Tải bản đầy đủ (.docx) (116 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng hàng hóa tại huyện mai sơn tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (500.23 KB, 116 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN QUANG TÙNG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT
NƠNG NGHIỆP THEO HƯỚNG HÀNG
HỐ TẠI HUYỆN MAI SƠN TỈNH SƠN LA

Ngành:

Khoa học đất

Mã số:

60.62.01.03

Người hướng dẫn khoa học: TS. Cao Việt Hà

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn

là trung thực và chưa sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày

tháng



năm 2017

Tác giả luận văn

Trần Quang Tùng

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được bản luận văn này, tơi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình
của TS. Cao Việt Hà, sự quan tâm tạo điều kiện của Trung tâm Chuyển giao công
nghệ và Khuyến nông trực thuộc Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam, UBND các xã
thuộc huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La, các phịng: Nơng nghiệp huyện Mai Sơn, trạm
Khuyến nông huyện Mai Sơn, Ban đào tạo sau đại học Học Viện Nông Nghiệp Việt
Nam, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý đất đai cùng các thầy cô Bộ môn Khoa học đất đã
tạo điều kiện cho tôi học tập và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, những người
thân và đồng nghiệp nơi tôi đang công tác đã giúp đỡ, động viên tơi trong
suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Từ đáy lịng mình, tơi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình và quý báu đó!

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017


Tác giả luận văn

Trần Quang Tùng

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan................................................................................................................................... i
Lời cảm ơn....................................................................................................................................... ii
Mục lục.............................................................................................................................................. iii
Danh mục chữ viết tắt............................................................................................................... vi
Danh mục các bảng.................................................................................................................. vii
Danh mục hình.............................................................................................................................. ix
Trích yếu luận văn........................................................................................................................ x
Thesis abstract............................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu.............................................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 2

1.4.


Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn............................ 2

1.4.1.

Những đóng góp mới................................................................................................ 2

1.4.2.

Ý nghĩa khoa học.......................................................................................................... 3

1.4.3.

Ý nghĩa thực tiễn.......................................................................................................... 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu....................................................................................................... 4
2.1.

Một số vấn đề lý luận cơ bản về sử dụng đất và hiệu quả sử dụng đất

nông nghiệp.................................................................................................................... 4
2.1.1.

Đất nông nghiệp và sử dụng đất nông nghiệp............................................ 4

2.1.2.

Các khái quát về hiệu quả và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. ...5

2.1.3.


Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả trong việc sử dụng đất nông nghiệp.
9

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp......11

2.2.

Xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hố........................................ 17

2.2.1.

Sự cần thiết phải xây dựng nền nơng nghiệp sản xuất hàng hoá. . 17

2.2.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nơng nghiệp hàng hóa..........19

2.3.

Các nghiên cứu về sử dụng đất nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng

hố trên thế giới và Việt Nam.............................................................................. 22
2.3.1.

Trên thế giới.................................................................................................................. 22

2.3.2.


Ở Việt Nam..................................................................................................................... 23

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu........................................................ 27
3.1.

Nội dung nghiên cứu.............................................................................................. 27

iii


3.2.

Phương pháp nghiên cứu ................................

3.2.1.

Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp ............

3.2.2.

Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp ..............

3.2.3.

Phương pháp điều tra thực địa về tình hình sử

3.2.4.

Phương pháp xác định các cây trồng hàng hó


3.2.5.

Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất .

3.2.6.

Phương pháp xử lý số liệu ..............................

Phần 4. Kết quả và thảo luận .......................................................................................
4.1.

Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hộ

nông nghiệp huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La ......
4.1.1.

Điều kiện tự nhiên ...........................................

Theo cổng thông tin điện tử huyện Mai Sơn, maison.sonla.gov.vn. Và báo cáo

tổng kết thực hiện nhiệm vụ giai đoạn 20

nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Mai Sơ
4.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội ................................

4.1.3.


Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh

tỉnh Sơn La ......................................................
4.2.

Sử dụng đất nông nghiệp huyện mai sơn giai

4.2.1.

Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện M

4.2.2.

Biến động sử dụng đất nông nghiệp huyệ

2016 ..................................................................
4.3.

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nơng n

4.3.1.

Xác định các loại hình và kiểu sử dụng đấ

huyện Mai Sơn. ...............................................
4.3.2.

Sản lượng và tình hình tiêu thụ nông sản ......

4.3.3.


Hiệu quả kinh tế của của các LUT và các kiểu

4.3.4.

Hiệu quả xã hội ................................................

4.3.5.

Hiệu quả môi trường ........................................

4.3.6.

Đánh giá tổng hợp các loại hình sử dụng đất c

4.4.

Định hướng phát triển các loại hình và các

hàng hóa ..........................................................
4.4.1.

Xác định cây trồng hàng hóa chủ lực của hu

có tính hàng hóa ...............................................

iv


4.4.2.


Định hướng phát triển các kiểu sử dụng đất mang tính hàng hóa 90

4.4.3.

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và phát triển vùng

sản xuất cây hàng hóa

93

Phần 5. Kết quả và thảo luận............................................................................................... 96
5.1.

Kết luận............................................................................................................................ 96

5.2.

Kiến nghị......................................................................................................................... 97

Tài liệu tham khảo...................................................................................................................... 98

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt


BVTV

Bảo vệ thực vật

CCNNN

Cây cơng nghiệp ngắn ngày

CPTG

Chi phí trung gian

DT

Diện tích

ĐVT

Đơn vị tính

GTSX

Giá trị sản xuất

HQĐV

Hiệu quả đồng vốn




Lao động

LUT

Loại hình sử dụng đất (Land Use Type)

QL6

Quốc lộ 6

STT

Số thứ tự

TB

Trung bình

TNHH

Thu nhập hỗn hợp

UBND

Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1.

Phân cấp

hình sử d
Bảng 3.2.

Phân cấp

Bảng 3.3.

Phân cấp

Bảng 3.4.

Phân cấp

đất ...........
Bảng 4.1.

Hồ đập tr

Bảng 4.2.

Diện tích

Bảng 4.3.

Sản phẩm


Bảng 4.4.

Thực trạn

2012 - 20
Bảng 4.5.

Thực trạn

Bảng 4.6.

Hiện trạng

Bảng 4.7.

Biến độn

2012-201
Bảng 4.8.

Các loại h

Bảng 4.9.

Sản lượng

Bảng 4.10.

Tỷ lệ hàn


huyện Ma
Bảng 4.11.

Hiệu quả

Bảng 4.12.

Tổng hợp

tiểu vùng
Bảng 4.13.

Hiệu quả

Bảng 4.14.

Tổng hợp

tiểu vùng
Bảng 4.15.

Tổng hợp

Bảng 4.16.

Mức đầu

đất tiểu v
Bảng 4.17.


Tổng hợp

tiểu vùng

vii


Bảng 4.18. Mức đầu tư lao động giá trị ngày công lao động của các kiểu sử dụng
đất tiểu vùng II (tính cho 1 ha).................................................................... 72
Bảng 4.19. Tổng hợp điểm đánh giá hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng đất
tiểu vùng II............................................................................................................. 73
Bảng 4.20. Tổng hợp chỉ tiêu hiệu quả xã hội các LUT tại 2 tiểu vùng.........75
Bảng 4.21. So sánh mức đầu tư phân bón thực tế tại địa phương................77
Bảng 4.22. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho các cây trồng huyện Mai
Sơn

81

Bảng 4.23. Tổng hợp điểm đánh giá hiệu quả môi trường của các kiểu sử dụng
đất tại huyện Mai Sơn...................................................................................... 85
Bảng 4.24. Tổng hợp điểm đánh giá hiệu quả KT – XH – MT của các LUT tại
huyện Mai Sơn..................................................................................................... 86

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Sơ đồ hành chính huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La................................... 31
Hình 4.2. Cơ cấu kinh tế huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La năm 2016.................... 38
Hình 4.3. Cơ cấu sử dụng đất huyện Mai Sơn năm 2016.................................... 46


ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Trần Quang Tùng
Tên Luận văn: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng
hàng hóa tại huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La.
Ngành: Khoa học đất

Mã số: 60.62.01.03

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp
Việt Nam Mục đích nghiên cứu
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của một số cây trồng chủ lực theo
hướng sản xuất hàng hoá.
Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp và
phát triển vùng nơng sản hàng hóa tập trung.
Phương pháp nghiên cứu

Vật liệu nghiên cứu:
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến sử dụng đất sản

xuất nơng nghiệp của huyện Mai Sơn.
- Các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện Mai Sơn.

Nội dung nghiên cứu:
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến sử dụng

đất nông nghiệp huyện Mai Sơn.

- Điều tra hiện trạng tình hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện

Mai Sơn giai đoạn 2012-2016.
- Xác định các cây trồng có tính hàng hóa của huyện Mai Sơn.
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp của các cây trồng hàng hóa .
- Định hướng sử dụng đất nông nghiệp cho huyện Mai Sơn tỉnh Sơn

La theo hướng sản xuất hàng hóa.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

và phát triển vùng sản xuất cây hàng hóa.
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: thu thập tại các phịng, ban

chun mơn của huyện Mai Sơn;
- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: điều tra nhanh nông hộ theo phiếu điều tra;

x


- Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

dựa theo phương pháp cho điểm dựa vào kết quả tính tốn các chỉ tiêu:
Giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp, hiệu quả đồng vốn ,giá trị ngày công...;
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: bằng phần mềm Excel.

Kết quả chính và kết luận
- Mai Sơn là một huyện miền núi nằm ở phía Nam của tỉnh Sơn La;

Với tồng diện tích tự nhiên là 142.670,60 ha trong đó đất nơng nghiệp có

102.071,79 ha chiếm 71,55%.
- Huyện Mai Sơn có 6 LUT sử dụng đất với 21 kiểu sử dụng đất chính, chủ yếu là
đất chuyên rau – màu với 23.368,83 ha chiếm 49,8 % tổng diện tích đất nơng nghiệp.

- Kết quả nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

tại huyện Mai sơn cho thấy:
+ Về hiệu quả kinh tế trên cả hai tiểu vùng LUT cây ăn quả cho hiệu

quả kinh tế cao nhất với thu nhập hỗn hợp trung bình đạt 117,729 triệu
đồng/ha; hiệu quả đồng vốn mang lại 2,31 lần.
+ Về hiệu quả xã hội trên cả hai tiểu vùng thì LUT thu hút được nhiều

cơng lao động nhất là LUT cây ăn quả với trung bình đạt 676,41 cơng/ha,
đạt giá trị ngày cơng 172,54 nghìn đồng/công. LUT cây công nghiệp lâu
năm cho giá trị ngày cơng cao nhất đạt 199,84 nghìn đồng/cơng.
+ Về hiệu quả mơi trường: Việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ

thực vật cuat huyện Mai Sơn chưa đúng theo quy định của Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến cáo.
- Qua nghiên cứu chúng tôi chỉ ra rằng những cây trồng có tính hàng hóa
cao của huyện đó là: Ngơ, Mía, Sắn, Cà phê Arabica. Các cây trồng cần phát triển
đó là các cây ăn quả như Nhãn, Na, Xồi...Ý dĩ. Các cây cần duy trì để đảm bảo
an ninh lương thực và phục vụ tại địa phương đó là Lúa, Rau các loại, chè.
- Để đưa được các cây trồng nói trên thành cây hàng hóa một cách bền vững cần
chú trọng công tác chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, hướng dẫn cơ cấu giống, thời vụ gieo
trồng và kỹ thuật chăm sóc, phịng trừ sâu bệnh. Tập trung thực hiện cứng hóa kênh
mương nội đồng để giải quyết triệt để vấn đề tưới tiêu đáp ứng đủ nhu cầu nước tưới
trong mùa khô và tiêu nước trong mùa mưa. Thực hiện sử dụng phân bón thuốc bảo vệ
thực vật theo khuyến cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.


THESIS ABSTRACT

xi


Master candidate : Tran Quang Tung
Thesis title: Evaluation on the effectiveness of agricultural land use issues
according to commodity crop trend in Mai Son district, Son La province.
Major: Soil Science

Code: 60.62.01.03

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
(VNUA). Research Objectives
Assessment the land use efficiency of main crops according to commodity
trend. From there, propose solutions for enhancing the effectiveness of agricultural
production and the development of concentrate commodity crop areas.

Research Methods
Research materials
- Natural and socio-economic conditions related to the agricultural

land use in Mai Son district.
- The agricultural land use types in Mai Son district.

Research contents
- Assesing the natural and socio-economic conditions that effect to

the agricultural land use issues in Mai Son district.

- Investigating status of the agricultural land use in the period 2012-

2016 in Mai Son district.
- Identifying the commodity crops in Mai Sơn.
- Assessment the agricultural land use effeciency of commodity crops.
- Orienting the agricultural land use of commodity crops in Mai Son

district accroding to commodity trend.
- Propose solutions for enhancing the effectiveness of agricultural

land use and the development of commodity crop producing areas.
Research methods
- Method of collecting secondary data at specialized departments of

Mai Son district
- Method of collecting primary data: Rapid rural appraisal method

(using questionnaires);
- Method of assessing the effectiveness of agricultural land use issues:

accroding to the scoring method based on the calculation results of
indicators: Value Added, Mixed Income, Capital Effect, Workday Value, etc.

xii


- Statistical methods, data processing:
using Excel Main results and conclusion
- Mai Son is a mountainous district in the south of Son La province;


with natural area of 142,670.60 hectares of which agricultural land cover
an area of 102,071.79 hectares (71.55%).
- Mai Son has 6 land use types (LUT) with 21 main land use units,

especically the vegetable LUT area is 23,368.83 hectares (corresponding
49.8% of the agricultural land area total).
- The research results showed that:
+ The economic efficiency in both sub-regions, the fruit tree LUT has

the highest economic efficiency, with average incomes of 117.729 million
VND per ha; Capital effect is 2.31 times.
+ The social effeciency in both sub-regions, the the fruit tree LUT has

attracted the most labors, the average is 676.41 workers / ha, (workday
value of 172.54 thousand VND per day). Perennial industrial tree LUT for
the highest labor value reached 199.84 thousand VND / day.
+ The environmental effeciency: The use of fertilizers and pesticides

in Mai Son district isn’t following the regulations and recommendations by
the Department of Agriculture and Rural Development.
- Research results showed that crops with high commodity properties of
the district are: maize, sugar-cane, cassava, Arabica coffee. The crops that need
to grow are fruit trees such as lorgan, custard apple, mango,etc. The plants that
need to maintain to ensure food security at the local are rice, vegetables, tea.
- To bring the above crops into sustainable commodity crops, it needs
focus on crop restructuring, guiding to choose the varieties, seasons, etc. Need
to proced concrete canal to thoroughly solve the irrigation problem in the dry
and rainy season. Note to use the chemicals and pesticides accoring to the
recommendations by the Department of Agriculture and Rural Development.


xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Xã hội phát triển, dân số tăng nhanh kéo theo những đòi hỏi ngày càng
tăng về lương thực, thực phẩm, chỗ ở cũng như nhu cầu về văn hoá, xã hội. Con
người đã tìm mọi cách để khai thác đất đai nhằm thoả mãn những nhu cầu ngày
càng tăng đó. Như vậy đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp mặc dù hạn chế về
diện tích nhưng lại có nguy cơ suy thoái ngày càng cao dưới tác động của thiên
nhiên và sự thiếu ý thức của con người trong quá trình sử dụng. Đó là cịn chưa
kể đến sự suy giảm diện tích đất nơng nghiệp do q trình đơ thị hoá đang diễn
ra mạnh mẽ, trong khi khả năng khai hoang đất mới lại rất hạn chế.
Đối với ngành nơng nghiệp thì đất có vai trị đặc biệt quan trọng đây là nơi
sản xuất ra hầu hết các sản phẩm ni sống lồi người. Hầu hết các nước trên
thế giới đều phải xây dựng một nền kinh tế trên cơ sở nông nghiệp dựa vào khai
thác tiềm năng của đất, lấy đó làm bàn đạp cho việc phát triển các ngành khác.
Vì vậy việc tổ chức sử dụng nguồn tài nguyên đất đai hợp lý, có hiệu quả là
nhiệm vụ quan trọng đảm bảo cho nông nghiệp phát triển bền vững.

Từ một nước thiếu ăn thường xuyên, Việt Nam đã đảm bảo được an
ninh lương thực, cung ứng nguyên liệu và lao động hỗ trợ cơng nghiệp hố
và trở thành nước xuất khẩu đứng thứ hạng cao trên thế giới về các mặt
hàng như gạo, cà phê, cao su, chè, tiêu, điều, thuỷ sản và đồ gỗ...Tăng
trưởng kinh tế cũng đã tạo ra tác động tích cực đối với xố đói giảm nghèo
với tỉ lệ nghèo giảm mạnh trong những năm qua. Nâng cao hiệu quả sử dụng
đất, biến đất đai thành tài sản để đầu tư và tư liệu tạo sinh kế cho người
nghèo, tạo cơ chế bình đẳng đối với quyền sử dụng đất của nông dân là giải
pháp quan trọng để giảm nghèo, đảm bảo công bằng và ổn định xã hội.
Theo báo báo tình hình tự nhiên kinh kế xã hội năm 2016 của phòng Nông

Nghiệp huyện Mai Sơn, huyện Mai Sơn là huyện miền núi của tỉnh Sơn La là
huyện trọng điểm kinh tế của tỉnh nằm trong cụm tam giác kinh tế thành phố Sơn
La – Mai Sơn - Mường La. Tổng diện tích tự nhiên của tồn huyện là 142.670 ha
trong đó tổng diện tích đất nơng nghiệp tính đến tháng 12/2015 là 113.779,2 ha
chiếm 79,75% so với tổng diện tích tự nhiên của tồn huyện. Những năm qua,
sản xuất nơng nghiệp của huyện Mai Sơn đã có bước phát triển, giá trị và giá trị

1


sản lượng liên tục tăng, chủng loại cây trồng, vật nuôi đa dạng hơn, cơ cấu nông
nghiệp chuyển dịch theo hướng gia tăng sản phẩm nông nghiệp trở thành
những hàng hoá chủ đạo. Đời sống tinh thần của đại bộ phận người dân được
cải thiện, công bằng hơn trong tiếp cận các cơ hội phát triển. Tuy nhiên, sản xuất
nông nghiệp vẫn mang nặng tính chất của nền sản xuất nhỏ, manh mún, sử
dụng không hiệu quả dẫn đến gây lãng phí các nguồn lực q giá cho phát triển
nơng nghiệp. Tuy nhiên tại huyện Mai Sơn hiện tại có một số mặt hàng nông sản
vô cùng tiềm năng phát triển theo hướng hàng hố như ngơ, cà phê, mía, và một
số cây ăn quả...Trên cơ sở phân tích đánh giá những tiềm năng về đất đai, khí
hậu thời tiết, về lao động, vốn, cơ sở hạ tầng nông thôn từ đó bố trí quỹ đất, cơ
cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm nhằm
khai thác có hiệu quả kinh tế cao, có tính hàng hố và bền vững trên địa bàn
huyện là vấn đề rất cần thiết. Để góp phần giải quyết vấn đề này tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản
xuất hàng hoá trên địa bàn huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La”.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của một số cây trồng chủ lực
theo hướng sản xuất hàng hoá cho huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La;
Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất nông

nghiệp và phát triển vùng nông sản hàng hóa tập trung.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Trong khn khổ đề tài chúng tơi chỉ nghiên cứu những loại
hình sử dụng đất nơng nghiệp chính và những cây trồng có tính
hàng hoá cao tại huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.4.1. Những đóng góp mới
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến sử
dụng đất nơng nghiệp huyện Mai Sơn.
- Điều tra hiện trạng tình hình sử dụng đất nơng nghiệp của

huyện Mai Sơn giai đoạn 2012-2016.
- Xác định các cây trồng có tính hàng hóa của huyện Mai Sơn.
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp của các cây trồng hàng hóa.

2


- Định hướng sử dụng đất nông nghiệp cho huyện Mai Sơn tỉnh

Sơn La theo hướng sản xuất hàng hóa.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông

nghiệp và phát triển vùng sản xuất cây hàng hóa.
1.4.2. Ý nghĩa khoa học
- Từ kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm cơ sở thực
tiễn và lý luận cho việc phát triển các cây trồng chủ đạo mang tính
hàng hố cao một cách bền vững tại huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La.
1.4.3. Ý nghĩa thực tiễn
- Hướng cho bà con các dân tộc thiểu số tại huyện canh tác theo một mơ

hình hiệu quả về kinh tế và hạn chế thấp nhất sự ảnh hưởng đến môi trường.
- Nâng cao thu nhập cho bà con nông dân.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ SỬ DỤNG ĐẤT VÀ HIỆU
QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NƠNG NGHIỆP
2.1.1. Đất nơng nghiệp và sử dụng đất nơng nghiệp
2.1.1.1. Đất nơng nghiệp
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan đến khái niệm, định nghĩa
về đất, nhưng định nghĩa của Docuchaev (1879), một nhà thổ nhưỡng học
người Nga được thừa nhận nhiều nhất. Theo tác giả này thì “Đất là vật thể tự
nhiên được hình thành qua một thời gian dài do kết quả tác động tổng hợp
của 5 yếu tố: đá mẹ, sinh vật, khí hậu, địa hình và thời gian”.
Sau này một số học giả khác đã bổ sung các yếu tố: nước của đất,
nước ngầm và đặc biệt là vai trò của con người để hoàn chỉnh khái niệm về
đất nêu trên. Nhà nông học người Anh V.R William đã đưa ra khái niệm: “Đất
là lớp mặt tơi xốp của lục địa có khả năng tạo ra sản phẩm cho cây”.

Theo CacMac “Đất là một tư liệu sản xuất đặc biệt, vừa là đối
tượng lao động, vừa là sản phẩm lao động sản xuất của con người”.
Trong phạm vi nghiên cứu về sử dụng đất, đất đai được nhìn nhận là một
nhân tố sinh thái. Với khái niệm này, đất đai bao gồm tất cả các thuộc tính sinh
học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và
hiện trạng sử dụng đất. Đất theo nghĩa đất đai bao gồm: khí hậu, dáng đất, địa
hình địa mạo, thổ nhưỡng, thuỷ văn, thảm thực vật tự nhiên bao gồm cả rừng,
cỏ dại trên đồng ruộng, động vật tự nhiên, những biến đổi của đất do các hoạt
động của con người (Đào Châu Thu và Nguyễn Khang, 1998).


Theo điều 10, Luật đất đai Việt Nam năm 2013 thì đất tự nhiên được chia
thành 3 nhóm lớn là: Nhóm đất nơng nghiệp, nhóm đất phi nơng nghiệp,
nhóm đất chưa sử dụng. Trong đó, nhóm đất nơng nghiệp bao gồm: Đất
trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác, đất
trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng,
đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác.

2.1.1.2. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp
Sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp nhằm điều hoà mối quan hệ giữa
người và đất đai. Mục tiêu của con người là sử dụng đất khoa học và hợp lý

4


(Kinh tế chính trị Mác - Lênin, NXB Giáo dục ). Vì vậy, sử dụng đất bền vững,
tiết kiệm và có hiệu quả đã trở thành chiến lược quan trọng. Theo Smyth và
Dumanski, 1993, sử dụng đất bền vững được xác định theo 5 nguyên tắc:
- Duy trì và nâng cao các hoạt động sản xuất (năng suất).
- Giảm mức độ rủi ro đối với sản xuất (an toàn).
- Bảo vệ tiềm năng của các nguồn tài nguyên tự nhiên, chống

lại sự thoái hoá chất lượng đất và nước (bảo vệ).
- Khả thi về mặt kinh tế (tính khả thi).
- Được xã hội chấp nhận (sự chấp nhận).
Năm nguyên tắc nêu trên được coi là kim chỉ nam của sử dụng đất đai bền
vững và là những mục tiêu cần phải đạt được. Nếu thực tế diễn ra đồng bộ so với
các mục tiêu trên thì khả năng bền vững sẽ đạt được. Nếu chỉ một hay một vài mục
tiêu mà khơng phải là tất cả thì khả năng bền vững chỉ mang tính bộ phận.


Ngồi ra cịn có các quan điểm sau:
- Tận dụng các nguồn lực, khai thác lợi thế so sánh về khoa

học, kỹ thuật, đất đai, lao động để phát triển cây trồng, vật ni có tỉ
suất hàng hoá cao, tăng sức cạnh tranh và hướng tới xuất khẩu.
- Thực hiện sử dụng đất nông nghiệp theo hướng tập trung

chun mơn hố, sản xuất hàng hố theo hướng ngành hàng, nhóm
sản phẩm, thực hiện thâm canh toàn diện và liên tục.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên cơ sở thực

hiện đa dạng hố hình thức sở hữu, tố chức sử dụng đất nơng
nghiệp, đa dạng hố cây trồng vật ni, chuyển đối cơ cấu cây
trồng vật nuôi phù hợp với sinh thái và bảo vệ môi trường.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phù hợp và gắn

liền với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
2.1.2. Các khái quát về hiệu quả và hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp

Sử dụng có hiệu quả cao các nguồn tài nguyên trong sản xuất
để đảm bảo phát triển một nền nông nghiệp bền vững là xu thế tất
yếu đối với các nước trên thế giới.
Theo Nguyễn Đình Hợi (1993) làm rõ bản chất của hiệu quả cần phân định
rõ sự khác nhau và mối liên hệ giữa kết quả và hiệu quả. Kết quả, mà là kết quả

5


hữu ích, là một đại lượng vật chất tạo ra do mục đích của con người, được
biểu hiện bằng những chỉ tiêu do tính chất mâu thuẫn giữa nguồn tài nguyên

hữu hạn với nhu cầu tăng lên của con người mà ta phải xem xét kết quả đó
được tạo ra như thế nào? Chi phí bỏ ra là bao nhiêu? Có đưa lại kết quả hoạt
động sản xuất khơng chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả mà còn phải đánh
giá chất lượng công tác hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm đó.

Đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh là nội dung đánh
giá của hiệu quả. Trên phạm vi toàn xã hội các chi phí bỏ ra để thu được
kết quả phải là chi phí lao động xã hội. Vì thế bản chất của hiệu quả chính
là hiệu quả lao động xã hội và được xác định bằng tương quan so sánh
giữa kết quả hữu ích thu được với lượng hao phí lao động xã hội. Còn
tiêu chuẩn của hiệu quả là sự tối đa kết quả và tối thiểu hóa chi phí trong
điều kiện tài nguyên thiên nhiên hữu hạn (Thomas Petermann, 1996).
Theo Đào Châu Thu, 1999 đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng
trong sản xuất nông nghiệp. Sử dụng đất nơng nghiệp có hiệu quả cao thơng
qua việc bố trí cơ cấu cây trồng, vật ni là một trong những vấn đề bức xúc
hiện nay của hầu hết các nước trên thế giới. Nó khơng chỉ thu hút sự quan
tâm của các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh
doanh nơng nghiệp mà cịn là sự mong muốn của nơng dân, những người
trực tiếp tham gia vào q trình sản xuất nơng nghiệp.
Căn cứ vào nhu cầu thị trường, thực hiện đa dạng hóa cây trồng vật ni trên
cơ sở lựa chọn các sản phẩm có ưu thế ở từng địa phương, từ đó nghiên cứu áp
dụng cơng nghệ mới nhằm làm cho sản phẩm có tính cạnh tranh cao, đó là một
trong những điều kiện kiên quyết để phát triển được nền nơng nghiệp hướng về
xuất khẩu có tính ổn định và bền vững đồng thời phát huy tối đa công dụng của đất
nhằm đạt tới hiệu quả sinh thái, KT-XH cao nhất (Nguyễn Đình Hợi, 1993).

* Các nội dung và nhiệm vụ sử dụng đất được thể hiện ở:
- Sử dụng hợp lý về khơng gian để hình thành hiệu quả kinh tế

không gian sử dụng đất.

- Phân phối hợp lý cơ cấu đất đai trên diện tích đất được sử

dụng, hình thành cơ cấu kinh tế sử dụng đất.
- Quy mơ sử dụng đất cần có sự tập trung thích hợp hình thành

quy mơ kinh tế sử dụng đất.

6


- Giữ mật độ sử dụng đất thích hợp hình thành việc sử dụng

đất một cách kinh tế, tập trung thâm canh.
Việc sử dụng đất phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố liên quan
(Hội khoa học đất, 2000). Vì vậy, việc xác định bản chất và khái niệm
hiệu quả sử dụng đất phải xuất phát từ luận điểm triết học của Mác
và những nhận thức lí luận của lí thuyết hệ thống:
- Hiệu quả phải được xem xét trên 3 mặt: hiệu quả kinh tế, hiệu

quả xã hội, hiệu quả mơi trường.
- Phải xem xét đến lợi ích trước mắt và lâu dài.
- Phải xem xét cả lợi ích riêng của người sử dụng đất và lợi ích

của cả cộng đồng.
- Phải xem xét giữa hiệu quả sử dụng đất và hiệu quả sử dụng

các nguồn lực khác.
- Đảm bảo sự phát triển thống nhất giữa các ngành.

Khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất người ta thường đánh giá

trên ba khía cạnh: Hiệu quả về mặt kinh tế sử dụng đất, hiệu quả về
mặt xã hội và hiệu quả về mặt môi trường (Trần An Phong, 1995).
* Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả là một phạm trù kinh tế phản ánh mặt chất lượng của các hoạt
động kinh tế. Mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế, xã hội là đáp ứng nhu
cầu ngày càng tăng về vật chất và tinh thần của toàn xã hội, khi nguổn lực sản
xuất của xã hội ngày càng trở nên khan hiếm, việc nâng cao hiệu quả là một đòi
hỏi khách quan của mọi nền sản xuất xã hội (Nguyễn Đình Hợi, 1993).

Theo quan điểm tính hiệu quả của C. Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên
trên cơ sở sản xuất tổng thể là quy luật tiết kiệm thời gian và phân phối mơt
cách có kế hoạch thời gian lao động theo các ngành sản xuất khác nhau.
Trên cơ sở thực hiện vấn đề “Tiết kiệm và phân phối mơt cách hợp lý thời
gian lao động (vật hố và lao động sống) giữa các ngành”. Theo quan điểm
của C. Mác đó là qui luật “Tiết kiệm”, là “Tăng năng suất lao động xã hội”,
hay đó là “Tăng hiệu quả”. Ông cho rằng: “Nâng cao năng suất lao động
vượt quá nhu cầu cá nhân của người lao động là cơ sở của hết thảy mọi xã
hôi”. Như vậy theo quan điểm của Mác tăng hiệu quả phải được hiểu rộng và
nó bao hàm cả việc tăng hiệu quả kinh tế và xã hội (Doãn Khánh, 2000).

7


Các nhà khoa học kinh tế Samuel _ Nordhuas cho rằng: “Hiệu quả có nghĩa là
khơng lãng phí. Nghiên cứu hiệu quả sản xuất phải xét đến chi phí cơ hội, “Hiệu quả
sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng mơt loại hàng hố này mà
khơng cắt giảm sản lượng một loại hàng hoá khác. Mọi nền kinh tế có hiệu quả nằm
trên đường giới hạn khả năng năng suất của nó” (Dỗn Khánh, 2000).

Theo L.M Canirop: "Hiệu quả của sản xuất xã hội được tính

tốn và kế hoạch hoá trên cơ sở những nguyên tắc chung đối với
nền kinh tế quốc dân bằng cách so sánh kết quả của sản xuất với
chi phí hoặc nguồn lực đã sử dụng" (Doãn Khánh, 2000).
Tác giả Đỗ Khắc Thịnh cho rằng: “Thông thường hiệu quả được hiểu như
một hiệu số giữa kết quả và chi phí, tuy nhiên trong thực tế đã có trường hợp
khơng thực hiện được phép trừ hoặc phép trừ khơng có ý nghĩa”. Do vậy, nói
mơt cách linh hoạt hơn nên hiểu hiệu quả là một kết quả tốt phù hợp mong muốn
và hiệu quả có nghĩa là khơng lãng phí (Phân Sĩ Mẫn, Nguyễn Việt Anh, 2001).
Nếu xét trên phương diện so sánh thì hiệu quả kinh tế là sự so sánh giữa một
bên là kết quả đạt được một bên là các chi phí bỏ ra. Một phương án hay một giải
pháp kỹ thuật, quản lý có hiệu quả kinh tế cao là một phương án đạt được sự tương
quan tối ưu giữa kết quả đưa lại và chi phí đầu tư (Bùi Văn Ten , 2000).

Như vậy, qua phân tích ở trên chúng ta thấy rằng, có nhiều quan điểm
khác nhau về hiệu quả kinh tế nhưng đều thống nhất nhau ở bản chất của
nó. Người sản xuất muốn thu được kết quả phải bỏ ra những chi phí nhất
định, những chi phí đó là nhân lực, vật lực, vốn... So sánh kết quả đạt được
với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó sẽ có hiệu quả kinh tế. Tiêu chuẩn
của hiệu quả là sự tối đa hoá kết quả với một lượng chi phí định trước hoặc
tối thiểu hố chi phí để đạt được mơt kết quả nhất định.
Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng: bản chất của phạm trù kinh tế
sử dụng đất là với một diện tích đất đai nhất định sản xuất ra một khối lượng
của cải vật chất nhiều nhất, với một lượng đầu tư chi phí về vật chất và lao động
thấp nhất, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hôi.

* Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội là phạm trù có liên quan mật thiết với hiệu quả kinh tế và thể
hiện mục tiêu hoạt động kinh tế của con người, việc lượng hoá các chỉ tiêu biểu
hiện hiệu quả xã hội cịn gặp nhiều khó khăn mà chủ yếu phản ánh bằng các


8


chỉ tiêu mang tính định tính như tạo cơng ăn việc làm cho lao động, định
canh, định cư, xây dựng xã hội lành mạnh, nâng cao mức sống của toàn dân.

Theo Nguyễn Duy Tính (1995), hiệu quả về mặt xã hội sử dụng
đất nông nghiệp được xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một
diện tích đất nơng nghiệp.
* Hiệu quả môi trường
Hiệu quả môi trường được các nhà môi trường học rất quan tâm
trong điều kiện hiện nay. Một hoạt đơng sản xuất được coi là có hiệu quả
khi hoạt đơng đó khơng có những tác đơng xấu đến vấn đề mơi trường
như đất, nước, khơng khí và hệ sinh học, là hiệu quả đạt được khi quá
trình sản xuất kinh doanh diễn ra không làm cho môi trường xấu đi mà
ngược lại q trình sản xuất đó cịn đem lại cho mơi trường tốt hơn, làm
cho mơi trường xanh, sạch đẹp hơn trước (Đỗ Nguyên Hải ,1999).

Sử dụng đất hợp lý hiệu quả cao và bền vững phải quan tâm tới
cả ba loại hiệu quả, trong đó hiệu quả kinh tế là trọng tâm, khơng có
hiệu quả kinh tế khơng có điều kiện nguồn lực để thực thi hiệu quả
xã hội và môi trường, ngược lại, không có hiệu quả xã hội và mơi
trường hiệu quả kinh tế sẽ khơng vững chắc (Quyền Đình Hà, 1993).
2.1.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả trong việc sử dụng đất nông nghiệp
Bản chất của hiệu quả là mối quan hệ giữa kết quả và chi phí. Mối quan hệ này là
mối quan hệ hiệu số hoặc là quan hệ thương số. Dạng tổng quát của hệ

thống chỉ tiêu hiệu quả sẽ là :
H=K-CH=K/C
H=(K-C)/C

H = (K1 - K0)/(C1 - C0)
Trong đó: + H: Hiệu quả;
+ K: Kết quả;
+ C: Chi phí;
+ 1,0 là chỉ số thời gian

(năm). * Hiệu quả kinh tế
+ Hiệu quả kinh tế tính trên 1 ha đất nông nghiệp.

9


- Giá trị sản xuất (GTSX): là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và

dịch vụ được tạo ra trong 1 kỳ nhất định (thường là một năm).
- Chi phí trung gian (CPTG): là tồn bộ các khoản chi phí vật

chất thường xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra để thuê và mua các
yếu tố đầu vào và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất.
- Giá trị gia tăng (GTGT): là hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí trung

gian, là giá trị sản phẩm xã hội tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó.

GTGT = GTSX - CPTG
+ Hiệu quả kinh tế tính trên 1 đồng chi phí trung gian

(GTSX/CPTG, GTGT/CPTG): đây là chỉ tiêu tương đối của hiệu quả,
nó chỉ ra hiệu quả sử dụng các chi phí biến đổi và thu dịch vụ.
+ Hiệu quả kinh tế trên ngày công lao động quy đổi, gồm có


(GTSX/CPTG, GTGT/CPTG). Thực chất là đánh giá kết quả đầu tư lao
động sống cho từng kiểu sử dụng đất và từng cây trồng làm cơ sở
để so sánh với chi phí cơ hội của người lao động.
* Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội
Theo hội khoa học đất Việt Nam (2000), hiệu quả xã hội được
phân tích bởi các chỉ tiêu sau:
+ Đảm bảo an tồn lương thực, gia tăng lợi ích của người nông dân.
+ Đáp ứng mục tiêu chiến lược phát triển của vùng: Mỗi vùng có những

điều kiện tự nhiên, xã hội khác nhau, có vai trị khác nhau trong sự nghiệp
phát triển chung. Nền kinh tế muốn phát triển thì các ngành, các vùng cần có
những bước đi đúng đắn và phù hợp. Sử dụng đất nói chung và đất nơng
nghiệp nói riêng nên tn thủ theo những định hướng mang tính chiến lược;
+ Hệ thống nơng nghiệp thu hút nhiều lao động, mang lại lợi ích cho

người lao động sẽ giải quyết được vấn đề việc làm, giảm nạn thất nghiệp,
giảm các tiêu cực trong xã hội góp phần ổn định và phát triển đất nước;
+ Góp phần định canh định cư, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ

thuật. Thực tế cho thấy, hình thức du canh, du cư không những làm cho
cuộc sống thiếu ổn định mà cịn gây nên tình trạng suy thối mơi trường
đất, nước...Vì vậy cần sản xuất nông nghiệp một cách bền vững.
+ Tăng cường sản phẩm hàng hoá, đặc biệt là hàng xuất khẩu.

10


* Các chỉ tiêu về hiệu quả môi trường
Trong sử dụng đất ln có sự mâu thuẫn giữa những lợi ích vật chất, cá
nhân trước mắt với những lợi ích xã hội, lâu dài. Việc người dân khai thác từ đất

nhiều hơn, trong khi cung cấp cho đất lượng phân hữu cơ ít và tăng các dạng
phân hố học, thuốc bảo vệ thực vật... đều là những nguyên nhân làm tổn hại
môi trường. Sử dụng đất thực sự đạt hiệu quả khi nó khơng có mâu thuẫn trên.
Vì vậy, một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường trong quản lý sử dụng
đất bền vững ở vùng nông nghiệp được tưới (Theo Đỗ Nguyên Hải, 1999) là:
+ Quản lý đối với đất đai rừng đầu nguồn;
+ Đánh giá các tài nguyên nước bền vững;
+ Đánh giá quản lý đất đai;
+ Đánh giá hệ thống cây trồng;
+ Đánh giá về tính bền vững đối với việc duy trì độ phì nhiêu

của đất và bảo vệ cây trồng;
+ Đánh giá về quản lý và bảo vệ tự nhiên;
+ Sự thích hợp của môi trường đất khi thay đổi kiểu sử dụng

đất. Việc xác định hiệu quả về mặt môi trường của q trình sử
dụng đất nơng nghiệp là rất phức tạp, rất khó định lượng, nó địi hỏi
phải được nghiên cứu, phân tích trong thời gian dài.
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đất là hết sức
cần thiết, nó giúp cho việc đưa ra những đánh giá phù hợp với từng
loại đất, vùng đất để trên cơ sở đó đề xuất những phương hướng và
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Các nhân tố ảnh
hưởng đến sử dụng đất nông nghiệp có thể chia thành 3 nhóm:
2.1.4.1. Nhóm yếu tố điều kiện tự nhiên
Đối tượng của sản xuất nông - lâm nghiệp chủ yếu là các cây trồng vật
ni có q trình sinh trưởng và phát triển theo quy luật tự nhiên. Cho nên
chúng gắn bó chặt chẽ và phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Các yếu tố tự nhiên
như: đất, nước, thời tiết khí hậu, địa hình, vị trí địa lý, các hệ sinh thái rừng,
biển,… có tác động rất lớn. Nó có thể thúc đẩy hay ức chế sự phát triển sinh

trưởng của cây trồng vật nuôi (Nguyễn Văn Man, Trịnh Văn Thịnh, 2002).

11


×