Tải bản đầy đủ (.docx) (111 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 trên địa bàn huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (548.54 KB, 111 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN VĂN THỊNH

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH

Ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

60.85.01.03

Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Nguyễn Hữu Thành

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan
và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày tháng

năm 2017



Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Thịnh

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi
đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự
giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn
sâu sắc GS.TS. Nguyễn Hữu Thành đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Quy hoạch đất đai, Khoa Quản lý đất đai - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận
tình giúp đỡ tơi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.

Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức tại UBND huyện
Thạch Hà đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.

Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến
khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017


Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Thịnh

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan................................................................................................................................... i
Lời cảm ơn....................................................................................................................................... ii
Mục lục.............................................................................................................................................. iii
Danh mục các chữ viết tắt...................................................................................................... vi
Danh mục các bảng.................................................................................................................. vii
Danh mục các hình.................................................................................................................. viii
Trích yếu luận văn....................................................................................................................... ix
Thesis abstract............................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu.............................................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 2


1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn....................... 2

Phần 2. Tổng quan nghiên cứu............................................................................................. 3
2.1.

Cơ sở lý luận về sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất.....................3

2.1.1.

Khái quát về đất và sử dụng đất.......................................................................... 3

2.1.2.

Khái quát về quy hoạch sử dụng đất................................................................ 6

2.1.3.

Tính khả thi của quy hoạch sử dụng đất...................................................... 11

2.2.

Tình hình quy hoạch và thực hiện quy hoạch sử dụng đất trong và ngồi

nước................................................................................................................................. 14
2.2.1.

Tình hình quy hoạch và thực hiện quy hoạch sử dụng đất ở nước ngồi
14


2.2.2.

Tình hình quy hoạch và thực hiện quy hoạch sử dụng đất của Việt Nam.
19

2.2.3.

Tình hình quy hoạch và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của

tỉnh Hà Tĩnh................................................................................................................... 29
Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu........................................................ 31
3.1.

Địa điểm, nghiên cứu............................................................................................... 31

3.2.

Thời gian nghiên cứu.............................................................................................. 31

3.3.

Đối tượng/vật liệu nghiên cứu............................................................................ 31

3.4.

Nội dung nghiên cứu............................................................................................... 31

3.4.1.


Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện ......................31

iii


3.4.2.

Tình hình quản lý và sử dụng đất đai huyện T

3.4.3.

Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch

Hà...............................................................................
3.4.4.

Đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch sử d

đến năm 2020 ..................................................
3.5.

Phương pháp nghiên cứu ................................

3.5.1.

Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp

3.5.2.

Phương pháp tổng hợp, xử lý, thống kê số liệ


3.5.3.

Phương pháp so sánh và phân tích.................

3.5.4.

Phương pháp đánh giá ....................................

Phần 4. Kết quả nghiên cứu .........................................................................................
4.1.

Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội..

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên của huyện Thạch Hà ........

4.1.2.

Tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Th

4.1.3.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế

4.2.

Tình hình quản lý và sử dụng đất đai huyệ


2016 ..................................................................
4.2.1.

Tình hình thực hiện các nhiệm vụ quản lý

Thạch Hà .........................................................
4.2.2.

Phân tích hiện trạng sử dụng đất năm 2016 ...

4.2.3.

Biến động sử dụng đất huyện Thạch Hà, tỉnh Hà T

4.2.4.

Đánh giá chung về tình hình quản lý và sử dụ

4.3.

Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng

4.3.1.

Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế ho

kỳ đầu (2011 – 2015) .......................................
4.3.2.

Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng


4.3.3.

Đánh giá chung về kết quả thực hiện thu hồ

dụng đất cho các cơng trình, dự án đến năm 2
4.4.

Đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch sử d

đến năm 2020 ..................................................
4.4.1.

Nguyên nhân tác động đến kết quả thực h

dụng đất giai đoạn 2011-2015 và kế hoạch sử

iv


4.4.2.

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện phương án quy

hoạch sử dụng đất đến 2020

86

Phần 5. Kết luận và kiến nghị.............................................................................................. 88
5.1.


Kết luận............................................................................................................................ 88

5.2.

Kiến nghị......................................................................................................................... 89

Tài liệu tham khảo...................................................................................................................... 90
Phụ lục............................................................................................................................................. 92

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BCĐ

Ban chỉ đạo

CN

Cơng nghiệp

CNH

Cơng nghiệp hóa


CTSN

Cơng trình sự nghiệp

FAO

Food Agricultural Organization (Tổ chức

Nông lương quốc tế)
GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

GPMB

Giải phóng mặt bằng

HĐH

Hiện đại hóa

HĐND

Hội đồng nhân dân

IFAD

International Fund for Agricultural
Development (Quỹ Phát triển nông nghiệp


quốc tế
MNCD

Mặt nước chuyên dùng

NN

Nông nghiệp

NXB

Nhà xuất bản

PNN

Phi nông nghiệp

QHSD

Quy hoạch sử dụng

QHSDĐ

Quy hoạch sử dụng đất

QL

Quốc lộ

TMDV


Thương mại dịch vụ

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TP

Thành phố

TT

Thị trấn

UBND

Uỷ ban nhân dân

VAC

Vườn ao chuồng

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1.

Tốc độ tăng trư


Bảng 4.2.

Tốc độ tăng trư

Bảng 4.3.

Hiện trạng sử d

Bảng 4.4.

Biến động đất

Bảng 4.5.

Kết quả thực h

2015) ..............
Bảng 4.6.

Tình hình thực

Bảng 4.7.

Kết quả thực h

2015 ................
Bảng 4.8. Một số cơng trình dự án đã thực hiện bao gồm ..........................................
Bảng 4.9.


Kết quả thực hi

Bảng 4.10.

Tình hình thực

Bảng 4.11.

Kết quả thực hi

vii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Vị trí huyện Thạch Hà trong tỉnh Hà Tĩnh................................................ 34
Hình 4.2. Cơ cấu diện tích đất nơng nghiệp năm 2016......................................... 57
Hình 4.3. Cơ cấu diện tích đất phi nơng nghiệp năm 2016................................. 58

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Văn Thịnh
Tên luận văn: “Đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử
dụng đất đến năm 2020 trên địa bàn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh”.
Ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 60 85 01 03

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam.

Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đánh giá việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Thạch Hà giai
đoạn 2011-2020 để xác định ra các kết quả đạt được và những hạn chế
trong quá trình thực hiện phương án quy hoạch.
Đề xuất các giải pháp thực hiện tốt phương án quy hoạch đến năm 2020.

Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Luận văn đã sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp.
Thu thập các tài liệu, số liệu về hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản
lý sử dụng đất của toàn huyện; bản đồ hiện trạng sử dụng đất; bản đồ quy
hoạch sử dụng đất đến năm 2020; các báo cáo về tình hình phát triển kinh tế
xã hội; số liệu thống kê về kinh tế - xã hội; phương án quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất tại các phịng, ban chun mơn của huyện Thạch Hà.

- Phương pháp tổng hợp, xử lý, thống kê số liệu.
Các số liệu thống kê được tổng hợp, xử lý bằng phần mềm Excel.
- Phương pháp so sánh và phân tích.
Các số liệu được tính tốn, phân tích theo các bảng, biểu kết hợp với phần thuyết
minh. Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được, tiến hành phân nhóm, thống kê diện
tích các cơng trình, dự án đã thực hiện theo quy hoạch hoặc chưa thực hiện theo quy
hoạch; tổng hợp, so sánh các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã thực hiện và
các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được duyệt. Phân tích các yếu tố tác động
đến việc thực hiện phương án Quy hoạch sử dụng đất.

- Phương pháp đồ thị, biểu đồ
Các kết quả nghiên cứu được trình bày bằng các bảng biểu số liệu,
bản đồ và biểu đồ.

ix



Kết quả chính và kết luận
- Thạch Hà là huyện có vị trí địa lý thuận lợi, với tổng diện tích tự nhiên 35.350,24
ha được phân bố cho 31 đơn vị hành chính (30 xã và 1 thị trấn), đất đai màu mỡ, dân số
136.798 người, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh , có nhiều ưu thế để có thể
liên kết, trao đổi và thu hút đầu tư vào phát triển kinh tế - xã hội.

- Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thành được tiến

hành theo đúng định kỳ. Tuy nhiên việc quản lý đất đai chưa thật chặt chẽ,
tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất vẫn còn diễn ra.
- Theo kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất:

Đến năm 2015 cho thấy: Đất nông nghiệp thực hiện được 23.596,27
ha, đạt 102,89%; đất phi nông nghiệp thực hiện 9.395,37 ha, đạt 100,22%;
đất chưa sử dụng thực hiện 2.358,6 ha, đạt 73,81 %.
Năm 2016 đất nông nghiệp thực hiện 23.579,66 ha, đạt 102,75%;
nhóm đất phi nơng nghiệp thực hiện 9.514,07 ha, đạt 87,29%; nhóm đất
chưa sử dụng thực hiện 2.256,51 ha, đạt 150,25%.
Trong quá trình thực hiện phương án quy hoạch huyện Thạch Hà bộc lộ một số tồn
tại: nhiều công trình, dự án khơng có trong phương án quy hoạch được thực hiện (Đất ở
đô thị, an ninh, đất sản xuất vật liệu xây dựng, đất khống sản,...); nhiều cơng trình, dự
án có trong phương án quy hoạch, kế hoạch nhưng chưa thực hiện và thực hiện không
đúng như trong phương án quy hoạch, kế hoạch; nhiều chỉ tiêu sử dụng đất thực hiện
chưa sát với chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch được duyệt, đặc biệt là sử dụng đất cơng
nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng, đất khống sản, đất trồng cây lâu năm,...

- Để khắc phục những tồn tại đó, trước tiên cần quan tâm chỉ đạo, đầu tư kinh phí
để thực hiện đồng bộ các chỉ tiêu đã đề ra trong kế hoạch sử dụng đất của huyện. Đặc

biệt ưu tiên các chương trình trọng điểm như giao thông, thủy lợi, điện, nước sạch,
trường học, y tế, nhà văn hóa,.. theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm.

Trong quá trình thực hiện quy hoạch ở giai đoạn tới, cần giám sát
chặt chẽ quá trình triển khai thực hiện. Khi phát sinh các vấn đề nằm
ngoài quy hoạch, kế hoạch cần xem xét thống nhất và điều chỉnh cho phù
hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Cần nghiên cứu, lựa chọn những chỉ tiêu, loại đất phù hợp, không
quá chi tiết đến từng chỉ tiêu nhỏ, đi vào từng công trình cụ thể nhằm đảm
bảo tính chỉ đạo vĩ mơ trong phương án quy hoạch cấp Huyện.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Van Thinh
Thesis title: “Assessment on the implementation of land use planning in
Thach Ha district, Ha Tinh province up to 2020".
Major: Land Management

Code: 60 85 01 03

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
(VNUA). Research Objectives
To assess the implementation of land use planning in Thach Ha
district in the period 2011-2020 to identify achievements and
shortcomings in the implementation of planning options.
To propose some solutions to well implement the plan up to 2020.
Materials and Methods
The thesis used the following methods:

- Method of secondary material and data collection.
Collecting documents and data on current land use status and land use
management status of the whole district; land use status map; land use planning
map until 2020; reports on socio-economic development; Socio-economic statistics;
Planning and land use plans in the relevant departments of Thach Ha district.

- Method of data synthesis, process and statistics.
The statistics are collected and processed by Excel software.
- Method of Comparison and analysis.
The data is calculated and analyzed in tables and explanations. Basing on
the collected data and documents, we classified and made statistics on the areas
of works and projects completed or uncompleted as planned; Compiling and
comparing the targets of approved land use plan and real completed ones.
Analyzing all factors affecting the implementation of the Land Use Planning.

- Method of using graphs or charts.
The research results are presented in tables of figures, graphs and charts.

Main findings and conclusions
-Thach Ha is a favorable geographic district with a total natural area of 35,350.24 ha
distributed into 31 administrative units (30 communes and 1 town), having fertile land
with population of 136,798 people. It’s located in the key economic zone of the

xi


province, so it has many advantages to link, exchange and attract
investment in socio-economic development.
- The city’s planning and land use plan are carried out periodically.


However, the land management is not strict enough to preventing existing
land disputes and encroachment situation.
- According to the results of the implementing the land use planning:

By 2015, it showed that: the planned agricultural land area was
23,596.27 ha , accounting for 102.89%; the planned non-agricultural land
area was 9,395.37 ha, accounting for 100.22%; the planned unused land
area was 2,358.6 ha, accounting for 73.81%.
In 2016, the planned agricultural land area was 23,579.66 hectares, accounting for
102.75%; the planned non-agricultural land area was 9,514.07 ha, accounting for 87.29%;
the planned unused land area was 2,256.51 hectares, accounting for 150.25%

During the implementation of the planning scheme, Thach Ha district
revealed a number of shortcomings: many works and projects excluded in the
planning scheme were also implemented (urban land, land for security, land for
production of building materials, mineral land, ...); Many works and projects
included in the planning cheme or plan have not yet been implemented or
implemented wrongly as planned; Many land use targets are not yet close to the
ones in approved planning and plan, especially the use of industrial land, land
for construction materials production, mineral land, land for perennial trees.
- In order to overcome these shortcomings, it is necessary for care and

direction from upper level as well as investment to synchronously implement
the targets set out in the district's land use planning. Especially, programs
such as works of transportation, irrigation, electricity, clean water, schools,
health care and cultural house need to be given priority to construct... under
the guideline of cooperation between the State and the people.

During the plan implementation in the coming period, the
implementation process should be closely monitored. When problems

arise outside the plan, the plan should be reviewed and adjusted to suit
the requirements of socio-economic development in the area.
It is necessary to study and select suitable targets and land types,
not too detailed for each small target but suitable to each specific project
in order to ensure macro-directionality in the district planning scheme.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt khơng gì
có thể thay thế được, là môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư,
xây dựng các cơng trình kinh tế, văn hố, xã hội và an ninh quốc phịng. Sử
dụng nguồn tài nguyên đất đai một cách hợp lý và hiệu quả đang là một trong
những vấn đề được toàn xã hội đặc biệt quan tâm. Đất đai bao gồm các yếu tố tự
nhiên và chịu sự tác động của các yếu tố kinh tế, tâm lý xã hội và ý thức sử dụng
đất của mỗi con người. Đất là kho tàng cung cấp cho con người mọi thứ cần
thiết, vì vậy trong quá trình sử dụng đất muốn đạt được hiệu quả kinh tế cao
nhất thiết phải có kế hoạch cụ thể về thời gian và lập quy hoạch về không gian.

Thạch Hà là một huyện duyên hải, nằm về hai phía của thành phố Hà
Tĩnh, có vị trí tương đối thuận lợi để phát triển kinh tế, xã hội. Để phục vụ cho
phát triển kinh tế - xã hội, khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai, việc
lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những nhu cầu cấp thiết
của huyện. Thực hiện Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản dưới Luật, UBND
huyện Thạch Hà đã tiến hành lập Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và
được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt. Đó là căn cứ quan trọng để huyện triển
khai thực hiện các chương trình phát triển kinh tế – xã hội. Kết quả thực hiện
quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 đã cơ bản đáp ứng được các mục tiêu,

góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện, khai thác
một cách có hiệu quả tiềm năng đất đai.
Tuy nhiên, từ khi được UBND Tỉnh phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất đến nay thì việc tổ chức thực hiện quy hoạch ra sao, kết quả thế
nào, còn những tồn tại gì, nguyên nhân do đâu, giải pháp khắc phục thế nào,
… cho đến nay vẫn chưa có những nghiên cứu, đánh giá để rút kinh nghiệm
toàn diện và đầy đủ cho kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sắp tới.
Để giúp huyện đánh giá một cách chính xác kết quả thực hiện phương án
quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011-2015)
và kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2016; phân tích, đánh giá những
kết quả đã đạt được và những tồn tại trong quá trình thực hiện quy hoạch và đề
xuất các giải pháp thực hiện nhằm nâng cao tính khả thi của phương án Quy
hoạch sử dụng đất, khắc phục những nội dung sử dụng đất không hợp lý, đề

1


xuất, kiến nghị, điều chỉnh những nội dung của phương án quy
hoạch sử dụng đất không theo kịp những biến động trong phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương. Tơi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất
đến năm 2020 trên địa bàn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
a. Mục đích
- Đánh giá việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Thạch

Hà giai đoạn 2011-2020 để xác định ra các kết quả đạt được và
những hạn chế trong quá trình thực hiện phương án quy hoạch.
- Đề xuất các giải pháp thực hiện tốt phương án quy hoạch đến năm 2020.


b. Yêu cầu
Xác định được nguyên nhân dẫn đến các hạn chế thực hiện
phương án quy hoạch huyện Thạch Hà đến năm 2020.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Phạm vi không gian: lãnh thổ huyện Thạch Hà.
- Phạm vi thời gian: số liệu, tài liệu liên quan đến sử dụng đất

của huyện từ 2011 đến 2016.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC HOẶC THỰC TIỄN
- Xác định những nguyên nhân hạn chế thực hiện phương án

quy hoạch huyện Thạch Hà đến năm 2020.
- Bổ sung cơ sở khoa học thực hiện hiệu quả phương án quy

hoạch sử dụng đất cấp huyện.
- Góp phần thực hiện hiệu quả phương án quy hoạch sử dụng

đất huyện Thạch Hà đến năm 2020.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG ĐẤT VÀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

2.1.1. Khái quát về đất và sử dụng đất
2.1.1.1. Khái niệm, vai trò và chức năng của đất đai
Đất đai là sản phẩm tự nhiên ban tặng cho con người. Nó có tầm
quan trọng đặc biệt, là một trong ba tài nguyên quý báu nhất của thế
giới: trời, đất và con người. Đất đai là điều kiện vật chất cần thiết để

thực hiện mọi quá trình sản xuất, vừa là chỗ đứng, vừa là địa bàn hoạt
động cho tất cả các ngành nơng - lâm nghiệp, cơng nghiệp, khai
khống, giao thơng vận tải, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phịng.
"Đất đai" về mặt thuật ngữ khoa học được hiểu theo nghĩa rộng như sau:
"Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các thành
phần của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó, bao gồm: khí hậu,
bề mặt thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước (hồ, sơng, suối, đầm lầy,...), các lớp
trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khống sản trong lịng đất, tập đồn
thực vật và động vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con
người trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nước hay hệ thống tiêu
thoát nước, đường sá, nhà cửa,..." (Viện Điều tra Quy hoạch đất đai, 1998).

Theo định nghĩa của FAO: "Đất đai được nhìn nhận là một nhân tố sinh
thái, bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất
có ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất như khí
hậu, địa hình, thổ nhưỡng, thuỷ văn, thảm thực vật, cỏ dại, động vật tự nhiên,
Những biến đổi của đất do hoạt động của con người" (FAO, 1993).

Như vậy, “Đất đai” là một phần lãnh thổ nhất định (vùng đất, khoanh
đất, vạt đất, mảnh đất, miếng đất...) có vị trí, hình thể, diện tích với những
tính chất tự nhiên hoặc mới tạo thành (đặc tính thổ nhưỡng, điều kiện địa
hình, địa chất, thủy văn, chế độ nước, nhiệt độ, ánh sáng, thảm thực vật,
các tính chất lý hóa tính...), tạo ra những điều kiện nhất định cho việc sử
dụng theo các mục đích khác nhau (Đồn Cơng Quỳ và cs., 2006).

Đất đai có chức năng và vai trị quan trọng đối với hoạt động
sản xuất cũng như cuộc sống của xã hội lồi người. Đất có những
chức năng cơ bản sau (Đồn Cơng Quỳ và cs., 2006):

3



- Chức năng sản xuất: Đất đai là cơ sở cho rất nhiều hệ thống phục vụ

cuộc sống con người qua quá trình sản xuất, cung cấp lương thực, thực
phẩm và rất nhiều sản phẩm sinh vật khác cho con người sử dụng trực tiếp
hay gián tiếp qua chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại thủy hải sản.
- Chức năng môi trường sống: Đất đai là cơ sở của mọi hình

thái sinh vật sống trên lục địa thơng qua việc cung cấp các môi
trường sống cho sinh vật và gien di truyền để bảo tồn cho thực vật,
động vật và các cơ thể sống cả trên và dưới mặt đất.
- Chức năng cân bằng sinh thái: Đất đai và việc sử dụng nó là

nguồn và là tấm thảm xanh, hình thành một thể cân bằng năng
lượng trái đất, sự phản xạ, hấp thụ và chuyển đổi năng lượng
phóng xạ từ mặt trời và của tuần hồn khí quyển địa cầu.
- Chức năng tàng trữ và cung cấp nguồn nước: Đất đai là kho tàng

lưu trữ nước mặt và nước ngầm vơ tận, có tác động mạnh tới chu trình
tuần hồn nước trong tự nhiên và có vai trị điều tiết nước rất to lớn.
- Chức năng dự trữ: Đất đai là kho tài nguyên khoáng sản cung

cấp cho mọi nhu cầu sử dụng của con người.
- Chức năng khơng gian sự sống: Đất đai có chức năng tiếp thu, gạn lọc, là
môi trường đệm và làm thay đổi hình thái, tính chất của các chất thải độc hại.
- Chức năng bảo tồn, bảo tàng lịch sử: Đất đai là trung gian để bảo vệ, bảo
tồn các chứng cứ lịch sử, văn hóa của lồi người, là nguồn thơng tin về các điều
kiện khí hậu, thời tiết trong quá khứ và cả về việc sử dụng đất đai trong quá khứ.
- Chức năng vật mang sự sống: Đất đai là không gian cho sự chuyển


vận của con người, cho đầu tư, sản xuất và cho sự dịch chuyển của động
vật, thực vật giữa các vùng khác nhau của hệ sinh thái tự nhiên.

2.1.1.2. Sử dụng đất và các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng đất
Sử dụng đất là hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ người đất trong tổ hợp với các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi trường. Căn
cứ vào nhu cầu của thị trường sẽ phát hiện và quyết định phương hướng chung,
mục tiêu sử dụng hợp lý tài nguyên, phát huy tối đa tiềm năng đất đai nhằm đạt
hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường và sự phát triển bền vững. Vì vậy, phạm vi,
cơ cấu và phương thức sử dụng đất vừa bị chi phối bởi các điều kiện và quy luật
sinh thái tự nhiên vừa bị chi phối bởi các điều kiện, quy luật kinh tế - xã hội và

4


các yếu tố kỹ thuật. Theo nghiên cứu của Viện Điều tra Quy hoạch
đất đai: có 3 nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đất (Võ Từ Can, 2006).
* Nhân tố điều kiện tự nhiên
Quá trình sử dụng đất đai cần phải chú ý đến các đặc tính và tính
chất đất đai để xác định yếu tố hạn chế hay tích cực cho việc sử dụng
đất hợp lý như chế độ nhiệt, bức xạ, độ ẩm, yếu tố địa hình, thổ
nhưỡng, xói mịn... Các đặc tính, tính chất này được chia làm 2 loại:
- Điều kiện khí hậu: Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng rất lớn, trực

tiếp đến sản xuất nông nghiệp và điều kiện sinh hoạt của con người.
Nhiệt độ bình quân cao thấp, sự sai khác nhiệt độ về thời gian và
không gian, chênh lệch giữa nhiệt độ tối cao và tối thấp, về độ ẩm
trong ngày và giữa các mùa trong năm hay các khu vực khác nhau...
- Điều kiện đất đai: Sự sai khác giữa địa hình, địa mạo, độ cao so với mặt
nước biển, độ dốc, và hướng dốc, sự bào mòn mặt đất và mức độ xói mịn... dẫn

đến sự khác nhau về đất đai và khí hậu làm ảnh hưởng tới sản xuất và phân bố
các ngành. Địa hình và độ dốc ảnh hưởng lớn đến phương thức sử dụng đất
nông nghiệp sẽ nảy sinh nhu cầu về thủy lợi hóa và cơ giới hóa.

* Nhân tố điều kiện kinh tế - xã hội
Các nhân tố điều kiện kinh tế - xã hội bao gồm các thể chế, chính
sách, thực trạng phát triển các ngành, điều kiện cơ sở hạ tầng: giao
thông, thủy lợi, xây dựng,... trình độ phát triển khoa học kỹ thuật, trình
độ dân trí, dân số, lao động, việc làm và đời sống văn hóa, xã hội.
Các nhân tố điều kiện tự nhiên là cơ sở để xây dựng phương án sử dụng
đất nhưng các nhân tố kinh tế - xã hội sẽ quyết định phương án đã lựa chọn có
thực hiện được hay khơng. Phương án sử dụng đất được quyết định bởi khả
năng của con người và các điều kiện kinh tế - xã hội, kỹ thuật hiện có.
Các điều kiện tự nhiên của mỗi vùng thường ít có sự khác biệt nhưng hiệu
quả sử dụng đất thì có sự khác biệt lớn, ngun nhân của vấn đề này là do điều
kiện kinh tế - xã hội: vốn, nhân lực, cơ sở hạ tầng,... quyết định. Trong thực tế
cũng minh chứng rõ vấn đề này, với điều kiện tự nhiên đồng nhất nhưng nếu
vùng nào có kinh tế phát triển, vốn đầu tư lớn, nhận thức và trình độ của người
lao động vùng nào cao hơn thì sử dụng đất sẽ có hiệu quả hơn.

5


Từ những lý luận trên cho thấy, các điều kiện kinh tế - xã hội có
tác động khơng nhỏ tới việc sử dụng đất đai, thúc đẩy hoặc kìm hãm
quá trình sử dụng đất hiệu quả của con người. Vì vậy, khi lựa chọn
phương cách sử dụng đất, ngoài việc dựa vào quy luật tự nhiên thì các
nhân tố kinh tế xã hội cũng không kém phần quan trọng.

* Nhân tố không gian

Trong thực tế, bất kỳ ngành sản xuất nào (nơng nghiệp, cơng nghiệp, xây
dựng, khai thác khống sản...) đều cần đến đất đai là điều kiện không gian cho
các hoạt động. Tính chất khơng gian bao gồm: vị trí địa lý, địa hình, hình dạng,
diện tích. Đất đai không thể di dời từ nơi này đến nơi khác nên sự thừa thãi đất
đai ở nơi này không thể sử dụng để đáp ứng sự thiếu đất ở địa phương khác. Do
đó, khơng gian là yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả của việc sử dụng đất.

"Thực nghiệm cho thấy rằng, trên sườn dốc, khi độ dốc tăng lên thì
chi phí nhiên liệu tăng lên 1,5% và hiệu quả sử dụng máy móc giảm đi 1%"
(Đồn Cơng Quỳ và cs., 2006). Bên cạnh đó, hình dạng của mảnh đất có
ảnh hưởng rõ rệt đến hiệu quả sử dụng đất trong cả nông nghiệp và phi
nông nghiệp: làm đất, chăm sóc, vận chuyển, thiết kế cơng trình...

Như vậy, các nhân tố khơng gian có ảnh hưởng tới q trình sử
dụng đất, nó sẽ gián tiếp quyết định hiệu quả của việc sử dụng đất.
2.1.2. Khái quát về quy hoạch sử dụng đất
2.1.2.1. Khái niệm quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai là một trong 13 nội dung quản lý
Nhà nước về đất đai được quy định tại điều 16, Luật Đất đai 2003. Luật đất đai
2013 cũng khẳng định quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai là một trong 15
nội dung quản lý Nhà nước về đất đai được quy định tại chương 2, điều 22.

Theo FAO: "Quy hoạch sử dụng đất là quá trình đánh giá tiềm năng
đất và nước một cách có hệ thống phục vụ việc sử dụng đất và kinh tế xã hội nhằm lựa chọn ra phương án sử dụng đất tốt nhất. Mục tiêu của
quy hoạch sử dụng đất là lựa chọn và đưa phương án đã lựa chọn vào
thực tiễn để đáp ứng nhu cầu của con người một cách tốt nhất nhưng vẫn
bảo vệ được nguồn tài nguyên cho tương lai. Yêu cầu cấp thiết phải làm
quy hoạch là do nhu cầu của con người và điều kiện thực tế sử dụng đất
thay đổi nên phải nâng cao kỹ năng quản lý sử dụng đất" (FAO, 1993).


6


Bằng cách khác, Viện Điều tra Quy hoạch Đất đai đã định nghĩa: "Quy
hoạch sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp quản lý, kỹ thuật và
pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, có hiệu
quả cao thơng qua việc phân phối và tái phân phối quỹ đất cả nước, tổ
chức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất cùng với các tư liệu sản xuất
khác gắn liền với đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều
kiện bảo vệ đất và bảo vệ mơi trường" (Đồn Công Quỳ và cs., 2006).
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đã được cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền phê duyệt là biện pháp hữu hiệu của Nhà nước nhằm tổ chức lại
việc sử dụng đất đai theo đúng mục đích, hạn chế sự chồng chéo gây lãng
phí đất đai, là căn cứ để giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng
đất, tránh tình trạng chuyển mục đích tùy tiện, làm giảm sút quỹ đất nơng,
lâm nghiệp (đặc biệt là diện tích trồng lúa nước và đất lâm nghiệp có rừng)
sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp; ngăn chặn các hiện tượng tiêu
cực, tranh chấp, lấn chiếm hủy hoại đất, phá vỡ sự cân bằng sinh thái, gây ô
nhiễm môi trường dẫn đến những tổn thất hoặc kìm hãm sản xuất, gây ảnh
hưởng tiêu cực tới phát triển kinh tế - xã hội và các hậu quả khó lường về
tình hình bất ổn định chính trị, an ninh quốc phòng ở từng địa phương.

Qua những lý luận trên cho thấy, quy hoạch sử dụng đất là
bước khơng thể thiếu được trong q trình sử dụng đất hợp lý và
có vai trị quan trọng trong quản lý Nhà nước về đất đai.
2.1.2.2. Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất thuộc loại quy hoạch có tính lịch sử - xã
hội, tính khống chế vĩ mơ, tính chỉ đạo, tính tổng hợp trung và dài hạn,
là bộ phận hợp thành quan trọng của hệ thống kế hoạch phát triển xã
hội và kinh tế quốc dân. Các đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất đai

được thể hiện cụ thể như sau: (Đồn Cơng Quỳ và cs., 2006)
* Tính lịch sử - xã hội:
Lịch sử phát triển của xã hội chính là lịch sử phát triển của quy hoạch sử
dụng đất. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có một phương thức sản xuất của xã
hội thể hiện theo hai mặt: Lực lượng sản xuất (mối quan hệ giữa người với sức
hoặc vật tự nhiên trong quá trình sản xuất) và Quan hệ sản xuất (quan hệ giữa
người với người trong quá trình sản xuất). Trong quy hoạch sử dụng đất ln

7


nảy sinh quan hệ giữa người với đất đai - là sức tự nhiên (như điều
tra, đo đạc, khoanh định, thiết kế...), cũng như quan hệ giữa người
với người (xác nhận bằng văn bản về sở hữu và quyền sử dụng đất
giữa những người chủ đất - GCNQSDĐ).
Tuy nhiên, trong xã hội có phân chia giai cấp, quy hoạch sử dụng đất
mang tính tự phát, hướng tới mục tiêu vì lợi nhuận tối đa và nặng về mặt
pháp lý (là phương tiện mở rộng, củng cố, bảo vệ quyền tư hữu đất đai: phân
chia, tập trung đất đai để mua, bán, phát canh thu tô...). ở nước ta, quy hoạch
sử dụng đất phục vụ nhu cầu của người sử dụng đất và quyền lợi của tồn
xã hội; Góp phần tích cực thay đổi quan hệ sản xuất ở nông thôn; Nhằm sử
dụng, bảo vệ đất và nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội. Đặc biệt, trong nền
kinh tế thị trường, quy hoạch sử dụng đất góp phần giải quyết các mâu thuẫn
nội tại của từng lợi ích kinh tế, xã hội và mơi trường nẩy sinh trong q trình
sử dụng đất, cũng như mâu thuẫn giữa các lợi ích trên với nhau.

* Tính tổng hợp:
Tính tổng hợp của quy hoạch sử dụng đất biểu hiện chủ yếu ở hai
mặt: Đối tượng của quy hoạch là khai thác, sử dụng, cải tạo, bảo vệ...
toàn bộ tài nguyên đất đai cho nhu cầu của toàn bộ nền kinh tế quốc

dân; Quy hoạch sử dụng đất đề cập đến nhiều lĩnh vực về khoa học,
kinh tế và xã hội như khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, dân số và
đất đai, sản xuất nơng, cơng nghiệp, mơi trường sinh thái...

* Tính dài hạn:
Căn cứ vào các dự báo xu thế biến động dài hạn của những yếu tố kinh tế xã
hội quan trọng (sự thay đổi về nhân khẩu, tiến bộ kỹ thuật, đơ thị hóa cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp...), từ đó xác định quy hoạch trung và dài hạn về sử
dụng đất đai, đề ra các phương hướng, chính sách và biện pháp có tính chiến lược,
tạo căn cứ khoa học cho việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất 5 năm.

Quy hoạch dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu đất để phát triển lâu dài kinh
tế - xã hội. Cơ cấu và phương thức sử dụng đất được điều chỉnh từng bước
trong thời gian dài (cùng với quá trình phát triển dài hạn kinh tế - xã hội) cho
đến khi đạt được mục tiêu dự kiến. Thời hạn (xác định phương hướng, chính
sách và biện pháp sử dụng đất để phát triển kinh tế và hoạt động xã hội) của
quy hoạch sử dụng đất thường từ trên 10 năm đến 20 năm hoặc lâu hơn.

8


* Tính chiến lược và chỉ đạo vĩ mơ:
Với đặc tính trung và dài hạn, quy hoạch sử dụng đất đai chỉ dự kiến
trước được các xu thế thay đổi phương hướng, mục tiêu, cơ cấu và phân bố
sử dụng đất (mang tính đại thể, khơng dự kiến được các hình thức và nội
dung cụ thể, chi tiết của sự thay đổi). Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất là quy
hoạch mang tính chiến lược, các chỉ tiêu của quy hoạch mang tính chỉ đạo vĩ
mơ, tính phương hướng và khái lược về sử dụng đất của các ngành như:
- Phương hướng, mục tiêu và trọng điểm chiến lược của việc


sử dụng đất trong vùng;
- Cân đối tổng quát nhu cầu sử dụng đất của các ngành;
- Điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất và phân bố đất đai trong vùng;
- Phân định ranh giới và các hình thức quản lý việc sử dụng đất đai trong vùng;
- Đề xuất các biện pháp, các chính sách lớn để đạt được mục

tiêu của phương hướng sử dụng đất;
* Tính chính sách:
Quy hoạch sử dụng đất thể hiện rất mạnh đặc tính chính trị và chính
sách xã hội. Khi xây dựng phương án phải qn triệt các chính sách và
quy định có liên quan đến đất đai của Đảng và Nhà nước, đảm bảo thể
hiện cụ thể trên mặt bằng đất đai các mục tiêu phát triển nền kinh tế quốc
dân, phát triển ổn định kế hoạch kinh tế - xã hội; tuân thủ các quy định,
các chỉ tiêu khống chế về dân số, đất đai và mơi trường sinh thái.

* Tính khả biến:
Dưới sự tác động của nhiều nhân tố khó dự đoán trước, theo nhiều phương
diện khác nhau, quy hoạch sử dụng đất chỉ là một trong những giải pháp biến đổi
hiện trạng sử dụng đất sang trạng thái mới thích hợp hơn cho việc phát triển kinh tế
trong một thời kỳ nhất định. Khi xã hội phát triển, khoa học kỹ thuật ngày càng tiến
bộ, chính sách và tình hình kinh tế thay đổi, các dự kiến của quy hoạch sử dụng đất
khơng cịn phù hợp. Việc chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện quy hoạch và điều chỉnh
biện pháp thực hiện là cần thiết. Điều này thể hiện tính khả biến của quy hoạch. Quy
hoạch sử dụng đất luôn là quy hoạch động, một quá trình lặp lại theo chiều xoắn ốc
“quy hoạch - thực hiện - quy hoạch lại hoặc chỉnh lý - tiếp tục thực hiện...” với chất
lượng, mức độ hồn thiện và tính phù hợp ngày càng cao.

9



2.1.2.3. Nguyên tắc cơ bản của quy hoạch sử dụng đất đai
Các hoạt động của Nhà nước trong lĩnh vực phân phối và sử dụng tài
nguyên đất tuân theo quy luật phát triển kinh tế khách quan. Quyền sở hữu Nhà
nước về đất đai là cơ sở để bố trí các ngành, là một trong những yếu tố quan
trọng nhất để đưa nền kinh tế thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, thúc đẩy và mở
rộng sản xuất. Nhà nước thực hiện chức năng phân phối và tái phân phối quỹ
đất nhằm đáp ứng nhu cầu về đất sử dụng cho các ngành, đơn vị, cá nhân sử
dụng đất và điều chỉnh các mối quan hệ đất đai thông qua quy hoạch. Như vậy,
quy hoạch sử dụng đất thực hiện đồng thời 2 chức năng: điều chỉnh mối quan
hệ đất đai và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất đặc biệt được xây dựng
dựa trên những nguyên tắc sau (Đồn Cơng Quỳ và cs., 2006):
- Chấp hành quyền sở hữu Nhà nước về đất đai: Nguyên tắc này là cơ sở
của mọi hoạt động và biện pháp có liên quan tới quyền sử dụng đất, là nguyên
tắc quan trọng nhất trong hoạt động quy hoạch sử dụng đất. Quy hoạch sử dụng
đất nước ta là hệ thống các biện pháp của Nhà nước nhằm quản lý, sử dụng đất
đai đầy đủ, hợp lý và hiệu quả. Nó có mối quan hệ chặt chẽ với chủ trương,
chính sách và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước.

Luật pháp bảo vệ quyền bất khả xâm phạm quyền sử dụng đất
và tính ổn định của mỗi đơn vị sử dụng đất vì đó là cơ sở quan
trọng nhất để phát triển sản xuất. Khi lập quy hoạch sử dụng đất,
người ta xác định phạm vi quyền lợi của mỗi chủ sử dụng đất.
- Sử dụng đất tiết kiệm, bảo vệ đất và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên:

Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là điều kiện tồn tại cơ bản, gắn liền với
hoạt động của con người, của các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội của
Nhà nước, có vai trị quan trọng đối với con người và khác mọi tư liệu
sản xuất khác là nếu được sử dụng đúng và hợp lý thì chất lượng đất
ngày càng tốt lên. Mặt khác, chúng ta đều biết, đất đai có hạn về diện tích,
trong khi đó, dân số khơng ngừng tăng nhanh, gây áp lực lớn đối với đất

đai. Điều này đòi hỏi việc sử dụng đất phải tiết kiệm và hiệu quả.
- Đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội: Khi phân bổ quỹ đất cho
các ngành, cần đảm bảo nguyên tắc tổ chức sử dụng tài ngun đất vì lợi ích của
nền kinh tế quốc dân nói chung và từng ngành nói riêng, trong đó ưu tiên cho ngành
nông nghiệp. Sự phát triển của các ngành nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận
tải, xây dựng, thủy điện, dầu khí... đều địi hỏi phải có đất. Việc bố trí

10


cơng trình của các ngành trên thường được dự kiến trước trong kế hoạch phát triển
kinh tế quốc dân dài hạn với tiêu chí: những khoanh đất giao cho các nhu cầu phi
nông nghiệp nên lấy từ đất không sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả trong nông
nghiệp. Với trường hợp giao đất cho nhu cầu khai thác khoáng sản, người ta
thường phải lường trước mọi hậu quả có thể xảy ra cho các đơn vị mất đất và đề
xuất biện pháp khắc phục hậu quả giảm bớt những ảnh hưởng xấu của nó.

- Tạo ra những điều kiện tổ chức lãnh thổ hợp lý: Quy hoạch sử dụng đất
được tiến hành theo kế hoạch chung của Nhà nước, của ngành và của từng đơn
vị sử dụng đất cụ thể. Việc bố trí giữa các ngành địi hỏi phải có sự phân bố hợp
lý, tạo điều kiện cho sự phát triển tổng hợp. Các đơn vị sản xuất nông nghiệp
căn cứ vào nghĩa vụ giao nộp cho Nhà nước và các nhu cầu tiêu dùng nội bộ mà
xác định quy mơ diện tích trồng từng loại cây, số đầu gia súc từng loại. Bên cạnh
đó, việc sử dụng đất có ảnh hưởng đến việc phát triển và bố trí các ngành nghề,
việc tổ chức lao động và năng suất lao động, đến tư liệu sản xuất.
-Phải phù hợp với các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội: mỗi vùng khác nhau
có các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khác nhau nên phương án quy hoạch xây
dựng phù hợp cho từng vùng cũng khác nhau. Thực tế cho thấy, các cơ sở sản xuất
nông nghiệp thường đầu tư lớn cho các cơng trình liên quan: nhà ở, thủy lợi, giao
thơng... và những cơng trình này khai thác hết cơng suất nếu vị trí xây dựng của

chúng là hợp lý. Bên cạnh đó, để tăng năng suất cây trồng phải xác định cơ cấu sử
dụng đất thích hợp và cơ cấu luân canh hợp lý trên địa bàn lãnh thổ đó. Vì vậy, khi
quy hoạch sử dụng đất cần phải tính tốn sao cho chúng sử dụng có hiệu quả nhất
cả hiện tại và tương lai lâu dài. Qua những lý luận trên cho thấy, khi xây dựng
phương án quy hoạch sử dụng đất phải tuân theo những nguyên tắc trên mới đảm
bảo phương án đó có tính khả thi và tạo điều kiện sử dụng đất hợp lý, hiệu quả và
bền vững, thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển.

2.1.3. Tính khả thi của quy hoạch sử dụng đất
Về mặt bản chất, tính khả thi biểu thị khả năng thực hiện của phương
án quy hoạch sử dụng đất khi hội tụ đủ một số điều kiện hoặc yếu tố nhất
định cả về phương diện tính tốn, cũng như trong thực tiễn.

Tính khả thi của phương án quy hoạch có thể được đánh giá và
luận chứng thơng qua 5 nhóm tiêu chí sau:
(1). Khả thi về mặt pháp lý, có thể bao gồm các tiêu chí đánh giá về:

11


* Căn cứ và cơ sở pháp lý để lập quy hoạch sử dụng đất gồm

các chỉ tiêu: - Các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật;
- Các quyết định, văn bản liên quan đến triển khai thực hiện dự án...
* Việc thực hiện các quy định thẩm định, phê duyệt phương án

quy hoạch sử dụng đất:
- Thành phần hồ sơ và sản
phẩm; - Trình tự pháp lý ...
(2). Khả thi về phương diện khoa học - công nghệ, bao gồm:

* Cơ sở tính tốn và xác định các chỉ tiêu sử dụng đất:
- Tính khách quan của các yếu tố tác động đến việc sử dụng

đất: điều kiện tự nhiên, định hướng phát triển kinh tế - xã hội;
- Sử dụng các định mức, tiêu chuẩn;
- Xây dựng các dự báo theo quy luật phát triển khách quan; căn

cứ theo mơ hình mẫu ...
* Phương pháp cơng nghệ được áp dụng để xử lý tài liệu, số

liệu và xây dựng tài liệu bản đồ...
(3). Khả thi về yêu cầu chuyên môn - kỹ thuật, gồm các tiêu chí đánh giá về:
* Mức độ đầy đủ các nội dung chuyên môn theo các bước thực hiện

quy hoạch và các nội dung cụ thể của phương án quy hoạch sử dụng đất...
* Nguồn tư liệu và độ tin cậy của các thông tin phụ thuộc vào

cách thức thu thập, điều tra, xử lý và đánh giá;
* Tính phù hợp, liên kết (từ trên xuống dưới) của các chỉ tiêu sử

dụng đất theo quy định trong hệ thống quy hoạch sử dụng đất các cấp.
(4). Khả thi về các biện pháp cần thiết để phương án quy hoạch thực
hiện được. Theo kinh nghiệm, tiêu chí này có thể được đánh giá căn cứ
theo đặc điểm hoặc tính chất đầu tư của nhóm các biện pháp sau đây:
* Nhóm 1: Là các biện pháp về tổ chức lãnh thổ (cần đầu tư kinh phí)

nhằm tạo điều kiện khơng gian phù hợp với cơ cấu tổ chức sản xuất kinh
doanh và mục đích sử dụng đất của doanh nghiệp và người sử dụng đất).
* Nhóm 2: Bao gồm các biện pháp về xây dựng các hạng mục và


thiết bị cơng trình trên lãnh thổ (xác định theo đặc điểm của khu vực và
định hướng phát triển của doanh nghiệp và người sử dụng đất).

12


×