Tải bản đầy đủ (.docx) (71 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá ảnh hưởng của hoạt động nuôi trồng thủy sản tới chất lượng môi trường nước tại huyện hà trung tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 71 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

MAI THỊ TRI LÝ

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG NUÔI
TRỒNG THỦY SẢN TỚI CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
NƯỚC TẠI HUYỆN HÀ TRUNG – TỈNH THANH HỐ

Ngành

: Khoa học mơi trường

Mã số

:60440301

Người hướng dẫn khoa học

: TS. Phan Trung Quý

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan
và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2017


Tác giả luận văn

Mai Thị Trị Lý

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn,
tơi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo,
sự giúp đỡ, động viên của gia đình, đồng nghiệp và bạn bè.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính
trọng và biết ơn sâu sắc thầy giáo: TS. Phan Trung Quý(người hướng
dẫn khoa học) đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều cơng sức, thời gian và
tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào
tạo, Bộ môn , Khoa Môi trường. - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận tình
giúp đỡ tơi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.

Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức phòng
tài nguyên và môi trường huyện Hà Trung (cơ quan nơi thực hiện đề tài) đã
giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2017
Tác giả luận văn

Mai Thị Trị Lý


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan........................................................................................................................... i
Lờı cảm ơn.............................................................................................................................. ii
Mục lục..................................................................................................................................... iii
Danh mục bảng..................................................................................................................... v
Danh mục hình.................................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn............................................................................................................. viii
Thesis abstract...................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu...................................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thıết của đề tàı..................................................................................... 1

1.2.

Mục đích nghıên cứu........................................................................................... 2

Phần 2. Tổng quan các vấn đề nghıên cứu.............................................................. 3
2.1.

Tổng quan hoạt động nuôı trồng thủy sản tạı Vıệt Nam..................... 3

2.1.1. Hiện trạng nuôi trồng thủy sản ở nước ta................................................. 3
2.2.

Tác động của nuôi trồng thủy sản và vấn đề ô nhiễm môi trường 9


2.2.1. Tác động của ni trồng thủy sản................................................................. 9
2.2.2. Ơ nhiễm môi trường do nuôi trồng thuỷsản........................................... 10
2.3.

Các phương pháp xử lý ô nhiễm môitrường trong nuôi trồng thủy sản
12

2.3.1. Phương pháp sử dụng hệ vi sinh vật........................................................ 12
2.3.2. Phương pháp sử dụng hệ động thực vật để hấp thụ các chất ô nhiễm 13
2.3.4. Các hệ thống làm sạch nước thải trong điều kiện tự nhiên[12]....14
2.3.5. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng tới quá trình xử lý[13]..............16
Phần 3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu........................... 20
3.1.

Đốı tượng nghıên cứu....................................................................................... 20

3.2.

Phạm vı nghıên cứu........................................................................................... 20

3.3.

Nộı dung nghıên cứu......................................................................................... 20

3.4.

Phương pháp nghıên cứu............................................................................... 20

3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp..................................................... 20
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp....................................................... 20

3.4.3. Phương pháp lấy mẫu....................................................................................... 21
3.4.4. Chỉ tiêu và phương pháp phân tích............................................................ 23
3.4.5. Phương pháp xác định thành phần sinh vật nổi.................................. 24

iii


3.4.6. Phương pháp so sánh....................................................................................... 24
3.4.7. Phương pháp xử lý số liệu.............................................................................. 24
Phần 4. Kết quả và thảo luận......................................................................................... 25
4.1.

Đặc đıểm tự nhıên – kınh tế xã hộı huyện hà trung............................. 25

4.1.1. Điều kiện tự nhiên............................................................................................... 25
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.................................................................................. 31
4.2.

Hiện trạng nuôi trồng thủy sản tại khu vực nghiên cứu................... 34

4.3.

Hıện trạng chất lượng môı trường nước khu vực NTTS đông – Phong

– Ngọc....................................................................................................................... 36
4.3.1. Hiện trạng chất lượng nguồn nước cấp phục vụ nuôi trồng thủy sản
36

4.3.2. Hiện trạng chất lượng nước ao nuôi.......................................................... 40
4.3.3. Hiện trạng động vật nổi khu vực nuôi trồng thủy sản tập trung...45

4.4.

Đề xuất các gıảı pháp quản lý chất lượng nước phục vụ NTTS huyện Hà

Trung......................................................................................................................... 49
4.4.1. Xử lý nước cấp, nước thả............................................................................... 49
4.4.2. Giảm thiểu chất thải rắn................................................................................... 52
4.4.3. Biện pháp giảm thiểu ao nuôi chua............................................................. 53
4.4.4. Các biện pháp giảm thiểu khác..................................................................... 53
Phần 5. Kết luận và kiến nghị........................................................................................ 55
5.1.

Kết luận.................................................................................................................... 55

5.2.

Kiến nghị.................................................................................................................. 56

Tàı lıệu tham khảo.............................................................................................................. 57

iv


DANH MỤC VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CPSH


Chế phẩm sinh học

Đông – Phong – Ngọc

Xã Hà Đông – Hà Phong – Hà Ngọc

ĐBSCL

Đồng bằng song Cửu Long

DT

Diện tích

NTTS

Ni trồng thủy sản

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

RNM

Rừng ngập mặn


UBND

Ủy ban nhân dân

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.Nồng độ các chất dinh dưỡng cần thiết.............................................. 17
Bảng 2.2. Nồng độ giới hạn cho phép của một số các chất trong nước thải vào

3

các cơng trình làm sạch sinh học Ccp (g/m ) 19
Bảng 4.1 Nhiệt độ khơng khí trung bình tháng..................................................... 26
Bảng 4.2. Lượng mưa trung bình............................................................................... 27
Bảng 4.3.Độ ẩm tương đối trung bình tháng (%)................................................ 27
Bảng 4.4.Lượng bốc hơi trung bình (%).................................................................. 28
Bảng 4.5.Độ mặn sông Lèn tại các trạm thủy văn (‰)...................................... 30
Bảng 4.6.Hiện trạng sử dụng nước mặt tại khu vực nghiên cứu................ 34
Bảng 4.7.Hiện trạng nuôi trồng thuỷ sản tại các hộ ở ba xã nghiên cứu 35
Bảng 4.8. Hiện trạng chất lượng nguồn nước cấp phục vụ nuôi trồng thủy sản
khu vực nghiên cứu..................................................................................... 38
Bảng 4.9. Hiện trạng chất lượng ao nuôi trồng thủy sản khu vực nghiên cứu
41

Bảng 4.10. Kết quả định lượng các nhóm động vật nổi theo các mẫu.....46
Bảng 4.11. Bảng định lượng các loài động vật nổi trong các mẫu đại diện

..................................................................................................................................................... 47


vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Đồ thị tỷ lệ diện tích nuôi cá tra doanh nghiệp tự đầu tư tại một số tỉnh ........7
Hình 2.2. Biểu đồ các tỉnh ni cá tra lớn................................................................ 7
Hình 2.3. Hồ sinh học hiếu khí (trên) và hiếu khí - kị khí (dưới) [17]..........15
Hình 3.1. Các điểm lấy mẫu đánh giá chất lượng nước khu vực nghiên cứu
22

Hình 4.1. Trạm bơm Vạn Đề 3....................................................................................... 31
Hình 4.2. Hiện trạng kênh cấp nước......................................................................... 32
Hình 4.3. Trạm bơm tiêu Hà Ngọc............................................................................... 33
Hình 4.6. Các vị trí lấy mẫu nước cấp cho ni trồng thủy sản................... 37
Hình 4.7. Biến động thơng số trạng thái trong nước cấp............................... 39
Hình 4.9. Biến động kim loại nặng trong nước cấp........................................... 39
Hình 4.11. Các vị trí lấy mẫu nước trong ao ni ................................................ 40
Hình 4.12. Biến động thông số trạng thái trong nước ao ni..................... 44
Hình 4.13. Biến động kim loại nặng trong nước ao ni................................. 44
Hình 4.15. Sơ đồ xử lý nước cấp cho ao ni...................................................... 50
Hình 4.16. Sơ đồ ngun lý hệ thống xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản
..................................................................................................................................................... 52

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Mai Thị Tri Lý
Tên Luận văn: Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động NTTS tới chất lượng

môi trường nước tại huyện Hà Trung, Tỉnh Thanh Hóa
Ngành: Khoa học Mơi Trường Mã số: 60 44 03 01
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
- Xác định các yếu tố gây tác động tới chất lượng môi trường nước
do hoạt động nuôi trồng thuỷ sản tại khu vực nghiên cứu.
- Đề xuất các giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
nước phục vụ NTTS và bảo vệ môi trường.

Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp sau: phương pháp thu thập số liệu thứ
cấp, phương pháp điều tra, phương pháp lấy mẫu, phương pháp xác định
thành phần sinh vật nổi, phương pháp so sánh, phương pháp xử lý số liệu.

Kết quả chính và kết luận
Tính tới thời điểm điều tra, Khu vực NTTS Đông – Phong – Ngọc có
diện tích mặt nước khoảng 319,11 ha. Trong đó tổng diện tích đã ni trồng
thuỷ sản là 279,92 ha (87,72%), diện tích chưa ni tại 03 xã là 39,19 ha.
Về chất lượng nguồn nước cấp phục vụ ni trồng thủy sản: hàm lượng oxy hịa
tan hầu hết đều nằm dưới mức cho phép của cột B1 QCVN 08:2015/BTNMT; các chỉ tiêu
-

3-

BOD, COD hầu hết cao hơn so với giá trị cho phép; Nồng độ N-NO 3 , P-PO4 ở hầu hết
+

các mẫu nằm trong giới hạn cho phép; Nồng độ N-NH 4 với 6/7 mẫu vượt quá QCVN
08:2015/BTNMT cột B1 và mẫu còn lại vượt so với cột A. Chất rắn lơ lửng (TSS) ở tất cả
các mẫu đều vượt từ 2,08 đến 8,84 lần đối với giới hạn cho phép. Mật độ của vi sinh vật

Coliform, tại các vị trí đo đều ở mức dưới hoặc xấp xỉ đối với ngưỡng cho phép tại cột
A2 QCVN 08:2015/BTNMT. Hàm lượng một số khác như pH, kim loại nặng trong nước
như As, Pb và Hg đều thấp và nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn. Nhìn chung,
chất lượng nước đầu vào (mẫu L5, L6, L7) với chất lượng nước tại các ao nuôi (H1-H13)
cho thấy hoạt động ni trồng thủy sản tại huyện Hà Trung ít gây ảnh hưởng tới hoạt
động nuôi trồng thủy sản tại khu vực.
Về chất lượng nước ao nuôi: hàm lượng oxy hịa tan DO trong các ao chỉ có 4/13
ao ni có giá trị đạt trên 4 mg/l. Hầu hết các mẫu COD, BOD đều vượt quá QCVN. Hàm
-

lượng dinh dưỡng trong nước, ngoại trừ N-NO3 ít thay đổi so với nước đầu vào

viii


+

(hầu hết nằm trong QCVN), hàm lượng N-NH 4 và P-PO4

3-

đều tăng và đã phát hiện

nhiều mẫu vượt QC. Các kim loại nặng như As, Pb, Mn, Fe và Zn đều được phát hiện
trong các mẫu nước ao nuôi nhưng hầu hết hàm lượng nằm trong giới hạn cho phép
của QCVN. Mật độ vi sinh vật có 10/13 mẫu ao ni trồng thủy sản có hàm lượng
coliform vượt so với cột A2 của QCVN nhưng đều đảm bảo mức cho phép khi tham
chiếu đối với cột B1 – chất lượng nước mặt khơng sử dụng cho mục đích thủy lợi.

Đề tài đã đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động của nuôi trồng thủy

sản bao gồm: Giải pháp xử lý nước cấp, nước thải; Giải pháp giảm thiểu chất
thải rắn; Giải pháp giảm thiểu ao chua; Giải pháp quản lý thức ăn và chăm sóc.

ix


THESIS ABSTRACT
Author name : Mai Thi Tri Ly
Thesis title: Assess the impact of the aquaculture activities to the quality
of the water environment in Ha Trung District, Thanh Hoa Province
Major: Veterinary Medicine

Code: 60 64 01 01

Institution: Vietnam National University of
Agriculture Research Objectives
- Identification of factors affecting the water quality due to
aquaculture activities in the study area.
- Proposed management solutions to improve the efficiency of
water use, serve aquaculture and environmental protection.

Materials and Methods
Topics using the main research methods include: Secondary data collection
method, primary data collection method, sampling method, methods of determining the
composition of floating organisms, comparative method, data processing method.

Main findings and conclusions
By the time of the survey, aquaculture area Dong – Phong - Ngoc
has an approximate water surface area 319,110.000 m2. Of that total
aquaculture area is 279.920.000 m2 (87.72%), the area not yet

2

aquacultural in 03 communes is 39.190.000 m .
On the quality of water supply for aquaculture: The oxygen content is almost
below the permissible level of the column B1 QCVN 08:2015/BTNMT; targets BOD,
-

COD almost are higher than the allowable values. Concentration N-NO 3 , P-PO4
almost samples are inside the allowable range; Concentration N-NH 4

+

3-

in

with 6/7

sample exceeded QCVN 08:2015/BTNMT column B1 and the remaining exceeded
column A. Floating solids (TSS) in all the samples are over from 2.08 to 8.84 times
for limits allowed. Density of microorganisms Coliform at the measurement sites are
either below or approximately the allowable threshold in the column A2 QCVN
08:2015/BTNMT. Some other content like PH, heavy metals in water like As, Pb and
Hg are low and inside the limits of the norm. In general, the input water quality (L5,
L6, L7) with water quality in ponds (H1-H13) show aquaculture activities in Ha Trung
district less impact on aquaculture activities in the area.
About pond water quality: DO dissolved oxygen content in ponds has only ¾
ponds which are worth gaining on 4 mg/l. Most samples of COD, BOD are exceeded

x



-

Vietnamese standard. Nutritional content in water, except N-NO 3 is little change
+

compared to input water (Most are in Vietnamese standard). Concentration N-NH 4 và P3-

PO4

are both increased and detected more crosses. Heavy metals such as As, Pb, Mn,

Fe and Zn are found in pond water samples but most of the concentration are within the
allowable limits of Vietnamese standard. Microbial density has 10/13 aquaculture ponds
sample which have coliform levels in excess of columns A2 of Vietnamese standard. But
they are guaranteed to be permissible when referencing columns B1- Surface water
quality not used for irrigation purposes.
The theme has proposed measures to mitigate the impact of aquaculture include:
Solution for water, wastewater treatment; Solutions to reduce solid waste; Solutions to
reduce pond acidity; Solutions for food management and care.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
NTTS được đánh giá là một trong những ngành sản xuất có tốc độ
tăng trưởng rất nhanh. Theo thống kê của Tổng cục Thủy sản, năm 1995,
sản lượng nuôi trồng thủy sản chỉ đạt 415 nghìn tấn, chiếm 30,88% tổng sản

lượng thủy sản. Từ năm 2000 đến nay, NTTS nước ta đã có bước chuyển
biến mang tính đột phá, diện tích NTTS cả nước tăng gấp đôi từ năm 1999 là
524.619 ha đã tăng lên tới 1.037.000 ha năm 2013; sản lượng NTTS tăng gấp
7 lần từ năm 1997 với 481 nghìn tấn lên 3.340 nghìn tấn năm 2013; kim
ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2012 đạt 6,15 tỷ USD, 2013 là 6,7 tỷ USD.
Bên cạnh những thành tựu quan trọng, NTTS nước ta cũng đang phải đối
mặt với một số vấn đề tồn tại về môi trường và dịch bệnh. Hiện nay dịch bệnh
thủy sản và môi trường nuôi thủy sản đang bị suy thối và có chiều hướng gia
tăng, khó kiểm sốt. Bên cạnh tình hình dịch bệnh trong NTTS, vấn đề ô nhiễm
nguồn nước. NTTS do nước thải sinh hoạt, nước thải nông nghiệp và nước thải
công nghiệp, cũng như hoạt động NTTS gây ra ô nhiễm và suy thối đối với mơi
trường xung quanh cũng đang là vấn đề bức thiết, đòi hỏi cần được giải quyết.
Những vấn đề trên đây cho thấy việc tăng cường quản lý để kiểm sốt mơi
trường và dịch bệnh là rất cấp bách. Có thể nói việc quản lý dịch bệnh trong
NTTS phụ thuộc rất lớn vào việc kiếm soát chất lượng môi trường nước. Công
tác quan trắc môi trường vùng nuôi trồng thủy sản cung cấp diễn biến môi
trường vùng ni và đưa ra những đề xuất có liên quan giúp cho cơ quan quản
lý xây dựng lịch mùa vụ, có kế hoạch phịng tránh những thiệt hại mà ngun
nhân chính do ơ nhiễm mơi trường gây ra để chỉ đạo sản xuất và quản lý NTTS
hiệu quả. Đồng thời, kết quả quan trắc là cơ sở đánh giá tác động của NTTS
đến môi trường xung quanh và đánh giá tác động của môi trường xung quanh
đến NTTS, giúp cho cơ quan quản lý trong việc quy hoạch vùng nuôi trồng thủy
sản tại địa phương và định hướng phát triển ngành thủy sản trong tương lai.
Quan trắc môi trường thường xuyên cũng giúp các cơ quan quản lý nắm được
xu hướng diễn biến môi trường NTTS, là cơ sở để dự báo chất lượng nước.
Công tác quan trắc môi trường cịn giúp người ni chủ động trong cơng tác
quản lý chất lượng nước trong ao ni và phịng ngừa dịch bệnh có hiệu quả.
Do vậy quan trắc mơi trường trong NTTS đóng vai trị cực kỳ quan trọng để
NTTS hiệu quả, giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh, đảm bảo sự phát triển bền vững.


1


Hà Trung là huyện đồng bằng của tỉnh Thanh Hoá, trung tâm huyện lỵ cách
Thành phố Thanh Hoá 25 km về phía Bắc. Huyện có 24 xã và một thị trấn, phía Bắc
huyện giáp Thị xã Tam Điệp (tỉnh Ninh Bình), Thị xã Bỉm Sơn; phía Nam giáp huyện
Hậu Lộc; phía Tây giáp các huyện Vĩnh Lộc, Thạch Thành; phía Đơng giáp huyện
Nga Sơn. Hà Trung có nguồn nước của hệ thống sơng Hoạt và sơng Mã. Sơng Hoạt
2

có chiều dài 35,8 km và diện tích lưu vực 250 km , chảy ra biển tại cửa Càn (Nga
3

Sơn). Tổng lượng nước sơng Hoạt trung bình nhiều năm là 150.000.000m ; lớn nhất
3

3

là 223.000.000m , nhỏ nhất là 95.000.000m . Hệ thống thủy lợi: những năm gần đây
được Bộ, Tỉnh quan tâm từng bước đầu tư nâng cấp 21 km đê Trung ương và 100
km đê địa phương cùng các cống dưới đê; với 48 trạm bơm có tổng cơng suất tưới,
3

tiêu 210.000 m /h và có hai âu lớn là Báo Văn và Mỹ Quan Trang, đảm nhiệm phần
lớn việc tiêu thốt nước, phục vụ sản xuất nơng nghiệp. Với mục tiêu tăng năng
suất, chất lượng nuôi trồng thủy sản, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền
vững, tăng thu nhập để cải thiện mức sống cho nhân dân các xã Hà Đông, Hà
Phong và Hà Ngọc, trong thời gian 3 năm (2016-2018), địa phương sẽ đầu tư xây
dựng 5 tuyến kênh có tổng chiều dài 4.611 m, tuyến kênh tiêu nước dài 1.283 m, 8
tuyến đường giao thông nội đồng dài 13.392 m; hệ thống điện phục vụ ni trồng

thủy sản... Bên cạnh đó, việc khai thác q mức nguồn lợi thủy sản, tăng diện tích
ni trồng thủy sản, thiếu quy hoạch, sử dụng bừa bãi thuốc, hóa chất, chế phẩm
sinh học...làm cho Mơi trường ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Việc đổ nước và
chất thải công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt chưa qua xử lý ra sơng, hồ, biển
cũng đã góp phần khơng nhỏ vào việc làm biến đổi môi trường theo chiều hướng
xấu tới NTTS.

Xuất phát từ thực trạng đó, đề tài “Đánh giá ảnh hưởng của hoạt
động NTTS tới chất lượng môi trường nước tại huyện Hà Trung, Tỉnh
Thanh Hóa” được tiến hành góp phần cung cấp các dữ liệu cho việc đề
xuất những biện pháp quản lý phù nhợp nhằm nâng cao sản lượng, chất
lượng và hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản của địa phương.

1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Xác định các yếu tố gây tác động tới chất lượng môi trường

nước do hoạt động nuôi trồng thuỷ sản tại khu vực nghiên cứu.
- Đề xuất các giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng

nước phục vụ NTTS và bảo vệ môi trường.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TẠI VIỆT NAM

2.1.1. Hiện trạng ni trồng thủy sản ở nước ta
2.1.1.1. Tình hình ni trồng thủy sản
Theo Tổng cục thủy sản, sản lượng nuôi trồng thủy sản cả năm 2015 đạt

3.533 ngàn tấn, tăng 1,6% so với cùng kỳ. Mặc dù sản lượng thủy sản tăng
nhưng nhìn chung, ni trồng thủy sản năm qua gặp rất nhiều khó khăn chủ
yếu đến từ thị trường xuất khẩu. Tình hình sản xuất một số loài cụ thể như sau:

+ Cá Tra: Ngành cá tra trong năm 2015 tiềm ẩn khơng ít những rủi ro

do hạn chế về kỹ thuật chăn nuôi, chế biến cũng như khâu tiêu thụ. Chi
phí sản xuất trong nước cao dẫn đến sản phẩm xuất khẩu kém cạnh
tranh. Do gặp khó khăn trên nhiều thị trường truyền thống, các doanh
nghiệp xuất khẩu lại chạy theo số lượng, chuyển hướng sang những thị
trường yêu cầu chất lượng sản phẩm thấp và giá bán thấp hơn. Điều này
càng gây sức ép lên giá nguyên liệu trong nước. Sản lượng cá tra năm
2015 của các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long ước đạt 1.123 ngàn
tấn, tăng 0,4% so với cùng kỳ, trong đó Đồng Tháp ước đạt 375.277 tấn (6%), An Giang ước đạt 248.064 tấn (+5%), Cần Thơ đạt 153.140 tấn (+2%).
+ Tôm nước lợ: Do bất lợi về thời tiết, mưa nắng thất thường đã ảnh
hưởng khơng nhỏ đến tình hình ni tơm nước lợ trong năm 2015. Nhiều
diện tích nuôi tôm bị thiệt hại cộng với giá tôm nguyên liệu giảm làm cho
người ni tơm khơng có vốn đầu tư cải tạo, khôi phục sản xuất.

-Tôm sú: Sản lượng ước đạt 268.300 tấn, tăng 1,6%. Vùng Đồng
bằng sông Cửu Long, sản lượng ước đạt 255.873 tấn, tăng 4% so với
cùng kỳ năm trước. Trong đó, Bạc Liêu sản lượng ước đạt 69.256 tấn
(+13%), Sóc Trăng đạt 16.615 tấn (+5%), Trà Vinh đạt 13.955 tấn (+3%).
-Tôm thẻ chân trắng: Sản lượng ước đạt 327.600 tấn, giảm
17,1%. Sản lượng tôm thẻ chân trắng vùng Đồng bằng sông Cửu
Long năm 2015 ước đạt 218.930 tấn, giảm 9%.

3



Kết quả sản xuất thủy sản năm 2015

TT

Chỉ tiêu

I
1

TỔNG DIỆN TÍCH
Diện tích ni nước ngọt
Diện tích ni cá tra
Rơ phi
Đối tượng khác
Diện tích ni mặn – lợ
DT ni tơm nước lợ
Trong đó: Tơm sú
Tơm chân trắng
DT ni nhuyễn thể
DT ni cá biển
Diện tích ni rong, tảo biển
Đối tượng khác
3
Ni lồng (nghìn m
TỔNG SẢN LƯỢNG
Sản lượng khai thác
Khai thác biển
Khai thác nội địa
Sản lượng nuôi trồng
Sản lượng nuôi ngọt

Sản lượng cá tra
Sản lượng cá rôphi
Các đối tượng khác
Nuôi lồng
Sản lượng nuôi mặn lợ
Sản lượng tơm nước lợ
Trong đó: tơm sú
Tơm chân trắng
Sản lượng cá biển
Sản lượng nhuyễn thể
Sản lượng rong,tảo
Thủy sản khác
Nuôi lồng

2

II
1

2


2.1.1.2. Nguồn nguyên liệu cho nuôi trồng thủy sản
Trong ngành thủy sản, nguồn nguyên liệu bao gồm con giống, thức
ăn, thuốc thủy sản và hoạt động nuôi trồng. Các doanh nghiệp thủy sản
Việt Nam hầu như chưa thật sự khép kín tồn bộ qui trình nguồn ngun
liệu của mình, nên tình trạng thiếu hụt và chất lượng nguồn nguyên liệu
thủy sản ln là bài tốn nan giải cho các doanh nghiệp.

2.1.1.3. Nguồn con giống trong nuôi trồng thủy sản

Nguồn con giống trong hoạt động của ngành thủy sản đóng vai trị rất
quan trọng, nó là khâu đầu tiên trong chuỗi giá trị của ngành thủy sản, nên
có khả năng sẽ ảnh hưởng đến tất cả các khâu còn lại của chuỗi sản xuất.
Nhưng hiện chất lượng nguồn con giống thủy sản ở Việt Nam khá thấp.
Đối với cá tra, tỉ lệ cá tra bột lên cá hương chỉ khoảng 20-35%, chất lượng cá
bố mẹ thấp, chưa được chọn lọc, tiêu chuẩn hóa nên có hiện tượng thối hóa
giống. Hiện nguồn cá tra giống chủ yếu được thu mua từ các hộ ni với chất
lượng khơng đảm bảo do trình độ kỹ thuật của các hộ nơng dân cịn nhiều hạn chế.
Đối với tôm, chất lượng nguồn tôm giống đang là vấn đề đáng báo động.Hiện
lượng tôm giống đã qua kiểm dịch chưa cao, tôm bố mẹ gần như phụ thuộc hồn
tồn vào khai thác tự nhiên nên chất lượng khơng đồng đều.Việc quản lý nhà nước
về tơm giống cịn nhiều bất cập ngay từ khâu nhập khẩu tôm bố mẹ. Số lượng tôm
bố mẹ nhập về và số lần cho đẻ chưa được theo dõi và báo cáo cụ thể. Các trại sản
xuất giống hoạt động khơng được kiểm sốt, các giống tôm tốt xấu bị trộn lẫn lộn
vào nhau... Điều này khiến hầu hết tơm ni đều có khả năng kháng bệnh kém, dễ
mắc các loại bệnh dịch như thời gian vừa qua.Ngồi ra, giá tơm giống cũng khơng
có sơ sở để xác định, khiến giá cả biến động thất thường.Việc quản lý nhà nước về
nguồn tôm giống hiện khá mờ nhạt với những qui định về trại nuôi, kiểm dịch,
thanh tra, quản lý kinh doanh tơm giống… cịn lỏng lẻo.

Hiện nguồn tơm giống có chất lượng gần như đang nằm trọn trong tay hai
doanh nghiệp lớn là CP Việt Nam và Uni-President Việt Nam. CP gần như độc
quyền trong cung cấp tôm giống chân trắng ở Việt Nam, cịn UniPresident đang
có một nhà máy sản xuất 1-2 tỷ con tôm giống/năm và đang xây dựng thêm một
nhà máy ở Quảng Trị với mục tiêu chiếm lĩnh nguồn tôm giống ngồi tơm chân
trắng. Ngồi ra, doanh nghiệp tơm lớn nhất là Minh Phú cũng đã xây dựng cho
mình trại tôm giống (sản lượng 5 tỷ tôm post/năm) ở Ninh

5



Thuận nhằm chủ động phần nào nguồn tôm giống cho nhu cầu ni
trồng lớn của mình trong tương lai.
2.1.1.4. Thức ăn cho vùng nuôi thủy sản
Theo Tổng cục Thủy sản, hiện nước ta có khoảng 130 nhà máy sản
xuất thức ăn thủy sản với sản lượng 3,77 triệu tấn, đáp ứng 85,6% nhu cầu
trong nước. Trong đó, có 96 cơ sở sản xuất thức ăn cá tra, 68 cơ sở thức
ăn tôm sú và 38 cơ sở thức ăn tôm chân trắng. Tỉ lệ thức ăn thủy sản phải
nhập khẩu của nước ta ngày càng giảm dần, nhưng nguồn nguyên liệu để
sản xuất thức ăn (như ngô, khô dầu đậu nành, đậu tương, bột cá, dầu cá
hồi, nhóm các acid amin…) vẫn phụ thuộc lớn vào nhập khẩu với hơn 50%.

Hiện thị phần thức ăn thủy sản gần như nằm trong tay các doanh
nghiệp nước ngoài. Đặc biệt, thị trường thức ăn cho tôm gần như là
“độc bá” 100% của các doanh nghiệp Uni-President (Đài Loan, 30% 35% thị phần), CP (Thái Lan), Tomboy (Pháp)…, các doanh nghiệp
trong nước hầu như không chen chân vào được.
2.1.1.5. Hoạt động nuôi trồng thủy sản
Nước ta với hệ thống sơng ngịi dày đặc và có đường biển dài hơn 3.260 km,
nên rất thuận lợi phát triển hoạt động nuôi trồng thủy sản. Đối với cá tra – basa: là
loài cá nước ngọt sống khắp lưu vực sông Mekong, ở những nơi mà nước sơng
khơng bị nhiểm mặn từ biển. Với đặc tính này nên những tỉnh nằm dọc sông Tiền
và sông Hậu thường rất thuận lợi cho việc nuôi cá tra, basa. Hiện các tỉnh có sản
lượng cá tra, basa lớn nhất là Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Bến Tre.
Sản lượng cá tra nguyên liệu năm 2014 đạt 1.190 nghìn tấn, trong đó có 5 tỉnh vừa
nêu cũng là những tỉnh có sản lượng cá tra lớn nhất (đều trên 100.000 tấn/năm),
cung cấp trên 87% sản lượng cá tra chế biến của cả nước.

Trong các năm qua, trước sức ép tăng giá của con giống, thức ăn, trong
khi tín dụng từ ngân hàng bị hạn chế, đầu ra cá nguyên liệu bấp bênh, giá cá tra
giảm mạnh, các hộ nuôi độc lập đã thua lỗ nặng và gặp nhiều khó khăn trong

việc tiếp tục đầu tư thả nuôi mới. Trong khi đó, doanh nghiệp lại có nhu cầu cao
nguồn cá có chất lượng, đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm và đạt các tiêu
chuẩn chất lượng để được chấp nhận của các nhà nhập khẩu. Điều này dẫn tới
xu hướng nhiều doanh nghiệp thực hiện nuôi liên kết với hộ ni hoặc tự đầu
tư vùng ni cho riêng mình nhằm đảm bảo sự ổn định và chất lượng nguồn cá
ngun liệu.Theo ước tính có khoảng 65% là từ đầu tư của các doanh nghiệp.

6


Hình 2.1. Đồ thị tỷ lệ diện tích ni cá tra doanh nghiệp
tự đầu tư tại một số tỉnh
Đối với tơm: là lồi sống phù hợp ở các vùng nước lợ gần biển. Với đặc
trưng này, Miền Trung, Nam Trung Bộ (Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận, Bà Rịa
– Vũng Tàu…), Đồng Bằng Sông Cửu Long (Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà
Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau, Kiên Giang) là nơi tập trung sản lượng tôm nuôi nhiều
nhất cả nước. Do là lồi chân khớp có thể trạng nhỏ, thân mềm, nên cơng tác
ni tơm phức tạp và khó khăn hơn so với cá tra, basa. Tôm sú với đặc tính
phức tạp hơn, thường mất khoảng 5 tháng từ lúc thả đến lúc thu hoạch, trong
khi tôm chân trắng dễ thích nghi hơn chỉ mất khoảng 3 tháng.

Hình 2.2. Biểu đồ các tỉnh nuôi cá tra lớn
Từ năm 2011 đến nay, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, chất lượng tôm
không đảm bảo, dịch bệnh trên tôm nuôi bắt đầu lan rộng, gây thiệt hại nặng, đặc
biệt là tôm sú. Nguyên nhân dịch bệnh EMS thời gian được xác định do vi khuẩn

7


Vibrio parahaemolytics. Vi khuẩn này đã bị nhiễm bởi một loại thể

thực khuẩn (phagc) sinh ra độc tố cực mạnh gây hội chứng hoại tử
gan tụy cấp cho tôm nuôi. Với việc tìm ra nguyên nhân của dịch bệnh,
các cơ quan chức năng đang đề ra các biện pháp, hướng dẫn ni
trồng, nhằm ngăn chặn hồn tồn dịch bệnh trong thời gian tới.
2.1.1.6. Các vùng hoạt động thủy sản mạnh trong nước
Hoạt động sản xuất, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nằm rải rác
dọc đất nước với sự đa dạng về chủng loại thủy sản, nhưng có thể
phân ra thành 5 vùng xuất khẩu lớn:
Vùng Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung: nuôi trồng thủy sản nước mặn
lợ, đặc biệt phát huy thế mạnh nuôi biển, tập trung vào một số đối tượng chủ
yếu như: tơm các loại, sị huyết, bào ngư, cá song, cá giò, cá hồng...
Vùng ven biển Nam Trung Bộ: nuôi trồng thủy sản trên các loại mặt nước

mặn lợ, với một số đối tượng chủ yếu như: cá rô phi, tôm các loại...
Vùng Đông Nam Bộ: Bao gồm 4 tỉnh là Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà
Rịa – Vũng Tàu và TP.HCM, chủ yếu nuôi các loài thủy sản nước ngọt hồ
chứa và thủy sản nước lợ như cá song, cá giị, cá rơ phi, tơm các loại....
Vùng ven biển ĐBSCL: gồm các tỉnh nằm ven biển của Đồng Bằng
Sông Cửu Long như Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu,
Cà Mau, Kiên Giang…Đây là khu vực hoạt động thủy sản sôi động, hoạt
động nuôi trồng thủy sản trên tất cả các loại mặt nước, đặc biệt là nuôi
tôm, cá tra - ba sa, sị huyết, nghêu và một số lồi cá biển.

Các tỉnh nội vùng: Bao gồm những tỉnh nằm sâu trong đất liền
nhưng có hệ thống sơng rạch khá dày đặc như Hà Nội, Bình Dương,
Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp, An Giang, thuận lợi cho ni trồng
các lồi thủy sản nước ngọt như: cá tra - basa, cá rô phi, cá chép…
Khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, với điều kiện lý tưởng có hệ
thống kênh rạch chằng chịt và nhiều vùng giáp biển, đã trở thành khu
vực nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản chính của Việt Nam. Theo thống

kê, năm 2011 cả nước có 37 tỉnh có doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản,
trong đó các tỉnh có kim ngạch xuất khẩu thủy sản lớn nhất lần lượt là
Cà Mau (chủ yếu nhờ kim ngạch xuất khẩu lớn của Minh Phú, Quốc Việt),
TP.HCM, Cần Thơ, Đồng Tháp, Khánh Hịa, Sóc Trăng...

8


Xu hướng nuôi đang chuyển từ phương thức nuôi quảng canh sang nuôi
bán thâm canh. Nhiều vùng nuôi tập trung theo kiểu thâm canh cơng nghiệp và
sản xuất hàng hóa lớn đã hình thành. Hình thức và đối tượng ni cũng khá
phong phú, nhưng ở vùng nước lợ chủ yếu là tơm và một số lồi nhuyễn thể có
giá trị xuất khẩu. Sản phẩm nuôi mặn, lợ đã mang lại giá trị xuất khẩu rất cao
cho nền kinh tế quốc dân và thu nhập đáng kể cho người lao động.

Hình thức nuôi lồng bè trên biển cũng đang là hướng mở mới cho
ngành Thủy sản, với các lồi tơm hùm, cá giị, cá mú, cá tráp, trai ngọc…
Đối với ni thủy sản nước ngọt, hình thức ni lồng bè và kết hợp với khai
thác cá trên sông đang ngày càng phổ biến. Hình thức này đã tận dụng được diện
tích mặt nước, tạo được việc làm và tăng thu nhập. Ở các tỉnh phía Bắc và miền
Trung đối tượng ni lồng chủ yếu là trắm cỏ với quy mô lồng nuôi khoảng 12 – 24
m3, năng suất 450 – 600 kg/lồng. Ở các tỉnh phía Nam đối tượng ni chủ yếu là cá
basa, cá lóc, cá bống tượng và cá he. Ni các đối tượng lồi đặc sản có giá trị
kinh tế cao như: ba ba, tôm càng xanh, cá sấu, lươn, ếch… đang được mở rộng và
làm tăng giá trị kinh tế của các mơ hình ni nước ngọt.

2.2. TÁC ĐỘNG CỦA NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VÀ VẤN ĐỀ Ô NHIỄM
MÔI TRƯỜNG
2.2.1. Tác động của nuôi trồng thủy sản
Một số vấn đề môi trường nảy sinh trong hoạt động nuôi trồng

thủy sản ở nước ta:
- Do thiếu quy hoạch, nuôi trồng thủy sản (NTTS) ven biển phát triển khá tự
phát và ồ ạt, quy mô và phương thức nuôi cũng rất đa dạng, chủ yếu vẫn là quảng
canh, tăng cường mở rộng diện tích. Cho nên đã phá hủy phần lớn các nơi cư trú
của các loài ở vùng ven biển, thu hẹp không gian vùng ven biển và đẩy mơi trường
vào tình trạng khắc nghiệt hơn về mặt sinh thái, tăng rủi ro bệnh dịch cho vật nuôi
do thiếu các yếu tố có vai trị điều hịa và điều chỉnh môi trường.

- Nuôi trồng thủy sản ven biển tăng nhanh dẫn đến nguồn giống tự

nhiên của một số loài cá giống kinh tế cư trú ở các rạn san hô bị đối
tượng nuôi lồng bè khai thác cạn kiệt. Điều này làm ảnh hưởng đến
chức năng duy trì nguồn lợi tự nhiên của các hệ sinh thái đặc hữu và
ảnh hưởng tới khả năng khai thác hải sản tự nhiên của vùng biển.
- Việc thiết kế, xây dựng đầm ao NTTS ở vùng cửa sông ven biển dẫn đến
những thay đổi về nơi sinh sống của quần xã sinh vật, độ muối, lắng đọng trầm

9


tích và sói lở bờ biển. Một số hoạt động của nghề NTTS không dựa trên các
căn cứ khoa học đã tác động xấu đến nguồn giống thiên nhiên (cá, tôm
hùm, cua), làm giảm sức sản xuất tự nhiên và mất tính đa dạng sinh học.
- Tại một số khu vực ni tơm, cá tập trung (trong đó có ni

trên cát), do việc xả thải các chất hữu cơ phú dưỡng, chất độc vi sinh
vật (cả mầm bệnh) và các chất sinh hoạt bừa bãi làm cho mơi trường
suy thối, bùng nổ dịch bệnh (bệnh tôm năm 1993 – 1994) và gây thiệt
hại đáng kể về kinh tế cũng như về điều kiện môi trường sinh thái.
- Lạm dụng nước ngầm để nuôi tôm trên cát, không tuân thủ luật tài


nguyên nước đang là hiện tượng khá phổ biến ở vùng cát ven biển miền
Trung. Hậu quả lâu dài sẽ làm cạn kiệt nguồn nước ngọt và nước ngầm,
ô nhiễm biển và nước ngầm, gây mặn hóa đất và nước ngầm, thu hẹp
diện tích rừng phịng hộ, làm tăng hoạt động cát bay và bão cát.

2.2.2. Ơ nhiễm mơi trường do nuôi trồng thuỷsản
Tác động của các hoạt động kinh tế và xã hội đến ngành thuỷ sản:
Hiện nay, môi trường đô thị bị ô nhiễm do các chất thải rắn, lỏng, khí,
chưa bị thu gom và xử lý kịp thời. Mặt khác tỷ lệ dân số tăng nhanh và các khu
công nghiệp, chế biến dịch vụ cũng đang phát triển mạnh. Hiện nay, khoảng
90% cơ sở sản xuất chưa xử lý nước thải của mình mặc dù đã có luật mơi
trường. Mơi trường nơng thơn đã bị suy thối và đang bị ô nhiễm do các điều
kiện vệ sinh, sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu, cơ sở hạ tầng yếu kém, hoá chất
đã theo hệ thống kênh mương thuỷ lợi tiêu thốt ra các song và có thể theo
dịng chảy tới vùng khác, gây nguy hại cho mơi trường thuỷ sản.

Sự bón phân mất cân đối, sử dụng chất thải, phân tươi mất vệ
sinh gây ô nhiễm môi trường nước và lây lan dịch bệnh cho ngưòi và
vật nuôi, kể cả thuỷ sinh vật. Hoạt động giao thông và du lịch cũng là
những vấn đề ảnh hưởng không nhỏ đến mơi trường ven biển trong
đó chủ yếu nguồn phế thải sinh hoạt và dư lượng dầu, tập trung vào
mùa hè trùng với mùa nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, nước mặn. [2].
Nước thải sinh hoạt, công nghiệp xả trực tiếp vào kênh mương, sông hồ là
nguồn nước cung cấp cho nuôi trồng thuỷ sản và nơi sinh sống của các thuỷ sinh
vật. Kết quả điều tra nghiên cứu những năm gần đây của Viện nghiên cứu nuôi
trồng thuỷ sản 1 cho thấy hàm lượng BOD, COD, NO2... trong nước của những

10



thuỷ vực đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép đối với đời sống thuỷ sinh vật. Năm
2001 hàm lượng của một số kim loại nặng trong các nguồn nước cung cấp cho
NTTS ở Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An (báo cáo kết quả nhiệm vụ quan trắc
cảnh báo môi trường dịch bệnh của các thuỷ vực ngọt, lợ phục vụ ngành thuỷ
sản phía Bắc Việt Nam) đều cao hơn so với TCVN 6774 – 2000. [2].

Hiện nay, có rất nhiều loại sản phẩm thuốc, hoá chất và chế phẩm sinh
học (CPSH) được dùng rộng rãi trong nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) trên thế
giới. Hoá chất được dùng trong NTTS trên thế giới thường ở các dạng sau:
thuốc diệt nấm (antifoulants), thuốc khử trùng (disinfectants), thuốc diệt tảo
(algicides), thuốc trừ cỏ (herbicides), thuốc trừ sâu (pesticides), thuốc diệt
ký sinh trùng (parasiticides) và thuốc diệt khuẩn (antibacterials) và chất
kháng sinh được sử dụng đáng kể trong NTTS hoặc để chữa các bệnh lây
nhiễm hoặc phịng bệnh đã nêu trên. [8].
Những hố chất trên có vai trị quan trọng trong việc bảo vệ sức khoẻ động
vật thuỷ sản nếu như sử dụng đúng, nhưng khi lạm dụng dẫn đến những hậu quả
khôn lường, gây rủi do cho người lao động, tồn dư các chất độc trong sản phẩm
thuỷ sản gây hại cho người tiêu dùng, làm giảm giá trị thương phẩm và còn tạo các
chủng vi khuẩn kháng thuốc làm giảm hiệu quả trong điều trị bệnh.

Thành phần lớp bùn trong các đầm, ao NTTS chủ yếu là các chất
hữu cơ như prôtêin, lipids, axit béo với công thức chung
CH3(CH2)nCOOH, photpholipids, Sterol.
- vitamin D3, các hoocmon, carbohydrate, chất khống và

vitamin, vỏ tơm lột xác,...
Lớp bùn này ln ở trong tình trạng ngập nước, yếm khí, các vi sinh vật
yếm khí phát triển mạnh, phân huỷ các hợp chất trên tạo thành các sản phẩm là
hydrosulphua (H2S), Amonia (NH3), khí metan (CH4),... rất có hại cho thuỷ sinh

vật, ví dụ nồng độ 1,3 ppm của H2S có thể gây sốc, tê liệt và thậm chí gây chết
tơm. Khí amonia (NH3) cũng được sinh ra từ q trình phân huỷ yếm khí thức
ăn tồn dư gây độc trực tiếp cho tôm, làm ảnh hưởng đến độ pH của nước và
kìm hãm sự phát triển của thực vật phù du (Hassanai Kongkeo,1990).[12].

Tóm lại, các chất ơ nhiễm chủ yếu trong nước thải NTTS bao gồm:
- Các bon hữu cơ (gồm thức ăn, phân bón, chế phẩm sinh học...);
- Nitơ được phân huỷ từ các prôtêin;

11


-

Phốt pho phân huỷ từ các prôtêin.

Nồng độ các chất ô nhiễm trên được biểu thị bởi một số chỉ tiêu
chung như chỉ tiêu nhu cầu ơxy hố sinh - BOD (Biochemical Oxygen
Demand), tổng Nitơ (TN) và tổng Phốt pho (TP).
2.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG
NI TRỒNG THỦY SẢN
Có rất nhiều phương pháp sinh học đã và đang được ứng dụng
rộng rãi trong xử lý ô nhiễm môi trường, đặc biệt là các chất thải hữu
cơ. Tiêu biểu là việc sử dụng hệ sinh vật để phân hủy hoặc hấp
thụ/hấp phụ các chất ô nhiễm hữu cơ, vô cơ từ chất thải sản xuất và
sinh hoạt. Có thể nêu lên một số phương pháp sau:
- Sử dụng hệ vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ trong chất thải;
- Sử dụng hệ động thực vật thủy sinh để hấp thụ các chất hữu cơ.

2.3.1. Phương pháp sử dụng hệ vi sinh vật

Có một số lồi vi sinh vật có khả năng sử dụng các chất hữu cơ và
một số chất khoáng làm nguồn dinh dưỡng và tạo năng lượng, sinh
trưởng và nhờ vậy sinh khối của chúng tăng lên. Các vi sinh vật này
được sử dụng để phân huỷ các chất ô nhiễm hữu cơ và vơ cơ có trong
chất thải từ NTTS. Quá trình phân hủy này được gọi là quá trình phân
hủy ơxy hóa sinh hóa. Có thể phân phương pháp này thành hai loại:[14].
- Phương pháp hiếu khí: là phương pháp sử dụng các nhóm vi sinh vật hiếu

khí. Ðể đảm bảo hoạt động sống của chúng cần cung cấp oxy liên tục
o

cho chúngmvà duy trì ở nhiệt độ khoảng 20 -40 C.
- Phương pháp yếm khí : là phương pháp sử dụng các vi sinh

vật yếm khí. Trong xử lý nước thải cơng nghiệp, phương pháp xử lý
yếm khí được sử dụng rộng rãi.
Lấy ví dụ hiệu quả xử lý nước nuôi tôm của vi khuẩn lam Spirulina
platensis. Chuntapa Benjamas và ctv đã tiến hành thả vi khuẩn lam Spirulina
platensis trong bể ni tơm hùm để kiểm sốt chất lượng nước. Kết quả nghiên
cứu cho thấy hàm lượng nitơ vô cơ (NH4, NO2, NO3) được xử lý khá hiệu quả.
Khi số lượng vi khuẩn này tăng có nguy cơ gây ơ nhiễm nguồn nước thì sẽ
được vớt ra khỏi bể (kích thước vi khuẩn lam khá lớn). [16].

12


2.3.2. Phương pháp sử dụng hệ động thực vật để hấp thụ các chất ô nhiễm Bản
chất của việc sử dụng hệ động, thực vật để loại bỏ các chất ơ nhiễm

dựa trên cơ sở q trình chuyển hóa vật chất trong hệ sinh thái thông

qua chuỗi thức ăn. [12] Thông thường người ta sử dụng thực vật làm
các sinh vật hấp thụ các chất dinh dưỡng là nitơ và phốt pho, cácbon để
tổng hợp các chất hữu cơ làm tăng sinh khối (sinh vật tự dưỡng), đó là
tảo hay thực vật phù du, rong câu và các loài thực vật ngập mặn khác.
Kế tiếp trong chuỗi thức ăn là các động vật bậc 1 - động vật ăn thực vật. Ðiển
hình của các động vật bậc 1 ở vùng nước ven biển là các loại ngao, vẹm, hàu các
loài này có thể tiêu thụ các thực vật phù du và cải thiện điều kiện trầm tích đáy. Các
nghiên cứu của Jones al et. (2001, 2002) cho thấy lồi sị đá Sydney (Saccotrea
commercialis) có khả năng làm giảm đáng kể hàm lượng các chất lơ lửng, mùn bã
hữu cơ, Nitơ tổng số, Phospho tổng số, Chlorophyll-a, vi khuẩn tổng số trong nước
thải từ các ao nuôi tôm thâm canh. Hàm lượng chất rắn lơ lửng có thể giảm được
49%, số lượng vi khuẩn giảm 58%, Nitor tổng số giảm đến 80% và photpho tổng số
giảm 67%, Chlorophyll – a giảm được 8%. [18] Các loài cá ăn thực vật phù du và
mùn bã hữu cơ như cá măng, cá đối cũng được thử nghiệm sử dụng ở các kênh
thoát nước thải (Micheal J. Phillips, 1995).

Rừng ngập mặn (RNM) là một hệ sinh thái ở vùng đất ngập nước rất phổ
biến ở ven biển Việt Nam.Có thể sử dụng RNM như một bể lọc sinh học các
chất ô nhiễm hữu cơ từ chất thải đô thị, công nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
Theo tính tốn lý thuyết, ở điều kiện Việt Nam, 1ha RNM mỗi năm tăng trưởng
56 tấn sinh khối và có thể hấp thụ được 219 kg nitơ, 20 kg phơt pho (Jesper
Clausen, 2002). Ngồi ra, RNM với bộ rễ có cấu tạo đặc biệt là nơi bẫy các trầm
tích có chứa các kim loại nặng, các hóa chất bảo vệ thực vật. Thực vật ngập
mặn cùng với toàn bộ hệ sinh thái trong RNM là một bể lọc sinh học đối với các
chất thải từ hoạt động nuôi trồng thủy sản ven biển.Ngoài ra, những nghiên
cứu về việc sử dụng RNM như hệ thống lọc sinh học để xử lý nước thải các ao
nuôi tôm đã và đang thí nghiệm ở vùng biển Caribbean của Colombia cũng cho
hiệu quả xử lý tốt. Dominique Gautier và các cộng sự đã nghiên cứu việc sử
dụng rừng ngập mặn diện tích 120 ha như một hệ thống lọc sinh học để cung
cấp nước cho 282 ha ao nuôi tôm. Sau 3 tháng nghiên cứu, ông nhận thấy nồng

độ chất lơ lửng trong rừng ngập mặn giảm rõ rệt.Tuy nhiên hàm lượng Nitơ vơ
cơ và photpho vơ cơ khơng giảm mà có xu hướng tăng lên do sự có mặt

13


×