Tải bản đầy đủ (.docx) (132 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.56 MB, 132 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LÊ HUY KIÊN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG
NGHIỆP THỊ XÃ PHÚC YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC

Ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

8850103

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Đỗ Văn Nhạ

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc./.
Hà Nội, ngày.....tháng.....năm 2018
Tác giả luận văn

Lê Huy Kiên



i


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS, Đỗ Văn Nhạ - người đã hướng dẫn,
giúp đỡ rất tận tình trong thời gian tơi nghiên cứu và hồn thành luận văn tốt nghiệp.

Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Quy hoạch, các thầy
cô giáo trong Khoa Quản lý Đất đai - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã giảng dạy,
đóng góp ý kiến, tạo điều kiện cho tơi học tập và hồn thành luận văn của mình.
Tơi xin chân thành cảm ơn Phịng Tài ngun & Mơi trường thị xã Phúc Yên, tỉnh
Vĩnh Phúc, đã giúp đỡ tôi trong q trình thu thập số liệu và hồn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND, cán bộ địa chính và các hộ gia đình thuộc các xã,
phường trong thị xã Phúc Yên đã giúp đỡ tôi trong việc cung cấp tài liệu của địa phương,
và cá nhân của các hộ gia đình để tơi nghiên cứu và hồn thành luận văn này./.

Một lần nữa tơi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày.....tháng.....năm 2018
Tác giả luận văn

Lê Huy Kiên

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan................................................................................................................................ i
Lời cảm ơn................................................................................................................................... ii
Mục lục....................................................................................................................................... iii

Danh mục chữ viết tắt............................................................................................................... vi
Danh mục bảng......................................................................................................................... vii
Danh mục hình........................................................................................................................ viii
Trích yếu luận văn..................................................................................................................... ix
Thesis abstract........................................................................................................................... xi
Phần 1. Mở đầu......................................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1

1.2.

Mục đích nghiên cứu của đề tài................................................................................ 2

1.3.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn ........................................... 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu..................................................................................................... 3
2.1.

Một số vấn đề lý luận đất nông nghiệp................................................................... 3

2.1.1.

Khái niệm về đất đai.................................................................................................. 3

2.1.2.

Đất nông nghiệp và vai trị của đất nơng nghiệp................................................... 4


2.1.3.

Các quan điểm sử dụng đất nông nghiệp................................................................ 5

2.1.4.

Nông nghiệp đô thị và sử dụng đất nông nghiệp đô thị ........................................ 6

2.2.

Cơ sở lý luận về đánh giá hiệu quả sử dụng đất.................................................... 9

2.2.1.

Khái niệm hiệu quả và hiệu quả sử dụng đất......................................................... 9

2.2.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông ngiệp ............................ 12

2.2.3.

Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ................................. 14

2.3.

Cơ sở thực tiễn về đánh giá hiệu quả sử dụng đất............................................... 17

2.3.1.


Những nghiên cứu trên Thế giới............................................................................ 17

2.3.2.

Nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất ở Việt Nam..................................................... 19

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu.............................................................. 25
3.1.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................... 25

3.1.1.

Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................. 25

3.1.2.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................. 25

iii


3.2.

Nội dung nghiên cứu................................................................................................ 25

3.2.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc .............25


3.2.2.

Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp tại thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh
Phúc............................................................................................................................ 25

3.2.3.

Đánh giá hiệu quả các loại sử dụng đất nông nghiệp.......................................... 26

3.2.4.

Định hướng sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả................................................... 26

3.3.

Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 26

3.3.1.

Phương pháp phân vùng chọn điểm nghiên cứu.................................................. 26

3.3.2.

Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp...................................................................... 27

3.3.3.

Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp ....................................... 27


3.3.4.

Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu................................................................. 27

3.3.5.

Phương pháp đánh giá hiệu quả của các loại sử dụng đất và các kiểu sử
dụng đất

27

Phần 4. Kết quả và thảo luận.............................................................................................. 31
4.1.

Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn thị xã ......................31

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên.................................................................................................... 31

4.1.2.

Các nguồn tài nguyên............................................................................................... 34

4.1.3.

Đánh giá tổng hợp về điều kiện tự nhiên thị xã Phúc Yên................................. 38

4.1.4.


Điều kiện kinh tế - xã hội........................................................................................ 41

4.1.5.

Thực trạng phát triển về văn hóa, giáo dục.......................................................... 44

4.2.

Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp của thị xã Phúc Yên................................. 47

4.2.1.

Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp...................................................................... 47

4.2.2.

Biến động số lượng và cơ cấu đất nông nghiệp giai đoạn 2012- 2017 ............50

4.2.3.

Hiện trạng các loại sử dụng đất (LUT)................................................................. 52

4.3.

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp........................................................ 55

4.3.1.

Đánh giá hiệu quả kinh tế........................................................................................ 55


4.3.2.

Hiệu quả xã hội......................................................................................................... 60

4.3.3.

Hiệu quả môi trường................................................................................................ 65

4.3.4.

Đánh giá tổng hợp hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thị xã Phúc Yên ..........74

4.4.

Định hướng sử dụng đất theo hướng hiệu quả và đề xuất giải pháp nâng
cao hiệu quả sử dụng đất

4.4.1.

77

Lựa chọn và định hướng các loại sử dụng đất nơng nghiệp có hiệu quả .........77

iv


4.4.2.

Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại thị xã Phúc
Yên


80

Phần 5. Kết luận và đề nghị................................................................................................. 83
5.1.

Kết luận...................................................................................................................... 83

5.2

Đề nghị....................................................................................................................... 84

Tài liệu tham khảo.................................................................................................................... 85
Phụ lục........................................................................................................................................ 87

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

AFPPF

Diễn đàn các nghị sỹ châu Á về dân số và phát triển

ANLT

An ninh lương thực


CHXHCN

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa

CP

Chỉnh phủ

CPTG

Chi phí trung gian

DVP

Dịch vụ phí

FAO

Tổ chức Nơng – Lương Liên hợp quốc

GTGT

Giá trị gia tăng

GTNC

Giá trị ngày công

GTSX


Giá trị sản xuất

HQĐV

Hiệu quả đồng vốn

HQKT

Hiệu quả kinh tế

HQMT

Hiệu quả môi trường

HQXH

Hiệu quả xã hội

KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình

LHQ

Liên hợp quốc

LUT

Loại sử dụng đất




Quyết định

TNHH

Thu nhập hỗn hợp

UBND

Ủy ban nhân dân

VC

Chi phí vật chất

WB

Ngân hàng thế giới

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Phân cấp các chỉ tiêu

Bảng 3.2.


Phân cấp các chỉ tiê

Bảng 3.3.

Các chỉ tiêu phân cấ

dụng đất .................
Bảng 4.1.

Hiện trạng sử dụng

Bảng 4.2.

Hiện trạng sử dụng

Bảng 4.3.

Tình hình sử dụng đ

2012 - 2017............
Bảng 4.4.

Loại sử dụng đất thị

Bảng 4.5.

Hiệu quả kinh tế cá

(Tính trên 1 ha) ......

Bảng 4.6.

Phân cấp đánh giá h

Bảng 4.7.

Hiệu quả xã hội của

Bảng 4.8.

Phân cấp hiệu quả x

Bảng 4.9.

Mức đầu tư phân bó

Bảng 4.10. Mức đầu tư phân bón cho kiểu sử dụng đất nuôi trồng thủy sản so với

khuyến cáo .............
Bảng 4.11. Mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây trồng và vật nuôi theo

loại sử dụng đất ......
Bảng 4.11. Phân cấp đánh giá hiệu quả môi trường các kiểu sử dụng đất .....................
Bảng 4.12. Tổng hợp đánh giá hiệu quả sử dụng đất thị xã Phúc Yên ..........................

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Cơ cấu sử dụng đất thị xã Phúc Yên năm 2017................................................. 47


viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Lê Huy Kiên
Tên Luận văn: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thị xã Phúc Yên, tỉnh
Vĩnh Phúc”.
Ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 8850103

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các loại sử dụng đất nông
nghiệp trên địa bàn thị xã Phúc Yên;
Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của các loại sử
dụng đất trên địa bàn thị xã Phúc Yên.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân vùng chọn điểm nghiên cứu: Căn cứ đặc điểm địa lý, thổ
nhưỡng thị xã Phúc Yên được chia thành 2 tiểu vùng. Mỗi tiểu vùng có đặc điểm sử
dụng đất khác nhau.
Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp: Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập bằng
cách phỏng vấn nông hộ: ở hai xã có những đặc thù về nơng nghiệp đặc trưng nhất của
thị xã là xã Tiền Châu và xã Ngọc Thanh tổng số phiếu điều tra là 80 phiếu.
Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp: Thu thập tư liệu, số liệu có sẵn từ
các cơ quan nhà nước, các sở, các phòng ban trong thị xã, các thư viện, các trung tâm
nghiên cứu...
Phương pháp thống kê sử lý số liệu: Sử dụng các phần mềm máy tính (Excel).
Kết quả được trình bày bằng các bảng biểu số liệu

Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp thị xã Phúc
Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
*

Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế

*

Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội

*

Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả mơi trường

Kết quả chính và kết luận
(1)
Thị xã Phúc Yên có điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội khá thuận lợi cho phát
triển nông nghiệp theo hướng hiệu quả và tăng sản lượng sản phẩm hàng hố, như đất
đai màu mỡ, đơ thị vệ tinh của thành phố hà nội, cơ sở hạ tầng phát triển. Trong giai

ix


đoạn 2012-2017, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức khá cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch
theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp, đây là điều kiện quan
trọng để đầu tư vốn, khoa học kỹ thuật và phát triển sản phẩm nông nghiệp hàng hố.

(2)
Diện tích đất nơng nghiệp của thị xã năm 2017 là 8.331.08 ha; chiếm
69,72% tổng diện tích đất tự nhiên. Qua nghiên cứu tại thị xã Phúc Yên đã xác định

được 2 tiểu vùng phù hợp, có 07 loại sử dụng đất chính (LUT) với 19 kiểu sử dụng :
LUT cây công nghiệp lâu năm, LUT cây ăn quả, LUT nuôi trồng thủy sản, LUT
chuyên lúa, LUT lúa – màu, LUT cây trồng hàng năm, LUT chuyên màu. Kết quả
đánh giá hiệu quả sử dụng và lựa chọn các loại sử dụng đất thích hợp nhất và có triển
vọng sử dụng đất bền vững của thị xã, vừa đảm bảo về giá trị sản phẩm, đáp ứng được
yêu cầu giải quyết việc làm cho nguồn lao động dư thừa.
(3)
Một số kiểu sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế cao nhất là kiểu sử dụng đất
Nuôi trồng thủy sản có GTSX đạt 327,15 triệu đồng/ha, TNHH 152,41 triệu đồng/ha;
kiểu sử dụng đất Lúa xuân – Lúa mùa – cải bắp có GTSX 282,78 triệu đồng/ha,
TNHH đạt 184,43 triệu đồng/ha. Bên cạnh hiệu quả kinh tế cao, các kiểu sử dụng đất
phù hợp với điều kiện tự nhiên và nhu cầu hiện nay của thị trường như cây Na, trồng
Hoa đang có xu hướng phát triển mạnh trên địa bàn thị xã. Tuy nhiên, hiệu quả cũng
có sự thay đổi phụ thuộc vào giá cả, nhu cầu hàng hoá trên thị trường nên có sự thay
đổi theo thời gian. Hiệu quả xã hội và mơi trường sẽ có sự biến động nhanh trong thời
gian tới phụ thuộc vào nhu cầu, nhận thức và mức sống của người dân.
(4)

Trên cơ sở hiệu quả, tại tiểu vùng 1 có 2 kiểu sử dụng đất được lựa chọn và đề

xuất tập trung phát triển trong tương lai đó là kiểu sử dụng đất Cá nước ngọt và kiểu sử
dụng đất trồng Na. Tiểu vùng 2 có 8 kiểu sử dụng đất được lựa chọn và để xuất phát triển
đó là kiểu sử dụng đất Lúa xuân – Lúa mùa – Cải bắp, Lúa xuân – Lúa mùa – Ngô đông,
Dưa gang – Củ cải – Bắp cải, Lạc – Đậu tương – Bắp cải, Dưa bở - Củ cải – Bí xanh, Hoa,
Na và cá nước ngọt. Các kiểu sử dụng đất được đề xuất là những kiểu sử dụng đất hiệu
quả, có tiềm năng và thực tế cũng đang phát triển mạnh tại địa. Đây là cơ sở để định
hướng sử dụng đất trong tương lai nhằm nâng cao giá trị sản xuất và giá trị gia tăng của
ngành nông nghiệp. Bên cạnh đó cũng từng bước sử dụng nhiều phân hữu cơ để tạo ra
vùng nông nghiệp xanh, sạch cung cấp sản phẩn an toàn cho thị trường.


x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Le Huy Kien
Thesis title: “Evaluating the efficency of agricultural land use in Phuc Yen town, Vinh
Phuc province”.
Major: Land Management

Code: 8850103

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Study objectives
Evaluating the economic, social and environmental benefits of agricultural land
use types in Phuc Yen town, Vinh Phuc province
Suggest solutions to increase land use efficiency of agricultural land use types
in Phuc Yen town.
Methods
The Following methods were used in thesis:
Method of point selection: based on geographical features and soils in the
district, Phuc Yen is dovided into 2 subregions. Each region has their own different
land use characteristics.
Method of collection primary document, data: primary document, data source
was from interviewing households: in 2 communes having the most agricultural
peculiarities of the district, those are Tien Chau, and Ngoc Thanh communes, the total
of questionaries was 80.
Method of collection secondary document, data: collect the available
document, data from State organizations, district’s departments and divisions, libraries,
and research centers…
Method of statistics, data processing: use computer software (Excel). The

results were shown in tables.
Method of assessment agricultural land use effeciency in Phuc Yên district,
Vinh Phuc province:
* Criteria system to assess economic efficiency.
* Criteria system to assess social efficiency.

* Criteria system to assess environmental
efficiency. Main findings and conclusions
(1)
Phuc Yen town has favorable natural and socio-economic conditions for
agricultural development in the direction of efficiency and increase of product output,

xi


such as fertile land, satellite city of the city. Hanoi, infrastructure development. In the
period of 2012-2017, the economic growth rate was quite high, the economic structure
shifted towards a positive, gradually increasing the proportion of non-agricultural
sectors, this is an important condition for capital investment, Technical science and
agricultural product development.
(2)

The town's agricultural land area in 2017 is 8,331.08 ha; accounting for

69.72% of the total natural land area. Through the study in Phuc Yen town, 2 suitable subareas have been identified, there are 07 main land use types (LUT) with 19 types of use:
LUT perennial industrial plants, fruit trees LUT, LUT aquatic farming Production, LUT
specializes in rice, LUT rice - color, LUT annual crops, LUT specialized in color. The
results of assessing the effectiveness of using and selecting the most appropriate types of
land use and the prospect of sustainable use of the town, both ensuring the value of
products, meeting the requirements of job creation for surplus labor.


(3)
Some types of land use for the highest economic efficiency are the type of
land use for aquaculture with production value of 327.15 million VND / ha, Limited of
152.41 million VND / ha; land use type Spring rice - Season rice - cabbage has a value
of 282.78 million VND / ha, Limited of 184.43 million VND / ha. Besides high
economic efficiency, the types of land use suitable to the natural conditions and the
current needs of the market such as Na tree, Hoa growing are tending to thrive in the
town. However, the effect also changes depending on the price, demand for goods in
the market, so there is a change over time. Social and environmental effects will have
rapid changes in the coming time depending on the needs, awareness and living
standards of the people.
(4)

On the basis of effectiveness, in sub-region 1, there are 2 types of land use

selected and proposed to focus on future development, which is the type of land use
Freshwater fish and land use method of Na. Sub-region 2 has 8 selected land use types and
for development it is the land use of Spring rice - Winter rice - Cabbage, Spring rice

- Winter rice - Winter corn, Castor melon - Radish - Cabbage, Peanut - Soybean Cabbage, Melon - Radish - Green pumpkin, Flower, Na and freshwater fish. The
proposed types of land use are effective, potential and practical types of land use that
are also growing strongly in the region. This is the basis for future land use orientation
in order to improve production value and added value of the agricultural sector.
Besides, there is also a gradual use of organic fertilizers to create a clean, green
agricultural area that provides safe products for the market.

xii



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai, đặc biệt là đất nơng nghiệp có vai trị vô cùng quan trọng trong sự
phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Trong khi, xã hội ngày càng phát triển,
dân số tăng nhanh kéo theo những đòi hỏi ngày càng tăng về lương thực, thực
phẩm, các sản phẩm cơng nghiệp; các nhu cầu văn hố, xã hội, nhu cầu về đất cho
xây dựng v.v... Tất cả những vấn đề trên đã gây ra áp lực ngày càng lớn lên đất đai,
làm cho quỹ đất nông nghiệp ln có nguy cơ bị giảm diện tích, trong khi khả năng
khai hoang, mở rộng lại rất hạn chế.
Cùng với xu thế phát triển của xã hội, tất cả các ngành, các lĩnh vực đều cần
được mở rộng và phát triển là sự tăng nhanh về dân số kéo theo nhu cầu sử dụng
đất đai ngày càng lớn, trong khi đó đất đai lại khơng tăng lên về mặt số lượng
khiến cho áp lực lên đất đai ngày càng nhiều. Con người đã tìm mọi cách để khai
thác đất đai nhằm thỏa mãn những nhu cầu ngày càng tăng đó. Như vậy đất đai,
đặc biệt là đất nơng nghiệp có hạn về diện tích nhưng lại có nguy cơ bị suy thoái
dưới tác động của thiên nhiên và sự thiếu ý thức của con người trong quá trình sản
xuất. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là việc làm hết sức quan trọng và
cần thiết, đảm bảo cho sự phát triển của sản xuất nông nghiệp cũng như sự phát
triển chung của nền kinh tế đất nước. Việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp nhằm phát hiện ra các yếu tố tích cực và hạn chế, làm cơ sở để định hướng
phát triển sản xuất nông nghiệp, thiết lập các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng đất nông nghiệp.
Thị xã Phúc Yên (được gọi là thành phố Phúc Yên theo Nghị quyết số
484/NQ-UBTVQH14, ngày 7/2/2018, của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá XIV)
là cửa ngõ của tỉnh Vĩnh Phúc nằm ở phía Đơng Bắc của thủ đô Hà Nội, cách trung
tâm thủ đô khoảng 30km, đến năm 2017, diện tích dất nơng nghiệp của Phúc Yên
vẫn còn 8.331,08 ha, chiếm 69,72% tổng diện tích tự nhiên của thị xã; vì vậy sản
xuất nơng nghiệp vẫn đóng vai tị quan trọng đối với sự phát triển chung trong đó
có phát triển kinh tế của thị xã, giải quyết công ăn việc làm cho người dân, cung
câp các sản phẩm nông nghiệp cho công nhân các khu công nghiệp, cư dân thị xã

Phúc Yên và thủ đơ Hà Nội.
Phúc n có hai dạng địa hình chính: vùng bán sơn địa, sản xuất nơng
nghiệp chủ yếu là trồng rừng, cây công nghiệp và cây ăn quả; vùng đồng

1


bằng, sản xuất truyền thống ở đây chủ yếu là 2 vụ lúa, một phần diện tích đất cao
có thể trồng một số loại rau, màu (ngô, lạc, đỗ tương, khoai lang, rau các loại...).
Những diện tích thấp trũng chủ yếu được sử dụng để nuôi trồng thủy sản kết hợp
với chăn nuôi thủy cầm. Sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu
kinh tế của thị xã.
Trong thời gian qua việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nơng nghiệp sang
các mục đích khác của thị xã diễn ra mạnh mẽ, thiếu kiểm sốt, khơng theo quy
hoạch làm đất sản xuất nông nghiệp liên tục giảm. Hiệu quả kinh tế của các loại
hình sử dụng đất trên địa bàn thị xã chưa cao, các loại hình sản xuất tại Phúc n
phần lớn cịn mang tính tự phát theo phương thức sản xuất còn nhỏ lẻ, chưa tương
xứng với tiềm năng đất đai của thị xã, thiếu tính bền vững do môi trường đất, nước
bị ảnh hưởng của q trình chuyển đổi sản xuất và q trình đơ thị hóa.
Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân, hiện tại trên quỹ đất nơng nghiệp của thị
xã cịn tồn tại nhiều loại/kiểu sử dụng đất khác nhau, một số loại sử dụng đất cho
hiệu quả khơng cao. Vì vậy đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
thị xã Phúc Yên , tỉnh Vĩnh Phúc” là cần thiết để phát hiện và đề xuất các loại sử
dụng đất phù hợp, vừa nâng cao hiệu quả sử dụng đất vừa góp phần thúc đẩy sự
phát triển của thị xã Phúc Yên.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các loại sử dụng đất
nông nghiệp trên địa bàn thị xã Phúc Yên -Tỉnh Vĩnh Phúc
Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của các loại
sử dụng đất trên địa bàn thị xã Phúc Yên -Tỉnh Vĩnh Phúc

1.3. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Đánh giá hiệu quả các loại sử dụng đất nông nghiệp trên phương diện hiệu
quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường.
Kết quả nghiên cứu của luận văn làm cơ sở cho các nhà quản lý, chỉ đạo,
điều hành sản xuất nông nghiệp thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Kết quả nghiên cứu có thể giúp địa phương lựa chọn các loại sử dụng
đất/kiểu sử dụng đất có hiệu quả cao, góp phần tăng thu nhập cho người dân trong
sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội thị xã.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN ĐẤT NÔNG NGHIỆP
2.1.1. Khái niệm về đất đai
V.V Đôcutraiep (1846-1903) người Nga là người đầu tiên đã xác định một
cách khoa học về đất rằng: Đất trên bề mặt lục địa là một vật thể thiên nhiên được
hình thành do sự tác động tổng hợp cực kỳ phức tạp của năm yếu tố: sinh vật, đá
mẹ, địa hình, khí hậu và tuổi địa phương.
V.R.Wiliam (1863-1939) – Viện sĩ thổ nhưỡng nơng hóa Liên Xơ (cũ) thì
cho rằng đất là vỏ tơi xốp của vỏ lục địa, có độ dày khác nhau, có thể sản xuất ra
những sản phẩm của cây trồng. Tiêu chuẩn cơ bản để phân biệt giữa “đá mẹ” và
đất là độ phì nhiêu, nếu chưa có độ phì nhiêu, thực vật thượng đẳng chưa sống
được thì chưa gọi là đất. Độ phì nhiêu là khả năng của đất có thể cung cấp nước
thức ăn và đảm bảo các điều kiện khác để cây trồng có thể sinh trưởng phát triển
và cho năng suất. Như vậy độ phì khơng chỉ là số lượng chất dinh dưỡng tổng số
trong đất mà là khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây nhiều hay ít. Khả năng
đó nhiều hay ít (tức độ phì cao hay thấp) là do các tính chất lý học, hóa học và sinh
học của đất quyết định; ngồi ra cịn phụ thuộc vào điều kiện thiên nhiên và tác
động của con người. Độ phì là một chỉ tiêu rất tổng hợp, là sự phản ánh tất cả các

tính chất của đất. (Giáo trình thổ nhưỡng học – NXB Nông Nghiệp, 2000).
Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm các yếu tố cấu
thành của môi trường sinh thái ngay bên trên và dưới bề mặt đó như: Khí hậu thời
tiết, thổ nhưỡng, địa hình, mặt nước (hồ, sơng suối…), các dạng trầm tích sát bề
mặt cùng với nước ngầm và khống sản trong lịng đất, tập đồn thực vật, trạng
thái định cư của con người, những kết quả nghiên cứu trong quá khứ và hiện tại để
lại.
Như vậy, đất đai là một khoảng khơng gian có giới hạn gồm: Khí hậu, lớp
đất bề mặt, thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước, nước ngầm và khống sản
trong lòng đất. Trên bề mặt đất đai là sự kết hợp giữa các yếu tố thổ nhưỡng, địa
hình, thuỷ văn, thảm thực vật cùng với các thành phần khác có vai trò quan trọng
và ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất và cuộc sống của xã hội loài người.

3


2.1.2. Đất nơng nghiệp và vai trị của đất nơng nghiệp
2.1.2.1. Khái niệm đất nông nghiệp
Luật Đất đai (2013) quy định, đất nông nghiệp là đất được xác định bao
gồm các loại đất: đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng
năm khác; đất trồng cây lâu năm; đất rừng sản xuất; đất rừng phòng hộ; đất rừng
đặc dụng; đất nuôi trồng thủy sản; đất làm muối; đất nông nghiệp khác gồm đất sử
dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả
các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi
gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt,
chăn nuôi, ni trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất
ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh (Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam, 2013).
Trong nông nghiệp, đất đai vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao
động. Như vậy đất đai không chỉ là chỗ đứng, chỗ tựa của lao động mà cịn cung

cấp dinh dưỡng ni cây trồng và thơng qua sự phát triển của trồng trọt tạo điều
kiện cho ngành chăn ni phát triển. Với ý nghĩa đó, đất đai là tư liệu sản xuất đặc
biệt, là cơ sở tự nhiên sản sinh ra của cải vật chất cho xã hội. Ở nước ta với hơn
70% dân số làm nông nghiệp nên vấn đề phát triển nông nghiệp là mặt trận hàng
đầu tạo cơ sở vững chắc cho sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước (Lê
Phong Du, 2007).
2.1.2.2. Vai trò của đất đối với sản xuất nơng nghiệp
Đất có vị trí cố định và có chất lượng không đồng đều giữa các vùng, miền.
Mỗi vùng đất luôn gắn liền với các điều kiện tự nhiên (thổ nhưỡng, khí hậu, nước,
thảm thực vật), điều kiện kinh tế - xã hội như (dân số, lao động, giao thông, thị
trường). Do vậy, muốn sử dụng đất hợp lý, có hiệu quả cần xác định cơ cấu cây
trồng, vật nuôi cho phù hợp trên cơ sở nắm chắc điều kiện của từng vùng lãnh thổ.
Đất là tư liệu sản xuất không thể thay thế trong sản xuất nông nghiệp nếu
biết sử dụng hợp lý thì sức sản xuất của đất sẽ ngày càng tăng lên. Tuy nhiên, thực
tế cũng cho thấy diện tích đất tự nhiên nói chung và đất nơng nghiệp nói riêng có
hạn và chúng khơng thể tự sinh sơi. Trong khi đó, áp lực từ sự gia tăng dân số, sự
phát triển của xã hội đã và đang làm đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do
chuyển đổi sang mục đích phi nơng nghiệp như xây dựng kết cấu hạ tầng,

4


các khu đô thị, khu công nghiệp… đã làm cho đất đai ngày càng khan hiếm về số
lượng, giảm về mặt chất lượng và hạn chế khả năng sản xuất. Sử dụng đất một
cách hợp lý, có hiệu quả và bền vững là một trong những điều kiện quan trọng nhất
để phát triển nền kinh tế của mọi quốc gia (Đặng Kim Sơn, 2008).
2.1.2.3. Sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực
Nông nghiệp là một ngành sản xuất quan trọng, đặc biệt ở các nước đang
phát triển, sản xuất nông nghiệp không chỉ đảm bảo nhu cầu lương thực, thực
phẩm cho con người mà còn tạo ra sản phẩm xuất khẩu, thu ngoại tệ cho quốc gia.

Trong sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế được nếu
biết sử dụng hợp lý thì sức sản xuất của đất đai sẽ ngày một tăng lên.
Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (WB), tổng sản lượng lương thực sản
xuất ra chỉ đáp ứng nhu cầu cho khoảng 6 tỷ người trên thế giới, tuy nhiên có sự
phân bổ khơng đồng đều giữa các vùng. Nông nghiệp sẽ phải gánh chịu sức ép từ
nhu cầu lương thực thực phẩm ngày càng tăng của con người. Vấn đề trên được đặt
ra một cách nóng hổi tại Đại hội đồng lần thứ 9 Diễn đàn các nghị sĩ châu Á về dân
số và phát triển (AFPPD) với sự tham gia của gần 100 nghị sỹ đến từ 25 nước diễn
ra tại Hà Nội. Hiện nay trên toàn cầu vẫn còn 850 triệu người thường xuyên thiếu
lương thực. Sự gia tăng dân số cùng với q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa đã
tạo ra áp lực lớn với việc đảm bảo an ninh lương thực (ANLT) bởi tăng số người
tiêu dùng và giảm diện tích trồng cây lương thực.
2.1.3. Các quan điểm sử dụng đất nông nghiệp
Nhận thức đất đai là nguồn tài nguyên có hạn, trong khi đó nhu cầu của con
người lấy từ đất lại ngày càng tăng, mặt khác đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp
do bị trưng dụng sang mục đích khác. Vì vậy sử dụng đất nông nghiệp cần quán
triệt các quan điểm như sau:
+
Một nền nông nghiệp phát triển bền vững phải đáp ứng đầy đủ các tiêu
chí: tốt về mơi trường sinh thái, có hiệu quả kinh tế, phù hợp với nhu cầu xã hội và
truyền thống văn hoá; cho phép áp dụng cơng nghệ thích hợp; đem lại lợi ích và sự
phát triển chung cho toàn thể cộng đồng, trước mắt và lâu dài. Sản xuất nông
nghiệp bền vững gắn chặt với sử dụng đất nông nghiệp bền vững, hiệu quả.
+

Sử dụng đất bền vững quan hệ đến các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa

và mơi trường, hiện tại và tương lai, làm giảm suy thoái đất và nước đến mức tối
thiểu, giảm chi phí sản xuất bằng cách sử dụng thông minh các nguồn tài nguyên


5


bên trong và áp dụng hệ thống quản lý phù hợp. Sử dụng đất bền vững trong nông
nghiệp liên quan trực tiếp đến các hệ thống canh tác cụ thể nhằm duy trì và nâng
cao thu nhập, đồng thời bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thúc đẩy phát
triển nông thôn, hiện tại và tương lai.
+

Sử dụng đất nơng nghiệp với mục đích nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội

trên cơ sở đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm, tăng cường nguyên liệu cho
công nghiệp và hướng tới xuất khẩu, trên cơ sở cân nhắc những mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội, tận dụng tối đa lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái và không làm
ảnh hưởng xấu tới môi trường.
2.1.4 Nông nghiệp đô thị và sử dụng đất nông nghiệp đô thị
2.1.4.1 Khái niệm về nông nghiệp đô thị
Nông nghiệp đô thị là ngành kinh tế trong và ven đô thị, sản xuất, chế biến
và cung ứng cho người dân lương thực, thực phẩm tươi sống, hoa, sinh vật và thực
vật cảnh; dùng phương pháp canh tác hữu cơ và công nghệ cao không cần nhiều
đất đai, không gây ô nhiễm môi trường, sử dụng và tái sử dụng tài nguyên thiên
nhiên và chất thải đô thị; tăng thêm không gian xanh và cơ hội thư giãn cho người
dân đô thị.
2.1.4.2 Vai trị của nơng nghiệp đơ thị
* Nơng nghiệp đơ thị góp phần cung ứng nguồn lương thực, thực phẩm tươi
sống tại chỗ cho các đô thị
An ninh lương thực và an toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề đã và đang rất
được quan tâm hiện nay tại các đơ thị, đặc biệt là những người có thu nhập thấp tại
các đô thị của các nước đang phát triển như nước ta. Có vẻ là nghịch lý nếu đưa ra
nhận định này nhưng trên thực tế lại là rất khách quan. Quy mô dân số đô thị

không ngừng gia tăng trong q trình đơ thị hóa, q trình này cũng đồng thời đẩy
các hộ dân nghèo ven đô vào tình thế mất tư liệu sản xuất chính và vấn đề gia tăng
các hộ khó khăn, hộ thu nhập thấp ở khu vực đơ thị càng ngày càng khó kiểm soát.
Bản thân nguồn cung lương thực thực phẩm chất lượng cao với giá đắt đỏ chỉ
hướng đến các hộ thu nhập cao vì vậy nguy cơ thiếu hụt nguồn lương thực cơ bản
đáp ứng cho các hộ khó khăn ngày càng trở nên hiện hữu. Vì vậy phát triển nông
nghiệp đô thị là cứu cánh duy nhất cho vấn đề này. Người dân nơng thơn có thể tự
sản xuất được các nhu cầu lương thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu trong ngày
cịn người dân nghèo đơ thị thì khơng thể mua được lương thực

6


thực phẩm nếu khơng có tiền. Do vậy nguy cơ thiếu lương thực, dinh dưỡng ở
người dân thành thị lớn hơn so với nông thôn, nhất là trong điều kiện giá cả các
mặt hàng thiết yếu gia tăng mạnh như hiện nay. Trong điều kiện hiện nay, khái
niệm nghèo đói không chỉ dành riêng cho khu vực vùng núi, vùng sâu vùng xa mà
hiện hữu ngay tại các vùng ven đô thị, và đây là vấn đề chung, khách quan trong
tiến trình đơ thị hóa. Để đảm bảo phát triển bền vững, giảm khoảng cách quá xa
trong nhu cầu dinh dưỡng thiết yếu của người dân đô thị, phát triển nông nghiệp đô
thị thực sự là một giải pháp quan trọng hiện nay. Nếu tổ chức tốt việc sản xuất
được quy hoạch hợp lý, nơng nghiệp đơ thị có thể tạo ra nguồn lương thực, thực
phẩm tươi sống và an tồn, tại chỗ góp phần to lớn vào việc đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng của cư dân đô thị.
* Nông nghiệp đô thị tạo việc làm và thu nhập cho một bộ phận dân cư ở đơ thị
Trong tiến trình đơ thị hóa, vì các mục tiêu chung của các đơ thị mà vấn đề
thu hẹp diện tích đất nơng nghiệp của nông dân ven đô diễn ra phổ biến. Người dân
mất tư liệu sản xuất, buộc phải chuyển đổi nghề nghiệp trong điều kiện khơng có
trình độ, vốn hạn chế, kinh nghiệm thích ứng với lối sống và tác phong cơng
nghiệp rất thấp vì vậy vấn đề việc làm cho người lao động, nhất là những gia đình

ven đơ càng trở nên cấp thiết. Những người đàn ơng có thể làm các nghề tạm để
kiếm sống nhưng trong gia đình phụ nữ, người già và trẻ em sẽ làm được gì? Bên
cạnh đó, làn sóng di chuyển dân cư từ nơng thơn về thành thị để tìm kiếm việc làm
cũng gia tăng nhanh chóng. Trong vấn đề này với Nơng nghiệp đơ thị, nếu được
quan tâm và có quy hoạch, có chiến lược phù hợp để tận dụng quỹ đất đơ thị và sức
lao động dơi dư để góp phần quan trọng vào việc giải quyết bài toán việc làm và
thu nhập trong tiến trình đơ thị hóa.
2.1.4.3. Nơng nghiệp đô thị dễ tiếp cận các dịch vụ đô thị
Trong điều kiện quỹ đất đô thị và vùng ven bị hạn chế, việc áp dụng công
nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp để tăng sản lượng cây trồng vật ni là vấn đề
mang tính tất yếu và cấp bách. Trong khi một bộ phận khá lớn nông dân ở khu vực
nơng thơn chưa có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ khoa học và cơng nghệ, cịn
tổ chức sản xuất sản xuất nông nghiệp theo lối quảng canh, truyền thống thì nơng
nghiệp đơ thị có rất nhiều thuận lợi trong việc vận dụng những dịch vụ khoa học,
công nghệ vào sản xuất. Bên cạnh đó, nơng nghiệp đơ thị cịn có khả

7


năng phát triển theo các mơ hình chun biệt để cung ứng nhiều dịch vụ cho đô thị
như cung cấp cây xanh, hoa tươi và thực phẩm cho khách sạn, cung ứng dịch vụ du
lịch, dịch vụ an dưỡng …
2.1.4.4. Nơng nghiệp đơ thị góp phần quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên,
giảm ô nhiễm môi trường
Nông nghiệp đô thị có thể tái sử dụng chất thải đơ thị để làm phân bón,
nước tưới,…cho sản xuất nơng nghiệp, góp phần quan trọng việc làm giảm ô
nhiễm môi trường. Chất thải đô thị đang thực sự tạo thành áp lực ngày càng tăng
cùng với sự gia tăng dân số ở đơ thị. Bằng cơng nghệ xử lý thích hợp, có thể tận
dụng một phần nguồn chất thải đô thị phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng
sản xuất sạch, an tồn và hiệu quả. Điều này thật sự có ý nghĩa trong việc cải thiện

môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống. Nông nghiệp là ngành sản xuất yếu
cầu một lượng nước rất lớn tuy nhiên với nông nghiệp đô thị bằng cách tái sử dụng
nguồn nước thải nó có thể cải thiện công tác quản lý tài nguyên nước hướng tới
mục tiêu phát triển bền vững cho các đô thị.
Tại các đơ thị, tình trạng đất đai bị bẩn hóa, suy thối, thiếu màu mỡ cũng
được quan tâm khơng kém so với việc ô nhiễm và thiếu nguồn nước. Phần lớn đất
đai kém phì nhiêu, bị nhiễm bẩn do các hóa chất cơng nghiệp, do bị ảnh hưởng bởi
hoạt động xây dựng…Một trong những nhiệm vụ quan trọng của nông nghiệp đô
thị là tái tạo chất dinh dưỡng cho đất thông qua tái sử dụng các chất thải hữu cơ từ
các hoạt động của đô thị. Điều này vừa góp phần giảm ơ nhiễm mơi trường cho các
đơ thị vừa giảm các hóa chất khi đưa phân bón hóa học vào đất dễ gây ô nhiễm
thêm lại vừa giảm được chi phí mua phân bón. Nơng nghiệp đơ thị được sản xuất
tại chỗ ven các đô thị nên sau thu hoạch, chi phí đóng gói, vận chuyển và bảo quản
bằng kho lạnh được bỏ qua nên góp phần giảm giá thành đến mức tối đa. Chất
lượng các sản phẩm được đảm bảo an tồn đồng thời góp phần giảm lượng xe cộ
trọng tải lớn vào ra các đô thị, giảm tai nạn và ô nhiễm đáng kể cho khu vực đơ thị
2.1.4.5. Nơng nghiệp đơ thị góp phần tạo cảnh quan đô thị và cải thiện sức khỏe
cộng đồng
Phát triển “đô thị sinh thái” hay “đô thị xanh” là những cụm từ đang trở nên
phổ biến tại các diễn đàn về phát triển đô thị hiện nay. Mục tiêu hướng tới là quy
hoạch và xây dựng các đô thị có mơi trường và cảnh quan thân thiện với

8


thiên nhiên, đảm bảo các tiêu chuẩn tốt cho sức khỏe cộng đồng. Đối với mục tiêu
này trong tiến trình đơ thị hóa và phát triển của các đơ thị, phát triển nông nghiệp
đô hị thực sự là một giải pháp hiệu quả nhất. Ngoài các ý nghĩa như trên, nông
nghiệp đô thị sẽ tạo ra hệ thống cảnh quan, các vành đai xanh rất ý nghĩa cho các
đô thị ( Cây xanh, công viên, mảng xanh trên các ban công, hay các vành đai xanh

bao quanh ven đô… là những hình thức và sản phẩm của nơng nghiệp đơ thị). Sản
xuất nông nghiệp đô thị môt mặt vừa đảm bảo các nu cầu về dinh dưỡng, mặt khác
nó cũng chính là một hình thức lao động, giải trí góp phần nâng cao thể lực, trí lực
cho cư dân đơ thị.


nước ta nhìn chung nơng nghiệp đơ thị đã hiện diện song còn ở dạng

manh mún, phần lớn là sự sáng tạo của người dân. Mặc dù phạm vi hoạt động chưa
rộng, mức độ phát triển chưa cao, chưa toàn diện nhưng hiệu quả kinh tế – xã hội –
môi trường của nông nghiệp đô thị đã được chứng minh ở nhiều thị xã thuộc nhiều
nước phát triển và đang phát triển trên thế giới. Hi vọng nông nghiệp đô thị sẽ là
giải pháp và là hướng đi chiến lược cho sự phát triển nhanh, bền vững của các đô
thị trong tiến trình đơ thị hóa hiện nay của nước ta
2.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT
2.2.1. Khái niệm hiệu quả và hiệu quả sử dụng đất
2.2.1.1. Khái niệm hiệu quả
Có nhiều quan niệm khác nhau về hiệu quả. Khi nhận thức của con người
còn hạn chế người ta thường quan niệm kết quả chính là hiệu quả. Sau này khi
nhận thức con người phát triển cao hơn người ta thấy rõ sự khác nhau giữa hiệu
quả và kết quả. Nói một cách chung nhất thì hiệu quả chính là kết quả như u cầu
của công việc mang lại (Trung tâm từ điển ngôn ngữ, 2000).
Hiệu quả là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ đợi
hướng tới, nó có những nội dung khác nhau. Trong sản xuất, hiệu quả có nghĩa là
hiệu suất, là năng suất. Trong kinh doanh hiệu quả là lãi suất, lợi nhuận. Trong lao
động nói chung, hiệu quả lao động là năng suất lao động được đánh giá bằng số
lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm hoặc bằng số lượng
sản phẩm được sản xuất ra trong 1 đơn vị thời gian (Trung tâm từ điển ngôn ngữ,
2000).
Kết quả được tạo ra do mục đích của con người, được biểu hiện bằng những

chỉ tiêu cụ thể, xác định. Do tính chất mâu thuẫn giữa nguồn tài nguyên

9


hữu hạn với nhu cầu tăng lên của con người mà ta phải xem xét đến cách thức tạo
ra kết quả đó. Chi phí cần thiết để tạo ra kết quả đó. Có đưa lại kết quả hữu ích hay
khơng. Chính vì vậy khi đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh không chỉ
dừng lại ở việc đánh giá kết quả mà phải đánh giá chất lượng hoạt động tạo ra sản
phẩm đó. Đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh là nội dung của đánh
giá hiệu quả.
2.2.1.2. Phân loại hiệu quả
-

Hiệu quả kinh tế : Là hiệu quả được quan tâm hàng đầu, khâu trung tâm

để đạt các các loại hiệu quả khác. Có khả năng lượng hóa bằng các chỉ tiêu kinh tế,
tài chính.
-

Hiệu quả xã hội: Là hiệu quả phản ánh mối quan hệ lợi ích giữa con người

với con người, có tác động tới mục tiêu kinh tế. Khó lượng hóa tồn bộ vấn đề,
được thể hiện bằng các mục tiêu định tính hoặc định lượng.
-

Hiệu quả mơi trường: Là hiệu quả đảm bảo tính bền vững cho sản xuất, xã

hội. Là vấn đề đang được nhân loại quan tâm, được phản ánh bằng các chỉ tiêu
kinh tế và kỹ thuật.

Sản xuất muốn phát triển phải quan tâm đến cả 3 loại hiệu quả, trong đó
hiệu quả kinh tế là trọng tâm, khơng có hiệu quả kinh tế khơng có điều kiện nguồn
lực để thực thi hiệu quả xã hội và môi trường, ngược lại, khơng có hiệu quả xã hội
và mơi trường hiệu quả kinh tế sẽ không vững chắc (Vũ Thị Bình, 2010).
* Hiệu quả sử dụng đất
Hiệu quả sử dụng đất đai là chỉ tiêu chất lượng đánh giá kết quả sử dụng đất
đai trong hoạt động kinh tế. Thể hiện qua lượng sản phẩm, lượng giá trị (lợi nhuận)
thu được bằng tiền; đồng thời về mặt xã hội, là thể hiện hiệu quả của lượng lao
động được sử dụng trong cả quá trình hoạt động kinh tế cũng như hàng năm để
khai thác đất.
Riêng đối với ngành nông nghiệp, cùng với hiệu quả kinh tế về mặt giá trị
qua giá trị sản lượng và hiệu quả về mặt sử dụng sức lao động của nông dân, công
nhân, trong nhiều trường hợp phải coi trọng hiệu quả về mặt hiện vật là sản lượng
nông sản thu được, nhất là các loại nơng sản cơ bản, có ý nghĩa chiến lược (lương
thực, sản phẩm xuất khẩu, nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến…) để
bảo đảm sự ổn định về kinh tế và xã hội của đất nước.

10


Hiệu quả sử dụng đất đai là kết quả của một hệ thống các biện pháp tổ chức
sản xuất, khoa học – kĩ thuật, quản lí kinh tế và phát huy các lợi thế, khắc phục các
khó khăn khách quan của điều kiện tự nhiên; trong những hoàn cảnh thực tế nhất
định, cịn gắn sản xuất nơng nghiệp với các ngành khác của nền kinh tế quốc dân,
cũng như cần gắn sản xuất trong nước với thị trường quốc tế… Cùng với các biện
pháp kĩ thuật thâm canh truyền thống, phải coi trọng việc vận dụng các tiến bộ
khoa học – kĩ thuật mới, tiến hành mạnh mẽ việc bố trí lại cơ cấu kinh tế theo
hướng khắc phục tính tự cấp tự túc về lương thực từ lâu đời, biến đổi mạnh nông
nghiệp thành một ngành kinh tế hàng hóa; chỉ trên cơ sở đó mới có điều kiện thực
tế tận dụng các tiềm năng phong phú sẵn có về đất đai và lao động của Việt Nam.

Nó khơng chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà hoạch
định chính sách, các nhà kinh doanh nơng nghiệp mà cịn là mong muốn của nơng
dân – những người trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp.
2.2.1.3 Đặc điểm đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Trong q trình khai thác sử dụng đất nơng nghiệp con người luôn mong
muốn thu được nhiều sản phẩm nhất trên một đơn vị diện tích với chi phí thấp
nhất. Điều đó khẳng định khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trước hết
phải được xác định bằng kết quả thu được trên một đơn vị diện tích cụ thể thường
là 1 ha tính trên một đồng chi phí, một lao động đầu tư. Như vậy một trong những
đặc điểm để đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là hiệu quả kinh tế.
Trên đất nông nghiệp có thể bố trí các cây trồng, các hệ thống luân canh, do
đó cần phải đánh giá hiệu quả từng loại cây trồng, từng công thức luân canh.
Thâm canh là biện pháp sử dụng đất nông nghiệp theo chiều sâu, tác động
đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trước mắt và lâu dài. Vì thế cần phải nghiên
cứu hậu quả của việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu, nghiên cứu ảnh hưởng
của việc tăng đầu tư thâm canh đến q trình sử dụng đất.
Phát triển nơng nghiệp chỉ có thể thích hợp khi con người biết làm cho mơi
trường cùng phát triển. Do đó khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cần
quan tâm đến những ảnh hưởng của sản xuất nông nghiệp đến môi trường xung
quanh.
Hoạt động sản xuất nơng nghiệp mang tính xã hội sâu sắc. Vì vậy khi

11


đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cũng cần phải quan tâm đến những tác
động của sản xuất nông nghiệp đến các vấn đề xã hội khác như: giải quyết việc
làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ dân trí nơng thơn…
Tóm lại đánh giá hiệu quả phải được xem xét một cách toàn diện cả về mặt
thời gian và không gian trong mối quan hệ hiệu quả chung của tồn nền kinh tế.

Hiệu quả đó bao gồm: Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả mơi trường. Ba
loại hiệu quả này có mối quan hệ mật thiết với nhau như một thể thống nhất và
không thể tách rời (Vũ Thị Bình, 2010).
2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông ngiệp
2.2.2.1. Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên (đất, nước, khí hậu, địa hình...) có ảnh hưởng trực tiếp
đến sản xuất nông nghiệp bởi là nguồn cung cấp dinh dưỡng, nước và ánh sáng cho
quang hợp, tạo ra sinh khối, sản phẩm của cây trồng.. Do vậy, cần đánh giá đúng
điều kiện tự nhiên để trên cơ sở đó xác định cây trồng vật ni chủ lực phù hợp và
định hướng đầu tư thâm canh đúng.
Điều kiện về đất đai, khí hậu thời tiết có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất
nông nghiệp. Nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi, các hộ nơng dân có thể lợi dụng
những yếu tố đầu vào không kinh tế thuận lợi để tạo ra nơng sản hàng hố với giá
rẻ. Sản xuất nông nghiệp là ngành kinh doanh năng lượng ánh sáng mặt trời dựa
trên các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khác (Nguyễn Ích Tân, 2000).
2.2.2.2 Nhóm các yếu tố kỹ thuật canh tác
Biện pháp kỹ thuật canh tác là tác động của con người vào đất đai, cây
trồng, vật ni, nhằm tạo nên sự hài hồ giữa các yếu tố của quá trình sản xuất để
hình thành, phân bố và tích luỹ năng suất kinh tế. Đây là những vấn đề thể hiện sự
hiểu biết về đối tượng sản xuất, thời tiết, điều kiện môi trường và thể hiện những
dự báo thông minh của người sản xuất. Lựa chọn các tác động kỹ thuật, lựa chọn
chủng loại và cách sử dụng các đầu vào phù hợp với các quy luật tự nhiên của sinh
vật nhằm đạt được các mục tiêu đề ra là cơ sở để phát triển sản xuất nơng nghiệp
hàng hố. Theo Frank. and Douglass ở các nước phát triển, khi có tác động tích
cực của kỹ thuật, giống mới, thuỷ lợi, phân bón tới hiệu quả thì cũng đặt ra yêu cầu
mới đối với tổ chức sử dụng đất. Có nghĩa là ứng dụng công nghệ sản xuất tiến bộ
là một đảm bảo vật chất cho kinh tế nông nghiệp tăng trưởng nhanh dựa trên việc
chuyển đổi sử dụng đất. Cho đến giữa thế kỷ 21,

12



×