Tải bản đầy đủ (.docx) (112 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá ảnh hưởng việc thu hồi đất để xây dựng thủy điện bản vẽ đến đời sống và việc làm của người dân tái định cư trên địa bàn huyện tương dương, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 112 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

HỒ NGỌC TÚ

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG VIỆC THU HỒI ĐẤT
ĐỂ XÂY DỰNG THỦY ĐIỆN BẢN VẼ ĐẾN ĐỜI SỐNG
VÀ VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI DÂN TÁI ĐỊNH CƯ TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN TƯƠNG DƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN

Chuyên ngành:
Mã số:
Người hướng dẫn khoa
học:

Quản lý đất
đai
60.85.01.03
PGS.TS. Nguyễn Thanh Trà


NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn



Hồ Ngọc Tú

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn
sâu sắc Thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Thanh Trà đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công
sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Quản lý đất đai, Khoa Quản lý đất đai - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã
tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức Phịng
Tài ngun và Mơi trường, Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Tương
Dương, UBND và Cơng chức địa chính các xã Xiêng My, Nga My, Lượng Minh, Yên
Na, Ban quản lý dự án Thủy điện Bản Vẽ và các hộ dân đã nhiệt tình tham gia phỏng
vấn, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn

Hồ Ngọc Tú


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................. ii
Mục lục....................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.............................................................................................................. vi
Danh mục bảng........................................................................................................................ vii
Danh mục hình........................................................................................................................ viii
Trích yếu luận văn.................................................................................................................... ix
Thesis abstract.......................................................................................................................... xii
Phần 1. Mở đầu........................................................................................................................ 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1

1.2.

Giả thiết khoa học....................................................................................................... 2

1.3.

Mục tiêu của đề tài...................................................................................................... 3

1.4.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 3

1.5.


Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn ........................................... 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu..................................................................................................... 4
2.1.

Một số vấn đề lý luận................................................................................................. 4

2.1.1.

Thu hồi đất................................................................................................................... 4

2.1.2.

Bồi thường, hỗ trợ....................................................................................................... 6

2.1.3.

Lao động, việc làm, thất nghiệp, thu nhập.............................................................. 7

2.1.4.

Tác động của thu hồi đất nông nghiệp đến đời sống, việc làm, thu nhập,
xã hội và môi trường................................................................................................ 13

2.2.

Kinh nghiệm quốc tế về vấn đề đời sống và việc làm của người nông dân

bị thu hồi đất.............................................................................................................. 19

2.2.1.

Trung Quốc................................................................................................................ 19

2.2.2.

Hàn Quốc.................................................................................................................... 22

2.2.3.

Đài Loan..................................................................................................................... 23

2.2.4.

Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB)................ 24

2.2.5.

Đánh giá chung.......................................................................................................... 25

iii


2.3.

Thực trạng thu hồi đất và đảm bảo đời sống, việc làm cho người dân bị
thu hồi đất tại Việt Nam........................................................................................... 26

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu.............................................................. 31
3.1.


Địa điểm nghiên cứu................................................................................................. 31

3.2.

Thời gian nghiên cứu................................................................................................ 31

3.3.

Đối tượng nghiên cứu............................................................................................... 31

3.3.1.

Dự án thủy điện Bản Vẽ, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An.........................31

3.3.2.

Việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và quá trình ổn
định đời sống, việc làm của người dân khi Nhà nước thu hồi đất tại Dự án
Thủy điện Bản Vẽ..................................................................................................... 31

3.3.3.

Các hộ dân TĐC bị thu hồi đất tại dự án Thủy điện Bản Vẽ trên địa bàn
huyện Tương Dương (483 hộ)................................................................................ 31

3.4.

Nội dung nghiên cứu................................................................................................ 32


3.4.1.

Điều kiện TN – KTXH huyện Tương Dương....................................................... 32

3.4.2.

Hiện trạng sử dụng đất và chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất huyện Tương
Dương......................................................................................................................... 32

3.4.3.

Đánh giá thực trạng thu hồi đất trên địa bàn huyện Tương Dương ..................32

3.4.4.

Đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến đời sống và việc làm của
người dân tái định cư Thủy điện Bản Vẽ.............................................................. 32

3.4.5.

Đề xuất một số giải pháp nhằm từng bước ổn định và nâng cao hiệu quả
đời sống và việc làm của người dân tại các điểm TĐC của dự án .................... 32

3.5.

Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 32

3.5.1.

Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp..................................................................... 32


3.5.2.

Phương pháp số liệu sơ cấp..................................................................................... 32

3.5.3.

Phương pháp xử lý và phân tích, tổng hợp số liệu............................................... 33

Phần 4. Kết quả và thảo luận.............................................................................................. 34
4.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội......................................................................... 34

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên..................................................................................................... 34

4.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội......................................................................................... 36

4.2.

Hiện trạng sử dụng đất và chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất của huyện Tương

Dương 38
4.2.1.

Hiện trạng sử dụng đất............................................................................................. 38


iv


4.2.2.

Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất của huyện Tương Dương ............................... 39

4.3.

Thực trạng thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ trên địa bàn huyện Tương
Dương giai đoạn 2005 - 2015................................................................................. 40

4.3.1.

Đánh giá thực trạng thu hồi đất trên địa bàn huyện Tương Dương ..................40

4.3.2.

Đánh giá thực trạng thu hồi đất của dự án Thủy điện Bản Vẽ ........................... 41

4.4.

Ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến đời sống, việc làm của người dân tđc

thuộc dự án thủy điện bản vẽ.................................................................................. 48
4.4.1.

Kết quả chi tiết điều tra, thu thập về tình hình thu hồi đất, bồi thường và
hỗ trợ của các hộ dân trong phạm vi nghiên cứu................................................. 49


4.4.2.

Việc sử dụng tiền bồi thường của các hộ dân....................................................... 50

4.4.3.

Tình hình việc làm của người dân sau khi thu hồi đất........................................ 53

4.4.4.

Tình hình đời sống của người dân sau khi thu hồi đất........................................ 59

4.4.5.

Đánh giá chung.......................................................................................................... 68

4. 5.

Đề xuất một số giải pháp......................................................................................... 71

4.5.1.

Giải pháp về chính sách ưu đãi............................................................................... 71

4.5.2.

Giải pháp về hiệu quả sử dụng đất để xây dựng các dự án nhà nước và môi

trường 71

4.5.3.

Giải pháp về đào tạo nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc
sống cho người có đất bị thu hồi............................................................................ 72

4.5.4.

Giải pháp cụ thể áp dụng ở địa phương................................................................. 74

Phần 5. Kết luận và kiến nghị............................................................................................. 76
5.1.

Kết luận....................................................................................................................... 76

5.2.

Kiến nghị.................................................................................................................... 77

Tài liệu tham khảo................................................................................................................... 78
Phụ lục....................................................................................................................................... 80

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ADB


Ngân hàng phát triển Châu Á

BĐS

Bất động sản

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

GPMB

Giải phóng mặt bằng

HĐ BT, HT,TĐC

Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

HĐSXKD

Hoạt động sản xuất kinh doanh

ILO

Tổ chức Lao động Quốc tế


KCN

Khu cơng nghiệp

SDĐ

Sử dụng đất

TDT

Tổng diện tích

TĐC

Tái định cư

TNMT

Tài ngun Môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân

WB

Ngân hàng thế giới

vi



DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Tương Dương năm 2015................................ 38
Bảng 4.2. Chuyển dịch cơ cấu đất đai huyện Tương Dương giai đoạn 2005 - 2015 . .39
Bảng 4.3. Kết quả công tác bồi thường, GPMB tại các dự án đang thực hiện trên
địa bàn huyện Tương Dương giai đoạn 2005 – 2015..................................... 41
Bảng 4.4. Thu hồi về đất dự án xây dựng Thủy điện bản Vẽ .......................................... 43
Bảng 4.5. Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cơng trình thủy điện Bản Vẽ .................... 46
Bảng 4.6. Kết quả điều tra, thu thập chi tiết về thu hồi đất và bồi thường hỗ trợ
của các hộ dân...................................................................................................... 50
Bảng 4.7. Phương thức sử dụng tiền bồi thường hỗ trợ của các hộ dân trong
phạm vi nghiên cứu............................................................................................. 50
Bảng 4.8. Ý kiến của chủ hộ về hiệu quả sử dụng tiền bồi thường ................................ 52
Bảng 4.9. Trình độ văn hố, chun mơn của số người trong độ tuổi lao động
trong phạm vi nghiên cứu................................................................................... 54
Bảng 4.10. Tình hình lao động và việc làm của các hộ dân bị thu hồi đất ..................... 57
Bảng 4.11. Thu nhập bình quân của người dân tại khu vực nghiên cứu .........................59
Bảng 4.12. Tình hình thu nhập của các hộ sau khi bị thu hồi đất tại khu vực
nghiên c ứu............................................................................................................ 59
Bảng 4.13. Thu nhập bình quân hộ/năm phân theo nguồn thu của các hộ dân bị
thu hối đất trong phạm vi nghiên cứu............................................................... 60
Bảng 4.14. Kết quả phỏng vấn về học vấn, giáo dục của người dân trong phạm vi
nghiên cứu............................................................................................................. 61
Bảng 4.15. Tài sản sở hữu của các hộ điều tra phóng vấn Dự án Thủy điện Bản Vẽ ...62
Bảng 4.16. Tình hình tiếp cận các cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội sau khi thu hồi đất . .63
Bảng 4.17. Tình hình an ninh trật tự xã hội của người dân sau khi thu hồi đất .............67
Bảng 4.18. Quan hệ nội bộ gia đình của các hộ dân sau khi thu hồi đất ......................... 67

vii



DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Nhà Văn hóa bản Vẽ, xã Yên Na......................................................................... 63
Hình 4.2. Trường THCS xã Nga My.................................................................................... 64
Hình 4.3. n Na từ 1 góc nhìn (Bản Văn hóa Có Phảo)................................................. 65
Hình 4.4. Rác thải sinh hoạt tại xã Yên Na......................................................................... 66
Hình 4.5. Rác thải vứt bừa bãi tại khu vực cầu treo xã Lượng Minh .............................. 66

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Hồ Ngọc Tú
Tên luận văn: Đánh giá ảnh hưởng việc thu hồi đất để xây dựng Thủy điện
Bản Vẽ đến đời sống và việc làm của người dân tái định cư trên địa bàn huyện
Tương Dương, tỉnh Nghệ An.
Chuyên ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 60.85.01.03

Cơ sở đào tào: Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá ảnh hưởng việc thu hồi đất để xây dựng Thủy điện Bản Vẽ đến đời

sống và việc làm của người dân tái định cư trên địa bàn huyện Tương Dương, tỉnh
Nghệ An;
- Đề xuất các giải pháp nhằm từng bước cải thiện đời sống và việc làm của

người dân tái định cư tại các điểm TĐC của dự án trên địa bàn huyện Tương Dương,

tỉnh Nghệ An.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế Xã hội thu thập tại Chi cục Thống kê huyện Tương Dương; Số liệu về tình hình quản
lý đất đai và hiện trạng sử dụng đất tổng hợp trên cơ sở số liệu báo cáo các năm được
thu thập tại Phịng Tài ngun và mơi trường, UBND huyện Tương Dương; Số liệu về
bảng giá đất của UBND tỉnh ban hành, giá quy định của Nhà nước và giá bồi thường
được áp dụng cho huyện Tương Dương được thu thập tại Phịng Tài ngun và Mơi
trường; số liệu về công tác thu hồi đất được thu thập tại Hội đồng Bồi thường GPMB
huyện Tương Dương.
Điều tra trực tiếp ngẫu nhiên hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi về bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư. Số lượng phiếu điều tra (82 phiếu) được xác định bằng
công thức theo số hộ bị thu hồi đất, sai số cho phép (10%).
Xử lý số liệu thu thập được bằng việc sử dụng phần mềm Microsoftoffice Excel
2010 để tổng hợp; Tổng hợp các mẫu điều tra về giá bồi thường, chính sách hỗ trợ và tái
định cư đối với các trường hợp hộ gia đình bị thu hồi đất của dự án nghiên cứu.

Đánh giá các số liệu điều tra về các vấn đề bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; công
ăn việc làm, ổn định đời sống sản xuất, vấn đề xã hội, môi trường.

ix


Kết quả nghiên cứu
Tương Dương là huyện miền núi vùng cao, nằm về phí Tây Nam của tỉnh Nghệ
An có tuyến Quốc lộ 7A, 48c và sông Cả chảy qua địa bàn huyện, cánh thành phố
Vinh khoảng 200 Km; cách cửa khẩu Nặm Cắn khoảng 90 Km; có 4 xã tiếp giáp nước
CHDCND Lào với tổng chiều dài đường biên giới là 58,3 km. Diện tích tự nhiên của
huyện là 280777,40 ha, chiếm 17.04% diện tích tự nhiên tồn tỉnh. Tương Dương có
mạng lưới giao thơng đường thuỷ khá thuận lợi và quan trọng, là một trong những ưu
điểm để phát triển kinh tế, văn hố xã hội của huyện.

Cơng tác quản lý đất đai của huyện Tương Dương đã thực hiện theo các văn
bản quy phạm pháp luật. Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất về cơ bản được thực hiện đúng quy định.
Về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại dự án xây dựng Thủy điện bản
Vẽ, với tổng diện tích thu hồi 6217,7 ha; tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ và TĐC
1.274.130.952.250 đồng. Ảnh hưởng tới 32 bản ở huyện Tương Dương, thuộc 11 xã
(Kim Đa, Kim Tiến, Hữu Dương, Hưu khuông, Luân Mai, Yên Na, Nhôn Mai, Mai
Sơn, Lượng Minh, Nga My, Xiêng My ); 2 bản thuộc xã Mỹ Lý Huyện Kỳ Sơn. Công
tác tái định cư được bố trí trên 2 huyện Thanh Chương và Tương Dương (483 hộ, 6
bản) tỉnh Nghệ An.
Đánh giá chung việc thực hiện công tác thu hồi đất các hộ gia đình bị mất đất
về cơ bản đồng tình, ủng hộ với chủ trương thu hồi đất của dự án.
Đời sống của các hộ dân ở các khu tái định được đánh giá là tốt hơn so với nơi
ở cũ; viêc làm của các hộ dân bị ảnh hường bởi việc thu hồi hồi đất của dự án Thủy

điện Bản Vẽ đã đầy đủ hơn, tỷ lệ người thất nghiệp, không có việc làm trong độ tuổi
lao động giảm do các chính sách phù hợp của nhà nước và chính quyền địa phương.
Qua thời gian việc thích nghi với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, phương thức sản xuất
(trồng trọt, chăn nuôi...) tại các điểm TĐC được cải thiện đã từng bước tạo được sự
phát triển tốt hơn về kinh tế so với trước khi bị thu hồi đất; đồng thời tạo niềm tin cho
các hộ dân TĐC yên tâm ổn định cuộc sống mới. Cơ bản đảm bảo tiêu chí “Di dân,
tái định cư thủy điện Bản Vẽ phải tạo được điều kiện để đồng bào tái định cư có cuộc
sống tốt hơn nơi ở cũ”.
Kết luận chủ yếu
Dự án được thực hiện đúng tiến độ, trình tự thủ tục thực hiện công tác thu hồi
đất, tái định cư cơ bản được thực hiện theo đúng quy định. Việc xác định đối tượng bị
thu hồi đất cơ bản được xem xét một cách rõ ràng và theo đúng quy định. Ngồi
ra,việc bố trí tái định cư, đặc biệt là việc các dự án của nhà nước hỗ trợ người dân
trong việc phát triển kinh tế, hỗ trợ người dân tạo việc làm tại khu ở mới tạo cho
x



người dân ở đây có cuộc sống tốt hơn. Hơn nữa, chính sách hỗ trợ cũng được xem xét
một cách kỹ lưỡng, đảm bảo người bị thu hồi đất được hưởng đúng quyền lợi theo quy
định của pháp luật.
Với đặc trưng là hầu hết đất sản xuất nông nghiệp, đất ở đều chưa được giao –
cấp GCNQSD đất nên trong q trình thực hiện cơng tác thu hồi, bồi thường hỗ trợ
khi Nhà nước thu hồi đất thì việc xác định nguồn gốc sử dụng đất là rất quan trọng do
vậy việc xác định đối tượng, điều kiện được bồi thường cho người bị thu hồi còn nhiều
vướng mắc, chưa đồng bộ trong cùng một dự án. Thứ hai, giá đất áp dụng tính bồi
thường, hỗ trợ chưa hợp lý, chưa phù hợp với giá thị trường do quá tình xây dựng
bảng giá đất cịn mang tính áp đặt, chủ quan. Thứ ba, cán bộ tham mưu trực tiếp làm
công tác thu hồi đất, BTGPMB, tái định cư còn nhiều hạn chế về chuyên môn, chưa
chuyên nghiệp… phần lớn là cán bộ hợp đồng nên tinh thần trách nhiệm chưa cao.
Để thực hiện tốt công tác thu hồi đất, tạo đời sống và việc làm tốt hơn cho
người dân bị thu hồi đất, các giải pháp quan trọng cần thực hiện chủ yếu: Thường
xuyên tuyên truyền, tập huấn, phổ biến chính sách pháp luật về thu hồi đất, bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư cho người dân. Với các hộ mất đất: Các hộ dân bị thu hồi
đất sản xuất cho Nhà nước cần có sự chuẩn bị về cả tinh thần và kế hoạch cho tương
lai; Hướng dẫn sử dụng hiệu quả vốn được bồi thường: Ngay sau khi công khai quy
hoạch được phê duyệt các hộ phải có kế hoạch cho tương lai và nhất là vấn đề sử dụng
tiền vốn có từ bồi thường. Kinh nghiệm cho thấy các hộ có sự tính tốn, đầu tư thời
gian để xem xét, nghiên cứu sẽ sử dụng hiệu quả hơn, trong khi chưa có kế hoạch thì
trước mắt nên gửi số tiền này vào ngân hàng, sau khi có kế hoạch sẽ sử dụng để đầu
tư; Các ngành liên quan tiếp tục thực hiện những mơ hình cây, con trên vùng đất TĐC,
có thể áp dụng được để bà con làm theo.

xi



THESIS ABSTRACT
Author's name: Ho Ngoc Tu
Thesis title: Assessing the impact of land acquisition for the construction of
Ban Ve Hydropower on the lives and work of people resettled Tuong Duong district,
Nghe An province.
Specialization: Land Management

Code: 60.85.01.03

Training institutions: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
The purpose of research:
Assessing the impact of land acquisition for the construction of Ban Ve
Hydropower on the life and work of the people resettled in Tuong Duong district,
Nghe An province;
Propose measures to gradually improve the lives and work of people resettled
in the resettlement of the project point out Tuong Duong district, Nghe An province.
Research Methodology
Methods of collecting secondary data: Data on natural conditions, economic collecting Social Statistics Department in Tuong Duong district; Data on the status of
land management and land use status on the basis of aggregate reporting data is
collected at the Department of Natural Resources and Environment, Tuong Duong
District People's Committee; Data on provincial land price list issued, the price set by
the State and compensation rates are applied to collected Xiangyang District Office of
Natural Resources and Environment; Data on land acquisition work is collected
Compensation Board clearance in Tuong Duong district.
Direct Investigation household random individuals whose land is recovered on
compensation, support and resettlement. Number of questionnaires (82 votes) was
determined by the formula according to the number of households whose land is
recovered, tolerance (10%).
Processing data collected using Excel 2010 software for synthesis
MicrosoftOffice; Synthesis of a sample of price compensation policies and

resettlement assistance for households case land acquisition of research projects.
Evaluation of survey data on issues of compensation, support and resettlement;
employment, production and stabilize their life, social issues and the environment.
Research results
Natural conditions, economic - social Tuong Duong district: Xiangyang is the

xii


high mountainous district, located on the southwest cost of Nghe An province
Highway 7A, 48C and Ca River flows through the district, the wing Vinh city about
200 Km; Nam needs a gate about 90 Km; 4 communes bordering Laos with a total
length of 58.3 km boundary is. The natural area of the district is 280,777.40 ha,
accounting for 17.4% of the natural area of the province. Xiangyang has a network of
waterways is quite favorable and critical, is one of the advantages for the development
of economic, social and cultural districts.
Land management in Tuong Duong district has to follow the legal text. The
implementation of policies and laws on compensation, support and resettlement when
the State recovers land basically done properly regulated.
Regarding the compensation, support and resettlement projects to build
hydroelectric drawings, with a total area of 6217.7 hectares recovered; total budget of
compensation, support and resettlement 1,274,130,952,250 dong. Affecting 32 villages in
Tuong Duong district, in 11 communes (Kim Da, Kim Tien, Huu Duong, Retirement sash,
Gong Mai, Yen Na, Nhon Mai, Mai Son, Luong Minh, Russia My, My Xieng); 2 My Ly
commune of Ky Son District. Business relocation is arranged over 2 and Tuong Duong
Thanh Chuong district (483 households, 6 copies) Nghe An province.
Overall assessment of the implementation of land acquisition of land lost
households basically concurred, with the policy in favor of the project land acquisition.

The life of the residents in the resettlement area was rated as better than the old

place; The making of the households affected by land acquisition of Ban Ve
Hydropower Project was fuller, the proportion of unemployed, out of work in the
working age fell by appropriate policies of state and local governments. Over time
adapting to climatic conditions, soil conditions, mode of production (agriculture,
livestock ...) at the point TDC has gradually improved to create better development
economics compared with land acquisition before; and create confidence for
households resettled assured stable new life. Ensuring basic criteria "Migration and
resettlement of Ban Ve hydropower must create conditions for resettlement
compatriots better life in the old place".
Conclusion mainly
The project was implemented on schedule, procedures for the implementation of
land acquisition and resettlement is done in accordance with the basic regulations. The
determination of object basic land acquisition under review clearly and in accordance with
regulations. In addition, the arrangement of resettlement, especially the projects of state
support for people in economic development, supporting people in creating jobs in new
areas created for the sake of people here live better. Moreover, policy support were

xiii


also considered carefully, ensure people enjoy the right land acquisition rights as
stipulated by law.
Featuring the most agricultural land, have not been allocated land - the land should
LURC level during the implementation of the recovery, supported compensation when the
State recovers land, the determination of the origin of use land is crucial thus identifying
the object, the conditions of compensation for revoked many obstacles, not synchronized
in the same project. Second, the price applicable to the calculation of land compensation,
support is irrational and not consistent with the market price due to the construction of
land price is still on imposing, subjective. Third, advising staff directly engaged in land
acquisition, BTGPMB, resettlement is limited, yet professional ... mostly contract workers

should not high sense of responsibility.

To perform well the task of land acquisition, creating life and better jobs for
the people whose land is recovered, the solution is important to the implementation of
major propaganda regularly, training, policy dissemination measures law on land
acquisition, compensation, support and resettlement for the people. Landless
households: Households producing land acquisition for the State should be prepared
both mentally and plans for the future; Manual compensation is capital efficiency: As
soon as the public planning approval which households must plan for the future and in
particular the issue of use of money from the compensation inherent. Experience
shows that households with the calculations, the investment of time to consider and
research will use more efficient, while no immediate plans, it should send this money
to the bank, after accounting planning will use to invest; Related industries continue to
implement the model plants and animals on land resettlement, may apply to farmers to
follow.

xiv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thực tiễn ở nước ta trong những năm qua cho thấy, cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa tất yếu sẽ dẫn đến một bộ phận đất đai bị thu hồi và được chuyển đổi mục
đích sử dụng đất. Trong đó có dự án xây dựng nhà máy và vùng hồ chứa các cơng
trình thủy điện. Các cơng trình, dự án này thường địi hỏi phải thu hồi một diện
tích đất rất lớn; ảnh hưởng trực tiếp tới nhiều hộ dân. Với tính chất và đặc điểm
của cơng trình thủy điện được xây dựng chủ yếu ở khu vực thuộc địa bàn khó khăn
miền núi, vùng sâu, vùng xa, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh
sống theo cộng đồng và có phong tục tập quán, canh tác, văn hóa truyền thống đa
dạng. Vì vậy việc thu hồi đất đã trực tiếp ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất và việc

làm của người dân liên quan.
Từ trước tới nay, Đảng và Nhà nước luôn xác định việc thu hồi đất và bồi
thường, hỗ trợ, di dân, tái định cư là dự án hợp phần quan trọng trong các dự án
xây dựng cơng trình thủy điện nhằm thực hiện mục tiêu tạo điều kiện cho người
dân tái định cư sớm ổn định chỗ ở và đời sống, trên cơ sở phát huy tiềm năng về
tài nguyên và sức lao động, từng bước thay đổi cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất,
nâng cao thu nhập, cuộc sống vật chất, tinh thần ngày càng tốt hơn nơi ở cũ, góp
phần phát triển kinh tế - xã hội trong vùng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nơng nghiệp nơng thơn, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, quốc phịng an
ninh và bảo vệ môi trường.
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy thuỷ điện Bản Vẽ được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt tại Quyết định số 665/TTg ngày 19 tháng 6 năm 2003. Nhiệm vụ
chính của dự án Thuỷ điện Bản Vẽ là cung cấp điện năng để phát triển kinh tế - xã
hội, phục vụ cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước với điện lượng bình qn
hàng năm là 1.054 triệu KWh. Đồng thời góp phần chống lũ về mùa mưa và cung
cấp nước về mùa khô cho vùng hạ du, với diện tích lịng hồ khoảng 4.842,0ha
(95m3/s vào mùa cạn). Cơng trình thuỷ điện Bản Vẽ được Nhà nước đầu tư xây
dựng năm 2004 và hoàn thành đưa vào khai thác năm 2010 (19/5/2010).
Để hoàn thành xây dựng cơng trình, huyện Tương Dương đã phải thu hồi
hơn 4.200,0 ha đất nông nghiệp, đồng thời tổ chức di dời và tái định cư trên hơn
2.800 hộ dân (3.294 hộ bị ảnh hưởng) với 17.466 khẩu vùng lòng hồ và mặt bằng
1


công trường đến 32 điểm tái định cư thuộc địa bàn 6 xã thuộc 2 huyện: Tương
Dương và Thanh Chương.
Sau 10 năm cơ bản đã hồn thành cơng tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ di
dân và tái định cư (hiện nay vẫn còn 27 hộ dân bản Chà Coong, xã Hữu Dương cũ
không chịu di dời về khu TĐC ở huyện Thanh Chương); Bố trí tái định cư bước
đầu đã ổn định cuộc sống cho các hộ tái định cư; với mục tiêu của dự án là “Di

dân, tái định cư thủy điện Bản Vẽ phải tạo được điều kiện để đồng bào tái định cư
có cuộc sống tốt hơn nơi ở cũ”. Thực tế cho thấy người dân vùng tái định cư cịn
gặp nhiều khó khăn, số hộ nghèo và cận nghèo cịn ở mức cao; cơng tác giao đất,
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSD) ở và đất sản xuất vẫn chưa
dứt điểm; quỹ đất và các loại đất chưa đáp ứng với điều kiện và tập quán sản xuất
của người dân cũng như yêu cầu ban đầu của dự án đặt ra; cơ sở hạ tầng tái định
cư (TĐC) xuống cấp; Tình trạng người dân bỏ điểm TĐC trở lại quê cũ (vùng lịng
hồ) làm ăn sinh sống cịn diễn ra... điều đó không những ảnh hưởng đến các mục
tiêu của dự án mà cịn ảnh hưởng trực tiếp tới an ninh, chính trị, kinh tế và xã hội
của địa phương nơi bố trí TĐC. Xuất phát từ thực tiễn trên, tơi tiến hành thực hiện
đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng việc thu hồi đất để xây dựng Thủy điện Bản Vẽ
đến đời sống và việc làm của người dân tái định cư trên địa bàn huyện Tương
Dương, tỉnh Nghệ An”.
1.2. GIẢ THIẾT KHOA HỌC
Tuy công tác Bồi thường, hỗ trợ, di dân và tái định cư khi Nhà nước thu hồi
đất xây dựng Dự án thủy điện Bản Vẽ tại huyện Tương Dương tỉnh Nghệ An đã cơ
bản hoàn thành. Bên cạnh đó tình trạng đơn thư khiếu kiện cịn diễn ra, một số nơi
cịn vấp phải sự phản ứng từ phía người dân; đời sống việc làm của các hộ TĐC
còn nhiều khó khăn, điều kiện kinh tế xã hội chưa thực sự tốt như kỳ vọng .... Vậy
nguyên nhân của vấn đề đó là gì? Có phải do quy định về
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất còn bất cập? hay hiểu biết
và ý thức chấp hành pháp luật về đất đai người dân còn hạn chế? hay do năng lực
của người tham gia thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chưa đáp ứng được
yêu cầu? hay công tác đánh giá, lập quy hoạch bố trí TĐC chưa tốt?...
hay do một số, hay do tất cả các yếu tố này là câu hỏi cần được nghiên cứu và trả
lời trong luận văn thơng qua thu thập, xử lý, phân tích, tổng hợp, đánh giá số liệu
để đưa ra câu trả lời chính xác nhất, đầy đủ nhất.
2



1.3. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Đánh giá ảnh hưởng việc thu hồi đất để xây dựng Thủy điện Bản Vẽ đến

đời sống và việc làm của người dân tái định cư trong dự án trên địa bàn huyện
Tương Dương, tỉnh Nghệ An;
- Đề xuất các giải pháp nhằm từng bước cải thiện đời sống và việc làm của

người dân tái định cư tại các điểm TĐC của dự án trên địa bàn huyện Tương
Dương, tỉnh Nghệ An.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Các hộ dân tại các điểm tái định cư trên địa bàn huyện Tương Dương thuộc
Dự án Thủy điện Bản Vẽ.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Luận văn là cơng trình nghiên cứu một cách có hệ thống và đầy đủ về việc
thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất xây dựng Dự án
Thủy điện Bản Vẽ, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An. Với những điểm mới là đã
làm rõ và đánh giá được tác động của q trình thu hồi, bồi thường giải phóng mặt
bằng (BTGPMB) tới đời sống, việc làm của các hộ dân TĐC được bố trí tại huyện
Tương Dương, tỉnh Nghệ An.
Luận văn đã phân tích các đặc điểm, các yếu tố ảnh hưởng đến đời sống, việc
làm của các hộ dân TĐC trong q trình thực hiện chính sách Bồi thường, hỗ trợ
di dân và TĐC khi nhà nước thu hồi đất.
Kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo cho sinh viên, các cá
nhân và tổ chức quan tâm đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cũng như
việc ổn định đời sống việc làm cho các đối tượng ảnh hưởng được bố trí TĐC.
Ngồi ra, những giải pháp được đề xuất trong luận văn có thể để các cơ quan, đơn
vị trên địa bàn huyện Tương Dương cũng như các địa bàn có điều kiện tương đồng
tham khảo nhằm hồn thiện hơn nữa chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
trong thời gian tới.


3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
2.1.1. Thu hồi đất
2.1.1.1. Khái niệm
Theo khoản 5 điều 4 Luật Đất đai 2003, thu hồi đất là việc Nhà nước ra
quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ
chức, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý theo quy định của Luật này
(Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2003).
Theo khoản 11 điều 3 Luật Đất đai 2013, thu hồi đất là việc Nhà nước
quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng
đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai (Quốc hội
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2013).
2.1.1.2. Mục đích thu hồi
Theo Mục 4 Luật Đất đai 2003, mục đích thu hồi đất là để sử dụng vào mục
đích quốc phịng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng, sử dụng vào mục
đích phát triển kinh tế (Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
2003).
Theo chương 6 mục 1 Luật Đất đai 2013, mục đích thu hồi đất vì mục đích
quốc phịng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, cơng cộng
(Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2013).
2.1.1.3. Cơ chế thu hồi đất
Theo Luật Đất đai 2003 có 2 cơ chế thu hồi đất, cơ chế thứ nhất là do nhà
nước đứng ra thu hồi đất, tiến hành giải phóng mặt bằng. Cơ chế thứ hai là do
doanh nghiệp tự thỏa thuận với người dân trong thu hồi đất, bồi thường (Quốc hội
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2003).
2.1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hồi đất
- Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Chất lượng của các phương án


quy hoạch sử dụng đất thấp, chưa sát với tình hình thực tế của địa phương, mang
nặng tính chủ quan, áp đặt, chạy theo thành tích đã dẫn đến nhiều khu vực quy
hoạch đã được công bố là sẽ thu hồi đất nhưng khơng biết đến bao giờ mới thực
hiện. Có những quy hoạch đúng đắn, phù hợp, cần thiết song lại khơng có lộ trình
thực hiện, khơng có phân kỳ quy hoạch phù hợp, lại làm một cách nóng vội,
4


ngăn cản các quyền hợp pháp của người sử dụng đất. Có trường hợp lại do ngân
sách hạn hẹp khơng chủ động giải quyết thực hiện dự án.
- Giá đất bồi thường trong nhiều trường hợp thấp hơn so với giá đất chuyển

nhượng thực tế trên thị trường, nhất là đối với đất nông nghiệp trong khu vực đô
thị. Tiền bồi thường đất nông nghiệp thường không đủ để nhận chuyển nhượng
diện tích đất nơng nghiệp tương tự hoặc khơng đủ để chuyển sang ngành nghề
khác. Tiền bồi thường đất ở thường không đủ để mua lại chỗ ở mới có điều kiện
tương tự như chỗ ở cũ. Tại vùng giáp ranh giữa các tỉnh, vùng giáp ranh giữa đô
thị và nơng thơn cịn có sự chênh lệch q lớn về giá bồi thường, hỗ trợ gây khiếu
kiện kéo dài làm ảnh hưởng đến tiến độ bồi thường GPMB.
- Công tác TĐC chưa tốt và thiếu đồng bộ với công tác GPMB, chưa có khu

TĐC đã thực hiện thu hồi đất ở. Một số khu tái định cư không đảm bảo điều kiện
tốt hơn hoặc bằng với nơi ở cũ. Việc chăm lo cho đời sống của người dân sau khi
bị thu hồi đất chưa được quan tâm đầy đủ. Nhất là đối với trường hợp đời sống của
người dân phụ thuộc hồn tồn diện tích đất thu hồi.
- Cơng tác tổ chức, quản lý của các cơ quan có thẩm quyền và đội ngũ cán

bộ chuyên trách.Việc quản lý quy hoạch sau khi được phê duyệt kém, tình trạng
dân tự lấn chiếm, tự chuyển mục đích sử dụng đất trái phép không bị xử lý nên khi

triển khai quy hoạch thì chi phí bồi thường vượt q dự kiến ban đầu, không hợp
lý về mặt kinh tế trong đầu tư phương án hoặc không đủ khả năng triển khai quy
hoạch. Chính quyền địa phương chưa tổ chức tốt sự phối hợp chặt chẽ giữa các
cấp, các ngành chưa làm tốt cơng tác tun truyền, vận động giải thích cho nhân
dân hiểu rõ quy định của pháp luật. Đội ngũ cán bộ làm công tác bồi thường
GPMB gồm nhiều thành viên được trưng tập từ các ngành khác nhau, thiếu kinh
nghiệm, chưa am hiểu sâu chính sách của pháp luật về đất đai, lúng túng trong
cơng việc giải thích chính sách pháp luật cho nhân dân, thậm chí cịn làm trái với
quy định của pháp luật dẫn đến khiếu nại và phải tạm dừng GPMB. Khơng ít cán
bộ hiểu sai hoặc cố tình vận dụng sai chế độ sở hữu về đất đai, viện dẫn quy định
đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước quản lý, dẫn đến áp đặt, tùy tiện coi
thường lợi ích hợp pháp của người dân sử dụng đất đã được pháp luật công nhận
khi tiến hành công tác bồi thường TĐC.
- Người dân có đất bị thu hồi: Người sử dụng đất hoặc do khơng hiểu pháp

luật hoặc do bị kích động hoặc do cố ý trì hỗn để được bồi thường, hỗ trợ thêm
nên không chấp hành quyết định thu hồi đất. Thậm chí liên kết khiếu nại đơng
người đối với cơ quan Nhà nước.
5


2.1.1.5. Thẩm quyền thu hồi
- Theo điều 44 luật Đất đai: cơ quan có thẩm quyền thu hồi là:
+ Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định thu

hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tơn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngồi, tổ
chức, cá nhân nước ngoài.
+ Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định thu

hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở

nước ngoài thuộc đối tượng mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt
Nam. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất được quy định ở trên
không được ủy quyền cho cơ quan khác thực hiện việc thu hồi đất.
2.1.2. Bồi thường, hỗ trợ
2.1.2.1. Bồi thường
Theo khoản 6 điều 4 Luật Đất đai 2003, bồi thường là việc Nhà nước trả lại
giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất
(Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2003).
Theo khoản 12 điều 3 Luật Đất đai 2013, bồi thường là việc Nhà nước trả
lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất
(Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2013).
Việc bồi thường thiệt hại này có thể vơ hình hoặc hữu hình (bồi thường
bằng tiền, bằng vật chất khác…) có thể do các quy định pháp luật điều tiết, hoặc
do thỏa thuận giữa các chủ thể. Bồi thường thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất thực
chất là việc giải quyết mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nước, người được giao đất,
thuê đất và người bị thu hồi đất. Bồi thường về đất phải được thực hiện theo quy
định của Nhà nước về giá đất, về phương thức thu hồi và hạch tốn. Việc bồi
thường về đất khơng giống với việc trao đổi, mua bán tài sản, hàng hóa trên thị
trường. Nó vừa phải đảm bảo lợi ích của Nhà nước, của người nhận quyền sử dụng
đất thu hồi, có nghĩa là phải giải quyết một cách hài hịa giữa các đối tượng tham
gia.
2.1.2.2. Hỗ trợ
Theo khoản 7 điều 4 Luật Đất đai 2003, hỗ trợ là việc Nhà nước giúp đỡ
người bị thu hồi đất thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí
để di dời đến địa điểm mới (Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
2003).
6


Theo khoản 14 Điều 3 Luật Đất đai 2013, hỗ trợ là việc Nhà nước trợ giúp

cho người có đất thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển (Quốc hội
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2013).
2.1.3. Lao động, việc làm, thất nghiệp, thu nhập
2.1.3.1. Lao động
Theo Bộ Luật Lao động 2012, lao động là hoạt động quan trọng nhất của
con người, vì nó tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Lao động với năng
suất, chất lượng, hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước.
Người sử dụng lao động: là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia
đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động; nếu là cá
nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, 2012).
Lực lượng lao động là số người trong độ tuổi lao động đang có việc làm
hoặc chưa có việc làm nhưng đang tìm kiếm việc làm. Đề cập đến lực lượng lao
động phải xét đến cơ cấu lao động. Cơ cấu lao động là thể hiện từng loại lực lượng
lao động giản đơn, phức tạp, trí óc, chân tay và biểu hiện mối quan hệ giữa chúng.
Nhờ nghiên cứu lao động giúp cho mỗi quốc gia có chủ trương, phương hướng,
biện pháp trong giải quyết việc làm và sử dụng lực lượng lao động có hiệu quả
(Đinh Văn Đãn và Lưu Văn Duy, 2009).
2.1.3.2. Việc làm
Việc làm đã được Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) quan tâm ngay từ khi nó
được thành lập vào năm 1919. Hội nghị đầu tiên của tổ chức này đã thông qua
công ước về thất nghiệp, yêu cầu các quốc gia thành viên phải báo cáo những biện
pháp thi hành chế độ chống thất nghiệp “Hội nghị ILO năm 1944 đã tán thành
tuyên bố Phi-la-đen-phia kêu gọi đảm bảo việc làm đầy đủ và nâng cao tiêu chuẩn
sinh hoạt mà mục tiêu của nó đến nay vẫn cịn giá trị” (Nguyễn Hữu Dũng, 2013).
Lịch sử xã hội loài người đã thừa nhận con người tiến hóa và phát triển là
nhờ vào lao động và đã đúc kết tính xã hội hóa ngày càng cao của lao động và kéo
theo đó là tính xã hội hóa ngày càng cao của việc làm. Chính từ đó địi hỏi phải có
nhận thức đúng đắn về việc làm trong kinh tế thị trường, những người trong độ
tuổi lao động đang chưa có việc làm, nhưng khơng có nguyện vọng tìm kiếm việc

làm thì khơng tính vào lực lượng lao động hoặc những người ngoài độ tuổi lao
động, nhưng thực tế đang làm việc cũng khơng tính vào lực lượng lao động.

7


Trong cơ chế quản lý mới, quan niệm về việc làm đã có những thay đổi cơ
bản. Đã có nhiều khái niệm khác nhau về việc làm. Nhưng chung quy lại: việc làm
là mọi hoạt động nhằm ra thu nhập đảm bảo cho bản thân gia đình xã hội khơng bị
pháp luật ngăn cấm. Theo quan niệm này thì việc làm bao gồm tất cả mọi hoạt
động với những nội dung phong phú liên quan đến sự sống còn và phát triển của
một xã hội nhất định (Đặng Dũng Chí, 2013).
Từ những cơ sở và phân tích trên chúng ta có thể kết luận người có việc
làm là những người trong độ tuổi lao động và đang làm việc trong các cơ sở kinh
tế, văn hóa, xã hội. Việc làm là một hoạt động có ích, khơng bị pháp luật ngăn
cấm, có thu nhập hoặc tạo ra điều kiện tăng thu nhập cho những người trong cùng
hộ gia đình. Việc làm bao gồm ba dạng: một là những việc làm nhằm nhận được
tiền công, tiền lương dưới dạng tiền hoặc hiện vật. Hai là việc làm nhằm thu được
lợi nhuận. Ba là những cơng việc cho hộ gia đình nhưng không được trả thù lao.
Tuy nhiên việc làm là vấn đề rộng và đa dạng, người ta có thể căn cứ vào
nhiều hình thức khác nhau và kết hợp giữa các tiêu thức đó để tính hiệu quả tồn
diện về xã hội và kinh tế để đánh giá phân loại chính xác về việc làm (việc làm
đầy đủ, việc làm hợp lý và việc làm tự do), để làm cơ sở cho việc hoạch định
chính sách giải quyết việc làm của Nhà nước. Có thể phân loại việc làm như sau:
Việc làm đầy đủ là người có việc làm và có thu nhập đầy đủ đảm bảo cho nhu cầu
sinh hoạt, vật chất, tinh thần ở mức trung bình của xã hội cho bản thân và gia đình,
khơng kể thời gian làm việc và năng lực làm việc của họ (đề cập đến mặt lượng,
muốn làm việc thì có việc làm). Việc làm hợp lý là người có việc làm đầy đủ, công
việc đem lại thu nhập đảm bảo thỏa mãn mức cao các nhu cầu sinh hoạt vật chất
tinh thần cho bản thân và gia đình, đồng thời nó phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý,

trình độ, sở trường của người lao động (mặt chất). Việc làm hợp lý là bước phát
triển cao hơn của việc làm đầy đủ, việc làm hợp lý là việc phù hợp với năng lực sở
trường và thu nhập của người lao động. Nếu kinh tế khoa học, kỹ thuật càng phát
triển càng có điều kiện từng bước nâng cao tỷ trọng việc làm hợp lý. Việc làm tự
do là việc làm trong đó người lao động được tự do lựa chọn việc làm với nghề
nghiệp thời gian thích hợp, phát huy cao nhất khả năng sáng tạo của mình. Thực tế
xã hội nước ta người có việc làm tự do cịn q nhỏ, trong tương lai tỷ trọng này sẽ
tăng dần (Nguyễn Minh Phong và Phạm Thị Uyên, 2009).

8


2.1.3.3. Thất nghiệp
Trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, hiện tượng người
khơng có cơng ăn việc làm – thất nghiệp là khơng thể tránh khỏi, nó phản ánh thực
tế nan giải của mọi Quốc gia có nền kinh tế thị trường, do Quốc gia đó ở trình độ
kém phát triển hay phát triển cao. Khi thất nghiệp ở mức độ cao, sản xuất sút kém,
nguồn lực không được huy động hết, thu nhập dân cư giảm sút, nhiều hiện tượng
tiêu cực xã hội phát triển, đôi khi còn kéo theo lạm phát cao. Thất nghiệp đang trở
thành vấn đề nóng bỏng, gây sức ép lớn về kinh tế xã hội cho mọi Quốc gia trong
đó có Việt Nam (Lê Du Phong, 2007).
Tổ chức lao động quốc tế (ILO) cũng khuyến nghị các nước dùng khái
niệm người thiếu việc làm hữu hình (dạng nhìn thấy được), cịn người thiếu việc
làm vơ hình rất khó xác định. Ở Việt Nam, theo hướng dẫn điều tra lao động việc
làm năm 2000 của Bộ Lao động – Thương binh xã hội “người thiếu việc làm là
những người có số giờ làm việc trong tuần lễ điều tra dưới 40 giờ hoặc có số giờ
làm việc nhỏ hơn số giờ quy định và có nhu cầu việc làm”.
Theo quan điểm khác: một người được coi là thất nghiệp, nếu người đó
khơng có việc làm và đang cố gắng đi tìm việc làm nhưng khơng tìm được trên thị
trường. Thất nghiệp xảy ra khi số chỗ làm việc trống ít hơn số người đi làm việc

hoặc số chỗ làm việc trống đòi hỏi trình độ chun mơn và kỹ năng nghề nghiệp
mà người tìm việc khơng đáp ứng được. Có thể nói rằng: khơng có một ngun
nhân duy nhất dẫn đến thất nghiệp, mà thất nghiệp là kết quả của nhiều yếu tố tác
động qua lại lẫn nhau. Tỷ lệ thất nghiệp là % số người thất nghiệp so với tổng số
người trong lực lượng lao động (Cao Vũ Minh, 2013).
Thất nghiệp được phân loại như thất nghiệp thật sự, thất nghiệp trá hình,
bán thất nghiệp, thất nghiệp và thu nhập. Có những người bỏ việc, mất việc sau
một thời gian nào đó sẽ được gọi lại làm việc. Như vậy số người thất nghiệp là con
số mang tính thời điểm, nó ln biến đổi khơng ngừng theo thời gian, nó vận động
từ: có việc rồi đến thất nghiệp rồi đến có việc gọi là dịng ln chuyển thất nghiệp.
Dịng thất nghiệp có đầu vào là những người gia nhập đội quân thất nghiệp và đầu
ra là những người rời đội quân thất nghiệp, khi dịng vào lớn hơn dịng ra thì quy
mơ thất nghiệp nhỏ. Dịng thất nghiệp cân bằng thì quy mô không đổi, tỷ lệ thất
nghiệp tương đối ổn định. Dòng thất nghiệp phản ánh sự biến động của thị trường
lao động. Quy mô thất nghiệp gắn với khoảng thời gian
9


×