Tải bản đầy đủ (.docx) (80 trang)

(Luận văn thạc sĩ) ảnh hưởng của việc bổ sung bã nghệ vào khẩu phần ăn đến sức sản xuất của gà ja dabaco và isa brown

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (952.57 KB, 80 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ THU THỦY

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG BÃ NGHỆ
VÀO KHẨU PHẦN ĂN ĐẾN SỨC SẢN XUẤT
CỦA GÀ JA-DABACO VÀ ISA - BROWN

Chuyên ngành:

Chăn nuôi

Mã số:

60 62 01 05

Người hướng dẫn:

TS. Cù Thị Thiên Thu

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách qua và
chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 06 tháng 11 năm 2017


Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Thủy

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi
đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự
giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính
trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Cù Thị Thiên Thu bộ môn Sinh lý - Tập
tính động vật đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và
tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Sinh lý - Tập tính động vật, Khoa chăn ni - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận
tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.

Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo trong công ty Hà Thành; chủ
trang trại chăn nuôi – Bà Lưu Thị Tám, tập thể các anh chị công nhân của trại
đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.

Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến
khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày 06 tháng 11 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Thủy


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan.................................................................................................................................... i
Lời cảm ơn....................................................................................................................................... ii
Mục lục.............................................................................................................................................. iii
Danh mục viết tắt......................................................................................................................... vi
Danh mục bảng............................................................................................................................ vii
Danh mục hình, đồ thị............................................................................................................ viii
Trích yếu luận văn....................................................................................................................... ix
Thesis abtract................................................................................................................................ xi
Phần 1. Mở đầu.............................................................................................................................. 1
1.1.

Đặt vấn đề.......................................................................................................................... 1

1.2.

Mục đích của đề tài...................................................................................................... 2

1.3.

Ý nghĩa của đề tài.......................................................................................................... 3

1.3.1. Ý nghĩa khoa học........................................................................................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn........................................................................................................... 3
Phần 2. Tổng quan tài liệu....................................................................................................... 4
2.1.


Đặc điểm sinh trưởng và những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh

trưởng của gia cầm..................................................................................................... 4
2.1.1. Khái niệm sinh trưởng............................................................................................... 4
2.1.2. Những chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng trong chăn nuôi.......4
2.1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của gia cầm..............5
2.2.

Khả năng cho thịt và chất lượng thịt................................................................. 6

2.2.1. Về khả năng cho thịt của gà.................................................................................... 6
2.2.2. Về chất lượng thịt gà................................................................................................... 7
2.3.

Cơ sở về tiêu tốn thức ăn......................................................................................... 8

2.4.

Vài nét về gà ja - dabaco........................................................................................... 8

2.5.

Cơ sở nghiên cứu khả năng sinh sản ở gia cầm mái............................... 9

2.5.1. Sinh lý sinh sản ở gia cầm mái............................................................................. 9
2.5.2. Cơ chế điều hịa q trình phát triển và rụng trứng................................ 10
2.6.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến sức đẻ trứng của gia cầm.................... 11


2.7.

Nhu cầu dinh dưỡng của gà đẻ.......................................................................... 13

iii


2.7.1. Nhu cầu về năng lượng........................................................................................... 14
2.7.2. Nhu cầu về protein và các axit amin................................................................ 15
2.7.3. Nhu cầu về khoáng chất......................................................................................... 16
2.7.4. Nhu cầu về vitamin..................................................................................................... 18
2.8.

Giống gà isa – brown................................................................................................ 19

2.9.

Vài nét về cây nghệ vàng........................................................................................ 20

2.9.1. Nguồn gốc, phân bố của cây nghệ vàng....................................................... 20
2.9.2. Đặc điểm sinh học của cây nghệ vàng........................................................... 21
2.10.

Các nghiên cứu ở trong và ngồi nước......................................................... 22

2.10.1. Tình hình nghiên cứu về cây nghệ vàng ở việt nam............................... 22
2.10.2. Tình hình nghiên cứu về cây nghệ trên thế giới........................................ 23
Phần 3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu................................ 28
3.1.


Đối tượng........................................................................................................................ 28

3.2.

Địa điểm, thời gian nghiên cứu........................................................................... 28

3.3.

Nội dung nghiên cứu................................................................................................ 28

3.3.1. Ảnh hưởng của việc bổ sung bã nghệ trong khẩu phần tới khả năng sản
xuất thịt của gà ja-dabaco...................................................................................... 28
3.3.2. Ảnh hưởng của việc bổ sung bã nghệ trong khẩu phần tới khả năng sản
xuất trứng của gà isa-brown................................................................................ 28
3.4.

Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 29

3.4.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm............................................................................................ 29
3.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi................................................................................................. 33
3.5.

Phương pháp xử lý số liệu.................................................................................... 36

Phần 4. Kết quả và thảo luận................................................................................................ 37
4.1.

Đối với gà thịt ja-dabaco......................................................................................... 37


4.1.1. Tỷ lệ nuôi sống............................................................................................................. 37
4.1.2. Khả năng sinh trưởng.............................................................................................. 38
4.1.3. Khả năng chuyển hóa thức ăn............................................................................ 43
4.1.4. Khả năng cho thịt........................................................................................................ 46
4.2.

Đối với gà đẻ trứng isa - brown.......................................................................... 47

4.2.1. Tỉ lệ đẻ của gà thương phẩm............................................................................... 47
4.2.2. Năng suất trứng của gà thương phẩm........................................................... 49

iv


4.2.3. Lượng thức ăn thu nhận của gà isa - brown đẻ trứng thương phẩm
51

4.2.4. Hiệu quả sử dụng thức ăn của gà isa - brown đẻ trứng thương phẩm
53

4.2.5. Một số chỉ tiêu chất lượng trứng của gà isa - brown thương phẩm (19 - 30
tuần tuổi)......................................................................................................................... 54
Phần 5. Kết luận và kiến nghị.............................................................................................. 58
5.1.

Kết luận............................................................................................................................ 58

5.2.

Kiến nghị.......................................................................................................................... 58


Tài liệu tham khảo...................................................................................................................... 59
Phụ lục.............................................................................................................................................. 64

v


DANH MỤC VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

KL

Khối lượng

Ca

Canxi

cs

Cộng sự

Cu

Đồng

ĐC


Đối chứng

ĐK

Đầu kỳ

Fe

Sắt

g

Gam

kg

Kilogam

KPCS

Khẩu phần cơ sở

LTATN

Lượng thức ăn thu nhận

NXB

Nhà xuất bản


P

Photpho
Đường kính



Thức ăn

TĂBS

Thức ăn bổ sung

TAHH

Thức ăn hỗn hợp

TB

Trung bình

TLNS

Tỷ lệ ni sống

TN

Thí nghiệm

TN I


Thí nghiệm 1

TN II

Thí nghiệm 2

TN III

Thí nghiệm 3

TT

Tuần tuổi

VNĐ

Việt Nam đồng

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Nhu cầu dinh dưỡng cho gà đẻ trứng theo phương thức nuôi và
mùa trong năm (Phyloxia, 1978)................................................................. 14
Bảng 2.2. Mức năng lượng trong khẩu phần ăn cho gà theo tỷ lệ đẻ (theo
hãng Hubbard - ISA, Pháp khuyến cáo)................................................. 15
Bảng 2.3. Cân bằng lý tưởng axit amin cho gà theo lysine (Rose, 1997) . .15
Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm.................................................................................... 29
Bảng 3.2. Thành phần dinh dưỡng thức ăn hỗn hợp cho gà từ 1 – 28 ngày

tuổi.............................................................................................................................. 30
Bảng 3.3. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn hỗn hợp cho gà từ 28 ngày
đến xuất bán.......................................................................................................... 30
Bảng 3.4. Sơ đồ bố trí thí nghiệm.................................................................................... 31
Bảng 3.5. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của bã nghệ.............32
Bảng 3.6. Thành phần hóa học và dinh dưỡngcủa các khẩu phần thí nghiệm
32

Bảng 4.1. Tỷ lệ ni sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (%)............37
Bảng 4.2. Khối lượng của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (g/con) (n = 3)
39

Bảng 4.3. Sinh trưởng tuyệt đối của gà qua các giai đoạn (g/con/ngày)(n = 3)
40

Bảng 4.4. Sinh trưởng tương đối của gà qua các giai đoạn tuổi (%) (n = 3)
42

Bảng 4.5. Lượng thức ăn thu nhận của gà qua các tuần tuổi (g/con/ngày) (n = 3). 44
Bảng 4.6. Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng của gà ( n = 3, kg)...45
Bảng 4.7. Kết quả mổ khảo sát của gà thí nghiệm lúc 70 ngày tuổi (n = 6)
47

Bảng 4.8. Tỷ lệ đẻ của gà ISA - BROWN thương phẩm giai đoạn 19 – 30 tuần
tuổi (n=20)............................................................................................................... 48
Bảng 4.9. Năng suất trứng của gà ISA – BROWN giai đoạn 19 - 30 tuần tuổi
50

Bảng 4.10. Lượng thức ăn thu nhận của đàn gà ISA - BROWN đẻ trứng
thương phẩm 19 - 30 tuần tuổi (g/con/ngày)....................................... 52

Bảng 4.11. Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng (kg thức ăn/10 trứng, n=3)..........54
Bảng 4.12. Kết quả đánh giá màu lòng đỏ trứng từ tuần 21 đến tuần 30 (n=10)
55

Bảng 4.13. Kết quả đánh giá khối lượng trứng từ tuần 21 đến tuần 30(n= 10)
56


vii


DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ
Biểu đồ 4.1. Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của gà JA - DABACO...................41
Biểu đồ 4.2. Tốc độ sinh trưởng tương đối của gà JA - DABACO.................43
Biểu đồ 4.3. Lượng thức ăn thu nhận của gà JA – DABACO............................ 44
Biểu đồ 4.4. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng của gà JA – DABACO. 46
Biểu đồ 4.5. Tỷ lệ đẻ của gà ISA - BROWN thương phẩm giai đoạn 19 – 30
tuần tuổi................................................................................................................. 49
Biểu đồ 4.6. Lượng thức ăn thu nhận của gà ISA - BROWN đẻ trứng thương

phẩm (19-30 tuần tuổi)................................................................................... 53
Hình 2.1.

Sơ đồ hệ sinh dục của gia cầm cái......................................................... 10

Hình 1.

Gà 10 tuần tuổi................................................................................................... 64

Hình 2.


Chế phẩm bã nghệ đã ép đùn.................................................................... 64

Hình 3.

Trang trại gà......................................................................................................... 65

Hình 4.

Màu sắc lịng đỏ trứng ở các lô TN........................................................ 65

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Tên tác giả: Nguyễn Thị Thu Thủy
2. Tên luận văn: “Ảnh hưởng của việc bổ sung bã nghệ vào khẩu phần ăn

đến sức sản xuất của gà JA – DABACO và ISA - BROWN”.
3. Ngành: Chăn nuôi

Mã số: 60 62 01 05

4. Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
5. Kết quả nghiên cứu chính
Hiện nay, kháng sinh được sử dụng rộng rãi trong thức ăn chăn ni như
chất kích thích tăng trưởng sinh trưởng của gia súc và gia cầm. Việc sự dụng kháng
sinh với liều thấp nhưng trong thời gian kéo dài tạo ra những chủng vi sinh kháng
kháng sinh tồn tại trong sản phẩm cuối cùng và ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu
dùng. Do đó, việc dùng kháng sinh như chất kích thích tăng trưởng trong thức ăn

gia súc đã bị cấm ở Liên minh châu Âu kể từ tháng 1 năm 2006. Do lệnh cấm này của
EU đã làm áp lực tăng lên đối với các nhà chăn nuôi ở các khắp nơi trên thế giới,
các chất thay thế và các chiến lược khuyến khích tăng trưởng và phịng chống dịch
bệnh đang được nghiên cứu, trong đó sản phẩm thảo mộc và thảo dược đã nhận
được sự quan tâm ngày càng cao. Đồng thời những sản phẩm dùng chất phụ gia
được sự chấp nhận rộng rãi của người tiêu dùng như các chất phụ gia tự nhiên.
Một trong những loại phụ gia hay được sử dụng đó là củ nghệ. Các chất có
hoạt tính sinh học quan trọng của bột nghệ làm cho nó trở thành một chất thay thế
tiềm năng cho các kháng sinh trong chế độ ăn cho gia súc. Một số nghiên cứu trên
thế giới đã được tiến hành để đánh giá ảnh hưởng của nó đối với hiệu quả của gà
thịt, gà đẻ và một số loại gia súc khác, tuy nhiên ở Viêt Nam những nghiên cứu như
thế cịn rất hạn chế. Do đó nghiên cứu được thiết kế để đánh giá ảnh hưởng của bã
nghệ tới một số chỉ tiêu trên gà thịt JA-DABACO và gà đẻ ISA – BROWN.
Tổng cộng 270 gà thịt JA-DABACO (1-70 ngày tuổi) và 240 gà đẻ (19 tuần tuổi) ISA
- BROWN được sử dụng trong thí nghiệm với 3 lần lặp lại bản. Thí nghiệm được thiết kế
theo kiểu phân lô so sánh giữa lô đối chứng là khẩu phần ăn cơ sở không bổ sung bã
nghệ và lơ thí nghiệm là KPCS với các mức bổ sung bã nghệ khác nhau trên hai đối
tượng là gà thịt và gà đẻ. Kết quả nghiên cứu cho thấy bổ sung bã nghệ làm ảnh hưởng
đến tỉ lệ nuôi sống của gà thịt JA – DABACO cụ thể: Tỷ lệ nuôi sống cả kỳ của lô ĐC thấp
nhất là 89.73%; lô TN1 là 99.78%; lô TN2 cao nhất là 99.88%. Đồng thời, màu sắc, da
chân, mào của 2 lô thí nghiệm đẹp hơn, dễ bán hơn phù hợp thị hiếu người tiêu dùng .
Khả năng cho thịt của hai lơ thí nghiệm sử dụng thức ăn có khẩu phần bã nghệ (lô TN 1
và lô TN 2) cao hơn hẳn so với khả năng cho thịt của lô ĐC không sử

ix


dụng bã nghệ vào khẩu phần thức ăn. Cụ thể khối lượng thân thịt ở lô ĐC
là 853,3g, lô TN1, 2 lần lượt là 1066,7g; 1120,3g. Bổ sung bã nghệ làm tăng
màu sắc da gà theo quan sát bằng mắt thường.

Trên đối tượng gà đẻ ISA - BROWN, bổ sung bã nghệ có kết quả trong thời
gian ngắn (sau 12 tuần), màu sắc lịng đỏ lơ ĐC 8,67; ở TNI cao hơn lô ĐC 10,20; lô
TNII 11,43; lô TNIII cao nhất lên đến 13,53. Kết quả trong khóa luận chỉ là những
bước đầu nghiên cứu. Thí nghiệm nên được lặp lại ở quy mô lớn hơn, thử nghiệm
trên nhiều đối tượng gà khác nhau để, từ đó triển khai sản xuất diện rộng.

x


THESIS ABTRACT
1. Name ofAuthor: Nguyễn Thị Thu Thủy
2. Thesis title: “Effect of supplementation of tumeric residue powder on

meat and egg production in JA-DABACO and ISA – BROWN”.
3 Major: Animal science

Code: 60 62 01 05

4. University: Vietnam national University of Agriculture
5. Main finding
Antibiotics at subtherapeutic doses have been widely used in animal feed as
growth promoters to enhance animal growth performance and production. In the
presence of low levels of antibiotics, resistant cells survive and grow producing an
antibiotic resistant population in the final products. Therefore, the application of
antibiotics as growth promoters in the animal feed has been banned in the European
Union since January 2006. As a result of this ban in EU and growing pressure on
livestock producers in other parts of the world, alternative substances and strategies
for animal growth promotion and disease prevention are being investigated, among
which phytogenic and herbal products have received increased attention since they
have acquired more acceptability among consumers as natural additives.

The significant biological properties of turmeric powder make it a potential
substitute for infeed antibiotics in livestock diets. A number of studies have been
conducted to evaluate its effects on the performance of broiler chickens, laying hens
and rabbits, however, the results have not been consistent. Keeping in view the
medicinal attributions of Curcuma longa, the current study was designed to evaluate
the effects of increasing levels of turmeric resdidue powder on performance, carcass
characteristics on JA-DABACO and ISA - BROWN chicken.

A total of 270 JA-DABACO and 240 ISA BROWN chicken were allocated to
four treatments with three replicates. The dietary treatments consisted of the
basal diet as control, different level of turmeric residue powder added to the
basal diet for JA-DABACO and ISA - BROWN. Body weight gain and daily feed
intake of chickens at different periods were influenced by the dietary treatments.
Control chicken is 853,3g, in experiment I and II is 1066,7g and 1120,3g.
Broilers fed turmeric residue powder supplemented diets exhibited better
feed efficiency over the grower and entire experimental periods in comparison
with control group (P<0.05). Chicken skin of broilers fed turmeric residue powder
is more yellow compared to the group without turmeric powder in feed.

xi


Yolk eggs colour from ISA - BROWN hens with turmeric residue
powder added is 8,67 in experiment I group, higher than control group 10,20;
and the highes is the eggs from experiment III (13,53). Daily feed intake of
chickens at different periods was not influenced by the dietary treatments.

xii



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong mấy năm trở lại đây, ngành chăn nuôi nước ta đã phát
triển mạnh mẽ và ngày càng chăn nuôi với quy mô lớn hơn. Cùng với sợ
phát triển đó nền nơng nghiệp nói chung và ngành chăn ni nói riêng
cũng có những bước phát triển theo, đặc biệt nghề chăn nuôi gia cầm.
Màu sắc của lòng đỏ, vỏ trứng, màu vàng của da, mỡ, chân là
những chỉ tiêu quan trọng của chất lượng trứng, thịt gà thương phẩm và
ảnh hưởng đến thị hiếu của người tiêu dùng của nhiều nước như: Mĩ,
Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Ý, Hy Lạp, Ba Lan, Việt Nam...(Galobart et
al., 2004; Hernandez, 2005; Castaneda et al., 2005). Đặc biệt, màu sắc của
các sản phẩm trên ở gia cầm được quyết định bởi nguồn thức ăn.
Để đáp ứng nhu cầu về thịt và trứng gia cầm ngày càng cao của thị
trường, cùng với việc tăng nhanh tổng đàn gia cầm bằng phương thức chăn
nuôi công nghiệp, ngành chăn nuôi gia cầm đã và đang đưa nhiều tiến bộ khoa
hoc kĩ thuật vào áp dụng trong sản xuất, từ khâu cải tạo giống, nâng cao chất
lượng thức ăn đến cải tiến quy trình chăm sóc, ni dưỡng…Trong đó việc cải
thiện chất lượng thức ăn chăn nuôi, đáp ứng đầy đủ nhu cầu protein, năng
lượng, vitamin, axit amin, các chất khoáng và đưa vào sử dụng một số loại thức
ăn bổ sung được các nhà sản xuất quan tâm. Để cải thiện màu sắc lòng đỏ và
các sản phẩm của gia cầm các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi thường sử dụng
các chất tạo màu tự nhiên hoặc nhân tạo bổ sung vào thức ăn. Tuy nhiên, việc
các nhà chăn nuôi gia cầm thường xuyên sử dụng một lượng lớn hóa chất,
kháng sinh để phịng, trị bệnh và kích thích sinh trưởng đã gây ra những tác hại
không nhỏ: tồn dư hóa chất và kháng sinh trong trứng, thịt, gây ô nhiễm môi
trường chăn nuôi và sinh ra một số vi khuẩn kháng kháng sinh. Chính vì thế
trong thời gian qua tình hình dịch bệnh trên gia cầm diễn ra rất phức tạp đặc biệt
là dịch cúm gia cầm, các bệnh về đường tiêu hóa: bệnh Cầu trùng, E.coli,
Samonella... thường xuyên xảy ra trên gia cầm đã gây ra những thiệt hại không
nhỏ cho người chăn nuôi. Trong những năm gần đây, một số sản phẩm tạo màu

có nguồn gốc tự nhiên đã được nhập vào nước ta và được nhiều công ty thức
ăn chăn nuôi sử dụng mặc dù có giá thành tương đối cao.

1


Sử dụng cây thuốc phòng trị bệnh cho gia súc, gia cầm thay thế
kháng sinh (đặc biệt trong phòng bệnh và có khả năng kích thích tăng
trưởng) sẽ giảm được giá thành, tạo thực phẩm sạch và an toàn.

Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm mà vẫn nâng cao sức
khỏe của vật nuôi việc sử dụng một số nguồn nguyên liệu có sẵn
trong tự nhiên như bã nghệ, bột nghệ để nâng cao chất lượng sản
phẩm, đạt hiểu quả kinh tế cao trong chăn nuôi gia cầm.
Từ ngàn xưa, người Ấn Độ đã phát hiện ra công dụng không ngờ từ nghệ
như bảo vệ gan, chữa lành vết thương nên nghệ được dùng trong bữa ăn hàng
ngày. Curcumin là thành phần hoạt chất chính trong nghệ, giúp tăng bài tiết dịch
mật tiêu hóa chất béo, bảo vệ cho gan. Sau đây là một vài khám phá mới về hoạt
chất thần kỳ curcumin trong nghệ. Nghệ có tác dụng rất quan trong với con
người giúp giảm cân, lưu thông và lọc máu, giúp cơ thể chống lại các vi khuẩn
sống ký sinh trong ruột, đặc biệt tốt cho hệ tiêu hóa, giúp chống ung thư, kháng
viêm, giảm nguy cơ nhiễm trùng , giúp khử trùng, mau lành vết thương. Nghệ
chứa : Nước 13,1%; protein 6,3%; chất béo 5,1%; chất vơ cơ 3,5%; sợi 2,6%;
carbonhydrat 69,4% và caroten tính theo vitamin A. Các chất màu phenolic trong
củ Nghệ chủ yếu là dẫn chất của diarylheptan, 3 chất chủ yếu là curcumin, bis(4hydroxy-cinnamoyl)- methan và 4-hydroxycinamoyl feruloyl methan.

Theo một số tài liệu nghệ có tác dụng rất quan trọng giúp cơ thể
chống lại các vi khuẩn sống ký sinh trong ruột, đặc biệt tốt cho hệ tiêu
hóa, giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng, giúp khử trùng, mau lành vết
thương. Đặc biệt thành phần curcumin có trong nghệ khi bổ sung vào

trong thức ăn của gia cầm không những đảm bảo vể sức khỏe cho con
vật mà còn cải thiện mầu sắc của da và lịng đỏ trứng. Vì vậy, nghiên cứu
ảnh hưởng của việc bổ sung bã nghệ đến màu sắc, chất lượng thịt và
lòng đỏ trứng là hết sức cần thiết. Xuất phát từ yêu cầu sản xuất chúng
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Ảnh hưởng của việc bổ sung bã nghệ vào
khẩu phần ăn đến sức sản xuất của gà JA – DABACO và ISA - BROWN”.

1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài được thực hiện với mục đích sau:
- Đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung bã nghệ trong khẩu

phần đối với sức sản xuất thịt của gà JA – DABACO.

2


- Đánh giá ảnh hưởng của các mức sử dụng bã nghệ trong khẩu phần tới
sức sản xuất và màu sắc lòng đỏ trứng thương phẩm của gà ISA - BROWN.

1.3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài được tiến hành nhằm bước đầu đánh giá việc sử dụng bã nghệ
vào khẩu phần ăn đến sức sản xuất thịt của gà JA – DABACO, sức sản xuất
trứng và màu sắc lòng đỏ trứng thương phẩm của gà ISA - BROWN.

1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nếu thành công, đề tài sẽ góp phần cho thực tiễn chăn ni gia
cầm một nguồn phụ phẩm làm tăng năng suất, chất lượng thịt, trứng
phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Giảm giá thành sản phẩm,
tạo điều kiện cho hộ nông dân chăn nuôi gia cầm phát triển về kinh tế.


3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA GIA CẦM
2.1.1. Khái niệm sinh trưởng
Sinh trưởng là quá trình tích luỹ chất hữu cơ do đồng hố và dị hoá, là
sự tăng chiều dài, chiều cao, bề ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn
bộ cơ thể con vật trên cơ sở tính chất di truyền của đời trước. Sự sinh
trưởng chính là sự tích lũy dần các chất mà chủ yếu là protein. Tốc độ và sự
tổng hợp protein cũng chính là tốc độ hoạt động của các gen điều khiển sự
sinh trưởng của cơ thể (Trần Đình Miên và Nguyễn Kim Đường, 1992).
Chamber (1990), đã định nghĩa sinh trưởng là sự tổng hợp các bộ phận
như thịt, xương, da. Những bộ phận này không những khác nhau về tốc độ sinh
trưởng mà còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng. Sự tăng trưởng thực sự khi
các tế bào mơ cơ có tăng thêm về khối lượng, số lượng và các chiều đo. Vì vậy
béo mỡ khơng phải là tăng trưởng, nó được gọi là sự tăng trọng của cơ thể, vì
béo mỡ chủ yếu là tích luỹ nước, khơng có sự phát triển của thân, mô, cơ.
Sự tăng trưởng của sinh vật bắt đầu từ khi trứng được thụ tinh cho đến lúc cơ
thể trưởng thành và được chia hai giai đoạn chính: giai đoạn trong thai (trong cơ thể
mẹ) và giai đoạn ngoài thai (ngoài cơ thể mẹ). Như vậy, cơ sở chủ yếu của sinh
trưởng gồm hai quá trình: tế bào sản sinh và tế bào phát triển, trong đó sự phát triển
là chính. Theo Phùng Đức Tiến (1996), trong q trình sinh trưởng thì trước hết là
kết quả của sự phân chia tế bào, tăng thể tích tế bào để tạo nên sự sống.

2.1.2. Những chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng trong chăn nuôi
- Khối lượng cơ thể: Thường được theo dõi theo từng tuần tuổi và đơn vị
tính là kg/con hoặc g/con. Để xác định khối lượng cơ thể ở các khoảng thời gian

khác nhau người ta còn biểu thị khối lượng thông qua đồ thị sinh trưởng.

Khối lượng cơ thể ở từng thời kỳ là thông số để đánh giá sự sinh
trưởng một cách đúng đắn nhất, song lại không chỉ ra được sự khác nhau về
tỷ lệ sinh trưởng của các thành phần trong khoảng thời gian của các độ tuổi.
- Sinh trưởng tuyệt đối: Là sự tăng lên về khối lượng, kích thước, thể tích
cơ thể trong khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát (T.C.V.N.2.39, 1977) sinh

4


trưởng tuyệt đối thường tính bằng g/con/ngày hoặc g/con/tuần. Đồ
thị sinh trưởng tuyệt đối có dạng parabol. Giá trị sinh trưởng tuyệt
đối càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.
- Sinh trưởng tương đối: Là tỷ lệ phần trăm tăng lên về khối lượng,

kích thước và thể tích cơ thể lúc kết thúc khảo sát so với lúc đầu khảo sát

(T.C.V.N.2.40, 1977). Đồ thị sinh trưởng tương đối có dạng hypebol. Gà
cịn non có sinh trưởng tương đối cao, sau đó giảm dần theo tuổi.
- Đường cong sinh trưởng: Là đường cong biểu thị sinh

trưởng của gia súc, gia cầm nói chung.
Theo tài liệu của Chamber.J.R (1988) đường cong sinh trưởng
của gà thịt có 4 đặc điểm chính gồm 4 pha:
+ Pha sinh trưởng tích luỹ tăng tốc nhanh sau khi nở.
+ Điểm uốn của đường cong tại thời điểm có sinh trưởng cao nhất.
+ Pha sinh trưởng có tốc độ giảm dần sau điểm uốn.
+ Pha sinh trưởng tiệm cận với giá trị khi gà trưởng thành.


Đồ thị sinh trưởng tích lũy biểu thị một cách đơn giản nhất về
đường cong sinh trưởng. Đường cong sinh trưởng không những
được sử dụng để chỉ rõ về khối lượng mà còn làm rõ về mặt chất
lượng, sự sai khác giữa các dịng, giống, giới tính.
2.1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của gia cầm
- Ảnh hưởng của dịng giống
Trong cùng điều kiện chăn ni, mỗi giống khác nhau có khả năng
sinh trưởng khác nhau. Theo Nguyễn Mạnh Hùng và cs. (1994), sự khác
nhau về khối lượng cơ thể gia cầm là rất lớn, giống gà kiêm dụng năng
suất thịt cao hơn giống gà hướng trứng từ 500 – 700 g/con (13 - 30%).
Theo tài liệu của Chambers. J.R (1990), thì nhiều gen ảnh hưởng đến sự
phát triển của cơ thể gà. Có gen ảnh hưởng đến sự phát triển chung hoặc ảnh
hưởng tới sự phát triển theo nhóm tính trạng hay một vài tính trạng riêng lẻ.

- Ảnh hưởng của tính biệt và tốc độ mọc lơng
Tốc độ mọc lơng có liên hệ với chất lượng thịt gia cầm, những
gia cầm có tốc độ mọc lơng nhanh thường có chất lượng thịt tốt
hơn. Đây cũng là tính trạng di truyền liên kết với giới tính.
5


- Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng
Dinh dưỡng là một trong những nhân tố quan trọng quyết định
đến khả năng sinh trưởng của gia cầm, khi đáp ứng đủ nhu cầu dinh
dưỡng thì thời gian đạt khối lượng tiêu chuẩn sẽ giảm xuống.
Theo Chambers J.R (1990), thì tương quan giữa tăng trọng của gà và
hiệu quả sử dụng thức ăn khá cao (r = 0,5 - 0,9). Để phát huy khả năng sinh
trưởng của gia cầm không những cần cung cấp đủ năng lượng thức ăn theo
nhu cầu mà còn phải đảm bảo cân bằng protein, acid amin và năng lượng.


- Ảnh hưởng của môi trường
Điều kiện môi trường có ảnh hưởng lớn đến q trình sinh
trưởng của gia cầm. Nếu điều kiện môi trường là tối ưu cho sự sinh
trưởng của gia cầm thì gia cầm khỏe mạnh, lớn nhanh, nếu điều
kiện mơi trường khơng thuận lợi thì tạo điều kiện cho vi sinh vật
phát triển gây bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của gia cầm.
2.2. KHẢ NĂNG CHO THỊT VÀ CHẤT LƯỢNG THỊT
2.2.1. Về khả năng cho thịt của gà
Khả năng cho thịt là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong chăn
nuôi gia cầm, khả năng cho thịt phụ thuộc rất nhiều vào dòng, giống. Năng
suất cho thịt của các dịng, giống khác nhau thì khác nhau đồng thời chất
lượng thịt cũng khác nhau, điều này liên quan chặt chẽ với yếu tố di truyền.
Các chỉ tiêu khác cũng mang tính chất đặc trưng cho dịng, giống: Tỷ lệ thịt
xẻ, tỷ lệ thịt đùi, lườn, cánh, xương, mỡ bụng, lông, da,… Quan điểm này đã
được Đào Văn Khanh (2001), nghiên cứu và khẳng định .
Theo tác giả Ngô Giản Luyện (1994), cho rằng : Trong cùng dòng, năng
suất, chất lượng và tỷ lệ các phần thân thịt cũng khác nhau giữa trống và mái.

Theo Chambers (1990), giữa các dịng ln có sự khác nhau về di
truyền năng suất thịt xẻ, tỷ lệ các phần như thịt đùi, thịt ngực, cánh, chân
hay phần thịt ăn được (không xương) và từng phần thịt, xương, da.
Ngô Giản Luyện (1994), khi khảo sát năng suất thịt của 3 dòng V 1, V3,
V5 giống gà Hybro HV85 cho thấy giữa các dịng có sự sai khác nhau rõ rệt.
Trong cùng một dịng thì tính biệt cũng có sự khác nhau : Tỷ lệ thân thịt gà
trống cao hơn gà mái và tỷ lệ thịt ngực của gà mái cao hơn gà trống.

6


Nguyễn Văn Thiện và Hoàng Phanh (1999), nghiên cứu khả

năng sinh trưởng và sinh sản của gà Mía cho biết, nhìn chung tỷ lệ
thân thịt, thịt đùi, thịt lườn ở gà Mía cao hơn ở gà Ri.
Trần Cơng Xn và cs. (1998) Nghiên cứu khả năng cho thịt của
gà Tam Hoàng Jiangcun cho kết quả mổ khảo sát ở giai đoạn 15 tuần
tuổi đạt tỷ lệ thân thịt 67,97%, tỷ lệ thịt ức trên thân thịt đạt 20,61%, tỷ
lệ thịt đùi trên thân thịt 24,22%. Tỷ lệ nước ở thịt ức là 73,33% thấp hơn
thịt gà công nghiệp 1%, tỷ lệ protein thịt ức đạt 24,06 – 24,57% cao hơn
thịt gà công nghiệp 1 % và tương đương với gà Ri.

Trần Công Xuân và cs. (2000), nghiên cứu công thức lai kinh tế
giữa gà Kabir và Lương Phượng hoa cho thấy tỷ lệ thân thịt 72,04 –
72,32%, tỷ lệ thịt đùi 20,64 – 21,43%, tỷ lệ thịt ngực 20,68 – 20,80%.
2.2.2. Về chất lượng thịt gà
Chất lượng thịt được phản ánh qua phân tích hàm lượng thành phần các
chất dinh dưỡng có trong thịt gà, thành phần này có sự khác nhau giữa các
dòng, giống và độ tuổi. Chất lượng thịt thường được đánh giá qua hàm lượng
vật chất khô, tỷ lệ protein, lipit, khống tổng số…Vật chất khơ thể hiện độ chắc
của thịt, protein thể hiện giá trị dinh dưỡng, mỡ thể hiện độ béo của thịt, khoáng
tạo nên vị đậm đà. Giá trị của thịt còn phụ thuộc vào những yếu tố khác như hàm
lượng và tỷ lệ các axit amin, hàm lượng vitamin, khoáng đa vi lượng, các hoạt
chất sinh học… Ngồi ra các chất có ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ con người
như cholesterol cũng được xem xét để đánh giá chỉ tiêu về chất lượng.

Chất lượng của sản phẩm thịt bị ảnh hưởng rất lớn bởi tốc độ sinh
trưởng . Theo Proudman J.A et al. (1970), nghiên cứu gà Plymouth trắng
khi cho ăn tự do và mổ khảo sát lúc 6 tuần tuổi, phân tích thịt cho thấy
nhóm sinh trưởng nhanh tỷ lệ nước 68,1%, protein 20,7%, mỡ 6,9% và
khống 3%. Cịn nhóm sinh trưởng chậm cho tỷ lệ tương ứng các tanh
phần là 69,8%; 20,6% và 4,8%; 3,1% (Nguyễn Mạnh Hùng và cs., 1994).


Chamber (1990), tốc độ sinh trưởng có tương quan âm với tỷ
lệ mỡ (-0,39) và tương quan dương với phần trăm protein (0,53) với
độ ẩm (0,32) và khoáng tổng số (0,14).
Theo Trần Cơng Xn và cs. (1999), tính biệt cũng quy định chất lượng
thịt . Thịt gà Tam Hồng 882 ni đến 13 tuần tuổi, ở con trống thịt ngực có tỷ lệ

7


protein 24,13%; mỡ 0,38% và khoáng tổng số 1,26%, thịt đùi có tỷ lệ
protein 20,07%; mỡ 1,37% và khống tổng số 1,08%. Đối với con mái
thịt ngực có các giá trị tương ứng là 24,72%; 0,306% và 1,31%, thịt
đùi có các giá trị tương ứng là 20,91%; 1,673% và 1,26%.
Nhu cầu tiêu dùng hiện nay là chất lượng thịt, vì vậy việc nghiên
cứu phương thức chăn nuôi , thức ăn dinh dưỡng , thời gian nuôi và
tuổi xuất bán phù hợp của gà nuôi luôn luôn là vấn đề cần thiết, vì nó
liên quan đến thị hiếu người tiêu dùng và giá thành sản phẩm.

2.3. CƠ SỞ VỀ TIÊU TỐN THỨC ĂN
Tiêu tốn thức ăn trên 1 kg tăng khối lượng là tỷ lệ chuyển hóa thức ăn để đạt
được tốc độ tăng trọng, vì tăng trọng là một chức năng chính của q trình chuyển
hóa thức ăn hay nói cách khác tiêu tốn thức ăn là hiệu suất giữa thức ăn trên kg
tăng trọng. Chi phí thức ăn chiếm tới 70% giá thành sản phẩm. Tiêu tốn thức ăn trên
kg tăng khối lượng càng thấp thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại. Khi tăng
trọng nhanh tức cơ thể nồng hóa, dị hóa tốt nên khả năng trao ñồi chất tăng cường,
làm cho hiệu quả sử dụng thức ăn cao, dẫn ñến tiêu tốn thức ăn thấp. Chambers et
al. (1994) đã xác định được hệ số tương quan di truyền giữa khối lượng cơ thể và
tăng trọng với tiêu tốn thức ăn thường là rất cao từ 0,5 - 0,9.

Bùi Đức Lũng (1992) cho biết gà lai V 135 chi phí thức ăn cho

1 kg tăng khối lượng ở các độ tuổi 4 tuần: 1,91 kg; 5 tuần: 1,98 kg; 6
tuần: 2,01 kg; 7 tuần: 2,13 kg; 8 tuần: 2,26 kg.
Tiêu tốn thức ăn là một chỉ tiêu có ý nghĩa quyết định đến hiệu
quả kinh tế trong chăn ni gà thịt. Do vậy có rất nhiều cơng trình
nghiên cứu về chế độ dinh dưỡng và các chế phẩm bổ sung nhằm
phát huy được tiềm năng sinh trưởng và đem lại hiệu quả kinh tế cao.

2.4. VÀI NÉT VỀ GÀ JA - DABACO
Gà JA - DABACO chân vàng có mỏ vàng, mào nụ hoặc múi
khế, lơng ơm gọn và đỏ màu mận chín, chân cao và vàng đặc trưng
thể hiện vóc dáng hình thể của những “chiến kê” oai vệ.
Có khả năng kháng bệnh cao & thích nghi với đặc điểm khí hậu, thời
tiết cũng như điều kiện chăm sóc ni dưỡng nhiều vùng miền cả nước.

Thời gian nuôi:

100 - 105 ngày.

8


Giống gà JA – DABACO đạt bình quân: 1,8 – 2,2 kg/con.
Tiêu tốn thức ăn (FCR):

2,6 – 2,8 kg TĂ/1kg tăng trọng

Nhu cầu dinh dưỡng:
01 - 20 ngày tuổi:

Năng lượng trao đổi: 3100Kcal/kg .


21 - 60 ngày tuổi:

Năng lượng trao đổi: 3000 Kcal/kg .

61 ngày tuổi – xuất bán:

Năng lượng trao đổi 2950 Kcal/kg .

2.5. CƠ SỞ NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH SẢN Ở GIA CẦM MÁI
2.5.1. Sinh lý sinh sản ở gia cầm mái
Gia cầm mái thối hóa buồng trứng bên phải, chỉ còn lại buồng trứng
và ống dẫn trứng bên trái tồn tại và phát triển. Âm hộ gắn liền với tử cung và
cũng nằm trong lỗ huyệt, do đó lỗ huyệt đảm bảo ba chức năng: chứa phân,
chứa nước tiểu và cơ quan sinh dục. Khi giao phối, gai giao cấu của con
trống áp sát vào lỗ huyệt của con mái và phóng tinh vào âm hộ.
Kích thước và hình dạng buồng trứng phụ thuộc vào tuổi và loại gia cầm.
Gà một ngày tuổi buồng trứng có kích thước 1 - 2mm, khối lượng khoảng 0,03g.
Thời kỳ gà đẻ buồng trứng có hình chum nhỏ, khối lượng khoảng 45 - 55g chứa
nhiều tế bào trứng. Sự hình thành buồng trứng và tuyến sinh dục xảy ra vào thời
kỳ đầu của sự phát triển phôi. Sau mỗi lứa tuổi lại có những thay đổi về cấu trúc
và chức năng của buồng trứng. Buồng trứng có miền vỏ và miền tuỷ. Bề mặt vỏ
được phủ bằng một lớp biểu mơ có lớp tế bào hình trụ hay lăng trụ thấp. Dưới
chúng có 2 lớp nang với các tế bào trứng. Nằm ở lớp ngồi là những nang nhỏ
có đường kính đến 400 micron, trong lớp sâu hơn có những nang lớn hơn với
đường kính 800 micron hay to hơn. Chất tuỷ được cấu tạo từ mơ liên kết, có
nhiều mạch máu và dây thần kinh. Trong chất tuỷ có những khoang được phủ
bằng biểu mô dẹt và tế bào kẽ.
Chức năng chủ yếu của buồng trứng là tạo trứng. Quá trình phát triển của tế
bào trứng trải qua ba thời kỳ: tăng sinh, sinh trưởng và chín. Trước khi bắt đầu đẻ,

buồng trứng gà có khoảng 3500 - 4000 trứng, mỗi tế bào có một nỗn hồng.

Tế bào trứng tăng trưởng nhanh, đặc biệt là lòng đỏ. Trong 3 - 14 ngày
lòng đỏ chiếm 90 - 95% khối lượng tế bào trứng, thành phần chính gồm: protein,
photpho, lipit, mỡ trung hịa, các khống chất và vitamin. Đặc biệt, lịng đỏ được
tích lũy mạnh vào ngày từ 9 đến 4 ngày trước khi trứng rụng. Việc tăng quá trình

9


sinh trưởng của tế bào trứng là do foliculin được tiết chế ở buồng
trứng khi gà mái thành thục sinh dục.
Sự rụng trứng được tính khi tế bào trứng rời khỏi buồng trứng rơi
vào loa kèn. Sự rụng trứng chỉ xảy ra một lần trong ngày, nếu gà đẻ trứng
vào cuối buổi chiều (16 giờ) thì sự rụng trứng được thực hiện vào buổi
sáng hôm sau. Trứng được giữ lại trong ống dẫn trứng làm đình trệ sự
rụng trứng tiếp theo. Sự rụng trứng của gà thường xảy ra từ 2-14 giờ.

Hình 2.1. Sơ đồ hệ sinh dục của gia cầm cái
Chu kỳ rụng trứng phụ thuộc vào các yếu tố: điều kiện ni dưỡng, chăm
sóc, lứa tuổi và trạng thái sinh lý của gia cầm. Nếu thức ăn kém chất lượng, nhiệt độ
khơng khí cao sẽ làm giảm sự rụng trứng và đẻ trứng. Theo nghiên cứu của Lê Huy
Liễu và cs. (2003) ở Xí nghiệp gà giống Lương Mỹ - Tam Dương vào mùa nóng
0

(tháng 5 - 7) với nhiệt độ 35 - 40 C thì sức đẻ trứng của gà ISA - BROWN đã giảm 15 20%. Ngoài ra, gà nhiễm bệnh cũng hạn chế khả năng rụng trứng.

2.5.2. Cơ chế điều hịa q trình phát triển và rụng trứng
Các hormone hướng sinh dục của tuyến yên là FSH và LH kích thích sự sinh
trưởng và chín của trứng. Nang trứng tiết ra oestrogen trước khi trứng rụng vừa có

tác dụng kích thích hoạt động của ống dẫn trứng hoặc vừa ảnh hưởng lên tuyến yên
ức chế tiết FSH và LH. Như vậy, tế bào trứng phát triển và chín chậm lại làm ngừng
rụng trứng khi tế bào còn trong ống dẫn trứng hoặc tử cung (chưa đẻ).

10


Gà mái mới đẻ trứng thường cho trứng hai lòng đó là do FSH và LH hoạt
động mạnh, kích thích một lúc hai tế bào trứng chín và rụng. LH chỉ tiết vào buổi
tối, từ lúc bắt đầu tiết đến khi rụng trứng khoảng 6 - 8 giờ. Vì vậy, việc chiếu
sáng bổ sung vào buổi tối làm chậm tiết LH dẫn đến chậm rụng trứng từ 3 - 4
giờ. Việc chiếu sáng bổ sung 3 - 4 giờ buổi tối thực chất là để gà ổn định và tập
trung vào khoảng 8 - 11 giờ sáng. Nếu không đảm bảo đủ thời gian chiếu sáng 15
- 18 giờ/ ngày thì gà sẽ đẻ cách nhật và giảm năng suất trứng.

Như vậy, điều hòa sự rụng trứng là do yếu tố thần kinh thể
dịch ở tuyến yên và buồng trứng phụ trách. Ngồi ra cịn có cả thần
kinh cấp cao và vỏ bán cầu đại não tham gia quá trình này.
2.6. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC ĐẺ TRỨNG CỦA GIA
CẦM
* Các yếu tố di truyền cá thể
+ Tuổi thành thục sinh dục
Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới sức đẻ trứng của gia cầm. Tuổi
thành thục sinh dục của cá thể được xác định qua tuổi đẻ quả trứng đầu tiên. Tuổi thành
thục sinh dục ở các gia cầm khác nhau là khác nhau: ở gà là 150 - 190 ngày, vịt 130 - 200
ngày và ngỗng 210 - 250 ngày (Nguyễn Mạnh Hùng và cs., 1994). Theo Taylor and Bogar
(1988), tuổi thành thục sinh dục của gia cầm có hệ số di truyền h

2 = 0,35. Tuổi


thành thục sinh dục phụ thuộc vào nhiều yếu tố
như: dòng, giống, hướng sản xuất, chế độ dinh dưỡng, chăm sóc, quản lý,... Để đạt sản
lượng trứng cao thì gia cầm ở tuổi thành thục sinh dục phải phù hợp tiêu chuẩn
của giống và giữ được sức bền đẻ trứng bằng cách cho ăn hạn chế để khống chế

được khối lượng gia cầm.
+ Cường độ đẻ trứng
Cường độ đẻ trứng của gia cầm là sức đẻ trứng của gia cầm
trong một thời gian nhất định (tương đối ngắn). Đây là một chỉ tiêu có
liên quan mật thiết với sản lượng trứng mà thơng qua đó người ta có
thể ước tính sức sản xuất trứng của gia cầm trong cả năm. Hệ số
tương quan giữa sản lượng trứng 3 - 4 tháng đầu là chặt chẽ (0,7 - 0,9).

+ Thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng sinh học
11


×