Tải bản đầy đủ (.docx) (144 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình sản xuất vườn ao chuồng khí sinh học tại huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (711.16 KB, 144 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN KIỀU TRANG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ MƠ HÌNH SẢN
XUẤT VƯỜN - AO - CHUỒNG - KHÍ SINH HỌC
TẠI HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

8340410

Người hướng dẫn khoa học:

GS.TS. Nguyễn Văn Song

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2018
Tác giả luận văn



Nguyễn Kiều Trang

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn “Đánh giá hiệu quả kinh tế mơ hình sản xuất Vườn Ao - Chuồng - Khí sinh học tại huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang”, bên cạnh sự nỗ lực,
cố gắng của bản thân, tơi cịn nhận được sự dạy bảo, giúp đỡ tận tình của các thầy cơ
giáo, các cơ quan, ban ngành trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Tơi xin trân trọng cảm ơn các Thầy Cô giáo, Ban Quản lý đào tạo, đặc biệt là
Quý Thầy, Cô trong Khoa Kinh tế & PTNT, Bộ môn Kinh tế tài nguyên môi trường,
những thầy, cô đã truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức bổ ích, đã trực tiếp giảng dạy và
giúp đỡ tơi trong q trình học tập, nghiên cứu.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS.Nguyễn Văn Song- Người đã dành
nhiều thời gian, tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tơi trong q trình thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo UBND, các phòng, ban, ngành huyện Lục
Ngạn,đặc biệt là xã Quý Sơn, Nghĩa Hồ, Hồng Giang đã tạo nhiều điều kiện, cung cấp
những số liệu, thông tin cần thiết, giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu tại địa bàn.
Tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên khích lệ
và giúp đỡ tơi hồn thành quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Kiều Trang

ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan......................................................................................................................i
Lời cảm ơn........................................................................................................................ii
Mục lục.............................................................................................................................iii
Danh mục chữ viết tắt......................................................................................................vi
Danh mục bảng................................................................................................................vii
Danh mục sơ đồ, hình.......................................................................................................ix
Trích yếu luận văn............................................................................................................. x
Thesis abstract.................................................................................................................xii
Phần 1. Mở đầu....................................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................3

1.2.1.

Mục tiêu chung.................................................................................................... 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể....................................................................................................3

1.3.

Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................3

1.3.1.


Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................3

1.4.

Những đóng góp mới của luận văn......................................................................4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực hiễn...................................................................................5
2.1.

Cơ sở lý luận của đề tài....................................................................................... 5

2.1.1.

Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế........................................................................ 5

2.1.2.

Cơ sở lý luận về mơ hình Vườn - Ao - Chuồng - Khí sinh học.........................11

2.1.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của mơ hình sản xuất vườn ao - chuồng - khí sinh học................................................................................. 20

2.2.


Cơ sở thực tiễn của đề tài.................................................................................. 23

2.2.1.

Thực tiễn ở nước ngoài......................................................................................23

2.2.2.

Thực tiễn ở Việt Nam........................................................................................ 24

2.3.

Bài học và kinh nghiệm.....................................................................................26

Phần 3. Phương pháp nghiên cúu...................................................................................27
3.1.

Đặc điểm nghiên cứu.........................................................................................27

3.1.1.

Vị trí địa lý.........................................................................................................27

iii


3.1.2.

Địa hình, thổ nhưỡng.........................................................................................28


3.1.3.

Điều kiện kinh tế - xã hội.................................................................................. 29

3.1.4.

Những thuận lợi, khó khăn của tình hình cơ bản liên quan đến luận văn.........36

3.2.

Phương pháp nghiên cứu...................................................................................36

3.2.1.

Chọn điểm và giới thiệu về địa bàn nghiên cứu................................................ 36

3.2.2.

Nguồn số liệu....................................................................................................41

3.2.3.

Phương pháp phân tích và xử lý số liệu.............................................................41

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu phân tích và xử lý số liệu..................................................... 42

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận......................................................................45
4.1.


Thực trạng phát triển mơ hình VACB trên địa bàn huyện.................................45

4.1.1.

Quy mơ và cơ cấu sản xuất các hợp phần của mơ hình.....................................45

4.1.2.

Thực trạng phát triển mơ hình Vườn – Ao – Chuồng – Khi sinh học...............51

4.2.

Hiệu quả kinh tế của mơ hình vườn – ao – chuồng – khí sinh học trên
địa bàn huyện 53

4.2.1.

Thiết kế cụ thể mơ hình..................................................................................... 53

4.2.2.

Hiệu quả kinh tế của mơ hình 1 (cam, lợn, cá, biogas)..................................... 54

4.2.3.

Hiệu quả kinh tế của mơ hình 2 (bưởi, lợn, cá, biogas).....................................58

4.2.4.


Hiệu quả kinh tế từ mơ hình 3 (cam, bưởi – Cá – Lợn –Biogas)...................... 63

4.2.5.

Tổng hợp hiệu quả kinh tế của 3 mơ hình VACB..............................................68

4.3.

Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất
theo mơ hình vườn – ao – chuồng – khí sinh học

4.3.1.

70

Những tồn tại hạn chế và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của
các hộ thực hiện các mơ hình 70

4.3.2.

Về cơ sở hạ tầng................................................................................................ 70

4.3.3.

Thiên tai, dịch bệnh...........................................................................................71

4.3.4.

Vốn.................................................................................................................... 72


4.3.5.

Trình độ kỹ thuật............................................................................................... 73

4.3.6.

Thơng tin thị trường...........................................................................................74

4.3.7.

Giá cả vật tư đầu vào liên tục tăng trong khi giá nơng sản thì lại bấp
bênh, thất thường.

75

4.3.8.

Số lượng vật nuôi tăng lên khiến cho hầm biogas bị quá tải.............................76

4.4.

Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của các mơ hình..........76

iv


4.4.1.

Giải pháp về cơ sở hạ tầng.................................................................................76


4.4.2.

Giải pháp về nguồn vốn.....................................................................................77

4.4.3.

Giải pháp khắc phục tình trạng q tải hầm khí sinh học khi số lượng
vật nuôi tăng lên

79

4.4.4.

Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm........................................................ 80

4.4.5.

Giải pháp nâng cao trình độ kỹ thuật.................................................................81

Phần 5. Kết luận và kiến nghị..........................................................................................83
5.1.

Kết luận..............................................................................................................83

5.2.

Khuyến nghị...................................................................................................... 85

Tài liệu tham khảo........................................................................................................... 87
Phụ lục.............................................................................................................................90


v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

AC

Ao, chuồng

BVTV

Bảo vệ thực vật

CL

Công lao động

CN

Chăn nuôi

GO

Giá trị sản xuất

HCVS


Hữu cơ vi sinh

HQKT

Hiệu quả kinh tế

IC

Chi phí trung gian

KH

Khấu hao

KHCN

Khoa học cơng nghệ

KSH

Khí sinh học

MI

Thu nhập hỗn hợp

Pr

Lợi nhuận


PTNT

Phát triển nơng thơn

TC

Tổng chi phí

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

UBND

Ủy ban nhân dân

VA

Vườn, ao

VA

Giá trị gia tăng

VAC

Vườn, ao, chuồng

VACB


Vườn – Ao – Chuồng – Khí sinh học

VC

Vườn, chuồng

VCB

Vườn, chuồng, khí sinh học

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Lục Ngạn...............................30

Bảng 3.2.

Kết quả sản xuất từ ngành thủy sản............................................................34

Bảng 3.3.

Tổng hợp diện tích cây ăn quả, số lượng bò, lợn qua các năm..................35

Bảng 3.4.

Số lượng các mẫu điều tra.......................................................................... 37


Bảng 4.1.

Cơ cấu diện tích các cây trồng ở 3 xã.........................................................45

Bảng 4.2.

Tình hình chăn ni huyện Lục Ngạn........................................................46

Bảng 4.3.

Quy mơ diện tích ni trồng thủy sản hun Lục Ngạn.............................46

Bảng 4.4.

Đặc tính và sản lượng KSH của một số nguyên liệu thường gặp...............48

Bảng 4.5.

Sản lượng KSH tính cho hộ gia đình..........................................................49

Bảng 4.6.

Lượng khí sinh ra tính cho hộ gia đình A...................................................50

Bảng 4.7.

Cơ cấu và các loại hình: Vườn – Ao – Chuồng – Khí sinh học..................51

Bảng 4.8.


Bảng tổng hợp các chi phí cơ bản và giá trị sản xuất từ vườn
trồng cam

Bảng 4.9.

54

Bảng tổng hợp các chi phí cơ bản và giá trị sản xuất từ nuôi cá................55

Bảng 4.10. Bảng tổng hợp các chi phí cơ bản và giá trị sản xuất chăn nuôi..................56
Bảng 4.12. Tổng hợp hiệu quả từ mơ hình................................................................... 58
Bảng 4.13. Bảng tổng hợp chi phí cơ bản và giá trị sản xuất từ vườn trồng cây
bưởi diễn

59

Bảng 4.14. Bảng tổng hợp chi phí cơ bản và giá trị sản xuất từ nuôi cá......................60
Bảng 4.15. Bảng tổng hợp chi phí cơ bản và giá trị sản xuất từ chăn ni..................61
Bảng 4.16. Bảng tổng hợp chi phí cơ bản và giá trị sản xuất từ xây hầm Biogas........62
Bảng 4.17. Tổng hợp hiệu quả từ mơ hình 2................................................................ 63
Bảng 4.18. Tổng hợp giá trị sản xuất từ trồng cây cam lòng vàng và bưởi diễn..........64
Bảng 4.19. Tổng hợp khấu hao, chi phí sản xuất, giá trị sản xuất từ ni cá...............65
Bảng 4.20. Tổng hợp khấu hao, chi phí sản xuất, giá trị sản xuất từ chăn nuôi...........66
Bảng 4.21. Tổng hợp khấu hao, chi phí sản xuất, giá trị sản xuất xây hầm Biogas.....66
Bảng 4.22. Tổng hợp hiệu quả từ mơ hình 3/ năm....................................................... 67
Bảng 4.23. Tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh tế của 3 mơ hình: Vườn – Ao –
Chuồng – Khí sinh học

69


Bảng 4.24. Tổng hợp kết quả điều tra đánh giá về cơ sở hạ tầng................................. 71

vii


Bảng 4.25. Tổng hợp kết qủa ảnh hưởng từ nguồn vốn đến hiệu quả kinh tế
mơ hình

72

Bảng 4.26. Tổng hợp đánh giá trình độ kỹ thuật ảnh hưởng đến hiệu quả mơ
hình
Bảng 4.27. Tổng hợp đánh giá thơng tin thị trường ảnh hưởng đến

hiệu quả
mơ hình

viii

73
74


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH
Sơ đồ 2.1. Mơ hình tổng qt.......................................................................................... 12
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Lục Ngạn.............................................................28
Hình 4.1. Sơ đồ cấu tạo hầm KT1.................................................................................48

ix



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1.

Tên tác giả: Nguyễn Kiều Trang

2. Tên luận văn: “Đánh giá hiệu quả kinh tế mơ hình sản xuất Vườn – Ao – Chuồng –
Khí sinh học tại Huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang”
3. Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8340410

4. Cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mơ hình vườn – ao – chuồng – khí sinh học mang lại hiệu quả kinh tế cao tận
dụng được tối đa nguồn dinh dưỡng nhờ sự kết hợp của trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng
thủy sản và hầm khí sinh học vì vậy mơ hình ngày càng phát triển nhanh chóng đạt được
nhiều thành tựu có vị trí quan trọng đóng góp cho sự phát triển bền vững ngành nông
nghiệp. Lục Ngạn là một huyện thuộc tỉnh Bắc Giang có điều kiện thuận lợi cho phát
triển mơ hình là một trong những địa bàn đi đầu trong việc thực hiện kết hợp hầm khí
sinh học vào trong sản xuất nông nghiệp bước đầu đạt được nhiều thành tựu nhưng vẫn
còn nhiều tồn tại, hạn chế do sản phẩm chưa đủ sức cạnh tranh, thiếu thị trường tiêu thụ,
cơ sở hạ tầng còn yếu kém, thiếu kinh nghiệm thực hiện mơ hình…xuất phát từ lý do
trên tơi đã lựa chọn đề tài: Đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất vườn – ao – chuồng –
khí sinh học tại huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang” để nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu
của đề tại là: (1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế mơ hình sản
xuất vườn - ao - chuồng - khí sinh học; (2) Đánh giá hiệu quả kinh tế mơ hình sản xuất
vườn - ao - chuồng - khí sinh học trên địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang;
(3) Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế của mơ hình sản xuất xuất vườn
- ao - chuồng - khí sinh học; (4) Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả mơ hình

vườn - ao - chuồng - khí sinh học trên địa bàn trong thời gian tới.
Để thực hiện đề tài, bên cạnh sử dụng nguồn số liệu đã được cơng bố (thứ cấp),
để có được những số liệu cần thiết phục vụ đề tài của mình, tơi cịn tiến hành xây dựng
bảng hỏi và điều tra trực tiếp 75 hộ nơng dân tại ba xã có nhiều hộ dân thực hiện mơ
hình đó là: Q Sơn, Nghĩa Hồ, Hồng Giang, phỏng vấn 10 cán bộ trên địa bàn huyện.
Trong phân tích và xử lý số liệu đề tài đã sử dụng các phương pháp: Phân tổ thống kê,
so dánh, hạch tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm,…
Huyện Lục Ngạn là một trong những địa phương đi đầu trong việc thực hiện mơ
hình sản xuất vườn – ao – chuồng – khí sinh học, trong những năm qua số hộ thực hiện
mơ hình ngày càng tăng nhanh, năm 2014 có tổng số: 128 hộ thực hiện đến năm 2016
lên đến 657 hộ thực hiện ba mô hình là: Cam – lợn – cá – biogas, bưởi – lợn – cá –
biogas và cam, bưởi – lợn – cá – biogas, mỗi mơ hình có quy mơ diện tích khác nhau,
3

hầm biogas giống nhau (hầm khí sinh học xây gạch thể tích 9m ), cả ba mơ hình đều

x


đạt hiệu quả kinh tế. Khi bỏ ra một đồng chi phí giá trị sản xuất tăng từ 1.38 đến 1.56
lần, thu nhập hỗn hợp tăng từ 0.42 đến 0.88 lần giá trị tăng thêm tăng từ 0.52 đến 1.33
lần. Như vậy khi áp dụng hầm khí sinh học vào trong sản xuất nông nghiệp kết hợp với
trồng trọt, chăn nuôi đều làm tăng hiệu quả sử dụng đồng vốn, tính linh hoạt cao nhưng
đầu tư nhiều vốn cho sản xuất theo đó hiệu quả đồng vốn có tăng, thu nhập có tăng
nhưng do cịn nhiều hạn chế nên hiệu quả sử dụng đồng vốn vẫn thấp.
Qua tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng ở địa phương, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng
đến hiệu quả kinh tế nhưng yếu tố trực tiếp nhất là nguồn lực của hộ, thị trường đầu ra
sản phẩm còn nhiều hạn chế sản phẩm từ cam, bưởi rơi vào tình trạng được mùa nhưng
mất giá, dịch bệnh gia tăng khiến năng suất trồng trọt, chăn nuôi giảm mạnh, kỹ thuật
trong trồng trọt, chăn nuôi, bảo dưỡng hầm biogas cịn kém, số lượng vật ni tăng giảm

thất thường khiến hầm biogas bị quá tải nước thải từ bể khí sinh học tràn ra gây ơ nhiễm
mơi trường.
Xuất phát từ thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất
mơ hình vườn – ao – chuồng – khí sinh học tại huyện Lục Ngạn, đề tài đã đề xuất một
số giải pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả kinh tế của mơ hình vườn – ao –
chuồng – khí sinh học đó là: (1) Nâng cấp cơ sở hạ tầng xây dựng cơ sở chế biến, trạm
thu mua, xây dựng chợ đầu mối tạo điều kiện cho tiêu thụ sản phẩm hàng hóa dễ dàng,
giảm chi phí vận chuyển; (2) Tăng cường huy động nguồn lực vốn thông qua tổ chức tín
dụng với lãi suất hợp lý, thơng qua hội phụ nữ, đồn thanh niên nhằm huy động vốn tự
có ở trong dân; (3) Khắc phục tình trạng quá tải hầm khí sinh học khi số lượng vật ni
tăng lên; (4) Thu hút kết nối hình thành kênh tiêu thụ sản phẩm, áp dụng chính sách
đồng quản lý cùng chia sẻ lợi ích mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; (5) Nâng cao
trình độ kỹ thuật trồng, chăm sóc, chế biến sản phẩm, kỹ thuật duy tu duy trì bảo dưỡng
hầm khí sinh học.

xi


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Kieu Trang
Thesis title: Economic efficiency assessment of garden - pond - cage - biogas model in
Luc Ngan district, Bac Giang province
Major: Economic Management

Code: 8340410

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
The research objectives of the research are: (1) To systematize the theoretical and
practical basis for economic efficiency of garden - pond - cage - biogas model; (2) To

assess the economic efficiency of garden - pond - cage - biogas model in Luc Ngan district,
Bac Giang province; (3) To identify factors affecting the economic efficiency of garden pond - cage - biogas model; (4) To propose measures to improve the efficiency of the
model of garden - pond - cage - biogas model in the studied area in the coming time.
Materials and Methods
In addition to using the published data (secondary data), the author developed
questionnaires and conducted an interview survey with 75 households in the three communes
where there are the highest numbers of households applied the model, including: Quy Son,
Nghia Ho, Hong Giang in order to obtain the necessary data for the study and interviewed 10
staffs in the district. In the analysis and processing of the data, the methods were used are: Data
disaggregation, comparison, cost accounting and product costing, etc.

Main findings and conclusions
Luc Ngan district is one of the leading localities in implementing the production
model of garden-pond-cage-biogas. In the past years, the number of households
implementing the model has been increasing rapidly, from 128 households in 2014 to 657
households in 2016. The household implemented the following three models: Orange - pig
- fish - biogas, pomelo - pig - fish - biogas and oranges, pomelos - pigs - fish – biogas.
Each model was set up in different areas but the same biogas reactor (brisk biogas with
volume of 9m3) and all of them are economical. When the cost of production increased
from 1.38 to 1.56 times, the compounded income increased from 0.42 to 0.88 times, the
added value increased from 0.52 to 1.33 times. Thus, applying biogas in agricultural
production in combination with cultivation and husbandry would increase the efficiency of
using capital and flexibility. However, it is required high capital for production, therefore,
although capital and income has increased, the economic efficiency of using capital is still
low due to many limitations.

xii


By studying and analyzing the local situation, there are many factors that affect the

economic efficiency, but the most direct factors are the resources of the household; the limited
output market for the products of orange and pomelo which causes the situation that price had
fallen in good seasons; the disease has increased, causing the low productivity of cultivation,
livestock; poor techniques of cultivation, husbandry and maintenance of biogas reactors;
abnormal change in the number of livestock, causing overloaded biogas plants and then
wastewater from biogas reactors inducing environmental pollution.

Based on the current situation and factors affecting the economic efficiency of the
production model of garden - pond - cage - biogas in Luc Ngan district, the author
proposed some measures to promote and improve the economic efficiency of the
production model of garden - pond - cage - biogas: (1) Upgrading infrastructure for
processing establishments, purchasing stations, developing wholesale markets to create
favorable conditions for consumption, products transportation and reduce transportation
costs; (2) Improving the mobilization of capital resources through credit institutions with
reasonable interest rates, along with mobilizing the capital of households through Women
Union and Youth Union; (3) Overcoming overload biogas reactors as livestock numbers
increase; (4) Connecting to form product consumption channels, applying co-management
policies and share benefits to expand markets; (5) Enhancing the technical level of
cultivation and processing products and maintenance techniques of biogas reactors.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Theo số liệu Cục Chăn nuôi (Bộ NN -PTNT), cả nước hiện có 220 triệu
con gia cầm, 8,5 triệu con trâu - bò, 27 triệu con lợn, trên 1,3 triệu con dê và 11
vạn con ngựa. Mỗi năm chăn nuôi thải ra trên 73 triệu tấn chất thải rắn (phân
khô, thức ăn thừa) và 25-30 triệu khối chất thải lỏng (phân lỏng, nước tiểu và
nước rửa chuồng trại). Trong đó, khoảng 50% lượng chất thải rắn (36,5 triệu tấn),

3

80% chất thải lỏng (20 - 24 triệu m ) xả thẳng ra tự nhiên, hoặc sử dụng không
qua xử lý là những tác nhân gây ơ nhiễm mơi trường nghiêm trọng.
Mơ hình vườn ao chuồng (VAC) đã phát triển nhanh chóng trong cơ cấu
sản xuất nông nghiệp của người dân Việt Nam. Tuy nhiên mặt trái của mơ hình
VAC đã có tác động xấu đến môi trường. Chất thải từ vật nuôi và ao cá đã gây ô
nhiễm nguồn nước với nồng độ cao của ammonium và phosphate. Trước thực
trạng này, một số chuyên gia nghiên cứu thuộc Khoa nông nghiệp và Sinh học
Ứng dụng, Đại học Cần thơ đã có cuộc khảo sát tại xã Tân Phú Thạnh, huyện
Châu Thành A, Hậu Giang cho thấy, yếu tố vườn gần như bị lãng qn trong mơ
hình VAC của nơng hộ tại vùng nghiên cứu. Tỷ lệ chất thải của heo thay đổi theo
trong lượng heo. Đối với heo giống từ 30-36 ngày tuổi, mỗi ngày thải ra 1,52,5kg chất thải. Heo thịt 60-220 ngày tuổi, mỗi ngày thải ra 4-5 kg. Heo nái 1
năm tuổi trở lên mỗi ngày thải ra khoảng 6,5-8,5 kg (Đồn Giang, 2017).
Việc nghiên cứu cơng nghệ biogas và đưa vào áp dụng cùng với phát triển
VAC là một giải pháp rất hợp lý để giải quyết các tình trạng ơ nhiễm mơi trường
từ chất thải chăn ni. Nhờ đó mang lại nguồn khí đốt và có thể chuyển hoá
thành các dạng năng lượng khác, giúp bà con tiết kiệm chi phí sinh hoạt rất hiệu
quả. Nhu cầu sử dụng công nghệ biogas đối với các hộ chăn ni là rất cao, kể cả
quy mơ hộ gia đình lẫn quy mô trang trại.Theo kết quả Tổng điều tra nông
nghiệp nông thôn năm 2001 do Tổng cục thực hiện, thì kinh tế hộ gia đình hiện
đang chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực
nơng thơn, đóng góp vào thu Ngân sách tại địa phương, kích thích, thúc đẩy mở
rộng và phát triển thị trường hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm, giải quyết việc làm và
nâng cao thu nhập cho người lao động, là tiền đề cơ sở để phát triển các doanh
nghiệp, cơng ty trong tương lai, góp phần quan trọng giảm nghèo bền vững cho
nhiều địa phương trên cả nước.

1



Theo kết quả sơ bộ, tại thời điểm 01/7/2016 cả nước có 15,99 triệu hộ
nơng thơn, hiện có 8,61 triệu hộ nông - lâm - thủy sản, chiếm 53,9%; 3,22 triệu
hộ công nghiệp - xây dựng, chiếm 20,1%; 3,11 triệu hộ dịch vụ, chiếm 19,4% và
1,05 triệu hộ khác, chiếm 6,6% (Tổng cục Thống kê, 2016).
Qua đó thấy rằng hiện trạng nguồn khoáng sản và năng lượng tự nhiên
ngày càng cạn kiệt, cùng với sự ô nhiễm môi trường ngày càng được quan tâm,
thì vấn đề tạo ra nguồn năng lượng mới không chỉ là mối quan tâm của riêng một
quốc gia mà là vấn đề của cả thế giới. Từ thực tiễn sự phát triển kinh tế nước ta đi
lên từ ngành nơng nghiệp, thì nguồn năng lượng được tạo ra từ công nghệ biogas
là thật sự gần gũi. Vừa xử lý được một cách gọn gàng các chất thải từ chăn nuôi,
làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, lại vừa cho nguồn năng lượng sử dụng trong
sinh hoạt. Từ đó, kinh tế hộ gia đình phần nào được cải thiện và phát triển, xã hội
trở nên văn minh hơn. Theo đó phát triển kinh tế hộ nơng dân theo mơ hình
VACB ra đời trên cơ sở mơ hình VAC truyền thống, nhằm giải quyết những điểm
còn hạn chế, mang tới lợi ích thiết thực hơn. Với mơ hình phát triển kiểu mới,
hoạt động sản xuất nông nghiệp ở nước ta đã có sự thay đổi rõ rệt.
Huyện Lục Ngạn có hệ thống giao thơng phát triển mạnh, thuận tiện trong
giao lưu kinh tế, văn hóa, có điều kiện tiếp thu và ứng dụng các tiến bộ khoa học
- kỹ thuật vào trong sản xuất, cùng với đó là điều kiện tự nhiên tương đối thuận
lợi, người dân có kinh nghiệm trong trồng trọt, chăn nuôi nên việc phát triển mơ
hình vườn - ao - chuồng - khí sinh học theo hướng sản xuất hàng hóa rất thuận
lợi. Chính vì vậy mà trong những năm gần đây cùng với chủ trương chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ...
Mô hình phát triển kinh tế vườn - ao - chuồng - khí sinh học trên địa bàn huyện
Lục Ngạn đang có sự thay đổi cả về số lượng và quy mơ. Việc thực hiện mơ hình
trên địa bàn huyện đã góp phần tích cực trong việc đẩy nhanh q trình chuyển
dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn, tăng thu nhập, xố đói giảm nghèo. Tuy
nhiên, nhìn chung các mơ hình vẫn cịn có năng suất, chất lượng hàng hố chưa
cao, người dân chưa quen với sản xuất hàng hóa nên nhiều mơ hình hoạt động

cịn hoạt động kém hiệu quả, chưa phát huy được hết các tiềm năng và thế mạnh
của mình. Trước tình hình đó thì việc nghiên cứu, đánh giá hiệu quả kinh tế mơ
hình sản xuất mơ hình: Vườn - Ao - Chuồng - Khí sinh học trên địa bàn huyện
Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế là
điều hết sức quan trọng trong công cuộc xây dựng CNH - HĐH nông nghiệp

2


nơng thơn.
Để biết được các mơ hình: Vườn - Ao - Chuồng - Khí sinh học trên địa bàn
mang lại hiệu quả kinh tế ra sao? Nó chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào? Xu
hướng phát triển trong những năm tới như thế nào? Trên cơ sở đó đưa ra giải
pháp hợp lý nhằm phát triển hơn nữa các mơ hình. Xuất phát từ thực tế đó, tơi
tiến hành nghiên cứu đề tài:“Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình sản xuất Vườn
- Ao - Chuồng - Khí sinh học tại huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang”. Kết quả
nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu về sự phát triển của mơ
hình Vườn - Ao - Chuồng - Khí sinh học tại Bắc Giang, cơ sở khoa học cho việc
hồn thiện chính sách phát triển nông thôn mới tại các tỉnh miền núi phía bắc.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế
của mơ hình: Vườn - Ao - Chuồng - Khí sinh học, từ đó đề xuất nâng cao hiệu
quả mơ hình cho khu vực.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
-

Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế mơ hình:

Vườn - Ao - Chuồng - Khí sinh học;

-

Đánh giá hiệu quả kinh tế của các mơ hình sản xuất: Vườn - Ao -

Chuồng - Khí sinh học trên địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang;
-

Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế của mơ hình sản

xuất:Vườn - Ao - Chuồng - Khí sinh học tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang;
Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của mơ
hình Vườn
-

Ao - Chuồng - Khí sinh học trên địa bàn huyện trong thời gian tới.

1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hiệu quả kinh tế từ việc thực hiện mơ hình sản
xuất Vườn - Ao - Chuồng - Khí sinh học.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
hình

Phạm vi về nội dung: Mơ tả và phân tích hiện trạng phát triển mơ

Vườn - Ao - Chuồng - Khí sinh học. Phân tích và so sánh đánh giá hiệu quả kinh

3



tế mơ hình Vườn - Ao - Chuồng - Khí sinh học tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc
Giang từ đó đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện nhân rộng phát triển mơ hình.
-

Phạm vi về khơng gian: Đề tài được thực hiện trên địa bàn huyện Lục

Ngạn, tỉnh Bắc Giang, chọn địa điểm này vì tại đây có nhiều hộ sản xuất theo mơ
hình V.A.C.B kết hợp.
-

Phạm vi về thời gian

+

Thời gian thu thập số liệu từ năm 2014 đến năm 2016.

+

Các giải pháp đề xuất đến năm 2020.

1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Luận văn đã nêu rõ được lý lý luận về hiệu quả kinh tế, phương pháp và
chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế mơ hình. Từ việc phân tích đánh giá hiệu quả
kinh tế luận văn đã tìm ra được những điểm hạn chế ảnh hưởng đến hiệu quả sản
xuất của mô hình đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh
tế mơ hình như: Nâng cấp cơ sở hạ tầng xây dựng cơ sở chế biến,trạm thu mua,
chợ đầu mối tạo điều kiện cho tiêu thụ sản phẩm hàng hóa dễ dàng, giảm chi phí
vận chuyển, giải pháp xử lý khi hầm khí sinh học bị quá tải do số lượng chăn
nuôi gia tăng quá tải. Các thơng tin của q trình phân tích là cơ sở giúp cho các
hộ dân quyết định sử dụng vốn phù hợp để nâng cao hiệu quả kinh tế không

những vậy còn nâng cao giá trị sử dụng đất, bảo vệ mơi trường đóng góp vào
việc phát triển bền vững ngành nông nghiệp.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC HIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
2.1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế
2.1.1.1. Khái niệm về hiệu quả
Theo Schiller (2002): “Hiệu quả có nghĩa là thu được nhiều nhất từ cái anh
có, tức là việc sử dụng các yếu tố sản xuất theo cách có lợi nhất, thu được sản
lượng tối ưu từ một số kiểu phân bổ nguồn lực khác nhau.”
Hiệu quả phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả thu được với chi phí bỏ
ra để đạt được kết quả đó (Nguyễn Bạch Nguyệt và Từ Quang Phương, 2007).
Hiệu quả là sự liên quan giữa nguồn lực đầu vào khan hiếm (như lao động,
vốn, máy móc…) với kết quả trung gian hay kết quả cuối cùng.Hiệu quả là một
phạm trù được sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, xã hội.
Hiểu theo nghĩa rộng, hiệu quả thể hiện mối tương quan giữa các biến số đầu ra
thu được (outputs) so với các biến số đầu vào đã được sử dụng để tạo ra những
kết quả đầu ra đó. Hiệu quả phân bố (Allocative effciency): Là khả năng đạt
được lợi nhuận tối đa ở một mức giá cho trước với những đầu ra và đầu vào cho
trước. Hiệu quả kinh tế (Economic effciency): Hiệu quả kinh tế là một phạm trù
kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực…) để
đạt được mục tiêu xác định cơng thức tính: H = K/C (Với H: là hiệu quả kinh tế
của một hiện tượng (quá trình kinh tế nào đó). K: là kết quả thu được từ hiện
tượng (q trình) kinh tế đó, C: là chi phí tồn bộ để đạt được kết quả đó. Có thể
khái niệm ngắn gọn: Hiệu quả kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động kinh tế và
được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết
quả đó (Võ Đình Quyết, 2014).

2.1.1.2. Phân loại về hiệu quả
-

Theo các tác giả Nguyễn Bạch Nguyệt và Từ Quang Phương (2007),

hiệu quả thường được phân loại theo các tiêu thức sau đây:
-

Theo lĩnh vực hoạt động của xã hội: hiệu quả bao gồm hiệu quả kinh tế,

hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả xã hội, hiệu quả quốc phịng.
Theo phạm vi lợi ích: hiệu quả bao gồm hiệu quả tài chính và
hiệu quả

5


kinh tế xã hội.
-

Theo mức độ phát sinh: hiệu quả bao gồm hiệu quả trực tiếp và hiệu quả

gián tiếp.
-

Theo cách tính tốn: hiệu quả bao gồm hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả

tương đối. Hiệu quả tuyệt đối được tính bằng hiệu số giữa kết quả và chi phí.
Hiệu quả tương đối được tính bằng tỷ số giữa kết quả và chi phí.
Trong phạm vi đề tài này, khi xem xét đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất

mô hình VACB.
2.1.1.3. Khái niệm về hiệu quả kinh tế
* Khái niệm và bản chất của Hiệu quả kinh tế:
Hiệu quả kinh tế là mối tương quan giữa các yếu tố đầu vào khan hiếm
với đầu ra hàng hóa dịch vụ và khái niệm hiệu quả kinh tế được dùng làm một
tiêu chuẩn để xem xét các tài nguyên được các thị trường phân phối tốt như thế
nào? Như vậy, có thể hiểu hiệu quả kinh tế là mức độ thành công của các chủ thể
sản xuất trong việc phân bổ các yếu tố nguồn lực kham hiếm để sản xuất ra sản
phẩm, nhằm đáp ứng một mục tiêu nào đó (Nguyễn Đức Dỵ, 2000).
Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một cách
hàng loạt của một loại hàng hóa mà khơng cắt giảm sản lượng một loại hàng hóa
khác. Thực chất quan điểm hiệu quả này là đề cập đến khía cạnh phân bổ có hiệu
quả các nguồn lực của nền sản xuất xã hội. Việc phân bổ và sử dụng có hiệu quả
các nguồn lực làm tăng hiệu quả (Samullson và Nordhaus, 2001).
Hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ khai thác và tiết kiệm chi phí các
nguồn lực nhằm thực hiện các mục tiêu trong quá trình sản xuất. Quan điểm hiệu
quả này đã chú ý đến việc đánh giá hiệu quả kinh tế theo chiều sâu, hiệu quả của
việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong quá trình sản xuất (Phạm Ngọc Kiểm,
2006).
Theo các tác giả Farrell (1957); Coelli (1954); chultz (1964) và Ellis
(1993); Kalirajan (1990) hiệu quả kinh tế (EE - Economic efficiency) gồm hai bộ
phận là hiệu quả kỹ thuật (TE - Technical efficiency) và hiệu quả phân bổ (AE Allocative efficiency).
-

Hiệu quả kỹ thuật (TE): Là khả năng tạo ra một khối lượng đầu ra

chotrước từ một khối lượng đầu vào nhỏ nhất hay khả năng tạo ra một khối
lượng đầu ra tối đa từ một lượng đầu vào cho trước, ứng với một trình độ cơng

6



nghệ nhất định. Hiệu quả kỹ thuật được đo bằng số lượng sản phẩm có thể đạt
được trên số nguồn lực sử dụng vào sản xuất (Koopman, 1951).
Như vậy hiệu quả kỹ thuật chỉ liên quan đến phương diện vật chất của q
trình sản xuất. Nó phản ảnh mối quan hệ giữa yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra, giữa
yếu tố đầu vào và yếu tố đầu vào. Hiệu quả kỹ thuật phụ thuộc nhiều vào công nghệ

được áp dụng cũng như trình độ chun mơn tay nghề của người sản xuất.
Hiệu quả phân bổ (AE): Là khả năng lựa chọn được một khối
lượng
đầuvào tối ưu mà ở đó giá trị sản phẩm biên của đơn vị đầu vào cuối cùng bằng
với giá của đầu vào đó. Hiệu quả phân bổ là thước đo mức độ thành công của
người sản xuất trong việc lựa chọn các tổ hợp đầu vào tối ưu. Khi nắm được giá
của các yếu tốđầu vào và đầu ra, người sản xuất sẽ quyết định mức sử dụng các
yếu tố đầu vào theo một tỷ lệ nhất định để đạt được lợi nhuận tối đa. Colman và
Young (1994). Hiệu quả kinh tế (EE): Hiệu quả kinh tế được tính bằng tích của
hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Sự khác nhau trong hiệu quả kinh tế của
các doanh nghiệp có thể do sự khác nhau về hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân
bổ. Hiệu quả kỹ thuật chỉ liên quan đến tính vật chất của q trình sản xuất. Do
đó, có thể coi nó là mục đích phổ biến thích hợp với mọi hệ thống kinh tế. Mặt
khác, hiệu quả phân bổ và hiệu quả kinh tế cho thấy mục đích của nhà doanh
nghiệp là làm cho lợi nhuận đạt mức tối đa.
Theo như trên khi xem xét tổng thể quá trình sản xuất, nhà sản xuất thường
đặt mục tiêu là sản xuất ra sản phẩm đầu ra với chi phí cực tiểu, hoặc sử dụng các
yếu tố nguồn lựcsao cho tối đa hóa doanh thu, hoặc phân bố cách kết hợp đầu vào
đầu ra sao cho tối đa hóa lợi nhuận. Như vậy, quan điểm hiệu quả kinh tế này đã
đánh giá tốt nhất trình độ sử dụng nguồn lực ở mọi điều kiện “động” của hoạt
động kinh tế. Khái niệm HQKT đã khẳng định bản chất của hiệu quả kinh tế
trong hoạt động sản xuất là phản ánh chất lượng của hoạt động kinh tế, phản ánh

trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu cuối cùng của hoạt động sản
xuất là tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, để hiểu rõ bản chất của hiệu quả kinh tế,
cần phân biệt ranh giới giữa hai khái niệm kết quả và hiệu quả kinh tế, phân biệt
hiệu quả kinh tế với các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế: Thứ nhất, về sự khác
nhau giữa kết quả và hiệu quả kinh tế: Kết quảvà hiệu quả kinh tế là haikhái
niệm hồn tồn khác nhau, nhưng có liên quan mật thiết với nhau. Hiệu quả kinh
tế là phạm trù thể hiện mối tương quan giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để
đạt được kết quả đó. Cịn kết quả là những gì đạt được sau một quá trình sản

7


xuất. Kết quả đạt được cũng là mục tiêu của q trình sản xuất. Trong sản xuất
nơng nghiệp, kết quả sản xuất có thể là khối lượng nơng sản thu được, giá trị sản
xuất, lợi nhuận. Nhưng những kết quả này khơng nói lên được nó được tạo ra
bằng cách nào? Cách thức thực hiện ra sao? Các yếu tố nguồn lực được sử dụng
nhiều hay ít? Như vậy, nó khơng phản ánh được việc đầu tư sản xuất có hiệu quả
hay không? Các nguồn lực được sử dụng như thế nào? Trình độ tổ chức sản xuất
của các chủ thể trong nông nghiệp ra sao? Để phản ánh được các câu hỏi này, kết
quả sản xuất thu được phải được đặt trong mối quan hệ so sánh với chí phí đầu tư
hoặc các nguồn lực được sử dụng. Với điều kiện nguồn lực có hạn, q trình sản
xuất phải tạo ra được kết quả sản xuất cao.Chính điều này thể hiện trình độ sản
xuất và hiệu quả kinh tế cho biết được điều này. Như vậy tính hiệu quả là việc:
Xem xét việc sử dụng các nguồn lực, yếu tố đầu vào của dự án đã được hiệu quả
và hợp lý chưa? chi phí để được đầu ra mong muốn; so sánh hiệu quả đạt được
và chi phí bỏ ra và tính bền vững: Tính bền vững là: Các hoạt động phát triển tiếp
tục phát huy tác dụng khi kết thúc q trình thực hiện của mơ hình.
Thứ hai, về hiệu quả kinh tế và chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế: Hiệu quả
kinh tế làmột phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng tổng hợp của một quá trình sản
xuất kinh doanh, bao gồm hai mặt định tính và định lượng. Trong khi đó, các chỉ tiêu

đo lường hiệu quả kinh tế chỉ phản ánh từng mặt các quan hệ định lượng. Về mặt
định tính, hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ năng lực sản xuất kinh doanh của các tổ
chức hoặc của nền kinh tế quốc dân. Các yếu tố cấu thành hiệu quả kinh tế là kết quả
sản xuất và nguồn lực cho sản xuất mang các đặc trưng gắn liền với quan hệ sản xuất
của xã hội. Hiệu quả kinh tế chịu ảnh hưởng của các quan hệ kinh tế, quan hệ xã hội,
quanluật pháp từng quốc gia và các quan hệ khác của hạ tầng cơ sở và hạ tầng kiến
trúc. Với nghĩa này, hiệu quả kinh tế phản ánh toàn diện sự phát triển của tổ chức
sản xuất, của nền sản xuất xã hội. Như vậy, trên góc độ định tính, hiệu quả kinh tế
thể hiện trình độ sản xuất, trình độ quản lý, trình độ sử dụng các yếu tố đầu vào để
đạt được kết quả đầu ra cao. Về mặt định lượng, hiệu quả kinh tế có thể đo lường
được thông qua mối quan hệ bằng lượng giữa kết quả sản xuất đạt được với chi phí
bỏ ra. Thơng qua các chỉ tiêu thống kê, tài chính sẽ đo lường được hiệu quả kinh tế.
Mỗi chỉ tiêu phản ánh một khía cạnh nào đó của hiệu quả kinh tế, khơng thể có một
chỉ tiêu tổng hợp nào có thể phản ánh được đầy đủ các khía cạnh khác nhau của hiệu
quả kinh tế. Các chỉ tiêu hiệu quả này quan hệ với nhau theo thứ bậc từ chỉ tiêu tổng
hợp, sau đó đến các chỉ tiêu phản ánh yếu tố riêng lẻ của q trình sản xuất. Thơng
qua các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế sẽ cho

8


biết sản xuất đạt ở trình độ nào và tìm ra các biện pháp thích hợp để tăng kết quả,
giảm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Như vậy, mục đích cuối cùng của
đánh giá hiệu quả kinh tế là để nâng cao hiệu quả kinh tế và nâng cao hiệu quả
kinh tế được hiểu là nâng cao các chỉ tiêu đo lường hiệu quả theo hướng tích cực
nhằm đạt được các mục tiêu đề ra (Hoàng Hùng, 2001).
* Nội dung của hiệu quả kinh tế
-

Hiệu quả kinh tế luôn liên quan đến các yếu tố tham gia vào quá trình


sản xuất kinh doanh nội dung xác định hiệu quả kinh tế bao gồm:
-

Xác định các yếu tố đầu ra: đây là công việc xác định mục tiêu đạt được,

các kết quả đạt được có thể là giá trị sản xuất, khối lượng sản phẩm, giá trị sản
phẩm, giá trị gia tăng, lợi nhuận.
-

Xác định các yếu tố đầu vào: đó là chi phí sản xuất, chi phí dịch vụ, chi

phí lao động....
Đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp trong điều kiện kinh
tế thị trường, việc xác định các yếu tố đầu vào, đầu ra có nhiều khó khăn:
Những khó khăn trong xác định yếu tố đầu vào: Trong sản xuất nông
nghiệp, việc sử dụng tư liệu sản xuất vào nhiều quá trình sản xuất khơng đồng
đều, có loại rất khó xác định giá trị đào thải và chi phí sửa chữa lớn. Vì thế, việc
khấu hao và phân bổ chi phí để tính đúng chi phí sản xuất chỉ có tính tương đối.
Các chi phí sản xuất chung như chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng, chi phí thơng tin
tun truyền, giáo dục đào tạo, khuyến cáo kỹ thuật cần phải được hạch tốn vào
chi phí, nhưng thực tế khơng tính được một cách cụ thể. Ảnh hưởng của thị
trường làm giá cả biến động, mức độ trượt giá gây khó khăn trong việc xác định
các loại chi phí sản xuất. Bên cạnh đó, các yếu tố về điều kiện tự nhiên tác động
lớn đến q trình sản xuất nơng nghiệp và hiệu quả của nó. Tuy nhiên, mức độ
tác động của các yếu tố này đến nay vẫn chưa có phương pháp chuẩn xác.
Những khó khăn trong việc xác định các yếu tố đầu ra: Kết quả sản xuất
về mặt vật chất có thể lượng hóa để tính và so sánh trong thời gian và khơng gian
cụ thể nào đó nhưng những kết quả về mặt xã hội, môi trường sinh thái, độ phì
của đất, khả năng nơng nghiệp cạnh tranh trên thị trường của một doanh nghiệp

hay của vùng sản xuất thì khơng thể lượng hóa và chỉ được bộc lộ trong thời gian
dài. Đó là việc khó khăn trong việc xác định đúng và đủ các yếu tố đầu ra.
2.1.1.4. Các quan điểm về hiệu quả kinh tế
Ở Việt Nam đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về hiệu quả kinh tế trong

9


sản xuất nơng nghiệp nói chung và sản xuất nói riêng đã khái quát hóa những vấn
đề lý luận về hiệu quả kinh tế, đưa ra các quan điểm và hệ thống chỉ tiêu đánh giá
hiệu quả kinh tế trong nơng nghiệp (Bùi Nữ Hồng Anh (2003) và Nguyễn
Quang Thụ, 2001).
Sử dụng các chỉ tiêu hạch toán hàng năm như giá trị sản xuất, giá trị gia tăng,
thu nhập hỗn hợp, lợi nhuận để phân tích hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản
xuất trong nông nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều tác giả đã sử dụng các mơ hình kinh tế
lượng để phân tích định lượng mức độ hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả chi phí, đánh giá
mức độ ảnh hưởng cũng như vai trò của các yếu tố đầu vào, việc tổ chức sản xuất và
các đặc điểm kinh tế xã hội của hộ đến hiệu quả sản xuất của một ngành hàng trong
nông nghiệp (Đỗ Văn Xê và Nguyễn Khắc Quỳnh, 2010).
Các quan điểm hiệu quả kinh tế khác nhau tùy thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội và mục đích của việc đánh giá HQKT. Hiện nay, có hai quan điểm về HQKT.

*

Quan điểm truyền thống: Khi nói đến hiệu quả kinh tế là nói đến phần

còn lại củakết quả sau khi đã trừ đi chi phí. HQKT là tỷ lệ giữa kết quả thu được
với chi phí bỏ ra, hay ngược lại là chi phí trên một đơn vị sản phẩm hay giá trị
sản phẩm (Bùi Nữ Hoàng Anh, 2013).
Quan điểm truyền thống chưa thật sự toàn diện khi xem xét HQKT. Sự thiếu
toàn diện được thể hiện: Thứ nhất, hiệu quả kinh tế được xem xét với quá trình sản

xuất kinh doanh trong trạng thái tĩnh, hiệu quả kinh tế chỉ được phân tích sau khi đã
kết thúc chu kỳ sản xuất. Trong khi đó, hiệu quả kinh tế khơng những cho chúng ta
biết được kết quả của quá trình sản xuất mà cịn giúp xem xét trước khi ra quyết định
có nên tiếp tục đầu tư hay không và nên đầu tư bao nhiêu, đến mức độ nào. Trên
phương diện này, quan điểm truyền thống chưa đáp ứng được đầy đủ. Thứ hai, quan
điểm truyền thống khơng tính đến yếu tố thời gian khi tính tốn các khoản thu và chi
cho một hoạtđộng kinh doanh. Do đó, thu và chi trong tính tốn hiệu quả kinh tế
chưa đầy đủ và chính xác. Đặc biệt những hoạt động có chu kỳ sản xuất dài thì việc
tính đến yếu tố thời gian trong phân tích HQKT có ý nghĩa quan trọng. Thứ ba, hiệu
quả kinh tế được xác định bằng cách so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra
để đạt được kết quả đó. Tuy nhiên, chỉ tiêu này trong một số trường hợp khơng phản
ánh chính xác HQKT. Ví dụ, những hộ nơng dân có quy mơ sản xuất khác nhau, hộ
có quy mơ nguồn lực lớn sẽ tạo ra lợi nhuận lớn hơn hộ có quy mơ nguồn lực nhỏ,
điều này khơng có nghĩa tất cả hộ có quy mơ nguồn lực lớn đều hoạt động có hiệu
quả hơn hộ có quy mơ nhỏ. Như vậy, HQKT khơng cho biết mức độ

10


sử dụng có hiệu quả hay lãng phí các yếu tố nguồn lực (Bùi Nữ Hoàng Anh 2013
và Hoàng Hùng, 2001).
*

Quan điểm hiện đại: Theo quan điểm hiện đại khi tính hiệu quả kinh tế

phải căn cứvào tổ hợp các yếu tố. Cụ thể là:
-

Trạng thái động của mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra. Về mối quan


hệ này, HQKT được thể hiện qua việc đo lường hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân
bổ và HQKT của từng hoạt động sản xuất.
-

Yếu tố thời gian: được coi là một yếu tố quan trọng trong tính tốn hiệu

quả kinh tế. Cùng một lượng vốn đầu tư như nhau và cùng có tổng doanh thu
bằng nhau nhưng có thể HQKT khác nhau trong những thời điểm khác nhau. Đặc
biệt trong sản xuất nơng nghiệp, những hoạt động có chu kỳ sản xuất dài, việc
tính đến yếu tố thời gian của dịng tiền là rất quan trọng.
-

Hiệu quả tài chính, xã hội và mơi trường: hiệu quả về tài chính phải phù

hợp với xu thế thời đại, phù hợp với chiến lược tăng trưởng và phát triển bền
vững của các quốc gia (Bùi Nữ Hoàng Anh (2013); Hoàng Hùng (2001)).
Từ việc phân tích khái niệm và các quan điểm về hiệu quả kinh tế, trong
phạm vi đề tài, khái niệm hiệu quả kinh tế được hiểu như sau: Hiệu quả kinh tế là
phạm trù phản ánh trình độ năng lực quản lý điều hành của các tổ chức sản xuất
nhằm đạtđược kết quả đầu ra cao nhất với chi phí đầu vào thấp nhất.
2.1.2. Cơ sở lý luận về mơ hình Vườn - Ao - Chuồng - Khí sinh học
2.1.2.1. Khái niệm, đặc trưng về mơ hình
Mơ hình là cách thức mơ tả thực thể đã được đơn giản hóa bằng cách loại
bỏ các chi tiết không quan trọng, giữ lại đặc điểm quan trọng nhất để giải quyết
vấn đề nghiên cứu nhằm hiểu và dự đoán được mối quan hệ của các biến số trên
cơ sở dựa vào hành vi của các biến số đó, nó cung cấp cách thức giải quyết vấn
đề. Trong thực tế, mơ hình có các đặc trưng sau: Là hình mẫu tối ưu cho một giải
pháp sản xuất. Phải có tính đại diện cho vùng có điều kiện tương tự. Phải ứng
dụng được các kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất và có tính hiệu quả về kinh tế, xã hội
và môi trường (Phan Minh Mẫn, 2012).

2.1.2.2. Khái niệm về Mơ hình Vườn - Ao - Chuồng - Khí sinh học
-

Mơ hình kinh tế Vườn - Ao - Chuồng - Khí sinh học (V.A.C.B) là một hệ

thống canh tác tổng hợp, kết hợp truyền thống và hiện đại, trong đó việc đảm bảo
thu nhập kinh tế ổn định cho các hộ gia đình nơng dân. Đây chính là hệ thống

11


×