Tải bản đầy đủ (.docx) (88 trang)

(Luận văn thạc sĩ) ảnh hưởng của tuổi, mùa vụ đến chất lượng tinh dịch của trâu murrah nuôi tại trạm nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh moncada

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 88 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

VŨ TRUNG HIẾU

ẢNH HƯỞNG CỦA TUỔI, MÙA VỤ ĐẾN CHẤT
LƯỢNG TINH DỊCH CỦA TRÂU MURRAH NUÔI
TẠI TRẠM NGHIÊN CỨU VÀ SẢN XUẤT TINH
ĐÔNG LẠNH MONCADA
Chuyên ngành:

Chăn nuôi

Mã số:

60.62.01.05

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Bá Mùi
2. TS. Lê Văn Thông

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu
và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được cơng bố
trong bất kì cơng trình nghiên cứu nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã
được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Vũ Trung Hiếu

i


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình nghiên cứu để hồn thành luận văn của mình, tơi đã nhận
được sự chỉ bảo tận tình, sự giúp đỡ quý báu của các thầy giáo, cô giáo, các nhà
khoa học, các nhà quản lý, cán bộ công nhân viên Trung tâm giống gia súc lớn
Trung ương, Trạm nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Moncada.

Nhân dịp này, cho phép tôi được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới:
TS. Lê Văn Thơng - Giám đốc Trung tâm Giống gia súc lớn Trung ương,
PGS.TS. Nguyễn Bá Mùi – Bộ mơn sinh lý tập tính động vật, Khoa chăn nuôi – Học
Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tơi
trong suốt q trình thực hiện đề tài, đánh giá kết quả và hoàn thành luận văn đồng
thời bồi dưỡng cho tôi những kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm quý báu.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Lê Bá Quế, chủ nhiệm đề tài cấp Bộ “Nghiên
cứu sản xuất tinh trâu đông lạnh cọng rạ phục vụ công tác cải tạo giống trâu Việt
Nam” giai đoạn 2011-2014, đã cho phép tôi được sử dụng các kết quả của đề tài và
nhiệt tình giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu, hồn thành luận văn.

Với tình cảm sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo, cán bộ công
nhân viên Trung tâm giống gia súc lớn Trung ương, Trạm nghiên cứu và sản

xuất tinh đơng lạnh Moncada đã tận tình giúp đỡ để tơi hoàn thành luận văn này.
Để hoàn thành luận văn này, tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn tới các Thầy
giáo, Cô giáo, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Sinh lý tập tính động vật, Khoa Chăn
ni – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam, đã ủng hộ, tạo điều kiện giúp đỡ tơi hồn
thành các thủ tục cần thiết để bảo vệ thành công luận văn này.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tồn thể gia đình, bạn bè, anh em,
đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt,
động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn này!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Vũ Trung Hiếu

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan................................................................................................................................... i
Lời cảm ơn....................................................................................................................................... ii
Mục lục.............................................................................................................................................. iii
Danh mục các từ viết tắt........................................................................................................... v
Danh mục bảng............................................................................................................................. vi
Danh mục hình.............................................................................................................................. vi
Danh mục hình.............................................................................................................................. vi

Trích yếu luận văn..................................................................................................................... vii
Thesis abstract........................................................................................................................... viii
Phần 1. mở đầu.............................................................................................................................. 1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu................................................................. 1
1.2.
Mục tiêu của đề tài....................................................................................................... 2
1.3.
Ý nghĩa của đề tài......................................................................................................... 2
Phần 2. Tổng quan tài liệu....................................................................................................... 3
2.1.
Cơ sở khoa học............................................................................................................. 3
2.2.
Một số chỉ tiêu sinh vật học về tinh dịch trâu Murrah.............................. 3
2.2.1. Màu sắc tinh dịch......................................................................................................... 4
2.2.2. Thể tích tinh dịch (ml)................................................................................................ 4
2.2.3. pH tinh dịch..................................................................................................................... 6
2.2.4. Nồng độ tinh trùng C (tỷ/ ml).................................................................................. 6
2.2.5. Hoạt lực tinh trùng A (%).......................................................................................... 7
2.2.6. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình............................................................................................. 9
2.2.7. Tỷ lệ tinh trùng sống................................................................................................ 10
2.3.
Một số yếu tố ảnh hưởng tới phẩm chất tinh đông lạnh của trâu Murrah
11

2.3.1.
2.3.2.
2.3.3.
2.3.4.
2.3.5.

2.4.
2.5.
2.5.1.
2.5.2.

Giống và cá thể........................................................................................................... 11
Tuổi.................................................................................................................................... 12
Mùa vụ.............................................................................................................................. 12
Thức ăn............................................................................................................................ 13
Quản lý, chăm sóc và khai thác tinh................................................................ 13
Thụ tinh nhân tạo trâu bằng tinh đơng lạnh................................................ 14
Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước................................................ 15
Những nghiên cứu trong nước.......................................................................... 15
Những nghiên cứu ngoài nước......................................................................... 17

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu............................................................ 19
3.1.
Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu.................................................. 19
3.1.1. Vật liệu nghiên cứu................................................................................................... 19

iii


3.1.2.
3.1.3.
3.2.
3.3.
3.4.
3.4.1.


Địa điểm nghiên cứu................................................................................................ 19
Thời gian nghiên cứu.............................................................................................. 19
Điều kiện chăm sóc ni dưỡng....................................................................... 19
Điều kiện khí hậu khu vực ba vì h nội............................................................ 20
Nội dung nghiên cứu............................................................................................... 21
Ảnh hưởng của tuổi đến phẩm chất tinh dịch và khả năng sản xuất

tinh đông lạnh của trâu Murrah......................................................................... 21
3.4.2.

Ảnh hưởng của mùa vụ đến phẩm chất tinh dịch và khả năng sản xuất

tinh đông lạnh của trâu Murrah......................................................................... 21
3.4.3.

Tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu bằng tinh cọng rạ của trâu Murrah trên
đàn trâu cái địa phương........................................................................................ 22

3.5.
3.5.1.

Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 22
Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi đến phẩm chất tinh dịch

và khả năng sản xuất tinh đông lạnh của trâu Murrah.........................22
3.5.2.

Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của mùa vụ đến phẩm chất

tinh dịch và khả năng sản xuất tinh đông lạnh của trâu Murrah.....22

3.5.3. Phương pháp đánh giá tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu bằng tinh đông lạnh
cọng rạ của từng trâu Murrah trên đàn trâu cái địa phương............26
3.6.
Xử lý số liệu.................................................................................................................. 27
Phần 4. Kết quả và thảo luận............................................................................................... 29
4.1.
Ảnh hưởng của tuổi đến phẩm chất tinh dịch và khả năng sản xuất tinh
đông lạnh của trâu Murrah................................................................................... 29
4.1.1. Ảnh hưởng của tuổi đến phẩm chất tinh dịch của trâu Murrah.......29
4.1.2. Ảnh hưởng của tuổi đến khả năng sản xuất tinh đông lạnh của
trâu Murrah.................................................................................................................... 36
4.2.
Ảnh hưởng của mùa vụ đến phẩm chất tinh dịch và khả năng sản xuất
tinh đông lạnh của trâu Murrah......................................................................... 40
4.2.1. Ảnh hưởng của mùa vụ đến phẩm chất tinh dịch của trâu Murrah
40

4.2.2.

Ảnh hưởng của mùa vụ đến khả năng sản xuất tinh đông lạnh của

trâu Murrah.................................................................................................................... 46
4.3.

Tỷ lệ thụ thai của tinh trâu murrah đông lạnh dạng cọng rạ trên đàn trâu

cái địa phương............................................................................................................ 50
Phần 5. Kết luận và kiến nghị.............................................................................................. 52
5.1.
Kết luận............................................................................................................................ 52

5.2.
Kiến nghị......................................................................................................................... 52
Tài liệu tham khảo...................................................................................................................... 53
Phụ lục............................................................................................................................................. 64

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
%
0C

A
C
Cm
Cs
ĐTC
FAO
FSH
K
kg
km
KTT
LH
ml
n
PGF2α
SE

TTNT
V
VAC
%

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Nhiệt độ và độ ẩm ở khu vực nghiên cứu theo từng mùa trong giai
đoạn 2013-2016...................................................................................................... 21
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của tuổi đến phẩm chất tinh dịch của trâu Murrah..30
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của tuổi đến tỷ lệ các lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn và
các chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh dịch đạt tiêu chuẩn của trâu

Murrah........................................................................................................................ 37
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của tuổi đến số lượng tinh đông lạnh dạng cọng rạ trên lần
khai thác tinh đạt tiêu chuẩn.......................................................................... 39
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của tuổi đến hoạt lực tinh trùng sau giải đông của trâu
Murrah........................................................................................................................ 39
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của mùa vụ đến phẩm chất tinh dịch của trâu Murrah 41
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của mùa vụ đến tỷ lệ các lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn
và các chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh dịch

47

Bảng 4.7. Số lượng tinh đông lạnh dạng cọng rạ trên lần khai thác tinh đạt tiêu

chuẩn của trâu Murrah theo mùa vụ.......................................................... 49
Bảng 4.8. Hoạt lực tinh trùng sau giải đông của trâu Murrah theo mùa vụ

49

Bảng 4.9. Tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu của trâu Murrah....................................... 50

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Các dạng kỳ hình phổ biến của tinh trùng................................................. 9

vi


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Vũ Trung Hiếu
Tên Luận Văn: Ảnh hưởng của tuổi, mùa vụ đến chất lượng tinh dịch của
trâu Murrah nuôi tại Trạm Nghiên cứu và Sản xuất tinh đông lạnh Moncada.

Ngành: Chăn Nuôi

Mã số: 60.62.01.05

Tên Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp
Việt Nam Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá được ảnh hưởng của các yếu tố
lứa tuổi, mùa vụ đến một số chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh dịch và khả năng sản
xuất tinh cọng rạ của trâu Murah nuôi tại Trạm Nghiên cứu và sản xuất tinh đơng
lạnh Moncada, qua đó giúp cơ sở chăn ni trâu đực giống có biện pháp chăn ni,
khai thác tinh đạt hiệu quả cao với từng lứa tuổi trâu và ở từng mùa vụ trong năm.

Phương pháp nghiên cứu
Tổng số có 800 mẫu tinh dịch của 5 trâu đực giống Murrah (có độ tuổi, khối
lượng đồng đều) được nghiên cứu đánh giá. Mỗi trâu đực khai thác 160 mẫu tinh dịch ở

4 giai đoạn tuổi và 4 mùa trong năm. Các giai đoạn tuổi được phần chia gồm: từ 36 tháng
tuổi trở xuống, từ 37 đến 48 tháng tuổi, từ 49 đến 60 tháng tuổi và trên 60 tháng tuổi. Các
mùa trong năm gồm có: mùa xuân từ tháng 1 đến tháng 3, mùa hạ từ tháng 4 đến tháng
6, Mùa thu từ tháng 7 đến tháng 9, mùa đông từ tháng 10 đến tháng 12.

Kết quả chính và kết luận
Kết quả nghiên cứu về các chỉ tiêu thể tích tinh dịch, hoạt lực tinh trùng, nồng độ tinh
trùng, tổng số tinh trùng tiến thẳng, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình, tỷ lệ tinh trùng sống, tỷ lệ tinh
trùng sống, số lượng tinh cọng rạ trong một lần khai thác theo từng giai đoạn tuổi, theo từng
mùa vụ và tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu bằng tinh đông lạnh cọng rạ của từng trâu Murrah trên
đàn trâu cái địa phương cho thấy, yếu tố tuổi và mùa vụ có ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu số
lượng, chất lượng tinh dịch và khả năng sản xuất tinh đông lạnh của trâu Murrah. Giai đoạn
từ 49 đến 60 tháng tuổi có phẩm chất tinh dịch đạt tốt nhất, thể tích tinh dịchđạt 4,07ml, hoạt
lực tinh trùng đạt 77,43%, nồng độ tinh trùng đạt 1,14 tỷ/ml, số lượng cọng rạ trong một lần
khai thác tinh đạt tiêu chuẩn đạt 160,58 liều, hoạt lực sau giải đông đạt 45,82%. Chất lượng
tinh dịch, số lượng cọng rạ trong một lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn của trâu Murrah thấp
nhất trong mùa hạ, sau đó đến mùa xuân, mùa thu và tốt nhất là mùa đông (P<0,05) .Tỷ lệ thụ
thai ở lần phối giống đầu của các trâu đực giống trên đàn trâu cái địa phương đạt 50,77% và
dao động từ 50,00% đến 50,91% tùy theo từng cá thể trâu đực, tuy nhiên khơng thấy có sự sai
khác có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

vii


THESIS ABSTRACT

Master candidate: Vu Trung Hieu
Thesis title: “Effects of age, season on semen quality of Murrah
buffaloes raised at Moncada research and produce frozen semen station”.
Major: Husbandry


Code: 60.62.01.05

University’s name: Vietnam National University of
Agriculture Research Objectives
The objective of this study was evaluating the influence of age, season on
quantity, quality semen, and the ability to producing frozen semen of Murrah buffalo at
Moncada research and produce frozen semen station. Thereby, helping breeding farms
have effective management and semen collection depending on age and season.

Materials and Methods
800 semen samples from 5 Murrah buffalo bulls (the same: age, weight) is
assessed. Each buffalo were collected 160 semen samples at stage 4 periods of
age and 4 seasons. Age stages were divided into 4 groups: under 36 months of
age, from 37 to 48 months of age, from 49 to 60 months and over 60 months of
age. The seasons include: Spring: from January to March; Summer: from April to
June; Autumn: from July to September and Winter: from October to December.

Results and conclusions
The results showed that there was a clear effect of age and season on
semen quality and production of frozen semen Murrah buffaloes. The period
from 49 to 60 months of age had the best quality semen: V (Volume) 4.07ml,
motility (A) 77.43%, C (sperm concentration) 1.14 billion/ml, the number of straws
per a standard ejaculation was 160.58 straws, post-thawing motility was 45.82%.

Semen quality, the number of straws per a standard ejaculation of
Murrah buffalo was the lowest in Summer, followed by Spring, Autumn
and Winter was the best (P<0.05). The fertility rate at first insemination on
the swamp buffalo herd was 50.77% and about from 50.00% to 50.91%
depending on each individual male buffalo (P> 0.05).


viii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Hàng ngàn năm qua, trâu là loài động vật cung cấp sức kéo, sữa và thịt chất
lượng cao cho con người, cung cấp phân bón cho cây trồng và là một nguồn vốn
tiết kiệm góp phần cải thiện cuộc sống của người nơng dân (Gupta and Das, 1994) .

Có 2 loại hình trâu gồm trâu sơng (River buffalo) và trâu đầm lầy (Swamp
buffalo). Chúng có chung nguồn gốc từ trâu rừng và được tách biệt ước tính đã
ít nhất từ 10.000 đến 15.000 năm trước đây. Do quá trình chọn lọc và sử dụng mà
ngoại hình, khả năng sản xuất và số lượng nhiễm sắc thể của hai loại hình trâu
có những đặc điểm khác nhau. Trâu sơng có 50 nhiễm sắc thể (Ahmad et al.,
2004), sống tập trung ở vùng Tây Á nhằm khai thác sữa và được chia làm nhiều
giống khác nhau như Murrah, Nili -Ravi, Kundi, Surti, Mehsana, Jafarabadi …
(Cockrill, 1974). Trâu trâu đầm lầy có 48 nhiễm sắc thể (Supanuam et al., 2009),
sống tập trung ở vùng Đông Nam Á, được sử dụng để cày kéo, lấy thịt và chỉ có
một giống (do ít được chọn lọc cải tạo) nhưng có những tên gọi địa phương
khác nhau như trâu Ngố, trâu Gié ở Việt Nam, trâu Carabo ở Philipin, trâu Krbau
ở Malaysia…(Lê Viết Ly và Mai Văn Sánh, 2004).

Trên thế giới có khoảng 198,88 triệu con trâu, phân bố chủ yếu ở
Châu Á (chiếm 97,17%) và tập trung ở 3 nước Ấn Độ (115,40 triệu con),
Pakistan (32,70 triệu con), Trung Quốc (23,25 triệu con) (FAO, 2013).
Việt Nam thuộc nhóm những quốc gia có số lượng trâu đầm lầy lớn
trên thế giới với 2,51 triệu con năm 2014 (Tổng Cục thống kê, 2015).
Trâu Việt Nam chỉ được ni để cày kéo, giết thịt mà khơng có đàn

trâu khai thác sữa, do vậy nước ta đã nhập nội giống trâu Murrah trong
giai đoạn 1970-1978 từ Trung Quốc, Ấn Độ nhằm nhân thuần phát triển
đàn trâu sữa và đồng thời lai tạo với trâu cái Việt Nam. Trâu lai F1 (Murrah
x trâu Việt Nam) có tầm vóc lớn hơn, khả năng sinh trưỡng, sinh sản, cày
kéo, cho thịt, sữa đều cao hơn so với trâu nội và có thể phát triển tốt
trong điều kiện nông thôn (Nguyễn Đức Thạc, 1983; Nguyễn Đức Thạc và
Nguyễn Văn Vực, 1984; Mai Văn Sánh, 1996; Tạ Văn Cần và cs., 2008).

1


Do khác nhau về đặc điểm giống loài, việc ghép đôi nhảy trực tiếp
giữa trâu đực Murrah và trâu cái Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, kỹ
thuật thụ tinh nhân tạo đã giúp cho quá trình sinh sản tạo con lai F1
(Murrah x trâu Việt Nam) trở nên dễ dàng hơn trong những năm gần đây.
Việc tuyển chọn, ni dưỡng những trâu đực Murrah có chất lượng giống
tốt để sản xuất tinh đông lạnh đã giúp làm tăng tốc độ cải tiến di truyền,
góp phần thúc đẩy quá trình cải tạo cải tạo giống trâu và tăng năng suất
trong chăn nuôi trâu một cách bền vững (Lê Bá Quế và cs., 2015) .
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu của các tác giả về khả năng sinh trưởng,
sinh sản, cho thịt sữa của trâu Murrah ở nước ta nhưng hiện nay chưa có cơng trình
nào nghiên cứu ảnh hưởng của của các yếu tố ngoại cảnh đến phẩm chất tinh dịch
của trâu Murrah sản xuất tinh đông lạnh. Chính vì vậy, việc nghiên cứu “Ảnh hưởng
của tuổi, mùa vụ dến chất lượng tinh của trâu Murrah nuôi tại Trạm Nghiên cứu và
Sản xuất tinh đông lạnh Moncada” là cần thiết và mang tính khoa học, tính thực tiễn
cao nhằm nâng cao khả năng sản xuất tinh đông lạnh của trâu Murrah, góp phần
phục vụ tốt cơng tác thụ tinh nhân tạo, cải tạo đàn trâu địa phương, nâng cao hiệu
quả kinh tế trong chăn nuôi trâu thịt Việt Nam.

1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

- Đánh giá được ảnh hưởng của các yếu tố lứa tuổi, mùa vụ đến một số
chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh dịch và khả năng sản xuất tinh cọng rạ của
trâu Murah nuôi tại Trạm Nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Moncada.

1.3. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Kết quả của đề tài giúp bổ sung các dữ liệu
khoa học về ảnh hưởng của lứa tuổi, mùa vụ đến một số chỉ tiêu số
lượng, chất lượng tinh dịch và khả năng sản xuất tinh cọng rạ của trâu
Murrah trong điều kiện chăn ni ở miền Bắc. Ngồi ra, kết quả của
luận văn là tài liệu tham khảo cho các cơ sở nghiên cứu, các trường
đại học, cao đẳng cũng như cho cơ sở chăn nuôi trâu đực giống.
- Ý nghĩa thực tiễn: - Thông qua nghiên cứu ảnh hưởng của lứa tuổi, mùa
vụ đến một số chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh dịch và khả năng sản xuất tinh
cọng rạ của trâu Murah, giúp cơ sở chăn ni có biện pháp chăn ni, khai thác
tinh đạt hiệu quả cao với từng lứa tuổi trâu và ở từng mùa vụ trong năm.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Trâu Murrah thuộc giống trâu sông (River buffalo Carabao) là giống trâu nổi
tiếng nhất và được nuôi nhiều nhất trên thế giới. Đặc trưng về ngoại hình của trâu
Murrah là thường có da và lơng màu đen tuyền, da mỏng, mềm mại, nhẵn bóng, có
lơng thưa, ở cuối đi có chịm lơng màu trắng sát với chân, sừng ngắn, quay ra sau
và lên trên sau đó vịng vào trong thành hình xoắn ốc. Đầu trâu đực thơ kệch và
nặng nề, đầu con cái thì tương đối nhỏ, cân đối. Trán rộng và hơi gồ, mặt cân đối, lỗ
mũi rộng. Tai trâu bé, mỏng và rủ xuống. Cổ trâu đực thô và mập, cổ trâu cái dài,
mảnh. Ngực to, rộng, khơng có yếm. Trâu đực có phần thân trước nặng, phần sau
nhẹ, trâu cái thì phần thân trước nhẹ và hẹp, phần thân sau nặng và rộng tạo thành

hình cái nêm. Lưng rộng, dài và thon về phía đầu. Xương sườn rất trịn, núm rốn
nhỏ, khơng có u bướu. Năng suất sữa của trâu Murrah đạt 1600 – 1800 Kg/ chu kỳ
270 - 300 ngày với tỷ lệ mở sữa tới 7%. Trâu đực trưởng thành có khối lượng: 650730kg/con, có thể tới 1000 kg, chiều cao trung bình 142 cm. Trâu cái: 350-400kg/con,
có thể tới 900 kg, chiều cao trung bình 133 cm, nghé sơ sinh: 30kg/con.

2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC
Trong quá trình sinh trưởng, phát triển, một con đực hoặc cái đạt
đến thành thục về tính dục là khi chúng có khả năng sản sinh giao tử
và biểu hiện đầy đủ các hệ quả tập tính sinh dục. ở con đực, thành
thục về tính là lúc bộ máy sinh sản đã đủ phát triển, sản sinh ra tinh
trùng có khả năng làm con cái có chửa (Hiroshi, 1992; Kunitada, 1992).
Sự thành thục về tính dục phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau
như giống, tuổi, khối lượng cơ thể, điều kiện nuôi dưỡng và mơi
trường ...Nghé đực 3-4 tháng đã có phản xạ nhảy (nhảy ôm lên những con
nghé khác), một năm rưỡi nghé đực đã có khả năng giao phối với cái.

Tuổi thành thục về tính của trâu phụ thuộc vào loại hình, giống
trâu và đặc biệt là chế độ chăm sóc, ni dưỡng nghé trước và sau
khi tách mẹ. Theo tác giả Mai Văn Sánh (1996) thì trâu Murrah ni
tại Sơng Bé – Việt Nam có tuổi thành thục sinh dục là 33,81 tháng.
2.2. MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH VẬT HỌC VỀ TINH DỊCH TRÂU MURRAH Cũng
như bò và các gia súc khác, tinh dịch trâu Murrah có thể được khai
thác bằng cách sử dụng âm đạo giả, bằng máy xung điện (electroejaculator), mát

3


xa qua trực tràng hoặc lấy ra từ âm đạo của con cái sau khi cho con đực xuất tinh
vào. Tuy nhiên khai thác tinh bằng âm đạo giả được sử dụng phổ biến hơn bởi tính
an tồn và phù hợp với tập tính sinh dục, các phương pháp cịn lại hoặc có chất

lượng tinh dịch thấp hoặc có những phản ứng phụ không tốt cho vật nuôi.

Tinh dịch trâu Murrah thường được khai thác vào buổi sáng, trước
khi cho ăn và có thể lấy một lần hoặc lấy đúp 2 lần, lần 2 cách lần 1từ 15
phút đến 30 phút, tùy thuộc vào độ hưng phấn sinh dục của gia súc
(Jainudeen et al ., 1982; Koonjaenak et al., 2007a, Vale, 2010; Bhakat et al.,
2011). Một số chỉ tiêu phẩm chất tinh dịch được kiểm tra, đánh giá gồm
màu sắc tinh dịch, thể tích tinh dịch (ml), nồng độ tinh trùng (tỷ/ml), hoạt
lực tinh trùng (%), tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (%), tỷ lệ tinh trùng sống (%), pH
tinh dịch. Các chỉ tiêu này có ý nghĩa trong việc phát hiện các trường hợp
sinh sản yếu hoặc vô sinh ở gia súc (Rodriguez – Martinez, 1998).

2.2.1. Màu sắc tinh dịch
Tinh dịch trâu thường có màu trắng sữa hay trắng ngà. Màu sắc tinh dịch
phụ thuộc vào nồng độ tinh trùng cũng như sự hiện diện của các chất khác
(Vale, 1994). Tinh dịch có màu trắng sữa hoặc trắng ngà thường có nồng độ tinh
trùng cao, màu trắng trong, lỗng là tinh dịch có nồng độ tinh trùng thấp. Tinh
dịch có màu xanh hoặc xám thường có lẫn mủ, có màu cà phê hay màu nâu
thường do lẫn máu hay sản phẩm viêm của đường sinh dục.

2.2.2. Thể tích tinh dịch (ml)
Chỉ tiêu này kiểm tra bằng mắt thường trên vạch chia mililit (ml) ở thành
ống hứng tinh. Thể tích tinh dịch là số ml tinh dịch lấy được trong một lần xuất
tinh thành cơng (ml/lần khai thác). Thể tích tinh dịch liên quan chặt chẽ tới
giống, tuổi, chế độ chăm sóc, ni dưỡng, kích thước dịch hồn, mùa vụ, mức
độ kích thích tính dục trước khi lấy tinh, phản xạ nhảy giá và kỹ thuật khai thác
tinh. Đực giống trẻ thì thể tích tinh dịch thường ít nhưng sau 2 tuổi có thể đạt
được hơn 4ml . Trâu đực trên 4 tuổi thể tích tinh dịch có thể đạt hơn 6ml(Vale
1994). Nếu lấy tinh hai lần thì thể tích lấy tinh lần hai thường ít hơn lần đầu
(Nguyễn Tấn Anh và Nguyễn Quốc Đạt, 1997). Theo Bhakat et al. (2011) trâu

Murrah ở Ấn Độ có độ tuổi từ 2,31- 7,36 năm tuổi có thể tích tinh dịch đạt 2,58
ml, dao động từ 1,79-3,61 ml. Nghiên cứu của Manik và Mudgal (1984) cho biết,
trâu đực giống Murrah có thể tích tinh dịch bình quân đạt 3,25 ml/lần khai thác.

4


Trong thực tiễn, không phải tinh dịch của lần xuất tinh nào cũng đủ
tiêu chuẩn đông lạnh. Chỉ những lần lấy tinh qua kiểm tra đánh giá đạt
tiêu chuẩn quy định của từng nước, ở Việt Nam theo quy định số 675/QĐ
-BNN -CN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 04/4/2014 quy
định đối với trâu đực giống Murrah là hoạt lực tinh trùng ≥ 65%, nồng độ
trên 0,7 tỷ tinh trùng/ml, kỳ hình dưới 20 %... mới đủ tiêu chuẩn pha chế
sản xuất tinh đông lạnh, nếu khơng đạt thì loại bỏ ngay.
Nghiên cứu của Manik and Mudgal (1984) cho biết, trâu đực giống
Murrah có bình qn thể tích tinh dịch đạt 3,56-4,34 ml/lần khai thác ở
mùa xuân, ở mùa thể tích tinh dịch dao động từ 3,98-4,28 ml/lần khai thác
tinh, ở mùa thu dao động từ 3,48-4,38 ml/lần khai thác tinh và ở mùa đơng
thể tích tinh dịch dao động từ 3,88-4,02 ml/lần khai thác tinh.
Nghiên cứu Bhakat et al. (2011) trên trâu đực giống Murrah có độ
tuổi từ 2,31-7,36 tại Ấn Độ thể tích tinh dịch bình quân là 2,58 ml/lần khai
thác, dao động từ 1,79-3,61 ml/lần khai thác. Pawan Singh et al. (2001)
công bố kết quả khi nghiên cứu 12 trâu đưc giống Murrah 40 tháng tuổi tại
Ấn Độ cho biết thể tích tinh trùng đạt 4,26 ml/ lần khai thác.
Theo Pant et al. (2002) khi nghiên cứu 133 trâu đực giống Murrah ở các
giai đoạn cho biết: ở giai đoạn tuổi 25-36 tháng tuổi thể tích tinh dịch đạt
2,5ml/ lần khai thác, ở giai đoạn 37-48 tháng tuổi thể tích tinh dịch đạt 3,1ml/
lần khai thác, ở giai đoạn 49- 60 tháng tuổi thể tích tinh dịch đạt 3,5ml/ lần
khai thác và trên 60 tháng tuổi thể tích tinh dịch 3,6ml/ lần khai thác.
Theo Vale. (1994) khi nghiên cứu về đặc điểm tinh dịch trâu đực

Murrah cho biết thể tích tinh dịch đạt 3ml/ lần khai thác. Theo kết quả nghiên
cứu trâu Murrah nuôi tại Trung tâm nghiên cứu trâu và đồng cỏ Sơng Bé cho
biết thể tích tinh dịch trâu Murrah đạt 3,0-5,0ml/ lần khai thác.

Theo kết quả nghiên cứu trâu Murrah nuôi tại Trung tâm nghiên cứu
và phát triển chăn nuôi miền núi khi nghiên cứu về tinh trâu Murrah cho
biết: thể tích tinh dịch trâu Murrah đạt 3,25ml/ lần khai thác.

Trâu Murrah nuôi ở Ngọc thanh, Vĩnh Phú được huấn luyện lấy
tinh lúc 24 tháng tuổi đến 34 tháng tuổi phẩm chất tinh dịch ổn định
và có thể tích đạt là 3,29ml/ lần khai thác.
5


2.2.3. pH tinh dịch
Sau khi tinh vừa lấy xong cần kiểm tra độ pH của tinh dịch sẽ hỗ
trợ cho đánh giá chất lượng tinh dịch chính xác. Đây là chỉ tiêu quan
trọng để đánh giá chất lượng tinh dịch trâu. Người ta có thể dùng máy
đo pH để kiểm tra, hoặc dùng giấy đo pH cũng chính xác và nhanh.

Tinh dịch trâu đực giống Murrah thường có pH dao động từ
6,8-7,0 (Tomar et al., 1966); pH dao động từ 6,4 – 7,0 (Kumar et al.,
1993b). Theo Vale (1994) khi nghiên cứu về đặc điểm tinh dịch trâu
đực Murrah đã công bố pH của tinh dịch dao động từ 6,7 – 7,5.
Theo Mandal et al. (2000) công bố tinh dịch trâu đực giống
Murrah ở Ấn Độ có pH dao động từ 6,85 đến 6,97.
Tinh dịch có pH hướng kiềm là không tốt hoặc biểu hiện viêm các bộ
phận sinh dục… Tinh dịch nguyên tươi của trâu đực giống không đạt tiêu
chuẩn về chỉ tiêu này phải loại bỏ và không cần kiểm tra các chỉ tiêu khác.


2.2.4. Nồng độ tinh trùng C (tỷ/ ml)
Nồng độ tinh trùng (C) là số lượng tinh trùng có trong một ml
tinh dịch. Nồng độ tinh trùng là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá
chất lượng tinh dịch, là chỉ tiêu cơ sở để tính số liều tinh sản xuất.
Có nhiều cách xác định nồng độ tinh trùng, nhưng hiện nay nồng độ
tinh trùng được xác định bằng máy so màu rất nhanh và chính xác. Phương
pháp này dựa trên nguyên tắc là: Tinh dịch có nồng độ tinh trùng khác nhau
sẽ tạo nên các mức độ mờ đục khác nhau, làm cho độ sáng đến tế bào quang
học có kết quả khác nhau và được chuyển thành dịng điện tích làm lệch kim
điện kế, nhờ chương trình cài đặt sẵn máy tự động tính tốn và hiện thơng
số nồng độ tinh trùng khá chính xác. Nếu ta nhập dữ liệu thể tích tinh dịch và
hoạt lực tinh trùng thì máy có thể tính tốn cho ta thông số về lượng môi
trường cần pha, số lượng cọng rạ có thể sản xuất được. Nồng độ tinh trùng
có ý nghĩa khoa học thực tiễn, nó xác định số lượng tinh trùng trên một lần
lấy tinh, phân loại tinh dịch, quyết định loại bỏ hay sử dụng cho các công
đoạn sau. Nồng độ tinh trùng (C) khi phối hợp với V và A cho biết tổng số
tinh trùng hoạt động tiến thẳng của lần xuất tinh đó (Hà Văn Chiêu, 1999).
Tổng số tinh trùng hoạt động tiến thẳng = VAC, từ thông số này giúp ta xác
định được số liều tinh có thể sản xuất, số lượng mơi trường pha lỗng cần sử dụng.

6


Theo Pant et al . (2002) khi nghiên cứu 133 trâu đực giống Murrah ở
các giai đoạn tuổi đã công bố trâu Murrah ở giai đoạn 25-36 tháng tuổi
nồng độ tinh trùng đạt 1,67 tỷ/ml, ở giai đoạn 37-48 tháng tuổi nồng độ
tinh trùng đạt 1,49 tỷ/ml, ở giai đoạn 49- 60 tháng tuổi nồng độ tinh trùng
đạt 1,47 tỷ/ml và trên 60 tháng tuổi nồng độ tinh trùng đạt 1,66 tỷ/ml.

Nghiên cứu của Manik and Mudgal (1984) cho biết, trâu đực

giống Murrah có nồng độ tinh trùng đạt 0,97 tỷ/ml đến 1,44 tỷ/ml.
Theo Mandal et al. (2000) cho biết tinh dịch trâu đực giống
Murrah có nồng độ tinh trùng dao động từ 0,96 tỷ/ml đến 1,18 tỷ/ml.
Nghiên cứu Bhakat et al. (2011) trên trâu đực giống Murrah tại Ấn Độ
có nồng độ tinh trùng 0,99 tỷ/ml.
Pawan Singh et al. (2001) công bố kết quả khi nghiên cứu 12 trâu đưc
giống Murrah 40 tháng tuổi tại Ấn Độ cho biết nồng độ tinh trùng đạt 1,32 tỷ/ml.

Trâu Murrah nuôi ở Ngọc thanh, Vĩnh Phú được huấn luyện
lấy tinh lúc 24 tháng tuổi đến 34 tháng tuổi phẩm chất tinh dịnh với
nồng độ tinh trùng đạt 1,1 tỷ/ml.
Theo kết quả nghiên cứu trâu Murrah nuôi tại Trung tâm
nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi khi nghiên cứu về tinh
trâu Murrah cho biết nồng độ tinh trùng đạt 0,80 tỷ/ml.
2.2.5. Hoạt lực tinh trùng A (%)
Hoạt lực tinh trùng là sức sống hay sức hoạt động của tinh
trùng, là chỉ tiêu thể hiện số lượng tinh trùng hoạt động tiến thẳng
trong tinh dịch và được xếp theo phần trăm, từ 0% đến 100%.
Tinh trùng tiến thẳng được là nhờ cấu trúc đặc biệt của đi và nguồn
năng lượng từ lị xo ty thể. Tốc độ di chuyển tiến thẳng của tinh trùng phụ thuộc
vào các điều kiện nội tại và ngoại cảnh như giống, cá thể, niêm dịch đường sinh
dục tiết ra nhiều hay ít và độ co bóp của các bộ phận sinh dục của con cái.

Chỉ có tinh trùng vận động tiến thẳng mới có khả năng tham gia
quá trình thụ tinh. Do vậy người ta đánh giá chất lượng tinh dịch thông
qua ước lượng tỷ lệ tinh trùng tiến thẳng hoặc mức “sóng động” của
mặt thống vi trường tinh dịch do hoạt lực của tinh trùng tạo nên.
7



Đây là một chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá chất lượng tinh dịch,
nó cho thấy khả năng pha loãng tinh dịch và khả năng thụ thai của tinh
trùng. Trong thụ tinh nhân tạo gia súc chỉ có tinh dịch đạt A ≥ 60% thì mới
dùng để pha chế bảo tồn ở dạng lỏng; A ≥ 70% thì tinh dịch đó mới đủ tiêu
chuẩn để pha chế bảo tồn ở dạng đông lạnh (Vale, 1994) .
Với tinh sau khi đã bảo quản đơng lạnh sâu thì phải có sức hoạt động là A≥30%
(với tinh đông viên) và A≥40% (đối với tinh cọng rạ). Đánh giá sức hoạt động của tinh
trùng là phương pháp chủ quan, quan sát qua kính hiển vi vì vậy kĩ thuật viên phải thành
thạo. Có thể kiểm tra sức hoạt động của tinh trùng qua kính hiển vi bằng tinh ngun
tươi hoặc tinh pha lỗng. Ở tinh dịch sau khi lấy tinh và duy trì nhiệt độ từ 37-39 oC có thể
gặp những loại hoạt động như: tiến thẳng, lắc lư, xoay tròn, giật lùi và khơng hoạt động,
trong đó hoạt động tiến thẳng là biểu hiện đặc trưng của sự sống của tinh trùng và có
quan hệ chặt chẽ với tỷ lệ thụ tinh.

Nghiên cứu Bhakat et al. (2011) trên trâu đực giống Murrah tại Ấn
Độ có hoạt lực tinh trùng 66,63 %. Theo Mandal et al. (2000) cho biết tinh
dịch trâu đực giống Murrah có hoạt lực tinh trùng từ 63,86% đến 67,99%.

Pawan Singh et al. (2001) công bố kết quả khi nghiên cứu 12 trâu
đưc giống Murrah 40 tháng tuổi tại Ấn Độ cho biết hoạt lực tinh trùng
trước đông lạnh đạt 59,58%; hoạt lực sau giải đông đạt 32,91%.

Ramakrishnam et al. (1989) cho kết quả khi nghiên cứu 401 lần
thu tinh trùng trâu Murrah công bố hoạt lực tinh trùng đạt 71,52 %.
Bhosrekar et al. (1991) khi nghiên cứu về tinh dịch trâu Murrah cho
biết hoạt lực của tinh trùng từ 63% đến 86%.
Theo Shukla et al. (2006) khi nghiên cứu về bảo quản đông lạnh tinh
trâu Murrah cho biết: hoạt lực tinh trùng đạt 73,4%, và hoạt lực tinh trùng sau
giải đông đạt 56,3%. Theo Vale. (1994) khi nghiên cứu về đặc điểm tinh dịch
trâu đực Murrah đã công bố kết quả: hoạt lực tinh trùng lớn hơn 70%.


Theo kết quả nghiên cứu trâu Murrah nuôi tại trunng tâm
nghiên cứu trâu và đồng cỏ sông bé cho biết hoạt lực tinh trùng đạt
60- 75% (Sharma và Đỗ Kim Tuyên, 2006).
Trâu Murrah nuôi ở Ngọc thanh, Vĩnh Phú được huấn luyện lấy
tinh lúc 24 tháng tuổi đến 34 tháng tuổi phẩm chất tinh dịch ổn định
với hoạt lực tinh trùng đạt 71,7%.
8


Trịnh Thị Kim Thoa và cs. (2005) nghiên cứu sản xuất tinh trâu đông lạnh
dạng viên, mỗi viên chứa hơn 40 triệu tinh trùng và có hoạt lực sau giải đơng đạt
30,64%. Mơi trường pha lỗng gồm Superoxide dismutase, Tris, axit citric,
fructoza, long đỏ trứng gà, glycerol, penicillin, streptomycin và nước cất.

Lưu Kỷ (1979); Vũ Ngọc Tý và Lưu Kỷ (1979) đã thành công
trong nghiên cứu đông lạnh tinh dịch trâu trên mặt hơi nitơ lỏng
(tinh viên), hoạt lực sau giải đơng đạt 30%.
2.2.6. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình
Trong điều kiện bình thường, tinh trùng có hình dạng đặc trưng cho mỗi lồi,
nhưng có thể vì một lý do nào đó trong q trình sinh tinh hoặc xử lý tinh dịch, tinh
trùng có hình thái khác thường như giọt bào tương bám theo; biến dạng hay khuyết
tật ở đầu, đuôi như: đầu méo, to, hai đầu, đuôi gấp khúc, hai đi, đi xoăn, có giọt
bào tương, thể đỉnh phù, tháo rời, vỡ vv... Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình

(K) được tính bằng %, được xác định bằng cách đếm trên kính hiển vi. Tỷ lệ tinh
trùng kỳ hình phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, điều kiện nuôi dưỡng, thời
tiết, bệnh tật, di truyền kỹ thuật xử lý tinh dịch (Trần Tiến Dũng và cs., 2002).

Hình 2.1. Các dạng kỳ hình phổ biến của tinh trùng

9


A - Acrosom lồi (dạng phổ biến)

I - Phản xạ xa tâm

B - Acrosom lồi (dạng hạt)

J - Đuôi gập đôi (đoạn giữa bị gãy)

C - Đầu quả lê (nghiêm trọng)

K - Đuôi gập đôi (đoạn giữa uốn cong)

D - Đầu quả lê (vừa phải)

L - Giọt bào tương gần tâm

E - Đầu quả lê (nhẹ)

M - Giọt bào tương xa tâm

F - Không bào nhân

N - Dạng quái lạ (nghiêm trọng)

G - Khiếm khuyết vòng miện

O - Dạng quái lạ (vừa phải)


H - Đầu tách rời

P - Tinh trùng bình thường

Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình là tỷ số % tinh trùng kỳ hình đếm được với số tinh
trùng kiểm tra. Trong thụ tinh nhân tạo, tinh dịch có tỷ lệ kỳ hình dưới 15% có thể
sử dụng, tuy nhiên tỷ lệ tinh trùng kỳ hình ở đầu khơng vượt qua 5%.

Nghiên cứu của Manik and Mudgal (1984) cho biết, trâu đực
giống Murrah có tỷ lệ tinh trùng kỳ hình dao động trong khoảng 4,60%
đến 6,53%. Theo Mandal et al. (2000) cho biết tinh dịch trâu đực giống
Murrah có tỷ lệ tinh trùng kỳ hình chiếm 7,32% đến 14,21%.
Ramakrishnam et al . (1989) cho kết quả khi nghiên cứu 401 lần
thu tinh trùng trâu Murrah như cho biết tỷ lệ tinh trùng kỳ hình chiếm
12,2%. Bhosrekar et al. (1991) khi nghiên cứu về tinh dịch trâu Murrah
cho biết tỷ lệ kỳ hình của tinh trùng trâu Murrah từ 7,32% đến 14,21% .
Trâu Murrah nuôi ở Ngọc thanh, Vĩnh Phú được huấn luyện lấy tinh
lúc 24 tháng tuổi đến 34 tháng tuổi phẩm chất tinh dịch ổn định với tỷ lệ
tinh trùng kỳ hình 12,78% (Nguyễn Đức Thạc và Nguyễn Văn Vực, 1985).

2.2.7. Tỷ lệ tinh trùng sống
Tỷ lệ tinh trùng sống xác định chất lượng của xuất tinh. Tinh dịch vừa thu với
hơn 30% tinh trùng chết có thể khơng thích hợp cho việc lưu trữ và đóng băng .

Tỷ lệ tinh trùng sống liên quan chặt chẽ đến tỷ lệ thụ tinh của tinh trùng.
Dựa vào nguyên lý màng của tinh trùng chết hoặc đang chết có khả năng cho
các chất nhuộm màu thấm qua, do sự rối loạn tính thẩm thấu của màng tinh
trùng. Trong khi đó những tinh trùng sống màng tinh trùng không cho các chất
nhuộm màu thấm qua nên không bắt màu khi nhuộm. Bằng cách này người ta đã

sử dụng thuốc nhuộm màu eosine để nhuộm tinh trùng chết rồi đếm chúng trên
kính hiển vi và tính tỷ lệ sống. Tỷ lệ tinh trùng sống phụ thuộc vào giống, độ tuổi,
chế độ chăm sóc ni dưỡng, khai thác tinh, mơi trường pha lỗng ...

10


Nghiên cứu của Manik and Mudgal (1984) cho biết, trâu đực giống Murrah
có tỷ lệ sống của tinh trùng dao động trong khoảng 72,94% đến 93,33%.

Theo Mandal et al . (2000) cho biết tinh dịch trâu đực giống
Murrah có tỷ lệ tinh trùng sống dao động từ 76,11% đến 83,08%.
Pawan Singh et al. (2001) công bố kết quả khi nghiên cứu 12 trâu
đưc giống Murrah 40 tháng tuổi tại Ấn Độ cho biết tỷ lệ tinh trùng sống
đạt 88,09%. Ramakrishnam et al. (1989) cho kết quả khi nghiên cứu 401
lần thu tinh trùng trâu Murrah như sau: tỷ lệ tinh trùng sống đạt 86,87%.

Theo Shukla et al. (2006) khi nghiên cứu về bảo quản đông
lạnh tinh trâu Murrah cho biết: tỷ lệ tinh trùng sống đạt 81,6%.
Theo Vale (1994) khi nghiên cứu về đặc điểm tinh dịch trâu
đực Murrah đã cho biết tỷ lệ tinh trùng sống trên 70%.
2.3. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHẨM CHẤT TINH ĐÔNG
LẠNH CỦA TRÂU MURRAH
Các chỉ tiêu đánh giá phẩm chất tinh dịch gia súc nói chung và trâu
Murrah nói riêng có mối tương quan với nhau và chịu ảnh hưởng bởi nhiều
yếu tố như giống, cá thể, lứa tuổi, mùa vụ, thức ăn, quản lý khai thác tinh.
Đặc biệt, ảnh hưởng của mơi trường pha lỗng và q trình đơng lạnh tinh
trùng có tác động lớn đối với chất lượng tinh trùng sau giải đông
(Suryaprakasam et al., 1993; Pant et al ., 2003; Shukla and Misra, 2005;
Koonjaenak et al., 2007a; Bahakat et al., 2009; Al Sahaf and Ibrahim, 2012.


2.3.1. Giống và cá thể
Trâu Murrah thuộc giống trâu đầm lầy (Swamp buffalo), kết quả nghiên
cứu của nhiều tác giả đã chứng minh rằng, các giống khác nhau có các đặc điểm
phẩm chất tinh dịch khác nhau. Nghiên cứu so sánh trâu địa phương, trâu
Murrah và trâu Surti ở Sri Lanka. Rajamahendran and Manickavadivale (1981)
thấy rằng, thể tích tinh dịch, nồng độ tinh trùng và tỷ lệ tinh trùng chết đạt cao
nhất ở trâu Murrah. Trâu địa phương có lượng xuất tinh, tỷ lệ tinh trùng chết và
kỳ hình lớn hơn trâu Surti nhưng có nồng độ tinh trùng nhỏ hơn.
Thể tích tinh dịch trung bình của trâu đầm lầy trưởng thành đạt 3,7ml
(Nordin et al., 1990), trâu Murrah đạt từ 2,58ml (Bhakat et al., 2011), trâu Nili-Ravi
đạt tới 4,96ml (Javed et al., 2000). Các giống trâu đầm lầy, Murrah, Nili-Ravi,
Surti…, pH dao động từ 6,26-7,5 (Younis, 1996; Vale, 1994; Mandal et al.,

11


2000; Koonjaenak et al. , 2007a). Trâu đầm lầy trưởng thành có tỷ lệ
tinh trùng sống 69,9% (Nordin et al., 1990), tỷ lệ tinh trùng sống của
trâu Murrah đạt 77,77% (Capitan et al., 1990).
2.3.2. Tuổi
Quá trình sinh tinh ở trâu đực được bắt đầu khá sớm, từ 6 tháng
tuổi đã có thể quan sát thấy sự phát triển của các tế bào sertoli trong ống
sinh tinh, đến 12 tháng tuổi xuất hiện các tế bào sertoli hoàn chỉnh, từ 15
tháng tuổi trở đi bắt đầu có tế bào tinh trùng trong ống sinh tinh, đến 29
tháng tuổi trâu có tinh dịch hoàn chỉnh, nhưng đến 32 tháng tuổi các ống
sinh tinh mới phát triển hoàn thiện (Ahmad et al., 2010).
Trâu Murrah có mối tương quan mạnh mẽ giữa tuổi tác, chu vi dịch hoàn
và khối lượng cơ thể (Suryaprakasam et al., 1993). Chu vi dịch hoàn tăng nhanh
từ 3,5-4,5, tuổi và sau đó tăng trưởng chậm lại, thể tích tinh dịchvà nồng độ tinh

trùng tăng tuyến tính đến 6 năm tuổi và sau đó có xu hướng giảm đi
(Suryaprakasam et al., 1993). Mức độ testosterone huyết thanh của trâu có mối
tương quan thuận với chu vi dịch hoàn và thể tích tinh dịch (Sajjad et al., 2007).
Đây là lí do ham muốn tình dục của con đực trưởng thành cao hơn so với con
đực già hay trẻ .Điều này phù hợp với công bố của nhiều tác giả đã khẳng định
rằng tinh dịch trâu Murrah có chất lượng tốt nhất trong giai đoạn từ 3-5 tuổi
(Chinnaiya and Ganguli, 1990; Kumar et al., 1993; Singh et al., 2004).

2.3.3. Mùa vụ
Yếu tố mùa vụ ảnh hưởng tới gia súc thông qua nhiệt độ, độ ẩm, lượng
mưa… ở cả khí hậu trong và ngồi chuồng ni và ảnh hưởng gián tiếp bởi
stress nhiệt cao trong mùa hè sẽ ức chế ham muốn tình dục, giảm phẩm chất
tinh và khả năng sinh sản của gia súc (Maldal et al., 2000; Pant, 2000). Stress
nhiệt trong mùa hè có ảnh hưởng đa chiều đến khả năng sinh sản của trâu đực.
Nó ức chế hoạt động tiết hormone sinh sản GnRH, FSH và LH bằng cách tăng
nồng độ corticosteroid trong huyết tương. Trong mùa hè. Nồng độ thyroxin tiết
giảm dẫn đến giảm lượng thức ăn ăn vào của động vật, giảm sự trao đổi chất và
từ đó giảm q trình sinh tinh .Do đó con gia súc bị stress nhiệt có thể kiệt sức
và giảm hưng phấn tình dục, giảm khả năng khai thác tinh (Mandal et al., 2000).
Vale (1997) cho rằng thời gian chiếu sáng là một yếu tố quan trọng ảnh
hưởng khả năng sinh sản và hoạt động tình dục của trâu đực. Ở các khu vực ôn

12


đới, tinh dịch gia súc có chất lượng tốt ở mùa đông và mùa xuân (Mohan and
Sahni, 1990; Galli et al., 1993). Ở vùng nhiệt đới như Brazil, từ tháng giêng
đến tháng sáu trâu có phẩm chất tinh dịch tốt nhất (Vale, 1994) . Mandal et al.
(2000) cho biết, hoạt lực tinh trùng trâu trong mùa xuân, mùa mưa tốt hơn
trong mùa hè nóng ẩm. Koonjaenak (2007) thấy rằng, ảnh hưởng của mùa vụ

trong năm ảnh hưởng tới dạng tinh trùng kỳ hình đầu quả lê.

Al Sahaf and Ibrahim (2012) cho biết, hoạt động sinh sản của
trâu và phẩm chất tinh dịch tăng lên trong những tháng có nhiệt độ
vừa và thấp, giảm trong những tháng có nhiệt độ cao. Sự gia tăng
của nhiệt độ môi trường xung quanh trong những tháng nóng dẫn
đến những xáo trộn trong hoạt động sinh sản của trâu.
Tuy nhiên, Koonjaenak et al. (2007a) báo cáo rằng, mùa vụ không
ảnh hưởng đến phẩm chất tinh dịch của trâu đầm lầy ở Thái Lan. Nguyên
nhân có thể do các trâu thí nghiệm trong nghiên cứu này được quản lý,
chăm sóc ni dưỡng cẩn thận trong một trung tâm sản xuất tinh do vậy
đã hạn chế được ảnh hưởng của các tác động stress nhiệt tới trâu đực.

2.3.4. Thức ăn
Thức ăn có vai trị đặc biệt quan trọng trong sinh trưỡng, phát triển và
sinh sản của gia súc và là một trong những yếu tố quyết định đến phẩm chất
tinh dịch của con đực (Chinnaiya and Ganguli, 1990; Dahiya et al., 2006).
Thiếu hụt dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của
việc suy giảm khả năng sinh sản gia súc như dậy thì muộn, giảm và mất tính
hưng phấn sinh dục, giảm chất lượng tinh dịch (Pant, 2002).

2.3.5. Quản lý, chăm sóc và khai thác tinh
Các yếu tố quản lý, chăm sóc, khai thác và sản xuất tinh đông lạnh cũng ảnh
hưởng tới chất lượng tinh trâu (Chinnaiya and Ganguli, 1990; Dahiya and Singh,
2013). Việc phun nước làm mát cho trâu trong những tháng mùa hè nóng làm giữ ổn
đinh chất lượng tinh dịch (Jainudeen et al., 1982; Pawan Singh et al., 2001). Kỹ thuật
kích thích hưng phấn nhảy giá khai thác tinh ở trâu đực làm tăng nồng độ tinh trùng
(Jainudeen et al., 1982). Nền khu vực khai thác tinh được trải đệm cao su sẽ có ảnh
hưởng tốt hơn tới khả năng xuất tinh của gia súc so với nền đất sét và nền bê tông .
Koonjaenak et al. (2007c) thấy rằng, ảnh hưởng của tần suất khai thác tinh ảnh

hưởng đến các dạng kỳ hình kích thước đầu tinh trùng, kỳ

13


hình đi có mảng bám và đi cong và tuổi ảnh hưởng đến dạng
tinh trùng kỳ hình có giọt bào tương.
2.4. THỤ TINH NHÂN TẠO TRÂU BẰNG TINH ĐÔNG LẠNH
Thụ tinh nhân tạo (TTNT) đã được sử dụng rộng rãi trên bò sữa và bò thịt
với tỷ lệ thụ thai cao và ổn định nhưng đối với trâu, TTNT còn gặp nhiều khó
khăn và có kết quả sinh sản chưa cao do ảnh hưởng của mùa vụ sinh sản, hiện
tượng động dục ẩn, thời gian rụng trứng dài, tử cung nhỏ. Ngồi ra, tỷ lệ thụ thai
thấp ở trâu cịn do tỷ lệ chết phôi trong khoảng từ 24-40 ngày là rất cao từ 2150%). Vale (1997) và Cruz (1998) cho rằng hiệu quả TTNT trâu còn thấp do các
yếu tố liên quan đến các yếu tố quản lý chăm sóc ni dưỡng, theo dõi phát hiện
động dục và chất lượng tinh trâu sản xuất ra. Có thể sử dụng nhiều biện pháp kỹ
thuật nhằm nâng cao hiệu quả TTNT ở trâu như đo điện trở âm đạo (Gupta, 1998;
Gupta and Purohit, 2001). kiểm tra hàm lượng progesterone, siêu âm, sử dụng
hormon sinh sản như GnRH, LH, FSH, progesterone, PGF2alpha hoặc đơn giản
hơn là dùng trâu đực thí tính để phát hiện trâu cái đông dục.

Theo Taraphder (2003) tỷ lệ thụ thai trung bình của trâu đạt 40,75%
và dao động từ 22,66 – 54,54%. Tỷ lệ thụ thai của trâu Surti khi TTNT bằng
tinh đông lạnh dao động từ 37,5 – 59,1% (Dhami and Kodagali, 1990;
Dhami et al., 1994). Theo Gokhale and Bhagat (2000) tỷ lệ thụ thai trên các
giống trâu ở Ấn Độ trung bình đạt 51,84%, tỷ lệ thụ thai tăng từ chu kỳ đầu
(39,36%) đến chu kỳ thứ 3 (56,25%) và sau đó giảm dần.

Kumaresan and Ansari (2001) cho rằng tỷ lệ thụ thai thay đổi tùy
theo thời gian thục hiện TTNT, tác giả đã tiến hành TTNT cho trâu cái
trong các khoảng thời gian từ 6-12 giờ, 12-18 giờ và 18-24 giờ sau khi

động dục, tỷ lệ mang thai lần lượt là 16,67%, 28,99% và 33,33%

Tỷ lệ thụ thai ở trâu đối với nhảy trực tiếp, TTNT bằng tinh
lỏng và tinh đơng lạnh đã có kết quả lần lượt là trên 60%, từ 35-60%
và từ 25- 45% (Jainudeen and Hafez, 1993c).
Ấn Độ đa sử dụng sản xuất tinh trâu đông lạnh phục vụ công tác TTNT trên đàn
trâu từ năm 1955. Đến nay, tỷ lệ thụ thai khi sử dụng tinh đông lạnh trâu đạt tới 7080% và đã có hàng trăm ngàn trâu cái được TTNT (Bhattacharya, 1955; Vale, 2010).

Haranath et al. (1990) đánh giá hiệu quả TTNT giữa hai loại tinh trâu
Murrah đông lạnh dạng cọng rạ 0,25 ml và 0,5 ml sử dụng mơi trường pha lỗng

14


gồm có lịng đỏ, tris và glycerol cho thấy tỷ lệ thụ thai đạt tương ứng là 52,7% và
50,4%. Tỷ lệ thụ thai của trâu Surti sau khi TTNT với tinh trâu đơng lạnh sử dụng
3 loại mơi trường có tris, citrate và lactose đạt lần lượt là 42,7%, 39,8%, 37,5%
(Dhami and Kodagali, 1990). Dhami et al. (1994) công bố, tỷ lệ thụ thai của trâu
Surti với tinh đông lạnh có mơi trường gồm lịng đỏ, lactose và glycerol đạt tới
tỷ lệ 59,1%. Trong một nghiên cứu khác của Dhami and Sahni (1994) nhằm so
sánh các phương pháp cân bằng lạnh (làm mát) tinh trùng trâu Murrah khác
nhau, kết quả cho thấy tỷ lệ thụ thai cao nhất đạt 68,1% đối với cho tinh dịch
được cân bằng lạnh với tốc độ 0,2 0C/phút. El-Amrawi (1997) kiểm tra khả năng
sinh sản của trâu với các phương pháp giải đông tinh khác nhau và cho biết, tỷ
lệ thụ thai tốt nhất đạt 64,5% khi giải đông tinh trâu ở 350C trong 60 giây.

Bhosrekar and Ganguli (1976) nghiên cứu tinh dịch trâu đực Murrah có
hoạt lực ban đầu là 77-78%, pha lỗng phối giống có tỷ lệ đậu thai 44,8%.

Việc cải thiện phương pháp đơng lạnh hoặc phương pháp giải

đơng tinh trâu có thể cải thiện tỷ lệ thụ thai lên 65% (Dhami and Sahni,
1994; El-Amrawi, 1997). Theo Vale (1997), tỷ lệ thụ thai trên 50% được
coi là tốt đối với kết quả TTNT bằng tinh đông lạnh. Thụ tinh kép trong
thời gian động dục với khoảng cách thời gian từ 6-8 giờ góp phần tăng
tỷ lệ thụ thai ở trâu (Rao and Venkataramulu, 1994).

2.5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGỒI NƯỚC
2.5.1. Những nghiên cứu trong nước
Trâu Murrah ở Việt Nam được nhập trong giai đoạn 1970-1978 từ Trung
Quốc và Ấn Độ, khối lượng trung bình của trâu đực đạt 570kg, trâu cái đạt 470kg
(Nguyễn Đức Thạc và Nguyễn Văn Vực, 1984) nhưng tới nay chỉ cịn một số ít
ni tại Hà Nội, Thái Nguyên và Bình Dương. Hiện nay, ở nước ta những nghiên
cứu về phẩm chất tinh dịch, kỹ thuật đông lạnh tinh và thụ tinh nhân tạo chủ yếu
thực hiện trên bò sữa, bò thịt và đã mang lại những kết quả to lớn trong công
tác phát triển chăn ni bị (Phùng Thế Hải, 2013). Con trâu chưa được quan tâm
nghiên cứu nhiều, chỉ có một số ít cơng trình nghiên cứu về sinh sản của trâu,
thụ tinh nhân tạo cho trâu, lai tạo trâu, bảo tồn tinh lỏng và tinh đông viên...
Nguyễn Đức Thạc và cs. trong giai đoạn 1974 – 1985 đã nghiên cứu huấn
luyện, khai thác và đánh giá chất lượng tinh trâu Murah. Lưu Kỷ (1979); Vũ Ngọc
Tý và Lưu Kỷ (1979) đã thành công trong nghiên cứu đông lạnh tinh dịch

15


trâu trên mặt hơi ni tơ lỏng (tinh viên), hoạt lực sau giải đông đạt
30%, tỷ lệ thụ thai khi phối TTNT đạt khoảng 50% khi phối kép.
Tác giả Cao Xuân Thìn (1987); Lê Viết Ly và Võ Sinh Huy (1982); Mai
Văn Sánh(1996) nghiên cứu bảo tồn tinh trâu trong môi trường lỏng gồm:
Citrat Natri, H 2O, Glycacol, Trilon B, Tetracycline, lòng đỏ trứng gà và
nước cất. Kết quả bảo tồn tinh trâu được 2 ngày, hoạt lực tinh trùng đạt

55,2-61%, tỷ lệ thụ thai khi phối TTNT đạt 53,65%khi tiến hành phối kép.

Trung tâm giống trâu sữa Phùng Thượng (Ninh Bình) sản xuất
tinh trâu lỏng trong giai đoạn 1976-1987 chủ yếu phục vụ tại chỗ, tỷ
lệ phối giống đạt khoảng 50%.
Trung tâm tinh đông viên Moncada (nay là trung tâm nghiên cứu
và sản xuất tinh đông lạnh Moncada thuộc Trung tâm Giống gia súc
lớn TW) từ năm 1981 – 1984 đã sản xuất tinh trâu đông lạnh dạng viên,
số lượng khoảng 23.000 liều, số tinh trùng/viên là 35 triệu tinh trùng,
hoạt lực sau giải đông đạt 30%, tỷ lệ thụ thai khi phối TTNT đạt 40%.

Các tác giả Lê Việt Anh và cs. (1984), Nguyễn Hữu Trà và cs.
(2001) nghiên cứu sản xuất tinh trâu đông lạnh Murrah dạng viên
trong mơi trường pha lỗng đơng lạnh của bị (Nagase) và môi
trường Triladyl nhập của Đức. Hoạt lực sau giải đông đạt khoảng
35%, tỷ lệ thụ thai khi phối TTNT đạt khoảng 50% khi phối kép.
Đỗ Kim Tuyên (1986) sử dụng mơi trường pha lỗng tổng hợp
bảo quản tinh trâu lỏng ở 40 C, sử dụng trong vòng 2 ngày. Mơi
trường pha lỗng là Sodiumcitrate, pH= 6,75, tỷ lệ Glycerol 7%, lòng
đỏ trứng gà 20%. Tỷ lệ thụ thai đạt 63,7% khi phối kép.
Trịnh Thị Kim Thoa và cs. (2005) nghiên cứu sản xuất tinh trâu đông lạnh
dạng viên, mỗi viên chứa hơn 40 triệu tinh trùng và có hoạt lực sau giải đơng đạt
30,64%. Mơi trường pha lỗng gồm Superoxide dismutase, Tris, axit citric,
fructoza, lòng đỏ trứng gà, glycerol, penicillin, streptomycin và nước cất.

Theo Sharma và Đỗ Kim Tuyên (2006) trâu đực Murrah ni tại Bình
Dương có thể tích tinh dịch dao động từ 3-5 ml, hoạt lực tinh trùng đạt 6070%. Tạ Văn Cần và cs. (2008) cho biết, trâu đực Murrah ni tại Thái Ngun
có thể tích tinh dịch dao động từ 2.35-3,51 ml, hoạt lực tinh trùng dao động
từ 72,21- 73,24%, nồng độ tinh trùng dao động từ 0,81-0,83 tỷ/ml, tổng


16


×