Tải bản đầy đủ (.docx) (137 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện đầm hà, tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.07 MB, 137 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

CHU THỊ LOAN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG
NGHIỆP HUYỆN ĐẦM HÀ, TỈNH QUẢNG NINH

Ngành:

Quản lý đất đai

Mã ngành:

8850103

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Cao Việt Hà

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2018
Tác giả luận văn

Chu Thị Loan


i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS.TS Cao Việt Hà đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều thời gian, công
sức và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Hệ thống thông tin đất đai, Khoa Quản lý đất đai - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.

Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Phịng
NN&PTNT, Chi cục Thống kê, Phịng Tài ngun & Mơi trường, Trung tâm Kỹ thuật
nông nghiệp, Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Đầm Hà; Trung tâm khí tượng thủy
văn huyện Hải Hà; Uỷ ban nhân dân, cán bộ địa chính và bà con nhân dân các xã
Quảng Lâm, Quảng Tân, Đầm Hà - huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh đã giúp đỡ và tạo
điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2018
Tác giả luận văn

Chu Thị Loan

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................... i
Lờı cảm ơn.................................................................................................................................. ii
Mục lục....................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.............................................................................................................. vi
Danh mục bảng........................................................................................................................ vii
Danh mục hình........................................................................................................................ viii
Trích yếu luận văn.................................................................................................................... ix
Thesis abstract........................................................................................................................... xi
Phần 1. Mở đầu......................................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu................................................................................. 2

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn ............................................3

Phần 2. Tổng quan tàı lıệu..................................................................................................... 4
2.1.


Một số vấn đề lý luận cơ bản về sử dụng đất nông nghiệp ...................................4

2.1.1.

Đất nông nghiệp và vai trị của đất nơng nghiệp....................................................4

2.1.2.

Ngun tắc sử dụng đất nông nghiệp.......................................................................5

2.2.

Quan điểm sử dụng đất bền vững.............................................................................6

2.3.

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp......................................................... 10

2.3.1.

Khái quát về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.................................................. 10

2.3.2.

Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ............................ 14

2.4.

Những nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp trên thế giới và
ở Việt Nam................................................................................................................. 19


2.4.1.

Tình hình nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới ............19

2.4.2.

Tình hình nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam.............22

2.4.3.

Khái quát vùng đất ven biển tỉnh Quảng Ninh..................................................... 25

Phần 3. Nộı dung và phương pháp nghıên cứu.............................................................. 27
3.1.

Nội dung nghiên cứu................................................................................................ 27

3.1.1.

Điều tra, đánh giá đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Đầm Hà giai

đoạn 2015-2017........................................................................................................ 27

iii


3.1.2.

Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Đầm


2017 .....................................................................
3.1.3.

Đánh giá hiệu quả các loại sử dụng đất nông ngh

3.1.4.

Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụn

địa bàn huyện Đầm Hà ........................................
3.2.

Phương pháp nghiên cứu .....................................

3.2.1.

Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp ..................

3.2.2.

Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp ....................

3.2.3.

Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất .......

3.2.4.

Phương pháp tính tốn, tổng hợp và phân tích số


3.2.5.

Phương pháp minh họa ........................................

Phần 4. Kết quả và thảo luận .......................................................................................
4.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Đ

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên ...............................................

4.1.2.

Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ..................

4.1.3.

Đánh giá chung điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã h

4.2.

Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp hu

2015 - 2017..........................................................
4.2.1.

Hiện trạng sử dụng, biến động đất nông nghiệp


đoạn 2015 - 2017 .................................................
4.2.2.

Xác định các loại sử dụng đất chủ yếu trên địa b

4.3.

Đánh giá hiệu quả các loại sử dụng đất nông ngh

4.3.1.

Hiệu quả kinh tế ...................................................

4.3.2.

Hiệu quả xã hội ....................................................

4.3.3.

Hiệu quả môi trường ............................................

4.3.4.

Tổng hợp hiểu quả sử dụng đất nông nghiệp huy

4.4.

Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụn


địa bàn huyện Đầm Hà ........................................
4.4.1.

Lựa chọn các loại sử dụng đất nơng nghiệp có hi

4.4.2.

Đề xuất kiểu sử dụng đất nông nghiệp theo các ti

4.4.3.

Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nô

huyện Đầm Hà .....................................................

iv


Phần 5. Kết luận và kiến nghị............................................................................................. 77
5.1.

Kết luận....................................................................................................................... 77

5.2.

Kiến nghị.................................................................................................................... 79

Tàı lıệu tham khảo................................................................................................................... 80
Phụ lục....................................................................................................................................... 83


v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BVTV

Bảo vệ thực vật

CHXHCN

Cộng hịa xã hội chủ nghĩa

CLĐ

Cơng lao động

CNH - HĐH

Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa

CPTG

Chi phí trung gian

ĐHNN


Đại học Nông nghiệp

FAO

Tổ chức nông lương thế giới

GTNC

Giá trị ngày công

GTSX

Giá trị sản xuất

HQĐV

Hiệu quả đồng vốn

HQKT

Hiệu quả kinh tế

HQMT

Hiệu quả môi trường

HQXH

Hiệu quả xã hội


KT-XH

Kinh tế - xã hội



Lao động

LM

Lúa mùa

LUT

Loại sử dụng đất

LX

Lúa xuân

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nơng thơn

NXB

Nhà xuất bản

OCOP


Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm”

TDMNPB

Trung du miền núi phía Bắc

TNHH

Thu nhập hỗn hợp

WTO

Tổ chức Thương mại thế giới

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả kinh tế...................................... 29

Bảng 3.2.

Phân cấp đánh giá chung các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế................................ 29

Bảng 3.3.

Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả xã hội....................................... 30


Bảng 3.4.

Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả môi trường.............................. 31

Bảng 3.5.

Bảng tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường ................ 32

Bảng 4.1.

Giá trị sản xuất theo giá hiện hành phân theo khu vực và ngành kinh tế . 38

Bảng 4.2.

Diện tích, dân số và mật độ dân số trên địa bàn huyện năm 2017 .............40

Bảng 4.3.

Dân số - lao động huyện Đầm Hà giai đoạn 2015 - 2017 ........................... 41

Bảng 4.4.

Hiện trạng sử dụng đất của huyện Đầm Hà năm 2017................................ 45

Bảng 4.5.

Biến động diện tích đất nơng nghiệp giai đoạn 2015 - 2017 ......................46

Bảng 4.6.


Diện tích các loại sử dụng đất nông nghiệp ở tiểu vùng 1 .......................... 47

Bảng 4.7.

Diện tích các loại sử dụng đất nơng nghiệp ở tiểu vùng 2 .......................... 48

Bảng 4.8.

Diện tích các loại sử dụng đất nông nghiệp ở tiểu vùng 3 .......................... 48

Bảng 4.9.

Hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất trên địa bàn huyện Đầm Hà ..........51

Bảng 4.10. Phân cấp đánh giá hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất ............................ 52
Bảng 4.11. Hiệu quả xã hội các kiểu sử dụng đất trên địa bàn huyện Đầm Hà ............55
Bảng 4.12. Phân cấp đánh giá hiệu quả xã hội các kiểu sử dụng đất huyện Đầm Hà . 56
Bảng 4.13. So sánh mức đầu tư phân bón/thức ăn chăn ni thực tế tại địa
phương với hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ......59
Bảng 4.14. Phân cấp đánh giá hiệu quả mơi trường qua lượng phân bón/thức ăn
chăn nuôi sử dụng đối với các LUT ở huyện Đầm Hà ................................ 61
Bảng 4.15. Đánh giá lượng sử dụng thuốc BVTV/thuốc khử trùng, kháng sinh
của các LUT....................................................................................................... 63
Bảng 4.16. Phân cấp đánh giá hiệu quả môi trường các kiểu sử dụng đất ....................66
Bảng 4.17. Tổng hợp hiệu quả sử dụng đất các LUT/kiểu sử dụng đất huyện
Đầm Hà............................................................................................................... 69

vii



DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1.

Sơ đồ vị trí huyện Đầm Hà............................................................................... 33

Hình 4.2.

Cơ cấu giá trị sản xuất theo giá hiện hành phân theo khu vực và
ngành kinh tế (%)

Hình 4.3.

38

Cơ cấu sử dụng các loại đất huyện Đầm Hà năm 2017............................... 44

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Chu Thị Loan
Tên luận văn: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Đầm Hà, tỉnh
Quảng Ninh.
Ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 8850103

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam (VNUA)
Mục đích nghiên cứu
Đánh giá hiệu quả các loại sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đầm

Hà, tỉnh Quảng Ninh.
Đề xuất các giải pháp hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
của địa phương.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điểu tra số liệu thứ cấp: Thu thập tài liệu, số liệu phục vụ cho đề
tài tại các sở, các phòng ban trong huyện, Internet,…
Phương pháp điềuu tra số liệu sơ cấp: Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập bằng
cách phỏng vấn nông hộ ở 3 xã đại diện. Tổng số hộ điều tra là 90 hộ.
Phương pháp chọn điểm nghiên cứu: Dựa vào sự khác biệt về địa hình, thực
trạng phân bố cây trồng của huyện Đầm Hà để phân chia thành 3 tiểu vùng nghiên
cứu. Chọn 3 xã đại diện: Quảng Lâm, Quảng Tân, Đầm Hà làm điểm điều tra.
Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp: Đánh giá hiệu quả sử
dụng đất dựa vào các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả
mơi trường. Từ đó đánh giá tổng hợp hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn
huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh.
Phương pháp tính tốn, tổng hợp và phân tích số liệu: Số liệu thu thập được xử
lý bằng phần mềm Excel. Kết quả được trình bày bằng các bảng biểu số liệu.
Kết quả chính và kết luận
Huyện Đầm Hà là huyện miền núi của tỉnh Quảng Ninh với tổng diện tích đất tự
nhiên là 31.025,02ha, trong đó đất nơng nghiệp là 21.938,43ha, chiếm 70,71% tổng diện
tích đất tự nhiên tồn huyện. Huyện có điều kiện tự nhiện, kinh tế - xã hội, đất đai thuận
lợi cho việc đa dạng hóa tăng năng suất cây trồng, lưu thơng hàng hóa với các vùng lân
cận, cho phép huyện Đầm Hà có thể phát triển một nền nơng nghiệp tồn diện.

Huyện Đầm Hà có 7 loại sử dụng đất chính với 15 kiểu sử dụng đất phổ biến đó
là: LUT Rừng phòng hộ, LUT Chuyên lúa, LUT Lúa - màu, LUT Chuyên màu, LUT

ix



Cây lâu năm, LUT Cây lâm nghiệp, LUT NTTS. Do đặc điểm địa hình, đất đai và
phong tục tập quán của mỗi tiểu vùng khác nhau nên ở mỗi tiểu vùng lại có kiểu sử
dụng đất khác nhau phù hợp với từng vùng.
Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Đầm Hà:
- Về hiệu quả kinh tế: LUT Nuôi trồng thủy sản cho hiệu quả kinh tế cao nhất
với kiểu sử dụng đất Tôm thẻ chân trắng; LUT Lúa - màu với kiểu sử dụng đất Lúa

xuân - Lúa mùa - Ngô đông cho hiệu quả kinh tế thấp nhất.
- Về hiệu quả xã hội: LUT Nuôi trồng thủy sản thu hút nhiều công lao động
nhất, LUT Cây lâu năm thu hút ít cơng lao động nhất. LUT Ni trồng thủy sản cho

giá trị ngày công cao nhất, LUT Cây lâm nghiệp với kiểu sử dụng đất Keo lai cho giá
trị ngày công thấp nhất.
- Về hiệu quả môi trường: Việc sử dụng phân bón nhất là phân bón hóa học chưa
hợp lý, mất cân đối so với tiêu chuẩn cho phép, việc sử dụng thuốc BVTV chưa khoa học
và chưa có sự kiểm sốt chặt chẽ dẫn đến gây hệ quả xấu cho môi trường sinh thái và ảnh
hưởng đến sức khỏe của con người. Việc sử dụng thức ăn chăn nuôi và thuốc khử trùng,
kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản đều cân đối so với tiêu chuẩn cho phép. Do vậy, sản
xuất nông nghiệp cần gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và sức khỏe cộng đồng.

Đề xuất các kiểu sử dụng đất triển vọng, có khả năng sử dụng bền vững trong
tương lai và có khả năng phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện
Đầm Hà thời gian tới theo các tiểu vùng như sau:
- Tiểu vùng 1: Lúa xuân - Lúa mùa, Lúa xuân - Lúa mùa - Rau xanh, Vải, Quế, Keo lai.
- Tiểu vùng 2: Lúa xuân - Lúa mùa, Lúa xuân - Lúa mùa - Rau xanh Lúa xuân Lúa mùa - Bí xanh, Lạc xuân - Lúa mùa - Ngô đông, Lạc xuân - Lúa mùa - Rau xanh,

Rau xanh - Ngô mùa - Rau xanh, Đậu tương - Ngô mùa - Rau xanh.
- Tiểu vùng 3: Lúa xuân - Lúa mùa, Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai lang đông,
Lúa xuân - Khoai lang hè - Rau xanh, Keo lai, Tôm thẻ chân trắng.


Để các kiểu sử dụng đất đã đề xuất có hiệu quả cao cần đưa các giống mới có
giá trị kinh tế cao vào sản xuất, duy trì ổn định diện tích cây lượng thực phù hợp với
các vùng trong huyện. Cần áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến để phục vụ sản xuất,
kiên cố hóa kênh mương, giao thơng nội đồng để thuận tiện cho việc cơ giới hóa trong
nơng nghiệp. Khuyến khích người dân tăng cường bón các loại phân hữu cơ và sử
dụng các loại thuốc BVTV đúng khuyến cáo để nâng cao năng suất cây trồng và bảo
vệ môi trường sinh thái trong sử dụng đất. Bên cạnh đó cần có các giải pháp về vốn
đầu tư để người dân phát triển sản xuất.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Chu Thi Loan
Thesis title: Evaluation of agricultural land use efficiency in Dam Ha district, Quang
Ninh province
Major: Land Management

Code: 8850103

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
To evaluate the efficiency of agricultural land use in Dam Ha district, Quang
Ninh province.
To propose appropriate solutions to improve the efficiency of agricultural land
use in the locality.
Materials and Methods
Method of secondary data survey: To collect documents and data for thesis at
the departments in the district, the internet, etc.
Primary data survey method: Primary data sources were collected by

interviewing households in 3 representative communes. The total number of
households surveyed is 90 households.
Site selection method: Based on differences in terrain, distribution status of
Dam Ha district to divide into 3 sub-areas. Select 3 representative communes: Quang
Lam, Quang Tan, Dam Ha as survey sites.
Method of evaluation the agricultural land use efficiency: Evaluate land use
efficiency based on criteria for assessing economic efficiency, social efficiency and
environmental efficiency. Then evaluate the effectiveness of agricultural land use in
Dam Ha district, Quang Ninh province.
Method of data calculation, aggregation and analysis: Data collected were
processed by Excel software. The results are presented in tables of figures.
Main findings and conclusions
Dam Ha District is a mountainous district of Quang Ninh province with a total
natural land area of 31,025.02 hectares, of which agricultural land is 21,938.43
hectares, accounting for 70.71% of the total natural land area of the district. The
district has natural, socio-economic conditions and land favorable for the crop
diversification, crop productivity, circulation of goods with neighboring areas,
allowing Dam Ha district to develop comprehensive agriculture.

xi


Dam Ha has 7 main land use types with the following 15 commonly land use
patterns: LUT Protection forest, LUT rice, LUT rice - cash crop, LUT cash crops, LUT
perennial trees, LUT forest trees, LUT aquaculture. Due to the topography, land
properties and customs of each sub-region, different land use patterns are available for
each sub-region to suit each region.
The effectiveness of agricultural land use in Dam Ha district:
- On economic efficiency: LUT Aquaculture returned the highest economic
efficiency with land use pattern Whiteleg shrimp; LUT Rice - cash crop with land use

pattern Spring rice - summer rice - winter maize returned the lowest economic efficiency.
- In terms of social efficiency: LUT Aquaculture attracts the most labor, LUT
Perennial attracts the least labor. LUT Aquaculture had the highest working day value,
LUT Forest tree with land use pattern of Acacia hybrid got the lowest working day value.
- Environmental efficiency: The use of fertilizers, especially chemical fertilizers,
was not reasonable, unbalance against permitted standards. The use of pesticides was not
scientific and did not have strict control, causing adverse effects on the ecological
environment and affecting human health. The use of animal feeds and antiseptics and
antibiotics in aquaculture was in line with the standard. Therefore, agricultural production
should be associated with protection of the ecological environment and public health.

Some promising land use types are proposed to be used sustainably in the future
and potentially develop towards commodity production in the area of Dam Ha district
in the coming time as follows:
- Sub-region 1: Spring rice - Summer rice, Spring rice - Summer rice - Green
vegetables, Litchi, Cinnamon, Acacia hybrid.
- Sub-region 2: Spring rice - Summer rice, spring rice - Summer rice - Green
vegetable, Spring rice - Summer rice - winter melon, Spring groundnut - Summer rice
- Winter corn, Spring groundnut - Summer rice - Green vegetables, Green vegetables summer maize - Green vegetables, Soybean - summer maize - Green vegetables.
- Sub-region 3: Spring rice - Summer rice, Spring rice - Summer rice - winter
Sweet potato, Spring rice - Summer sweet potato - Green vegetables, Acacia hybrid,
Whiteleg shrimp.

For the proposed land use types to be highly effective, new varieties of high
value should be introduced into production, maintaining a stable area of food crops
suitable for the areas in the district. Need to apply advanced science and technology to
serve the production and solidification of canals and intra-field traffic to facilitate the
mechanization in agriculture.

xii



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng đối với con người và mọi
sinh vật trên Trái Đất. Đất đai là một bộ phận hợp thành của môi trường sống,
khơng chỉ là tài ngun thiên nhiên mà cịn là nền tảng để định cư và tổ chức các
hoạt động kinh tế - xã hội, không chỉ là đối tượng lao động mà còn là tư liệu sản
xuất chủ yếu và đặc biệt không thể thay thế trong sản xuất nông - lâm - ngư
nghiệp.
Đất đai là nơi sản xuất chủ yếu lương thực thực phẩm cho sự sống của con
người. Hiện nay, đảm bảo an ninh lương thực là một trong những vấn đề cơ bản
của tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Để đảm bảo cung cấp đủ lương thực
thực phẩm, đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng thì nhất thiết phải quan tâm
đến việc sử dụng đất có hiệu quả và bền vững nhằm duy trì sức sản xuất của đất ở
hiện tại và trong tương lai.
Nguồn tài nguyên đất đai có hạn về diện tích, trong khi đó diện tích đất
nông nghiệp bị thu hẹp dần do sức ép của gia tăng dân số kéo theo những đòi hỏi
về nhu cầu lương thực, thực phẩm, chỗ ở, văn hóa, xã hội ngày càng tăng về số
lượng và chất lượng. Vì vậy, điều mà các nhà khoa học quan tâm là làm thế nào để
sản xuất ra nhiều lương thực, thực phẩm đáp ứng cho những ai có nhu cầu, trong
khn khổ xã hội và kinh tế có thể thực hiện được. Mục đích của sử dụng đất là
làm thế nào để nguồn tư liệu có hạn này cho hiệu quả kinh tế, hiệu quả sinh thái,
hiệu quả xã hội cao nhất, đảm bảo lợi ích trước mắt và lâu dài (Nguyễn Điền,
2001). Vì vậy, con người đã tìm mọi cách để khai thác đất đai nhằm đáp ứng
những nhu cầu ngày càng tăng đó, đồng thời chưa có biện pháp hợp lý để bảo vệ
đất đai. Đất nông nghiệp đang đứng trước nguy cơ suy giảm về số lượng và chất
lượng. Nhưng quỹ đất có hạn khơng thể tăng mãi do khai hoang… dẫn đến việc
phải nhường một phần diện tích đất nơng nghiệp cho các ngành khác. Thêm vào
đó, đất nơng nghiệp lại ln có nguy cơ bị suy thoái dưới tác động của thiên nhiên

và sự thiếu ý thức của con người trong quá trình sản xuất. Do vậy, việc sử dụng đất
có hiệu quả nhất nhằm phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội lâu dài đang trở
thành vấn đề mang tính chất tồn cầu và rất cần thiết đối với một nước có nền kinh
tế nông nghiệp chủ yếu như ở Việt Nam.

1


Huyện Đầm Hà là một huyện miền núi ven biển thuộc vùng Đông Bắc của
tỉnh Quảng Ninh với chiều dài bờ biển 21km, có tổng diện tích đất tự nhiên
31.025,02ha, trong đó trên 80% diện tích là đồi núi. Đầm Hà nằm ở sườn Đông
Nam cánh cung Đông Triều - Móng Cái, thuộc tuyến phía Đơng trong khơng gian
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh, nằm trên tuyến đường huyết mạch
nối giữa 2 trung tâm kinh tế Móng Cái và Vân Đồn dự báo sẽ là địa bàn phát triển
năng động. Huyện Đầm Hà nằm trong vùng bán sơn địa ven biển có vùng đồi núi
rộng, vùng đất đồng bằng tương đối lớn với gần 80% dân số sống bằng nông
nghiệp nên nguồn lao động dồi dào rất thích hợp để huyện Đầm Hà phát triển sản
xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản trên cơ sở áp dụng công nghệ cao, kỹ
thuật tiên tiến gắn với bảo vệ mơi trường. Nhưng bên cạnh đó với xu thế cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa nên diện tích đất nơng nghiệp của huyện ngày càng có xu
hướng bị giảm xuống do việc chuyển đổi sang đất ở, xây dựng các cơng trình,
đường giao thơng,… dẫn đến diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp.
Đồng thời nhu cầu lương thực ngày càng tăng cao vì vậy vấn đề nâng cao hiệu quả
sử dụng đất nông nghiệp cần được quan tâm giải quyết kịp thời nhằm tìm ra những
loại hình sử dụng đất có hiệu quả, từ đó có những giải pháp sử dụng đất hợp lý
đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần bảo vệ mơi trường sinh thái, hướng tới nền
sản xuất nông nghiệp bền vững.
Xuất phát từ những lý do trên, được sự đồng ý của Khoa Quản lý đất đai Học viện Nông nghiệp Việt Nam, cùng với sự hướng dẫn của cô giáo PGS.TS Cao
Việt Hà, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp huyện Đầm Hà - tỉnh Quảng Ninh”.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá hiệu quả các loại sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện

Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh.
- Đề xuất các giải pháp hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông

nghiệp của địa phương.
1.3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng: Đất nông nghiệp, các loại sử dụng đất nơng nghiệp chính và

các yếu tố liên quan đến sử dụng đất nông nghiệp.
- Phạm vi không gian: Trong phạm vi đất nông nghiệp của huyện Đầm Hà,

tỉnh Quảng Ninh.

2


- Phạm vi thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 3 năm 2017 đến tháng

10 năm 2018. Các số liệu về đất đai liên quan đến sử dụng đất nông nghiệp được
thu thập trong giai đoạn 2015 - 2017.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.4.1. Những đóng góp mới
Xác định, lựa chọn được các loại sử dụng đất hiệu quả và đề xuất các giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đầm
Hà, tỉnh Quảng Ninh.
1.4.2. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm cơ sở thực tiễn và lý luận cho việc
nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh.


1.4.3. Ý nghĩa thực tiễn
Xác định được các loại sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả phục vụ chuyển
đổi cơ cấu nơng nghiệp cho Đầm Hà nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG
NGHİỆP
2.1.1. Đất nơng nghiệp và vai trị của đất nơng nghiệp
2.1.1.1. Khái quát đất nông nghiệp
Đất là khoảng không gian lãnh thổ cần thiết đối với mọi quá trình sản xuất
trong các ngành kinh tế quốc dân và hoạt động của con người. Nói về tầm quan
trọng của đất C.Mac viết: “Đất là một phịng thí nghiệm vĩ đại, kho tàng cung cấp
các tư liệu lao động, vật chất, là vị trí để định cư, là nền tảng của tập thể” (Những
nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, 2012).
Dựa trên mục đích sử dụng, Luật đất đai 2013 phân loại đất thành 3 nhóm
chính: Nhóm đất nơng nghiệp (bao gồm 8 loại đất), nhóm đất phi nơng nghiệp (bao
gồm 10 loại đất) và nhóm đất chưa sử dụng (bao gồm các loại đất chưa xác định
mục đích sử dụng) (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2013).
Đất là cơ sở của sản xuất nông nghiệp, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là đối
tượng lao động độc đáo, đồng thời cũng là môi trường sản xuất ra lương thực thực
phẩm với giá thành thấp nhất, là một nhân tố quan trọng của môi trường và trong
nhiều trường hợp lại chi phối sự phát triển hay hủy diệt các nhân tố khác của môi
trường, nên chiến lược sử dụng đất hợp lý, tất yếu phải là một phần chiến lược
nông nghiệp sinh thái và lâu bền của tất cả các nước trên thế giới cũng như của
nước ta hiện nay (Trần An Phong, 1995).
Như vậy, đất chỉ có giá trị thơng qua q trình sử dụng của con người và giá

trị đó tùy thuộc vào sự đầu tư trí tuệ và các yếu tố đầu vào khác trong sản xuất.
Hiệu quả của đầu tư này sẽ phụ thuộc rất lớn vào những lợi thế của quỹ đất đai
hiện có và các điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể.
2.1.1.2. Vai trị đất nơng nghiệp
Đất đai là tài ngun thiên nhiên của mỗi quốc gia đóng vai trị quyết định
đối với sự tồn tại và phát triển của loài người, nó là cơ sở tự nhiên, là tiền đề cho
quá trình sản xuất nhưng vai trị của đất với các ngành có tầm quan trọng khác
nhau. Đối với nơng nghiệp: Đất đai là yếu tố tích cực của q trình sản xuất, là
điều kiện vật chất đồng thời là đối tượng lao động, là công cụ lao động hay phương
tiện lao động. Như vậy, đất trở thành công cụ sản xuất, năng suất và chất

4


lượng sản phẩm phụ thuộc vào độ phì nhiêu của đất.
Trong sản xuất nông - lâm nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc
biệt không thể thay thế được, thể hiện ở các đặc điểm:
Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu trong sản xuất nông - lâm nghiệp bởi vì
nó vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động trong quá trình sản xuất. Đất
đai là đối tượng bởi lẽ đất đai là nơi con người thực hiện các hoạt động của mình
tác động vào cây trồng, vật ni để tạo ra sản phẩm.
Đất đai là tư hiệu không thể thay thế: Vì đất đai là sản phẩm của tự nhiên,
nếu biết sử dụng hợp lý thì sức sản xuất của đất ngày càng tăng lên. Điều này địi
hỏi trong q trình sử dụng đất phải đứng trên quan điểm bồi dưỡng, bảo vệ, làm
giàu thông qua hoạt động của con người.
Như vậy đất đai có vai trị rất quan trọng và tích cực của q trình sản xuất
nơng nghiệp. Thực tế cho thấy thơng qua q trình phát triển xã hội lồi người, sự
hình thành và phát triển của mọi nền văn minh vật chất - văn minh tinh thần, các
thành tựu vật chất, văn hóa, khoa học đều xây dựng trên nền tảng khoa học đó là
đất và sử dụng đất. Vì vậy sử dụng đất hợp lý, có hiệu quả là một trong những điều

kiện quan trọng nhất cho phát triển nền kinh tế nhanh và bền vững.
2.1.2. Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp
Đất đai là nguồn tài nguyên có hạn trong khi đó nhu cầu của con người
được lấy từ đất ngày càng tăng, mặt khác đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do
bị trưng dụng sang các mục đích khác. Vì vậy, sử dụng đất nông nghiệp ở nước ta
với mục tiêu nâng cao hiệu quả KT - XH trên cơ sở đảm bảo an ninh lương thực,
thực phẩm, tăng cường nguyên liệu cho công nghiệp và hướng tới xuất khẩu. Sử
dụng đất nông nghiệp trong sản xuất nông nghiệp trên cơ sở cân nhắc những mục
tiêu phát triển KT - XH, tận dụng được tối đa lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái
và không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường là những nguyên tắc cơ bản và cần
thiết để đảm bảo cho khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên đất đai (Phạm Vân
Đình và Đỗ Kim Chung, 1998). Do đó, đất nơng nghiệp cần được sử dụng theo
ngun tắc “Đầy đủ và hợp lý”, mặt khác phải có các quan điểm đúng đắn theo xu
hướng tiến bộ phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, làm cơ sở thực hiện sử
dụng đất nơng nghiệp có hiệu quả kinh tế cao.
Đất nông nghiệp phải được sử dụng “Đầy đủ và hợp lí”. Điều này có nghĩa là
diện tích đất nông nghiệp được đưa vào sản xuất với việc bố trí cây trồng, vật ni

5


phù hợp với đặc điểm của từng loại đất nhằm nâng cao năng suất cây trồng, vật
nuôi đồng thời phải giữ gìn bảo vệ và nâng cao độ phì của đất.
Đất nông nghiệp sử dụng phải đạt hiệu quả cao. Đây là kết quả của việc sử
dụng đất đai đầy đủ và hợp lí. Việc xác định hiệu quả sử dụng đất thơng qua tính
tốn hàng loạt các chỉ tiêu khác nhau: năng suất cây trồng, chi phí đầu tư, hệ số sử
dụng đất, giá cả sản phẩm, tỉ lệ che phủ đất. Muốn nâng cao hiệu quả sử dụng đất
phải thực hiện tốt, đồng bộ các biện pháp kĩ thuật và chính sách.
Sử dụng đất nơng nghiệp đầy đủ và hợp lí là tiền đề để sử dụng có hiệu quả
các nguồn tài nguyên khác, từ đó nâng cao đời sống của nông dân, phát triển KT XH trên cơ sở đảm bảo về lương thực, thực phẩm, tăng cường nguyên liệu cho

công nghiệp chế biến và nông lâm sản cho xuất khẩu.
Đất nơng nghiệp phải được quản lí và sử dụng một cách bền vững. Sự bền
vững ở đây là sự bền vững cả về chất lượng và số lượng, có nghĩa đất đai phải
được bảo tồn khơng chỉ đáp ứng nhu cầu của hiện tại mà còn cho tương lai. Sự bền
vững của đất đai gắn liền với điều kiện sinh thái, mơi trường. Vì vậy, các phương
thức sử dụng đất nông - lâm nghiệp phải gắn liền với việc bảo vệ môi trường đất,
đáp ứng được lợi ích trước mắt và lâu dài.
Như vậy, để sử dụng đất có hiệu quả cao nhất thì việc tn thủ những
nguyên tắc trên là việc làm cần thiết và hết sức quan trọng đối với mỗi quốc gia.
2.2. QUAN ĐİỂM SỬ DỤNG ĐẤT BỀN VỮNG
Từ khi sử dụng đất đai vào mục đích sinh tồn, đất đai đã trở thành cơ sở
cần thiết cho sự sống và cho tương lai phát triển của loài người.
Trước đây, khi dân số cịn ít để đáp ứng u cầu của con người việc khai
thác từ đất khá dễ dàng và chưa có những ảnh hưởng lớn đến tài nguyên đất.
Nhưng ngày nay, mật độ dân số ngày càng tăng, đặc biệt là ở các nước đang phát
triển thì vấn đề đảm bảo lương thực cho sự gia tăng dân số đã trở thành sức ép
ngày càng mạnh mẽ lên đất đai. Diện tích đất thích hợp cho sản xuất nơng nghiệp
ngày càng cạn kiệt, con người phải mở mang thêm diện tích trên các vùng đất
khơng thích hợp cho sản xuất, hậu quả đã gây ra q trình thối hóa một cách
nghiêm trọng.
Tác động của con người tới đất đã làm cho độ phì nhiêu đất ngày càng suy
giảm và dẫn đến thối hóa đất, lúc đó rất khó có khả năng phục hồi độ phì đất hoặc
phải chi phí rất tốn kém mới có thể phục hồi được. Đất với 5 chức năng

6


chính là: duy trì vịng tuần hồn sinh hóa và địa hóa học; phân phối nước; tích trữ
và phân phối vật chất; mang tính đệm và phân phối năng lượng, là những trợ giúp
cần thiết cho các hệ sinh thái. Mục đích của sản xuất là tạo ra lợi nhuận, luôn chi

phối các tác động của con người lên đất đai và môi trường tự nhiên, những giải
pháp sử dụng và quản lý đất khơng thích hợp chính là ngun nhân dẫn đến sự mất
cân bằng lớn trong đất, sẽ làm cho đất bị thối hóa.
Sử dụng đất một cách bền vững luôn là mong muốn cho sự tồn tại tương lai
và phát triển của lồi người. Chính bởi vậy, việc tìm kiếm các giải pháp sử dụng
đất thích hợp, bền vững đã được nhiều nhà nghiên cứu đất và các tổ chức quốc tế
rất quan tâm và không ngừng hoàn thiện theo sự phát triển của khoa học (Đường
Hồng Dật, 1994).
Nội dung của sử dụng đất bền vững bao hàm ở một vùng trên bề mặt trái đất
với tất cả các đặc trưng: Khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng, chế độ thủy văn, động vật,
thực vật và cả những hoạt động cải thiện việc sử dụng và quản lý đất đai như: hệ
thống tiêu nước, xây dựng đồng ruộng… Do đó thơng qua hoạt động thực tiễn sử
dụng đất chúng ta phải xác định được những vấn đề liên quan đến các yếu tố tác
động đến khả năng bền vững đất đai trên phạm vi cụ thể của từng vùng để tránh
khỏi những sai lầm trong sử dụng đất, đồng thời hạn chế được những tác hại đối
với môi trường sinh thái (Đường Hồng Dật, 1994).
* Các nguyên tắc sử dụng đất bền vững
Với sự phát triển đột phá của khoa học kỹ thuật trong những thập niên gần
đây, nền văn minh hiện đại của nhân loại đã làm biến đổi sâu sắc cảnh quan môi
trường. Sự cạn kiệt của nguồn năng lượng, sự bùng nổ của dân số càng làm sâu sắc
thêm sự mất cân đối giữa nhu cầu ngày càng cao của xã hội và khả năng có hạn
của các nguồn tài nguyên. Từ những năm 1980, Hiệp hội quốc tế các tổ chức bảo
vệ thiên nhiên và tài nguyên môi trường (IUCN), tổ chức FAO và chương trình
mơi trường Liên hợp quốc (UNEP) đã khởi xướng nhu cầu tồn cầu về bảo vệ mơi
trường nhằm mục tiêu duy trì các nguồn gen, bảo vệ sử dụng hợp lý và phát triển
bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo được. Thế giới đang trải
qua "thập kỷ nhận thức về môi trường" (1971 - 1981) và "thập kỷ hành động"
(1981 - 1991). Bảo vệ mơi trường trở thành chiến lược tồn cầu và chiến lược của
mỗi quốc gia (Cao Liêm và Nguyễn Tử Siêm, 1996).
Mục tiêu của nông nghiệp bền vững là xây dựng một hệ thống ổn định về


7


mặt sinh thái, có tiềm lực kinh tế, có khả năng thoả mãn những nhu cầu của con
người mà không bóc lột đất, khơng gây ơ nhiễm mơi trường. Nơng nghiệp bền
vững sử dụng những đặc tính vốn có của cây trồng, vật nuôi kết hợp đặc trưng của
cảnh quan. Nông nghiệp bền vững là một hệ thống mà nhờ đó con người có thể tồn
tại được, sử dụng nguồn lương thực và tài nguyên phong phú của thiên nhiên mà
không huỷ diệt sự sống trên trái đất. Đạo đức của nông nghiệp bền vững bao gồm
ba phạm trù: chăm sóc trái đất, chăm sóc con người và dành thời gian, tài lực, vật
lực vào các mục tiêu đó. Nơng nghiệp bền vững là một hệ thống nông nghiệp
thường trực, tự xây dựng bền vững thích hợp cho mọi tình trạng ở đô thị và nông
thôn với mục tiêu đạt được sản lượng cao, giá thành hạ, kết hợp tối ưu giữa cây
trồng, vật nuôi với các cấu trúc hoạt động của con người.
Việc tìm kiếm các giải pháp sử dụng đất một cách hiệu quả và bền vững
luôn là mong muốn của con người trong mọi thời đại. Nhiều nhà khoa học và các
tổ chức quốc tế đã đi sâu nghiên cứu vấn đề sử dụng đất một cách bền vững trên
nhiều vùng của thế giới, trong đó có Việt Nam. Theo Smyth và Dumanski (1993)
sử dụng đất bền vững được xác định theo 5 nguyên tắc:
- Duy trì và nâng cao các hoạt động sản xuất (năng suất).
- Giảm mức độ rủi ro đối với sản xuất (an toàn).
- Bảo vệ tiềm năng của các nguồn tài nguyên tự nhiên, chống lại sự thoái

hoá chất lượng đất và nước (bảo vệ).
- Khả thi về mặt kinh tế (tính khả thi).
- Được xã hội chấp nhận (sự chấp nhận).

Các nguyên tắc nêu trên được coi là những yêu cầu cơ bản của sử dụng đất
bền vững và là những mục tiêu cần phải đạt được. Nếu thực tế diễn ra đồng bộ so

với các mục tiêu trên thì khả năng bền vững sẽ đạt được. Nếu chỉ một hay một vài
mục tiêu đạt được thì khả năng bền vững chỉ mang tính bộ phận.
Hiện nay, nhân loại đang phải đương đầu với nhiều vấn đề hết sức phức tạp
và khó khăn, sự bùng nổ dân số, nạn ơ nhiễm suy thối mơi trường, mất cân bằng
sinh thái... Nhiều nước trên thế giới đã phát triển nông nghiệp theo hướng phát
triển bền vững.
Theo quan điểm của FAO (1976), sử dụng đất bền vững phải dựa trên 3 yếu
tố về kinh tế, xã hội, môi trường theo 3 nguyên tắc sau:

8


- Bền vững về mặt kinh tế: Cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, được thị

trường chấp nhận.
- Bền vững về măt xã hội: Thu hút được lao động, đảm bảo đời sống xã hội

phát triển.
- Bền vững về môi trường: Loại sử dụng đất phải bảo vệ được độ màu mỡ

của đất, ngăn chặn thối hóa đất và bảo vệ môi trường sinh thái.
Ba yêu cầu bền vững trên là để xem xét và đánh giá các loại sử dụng đất
hiện tại. Thông qua việc xem xét và đánh giá theo các yêu cầu trên để giúp cho
việc định hướng phát triển nông nghiệp ở từng vùng sinh thái (Bùi Thị Thùy Dung,
2009).
Năm 1992, trong Hội nghị thượng đỉnh về Trái đất tại Rio-de-Janero
(Braxin) do Liên Hợp Quốc triệu tập và đã đưa ra tuyên bố RIO - 92 về mơi trường
và phát triển, đề ra Chương trình nghị sự 21 để từng quốc gia và toàn thể cộng
đồng quốc tế xây dựng chương trình hành động nhằm giảm thiểu tác động của các
hoạt động phát triển đến môi trường.

Năm 2000, Liên Hợp Quốc đưa ra “Các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ Milliennium Development Goals – MDGs” trong đó có mục tiêu “Bảo đảm sự bền
vững về môi trường” và đây cũng là một trong những nội dung của Hội nghị
thượng đỉnh của Liên hợp quốc năm 2005 tại New-York.
Hội đồng Liên Hợp Quốc trong Hội nghị về phát triển bền vững (2002) đã
thông qua bản tuyên bố “Johannesburg”. Trong bản tuyên bố này đã nêu, phát triển
bền vững là có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển
gồm: phát triển kinh tế (nhất là tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội (nhất là thực
hiện tiến bộ, cơng bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm) và bảo
vệ môi trường (nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng
mơi trường, phịng chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết
kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống).
Năm 2012, trong Hội nghị Rio +20 tại Rio-de-Janero (Braxin) các thỏa
thuận ràng buộc về mặt pháp lý quan trọng (Công ước Rio) đã được đưa ra để ký:
Công ước về Đa dạng sinh học, Công ước khung Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí
hậu (UNFCCC) và Cơng ước Chống Sa mạc hóa của Liên Hiệp Quốc nhằm định
hướng chính sách và hành động thúc đẩy cho sự phát triển bền vững.

9


Thực chất của nông nghiệp bền vững là phải thực hiện được khâu cơ bản là
giữ độ phì nhiêu của đất được lâu bền. Vì độ phì nhiêu đất là tổng hồ các yếu tố
vật lý, hố học và sinh học để tạo môi trường sống thuận lợi nhất cho cây trồng tồn
tại và phát triển. Từ những quan điểm trên, ta nhận thấy quan điểm bền vững là
quan điểm phù hợp hơn cả với sự phát triển của xã hội ngày nay.
2.3. ĐÁNH GİÁ HİỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHİỆP
2.3.1. Khái quát về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
2.3.1.1. Khái niệm về hiệu quả
Hiệu quả là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người mong đợi
và hướng tới. Nó có nội dung khác nhau ở những lĩnh vực khác nhau. Trong sản

xuất, hiệu quả có nghĩa là hiệu suất, là năng suất. Trong kinh doanh, hiệu quả là lãi
suất, lợi nhuận, trong lao động hiệu quả là năng suất lao động được đánh giá bằng
số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm hoặc là bằng số
lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian. Trong xã hội, hiệu
quả xã hội có tác dụng tích cực đối với một lĩnh vực xã hội nào đó (Phạm Chí
Thành, 1996).
* Hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp
Theo từ điển bách khoa tồn thư Việt Nam thì “Hiệu quả sử dụng đất là chỉ
tiêu chất lượng đánh giá kết quả sử dụng đất đai trong hoạt động kinh tế, thể hiện
qua sản phẩm, lượng giá trị (lợi nhuận) thu được bằng tiền, đồng thời về mặt xã hội
là thể hiện hiệu quả của lượng lao động được sử dụng trong cả quá trình hoạt động
kinh tế cũng như hàng năm để khai thác đất”.
Riêng đối với nông nghiệp, cùng với hiệu quả kinh tế về mặt giá trị sản
lượng và hiệu quả về mặt sử dụng sức lao động của nông dân, công nhân trong
nhiều trường hợp phải coi trọng hiệu quả về mặt hiện vật là sản lượng nông sản thu
được, nhất là các loại nơng sản cơ bản, có ý nghĩa chiến lược (lương thực, sản
phẩm xuất khẩu, nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến…) để đảm bảo
sự ổn định về kinh tế và xã hội của đất nước.
Hiệu quả sử dụng đất là kết quả của một hệ thống các biện pháp tổ chức sản
xuất, khoa học - kĩ thuật, quản lý kinh tế và phát huy các lợi thế, khắc phục các khó
khăn khách quan của điều kiện tự nhiên; trong những hoàn cảnh thực tế nhất định,
cần gắn sản xuất nông nghiệp với các ngành khác của nền kinh tế quốc dân, cũng
như cần gắn sản xuất trong nước với thị trường quốc tế… cùng với các

10


biện pháp kỹ thuật thâm canh truyền thống, phải coi trọng việc vận dụng các kiến
tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới, tiến hành mạnh mẽ việc bố trí lại cơ cấu kinh tế
theo hướng khắc phục tính tự cấp tự túc về lượng thực từ lâu đời, biến đổi mạnh

nơng nghiệp thành một ngành kinh tế hàng hóa; chỉ trên cơ sở đó mới có điều kiện
thực tế tận dụng các tiềm năng phong phú sẵn có về đất đai và lao động của Việt
Nam.
Theo Đường Hồng Dật (1994), thì hoạt động sản xuất nơng nghiệp mang
tính xã hội rất sâu sắc. Chính vì vậy khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
cần quan tâm đến những tác động của sản xuất đến các vấn đề xã hội bao gồm giải
quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ dân trí trong nơng thơn. Đây thực
chất là đề cập đến hiệu quả xã hội khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp.
Ngồi ra cũng theo tác giả này thì phát triển nơng nghiệp chỉ có thể thích hợp được
khi con người biết cách làm cho môi trường phát triển, điều này đồng nghĩa với
việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phải quan tâm tới những ảnh
hưởng của sản xuất nông nghiệp tới môi trường xung quanh (Ngô Thế Dân, 2001).
Như vậy khi tiến hành đánh giá hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp thì chúng
ta khơng chỉ đánh giá về mặt kinh tế mà phải xem xét đánh giá cả về mặt hiệu quả
xã hội và hiệu quả môi trường. Ba hiệu quả này có mối quan hệ mật thiết với nhau
như một thể thống nhất và không thể tách rời nhau.
2.3.1.2. Hiệu quả kinh tế
Theo Các Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể là
quy luật tiết kiệm thời gian và phân phối có kế hoạch thời gian lao động theo các
ngành sản xuất khác nhau. Theo các nhà khoa học kinh tế Samuel - Nordhuas
“Hiệu quả là khơng lãng phí”. Theo các nhà khoa học Đức (Stienier, Hanau,
Rusteruyer, Simmerman) hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm chi
phí trong một đơn vị kết quả hữu ích và mức tăng kết quả hữu ích của hoạt động
sản xuất vật chất trong một thời kỳ, góp phần làm tăng thêm lợi ích cho xã hội (Đỗ
Thị Tám, 2001).
Hiệu quả kinh tế phải đạt được ba vấn đề sau:
Một là: Mọi hoạt động của con người đều phải tuân theo quy luật tiết kiệm
thời gian, nó là động lực phát triển của lực lượng sản xuất, là điều kiện quyết định
phát triển nền văn minh xã hội và nâng cao đời sống con người qua mọi thời đại.


11


Hai là: Hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm lý thuyết hệ
thống. Hệ thống là một tập hợp các phần tử có quan hệ với nhau tạo nên một chỉnh
thể thống nhất và luôn vận động. Theo nguyên lý đó, khi nhiều phần tử kết hợp
thành một hệ thống sẽ phát sinh nhiều tính chất mới mà từng phần tử đều khơng
có, tạo ra hiệu quả lớn hơn tổng hiệu quả các phần tử riêng lẻ. Do vậy, việc vận
dụng khai thác các điều kiện sẵn có, hay giải quyết các mối quan hệ phù hợp giữa
các bộ phận của một hệ thống với yếu tố mơi trường bên ngồi để đạt được khối
lượng sản phẩm tối đa là mục tiêu của từng hệ thống. Đó chính là mục tiêu đặt ra
đối với mỗi vùng kinh tế, mỗi chủ thể sản xuất trong xã hội
Ba là: Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các
hoạt động kinh tế bằng quá trình tăng cường nguồn lực sẵn có phục vụ cho lợi ích
của con người.
Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh lượng kết quả đạt
được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt được
là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị của
nguồn lực thu đầu vào. Mối tương quan cần xét cả phần so sánh tuyệt đối và tương
đối, cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó (Bùi Đình
Thành, 2010).
Từ vấn đề trên có thể kết luận rằng bản chất của phạm trù kinh tế sử dụng
đất là “Với một diện tích nhất định sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất
nhiều nhất với một lượng chi phí về vật chất và lao động thấp nhất nhằm đáp ứng
nhu cầu ngày càng tăng vật chất về xã hội” (Đỗ Thị Tám, 2001). Xuất phát từ lý do
này, trong q trình đánh giá hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp cần phải chỉ ra các
loại sử dụng đất có hiệu quả kinh tế cao.
- Hệ thống chỉ tiêu trong tính tốn hiệu quả kinh tế:
Để đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất, đề tài sử dụng
hệ thống các chỉ tiêu sau:

+ Giá trị sản xuất (GO): là giá trị toàn bộ sản phẩm sản xuất ra trong kỳ sử

dụng đất (một vụ, một năm, tính cho từng cây trồng và có thể cho cả kiểu sử dụng
đất hay hệ thống sử dụng đất).
+ Chi phí trung gian (IC): là tồn bộ chi phí vật chất quy ra tiền sử dụng đất

trực tiếp cho q trình sử dụng đất (giống, phân bón, thuốc hóa học, dụng cụ, nhiên
liệu, nguyên liệu…).

12


×