Tải bản đầy đủ (.docx) (83 trang)

(Luận văn thạc sĩ) ảnh hưởng của đa hình gen ESR và một số yếu tố khác đến năng suất sinh trưởng, chất lượng tinh dịch của lợn landrace, youkshire nuôi tại công ty TNHH lợn giống hạt nhân dabaco

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 83 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ANOULUK SOUPHIDA

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐA HÌNH GEN ESR VÀ MỘT
SỐ YẾU TỐ KHÁC ĐẾN NĂNG SUẤT SINH
TRƯỞNG, CHẤT LƯỢNG TINH DỊCH CỦA LỢN
LANDRACE, YORKSHIRE NUÔI TẠI CƠNG TY
TNHH LỢN GIỐNG HẠT NHÂN DABACO

Ngành:

Chăn ni

Mã số :

8620105

Người hướng dẫn khoa học:

1. TS. Hà Xuân Bộ
2. PGS.TS. Đỗ Đức Lực

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là khách quan, trung thực và chưa từng được dùng để
bảo vệ bất kì học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ trong q trình tơi tiến hành thực hiện luận văn


đã được cảm ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Tác giả luận văn

Anouluk SOUPHIDA

i


LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp đã hồn thành luận văn, tơi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và
sâu sắc tới hai người thầy đã luôn đồng hành giúp đỡ tôi trong suốt quãng thời gian theo
học tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam là TS. Hà Xuân Bộ và PGS.TS. Đỗ Đức Lực.
Các thầy đã dành nhiều thời gian tận tình dẫn dắt và giúp đỡ tơi có thể hồn thành luận
văn của mình.
Tơi xin gửi lời biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Di truyền – Giống vật nuôi, Khoa Chăn Nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã
tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận
văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên đang
làm việc tại Công ty TNHH lợn giống hạt nhân Dabaco đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho
tơi trong suốt q trình học tập và hồn thành luận văn của mình.
Tơi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, người thân, bạn bè và
các đồng nghiệp đã động viên những lúc tôi gặp khó khăn cũng như giúp đỡ tơi rất
nhiều trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thành luận văn này.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Tác giả luận văn

Anouluk SOUPHIDA

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan........................................................................................................................................ i
Lờı cảm ơn........................................................................................................................................... ii
Mục lục............................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt...................................................................................................................... vi
Danh mục bảng................................................................................................................................ vii
Danh mục bıểu đồ.......................................................................................................................... viii
Danh mục hình.................................................................................................................................... x
Trích yếu luận văn............................................................................................................................. xi
Thesis abstract................................................................................................................................. xiii
Phần 1. Mở đầu................................................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................................... 1

1.2.


Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................................... 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu........................................................................................................... 2

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn................................................ 2

1.4.1.

Ý nghĩa khoa học............................................................................................................... 2

1.4.2.

Ý nghĩa thực tiễn................................................................................................................ 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu............................................................................................................ 3
2.1.

Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu......................................................................... 3

2.1.1.

Tổng quan về giống lợn Landrace và Yorkshire......................................................... 3

2.1.2.

Vai trị của lợn đực giống và cơng tác thụ tinh nhân tạo cho lợn............................ 4


2.1.3.

Tổng quan về tinh dịch và tinh trùng lợn..................................................................... 5

2.1.4.

Cơ sở khoa học của sự sinh trưởng.............................................................................. 14

2.1.5.

Sử dụng công nghệ gen trong công tác chọn giống................................................. 15

2.1.6.

Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tinh dịch lợn......................................................... 16

2.1.7.

Các chỉ tiêu kiểm tra năng suất cá thể......................................................................... 18

2.1.8.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tinh dịch....................................................... 19

2.1.9.

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của lợn...................................... 21

2.2.


Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước................................................................ 24

2.2.1.

Tình hình nghiên cứu trong nước................................................................................. 24

2.2.2.

Tình hình nghiên cứu ngoài nước................................................................................ 25

iii


Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu...................................................................... 28
3.1.

Vật liệu............................................................................................................................... 28

3.1.1.

Vật liệu nghiên cứu......................................................................................................... 28

3.1.2.

Địa điểm nghiên cứu....................................................................................................... 28

3.1.3.

Thời gian nghiên cứu...................................................................................................... 28


3.2.

Địa điểm nghiên cứu....................................................................................................... 28

3.3.

Thời gian nghiên cứu...................................................................................................... 28

3.4.

Nội dung nghiên cứu....................................................................................................... 28

3.4.1.

Đánh giá ảnh hưởng của kiểu gen ESR đến sinh trưởng của lợn
Landrace và Yorkshire.................................................................................................... 28

3.4.2.

Đánh giá ảnh hưởng của kiểu gen ESR đến phẩm chất tinh dịch của lợn
Landrace và Yorkshire.................................................................................................... 29

3.5.

Phương pháp nghiên cứu................................................................................................ 29

3.5.1.

Phương pháp đánh giá ảnh hưởng của gen ESR đến khả năng sinh

trưởng của giống lợn Landrace và Yorkshire............................................................ 29

3.5.2.

Phương pháp đánh giá ảnh hưởng của gen ESR đến phẩm chất tinh dịch
của giống lợn Landrace và Yorkshire......................................................................... 30

3.6.

Phương pháp xử lý số liệu............................................................................................. 31

Phần 4. Kết quả và thảo luận..................................................................................................... 33
4.1.

Sinh trưởng của lợn Landrace và Yorkshire.............................................................. 33

4.1.1.

Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sinh trưởng của lợn đực
Landrace và Yorkshire.................................................................................................... 33

4.1.2.

Ảnh hưởng của giống đến sinh trưởng của lợn đực Landrace và
Yorkshire........................................................................................................................... 34

4.1.3.

Ảnh hưởng của kiểu gen ESR đến sinh trưởng của lợn đực Landrace và
Yorkshire........................................................................................................................... 37


4.1.4.

Ảnh hưởng của khối lượng bắt đầu đến sinh trưởng của lợn đực
Landrace và Yorkshire.................................................................................................... 41

4.1.5.

Ảnh hưởng của khối lượng kết thúc đến sinh trưởng của lợn đực
Landrace và Yorkshire.................................................................................................... 44

4.2.

Phẩm chất tinh dịch của lợn Landrace và yorkshire................................................ 47

4.2.1.

Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến phẩm chất tinh dịch của lợn
Landrace và Yorkshire.................................................................................................... 47

iv


4.2.2.

Ảnh hưởng của giống đến phẩm chất tinh dịch của lợn Landrace và
Yorkshire

4.2.3.


Ảnh hưởng của gen ESR đến phẩm chất tinh dịch của lợn Landrace và
Yorkshire

4.2.4.

48
51

Ảnh hưởng của tuổi khai thác đến phẩm chất tinh dịch của lợn Landrace
và Yorkshire 55

Phần 5. Kết luận và kiến nghị.................................................................................................... 57
5.1.

Kết luận.............................................................................................................................. 57

5.2.

Kiến nghị........................................................................................................................... 57

Tài liệu tham khảo........................................................................................................................... 59

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt


A

Hoạt lực tinh trùng

ADG

Tăng khối lượng trung bình

C

Nồng độ tinh trùng

Ca

Canxi

cs.

Cộng sự

FCR

Tiêu tốn thức ăn

K

Tỷ lệ tinh trùng kì hình

NĐ - CP


Nghị định – Chính Phủ

NXB

Nhà xuất bản

P

Photpho



Quyết định

QĐ-BNN

Quyết định – Bộ nông nghiệp

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TTNT

Thụ tinh nhân tạo


V

Thể tích tinh dịch

VAC

Tổng số tinh trùng tiến thẳng

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Thành phần dinh dưỡng và khẩu phần ăn của lợn đực hậu bị.......................30

Bảng 4.1.

Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sinh trưởng của lợn đực
Landrace và Yorkshire

33

Bảng 4.2.

Sinh trưởng của lợn đực Landrace và Yorkshire............................................... 34

Bảng 4.3.

Ảnh hưởng của kiểu gen ESR đến sinh trưởng của lợn đực Landrace........37


Bảng 4.4.

Ảnh hưởng của kiểu gen ESR đến sinh trưởng của lợn đực Yorkshire......37

Bảng 4.5.

Ảnh hưởng của khối lượng bắt đầu đến sinh trưởng của lợn đực
Landrace

Bảng 4.6.

Ảnh hưởng của khối lượng bắt đầu đến sinh trưởng của lợn đực
Yorkshire

Bảng 4.7.

45

Ảnh hưởng của khối lượng kết thúc đến sinh trưởng của lợn đực
Yorkshire

Bảng 4.9.

41

Ảnh hưởng của khối lượng kết thúc đến sinh trưởng của lợn đực
Landrace

Bảng 4.8.


41

45

Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến phẩm chất tinh dịch của lợn
Landrace và Yorkshire

47

Bảng 4.10. Phẩm chất tinh dịch của lợn Landrace và Yorkshire......................................... 48
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của kiểu gen ESR đến phẩm chất tinh dịch của lợn
Landrace

51

Bảng 4.12. Ảnh hưởng của kiểu gen ESR đến phẩm chất tinh dịch của lợn
Yorkshire

52

Bảng 4.13. Ảnh hưởng của tuổi khai thác đến phẩm chất tinh dịch của lợn
Landrace

55

Bảng 4.14. Ảnh hưởng của tuổi khai thác đến phẩm chất tinh dịch của lợn
Yorkshire

vii


55


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1.

Khối lượng bắt đầu và khối lượng kết thúc kiểm tra của lợn đực
hậu bị Landrace và Yorkshire 35

Biểu đồ 4.2.

Tăng khối lượng trung bình (g/ ngày)

của lợn đực hậu bị
Landrace và Yorkshire

36

Biểu đồ 4.3.

Tỷ lệ nạc của lợn đực hậu bị Landrace và Yorkshire................................... 36

Biểu đồ 4.4.

Khối lượng bắt đầu và khối lượng kết thúc kiểm tra năng suất cá
thể của lợn Landrace theo kiểu gen ESR

39


Biểu đồ 4.5.

Tăng khối lượng của lợn Landrace theo kiểu gen ESR............................... 39

Biểu đồ 4.6.

Khối lượng bắt đầu và khối lượng kết thúc kiểm tra năng suất cá
thể của lợn Yorkshire theo kiểu gen ESR

40

Biểu đồ 4.7.

Tăng khối lượng của lợn Yorkshire theo kiểu gen ESR.............................. 40

Biểu đồ 4.8.

Ảnh hưởng của khối lượng bắt đầu đến khối lượng kết thúc kiểm
tra năng suất cá thể của lợn Landrace 43

Biểu đồ 4.9.

Ảnh hưởng của khối lượng bắt đầu đến khối lượng kết thúc kiểm
tra năng suất cá thể của lợn Yorkshire

43

Biểu đồ 4.10. Ảnh hưởng của khối lượng bắt đầu đến tăng khối lượng của lợn
Landrace................................................................................................................. 44
Biểu đồ 4.11. Ảnh hưởng của khối lượng bắt đầu đến tăng khối lượng của lợn

Yorkshire................................................................................................................ 44
Biểu đồ 4.12. Ảnh hưởng của khối lượng bắt đầu đến tăng khối lượng của lợn
Landrace................................................................................................................. 46
Biểu đồ 4.13. Ảnh hưởng của khối lượng bắt đầu đến tăng khối lượng của lợn
Yorkshire................................................................................................................ 47
Biểu đồ 4.14. Thể tích tinh dịch của lợn Landrace và Yorkshire.......................................... 50
Biểu đồ 4.15. Nông độ tinh trùng của lợn Landrace và Yorkshire....................................... 50
Biểu đồ 4.16. Tổng số tinh trùng tiến thẳng (VAC) và tổng số tinh trùng (VC)
trong một lần khai thác của lợn Landrace và Yorkshire.............................. 51
Biểu đồ 4.17. Thể tích tinh dịch (ml) của lợn Landrace và Yorkshire theo kiểu
gen ESR.................................................................................................................. 53

viii


Biểu đồ 4.18. Nồng độ tinh trùng của lợn (triệu/ml) Landrace và Yorkshire theo
kiểu gen ESR 54
Biểu đồ 4.19. Tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần khai thác của lợn
Landrace và Yorkshire theo kiểu gen ESR (tỷ/lần)

ix

54


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Cấu tạo trong của dịch hồn.......................................................................................... 6
Hình 2.2. Cấu tạo dương vật của lợn............................................................................................. 7
Hình 2.3. Sơ đồ của quá trình hình thành tinh trùng.................................................................. 9
Hình 2.4. Cấu tạo của tinh trùng.................................................................................................. 12


x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Anouluk SOUPHIDA
Tên Luận văn: Ảnh hưởng của đa hình gen ESR và một số yếu tố khác đến năng suất
sinh trưởng, chất lượng tinh dịch của lợn Landrace, Yorkshire nuôi tại công ty TNHH
lợn giống hạt nhân Dabaco
Ngành: Chăn Nuôi

Mã số: 8620105

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Đánh giá ảnh hưởng của đa hình gen ESR, giống, khối lượng bắt đầu, khối lượng
kết thúc đến khả năng sinh trưởng của lợn đực hậu bị Landrace và Yorkshire.
Đánh giá ảnh hưởng của đa hình gen ESR, giống, tuổi của đực giống, tháng khai
thác trong năm đến phẩm chất tinh dịch của lợn Landrace và Yorkshire nhằm phục vụ
cho công tác giống và định hướng chọn lọc theo kiểu gen để nâng cao năng suất của
giống lợn này.
Phương pháp nghiên cứu
Nội dung 1: Ảnh hưởng của kiểu gen ESR và một số yếu tố khác đến khả năng
sinh trưởng của lợn Landrace và Yorkshire
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên tổng số 358 lợn lợn đực,
trong đó Landrace có 192 con (153 AA, 34 AB và 5 BB) và Yorkshire có 166 con (7
AA, 80 AB và 79 BB).
Phương pháp nghiên cứu: Thu thập và theo dõi các chỉ tiêu khối lượng bắt đầu,
khối lượng kết thúc, tăng khối lượng, dày mỡ lưng, dày cơ thăn và tỷ lệ nạc.
Nội dung 2: Ảnh hưởng của kiểu gen ESR và một số yếu tố khác đến

chất lượng tinh dịch của lợn Landrace, Yorkshire
Đối tượng nghiên cứu: Tổng số 100 lợn đực, trong đó lợn Landrace có 64 con (52
AA, 11 AB và 1 BB) với 6.126 lần khai thác tinh và Yorkshire có 36 lợn đực (2 AA, 12
AB và 22 BB) với 1.685 lần khai thác tinh.
Phương pháp nghiên cứu: Thu thập và theo dõi các chỉ tiêu: thể tích tinh dịch,
hoạt lực tinh trùng, nồng độ tinh trùng và tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần
khai thác.
Kết quả chính và kết luận
1. Tăng khối lượng của lợn đực hậu bị Landrace và Yorkshire khơng có sai khác

xi


rơ rệt giữa các kiểu gen ESR. Việc chọn lọc lợn đực hậu bị Landrace và Yorkshire theo
kiểu gen ESR làm giống không ảnh hưởng đến tăng khối lượng. Việc tăng khối lượng
bắt đầu kiểm tra đối với lợn đực hậu bị Landrace và Yorkshire làm tăng khối lượng kết
thúc, nhưng làm giảm tăng khối lượng. Việc tăng khối lượng kết thúc kiểm tra đối với
lợn đực hậu bị Landrace và Yorkshire làm tăng tăng khối lượng, dày cơ thăn (P<0,05) và
tỷ lệ nạc (P>0,05).
2.

Việc chọn lọc lợn đực Landrace theo kiểu gen ESR làm giống không làm ảnh

hưởng đến các chỉ tiêu về chất lượng tinh dịch. Việc chọn lọc lợn đực Yorkshire mang kiểu
gen AA, AB (ESR) làm giống có thể cải thiện được thể tích tinh dịch, nhưng không làm ảnh
hưởng đến VAC và VC. Việc tăng tuổi khai thác đối với lợn Landrace làm tăng thể tích tinh
dịch, nhưng làm giảm hoạt lực tinh trùng, nồng độ tinh trùng và tổng số tinh trùng tiến
thẳng trong một lần khai thác. Việc tăng tuổi khai thác đối với lợn Yorkshire làm tăng thể
tích tinh dịch và tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần khai thác.


xii


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Anouluk SOUPHIDA
Thesis title: Effect of the polymorphisms of ESR gene and some other factors on
growth performace and semen quality of Landrace, Yorkshire boars raised in Dabaco
Nuclear Breeding Pig Company
Major: Animal science

Code: 8620105

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Effects of polymorphisms of ESR, initial body weight, final body weight on
growth performance;
Effects of polymorphisms of ESR, age of boar and month of the year on semen
traits of Landrace, Yorkshire boars in order to orient the selection base on potential
genotypes which can improve growth and semen quality of this pig.
Materials and Methods
Content 1. Effect of ESR genotype and other factors on the growth performance
The study was conducted on 358 pigs (192 Landrace and 166 Yorkshire pigs).
Growth performance were evaluated from initial weight (IBW), final weight (FBW),
average daily gain (ADG) and meat production including depth of longgissimus dorsal
(LD), backfat thickness (BF) and lean meat percentage (LM).
Content 2. Effect of ESR genotype and other factors on semen quality
The experiment was based on 100 boars (64 Landrace boars with 6126 ejaculates
and 36 Yorkshire boars with 1685 ejaculates). The data of semen quality was collected
from ejaculate volume, spermatozoon motility, sperm concentration, total number of
spermatozoon in ejaculate.

Main findings and conclusions
The ADG of Landrace và Yorkshire intact males were not significantly different
between ESR genotype. This result indicated that the individuals with ESR genotype
AA, AB and BB can be selected for the breeding without affecting the growth. The
increasing IBW of Landrace and Yorkshire pigs increased FBW, while reduced the
ADG. Increasing FBW of Landrace and Yorkshire pigs lead to improve ADG, DL and
LM.

xiii


Selection of boars according to ESR genotype did not affect semen quality of
Landrace boars. Selection of boars according to ESR genotype AB and BB lead to
improve the ejaculate volume of Yorkshire boars, while did not affect the total number
of spermatozoon in ejaculate. Increasing age of colective semen of Landrace boars
increases the ejaculate volume, while reduced the spermatozoon motility, the sperm
concentration and the total number of spermatozoon in ejaculate. Increasing age of
colective semen of Yorkshire boars increases the the ejaculate volume and the total
number of spermatozoon in ejaculate.

xiv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Chăn ni chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất nơng nghiệp của nhiều
nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Ngành chăn ni đã có từ lâu
đời và đang có xu hướng phát triển rộng rãi với quy mô lớn để đáp ứng nhiều hơn
nhu cầu về thực phẩm của con người đồng thời cũng góp phần vào phát triển kinh
tế xã hội. Trong số các hoạt động chăn nuôi hiện nay, chăn nuôi lợn là hoạt động

chủ đạo, đóng góp trên 70% tổng lượng thịt tiêu thụ hàng năm.
Trong chăn ni nói chung và chăn ni lợn nói riêng, hiệu quả kinh tế đạt
được thuộc vào nhiều yếu tố như: giống, dinh dưỡng, quản lý, vệ sinh phịng
bệnh, thị trường... Trong các yếu tố đó, giống là yếu tố quyết định hàng đầu. Một
lợn đực giống tốt sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với một con nái
tốt, nhất là trong điều kiện áp dụng phổ biến kỹ thuật thụ tinh nhân tạo. Cụ thể,
mỗi năm một con đực giống tốt có thể truyền những thơng tin di truyền về các
tính trạng kinh tế như: tăng khối lượng trung bình (ADG); tiêu tốn thức ăn (FCR)
... cho đời con ở thế hệ sau. Các tính trạng kinh tế này của lợn đực đóng vai trị
quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững và hiệu quả kinh tế của ngành
chăn nuôi lợn. Do đó, các cơ sở nhân thuần các giống lợn cao sản đặc biệt quan
tâm đến việc nâng cao khả năng sinh trưởng và phẩm chất tinh dịch của lợn đực.
Việc nâng cao khả năng sinh trưởng và chất lượng tinh dịch của lợn dựa
trên quá trình chọn lọc theo kiểu hình cũng đã đạt được những kết quả nhất định.
Tuy nhiên, công việc này gây ra tốn kém về thời gian và chi phí vì tỷ lệ loại thải
cao sau mỗi lần chọn lọc. Bên cạnh đó, các công ty giống lợn ở Việt Nam thông
qua việc nhập khẩu con giống ni thích nghi và nhân giống để phục vụ sản xuất
và cung cấp cho các hộ chăn nuôi. Con giống được chọn lọc vẫn dựa chủ yếu vào
đặc điểm ngoại hình. Do đó, sau một vài thế hệ tỷ lệ cận huyết tăng lên dẫn đến
thối hóa, suy giảm năng suất và chất lượng con giống. Do vậy, việc ứng dụng
công nghệ gen nhằm chọn lọc sớm, rút ngắn thời gian chọn lọc, giảm chi phí cho
sản xuất con giống và tăng độ tin cậy của việc chọn lọc nhằm đạt được hiệu quả
cao, nhanh chóng là rất cần thiết.
Việc ứng dụng công nghệ gen vào công tác chọn lọc đã được một số công ty
trong nước quan tâm. Tuy nhiên, việc ứng dụng các kỹ thuật này vào trong

1


công tác giống ở quy mô sản xuất công nghiệp còn chưa nhiều và việc đánh giá

ảnh hưởng của đa hình gen ESR, cũng như một số yếu tố khác đến khả năng sinh
trưởng và chất lượng tinh dịch của lợn Landrace, Yorkshire còn rất hạn chế.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ảnh
hưởng của đa hình gen ESR và một số yếu tố khác đến khả năng sinh trưởng
và chất lượng tinh dịch của lợn Landrace và Yorkshire nuôi tại công ty TNHH
lợn giống hạt nhân Dabaco”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đánh giá ảnh hưởng của đa hình gen ESR, khối lượng bắt đầu, khối lượng
kết thúc, mùa vụ đến khả năng sinh trưởng của lợn đực hậu bị Landrace và
Yorkshire.
Đánh giá ảnh hưởng của đa hình gen ESR, tuổi khai thác, tháng khai thác
trong năm đến phẩm chất tinh dịch của lợn Landrace và Yorkshire nhằm phục vụ
cho công tác giống và định hướng chọn lọc theo kiểu gen để nâng cao năng suất
của hai giống lợn này.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: trên cơ sở xác định kiểu gen của từng cá thể
và đánh giá mối liên hệ với các tính trạng sinh trưởng và chất lượng tinh dịch của
lợn Landrace và Yorkshire nuôi tại Công ty TNHH lợn giống hạt nhân Dabaco.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
Cung cấp các tư liệu khoa học liên quan đến khả năng sinh trưởng và chất
lượng tinh dịch của lợn Landrace, Yorkshire. Đồng thời đánh giá ảnh hưởng của
đa hình gen ESR và một số yếu tố khác đến khả năng sinh trưởng, chất lượng tinh
dịch của lợn Landrace, Yorkshire.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp đánh giá được ảnh hưởng của gen ESR
và một số yếu tố khác đến khả năng sinh trưởng, phẩm chất tinh dịch lợn
Landrace, Yorkshire để từ đó có định hướng cho sự phát triển đàn lợn.

2



PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1.1. Tổng quan về giống lợn Landrace và Yorkshire
2.1.1.1. Nguồn gốc
Giống lợn Landrace có nguồn gốc Đan Mạch, được hình thành vào khoảng
năm 1924 – 1925. Lợn Landrace được tạo thành bởi quá trình lai tạo giữa giống
lợn Youtland (có nguồn gốc Đức) với giống lợn Yorkshire (có nguồn từ Anh). Ở
Việt Nam, giống lợn Landrace được nhập nội vào năm 1970 từ Cu Ba, sau này
nhập từ các nước khác như Hoa Kỳ, Nhật, Bỉ, Đan Mạch... Hiện tại, giống lợn
Landrace được nuôi phổ biến tại các trại giống ở Việt Nam
Lợn Yorkshire hay còn gọi là lợn Đại Bạch. Lợn có nguồn gốc tại làng
Yorshire (Anh). Lợn Yorkshire được nhập vào Việt Nam từ Liên Xô (cũ) năm
1964, Cu Ba năm 1970, Nhật Bản và Bỉ năm 1986, Mỹ năm 2000 và một số nước
khác trong đó có Đan Mạch. Lợn được ni phổ biến tại các trại giống ở cả nước.
2.1.1.2. Đặc điểm
Lợn Landrace có lơng da trắng tuyền. Tai to, mềm, cụp che lấp mặt. Đầu
dài, thanh. Thân dài, mơng nở, mình thon, nhìn ngang giống hình cái nêm. Khối
lượng sơ sinh từ 1,2 kg/con đến 1,3 kg/con. Lợn đực trưởng thành nặng từ 270
kg/con đến 300 kg/con, lợn cái trưởng thành nặng từ 200 kg/con đến 230 kg/con.
Lợn Yorkshire có lơng da trắng tuyền, tai to, đứng, trán rộng, mặt gẫy. Bốn
chân chắc, khỏe, thân hình vững chắc, nhìn ngang có hình chữ nhật, mình dài,
mơng vai nở, lưng thẳng, bụng thon. Lợn đực trưởng thành nặng từ 250 kg/con
đến 320 kg/con, lợn cái trưởng thành nặng từ 200 kg/con đến 250 kg/con.
2.1.1.3. Đặc điểm sinh trưởng và sinh sản
Khối lượng trưởng thành con đực trên 300 kg/con, con cái 200–280 kg/con,
tỷ lệ nạc cao. Giống lợn Landrace và Yorkshire cho nhiều nạc, mỡ lưng mỏng (10
– 12 mm), nạc có thớ cơ dai, ít vân mỡ, tỷ lệ nạc có thể lên tới 60%. Hai giống
lợn Landrace và Yorkshire có khả năng tăng khối lượng nhanh, tiêu tốn thức ăn

thấp, tỷ lệ nạc cao và chất lượng thịt tốt, có khả năng tăng trọng từ 750 - 800
g/ngày, 6 tháng tuổi heo thịt có thể đạt 105–125 kg. Landrace và Yorkshire

3


trưởng thành con đực nặng tới 370 kg, con cái 250–280 kg. Ở 6 tháng tuổi heo
đạt trọng lượng trung bình 105 – 125 kg.
Lợn Landrace bắt đầu phối giống lúc 7 – 8 tháng tuổi, chỉ số lứa đẻ đạt 2,0
– 2,2 lứa/nái/năm và số con sơ sinh sống đạt trung bình từ 10 con/lứa đến 12
con/lứa, lợn có khả năng tăng khối lượng nhanh, 6 tháng tuổi có thể đạt 100 kg
và tỷ lệ nạc đạt từ 54% đến 56%.
Lợn Yorkshire bắt đầu cho phối giống lúc 7 – 8 tháng tuổi, chỉ số lứa đẻ đạt
2,0 đến 2,2 lứa/nái/năm, số con sơ sinh sống đạt từ 10 con/lứa đến 13 con/lứa. Tỷ
lệ nạc đạt từ 52% đến 55%.
2.1.2. Vai trị của lợn đực giống và cơng tác thụ tinh nhân tạo cho lợn
Lợn đực giống được chăn ni với mục đích là để sử dụng phối giống sinh
sản được nhiều lợn con có chất lượng tốt. Qua thực tế cho thấy, một đực giống tốt
trong một năm có thể phối giống cho trên 50 lợn nái khi cho phối giống trực tiếp
hoặc có thể phối giống nhân tạo cho trên 500 lợn nái. Như vậy, một lợn đực trong
một năm có thể sinh sản từ 500 đến 5000 lợn con hay nhiều hơn nữa.
“Nái tốt thì tốt một ổ, đực tốt thì tốt cả đàn” nghĩa là phạm vi ảnh hưởng
của lợn đực giống đến đời sau là rất rộng, khơng những thế nó cịn ảnh hưởng
đến cả chất lượng đời sau, một đực giống sử dụng thụ tinh nhân tạo cho số đời
sau gấp trên 355 lần so với một nái, gấp 40,5 lần khi phối trực tiếp. Nhiều tính
trạng, đặc tính thường mang tính trội ở con đực như: màu sắc lơng, thể chất khoẻ,
tính cao sản, tỷ lệ nạc cao, sức miễn kháng với bệnh tật (Trần Đình Miên và cs.,
2005). Sức sống của đời sau phụ thuộc vào sức sống của tinh trùng. Tinh trùng
của con đực càng nhiều sức sống thì khả năng sinh trưởng, phát dục, sức kháng
với bệnh tật… của đời sau càng cao. Như vậy, có thể khẳng định chăn ni lợn

đực giống tốt chiếm vị trí rất quan trọng trong việc phát triển, nâng cao năng suất,
chất lượng sản phẩm của ngành sản xuất lợn với sự kế thừa thành tựu của các lĩnh
vực sinh lý học, di truyền học, dinh dưỡng gia súc… kết hợp với kinh nghiệm
thực tế kỹ thuật chăn ni lợn nói chung và chăn ni lợn đực giống nói riêng
khơng ngừng được cải tiến. Đực giống tốt là yếu tố có ý nghĩa quyết định tới
năng suất, chất lượng đời sau. Tuy nhiên phương pháp thụ tinh thích hợp sẽ góp
phần làm tăng thêm giá trị và hiệu quả sử dụng của lợn đực giống, cùng với đó là
chất lượng của đời sau cũng được đảm bảo hơn. Thực tế chăn nuôi lợn trên thế
giới và ở Việt Nam cho thấy: thụ tinh nhân tạo gia súc là biện pháp hữu hiệu

4


để thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển, kỹ thuật thụ tinh nhân tạo đem lại nhiều
lợi ích to lớn:
Tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền giống, lai tạo giống trong sản xuất,
giảm nhẹ được các chi phí, thiệt hại trong nhập nội và vận chuyển đực giống.
- Tránh được sự lây lan của một số bệnh qua đường sinh sản.
Thụ tinh nhân tạo đặc biệt cần thiết khi kết hợp với kế hoạch gây động dục
hàng loạt.
Muốn có đực giống tốt trong công tác thụ tinh nhân tạo cần phải xác định
nguồn nhập giống, ni thích nghi, thăm dị hướng và khả năng sử dụng. Đực
giống tốt có được sử dụng hiệu quả hay khơng. Đó là việc giải quyết tốt các vấn
đề trong q trình ni dưỡng như: chăm sóc, khai thác, sử dụng, đánh giá phẩm
chất tinh dịch, mơi trường pha lỗng.
Xuất phát từ thực tế đó, việc kiểm tra chất lượng tinh dịch giữ một vai trò
quan trọng trong việc chọn lọc và nâng cao chất lượng đực giống.
2.1.3. Tổng quan về tinh dịch và tinh trùng lợn
2.1.3.1. Cấu tạo bộ máy sinh dục lợn đực
Hệ sinh dục lợn đực gồm các bộ phận chủ yếu sau:

Dịch hồn (hay cịn gọi là tinh hồn) là một tuyến, vừa là tuyến ngoại tiết
tức là sinh ra tinh trùng, vừa có chức năng nội tiết hay sinh ra hormone
testosterone, có tác dụng làm phát triển đặc điểm giới tính.
Cấu tạo của dịch hồn:
Giáp mạc riêng (tunica vaginalis propria): cấu tạo bởi 1 lớp sợi bền, là
phần kéo dài của phúc mạc;
-

Màng trắng (tunica abluginea): từ đây phát ra nhiều bức ngăn hình tia,

chia dịch hồn thành nhiều múi. Mỗi múi đều chứa những ống sinh tinh uốn khúc
(tubuli abluginea) trong đó tinh trùng được hình thành. Tất cả các ống sinh tinh
đều hướng về vách giữa của dịch hoàn;
Mạng tinh (rate testis) và thể Haimo (Highmor): khi đi vào vách giữa của
dịch hoàn, những ống sinh tinh uốn khúc biến thành những ống sinh tinh thẳng và
đan chéo vào nhau tạo thành mạng tinh. Mạng tinh cùng với vách giữa của dịch
hoàn tạo thành thể Haimo.

5


Hình 2.1. Cấu tạo trong của dịch hồn
Dịch hồn phụ (Epididymis): ở lợn đực dịch hoàn phụ rất phát triển, hay
còn gọi là mào tinh - là một cái kho để dự trữ tinh trùng. Phụ dịch hoàn bắt đầu từ
mạng tinh chạy ra khoảng 12 - 15 ống tinh. Mỗi ống nằm trong ngăn của một cơ
quan gắn vào cực trên và bờ sau của tinh hoàn gọi là mào tinh. Mỗi ống tinh
trong mào tinh cũng là những ống uốn khúc. Tất cả những ống này đều đổ vào
một ống xuất chung, uốn khúc gọi là ống mào tinh (ductus epididymidis). Ống
này hướng từ chõm xuống đuôi mào tinh và khi thốt ra khỏi cơ quan này thì
thành một ống duy nhất - ống dẫn tinh (ductus deferens). Tinh trùng không ngừng

được sinh ra ở ống sinh tinh sau đó đi vào dịch hồn phụ và lưu lại đó một thời
gian. Khi vào dịch hồn phụ tinh trùng khơng vận động, khơng có khả năng thụ
tinh vì trong phụ dịch hồn có pH 6,2 – 6,8, đồng thời nhiệt độ ở đây cũng thấp
hơn thân nhiệt. Chính những điều kiện này làm cho tinh trùng ít hoạt động và
sống lâu được trong phụ dịch hồn. Tinh trùng có khả năng sống trong phụ dịch
hoàn từ 1 - 2 tháng.
Bao dịch hoàn: mỗi dịch hoàn được bao bọc bởi một bao sợi (màng
trắng), bên ngoài được phủ bằng một tinh mạc, bên trong được phủ bởi một màng
mạch máu.
- Dương vật: dương vật nằm ở dưới vách bụng, được bắt đầu bằng một
trụ,

6


hai đầu bám vào hai mẩu xương ngồi, hướng ra phía trước. Dương vật lợn đực có
một đoạn cong hình chữ S, nằm kín trong da, khi giao phối mới thị ra ngồi. Đầu
dương vật có hình xoắn như mũi khoan, cách đầu mút 0,5 - 0,7cm có lỗ để phóng
tinh ra ngồi. Khi giao phối hay lấy tinh, dương vật thị ra ngồi 20 - 40 cm.

Hình 2.2. Cấu tạo dương vật của lợn
Thừng dịch hoàn: thừng dịch hoàn gồm các động mạch và thần kinh đi
vào dịch hoàn, chúng cấu tạo bởi các mô liên kết, các hệ cơ vòng và cơ dọc liên
kết với nhau.
2.1.3.2. Các tuyến sinh dục phụ
Tuyến tiền liệt (Prostate gland): nằm ở chỗ khởi đầu của niệu đạo và trên
phần cuối của ống dẫn tinh. Tuyến tiền liệt có rất nhiều lỗ đổ vào niệu đạo, dịch
tiết của tuyến này không trong suốt, có tính kiềm, có tác dụng trung hịa độ acid
ở long niệu đạo và acid H2CO3 do tinh trùng sinh ra. Thể tích của tuyến thay đổi
theo tuổi, gia súc non thì tuyến này rất nhỏ, ở gia súc trưởng thành thì to nhất và

sau đó teo đi khi gia súc già.
-Tuyến tinh nang (tiểu nang, vesicular semen gland): là một túi rỗng để
chứa tinh trùng, nang tuyến tiết ra chất keo màu trắng hoặc vàng, qua ống phóng
tinh đổ vào đường niệu sinh dục. Chất keo này gặp chất tiết của tuyến tiền liệt tiết
ra thh́ngưng đặc lại để đậy nút cổ tử cung sau khi giao phối không cho tinh dịch
chảy ngược ra ngoài. Ngoài ra chất tiết này còn cung cấp dinh dưỡng và tăng
cường hoạt lực của tinh trùng vì trong chất tiết có chứa nhiều glucose và các

7


acid béo. Nang tuyến là hai tuyến hình trứng, màu vàng nhạt, mặt ngoài nổi nhiều
u, nằm trong xoang chậu, trên bọng đái và ống dẫn tinh.
-

Tuyến củ hành (Cowper, Glandula bulborethrales): to bằng quả táo, nằm ở

đoạn cuối của phần niệu đạo trong xoang chậu, trên vòng cung ngồi. Cấu tạo có cơ
củ hổng và cơ co bóp của tuyến. Thân tuyến to nhỏ không giống nhau. Chất bài tiết
của tuyến này chính là keo phèn, chất này đặc, keo dính, có tác dụng nút cổ tử cung
sau khi lợn đực phóng tinh xong. Tuy nhiên, keo phèn là chất khơng có lợi cho tinh
trùng, vì khi tinh trùng ra ngồi cơ thể, nếu trong tinh dịch có lẫn keo phèn, tinh
trùng thường tụ lại nên rất chóng chết. Do đó, khi làm TTNT người ta lọc bỏ keo
phèn ngay sau khi lấy tinh, hoặc lọc bỏ ngay trên phễu khi đang lấy tinh.

2.1.3.3. Đặc tính của tinh dịch và tinh trùng lợn
a. Sự tiết tinh dịch và thành phần tinh dịch ở lợn
Lợn đực ngoại, khi được 8 - 9 tháng tuổi, khối lượng cơ thể đạt 90 - 100 kg
thể trọng người ta có thể tiến hành khai thác tinh. Khi khai thác lợn đực trong thụ
tinh nhân tạo, q trình xuất tinh, ta có thể quan sát thấy rõ 3 giai đoạn xuất tinh:


Giai đoạn đầu: tiết ra 10 - 20 ml dịch trong suốt không có tinh trùng, chất
này có tác dụng rửa đường niệu sinh dục.

Giai đoạn hai: kéo dài 1 - 2 phút, tiết ra khoảng 100 - 120 ml, chất này
gồm tinh trùng và các chất phân tiết của các tuyến sinh dục như tiền liệt, cowper,
tinh nang.
 Giai đoạn ba: là giai đoạn bài tiết chủ yếu của các tuyến sinh dục phụ
(150
200 ml). Số lượng tinh trùng ở giai đoạn này ít, giai đoạn này kéo dài 4 5 phút.
Tinh dịch của lợn cũng giống như tinh dịch của các lồi gia súc khác, nó là
hỗn hợp các dịch tiết của cơ quan sinh dục đực do các tuyến sinh dục phụ tiết ra,
khi con đực hưng phấn cao độ và thực hiện thành công phản xạ sinh dục để tiết
tinh dịch vào đường sinh dục của con cái hay dụng cụ hứng tinh. Tinh dịch lợn
đực gồm hai phần: tinh thanh và tinh trùng.
Tinh thanh chiếm 94,7% khối lượng tinh dịch. Tinh thanh của tinh dịch là
mơi trường có tác dụng kích thích tinh trùng hoạt động. Sự hoạt động của tinh
trùng làm tiêu hao năng lượng dự trữ, làm trương phồng màng bọc đầu tinh trùng,
đồng thời làm mất diện tích bề mặt gây ra các đám kết dính làm tinh trùng lợn
chóng chết khi ra ngồi cơ thể con đực. Tinh thanh của tinh dịch là hỗn hợp


8


chất lỏng được tiết ra bởi tuyến sinh dục phụ như: tiền liệt tuyến và niệu đạo (5570%); tinh nang (20-26 %); tuyến Cowper (15-18%) và tinh hoàn phụ (2-3 %).
Tinh trùng trong tinh dịch chỉ chiếm 2 – 7 %. Theo Nguyễn Tấn Anh và cs.
(1995). Tinh thanh chiếm khối lượng lớn trong tinh dịch và chỉ là môi trường cho
tinh trùng hoạt động, do vậy khối lượng tinh thanh là chỉ tiêu chỉ có ý nghĩa về
mặt pha lỗng và qua nó khơng thể kết luận được tinh tốt hay xấu.

Thành phần hoá học của tinh dịch lợn: tinh dịch lợn là một hỗn hợp các chất
lỏng phức tạp, cho nên một số chất chỉ được xác định ở mức định tính. Tác dụng chủ
yếu của tinh dịch là rửa đường niệu sinh dục, là môi trường để ni sống tinh trùng
ngồi cơ thể, kích thích tinh trùng hoạt động trong đường sinh dục của con cái.

b. Sự hình thành và cấu tạo của tinh trùng lợn
Tinh trùng là tế bào sinh dục đực đã hoàn chỉnh về hình thái, cấu tạo và đặc
điểm sinh lý, sinh hóa bên trong và có khả năng thụ thai (thụ tinh). Nói cách
khác, tinh trùng là tế bào sinh dục đực đã qua kỳ phân chia giảm nhiễm, đã thành
thục và có khả năng thụ thai.
Các giai đoạn hình thành tinh trùng:

Hình 2.3. Sơ đồ của quá trình hình thành tinh trùng

9


×