Tải bản đầy đủ (.docx) (126 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá biến động và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thị xã quảng yên tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 126 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

VŨ VĂN HẢI

ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRONG XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI
TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ QUẢNG YÊN TỈNH QUẢNG NINH

Ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

8850103

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Đào Châu Thu

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong
luận văn này là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào.

Tơi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận văn đã
được cảm ơn, các thông tin trích dẫn đã chỉ rõ nguồn gốc.
Hà nội, ngày 27… tháng 09…. năm 2018


Tác giả luận văn

Vũ Văn Hải

i


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thiện luận văn tơi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình, sự đóng góp q
báu của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước hết, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Đào Châu Thu - Giảng viên Học
viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt thời gian
thực hiện đề tài.
Tơi xin trân trọng cảm ơn sự góp ý chân thành của các Thầy, Cô giáo Khoa
Quản lý đất đai, Ban quản lý đào tạo - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi thực hiện và hồn thành đề tài.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Ủy ban nhân dân thị xã Quảng Yên, tập thể Phịng
Tài ngun và Mơi trường, Phịng Kinh tế, chi cục Thống kê, cấp ủy, chính quyền và
bà con nhân dân các xã, thị trấn trong thị xã Quảng Yên đã giúp đỡ tơi trong q trình
thực hiện đề tài trên địa bàn.
Tơi xin cảm ơn đến gia đình, người thân, các cán bộ đồng nghiệp và bạn bè đã
động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong qua trình thực hiện đề tài này.

Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 27... tháng 09... năm 2018

Tác giả luận văn

Vũ Văn Hải


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................. ii
Mục lục....................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.............................................................................................................. vi
Danh mục bảng........................................................................................................................ vii
Danh mục hình........................................................................................................................ viii
Trích yếu luận văn.................................................................................................................... ix
Thesis abstract.......................................................................................................................... xii
Phần 1. Mở đầu........................................................................................................................ 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1

1.2.

Mục đích nghiên cứu đề tài....................................................................................... 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 2

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn ........................................... 2

1.4.1.


Những đóng góp mới.................................................................................................. 2

1.4.2.

Ý nghĩa khoa học:....................................................................................................... 3

1.4.3.

Ý nghĩa thực tiễn:........................................................................................................ 3

Phần 2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.......................................................................... 4
2.1.

Cơ sở về xây dựng nông thôn mới........................................................................... 4

2.1.1.

Một số khái niệm về nông nghiệp, nông dân, nông thôn ...................................... 4

2.1.2.

Vai trị của nơng dân trong xây dựng nơng thơn mới............................................ 4

2.1.3.

Nội dung các tiêu chí xây dựng nơng thơn mới liên quan đến hiệu quả sử dụng

đất nông nghiệp........................................................................................................... 5
2.2.


Đất và vai trị của đất đối với sản xuất nơng nghiệp ............................................. 5

2.2.1.

Kháı niệm về đất và đất sản xuất nơng nghiệp....................................................... 5

2.2.2.

Vai trị và ý nghĩa của đất đai trong sản xuất nông nghiệp ................................... 7

2.3.

Sử dụng đất và những quan điểm về sử dụng đất.................................................. 8

2.3.1.

Sử dụng đất và những nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đất ................................. 8

2.3.2.

Quan điểm sử dụng đất bền vững........................................................................... 10

2.4.

Cơ sở lý luận về hiệu quả và đánh giá hiệu quả sử dụng đất ............................. 12

2.4.1.

Khái quát hiệu quả sử dụng đất............................................................................... 12


iii


2.4.2.

Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất.................................................. 17

2.4.3.

Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất............................................................ 17

2.4.4.

Hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp......................................................................... 18

2.5.

Tình hình nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới
và Việt Nam............................................................................................................... 20

2.5.1.

Tình hình nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên thế
giới.............................................................................................................................. 20

2.5.2.

Tình hình nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở Việt
Nam............................................................................................................................ 22


Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu.............................................................. 26
3.1.

Địa điểm nghiên cứu................................................................................................. 26

3.2.

Thời gian nghiên cứu................................................................................................ 26

3.3.

Đối tượng nghiên cứu............................................................................................... 26

3.4.

Nội dung nghiên cứu................................................................................................ 26

3.4.1.

Điều tra đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có liên quan đến sử dụng
đất nơng nghiệp của thị xã Quảng Yên................................................................. 26

3.4.2.

Biến động và hiện trạng sử dụng đất...................................................................... 26

3.4.3.

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp......................................................... 26


3.4.4.

Đánh giá sản xuất nông nghiệp dưới tác động xây dựng NTM......................... 27

3.4.5.

Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất NN trong xây dựng NT mới
27

3.5.

Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 27

3.5.1.

Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp..................................................................... 27

3.5.2.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu...................................................................... 27

3.5.3.

Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp....................................................................... 28

3.5.4.

Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất theo FAO ...................................... 28


3.5.5.

Phương pháp đánh giá tổng hợp hiệu quả sử dụng đất....................................... 31

3.5.6.

Phương pháp so sánh, thống kê và xử lý số liệu điều tra .................................... 31

Phần 4. Kết quả nghiên cứu................................................................................................ 32
4.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thị xã Quảng Yên ................................... 32

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên..................................................................................................... 32

4.1.2.

Thực trạng phát triển kinh tế xã hội của thị xã..................................................... 35

4.1.3.

Đánh giá thuận lợi và khó khăn về địa bàn của thị xã Quảng Yên tác động đến
hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp......................................................................... 39

iv


4.2.


Biến động và hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp.............................................. 41

4.2.1.

Cơ cấu đất nông nghiệp của Thị xã Quảng Yên................................................... 41

4.2.2.

Biến động diện tích và cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thị xã trong

xây dựng NTM giai đoạn 2014 - 2017.................................................................. 42
4.2.3.

Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp...................................................................... 44

4.3.

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp......................................................... 48

4.3.1.

Đặc điểm các loại hình sử dụng đất của thị xã Quảng Yên Tỉnh Quảng Ninh . 48

4.3.2.

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của thị xã Quảng Yên ................. 52

4.4.


Đánh giá sản xuất nông nghiệp dưới tác động xây dựng NTM......................... 75

4.4.1.

Quy mơ diện tích đất nông nghiệp trong xây dựng NTM.................................. 75

4.4.2.

Phương thức sản xuất nông nghiệp trong xây dựng NTM ................................. 76

4.4.3.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản trong xây dựng NTM.......................... 78

4.4.4.

Đánh giá chung mức độ tác động của NTM đến sản xuất nông nghiệp ở 3 tiểu
vùng trên địa bàn thị xã Quảng Yên...................................................................... 78

4.5.

Lựa chọn các lut có hiệu quả và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng
đất trong xây dựng nông thôn mới......................................................................... 79

4.5.1.

Lựa chọn các loại hình sử dụng đất nơng nghiệp có hiệu quả ........................... 79

Phần 5. Kết luận và đề nghị................................................................................................. 84
5.1.


Kết luận....................................................................................................................... 84

5.2.

Đề nghị........................................................................................................................ 85

Tài liệu tham khảo................................................................................................................... 86
Phụ lục....................................................................................................................................... 89

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BTNMT

Bộ Tài ngun và Mơi trường

CPTG

Chi phí trung gian

GTNC

Gía trị ngày cơng


GTSX

Gía trị ngày cơng

HQĐV

Hiệu quả đồng vốn

KT

Kinh tế



Lao động

LUT

Loại hình sử dụng đất

LX - LM

Lúa xuân - Lúa mùa

MT

Môi trường




Nghị định

NNP

Đất nông nghiệp

NTM

Nông thôn mới



Quyết định

TNHH

Thu nhập hỗn hợp

TT

Thông tư

UBND

Uỷ ban nhân dân

XH

Xã hội


vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất .....29

Bảng 3.2.

Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội................................................... 29

Bảng 3.3.

Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường.......................................... 30

Bảng 4.1.

Hiện trạng phân bổ dân số, lao động năm 2017 ........................................... 36

Bảng 4.2.

Giá trị sản xuất qua các năm (giá cố định).................................................... 38

Bảng 4.3.

Tỷ lệ sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2015 - 2017................................ 41

Bảng 4.4.


So sánh biến động diện tích đất và cơ cấu đất nơng nghiệp của thị xã
Quảng Yên năm (2014- 2017)......................................................................... 42

Bảng 4.5.

Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn Thị xã năm 2017 .........44

Bảng 4.6.

Một số loại hình sử dụng đất chính tiểu vùng 1........................................... 49

Bảng 4.7.

Một số loại hình sử dụng đất chính tiểu vùng 2........................................... 50

Bảng 4.8.

Một số loại hình sử dụng đất chính tiểu vùng 3........................................... 51

Bảng 4.9.

Hiệu quả kinh tế các cây trồng tiểu vùng 1................................................... 52

Bảng 4.10. Hiệu quả kinh tế các cây trồng, vật nuôi tiểu vùng 2 ................................... 53
Bảng 4.11. Hiệu quả kinh tế các cây trồng,vật nuôi tiểu vùng 3..................................... 54
Bảng 4.12. Hiệu quả kinh tế các LUT tiểu vùng 1............................................................ 56
Bảng 4.13. Hiệu quả kinh tế các LUT tiểu vùng 2............................................................ 57
Bảng 4.14. Hiệu quả kinh tế các LUT tiểu vùng 3............................................................ 58
Bảng 4.15. Hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất tại tiểu vùng 1 ........................... 60
Bảng 4.16. Hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất tại tiểu vùng 2 ........................... 62

Bảng 4.17. Hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất tại tiểu vùng 3 ........................... 63
Bảng 4.18. So sánh mức đầu tư phân bón thực tế tại địa phương với sở nơng nghiệp
phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh........................................................... 65
Bảng 4.19. Mức độ sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật...................................... 68
Bảng 4.20. Tổng hợp điểm hiệu quả môi trường của các LUT và kiểu sử dụng đất trên
địa bàn thị xã Quảng Yên................................................................................. 70
Bảng 4.21. Tổng hợp hiệu quả KT - XH - MT của các kiểu sử dụng đất trên địa bàn thị

xã Quảng Yên.................................................................................................... 73

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Vị trí thị xã Quảng n......................................................................................... 32
Hình 4.2. Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm từ năm 2014 -2017 ........................ 33
Hình 4.3. Lượng mưa trung bình các tháng trong năm..................................................... 34
Hình 4.4. Biểu đồ thể hiện sự thay đổi diện tích đất nơng nghiệp trên địa bàn thị xã
Quảng Yên năm 2014 - 2017............................................................................... 43
Hình 4.5. Biểu đồ thể hiện hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thị xã Quảng

Yên........................................................................................................................... 45

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Vũ Văn Hải
Tên luận văn: “Đánh giá biến động và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong xây
dựng nông thôn mới trên địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh”

Ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 8850103

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
- Xác định được biến động diện tích đất nơng nghiêp giai đoạn 2014 - 2017 và hiệu
quả của các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thị xã Quảng Yên.
- Tác động của xây dựng NTM đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thị xã
Quảng Yên.
- Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp hiệu quả cho những năm tới của
thị xã Quảng Yên.

Nội dung và phương pháp nghiên
cứu Nội dung nghiên cứu:
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có liên quan đến sử dụng đất sản
xuất nông nghiệp thị xã Quảng Yên.
- Đánh giá biến động diện tích và cơ cấu đất nông nghiệp, trong xây dựng NTM
giai đoạn 2014 – 2017.
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp thị xã Quảng Yên.
- Đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất.
- Đánh giá tác động xây dựng NTM đến sản xuất nông nghiệp của thị xã Quảng

Yên. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: thu thập tại các phịng, ban chun mơn
của thị xã Quảng n.
- Phương pháp chọn điểm nghiên cứu: chọn 3 xã Hiệp Hòa, Liên Vị và Hoàng
Tân đại diện cho 3 tiểu vùng nghiên cứu.
- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: điều tra nhanh nông thôn theo phiếu điều tra;
- Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp: theo phương

pháp cho điểm dựa vào kết quả tính toán các chỉ tiêu: GTSX, TNHH, HQĐV, GTNC, ….;
- Phương pháp đánh giá tổng hợp hiệu quả sử dụng đất

ix


- Phương pháp so sánh, thống kê, xử lý số liệu: bằng phần mềm

Excel Kết quả chính và kết luận
1. Biến động diện tích và cơ cấu đất nơng nghiệp trong xây dựng NTM giai đoạn
2014 - 2017

Từ kết quả nghiên cứu, có thể thấy được cơ cấu đất nơng nghiệp của thị xã có sự
chuyển đổi giữa các loại đất nơng nghiệp. Và diện tích đất nơng nghiệp có xu hướng
giảm diện tích từ năm 2014 đến 2017.
2. Thị xã Quảng n có 4 loại hình sử dụng đất nơng nghiệp, với 24 kiểu sử

dụng đất, trong đó LUT có diện tích lớn nhất là LUT ni trồng hải sản với kiểu sử
dụng đất ni Tơm với diện tích 4644,43 ha,chiếm 23,60% diện tích đất nơng nghiệp,
loại hình sử dụng đất nhỏ nhất là chuyên rau, màu với diện tích 371,36 ha, chiếm
1,89% diện tích đất nơng nghiệp. Trong đó, kiểu sử dụng đất ngơ mùa - cà chua có
diện tích nhỏ nhất là 9,97 ha, chiếm 0,05% diện tích đất nơng nghiệp.
3. Biến động diện tích và cơ cấu đất nông nghiệp trong xây dựng NTM giai đoạn
2014 - 2017

Từ kết quả nghiên cứu, có thể thấy được cơ cấu đất nơng nghiệp của thị xã có sự
chuyển đổi giữa các loại đất nơng nghiệp. Và diện tích đất nơng nghiệp có xu hướng
giảm diện tích từ năm 2014 đến 2017.
4. Kết quả nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong xây dựng NTM
trên địa bàn thị xã cho thấy:


Trong những năm vừa qua, cùng với công cuộc xây dựng NTM trên địa bàn thị
xã đã đạt được rất nhiều thành tựu. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tăng nên đáng
kể so với những năm trước đây. Các kiểu sử dụng đất và các loại cây trồng phong phú
và đa dạng hơn trước, hiệu quả và năng suất tăng nên khá nhiều. Các loại hình sử dụng
đất cho hiệu quả cao như: rau màu cho thu nhập hỗn hợp từ 250 triệu đồng đến trên
300 triệu đồng/ ha và 580 triệu đồng đến 690 triệu đồng/ha đối nuôi trồng hải sản.
5. Tác động xây dựng NTM đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thị xã:
Theo số liệu kiểm kê năm 2017, thu nhập của người dân ở khu vực nông thôn
Quảng Yên đã đạt 41,88 triệu đồng/năm, tăng 102,2% so với năm 2016. Toàn thị xã đã
có 5/8 xã đạt tiêu chí thu nhập, 4/8 xã đạt tiêu chí hộ nghèo, 8/8 xã đạt tiêu chí tỷ lệ
lao động có việc làm, 7/8 xã đạt tiêu chí tổ chức sản xuất.
Trong năm 2017, thị xã đã huy động 59,36 tỷ đồng để đầu tư phát triển hạ tầng,
tập trung ở các lĩnh vực giao thông, thủy lợi, điện nông thôn, đầu tư nâng cấp cơ sở hạ
tầng các trường học, nhà văn hóa, cấp nước hợp vệ sinh cho khu vực nông thôn. Cùng
với đó, việc triển khai xây dựng NTM kiểu mẫu đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình

x


của người dân. Hiện trên địa bàn thị xã đã có 23 thơn đăng ký xây dựng mơ hình khu
dân cư NTM kiểu mẫu và 242 hộ đăng ký thực hiện xây dựng vườn mẫu, đơn cử như
các xã: Tiền An, Sơng Khoai, Liên Hịa…
Thị xã cũng đã tích cực vận động người dân tăng gia sản xuất, nâng cao thu
nhập, tiếp tục xây dựng thương hiệu rau an toàn trên địa bàn thị xã xã. Về cơ bản xã đã
làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật
nuôi phát triển kinh tế. Năm 2017, mức thu nhập bình quân của người dân đạt 47 triệu
đồng/người/năm. Hiện thị xã đã và đang tiếp tục rà soát các hộ kinh doanh để thành
lập các tổ thu gom, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công
nghệ vào sản xuất.


xi


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Vu Van Hai
Thesis title: Evaluating changes and efficiency of agricultural land use in new rural
construction in Quang Yen town, Quang Ninh province.
Major: Land Management

Code: 8850103

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research objectives
- Determining the fluctuation of agricultural land area in the period of 2014 -

2017 and the efficiency of agricultural land use in Quang Yen town.
- Impact of new rural construction on agricultural production in Quang Yen town
- Orientation of agricultural land use in 2020 of Quang Yen town.

Research Methods
Research materials:
- Natural and socio-economic conditions related to the use of agricultural land in

Quang Yen town.
- Land use types for agricultural production in Quang Yen town.Research contents:
- Assessment of natural and socio-economic conditions related to agricultural

land use in Quang Yen town.
- Evaluating changes in area and structure of agricultural land, in new rural


construction 2014 – 2017.
- Orientation of agricultural land use in 2020 in Quang Yen town.
- Assess the impact of new rural construction on agricultural production in

Quang Yen town.
Methods
- Secondary data collection method: collected at the specialized departments of

Quang Yen town.
- Study site selection method: select 3 communes Hiep Hoa, Lien Vi and Hoang

Tan to represent 3 sub-regions.
- Primary data collection method: Rapid rural survey according to

questionnaire survey;

xii


- Method of assessing the effectiveness of agricultural land use: according to the

method of scoring based on the calculation results of the following indicators:
production value, mixed income, capital efficiency, the value of working day, ....;
- Method of comparison, statistics, data processing: by Excel software

Main results and conclusions
1.Changes in area and structure of agricultural land in new rural construction
period 2014 - 2017
From the results of the study, it can be seen that the agricultural land structure of

the town has a shift between agricultural land types. And the area of agricultural land
tends to decrease from 2014 to 2017.
2. Quang Yen has 4 types of agricultural land use, with 24 types of land use, of

which LUT has the largest area is LUT for aquaculture with the land use type raising
shrimp with an area of 4644.43 ha, accounting for 23.60% of agricultural land, the
smallest type of land use is vegetable, color area 371.36 ha, accounting for 1.89% of
agricultural land. In particular, the maize-maize land use type has the smallest area of
9.97 ha, accounting for 0.05% of agricultural land area.
3. Changes in agricultural land area and structure in NTM construction period
2014 - 2017

From the results of the study, it can be seen that the agricultural land structure of
the town has a shift between agricultural land types. And the area of agricultural land
tends to decrease from 2014 to 2017.
4. The results of the study on the effectiveness of agricultural land use in NTM
construction in the town show that: In the recent years, with the construction of NTM in
the town has achieved many achievements. The efficiency of agricultural land use has
increased significantly compared to previous years. Land use patterns and crops are richer
and more diversified than before, and productivity and productivity increase. The types of
land use for high efficiency such as vegetables for mixed income from 250 million to over
300 million VND / ha and 580 million to 690 million VND / ha for aquaculture.
5. Impacts of NTM construction on agricultural production in the town area:

According to the statistics of the year 2017, the income of people in rural areas
in Quang Yen reached 41.88 million per year, up 102.2% over 2016. The whole town
has 5/8 communes income criteria, 4/8 communes meet criteria of poor households,
8/8 communes meet the criteria of the rate of employed labor, 7/8 communes met the
criteria of production organization.


xiii


In 2017, the town mobilized VND 59.36 billion to invest in infrastructure
development, focusing on transportation, irrigation, rural electricity, upgrading
infrastructure of schools, culture, hygienic water supply for rural areas. Along with
that, the construction of NTM model has received the enthusiastic response of the
people. At present, there are 23 hamlets registered to build model NTM

xiv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành
phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư,
xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hố xã hội, an ninh quốc phịng. Trong sản xuất
nông nghiệp, đất đai không chỉ là đối tượng lao động mà cịn là tư liệu sản xuất
khơng thể thay thế được. Việc sử dụng đất sản xuất nông nghiệp khơng chỉ cịn
đơn thuần là ngành kinh tế sinh học, tạo ra lương thực, thực phẩm mà ngày nay
được coi là nền kinh tế sinh thái, gắn liền phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường.
Mặt khác, để đáp ứng nhu cầu cho tất cả các ngành sản xuất của xã hội phù hợp
với chiến lược phát triển kinh tế thì diện tích đất nơng nghiệp ngày càng bị thu
hẹp. Trong quá trình sử dụng, đất đai chịu sự tác động của nhiều yếu tố kinh tế, tự
nhiên và con người, trong đó yếu tố con người là quan trọng nhất.
Chính vì thế việc sử dụng đất có hiệu quả và bền vững đang trở thành vấn đề
cấp thiết với mỗi quốc gia, nhằm duy trì sức sản xuất của đất đai cho hiện tại và
cho tương lai.
Xã hội phát triển, dân số tăng nhanh kéo theo những đòi hỏi ngày càng tăng
về lương thực thực phẩm, chỗ ở cũng như các nhu cầu về văn hóa, xã hội. Con

người đã tìm mọi cách để khai thác đất đai nhằm thỏa mãn những nhu cầu ngày
càng tăng đó. Vậy đất đai, đặc biệt là đất nơng nghiệp có hạn về diện tích nhưng
lại có nguy cơ bị suy thối dưới tác động của thiên nhiên và sự thiếu ý thức của
con người trong q trình sản xuất. Đó cịn chưa kể đến sự suy giảm về diện tích
đất nơng nghiệp do q trình đơ thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, trong khi khả năng
khai hoang đất mới lại rất hạn chế. Do vậy, việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản
suất nơng nghiệp từ đó lựa chọn các loại hình sử dụng đất có hiệu quả để sử dụng
hợp lý theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững đang trở thành vấn đề mang
tính chất toàn cầu đang được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm. Đối với một
nước có nền nơng nghiệp chủ yếu như Việt Nam, việc nghiên cứu, đánh giá hiệu
quả sử dụng đất nông nghiệp càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Quảng Yên là thị xã nằm ven biển, một thị xã đã thực hiện tốt và hồn thành
chương trình xây dựng nơng thơn mới. Đã đạt được nhiều thành tựu quan

1


trọng trong nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, chính trị, an ninh quốc phòng . Trong
những năm gần đây, với xu thế kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, q trình đơ
thị hóa diễn ra mạnh mẽ thì diện tích đất nơng nghiệp của thị xã dần bị thu hẹp do
chuyển sang các mục đích phi nơng nghiệp. Do đó để định hướng cho người dân
trong thị xã khai thác và sử dụng hợp lý, ổn định và có hiệu quả trong sản xuất
nơng nghiệp là một trong những vấn đề hết sức cần thiết. Để giải quyết vấn đề này
thì việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp nhằm đề xuất hướng sử dụng
đất và loại hình sử dụng đất thích hợp là việc rất quan trọng trong tương giai đoạn
tới.
Xuất phát từ thực tiễn trên, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Đào Châu
Thu, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá biến động và hiệu quả sử dụng
đất nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thị xã Quảng Yên,
tỉnh Quảng Ninh”.

1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
- Đánh giá biến động diện tích đất đất nơng nghiệp trên địa bàn thị xã

Quảng Yên giai đoạn 2014 – 2017.
- Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp.
- Đánh giá tác động của xây dựng NTM đến sản xuất nông nghiệp trên địa

bàn thị xã.
- Lựa chọn và đề xuất các giải pháp sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả cao

trên địa bàn thị xã Quảng Yên ,tỉnh Quảng Ninh.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đánh giá biến động sử dụng đất trong xây dựng nông thôn mới, giai đoạn

2014 – 2017.
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp năm 2017 trên địa bàn thị xã

Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.4.1. Những đóng góp mới
Đề tài đã xác định được biến động và đánh giá được hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp trong xây dựng nơng thơn mới. Qua đó đưa ra định hướng sử dụng
đất nơng nghiệp hiệu quả cho các loại hình sử dụng đất nông nghiệp cho nhưng
năm tới trên địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

2


1.4.2. Ý nghĩa khoa học
Qua kết quả nghiên cứu, đánh giá về biến động và hiệu quả sử dụng đất nông

nghiệp trong xây dựng nông thôn mới làm cơ sở khoa học cho định hướng quản lý
và sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thị xã Quảng yên.
1.4.3. Ý nghĩa thực tiễn
Các giải pháp đề xuất trong đề tài là nguồn tài liệu tham khảo cho các cơ
quan quản lý nhà nước về đất đai, trong việc quản lý biến động và sử dụng đất
nông nghiệp hiệu quả gắn liền với q trình xây dựng nơng thơn mới trên địa bàn
thị xã.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
2.1.1. Một số khái niệm về nông nghiệp, nông dân, nông thôn
- Nông nghiệp: Là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất

đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và
nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên
liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều
chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao
gồm cả lâm nghiệp, thủy sản. Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong
nền kinh tế của nhiều nước, đặc biệt là trong các thế kỷ trước đây khi công nghiệp
chưa phát triển.Trong nông nghiệp cũng có hai loại chính, việc xác định sản xuất
nông nghiệp thuộc dạng nào cũng rất quan trọng (Đỗ Kim Chung, 2002).
- Nông dân: Là người lao động cư trúc ở nông thôn sống chủ yếu bằng nghề

làm ruộng, sau đó bằng các ngành, nghề mà tư liệu sản xuất chính là đất đai tùy
theo từng thời kỳ lịch sử ở từng nước, có quyền sở hữu khác nhau vè ruộng đất,
những người này hình thành nên giai cấp nông dân (Trần Ngọc Thêm, 2001).
- Nông thôn: là vùng sinh sống, làm việc của cộng đồng chủ yếu là nông


dân, sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, là nơi có mật độ dân cư thấp, mơi
trường chủ yếu là thiên nhiên, cơ sở hạ tầng kém phát triển, tiếp cận thị trường và
sản xuất hàng hố thấp. Nơng thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị
các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xã (
Trần Ngọc Thêm, 2001).
2.1.2. Vai trị của nơng dân trong xây dựng nông thôn mới
Tác giả Minh Khang trong bài viết “Vai trị của nơng dân trong xây dựng
NTM” đăng trên Cổng Thơng tin Điện tử Trường Chính trị Bạc Liêu khẳng định:
Xây dựng NTM là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm làm thay đổi bộ
mặt của nông thôn cho phù hợp với thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng
nghiệp, nơng thơn:
- Nơng dân là nguồn nhân lực quan trọng trong phát triển nông nghiệp và

xây dựng nông thôn mới.Trong nền kinh tế ở nước ta, nông dân luôn là lực lượng
lao động chủ yếu trong ngành nông nghiệp, là nguồn nhân lực dồi dào, quan

4


trọng, quyết định sự thành công trong xây dựng nông thơn mới. Nơng dân cũng
chính là người trực tiếp ứng dụng những thành tựu khoa học - kỹ thuật và công
nghệ vào trong sản xuất, tăng quy mô tạo ra một khối lượng hàng hóa lớn, đáp ứng
được yêu cầu của sự phát triển của đất nước.
- Nông dân là người trực tiếp xây dựng, giữ gìn và bảo vệ kết cấu hạ tầng

nông thôn.
- Nông dân là những người trực tiếp đóng góp và đưa đường lối, chủ

trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng nông thôn mới

đi vào cuộc sống.
- Nông dân là những người trực tiếp tham gia đóng góp xây dựng Đảng,

chính quyền, các tổ chức đồn thể chính trị - xã hội.
- Nông dân là chủ thể xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở các vùng nơng

thơn. Đời sống văn hóa tinh thần ở nơng thơn là tồn bộ những hoạt động tinh thần
của cư dân nông thôn mà chủ yếu là nông dân.
- Nông dân là chủ thể giữ gìn an ninh, trật tự ở các vùng nơng thơn. Giữ gìn

an ninh, trật tự các vùng nơng thơn, đảm bảo cuộc sống thanh bình cho bà con
nơng dân là một nội dung quan trọng trong xây dựng nông thôn mới Việt Nam
(Minh Khang, 2013).
2.1.3. Nội dung các tiêu chí xây dựng nơng thơn mới liên quan đến hiệu quả
sử dụng đất nơng nghiệp
- Có quy hoạch chung xây dựng xã được phê duyệt và được công bố cơng

khai đúng thời hạn.
- Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động

đạt từ 80% trở lên.
- Xã có chợ nơng thơn hoặc nơi mua bán, trao đổi hàng hóa.
- Tỷ lệ người có việc làm trên dân số trong độ tuổi lao động có khả năng

tham gia lao động.
2.2. ĐẤT VÀ VAI TRỊ CỦA ĐẤT ĐỐI VỚI SẢN XUẤT NƠNG NGHIỆP
2.2.1. Kháı niệm về đất và đất sản xuất nông nghiệp
* Khái niệm về đất
Đất là một phần của vỏ trái đất, nó là lớp phủ lục địa mà bên dưới nó là đá và
khống sinh ra nó, bên trên là thảm thực bì và khí quyển. Đất là lớp mặt tươi xốp


5


của lục địa có khả năng sản sinh ra sản phẩm của cây trồng. Đất là lớp phủ thổ
nhưỡng là thổ quyển, là một vật thể tự nhiên, mà nguồn gốc của thể tự nhiên đó là
do hợp điểm của 4 thể tự nhiên khác của hành tinh là thạch quyển, khí quyển, thủy
quyển và sinh quyển. Sự tác động qua lại của bốn quyển trên và thổ quyển có tính
thường xuyên và cơ bản. (Nguyễn Thế Đặng và Nguyễn Thế Hùng, 1999).
Theo nguồn gốc phát sinh, tác giả Đôkutraiep coi đất là một vật thể tự nhiên
được hình thành do sự tác động tổng hợp của năm yếu tố là: Khí hậu, đá mẹ, địa
hình, sinh vật và thời gian. Đất xem như một thể sống nó ln vận động và phát
triển. (Nguyễn Thế Đặng và Nguyễn Thế Hùng, 1999).
Theo C.Mác: “Đất là tư liệu sản xuất cơ bản và phổ biến quý báu nhất của
sản xuất nông nghiệp, là điều kiện không thể thiếu được của sự tồn tại và tái sinh
của hàng loạt thế hệ loài người kế tiếp nhau”
Theo các nhà kinh tế, thổ nhưỡng và quy hoạch Việt Nam cho rằng: “Đất đai
là phần trên mặt của vỏ trái đất mà ở đó cây cối có thể mọc được” và đất đai được
hiểu theo nghĩa rộng: “Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm
tất cả các yếu tố cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt bao
gồm: khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng, địa hình, mặt nước, các lớp trầm tích sát bề
mặt cùng với nước ngầm và khống sản trong lịng đất, động thực vật, trạng thái
định cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để
lại” (Nguyễn Đình Bồng, 2002).
Như vậy đã có rất nhiều khái niệm và định nghĩa khác nhau về đất nhưng
khái niệm chung nhất có thể hiểu: Đất đai là khoảng khơng gian có giới hạn, theo
chiều thẳng đứng bao gồm: Khí hậu của bầu khí quyển, lớp phủ thổ nhưỡng, thảm
thực vật, động vật, diện tích mặt nước, tài ngun nước ngầm và khống sản trong
lịng đất; Theo chiều ngang, trên mặt đất là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình,
thủy văn, thảm thực vật với các thành phần khác, nó tác động giữ vai trị quan

trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống xã hội
của loài người.
* Khái niệm về đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí
nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích
bảo vệ, phát triển rừng. Đất nơng nghiệp bao gồm các loại đất sau: đất sản xuất

6


nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông
nghiệp khác.
Đất sản xuất nông nghiệp là đất nơng nghiệp sử dụng vào mục đích sản xuất
nông nghiệp bao gồm: đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm. (Luật đất
đai, 2013).
2.2.2. Vai trò và ý nghĩa của đất đai trong sản xuất nông nghiệp
Đất đai là một tài nguyên thiên nhiên quý giá của mỗi quốc gia và nó cũng là
yếu tố mang tính quyết định sự tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật
khác trên trái đất. C.Mác viết: “Đất đai là tài sản mãi mãi với loài người, là điều
kiện để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất
cơ bản trong nông, lâm nghiệp”. Bởi vậy, nếu khơng có đất đai thì khơng có bất kỳ
một ngành sản xuất nào, con người không thể tiến hành ra của cải vật chất để duy
trì cuộc sống và duy trì nịi giống đến ngày nay. Trải qua một q trình lịch sử lâu
dài con người chiếm hữu đất đai biến đất đai từ một sản vật tự nhiên thành một tài
sản của cộng đồng, của một quốc gia.
Luật Đất đai năm 1993 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có
ghi: “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu
dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng. Trải qua
nhiều thế hệ nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được

vốn đất như ngày nay”. Có thể thấy, đất đai tham gia vào tất cả các ngành kinh tế
của xã hội. Tuy vậy, đối với từng ngành cụ thể thì đất đai có vị trí khác nhau.
Trong nơng nghiệp ngồi vai trị là cơ sở khơng gian đất cịn có hai chức
năng đặc biệt quan trọng: là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của con người
trong q trình sản xuất; Đất tham gia tích cực vào quá trình sản xuất, cung cấp
cho cây trồng nước, muối khoáng và các chất dinh dưỡng khác cần thiết cho sự
sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Như vậy, đất trở thành công cụ sản xuất.
Năng suất và chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào độ phì nhiêu của đất. Trong tất
cả các loại tư liệu sản xuất dùng trong nơng nghiệp chỉ có đất mới có chức năng
này. (Lương Văn Hinh và cs., 2003).
Chính vì vậy, có thể nói rằng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt trong
nông nghiệp.

7


2.3. SỬ DỤNG ĐẤT VÀ NHỮNG QUAN ĐIỂM VỀ SỬ DỤNG ĐẤT
2.3.1. Sử dụng đất và những nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đất
2.3.1.1. Khái niệm sử dụng đất
Sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ giữa
con người - đất trong tổ hợp với nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi trường.
Căn cứ vào quy luật phát triển kinh tế xã hội cùng với yêu cầu không ngừng ổn
định và bền vững về mặt sinh thái, quyết định phương hướng chung và mục tiêu sử
dụng đất hợp lý nhất là tài nguyên đất đai, phát huy tối đa công dụng của đất nhằm
đạt tới hiệu ích sinh thái, kinh tế, xã hội cao nhất. Vì vậy, sử dụng đất thuộc phạm
trù hoạt động kinh tế của nhân loại. Trong mỗi phương thức sản xuất nhất định,
việc sử dụng đất theo yêu cầu của sản xuất và đời sống cần căn cứ vào thuộc tính
tự nhiên của đất đai. Với vai trò là nhân tố của của sức sản xuất, các nhiệm vụ và
nội dung sử dụng đất đai được thể hiện ở các khía cạnh sau:
- Sử dụng đất hợp lý về khơng gian để hình thành hiệu quả kinh tế không


gian sử dụng đất.
- Phân phối hợp lý cơ cấu đất đai trên diện tích đất đai được sử dụng, hình

thành cơ cấu kinh tế sử dụng đất.
- Quy mơ sử dụng đất cần có sự tập trung thích hợp, hình thành quy mơ kinh

tế sử dụng đất.
- Giữ mật độ sử dụng đất đai thích hợp, hình thành việc sử dụng đất đai một

cách kinh tế, tập trung, thâm canh (Phạm Tiến Dũng, 2009).
2.3.1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đất
Phạm vi, cơ cấu và phương thức sử dụng đất…vừa bị chi phối bởi các điều
kiện và quy luật sinh thái tự nhiên, vừa bị kiềm chế bởi các điều kiện, quy luật
kinh tế - xã hội và các yếu tố kỹ thuật. Vì vậy, những điều kiện và nhân tố ảnh
hưởng chủ yếu đến việc sử dụng đất là:
* Yếu tố điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên có rất nhiều yếu tố như: ánh sáng, nhiệt độ, lượng mưa,
thủy văn, khơng khí….trong các yếu tố đó khí hậu là nhân tố hàng đầu của việc
sử dụng đất đai, sau đó là điều kiện đất đai chủ yếu là địa hình, thổ nhưỡng và các
nhân tố khác.

8


- Điều kiện khí hậu: Đây là nhóm yếu tố ảnh hưởng rất lớn, trực tiếp đến sản

xuất nông nghiệp và điều kiện sinh hoạt của con người. Tổng tích ôn nhiều hay ít,
nhiệt độ cao hay thấp, sự sai khác về nhiệt độ về thời gian và không gian, biên độ
tối cao hay tối thấp giữa ngày và đêm…trực tiếp ảnh hưởng đến sự phân bố, sinh

trưởng và phát triển của cây trồng. Lượng mưa nhiều hay ít, bốc hơi mạnh yếu có
ý nghĩa quan trọng trong việc giữ nhiệt độ và ẩm độ của đất, cũng như khả năng
đảm bảo khả năng cung cấp nước cho các cây, con sinh trưởng, phát triển (Lương
Văn Hinh và cs., 2003).
- Điều kiện đất đai: Sự khác nhau giữa địa hình, địa mạo, độ cao so với mực

nước biển, độ dốc hướng dốc…thường dẫn đến đất đai, khí hậu khác nhau, từ đó
ảnh hưởng đến sản xuất và phân bố các ngành nơng nghiệp, lâm nghiệp. Địa hình
và độ dốc ảnh hưởng đến phương thức sử dụng đất nông nghiệp, là căn cứ cho việc
lựa chọn cơ cấu cây trồng, xây dựng đồng ruộng, thủy lợi canh tác và cơ giới hóa.
Mỗi vùng địa lý khác nhau có sự khác biệt về điều kiện ánh sáng, nhiệt độ,
nguồn nước và các điều kiện tự nhiên khác. Các yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến
khả năng, công dụng và hiệu quả sử dụng đất. Vì vậy cần tuân theo các quy luật
của tự nhiên, tận dụng các lợi thế đó nhằm đạt được hiệu quả cao nhất về kinh tế,
xã hội và môi trường.
* Yếu tố về kinh tế - xã hội
Bao gồm các yếu tố như: Chế độ xã hội, dân số và lao động, thông tin và
quản lý, sức sản xuất trình độ phát triển của kinh tế hàng hóa, cơ cấu kinh tế và
phân bổ sản xuất, các điều kiện về nông nghiệp, công nghiệp, giao thông, vận tải,
sự phát triển của khoa học kỹ thuật công nghệ, trình độ quản lý, sử dụng lao
động… “Yếu tố kinh tế - xã hội thường có ý nghĩa quyết định, chủ đạo đối với
việc sử dụng đất đai” (Lương Văn Hinh và cs., 2003). Thực vậy, phương hướng sử
dụng đất được quyết định bởi yêu cầu xã hội và mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ
nhất định. Điều kiện tự nhiên của đất đai cho phép xác định khả năng thích ứng về
phương thức sử dụng đất.
Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên tới việc sử dụng đất được đánh giá bằng
hiệu quả sử dụng đất. Thực trạng sử dụng đất liên quan đến lợi ích kinh tế của
người sở hữu, sử dụng và kinh doanh đất. Tuy nhiên nếu có chính sách ưu đãi sẽ
tạo điều kiện cải tạo và hạn chế sử dụng đất theo kiểu bóc lột đất đai. Mặt khác,


9


sự quan tâm quá mức đến lợi nhuận tối đa cũng dẫn đến tình trạng đất đai khơng
những bị sử dụng khơng hợp lý mà cịn bị hủy hoại.
* Yếu tố tổ chức sản xuất, kỹ thuật
- Tổ chức sản xuất có tác động lớn đến sản xuất nơng nghiệp của hộ nông

dân thông qua các khâu: Tổ chức dịch vụ đầu vào và đầu ra.
- Về kỹ thuật: Nhóm các biện pháp kỹ thuật đặc biệt có ý nghĩa quan trọng

trong quá trình khai thác đất theo chiều sâu và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp.
Sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân không thể tách rời những tiến bộ kỹ
thuật và việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất.
Thông qua việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp
như giống cây trồng vật nuôi mới, các quy trình kỹ thuật trong canh tác, trong chế
biến bảo quản…làm tăng năng suất, chất lượng cây trồng vật nuôi, tăng hiệu quả
sử dụng nguồn lực như đất đai, lao động, vốn.
Khoa học kỹ thuật đóng vai trị quan trọng trong q trình cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa nơng nghiệp, nông thôn. Cải tiến kỹ thuật trước hết làm tăng cung về
hàng hóa nơng sản, cũng tức là làm phát triển kinh tế.
Như vậy, các nhân tố điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội và tổ chức
sản xuất, kỹ thuật tạo ra nhiều tổ hợp ảnh hưởng đến việc sử dụng đất đai. Tuy
nhiên mỗi yếu tố giữ vị trí và có tác động khác nhau. Vì vậy, cần dựa vào yếu tố tự
nhiên và kinh tế - xã hội trong lĩnh vực sử dụng đất đai để từ đó tìm ra những nhân
tố thuận lợi và khó khăn để sử dụng đất đai đạt hiệu quả cao nhất.
2.3.2. Quan điểm sử dụng đất bền vững
2.3.2.1. Sử dụng đất bền vững
Để đáp ứng nhu cầu về lương thực của con người do đó q trình khai thác

đất đai ngày càng tăng, làm cho độ phì nhiêu của đất ngày càng giảm dẫn đến hiện
tượng thoái hoá đất. Hiện nay suy thối mơi trường đất là mối nguy hiểm đe doạ
tồn thế giới. Những ngun nhân khơng chỉ đơn thuần có nguồn gốc từ nơng
nghiệp như do sử dụng các phương thức canh tác khơng thích hợp, mà cịn là do
thối hố và hố học (mất độ phì nhiêu đất) và vật lý học (mất cấu trúc đất). Vì
vậy, sử dụng đất bền vững, tiết kiệm và có hiệu quả đã trở thành chiến lược quan
trọng có tính tồn cầu. Nó đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của
nhân loại.

10


×