tháng 5 năm 2018
Tác giả luận văn

Vũ Văn Tài

i


LỜI CẢM ƠN
Trong cả quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt
tình, những ý kiến đóng góp, chỉ bảo q báu của các Thầy giáo, Cô giáo thuộc Khoa
Quản lý đất đai, Ban Quản lý Đào tạo và các Khoa có liên quan đến nội dung đào tạo –
Học viện Nông Nghiệp Việt Nam.
Đề tài được hoàn thành, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, tơi cịn nhận
được sự hướng dẫn chu đáo, tận tình của PGS.TS. Nguyễn Khắc Thời là người hướng
dẫn trực tiếp tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài và viết luận văn.
Trong thời gian nghiên cứu đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ và tạo điều kiện
của UBND huyện Nam Trực, Phịng Nơng nghiệp & PTNT, Phịng Thống kê, Phịng Tài
ngun và Mơi Trường huyện Nam Trực, các phịng ban của huyện, UBND các xã vùng
nghiên cứu, các anh chị em và bạn bè đồng nghiệp, sự động viên, tạo mọi điều kiện về
vật chất, tinh thần của gia đình và người thân.
Tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc và xin chân thành cảm ơn mọi sự giúp đỡ
quý báu đó!
Hà Nội, ngày 03 tháng 5 năm
2018
Tác giả luận văn

Vũ Văn Tài


ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan......................................................................................................................i
Lời cảm ơn........................................................................................................................ii
Mục lục.............................................................................................................................iii
Danh mục chữ viết tắt.......................................................................................................vi
Danh mục bảng................................................................................................................vii
Danh mục biểu đồ.......................................................................................................... viii
Danh mục hình............................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn............................................................................................................ ix
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu....................................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................2

1.3.

Tính mới của đề tài..............................................................................................2

1.4.

Ý nghĩa khoa học.................................................................................................2


1.5.

Ý nghĩa thực tiễn................................................................................................. 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu.................................................................................................3
2.1.

Chính sách quản lí và sử dụng ruộng đất ở Việt Nam......................................... 3

2.1.1.

Chính sách ruộng đất của Đảng và Nhà nước ta sau cách mạng Tháng Tám

đến trước năm 1986.............................................................................................3
2.1.2.

Chính sách ruộng đất sau thời kì đổi mới đến nay.............................................. 4

2.2.

Tổng quan về dồn điền đổi thửa..........................................................................7

2.2.1.

Khái quát về ruộng đất manh mún.......................................................................7

2.2.2.

Khái quát về dồn điền đổi thửa............................................................................9


2.3.

Tình hình dồn điền đổi thửa ruộng đất ở trên thế giới và ở Việt Nam..............12

2.3.1.

Tình hình dồn điền đổi thửa ruộng đất trên thế giới..........................................12

2.3.2.

Tình hình dồn điền đổi thửa ruộng đất ở Việt Nam...........................................13

2.4.

Tổng quan về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp..............................................18

2.4.1.

Sử dụng đất nông nghiệp...................................................................................18

2.4.2.

Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp....................................................................19

2.4.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.......................... 22

iii



2.5.

Tình hình dồn điền đổi thửa tại tỉnh Nam Định................................................ 25

2.6.

Nhận xét chung về công tác dồn điền đổi thửa..................................................27

Phần 3. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu............................................................30
3.1.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................... 30

3.2.

Nội dung nghiên cứu......................................................................................... 30

3.2.1.

Đánh giá khái quát điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội có liên quan đến sử
dụng đất

30

3.2.2.

Đánh giá tình hình quản lý đất đai huyện Nam Trực.........................................30


3.2.3.

Thực trạng công tác dồn điền đổi thửa ở huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.....30

3.2.4.

Ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất nông nghiệp
trên địa bàn nghiên cứu

3.2.5.

30

Đề xuất các giải pháp đẩy nhanh tiến độ DĐĐT và nâng cao hiệu quả sản
xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Nam Trực

31

3.3.

Phương pháp nghiên cứu...................................................................................31

3.3.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu................................................................. 31

3.3.2.

Phương pháp thu thập thông tin.........................................................................31


3.3.3.

Phương pháp xử lý số liệu.................................................................................32

3.3.4.

Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất.....................................................32

3.3.5.

Phương pháp so sánh.........................................................................................33

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận......................................................................34
4.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Nam Trực.......................................34

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên........................................................34

4.1.2.

Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội................................................................ 38

4.2.

Tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất của huyện Nam Trực...................47

4.2.1.


Tình hình quản lý đất đai...................................................................................47

4.2.2.

Hiện trạng sử dụng đất đai năm 2016................................................................50

4.3.

Thực trạng công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Nam Trực..............53

4.3.1.

Quy trình thực hiện dồn điền đổi thửa huyện Nam Trực...................................53

4.3.2.

Kết quả dồn điền đổi thửa huyện Nam Trực......................................................56

4.4.

Ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất nông nghiệp
trên địa bàn nghiên cứu

4.4.1.

61

Thực trạng công tác dồn điền đổi thửa ở 2 xã nghiên cứu................................ 61


iv


4.4.2.

Ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa đến sản xuất nông nghiệp............................63

4.4.3.

Ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa đến chuyển dịch cơ cấu cây trồng...............65

4.4.4.

Ảnh hưởng của DĐĐT đến kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, khả năng
đầu từ cho sản xuất và áp dụng các phương tiện cơ giới trong sản xuất...........68

4.4.5.

Ảnh hưởng của DĐĐT đến công tác quản lý nhà nước về đất đai....................70

4.4.6.

Ảnh hưởng của DĐĐT đến một số loại sử dụng đất nông nghiệp....................72

4.5.

Đề xuất các giải pháp đẩy nhanh tiến độ DĐĐT và nâng cao hiệu quả sản
xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Nam Trực...............................................76

4.5.1.


Các giải pháp về đẩy nhanh tiến độ DĐĐT.......................................................76

4.5.2.

Giải pháp về nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp sau dồn điền đổi
thửa....................................................................................................................78

Phần 5. Kết luận và kiến nghị..........................................................................................80
5.1.

Kết luận..............................................................................................................80

5.2.

Kiến nghị........................................................................................................... 81

Tài liệu tham khảo........................................................................................................... 82
Phụ lục.............................................................................................................................84

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BCĐ


Ban chỉ đạo

CĐRĐ

Chuyển đổi ruộng đất

CNH - HĐH

Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hố

CPTG

Chi phí trung gian

ĐBSH

Đồng bằng sơng Hồng

DĐĐT

Dồn điền đổi thửa

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

GPD

Thu nhập bình quân đầu người (Gross Domestic Product)


GTGT

Giá trị gia tăng

GTSX

Giá trị sản xuất

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTXNN

Hợp tác xã nông nghiệp



Lao động

LUT

Loại sử dụng đất (Land Use Type)

NLN

Nông lâm nghiệp

NTM


Nông thôn mới

SDĐ

Sử dụng đất

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

TW

Trung ương

UBND

Uỷ ban nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tình hình tích tụ đất ở một số nước Châu Á................................................12
Bảng 2.2. Thay đổi quy mô đất nông nghiệp ở nông hộ...............................................14
Bảng 2.3. Mức độ manh mún ruộng đất ở các vùng trong cả nước..............................15
Bảng 2.4. Mức độ manh mún ruộng đất ở một số tỉnh vùng ĐBSH.............................15

Bảng 4.1. Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu thời kỳ 2010 - 2016.........................................38
Bảng 4.2. Giá trị sản xuất ngành thủy sản.................................................................... 41
Bảng 4.3. Cơ cấu GTSX ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản........................................ 41
giai đoạn 2010 - 2016 41
Bảng 4.4. Một số chỉ tiêu dân số, nguồn nhân lực thời kỳ 2010 – 2016.......................43
Bảng 4.5. Hiện trạng sử dụng đất huyện Nam Trực năm 2016.....................................50
Bảng 4.6. Quy mô diện tích đất sản xuất nơng nghiệp trước và sau chuyển đổi
ruộng đất của các xã 57
Bảng 4.7. Kết quả thực hiện dồn điền đổi thửa ở huyện Nam Trực............................. 58
Bảng 4.8. Diện tích đất cơng ích trước và sau dồn điền đổi thửa.................................60
Bảng 4.9. Kết quả dồn diền đổi thửa tại 2 xã nghiên cứu.............................................61
Bảng 4.10. Biến động diện tích đất nông nghiệp trước và sau DĐĐT tại 2 xã điều
tra

63

Bảng 4.11. Diện tích, năng suất, một số cây trồng chính trước và sau dồn điền đổi
thửa của 2 xã nghiên cứu

66

Bảng 4.12. Diện tích đất giao thơng, thuỷ lợi nội đồng trước và sau DĐĐT.................68
Bảng 4.13. Sự thay đổi vật tư và các thiết bị phục vụ sản xuất sau DĐĐT.................... 69
Bảng 4.14. Ảnh hưởng của DĐĐT đến công tác QLNN về đất đai................................71
Bảng 4.15. Hiệu quả kinh tế của một số loại sử dụng đất nông nghiệp..........................73
Bảng 4.16. Hiệu quả xã hội của một số loại sử dụng đất nông nghiệp........................... 74
Bảng 4.17. Kết quả phỏng vấn nông hộ sau dồn điền đổi thửa.......................................75

vii



DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Cơ cấu sử dụng đất năm 2016 huyện Nam Trực....................................... 51

DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1.

Bản đồ hành chính huyện Nam Trực..........................................................34

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Vũ Văn Tàı
Tên luận văn: Đánh giá thực trạng công tác dồn điền đổi thửa và ảnh hưởng của nó đến
các vấn đề sử dụng đất nông nghiệp huyện Nam Trực - tỉnh Nam Định
Ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 8850103

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
- Đánh giá thực trạng của công tác dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất nông

nghiệp tại huyện Nam Trực - tỉnh Nam Định.
- Ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất nông nghiệp tại

huyện Nam Trực - tỉnh Nam Định.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần đẩy nhanh cơng tác dồn điền đổi thửa tại


huyện Nam Trực - tỉnh Nam Định.
Đối tƣợng nghiên cứu: Công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Nam Trực.
Nội dung nghiên cứu:
- Đánh giá khái quát điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội có liên quan đến sử dụng đất
- Đánh giá tình hình quản lý đất đai huyện Nam Trực
- Thực trạng công tác dồn điền đổi thửa ở huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định
- Ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất nông nghiệp trên

địa bàn nghiên cứu
- Đề xuất các giải pháp khuyến khích dồn điền đổi thửa để nâng cao hiệu quả sử

dụng đất.
Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp chọn điểm nghiên cứu: Vàn thấp chuyên lúa (xã Đồng Sơn) và

vàn cao trồng màu (xã Nam Dương)
- Phương pháp thu thập thông tin: Sơ cấp và thứ cấp
- Phương pháp xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm Excel
- Phương pháp xác định hệ thống chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản

xuất nông nghiệp
- Phương pháp so sánh

ix


Kết quả nghiên cứu chính
1. Sau khi thực hiện quá trình dồn điền đổi thửa trên tồn huyện Nam Trực, tổng

diện tích đất nơng nghiệp sau chuyển đổi năm 2016 là 11.588,83 ha giảm 141,09 ha so

với trước khi chuyển đổi, mức độ manh mún đã giảm đáng kể cụ thể: bình quân số thửa
đất/hộ giảm từ 5,89 thửa xuống cịn 3,53 thửa (giảm 2,36 thửa/hộ), bình qn diện tích/thửa
2

2

2

tăng từ 512,08 m lên 844,23 m , bình quân diện tích đất/khẩu giảm 18,36 m .
2. Kết quả nghiên cứu tại 2 xã Đồng Sơn và Nam Dương đại diện cho 2 vùng

(vùng trũng chuyên lúa và vùng đồng màu) có sự thay đổi như sau:
2

2

- Bình qn diện tích/thửa tăng từ 522,62 m lên 822 m (xã Đồng Sơn) và 424,47
2

2

m lên 709,64 m (xã Nam Dương).
- Bình quân số thửa/hộ đã giảm ở xã Đồng Sơn từ 5,15 thửa/hộ xuống còn 3,17

thửa/hộ và ở xã Nam Dương giảm từ 5,18 thửa/hộ cịn 3,11 thửa/hộ.
3. Ảnh hưởng của cơng tác dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất nông nghiệp sau khi

dồn điền đổi thửa ở 2 xã nghiên cứu như sau:
- Đất sản xuất nông nghiệp giảm 16,92 ha ở xã Đồng Sơn và giảm 12,17 ha ở xã


Nam Dương.
- Đất giao thông tăng 12,15 ha ở xã Đồng Sơn và tăng 5,04 ha ở xã Nam Dương.
- Đất thủy lợi giảm 5,09 ha ở xã Đồng Sơn và giảm 1,87 ha ở xã Nam Dương.
- Sau dồn điền đổi thửa một phần đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sang

ni trồng thủy sản và trồng cây ăn quả.
- Dồn điền đổi thửa đã thúc đẩy sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng và đa dạng hóa

sản xuất từ 2 vụ lúa đã chủ động trồng thêm vụ đông…mang lại hiệu quả kinh tế cao.
+ Về hiệu quả kinh tế: LUT chuyên lúa trước dồn điền đổi thửa với GTSX là 89,34

triệu đồng/ha tăng lên 97,54 triệu đồng/ha sau dồn điền đổi thửa. LUT chuyên màu cho hiệu
quả kin tế cao nhất sau dồn điền đổi thửa với GTSX là 140,39 triệu đồng/ha.
+ Hiệu quả xã hội: Sau dồn điền đổi thửa hầu hết người dân đều phấn khởi vì hiệu

quả kinh tế mang lại cao hơn trước khi chuyển đổi ruộng đất.
4. Dồn điền đổi thửa đã mạng lại hiệu quả tích cực như khơng cịn hiện tượng

tranh chấp, lấn chiếm và khiếu nại tố cáo về đất sản xuất nông nghiệp trên phạm vi 2 xã
nghiên cứu.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Vu Van Tai
Thesis title: Assessment of the status of land consolidation and its impact on
agricultural land use issue in Nam Truc district – Nam Dinh province
Major: Land management


Code: 8850103

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives:
- Assessment on the actual situation of land consolidation to the agricultural land

use in Nam Truc district – Nam Dinh province.
- Impact of the land consolidation on the agricultural land use in Nam Truc district

– Nam Dinh province.
- Proposal for some solutions to strictly enhance the land consolidation in Nam

Truc district – Nam Dinh province.
Subjects of research: the land consolidation in Nam Truc district
Contents of research:
- Generally assess the natural and socio - economic conditions related to land use.
- Asessment on the land management of Nam Truc district
- The actual situation of land consolidation in Nam Truc district, Nam Dinh province
- Impact of land consolidation to the agricultural land use in the locality of research
- Proposal for solutions to encourage land consolidation to improve land use

efficiency.
Method of research
- Method of selecting research location: low land for rice growing (Dong Son

commune) and high land for vegetable growing (Nam Duong commune)
- Method of information collection: primary and secondary information
- Method of data processing: using Excel software
- Method of defining criteria system for assessment of agricultural land use efficiency
- Method of comparison.


Main research result
1. After implementing land consolidation process throughout Nam Truc district, total

agricultural land area after consolidation in 2016 is 11,588.83 ha, decreasing 141.09 ha

xi


compared to that before consolidation, the level of fragmentation has been significantly
reduced, as specified : the average of land plot/household reduced from 5.89 plots to
3.53 plots (reducing 2.36 plots per household), the average of land area / plot increased
2

2

2

from 512.08 m to 844.23 m , the average of land area/person decreased by 18.36 m .
2. The results of the research in two communes such as Dong Son and Nam

Duong as representatives for two regions (rice and vegetable areas) showare as follows:
2

2

- The average area/plot increased from 522.62 m to 822 m (Dong Son
2

2


commune) and 424.47 m to 709.64 m (Nam Duong commune).
- Average number of plots/household in Dong Son commune decreased from 5.15

plots/household to 3.17 plots/household and in Nam Duong commune decreased from
5.18 plots/household to 3.11 plots/household.
3. Impact of land consolidation on the agricultural land use after consolidation in

two conducted comunes as follows:
- Agricultural land decreased 16.92 ha in Dong Son commune and decreased by

12.17 ha in Nam Duong commune.
- Traffic land increased 12.15 ha in Dong Son commune and increased 5.04 ha in

Nam Duong commune.
- Irrigation land decreased 5.09 ha in Dong Son commune and decreased 1.87 ha

in Nam Duong commune.
- After land consolidation, a part of agricultural land has been transfered into

aquaculture and fruit trees.
- Land consolidation has strengthened the conversion of crop structure and

diversification of production, from two rice crops, one winter crop is added, which has
brought high economic efficiency.
+ Economic efficiency: the land for rice growing before land consolidation with

the production value of VND 89.34 million/ha increased to VND 97.54 million/ha after
land consolidation. The land for vegetable growing has reached highest economic
efficiency after land consolidation with production value of VND 140.39 million/ha.

+ Social benefits: After land consolidation, most people have been excited for the

economic efficiency which is higher before land conversion.
4. The land consolidation has brought about positive results such as the absence of

disputes, encroachment and complaints about land for agricultural production in the two
researched communes.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là điều kiện, phương tiện duy
trì và phát triển sự sống, là tư liệu sản xuất đặc biệt, thành phần quan trọng hàng đầu
của môi trường sống, địa bàn xây dựng và phát triển dân sinh, kinh tế - xã hội, quốc
phòng và an ninh. Vai trò của đất đối với con người và các hoạt động sống là rất
quan trọng, nhưng lại giới hạn về diện tích, có vị trí cố định trong khơng gian, khơng
thể di chuyển được theo ý muốn chủ quan của con người. Vì vậy, quản lý và sử dụng
đất một cách hiệu quả là mục tiêu cực kỳ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội của mỗi địa phương và mỗi quốc gia.

Trong những năm qua, sự phân chia ruộng đất cho hộ nơng dân cịn một số
hạn chế, điển hình là tình trạng manh mún ruộng đất ở nơng thôn. Khái niệm
manh mún ruộng đất trong nông nghiệp được hiểu trên hai khía cạnh: Một là sự
manh mún về ô thửa đối với một đơn vị sản xuất (thường là nơng hộ), một hộ có
nhiều thửa ruộng với kích thước một thửa tương đối nhỏ. Hai là sự manh mún thể
hiện về quy mô đất đai trên một đơn vị sản xuất, diện tích ruộng đất q nhỏ
khơng tương thích với số lượng lao động và các yếu tố sản xuất khác. Cả hai kiểu
manh mún này đều dẫn đến tình trạng chung là hiệu quả sản xuất thấp, hạn chế

khả năng đổi mới và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, ứng dụng các quy
trình tiến bộ kỹ thuật đồng nhất của một loại hình canh tác nào đó trong sản xuất.
Ngồi ra tình trạng manh mún ruộng đất cũng gây nên những khó khăn trong quy
hoạch, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai.
Ở Việt Nam, tình trạng manh mún ruộng đất diễn ra khá phổ biến, đặc biệt là
ở đồng bằng sông Hồng, nơi mật độ dân số cao dẫn đến tình trạng hiệu quả sản

xuất thấp, hạn chế khả năng đổi mới và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật,
ứng dụng các quy trình tiến bộ kỹ thuật đồng nhất của một loại hình canh tác nào
đó trong sản xuất, ngồi ra cịn gây nên những khó khăn trong quy hoạch, quản lý
và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai.
Công tác DĐĐT là một giải pháp quan trọng để giải quyết vấn đề trên, đồng
thời còn gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng cánh đồng mẫu cho thu
nhập cao đã tạo điều kiện để đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, thu hút khuyến
khích doanh nghiệp liên kết trong quá trình sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế
sử dụng đất nông nghiệp.

1


Để đánh giá công tác DĐĐT trên địa bàn huyện Nam Trực một cách khách
quan, sát thực, từ đó đề xuất các giải pháp đẩy nhanh công tác DĐĐT, tạo ra các
vùng sản xuất chuyên canh, tiến tới phát triển nơng nghiệp theo hướng cơng
nghiệp hóa - hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, góp phần
thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về Xây dựng Nông thôn mới. Được sự
hướng dẫn của thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Khắc Thời. Với tất cả những lý do
trên, tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Đánh giá thực trạng công tác dồn điền
đổi thửa và ảnh hưởng của nó đến các vấn đề sử dụng đất nông nghiệp huyện
Nam Trực - tỉnh Nam Định”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Đánh giá thực trạng của công tác dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất nông

nghiệp tại huyện Nam Trực - tỉnh Nam Định.
- Ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất nông nghiệp

tại huyện Nam Trực - tỉnh Nam Định.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần đẩy nhanh cơng tác dồn điền đổi thửa

tại huyện Nam Trực - tỉnh Nam Định.
1.3. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Đánh giá đúng thực trạng dồn điền đổi thửa của huyện Nam Trực.
- Đề xuất giải pháp thực hiện ở giai đoạn sau.

1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC
- Hệ thống hóa và luận giải sâu sắc hơn cở sở lý luận và thực tiễn, sự cần

thiết của việc dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp trong q trình CNH – HĐH
nơng nghiệp, nơng thơn.
- Trình bày quan điểm và những giải pháp cơ bản để thực hiện dồn điền đổi

thửa đất nông nghiệp ở huyện Nam Trực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã
hội và CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn.
1.5. Ý NGHĨA THỰC TIỄN
Cơng tác dồn điền đổi thửa có ý nghĩa to lớn trong việc tích tụ đất đai tạo ra
các cánh đồng mẫu lớn, vùng chuyên canh... thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế
- xã hội của toàn huyện Nam Trực.

2



PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CHÍNH SÁCH QUẢN LÍ VÀ SỬ DỤNG RUỘNG ĐẤT Ở VIỆT NAM
2.1.1. Chính sách ruộng đất của Đảng và Nhà nƣớc ta sau cách mạng Tháng
Tám đến trƣớc năm 1986
- Chính sách ruộng đất của Đảng và Nhà nước từ sau cách mạng Tháng

Tám đến trước năm 1981.
Lịch sử cách mạng giải phóng dân tộc và lịch sử phát triển kinh tế của Việt
Nam có mối quan hệ chặt chẽ với các vấn đề về sử dụng đất đai. Trước năm
1945, đất nông nghiệp được phân chia thành 2 loại chính: đất sở hữu cộng đồng
và đất tư hữu. Khu vực nông thôn được phân chia làm 2 tầng lớp dựa trên tính
chất sở hữu của đất đai: Địa chủ và Tá điền, tầng lớp Địa chủ chiếm khoảng 2%
tổng dân số nhưng chiếm hữu trên 50% tổng diện tích đất, trong khi đó 59% hộ
nơng dân là Tá điền khơng có đất và đi làm thuê cho tầng lớp Địa chủ.
Sau năm 1945, Chính phủ đã thực hiện phân chia lại ruộng đất và giảm bớt
thuế cho nông dân nghèo và Tá điền. Sau khi kết thúc chiến tranh với Thực dân Pháp
(năm 1954), miền Bắc thực hiện chương trình Cải cách ruộng đất cơ bản. Mục đích
là để cơng hữu hố ruộng đất của địa chủ người Việt và người Pháp, tiến hành phân
chia lại cho hộ nơng dân ít đất hoặc khơng có đất với khẩu hiệu “người cày có
ruộng”. Giai đoạn tiếp theo của chính sách cải cách ruộng đất đó là miền Bắc bước
sang giai đoạn sở hữu tập thể đất nơng nghiệp dưới hình thức hợp tác xã từng khâu
(bậc thấp) và hợp tác xã toàn phần (bậc cao). Đến năm 1960, khoảng 86% hộ nông
dân và 68% tổng diện tích đất nơng nghiệp đã vào hợp tác xã bậc thấp, trong hợp tác
xã này người nông dân vẫn sở hữu đất đai và tư liệu sản xuất. Ở hình thức hợp tác xã
bậc cao, nơng dân góp chung đất đai và các tư liệu sản xuất (trâu, bị, gia súc và các
cơng cụ khác) vào hợp tác xã dưới sự quản lý chung.
Sau năm 1975, nền kinh tế Việt Nam nói chung và nơng nghiệp nói riêng phải
gánh chịu những hậu quả nặng nề của chiến tranh để lại và những hậu quả từ những
chính sách trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hoá tập trung và kinh tế tập thể trong nông
nghiệp. Trong thời kỳ sở hữu tập thể trong nông nghiệp, sản xuất giảm do người

nông dân thiếu động cơ làm việc, sản lượng nông nghiệp tăng hàng năm
ở mức rất thấp (2,0%). Cùng thời điểm này dân số tăng rất nhanh (2,2 -

2,35%/năm) đã dẫn đến việc phải nhập khẩu bình quân hơn một triệu tấn lương
thực mỗi năm trong suốt thời kỳ sau chiến tranh. Điều đó đã dẫn đến một bộ phận

3


lớn dân số sống trong tình trạng nghèo đói (Bộ Nơng nghiệp và PTNT - 2003).
- Chính sách ruộng đất của Đảng và Nhà nước từ năm 1981 đến năm 1986

Trên cơ sở đánh giá thực tiễn và rút kinh nghiệm qua các mơ hình thí điểm,
ngày 13 tháng 01 năm 1981 Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa V đã ra Chỉ thị số
100/CT-TƯ về cơng tác khốn sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động
trong hợp tác xã nông nghiệp (gọi tắt là Chỉ thị 100). Chỉ thị 100 đã hướng dẫn
các hợp tác xã thực hiện việc khốn sản phẩm đến hộ gia đình và người lao động;
xã viên được đầu tư vốn, sức lao động trên khoán ruộng và hưởng trọn phần vượt
khoán. Chỉ thị 100 là khâu đột phá mở đầu sự đổi mới đã có tác dụng ngăn chặn
sự sa sút và tạo đà đi lên trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam. Từ đó nền nơng
nghiệp bước đầu có khởi sắc, sản xuất nông nghiệp tăng trưởng từ 14,4 triệu tấn
năm 1980 tăng lên 18,4 triệu tấn năm 1986, bình quân mỗi năm tăng gần 70 vạn
tấn, gấp 3 lần mức tăng trước đó. Đã xuất hiện nhiều mơ hình mà năng suất lúa
đạt 10 tấn/ha (Bộ Nông nghiệp và PTNT - 2003).
2.1.2. Chính sách ruộng đất sau thời kì đổi mới đến nay
- Chính sách khốn sản phẩm tới các hộ nông dân trong các HTXNN

Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam VI, tháng 12 năm 1986 đã đánh dấu bước
ngoặc phát triển trong đời sống kinh tế – xã hội ở Việt Nam. Sự đổi mới trong tư duy
kinh tế góp phần chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa và tạo nên diện mạo mới của đất nước, con người Việt
Nam hơm nay. Q trình chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị
trường là tất yếu khách quan phù hợp với tình hình thực tiễn trong và ngồi nước.
Nó đáp ứng kịp thời tính thúc bách của hồn cảnh lúc bấy giờ: siêu lạm phát, thất
nghiệp tăng cao, sản xuất đình đốn, lưu thơng ngưng trệ, cán cân thương mại thâm
hụt… hầu hết các chỉ số vĩ mô đều dưới mức an toàn, đời sống kinh tế – xã hội
khủng hoảng nghiêm trọng. Khởi đầu cho công cuộc chuyển đổi ở Việt Nam là các
chính sách, pháp luật đất đai trong nông nghiệp nông thôn được đánh dấu từ Nghị
quyết 10-NQ/TW ngày 05/4/1988 về đổi mới cơ chế quản lý trong nơng nghiệp.
Theo cơ chế khốn 10, ruộng đất được giao ổn định đến hộ xã viên trong khoảng 15
năm, sản lượng khoán ổn định trong 5 năm, các hộ xã viên nhận khoán được hưởng
khoảng 40% sản lượng khoán. Tiếp theo đó Hội nghị TW 6 (khóa VI) đã ra Nghị
quyết khẳng định hộ gia đình xã viên là đơn vị kinh tế tự chủ. Việc khẳng định hộ
gia đình xã viên là đơn vị kinh tế tự chủ và được nhận

4


khốn đất nơng nghiệp sử dụng lâu dài đã tạo ra động lực mới trong sản xuất,
khuyến khích hộ nơng dân bỏ thêm vốn liếng, công sức, vật tư vào sản xuất.
Sau một thời gian tạo ra động lực mạnh mẽ cho sản xuất nơng nghiệp, chính
sách quản lý đất đai dựa trên cơ chế khoán thể hiện một số hạn chế như cơ chế
quản lý và phân phối kết quả sản xuất do nông dân làm ra chưa công bằng; Về
mặt pháp lý đất nông nghiệp vẫn thuộc quyền quản lý của HTXNN. Cơ chế này
làm cho hộ nhận khốn khơng thỏa mãn, họ cảm thấy bị thiệt thịi, từ đó khơng
thấy hấp dẫn để đầu tư tăng năng suất. Từ đó Đảng và Nhà nước ta tiếp tục tìm
kiếm những quyết sách nhằm đổi mới mạnh mẽ hơn về quan hệ của hộ xã viên
với ruộng đất nhận khốn tạo động lực mới trong nơng nghiệp.
- Quan hệ giữa Nhà nước và nông dân trong sở hữu và sử dụng đất theo


tinh thần đổi mới từ năm 1993 đến nay
Luật Đất đai 1993 ra đời bước tiếp tục đổi mới quan trọng trong hệ thống
các chính sách quản lý, sử dụng đất nông nghiệp ở nước ta. Theo đó, hộ nơng dân
được giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài với 5 quyền: chuyển nhượng, chuyển
đổi, cho thuê, thừa kế và thế chấp. Các quyền này chỉ có giá trị trong thời hạn
giao đất. Luật cũng quy định thời gian giao đất được ổn định trong 20 năm đối
với cây hàng năm, 50 năm đối với cây lâu năm. Hết thời hạn giao đất nơng dân
có thể được gia hạn sử dụng tiếp nếu có nhu cầu và chấp hành tốt các quy định
quản lý đất đai khác của Nhà nước. Luật cũng quy định hạn mức giao đất tới 3ha
áp dụng cho 16 tỉnh, tỉnh, ở Miền Nam, hạn mức 2 ha đối với các tỉnh thành
khác. Điểm mới của Luật Đất đai năm 1993 đi cùng với việc giao đất ổn định đã
quy định cụ thể về nghĩa vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất của
Nhà nước, để người nơng dân có quyền tự chủ cá nhân trong việc canh tác trên
mảnh đất được giao, nhờ đó đã có tác dụng khuyến khích nơng dân tìm phương
thức sử dụng đất nơng nghiệp hiệu quả hơn.
Luật Đất đai năm 1993 được tiếp tục sửa đổi, bổ sung vào các năm 1998, năm
2001 và đặc biệt sau 10 năm thực hiện Luật Đất đai 1993 được sửa đổi căn bản vào
năm 2003, trong đó phân định rõ hơn quyền và nghĩa vụ của cả Nhà nước và nông
dân sử dụng đất nông nghiệp. Với việc ban hành Luật Đất đai năm 2003, 2013 Nhà
nước ta đã đặt nền tảng pháp lý cơ bản cho việc xây dựng chính sách đất nơng
nghiệp thích hợp với đường lối phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
trên các điểm sau: thừa nhận quyền tự do kinh doanh trên đất của nông

5


dân; quyền sử dụng đất có đủ điều kiện pháp lý trở thành hàng hóa; thiết lập thể
chế pháp lý cần thiết để đất nông nghiệp tham gia thị trường bất động sản; bảo hộ
thích đáng lợi ích của người sử dụng đất.
- Chính sách cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất


Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai sửa đổi năm 1998 và Luật Đất đai năm
2003 và Luật Đất đai năm 2013 đều quy định chế độ cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất nông nghiệp được giao cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng theo
tinh thần: tất cả những hộ gia đình, cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã
hội, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngồi có quyền sử dụng đất
đều được Nhà nước cấp GCNQSDĐ. Việc giao đất, cấp GCNQSDĐ nông nghiệp
cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng nhằm tạo điều kiện cho họ yên tâm đầu tư thâm
canh trên diện tích đã được giao, là vật bảo đảm về mặt pháp lý để người sử dụng
đất thực hiện các quyền của họ mà pháp luật đã quy định.
- Chính sách tích tụ và tập trung ruộng đất nông nghiệp

Luật Đất đai năm 2013 chú trọng đến vấn đề giao đất và tạo cơ sở pháp lý
cho nông dân sử dụng đất để kinh doanh nông nghiệp mà chưa chú trọng đúng
mức đến việc tích tụ, tập trung đất cho sản xuất nơng nghiệp theo quy mơ hiệu
quả. Do diện tích đất nông nghiệp nước ta nhỏ, cách giao đất lại theo kiểu bình
qn, có tốt, có xấu, có gần, có xa dẫn đến tình trạng đất nơng nghiệp được phân
chia rất manh mún. Tình trạng các hộ chỉ có 0,2 - 0,3 ha đất canh tác nằm rải rác
trên nhiều xứ đồng vẫn rất phổ biến, nhất là ở Miền Bắc. Các quy định của Luật
Đất đai về chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, đấu thầu đất là cơ sở pháp lý
quan trọng, tạo điều kiện từng bước cho tích tụ ruộng đất, nhưng chưa đủ để khắc
phục tình trạng manh mún, nhỏ lẻ. Do đó “dồn điền đổi thửa” được coi là một
trong những việc cần thiết của chính sách đất nông nghiệp của Nhà nước ta trong
một số năm gần đây.
Những thay đổi trong chính sách đất đai của Việt Nam từ năm 1981 đến nay
đã góp phần đáng kể trong việc tăng nhanh sản lượng nông nghiệp và phát triển
khu vực nông thôn. Tổng sản lượng nông nghiệp tăng 6,7%/năm trong suốt giai
đoạn 1994 - 1999 và khoảng 4,6% trong giai đoạn 2000 - 2003.An toàn lương
thực quốc gia khơng cịn là vấn đề nghiêm trọng nữa và nghèo đói đang từng
bước được đẩy lùi (Nguyễn Sinh Cúc, 2003).


6


2.2. TỔNG QUAN VỀ DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA
2.2.1. Khái quát về ruộng đất manh mún
2.2.1.1. Khái niệm
Manh mún đất đai, nghĩa là một hộ nơng dân có nhiều thửa ruộng, là một
trong những đặc điểm cơ bản của nhiều nước, nhất là các nước đang phát triển.
Khái niệm manh mún đất đai được hiểu trên hai khía cạnh: một là sự manh mún
về mặt ơ thửa, trong đó một đơn vị sản xuất (thường là nơng hộ) có q nhiều
mảnh ruộng với kích thước quá nhỏ và bị phân tán ở nhiều xứ đồng. Hai là sự
manh mún thể hiện trên quy mô đất đai của các đơn vị sản xuất, số lượng ruộng
đất q nhỏ khơng tương thích với số lượng lao động và các yếu tố sản xuất khác
(Bộ Nông nghiệp và PTNT - 2003).
Cả hai kiểu manh mún trên đều dẫn đến tình trạng là hiệu quả sản xuất thấp,
khả năng đổi mới và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là vấn đề cơ
giới hố, thuỷ lợi hố trong nơng nghiệp,...dẫn đến tình trạng sử dụng đất kém
hiệu quả. Vì thế người ta ln tìm cánh khắc phục tình trạng này.
Manh mún đất đai xẩy ra ở nhiều nơi, nhiều nước khác nhau trên thế giới và
ở nhiều thời kỳ của lịch sử phát triển. Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này

rất đa dạng: có thể là do đặc điểm bề mặt phân bố địa lý, do sức ép dân
số,...nhưng cũng có thể là do ý thức của con người như tính chất tiểu nơng của
nền sản xuất cịn kém phát triển, đặc điểm tâm lý của cộng đồng dân cư nông
thôn, hệ quả của một hay nhiều chính sách ruộng đất, kinh tế xã hội hay sự quản
lý lỏng lẻo kém hiệu quả của cơng tác địa chính,...
Tình trạng manh mún đất đai là một trong những nhược điểm của nền nông
nghiệp nhiều nước, nhất là các nước đang phát triển. Ở Việt Nam, manh mún đất
đai rất phổ biến, đặc biệt là ở miền Bắc. Theo con số ước tính, tồn quốc có

khoảng 75 triệu thửa đất, trung bình một hộ nơng dân có khoảng 7 - 8 thửa. Manh
mún đất đai được coi là một trong những rào cản của phát triển sản xuất hàng hố
trong lĩnh vực nơng nghiệp, nhất là trồng trọt, cho nên rất nhiều nước đã và đang
thực hiện chính sách khuyến khích tập trung đất đai. Việt Nam cũng đang thực
hiện chính sách này trong những năm gần đây. Dưới quan điểm kinh tế, nếu
manh mún đất đai làm cho lao động và các nguồn lực khác phải chi phí nhiều hơn
thì việc giảm mức độ manh mún đất đai sẽ tạo điều kiện để các nguồn lực này
được sử dụng ở các ngành khác hiệu quả hơn. Như vậy, trên tổng thể nền kinh tế
sẽ đạt được lợi ích khi ta giảm mức độ manh mún đất đai.

7


2.2.1.2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng manh mún ruộng đất
Những nguyên nhân sau dẫn đến tình trạng ruộng đất manh mún:
- Do sự phức tạp của địa hình đất nước ta, đất đai bị chia cắt theo 3 dạng:

đất cao, đất vàn và đất thấp trũng. Đây được xem là nguyên nhân chủ yếu dẫn
đến tình trạng ruộng đất manh mún;
- Chế độ chia đều ruộng đất cho con cái. Ở Việt Nam ruộng đất của cha mẹ

thường được chia đều cho tất cả con cái sau khi lập gia đình và tách hộ ra ở riêng.
Vì thế tình trạng phân tán ruộng đất gắn liền với chu kỳ phát triển của nông hộ;
- Tâm lý tiểu nông của các hộ sản xuất nhỏ. Do quy mô sản xuất nhỏ lẻ, các

hộ nông dân ngại thay đổi, nhất là thay đổi liên quan đến ruộng đất;
- Phương pháp chia ruộng bình qn theo ngun tắc có tốt, có xấu, có xa,

có gần khi thực Nghị định 64/NĐ-CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ về giao đất
cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích sản xuất nông

nghiệp. Việc chia nhỏ các thửa ruộng để có sự cơng bằng giữa các hộ đã tác động
khơng nhỏ làm tăng tình trạng manh mún ruộng đất. Quan điểm muốn bảo vệ sự
công bằng cho những người dân được chia ruộng và nhiều lý do khiến các địa
phương chia nhỏ ruộng đất cho nơng dân, đó là:
+ Tất cả các hộ đều phải có ruộng gần, xa, tốt, xấu, cao, thấp,… có như vậy

mới thể hiện tính cơng bằng;
+ Độ phì tự nhiên của đất ở các khu khác nhau phải chia đều cho các hộ;
+ Do hiệu quả kinh tế của các loại sử dụng đất khác nhau nên phải chia đều

ruộng đất cho các hộ;
+ Có những chân đất thường khơng an tồn do các vấn đề như úng, hạn,

chua, mặn,.... Do đó việc chia đều rủi ro cho các hộ cũng là chỉ tiêu quan trọng
trong khi chia ruộng (Nguyễn Khắc Thời – 2011).
2.2.1.3. Những hạn chế của tình trạng manh mún ruộng đất đối với sản xuất
nông nghiệp và quản lý Nhà nước ở địa phương
Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra những tác động tiêu cực của sự manh mún
ruộng đất gây khó khăn cho người nông dân sản xuất và nhà quản lý, cụ thể như
sau:
- Manh mún ruộng đất, dẫn đến giảm diện tích đất sản xuất nơng nghiệp do

bờ ngăn, bờ thửa, theo tính tốn có thể làm giảm từ 2,4 - 4% diện tích đất nơng

8


nghiệp (Nguyễn Khắc Thời – 2009);
- Manh mún ruộng đất làm hạn chế khả năng áp dụng cơ giới hoá nông


nghiệp, hạn chế việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất;
- Manh mún ruộng đất làm tăng chi phí sản xuất cao hơn do chi phí lao

động cao bởi nơng dân phải tốn nhiều thời gian hơn để đi từ mảnh ruộng này đến
mảnh ruộng khác hoặc thực hiện tưới tiêu cho nhiều mảnh nhỏ hoặc do chi phí
vận chuyển đầu vào và đầu ra cao hơn;
- Gây khó khăn, phức tạp và tốn kém cho công tác quản lý đất đai, lập hồ sơ

địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tóm lại, tình trạng manh mún ruộng đất dẫn đến việc sản xuất đạt hiêu quả
thấp, chất lượng sản phẩm thiếu khả năng cạnh tranh trên thị trường, không đáp
ứng được việc xây dựng nền nơng nghiệp hàng hóa, gây cản trở cho q trình
CNH - HĐH nơng nghiệp nơng thơn. Vì thế Đảng và Nhà nước ta chủ trương cần
phải dồn điền đổi thửa tạo ra sự tươi mới trong sản xuất nông nghiệp.
2.2.2. Khái quát về dồn điền đổi thửa
2.2.2.1. Khái niệm về dồn điền đổi thửa
- Khái niệm về dồn điền đổi thửa: là tập hợp, dồn đổi các thửa ruộng nhỏ

thành các thửa ruộng lớn, trái ngược với việc chia các mảnh ruộng to thành nhiều
mảnh ruộng nhỏ. Có hai cơ chế chủ yếu để thực hiện dồn điền đổi thửa:
Một là để cho thị trường ruộng đất và các nhân tố phi tập trung tham gia
vào, Nhà nước chỉ hỗ trợ để cơ chế này vận hành tốt.
Hai là thực hiện các biện pháp can thiệp hành chính, tổ chức phân chia lại
ruộng đất, thực hiện quy hoạch có chủ định, theo cách này các địa phương đều
xác định là dồn điền đổi thửa sẽ không làm thay đổi các quyền của nông hộ đối
với ruộng đất đã được quy định trong pháp luật. Tuy nhiên việc thực hiện trong
q trình này có thể làm thay đổi khả năng tiếp cận ruộng đất của các nhóm nơng
dân hưởng lợi khác nhau dẫn đến thay đổi bình qn ruộng đất ở các nhóm xã
hội khác nhau.
2.2.2.2. Sự cần thiết phải dồn điền đổi thửa

Chủ trương của Đảng và Nhà nước là tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới cơ
chế kinh tế nông nghiệp, nông thôn, thừa nhận hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ
trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên trước nhu cầu của sự nghiệp CNH -

9


HĐH đất nước, nền nông nghiệp, đặc biệt là vấn đề ruộng đất trong nông nghiệp
đã bộc lộ những tồn tại, nảy sinh mới cần phải được quan tâm giải quyết, đó
chính là tình trạng ruộng đất q manh mún, quá nhiều ô thửa nhỏ. Chuyển đổi
ruộng đất để tạo ra ô thửa lớn là việc làm cần thiết, tạo tiền đề cho việc thực hiện
CNH - HĐH nông nghiệp, nơng thơn (Tổng cục địa chính - 1998).
Mặt khác, khi thực hiện giao đất cịn nhiều sai sót, tùy tiện dẫn đến tình
trạng khiếu kiện kéo dài gây mất ổn định ở cơ sở; quy hoạch sử dụng đất, quy
hoạch kiến thiết lại ruộng đồng thiếu khoa học, thiếu tầm nhìn chiến lược đang
gây trở ngại lớn cho việc đổi mới quản lý, tổ chức lại sản xuất, nhất là việc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế (Tổng cục địa chính - 1997).
Để khắc phục tình trạng trên, giải pháp có hiệu quả nhất là phải tiến hành
dồn điền đổi thửa hay thường gọi là chuyển đổi ruộng đất. Có 2 cơ chế chủ yếu
để thực hiện dồn điền đổi thửa:
Một là để cho thị trường ruộng đất và các nhân tố phi tập trung tham gia
vào, Nhà nước chỉ hỗ trợ sao cho cơ chế này vận hành tốt hơn;
Hai là thực hiện các biện pháp can thiệp hành chính, tổ chức phân chia lại
ruộng đất, thực hiện các quy hoạch có chủ định. Theo cách này, các địa phương đều
xác định dồn điền đổi thửa sẽ không làm thay đổi các quyền của nông hộ đối với
ruộng đất đã được quy định trong pháp luật. Tuy nhiên, việc thực hiện q trình này
có thể làm thay đổi khả năng tiếp cận ruộng đất của các nhóm nơng dân hưởng lợi
khác nhau dẫn đến thay đổi bình quân ruộng đất ở các nhóm xã hội khác nhau.

2.2.2.3. Cơ sở thực tiễn của việc dồn điền, đổi thửa

Nước ta bắt đầu con đường đổi mới kinh tế của mình kể từ Đại hội VI của
Đảng vào năm 1986. Mục tiêu của chính sách đổi mới là chuyển nền kinh tế Việt
Nam từ mơ hình kế hoạch hố tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng
XHCN. Trong lĩnh vực nơng nghiệp, Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị năm 1988 là
bước ngoặt cơ bản. Nội dung chính của chính sách này là công nhận hộ nông dân là
một đơn vị kinh tế tự chủ, tự do hoá thị trường đầu vào và đầu ra của sản xuất cũng
như các tư liệu sản xuất khác (ngoại trừ đất đai) và giao đất sử dụng ổn định, lâu dài
cho người dân. Chính sách mới này đã dẫn đến xố bỏ hợp tác hố trong nơng
nghiệp. Cũng theo chính sách này, nơng dân được giao đất nông nghiệp trong 15
năm và ký hợp đồng sử dụng các đầu vào, sử dụng lao động và sản phẩm mà họ sản
xuất ra. Các chỉ tiêu trong hợp đồng được ổn định trong 5 năm. Hơn

10


nữa, hầu hết các tư liệu sản xuất (máy móc, trâu bị và các cơng cụ khác) được
coi là sở hữu tư nhân. Từ đó, nơng nghiệp Việt Nam bước vào một giai đoạn mới
tương đối ổn định. Tuy nhiên, thời gian giao đất còn quá ngắn và một số quyền
sử dụng đất khác chưa được luật pháp hoá. Điều này dẫn đến nơng dân có thể ít
có động cơ đầu tư dài hạn trên đất.
Luật Đất đai năm 1993 đã giải quyết được những vấn đề nêu trên. Theo đó
nơng dân được giao đất ổn định và lâu dài. Họ được giao 5 quyền sử dụng đất bao
gồm: quyền chuyển nhượng, trao đổi, cho thuê, thừa kế và thế chấp bằng QSD đất.
Nguyên tắc quan trọng nhất trong việc giao đất là duy trì sự cơng bằng. Thơng
thường ở nhiều nơi trên miền Bắc, đất đai được chia bình quân theo định suất (hoặc
bình quân theo nhân khẩu). Những tiêu chuẩn khác cũng được xem xét khi giao đất
là các chính sách xã hội, chất lượng đất, tình hình thuỷ lợi, khoảng cách đến thửa
ruộng và khả năng luân canh cây trồng. Đất cây hàng năm ở Việt Nam được chia
thành 6 hạng. Do đó, để duy trì ngun tắc công bằng mỗi hộ thường được giao
nhiều thửa với nhiều hạng đất khác nhau, ở các cánh đồng khác nhau với chất lượng

đất khác nhau. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản tạo ra tình trạng manh
mún đất đai ở Việt Nam. Nguyên nhân của manh mún đất đai do giao đất nông
nghiệp công bằng đã được nhiều cơ quan và các nhà nghiên cứu thảo luận và phân
tích những năm gần đây. Manh mún có nhiều mức độ khác nhau, ở một số vùng tình
trạng manh mún có thể nghiêm trọng hơn ở những nơi hoặc vùng khác. Theo số liệu
của Tổng cục Địa chính năm 1998, bình qn 1 hộ vùng Đồng bằng sơng Hồng có
khoảng 7 - 8 thửa trong khi ở vùng núi phía Bắc con số này cịn cao hơn từ 10 – 20
thửa. Số liệu điều tra từ 42.167 nông hộ ở tỉnh Hưng Yên cho thấy sau khi giao đất
năm 1993, trung bình một hộ có 7,6 thửa. Vào năm 1998, Chính phủ đã đề ra chính
sách khuyến khích nơng dân đổi ruộng cho nhau để tạo thành những thửa có diện
tích lớn hơn. Từ đó, các tỉnh miền Bắc, đặc biệt là vùng ĐBSH đã thành lập các hội
đồng thực hiện thí điểm cơng tác dồn điền, đổi thửa. Theo báo cáo, trên tồn quốc có
khoảng trên 700 xã ở 18 tỉnh đã và đang thực hiện dồn điền, đổi thửa, tuy nhiên tiến
trình vẫn cịn rất chậm. Trên thực tế ở những vùng này đất đai được chia lại cho các
hộ nông dân với mục tiêu là giảm số thửa ruộng. Ví dụ: Ở tỉnh Thanh Hố số thửa
ruộng đã giảm 51% trong 3 năm thực hiện chính sách này (1998 – 2001). Trung bình
số thửa ruộng của một hộ đã giảm từ 7,8 thửa xuống còn 3,8 thửa. Trong các báo cáo
gửi Chính phủ, khi rút kinh nghiệm công tác dồn điền, đổi thửa, các địa phương đều
đưa ra kết luận công tác dồn điền, đổi thửa nên áp dụng ở những vùng

11


mà manh mún đất đai đang là vấn đề lớn và khơng có mâu thuẫn về đất đai. Điều đó
có nghĩa dồn điền, đổi thửa không nên dẫn đến những mâu thuẫn mới liên quan đến
đất đai. Nguyên tắc quan trọng nhất trong dồn điền, đổi thửa là các hộ nông dân tự
nguyện đổi đất cho nhau để tạo thành những thửa lớn hơn. Tuy nhiên, ở rất nhiều
tỉnh quá trình giao lại đất đã xảy ra, trong đó các hộ nơng dân được tham gia rất ít
vào q trình này, ngoại trừ việc đánh giá chất lượng đất và xác định hệ số trao đổi
giữa các hạng đất. Bởi đất đai ở Việt Nam là sở hữu toàn dân, do đó các hộ nơng dân

cho rằng họ khơng có quyền tham gia vào quá trình giao lại đất hoặc thảo luận về kế
hoạch hố sử dụng đất. (Bộ Nơng nghiệp và PTNT, 2003).

2.3. TÌNH HÌNH DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA RUỘNG ĐẤT Ở TRÊN THẾ
GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
2.3.1. Tình hình dồn điền đổi thửa ruộng đất trên thế giới
Ruộng đất ở một số nước châu Á
Tình hình tích tụ ruộng đất ở một số nước châu Á được thể hiện ở bảng 2.1:
Bảng 2.1. Tình hình tích tụ đất ở một số nƣớc Châu Á
Tên nƣớc
Nhật Bản
Đài Loan
Hàn Quốc
Thái Lan
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2003)

Qua bảng 2.1 cho thấy: Các nước thuộc Châu Á bình quân ruộng đất thấp,
quy mô trang trại nhỏ nên việc tích tụ ruộng đất khơng dễ dàng như các nước Âu,
Mỹ. Ngay ở Nhật Bản là một nước có trình độ cơng nghiệp hóa cao trong lĩnh
vực nơng nghiệp cũng có tình trạng như vậy.
Ở Nhật Bản, sau cải cách ruộng đất năm 1950, chủ trương hạn chế việc bán

ruộng đất đã gây trở ngại cho việc tích tụ ruộng đất. Về sau đã thay đổi chủ
trương này nhưng việc tích tụ ruộng đất cũng chậm chạp. Tuy nhiên, họ có kinh
nghiệm đáng quan tâm là hạn chế việc chia nhỏ quy mô ruộng đất của các hộ
nông dân. Một hộ có nhiều con, theo tập quán chỉ có người con trai trưởng mới
có nhiệm vụ tiếp tục ở nơng thơn làm ruộng và chăm sóc cha mẹ, cịn các con
khác phải đi làm nghề khác, không chia ruộng cho tất cả các con.

12



×