Tải bản đầy đủ (.docx) (106 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá ảnh hưởng của mật độ cấy và phân bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa HDT10 tại tích giang phúc thọ hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 106 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TH TH NH HO

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ CẤY VÀ
PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ
NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG LÚA HDT10 TẠI TÍCH
GIANG - PHÚC THỌ - HÀ NỘI

Chuyên ngành:

Khoa học cây trồng

Mã số:

8620110

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Phùng Thị Thu Hà

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu khoa học do tơi trực tiếp
thực hiện trong vụ Xuân và vụ Mùa năm 2017 tại xã Tích Giang – huyện Phúc Thọ - Hà
Nội, dưới sự hướng dẫn của TS.Phùng Thị Thu Hà. Số liệu và kết quả nghiên cứu trong
luận văn này là trung thực, chưa từng được sử dụng trong luận văn nào ở trong và ngoài
nước. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thơng tin
trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày 13 tháng 6 năm 2018
Tác giả luận văn

Đỗ Thị Thanh Hoa

i


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin chân thành bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc tới TS.Phùng Thị Thị Thu Hà,
người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực
hiện đề tài cũng như trong q trình hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Bộ môn Thưc vật, Khoa Nông học,
Ban quản lý đào tạo sau đai học - Học viện Nông Nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện
hướng dẫn giúp đỡ tơi trong q trình học tập, nghiên cứu để tôi thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị cán bộ công nhân viên trong Công
ty cổ phần giống cây trồng và vật tư nông nghiệp Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện
thuận lợi trong quá trình công tác và học tập cũng như cơ sở nghiên cứu để tôi thực hiện
tốt đề tàinày.
Xin cảm ơn sự giúp đỡ của bạn bè và người thân, những người luôn ủng hộ, động
viên tạo điều kiện cho tôi trong suốt q trình học tập, cơng tác và hồn thành luận văn.
Hà Nội, ngày 13 tháng 6 năm 2018
Tác giả luận văn

Đỗ Thị Thanh Hoa

ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan......................................................................................................................i
Lời cảm ơn........................................................................................................................ii
Mục lục.............................................................................................................................iii
Danh mục chữ viết tắt......................................................................................................vi
Danh mục bảng................................................................................................................vii
Danh mục hình............................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn............................................................................................................ix
Thesis abstract.................................................................................................................................... xi
Phần 1. Mở đầu................................................................................................................................. 1
1.1.

ặt vấn đề............................................................................................................1

1.2.

Mục đích, yêu cầu của đề tài............................................................................... 2

1.3.

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài................................................2

1.3.1.

Ý nghĩa khoa học.................................................................................................2

1.3.2.

Ý nghĩa thực tiễn................................................................................................. 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu.............................................................................4

2.1.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên thế giới và Việt Nam....................... 4

2.1.1.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ gạo trên thế giới..................................................4

2.1.2.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ gạo ở Việt Nam................................................... 6

2.2.

Tình hình chọn tạo giống lúa trên thế giới và ở Việt Nam.................................. 9

2.2.1.

Tình hình chọn tạo giống lúa trên thế giới.......................................................... 9

2.2.2.

Tình hình nghiên cứu các giống lúa ở Việt Nam.................................................9

2.3.

ặc điểm dinh dưỡng cây lúa............................................................................10

2.3.1.


Dinh dưỡng đạm................................................................................................10

2.3.2.

Dinh dưỡng lân..................................................................................................11

2.3.3.

Dinh dưỡng kali.................................................................................................11

2.4.

Phương pháp bón phân cho lúa......................................................................... 12

2.4.1.

Các loại và các dạng phân bón sử dụng cho lúa................................................12

2.4.2.

Phương pháp bón phân cho lúa......................................................................... 12

2.5.

ặc điểm đẻ nhánh cây lúa và những nghiên cứu về mật độ cấy......................13

2.5.1.

ặc điểm đẻ nhánh của cây lúa......................................................................... 13


iii


2.5.2.

Những nghiên cứu về số dảnh cấy cho cây lúa................................................. 14

2.5.3.

Những nghiên cứu về mật độ cấy cho cây lúa...................................................15

2.6.

Giới Thiệu Về Giống HDT10............................................................................17

2.6.1.

Nguồn gốc..........................................................................................................17

2.6.2.

ặc điểm của giống......................................................................................................... 17

Phần 3. Vật liệu và phƣơng pháp nghiên cứu..............................................................18
3.1.

ịa điểm nghiên cứu......................................................................................... 18

3.2.


Thời gian nghiên cứu.........................................................................................18

3.3.

Vật liệu nghiên cứu............................................................................................18

3.4.

Nội dung nghiên cứu......................................................................................... 18

3.4.1.

Thí nghiệm 1:

ánh giá đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của

giống lúa HDT10 so với một số giống lúa thuần địa phương trong vụ
xuân và vụ mùa năm 2017
3.4.2.

Thí nghiệm 2:

18

ánh giá ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến sinh

trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa thơm HDT10 trong vụ xuân
và vụ mùa năm 2017 tại Tích Giang - Phúc Thọ - Hà Nội

19


3.5.

Phương pháp nghiên cứu...................................................................................21

3.5.1.

Phương pháp bón phân...................................................................................... 21

3.5.2.

Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xác định (theo phương pháp IRRI, 2002)
21

3.6.

Phương pháp phân tích và xử lý số liệu.............................................................27

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận......................................................................28
4.1.

Thí nghiệm 1: đánh giá đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của
giống lúa hdt10 so với giống lúa thuần địa phương trong vụ xuân và vụ
mùa 2017

28

4.1.1.

Thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn của một số giống lúa.........................28


4.1.2.

ặc điểm nông sinh học của một số giống lúa thuần........................................29

4.1.3.

Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống lúa thuần...................................31

4.1.4.

Các yếu tố cấu thành năng suất......................................................................... 32

4.1.5.

Chỉ tiêu chất lượng............................................................................................ 36

4.2.

Thí nghiệm 2: đánh giá ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến sinh
trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa thơm HDT10 trong vụ xuân
và vụ mùa năm 2017 tại Tích Giang – Phúc Thọ - Hà Nội

iv

37


4.2.1.


Ảnh hưởng vủa mật độ và phân bón đến sinh trưởng giống lúa HDT10..........37

4.2.2.

Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất giống lúa HDT10..............49

4.2.3.

Tình hình sâu bệnh............................................................................................ 53

4.2.4.

Hiệu quả kinh tế.................................................................................................55

Phần 5. Kết luận và kiến nghị..........................................................................................57
5.1.

Kết luận..............................................................................................................57

5.2.

Kiến nghị........................................................................................................... 57

Tài liệu tham khảo........................................................................................................... 58
Phụ lục.............................................................................................................................61

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa Tiếng Việt

CCCC

Chiều cao cuối cùng

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực thu

SNHH

Số nhánh hữu hiệu

TGST

Thời gian sinh trưởng

TSC

Tuần sau cấy

X


Vụ Xuân

M

Vụ Mùa

P1000

Khối lượng 1000 hạt

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Diện tích, năng suất, sản lượng lúa các châu lục và trên thế giới
năm 2014

4

Bảng 2.2.

Diện tích, năng suất và sản lượng lúa gạo trên thế giới qua các năm..........5

Bảng 2.3.

Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam từ năm 2005 – 2016.......................7

Bảng 2.4.


Sản lượng lúa 6 vùng của nướcta................................................................8

Bảng 4.1.

Thời gian sinh trưởng của các giống lúa thuần..........................................29

Bảng 4.2.

ặc điểm nông sinh học của một số giống lúa thuần.................................29

Bảng 4.3.

ặc điểm hình thái giống........................................................................... 31

Bảng 4.4.

Tình hình sâu bệnh hại các giống lúa.........................................................31

Bảng 4.5.

Các yếu tố cấu thành năng suất các giống lúa vụ xuân 2017.....................32

Bảng 4.6.

Các yếu tố cấu thành năng suất các giống lúa vụ Mùa 2017..................... 32

Bảng 4.7.

Chỉ tiêu chất lượng các giống lúa nghiên cứu............................................36


Bảng 4.8.

ộng thái tăng trưởng chiều cao cây của giống HDT10 vụ xuân 2017.....38

Bảng 4.9.

ộng thái ra lá của giống HDT10 vụ xuân 2017.......................................40

Bảng 4.10.

ộng thái đẻ nhánh của giống....................................................................42

Bảng 4.11.

ộng thái tăng trưởng chiều cao cây vụ Mùa 2017...................................44

Bảng 4.12.

ộng thái ra lá vụ Mùa 2017.....................................................................46

Bảng 4.13.

ộng thái đẻ nhánh.................................................................................... 47

Bảng 4.14. Ảnh hưởng mật độ và phân bón đến năng suất giống lúa HDT10 vụ
Xuân 2017

49


Bảng 4.15. Ảnh hưởng mật độ và phân bón đến năng suất giống lúa HDT10 vụ
Mùa 2017

50

Bảng 4.16. Tình hình sâu bệnh hại lúa......................................................................... 54
Bảng 4.17. Hiệu quả kinh tế của của giống HDT10 ở các mức phân bón và mật
độ cấykhác nhau

vii

55


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Hình ảnh mạ trước cấy..................................................................................28
Hình 4.2. Biểu đồ chiều cao cây các giống nghiên cứu................................................30
Hình 4.3. Biểu đồ số nhánh của các giống nghiên cứu.................................................30
Hình 4.4. Số hạt trên bơng (hạt/bơng)...........................................................................34
Hình 4.5.

ộng thái đẻ nhánh của giống HDT10......................................................... 48

Hình 4.6. Số hạt/bơng của giống HDT10..................................................................... 52

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tác giả: ỗ Thị Thanh Hoa

Tên Luận văn: ánh ảnh hưởng của mật độ cấy và phân bón đến sinh trưởng, phát triển
và năng suất của giống lúa HDT10 tại Tích Giang - Phúc Thọ - Hà Nội
Ngành: Khoa học cây trồng

Mã số: 8620110

Cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Xác định được chế độ bón phân và mật độ cấy phù hợp cho giống lúa HDT10 tại
Tích Giang – Phúc Thọ - Hà Nội.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Giống lúa thơm HDT10 do viện cây lương thực và cây
thực phẩm chọn tạo.
Nội dung nghiên cứu
- Nội dung 1: ánh giá đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa

HDT 10 so với một số giống lúa thuần địa phương trong vụ xuân và vụ mùa năm 2017.
- Nội dung 2: ánh giá ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến sinh trưởng, phát

triển và năng suất của giống lúa thơm HDT10 trong vụ xuân và vụ mùa năm 2017 tại
Tích Giang – Phúc Thọ - Hà Nội.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của các giống tham gia trong thí nghiệm, đo
đếm các chỉ tiêu cấu thành năng suất của giống và so sánh giữa các giống.
Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến sinh trưởng năng suất giống
lúa HDT10 tại Tích Giang - Phúc Thọ -Hà Nội.
Số liệu được tổng hợp và phân tích thống kê bằng phương pháp phân tích phương
sai (ANOVA).
Kết quả chính và kết luận
Giống lúa HDT10 thể hiện ưu trội hơn ở ngoài đồng ruộng so với các giống lúa

thuần tại địa phương: năng suất giống HDT10 cao hơn hẳn các giống BT7, HT1, KD18
ở cả vụ xuân và vụ mùa và đặc biệt không bị nhiễm bạc lá.
Trong cả 2 vụ (vụ xuân và vụ mùa) bón phân ở mức 10 tấn phân chuồng +
2
100N : 100 P2O5 : 75 K2O và mật độ cấy 1 dảnh x 45 khóm/ m – Khoảng cách 20 x 12
cm là phù hợp nhất cho giống lúa HDT10 cho năng suất lý thuyết và năng suất thực thu
cao nhất, ít sâu bệnh hại.

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Do Thi Thanh Hoa
Thesis title: Effect of density and fertilizer on the growth, development, and yield of
Rice cultivar HDT10 in Tich Giang - Phuc Tho - Hanoi.
Major: Crop science

Code: 8620110

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Determination of the suitable fertilizer application and density for Rice cultivar
HDT10 in Tich Giang - Phuc Tho - Hanoi.
Materials and Methods
 Research Methods
Material: Aromatic Rice cultivar HDT10 was selected and bred by Field Crops
Research Institute.
 Research contents
- Content 1: Evaluation of the growth, development, and yield of Rice cultivar


HDT10 in compared with several local Rice cultivars in Spring and Summer crops of 2017.
- Content 2: Evaluation of the effect of density and fertilizer on growth,

development and yield of aromatic rice variety HDT10 in spring and summer crop in
2017 in Tich Giang - Phuc Tho - Hanoi.
 Research Methods
Study the agronomic characteristics of the Rice cultivars in experiment,
measurement of parameters involved in yield, and comparison of Rice cultivars.
Study on the effect of density and fertilizer on yield Rice cultivar HDT10 in
Tich Giang - Phuc Tho-Ha Noi.
Data were collected and statically analyzed by means of ANOVA.
Main results and conclusions
 Rice cultivar HDT10 is superior in the field compared to other local pure rice

cultivars: yield of HDT10 is higher than that of BT7, HT1, and KD18 cultivars in both
spring and summer crops and not particularly silver-contaminated leaves.
 In both spring and winter crop, fertilizer application at 10 tons of manure +
2

100N: 100 P2O5: 75 K2O, and density of 1 unit x 45 clumps per m - The distance of 20
x 12 cm were the best suitable for Rice cultivar HDT10, and had the highest yield with
less pests and diseases infection.

x


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Lúa (Oryza sativa L.)là loại ngũ cốc làm lương thực quan trọng đối với
3,5 tỷ người, chiếm 50% dân số thế giới, đặc biệt là ở châu Á, châu Phi và Nam

Mỹ. Ở Châu Á và đặc biệt ở Việt Nam cây lúa được coi là cây lương thực quan
trọng bậc nhất (Phạm Văn Cường và cs., 2015).
Ở Việt Nam cây lúa được coi là cây trồng bản địa, nó khơng phải là lồi
cây từ nơi khác đưa vào (Bùi Huy áp, 1987). Nông nghiệp trồng lúa vừa đảm bảo
an ninh lương thực quốc gia, vừa là cơ sở kinh tế của đất nước. Do vậy sản xuất
lúa gạo vẫn được coi là lĩnh vực quan trọng nhất trong nông nghiệp và phát triển
nông thôn ở nước ta. Từ một nước thiếu lương thực thường xuyên đến nay sản
lượng lúa gạo của chúng ta không những đáp ứng đủ nhu cầu lương thực trong
nước mà còn dư để xuất khẩu.
Hiện nay, do sự bùng nổ dân số thế giới, sự phát triển không ngừng của
cơng nghiệp hóa làm cho diện tích đất nơng nghiệp dần thu hẹp, để đảm bảo an
ninh lương thực quốc gia cần có những nghiên cứu cụ thể để phát triển cây lúa.
Việc chọn tạo ra các giống lúa ngắn ngày có năng suất cao, có khả năng sử dụng
phân bón một cách tối đa là thực sự cần thiết. Tuy nhiên, trong q trình sản xuất
người nơng dân vẫn chưa phát huy được thế mạnh đó.
Các giống lúa thuần khi đưa vào sản xuất đại trà đều cho kết quả rất tốt
tuy nhiên chỉ sau một thời gian thì độ thuần giảm dần dẫn tới diện tích canh tác
ngày càng giảm. Nguyên nhân chủ yếu là do khâu kỹ thuật chăm sóc cịn hạn
chế:Việc sử dụng phân bón và mật độ cấy lúa còn chưa thống nhất, chưa khoa
học. Người dân cịn cấy dày, cấy nhiều dảnh, bón nhiều đạm, bón lai dai, bón ít
kali dẫn tới lúa bị lốp đổ, bị sâu bệnh đặc biệt là ở các giống lúa thơm chất lượng.
Các nguyên nhân này dẫn tới cây lúa khơngthể phát huy hết tiềm năng của nó và
có thể bị đánh giá là giống chất lượng kém.
Lúa thơm, chất lượng cao là một hướng ưu tiên nhằm nâng cao tính cạnh
tranh của sản phẩm và hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa gạo của Việt Nam hiện
nay. Tuy nhiên bộ giống lúa thơm, chất lượng hiện đang được sản xuất ở các tỉnh
phía Bắc cịn đơn điệu, các giống lúa thơm chất lượng cao vẫn phổ biến là các giống
nhập nội từ Trung Quốc như BT7, HT1 và các giống lúa chọn tạo trong nước như
T10, C5, TL6,... là những giống lúa thơm ngắn ngày, chất lượng nhưng chống chịu


1


kém với một số sâu bệnh hại chính như rầy nâu bệnh đạo ôn, đặc biệt là bệnh bạc lá.
ây là nguyên nhân hạn chế đến mục tiêu tăng sản lượng lúa chất lượng tại các tỉnh

phía Bắc trong những năm qua (Dương Xuân Tú và cs., 2016).
Những năm gần đây, việc chọn tạo giống lúa thơm, chất lượng cao, năng
suất khá, kháng bệnh bạc lá là cần thiết cho sản xuất lúa chất lượng ở các tỉnh
phía Bắc hiện nay. Giống lúa HDT10 do viện cây lương thực và cây thực phẩm
chọn tạo là giống lúa thơm có độ thuần cao, kháng rầy nâu, bạc lá thích ứng tốt
với các tỉnh phía Bắc. Tuy nhiên để phát huy hết tiềm năng của giống, chúng ta
phải tiếp tục nghiên cứu thử nghiệm các biện pháp kỹ thuật thâm canh. Ngoài các
biện pháp bố trí thời vụ, kỹ thuật làm đất, tuổi mạ, phịng trừ sâu bệnh,... thì việc
xác định mật độ cấy và liều lượng phân bón cũng là biện pháp kỹ thuật cực kỳ
quan trọng.
Xuất phát từ thực tế đó tơi tiến hành đề tài:“Đánh giá ảnh hưởng của
mật độ cấy, phân bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa
HDT10 tại Tích Giang – Phúc Thọ - Hà Nội”.
1.2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
* Mục tiêu
- Xác định được chế độ bón phân và mật độ cấy phù hợp cho giống lúa

HDT10 để góp phần xây dựng quy trình thâm canh tăng năng suất tại Tích Giang
– Phúc Thọ - Hà Nội.
* Yêu cầu
- Nắm được đặc điểm sinh trưởng, phát triển của giống lúa HDT10

ánh giá được ảnh hưởng của các chế độ bón phân và mật độ cấy tới sự
sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa thơm HDT10 trong vụ xuân

năm 2017.
-

ánh giá được ảnh hưởng của các chế độ bón phân và mật độ cấy tới sự
sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa thơm HDT10 trong vụ mùa
năm 2017.
-

1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả của đề tài sẽ cung cấp dữ liệu về các đặc điểm sinh trưởng và phát
triển của giống lúa thơm HDT10 trong hai vụ là vụ xuân và vụ mùa năm 2017.

2


Kết quả của đề tài cũng cung cấp dữ liệu về ảnh hưởng của mật độ cấy và
phân bón tới sự sinh trưởng và phát triển của giống lúa thơm HDT10 trong hai vụ
là vụ xuân và vụ mùa năm 2017 tại Tích Giang – Phúc Thọ - Hà Nội làm cơ sở
cho các nghiên cứu tiếp theo nhằm cải tiến biện pháp kỹ thuật canh tác giống lúa
này.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả đề tài sẽ đưa ra mật độ cấy và chế độ bón phân thích hợp cho sự
sinh trưởng phát triển, năng suất cao nhất của giống lúa thơm HDT10 để bổ sung
cơ cấu cây trồng tại Tích Giang – Phúc Thọ - Hà Nội nói riêng và các vùng có
khí hậu địa chất tương đồng đưa vào sản xuất.

3



PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ LÚA GẠO TRÊN THẾ GIỚI
VÀ VIỆT NAM
2.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ gạo trên thế giới
Lúa là loại ngũ cốc làm lương thực quan trọng đối với 3,5 tỷ người, chiếm
50% dân số thế giới, đặc biệt là ở châu Á, châu Phi và Nam Mỹ. Lúa có sản lượng
đứng hàng thứ ba trên thế giới sau ngơ và lúa mì. Góp phần đảm bảo an ninh lương
thực cho con người và ảnh hưởng đến tình trạng nghèo đói trên thế giới.

Theo thống kê của F O, hiện nay trên thế giới có 115 nước trồng lúa ở các
châu lục, với tổng diện tích trồng lúa là 162,72 triệu ha với tổng sản lượng lúa là
741,48 triệu tấn, tập trung chủ yếu ở các nước châu Á nơi chiếm tới gần 90%
diện tích gieo trồng và sản lượng vì vậy cây lúa gạo không thể thiếu với người
châu Á. Các nước sản xuất gạo chính ở châu Á như là: Thái Lan, Việt Nam, Ấn
ộ, Trung Quốc. Trong đó Thái Lan và Việt Nam là hai nước có sản lượng xuất
khẩu lúa gạo cao nhất, chiếm gần khoảng nửa tổng lượng gạo xuất khẩu của thế
giới. Một số nước như Trung Quốc, Ấn ộ, Indonesia, Philippin, Bangladesh,
Srilanka… nhu cầu tiêu dùng gạo sẽ tăng lên nhiều hơn so với khả năng sản xuất
lúa gạo ở các nước này. Chính vì thế, sản xuất lúa gạo phải được tăng lên để đáp
ứng nhu cầu lương thực cho các nước. ặc biệt phải chú trọng đến đảm bảo an
ninh lương thực và nhu cầu tiêu dùng của người dân, nâng cao năng suất và chất
lượng sản phẩm.
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất, sản lƣợng lúa các châu lục và trên thế giới
năm 2014
Các nƣớc
Thế giới
Châu Á
Châu Phi
Nam Mỹ
Bắc Mỹ

Châu Âu
Châu ại Dương


Qua bảng 2.1 cho thấy năm 2014 châu Á là nơi có diện tích lớn nhất
143,48 triệu ha, sản lượng lúa cao nhất đạt 667,02 triệu tấn, tiếp sau đó là châu
Phi, Nam Mỹ, Bắc Mỹ, Châu Âu và châu ại Dương có diện tích thấp nhất 0,08
triệu ha với sản lượng 0,83 triệu tấn. Diện tích trồng lúa của thế giới là 162,72
triệu ha với tổng sản lượng đạt 741,48 triệu tấn.
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất và sản lƣợng lúa gạo trên thế
giới qua các năm
Năm
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
Nguồn FAOSTAT (2017)

Qua bảng số liệu trên ta thấy, từ năm 2008 đến năm 2014 diện tích, năng
suất và sản lượng lúa thế giới tăng chậm, năng suất lúa hầu như ít biến đổi chỉ
dao động từ 4,29 tấn/ha năm đến 4,56 tấn/ha. Diện tích trồng lúa qua các năm
tăng khơng nhiều nhưng sản lượng lúa thế giới đều tăng dần qua các năm, từ
687,46 triệu tấn năm 2008 lên đến 741,48 triệu tấn năm 2014. Năm 2016 diện
tích lúa gạo giảm cịn 159,81 triệu ha nhưng năng suất và sản lượng lúa tăng hơn
so với các năm.

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều nước cịn trong tình trạng thiếu lương
thực, đặc biệt là các nước Châu Phi. Trên thế giới có khoảng 800 triệu người
thường xuyên trong tình trạng thiếu lương thực. Nhu cầu về gạo của con người
trên thế giới luôn tăng, khoảng 50 triệu người trên năm. Châu Á nơi sản xuất gạo
chính và có tới hơn 90% dân số dùng lúa gạo, tốc độ tăng trưởng khoảng

5


2%/năm, nhưng để tăng diện tích là rất hạn chế vì vậy con đường duy nhất là
tăng năng suất (Khush et al., 1994).
2.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ gạo ở Việt Nam
Việt Nam nằm ở vùng ông Nam Á, khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm,
có lượng bức xạ lớn nên rất thích hợp cới canh tác lúa. ịa hình phức tạp nhiều
sơng núi, do đó hình thành nhiều vùng canh tác lúa khác nhau. Căn cứ vào điệu
kiện tự nhiên, tập quán canh tác, sự hình thành mùa vụ và phương pháp gieo
trồng, nghề trồng lúa nước được hình thành và chia ra là 3 vùng chính: đồng
bằng sơng Hồng, đồng bằng ven biển miền Trung và đồng bằng Nam Bộ.
Với điều kiện sống thích nghi với các vùng châu thổ ngập nước vì vậy lúa
gạo được gieo trong nhiều ở các lưu vực sông trên khắp cả nước với diện tích
gieo trồng 7,82triệu ha năm 2014. Lúa là loại cây lương thực ngắn ngày có những
vùng có thể sản xuất 3 vụ một năm riêng ồng Bằng sông Cửu Long chỉ sản xuất
được một vụ do có một mùa lũ trong năm nên khơng thể canh tác cây lúa.
Trong những năm qua, chính phủ đã quan tâm cải tạo cơ sở hạ tầng cho
các công trình thủy lợi, diện tích gieo trồng đã mở rộng hơn và hệ số luân canh
tăng theo.Trước năm 1945, diện tích đất trồng lúa của Việt Nam là 4,5 triệu ha,
năng suất trung bình đạt 1,3 tấn/ha, sản lượng đạt 5,85 triệu tấn. Trong thời gian
này chủ yếu là các giống lúa cũ, ở Miền Bắc sử dụng các giống lúa cao cây, ít
chịu thâm canh, dễ đổ ngã, năng suất thấp... (Hồ ình Hải, 2013).Từ khi thực hiện
đổi mới (năm 1986) đến nay, Việt Nam đã có những tiến bộ vượt bậc trong sản

xuất lúa. Hiện nay, với những tiến bộ kỹ thuật vượt bậc trong nông nghiệp, người
dân đã được tiếp cận với những phương thức sản xuất tiên tiến, biết áp dụng khoa
học kỹ thuật vào sản xuất, dùng các giống lúa mới, các giống lúa ưu thế lai, các
giống lúa cao sản, các giống lúa thích nghi với điều kiện đặc biệt của từng vùng,
các giống lúa chất lượng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu… kết hợp đầu tư thâm canh
cao, hợp lý. Nhờ vậy, ngành trồng lúa nước ta đã có những bước nhảy vọt về
năng suất, sản lượng và giá trị kinh tế. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam
được thể hiện qua bảng 2.3.
Qua Bảng 2.3 cho thấy:
Về diện tích: do sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp cũng như sự gia
tăngdânsốđãtácđộngmạnhmẽđếndiệntíchđấtnơngnghiệpnóichungvàđấttrồnglúa
nói riêng. Trong giai đoạn từ năm 2005- 2007diện tích lúa gieo trồng của nước

6


ta giảm từ 7,33 triệuha xuống còn 7,21 triệu ha, song đến năm 2015 diện tích lúa
được gieo trồng lại tăng lên 7,83 triệu ha. Năm 2016 diện tích trồng lúa có xu
hướng giảm cịn 7,79 triệu ha.
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam từ năm 2005 – 2016
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013

2014
2015
Sơ bộ 2016
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam (2017)

Về năng suất: sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đã góp phần
đáng kể cho việc nâng cao năng suất cây trồng. Từ 2005 đến năm 2015 năng suất
lúa bình quân nước ta tăng lên đáng kể (từ 4,89 tấn/ha lên 5,76 tấn/ha).
Về sản lượng: tuy diện tích gieo trồng giảm nhưng do năng suất tăng mạnh
nên sản lượng lúa của cả nước vẫn không ngừng tăng. Năm 2005 cả nước chỉ đạt
35,83 triệu tấn, đến năm 2015 sản lượng lúa cả nước tăng lên 45,11 triệu tấn.
Năm 2016 sản lượng lúa đã giảm chỉ còn 43,61 triệu tấn.
Như vậy việc tăng sản lượng lúa chủ yếu là do thâm canh tăng năng suất.
Có nhiều chính sách tác động đến ngành nông nghiệp tạo đà cho sự phát triển
khoa học kỹ thuật, trình độ canh tác của người nơng dân khơng ngừng được nâng
lên, vì vậy năng suất tăng khá nhanh và ổn định.
Việc sản xuất nông nghiệp nước ta trải dài trên bảy vùng sinh thái từ Nam
vào Bắc. Vùng ồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất của cả

7


nước, diện tích và sản lượng lớn gấp gần 3 lần diện tích và sản lượng lúa ồng
bằng sơng Hồng. Lượng gạo nước ta xuất khẩu chủ yếu được tập trung
sản xuất ở vùng này. Vùng ồng bằng sông Hồng là vựa lúa lớn thứ 2 của cả nước.
Hàng năm hai vựa lúa ồng bằng sông Hồng và ồng bằng sơng Cửu
Longchiếm gần 70%tổng sản lượng lúa tồn quốc. Nhìn chung năng suất lúa của
ồng bằng sông Hồng cao hơn ồng bằng sơng Cửu Long nhưng ở đây diện tích
đang ngày càng bị thu hẹp do đơ thị hố và cơng nghiệp hố, điều kiện thời tiết
cũng khơng thuận lợi cho hướng thâm canh tăng vụ. Vì vậy khả năng cho phép

tăng sản lượngkhông nhiều so với ồng bằng sông Cửu Long (Nguyễn Hữu
Nghĩa, 1996).
ối với những vùng còn lại do điều kiện tự nhiênkhơng thuận lợi do đó sản
lượng chỉ chiếm một phần nhỏ so với hai vùng trên.
Bảng 2.4. Sản lƣợng lúa 6 vùng của nƣớcta
ơn vị: Nghìn tấn

Năm

2010
2011
2012
2013
2014
2015
Sơ bộ
2016
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam (2017)

Như vậy vấn đề đặt ra đối với ngành sản xuất nông nghiệp nước ta hiện
nay là cần phải khắc phục những hạn chế của các vùng sinh thái để từ đó thu hẹp
sự chênh lệch về năng suất lúa giữa các vùng. ể làm được điều đó ta cần phải đẩy
mạnh công tác nghiên cứu khoa học cũng như một loạt các vấn đề liên quan đến
sản xuất.


8


2.2. TÌNH HÌNH CHỌN TẠO GIỐNG LÚA TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT

NAM
2.2.1. Tình hình chọn tạo giống lúa trên thế giới
Trong sản xuất nông nghiệp, giống là yếu tố quan trọng khơng kém gì đất
đai, phân bón và dụng cụ sản xuất. Việc nghiên cứu chọn lọc, lai tạo giống đã
được các nhà khoa học, các viện nghiên cứu và các trường ại học nông nghiệp
được ưu tiên hàng đầu. Vào đầu những năm 1960, viện nghiên cứu lúa gạo quốc
tế (IRRI) đã được thành lập tại Losbanos, Laguna, Philippin. Sau đó các viện
nghiên cứu nơng nghiệp quốc tế khác cũng được thành lập ở các châu lục và các
vùng sinh thái khác nhau như: IRAT, EAT, CIAT, ICRISAT (IRRI, 1997). Trong
những năm 1966, IRRI đã tạo ra được một giống lúa mới IR8. Giống lúa IR8 yêu
cầu sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu, nhưng cho năng suất cao hơn đáng kể so
với các giống truyền thống. Sản xuất lúa gạo hàng năm của Philippines tăng lên
3,7-7,7 triệu tấn trong hai thập kỷ 1970 và 1980. Philippines từ một nước thiếu ăn
trở thành một nước xuất khẩu gạo vào những năm cuối thế kỷ 20 nhờ việc
chuyển đổi sang trồng giống lúa IR8.
Nhật Bản là một trong 10 nước trồng lúa có sản lượng hàng đầu thế giới,
tuy diện tích trồng lúa khơng lớn. Các nhà khoa học cũng đã lai tạo ra các giống
lúa vừa có năng suất cao vừa có phẩm chất tốt như: Koshihikari, Sasanisiki,
Nipponbare, Koenshu… ặc biệt GS.TS E.Tsuzuki đã lai tạo được hai giống lúa
thơm Miyazaki 1 và Miyazaki 2. Giống Miyazaki 1 là giống lúa thơm, chất lượng
gạo ngon và năng suất cao, có giá bán cao trên thị trường. Giống Miyazaki 2 có
hàm lượng Lysin rất cao (Nguyễn Hữu Hồng, 1990).
2.2.2. Tình hình nghiên cứu các giống lúa ở Việt Nam
Hiện nay nước ta có trên 300 loại giống lúa được công nhận cho các vụ và
các vùng khác nhau, các giống lúa này đều đáp ứng được yêu cầu sản xuất của
các vùng thâm canh lúa, vùng đất khó khăn như hạn úng ngập mặn và các giống
lúa chống chịu sâu bệnh như rầy, đạo ôn.
Viện cây lương thực và cây thực phẩm là Viện nghiên cứu các giống lúa
hàng đầu ở Việt Nam. Hàng trăm giống lúa xuân, lúa mùa, lúa chịu hạn, chịu
úng, lúa nếp, lúa có hàng lượng Protein cao. Hai giống P4 và P6 là những giống

lúa được lai tạo theo hướng chất lượng Protein cao. Giống P4 có thời gian sinh
trưởng trung bình, trồng 2 vụ/năm, năng suất khá đạt 45-55 tạ/ha cao nhất có thể
đạt 72 tạ/ha. Giống lúa P4 có hàm lượng Protein cao tới 11%, hàm lượng amiloza

9


16-20%. Giống P6 ngắn ngày hơn giống lúa P4 thuộc loại hình thâm canh, đây là
giống lúa có chất lượng gạo tốt đạt tiêu chuẩn xuất khẩu (Vũ Tuyên Hoàng và cs.,
1997). Giống lúa nếp K12 do viện cây lương thực và thực phẩm lai tạo ra có khả
năng chống chịu với bệnh đạo ôn năng suất từ 33,5 đến 58 tạ/ha, chất lượng gạo
khá (Lưu Văn Quyết,1998). Các đề tài nghiên cứu phát triển giống lúa tẻ thơm
cho một số vùng sinh thái Việt Nam như giống lúa HT1, DT122 có hương thơm,
năng suất cao, thích ứng rộng đã được mở rộng vào sản xuất (Lê Vĩnh Thảo và
Nguyễn Ngọc Tiến, 2003).
Công tác cải tạo giống lúa thơm, lúa chất lượng ở Miền Bắc Việt Nam
thực sự được quan tâm sau năm 2001 khi đề tài nghiên cứu phát triển một số
giống lúa đặc sản được phê duyệt. Các giống lúa HT2, HT4 đã được khẳng định
năng suất cao chống chịu tốt ở các địa điểm nghiên cứu (Lê Vĩnh Thảo, 2003).
2.3. ĐẶC ĐIỂM DINH DƢỠNG CÂY LÚA
2.3.1. Dinh dƣỡng đạm
ạm là một trong những nguyên tố cơ bản của cây trồng, là thành phần cơ
bản của axit amin, axit nucleotit và diệp lục. Trong thành phần chất khô của cây
có chứa từ 0,5 – 6,0% đạm tổng số (Phạm Văn Cường, 2005). Hàm lượng đạm
trong lá liên quan chặt chẽ với cường độ quang hợp. ối với cây lúa thì đạm lại
càng quan trọng hơn, nó có tác dụng trong việc hình thành bộ rễ, thúc đẩy nhanh
quá trình đẻ nhánh và sự phát triển thân lá của lúa dẫn đến làm tăng năng suất
lúa.
Trong thực tế cây lúa cần nhiều đạm trong những thời kỳ đầu. Ở thời kỳ
đẻ nhánh (nhất là khi đẻ nhánh rộ), cây lúa hút nhiều đạm nhất. Thông thường lúa

hút 70% lượng đạm cần thiết trong thời gian đẻ nhánh, quyết định tới 74% năng
suất (Bùi Huy áp, 1980; ào Thế Tuấn, 1980; Yoshida, 1985). Lúa cũng cần nhiều
đạm trong thời kỳ phân hóa địng và phát triển địng thành bơng, tạo các bộ phận
sinh sản. Mặt khác bón đạm làm tăng hàm lượng protein nên có ảnh hưởng tới
chất lượng gạo. ạm cũng ảnh hưởng tới đặc tính vật lý và sức đề kháng đối với
sâu bệnh hại lúa. Thừa hoặc thiếu đạm đều làm lúa dễ bị nhiễm sâu bệnh hại do
sức đề kháng giảm (Nguyễn Như Hà, 2006; Nguyễn Văn Hoan, 2006). Việc cung
cấp đạm lúc cây trưởng thành là điều kiện cần thiết để làm chậm quá trình già
hóa của lá, duy trì cường độ quang hợp khi hình thành hạt chắc và tăng trưởng
protein tích lũy vào hạt.

10


Nghiên cứu của Nguyễn Văn Bộ và cs. (2003), Nguyễn Vi (1982) kết luận
rằng: Hiệu suất sử dụng đạm phụ thuộc vào giống lúa, thường các giống lúa lai
có hiệu suất sử dụng đạm cao hơn, đạt từ 10-14 kg thóc/kg N được bón, trong khi
lúa thuần chỉ đạt 7-8kg thóc/kg N.
2.3.2. Dinh dƣỡng lân
Lân là thành phần chủ yếu của axit nucleic, là thành phần chủ yếu của
nhân tế bào. Cây lúa hút lân mạnh hơn so với các loại cây trồng cạn. Cùng với
đạm, lân xúc tiến sự phát triển của bộ rễ đặc biệt là rễ bên và lơng hút. Phân tích
hàm lượng lân trong lá thì giai đoạn đẻ rộ thấy cao nhất. Thời kỳ đẻ nhánh và làm
đòng cây lúa hút lân mạnh nhất (Nguyễn Văn Hoan, 2013).
Khi cây lúa được cung cấp lân thỏa đáng sẽ tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển
tốt, tăng khả năng chống hạn, tạo điều kiện cho sinh trưởng và phát triển, thúc đẩy
sự chín của hạt và cuối cùng là tăng năng suất lúa. Theo Vũ Hữu Yêm (1995), cây
non rất mẫn cảm với việc thiếu lân. Thiếu lân trong thời kì cây non cho hiệu quả rất
xấu, sau này dù có bón nhiều lân cây cũng trỗ khơng đều hoặc khơng thốt.


Dinh dưỡng lân có liên quan mật thiết với dinh dưỡng đạm. Nếu bón đủ
lân sẽ làm tăng khả năng hút đạm và các chất dinh dưỡng khác. Cây được bón
cân đối N, P sẽ xanh tốt, phát triển mạnh, chín sớm, cho năng suất cao và phẩm
chất tốt (Lê Vĩnh Thảo, 2017).
2.3.3. Dinh dƣỡng kali
Kali là một trong ba yếu tố dinh dưỡng quan trọng nhất đối với cây lúa,
lúa hút kali nhiều nhất sau đó mới đến đạm. ể thu được 1 tấn thóc cây lúa lấy đi
22-26kg K2O, tương đương 36,74 - 43,42kg KCl (loại phân chứa 60% K 2O)
(Ngô Thị Thanh Tuyền, 2013).
Theo ào Thế Tuấn (1970) nhu cầu kali của cây lúa rõ nhất ở hai thời kỳ:
ẻ nhánh và làm đòng. Tuy nhiên lúa hút kali mạnh nhất ở thời kỳ làm địng, từ

cuối đẻ nhánh tới trỗ. Ngồi ra kali còn làm cho sự di động sắt trong cây được tốt
hơn do đó ảnh hưởng gián tiếp đến q trình hơ hấp. Kali cũng rất cần cho sự
tổng hợp protit, quan hệ mật thiết với sự phân chia tế bào.
ối với chất lượng hạt lúa, nếu thiếu kali hạt giống sẽ khơng bình thường,
dị dạng cao, phơi và rìa hạt bị đen, tỷ lệ nảy mầm của hạt kém, sức sống của hạt
giảm nhanh trong quá trình bảo quản(Hoàng Minh Tấn và cs., 2006; Lê Vĩnh
Thảo và cs., 2002).

11


Theo Suichi Yosda (1985), đất trũng ít kali, hàm lượng kali thấp hoặc
thiếu kali thường đi với ngộ độc sắt. Thường trong đất đỏ, chua phèn, trên đất
kém thoát nước cũng thiếu kali do trong các chất độc sinh ra có chất độc tính khử
cao đã ngăn cản việc hút kali và một phần kali bị giữ lại bởi keo đất Theo
Nguyễn Vi (1995), với các giống lúa hiện nay, tỷ lệ hạt chắc tăng từ 30 - 57% do
bón kali và trọng lượng hạt cũng tăng từ 12 - 30%. Sau khi lúa trỗ thì lúa thuần
hút kali rất ít.

2.4. PHƢƠNG PHÁP BÓN PHÂN CHO LÚA
2.4.1. Các loại và các dạng phân bón sử dụng cho lúa
Lúa là cây trồng có phản ứng tốt với phân hóa học nên bón phân hóa học
cho lúa cho hiệu quả cao về năng suất. Trong thâm canh lúa, bón phân hữu cơ
chủ yếu nhằm ổn định hàm lượng mùn trong đất, tạo nền thâm canh nên có thể sử
dụng các loại phân hữu cơ khác nhau, kể cả rơm rạ lúa sau khi thu hoạch.
Các loại phân đạm dạng mon, Ure đang trở thành dạng đạm phổ biến bón
cho lúa nước vì tỷ lệ đạm cao, thích hợp bón cho đất bị thối hóa. ối với đất chua
mặn có thể bón phân đạm dạng Nitrat dùng để bón thúc ở thời kỳ làm địng
(Nghiêm Văn Chí, 2014).
ất chua trồng lúa, bón phân Lân nung chảy thường cho kết quả ngang
phân Supe lân hay có thể cao hơn trong điều kiện ngập nước, dễ cung cấp cho lúa
mà ít bị rửa trơi và còn cung cấp cả silic là yếu tố dinh dưỡng có nhu cầu cao ở
cây lúa.
Loại phân kali thích hợp bón cho lúa là kaliclorua.
Ngồi ra, cịn thường dùng các loại phân NPK, đặc biệt tốt là loại phân
chuyên dùng cho lúa, phù hợp với điều kiện của từng vùng đất trồng.
2.4.2. Phƣơng pháp bón phân cho lúa

Bón phân lót cho lúa
Trong bón phân cho lúa thường bón lót tồn bộ phân chuồng và phân lân,
một phần phân đạm và kali. Thường bón lót phân chuồng trong q trình làm đất,
phân lân, phân kali cùng với phân đạm bón trước khi cày bừa lần cuối.
Nên bón nhiều phân kali trong các trường hợp sau: Trồng giống đẻ nhánh nhiều
hay ngắn ngày, lúa có hiện tượng bị ngộ độc sắt, đất có khả năng hấp thu cao hay
thiếu kali, mưa nhiều, ngập nước sâu, khí hậu lạnh.

12





Bón thúc đẻ nhánh

Bón thúc đẻ nhánh cho lúa thường bón bằng phân đạm hay phối hợp thêm
với một phần phân lân (nếu cịn chưa bón lót hết). Thời gian bón thúc đẻ nhánh
vào khoảng 18 - 20 ngày sau gieo hoặc sau khi lúa bén rễ hồi xanh, vào khoảng
10 - 20 ngày sau cấy (tùy thuộc vào mùa vụ) khi cây lúa bắt đầu đẻ nhánh.
Khi bón thúc đẻ nhánh có thể kết hợp với một vài biện pháp cơ giới như:
Rút nước ra khỏi ruộng trước khi cấy, làm cỏ sục bùn (đặc biệt là trong vụ Xuân)
để tránh cây lúa bị nghẹt rễ và làm tăng hiệu lực của phân đạm.


Phân bón thúc địng

Nhiều tác giả cũng quan tâm khuyến cáo bón thúc địng (Lương ịnh Của,
1980). Bón thúc địng cho lúa thường sử dụng phối hợp phần phân đạm và kali
còn lại nhằm tiếp tục cung cấp đạm cho lúa để tạo được bông lúa to, có nhiều hạt
chắc, nâng cao hệ số kinh tế cho cây lúa, đạt năng suất cao. Bón địng tốt nhất là
bón sau khi lúa phân hóa địng (vào khoảng 40 - 45 ngày sau khi gieo, cấy).


Bón phân ni hạt

Sau khi lúa trỗ hồn tồn có thể bón ni hạt bằng cách phun phân bón lá
1 - 2 lần nhằm tăng số hạt chắc, tăng năng suất. ây là thời kỳ bón phân có hiệu
quả rõ khi trồng lúa trên đất có thành phần cơ giới nhẹ, có khả năng cung cấp
dinh dưỡng và giữ phân kém.
2.5. ĐẶC ĐIỂM ĐẺ NHÁNH CÂY LÚA VÀ NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ
MẬT ĐỘ CẤY

2.5.1. Đặc điểm đẻ nhánh của cây lúa
* Nhánh lúa và sự đẻ nhánh của cây lúa
- Nhánh lúa là một cây lúa con mọc từ mầm nhánh trên thân cây mẹ do đó

nhánh lúa có đủ rễ, thân, lá và có thể sống độc lập, trổ bơng kết hạt bình thường
như cây mẹ. ẻ nhánh là một đặc tính sinh học của cây lúa, liên quan chặt chẽ đến
quá trình hình thành số bơng và năng suất sau này.
Kết quả thí nghiệm cho thấy, trong điều kiện cấy 1 - 2 dảnh và cấy thưa,
cây lúa có thể đẻ được 20 - 30 nhánh. Theo Bùi Huy áp (1980), cấy 1 dảnh ngạnh
trê và cấy thưa trong vụ Mùa, giống lúa Tám có thể đẻ được 232 nhánh, trong đó
có 198 nhánh thành bơng. Vụ chiêm, giống Chiêm chanh đẻ được 113 nhánh,
trong đó có 101 nhánh thành bơng. Tuy nhiên, thông thường trên đồng ruộng, nếu
cấy 4 - 5 dảnh, khóm lúa có thể đẻ được 15 - 20 nhánh, sau đó sẽ cho

13


×