Tải bản đầy đủ (.docx) (97 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường của công ty TNHH dệt nhuộm jasan việt nam tại khu công nghiệp phố nối b, tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.73 MB, 97 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

TẠ MINH HỒNG

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
CỦA CÔNG TY TNHH DỆT NHUỘM JASAN VIỆT
NAM
TẠI KCN PHỐ NỐI B, TỈNH HƯNG YÊN

Ngành:

Khoa học môi trường

Mã ngành:

8440301

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Đinh Hồng Duyên

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng được bảo vệ
lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm


ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc
Hà Nội, ngày

tháng năm 2018

Tác giả luận văn

Tạ Minh Hoàng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới TS Đinh Hồng Duyên đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Khoa môi trường, Học viện Nơng Nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q
trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc, Bộ phận An tồn mơi trường tại Nhà
máy sản xuất tất cao cấp và sợi màu các loại của Công ty TNHH Dệt nhuộm Jasan
Việt Nam tại KCN Phố Nối B, xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên đã giúp đỡ
và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hoàn thành luận văn .

Hà Nội, ngày


tháng năm 2018

Tác giả luận văn

Tạ Minh Hoàng

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan................................................................................................................................ i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................. ii
Mục lục....................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt............................................................................................................... vi
Danh mục các bảng.................................................................................................................. vii
Danh mục các hình................................................................................................................. viii
Trích yếu luận văn..................................................................................................................... ix
Thesis abstract........................................................................................................................... xi
Phần 1. Mở đầu......................................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1

1.2.

Mục đích nghiên cứu.................................................................................................. 2

1.3.


Yêu cầu của đề tài....................................................................................................... 2

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn…………………...……….2

Phần 2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu........................................................................ 3
2.1.

Thực trạng môi trường và công tác quản lý môi trường tại các KCN ................ 3

2.1.1.

Tình hình phát triển các KCN ở Việt Nam.............................................................. 3

2.1.2.

Thực trạng môi trường tại các KCN......................................................................... 4

2.1.3.

Quản lý môi trường và các công cụ quản lý môi trường trong KCN .................. 6

2.2.

Tổng quan về nhà máy dệt nhuộm, sản xuất tất và sợi màu ................................ 8

2.2.1.

Tác động đến môi trường khơng khí...................................................................... 10


2.2.2.

Tác động đến mơi trường nước............................................................................... 13

2.2.3.

Một số tác động của chất thải rắn đến môi trường sống..................................... 16

2.2.4.

Những tác động của ngành dệt nhuộm đến môi trường Kinh tế - Xã hội ........17

2.3.

Khái quát về khu công nghiệp Phố Nối B, xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ,
tỉnh Hưng Yên........................................................................................................... 18

Phần 3. Đối tượng, và phương pháp nghiên cứu........................................................... 25
3.1.

Đối tượng nghiên cứu............................................................................................... 25

3.2.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................. 25

3.3.

Nội dung nghiên cứu................................................................................................ 25


iii


3.3.1.

Quy mơ, diện tích, hiện trạng sản xuất của Cơng ty TNHH Dệt nhuộm
Jasan Việt Nam.......................................................................................................... 25

3.3.2.

Hiện trạng môi trường tại công ty.......................................................................... 25

3.3.3.

Thực trạng quản lý môi trường tại công ty........................................................... 25

3.3.4.

Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường
tại công ty TNHH Dệt nhuộm Jasan Việt Nam.................................................... 25

3.4.

Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 25

3.4.1.

Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp................................................................... 25


3.4.2.

Phương pháp khảo sát, điều tra............................................................................... 26

3.4.3.

Phương pháp đánh giá hiện trạng môi trường...................................................... 26

3.4.4.

Phương pháp so sánh................................................................................................ 28

3.4.5.

Phương pháp xử lý số liệu....................................................................................... 28

Phần 4. Kết quả và thảo luận.............................................................................................. 29
4.1.

Quy mơ, diện tích, hiện trạng sản xuất của cơng ty TNHH dệt nhuộm
Jasan Việt Nam.......................................................................................................... 29

4.1.1.

Vị trí địa lý................................................................................................................. 29

4.1.2.

Tình hình sản xuất và sử dụng nguồn tài nguyên................................................ 31


4.2.

Hiện trạng quản lý pháp luật về môi trường của công ty .................................... 36

4.3.

Hiện trạng môi trường của công ty........................................................................ 36

4.3.1.

Hiện trạng mơi trường nước.................................................................................... 36

4.3.2.

Hiện trạng mơi trường khơng khí........................................................................... 43

4.3.3.

Hiện trạng về CTR tại Cơng ty............................................................................... 53

4.3.4.

Cơng trình phịng ngừa, ứng phó sự cố mơi trường và các cơng trình bảo
vệ mơi trường khác

57

4.4.

Thực trạng quản lý mơi trường tại công ty........................................................... 64


4.4.1.

Một số vấn đề trong công tác quản lý môi trường tại công ty ........................... 64

4.4.2.

Công tác quản lý và kiểm soát chất thải................................................................ 64

4.5.

Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường tại Công ty ........66

4.5.1.

Giải pháp quản lý...................................................................................................... 66

4.5.2.

Giải pháp kỹ thuật..................................................................................................... 66

4.5.3.

Các biện pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức................................................ 70

Phần 5. Kết luận và kiến nghị............................................................................................. 71

iv



5.1.

Kết luận....................................................................................................................... 71

5.2.

Kiến nghị.................................................................................................................... 71

Tài liệu tham khảo................................................................................................................... 73
Phụ lục.................................................................................... Error! Bookmark not defined.

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BKHCN
BTNMT
BVMT
CCN

Bộ Khoa Học Công Nghệ
Bộ Tài Nguyên Môi Trường
Bảo vệ môi trường
Cụm công nghiệp

CNTTXLNT


Công nghệ tiên tiến xử lý nước thải

CTNH

Chất thải nguy hại

CTR

Chất thải rắn

CTRTT

Chất thải rắn thông thường

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

ĐMC

Đánh giá tác động môi trường chiến lược

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

HĐXL

Hợp đồng xử lý


HT

Hệ thống

HTXL

Hệ thống xử lý

KCN

Khu Cơng Nghiệp

KKT

Khu Kinh Tế

PCCC

Phịng cháy chữa cháy

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam



Quyết định

QLMT


Quản lý môi trường

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TCVNXD

Tiêu chuẩn Việt Nam Xây Dựng

TNHH

Trách Nhiệm Hữu Hạn

TNMT

Tài nguyên môi trường

TMCP

Thương Mại Cổ Phần

TP

Thành phố

TP HCM

Thành phố Hồ Chí Minh


UBND

Ủy Ban Nhân Dân

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Danh sách một số công ty và hình thức kinh doanh trong KCN Dệt
may Phố Nối B21
Bảng 4.1. Tọa độ địa lý công ty theo hình 4.2................................................................... 30
Bảng 4.2. Bảng thống kê nhiên liệu, điện, nước phục vụ sản xuất năm 2017 ..............35
Bảng 4.3. Kết quả phân tích chất lượng nước thải của cơng ty ....................................... 42
Bảng 4.4. Nồng độ chất ơ nhiễm trong khí thải lò hơi đốt than ...................................... 46
Bảng 4.5. Kết quả phân tích mẫu khí sau HTXL khí thải của lị hơi .............................. 49
Bảng 4.6. Kết quả phân tích mẫu khí sau HTXL khí thải q trình dệt ......................... 50
Bảng 4.7. Kết quả phân tích mẫu khí thải tại khu vực bể điều tiết ................................. 51
Bảng 4.8. Thống kê số lượng CO2 phát sinh...................................................................... 53
Bảng 4.9. Thống kê số lượng chất thải phát sinh............................................................... 53
Bảng 4.10. Dấu hiệu cảnh báo chất thải nguy hại............................................................... 69
Bảng 4.11. Hệ số phát thải CO2 của các loại năng lượng................................................. 70

vii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Hệ thống quản lý nhà nước về quản lý mơi trường KCN................................ 7
Hình 2.2. Hệ thống xử lý nước thải và mẫu nước thải của Cơng ty TNHH dệt
Pacific Crystal 9

Hình 2.3. Cơng ty Dệt kim Đông Xuân (phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng,
thành phố Hà Nội) xả khí thải ra mơi trường

10

Hình 2.4. Khu vực pha chế hóa chất tại một nhà máy dệt nhuộm................................. 18
Hình 2.5. Vị trí địa lý KCN Dệt may Phố Nối B.............................................................. 18
Hình 2.6. Vị trí quy hoạch KCN Dệt may Phố Nối B & Mỹ Hào................................. 19
Hình 2.7. Sơ đồ quy hoạch của KCN Dệt may Phố Nối................................................. 20
Hình 2.8. Hệ thống cấp nước cho KCN............................................................................. 22
Hình 2.9. Trung tâm Xử lý nước thải Khu công nghiệp.................................................. 23
Hình 4.1. Vị trí địa lý cơng ty.............................................................................................. 29
Hình 4.2. Sơ đồ tọa độ địa lý cơng ty................................................................................. 30
Hình 4.3. Vị trí khu vực cơng ty trong sơ đồ quy hoạch KCN Phố Nối B ...................30
Hình 4.4. Sơ đồ quy trình cơng nghệ sản xuất sợi ống.................................................... 32
Hình 4.5. Sơ đồ cơng nghệ sản xuất tất cao cấp............................................................... 33
Hình 4.6. Một số máy móc thiết bị phục vụ sản xuất...................................................... 35
Hình 4.7. Sơ đồ phân luồng dịng thải tại Cơng ty........................................................... 37
Hình 4.8. Sơ đồ thu gom nước mưa chảy tràn.................................................................. 37
Hình 4.9. Sơ đồ thu gom nước thải sản xuất..................................................................... 38
Hình 4.10. Sơ đồ bể điều tiết nước thải sản xuất ................................................................ 39
Hình 4.11. Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn......................................................................... 40
Hình 4.12. Sơ đồ bể phốt xử lý sơ bộ nước thải khu vệ sinh ............................................ 40
Hình 4.14. Ống khói lị hơi và hệ thống thơng gió trong nhà xưởng............................... 44
Hình 4.15. Hệ thống thiết bị xử lý bụi vải, sợi trong quá trình dệt .................................. 45
Hình 4.16. Hệ thống điều khơng trong nhà xưởng............................................................. 46
Hình 4.17. Quy trình cơng nghệ xử lý bụi và khí thải lị hơi ............................................ 47
Hình 4.18. Khu vực lưu trữ chất thải rắn............................................................................. 54
Hình 4.19. Khu vực lưu trữ chất thải rắn thơng thường..................................................... 55
Hình 4.20. Khu vực lưu trữ chất thải của Cơng ty .............................................................. 57

Hình 4.21. Hệ thống PCCC trong và ngồi nhà xưởng..................................................... 59
Hình 4.22. Khu để hố chất của Cơng ty............................................................................. 62
Hình 4.23. Sơ đồ hệ thống xử lý khí thải tại bể điều tiết................................................... 67

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Tạ Minh Hồng
Tên luận văn: “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường
của Công ty TNHH Dệt nhuộm Jasan Việt Nam tại KCN Phố Nối B, tỉnh Hưng Yên”.

Ngành khoa học: Khoa học Môi trường

Mã Số: 8440301

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt
Nam Mục đích nghiên cứu
Đề tài này nhằm đánh giá thực trạng công tác bảo vệ môi trường của Công ty TNHH
Dệt nhuộm Jasan Việt Nam. Từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường của
Công ty TNHH Dệt nhuộm Jasan Việt Nam tại KCN Phố Nối B, tỉnh Hưng Yên.

Phương pháp nghiên cứu
Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của KCN Dệt may
Phố Nối B- tỉnh Hưng Yên, các tài liệu liên quan về Công ty TNHH Dệt nhuộm Jasan
Việt Nam. Khảo sát về quy trình sản xuất, nguyên vật liệu, sản phẩm, các loại chất
thải, xem xét thực tế, trực tiếp hoạt động thu gom, vận chuyển xử lý CTR, hoạt động
vận hành hệ thống xử lý nước thải, khí thải, hoạt động quản lý mơi trường tại nhà máy.
Phối hợp cùng cán bộ môi trường Cơng ty TNHH Dệt nhuộm Jasan Việt Nam
tìm hiểu thực trạng cơng tác QLMT và lấy mẫu và phân tích, đánh giá kết quả quan

trắc để thực hiện các nội dung sau :
Phân tích các chỉ tiêu nước thải, khí thải tại Công ty TNHH Dệt nhuộm Jasan
Việt Nam. Dựa trên kết quả phân tích chỉ tiêu mơi trường và đối chiếu với Quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về môi trường của Việt Nam để đưa ra nhận xét hiện trạng chất
lượng môi trường và mức độ tác động đến mơi trường.
Phân tích thực trạng cơng tác quản lý mơi trường tại cơng ty, những thuận lợi,
khó khăn. Các vấn đề bất cập cần giải quyết trong thời gian tới.
Dự báo về nguồn tác động, các yếu tố tác động tới môi trường, diễn biến chất
lượng môi trường trong thời gian tới, các giải pháp nhằm bảo vệ môi trường.
Kết quả chính và kết luận
Cơng ty TNHH Dệt Nhuộm Jasan Việt Nam được xây dựng tại KCN Dệt may Phố Nối
2

B giai đoạn II, xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên với diện tích diện tích: 90.500 m .
Sản phẩm chính của cơng ty là các sợi ống và tất cao cấp với công suất 50 tấn/ngày.

ix


Trong q trình hoạt động sản xuất, Cơng ty TNHH Dệt Nhuộm Jasan Việt
Nam đã phát sinh các tác động đến mơi trường như rác thải, khí thải, nước thải, khí
nhà kính. Rác thải phát sinh bao gồm rác thải sinh hoạt, rác thải thông thường, rác thải
nguy hại, các loại rác thải này đều được thu gom, vận chuyển, xử lý theo đúng quy
định của pháp luật Việt Nam. Nước thải được xử lý sơ bộ và đấu nối với hệ thống xử
lý chung của Khu Công Nghiệp Phố Nối B. Khí thải từ lị hơi và sau q trình dệt
được xử lý và được thải bỏ ra ngồi môi trường với các thông số ô nhiễm thấp hơn
ngưỡng cho phép của QCVN 19:2009.
Khí thải phát sinh từ khu vực bể điều tiết vượt ngưỡng của QCVN 19:2009,
hiện trạng phân loại rác thải của cơng ty cịn chưa tốt, cơng ty chưa tiến hành quản lý
khí thải nhà kính.

Dựa trên thực tiễn nghiên cứu nhà máy, đề tài đã đề xuất một số biện pháp nâng
cao hiệu quả bảo vệ môi trường tại Công ty TNHH Dệt Nhuộm Jasan Việt Nam.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate:

Ta Minh Hoang

Thesis title: "Evaluate the situation and propose solutions to improve the effectiveness
of environmental protection of Jasan Vietnam Textile Dyeing Company in Pho Noi B
Industrial Zone, Hung Yen Province”
Major: Enviroment Science

Code: 8440301

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
This thesis seeks to assess the environmental status of Jasan Vietnam Textile and
Dyeing Company. From there, we propose solutions to improve the environmental
protection effect of Jasan Vietnam Textile Co., Ltd in Pho Noi B Industrial Zone, Hung
Yen Province.
Materials and Methods
Collection of data on the natural, economic and social conditions of Pho Noi B
Textile and Garment Industrial Park - Hung Yen province, related documents of Jasan
Vietnam Textile Co., Ltd.. Survey on production process, raw materials, products,
types of waste, practical considerations, direct collection and transportation of solid
waste, operation of wastewater treatment systems , emissions, environmental

management activities at the plant.
Combine with environmental staff of Jasan Vietnam Textile Co., Ltd to find out
the status of environmental management and sampling, analysis and evaluation of
observation results to implement the following contents: Analysis of wastewater and
emission standards at Jasan Vietnam Textile and Dyeing Company. Based on the
results of the analysis of environmental indicators and the comparison with the
national technical standards on environment of Vietnam to give a comment on the
status of environmental quality and the extent of impact on the environment.
Analyze the current status of environmental management at the company,
advantages and disadvantages. Problems need to be resolved in the coming time.
Forecast on the impact sources, factors affecting the environment, evolution of
environmental quality in the coming time, measures to protect the environment.
Main findings and conclusions
Jasan Vietnam Textile Co., Ltd was established in Pho Noi B Textile and
Garment Industrial Zone II, Lieu Xa commune, Yen My district, Hung Yen province

xi


with an area of 90,500 m2. The main products of the company are the high quality
yarn and sock with a capacity of 50 tons /day.
During production process, Jasan Vietnam Dyeing Co., Ltd has generated
environmental impacts such as garbage, waste gas, waste water, greenhouse gas. Waste
arising from daily life, ordinary waste, hazardous waste, these kinds of waste are collected,
transported and handled in accordance with the provisions of Vietnamese law. Wastewater
is preliminarily treated and connected to the general treatment system of Pho Noi B
Industrial Park. The waste gas from the boiler and post-weaving process is treated and
disposed of in the environment with the cell parameters The infection is lower than the
permitted level of QCVN 19: 2009. Exhaust emissions from the reservoir area exceed the
threshold of QCVN 19: 2009, the company's waste classification is not good, the company

has not conducted the management of greenhouse gas emissions.

Based on the research of the factory, the topic has proposed some measures to
improve the environmental protection at Jasan Vietnam Dyeing Company.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Với mục tiêu đẩy mạnh phát triển công nghiệp trong nước và thu hút đầu tư
nước ngoài nhằm phát triển đất nước theo định hướng cơng nghiệp hóa - hiện đại
hóa, cùng với tiến trình kinh tế hội nhập tồn cầu và sự chuyển đổi nhanh chóng
của ngành cơng nghiệp dệt, nền sản xuất dệt may trong nước đã có nhiều bước phát
triển mạnh mẽ, Chính phủ Việt Nam đã quyết định thành lập và phát triển Khu
Công nghiệp Dệt may Phố Nối B, tỉnh Hưng Yên. Khu công nghiệp được xây dựng
với tổng diện tích 121,82 ha có cơ sở hạ tầng đồng bộ vị trí chiến lược chuyên về
các ngành sản xuất Dệt nhuộm đã được nhà nước phê duyệt vùng kinh tế trọng
điểm bắc bộ và đã thu hút được nhiều cơng ty, tập đồn lớn về lĩnh vực dệt may
trong và ngồi nước.
Một trong số các cơng ty thuộc Khu Công Nghiệp Dệt may Phố Nối B là
công ty TNHH Dệt nhuộm Jasan Việt Nam chuyên sản xuất tất cao cấp và sợi màu
các loại cung cấp cho nhu cầu thị trường xuất khẩu. Công ty TNHH Dệt nhuộm
Jasan Việt Nam được thành lập và đi vào hoạt động sản xuất từ năm 2016. Từ năm
2016 đến nay công ty đều thực hiện đầy đủ công tác bảo vệ môi trường theo quy
định.
Hoạt động của các công ty chuyên sản xuất tất cao cấp và sợi màu sẽ phát
sinh vấn đề mơi trường chính là nước thải và khí thải, chất thải rắn. Hiện tại, theo
báo cáo quan trắc định kỳ cho thấy hệ thống xử lý khí thải tại cơng ty trong thời
gian qua nhiều thời điểm không đáp ứng chuẩn xả thải, công tác quản lý mơi

trường trong gần 2 năm qua cũng vẫn cịn nhiều điểm chưa hồn chỉnh. Đứng
trước thực trạng đó, cơng ty đã quyết định năm 2018 sẽ đầu tư thêm một hệ thống
xử lý khí thải và tìm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường.
Xuất phát từ những vấn đề trên và được sự đồng ý của lãnh đạo công ty tôi
tiến hành đề tài: “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả
bảo vệ môi trường của Công ty TNHH Dệt nhuộm Jasan Việt Nam tại KCN Phố
Nối B, tỉnh Hưng n” với mong muốn góp phần nâng cao cơng tác bảo vệ môi
trường tại công ty.

1


1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Xác định được các vấn đề tồn tại về hiện trạng môi trường và công tác quản
lý môi trường của công ty.
ty.

Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường tại Cơng

1.3. U CẦU CỦA ĐỀ TÀI
Tìm hiểu khái qt về hoạt động của Công ty TNHH Dệt nhuộm Jasan Việt
Nam.
-

Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường của Công ty

Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công trình bảo vệ mơi trường
hoạt động quản lý mơi trường của Cơng ty.
1.4. NHỮNG ĐĨNG GĨP MỚİ, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TİỄN.
Nghiên cứu này đóng góp được những tư liệu về tác động đến môi trường

của công ty TNHH Dệt nhuộm Jasan Việt Nam như thế nào? Góp phần vào công
tác bảo vệ môi trường của công ty

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ CƠNG TÁC QUẢN LÝ MƠI
TRƯỜNG TẠI CÁC KCN
2.1.1. Tình hình phát triển các KCN ở Việt Nam
Theo báo cáo của Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính
đến hết tháng 6 năm 2017, cả nước có 325 khu cơng nghiệp (KCN) được thành lập
với tổng diện tích đất tự nhiên 94,9 nghìn ha. Trong đó, diện tích đất cơng nghiệp
có thể cho th đạt 64 nghìn ha, chiếm khoảng 67% tổng diện tích đất tự nhiên, đã
có 220 KCN đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên 60,9 nghìn ha và 105
KCN đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản với
tổng diện tích đất tự nhiên 34 nghìn ha. Tỷ lệ lấp đầy các KCN đạt 51,5%, riêng
các KCN đã đi vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy đạt 73%.
Tính đến tháng 6 năm 2017, đã có 16 khu kinh tế (KKT) ven biển được
thành lập với tổng diện tích mặt đất và mặt nước xấp xỉ 815 nghìn ha. Ngồi ra,
cịn có 2 KKT ven biển là Thái Bình, tỉnh Thái Bình và Ninh Cơ, tỉnh Nam Định
có trong quy hoạch nhưng chưa được thành lập.
Trong 16 KKT ven biển có 36 KCN, khu phi thuế quan được thành lập với
tổng diện tích đất tự nhiên 16,1 nghìn ha, trong đó diện tích đất cơng nghiệp có thể
cho th đạt 7,8 nghìn ha, chiếm khoảng 48% tổng diện tích đất tự nhiên.
Tính đến ngày 20 tháng 6 năm 2017, các KCN, KKT thu hút được 473
Cơng ty đầu tư nước ngồi đăng ký mới và điều chỉnh tăng vốn với tổng vốn đầu
tư đăng ký đạt gần 7,3 tỷ USD và 385 Công ty đầu tư trong nước và điều chỉnh
tăng vốn cho hơn 139 Công ty với tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là
114.000 tỷ đồng.

Một số Công ty lớn đăng ký đầu tư trong 6 tháng năm 2017: Công ty sản
xuất sợi lốp KVT-1 (tổng vốn đầu tư 220 triệu USD) do Kolon Industries Inc đầu
tư tại KCN Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương; Cơng ty nhà máy sản xuất thép của Tập
đồn Hịa Phát (tổng vốn đầu tư 60.000 tỷ đồng) tại KKT Dung Quất, tỉnh Quảng
Ngãi; Công ty mở rộng nhà máy của Công ty TNHH Samsung Display Việt Nam
(tổng mức đầu tư 2,5 tỷ USD) tại KCN Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh (Báo cáo của Vụ
Quản lý các khu kinh tế).

3


2.1.2. Thực trạng môi trường tại các KCN
2.1.2.1. Về kiểm sốt ơ nhiễm do nước thải cơng nghiệp
Đối với các KCN
Tính đến hết tháng 10 năm 2014, trong số 209 KCN đã đi vào hoạt động có
165 KCN đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, chiếm 79% tổng số
KCN đang hoạt động, tăng 6% so với năm 2013. Tổng công suất xử lý nước thải
3

của các nhà máy xấp xỉ 630.000 m /ngày.đêm. Với lưu lượng nước thải hiện tại
3

của 165 KCN khoảng 350.000 m /ngày.đêm, trong trường hợp tất cả các KCN
đang hoạt động, thu hút đầu tư và được lấp đầy 100%, thì lượng nước thải phát
3

sinh khoảng 600.000 m /ngày.đêm.
Tuy nhiên, trên thực tế nhiều KCN đã có trạm xử lý nước thải nhưng chưa
hoạt động thường xuyên, nước thải sau xử lý chưa đạt QCVN. Đây là trường hợp
các KCN Trà Nóc 1, 2 (Cần Thơ), KCN Thụy Vân (Phú Thọ), KCN Tam Điệp

(Ninh Bình)...vẫn tồn tại tình trạng xả nước thải gây ô nhiễm môi trường. Đặc biệt
các KCN chưa xây dựng và vận hành trạm xử lý nước thải còn gây ơ nhiễm mơi
trường lớn hơn như KCN Cầu Nghìn (Thái Bình) phát sinh trên 1.000
m3/ngày.đêm, KCN Hịa Bình (Kon Tum) đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập
trung nhưng chưa có hệ thống thu gom nước thải nên khơng thể vận hành cịn.
Nhìn chung, các KCN thuộc vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam (Đơng
Nam Bộ), Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng tuân thủ quy định về
đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung và bảo vệ môi trường tốt hơn các vùng
khác trên cả nước, 95% các KCN ở vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, 83% các
KCN ở Đồng bằng sông Cửu Long và 74,5 % các KCN ở Đồng bằng sông Hồng
đã xây dựng và vận hành các trạm xử lý nước thải tập trung. Có tới 51 trong số 70
hệ thống xử lý nước thải tập trung ở vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam lắp đặt
thiết bị quan trắc tự động. Điều này phù hợp với tình hình phát triển và thu hút đầu
tư của các KCN tại khu vực. Các vùng trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên,
Duyên hải miền Trung do phát triển KCN muộn hơn và chủ yếu đang trong giai
đoạn xây dựng và từng bước thu hút đầu tư, nguồn nước thải phát sinh chưa nhiều.
Đối với các cụm công nghiệp (CCN)
Việc đầu tư xây dựng hạ tầng bảo vệ môi trường triển khai chậm, trong đó
thực hiện đầu tư trên cơ sở hỗ trợ từ ngân sách trung ương là chính. Tính đến

4


tháng 10 năm 2014, trong tổng số hơn 600 CCN đang hoạt động, chỉ có khoảng 5%
các CCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung, đối với các CCN còn lại, cơ sở sản
xuất tự xử lý nước thải hoặc xả trực tiếp ra môi trường. Việc quản lý công tác bảo
vệ môi trường tại các CCN rất yếu, do hầu hết các CCN hiện nay đều do các cấp
chính quyền là chủ đầu tư.
Đối với các cơ sở sản xuất nằm ngồi KCN, CCN
Các cơng trình hạ tầng về quản lý nước thải và công tác kiểm sốt ơ nhiễm

cịn khó khăn hơn so với các KCN. Sự cố xả thải của các nhà máy chế biến bột sắn
ở miền Trung, Tây Nguyên, xả nước thải gây chết cá ở sông Trà của nhà máy
đường Quảng Ngãi, đặc biệt xả thải của công ty Vedan gây ô nhiễm nghiêm trọng
sông Thị Vải là vài trong số các thí dụ về kiểm sốt nước thải ở các cơ sở nằm
ngồi KCN, CCN (Khánh Phương, 2016).
2.1.2.2. Về sốt ơ nhiễm kiểm do khí thải
Khí thải phát sinh từ từng nhà máy trong các KCN, CCN không thể được
thu gom, xử lý tập trung nên hiện nay các doanh nghiệp tự xử lý khí thải. Vì vậy,
nếu các Ban quản lý KCN hoặc công ty nào nghiêm túc thi hành các quy định, quy
chuẩn về mơi trường thì khí thải các nhà máy trong KCN đạt yêu cầu về giới hạn
cho phép theo các QCVN (thí dụ phần lớn các công ty trong các KCN Vietnam Singapore, Amata, Đồng Nai 2, Khu chế xuất Tân Thuận, KCN Bắc Thăng Long,
các công ty xi măng Holcim, Nghi Sơn…).
Ngược lại, nếu Ban quản lý KCN hoặc doanh nghiệp không thực hiện tốt các
quy định pháp luật thì khí thải cơng nghiệp khơng đạt QCVN (thí dụ các nhà máy thép
ở Thái Nguyên, nhiều nhà máy xi măng ở Kiên Giang, Hải Dương, Ninh Bình...).
2.1.2.3. Về kiểm sốt ơ nhiễm do chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn nguy hại

Cho đến nay phần lớn các KCN, CCN chưa xây dựng các trạm hoặc điểm
thu gom, trung chuyển và xử lý CTR công nghiệp, CTR nguy hại. Công tác phân
loại CTR công nghiệp, CTR nguy hại được thực hiện tại từng doanh nghiệp nhưng
trên địa bàn toàn KCN và rộng hơn là toàn tỉnh/TP (ngoài trung tâm xử lý CTR
Nam Sơn - Hà Nội) lại khơng có trung tâm tồn trữ, xử lý chuyên dụng.
Do vậy, hàng triệu tấn CTR công nghiệp (xỉ thép, bùn thải, vật liệu chịu lửa
qua sử dụng…) đang tồn lưu tại các cánh đồng, bãi đất trống, tạo ra nguồn ô nhiễm
lớn, nguy hại cho con người, thiên nhiên và sử dụng đất. Rất nhiều doanh

5


nghiệp sản xuất điện tử, hóa chất cần có trung tâm thu gom CTRNH tập trung

nhưng địa phương không đáp ứng được yêu cầu này.
2.1.2.4. Thực trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động cơng nghiệp
Tính đến nay có khoảng 79% tổng số KCN đang hoạt động đã xây dựng hệ
thống xử lý nước thải tập trung, các cơng trình này dù đã đi vào hoạt động nhưng
nhiều KCN có hiệu quả xử lý không cao, chưa đạt quy định của các QCVN. Tại
Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam nơi có tập trung nhiều KCN và Cơng ty FDI
lớn nhất cả nước, mặc dù tỷ lệ xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung ở khu
vực này cao nhất nước nhưng tình trạng vi phạm các quy định về mơi trường vẫn
xảy ra.
Ơ
nhiễm do nước thải cơng nghiệp kết hợp với nước thải đô thị đã gây ô
nhiễm nghiêm trọng cho nhiều kênh rạch ở vùng ven TPHCM như Tham Lương,
Ba Bò, Thầy Cai, An Hạ…. Nhiều doanh nghiệp dùng các thủ đoạn xây dựng hệ
thống ngầm kiên cố xả thẳng ra sông, rạch, chẳng hạn như công ty Hào Dương,
Phạm Thu, Tường Trung, Tân Nhật Dũng tại TPHCM, hoặc lợi dụng thủy triều lên
xuống để pha lỗng nước thải chưa qua xử lý đưa ra mơi trường như công ty cổ
phần Sonadezi Long Thành - Đồng Nai, Công ty Vedan...
Tuy nhiên, hiện nay ô nhiễm môi trường khơng khí khơng lớn tại các KCN
có đầu tư và quản lý môi trường tốt (các chỉ số chất lượng khơng khí xung quanh
trong nhiều KCN ở TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương đạt giới hạn cho phép theo
QCVN 05:2013/BTNMT, còn tốt hơn tại vùng ven các đường giao thơng lớn).
Trong khí đó ơ nhiễm khơng khí tại các vùng ven các nhà máy xi măng, thép, nhiệt
điện...có cơng nghệ lạc hậu, quản lý môi trường kém lại rất cao (Văn Hảo, 2016).
2. 1.3. Quản lý môi trường và các công cụ quản lý môi trường trong KCN
Các công cụ quản lý môi trường trong KCN:
Công cụ luật pháp chính sách bao gồm các văn bản về luật quốc tế, luật
quốc gia, các văn bản khác dưới luật, các kế hoạch và chính sách mơi trường quốc
gia, các ngành kinh tế, các địa phương.
-


Các công cụ kinh tế gồm các loại thuế, phí đánh vào thu nhập bằng tiền
của hoạt động sản xuất kinh doanh.
-

Các công cụ kỹ thuật quản lý thực hiện vai trị kiểm sốt và giám sát nhà
nước về chất lượng và thành phần môi trường, về sự hình thành và phân bố
-

6


chất ô nhiễm trong môi trường. Các công cụ kỹ thuật quản lý có thể gồm các đánh
giá mơi trường, quan trắc môi trường, xử lý chất thải, tái chế và tái sử dụng chất
thải.
Hệ thống quản lý nhà nước về quản lý mơi trường KCN:

Hình 2.1. Hệ thống quản lý nhà nước về quản lý môi trường KCN
Tất cả các KCN đều trực thuộc dưới sự quản lý của Ban Quản lý khu công
nghiệp cấp tỉnh. Ban Quản lý khu cơng nghiệp cấp tỉnh có trách nhiệm :
Lập dự báo các sự cố môi trường KCN, xây dựng kế hoạch phòng chống sự
cố và các biện pháp khắc phục sự cố trình Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố trực
thuộc Trung ương phê duyệt.
Phối hợp với Sở TN&MT xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn
việc thu gom, vận chuyển, xử lý CTR, CTNH cho các KCN thuộc địa bàn quản lý.
Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các KCN thuộc quyền quản lý của mình tổ
chức thực hiện công tác BVMT KCN.

7



2.2. TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY DỆT NHUỘM, SẢN XUẤT TẤT VÀ SỢI
MÀU
Dệt nhuộm đang là một trong những ngành công nghiệp phát triển mạnh do
nhận được sự đầu tư của trong và ngoài nước. Nhất là trong điều kiện kinh tế thị
trường đang mở cửa, dệt nhuộm trở thành ngành cơng nghiệp chiếm được vị trí
quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước
và là nguồn giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động.
Bên cạnh đó, dệt nhuộm là loại hình cơng nghiệp đa dạng về chủng loại sản
phẩm và có sự thay đổi lớn về nguyên liệu đặc biệt là thuốc nhuộm. Đa số thiết bị
đã và đang được sử dụng thuộc loại cũ kỹ lạc hậu, số lượng máy thủ cơng và cơ
khí chiếm tỷ lệ lớn. Do vậy, lượng chất thải tạo ra lớn và gây ảnh hưởng đến môi
trường là điều tất yếu.
Trong những năm gần đây, ngành cơng nghiệp dệt nhuộm đã có những
chuyển biến khá rõ rệt. Đó là sự ra đời của hàng loạt xí nghiệp dệt nhuộm có vốn
đầu tư nước ngồi, được đầu tư kỹ lưỡng về máy móc thiết bị, công nghệ trong sản
xuất, ứng dụng công nghệ xử lý nước thải tiên tiến kết hợp vi sinh xử lý nước thải
dệt nhuộm,... Xét về khía cạnh mơi trường, các xí nghiệp mới này tuy có khả năng
hạn chế gây ơ nhiễm mơi trường hơn các xí nghiệp cũ. Song, vấn đề cơ bản vẫn
chưa giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường, và với số lượng các xí nghiệp dệt
nhuộm đang ngày càng gia tăng như hiện nay thì ngành cơng nghiệp dệt nhuộm
đang thực sự tiềm ẩn khả năng gây ô nhiễm môi trường sống rất cao. Trong những
năm gần đây, có nhiều doanh nghiệp dệt nhuộm đã vi phạm hành lang pháp lý
trong công tác bảo vệ môi trường tại Việt Nam.
Ngày 24, 25 tháng 06 năm 2016, UBND quận Hà Đơng chỉ đạo phịng Tài
ngun và Mơi trường chủ trì phối hợp với Đội Cảnh sát Phịng chống tội phạm về
mơi trường và UBND phường Dương Nội kiểm tra và xử lý các cơ sở sản xuất dệt,
nhuộm, in hoa vải thuộc địa bàn phường Dương Nội. Trong quá trình sản xuất, các
cơ sở xả nước thải ra kênh La Khê gồm Công ty TNHH Nguyễn Bá Chính; Hộ
kinh doanh cá thể Nguyễn Trung Cường; Công ty Cổ phần Huy Phát; Hộ kinh
doanh cá thể Nguyễn Bá Khoa; Hộ kinh doanh cá thể Nguyễn Trung Tuất. Qua

việc phân tích mẫu nước thải tại các cơ sở trên, hầu hết 5/5 cơ sở trên đều vi phạm
các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước. Theo đó, 5/5 cơ
sở kiểm tra đều bị xử phạt với tổng số tiền lên đến trên 1 tỷ đồng (Hà Mậu, 2017).

8


Ngày 25 tháng 1 năm 2017, Ông Nguyễn Dương Thái, Chủ tịch UBND tỉnh
Hải Dương vừa ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ mơi trường
đối với Công ty TNHH dệt Pacific Crystal của Trung Quốc (đóng tại Khu cơng
nghiệp Lai Vu, huyện Kim Thành) do xả nước thải có 5 thơng số vượt quy chuẩn
3

kỹ thuật về chất thải vào môi trường với lưu lượng xả thải từ 1.500-2.000 m /ngày.
Cụ thể, pH vượt cận trên dưới 10,5, độ màu vượt 30,67 lần, TSS vượt 2,96 lần,
COD vượt 18,31 lần, BOD5 vượt 10 lần. Vì vậy, công ty này được yêu cầu thực
hiện đúng, đủ các nội dung của Báo cáo đánh giá tác động mơi trường đã được phê
duyệt, tiếp tục rà sốt, tháo dỡ, trám lấp toàn bộ các điểm đấu nối hệ thống thu
gom nước mặt với nước thải sản xuất, sinh hoạt, thu gom triệt để nước thải và xử
lý đạt quy chuẩn kỹ thuật trước khi xả ra môi trường Cơng ty TNHH dệt Pacific
Crystal phải khẩn trương hồn thiện các thủ tục để được cấp giấy xác nhận việc đã
thực hiện các cơng trình, biện pháp bảo vệ mơi trường phục vụ giai đoạn vận hành
của dự án trước ngày 01/3/2017 (Nguyễn Hồi, 2017).

Hình 2.2. Hệ thống xử lý nước thải và mẫu nước thải của Công ty TNHH dệt
Pacific Crystal
Trước Hải Dương, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đã quyết định niêm phong
xưởng dệt, nhuộm của Công ty Mei Sheng vì hành vi xả thải gây ơ nhiễm mơi
trường. Trong khi đó, tỉnh Tây Ninh u cầu nhà đầu tư dự án Nhà máy sợi, vải
màu Lu Thai chỉ được phép nhuộm các sản phẩm do nhà máy trực tiếp sản xuất,

không được nhuộm các sản phẩm nhập khẩu từ bên ngoài để hạn chế nguy cơ xả
thải, gây ơ nhiễm mơi trường thượng nguồn các dịng sông trên địa bàn (Hồng
Cẩm, 2017).

9


Những năm gần đây, nhiều dự án FDI, đặc biệt là từ các doanh nghiệp
Trung Quốc, đầu tư vào dệt, nhuộm quy mô lớn được cấp phép tại Việt Nam. Tuy
nhiên, các chuyên gia đã nhiều lần cảnh báo về nguy cơ gây ô nhiễm môi trường
của các dự án FDI trong lĩnh vực dệt, nhuộm.
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng lên tiếng cảnh báo: Sự hiện diện của các
doanh nghiệp dệt nhuộm cũng tạo ra những thách thức đến môi trường mà Việt
Nam sẽ phải đối mặt, cho nên cần xử lí kịp thời và hiệu quả để tránh lặp lại những
vấn đề lớn về môi trường (Bản tin kinh tế vĩ mô số 10 của Ủy ban Kinh tế của
Quốc hội, 2017).
2.2.1. Tác động đến môi trường khơng khí
Có thể nói, ngành cơng nghiệp dệt nhuộm nói riêng đã góp phần khơng nhỏ
gây ra tình trạng ơ nhiễm khơng khí tại các nước đang phát triển.

Hình 2.3. Công ty Dệt kim Đông Xuân (phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà
Trưng, thành phố Hà Nội) xả khí thải ra mơi trường
-

Ơ nhiễm do q trình vận chuyển

Trong q trình vận chuyển, bụi và khí thải được phát sinh từ các phương
tiện vận chuyển.Thành phần khí thải chủ yếu là CO, NO x, SO2, VOCs, bụi. Đặc
điểm của nguồn ô nhiễm này là chỉ phát sinh rất ít và phân tán nên rất khó khống
chế được một cách tốt nhất. Tuy nhiên, chúng ta có thể dự báo được tải lượng và

nồng độ các chất một cách tương đối trong khí thải của xe cơ giới giao thơng trong
khu vực bằng hệ thống đánh giá ô nhiễm của WHO - Tổ chức Y tế Thế giới.

10


Ơ

Ơ nhiễm do khí thải từ lị hơi và máy phát điện
nhiễm do khí thải từ lị hơi: Q trình đốt các nhiên liệu có nguồn gốc

hóa thạch (dầu DO, FO) thường sinh ra các chất gây ô nhiễm không khí như bụi
than (C), dioxit lưu huỳnh (SO 2), Oxit Nitơ (NOx), CO, Hydrocacbon tổng (THC)
và các Andehyt (RHO). Trong đó, quan trọng nhất là SO 2 với tải lượng và nồng độ
thường rất cao.Tải lượng các chất ô nhiễm từ quá trình đốt dầu phụ thuộc vào hàm
lượng S (% khối lượng) có trong dầu.
Ơ

nhiễm do hoạt động của máy phát điện: Để ổn định điện cho hoạt động

sản xuất và sinh hoạt của toàn thể nhân viên trong nhà máy và dự phịng khi có sự
cố về điện, thơng thường các xí nghiệp sẽ được trang bị một hay nhiều máy phát
điện. Điều này sẽ phát sinh những ô nhiễm từ máy phát điện, mà cụ thể là ô nhiễm
khí thải máy phát điện. Nồng độ các chất ơ nhiễm trong khí thải do q trình đốt
nhiên liệu với tiêu chuẩn khí thải (QCVN 19 - 2009, cột B) cho thấy nồng độ SO 2
cao hơn gấp 3 lần tiêu chuẩn cho phép. Nồng độ các chất ô nhiễm khác đều nằm
trong giới hạn cho phép.
-

Ô nhiễm từ tiếng ồn, độ rung và nhiệt


Trong quá trình hoạt động của nhà máy, việc phát sinh tiếng ồn và độ rung
động lớn là không thể tránh khỏi. Theo đánh giá sơ bộ thì độ ồn của khu vực sản
xuất rơi vào khoảng 75 - 90 dB, đó là hoạt động của máy móc trong q trình sản
xuất của nhà máy, lò hơi, máy phát điện và các phương tiện vận chuyển.
Bên cạnh đó, nhiệt phát sinh trong q trình sản xuất của nhà máy chủ yếu từ các
nguồn như: lò hơi, nước nóng,…Theo kết quả khảo sát ở một số nhà máy tại địa
bàn TP. HCM sử dụng nồi hơi của Phân viện Bảo hộ lao động thành phố Hồ Chí
Minh cho thấy xung quanh khu vực nồi hơi, đun nấu nhiệt độ cao hơn khu vực
0

xung quanh 3 - 5 C (Tổng cục MT, 2016).
Những tác hại của ô nhiễm khơng khí
Bụi: Kích thích hơ hấp xơ hóa phổi, ung thư phổi. Gây tổn thương da, giác
mạc mắt, bệnh ở đường tiêu hóa.
-

Khí Axit (SOx, NOx): Gây ảnh hưởng hệ hơ hấp, phân tán vào máu. SO2

có thể nhiễm độc qua da, làm giảm dự trữ kiềm trong máu. Tăng cường q trình
ăn mịn kim loại, phá hủy vật liệu bê tơng và các cơng trình nhà cửa. Ngồi ra, cịn
ảnh hưởng xấu đến khí hậu, hệ sinh thái và tầng ozone, tạo mưa Axit ảnh hưởng
xấu tới sự phát triển của thảm thực vật và cây trồng.

11


Oxit Cacbon (CO): Gây trở ngại cho khả năng vận chuyển oxy của máu
đến các cơ quan, tế bào trong cơ thể.
-


Khí Cacbonic (CO2): Gây rối loạn hơ hấp, đồng thời gây ra nhiều tác hại

đến hệ sinh thái mà tiêu biểu là hiệu ứng nhà kính.
-

Hydrocacbons: Khiến cơ thể bị nhiễm độc cấp tính như: suy nhược,

chóng mặt, đau đầu, rối loạn giác quan, thậm chí dẫn đến tử vong.
-

Tiếng ồn: Đây là một trong những nguyên nhân gây ra các tác hại đối với

hệ thần kinh, hệ tim mạch và dạ dầy. Kích thích hệ thần kinh trung ương gây đau
đầu chóng mặt, và nhiều bệnh lý khác về tim mạch như: rối loạn nhịp tim,…
-

Rung động: Đây là nguyên nhân dẫn đến các bệnh về xương khớp. Bên

cạnh đó cịn gây ảnh hưởng lớn đến hệ thần kinh và tim mạch.
-

Mùi hôi: Ảnh hưởng đến cơ quan hơ hấp, gây mùi hơi khó chịu. Tác động

đến mơi trường khơng khí xung quanh nhà xưởng, đặc biệt là bên trong nhà xưởng
và khu vực sản xuất.
Các phương pháp xử lý khí thải
Quy trình xử lý khí thải dệt nhuộm ở mỗi cơng ty nhà máy khác nhau có
các đặc điểm khác nhau. Tuy nhiên hai quy trình xử lý khí thải dệt nhuộm được áp
dụng phổ biến và hiệu quả nhất đó là quy trình xử lý khí thải dệt nhuộm bằng

phương pháp hấp phụ và phương pháp hấp thụ. Tại Việt Nam hiện nay do đặc điểm
kinh tế, cơ sở vật chất mà quy trình xử lý bằng phương pháp hấp thụ được ứng
dụng khá phổ biến.
Thiết bị trong quy trình xử lý khí thải dệt nhuộm bằng phương pháp hấp thụ
bao gồm các chi tiết sau: Tháp phun, thiết bị dạng rửa Xyclon, thiết bị dạng đĩa,
tháp đệm, thiết bị gia tốc rửa khí. Đối với phương pháp này các loại khí thải như
SO2, H2S, HCl…sẽ được hấp thụ bằng nước hoặc dung dịch kiềm pha lỗng. Khi
sử dụng quy trình xử lý khí thải dệt nhuộm này lượng khí SO 2, NO2 có thể được
hấp thụ 85-90%, chi phí xử lý khơng q cao, khơng gây phát thải khí ơ nhiễm mới
ra ngồi mơi trường.
Bụi bơng trong q trình hoạt động của các nhà máy dệt nhuộm thường ảnh
hưởng trực tiếp đến các công nhân trong nhà máy. Để khắc phục tình trạng bụi
bơng lớn trong khơng khí các cơng ty thường sử dụng hệ thống điều không

12


×