Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

(Luận văn thạc sĩ) xác định một số vi khuẩn là nguyên nhân gây ra hội chứng viêm vú, viêm tử cung, mất sữa và ứng dụng một số biện pháp phòng trị bệnh trên lợn nái nuôi tại huyện bình lục hà nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 67 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐẶNG XUÂN HƯNG

XÁC ĐỊNH MỘT SỐ VI KHUẨN LÀ NGUYÊN NHÂN GÂY
RA HỘI CHỨNG VIÊM VÚ, VIÊM TỬ CUNG, MẤT SỮA
VÀ ỨNG DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHỊNG TRỊ BỆNH
TRÊN LỢN NÁI NI TẠI HUYỆN BÌNH LỤC – HÀ NAM

Chuyên ngành:

Thú y

Mã số:

60.64.01.01

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lại Thị Lan Hương

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kì cơng
trình nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ
rõ nguồn gốc. Mọi sự giúp đỡ đã được cảm ơn.

Hà Nội, ngày



tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Đặng Xuân Hưng

i


LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành luận văn này ngoài sự cố gắng của bản thân tôi luôn nhận được
sự quan tâm giúp đỡ của nhà trường, bạn bè đồng nghiệp. Trước tiên tôi xin chân thành
cám ơn sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô giáo bộ môn Ngoại sản, các thầy cô giáo
khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã dành nhiều thời gian và công sức giúp
đỡ tơi trong q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới TS. Lại Thị Lan Hương người đã tận tình
giúp đỡ, hướng dẫn tơi trong qua trình thực hiện và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn người chăn ni huyện Bình Lục – Hà Nam cùng bạn
bè đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ động viên tơi hồn thành chương trình học tập
cao học và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017


Tác giả luận văn

Đặng Xuân Hưng

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................. i
Lời cám ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................... vi
Danh mục các bảng .....................................................................................................vii
Danh mục hình, hình ..................................................................................................viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................ ix
Thesis abstract .............................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2.

Mục đích của đề tài .......................................................................................... 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu .......................................................................................... 3
2.1.

Đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn cái .............................................................. 3


2.1.1.

Sự thành thục về tính ....................................................................................... 3

2.1.2.

Chu kỳ tính và thời điểm phối giống thích hợp................................................. 4

2.1.3.

Sinh lý đẻ ........................................................................................................ 8

2.1.4.

Sinh lý tiết sữa của lợn nái ............................................................................. 10

2.2.

Hội chứng M.M.A. ở lợn nái sinh sản ............................................................ 10

2.2.1.

Bệnh Viêm tử cung ở lợn nái (Metritis)......................................................... 11

2.2.2.

Viêm vú (Mastitis) ......................................................................................... 23

2.2.3.


Mất sữa (Agalactiae)...................................................................................... 24

2.2.4.

Thể điển hình của M.M.A. ............................................................................. 25

2.3.

Tình hình nghiên cứu về hội chứng M.M.A trên lợn ...................................... 25

2.3.1.

Tỉ lệ mắc M.M.A trên lợn nái ........................................................................ 25

2.3.2.

Vi sinh vật gây hội chứng M.M.A .................................................................. 25

2.3.3.

Nhiệt độ chuồng ni..................................................................................... 26

2.3.4.

Phịng ngừa hội chứng M.M.A ....................................................................... 26

2.3.5.

Chẩn đoán và điều trị hội chứng M.M.A ........................................................ 28


Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 29
3.1.

Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 29

iii


3.1.1

Điều tra khả năng sinh sản của đàn lợn nái ngoại qua các lứa: 1; 2 – 4; > 4. .......... 29

3.1.2.

Khảo sát tỷ lệ mắc hội chứng M.M.A ở đàn lợn nái sau khi sinh. ................... 29

3.1.3.

Xác định một số chỉ tiêu lâm sàng của lơn nái mắc hội chứng M.M.A .......... 29

3.1.4

Xác định ảnh hưởng của hội chứng M.M.A đến năng suất sinh sản ............... 29

3.1.5

Xác định thành phần các loại vi khuẩn trong dịch tiết tử cung của lợn nái
tại trại lợn. ..................................................................................................... 29


3.1.6

Xác định độ mẫn cảm của các loại vi khuẩn phân lập từ dịch viêm tử
cung, âm đạo của lợn nái với thuốc kháng sinh .............................................. 29

3.1.7

Xác định độ mẫn cảm của tập đoànvi khuẩn phân lập được từ dịch viêm
tử cung, âm đạo của lợn nái với thuốc kháng sinh .......................................... 29

3.1.8

Thử nghiệm điều trị hội chứng M.M.A và theo dõi khả năng sinh sản sau
khi khỏi bệnh của lợn nái ............................................................................... 29

3.1.9

Thử nghiệm phòng hội chứng M.M.A cho lợn nái ngoại sản .......................... 29

3.2.

Đối tượng và nguyên liệu nghiên cứu............................................................. 29

3.2.1.

Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 29

3.2.2.

Nguyên liệu nghiên cứu ................................................................................ 29


3.3.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 30

3.3.1.

Lấy mẫu dịch tử cung của lợn nái .................................................................. 30

3.3.2.

Phương pháp xác định số loại và số lượng vi khuẩn ....................................... 31

3.3.3.

Xác định độ mẫn cảm của các chủng vi khuẩn và tập đoàn vi khuẩn phân
lập được từ dịch tử cung lợn với thuốc kháng sinh. ........................................ 32

3.4.

Thử nghiệm phòng và điều trị hội chứng M.M.A ........................................... 33

3.4.1

Phòng hội chứng M.M.A ............................................................................... 33

3.4.2.

Điều trị bệnh Viêm nội mạc tử cung .............................................................. 34


3.5.

Phương pháp xử lý số liệu.............................................................................. 35

Phần 4. Kết quả và thảo luận .................................................................................... 36
4.1.

Kết quả điều tra khả năng sinh sản của đàn lợn nái ngoại qua các lứa: 1; 2
– 4; > 4 .......................................................................................................... 36

4.2.

Kết quả khảo sát tỷ lệ mắc hội chứng M.M.A trên đàn lợn nái sau khi sinh ........... 36

4.3.

So sánh một số chỉ tiêu lâm sàng của lợn nái mắc hội chứng M.M.A và
lợn nái sau đẻ bình thường ............................................................................. 38

4.4.

Ảnh hưởng của hội chứng m.m.a đến năng suất sinh sản của lợn nái .............. 39

iv


4.5.

Kết quả phân lập và giám định thành phần vi khuẩn trong dịch tử cung,
âm đạo lợn nái khỏe và lợn mắc hội chứng M.M.A ........................................ 40


4.6.

Kết quả xác định tính mẫn cảm của các vi khuẩn phân lập được từ dịch
viêm tử cung lợn nái với một số thuốc kháng sinh và hóa học trị liệu ............. 41

4.7.

Kết quả xác định tính mẫn cảm của tập đồn vi khuẩn có trong dịch viêm
tử cung của lợn nái với một số thuốc kháng sinh và hóa học trị liệu ............... 42

4.8.

Kết quả thử nghiệm điều trị hội chứng M.M.A ở đàn lợn nái ngoại ................ 43

4.9.

Khả năng sinh sản của lợn nái sau khi điều trị khỏi hội chứng M.M.A ........... 44

4.10.

Quy trình phịng hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa ........................... 45

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 51
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 51

5.2.


Kiến nghị ....................................................................................................... 51

Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 52

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ACTH

Adreno – Cortico – Tropin – Hormone

Dạng S

Dạng Smouth

Dạng R

Dạng Rough

DNA

Deoxyribonucleic acid

E. coli


Escherichia coli

FSH

Folliculo Stimuling Hormone

GnRH

Gonadotropin-Releasing Hormone

Gr-

Gram âm

Gr+

Gram dương

M.M.A

Metritis – Mastitis - Agalactiae

LH

Lutein Hormone

PGF2б

Prostaglandin F 2 alpha


TB

Trung bình

TC

Tử cung

TSH

Thyroid – Stimulating – Hormone

STH

Somato – Tropin - Hormone

TKĐV

Thần kinh động vật

TKTV

Thần kinh thực vật

VK

Vi khuẩn

vi



DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1.

Chẩn đoán phân biệt các thể Viêm tử cung

Bảng 3.1.

Bảng đánh giá đường kính vịng vơ khuẩn theo tiêu chuẩn của Hội
đồng Quốc gia Hoa Kỳ (1999)

Bảng 4.1.

36

Tỷ lệ mắc hội chứng M.M.A trên đàn lợn nái sau khi sinh tại trại
qua các tháng.

Bảng 4.3.

33

Kết quả điều tra khả năng sinh sản của đàn lợn nái ngoại qua các lứa
1, 2 – 4, > 4

Bảng 4.2.

17


37

Một số chỉ tiêu lâm sàng của lợn nái mắc hội chứng M.M.A và lợn
nái sau đẻ bình thường

38

Bảng 4.4.

Ảnh hưởng của hội chứng M.M.A đến năng suất sinh sản của lợn nái

39

Bảng 4.5.

Thành phần vi khuẩn trong dịch tử cung, âm đạo lợn nái khỏe và lợn
mắc hội chứng M.M.A

Bảng 4.6.

40

Kết quả xác định tính mẫn cảm của các vi khuẩn phân lập được từ
dịch viêm tử cung lợn nái mắc hội chứng M.M.A với một số thuốc
kháng sinh và hóa học trị liệu

Bảng 4.7.

42


Kết quả xác định tính mẫn cảm của tập đồn vi khuẩn có trong dịch
viêm tử cung của lợn nái mắc hội chứng M.M.A với một số thuốc
kháng sinh và hóa học trị liệu

43

Bảng 4.8.

Kết quả thử nghiệm điều trị hội chứng M.M.A ở lợn nái.

43

Bảng 4.9.

Khả năng sinh sản của lợn nái sau điều trị khỏi hội chứng M.M.A.

44

Bảng 4.10. Kết quả thử nghiệm phòng hội chứng M.M.A ở lợn nái.

47

Bảng 4.11. Kết quả theo dõi các đàn lợn con của những nái được phòng hội
chứng M.M.A

49

vii



DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1.

Ccơ chế động dục

7

Hình 2.2.

Cơ chế điều khiển quá trình đẻ

9

Hình 4.1.

Biểu đồ kết quả thử nghiệm điều trị hội chứng M.M.A

44

Hình 4.2.

Biểu đồ số con đậu thai sau 1 chu kỳ của 3 phác đồ điều trị

45

Hình 4.3.

Biểu đồ kết quả thử nghiệm phịng hội chứng M.M.A ở lợn nái


49

Hình 4.4.

Biểu đồ theo dõi đàn lợn con của những nái được phòng hội chứng
M.M.A

50

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Đặng Xuân Hưng
Tên Luận văn: “Xác định một số vi khuẩn là nguyên nhân gây ra hội chứng viêm vú,
viêm tử cung, mất sữa và ứng dụng một số biện pháp phòng trị bệnh trên lợn nái
ni tại huyện Bình Lục – Hà Nam”.
Chun ngành: Thú y

Mã số: 60.64.01.01

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
- Đánh giá được thực trạng hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa (M.M.A)
ở đàn lợn nái ni tại Bình Lục – Hà Nam.
- Xác định được một số vi khuẩn gây ra hội chứng viêm vú, viêm tử cung, mất
sữa (M.M.A) ở đàn lợn nái qua đó dựng được phác đồ điều trị và quy trình kỹ thuật
phịng ngừa hội chứng viêm vú,viêm tử cung, mất sữa (M.M.A) ở lợn nái sinh sản.
Phương pháp:

+ Xác định tỷ lệ lợn nái mắc bệnh Viêm tử cung bằng phương pháp điều tra,
phỏng vấn trực tiếp công nhân làm tại trại, kết hợp với theo dõi trực tiếp.
+ Phân lập giám định thành phần, số lượng vi khuẩn trên các môi trường chuyên
dụng theo các phương pháp vi sinh vật thường quy.
+ Thực hiện kỹ thuật kháng sinh đồ theo phương pháp Kirby - Bauer.
+ Xác định phác đồ điều trị bệnh hữu hiệu qua theo dõi khả năng sinh sản của
những lợn nái sau khi được điều trị lành bệnh.
Kết quả chính và kết luận:
Khả năng sinh sản của lợn nái ngoại tốt nhất là ở lứa đẻ 2 – 4.
Tỷ lệ mắc hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa ở đàn lợn nái ngoại ni
theo mơ hình trang trại là khá cao chiếm tỷ lệ 51,42 % trong đó thể điển hình chiếm
10,53 %.
Lợn nái mắc hội chứng M.M.A giảm trọng lượng cai sữa của lợn con theo mẹ ở 21
ngày tuổi, giảm số lợn con cai sữa / ổ, kéo dài thời gian động dục lại sau cai sữa của lợn nái.
Đây chính là nguyên nhân giảm số lứa đẻ của nái / năm, giảm lợi nhuận chăn nuôi.
Các chỉ tiêu lâm sàng: ở lợn nái mắc hội chứng M.M.A đều tăng so với trạng
thái bình thường, đồng thời có dịch rỉ viêm tiết ra từ cơ quan sinh dục... Đây là đấu hiệu
để nhận biết lợn bị mắc hội chứng viêm tử cung.

ix


Nguyên nhân chính làm đàn lợn nái mắc hội chứng M.M.A cao là do lợn đẻ ở
đây là lứa 1 và 2 đồng thời quá béo.
Khi lợn nái mắc hội chứng M.M.A chủ yếu là mắc hội chứng viêm tử cung kèm
theo viêm vú chiếm 50,88 %, viêm tử cung kèm mất sữa chiếm 40,35 %, nái mắc thể
điển hình của hội chứng M.M.A là 10,53%.
Số lượng của các loại vi khuẩn trong dịch tử cung âm đạo lợn nái khỏe mạnh sau
đẻ 12 – 24 h như sau: Staphylococcus aureus 1,14 tỷ/ ml; Streptococcus là 1,15 tỷ/ ml;
Escherichia. Coli là 1,22 tỷ/ml. Khi tử cung âm đạo bị viêm số lượng các loại vi khuẩn

kể trên đã tăng lên gấp nhiều lần.
Kết quả điều trị và khả năng sinh sản của lợn nái sau khi mắc hội chứng M.M.A.
Khi dùng Hanprost kết hợp với kháng sinh Amoxycillin và dung dịch Lugol 0,1 % thụt
rửa như phác đồ 3 mang lại hiệu quả cao.
Nếu áp dụng đầy đủ quy trình phòng hội chứng M.M.A sẽ làm giảm tỷ lệ mắc,
giảm thời gian chờ phối sau cai sữa, tăng tỷ lệ đậu thai ở lợn nái.
Như vậy, thông qua việc tăng cường vệ sinh chuồng trại; vệ sinh thân thể lợn nái
trước và sau khi sinh đã phịng ngừa có hiệu quả sự nhiễm trùng sau khi sinh, từ đó góp
phần làm giảm tỷ lệ lợn nái mắc hội chứng M.M.A.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Dang Xuan Hung
Thesis title: “Identification of bacterial pathogens causing mastitis, metritis, agalactia
syndrome and application of some control methods of disease in sows in Binh Luc
district - Ha Nam”.
Major: Veterinary Science

Code: 60.64.01.10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives:
- The study was conducted to assess the status of mastitis, metritis, agalactia
(M.M.A) syndrome in sows in Binh Luc - Ha Nam.
- Identification of bacterial pathogens causing mastitis, metritis, agalactia
(M.M.A) syndrome in sows, and development of treatment protocols and procedures for
the prevention of M.M.A syndrome in sows.
Materials and Methods:

+ Determine the incidence of M.M.A syndrome in sows by using direct interviews
method, in combination with direct monitoring method.
+ Identify the composition and number of bacteria in specialized media by
microbiological methods.
+ Perform routine antibiotic Kirby-Bauer method for bacterial isolates.
+ Identify effective treatment regimens through monitoring the reproductive
performance of sows after healing.
Main findings and conclusions:
- Reproductive performance of foreign sows is best at parity 2 - 4.
- The prevalence of mastitis, metritis, agalactia (M.M.A) syndrome in foreign
sows under economic model farms is high, accounting for 51.42%, of which 10.53% is
typical.
- Sows affected with M.M.A. syndrome reduced weight of piglets at 21 days of
age, reduced number of piglets/weaners, prolonged time re-estrus cycle of sows
after weaning. This is the main reason for reducing the parity number of sows per year,
reducing profitability of livestock.
- Clinical indicators: Sows affected with M.M.A syndrome increase in
comparison with normal status, while there are secretions from the female genitals ...
This is the signal to identify pigs affected with metritis syndrome.

xi


- The main reason for the high number of sows affected with M.M.A is that
litters of sows 1 and 2 are too fat, sows in littters between 1 and 2s but also too fat.
- When sows affected with M.M.A syndrome are predominantly infected with
metritis associated with mastitis 50.88%; 40.35% of metritis associated with agalactia
and 10.53% affected with particular M.M.A syndrome.
- The number of bacteria in the vaginal mammary of healthy sows after 12-24
hours as follows: Staphylococcus aureus 1.14 billion/ml; Streptococcus 1.15 billion/ml;

Escherichia. coli 1.22 billion/ml. When the vagina is inflamed, the number of bacteria
has increased several times.
- Results of treatment and reproductive performance of sows after M.M.A
syndrome. When using Hanprost in combination with Amoxycillin and 0.1% Lugol
solution as the third treatment is highly effective.
- Application of the control program M.M.A syndrome would reduce
prevalence, waiting time post-weaning and increase conception of sows.
- Through improved shed hygiene maintance, sows hygiene before and after
postpartum has effectively prevented M.M.A syndrome in sows.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam là một nước có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và là nước có nền
nơng nghiệp chiếm đa số. Từ xa xưa, nhân dân ta đã có tập qn chăn ni nói
chung và chăn ni lợn nói riêng ln giữ vị trí quan trọng trong chăn ni.
Chăn ni lợn không những cung cấp thực phẩm chủ yếu cho tiêu dùng
trong nước mà cịn xuất khẩu. Mặt khác nó cịn vừa là nguồn cung cấp phân bón
tạo điều kiện cho ngành trồng trọt phát triển, chăn nuôi lợn đã góp phần quan
trọng trong việc tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống của người nông
dân và nâng cao đời sống xã hội.
Cùng với việc phát triển chăn nuôi lợn thịt, chăn nuôi lợn nái sinh sản
cũng không ngừng tăng trưởng, đặc biệt nhiều trang trại đã nuôi hàng trăm lợn
nái ngoại để sản xuất con giống, đây thực sự là một cuộc cách mạng về giống lợn
ở nước ta, góp phần quan trọng vào việc nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu
quả của chăn nuôi lợn trong những năm vừa qua.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ và sự chuyển đổi phương thức
chăn nuôi, tình hình dịch bệnh trên đàn lợn cũng diễn biến hết sức phức tạp và

không ngừng gia tăng, một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: Tụ huyết trùng,
Lở mồm long móng, Suyễn, Tai xanh... Đã gây ảnh hưởng khơng nhỏ tới năng
suất, chất lượng và hiệu quả của chăn nuôi lợn.
Theo các nhà chăn nuôi, một trong những nguyên nhân làm hạn chế khả
năng sinh sản của lợn nái ngoại ở nước ta hiện nay là mắc hội chứng M.M.A
(viêm tử cung – Metritis, viêm vú – Mastitis, mất sữa – Agalactiae). Hội chứng
M.M.A ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của lợn nái, làm giảm số lứa
đẻ trong năm hoặc có thể làm mất khả năng sinh sản của lợn nái. Không những
thế hội chứng M.M.A còn là nguyên nhân làm cho tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy ở các
đàn lợn con trong giai đoạn bú sữa mẹ tăng cao do số lượng và chất lượng của
sữa mẹ bị ảnh hưởng.
Vậy những vấn đề trên cho thấy thiệt hại cho bà con chăn nuôi về kinh tế
là rất lớn do bị ảnh hưởng đến năng suất chăn nuôi và đời sống xã hội. Những
vấn đề nêu trên cho thấy việc nghiên cứu nguyên nhân gây bệnh và đưa ra biện
pháp phòng, trị hội chứng M.M.A ở đàn lợn nái là rất cần thiết. Để góp phần giải

1


quyết vấn đề trên, chúng tôi đã tiến hành đề tài: “Xác định một số vi khuẩn là
nguyên nhân gây ra hội chứng viêm vú, viêm tử cung, mất sữa và ứng dụng một số
biện pháp phòng trị bệnh trên lợn nái ni tại huyện Bình Lục – Hà Nam”.
1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
- Đánh giá được thực trạng hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa
(M.M.A) ở đàn lợn nái ni tại Bình Lục – Hà Nam.
- Xác định được một số vi khuẩn gây ra hội chứng viêm vú, viêm tử cung,
mất sữa (M.M.A) ở đàn lợn nái qua đó dựng được phác đồ điều trị và quy trình
kỹ thuật phịng ngừa hội chứng viêm vú, viêm tử cung, mất sữa (M.M.A) ở lợn
nái sinh sản.


2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ SINH DỤC CỦA LỢN CÁI
Đặc điểm sinh lý sinh dục của gia súc nói chung và lồi lợn nói riêng đặc
trưng cho lồi, có tính ổn định với từng giống vật ni. Nó được duy trì qua các
thế hệ và ln củng cố, hồn thiện qua q trình chọn lọc. Ngồi ra cịn chịu ảnh
hưởng của một số yếu tố như: ngoại cảnh, điều kiện ni dưỡng chăm sóc, sử
dụng… Để đánh giá đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn nái người ta thường tập
trung nghiên cứu, theo dõi các chỉ tiêu sau đây:
2.1.1. Sự thành thục về tính
Theo Xuxoep (1985) sự thành thục về tính được đánh dấu khi con vật bắt
đầu có phản xạ sinh dục và có khả năng sinh sản. Lúc này tất cả các bộ phận sinh
dục như: buồng trứng, tử cung, âm đạo,… đã phát triển hồn thiện và có thể bắt
đầu bước vào hoạt động sinh sản. Đồng thời với sự phát triển hồn thiện bên
trong thì ở bên ngồi các bộ phận sinh dục phụ cũng xuất hiện và gia súc có phản
xạ về tính hay xuất hiện hiện tượng động dục.
Tuy nhiên, thành thục về tính sớm hay muộn phụ thuộc vào giống, tính
biệt và các điều kiện ngoại cảnh cũng như chăm sóc ni dưỡng.
+ Giống
Các giống lợn khác nhau thì tuổi thành thục về tính cũng khác nhau.
Những giống có thể vóc nhỏ thường thành thục về tính sớm hơn những giống có
thể vóc lớn.
Theo Phạm Hữu Doanh (1995), tuổi thành thục về tính của lợn cái ngoại
và lợn cái lai muộn hơn lợn cái nội thuần chủng (Ỉ, Móng Cái, Mường
Khương,...). Các giống lợn nội này thường có tuổi thành thục vào 4 – 5 tháng
tuổi (121-158 ngày tuổi). Lợn ngoại là 6-8 tháng tuổi, lợn lai F1 (ngoại × nội)
thường động dục lần đầu ở 6 tháng tuổi.
+ Điều kiện ni dưỡng, quản lý

Dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thành thục về tính của lợn nái.
Cùng một giống nhưng nếu được nuôi dưỡng, chăm sóc, quản lý tốt, gia súc phát
triển tốt thì sẽ thành thục về tính sớm hơn và ngược lại.
+ Điều kiện ngoại cảnh
Khí hậu và nhiệt độ cũng ảnh hưởng tới tuổi thành thục về tính của gia

3


súc. Những giống lợn ni ở vùng có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thường thành
thục về tính sớm hơn những giống lợn ni ở vùng có khí hậu ơn đới và hàn đới.
Sự kích thích của con đực cũng ảnh hưởng tới sự thành thục của lợn cái
hậu bị. Nếu ta để một con đực đã thành thục về tính gần ơ chuồng của những con
cái hậu bị thì sẽ thúc đẩy nhanh sự thành thục về tính của chúng. Theo Hughes
(2000), nếu cho lợn cái hậu bị tiếp xúc với đực 2 lần/ ngày, với thời gian 15-20
phút thì 83% lợn cái (ngồi 90kg) động dục lúc 165 ngày tuổi.
Lợn cái hậu bị nếu nuôi nhốt liên tục sẽ có tuổi động dục lần đầu dài hơn
lợn ni chăn thả. Vì lợn ni có thời gian chăn thả sẽ tăng cường trao đổi chất,
tổng hợp được sinh tố và có dịp tiếp xúc với lợn đực, nên có tuổi động dục lần
đầu sớm hơn.
Tuy nhiên, một vấn đề cần lưu ý là tuổi thành thục về tính thường sớm
hơn tuổi thành thục về thể vóc. Vì vậy, để đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển
bình thường của lợn mẹ và đảm bảo những phẩm chất giống của thế hệ sau nên
cho gia súc phối giống khi đã đạt một khối lượng nhất định tuỳ theo giống.
Ngược lại, cũng không nên cho gia súc phối giống quá muộn vì ảnh hưởng tới
năng suất sinh sản của một đời nái đồng thời ảnh hưởng tới thế hệ sau của chúng.
2.1.2. Chu kỳ tính và thời điểm phối giống thích hợp
Từ khi thành thục về tính, những biểu hiện tính dục của lợn được diễn ra
liên tục và có tính chu kỳ. Các noãn bào trên buồng trứng phát triển, lớn dần,
chín và nổi cộm trên bề mặt buồng trứng gọi là nang Graaf. Khi nang Graaf vỡ,

trứng rụng gọi là sự rụng trứng. Mỗi lần trứng rụng con cái có những biểu hiện ra
bên ngồi gọi là động dục. Do trứng rụng có tính chu kỳ nên động dục cũng theo
chu kỳ (Khuất Văn Dũng, 2005).
Chu kỳ tính ở những loài khác nhau là khác nhau và ở giai đoạn đầu mới
thành thục về tính thì chu kỳ chưa ổn định mà phải 2 – 3 chu kỳ tiếp theo mới ổn
định. Một chu kỳ tính của lợn cái dao động trong khoảng từ 18 – 22 ngày, trung
bình là 21 ngày và được chia thành 4 giai đoạn: giai đoạn trước động dục, giai
đoạn động dục, giai đoạn sau động dục, giai đoạn nghỉ ngơi.
* Giai đoạn trước động dục
Đây là giai đoạn đầu tiên của chu kỳ tính, kéo dài 1 – 2 ngày, là thời gian
chuẩn bị đầy đủ cho đường sinh dục của lợn cái đón nhận tinh trùng, cũng như
đảm bảo các điều kiện cho trứng và tinh trùng gặp nhau để thụ thai.

4


Trong giai đoạn này có sự thay đổi cả về trạng thái cơ thể cũng như trạng
thái thần kinh. Ở giai đoạn này các noãn bao phát triển mạnh, thành thục và nổi rõ
trên bề mặt buồng trứng, kích thước noãn bao thay đổi rất nhanh, đầu giai đoạn này
noãn bao có đường kính là 4mm, cuối giai đoạn nỗn bao có đường kính 10 –
12mm. Các tế bào vách ống dẫn trứng tăng cường sinh trưởng, số lượng lông nhung
tăng, đường sinh dục bắt đầu sung huyết nhanh, hệ thống tuyến, âm đạo tăng tiết
dịch nhày, niêm dịch ở cổ tử cung tiết ra làm cổ tử cung hé mở. Các nỗn bao chín,
tế bào trứng tách khỏi nỗn bao. Tử cung co bóp mạnh, cổ tử cung mở ra, niêm dịch
chảy nhiều. Con vật bắt đầu xuất hiện tính dục, âm hộ sưng lên, hơi mở và có màu
hồng tươi, cuối giai đoạn có dịch nhờn chảy ra. Do hàm lượng Progesteron giảm
xuống đột ngột nên con vật giảm ăn, hay kêu rống, thích nhảy lên lưng con khác
nhưng khơng cho con khác nhảy lên lưng mình.
* Giai đoạn động dục
Đây là giai đoạn tiếp theo và thường kéo dài từ 2 – 3 ngày, tính từ khi tế

bào trứng tách khỏi noãn bao. Giai đoạn này các biến đổi của cơ quan sinh dục rõ
nét nhất, niêm mạc âm hộ sung huyết, phù thũng rõ rệt và chuyển sang màu mận
chín, niêm dịch từ âm đạo chảy ra nhiều, keo đặc hơn, nhiệt độ âm đạo tăng từ
0,3 – 0,70C, pH hạ hơn trước. Con vật biểu hiện tính hưng phấn cao độ, đứng
ngồi khơng n, phá chuồng, ăn uống giảm, hoặc bỏ ăn, kêu rống trong trạng thái
ngẩn ngơ, thích nhảy lên lưng con khác hoặc để con khác nhảy lên lưng mình. Ở
giai đoạn này, lợn thích gần đực, khi gần đực thì ln đứng ở tư thế sẵn sàng chịu
đực, đuôi cong lên và lệch sang một bên, hai chân sau dạng ra và hơi khụyu
xuống sẵn sàng chịu đực (Phùng Thị Vân, 2004).
Nếu ở giai đoạn này, tế bào trứng gặp tinh trùng và xảy ra quá trình thụ
tinh tạo thành hợp tử thì chu kỳ sinh dục ngừng lại, gia súc cái ở vào giai đoạn có
thai, đến khi đẻ xong một thời gian nhất định tuỳ lồi gia súc thì chu kỳ sinh dục
mới lại bắt đầu. Nếu không xảy ra quá trình trên thì lợn cái sẽ chuyển sang giai
đoạn tiếp theo của chu kỳ tính.
* Giai đoạn sau động dục
Giai đoạn này kéo dài khoảng hai ngày, toàn bộ cơ thể nói chung và cơ
quan sinh dục nói riêng dần trở lại trạng thái sinh lý bình thường. Trên buồng
trứng, thể hồng chuyển thành thể vàng, đường kính lên tới 7 - 8 mm và bắt đầu
tiết Progesterone. Progesterone tác động lên vùng dưới đồi theo cơ chế điều hoà

5


ngược làm giảm tiết Oestrogen, từ đó làm giảm tính hưng phấn thần kinh, con vật
dần chuyển sang trạng thái n tĩnh, chịu khó ăn uống hơn, niêm mạc tồn bộ
đường sinh dục tăng sinh, các tuyến ở cơ quan sinh dục ngừng tiết dịch, cổ tử
cung đóng lại.
* Giai đoạn nghỉ ngơi
Giai đoạn này kéo dài từ 10 – 12 ngày, bắt đầu từ ngày thứ tư sau khi rụng
trứng mà không được thụ tinh và kết thúc khi thể vàng tiêu huỷ. Đây là giai đoạn

con vật hoàn toàn yên tĩnh, cơ quan sinh dục hoạt động trở lại trạng thái sinh lý
bình thường, trong buồng trứng thể vàng bắt đầu teo đi, noãn bao bắt đầu phát
dục nhưng chưa nổi rõ trên bề mặt buồng trứng. Toàn bộ cơ quan sinh dục dần
xuất hiện những biến đổi chuẩn bị cho chu kỳ sinh dục tiếp theo.
Trong chăn ni lợn nái sinh sản, nắm được chu kỳ tính và các giai đoạn
của quá trình động dục sẽ giúp cho người chăn ni có chế độ ni dưỡng, chăm
sóc cho phù hợp và phối giống kịp thời, đúng thời điểm, từ đó góp phần nâng cao
năng suất sinh sản của lợn nái.
Chu kỳ động dục của lợn cái được điều khiển bởi 2 yếu tố thần kinh và thể
dịch. Khi các nhân tố ngoại cảnh như: ánh sáng, nhiệt độ, mùi con đực… tác
động và kích thích vùng dưới đồi (Hypothalamus) giải phóng ra các yếu tố tác
động lên tuyến yên, kích thích thuỳ trước tuyến yên tiết FSH (Folliculo Stimulin
Hormone) và LH (Lutei Stimulin Hormone). FSH kích thích noãn bao phát triển
đồng thời cùng với LH làm cho nỗn bao thành thục, chín và rụng trứng. Khi
nỗn bao phát triển và thành thục, tế bào hạt trong thượng bì bao nỗn tiết ra
Oestrogen chứa đầy trong xoang bao noãn. Khi hàm lượng hormone này trong
máu đạt 64 – 112% sẽ kích thích con vật có những biểu hiện động dục. Đồng thời
dưới tác động của Oestrogen cơ quan sinh dục biến đổi: tử cung hé mở, âm hộ,
âm đạo sung huyết, tiết niêm dịch, sừng tử cung và ống dẫn trứng tăng sinh tạo
điều kiện cho sự làm tổ của hợp tử sau này. Cuối chu kỳ động dục thì Oestrogen
lại kích thích tuyến n tiết ra LH và giảm tiết FSH. Khi lượng LH/FSH đạt tỷ lệ
3/1 thì sẽ kích thích cho trứng chín và rụng trứng. Sau khi trứng rụng thể vàng
được hình thành ở nơi bao noãn vỡ ra. Thể vàng tiết Progesterone giúp cho quá
trình chuẩn bị tiếp nhận hợp tử ở sừng tử cung đồng thời ức chế tiết GSH
(Gonado Stimulin Hormone) của tuyến yên làm cho bao noãn trong buồng trứng
của lợn cái không phát triển được và kết thúc một chu kỳ động dục.

6



Cơ chế động dục được tóm tắt theo hình sau:

Đại não

Hypothalamus

Tuyến yên

Oxytocin

ACTH

Vỏ trên thận

Corticosteroid

Nhau thai

PGF2α

Relaxin

Oestrogen

Tử cung

Thể vàng

Thai thành thục


Progesterone

Đẻ

Hình 2.1. Ccơ chế động dục
Nguồn: Đặng Đình Tín (1986)

Thời điểm phối giống thích hợp
Thời gian tinh trùng lợn đực giống sống trong tử cung lợn nái khoảng 45 –

7


48 giờ, trong khi thời gian trứng của lợn nái tồn tại và thụ thai có hiệu quả là rất
ngắn, cho nên phải tiến hành phối giống đúng lúc. Thời điểm phối giống thích
hợp nhất là vào giữa giai đoạn chịu đực.
Đối với lợn nái ngoại, lợn lai, thời điểm phối giống tốt nhất là sau khi có
hiện tượng chịu đực 6 – 8 giờ, hoặc cho phối vào cuối ngày thứ 3 và sang ngày
thứ 4 kể từ lúc bắt đầu động dục.
Đối với lợn nái nội thời điểm phối giống sớm hơn lợn nái ngoại và lai 1
ngày, tức là vào cuối ngày thứ 2 và sáng ngày thứ 3 vì thời gian động dục ngắn hơn.
2.1.3. Sinh lý đẻ
Theo Trần Tiến Dũng và cs. (2002) gia súc cái mang thai trong một thời
gian nhất định tùy từng loài gia súc, khi bào thai phát triển đầy đủ, dưới tác động của
hệ thống thần kinh – thể dịch, con mẹ sẽ xuất hiện những cơn rặn để đẩy bào thai,
nhau thai và các sản phẩm trung gian ra ngồi, q trình này gọi là q trình sinh đẻ.
Khi gần đẻ con cái sẽ có các triệu chứng biểu hiện: trước khi đẻ 1 – 2
tuần, nút niêm dịch ở cổ tử cung, đường sinh dục lỏng, sánh dính và chảy ra
ngoài. Trước khi đẻ 1 – 2 ngày, cơ quan sinh dục bên ngồi bắt đầu có những
thay đổi: âm môn phù to, nhão ra và sung huyết nhẹ, đầu núm vú to, bầu vú căng

to, sữa bắt đầu tiết.
Ở lợn, sữa đầu là một trong những chỉ tiêu quan trọng để xác định gia
súc đẻ:
+ Trước khi đẻ 3 ngày, hàng vú giữa vắt ra nước trong.
+ Trước khi đẻ 1 ngày, hàng vú giữa vắt được sữa đầu.
+ Trước khi đẻ 1/2 ngày, hàng vú trước vắt được sữa đầu.
+ Trước khi đẻ 2 – 3h, hàng vú sau vắt được sữa đầu.
Cơ chế đẻ: đẻ là một quá trình sinh lý phức tạp chịu sự điều hòa của cơ
chế thần kinh – thể dịch, với sự tham gia tác động cơ giới của thai đã thành thục.
- Về mặt cơ giới: thai trong tử cung cơ thể mẹ sinh trưởng và phát triển
một cách tối đa. Ở thời kỳ cuối, thai to tiếp giáp với tử cung, thai chèn ép xoang
bụng, đè mạnh vào cơ quan sinh dục, ép chặt mạch máu và đám rối thần kinh
hơng – khum, làm kích thích truyền về thần kinh trung ương, điều tiết hormone
gây đẻ. Mặt khác, thai chèn ép, co đạp vào tử cung làm kích thích tử cung co
bóp, sự co bóp tăng theo thời gian, kể cả cường độ và tần số, dẫn đến tử cung mở
và thai thốt ra ngồi.

8


Cơ chế điều khiển q trình đẻ được mơ tả ở hình dưới đây:
Ngoại cảnh ức chế

Vỏ não

Ngoại cảnh
kích thích

Vùng dưới đồi


Thùy trước tuyến yên

Buồng trứng
Tế bào hạt

Thể vàng

Oestrogen

Progesteron

Sừng tử cung

Prostaglandin

Hình 2.2. Cơ chế điều khiển quá trình đẻ
Nguồn: Đặng Đình Tín (1986)

- Nội tiết: trong thời gian mang thai, thể vàng và nhau thai cùng tiết ra
Progesterone, hàm lượng Progesterone trong máu tăng tạo nên trạng thái an thai.
Đến kỳ chửa cuối, thể vàng teo dần và mất hẳn nên lượng Progesterone giảm (chỉ
còn 0,22%). Đồng thời tuyến yên tiết Oxytocine, nhau thai tăng tiết Relaxin làm
giãn dây chằng xương chậu và mở cổ tử cung, tăng tiết Oestrogen làm tăng độ
mẫn cảm của cổ tử cung với Oxytocine trước khi đẻ.
- Biến đổi quan hệ giữa cơ thể mẹ và bào thai: khi thai đã thành thục thì

9


quan hệ sinh lý giữa mẹ và nhau thai không còn cần thiết nữa, lúc này thai đã trở

thành như một ngoại vật trong tử cung nên được đưa ra ngoài bằng động tác đẻ.
Thời gian đẻ kéo dài hay ngắn tùy từng loài gia súc, ở lợn thường từ 2 – 6h,
nó được tính từ khi cổ tử cung mở hoàn toàn đến khi bào thai cuối cùng ra ngoài.
2.1.4. Sinh lý tiết sữa của lợn nái
Theo Trần Tiến Dũng và cs. (2002) qúa trình tiết sữa của lợn nái được
chia làm hai giai đoạn:
*Quá trình tổng hợp sữa:
Quá trình tổng hợp sữa được điều tiết theo cơ chế thần kinh và thể dịch.
Dưới tác động của FSH và LH các tế bào thượng bì tuyến vú, tế bào mạch quản
tổ chức phát triển mạnh.
Prolactin – Hormone thùy trước tuyến yên kích thích tế bào nang tuyến
tổng hợp sữa từ nguyên liệu lấy trong máu. Các nguyên liệu lấy trong máu nhờ
vai trò của các hormone: STH, TSH, glucagons, ACTH... STH kích thích q
trình trao đổi Lactoza, Cazein, MgSO4 , kháng thể ... Cazein trong sữa được tổng
hợp từ Glucoza, Fructoza ở trong huyết tương. Mỡ sữa được tổng hợp từ
Glycerin và axit béo.
* Quá trình thải sữa:
Quá trình thải sữa cũng nhờ cơ chế thần kinh và thể dịch. Khi lợn con bú
tạo cảm giác truyền về trung ương đến vùng dưới đồi kích thích tuyến yên tiết
Oxytocine. Oxytocine kích thích hệ cơ trơn đầu vú co bóp đẩy sữa ra ngồi.
Sự tiết sữa của lợn nái khơng đều:
- Lượng sữa được tiết ra trong một ngày đầu gọi là sữa đầu có thành phần
khác với sữa thường. Trong sữa đầu có 13,7 % Prealbumin; 11,8 Albumin; 12,7
% α- glubulin; 11,29 % β - glubulin và 45,29 % γ - glubulin. Đây chính là các
kháng thể có chức năng miễn dịch cho lợn con nếu lợn con được bú ngay lượng
sữa đầu.
- Sự tiết sữa không đều theo các lứa đẻ: sản lượng sữa tăng dần từ lứa 1
đến lứa 5 sau đó giảm dần.
2.2. HỘI CHỨNG M.M.A. Ở LỢN NÁI SINH SẢN
Có hai quan điểm về sử dụng thuật ngữ hội chứng M.M.A. Theo (Đặng

Đắc Thiệu, 1978; Ross, 1981; Lê Minh Chí và Nguyễn Như Pho, 1985; Smith,

10


1985; Mercy, 1990; Radostits and Blood, 1997), những biểu hiện lâm sàng sau
khi sinh ở lợn nái từ 12 – 72 giờ bao gồm hiện tượng sốt (Persson, 1989), tử cung
tiết nhiều dịch viêm (viêm tử cung); vú sưng cứng, nóng và đỏ lên (viêm vú); sữa
giảm hay mất sữa (kém hay mất sữa) được gọi là hội chứng viêm tử cung, viêm
vú, mất sữa (Gardner, 1990). Trên từng cá thể, có thể bệnh xuất hiện với từng
chứng riêng biệt hoặc kết hợp 2 – 3 triệu chứng cùng lúc, trong đó chứng viêm tử
cung thường xuất hiện với tần số cao (Lê Minh Chí và Nguyễn Như Pho, 1985).
Tuy nhiên theo Taylor (1995), hội chứng M.M.A phải là sự kết hợp cả 3 chứng
viêm tử cung, viêm vú, mất sữa trên cùng một cá thể lợn nái. Trong khuôn khổ
luận văn này, chúng tôi sử dụng thuật ngữ hội chứng M.M.A theo quan điểm của
nhiều tác giả (Đặng Đắc Thiệu, 1978; Lê Minh Chí và Nguyễn Như Pho 1985;
Berstchinger and Pohlenz, 1980) để diễn tả những cá thể bị viêm tử cung kèm
theo mất sữa hoặc viêm tử cung kèm viêm vú được xem là mắc hội chứng
M.M.A trên lợn nái sau khi sinh (trường hợp lợn nái bị viêm vú kèm theo mất
sữa chúng tôi không nghiên cứu vì heo nái mắc triệu chứng này do nhiều nguyên
nhân). Trường hợp cả ba triệu chứng xuất hiện trên cùng một cá thể được gọi là
thể điển hình của hội chứng M.M.A.
2.2.1. Bệnh Viêm tử cung ở lợn nái (Metritis)
2.2.1.1. Nguyên nhân của bệnh viêm tử cung
Theo Trần Tiến Dũng và cs. (2002), viêm tử cung là một quá trình bệnh lý
thường xảy ra ở gia súc cái sau khi đẻ. Quá trình viêm phá huỷ các tế bào tổ chức
của các lớp hay các tầng tử cung, gây rối loạn sinh sản và làm ảnh hưởng lớn đến
khả năng sinh sản của lợn nái.
Theo Đào Trọng Đạt (2000) bệnh Viêm tử cung ở lợn nái thường do các
nguyên nhân sau:

- Công tác phối giống không đúng kỹ thuật, nhất là phối giống bằng
phương pháp thụ tinh nhân tạo làm xây sát niêm mạc tử cung, dụng cụ dẫn tinh
không được vơ trùng khi phối giống có thể đưa vi khuẩn từ ngoài vào tử cung lợn
nái gây viêm.
- Lợn nái phối giống trực tiếp, lợn đực mắc bệnh Viêm bao dương vật
hoặc mang vi khuẩn từ những con lợn nái khác đã bị viêm tử cung, viêm âm đạo
truyền sang cho lợn khoẻ.
- Lợn nái đẻ khó phải can thiệp bằng thủ thuật gây tổn thương niêm mạc
tử cung, vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng, viêm tử cung kế phát.

11


- Lợn nái sau đẻ bị sát nhau xử lý không triệt để cũng dẫn đến viêm
tử cung.
- Do kế phát từ một số bệnh Truyền nhiễm như: Sẩy thai truyền nhiễm,
Phó thương hàn, Lao...
- Do vệ sinh chuồng đẻ, vệ sinh bộ phận sinh dục lợn nái trước và sau đẻ
không sạch sẽ, trong thời gian đẻ cổ tử cung mở ra, tạo điều kiện cho vi sinh vật
xâm nhập vào gây viêm.
Ngoài các nguyên nhân kể trên viêm tử cung cịn có thể là biến chứng
nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập vào dạ con gây nên trong thời gian động dục
(vì lúc đó cổ tử cung mở), vi khuẩn xâm nhập vào tử cung theo đường máu và
viêm tử cung là một trong những triệu chứng lâm sàng chung (Lê Văn Năm và
cs., 1997).
Nhiễm khuẩn tử cung qua đường máu là do vi khuẩn sinh trưởng ở một cơ
quan nào đó có kèm theo bại huyết, do vậy có trường hợp lợn hậu bị chưa phối
nhưng đã bị viêm tử cung.
2.2.1.2. Hậu quả của bệnh viêm tử cung
Tử cung là một trong những bộ phận quan trọng nhất trong cơ quan sinh

dục của lợn nái, nếu tử cung xảy ra bất kỳ quá trình bệnh lý nào thì đều ảnh
hưởng rất lớn tới khả năng sinh sản của lợn mẹ và sự sinh trưởng, phát triển của
lợn con.
Đánh giá được hậu quả của viêm tử cung nên đã có rất nhiều nhà khoa học
nghiên cứu về bệnh và đưa ra các nhận xét có ý nghĩa rất lớn cho q trình chẩn
đốn, phịng và điều trị bệnh.
Theo Trần Tiến Dũng và cs. (2002), Trần Thị Dân (2004) khi lợn nái bị
viêm tử cung sẽ dẫn tới một số hậu quả chính sau:
- Khi lợn bị viêm tử cung dễ dẫn tới sẩy thai.
Lớp cơ trơn ở thành tử cung có đặc tính co thắt. Khi mang thai, sự co thắt
của cơ tử cung giảm đi dưới tác dụng của Progesterone, nhờ vậy phơi có thể bám
chặt vào tử cung.
Khi tử cung bị viêm cấp tính do nhiễm trùng, tế bào lớp nội mạc tử cung
tiết nhiều Prostaglandin F2α (PGF2α), PGF2α gây phân huỷ thể vàng ở buồng
trứng bằng cách bám vào tế bào của thể vàng để làm chết tế bào và gây co mạch

12


×