Tải bản đầy đủ (.docx) (117 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá ảnh hưởng của đô thị hóa đến quản lý sử dụng đất khu vực bắc đuống, huyện gia lâm, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 117 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐƠ THỊ HĨA ĐẾN
QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT KHU VỰC BẮC ĐUỐNG,
HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

8850103

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. Nguyễn Quang Học

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ luận văn nào khác.

Tôi xin cam đoan rằng các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc chỉ rõ
nguồn gốc./.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2018
Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Ngọc Lan

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình điều tra, nghiên cứu để hoàn thành luận văn, ngoài sự nỗ lực của
bản thân, tơi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn nhiệt tình, chu đáo của các thầy cô giáo và sự
giúp đỡ nhiệt tình, chu đáo.
Tơi xin bày tỏ sự cảm ơn trân trọng nhất tới ngƣời hƣớng dẫn khoa học PGS.TS
Nguyễn Quang Học đã tận tình hƣớng dẫn giúp đỡ tơi trong suốt q trình hồn thành
luận văn.
Tơi xin cảm ơn sự góp ý chân thành của các thầy, cơ giáo Khoa Quản lý đất đai Học Viện Nông nghiệp Việt Nam, cán bộ Phịng Tài Ngun và Mơi trƣờng huyện Gia
Lâm; Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Gia Lâm đã nhiệt tình giúp đỡ tơi trong q
trình hồn thành luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, những ngƣời thân, bạn bè đã tạo điều
kiện về mọi mặt cho tơi trong q trình thực hiện đề tài này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Ngọc Lan

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................ii

MỤC LỤC........................................................................................................................iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG.......................................................................................................vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ................................................................................................. viii
DANH MỤC HÌNH.........................................................................................................ix
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN................................................................................................ x
THESIS ABSTRACT......................................................................................................xii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI..................................................................... 1

1.2.

MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI............................................................ 2

1.2.1.

Mục đích............................................................................................................2

1.2.2.

Yêu cầu của đề tài............................................................................................. 2

1.3.

PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.........................................................2

1.4.


Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.................................3

1.4.1.

Ý nghĩa khoa học...............................................................................................3

1.4.2.

Ý nghĩa thực tiễn...............................................................................................3

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU........................................................4
2.1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT........................................4

2.2.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÔ THỊ VÀ ĐƠ THỊ HĨA......................................... 9

2.2.1.

Đơ thị.................................................................................................................9

2.2.2.

Đơ thị hóa........................................................................................................16

2.3.

ẢNH HƢỞNG CỦA ĐƠ THỊ HĨA...............................................................23


2.3.1.

Ảnh hƣởng của q trình đơ thị hóa đối với việc quản lý sử dụng đất...........23

2.3.2.

Ảnh hƣởng của q trình đơ thị hóa đối với xã hội và môi trƣờng................26

PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................... 31
3.1.

ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU........................................................................31

3.2.

PHẠM VI NGHIÊN CỨU..............................................................................31

3.3.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU........................................................................... 31

iii


3.3.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực Bắc Đuống, huyện Gia Lâm.....31

3.3.2.


Đánh giá q trình đơ thị hóa tại khu vực Bắc Đuống, huyện Gia Lâm.........31

3.3.3.

Đánh giá ảnh hƣởng của đơ thị hóa đến

3.3.4.

Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế ảnh hƣởng tiêu cực của đơ thị
hóa đến việc quản lý sử dụng đất khu vực Bắc Đuống, huyện Gia Lâm

Quản lý sử dụng đất khu vực
Bắc Đuống, huyện Gia Lâm. 31
32

3.4.

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................. 32

3.4.1.

Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu.............................................................. 32

3.4.2.

Phƣơng pháp thu thập số liệu......................................................................... 33

3.4.3.


Phƣơng pháp xử lý số liệu..............................................................................34

3.4.4.

Phƣơng pháp thống kê, so sánh...................................................................... 34

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................................35
4.1.

KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI.................35

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên...........................................................................................35

4.1.2.

Các nguồn tài nguyên......................................................................................37

4.1.3.

Điều kiện kinh tế - xã hội................................................................................40

4.1.4.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trƣờng của
khu vực Bắc Đuống, huyện Gia Lâm 45

4.2.


ĐÁNH GIÁ Q TRÌNH ĐƠ THỊ HÓA TẠI KHU VỰC BẮC
ĐUỐNG, HUYỆN GIA LÂM

46

4.2.1.

Sự phát triển đô thị..........................................................................................46

4.2.2.

Thực trạng quản lý sử dụng đất đai.................................................................53

4.2.3.

Đánh giá tình hình thực hiện một số nội dung quản lý nhà nƣớc về đất
đai của khu vực Bắc Đuống huyện Gia Lâm 57

4.2.4.

Tình hình sử dụng đất đai khu vực Bắc Đuống huyện Gia Lâm.....................58

4.3.

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN QUẢN LÝ SỬ
DỤNG ĐẤT KHU VỰC BẮC ĐUỐNG, HUYỆN GIA LÂM

66

Đánh giá ảnh hƣởng của đô thị hóa đến sử dụng đất khu vực Bắc

Đuống, huyện Gia Lâm

66

Đánh giá ảnh hƣởng của đơ thị hóa đến quản lý sử dụng đất tại khu vực
bắc đuống, huyện gia lâm

75

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ ẢNH HƢỞNG
CỦA ĐƠ THỊ HĨA ĐẾN VIỆC QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT KHU
VỰC BẮC ĐUỐNG, HUYỆN GIA LÂM, TP HÀ NỘI

88

4.3.1.
4.3.2.
4.4.

iv


4.4.1.

Giải pháp về lập và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.......88

4.4.2.

Giải pháp về tuyên truyền phố biến pháp Luật Đất đai...................................89


4.5.3.

Giải pháp xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai.........................................90

4.5.4.

Giải pháp chuyển dịch lao động nông nghiệp.................................................91

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 93
5.1.

KẾT LUẬN.....................................................................................................93

5.2.

KIẾN NGHỊ.................................................................................................... 94

TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................95

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ĐTH

Đô thị hóa


GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

GPMB

Giải phóng mặt bằng

GTVT

Giao thông vận tải

HĐND

Hội đồng nhân dân

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KT-XH

Kinh tế - xã hội

MTTQ

Mặt trận tổ quốc




Nghị định

QĐ-UBND

Quyết định ủy ban nhân dân

TNMT

Tài nguyên môi trƣờng

UBND

Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Bảng tỉ lệ dân số thành thị ở một số nƣớc trên thế giới.............................21

Bảng 4.1.

Hiện trạng sử dụng các loại đất khu vực Bắc Đuống huyên Gia Lâm
năm 2017

Bảng 4.2:


Biến động sử dụng đất khu vực Bắc Đuống huyện Gia Lâm

năm

2010 – 2017
Bảng 4.3.

63

Diện tích đất trồng lúa bỏ hoang tại Khu vực Bắc Đuống huyện Gia
Lâm năm 2017

Bảng 4.4.

59

69

Ý kiến của cán bộ chuyên môn về tác động của việc chuyển đất nông
nghiệp sang đất phi nông nghiệp đến việc thực hiện văn bản quy
phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai

Bảng 4.5.

76

Tổng hợp các trƣờng hợp chuyển mục đích sử dụng đất tại khu vực
Bắc Đuống, huyện Gia Lâm 85

Bảng 4.6.


Tổng hợp đăng ký thực hiện quyền của ngƣời sử dụng đất

tại khu

vực Bắc Đuống
Bảng 4.7.

Tổng hợp số trƣờng hợp đăng ký thực hiện quyền của ngƣời
dụng đất của từng xã, thị trấn tại khu vực Bắc Đuống

vii

85
sử
86


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1.
Biểu đồ 4.2.

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Sơ đồ quy hoạch chung khu vực thị trấn Phù Đổng, huyện Gia Lâm đến
năm 2030

49


Hình 4.2. Khu nhà ở thấp tầng tại xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm..................................50
Hình 4.3. Trung tâm thƣơng mại chợ Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm.................................50
Hình 4.4. Cụm Cơng nghiệp Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm...............................................51
Hình 4.5. Khu di tích Đền Phù Đổng.............................................................................. 52
Hình 4.6. Khu vực trồng rau an tồn xã n Viên..........................................................68
Hình 4.7. Ruộng trồng lúa bị bỏ hoang tại xã n Viên................................................. 70
Hình 4.8. Hộ gia đình ni bị sữa tại Phù Đổng............................................................ 71
Hình 4.9. Bản đồ quy hoạch phân khu đô thị N9............................................................79

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Lan
Tên luận văn: “Đánh giá ảnh hưởng của đơ thị hóa đến quản lý sử dụng đất khu vực
Bắc Đuống, huyện Gia Lâm”
Ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 8850103

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
- Xác định đƣợc tình hình quản lý sử dụng đất và q trình phát triển đơ thị hóa

cũng nhƣ sự biến động đất đai trong quá trình phát triển đơ thị hóa khu vực nghiên cứu.
- Đánh giá đƣợc sự ảnh hƣởng của q trình đơ thị hóa đến quản lý sử dụng đất

trên địa bàn Bắc Đuống, huyện Gia Lâm, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp bảo vệ
và sử dụng đất hiệu quả

Nội dung nghiên cứu
- Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực Bắc Đuống, huyện

Gia Lâm.
- Đánh giá q trình đơ thị hóa tại khu vực Bắc Đuống, huyện Gia Lâm.
- Đánh giá ảnh hƣởng của đơ thị hóa đến sử dụng đất khu vực Bắc Đuống, huyện

Gia Lâm.
- Đánh giá ảnh hƣởng của đô thị hóa đến quản lý Nhà nƣớc về đất đai khu vực

Bắc Đuống, huyện Gia Lâm.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế ảnh hƣởng tiêu cực của đơ thị hóa đến

việc quản lý sử dụng đất khu vực Bắc Đuống, huyện Gia Lâm.
Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp lựa chọn điểm nghiên cứu.
- Phƣơng pháp thu thập số liệu: số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp;
- Phƣơng pháp xử lý số liệu;
- Phƣơng pháp thống kê, so sánh.

Kết quả chính và kết luận
1.Khu vực Bắc Đuống thuộc huyện ngoại thành nằm ở cửa ngõ phía Đơng Bắc
thành phố Hà Nội, có diện tích tự nhiên là 4.022,39 ha; dân số 249.865 ngƣời. Nơi đây
có hệ thống giao thông đối nội và đối ngoại phát triển, bao gồm cả đƣờng sắt, đƣờng bộ
và đƣờng thủy đây là điều kiện thuận lợi cơ bản trong giao lƣu, liên kết với các huyện
trong thành phố và các địa phƣơng khác trong cả nƣớc, với nƣớc ngoài để phát triển

x



kinh tế - xã hội.
2. Q trình đơ thị hố làm hình thành các khu đơ thị mới và hạ tầng kinh tế kỹ

thuật làm thay đổi lớn đến cơ cấu sử dụng đất ở đơ thị nói riêng và cơ cấu sử dụng đất
phi nơng nghiệp nói chung. Cơ cấu sử dụng đất của khu vực có sự thay đổi theo hƣớng
giảm diện tích đất nơng nghiệp và đất chƣa sử dụng, tăng diện tích đất phi nơng nghiệp.
Diện tích đất tự nhiên năm 2010 và 2017 khơng thay đổi. Cụ thể loại đất biến động qua
7 năm nhƣ sau:
+ Diện tích đất nơng nghiệp năm 2017 là 2257,91 ha giảm 85,23 ha so với năm 2010.
+ Diện tích đất phi nông nghiệp năm 2017 là 1730,53 ha tăng 160,33ha so với

năm 2010.
+ Đất chƣa sử dụng năm 2017 là 33,92 ha giảm 75,1ha so với năm 2010.
3. Kết quả nghiên cứu về ảnh hƣởng của đơ thị hóa đến quản lý sử dụng đất cho

thấy: Q trình đơ thị hóa của huyện Gia Lâm nói chung và khu vực Bắc Đuống nói
riêng giai đoạn 2010 – 2017 đã tác động lớn đến việc:
+ Sử dụng đất nông nghiệp: đơ thị hóa làm giảm hiệu quả sử dụng đất nơng

nghiệp, gia tăng diện tích đất bỏ hoang đất xen kẹt. Riêng năm 2017 tại 8 xã, thị trấn
nghiên cứu có 1.251 hộ với 31,30ha diện tích đất trồng lúa bỏ hoang.
+ Thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai.:

Quá trình đơ thị hóa làm tăng các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất
đai dẫn đến việc thực hiện còn nhiều bất cập.
+ Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Q trình đơ thị hóa nhanh chóng làm

ảnh hƣởng đến việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sao cho phù hợp với tình hình
phát triển đảm bảo hài hịa giữa phát triển kinh tế và xã hội của khu vực.
+ Thực hiện việc giao đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất: Q trình


đơ thị hóa làm tốc độ thực hiện GPMB tăng lên, khối lƣợng công việc lớn dẫn đến việc
thực hiện triển khai còn hạn chế.
+ Thực hiện quyền của ngƣời sử dụng đất: Đơ thị hóa làm tăng mật độ giao dịch

về thực hiện quyền của ngƣời sử dụng đất tạo áp lực lớn cho cơ quan quản lý Nhà nƣớc
về đất đai: thiếu công cụ, không kịp chỉnh lý hồ sơ địa chính. Từ năm 2010 đến năm
2017 có 7012 trƣờng hợp thực hiện quyền của ngƣời sử dụng đất.
4. Từ những ảnh hƣởng trên của q trình đơ thị hóa trên địa bàn khu vực Bắc

Đuống huyện Gia Lâm tác giả đã đề xuất một số giải pháp hạn chế ảnh hƣởng của đơ
thị hóa đến việc quản lý sử dụng đất tại khu vực Bắc Đuống huyện Gia Lâm: Giải pháp
về tuyên truyền phố biến pháp Luật Đất đai; lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất; xử lý
đất xen kẹp; chuyển dịch lao động nông nghiệp; và giải pháp xây dựng hệ thống cơ sở
dữ liệu đất đai.

xi


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Ngoc Lan
Thesis title: “Assess the impact of urbanization on land use management in the Bac
Duong, Gia Lam district”
Major: Land management

Code: 8850103

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
- Analyze the impact of urbanization on land use management in Bac Duong, Gia


Lam district..
- Impact assessment of urbanization on land use management in Bac Duong, Gia Lam

district, on the basis of which proposed solutions to improve land management effectiveness
and limit the impact of urbanization on land use in Bac Duong, Gia Lam district

Materials and Methods
 Study contents:
- Overview of natural, socio-economic conditions of the Bac Duong, Gia Lam

district.
- Assessment of the urbanization process in Bac Duong, Gia Lam district.
- Assess the impact of urbanization on land use in the Bac Duong, Gia Lam district.
- Assess the impact of urbanization on land management in Bac Duong, Gia

Lam district.
- Proposing some solutions to limit the negative impact of urbanization on the

management of land use in Bac Duong, Gia Lam district.
* Methods
- Study site selection method;
- Methods of data collection: primary data survey and secondary data

investigation;
- Method of data processing;
- Methods of comparative analysis and evaluation;

Main findings and conclusions
1. The Bac Duong area of the suburban districts is located in the north-east gate


of Hanoi city with many basic advantage conditions in exchanging and linking for
socio-economic development.

xii


2. The structure of land use in the area had changed in the direction of reducing

the area of agricultural land and unused land, increasing the area of non-agricultural
land. Corporeality:
- The area of agricultural land in 2017 was 2257.91 hectares reducing 85.23

hectares compared to 2010.
- The area of non-agricultural land in 2017 was 1730.53 hectares, increasing

160.33 hectares compared to 2010.
- The area of non-agricultural land in 2017 was 1730.53 hectares, increasing

160.33 hectares compared to 2010.
3. The process of urbanization of Gia Lam district in general and the North

Duong area in particular during the period 2010 - 2017 had had a great impact on:
- Agricultural land use: Reduced of agricultural land use, increased waste land,

intertwined land.
- Performing of legal documents on land management and use: Increased legal

documents on land use and management leading to many shortcomings.
-Projecting and planning of land use: To suit the development situation, to

ensure the harmony between the social and economic development of the area.
- Performing of land allocation and land recovery, changing of the purpose of

land use: Increased the speed of clearance clearance, large workloads leading to limited
implementation.
- Performing rights of land users: Increased the density of transactions on the

exercise of rights of land users, created great pressure for the State management agency
on land.
4. The author has proposed some measures to limit the effect of urbanization on

land use management in the Bac Duong area of Gia Lam: solutions about propaganda
on land law; projecting and planning of land use; dealing with intertwined land, shift of
agricultural labor and building of land database system.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là nguồn lực quan trọng của q trình đơ thị hố, khơng chỉ để đáp
ứng nhu cầu về mặt bằng cho sản xuất, mà cịn là hàng hố đặc biệt để khai thác
nhằm tạo ra nguồn vốn đầu tƣ xây dựng và phát triển đô thị.
Đất nƣớc ta đang phát triển trên đƣờng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đây
là hai q trình phát triển song song . Đơ thị hóa là q trình tất yếu diễn ra
khơng chỉ đối với nƣớc ta mà còn đối với tất cả các nƣớc trên thế giới nhất là đối
với các nƣớc ở châu Á. Nền kinh tế càng phát triển thì q trình đơ thị hóa diễn
ra càng nhanh. Đơ thị hóa là hệ quả của sức mạnh cơng nghiệp và trở thành mục
tiêu của mọi nền văn minh trên thế giới, nó góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế
- xã hội khu vực, nâng cao đời sống nhân dân. Trong xu thế quốc tế hóa, sản xuất

ngày càng gia tăng, cách mạng khoa học kỹ thuật trên thế giới diễn ra nhƣ vũ bão
thì việc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nƣớc ta trở thành vấn đề cấp bách để
đƣa đất nƣớc chuyển sang một thời kỳ phát triển với mục tiêu lâu dài là cải biến
nƣớc ta thành một nƣớc cơng nghiệp có cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại, có cơ
cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, mức sống vật chất và tinh thần cao,
làm cho dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.
Một trong những chủ trƣơng quan trọng trong phát triển đất nƣớc của Đảng
ta là ra sức phát triển đô thị cùng với việc cơng nghiệp hóa nơng nghiệp; quan
tâm phát triển cơng nghiệp, dịch vụ và kết cấu hạ tầng, giải quyết việc làm…Tốc
độ đơ thị hóa ở nƣớc ta diễn ra nhanh chóng, nhất là khu vực ngoại ơ và gần các
thành phố lớn. Có thể nói, đơ thị hóa là q trình tất yếu trong phát triển kinh tế xã hội là xu thế tích cực tạo nên động lực mới cho nền kinh tế đất nƣớc.
Gia Lâm là huyện ngoại thành nằm phía đơng của thành phố Hà Nội. Bắc
Đuống là khu vực phía Bắc của sơng Đuống thuộc huyện Gia Lâm bao gồm 7 xã
và 1 thị trấn. Trong những năm qua, cùng với sự đơ thị hóa của đất nƣớc, huyện
Gia Lâm nói chung và khu vực Bắc Đuống nói riêng đã có nhiều đổi mới. Kinh tế
- xã hội của huyện có những bƣớc phát triển làm thay đổi bộ mặt và đời sống của
ngƣời dân. Cùng với q trình phát triển đó, q trình đơ thị hóa ở khu vực Bắc
Đuống diễn ra với tốc độ càng nhanh. Có thể nói, đơ thị

1


hóa là q trình tất yếu trong phát triển kinh tế - xã hội. tuy nhiên, q trình đơ
thị hóa cũng gây nên một số tác động tiêu cực. Quá trình đơ thị hố đã làm đất
đai biến động mạnh cả về mục đích sử dụng và đối tƣợng sử dụng.Đơ thị hóa tác
động đến cơng tác quản lý: làm thay đổi cơ bản tƣ duy quản lý đất khu vực nơng
thơn sang khu vực đơ thị. Diện tích đất nơng nghiệp ngày càng bị thu hẹp, thay
vào đó là các khu đô thị tăng lên. Việc quản lý, sử dụng đất trở lên phúc tạp hơn.
Giá cả đất đai khu đơ thị trên thị trƣờng tăng cao và có những biến động phức
tạp. Ngoài ra, sự phát triển của đô thị đã thu hút lực lƣợng lao động lớn từ nông

thôn ra thành thị, gây lên sự bất ổn xã hội nhƣ: giải quyết việc làm, nhu cầu nhà
ở, ô nhiễm môi trƣờng….
Xuất phát từ thực tế trên, đƣợc sự hƣớng dẫn của PGS.TS Nguyễn Quang
Học, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng của đô thị hoá đến
quản lý sử dụng đất khu vực Bắc Đuống, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội”.
1.2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI.
1.2.1. Mục đích
Phân tích làm rõ thực trạng ảnh hƣởng của đơ thị hóa đến quản lý sử dụng
đất (SDĐ) tại khu vực Bắc Đuống, huyện Gia Lâm.
Đánh giá đƣợc sự ảnh hƣởng của q trình đơ thị hóa đến quản lý sử dụng
đất trên địa bàn Bắc Đuống, huyện Gia Lâm, trên cơ sở đó đề xuất một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đất đai và hạn chế ảnh hƣởngcủa đơ thị
hóa đến việc sử dụng đất tại khu vực Bắc Đuống, huyện Gia Lâm.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá đƣợc ảnh hƣởng của đơ thị hóa đến q trình quản lý sử dung

đất trên địa bàn nghiên cứu.
- Số liệu điều tra, thu thập khách quan, trung thực, chính xác.
- Những đề xuất, kiến nghị đƣa ra phải có tính khả thi và phù hợp với điều

kiện thực tế địa phƣơng.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Phạm vi không gian: đề tài nghiên cứu trong phạm vi ranh giới hành chính
khu vực Bắc Đuống, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội gồm 7 xã và 1 thị trấn.
Phạm vi thời gian: Số liệu về hiện trạng sử dụng đất và về kinh tế, xã hội
của khu vực Bắc Đuống, huyện Gia Lâm tính đến ngày 31/12/2017.

2



1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu phân tích ảnh hƣởng của q trình đơ thị hóa đến
quản lý sử dụng đất trên địa bàn Bắc Đuống, huyện Gia Lâm làm cơ sở khoa học
cho việc định hƣớng quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn theo hƣớng phát triển
bền vững.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Việc đề xuất định hƣớng quản lý sử dụng đất trong q trình đơ thị hóa
sẽ làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý Nhà nƣớc về đất đai trong việc
lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đƣợc hiệu quả và đảm bảo mục tiêu phát
triển bền vững của huyện Gia Lâm nói riêng, Tp. Hà Nội nói chung.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT
2.1.1. Khái niệm về đất đai
Theo Luật Đất đai năm 1987 của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam: “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tƣ liệu sản xuất đặc
biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trƣờng sống, là địa bàn phân bố
các khu dân cƣ, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phịng.
Trải qua nhiều thế hệ, nhân dân ta đã tốn bao công sức, xƣơng máu mới tạo lập,
bảo vệ đƣợc vốn đất đai nhƣ ngày nay.” Theo Hiến pháp năm 2013 nƣớc Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Đất đai, tài nguyên nƣớc, tài nguyên khoáng
sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản
do Nhà nƣớc đầu tƣ, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nƣớc
đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Đất đai là tài nguyên đặc biệt của
quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nƣớc, đƣợc quản lý theo pháp luật”
(Quốc hội nƣớc CHXHCN VN, 2013).

2.1.2. Quản lý sử dụng đất
2.1.2.1. Khái quát về quản lý sử dụng đất
Dẫn theo Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2012), Quản lý Nhà nƣơc về đất
đai có thể có nhiều nghĩa khác nhau tại các nƣớc khác nhau. Quản lý nhà nƣớc
về đất đai có thể đồng nghĩa với quản lý đất đai, tập trung vào cách thức Chính
phủ xây dựng và thực hiện các chính sách đất đai và quản lý đất đai cho tất cả
các loại đất không phân biệt quyền sử dụng đất. Cụ thể hơn, đây là quá trình Nhà
nƣớc quản lý đất đai thuộc sở hữu của Nhà nƣớc và giao đất cho các mục đích
sử dụng khác nhau.
Quản lý đất đai (Land management) bao gồm các quy trình để sử dụng tài
nguyên đất có hiệu quả. Đây chủ yếu là trách nhiệm của chủ sở hữu đất. Chính
phủ cũng có mục tiêu tăng cƣờng quản lý đất đai hiệu quả nhƣ là một phần của
mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội bền vững.
Quản lý hành chính về đất đai (Land administration) liên quan đến việc
xây dựng cơ chế quản lý quyền đối với đất đai và sử dụng đất, quá trình sử dụng
đất và giá trị của đất đai thuộc thẩm quyền của Chính phủ để thúc đẩy quản lý đất

4


đai hiệu quả, bền vững và bảo đảm quyền về tài sản.
Quản lý đất đai là quá trình lƣu giữ và cập nhật những thông tin về sở
hữu, giá trị, sử dụng đất và các thông tin khác liên quan đến đất (United Nation,
1996). Theo Georgia (2001), Engelke anh Vancutsem (2012), quản lý đất đai là
quá trình đảm bảo theo luật pháp cho việc sử dụng, phát triển quỹ đất, khai thác
lợi nhuận thu đƣợc từ đất (thông qua thuế, cho thuê, bán) và giải quyết các tranh
chấp liên quan đến đất đai.
Quản lý sử dụng đất là sự kết hợp của tất cả các công cụ và kỹ thuật đƣợc
sử dụng bởi chính quyền để quản lý, sử dụng và phát triển tài nguyên đất. Nội
dung quản lý sử dụng đất bao gồm: quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, luật pháp,

quyền sử dụng đất, định giá đất và thông tin BĐS (Peter, World bank, 2010).
Đối tƣợng quản lý đất đai bao gồm cả đất công và đất tƣ với những nhiệm
vụ chính nhƣ: đo đạc đất đai, định giá đất đai, đăng ký đất đai, giám sát sử dụng,
lƣu giữ và cập nhật các thông tin đất đai, cung cấp các thông tin đất đai và giải
quyết tranh chấp đất đai.
2.1.2.2. Quản lý sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả
Theo Luật Đất đai (2013), đất nông nghiệp bao gồm các nhóm sử dụng
chính gồm: đất sản xuất nơng nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất
làm muối và đất nông nghiệp khác.
Quản lý sử dụng đất nơng nghiệp hiệu quả có thể coi là sử dụng đất nơng
nghiệp bền vững do các tiêu chí về sử dụng đất nơng nghiệp đều dựa trên 3 tiêu
chí là bền vững về kinh tế, xã hội và môi trƣờng ngay từ khi có khái niệm về
phát triển bền vững. Khái niệm về bền vững đƣợc Ủy ban quốc tế về môi trƣờng
và phát triển (WCED) đƣa ra lần đầu tiên vào năm 1987: “Phát triển bền vững là
phát triển để đáp ứng nhu cầu của thế hệ này mà không làm tổn hại đến khả năng
dáp ứng nhu cầu của thế hệ mai sau” (JUCN UNEP, WWF, 1993). Năm 2002,
Hội nghị thƣợng đỉnh thế giới về phát triển bền vững đƣợc tổ chức taị
Jonhannesburg (Cộng hòa Nam Phi) đã đƣa ra khái niệm đƣợc coi là hoàn chỉnh
hơn về phát triển bền vững đó là : “Phát triển bền vững là q trình có sự kết hợp
chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển bao gồm: Phát triển kinh
tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trƣờng”. Cục Bảo vệ môi trƣờng coi đó là 3
trụ cột của sự phát triển bền vững. Theo Phan Huy Thông (2011), cho rằng sử
dụng đất nông nghiệp ở nƣớc ta cần hƣớng tới mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh

5


tế, xã hội trên cơ sở đảm bảo an ninh lƣơng thực và hƣớng tới xuất khẩu.
Từ những khái niệm trên đã đƣợc phát triển và cụ thể hóa cho từng lĩnh
vực khác nhau của nền kinh tế. Theo đó, JUCN (2003), đã đa ra định nghĩa về

quản lý sử dụng đất bền vững có thể khái quát là “Quản lý sử dụng đất bền vững
bao gồm các quy trình cơng nghệ, chính sách và các hoạt động nhằm khái quát
hóa những nguyên lý cơ bản về kinh tế - xã hội và mơi trƣờng với mục tiêu:
- Duy trì nâng cao sản xuất và các dịch vụ (sản xuất);
- Giảm thiểu rủi ro cho sản xuất (an toàn);
- Bảo vệ tiềm năng các nguồn lợi tự nhiên và ngăn chặn sự thối hóa chất

lƣợng đất/nƣớc (bảo vệ);
- Có khả năng thực thi đƣợc về mặt kinh tế (thực thi);
- Có thể chấp nhận đƣợc về mặt xã hội (chấp nhận).

2.1.2.3. Quản lý sử dụng đất phi nông nghiệp
Đất phi nông nghiệp là loại đất không sử dụng với mục đích làm nơng
nghiệp nhƣ: đất trồng cây hàng năm; đất trồng cây lâu năm; đất rừng sản xuất;
đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng; đất nuôi trồng thủy sản; đất làm muối; đất
nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác
phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên
đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác
đƣợc pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn ni, ni trồng thủy sản cho mục
đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ƣơm tạo cây giống, con giống và đất
trồng hoa, cây cảnh.
Nội dung quản lý Nhà nƣớc về đất đai nói chung và đất phi nơng nghiệp
nói riêng đƣợc thể hiện trong Luật Đất Đai (2013) nhƣ sau:
- Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ

chức thực hiện văn bản đó.
- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính,

lập bản đồ hành chính.
- Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và


bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây
dựng giá đất.
- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

6


- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng

đất.
- Quản lý việc bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi thu hồi đất.
- Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Thống kê, kiểm kê đất đai.
- Xây dựng hệ thống thông tin đất đai.
- Quản lý tài chính về đất đai và giá đất.
- Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của ngƣời sử dụng

đất.
- Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định

của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
- Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.
- Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản

lý và sử dụng đất đai.
- Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai.


2.1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng tới việc quản lý và sử dụng đất
2.1.3.1. Yếu tố điều kiện tự nhiên
Việc SDĐ luôn chịu sự ảnh hƣởng của nhân tố tự nhiên, do vậy khi SDĐ
ngồi bề mặt khơng gian cần chú ý đến việc thích ứng với điều kiện tự nhiên và
quy luật sinh thái tự nhiên của đất cũng nhƣ các yếu tố bao quanh mặt đất nhƣ
nhiệt độ, ánh sáng, lƣợng mƣa, khơng khí và các khống sản trong lòng đất…
Các nhân tố điều kiện tự nhiên ảnh hƣởng đến q trình SDĐ đó là: khí hậu,
địa hình, thổ nhƣỡng, thủy văn,… hầu nhƣ các yếu tố này đền có ảnh hƣởng rất lớn
đến q trình sinh trƣởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông
nghiệp và hoạt động phát triển sản xuất trong ngành phi nông nghiệp.

2.1.3.2. Yếu tố kinh tế - xã hội
Nhân tố kinh tế xã hội bao gồm các yếu tố nhƣ chế độ xã hội, dân số và
lao động, mức độ phát triển và sự trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật của nền kinh
tế, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý, sử dụng lao động, khả
năng áp dụng các tiến bộ khoa học trong sản xuất…

7


Nhân tố kinh tế - xã hội thƣờng có ý nghĩa quyết định, chủ đạo đối với
việc lựa chọn mục đích SDĐ cho phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao, bảo vệ
đƣợc nguồn đất. Nếu nhƣ điều kiện tự nhiên ảnh hƣởng tới phƣơng thức SDĐ
thì điều kiện kinh tế - xã hội chi phối rất nhiều tới hiệu quả SDĐ. Đất đai cùng
điều kiện tự nhiên nhƣng điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau thì hiệu quả từ
việc sử dụng, khai thác quỹ đất cũng hồn tồn khác nhau.
2.1.3.3. Yếu tố khơng gian
Đất đai có tính cố định về vị trí, giới hạn về mặt khơng gian, nó sẽ quyết
định đến việc sử dụng đất phải tn theo quy mơ, hình thể, ranh giới, diện tích
hiện hữu. Đối với đất xây dựng đơ thị, đất dùng cho cơng nghiệp, xây dựng cơng

trình, nhà xƣởng, giao thơng,… mặt bằng khơng gian và vị trí của đất đai có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng và có giá trị kinh tế rất cao (Nguyễn Thị Hải, 2010).
2.1.3.4. Vai trị của đất đai trong q trình đơ thị hố
Có thể nói Đất đơ thị là một nguồn lực phát triển kinh tế, phát triển đơ thị.
Tính đa dạng về mục đích sử dụng và giá thành cao khi phải chuyển đổi mục
đích sử dụng đất, nên buộc phải tiến hành quy hoạch sử dụng đất một cách cẩn
trọng, phải xem đất đô thị là một không gian thống nhất, cần đƣợc thâm dụng để
đạt hiệu quả cao. Vị trí đất trong đơ thị có ý nghĩa đặc biệt trong tiêu chuẩn lựa
chọn khu dân cƣ, cũng nhƣ khu vực sản xuất kinh doanh, phụ thuộc nhiều vào
điều kiện giao thơng và cơ sở hạ tầng. Vị trí đất trong đô thị đƣợc xác định qua
giá đất. Giá đất đô thị lại phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng vào vị trí thửa đất,
khơng phụ thuộc vào độ phì nhiêu của đất. Đất đô thị không chỉ là tài nguyên, mà
đã là tài sản có giá trị trong quyền sử dụng đất. Việc định giá đất đô thị theo
phƣơng pháp luận thống nhất thích ứng với cơ chế thị trƣờng (Phạm Đức Hịa,
2013) .
Đơ thị Việt Nam đã và đang trong xu thế phát triển rất nhanh về số lƣợng,
quy mô đất đai và dân số. Trong các yếu tố hình thành và phát triển đơ thị, thì yếu
tố mở rộng đất đai là yếu tố quan trọng. Mọi hoạt động kinh tế - xã hội của đô thị
trong xu thế phát triển, yêu cầu sử dụng nhiều đất, nhƣng chỉ diễn ra trong phạm
vi giới hạn của đô thị, làm cho tính khan hiếm của đất đơ thị rõ ràng hơn, vai trị
của đất đơ thị càng trở nên quan trọng trong đời sống đô thị và việc sử dụng tiết
kiệm đất đô thị càng trở nên cấp bách.
Theo PGS.TS Vũ Năng Dũng, Hội Khoa học Đất Việt Nam cho biết, đất

8


phi nông nghiệp không ngừng tăng mạnh. Năm 1990 so với năm 2010 tăng
2,07% lần, tƣơng ứng 1.914,1 nghìn ha, trung bình mỗi năm tăng 95.755ha.
Đáng chú ý, nhiều địa phƣơng nhƣ: Hà Nội, Hải Phịng, TP Hồ Chí Minh, các

tỉnh đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long chủ yếu lấy đất lúa để quy hoạch khu
công nghiệp, khu đô thị. Theo số liệu thống kê, từ năm 2000 trở lại đây, trung
bình mỗi năm đất nơng nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp khoảng
74.000ha.
2.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐƠ THỊ VÀ ĐƠ THỊ HĨA
2.2.1. Đơ thị
2.2.1.1. Khái niệm về đô thị
* Định nghĩa chung:
Theo từ điển Bách Khoa tồn thƣ: Đơ thị hay khu đơ thị là một khu vực có
mật độ dân số cao và mật độ gia tăng các cơng trình kiến trúc do con ngƣời xây
dựng so với các khu vực xung quanh nó. Đơ thị bao gồm thành phố, thị xã, trung
tâm dân cƣ đông đúc nhƣng thuật từ này thông thƣờng không mở rộng đến các
khu định cƣ nông thôn nhƣ làng, xã, ấp.
Các đô thị đƣợc thành lập và phát triển thêm qua q trình đơ thị hóa. Đo
đạt tầm rộng của một đơ thị sẽ giúp ích cho việc phân tích mật độ dân số, sự mở
rộng đô thị, và biết đƣợc các số liệu về dân số nông thôn và thành thị.
*Định nghĩa ở Việt Nam
Đô thị là khu vực tập trung dân cƣ sinh sống có mật độ cao và chủ yếu
hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nơng nghiệp, là trung tâm chính trị, hành
chính, kinh tế, văn hố hoặc chun ngành, có vai trị thúc đẩy sự phát triển kinh
tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phƣơng, bao gồm nội
thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn (BộXây
dựng, 2009).
Theo Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Chính
phủ, một đơn vị hành chính để đƣợc phân loại là đơ thị thì phải có các tiêu chuẩn
cơ bản nhƣ sau:
1. Có chức năng đơ thị.
2. Quy mơ dân số tồn đơ thị đạt 4 nghìn ngƣời trở lên.
3. Mật độ dân số phù hợp với quy mơ, tính chất và đặc điểm của từng loại


9


đơ thị và đƣợc tính trong phạm vi nội thành, nội thị, riêng đối với thị trấn thì căn
cứ theo các khu phố xây dựng tập trung.
4. Tỷ lệ lao động phi nơng nghiệp (tính trong phạm vi ranh giới nội thành, nội

thị, khu vực xây dựng tập trung) phải đạt tối thiểu 65% so với tổng số lao động.
5. Đạt đƣợc các u cầu về hệ thống cơng trình hạ tầng đô thị (gồm hạ tầng

xã hội và hạ tầng kỹ thuật).
6. Đạt đƣợc các yêu cầu về kiến trúc, cảnh quan đơ thị.

Tại Việt Nam hiện có 6 loại hình đơ thị: loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III,
loại IV và loại V.
2.2.1.2. Tiêu chuẩn cơ bản để phân loại đô thị
Căn cứ Điều 6 của Nghị định số 42/2009/NĐ - CP ngày 07/05/2009 của
Chính phủ quy định về việc phân loại đô thị và thông tƣ số 34/2009/TT - BXD
ngày 30/09/2009 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết về một số nội dung của Nghị
định 42/2009/NĐ - CP, các tiêu chuẩn cơ bản để phân loại đô thị đƣợc xem xét,
đánh giá trên cơ sở hiện trạng phát triển đô thị tại năm trƣớc liền kề năm lập đề
án phân loại đô thị, hoặc tại thời điểm lập đề án phân loại đô thị, bao gồm (Chính
phủ, 2009):
Chức năng đơ thị
Là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành, cấp quốc gia, cấp
vùng liên tỉnh, cấp tỉnh, cấp huyện hoặc là một trung tâm của vùng trong tỉnh; có
vai trị thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nƣớc hoặc một vùng lãnh thổ
nhất định.
Các chỉ tiêu thể hiện chức năng của một đơ thị bao gồm:
- Vị trí, vai trị của đơ thị trong hệ thống đơ thị cả nƣớc: đƣợc xác định trên


cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam, quy hoạch xây
dựng vùng liên tỉnh, vùng tỉnh, vùng liên huyện, vùng huyện;
- Tính chất của đơ thị:
+ Đơ thị là trung tâm tổng hợp hay là trung tâm chuyên ngành của một hệ

thống đô thị.
+ Đô thị là trung tâm tổng hợp của một tỉnh, vùng tỉnh hoặc trung tâm

chuyên ngành của một vùng liên tỉnh hoặc của cả nƣớc.
- Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của đô thị: đƣợc xác định trong phạm vi địa

10


giới hành chính của đơ thị:
+ Tổng thu ngân sách trên địa bàn (tỷ đồng/năm).
+ Tổng chi ngân sách (tỷ đồng/năm).
+ Cân đối thu chi ngân sách.
+ Thu nhập bình quân đầu ngƣời năm so với cả nƣớc (lần).
+ Mức tăng trƣởng kinh tế trung bình 3 năm gần nhất (%).
+ Tỷ lệ hộ nghèo đƣợc xác định theo quy định hiện hành (%).
+ Tỷ lệ tăng dân số hàng năm (%).

Quy mơ dân số tồn đơ thị
Tối thiểu phải đạt 4 nghìn ngƣời trở lên.
- Quy mơ dân số tồn đơ thị bao gồm dân số thƣờng trú và dân số tạm trú

đã quy đổi khu vực nội thị và khu vực ngoại thị.
- Quy mô dân số của khu vực nội thị và của khu vực ngoại thị đƣợc xác


định gồm dân số thống kê thƣờng trú và dân số tạm trú đã quy đổi. Dân số tạm
trú từ 6 tháng trở lên đƣợc tính nhƣ dân số thƣờng trú
Mật độ dân số đô thị
Phải phù hợp với quy mơ, tính chất và đặc điểm của từng loại đơ thị và
đƣợc tính trong phạm vi nội thành, nội thị và khu phố xây dựng tập trung của thị
trấn. Mật độ dân số đô thị phản ánh mức độ tập trung dân cƣ của khu vực nội thị
đƣợc tính theo cơng thức sau:
N1
D=
S
Trong đó:
D: Mật độ dân số trong khu vực nội thị (ngƣời /km2);
N1: Dân số của khu vực nội thị đã tính quy đổi (ngƣời);
S: Diện tích đất xây dựng đô thị trong khu vực nội thị khơng bao gồm các

diện tích tự nhiên nhƣ núi cao, mặt nƣớc, không gian xanh (vùng sinh thái, khu
dự trữ thiên nhiên đƣợc xếp hạng về giá trị sinh học...) và các khu vực cấm
không đƣợc xây dựng (km2).
Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp

11


×