Tải bản đầy đủ (.docx) (117 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá khả năng thích ứng của một số mẫu giống đậu tương nhập nội ở vụ xuân hè, hè thu và thu đông năm 2015 tại gia lâm, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 117 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN TRUNG KIÊN

ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ VÀ LƯỢNG ĐẠM
ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT
CỦA GIỐNG NGƠ NK4300
TRỒNG TẠI HUYỆN HỒNH BỒ - TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành:

Khoa học cây trồng

Mã số:

60.62.01.10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. Nguyễn Thế Hùng

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn



Nguyễn Trung Kiên

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn
sâu sắc tới thầy PGS. TS Nguyễn Thế Hùng đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Cây lương thực, Khoa Nông Học - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận
tình giúp đỡ tơi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức Chi
cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Quảng Ninh, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến
ngư Quảng Ninh, Lãnh đạo UBND huyện Hoành Bồ, lãnh đạo UBND xã Sơn Dương
đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Trung Kiên

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................... i
Mục lục....................................................................................................................................... iii
Danh mục từ viết tắt.................................................................................................................. v
Danh mục bảng......................................................................................................................... vi
Danh mục hình......................................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn.................................................................................................................. viii
Thesis abstract........................................................................................................................... ix
Phần 1. Mở đầu........................................................................................................................ 1
1.1.

Đặt vấn đề.................................................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu của đề tài...................................................................................................... 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu..................................................................................................... 3
2.1.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ ngơ trên thế giới và ở việt nam ........................... 3

2.1.1.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ ngơ trên thế giới..................................................... 3

2.1.2.


Tình hình sản xuất và tiêu thụ ngơ ở Việt Nam...................................................... 5

2.1.3.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ ngơ ở tỉnh Quảng Ninh ......................................... 7

2.2.

Tình hình nghiên cứu về ngơ lai trên thế giới và việt nam ................................. 11

2.2.1.

Tình hình nghiên cứu về ngơ lai trên thế giới...................................................... 11

2.2.2.

Tình hình nghiên cứu ngơ lai ở Việt Nam............................................................. 12

2.3.

Tình hình nghiên cứu về mật độ và lượng đạm trồng thích hợp cho cây

ngơ trong và ngồi nước.......................................................................................... 14
2.3.1.

Tình hình nghiên cứu về mật độ và lượng đạm trồng thích hợp cho cây

ngơ ở nước ngồi...................................................................................................... 14
2.3.2.


Tình hình nghiên cứu về mật độ và lượng đạm trồng thích hợp cho cây

ngơ trong nước.......................................................................................................... 15
2.3.3

Tình hình nghiên cứu về mật độ và chế độ dinh dưỡng của cây ngô ở
tỉnh Quảng Ninh........................................................................................................ 19

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu.............................................................. 20
3.1.

Nội dung..................................................................................................................... 20

3.2.

Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu........................................................... 20

3.2.1.

Vật liệu nghiên cứu................................................................................................... 20

3.2.2.

Địa điểm nghiên cứu................................................................................................. 20

3.2.3.

Thời gian nghiên cứu................................................................................................ 20

3.3.


Phương pháp thí nghiệm.......................................................................................... 21

3.3.1.

Phương pháp bố trí thí nghiệm................................................................................ 21
iii


3.3.2

Quy trình kỹ thuật canh tác..................................................................................... 22

3.3.3

Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi.................................................... 22

Phần 4. Kết quả và thảo luận.............................................................................................. 26
4.1.

Đặc điểm khí khậu và thời tiết vụ xuân năm 2015 tại quảng ninh .................... 26

4.2.

Ảnh hưởng của các mật độ và mức đạm khác nhau đến sinh trưởng,
khả năng chống chịu sâu bệnh và năng suất của giống ngô nk4300................ 29

4.2.1.

Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm đến các chỉ tiêu sinh trưởng

giống ngô NK4300................................................................................................... 29

4.2.2.

Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm đến các chỉ tiêu về chống chịu và

sâu bệnh hại của giống ngô NK4300..................................................................... 47
4.2.3.

Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm đến các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất của giống ngô NK4300............................................................ 50

Phần 5. Kết luận và kiến nghị............................................................................................. 59
5.1.

Kết luận....................................................................................................................... 59

5.2.

Đề nghị........................................................................................................................ 60

Tài liệu tham khảo................................................................................................................... 61

iv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiễng Việt


CIMMYT

: The International Maize and Wheat Improvement Center

Cs

: cộng sự

FAO

: Food and Agriculture Organization

N

: Nito

LAI

: Leaf Area Index

NSTT

: Năng Suất Thực Thu

NN – PTNT

: Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

IPRI


: International program Research Institute

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Dự báo nhu cầu ngô thế giới đến năm 2020......................................................... 3
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới từ năm 2009 – 2013 ................................. 4
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất ngơ của một số nước trên thế giới ........................................ 5
Bảng 2.4. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam giai đoạn 2008 – 2013 .............................. 6
Bảng 2.5. Nhu cầu sử dụng ngô của một số cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tỉnh năm 2013
....................................................................................................................................................... 9
Bảng 2.6. Mật độ và khoảng cách trồng ngô tại một số vùng sản xuất ngô của Việt Nam. 16

Bảng 4.1. Diễn biến thời tiết 6 tháng đầu năm 2015 ở tỉnh Quảng Ninh ........................26
Bảng 4.2. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của giống ngô NK4300 trên mật độ
và lượng đạm trồng trên đất bãi và đất dốc ...................................................... 30
Bảng 4.3. Động thái tăng trưởng chiều cao của giống ngô NK4300 trên mật độ và
lượng đạm trồng trên đất bãi và đất dốc........................................................... 32
Bảng 4.4. Số lá trên cây của giống ngô NK4300 trồng trên đất bãi và đất dốc .............35
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm đến chiều cao đóng bắp của giống
ngơ NK4300 trồng trên đất bãi và đất dốc....................................................... 38
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của từng yếu tố mật độ và lượng đạm đến chiều cao đóng
bắp của giống ngơ NK4300 trồng trên đất bãi và đất dốc ............................. 39
Bảng 4.7. Chỉ số Lai và ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm đến chỉ số Lai của
giống ngô NK4300 trồng trên đất bãi............................................................... 41
Bảng 4.8. Chỉ số Lai và ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm đến chỉ số Lai của
giống ngô NK4300 trồng trên đất dốc.............................................................. 43
Bảng 4.9. Trạng thái cây và bắp của giống ngô NK4300 trồng trên đất bãi và đất dốc 45

Bảng 4.10. Khả năng chống đổ và mức độ nhiễm sâu bệnh của giống ngô NK4300
trồng trên đất bãi và đất dốc............................................................................... 48
Bảng 4.11. Các yếu tố cấu thành bắp của giống ngô NK4300 trồng trên đất bãi và
đất dốc.................................................................................................................... 51
Bảng 4.12. Năng suất thực thu của giống ngô NK4300 trồng trên đất bãi và đất dốc . .51
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm đến các chỉ tiêu cấu thành bắp, năng
suất và NSTT của giống ngô NK4300 trồng trên đất bãi và đất dốc ...........52

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Nhiệt độ 6 tháng đầu năm 2015 ở tỉnh Quảng Ninh ......................................... 27
Hình 4.2. Độ ẩm trung bình của 6 tháng đầu năm 2015 ở tỉnh Quảng Ninh .................. 27
Hình 4.3. Tổng lượng mưa của 6 tháng đầu năm 2015 ở tỉnh Quảng Ninh ....................28
Hình 4.4. Tổng giờ nắng của 6 tháng đầu năm 2015 ở tỉnh Quảng Ninh ........................ 29
Hình 4.5. Động thái tăng số lá trên cây của giống ngô NK4300 trồng trên đất bãi .......36
Hình 4.6. Động thái tăng số lá trên cây của giống ngơ NK4300 trồng trên đất dốc ......37
Hình 4.7. Chiều cao cây và chiều cao đóng bắp của giống ngô NK4300 trồng trên
đất bãi và đất dốc.................................................................................................. 38

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Nguyễn Trung Kiên
Tên luận văn: Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm đến sinh trưởng và năng suất của
giống ngô NK4300 trồng tại huyện Hoành Bồ - Tỉnh Quảng Ninh.
Ngành: Khoa học cây trồng


Mã số: 60.62.01.10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt
Nam Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm xác định ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm đến sinh trưởng và
năng suất của giống ngô NK4300 trồng trên đất bãi và đất dốc tại xã Sơn Dương
huyện Hoành Bồ tỉnh Quảng Ninh năm 2015. Từ đó tìm ra mật độ trồng và lượng đạm
bón thích hợp đối với giống NK4300 tại địa phương nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: giống ngơ NK4300
Thí nghiệm có 8 cơng thức gồm hai nhân tố: 4 mật độ (5,9 vạn cây/ha; 6,6 vạn
cây/ha; 7,5 vạn cây/ha; 8,7 vạn cây/ha) và 2 mức đạm (120kgN/ha và 150kgN/ha)
được sắp xếp theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh RCB với 3 lần nhắc lại. Diện tích
2

của thí nghiệm là 288m bố trí trồng trên đất bãi và đất dốc.
Kết quả chính và kết luận
Trên cả đất bãi và đất dốc, chiều cao cây đạt cao nhất khi trồng với mật độ 8,7
vạn cây/ha và bón đạm ở mức 150 kg N/ha và thấp nhất là của công thức trồng với
mật độ 5,9 vạn cây/ha và bón đạm ở mức 120 kg N/ha.
Đối với cả hai loại đất khi trồng với mật độ 6,6 vạn cây/ha và liều lượng đạm
là 150 kg N/ha thì chỉ số LAI đạt cao nhất và khi trồng với mật độ 5,9 vạn cây/ha và
liều lượng đạm là 120 kg N/ha thì chỉ số LAI là thấp nhất.
Mức độ nhiễm sâu bệnh của thí nghiệm: trên cả hai loại đất ở mật độ dày 7,5
và 8,7 vạn cây/ha và liều lượng đạm là 150 kg N/ha mức độ nhiễm sâu bệnh cao hơn
khi trồng ở mật độ thưa 5,9 và 6,6 vạn cây/ha và liều lượng đạm là 120 kg N/ha.
Yếu tố cấu thành năng suất với mật độ thưa (5,9 vạn cây/ha) và liều lượng đạm
cao (150 kg N/ha) thì bắp to, dài và khối lượng nghìn hạt cao hơn so với khi trồng ở
mật độ dày (8,7 vạn cây/ha) và liều lượng đạm ở mức thấp (120 kg/ha). Trên đất bãi,

NSTT đạt cao nhất ở mật độ trồng 6,6 vạn cây/ha và liều lượng đạm 120kg N/ha (dao
động từ 58,1 – 66,2tạ/ha), còn trên đất dốc NSTT đạt cao nhất ở mật độ trồng 6,6 vạn
cây/ha với liều lượng đạm là 150 kg N/ha (dao động từ 54,5 – 65,8 tạ/ha). Khi trồng
giống ngô trên đất bãi bắp to, dài, hạt to hơn khi trồng trên đất dốc.

viii


THESIS ABSTRACT

The Experiment determines the influence of density and nitrogen on the
growth and yield of corn variety NK4300 growing on alluvial land and slope land for
spring season in Son Duong commune, Hoanh Bo district, Quang Ninh province.
The experiment consists of 2 factors: 4 densities (59 thousand plants/ hectare ;
66 thousand plants/hectare; 75 thousand plants/hectare: 8,7 thousand plants/hectare)
and 2 levels of nitrogen (120 kg Nitrogen/hectare and 150 kg Nitrogen/hectare). The
experiment was set up by Randomized Complete Design – RCB with 3 repeats. The
2

experimental area is 288m arranged and planted on alluvial land and slope land.
On alluvial land and slope land , height of plant reaches at the top at the
density of 87 thousand plants /hectare and the nitrogen level for 150 kg
Nitrogen/hectare , and the lowest number belongs to the density of 59
thousand/hectare and nitrogen level for 120 kg Nitrogen/hectare.
For both soils, when planted at a density of 6.6 thousand plants/hectare and
150 kg/hectare reached the highest LAI and density while planting at a density of 59
thousand plants/hectare and 120 kg the Nitrogen/hectare is the lowest .
The level of pest infestation of the experiment: on the ground in both 75 and 87
thousand plants/hectare and 150 kg Nitrogen/hectare the number of plants affected by
insects are higher compared with the density of 59 and 66 thousand plants/hectare and

120 kg Nitrogen/hectare.
Yield components with low density (59 thousand plants/hectare ) and high
nitrogen level (150 kg N/ha) lead to the loud corn , long and thousand grain weight of
seeds is higher than when growning in higher density (87 thousand plants/hectare) and
protein with a low nitrogen (120 kg/hectare). On the alluvial land, NSTT highest in
density 66 thousand plants/hectare and 120kg nitrogen/hectare (ranging from 58.1 to
66.2 kg/ha), also closed higher on slopes NSTT at least 66 thousand plants
density/hectare , nitrogen of 150 kg N/ha (ranging from 545 to 658 kg/hectare ).
Planting corn on alluvial land can certainly lead to long and big corn, larger seeds
compared with planting on slope land.

ix


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây ngô (Zea mays L) là một trong ba cây lương thực quan trọng trong nền
kinh tế toàn thế giới. Ở các nước thuộc Trung Mỹ, Nam Á và Châu Phi, người ta
sử dụng ngơ làm lượng thực chính. Khơng chỉ cung cấp lượng thực cho con người,
ngơ cịn là nguồn thức ăn cung cấp cho chăn nuôi, là nguyên liệu cho ngành công
nghiệp chế biến trên toàn thế giới. Hiện nay 66% sản lượng ngô của thế giới được
dùng làm thức ăn cho chăn ni, trong đó các nước phát triển là 76% và các nước
đang phát triển là 57%. Tuy chỉ có 21% sản lượng ngô được dùng làm lượng thực
cho con người nhưng nhiều nước vẫn coi ngô là cây lương thực chính, như:
Mêxicơ, Ấn Độ, Philipin. Ở Ấn Độ có tới 90% sản lượng ngơ, ở Philipin có 66%
sản lượng ngô được dùng làm lương thực cho con người (Dương Văn Sơn và cs,
1997) . Chính nhờ những vai trị quan trọng của cây ngô trong nền kinh tế thế giới
nên trong hơn 40 năm gần đây, ngành sản xuất ngơ thế giới tăng liên tục và giữ vị
trí hàng đầu về năng suất và sản lượng trong những cây lương thực chủ yếu. Năm
1961 diện tích trồng ngơ chỉ đạt khoảng 105,48 triệu ha với tổng sản lượng là

205,00 triệu tấn, nhưng đến năm 2007 diện tích trồng ngơ đã đạt 157,87 triệu ha
với sản lượng 784,81 triệu tấn (theo thống kê của FAO, 2008).
Ở Việt Nam, ngô là cây lương thực có vị trí quan trọng được trồng ở nhiều

vùng sinh thái khác nhau. Theo thống kê 2007, diện tích trồng ngơ cả nước là
1.072,6 nghìn ha, năng suất đạt 39,6 tạ/ha và sản lượng đạt 4.250,9 nghìn tấn. Năm
2010, diện tích ngơ cả nước 1126,9 nghìn ha, năng suất 40,9 tạ/ha, sản lượng trên
4,6 triệu tấn.
Ngày nay, ở Việt Nam, việc sử dụng các giống ngô lai để tăng năng suất đã
trở nên phổ biến và được trồng rộng rãi ở khắp mọi nơi. Trong đó, giống ngơ lai
NK4300 là giống có nguồn gốc từ Thái Lan với thời gian sinh trưởng trung bình,
khả năng chống đổ, chống úng và hạn tốt và tiềm năng năng suất cao (80 – 100
tạ/ha) đang được trồng ở nhiều địa phương.
Bên cạnh việc sử dụng các giống ngô lai để tăng năng suất ngô, các biện
pháp canh tác, kỹ thuật cũng được chú trọng, cải tiến. Trong đó, một hướng đi mới
hiện nay là tăng mật độ gieo trồng bằng cách thu hẹp khoảng cách giữa các

1


hàng và khoảng cách giữa các cá thể, và nghiên cứu để chọn liều lượng đạm phù
hợp cho từng giống ngơ, từng mật độ và từng vùng trồng.
Huyện Hồnh Bồ, tỉnh Quảng Ninh là một huyện miền núi với nhiều loại
địa hình khác nhau, ngơ được trồng trên đất dốc vùng núi, trung du và đồng bằng
ven biển. Để từng bước ứng dụng kỹ thuật mới để tăng năng suất và nâng cao hiệu
quả kinh tế sản xuất ngô tại địa phương, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu:
“Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm đến sinh trưởng và năng suất của giống
ngơ NK4300 trồng tại huyện Hồnh Bồ - Tỉnh Quảng Ninh”.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Xác định ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng phân đạm đến sinh trưởng,


phát triển, khả năng chống chịu và năng suất của giống ngơ NK4300 trồng tại
Huyện Hồnh Bổ, tỉnh Quảng Ninh.
- Lựa chọn mật độ trồng và lượng phân đạm thích hợp bổ sung vào quy trình

thâm canh giống ngô NK4300 tại Quảng Ninh.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NGÔ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở
VIỆT NAM
2.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ngơ trên thế giới
Cây ngơ là một trong những cây lương thực chính trên thế giới, được sử
dụng trong nhiều mục đích như lương thực cho con người, thức ăn cho gia súc, gia
cầm, nguyên liệu cho ngành chế biến thực phẩm, …
Trong những năm gần đây nhu cầu tiêu thụ ngô cho các lĩnh vực tiếp tục
tăng. Theo dự báo của Viện nghiên cứu chương trình lương thực thế giới (2003),
vào năm 2020 tổng nhu cầu ngô thế giới là 852 triệu tấn, trong đó 15% dùng làm
lương thực, 69% dùng làm thức ăn chăn nuôi, 16% dùng làm nguyên liệu cho công
nghiệp. Ở các nước phát triển chỉ dùng 5% ngô làm lương thực nhưng ở các nước
đang phát triển sử dụng 22% ngô làm lương thực. Đến năm 2020, nhu cầu ngô thế
giới tăng 45% so với nhu cầu năm 1997, chủ yếu tăng cao ở các nước đang phát
triển (72%), riêng Đông Nam Á nhu cầu tăng 70% so với năm 1997, sở dĩ nhu cầu
ngô tăng mạnh là do dân số thế giới tăng, thu nhập bình quân đầu người tăng nên
nhu cầu thịt, trứng, sữa tăng mạnh dẫn đến địi hỏi lượng ngơ dùng cho chăn ni
tăng. Tại các nước phát triển ở Châu Âu và Bắc Mĩ gần 90% ngô được dùng trong
chăn nuôi. Trên thế giới 70% sản lượng ngô dùng làm thức ăn gia súc.

Bảng 2.1. Dự báo nhu cầu ngô thế giới đến năm 2020
Vùng
Thế giới
Các nước đang phát triển
Đông Á
Nam Á
Cận Sahara- châu Phi
Mỹ La Tinh
Tây và Bắc Phi
Nguồn: IPRI (2003)

3


Trước nhu cầu tiêu thụ của thị trường và do có nền di truyền rộng và thích
ứng với nhiều vùng sinh thái khác nhau nên cây ngô được trồng hầu hết ở các nước
trên thế giới. Và từ những năm cuối của thế kỉ 20, với sự ứng dụng rộng rãi ưu thế
lai trong chọn tạo giống cùng với việc cải tiến, thay đổi các biện pháp thâm canh,
nghề trồng ngơ đã có những bước tiến vượt bậc, phần nào đáp ứng được nhu cầu
về cây ngô. Qua bảng 2.2 cho thấy: hiện nay, sản xuất ngô trên thế giới tăng lên
khơng ngừng cả về diện tích và năng suất, dẫn đến sản lượng tăng. Trong vòng 5
năm gần đây (2009 – 2013), diện tích tăng từ 158,74 triệu ha lên 185,12 triệu ha;
năng suất năm 2009 là 5,17 tấn/ha nhưng đến năm 2013 là 5,50 tấn/ha, tăng 0,33
tấn/ha . Do đó, sản lượng cũng tăng nhanh từ 820,20 triệu tấn lên 1018,11 trong
vịng 5 năm (FAOSTAT, 2015).
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất ngơ trên thế giới từ năm 2009 – 2013
Năm
2009
2010
2011

2012
2013
Nguồn: FAOSTAT (2015)

Hiện nay, trong số các nước trồng ngơ lớn nhất thế giới, Trung Quốc là
nước có diện tích trồng ngơ lớn nhất thế giới, nhưng năng suất của Mỹ cao hơn
Trung Quốc nên sản lượng của Mỹ vẫn cao nhất trên thế giới, sau đó là Brazil và
Ấn Độ. Mặc dù, năng suất của Ấn Độ thấp hơn của Mexico nhưng do diện tích của
Ấn Độ lớn hơn nên sản lượng của Ấn Độ cao hơn Mexico. Năng suất của Đức và
Italia tuy cao hơn một số nước nhưng do diện tích trồng ít hơn hẳn nên sản lượng
vẫn thấp hơn các nước ở tốp trên. Tuy Israel là nước có diện tích ít nhất trong số
các nước trên nhưng năng suất lại cao nhất thế giới, cao gấp hơn 2 lần năng suất
của nước Mỹ. Số liệu chi tiết được thể hiện qua bảng 2.3.

4


Bảng 2.3. Tình hình sản xuất ngơ của một số nước trên thế giới
Nước
Mỹ
Trung Quốc
Brazil
Ấn Độ
Mexico
Italia
Đức
Israel
Nguồn: FAOSTAT, 2015

Tóm lại, trước nhu cầu tiêu thụ ngô trên thế giới ngày càng nhiều, nghề sản

xuất ngô trên thế giới cũng ngày càng phát triển cả về diện tích, sản lượng và khu
vực gieo trồng.
2.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ngơ ở Việt Nam
Ở nước ta, nhu cầu sử dụng ngô rất lớn. Cây ngơ là cây lương thực chính

thứ hai sau lúa nước. Ở một số vùng thì ngơ lại là cây lương thực chính như nhân
dân các dân tộc vùng Tây Bắc và Đông Bắc sử dụng 50% – 60% ngơ trong các bữa
ăn hàng ngày, có một số nơi người dân ăn ngô từ 5 – 6 tháng liền (Ngơ Hữu Tình,
2003). Ngồi vai trị làm lương thực cho người (17%), thì lượng lớn ngơ được làm
thức ăn cho chăn nuôi (gần 70%) và một lượng nhỏ làm nguyên liệu cho các ngành
công nghiệp thực phẩm, dược phẩm và cơng nghiệp nhẹ khác (khoảng 10%) (Ngơ
Hữu Tình, 2009).
Cùng với sự tiến bộ của toàn thế giới, việc phát triển sản xuất ngô của Việt
Nam trong vài thập niên cuối của thế kỉ 20 cũng thu được những kết quả quan
trọng. Nhờ có những chính sách khuyến khích của Đảng và Nhà nước trong việc
áp dụng thành công những tiến bộ khoa học kĩ thuật về giống, kĩ thuật canh tác vào
sản xuất nên cây ngơ đã có những bước tiến mạnh về diện tích, năng suất và sản
lượng. Năng suất ngô Việt Nam đến cuối những năm 1970 chỉ đạt 10 tạ/ha do
trồng các giống ngô địa phương với kỹ thuật canh tác lạc hậu. Từ giữa những năm
1980, nhờ hợp tác với CIMMYT, nhiều giống ngô cải tiến đã được trồng ở nước ta,
góp phần đưa năng suất lên gần 15 tạ/ha vào đầu những năm 1990. Tuy nhiên,
ngành sản xuất ngơ nước ta thực sự có những bước tiến nhảy vọt là từ đầu những
năm 1990 đến nay, gắn liền với việc mở rộng giống lai và cải thiện các

5


biện pháp kỹ thuật canh tác. Năm 1991, diện tích trồng giống lai chưa đến 1% trên
hơn 400 nghìn ha trồng ngô, năm 2007 giống lai đã chiếm khoảng 95% trong số
hơn 1 triệu ha. Năm 1994, sản lượng ngô Việt Nam vượt ngưỡng 1 triệu tấn, năm

2000 vượt ngưỡng 2 triệu tấn.
Sản xuất ngơ ở nước ta có được sự phát triển như ngày hôm nay cũng đã
phải trải qua nhiều bước tiến. Sản xuất có thể được chia thành 3 giai đoạn chính.
Giai đoạn 1: trước năm 1975, do điều kiện kinh tế khó khăn, tình hình đất nước
chưa thống nhất nên cây ngô chưa được chú trọng, khi đó, diện tích đạt 229 nghìn
ha, năng suất đạt 1,14 triệu tấn/ha, với sản lượng bình quân 260,1 nghìn tấn/ năm.
Giai đoạn 2: từ năm 1975- 1994, diện tích trồng ngơ tăng chậm, từ 229,2 ha (1975)
lên 534,6 nghìn ha (1994). Đầu những năm 1990, ngành sản xuất ngô Việt Nam
thực sự có những bước tiến nhảy vọt, gắn liền với việc sử dụng giống ngô lai vào
sản xuất, đây là bước chuyển tiếp quan trong chương trình phát triển ngô lai ở Việt
Nam - từ giống ngô thụ phấn tự do sang giống ngơ quy ước. Diện tích trồng ngơ
tăng nhanh cùng với đó là sự tăng mạnh về năng suất và chất lượng. Năm 2008 và
2009, năng suất và sản lượng ngô cao nhất từ trước đến nay, năng suất đạt từ 4,014,03 nghìn tấn/ha, sản lượng 4381,8 – 4573,1 nghìn tấn trên diện tích 1086,8 –
1140,2 nghìn ha. Như vậy, diện tích tăng trên 2,5 lần, sản lượng tăng trên 6,5 lần
so với năm 1990 khi chưa sử dụng ngô lai trong sản xuất.
Trong những năm gần đây, diện tích, năng suất và sản lượng của cây ngô tăng
lên không ngừng (bảng 2.4). Đến năm 2013, diện tích trồng là 1170,3 nghìn ha, năng
suất đạt 44,4 tạ/ha và sản lượng lên tới 5,2 triệu tấn ( nguồn FAOSTAT, 2015).

Bảng 2.4. Tình hình sản xuất ngơ ở Việt Nam giai đoạn 2008 – 2013
Năm
2008
2009
2010
2011
2012
Sơ bộ 2013
Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam (2013)

6



Mặc dù diện tích và sản lượng ngơ hiện nay của nước ta đang có xu hướng
tăng nhưng sản xuất ngô trong nước vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu, hàng năm nước
ta phải nhập khẩu lượng lớn ngô nguyên liệu cho chế biến thức ăn chăn nuôi. Nhà
nước đã có nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ giống đã khuyến khích các doanh
nghiệp trong và ngồi nước sản xuất, cung cấp giống, giới thiệu các giống mới có
năng suất, chất lượng tốt vào sản xuất, nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật về sản xuất
ngô đã được chuyển giao đến người nông dân.
Ở Việt Nam, cây ngô được trồng khắp đất nước với nhiều vụ khác nhau. Do

mỗi vùng niềm có điều kiện đất đai và khí hậu khác nhau nên sản xuất ngô được
chia thành 6 vùng trồng ngơ chính: 1. Vùng đồng bằng bắc bộ; 2. Vùng Việt bắc và
Đông bắc bộ; 3. Vùng Tây bắc bắc bộ; 4. Vùng Nam Trung bộ; 5. Vùng Tây
nguyên; 6. Vùng đồng bằng sơng Cửu Long.
Mỗi vùng có điều kiện tự nhiên, đặc điểm đất đai khác nhau nên việc sản
xuất ngơ cũng có sự khác nhau, có vùng thuận lợi và có vùng khó khăn, nhất là các
vùng miền núi, đất đai không bằng phẳng, đi lại không thuận tiện nên việc cơ giới
hóa gặp khó khăn. Nhưng với sự phát triển sản xuất ngô ở nước ta hiện nay, sự
quan tâm, đầu tư của nhà nước, nền sản xuất ngô của nước ta sẽ tiếp tục phát triển,
hướng tới sản xuất đồng đều ở các vùng miền, nhất là các vùng khó khăn.
Để cây ngơ Việt Nam phát triển một cách bền vững, đáp ứng trên 80%
nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người
sản xuất, việc đánh giá đúng thực trạng sản xuất ngô, đưa ra các giải pháp cụ thể
nhằm mở rộng diện tích trồng ngơ và đưa các giống ngơ lai có năng suất, chất
lượng tốt vào sản xuất là điều hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
2.1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ngô ở tỉnh Quảng Ninh
Cũng như các tỉnh thành trên Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói
riêng, ngô cũng là cây lương thực quan trọng thứ 2 sau lúa. Ngô chủ yếu được
trồng trên vùng đất trồng cây hàng năm bao gồm: Trồng trên đất 2 vụ lúa + 1 vụ

ngô, 1 vụ lúa + 1 vụ ngô, đất trồng màu, đất chuyên trồng ngô, ... Diện tích gieo
trồng của tỉnh hàng năm ở mức ổn định là khoảng 6 nghìn ha, cao nhất vào năm
2008 lên tới 6,8 nghìn ha. Hiện nay, với việc cải tiến các biện pháp canh tác, đưa
các giống mới cho năng suất cao như NK4300, NK6654, NK66, ... vào gieo trồng
nên năng suất ngô của tỉnh không ngừng tăng. Năm 2006 năng suất ngô đạt

7


30,0 tạ/ha đến năm 2012 đạt 40 tạ/ha và sơ bộ đến năm 2013 đạt 56 tạ/ha. Do đó,
sản lượng ngơ cũng tăng, sản lượng trung bình hàng năm đạt trên 22 nghìn
tấn/năm, cao nhất là 24,0 nghìn tấn vào năm 2010 (Số liệu thống kê, 2013).
Tiềm năng tiêu thụ ngô của tỉnh Quảng Ninh là rất lớn. Qua bảng 2.5 cho
thấy chỉ với 10 đơn vị chăn nuôi tập trung trên đã tiêu thụ hết khoảng 64% tổng
lượng ngô sản xuất hàng năm của tồn tỉnh. Trong khi đó, hiện tại ngô được sử
dụng trong thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh vẫn chủ yếu được mua từ các đại lý
phân phối, nhập nội và công ty chế biến thức ăn chăn nuôi, thông qua các đại lý
hoặc các tư thương ngoài tỉnh thu mua gom lại, sấy khô rồi cung cấp cho các cơ sở
chế biến thức ăn chăn nuôi, như: Công ty CP Group, Proconco và AFC Hải
Dương, ... thu mua chế biến (lượng ngô được thu gom chủ yếu ở các Sơn La, Hịa
Bình, Lai Châu).
Riêng Công ty Thiên Thuận Tường hàng năm phải nhập hàng ngàn tấn ngô
từ các tỉnh Sơn La, Lai Châu, thậm chí cả nước ngồi. Trong khi đó điều kiện phát
triển cây ngô ở Quảng Ninh lại rất thuận tiện. Đất đai khí hậu phù hợp với nhiều
giống ngơ cao sản hiện có tại Việt Nam, năng suất ln ổn định từ 5-7 tấn/ha, thời
vụ gieo trồng thì đa dạng có thể làm được 3 vụ/năm. Bà con nơng dân miền núi có
truyền thống trồng ngơ từ lâu đời hiểu rõ cách chăm sóc, bón phân và phịng trừ
sâu bệnh hại, giá ngô hiện tại trên thị trường Quảng Ninh luôn ổn định giao động ở
mức trên dưới 5.000 đ/kg, thế nhưng diện tích ngơ của Quảng Ninh vẫn cịn rất
thấp so với tiềm năng.


8


Bảng 2.5. Nhu cầu sử dụng ngô của một số cơ sở chăn nuôi
trên địa bàn tỉnh năm 2013
STT

Tên đơn vị
1

Công ty Thiên Thuận Tường
(Cẩm Phả)

2

Công ty TNHH Minh Châu (Hạ Long)

3

Công ty CP Đầu tư và Phát triển nông
nghiệp Đông Triều
Công ty CP Giống vật nuôi (Quảng Yên)

4

5

Công ty CP Nơng sản Hạ Long (Hồnh
Bồ)

Cơng ty TNHH Chăn ni Thành Ngọc
(Cẩm Phả)

6

7
8
9

Trại trứng gà Tân An (Quảng Yên)
Trại gà thịt Hà An (Quảng Yên)
Công ty CP giống vật nuôi và cây trồng
Đông Triều

10

Trại lợn Tràng Bạch (Đông Triều)

Tổng cộng
Nguồn: Thống kê báo cáo các kinh doanh, các cơ sở (2013)

9


Huyện Hồnh Bồ của tỉnh Quảng Ninh có địa hình đa dạng với các địa hình
như miền núi, trung du và đồng bằng ven biển, tạo ra một sự kết hợp giữa phát
triển kinh tế miền núi, kinh tế trung du và kinh tế ven biển. Huyện Hồnh Bồ có
các địa hình chính như sau:
+ Địa hình núi thấp có độ cao từ 500m đến 1.090m ở các xã Đồng Sơn, Kỳ
0


Thượng chiếm khoảng 12% diện tích tự nhiên. Vùng núi có độ dốc >35 , độ chia
2

cắt từ 3,5 - 4,5 km/km nên q trình xói mịn diễn ra mạnh.
+ Địa hình đồi chiếm khoảng 70% diện tích tự nhiên có độ cao từ 20m-

500m, đồi sắp xếp dạng bát úp và cấu tạo bởi đá lục nguyên, phân bố theo hướng
0

Đông tây, độ dốc từ 12 – 35 , một số khối đá vơi có cấu tạo dốc đứng, phân bổ rải
rác trong khu vực đồi. Địa hình đồi có một độ chia cắt trung bình từ 3,2 2

4,5km/km . Q trình phong hố và xói mịn đều diễn ra mạnh ở địa hình đồi nên
lớp phủ thổ nhưỡng thường có tầng dày mỏng đến trung bình.
+ Địa hình thung lũng chiếm 8% diện tích, thường hẹp, dốc với cấu tạo chữ

V, ít có hình U. Do đó khả năng tận dụng để canh tác hạn chế.
+ Địa hình đồng bằng chiếm 10% diện tích, đây là diện tích đất nơng nghiệp

trồng lúa chủ yếu của huyện.
Điều kiện khí hậu của huyện cũng giống như các huyện khác trong tỉnh là
khí hậu nhiệt đới gió mùa. Ngồi ra, là một huyện miền núi địa hình phức tập, nằm
sát biển, chịu ảnh hưởng sâu sắc vùng khí hậu Đơng Bắc đã tạo nên cho Hồnh Bồ
một kiểu khí hậu độc đáo, đa dạng so với các vùng lân cận. Điều kiện khí hậu của
huyện cũng rất phù hợp cho việc phát triển cây ngơ.
0

0


0

+ Nhiệt độ khơng khí trung bình từ 22 - 29 C, cao nhất 38 C, thấp nhất 5 C.

Nhìn chung, nhiệt độ phân bố đồng đều giữa các tháng, mùa hè nhiệt độ biến đổi
0

0

từ 26 - 28 C, mùa đông 15 - 21 C. Lượng nhiệt trên cũng đủ cung cấp cho cây
trồng lương thực, màu và cây cơng nghiệp.
+ Lượng mưa trung bình năm khá lớn 2.016 mm, năm mưa cao nhất 2.818 mm,
thấp nhất 870 mm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm tới 89% tổng lượng mưa
năm. Mùa khô từ tháng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, tháng ít mưa nhất là tháng 12.
+ Độ ẩm khơng khí trung bình năm là 82%, thấp nhất 18%. Độ ẩm trong

năm chênh lệch không lớn thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, song cũng ảnh
hưởng không tốt cho việc chế biến và bảo quản thức ăn, gia súc, giống cây trồng.

10


Hiệu quả trồng các giống ngô năng suất cao NK4300, NK6654, NK66, ... tại
các địa phương cho thấy hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với việc trồng lúa, nhất là
đối với vùng núi khi hầu hết diện tích gieo trồng nguồn nước phải phụ thuộc vào
nước mưa. Hiệu quả trồng ngơ cao sản có thể cho lãi khoảng 490.000 đồng/sào
(≈14 triệu/ha), trong khi gieo trồng lúa tại những vùng này hầu như khơng có lãi
hoặc lấy cơng chăm sóc làm lãi, việc duy trì cấy lúa chủ yếu nhằm đảm bảo an
ninh lương thực tại các địa phương.
2.2. TÌNH HÌNHNGHIÊN CỨU VỀNGƠLAITRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆTNAM


2.2.1. Tình hình nghiên cứu về ngô lai trên thế giới
Các nhà di truyền, cải lương giống ngô Mỹ đã sớm thành công trong việc
chọn lọc và lai tạo giống cây trồng này. Vào cuối thế kỉ 19, Mỹ đã có 770 giống
ngơ chọn lọc cải lương. Theo E. Rinke (1979), việc sử dụng giống ngô lai ở Mỹ
bắt đầu từ năm 1930, giống lai ba và lai kép được sử dụng cho đến năm 1957, sau
đó giống lai đơn cải tiến và lai đơn đã được tạo ra và sử dụng, chiếm 80 – 85%
tổng số giống lai (trích dẫn theo Trần Hồng Uy, 1985). Hiện nay, Mỹ là nước có
diện tích trồng ngơ lớn nhất thế giới và 100% diện tích trồng bằng ngơ lai, trong đó
hơn 90% là giống lai đơn. Năng suất ngô tăng từ 1,5 tấn/ha năm 1930 đến 7 tấn/ha
vào những năm 90 (S.K. Vasal et al., 1990). Theo tính tốn của Duvick (1990),
mức tăng năng suất ngô của Mỹ trong giai đoạn 1930 – 1986 là 103 kg/ha/ năm,
trong đó đóng góp do cải tiến di truyền là 63 kg/ha/ năm. Năm 1997
– 1999, năng suất ngơ trung bình của Mỹ là 8,3 tấn/ha trên diện tích là 29,1 triệu
ha (CIMMYT, 1999/2000), đứng vào hàng ngũ các nước có năng suất ngơ cao nhất
thế giới.
Việc nghiên cứu tạo giống ngô lai ở châu Âu bắt đầu muộn hơn ở Mỹ 20
năm và đã đạt được thành công rực rỡ. Tỷ lệ sử dụng ngô lai ở châu Âu rất lớn và
nó đã góp phần tạo nên năng suất cao ở nhiều nước (S. K. Vasal et al. 1999). Theo
Tomov, N. (1979), cơng tác tạo dịng thuần và giống lai ở Bungaria được bắt đầu
từ năm 1951. Năm 1956 – 1958 những giống lai kép đầu tiên là VIR – 42,
Wiscosin – 641 và Ohio – 92 đã được thử nghiệm và khu vực hóa. Giống lai đơn
đầu tiên được đưa vào sản xuất năm 1956 là SK – 4, và sau đó một số lượng lớn
giống lai giữa các dòng thuần được tạo ra và đưa ra thử nghiệm. Theo CIMMYT
1999/2000, năm 1997 – 1999, một số nước có năng suất ngơ bình qn cao là
Italia 9,6 tấn/ha, Bỉ 9,5 tấn/ha, Tây Ban Nha 9,3 tấn/ha, Hylap 9,2 tấn/ha, Pháp 8,8
tấn/ha.

11



Việc nghiên cứu tạo giống ngô lai ở một số nước đang phát triển bắt đầu từ
những năm đầu thập kỉ 60 như Achentina, Braxin, Colombia, Chile, Mehico, Ấn
Độ, Paskistan, Hy lạp, Kenya, Tanzania và một số nước ở Trung Mỹ. Trong thời kì
1966 – 1990 có xấp xỉ 852 giống ngơ được tạo ra, trong đó 59% là giống thụ phấn
tự do, 27% là giống lai quy ước, 10% là giống ngô lai không quy ước và 4% là các
giống khác (S. K. Vasal et al., 1999). Từ con số trên cho thấy số giống lai ít hơn
giống thụ phấn tự do. Nhìn chung, ở các nước đang phát triển, tác dụng của giống
lai chậm và không rõ lắm (trừ một số nước như Achentina, Braxin, Chile, Thổ Nhĩ
Kì, Zimbabwe, Kenya, Hy lạp, Mehico và Ấn Độ).
Ngô lai đang tiến triển tốt đẹp ở Trung Quốc. Có thể nói Trung Quốc là một
cường quốc ngô lai châu Á, với diện tích 25 triệu ha, năng suất 4,9 tấn/ha. Sản
lượng ngô hàng năm trên 120 triệu tấn đứng thứ hai trên thế giới sau Mỹ. Giống
ngô lai được đưa vào Trung Quốc từ những năm 60, giống lai đơn đưa vào từ
những năm cuối của thập kỉ này (S. K. Vasal et al., 1999). Năm 1992, có 27 giống
ngơ lai được gieo trồng trên diện tích 100.000 ha (CIMMYT, 1993). Đến năm
1999, giống lai đơn chiếm trên 90% diện tích ngơ. Năng suất ngơ bình qn của
Trung Quốc đã tăng từ 1.5 tấn/ha những năm 50 đến 4,9 tấn/ha năm 1999
(CIMMYT, 1999/2000).
Theo báo cáo của P. Trakoontiwaakom (1998) (FAO, UNDP, VIE/80/004,
1988), trong sản xuất ngô của Thái Lan từ những năm 1991 đến nay có 70% là
giống lai đơn, giống lai đơn cải tiến và lai ba. Năm 1999, năng suất ngơ bình qn
là 3,6 tấn/ha. Trong một vài năm tới Thái Lan sẽ trồng giống lai đơn ở diện rộng.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngơ lai ở Việt Nam
Ngay từ những năm 1972 – 1973, các nhà nghiên cứu ngơ Việt Nam đã bắt
đầu chuẩn bị cho chương trình tạo giống ngô lai và được tập trung cao độ từ năm
1990 đến nay. Năm 1992 – 1994, Viện Nghiên cứu Ngô đã lai tạo ra 5 giống ngô
lai không quy ước là LS – 3, LS – 5, LS- 6, LS – 7, LS – 8. Bộ giống ngô lai này
gồm giống chín sớm, chín trung bình và chín muộn, có năng suất từ 3 – 7 tấn/ha đã
được mở rộng nhanh chóng trên phạm vi tồn quốc, mỗi năm diện tích gieo trồng

trên 80.000 ha, tăng năng suất 1 tấn/ha so với giống thụ phấn tự do (Trần Hồng
Uy,1997).
Từ những năm đầu thập kỉ 90, công tác tạo dòng thuần và giống lai được
chú trọng. Tuy nhiên trong tập đồn dịng, phần lớn dịng thuần được tạo ra từ

12


giống địa phương, giống thụ phấn tự do và quần thể, tuy có độ đồng đều cao
những sức sống yếu, năng suất thấp, một số giống lai được tạo ra nhưng khó có thể
sản xuất hạt giống lai thương mại. Những năm gần đây, việc sử dụng nguồn
nguyên liệu là giống lai, dạng F2 và Backcross để rút dòng đã đạt hiệu quả cao
hơn, tạo ra nhiều dòng ưu tú cho công tác tạo giống lai. Hàng loạt giống lai quy
ước đã được tạo ra và đưa vào sản xuất như LVN10, LVN5, LVN, LVN12, LVN4
(giống lai đơn cải tiến). LVN 20,LVN 17, LVN23 (ngơ rau). Những giống lai này
có tiềm năng năng suất từ 5 – 12 tấn/ha, không thua kém các giống ngô lai của các
công ty nước ngoài và của Tung Quốc. Đặc biệt, giống lai LVN 10 đã được trồng
hàng trăm nghìn ha mỗi năm trên khắp cả nước. Năm 1999, bốn giống ngơ lai chín
sớm và chín trung bình là LVN24, LVN25, LVN32, LVN33 được cho phép khu
vực hóa rộng (trong đó LVN33 là giống lai ba cải tiến). Như vậy chương trình tạo
giống ngơ lai của Việt Nam đã từng bước từ giống lai không quy ước đến lai kép,
lai ba, lai đơn cải tiến và lai đơn. Những thành tích đó đã đưa chương trình ngơ lai
của Việt Nam đứng trong hàng ngũ các nước tiên tiến ở châu Á. Tỷ lệ diện tích
trồng giống lai ở Việt Nam tăng từ 0,1% (1990) lên gần 82% (2008), đưa năng suất
bình quân từ 1,5 tấn/ha (1990) lên 3,98 tấn/ha (năm 2008), tổng sản lượng ngô từ
700.000 tấn (năm 1990) lên 4.530.900 tấn (năm 2008) (FAO 2008) .
Đến giai đoạn 2000 – 2005, những giống ngô lai Việt Nam sẽ chiếm trên
50% thị phần ngô lai trên toàn quốc (khoảng gần 200.000 ha) làm tăng năng suất
ngơ rõ rệt. Mỗi năm, Việt Nam có khả năng sản xuất 4000 – 5000 tấn hạt giống lai
chất lượng cao đáp ứng đủ cho nhu cầu trong nước (Trần Hồng Uy, 1999).

Để đưa ngành sản xuất ngô của Việt Nam theo kịp các nước tiên tiến và đạt
năng suất trung bình của thế giới cần phải đẩy mạnh công tác tạo giống ngô lai,
không ngừng mở rộng diện tích trồng giống ngơ lai và tăng cường đầu tư thâm
canh. Đến năm 2020, phấn đấu đưa diện tích trồng ngơ lên 1,3 – 1,4 triệu ha, đạt
năng suất bình quân 60 – 65 tạ/ha để đáp ứng nhu cầu 7 – 8 triệu tấn ngô vào năm
2020.
Ở Việt Nam, cuộc cách mạng về ngô lai đã được Nhà nước, Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học Cơng nghệ và các tỉnh trong cả nước
quan tâm. Chính vì vậy trong vịng 10 năm (1990 – 2000) tỉ lệ ngô lai tăng từ 0%
lên tới 65%, và đến năm 2007, tỉ lệ này đã tăng lên 95% trong số hơn 1

13


triệu ha trồng ngô – một tốc độ phát triển rất nhanh trong lịch sử trồng ngô lai trên
Thế giới và của châu Á.
Hiện nay, các tiến bộ về giống ngô lai mới được người dân tiếp nhận và áp
dụng vào sản xuất rất nhanh, giai đoạn 2006 – 2010 đã có rất nhiều giống ngơ lai
mới có năng suất, chất lượng cao được đưa vào sản xuất. Bộ giống ngô lai trong
sản xuất rất đa dạng về chủng loại, nguồn gốc, có cả giống nhập ngoại như: NK66,
NK 4300, DK 9901, DK8868, … và giống nhập nội như LVN 99, LVN4, LVN145,

2.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ MẬT ĐỘ VÀ LƯỢNG ĐẠM TRỒNG
THÍCH HỢP CHO CÂY NGƠ TRONG VÀ NGỒI NƯỚC
2.3.1. Tình hình nghiên cứu về mật độ và lượng đạm trồng thích hợp cho cây
ngơ ở nước ngồi
Các nhà nghiên cứu ngô trên thế giới đã chỉ ra rằng: trong các biện pháp
thâm canh nhằm tăng năng suất ngơ thì phân bón đóng một vai trị vơ cùng quan
trọng, nó tạo ra 30,7% năng suất của ngơ, cịn lại là các yếu tố khác như: mật độ,

đất trồng, sâu bệnh, ...
Nhiều nhà nghiên cứu như Samira và cs (1998) và Torbert và cs (2001) tìm
thấy rằng nguyên tố N có tác dụng làm tăng năng suất của cây ngơ. Lượng đạm
bón cho cây khác nhau sẽ tạo ra năng suất khác nhau.
Tuy nhiên, nếu bón dư đạm sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng, năng suất của
cây ngô. Khi dư đạm, lượng carbohydrate có được do quang hợp sẽ được sử dụng
để tổng hợp nguyên sinh chất hơn là thành lập vách tế bào. Dư đạm lúc cây ngô ở
giai đoạn 3 và 4 của quá trình hình thành cờ cũng làm kiềm hãm quá trình này.
Mật độ là một trong những phần canh tác quan trọng để xác định năng suất
hạt (Sangoi, 2000). Việc tạo giống chịu mật độ cao là một trong những mục tiêu
quan trong của các nhà chọn tạo giống ngô. Bằng nhiều phương pháp người ta đã
không ngừng cải thiện được mật độ trồng ngô trên thế giới. Theo Banzinger và cs.
(2000) và nhiều tác giả khác, các giống ngô lai mới tạo ra hiện nay có khả năng
chịu được mật độ cao gấp 2 – 3 lần so với các giống lai tạo ra cách đây 50 năm và
có tiềm năng năng suất cao hơn hẳn.
Muhammad và cs. (2010), khi nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và mức
bón đạm đến sinh trưởng và năng suất của cây ngơ với các mức thí nghiệm: mật độ
2

có 3 cơng thức là 4, 6 và 8 cây/ m , lượng đạm có 4 cơng thức là 0, 100, 130

14


2

và 160 kg N/ha. Kết quả cho thấy: ở mật độ 8 cây/ m với mức bón đạm 160 kg
N/ha cho năng suất ngô cao nhất.
Saeid và cs. (2010), khi nghiên cứu về mật độ và lượng đạm đối với cây
2


ngơ với các mức thí nghiệm: mật độ có 3 công thức là 7, 9 và 11 cây/ m và lượng
đạm có 3 cơng thức là 0, 75, 150 kg N/ha. Kết quả cho thấy: khi tăng mật độ và
lượng bón đạm năng suất ngơ cũng tăng lên.
Tuy nhiên, ngơ là cây bị ảnh hưởng bởi biến động về mật độ hơn các cây
khác trong cùng họ (Almeida và Sangoi, 1996). Ở mật độ thấp, nhiều giống ngô lai
hiện đại không đâm chồi hiệu quả và khá thường xuyên cho ra một bắp trên một
cây (Gardner et al., 1985). Mặt khác, việc gieo trồng ngô với mật độ cao làm tăng
cường cạnh tranh giữa các cây về ánh sáng, nước và chất dinh dưỡng. Điều này có
thể gây ảnh hưởng đến năng suất cuối cùng bởi vì nó kích thích sự phát triển ngọn,
gây ra khô khan, và cuối cùng là giảm số lượng bắp trên cây (Sangoi và Salvador,
1998).
2.3.2. Tình hình nghiên cứu về mật độ và lượng đạm trồng thích hợp cho cây
ngơ trong nước
2.3.2.1 . Tình hình nghiên cứu về mật độ trồng ngô
Ngô là cây ưa sáng nên thời gian chiếu sáng và cường độ ánh sáng của khu
vực trồng có ảnh hưởng rất lớn đến việc xác định mật độ và khoảng cách gieo
trồng. Những nơi thời gian chiếu sáng ít hoặc cường độ ánh sáng yếu thì phải trồng
thưa để đảm bảo cho sự sinh trưởng, phát triển của cây và ngược lại ở những nơi
cường độ chiếu sáng mạnh, thời gian chiếu sáng nhiều thì có thể tăng mật độ trồng
để tăng năng suất.
Việc xác định mật độ trồng ngô cũng phụ thuộc nhiều vào thời gian sinh
trưởng, đặc điểm hình thái như chiều cao cây, bộ lá (dài ngày, cao cây, lá rậm, …
thì trồng thưa; ngắn ngày, thấp cây, lá thống hoặc đứng thì trồng dày), theo mùa
vụ… (trích theo Phan Xuân Hào, 2009). Bên cạnh đó, theo các kĩ thuật trồng ngô
lai hiện nay, mỗi vùng ở nước ta lại có các điều kiện tự nhiên, đất đai khác nhau
nên mật độ gieo trồng ngô ở mỗi vùng là khác nhau.

15



×