Tải bản đầy đủ (.docx) (116 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện điện biên đông, tỉnh điện biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (578.79 KB, 116 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN THỊ HÀ

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT
NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
ĐIỆN BIÊN ĐÔNG,
TỈNH ĐIỆN BIÊN

Ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

88 50103

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Đỗ Nguyên Hải

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực
và để bảo vệ một học vị chưa được sử dụng lần nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm
ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc./.
Hà Nội, ngày 27 tháng 9 năm 2018
Tác giả luận văn



Trần Thị Hà

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc đến PGS.TS Đỗ Nguyên Hải đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Trắc địa bản đồ, Khoa Quản lý đất đai - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã
tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ
ban nhân dân, Phịng Nơng Nghiệp và Phát triển nơng thơn, phịng Thống kê, Phịng Tài
ngun và Mơi trường, UBND các xã, thị trấn và bà con nông dân huyện Điện Biên Đông –
tỉnh Điện Biên đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày 27 tháng 9 năm 2018
Tác giả luận văn

Trần Thị Hà

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................... i
Lời cảm ơn................................................................................................................................. ii
Mục lục...................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt............................................................................................................. vi
Danh mục bảng........................................................................................................................ vii
Danh mục hình....................................................................................................................... viii
Danh mục hình....................................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn.................................................................................................................... ix
Thesis abstract.......................................................................................................................... xi
Phần 1. Mở đầu........................................................................................................................ 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................. 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu................................................................................................... 2

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn .......................................... 2

1.4.1.


Những đóng góp mới................................................................................................ 2

1.4.2.

Ý nghĩa khoa học....................................................................................................... 2

1.4.3.

Ý nghĩa thực tiễn........................................................................................................ 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu.................................................................................................... 3
2.1.

Một số vấn đề lý luận về sử dụng đất nông nghiệp.............................................. 3

2.1.1.

Đất nông nghiệp và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp ................................... 3

2.1.2.

Hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp.......................................................................... 9

2.2.

Tình hình nghiên cứu nâng cao hiệu quả về sử dụng đất nông nghiệp trên

thế giới và Việt Nam............................................................................................... 19
2.2.1.


Các nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại Trung
Quốc.......................................................................................................................... 19

2.2.2.

Các nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại Thái Lan ....19

2.2.3.

Các nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại Đài Loan . . .20

2.2.4.

Các nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp tại Nhật Bản ...21

2.2.5.

Tình hình nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở Việt Nam.................. 21

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu............................................................. 23

iii


3.1.

Địa điểm nghiên cứu............................................................................................... 23

3.2.


Thời gian nghiên cứu.............................................................................................. 23

3.3.

Đối tượng nghiên cứu............................................................................................. 23

3.4.

Nội dung nghiên cứu............................................................................................... 23

3.4.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên 23

3.4.2.

Đánh giá tình hình quản lí đất đai và hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp

của huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên

23

3.4.3.

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Điện Biên Đông .............23

3.4.4.

Lựa chọn các LUT và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp của huyện Điện Biên Đông


24

3.5.

Phương pháp nghiên cứu........................................................................................ 24

3.5.1.

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp................................................................. 24

3.5.2.

Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp...................................................... 24

3.5.3.

Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu, tài liệu.......................................... 25

3.5.4.

Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp .............................. 25

3.5.5.

Phương pháp so sánh.............................................................................................. 27

Phần 4. Kết quả và thảo luận............................................................................................. 28
4.1.


Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện có liên quan đến sử dụng
đất nông nghiệp

28

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên................................................................................................... 28

4.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội....................................................................................... 32

4.1.3.

Đánh giá chung điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Điện Biên Đông ...36

4.2.

Đánh giá hiện trang sử dụng đất nông nghiệp của huyện ................................. 37

4.2.1.

Các loại sử dụng đất nông nghiệp của huyện...................................................... 44

4.3.

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp....................................................... 45

4.3.1.


Đánh giá hiệu quả kinh tế....................................................................................... 45

4.3.2.

Đánh giá hiệu quả xã hội........................................................................................ 50

4.3.3.

Hiệu quả môi trường............................................................................................... 54

4.3.4.

Đánh giá hiệu quả chung của các LUT trên địa bàn huyện .............................. 71

4.4.

Định hướng sử dụng đất nơng nghiệp có hiệu quả và đề xuất các giải
pháp theo hướng sử dụng bền vững đất nông nghiệp

4.4.1.

72

Định hướng sử dụng đất nơng nghiệp có hiệu quả............................................. 72

iv


4.4.2.


Đề xuất sử dụng đất nông nghiệp theo các tiểu vùng....................................... 74

4.4.3.

Một số giải pháp theo hướng sử dụng bền vững đất nông nghiệp ................... 75

Phần 5. Kết luận và kiến nghị............................................................................................ 81
5.1.

Kết luận..................................................................................................................... 81

5.2.

Kiến nghị................................................................................................................... 82

Tài liệu tham khảo................................................................................................................... 83

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BVTV

Bảo vệ thực vật


CAQ

Cây ăn quả

CHXNCN

Cộng hịa xã hội chủ nghĩa

CPTG

Chi phí trung gian

DT

Diện tích

GTSX

Giá trị sản xuất

GTNC

Giá trị ngày cơng

HQĐV

Hiệu quả đồng vốn




Lao động

LUT

Loại sử dụng đất

LX - LM

Lúa xuân - lúa mùa

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

SL

Sản lượng

STT

Số thứ tự

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

TB

Trung bình


TNHH

Thu nhập hỗn hợp

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Phân cấp c

Bảng 3.2.

Phân cấp c

Bảng 3.3.

Phân cấp c

Bảng 4.1.

Dân số the

Bảng 4.2.

Hiện trạng

Bảng 4.3.


Hiện trạng

Bảng 4.4.

Diện tích,

Bảng 4.5.

Biến động

Bảng 4.6.

Diễn biến

Biên Đơng
Bảng 4.7.

Tình hình

2015 - 201
Bảng 4.8.

Các loại sử

Bảng 4.9.

Hiệu quả k

Bảng 4.10.


Hiệu quả k

Bảng 4.11.

Đánh giá h

Bảng 4.12.

Đánh giá h

Bảng 4.13.

So sánh m

Sở NN và
Bảng 4.14.

So sánh m

Sở NN và
Bảng 4.15.

Thời gian

Bảng 4.16.

Một số loại

Bảng 4.17.


So sánh tìn

khuyến cá
Bảng 4.18.

So sánh tìn

khuyến cá
Bảng 4.19.

Tổng hợp

Bảng 4.20.

Tổng hợp

Bảng 4.21.

Tổng hợp

Điện Biên

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Sơ đồ huyện Điện Biên Đơng, tỉnh Điện Biên................................................ 28
Hình 4.2. Biểu đồ diện tích, cơ cấu đất đai huyện Điện Biên Đông năm 2017 ...........39

viii



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Trần Thị Hà
Tên luận văn: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Điện
Biên Đông tỉnh Điện Biên.
Ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 8850103

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt
Nam Mục đích nghiên cứu:
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Điện Biên
Đông, tỉnh Điện Biên.
- Đề xuất các giải pháp sử dụng đất nơng nghiệp hợp lý, góp phần cải thiện,
nâng cao hiệu quả sử dụng đất tại vùng nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu
 Nội dung nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên và thực trạng phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến sử
dụng đất nông nghiệp
- Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp Điện Biên Đông
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Điện Biên Đông
- Định hướng sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả và đề xuất các giải pháp
theo hướng sử dụng bền vững đất nông nghiệp
 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu, tài liệu

Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất:
- Hiệu quả kinh tế
- Hiệu quả xã hội
- Hiệu quả mơi trường
Phương pháp so sánh

Kết quả chính và kết luận
Kết quả đánh giá hiệu quả các LUT của huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện biên
cho thấy:

ix


- Về hiệu quả kinh tế: Nhìn chung cả 2 vùng đều có các LUT đặc trưng mang

lại hiệu quả kinh tế ở mức cao và trung bình. Vùng 1 phát triển nhất là LUT chuyên
rau màu đặc biệt là kiểu sử dụng Su hào – cà chua – bắp cải cho GTSX đạt 298 triệu
đồng/ha và TNHH là 214,83 triệu đồng/ha; vùng 2 LUT chuyên rau màu với kiểu sử
dụng đất Su hào – cà chua – bắp cải cho GTSX cao nhất là 324,12 triệu đồng/ha và
TNHH là 221,48 triệu đồng/ha, bên cạnh đó LUT 2 lúa – màu và LUT nuôi trồng thủy
sản ở tiểu vùng 2 cũng cho hiệu quả kinh tế cao.
- Về hiệu quả xã hội: Các loại sử dụng đất có ý nghĩa rất lớn trong đời sống xã hội
của người dân trên tồn huyện. Những LUT này khơng chỉ đảm bảo lương thực cho tồn
huyện, mà cịn tăng thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo.Ở cả tiểu vùng
1 và tiểu vùng 2, LUT chuyên rau màu thu hút được lượng công lao động khá cao, kiểu sử
dụng su hào – cà chua – bắp cải ở tiểu vùng 1 có số cơng lao động là 900 cơng/ha/năm,
tiểu vùng 2 là 946 công/ha/năm; kiểu sử dụng Lạc – khoai lang – bắp cải
ở tiểu vùng 1 là 675 công/ha/năm, tiểu vùng 2 là 676 công/ha/năm.
- Về hiệu quả môi trường: Các LUT đều có ảnh hưởng tới mơi trường. Đặc biệt
là LUT Chuyên rau, màu với mức độ phân bón và thuốc bảo vệ thực vật tương đối cao


nên ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng nông sản và gián tiếp tới môi trường đất, nước
cũng như sức khỏe con người xung quanh.
- Định hướng sử dụng đất:
+ Tiểu vùng 1: Hướng ưu tiên LUT chuyên lúa, LUT 2 lúa – màu, LUT chuyên
rau màu, LUT cây rừng và LUT cây ăn quả.
+ Tiểu vùng 2: Hướng ưu tiên LUT chuyên lúa, LUT 2Lúa – màu, LUT chuyên
rau, màu, LUT cây rừng và LUT NTTS.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Tran Thi Ha
Thesis title: Evaluation the agricultural land use efficiency in Dien Bien district,
Dien Bien province
Major: Land Management

Code: 8850103

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
- To evaluate the agricultural land use efficiency in Dien Bien Dong district,
Dien Bien province.
- To propose solutions to use agricultural land reasonably, contributing to
improve the efficiency of land use in the study area.

Materials and Methods
Study contents
- Natural conditions and socio-economic development situation related to

agricultural land use
- Current status of agricultural land use in Dien Bien Dong district
- Evaluating the agricultural land use efficiency in Dien Bien Dong district
- Orientation of effective agricultural land use and propose solutions towards
sustainable use of agricultural land.

Research Methods
Method of collecting secondary data
Method of primary data collection
Methods of data and document aggregation and analysis documents
Land use efficiency assessment method:
- Economic efficiency
- Social effectiveness
- Environmental efficiency
Comparative method

Main findings and conclusions
The results of the LUT evaluation of Dien Bien Dong district, Dien Bien

xi


province showed that:
- Regarding economic efficiency: In general, both regions have specific LUTs that
bring about high and medium economic efficiency. The most developed area is LUT
vegetables-cash crops, especially the sub-LUT kohlrabi - tomato - cabbage for production
value reached 298 million VND/ ha and mixed income was 214.83 million VND/ ha; Area
2 LUT vegetables-cash crops with the land use pattern kohlrabi - tomato
- cabbage for the highest production value of 324.12 million VND/ ha and mixed


value to 221.48 million VND/ ha, besides LUT 2 rice - cash crops and LUT for
aquaculture in sub-zone 2 also provides high economic efficiency.
- On social effectiveness: Land use types are very significant in the social life of
people in the district. These LUTs not only provide food for the whole district, but also
increase income for the people, contributing to poverty reduction. In both sub-area 1 and
sub-area 2, LUT vegetables-cash crops attract quite many labors. The land use patterns of
kohlrabi - tomato - cabbage in sub-area 1 need 900 workers / ha / year, sub-area 2 need
946 workers / ha / year. The land use pattern of peanut - sweet potato - cabbage in sub region need 675 workers / ha / year, sub - area 2 need 676 workers / ha / year.
- On environmental efficiency: All LUTs have an impact on the environment.
Especially LUT vegetables - cash crops, with the level of fertilizer and pesticides are

relatively high, so it directly affects the quality of agricultural products and indirectly
to the land and water environment as well as human health around.
- Orientation of land use:
+ Sub-area 1: Priority for LUT rice, LUT 2 rice – cash crops, LUT vegetables –
cash crops, LUT forest trees and LUT fruit trees.
+ Subregion 2: Priority for LUT rice, LUT 2 Rice – cash crops, LUT vegetables

– cash crops, LUT forest trees and LUT fruit trees.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là thành
phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là nền tảng cho sự sống của con
người và nhiều sinh vật khác. Đất đai là điều kiện đầu tiên và cần thiết đối với tất
cả các ngành sản xuất và hoạt động của con người. Nhưng đất đai là tài ngun
khơng thể tái tạo được nó cố định về vị trí và có giới hạn về khơng gian. Chính vì

vậy, việc quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên đất đai sao cho hợp lý là một vấn đề
hết sức quan trọng.
Do sức ép của đô thị hố và sự gia tăng dân số, đất nơng nghiệp đang đứng
trước nguy cơ suy giảm về số lượng và chất lượng. Con người đã và đang khai
thác quá mức mà chưa có biện pháp hợp lý để bảo vệ đất đai. Hiện nay, việc sử
dụng đất đai hợp lý, xây dựng một nền nông nghiệp sạch, sản xuất ra nhiều sản
phẩm chất lượng đản bảo môi trường sinh thái ổn định và phát triển bền vững đang
là vấn đề mang tính tồn cầu.
Vấn đề cấp thiết có tính tồn cầu là cần có kế hoạch, biện pháp bảo vệ và
xây dựng đầy đủ, hợp lí tài nguyên đất - nguồn tài nguyên đang trở nên khan hiếm
để phát triển nơng nghiệp bền vững trong đó việc sử dụng những vùng đất đồi núi
cần được quan tâm vì việc sử dụng vùng đất này nếu không được chú trọng quản lí
một cách chặt chẽ sẽ bị xói mịn rửa trơi làm thối hố đất một cách nhanh chóng.
Điện Biên Đông là một huyện miền núi nằm ở trung tâm của tỉnh Điện
Biên, có địa hình bị chia cắt bởi nhiều đồi, núi, sông, suối, nhiều xã trong huyện
nằm xa trung tâm, xen kẽ trong khu vực núi đá cao, xa hệ thống giao thông. Sự
phát triển kinh tế - xã hội chưa tương xứng với tiềm năng đất đai của huyện. Diện
tích đất nơng nghiệp chiếm 74,42% tổng diện tích đất tự nhiên, ngành nơng nghiệp
chiếm tỷ trọng lớn, đóng góp phần lớn nhất giá trị sản xuất tại địa phương là
40,76% tạo nguồn thu nhập chính cho dân cư tại đây tuy nhiên năng suất cây trồng
vẫn còn thấp. Tiềm năng đất đai, vốn, lao động chưa được sử dụng triệt để. Đời
sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn nên chưa n tâm sản xuất, cịn thiếu tư
liệu sản xuất, trang bị kĩ thuật. Xuất phát từ những yêu cầu trên tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn

1


huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Điện Biên

Đông, tỉnh Điện Biên.
- Đề xuất các giải pháp sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, góp phần cải thiện,

nâng cao hiệu quả sử dụng đất tại vùng nghiên cứu.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Quỹ đất nông nghiệp và các LUT, kiểu sử dụng đất nông nghiệp trên địa

bàn huyện Điện Biên Đông;
- Không gian nghiên cứu là huyện Điện Biên Đông;
- Thời gian nghiên cứu trong vịng 5 năm (từ 2013-2017).

1.4. NHỮNG ĐĨNG GĨP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.4.1. Những đóng góp mới
Điều tra, đánh giá khả năng sử dụng đất nơng nghiệp, và những điểm cịn
tồn tại của các loại sử dụng đất để xác định các loại sử dụng đất nơng nghiệp có
hiệu quả, bền vững cho huyện Điện Biên Đông và vùng đồi núi Tây Bắc.
1.4.2. Ý nghĩa khoa học
Góp phần bổ sung cơ sở cho hệ thống sử dụng đất và nâng cao hiệu quả sử
dụng đất nơng nghiệp ở cấp huyện của vùng Đồi núi phía bắc Việt Nam.
1.4.3. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần cung cấp cơ sở để đưa ra những loại sử
dụng đất nơng nghiệp có hiệu quả cao làm cơ sở cho việc lập quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất và nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn huyện Điện Biên
Đông – tỉnh Điện Biên;

2



PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG ĐẤT NƠNG NGHIỆP
2.1.1. Đất nơng nghiệp và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp
2.1.1.1. Đất nơng nghiệp
* Khái niệm đất nơng nghiệp
Đất được hình thành trong hàng triệu năm và là một trong những yếu tố
không thể thiếu cấu thành môi trường sống. Đất là nơi chứa đựng không gian sống
của con người và các loài sinh vật, là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc
sống và hoạt động sản xuất của con người. Với đặc thù vơ cùng q giá là có độ
phì nhiêu, đất làm nhiệm vụ của một bà mẹ ni sống mn lồi trên trái đất.
Sản xuất nơng nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, đảm
bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và
công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm. Hiện tại cũng như trong tương lai,
nông nghiệp vẫn đóng vai trị quan trọng trong sự phát triển của xã hội lồi người,
khơng ngành nào có thể thay thế được. Các Mác đã từng nói “Đất là mẹ, sức lao
động là cha sản sinh ra của cải vật chất” (Các Mác, 2004).
Luật Đất đai (2013) nêu rõ: “Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích
sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nơng nghiệp, lâm nghiệp và ni trồng thủy
sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng, bao gồm đất sản xuất nông
nghiệp, đất sản xuất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất
nơng nghiệp khác”. (Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2013).
* Loại sử dụng đất và kiểu sử dụng đất
Loại sử dụng đất (LUT) là loại sử dụng đất được mô tả hoặc được xác định
ở mức độ chi tiết hơn loại hình sử dụng đất chính. Một loại hình sử dụng đất có thể
là một hoặc một số loại cây trồng trong một điều kiện kinh tế - xã hội nhất định.
Các thuộc tính của loại hình sử dụng đất bao gồm các thông tin về sản xuất, thị
trường tiêu thụ sản phẩm, đầu tư, lao động, biện pháp kỹ thuật, yêu cầu về cơ sở hạ
tầng, mức thu nhập...
Kiểu sử dụng đất là 1 loại sử dụng riêng biệt trong sử dụng đất đai và


3


được mơ tả dưới dạng tiêu chuẩn chuẩn đốn hay đặc trưng chính có liên quan đến
khả năng cho sản lượng cây trồng của đất đai.
* Vai trò và ý nghĩa của đất đai trong sản xuất nông nghiệp.
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên của mỗi quốc gia, đóng vai trò quyết định
sự tồn tại và phát triển của xã hội lồi người, nó là cơ sở tự nhiên, là tiền đề cho
mọi quá trình sản xuất nhưng vai trị của đất đối với mỗi ngành sản xuất có tầm
quan trọng khác nhau. Hiến pháp năm 1992 quy định: “Nhà nước thống nhất quản
lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật”, Luật Đất đai 2013 khẳng định “Đất đai là
tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần
quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư,
xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hố, xã hội, an ninh và quốc phịng”. Trong sản
xuất nông lâm nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt không thể
thay thế, với những đặc điểm:
- Đất đai được coi là tư liệu sản xuất chủ yếu trong sản xuất nông lâm

nghiệp, bởi vì nó vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động trong quá trình
sản xuất. Đất đai là đối tượng bởi lẽ nó là nơi con người thực hiện các hoạt động
của mình tác động vào cây trồng vật nuôi để tạo ra sản phẩm;
- Đất đai là loại tư liệu sản xuất không thể thay thế: bởi vì đất đai là sản

phẩm của tự nhiên, nếu biết sử dụng hợp lý sẽ làm cho sức sản xuất của đất đai
ngày càng tăng lên. Điều này địi hỏi trong q trình sử dụng đất phải đứng trên
quan điểm bồi dưỡng, bảo vệ, làm giàu thông qua những hoạt động có ý nghĩa của
con người;
- Đất đai là tài nguyên bị hạn chế bởi ranh giới đất liền và bề mặt địa cầu.

Đặc điểm này ảnh hưởng đến khả năng mở rộng quy mô sản xuất nông - lâm

nghiệp và sức ép về lao động và việc làm, do nhu cầu nông sản ngày càng tăng
trong khi diện tích đất nơng nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Việc khai khẩn đất hoang
hóa đưa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp đã làm cho quỹ đất nông nghiệp tăng
lên. Đây là xu hướng vận động cần khuyến khích.
Tuy nhiên, đất đưa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp là đất hoang hóa,
nằm trong quỹ đất chưa sử dụng. Vì vậy, cần phải đầu tư lớn về sức người và sức
của. Trong điều kiện nguồn lực có hạn, cần phải tính tốn kỹ để đầu tư cho cơng
tác này thực sự có hiệu quả;
- Đất đai có vị trí cố định và chất lượng không đồng đều giữa các vùng,

4


các miền. Mỗi vùng đất luôn gắn với các điều kiện tự nhiên (thổ nhưỡng, thời tiết,
khí hậu, nước,…), điều kiện kinh tế - xã hội (dân số, lao động, giao thơng, thị
trường,…) và có chất lượng đất khác nhau. Do vậy, việc sử dụng đất đai phải gắn
liền với việc xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp để nhằm đem lại hiệu
quả kinh tế cao trên cơ sở nắm chắc điều kiện của từng vùng lãnh thổ;
- Đất đai được coi là một loại tài sản, người chủ sử dụng có quyền nhất

định do pháp luật của mỗi nước quy định, tạo thuận lợi cho việc tập trung, tích tụ
và chuyển hướng sử dụng đất, từ đó phát huy được hiệu quả nếu biết sử dụng đầy
đủ và hợp lý.
Như vậy, đất đai là yếu tố hết sức quan trọng và tích cực của quá trình sản
xuất nơng nghiệp. Thực tế cho thấy thơng qua q trình phát triển của xã hội lồi
người, sự hình thành và phát triển của mọi nền văn minh vật chất - văn minh tinh
thần, các thành tựu vật chất, văn hoá khoa học đều được xây dựng trên nền tảng cơ
bản đó là đất và sử dụng đất, đặc biệt là đất nơng lâm nghiệp. Vì vậy, sử dụng đất
hợp lý, có hiệu quả là một trong những điều kiện quan trọng nhất cho nền kinh tế
phát triển nhanh và bền vững.

2.1.1.2. Sử dụng đất nông nghiệp
* Vấn đề suy thối đất nơng nghiệp vùng đồi núi
Khơng chỉ riêng ở Việt Nam xảy ra tình trạng bị xói mịn đất. Suy thoái đất
ảnh hưởng đến 1,9 tỉ ha đất trên toàn thế giới, gần hai phần ba nguồn tài ngun
đất trên tồn cầu. Xói mịn đất là ngun nhân chính làm suy thối đất trên tồn
cầu, làm mất đi 75 tỷ tấn đất màu mỡ với ước tính kinh tế mất đi khoảng 126 tỉ đô
la mỗi năm. IAEA đã hợp tác với Tổ chức lương thực và nông nghiệp của Liên hợp
quốc (FAO) nhằm giúp các nhà khoa học và nơng dân đo lường và kiểm sốt sự
xói mịn đất thơng qua việc sử dụng các kỹ thuật hạt nhân khác nhau trong đó sử
dụng phóng xạ để đánh giá tỉ lệ xói mịn đất và hợp chất phân tích đồng vị ổn định
cụ thể, hỗ trợ trong việc tìm ra những vị trí có nguy cơ cao về suy thoái đất.
(Vietnam Agency for Radiation and Safety, 2015).
Việt Nam cịn khoảng 9 triệu ha đất bị hoang hóa (chiếm khoảng 28% tổng
diện tích đất đai trên tồn quốc), trong đó có 5,06 triệu ha đất chưa sử dụng và 2
triệu ha đất đang được sử dụng bị thoái hóa nặng.
Đó là con số do Văn phịng thực hiện Cơng ước chống sa mạc hóa của Liên
hiệp quốc (UNCCD) tại Việt Nam thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển

5


nông thôn cung cấp Nhân ngày Thế giới chống sa mạc hóa và hạn hán 17-6 năm
nay.
Văn phịng UNCCD Việt Nam cho biết, độ phì nhiêu của đất ở Việt Nam
đang có nguy cơ bị giảm xuống hoặc bị thối hóa nghiêm trọng do xói mịn, rửa
trơi, đá ong hóa, chua mặn hóa. Tài nguyên rừng cũng bị suy giảm đáng kể. Nếu
như năm 1943 Việt Nam có tỷ lệ che phủ của rừng là 43% thì sau nhiều nỗ lực
khắc phục các nguyên nhân mất rừng suốt 60 năm qua, tỷ lệ che phủ hiện nay mới
chỉ là 37,6%. Rừng bị mất đã làm tăng diện tích đất hoang hóa, kéo theo sự giảm
sút đáng kể các hệ sinh thái, làm suy thoái vùng đầu nguồn. (Trang web:

123doc.org).
* Nguyên tắc và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp

a. Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp
- Nguyên tắc đất đai là sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu.
- Nguyên tắc nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật.
- Nguyên tắc sử dụng đất đai một cách hợp lý, tiết kiệm, cải tạo và bồi bổ đất đai.
- Nguyên tắc quan tâm đến lợi ích của người sử dụng đất.
- Nguyên tắc ưu tiên bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp. Nội dung

của nguyên tắc là :
+ Hạn chế thấp nhất việc chuyển đất nông nghiệp sang sử dụng vào mục

đích khác.
+ Đối với hộ gia đình và cá nhân trực tiếp làm nông nghiệp được Nhà

nước giao đất nơng nghiệp để sử dụng trong hạn mức thì không phải nộp tiền sử
dụng đất.
+ Không được tùy tiện mở rộng khu dân cư trên đất nông nghiệp, hạn chế

việc lập vườn mới trên đất trồng lúa nước.
+ Nhà nước thực hiện các chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho

các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức khai hoang phục hóa lấn biển để mở rộng diện
tích đất nông nghiệp,...
b. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững.
Sử dụng đất là hệ thống các biện pháp nhằm điều hoà mối quan hệ giữa
người với đất đai. Mục tiêu của con người trong quá trình sử dụng đất là: Sử

6



dụng đất đai một cách khoa học, hợp lý. Sử dụng đất đai là vấn đề phức tạp, chịu
ảnh hưởng của nhiều yếu tố quan trọng khác nhau, về thực chất đây là vấn đề kinh
tế liên quan đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Mục tiêu đặt ra trong quá trình sử dụng đất là: Sử dụng tối đa và có hiệu
quả tồn bộ quỹ đất của quốc gia, nhằm phục vụ phát triển nền kinh tế quốc dân và
phát triển xã hội, việc sử dụng đất dựa trên nguyên tắc là ưu tiên đất đai cho sản
xuất nông nghiệp. Trong thực tế do quá trình sử dụng lâu dài, nhận thức về sử
dụng đất còn hạn chế dẫn tới nhiều vùng đất đai đang bị thối hóa, ảnh hưởng tới
mơi trường sống của con người. Những diện tích đất đai thích hợp cho sản xuất
nơng nghiệp ngày càng bị thu hẹp, do đó con người phải mở mang thêm diện tích
đất canh tác trên các vùng khơng thích hợp. Hậu quả đã gây ra q trình thối hóa
rửa trôi và phá hoại đất một cách nghiêm trọng.
Trước những năm 1970, trong nơng nghiệp người ta nói đến nhiều giống
mới, năng suất cao, kỹ thuật cao. Nhưng sau năm 1970 một khái niệm mới đã xuất
hiện và ngày càng có tính thuyết phục, đó là khái niệm tính bền vững và tiếp theo
là nông nghiệp bền vững.
Nông nghiệp bền vững khơng có nghĩa là khước từ những kinh nghiệm
truyền thống mà là phối hợp, lồng ghép những sáng kiến mới từ các nhà khoa học,
từ nông dân hoặc cả hai. Điều trở nên thông thường đối với những người nông dân,
bền vững là việc sử dụng những công nghệ và thiết bị mới vừa được phát kiến,
những mơ hình canh tác tổng hợp để giảm giá thành đầu vào. Đó là những cơng
nghệ về chăn ni động vật, những kiến thức về sinh thái.
Phát triển nông nghiệp bền vững sẽ vừa đáp ứng nhu cầu của hiện tại, vừa
đảm bảo nhu cầu của các thế hệ tương lai (Phạm Vân Đình và Đỗ Kim Chung,
1998). Một quan niệm khác cho rằng: Phát triển nông nghiệp bền vững là sự quản
lý và bảo tồn sự thay đổi về tổ chức và kỹ thuật nhằm đảm bảo thoả mãn nhu cầu
ngày càng tăng của con người cả cho hiện tại và mai sau. Để phát triển nông
nghiệp bền vững ở nước ta cần nắm vững mục tiêu về tác dụng lâu bền của từng

mơ hình, để duy trì và phát triển đa dạng sinh học.
Sự phát triển bền vững trong lĩnh vực nơng nghiệp chính là sự bảo tồn đất,
nước, các nguồn động thực vật, khơng bị suy thối mơi trường, kỹ thuật thích hợp,
sinh lợi kinh tế và chấp nhận được về mặt xã hội.
- Thỏa mãn nhu cầu sinh dưỡng cơ bản của các thế hệ hiện tại và tương lai

7


về số lượng, chất lượng và các sản phẩm nông nghiệp khác
- Cung cấp lâu dài việc làm, đủ thu nhập và các điều kiện sống, làm việc tốt

cho mọi người trực tiếp làm nơng nghiệp.
- Duy trì và có thể, tăng cương khả năng sản xuất của các cơ sở tài nguyên

thiên nhiên, khả năng tái tạo sản xuất của các nguồn tài nguyên cải tạo được mà
không phá vỡ chức năng của các chu trình sinh thái cơ sở, cân bằng tự nhiên,
không phá vỡ bản sắc văn hóa xã hội của cộng đồng ở nơng thơn, khơng gây ô
nhiễm môi trường.
- Giảm thiểu khả năng bị tổn thương trong nơng nghiệp, củng cố lịng tin

trong nhân dân (Phạm Chí Thành, 1998).
Vào năm 1991 ở Nariobi đã tổ chức hội thảo về khung đánh giá quản lý đất
bền vững đã đưa ra định nghĩa: “ Quản lý bền vững đất đai bao gồm các cơng nghệ
chính sách và hoạt động nhằm liên hợp các nguyên lý kinh tế xã hội với các quan
tâm môi trường đồng thời duy trì, nâng cao sản lượng hiệu quả sản xuất ”.
+ Duy trì nâng cao các hoạt động sản xuất (năng suất).
+ Giảm tối thiểu mức rủi ro trong sản xuất (an tồn).
+ Có hiệu quả lâu dài (bền vững).
+ Được xã hội chấp nhận (tính chấp nhận).

- Bốn nguyên tắc trên được coi là trụ cột trong sử dụng đất đai bền vững và

là những mục tiêu cần phải đặt được. Nếu thực tế diễn ra đồng bộ so với các mục
tiêu trên thì khả năng bền vững sẽ đạt được. Nếu chỉ đạt được một hay một vài
mục tiêu mà khơng phải tất cả thì khả năng bền vững chỉ mang tính bộ phận (Hội
khoa học đất Việt Nam, 2000).
Tại Việt Nam, việc sử dụng đất bền vững cũng dựa trên những nguyên tắc
và được thể hiện trong 3 yêu cầu sau:
- Bền vững về kinh tế: Cây trồng cho năng suất cao, chất lượng tốt, được

thị trường chấp nhận.
- Bền vững về mặt xã hội: Nâng cao được đời sống nhân dân, thu hút được

lao động, phù hợp với phong tục tập quán của người dân.
- Bền vững về môi trường: Các loại sử dụng đất phải bảo vệ được độ màu

mỡ của đất, ngăn chặn sự thoái hóa đất và bảo vệ mơi trường sinh thái đất
Ba yêu cầu bền vững trên là để xem xét và đánh giá các loại sử dụng đất

8


hiện tại. Thông qua việc xem xét và đánh giá theo các yêu cầu trên để giúp cho
việc định hướng phát triển nông nghiệp ở từng vùng sinh thái (Hội khoa học đất
Việt Nam, 2000).
Tóm lại: Khái niệm sử dụng đất bền vững do con người đưa ra được thể
hiện trong nhiều hoạt động sử dụng và quản lý đất đai theo các mục đích mà con
người đã lựa chọn cho từng vùng đất xác định. Đặc biệt, đối với sản xuất nông
nghiệp vùng đồi núi, việc sử dụng đất bền vững phải đạt được trên cơ sở đảm bảo
khả năng sản xuất ổn định của cây trồng, chất lượng tài nguyên đất không làm suy

giảm theo thời gian và việc sử dụng đất không ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh
thái của con người, của các sinh vật.
2.1.2. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
2.1.2.1. Khái niệm về hiệu quả sử dụng đất
Sử dụng các nguồn tài nguyên có hiệu quả cao trong sản xuất để đảm bảo
phát triển một nền nông nghiệp bền vững là xu thế tất yếu đối với các nước trên
thế giới.
Có quan điểm cho rằng: "Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội khơng thể
tăng một loại hàng hóa mà khơng cắt giảm một loại hàng hóa khác. Một nền kinh
tế hiệu quả, một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thì các điểm lựa chọn đều nằm
trên một đường giới hạn sản xuất của nó", hoặc "Khi sản xuất có hiệu quả, chúng
ta nói rằng nền kinh tế đang sản xuất trên giới hạn khả năng sản xuất" (Nguyễn
Văn Bích, 2007).
Hiệu quả theo quan điểm của Các Mác đó là việc “Tiết kiệm và phân phối
một cách hợp lý”, các nhà khoa học Xơ Viết cho rằng đó là sự tăng trưởng kinh tế
thông qua tăng tổng sản phẩm xã hội hoặc thu nhập quốc dân với tốc độ cao nhằm
đáp ứng được yêu cầu của quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa xã hội (Nguyễn
Văn Bích, 2007).
Sử dụng đất đai có hiệu quả là hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối
quan hệ người – đất trong tổ hợp các nguồn tài nguyên khác và môi trường. Căn cứ
vào nhu cầu của thị trường, thực hiện đa dạng hóa cây trồng, vật ni trên cơ sở
lựa chọn các sản phẩm có ưu thế ở từng địa phương, từ đó nghiên cứu áp dụng
cơng nghệ mới nhằm làm cho sản phẩm có tính cạnh tranh cao, đảm bảo sự thống
nhất giữa các ngành, đó là một trong những điều kiện tiên quyết để phát triển nền
nông nghiệp hướng về xuất khẩu có tính ổn định và bền vững, đồng thời phát huy

9


tối đa công dụng của đất nhằm đạt tới hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường cao

nhất (Nguyễn Đình Hợi, 1993).
Các nội dung sử dụng đất có hiệu quả được thể hiện ở các mặt sau:
- Sử dụng hợp lý về khơng gian để hình thành hiệu quả kinh tế không gian

sử dụng đất.
- Phân phối hợp lý cơ cấu đất đai trên diện tích đất được sử dụng, hình

thành cơ cấu kinh tế sử dụng đất.
- Quy mơ sử dụng đất cần có sự tập trung thích hợp hình thành quy mơ kinh

tế sử dụng đất.
- Giữ mật độ sử dụng đất thích hợp hình thành việc sử dụng đất một cách

kinh tế, tập trung thâm canh. Việc sử dụng đất phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố
liên quan. Vì vậy, việc xác định bản chất khái niệm hiệu quả sử dụng đất phải xuất
phát từ luận điểm triết học của Mác và những nhận thức lý luận của lý thuyết hệ
thống nghĩa là hiệu quả phải được xem xét trên 3 mặt: hiệu quả kinh tế, hiệu quả
xã hội, hiệu quả môi trường (Nguyễn Thị Vịng và cs, 2001).
- Phải xem xét đến lợi ích trước mắt và lâu dài.
- Phải xem xét cả lợi ích riêng của người sử dụng đất và lợi ích của cả cộng

đồng.
- Phải xem xét giữa hiệu quả sử dụng đất và hiệu quả sử dụng các nguồn

lực khác.
- Đảm bảo sự phát triển thống nhất giữa các ngành.

2.1.2.2. Phân loại hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất người ta thường đánh giá trên 3 khía
cạnh: Hiệu quả về mặt kinh tế sử dụng đất, hiệu quả về mặt xã hội và hiệu quả về

mặt môi trường.
*. Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một tiêu chí trong đánh giá tính bền vững quản lý sử
dụng đất. Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế, phản ánh về mặt chất lượng
của các hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong khi các nguồn lực sản xuất có hạn,
nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ của xã hội ngày càng gia tăng và đa dạng thì nâng
cao hiệu quả kinh tế là một xu thế khách quan và bức xúc của sản xuất xã hội.

10


Hiệu quả là một phạm trù kinh tế phản ánh mặt chất lượng của các hoạt
động kinh tế. Mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế, xã hội là đáp ứng nhu
cầu ngày càng tăng về vật chất và tinh thần của toàn xã hội, khi nguồn lực sản xuất
của xã hội ngày càng trở nên khan hiếm, việc nâng cao hiệu quả là một đòi hỏi
khách quan của mọi nền sản xuất xã hội (Nguyễn Đình Hợi, 1993).
Bản chất của hiệu quả kinh tế có thể được hiểu như sau:
- Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế khách quan nhưng nó khơng phải

là mục đích cuối cùng của sản xuất.
- Hiệu quả kinh tế là quan hệ so sánh, đo lường cụ thể quá trình sử dụng các

yếu tố sản xuất (đất đai, vốn, lao động, khoa học kỹ thuật, tiến bộ quản lý…) để
tạo ra khối lượng sản phẩm lớn hơn với chất lượng cao hơn.
- Hiệu quả kinh tế phải được gắn liền với kết quả của những hoạt động sản

xuất cụ thể trong các doanh nghiệp, nông hộ và nền sản xuất xã hội ở những điều
kiện xác định về thời gian và hoàn cảnh kinh tế xã hội.
- Hiệu quả kinh tế phải lượng hóa được cụ thể việc sử dụng các yếu tố đầu


vào (chi phí) và các yếu tố đầu ra (kết quả) trong quá trình sản xuất ở từng đơn vị,
ngành, nền sản xuất xã hội trong từng thời kỳ nhất định các doanh nghiệp với mục
đích là tiết kiệm lợi nhuận tối đa trên cơ sở khối lượng sản phẩm hàng hóa nhiều
nhất với các chi phí tài ngun và lao động thấp nhất. Do đó hiệu quả kinh tế liên
quan trực tiếp đến yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất.
Theo Các Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể là
quy luật tiết kiệm thời gian và phân phối một cách có kế hoạch thời gian lao động
theo các ngành sản xuất khác nhau. Trên cơ sở thực hiện vấn đề “tiết kiệm và phân
phối một cách hợp lý thời gian lao động (vật hóa và lao động sống) giữa các
ngành”. Theo quan điểm của C. Mác đó là quy luật “tiết kiệm”, là “tăng năng suất
lao động xã hội”, hay đó là “tăng hiệu quả”. Ông cho rằng: “ Nâng cao năng suất
lao động vượt quá nhu cầu cá nhân của người lao động là cơ sở của hết thảy mọi
xã hội”. Như vậy theo quan điểm của Mác, tăng hiệu quả phải được hiểu rộng và
nó bao hàm cả việc tăng hiệu quả kinh tế và xã hội (Doãn Khánh, 2000).
Hiệu quả kinh tế là phạm trù chung nhất, nó liên quan trực tiếp tới sản xuất
nông nghiệp và với tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác. Vì thế hiệu
quả kinh tế phải đáp ứng được ba vấn đề:
Một là: Mọi hoạt động của con người đều tuân theo quy luật “tiết kiệm

11


thời gian”, nó là động lực phát triển của lực lượng sản xuất, là điều kiện quyết định
phát triển văn minh xã hội và nâng cao đời sống con người qua mọi thời đại.
Hai là: Hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm của lý thuyết hệ
thống. Quan điểm của lý thuyết hệ thống cho rằng nền sản xuất xã hội là một hệ
thống các yếu tố sản xuất và các quan hệ vật chất hình thành giữa con người với
con người trong quá trình sản xuất... Hệ thống là một tập hợp các phần tử có quan
hệ với nhau tạo nên một chỉnh thể thống nhất và ln vận động. Theo ngun lý
đó, khi nhiều phần tử kết hợp thành một hệ thống sẽ phát sinh nhiều tính chất mới

mà từng phần tử đều khơng có, tạo ra hiệu quả lớn hơn tổng hiệu quả các phần tử
riêng lẻ. Do vậy việc tận dụng khai thác các điều kiện sẵn có, hay giải quyết các
mối quan hệ phù hợp giữa các bộ phận của một hệ thống với yếu tố mơi trường
bên ngồi để đạt được khối lượng sản phẩm tối đa là mục tiêu của từng hệ thống.
Đó chính là mục tiêu đặt ra đối với mỗi vùng kinh tế, mỗi chủ thể sản xuất trong
mọi xã hội.
Ba là: Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các
hoạt động kinh tế bằng quá trình tăng cường các nguồn lực sẵn có phục vụ cho lợi
ích của con người. Do những nhu cầu vật chất của con người ngày càng tăng, vì
thế nâng cao hiệu quả kinh tế là một đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất xã
hội.
Các nhà sản xuất và quản lý kinh tế cần phải nâng cao chất lượng các hoạt
động kinh tế nhằm đạt mục tiêu với một lượng tài nguyên nhất định tạo ra một
khối lượng sản phẩm lớn nhất hoặc tạo ra một khối lượng sản phẩm nhất định với
chi phí tài nguyên ít nhất.
Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả
đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt
được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá
trị của các nguồn lực đầu vào. Mối tương quan đó cần xét cả về phần so sánh tuyệt
đối và tương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó.
Một phương án đúng hoặc một giải pháp kinh tế kỹ thuật có hiệu quả kinh tế cao là
đạt được tương quan tối ưu giữa kết quả thu được và chi phí nguồn lực đầu tư
(Phạm Vân Đình và cs.,1998).
Vì vậy, bản chất của phạm trù kinh tế sử dụng đất là: Với một diện tích đất
đai nhất định sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất nhiều nhất với một

12



×