Tải bản đầy đủ (.docx) (119 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (431.64 KB, 119 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

CAO THỊ THU THỦY

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI,
TỐ CÁO VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA
LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

60.85.01.03

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Văn Dung

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng
bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tơi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn

Cao Thị Thu Thủy


i


LỜI CẢM ƠN
Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ được hoàn thành tại Học viện Nơng nghiệp Việt Nam.
Có được bản luận văn tốt nghiệp này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc
tới đến Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Khoa Quản lý đất đai và đặc biệt là PGS.TS.
Nguyễn Văn Dung đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt, giúp đỡ tác giả với những chỉ dẫn khoa
học quý giá trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu và hoàn thành đề tài: “Đánh giá
thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất
đai trên địa bàn huyện Gia Lâm Thành phố Hà Nội ”.1

Xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo - Các nhà khoa học đã trực tiếp
giảng dạy, truyền đạt những kiến thức khoa học chuyên ngành Quản lý đất đai cho bản
thân tác giả trong nhưng năm tháng qua.
Xin gửi tới Phịng Tài ngun & Mơi trường huyện Gia Lâm, phịng Thanh tra
huyện Gia Lâm, Ban tiếp công dân huyện Gia Lâm lời cảm ơn sâu sắc vì đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi giúp tác giả thu thập số liệu ngoại nghiệp cũng như những tài liệu
nghiên cứu cần thiết liên quan tới đề tài tốt nghiệp.
Một lần nữa tác giả xin chân thành cảm ơn các đơn vị và cá nhân đã hết lòng
quan tâm tới sự nghiệp đào tạo đội ngũ cán bộ ngành Quản lý đất đai. Tác giả rất
mong nhận được sự đóng góp, phê bình của quý Thầy Cô, các nhà khoa học, độc giả
và các bạn đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn

Cao Thị Thu Thủy

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................. ii
Mục lục....................................................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt....................................................................................................... vi
Danh mục bảng........................................................................................................................ vii
Danh mục hình......................................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn.................................................................................................................. viii
Thesis abstract............................................................................................................................ x
Phần 1. Mở đầu........................................................................................................................ 1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1
1.2.
Mục đích và yêu cầu của đề tài................................................................................. 2
1.2.1. Mục đích....................................................................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu......................................................................................................................... 2
1.3.
Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 3
1.4.
Những đóng góp mới, ý nghĩa.................................................................................. 3
1.5.
Thời gian thực hiện đề tài.......................................................................................... 3
Phần 2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu........................................................................ 4
2.1.
Cơ sở lý luận các vấn đề liên quan đến khiếu nại, tố cáo về đất đai ...................4
2.1.1. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai........................................................... 4
2.1.2. Tố cáo và giải quyết tố cáo về đất đai..................................................................... 6
2.1.3. Một số khái niệm liên quan đến đất đai và nội dung khiếu nại, tố cáo ..............7

2.2.
Cơ sở thực tiễn về giải quyết khiếu nại, tố cáo ở một số nước trên thế giới .. .12
2.2.1. Mỹ................................................................................................................................ 12
2.2.2. Trung Quốc................................................................................................................ 13
2.2.3. Pháp và Đức............................................................................................................... 13
2.2.4. Thụy Điển................................................................................................................... 14
2.2.5. Đài Loan..................................................................................................................... 14
2.3.
Cơ sở thực tiễn và tính pháp lý về giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai
ở Việt Nam................................................................................................................. 14
2.3.1. Chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước trong công tác chỉ đạo giải
quyết khiếu nại, tố cáo............................................................................................. 14
2.3.2. Các văn bản pháp luật của Nhà nước quy định về việc giải quyết khiếu nại tố
cáo về đất đai 16

iii


2.3.3.

Thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu n
nay.......................................................................
Khái quát thực trạng tình hình khiếu nại tố cáo
khiếu nại tố cáo về đất đai hiện nay ...................
Một số nghiên cứu về công tác giải quyết khiếu
Việt Nam ............................................................

2.3.4.
2.4.


Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ........................................................
3.1.
Đối tượng nghiên cứu ........................................
3.2.
Nội dung nghiên cứu..........................................
3.2.1.
Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và
nước về đất đai trên địa bàn huyện Gia Lâm. .....
3.2.2.
Tình hình khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa b
phố Hà Nội từ 01/01/2011 đến 31/12/2015. .......
3.2.3.
Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao khả năng
cáo về đất đai của huyện Gia Lâm, thành phố Hà
3.3.
Phương pháp nghiên cứu ...................................
3.3.1.
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ................
3.3.2.
Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ..................
3.3.3.
Phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia .........
3.3.4.
Phương pháp phân tích, thống kê và xử lý số liệ
Phần 4. Kết quả nghiên cứu ......................................................................................
4.1.
Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện G
4.1.1
Điều kiện tự nhiên .............................................
4.1.2.

Các nguồn tài nguyên ........................................
4.2.
Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội .................
4.2.1.
Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, x
4.3.
Tình hình quản lý, sử dụng đất đai .....................
4.3.1.
Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện Gia L
4.3.2.
Đánh giá công tác quản lý Nhà nước về đất đai
Lâm ....................................................................
4.4.
Tình hình khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa b
2011-2015 ..........................................................
4.4.1.
Nhân lực ............................................................
4.4.2.
Công tác tiếp dân và tiếp nhận đơn ...................
4.5.
Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trê
2011-2015...................................................................
4.5.1.
Kết quả giải quyết khiếu nại ...............................
iv


4.5.2.
4.6.


Kết quả giải quyết tố cáo......................................................................................... 73
Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại,
tố cáo........................................................................................................................... 79
4.6.1. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tiếp công
dân, giải quyết khiếu nại tố cáo.............................................................................. 79
4.6.2. Đầu tư kinh phí và khoa học công nghệ trong giải quyết khiếu nại tố cáo ......80
4.6.3. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật ...................... 80
4.6.4. Tăng cường phối kết hợp với các cơ quan có liên quan..................................... 81
4.6.5. Một số giải pháp bổ sung nhằm hạn chế phát sinh khiếu nại, tố cáo ................81
Phần 5. Kết luận và kiến nghị............................................................................................. 84
5.1.
Kết luận....................................................................................................................... 84
5.2.
Kiến nghị.................................................................................................................... 85
Tài liệu tham khảo................................................................................................................... 87
Phụ lục....................................................................................................................................... 92

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CHXHCNVN

Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam


GPMB

Giải phóng mặt bằng

HCNN

Hành chính nhà nước

HĐND

Hội đồng nhân dân

HVHC

Hành vi hành chính

QĐHC

Quyết định hành chính

QSDĐ

Quyền sử dụng đất

QPPL

Quy phạm pháp luật

QLĐĐ


Quản lý đất đai

TCD

Tiếp công dân

UBND

Uỷ ban nhân dân

VPPL

Vi phạm pháp luật

KN

Khiếu nại

TC

Tố cáo

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Danh mục các văn bản pháp luật quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo ..18
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Gia Lâm năm 2015........................................... 40
Bảng 4.2. Thực trạng cán bộ liên quan đến công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo
của huyện Gia Lâm năm 2015............................................................................ 46

Bảng 4.3. Tình hình tiếp nhận và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực
đất đai 2011 -2015................................................................................................ 52
Bảng 4.4. Tình hình tiếp nhận và phân loại đơn thư trong lĩnh vực đất đai thuộc
thẩm quyền giải quyết của UBND huyện Gia Lâm 2011 - 2015 .................. 55
Bảng 4.5. Kết quả giải quyết Đơn KN trong lĩnh vực đất đai 2011- 2015 ..................... 59
Bảng 4.6. Tổng hợp đơn khiếu nại liên quan đến phiếu điều tra ...................................... 62
Bảng 4.7. Tổng hợp ý kiến liên quan đến phiếu điều tra đơn khiếu nại .......................... 63
Bảng 4.8. Kết quả giải quyết Đơn TC trong lĩnh vực đất đai 2011 - 2015 .....................73
Bảng 4.9. Tổng hợp đơn tố cáo liên quan đến phiếu điều tra ........................................... 75
Bảng 4.10. Tổng hợp ý kiến liên quan đến phiếu điều tra đơn tố cáo ............................. 76

DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Cơ cấu kinh tế huyện Gia Lâm năm 2015..................................................... 38

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Cao Thị Thu Thủy
Tên luận văn: “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giải
quyết khiếu nại tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội”.

Ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 60 85 01 03

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt
Nam Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên
địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu
nại tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.

Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Luận văn đã sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp: các số liệu thứ cấp được thu
thập tại các phòng ban chuyên mơn nghiệp vụ có liên quan đến cơng tác giải quyết
khiếu nại tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: điều tra 123 công dân, cán bộ cơng chức
là người có đơn, bị đơn hoặc có liên quan đến các vụ khiếu nại tố cáo về đất đai được
điều tra, cán bộ công chức được giao giải quyết các cụ khiếu nại tố cáo về đất đai trên.
- Phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia: tham vấn ý kiến để phân tích các
nguyên nhân dẫn đến việc khiếu nại, tố cáo về đất đai.
- Phương pháp phân tích ,thống kê, xử lý và tổng hợp số liệu: thống kê kết quả tiếp
công dân, kết quả xử lý đơn thư, kết quả điều tra, kết quả giải quyết khiếu nại tố cáo.

Kết quả chính và kết luận
- Gia Lâm là một huyện có vị trí cửa ngõ thủ đơ có tốc độ đơ thị hóa nhanh.

Tình hình giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo trên địa bàn huyện Gia Lâm những năm
gần đây đã đạt được kết quả nhất định. Công tác ban hành và thực hiện các văn bản
quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai được thực hiện thường xuyên; công tác thi
hành pháp luật trong công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cấp GCNQSDĐ, bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư, giải phóng mặt bằng..; tồn huyện đã có 22/22 xã, thị
trấn có bản đồ địa chính, bản đồ quy hoạch. Các phòng ban của huyện và toàn bộ các
xã, thị trấn đã sử dụng các phần mềm chuyên ngành, phần mềm xử lý đơn thư…
viii


Năm 2011-2015, UBND huyện Gia Lâm đã tiếp nhận 489 đơn, trong đó 440

đơn khiếu nại tố cáo thuộc lĩnh vực đất đai có 413 đơn thuộc thẩm quyền. Mặc dù thời
gian tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo đảm bảo nhưng vấn đề xử lý đơn của cán bộ được
giao cịn có những hạn chế nhất định. Có những trường hợp phân tích, xử lý đơn
khơng sát dẫn đến nhận đơn chưa đúng thẩm quyền, giao việc về các phòng, ban chưa
đúng người đúng việc hoặc hướng dẫn người có đơn khiếu nại, tố cáo thực hiện chưa
đúng trình tự, thủ tục. Thực tế cán bộ chuyên trách công tác tiếp dân, xử lý đơn thư chỉ
có một người, lượng công việc lại nhiều, hiệu quả công việc chưa cao.
Năm 2011-2015, huyện đã giải quyết 283 đơn khiếu nại, trong đó : cấp huyện
là 178 đơn, cấp xã là 105 đơn. Số đơn khiếu nại được điều tra là 20 đơn (cấp huyện)
có nội dung: 30% về giấy chứng nhận QSDĐ, 45% về giải phòng mặt bằng, 25% nội
dung khác. Số công dân không đồng ý là 22/51 người chiếm 43,13%, không đồng ý
chiếm 56,87%, cán bộ 20/20 không đồng ý chiếm 100%. Số đơn tố cáo được giải
quyết là 130 đơn, trong đó : cấp huyện là 81 đơn, cấp xã là 49 đơn. 12 đơn được tiến
hành điều tra, nội dung chủ yếu : tố cáo cán bộ xã là 75%, tố cáo cán bộ huyện là
16,67%, nội dung khác là 8,33%. Kết quả điều tra: công dân đồng ý là 48,08%, không
đồng ý chiếm 51,92%, cán bộ công chức đồng ý là 50%, không đồng ý là 50%.
- Theo kết quả điều tra, thu thập thông tin từ việc lấy ý kiến người dân thì cơng

tác giải quyết khiếu nại tố cáo về đất đai còn nhiều hạn chế, bất cập như: có những vụ
việc giải quyết chưa thấu tình, đạt lý, chưa đảm bảo các quy định của pháp luật dẫn
đến người dân tiếp tục khiếu nại, tố cáo kéo dài và phải nhờ đến các cơ quan cấp trên
trực tiếp giải quyết. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của một số xã còn rất hạn
chế, năng lực cán bộ còn chưa thực sự chuyên nghiệp.
- Để nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại tố cáo về đất đai, huyện

Gia Lâm cần phải: nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, tăng cường công tác
quản lý nhà nước về đất đai, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp
luật, tăng cường phối kết hợp với các cơ quan có liên quan và một số biện pháp bổ
sung nhằm hạn chế phát sinh khiếu nại, tố cáo. Mục đích của các giải pháp này nhằm
hạn chế việc phát sinh khiếu nại, tố cáo và nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu

nại, tố cáo của các cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn huyện Gia Lâm trong
thời gian tới.

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Cao Thi Thu Thuy
Thesis title: “Evaluate the real status and propose solutions to increase the
effect of settling complaints and denunciations on land in Gia Lam district, Hanoi”.
Major: Land management

Code: 60 85 01 03

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)

Research Objectives
- Evaluation of receiving citizens and settling complaints, denunciations on
land in Gia Lam district, Hanoi.
- Propose some solutions to improve the efficiency of the settlement of
complaints and denunciations on land in Gia Lam district, Hanoi.

Methods
Following methods are used in the thesis:
- The method of collection secondary data, document: Secondary data was
collected in the professional departments, divisions related to the settlement of
complaints and denunciations on land in Gia Lam district, Hanoi.
- Methods of collection primary data: survey of 123 citizens, public officials
are the applicant, the defendant or related to complaints and denunciations on land


being investigated, officials are assigned to resolve above specific complaints and
denunciations on land.
- Method consult expert: consultation to analyze the causes of the complaints
and denunciations on land.
- Methods of data analysis, statistics, processing and aggregation: statistics
results of receiving citizens, results of resolving letters, the results of the investigation,
the results of settlement of complaints and denunciations.

Main findings and conclusions
- Gia Lam is a gateway of the Hanoi capital with rapid speed of urbanization.

The settlement of complaints and denunciations in Gia Lam district in recent years has
achieved certain results. The promulgation and implementation of legal documents in
the field of land is carried out regularly; law enforcement in the work of land
acquisition, land allocation, land lease, land use license, compensation, support and
resettlement, clearance ..; the district has 22/22 communes and towns having cadastral
x


maps, land use planning maps. The district office and all communes and towns have
used specialized software, software for processing applications.
In 2011-2015, Gia Lam district ‘s People's Committee has received 489 applications,
of which 440 complaints and denunciations in the field of land, has 413 application under the
jurisdiction. Although the time to receive complaints and denunciations is ensure but the
application processing of assigned officers have certain limits. There are cases which analysis,
processing the application does not close properly resulting in receipt of no jurisdiction,
assignment of wrong people or guide people with complaints and denunciations done not right
process, procedure. In fact, staffs in the reception of citizens, handling complaints is only one
person, a lot of work, work efficiency is not high.


In 2011-2015, the district has resolved 283 complaints, of which 178
application in district level, 105 application in commune level. Number of complaints
investigated is 20 (district level) with the content of: 30% of land use right certificates,
45% of land clearance, 25% of others. The number of citizens who disagree is 22/51,
accounted for 43.13%, disagree accounting for 56.87%, staff disagree 20/20,
accounted for 100%. Number of complaints resoved are 130 applications, of which 81
application in the district level, 49 application in the commune level. 12 application
are investigated, the main contents: commune officials denounced as 75%, district
officials denounced as 16.67%, other content is 8.33%. Survey results: citizens agree
is 48.08%, disagree accounting for 51.92%, officials agree is 50%, disagree 50%.
- According to a survey, gathering information from the people consulted, the

settlement of complaints and denunciations on land is limited and inadequate as: there
are cases resolved not reasonable, not assure the provisions of the law resulted in
people continuing complaints and denunciations in long time and have to ask the
superior agency to resolve. The settlement of complaints and denunciations of some
communes was very limited, staff capacity was not really professional.
- To improve the efficiency of the settlement of complaints and denunciations

on land, Gia Lam district need to: complete the land law policy system and settlement
of complaints and denunciations; build a reasonable structure and improve staff
capacity; investment funds to settle complaints and denunciations, investment in
science and technology in the settlement of complaints and denunciations; strengthen
propaganda and popularization of legal education and other solutions. The purpose of
these solutions is to minimize the occurrence of complaints and denunciations and
improve the efficiency of the settlement of complaints and denunciations of the State
administrative organization in Gia Lam district in the near future.

xi



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Khiếu nại, tố cáo là quyền cơ bản của công dân và các cơ quan nhà nước, tổ
chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Vấn đề
này đã được quy định rất rõ tại Điều 74 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam năm 1992 và được sửa đổi, bổ sung tại Điều 30 Hiến pháp nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. Theo ý nghĩa tích cực thì khiếu
nại, tố cáo là cơng cụ pháp lý để cơng dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình khi bị xâm phạm và thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân nhằm góp
phần xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo phải
hết sức khéo léo, hợp lý, hợp tình nhằm ổn định chính trị, đảm bảo trật tự và cơng
bằng xã hội, chính vì vậy, cơng tác giải quyết khiếu nại, tố cáo luôn được Đảng,
Nhà nước và nhân dân Việt Nam đặc biệt quan tâm.
Khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai thường xuyên xảy ra do những mâu
thuẫn, bất cập trong quá trình quản lý và sử dụng đất. Việc khiếu nại, tố cáo và giải
quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai đã được Nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam quy định cụ thể hóa tại Luật Đất đai năm 2003 sửa đổi, bổ
sung tại Luật Đất đai năm 2013; Luật Khiếu nại, Tố cáo năm 1998, 2005 và Luật
Khiếu nại, Luật Tố cáo năm 2011. Trong lĩnh vực đất đai các quy định của Nhà
nước về giá đất, giao đất, cho thuê đất, chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư... luôn thay đổi qua từng thời kỳ do sự phát triển của đất nước, bên cạnh đó là
việc khiếu nại, tố cáo của cơng dân ngày càng có xu hướng gia tăng cả về hình
thức và nội dung phức tạp hơn.
Thời gian qua, tình hình khiếu nại, tố cáo trong cả nước diễn biến tương
đối phức tạp, gay gắt, kéo dài, xuất hiện nhiều vụ việc khiếu nại đơng người, vượt
cấp và có những vụ việc khiếu nại, tố cáo không đúng sự thật, lôi kéo, xúi giục
người khác. Số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo năm sau cao hơn năm trước tập
trung chủ yếu trong lĩnh vực đất đai (chiếm trên 70% đơn thư khiếu nại, tố cáo).
Tình hình này ảnh hưởng đến sự ổn định chính trị, xã hội, làm giảm hiệu lực quản

lý nhà nước trong thực thi pháp luật và giảm lịng tin trong nhân dân. Đứng trước
thực trạng đó, năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Thanh tra Chính phủ
phối hợp với các Bộ, Ban, Ngành có liên quan cùng với Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết dứt điểm các vụ việc
1


khiếu nại, tố cáo trong đó đặc biệt quan tâm và giải quyết triệt để đối với các vụ
việc khiếu nại, tố cáo kéo dài, có tính chất phức tạp.
Gia Lâm là huyện ngoại thành có vị trí cửa ngõ của thủ đơ, có tốc độ đơ thị
hóa cao, giá trị đất đai ngày càng tăng, có nhiều dự án được triển khai trên địa bàn
huyện dẫn đến tình trạng đơn thư khiếu nại tố cáo gia tăng. Từ đầu năm 2011 đến
hết năm 2015, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan nhà nước trên
địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội đã đạt được những kết quả nhất định.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, bất cập trong công tác giải
quyết khiếu nại tố cáo và quản lý nhà nước về đất đai như: hệ thống văn bản pháp
luật thiếu tính đồng bộ, nhận thức về cơng tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của một
bộ phận cán bộ và người dân còn chưa đầy đủ, do cơ chế thị trường và sự phát
triển kinh tế mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng đất nên một số đối tượng sử
dụng đất đã lợi dụng những bất cập trong chính sách đất đai của Nhà nước nhằm
đạt được lợi ích bất hợp pháp là những nguyên nhân chính dẫn đến việc giải quyết,
khiếu nại, tố cáo và quản lý đất đai thêm phần khó khăn và phức tạp...
Trên cơ sở các quy định của pháp luật đất đai, pháp luật khiếu nại, tố cáo,
xuất phát từ thực tiễn công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện Gia
Lâm, thành phố Hà Nội, để góp phần đổi mới, nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác
giải quyết khiếu nại, tố cáo tôi chọn đề tài: “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải
pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn
huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội”.
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục đích

- Nghiên cứu về tình hình khiếu nại, tố cáo và đánh giá thực trạng công tác

giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện Gia Lâm.
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác

giải quyết khiếu nại, tố cáo và công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn
huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội trong những năm tiếp theo.
1.2.2. Yêu cầu
- Đảm bảo tính chính xác, khách quan của số liệu thu thập được;
- Đảm bảo những kiến nghị, đề xuất phù hợp với địa phương và có thể áp

dụng với địa phương khác có điều kiện tương tự như huyện Gia Lâm, thành phố
Hà Nội .
2


1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Công tác tiếp dân và tiếp nhận đơn, kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo về
đất đai trên địa bàn huyện Gia Lâm từ năm 2011-2015.
1.4. NHỮNG ĐĨNG GĨP MỚI, Ý NGHĨA
- Những đóng góp mới:
Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố
cáo về đất đai: nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, tăng cường công tác
quản lý nhà nước về đất đai, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục
pháp luật, tăng cường phối kết hợp với các cơ quan có liên quan và một số biện
pháp bổ sung nhằm hạn chế phát sinh khiếu nại, tố cáo.
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học:
+ Làm cơ sở triển khai các đề án nhằm cải cách công tác tiếp dân xử lý đơn

thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo tại huyện Gia Lâm nói riêng và trên địa bàn

Thành phố Hà Nội nói chung.
+ Nắm bắt được hoạt động tiếp dân và xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại,

tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện Gia Lâm.
- Ý nghĩa trong thực tiễn:
+ Đánh giá được công tác tiếp dân và xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố

cáo về đẩt đai tại huyện Gia Lâm trong những năm gần đây.
+ Rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác tiếp dân và xử lý đơn thư, giải

quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai.
+ Nâng cao hiệu quả trong công tác tiếp dân và xử lý đơn thư, giải quyết

khiếu nại, tố cáo về đất đai tại huyện Gia Lâm.
1.5. THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
- Từ tháng 5/2015 đến tháng 10/2016.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN KHIẾU NẠI, TỐ
CÁO VỀ ĐẤT ĐAI
2.1.1. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai
Khái niệm về khiếu nại của Nhà nước Việt Nam được sử dụng lần đầu tiên
tại Điều 2, Sắc lệnh số 64/SL ngày 23/11/1945 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký, trong
đó quy định: “…Ban Thanh tra đặc biệt có tồn quyền: Nhận các đơn khiếu nại
của nhân dân…” (Chính phủ, 1945). Khiếu nại của nhân dân ở đây là sự khiếu nại
đối với chính quyền khi người khiếu nại cho rằng cán bộ, nhân viên nhà nước đang
làm việc trong bộ máy chính quyền có những hành vi VPPL hoặc vi phạm quyền

lợi của mình. Thực chất, đó chính là sự khiếu nại những hành vi nảy sinh trong bộ
máy HCNN, do những người làm trong các cơ quan HCNN thực hiện.
Ngày nay, khái niệm về khiếu nại thường được sử dụng trong các văn bản
pháp luật quy định: “Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ,
công chức theo thủ tục do pháp luật quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền xem xét lại QĐHC, HVHC của cơ quan HCNN, của người có thẩm
quyền trong cơ quan HCNN hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, cơng chức khi có căn
cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích
hợp pháp của mình” (Khoản 1, Điều 2, Luật Khiếu nại, 2011).
Trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất, việc giải quyết khiếu nại nhằm đảm
bảo mọi quan hệ giữa Nhà nước và người sử dụng đất và giữa những người sử
dụng đất với nhau được thực hiện theo đúng chính sách, pháp luật đất đai. Tại
Khoản 2 Điều 264 Luật số 64/2010/QH12 Luật Tố tụng Hành chính đã được Quốc
hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8 thơng qua
ngày 24 tháng 11 năm 2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai về
khiếu nại, khởi kiện đối với QĐHC, HVHC về quản lý đất đai, trong đó quy định:
“Người sử dụng đất có quyền khiếu nại QĐHC hoặc HVHC về quản lý đất đai”
(Quốc hội, 2010).
QĐHC là văn bản do cơ quan HCNN hoặc người có thẩm quyền trong cơ
quan HCNN ban hành để quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý
HCNN được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể. HVHC là
hành vi của cơ quan HCNN, của người có thẩm quyền trong cơ quan
4


HCNN thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp
luật (Khoản 8, Điều 2, Luật Khiếu nại 2011). Các QĐHC hoặc HVHC bị khiếu nại
được quy định tại Điều 162 Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi
hành Luật Đất đai. QĐHC trong quản lý đất đai bị khiếu nại bao gồm: Quyết định
giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử

dụng đất; Quyết định bồi thường, hỗ trợ, GPMB, tái định cư; Quyết định cấp hoặc
thu hồi giấy chứng nhận QSDĐ; Quyết định gia hạn thời hạn sử dụng đất (Chính
phủ, 2004).
HVHC trong quản lý đất đai bị khiếu nại theo quy định của pháp luật là
hành vi của cán bộ công chức nhà nước khi thực hiện công việc liên quan trực tiếp
đến các QĐHC về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, chuyển mục
đích sử dụng đất; cấp và thu hồi giấy chứng nhận QSDĐ, bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư và hành vi gia hạn thời hạn sử dụng đất cho người sử dụng đất (Khoản 9,
Điều 2, Luật Khiếu nại, 2011). Như vậy, các QĐHC và HVHC nêu trên nếu bị
khiếu nại sẽ được giải quyết theo quy định của Luật Đất đai. Ngoài các trường hợp
nêu trên, nếu các QĐHC, HVHC trong quản lý đất đai mà bị khiếu nại thì việc giải
quyết tuân thủ theo quy định của pháp luật khiếu nại.
Giải quyết khiếu nại là việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giải
quyết khiếu nại. Người giải quyết khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật (Khoản 6 và Khoản 11,
Điều 2, Luật Khiếu nại, 2011).
Như vậy, có thể hiểu, giải quyết khiếu nại về đất đai của các cơ quan
HCNN là hoạt động kiểm tra, xác minh kết luận về tính hợp pháp và tính hợp lý
của QĐHC, HVHC trong lĩnh vực đất đai bị khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết
của các cơ quan HCNN để có biện pháp giải quyết theo quy định của pháp luật
nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, cơ quan, tổ chức và lợi ích
chung của nhà nước và xã hội.
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai của cơ quan HCNN là nhiệm vụ,
quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan HCNN nhân danh Nhà nước tiến hành
xem xét, đánh giá tính hợp pháp, hợp lý của các QĐHC, HVHC trong lĩnh vực
quản lý và sử dụng đất theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định nhằm bảo về
quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.

5



2.1.2. Tố cáo và giải quyết tố cáo về đất đai
Khái niệm tố cáo được hiểu dưới góc độ pháp lý là việc công dân theo thủ
tục do pháp luật quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về
hành vi VPPL của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa
gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân, cơ quan,
tổ chức (Khoản 1, Điều 2, Luật Tố cáo, 2011).
Pháp luật hiện hành quy định, khi phát hiện hành vi VPPL của bất cứ cơ
quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý, sử dụng đất gây thiệt hại hoặc đe dọa
gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân, cơ quan,
tổ chức thì mọi cơng dân có quyền báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền biết để giải quyết theo quy định của pháp luật. Tố cáo hành vi VPPL của cán
bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ là việc công dân
báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi VPPL của cán bộ,
công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
Giải quyết tố cáo là việc tiếp nhận, xác minh, kết luận về nội dung tố cáo và
việc xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo. Người tố cáo là công dân thực hiện
quyền tố cáo. Người bị tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi bị tố cáo.
Người giải quyết tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố
cáo (Khoản 7, Điều 2, Luật Tố cáo, 2011).
Điều 139 Luật Đất đai năm 2003 (nay là Điều 205 Luật đất đai 2013) quy
định: “Cá nhân có quyền tố cáo VPPL về quản lý và sử dụng đất đai. Việc giải
quyết tố cáo VPPL về quản lý và sử dụng đất đai thực hiện theo quy định của pháp
luật về khiếu nại, tố cáo” (Chính phủ, 2003). Đây là một quy định mang tính dẫn
chiếu, theo đó thẩm quyền, trình tự thủ tục giải quyết tố cáo về đất đai sẽ thực hiện
theo các quy định của Luật Tố cáo.
Như vậy, có thể hiểu, tố cáo hành vi VPPL về quản lý nhà nước trong lĩnh
vực đất đai là việc công dân báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền biết
về hành vi VPPL của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào đối với việc chấp hành
quy định pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai.

Giải quyết tố cáo trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan HCNN là việc
kiểm tra, xác minh, kết luận về tính hợp pháp của hành vi bị tố cáo thuộc thẩm
quyền giải quyết của các cơ quan HCNN để có biện pháp giải quyết theo quy định
của pháp luật nhằm bảo vệ lợi ích của nhà nước, của các hội, quyền và lợi ích hợp
pháp của cơng dân, cơ quan, tổ chức.

6


2.1.3. Một số khái niệm liên quan đến đất đai và nội dung khiếu nại, tố cáo
2.1.3.1. Khái niệm về đất đai và Quản lý Nhà nước về đất đai
Trong quản lý Nhà nước về đất đai khẳng định: Đất đai là nguồn tài nguyên
quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần hàng đầu của
môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơng trình kinh
tế, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phịng.
Quản lý là sự tác động, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt động
của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt được mục tiêu đề ra,
đúng ý chí của con người quản lý và bao gồm 5 yếu tố quản lý: xã hội, chính trị, tổ
chức, quyền uy, thơng tin.
Quản lý Nhà nước về đất đai là nghiên cứu toàn bộ những đặc trưng có thể
của đất đai nhằm nắm chắc về số lượng, chất lượng từng loại đất của từng vùng,
từng địa phương theo đơn vị hành chính ở mỗi cấp. Từ đó thống nhất về quy
hoạch, kế hoạch sử dụng, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai để xây
dựng thành một hệ thống quản lý đồng bộ, thống nhất, tránh tình trạng phân tán
đất, sử dụng đất khơng đúng mục đích hoặc để đất hoang, hố, làm cho đất xấu đi.
Như vậy, để quản lý tốt về đất đai thì ở mỗi chế độ chính trị khác nhau và
tại mỗi thời điểm khác nhau, Nhà nước cần có chính sách quản lý đất đai khác
nhau. Tuy vậy, mục đích cuối cùng là thâu tóm tồn bộ quyền lực của Nhà nước về
quản lý tài nguyên đất, đề ra những quyết định quản lý, sử dụng và tổ chức thực
hiện, thanh tra, kiểm tra về đất đai. Thông qua đất đai để điều chỉnh chi phối các

hoạt động khác của xã hội.
Điều 17 và Điều 18 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
năm 1992 quy định: “ Đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Nhà nước thống nhất quản lý
toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và
có hiệu quả...” (Quốc hội nước CHXHCNVN, 1992). Điều 53 Hiến pháp nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định: " Đất đai thuộc sở hữu
toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý" (Quốc hội nước
CHXHCNVN, 2003). Điều 5 Luật Đất đai 2003 cũng quy định: “Đất đai thuộc sở
hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. Nhà nước thống nhất quản lý về
đất đai”. Điều 21 Luật đất đai 2013 quy định cụ thể hơn :" Chính phủ, UBND các
cấp thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai", Điều 17 Luật đất đai 2013
7


quy định" Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất". Điều này đã
khẳng định tính chất quan trọng của đất đai; đồng thời là cơ sở pháp lý để Nhà
nước thống nhất quản lý đất đai nhằm đưa chính sách quản lý và sử dụng đất đúng
đối tượng, đúng mục đích và có hiệu quả.
Tại Khoản 2 Điều 6 Luật Đất đai năm 2003 quy định 13 nội dung quản lý
nhà nước về đất đai bao gồm: Ban hành các văn bản QPPL về quản lý, sử dụng đất
đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó; Xác định địa giới hành chính, lập và quản
lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính; Khảo sát, đo đạc, đánh giá,
phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy
hoạch sử dụng đất; Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Quản lý việc giao
đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất; Đăng ký QSDĐ, lập
và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận QSDĐ; Thống kê, kiểm kê đất
đai; Quản lý tài chính về đất đai; Quản lý và phát triển thị trường QSDĐ trong thị
trường bất động sản; Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người
sử dụng đất; Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất
đai và xử lý VPPL về đất đai; Giải quyết khiếu nại tố cáo các vi phạm trong việc

quản lý và sử dụng đất đai; Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai (Quốc
hội nước CHXHCNVN, 2003).
Ngoài 13 nội dung đã quy định trong Luật Đất đai năm 2003 thì tại Điều 22
Luật Đất đai năm 2013 (có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2014) quy định bổ sung 02 nội
dung quản lý nhà nước về đất đai đó là: Xây dựng hệ thống thơng tin đất đai và
phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai (Quốc hội nước CHXHCNVN, 2013).
2.1.3.2. Người sử dụng đất
Theo quy định của pháp luật đất đai, người sử dụng đất bao gồm: Các cơ
quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội
- nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ
chức kinh tế - xã hội, tổ chức sự nghiệp công, đơn vị vũ trang nhân dân và các tổ
chức khác theo quy định của Chính phủ được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc
công nhận quyền sử dụng đất; tổ chức kinh tế nhận chuyển quyền sử dụng đất; Hộ
gia đình, cá nhân trong nước được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc công nhận
quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất; Cộng đồng dân cư gồm cộng
đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thơn, làng, ấp, bản, bn, phum,
sóc và các điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán

8


hoặc có chung dịng họ được Nhà nước giao đất hoặc công nhận quyền sử dụng
đất; Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường
đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và các cơ sở khác của tôn
giáo được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất hoặc giao đất; Tổ chức nước
ngồi có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự,
cơ quan đại diện khác của nước ngồi có chức năng ngoại giao được Chính phủ
Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan
hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ được Nhà
nước Việt Nam cho thuê đất; Người Việt Nam định cư ở nước ngồi về đầu tư,

hoạt động văn hố, hoạt động khoa học thường xuyên hoặc về sống ổn định tại
Việt Nam được Nhà nước Việt Nam giao đất, cho thuê đất, được mua nhà ở gắn
liền với quyền sử dụng đất ở; Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam
theo pháp luật về đầu tư được Nhà nước Việt Nam cho thuê đất (Điều 9, Luật Đất
đai 2003 nay là Điều 5, Luật Đất đai 2013).
Quyền lợi của người sử dụng đất bị xâm phạm như bị lấn chiếm, bị chuyển
nhượng, sử dụng, hoặc cấp giấy chứng nhận QSDĐ mà khơng có sự đồng ý của
người sử dụng đất là nguyên nhân công dân khiếu nại, tố cáo.
2.1.3.3. Về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư, giải phóng mặt
bằng
- Thu hồi đất là việc Nhà nước ra QĐHC để thu lại QSDĐ hoặc thu lại đất

đã được giao cho tổ chức, UBND xã, phường, thị trấn quản lý theo quy định của
pháp luật (Khoản 5, Điều 4, Luật Đất đai 2003). Khoản 11, Điều 3 Luật đất đai
2013 quy định thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất
của người được Nhà nước quyết định trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của
người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai.
- Giải phóng mặt bằng: Khi Nhà nước cần thu hồi đất để sử dụng vào mục

đích quốc phịng, an ninh, lợi ích Quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế
thì sẽ tiến hành các bước theo đúng qui định của pháp luật nhằm mục đích lấy
được mặt bằng khu đất cần sử dụng cho các mục đích trên gọi là giải phóng mặt
bằng.
- Bồi thường: "Bồi thường" hay "Đền bù" (hiểu theo quy định của pháp luật

cũ) có nghĩa là trả lại tương xứng giá trị hoặc công lao cho một chủ thể nào đó bị
thiệt hại vì mọi hành vi của chủ thể khác. Việc bồi thường thiệt hại này có thể vơ
hình (xin lỗi) hoặc hữu hình (bồi thường bằng tiền hoặc bằng vật chất khác) theo
đúng qui định của pháp luật hoặc do thoả thuận của các chủ thể.
9



Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị QSDĐ
đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất (Khoản 6, Điều 4, Luật Đất
đai 2003). Khoản 12 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định "Bồi thường về đất là việc
Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích thu hồi cho người sử
dụng đất".
- Hỗ trợ: Hỗ trợ là giúp đỡ nhau, giúp thêm vào. Hỗ trợ khi Nhà nước thu

hồi đất là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất thơng qua việc đào tạo nghề
mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để di dời đến địa điểm mới, ổn định đời
sống, ổn định sản xuất (Khoản 7, Điều 4, Luật Đất đai 2003 nay là Khoản 14 Điều
3 Luật Đất đai 2013).
- Bố trí tái định cư: Người bị thu hồi đất nào thì được bồi thường bằng việc

giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu khơng có đất để bồi thường thì được
bồi thường bằng giá trị QSDĐ tại thời điểm có quyết định thu hồi. Đối với các dự
án tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở và tiến hành phân lơ theo quy hoạch đã
được cấp có thẩm quyền phê duyệt để bố trí lại cho các hộ giải phóng mặt bằng
sau khi đã thi cơng hạ tầng cơ sở thì được gọi là tái định cư tại chỗ. Việc bố trí lại
đất tái định cư tại nơi ở mới phải có điều kiện sinh hoạt tốt hơn hoặc bằng nơi cũ
(Chính phủ, 2004).
Giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích quốc phịng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi
ích cơng cộng và phát triển kinh tế là những hành vi được qui định tại mục 4
chương II Luật Đất đai năm 2003 nay là Mục 2 Chương VI Luật đất đai 2013 và
các văn bản hướng dẫn thi hành.
Khi công dân bị thu hồi đất, được đền bù, hỗ trợ không thỏa đáng dẫn tới
việc đơn thư khiếu nại, tố cáo.
2.1.3.4. Giá đất

Tại Điều 12 Luật Đất đai năm 1993, lần đầu tiên khái niệm giá đất chính
thức được quy định ở Việt Nam: “Nhà nước xác định giá các loại đất để tính thuế
chuyển QSDĐ, thu tiền khi giao đất hoặc cho thuê đất, tính giá trị tài sản khi giao
đất, bồi thường thiệt hại về đất khi thu hồi đất. Chính phủ quy định khung giá các
loại đất đối với từng vùng và theo từng thời gian” (Quốc hội nước CHXHCNVN,
1993).

10


Theo quy định tại Khoản 24 Điều 4 Luật Đất đai năm 2003 thì giá QSDĐ
(sau đây gọi là giá đất) là số tiền tính trên một đơn vị diện tích đất do Nhà nước
quy định hoặc được hình thành trong giao dịch về QSDĐ. Khoản 19 Điều 3 Luật
Đất đai năm 2013 quy định giá đất là giá trị của QSDĐ tính trên một đơn vị diện
tích đất.
Theo quy định tại Khoản 25 Điều 4 Luật Đất đai năm 2003 Giá trị QSDĐ là
giá trị bằng tiền của QSDĐ đối với một diện tích đất xác định trong thời hạn sử
dụng đất xác định (Quốc hội nước CHXHCNVN, 2003) (nay là Khoản 20 Điều 3
Luật Đất đai năm 2013).
Một số nước trên thế giới có hai loại giá đất: giá đất do Nhà nước quy định
và giá đất hình thành trên thị trường. Giá đất do Nhà nước quy định trên cơ sở giá
đất thị trường nhằm phục vụ mục đích của Nhà nước. Giá đất thị trường được hình
thành trên cơ sở thoả thuận giữa bên sở hữu đất và các bên có liên quan. Cả hai
loại giá đất có mối quan hệ mật thiết và chi phối lẫn nhau, trong đó giá đất do Nhà
nước quy định là cố định trong một khoảng thời gian xác định, cịn giá đất thị
trường ln biến đổi.
Giá đất được hình thành bởi sự tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau của
ba mặt là hiệu quả, tính khan hiếm tương đối và yêu cầu hữu hiệu, mà những nhân
tố này lại luôn luôn ở thế biến động. Các nguyên tắc cơ bản trong định giá đất là
những nguyên tắc kinh tế, chúng có liên quan mật thiết tới học thuyết kinh tế và có

ảnh hưởng trực tiếp đến quan niệm giá thị trường. Những nguyên tắc này rất ít khi
được xem xét một cách riêng rẽ mà người ta thường sử dụng các nguyên tắc này
trong mối liên quan chặt chẽ với nhau, bởi vì chúng ln đi với nhau và bổ sung
cho nhau.
Giá đất theo quy định của Thành phố luôn thấp hơn so với giá thị trường,
khi đền bù giải phóng mặt bằng cơng dân khơng nhất trí là ngun nhân có đơn thư
khiếu nại, tố cáo.
2.1.3.5. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Khoản 20 Điều 4 Luật đất đai 2003 quy định : Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử
dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất (Quốc hội
nước CHXHCNVN, 2003). Khoản 16 Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định : Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là
11


chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở,
tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất (Quốc hội nước
CHXHCNVN, 2013)
Tại Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ (nay
được thay thế bởi Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014) đã quy định bổ
sung về chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và được
gọi chung là: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất (Chính phủ, 2009).
Theo quy định của pháp luật, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát
hành thống nhất một mẫu chung trong cả nước.
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO Ở MỘT
SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Theo một số tài liệu thì ở nhiều nước trên thế giới, mặc dù việc giải quyết
các KNTC hành chính đã có từ lâu và hiện nay đã đi vào nề nếp, song ngoài việc
xác định thẩm quyền giải quyết của Tịa án thì nhiều nước vẫn duy trì và coi trọng
việc giải quyết KNTC của cơ quan hành chính. Một số nước cịn coi việc giải
quyết khiếu nại qua cấp hành chính là thủ tục bắt buộc trước khi người khiếu nại
khởi kiện vụ án hành chính tại Tịa án hành chính hoặc tịa án tư pháp. Đa số các
nước vẫn cho phép cơng dân có quyền lựa chọn khiếu nại đến cơ quan hành chính
(cơ quan đã ban hành QĐHC hoặc thực hiện HVHC) để thực hiện việc khiếu nại.
Điểm đáng lưu ý là hầu hết các nước đều xác định khiếu nại hành chính dù đã
được giải quyết bởi cơ quan hành chính hoặc cơ quan chun trách giải quyết
khiếu nại hành chính thì đương sự vẫn có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại
Tịa án. Xem xét cách tổ chức thực hiện hoạt động giải quyết khiếu nại hành chính
một số nước trên thế giới để có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này.
2.2.1. Mỹ
Mỹ là nhà nước liên bang, việc tổ chức thực hiện hoạt động giải quyết
khiếu nại hành chính cũng có những nét đặc thù so với các quốc gia khác. Việc tổ
chức các cơ quan giải quyết khiếu kiện hành chính ở Mỹ chia làm ba loại:
Loại thứ nhất là cơ quan giải quyết khiếu nại hành chính độc lập (hay cịn
gọi là cơ quan Tài phán hành chính) hiện nay có 26 trên tổng số 53 bang của Mỹ.
12


Loại thứ hai là cơ quan giải quyết khiếu nại hành chính được tổ chức trong
chính cơ quan hành chính nhưng chuyên trách hóa, tức là những người trong cơ
quan này chỉ có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết khiếu nại đối với các QĐHC
trong lĩnh vực quản lý của cơ quan mình. Trong trường hợp bị từ chối thì đương sự
có thể gửi đơn đến Tịa án tư pháp để giải quyết khiếu kiện.
Loại thứ ba là trong một số lĩnh vực quản lý khơng có cơ quan chun trách
giải quyết khiếu nại hành chính mà chỉ có một bộ phận chịu trách nhiệm tiếp nhận
và giải quyết các khiếu nại trong ngành và lĩnh vực đó (điển hình là Hải quan).

Trên thực tế 90% vụ việc đương sự chọn con đường khiếu nại hành chính vì vụ
việc sẽ được giải quyết nhanh hơn, đồng thời đỡ tốn kém hơn nếu khiếu kiện ra
Tịa án. Ngồi ra, ở Mỹ cịn có cơ quan độc lập chun giải quyết khiếu nại quyết
định kỷ luật công chức.
Pháp luật Mỹ quy định trường hợp hành chính đã được cơ quan hành chính
hoặc cơ quan tài phán hành chính giải quyết mà đương sự vẫn tiếp tục khiếu kiện
tới Tịa án thì Tịa án khơng xem xét lại nội dung sự việc mà chỉ xem xét việc áp
dụng pháp luật của cơ quan hành chính hoặc cơ quan chuyên trách giải quyết khiếu
nại hành chính trong q trình giải quyết trước đó (Đinh Văn Minh, 2010).
2.2.2. Trung Quốc
Trung Quốc là nước thành lập hệ thống Tịa hành chính từ những năm
1990. Luật tố tụng hành chính Trung Quốc có những điều khoản liên quan đến
khiếu nại hành chính. Khiếu nại hành chính khơng phải là một trình tự bắt buộc.
Người khiếu nại khơng buộc phải khiếu nại tới cơ quan hành chính trước khi khởi
kiện ra toà án. Tuy nhiên, nếu luật hoặc văn bản pháp quy có quy định thì nó trở
thành điều kiện bắt buộc. Cơ quan hành chính phải giải quyết khiếu nại trong thời
gian hai tháng kề từ ngày nhận được khiếu nại. Trường hợp khơng có sự thống
nhất q trình khiếu nại hành chính, người khiếu nại có thể kiện ra Tồ án hành
chính trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo trả lời của cơ quan
hành chính (Đinh Văn Minh, 2009).
2.2.3. Pháp và Đức
Việc giải quyết khiếu nại hành chính ở Pháp và Đức được giao cho một cơ
quan xét xử đặc biệt là các tồ án hành chính độc lập hồn tồn với các tồ án tư
pháp. Pháp là nước có lịch sử hơn 200 năm về tổ chức, thực hiện hoạt động tài
phán hành chính; Đức có Tịa án hành chính từ nửa sau thế kỷ 19. Đến nay, cả
13


×