Tải bản đầy đủ (.docx) (103 trang)

(Luận văn thạc sĩ) ảnh hưởng của chế phẩm sinh học đến sinh trưởng phát triển của cây cà phê, hồ tiêu và hiệu quả phòng trừ tuyến trùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 103 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN ĐÌNH THẠO

ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM SINH HỌC ĐẾN
SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN CỦA CÂY CÀ PHÊ, HỒ
TIÊU VÀ HIỆU QUẢ PHÒNG TRỪ TUYẾN TRÙNG

Ngành:

Khoa học cây trồng

Mã số:

8620110

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Ái Nghĩa
TS. Nguyễn Đăng Minh Chánh

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày…tháng…năm 2019
Tác giả luận văn


Nguyễn Đình Thạo

i


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn trước tiên, tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu
sắc tới TS. Nguyễn Thị Ái Nghĩa, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam và TS. Nguyễn
Đăng Minh Chánh, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm đã tận tình hướng dẫn, dành
nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực
hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy và các cơ, các anh chị kỹ thuật viên ở Phịng
thí nghiệm Bộ môn Bảo vệ thực vật – Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây
Nguyên, Bộ môn Sinh lý sinh hóa và chất lượng nơng sản – Viện Cây lương thực và Cây
thực phẩm đã tạo điều kiện giúp em hồn thành nghiên cứu này.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo – Giám đốc Trung tâm và đặc biệt là
các anh chị em trong Trung tâm … đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt q
trình thực hiện đề tài.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên, khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày…tháng…năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Đình Thạo

ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan........................................................................................................................................ i
Lời cảm ơn........................................................................................................................................... ii
Mục lục............................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt....................................................................................................................... v
Danh mục bảng.................................................................................................................................. vi
Danh mục hình................................................................................................................................ viii
Trích yếu luận văn............................................................................................................................. ix

Thesis abstract................................................................................................................................... xi
Phần 1. Mở đầu................................................................................................................................. 1
1.1.

Đặt vấn đề............................................................................................................................ 1

1.2.

Mục đích và yêu cầu:........................................................................................................ 2

1.2.1.

Mục đích............................................................................................................................... 2

1.2.2.

Yêu cầu................................................................................................................................. 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu........................................................................................................... 3


1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn của luận văn...................3

1.4.1

Đóng góp mới..................................................................................................................... 3

1.4.2

Ý nghĩa khoa học............................................................................................................... 3

1.4.3

Ý nghĩa thực tiễn................................................................................................................ 3

Phần 2. Tổng quan........................................................................................................................... 4
2.1.

Thực trạng phát triển cà phê và hồ tiêu tại Tây Nguyên........................................... 4

2.2.

Kỹ thuật chăm sóc cây cà phê và hồ tiêu...................................................................... 4

2.2.1.

Kỹ thuật chăm sóc cây cà phê......................................................................................... 4

2.2.2.


Tuyến trùng và nấm bệnh chính hại rễ cây cà phê:.................................................... 6

2.2.3.

Kỹ thuật bón phân cây hồ tiêu........................................................................................ 7

2.2.4.

Tuyến trùng trên thực vật................................................................................................. 8

2.2.5.

Tuyến trùng và nấm bệnh chính hại rễ cây hồ tiêu:................................................. 12

2.3.

Phịng trừ tuyến trùng và nấm bệnh gây hại cây trồng bằng biện pháp
sinh học.............................................................................................................................. 15

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu...................................................................... 20
3.1.

Đối tượng và vật liệu nghiên cứu................................................................................. 20

iii


3.1.1.


Đối tượng nghiên cứu..................................................................................................... 20

3.1.2.

Vật liệu nghiên cứu......................................................................................................... 20

3.2.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu................................................................................ 20

3.3.

Nội dung nghiên cứu....................................................................................................... 20

3.4.

Phương pháp nghiên cứu................................................................................................ 20

Phần 4. Kết quả và thảo luận..................................................................................................... 27
4.1.

Xác định hiệu quả chế phẩm đến sinh trưởng phát triển và khả năng
phòng trừ tuyến trùng gây hại cây cà phê trong điều kiện nhà lưới 27

4.1.1.

Ảnh hưởng của chế phẩm đến hóa tính đất trồng cà phê và vi sinh vật
trong đất

4.1.2.


27

Ảnh hưởng của CPSH BACTE CINSA đến sinh trưởng và phát triển cây
cà phê vối trong điều kiện nhà lưới. 29

4.1.3.

Khả năng phòng trừ tuyến trùng gây hại cây cà phê trong điều kiện nhà lưới..32

4.2.

Xác định hiệu quả chế phẩm đến sinh trưởng phát triển và khả năng
phòng trừ tuyến trùng gây hại rễ cây hồ tiêu trong điều kiện nhà lưới

41

4.2.1.

Ảnh hưởng của CPSH BACTE CINSAN đến đất và vi sinh vật......................... 41

4.2.2.

Ảnh hưởng của CPSH BACTE CINSAN đến sinh trưởng của cây hồ tiêu......43

4.2.3.

Ảnh hưởng của CPSH BACTE CINSAN đến phòng trừ tuyến trùng gây
hại cây hồ tiêu trong điều kiện nhà lưới.


45

Phần 5. Kết luận và đề nghị....................................................................................................... 52
5.1.

Kết luận.............................................................................................................................. 52

5.2.

Đề nghị............................................................................................................................... 53

Tài liệu tham khảo........................................................................................................................... 54
Phụ lục................................................................................................................................................ 57

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CPSH

Chế phẩm sinh học:

M. incognita

Meloidogyne incognita:


P. coffeae

Pratylenchus coffeae:

VSV

Vi sinh vật:

KHNLN

Khoa học nông lâm nghiệp

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1.

Ảnh hưởng của CPSH BACTE CINSAN đến hóa tính đất trồng cà
phê sau thí nghiệm................................................................................................... 27

Bảng 4.2.

Ảnh hưởng của CPSH BACTE CINSAN đến hệ vi sinh vật trong đất
trồng cà phê sau thí nghiệm................................................................................... 28

Bảng 4.3.

Ảnh hưởng của CPSH BACTE CINSAN đến chiều cao của cây cà phê....29


Bảng 4.4.

Ảnh hưởng của CPSH BACTE CINSAN đến số cặp lá của cây cà phê.....30

Bảng 4.5.

Ảnh hưởng của CPSH BACTE CINSAN đến sinh khối rễ cây cà phê.......31

Bảng 4.6.

Ảnh hưởng của CPSH BACTE CINSAN đến sinh khối thân cây cà phê...32

Bảng 4.7.

Ảnh hưởng của CPSH BACTE CINSAN đến tỷ lệ cây cà phê bị vàng lá. 33

Bảng 4.8.

Ảnh hưởng của CPSH BACTE CINSAN đến chỉ số bệnh của cây cà phê 34

Bảng 4.9.

Ảnh hưởng của CPSH BACTE CINSAN đến mật số và hiệu lực
phòng trừ tuyến trùng Pratylenchus coffeae trong rễ...................................... 36

Bảng 4.10. Ảnh hưởng của CPSH BACTE CINSAN đến mật số và hiệu lực
phòng trừ tuyến trùng Meloidogyne incognita trong rễ.................................. 39
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của CPSH BACTE CINSAN đến mật số và hiệu lực
phòng trừ tuyến trùng Pratylenchus coffeae trong đất.................................... 40
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của CPSH BACTE CINSAN đến mật số và hiệu lực

phòng trừ tuyến trùng Meloidogyne incognita trong đất................................ 41
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của CPSH BACTE CINSAN đến hóa tính đất trồng hồ
tiêu sau thí nghiệm.................................................................................................. 41
Bảng 4.14. Ảnh hưởng của CPSH BACTE CINSAN đến hệ vi sinh vật trong
đất trồng hồ tiêu sau thí nghiệm........................................................................... 42
Bảng 4.15. Ảnh hưởng của CPSH BACTE CINSAN đến sinh trưởng chiều dài
thân của cây hồ tiêu................................................................................................. 44
Bảng 4.16. Ảnh hưởng của CPSH BACTE CINSAN đến sinh trưởng số lá trên
cây hồ tiêu................................................................................................................. 44
Bảng 4.17. Ảnh hưởng của CPSH BACTE CINSAN đến sinh khối lá thân rễ
cây hồ tiêu................................................................................................................. 45
Bảng 4.18. Ảnh hưởng của CPSH BACTE CINSAN đến tỷ lệ vàng lá của cây
hồ tiêu bị bệnh.......................................................................................................... 48

vi


Bảng 4.19. Ảnh hưởng của CPSH BACTE CINSAN đến tỷ lệ rễ bị sưng, thối
(%) .............................................................................................................
Bảng 4.20. Hiệu lực phòng trừ của CPSH BACTE CINSAN đối với rễ bị sưng, thối ......
Bảng 4.21. Ảnh hưởng của CPSH BACTE CINSAN đến mật số tuyến trùng
Meloidogyne incognita trong đất (con/ 100 g đất) và hiệu lực phòng
trừ của chế phẩm sinh học .........................................................................

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Chu kỳ vịng đời của tuyến trùng sần rễ Meloidogyne spp.,............................ 11
Hình 4.1. Ảnh hưởng của CPSH đến hệ vi sinh vật trong đất thí nghiệm cà phê..........28

Hình 4.2. Ảnh hưởng của CPSH BACTE CINSAN đến tốc độ tăng trưởng chiều
cao cây của cây cà phê

29

Hình 4.3. Ảnh hưởng của CPSH BACTE CINSAN đến tốc độ tăng trưởng số
cặp lá của cây cà phê 30
Hình 4.4. Mức độ vàng lá của các ơ thí nghiệm thời điểm trước xử lý............................ 33
Hình 4.5. Mức độ vàng lá của các ơ thí nghiệm thời điểm sau xử lý 3 tháng................33
Hình 4.6. Hiệu lực của CPSH BACTE CINSAN đến chỉ số bệnh cây cà phê...............35
Hình 4.7. Cây của các cơng thức thời điểm trước xử lý...................................................... 37
Hình 4.8. Cây của các công thức thời điểm sau xử lý 1 tháng........................................... 37
Hình 4.9. Cây của các cơng thức thời điểm sau xử lý 2 tháng........................................... 38
Hình 4.10. Cây của các cơng thức thời điểm sau xử lý 3 tháng............................................ 38
Hình 4.10. Ảnh hưởng của CPSH BACTE CINSAN đến hệ vi sinh vật trong đất
thí nghiệm cây hồ tiêu............................................................................................... 43
Hình 4.12. Tỉ lệ cây bị vàng vàng lá của các ô thí nghiệm thời điểm trước xử lý............46
Hình 4.13. Tỉ lệ cây bị vàng vàng lá của các ơ thí nghiệm thời điểm sau xử lý xử lý.....47
Hình 4.14. Bộ rễ cây của các công thức sau xử lý 1 tháng.................................................... 48
Hình 4.15. Bộ rễ cây của các cơng thức sau xử lý 2 tháng.................................................... 49
Hình 4.16. Bộ rễ cây của các công thức sau xử lý 3 tháng.................................................... 49

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Đình Thạo
Tên luận văn: “Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học đến sinh trưởng phát triển của cây
cà phê, hồ tiêu và hiệu quả phòng trừ tuyến trùng.”
Ngành: Khoa học cây trồng


Mã số: 8620110

Mục đích nghiên cứu:
Xác định hiệu quả của chế phẩm sinh học chiết xuất từ vỏ cây quế (Cinnamomum
cassia) kết hợp với chitosan đến sinh trưởng phát triển của cây cà phê và hồ tiêu và khả
năng phòng trừ tuyến trùng gây hại rễ trên những cây trồng này tại Đăk Lăk. Đánh giá
ảnh hưởng của chế phẩm đến khả năng sinh trưởng phát triển của cây cà phê và hồ tiêu
điều kiện nhà lưới. Đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm đến khả năng phòng trừ tuyến
trùng (Meloidogyne incognita và Pratylenchus coffeae) gây hại trên cà phê và hồ tiêu
điều kiện nhà lưới.
Phương pháp nghiên cứu:
Xác định hiệu quả của chế phẩm sinh học đến khả năng sinh trưởng phát triển cây cà
phê vối và khả năng phòng trừ tuyến trùng gây hại của CPSH bằng chỉ tiêu theo dõi sinh
trưởng chiều cao cây, đường kính thân, số cành cấp 1, chiều dài cành cấp 1, chiều dài rễ,
sinh khối tươi và khô của thân lá, sinh khối tươi và khô của rễ,mật số tuyến trùng trong đất,
trong rễ… Xác định hiệu quả của chế phẩm sinh học đến khả năng sinh trưởng phát triển
cây hồ tiêu và khả năng phòng trừ tuyến trùng gây hại của CPSH bằng các chỉ tiêu theo dõi
sinh trưởng chiều dài thân, tổng số lá trên thân,sinh khối thân lá rễ tươi khô, tỉ lệ cây vàng
lá, tỉ lệ rễ bị u sưng thối, hiệu lực phòng trừ tuyến trùng trong đất…

Kết quả chính và kết luận:
* Xác định hiệu quả chế phẩm đến sinh trưởng phát triển và khả năng phòng

trừ tuyến trùng gây hại rễ cây cà phê vối trong điều kiện nhà lưới
- Chế phẩm sinh học có xu hướng cải thiện được dinh dưỡng đất, tăng hệ vi sinh

vật trong đất so với cơng thức xử lý thuốc hóa học và đối chứng.
- Chế phẩm có tác động tới sự sinh trưởng phát triển của cây cà phê, số lá/cây ở


các công thức xử lý thuốc tăng cao hơn so với công thức đối chứng và cao nhất ở công
thức chế phẩm 0,2% là 9 cặp lá tăng so với trước xử lý là 3,33 cặp. Sinh khối thân và rễ
ở công thức xử lý chế phẩm sinh học cũng có xu hướng tăng hơn so với cơng thức hóa

học tuy nhiên sai khác khơng có ý nghĩa thống kê.
- Sau khi xử lý chế phẩm sinh học, tỉ lệ vàng lá đã giảm và duy trì tăng khơng

cao so với công thức đối chứng.

ix


- Cơng thức xử lý chế phẩm 0,2% có hiệu lực phòng trừ tuyến trùng trong đất và

rễ tốt nhất. Đối với Pratylenchus coffeae, hiệu lực phòng trừ trong rễ cao nhất tại 2
tháng sau xử lý (62,9%) và trong đất cao nhất tại 2 và 3 tháng sau xử lý (100%). Đối với
Meloidogyne incognita, hiệu lực phòng trừ trong rễ cao nhất tại 3 tháng sau xử lý
(67,3%) và trong đất cao nhất tại 3 tháng sau xử lý (96,9%).
* Xác định hiệu quả chế phẩm đến sinh trưởng phát triển và khả năng phòng

trừ tuyến trùng gây hại rễ cây hồ tiêu trong điều kiện nhà lưới
Tương tự như trên cà phê, khi xử lý chế phẩm sinh học cho cây hồ tiêu, dinh
dưỡng đất có xu hướng được cải thiện và tăng hệ vi sinh vật trong đất.
Chế phẩm có ảnh hưởng tốt đến sinh trưởng chiều dài thân qua 3 tháng xử lý và
tốt nhất ở công thức xử lý chế phẩm 0,2% (68,5). Số lá trên cây hồ tiêu ở công thức xử
lý chế phẩm tăng hơn so với công thức đối chứng và cao nhất ở công thức chế phẩm
sinh học 0,2% (14,6). Chế phẩm cũng làm tăng sinh khối cây và cao nhất ở chế phẩm
sinh học 0,2% (27,93).
Công thức xử lý chế phẩm 0,2% có hiệu lực với tỷ lệ rễ bị sưng, thối tốt nhất tại
thời điểm 2 tháng sau xử lý (55,84%) và đến 3 tháng sau xử lý giảm (43,49%). Hiệu lực

với mật số tuyến trùng Meloidogyne incognita trong đất đạt cao nhất ở thời điểm sau xử
lý 1 tháng (52,20%), đến 3 tháng sau xử lý hiệu lực giảm (29,26%).

x


THESIS ABSTRACT
Author: Nguyen Dinh Thao
Project: “Effect of Probiotics on growth and development of coffee, black pepper and
the efficiency of anti-nematicidal activity”
Field: Crop Science

Code: 8620110

Researching purpose:
Determining the effectiveness of probiotics extracted from cinnamon bark
(Cinnamomum cassia) in combination with chitosan to the growth and development of
coffee and pepper plants and the ability to control root-rooting nematodes in these
plants in Dak Lak. Evaluating the influence of probiotics on the growth and
development of coffee plants and pepper in the net house conditions. Evaluating the
effect of probiotics on the ability to control harmful nematode (Meloidogyne incognita
and Pratylenchus coffeae) on coffee and pepper in net house condition.
Research Methods:
Determining the effectiveness of probiotics on the growth and development ability
of coffee and the ability to prevent harmful nematodes of probiotics by monitoring
growth of plant height, stem diameter, number of first-class branches , length of firstclass branches, root length, fresh and dry biomass of leaf stems, fresh and dry biomass
of roots, nematode density in soil, in roots ... Determining the effectiveness of probiotics
to the ability growth and development of pepper plants and the ability to prevent
harmful nematodes of probiotic by monitoring the growth of stem length, the total
number of leaves per stem, the dry root biomass of the rhizome, the ratio of yellow

plants, ratio of swollen roots, effect of preventing nematodes in soil ...
Main results and conclusions:
* Determining the effectiveness of probiotic to the growth and development and

the ability to prevent harmful nematode to coffee tree roots in net house condition
- Probiotics tend to improve soil nutrition, increase the microbiota in the soil

compared to the chemical and control treatment formula.
- Preparations have an impact on the growth of coffee plants, the number of leaves /

tree in the drug treatment formula is higher than the control formula and the highest in the
formula of 0.2% is 9 pairs of leaves increased, compared to before treatment is 3.33 pairs.
Biomass of stem and roots in the treatment formula of probiotics also tends to increase
compared to the chemical formula but the difference is not statistically significant.
- After processing probiotics, the ratio of yellow leaf has decreased and

maintained at low level compared to the control formula.

xi


- Formula to treat probiotics 0.2% has the best effect to prevent nematodes in

soil and roots. For Pratylenchus coffeae, root control was highest at 2 months after
treatment (62.9%) and highest in soil at 2 and 3 months after treatment (100%). For
Meloidogyne incognita, the rooting control effect was highest at 3 months after
treatment (67.3%) and in the soil was highest at 3 months after treatment (96.9%).
* Determine the effectiveness of probiotic to the growth and development and the
ability to prevent nematodes against pepper roots in net house conditions
Similar to coffee, when processing probiotics for pepper, soil nutrition tends to

improve and increase the microbial system in the soil.
The inoculants have a good effect on the growth of body length by 3 months of
treatment and the best in the treatment formula of 0.2% (68.5). The number of leaves on
pepper plants in the treatment formula was higher than the control formula and the
highest in the probiotics formula was 0.2% (14.6). It also increases plant biomass and is
the highest in probiotics 0.2% (27.93).
The formula to treat probiotic 0.2% is effective with the best proportion of swollen
and rotten roots at 2 months after treatment (55.84%) and decreases after 3 months
(43.49%). ). The effect with the density of Meloidogyne incognita nematode in soil
reaches the highest at 1 month treatment (52.20%), after 3 months treatment (29.26%).

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây Việt Nam được xem là một trong số các quốc gia
đứng đầu về xuất khẩu cà phê và hồ tiêu cho thị trường thế giới. Tây Nguyên là
vùng có diện tích và sản lượng lớn nhất cả nước về cà phê (Coffea canephora) và
hồ tiêu (Piper nigrum). Những năm gần đây người dân vùng Tây Nguyên mở
rộng diện tích trồng hồ tiêu một cách ồ ạt, vượt xa quy hoạch cơ cấu hồ tiêu của
từng địa phương. Diện tích cà phê chiếm 89,4% so với tổng diện tích của cả nước
và diện tích hồ tiêu chiếm 51,3% diện tích cả nước. Hầu hết người nông dân ở
vùng này sống dựa vào nguồn thu nhập từ 2 cây trồng này. Vùng cà phê Tây
Nguyên đang đứng trước nguy cơ già cỗi, hiện tại có khoảng 100.000 ha năng
suất dưới 1,5 tấn/ha, cần trồng tái canh. Thực tế hiện có nhiều diện tích tái canh
khơng thành cơng. Diện tích trồng hồ tiêu tại một số địa phương ở các tỉnh Tây
Nguyên đã vượt diện tích trồng so với quy hoạch, nhiều diện tích trồng khơng
theo quy hoạch.
Hiện nay sản xuất cà phê và hồ tiêu đang đối mặt với nhiều khó khăn như

dịch bệnh hại, trong đó tuyến trùng hại rễ là vấn đề nan giải và khó xử lý. Tuyến
trùng (Meloidogyne incognita, Pratylenchus coffeae) tấn cơng ký sinh và chích
hút rễ mở đường cho nấm xâm nhập gây ra triệu chứng thối rễ và làm cho cây cà
phê bị vàng úa dẫn đến chết. Nhiều diện tích và phê và hồ tiêu đã bị nhiễm nặng
với tuyến trùng và nấm, làm giảm năng xuất nghiêm trọng dẫn đến thu nhập của
bà con nơng dân trong vùng giảm đáng kể. Chính vì thế, sự xuất hiện của tuyến
trùng gây hại rễ phải được kiểm soát khẩn cấp trong thâm canh cây trồng
(Chitwood, 2002; Aoudia et al., 2012). Tuy nhiên việc kiểm sốt tuyến trùng
đang gặp nhiều khó khăn, ở Tây Ngun người nơng dân thường sử dụng thuốc
hóa học để phịng trừ tuyến trùng như Mocap 10G (50g/gốc), Vimoca 20 ND
(0,3%, 2 lít dung dịch/gốc), Marshal 5G (50g/gốc), Oncol 20EC (0,3%, 2 lít dung
dịch/gốc). Theo nhiều nghiên cứu đã chứng minh, sử dụng thuốc hóa học gây ra
nhiều hệ lụy xấu như ô nhiễm môi trường do bởi dư lượng của thuốc để lại, sử
dụng thuốc hóa học chỉ là giải pháp nhất thời, ngắn hạn. Trong dài hạn ngoài biện
pháp chọn tạo giống, cần có các sản phẩm sinh học như vi sinh vật, thảo dược và
các hoạt chất có nguồn gốc sinh học khác để phòng trừ hiệu quả tuyến trùng và
nấm bệnh hại rễ cà phê và hồ tiêu.

1


Trên cơ sở các nghiên cứu về hoạt tính của dịch chiết xuất vỏ quế phòng trừ
tuyến trùng và nấm bệnh chính gây hại rễ bước đầu đã cho kết quả rất khả quan,
cụ thể: cao chiết xuất vỏ cây quế cho thấy hiệu quả cao trong phòng trừ tuyến
trùng Meloidogyne incognita (Nguyen DMC et al., 2011; Nguyen DMC et al.,
2012), Pratylenchus coffeae (Nguyễn Đăng Minh Chánh và Jung 2014),
Bursaphelenchus xylophilus (Nguyen DMC et al., 2009) và nấm bệnh
Rhizoctonia solani (Nguyen VN et al., 2009). Khi kết hợp với chitosan cho hiệu
quả phòng trừ cao với tuyến trùng Meloidogyne incognita và nấm bệnh
Rhizoctonia solani (Seo và Nguyen DMC, 2014). Theo nghiên cứu của Cù Thị

Dần và cs. (2015) ở Viện KHNLN Tây Nguyên cho thấy sau khi xử lý cao chiết
xuất vỏ quế, sinh trưởng của cây trong điều kiện thí nghiệm khơng có sự sai
khác, điều này cho thấy sử dụng cao chiết xuất vỏ quế khơng những phịng trừ
sâu bệnh hiệu quả mà cịn khơng gây ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng.
Kết quả của nhiều nghiên cứu đã chứng minh dịch chiết xuất cây quế và
hợp chất chitin/chitosan là các hợp chất có hiệu quả phịng trừ tuyến trùng gây
hại cây trồng và nâng cao năng suất cây trồng. Tuy nhiên việc phối hợp hàm
lượng như thế nào, tỷ lệ bao nhiêu cho hiệu quả là vấn đề cần được làm rõ trong
đề tài này. Quan trọng là chế phẩm không gây ảnh hưởng đến môi trường và chất
lượng sản phẩm cà phê và hồ tiêu.
Xuất phát từ vấn đề thực tiễn đã nêu trên chúng tôi tiến hành đề tài: “Ảnh
hưởng của chế phẩm sinh học đến sinh trưởng phát triển của cây cà phê, hồ
tiêu và hiệu quả phịng trừ tuyến trùng.”
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU:
1.2.1. Mục đích
- Xác định hiệu quả của chế phẩm sinh học chiết xuất từ vỏ cây quế

(Cinnamomum cassia) kết hợp với chitosan đến sinh trưởng phát triển của cây cà
phê và hồ tiêu và khả năng phòng trừ tuyến trùng gây hại rễ trên những cây trồng
tại Đăk Lăk.
1.2.2. Yêu cầu
- Đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm đến khả năng sinh trưởng phát triển

của cây cà phê và hồ tiêu điều kiện nhà lưới ở Đăk Lăk.

2


- Đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm đến khả năng phòng trừ tuyến trùng


(Meloidogyne incognita và Pratylenchus coffeae) gây hại trên cà phê và hồ tiêu
điều kiện nhà lưới ở Đăk Lăk.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm sinh học đến khả năng sinh
trưởng phát triển của cây cà phê và hồ tiêu tại Đăk Lăk, đề tài đi sâu vào xác định
hiệu quả của chế phẩm trong điều kiện nhà lưới, đánh giá ảnh hưởng của chế
phẩm đến khả năng phòng trừ tuyến trùng gây hại trên cà phê và hồ tiêu.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC HOẶC THỰC
TIỄN CỦA LUẬN VĂN
1.4.1. Đóng góp mới
Việc tạo CPSH phịng trừ hiệu quả tuyến trùng và nấm gây hại cây cà phê
và hồ tiêu tại Tây Nguyên đang là nhu cầu cấp bách hiện nay. Công nghệ tách
chiết một số chất có hoạt tính từ vỏ cây quế và sản xuất CPSH để phòng trừ hiệu
quả sâu bệnh hại trên cây cà phê và cây hồ tiêu là một trong những hướng nghiên
cứu mới và hiện đại nhằm thay thế các loại thuốc hóa học đang sử dụng.
1.4.2. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài đóng góp cơ sở khoa học cho việc sử dụng
CPSH nói chung và chế phẩm tách chiết từ vỏ cây quế, chitosan nói riêng trong
phịng trừ sâu bệnh hại cà phê và hồ tiêu.
1.4.3. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài đánh giá hiệu quả của CPSH tách chiết từ vỏ cây quế kết hợp với
chitosan đến khả năng sinh trưởng phát triển của cây cà phê và hồ tiêu và khả
năng phòng trừ tuyến trùng gây hại tại Đăk Lăk. Kết quả của đề tài đóng góp vào
việc chuyển đổi dần việc sử dụng hóa chất sang sử dụng CPSH để phịng trừ hiệu
quả sâu bệnh gây hại trong sản xuất cà phê và hồ tiêu nhằm nâng cao chất lượng
sản phẩm và bảo vệ môi trường, hướng đến phát triển bền vững kinh tế cho bà
con nông dân sản xuất cà phê và hồ tiêu vùng Tây Nguyên và các vùng khác.

3



PHẦN 2. TỔNG QUAN
2.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ VÀ HỒ TIÊU TẠI TÂY NGUN

Tây Ngun có diện tích cà phê và hồ tiêu lớn nhất nước, hầu hết người dân
vùng này sống dựa vào cà phê và hồ tiêu. Đến năm 2015, tổng diện tích cà phê ở
Tây Nguyên là 561.464 ha (Đắc Lắc 202.000 ha, Lâm Đồng 153.432 ha, Gia Lai
78.030 ha, Đắk Nông 114.118 ha, Kon Tum 13.381 ha), chiếm 89,4% so với tổng
diện tích cà phê của cả nước. Theo thống kê của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, đến
cuối năm 2014, diện tích cây tiêu trên địa bàn Tây Nguyên đạt gần 44.000 ha,
chiếm 51,3% diện tích cả nước, trong đó Đăk Nơng đạt 11.466 ha, Đăk Lăk đạt
11.000 ha và Gia Lai có diện tích nhiều nhất đạt hơn 20.000 ha.
Tuy nhiên người dân đang gặp khó khăn trong sản xuất 2 loại cây trồng chủ
lực này, do vấn đề sâu bệnh hại, đặc biệt là tuyến trùng. Tuyến trùng gây hại rễ là
tác nhân chính để cho một số loại nấm bệnh tấn công, dẫn đến rễ cây bị u sưng,
thối, cây phát triển còi cọc và nếu nhiễm nặng cây sẽ chết. Người dân vẫn có xu
hướng sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ tuyến trùng gây hại cây cà phê và hồ
tiêu, tuy nhiên sử dụng thuốc hóa học gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho người sử
dụng, chất lượng sản phẩm giảm và ô nhiễm môi trường do dư lượng của thuốc
hóa học để lại.
2.2. KỸ THUẬT CHĂM SĨC CÂY CÀ PHÊ VÀ HỒ TIÊU
2.2.1. Kỹ thuật chăm sóc cây cà phê
Cà phê vối giống Robusta (Coffea Robusta) được trồng phổ biến ở các nước
Châu Phi, Ấn Độ. Indonesia, Việt Nam v.v... Ở nước ta diện tích cà phê vối
chiếm hơn 95% diện tích cà phê. Đặc tính của giống này là cây to, khoẻ, và cho
năng suất cao nhưng phẩm chất nước uống không được thơm ngon lắm so với cà
phê chè. Do đặc tính thụ phấn chéo bắt buộc nên trong một vườn cà phê vối
không đã khơng đồng nhất nhau về dạng hình cây, cả về hình dạng và kích cỡ hạt
cũng như khả năng cho năng suất của từng cá thể. Ngày nay việc sử dụng các
dịng vơ tính bằng kỹ thuật nhân vơ tính như giâm cành, ghép chồi v.v....

Phân hữu cơ: Phân hữu cơ là loại phân tốt nhất cho cây trồng. Nó có các
đặc tính mà phân hố học khơng có được. Ngoài tác dụng cung cấp chất dinh
dưỡng cho cây, phân hữu cơ cịn cải tạo được lý, hố, sinh tính đất tức là cải thiện
được môi trường đất. Phân hữu cơ bao gồm phân chuồng, phân than bùn, phân
rác, vỏ quả cà phê... nói chung là các vật liệu có nguồn gốc hữu cơ thông

4


qua ủ và chế biến để tăng cường chất lượng. Phân hữu cơ cho cà phê trồng mới
được bón lót theo liều lượng ở phần trồng mới. Các năm kiến thiết cơ bản và kinh
3

doanh thì cứ 2 - 3 năm bón lại 1 lần với liều lượng 20 - 30 m /ha. Đào rãnh
ở mép bồn, đào 2 rãnh 2 bên sâu 25 - 30 cm rộng 30cm, bón phân hữu cơ kết hợp
vùi tàn dư thực vật trên lơ. Lần bón tiếp theo thay đổi vị trí bón ở 2 phía cịn lại.
Việc bón phân chuồng nên tiến hành vào đầu cho tới giữa mùa mưa.
Phân hoá học: Lượng phân hóa học thay đổi tuỳ theo tuổi cây, loại đất trồng,
năng suất vườn cây. Trên đất có độ phì trung bình áp dụng mức phân bón sau:
- Năm thứ nhất: sau khi trồng bón thúc 130 kg Urê + 50 kg KCl/ha chia làm

2 lần bón.
- Năm thứ 2:

Loại phân
SA
Urê
KCl
Lân Vân Điển


- Năm thứ 3:

Loại phân
SA
Urê
KCl
Lân Vân Điển

- Thời kỳ kinh doanh: Áp dụng cho vườn cà phê có năng suất 3 tấn nhân/ha
Loại phân
SA
Urê
KCl
Lân Vân Điển

5


Khi năng suất cao hơn 3 tấn, ngoài lượng phân bón đã nêu ở bảng, cần phải
bón bổ sung thêm lượng phân bón cho 1 tấn nhân bội thu như sau: 150 kg Urê +
130 kg KCl + 100 kg Lân Vân Điển/ha.
Nếu dùng phân NPK hỗn hợp thì trong năm trồng mới và các năm kiến thiết
cơ bản nên dùng các loại phân NPK có thành phần N và P cao, nhưng bắt đầu từ
khi vườn cà phê cho nhiều quả nên dùng các loại phân NPK có thành phần N và
K cao ngang nhau, lân thấp hơn. Ví dụ có thể bón như sau:
Năm tuổi
Trồng mới
Năm 2
Năm 3
Năm 4 và kinh doanh


Các năm thứ 2, 3 và các năm kinh doanh chia lượng phân trên làm 3 lần bón
trong mùa mưa, lần giữa mùa mưa bón nhiều hơn lần đầu và cuối. Vào mùa khơ
bón bổ sung 200 kg Urê khi tưới. Tương tự như khi bón phân đơn, khi năng suất
vượt 3 tấn nhân/ha, lượng phân bổ sung cho 1 tấn nhân bội thu là 400 - 450 kg
NPK (16-8-16)/ha.
Ngồi các loại phân bón đa lượng cần cung cấp thêm vi lượng cho vườn cà
phê. Các chất vi lượng như bore và kẽm có tác dụng tăng năng suất cà phê ở nhiều
vùng trồng cà phê trên thế giới cũng như ở nước ta. Chất vi lượng thường được phun
qua lá hiệu quả hơn bón vào đất (Tiêu chuẩn ngành: 10TCN 478 – 2001).

2.2.2. Tuyến trùng và nấm bệnh chính hại rễ cây cà phê:
Bệnh thối rễ: Là loại bệnh nguy hiểm vì có thể gây chết hàng loạt và hiện
nay chưa có loại thuốc hố học nào có tác dụng phịng trừ hữu hiệu loại bệnh này.
Hàng nghìn ha cà phê đã phải thanh lý vì bệnh này. Nguy hiểm hơn cả là không
thể trồng lại cà phê sau khi đã nhổ bỏ cây bệnh.
Các cây bị bệnh thối rễ thường có các triệu chứng sau:
Ở vườn cà phê kinh doanh cây sinh trưởng chậm, có ít cành thứ cấp và chồi

vượt, lá chuyển sang màu vàng, dễ nhầm với sự thiếu dinh dưỡng, nhưng bón
phân không làm cây phục hồi. Rễ tơ bị thối đen từ chóp rễ vào, cây bị nặng các rễ
lớn cũng bị thối, cây không hút nước và dinh dưỡng được.

6


Bệnh do sự phối hợp tấn công của tuyến trùng, tuy nhiên tuyến trùng
Pratylenchus coffeae và các nấm Fusarium oxysporum, Rhizoctnia solani,
Phytophthora capsici... Tuyến trùng P. coffeae là loài gây hại nghiêm trọng nhất
trên cây cà phê (Castillo & Vovlas, 2007; Trinh, 2010), chúng phá hoại làm bộ rễ

không phát triển, cây không hút được dinh dưỡng, bộ rễ bị tổn thương và điều
kiện để các loài nấm trên tấn cơng gây hại. Đây là lồi có phạm vi phân bố rộng
khắp thế gới và ký sinh nhiều loài cây trồng ở các vùng khí hậu khác nhau gây
thiệt hại năng nề về năng suất và phẩm chất của cây trồng.
Để phòng bệnh, tạm thời phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Bảo đảm qui trình kỹ thuật như cây trồng xen, cây che bóng, đai rừng

chắn gió để tạo cho vườn cây có năng suất ổn định.
- Bón phân đầy đủ, cân đối, đồng thời tăng cường việc bón phân hữu cơ và các

CPSH cải tạo đất nhất là đối với các vườn cây đã cho năng suất cao trong nhiều năm.
- Thường xuyên kiểm tra vườn cây để phát hiện kịp thời và đào, đốt các cây

bị bệnh. Các cây chung quanh vùng bệnh có thể tưới thuốc Benlat C 50WP hay
Bendazol 50WP nồng độ 0,4-0,5%, 5 lít dung dịch/hố, tưới hai lần cách nhau 15
ngày.
2.2.3. Kỹ thuật bón phân cây hồ tiêu: (QCVN 01 – 172: 2014/BNNPTNT)
3

+ Phân hữu cơ: bón cách năm với liều lượng: 30 - 40m phân chuồng/ha

hoặc 4 - 6 tấn phân vi sinh/ha. Cách bón: vào đầu mùa mưa đào rãnh vành khăn
quanh gốc tiêu, mép rãnh cách mép tán tiêu 15 - 20cm, sâu 5 - 10cm, rộng 15 - 20
cm để bón phân hữu cơ đã hoai hồn tồn, bón xong phải lấp đất lại.
+ Phân khoáng:

Năm trồng

Năm 1
Năm 2

Năm 3
Năm 4 trở đi

7


 Năm 1: sau trồng 20 ngày bắt đầu bón thúc phân đạm và kali, chia 3 - 4

lần bón.
 Năm 2: mùa khơ (khi tưới tiêu): bón 1/4 đạm + 1/4 kali, đầu mùa mưa:

bón tồn bộ phân lân, 1/4 đạm + 1/4 kali, giữa mùa mưa: bón 1/4 đạm + 1/4 kali,
cuối mùa mưa: bón 1/3 đạm + 1/3 kali.
 Năm 3 trở đi: đợt 1 sau khi thu hoạch, đầu mùa mưa: bón tồn bộ hữu

cơ, tồn bộ lân, 40% đạm + 20% kali, đợt 2 Khi có mầm hoa: 20% đạm + 20%
kali, đợt 3 hình thành trái non: 20% đạm + 20% kali, đợt 4 ni trái lớn: 20%
đạm + 40% kali.
 Phương pháp bón: chủ yếu và thơng dụng nhất là bón vào đất để rễ cây

hút. Đào rãnh cạn quanh gốc, cách gốc 40-50 cm, rải lượng phân định bón xuống
và lấp đất lại.
- Phun thêm phân vi lượng như kẽm (ZnSO4), Bo (B) qua lá 1 - 2 lần/năm

với dung dịch 0,4%, liều lượng 1-2 lít trụ/lần phun.
- Làm sạch cỏ thường xuyên quanh gốc tiêu, nhổ cỏ gốc bằng tay, tránh

làm tổn thương vùng rễ, không nên làm cỏ trắng giữa các trụ tiêu.
- Phòng trừ sâu bệnh hại
 Thường xuyên kiểm tra để phát hiện và phòng trừ sâu bệnh kịp thời.

 Hạn chế xới xáo trong vườn tiêu, không để vườn tiêu bị úng.
 Bồi dưỡng phân hữu cơ hàng năm, đặc biệt là các CPSH.
 Phun phòng bệnh định kỳ bằng dung dịch Bordeaux 1% lên lá và tưới

vào gốc (2 lít dung dịch/trụ), 3 - 4 lần trong mùa mưa, cách nhau 1 tháng.
2.2.4. Tuyến trùng trên thực vật
2.2.4.1. Đặc điểm của tuyến trùng
Tuyến trùng là Động vật khơng xương sống, thuộc ngành Giun trịn. Kích
thước cơ thể tuyến trùng rất nhỏ, nhỏ hơn 1mm chỉ quan sát được dưới kính hiền
vi. Tuyến trùng rất đa dạng về thành phần lồi, sống ở nhiều mơi trường sống
khác nhau và chúng rất linh hoạt biến đổi khi môi trường sống thay đổi.

8


 Phân loại

Việc phân loại tuyến trùng rất phức tạp, chủ yếu dựa vào đặc điểm hình
thái để phân loại. Trong thời gian gần đây với công nghệ tiên tiến người ta đã có
thể định danh tuyến trùng dựa vào Sinh học phân tử.
Tuyến trùng trong nông nghiệp chia làm hai loại: tuyến trùng có lợi và
tuyến trùng có hại (nhóm tuyến trùng ký sinh thực vật). Dựa vào phần miệng của
tuyến trùng người ta chia tuyến trùng thành 5 nhóm:
Bacterophagous – sử dụng vi khuẩn làm nguồn dinh dưỡng chính.
Fungiphagous – sử dụng nấm làm nguồn dinh dưỡng chính.
Herviphagous (plant) – ký sinh trên thực vật để hút chất dinh dưỡng
Predator – sử dụng chủ yếu là nguồn đạm động vật
Omiphagous – tuyến trùng ăn tạp, có đời sống phức tạp và linh hoạt biến
đổi kiểu dinh dưỡng
 Hình thức sinh sản


Đa phần tuyến trùng đều đẻ trứng. Một con tuyến trùng cái có thể đẻ một
hoặc thậm chí cả ngàn trứng được chứa trong túi trứng. Trứng của tuyến trùng có
thể “ngủ” từ 1 đến 2 năm khi mơi trường bất lợi. Giới tính của tuyến trùng rất
phức tạp, việc hình thành giới tính thường ở cuối giai đoạn của tuyến trùng tuổi
3, một số loài tồn tại chủ yếu là những cá thể lưỡng tính.
 Hình thức ký sinh

Dựa vào hình thức ký sinh người ta chia tuyến trùng thành 3 nhóm:
- Nội ký sinh: bao gồm những tuyến trùng chui vào trong rễ, nằm bên

trong và chích hút các tế bào trong rễ. Hình thức này làm cho các tế bào rễ
trương phình, gây ra những nốt sần trên rễ nên người ta cịn gọi nhóm tuyến
trùng này là tuyến trùng nốt sần.
- Ngoai ký sinh: tuyến trùng di chuyển bên ngồi mơi trường đất và nước,

khi cần thiết sẽ sử dụng kim chích hút chích vào rễ nhưng khơng chui vào bên
trong rễ. Nhóm tuyến trùng này còn được gọi là tuyến trùng gây thối nhũng.
- Bán nội ký sinh: tuyến trùng chui một phần cơ thể (phần đầu) vào bên

trong rễ nhưng phần còn lại vẫn ở ngồi mơi trường đất. Nhóm tuyến trùng này
cũng gây ra nốt sần cho rễ cây.

9


 Biểu hiện:

Vì tuyến trùng khơng thể nhìn thấy bằng mắt thường được nên việc phát
hiện tuyến trùng gây hại rất khó. Trong trường hợp tuyến trùng gây nốt sần chúng

ta có thể dễ dàng thấy biểu hiện trên rễ có những khối u sần xuất hiện. Tuy nhiên,
ở giai đoạn đào rễ lên và thấy rễ u sần hay thối nhũng thì đã q muộn.
Chúng ta có thể phát hiện sớm thông qua biểu hiện ban đầu của cây như
sau: cây héo úa, cịi cọc, thiếu sức sống. Vì tuyến trùng cản trở sự hút nước và
chất dinh dưỡng của cây nên một số trường hợp ta sẽ thấy lá bị xoắn, vàng lá,
rụng lá sớm, chết mầm. Điều quan trọng là các biểu hiện này không đồng đều
trên tồn vườn vì mật số tuyến trùng khơng phân bố đều.
Tuyến trùng thường không gây chết cây ngay nhưng làm cho cây trồng
khơng thể phát triển bình thường, làm cây thiếu sức sống. Bên cạnh đó, chúng
tạo ra các vết thương trên rễ cây, “mở đường” cho các vi sinh vật có hại khác
xâm nhập dễ dàng hơn, khả năng cây bệnh cao hơn. Ngồi ra, tuyến trùng cịn có
thể truyền virus gây bệnh cho cây.
2.2.4.2. Đặc điểm hình thái của Meloidogyne incognita
Con cái: Cơ thể có dạng hình quả lê đến hình cầu, thân trịn, kích thước cơ
thể từ 488-1151µm, cổ ngắn đến hơi dài, tỷ lệ chiều dài cơ thể/chiều dài cổ từ 1,96,9. Phần đầu có vùng môi bằng, hơi tách rời với đường viền cơ thể, kitin hóa rõ
ràng, kim hút to khỏe với chiều dài trung bình 10,6-16,4µm và có dạng thẳng hoặc
hơi cong về phía lưng, gốc kim hút trịn hoặc hơi vát về phía sau, lỗ bài tiết nằm ở vị
trí ngang với gốc kim hút, chiều dài khoảng 2,9-5,9µm. Diều giữa có dạng oval, van
được kitin hóa mạnh. Phần cutin vùng chậu với vịm lưng nhơ cao, hơi vng và bóp
hẹp lại từ hai phía bên, vân bụng trịn mịn, đứt đoạn không đều, cấu trúc vulva, anus
và mút đuôi rõ ràng, chiều dài vulva khoảng từ 15-23,5µm, khoảng cách vulva-anus
từ 11-26µm, khoảng cách phasmid từ 12-24,2µm. Vùng bên đặc trưng dạng đứt nối
có dạng fork giữa các vân vùng bụng và vùng lưng.

Con đực: Cơ thể hình giun, thn nhỏ ở hai đầu, chiều dài từ 8941872µm. Đầu dạng bằng, vùng môi hơi nhô lên, tách biệt với cơ thể. Môi giữa và
đĩa mơi tạo thành dạng trịn, hơi nhơ cao so với môi giữa. Kim hút to khỏe, chiều
dài từ 15-21µm, núm gốc lớn, dạng trịn, tách rời nhau. Khoảng cách từ 2,47,4µm;. Diều trước có thành kitin hóa yếu, diều giữa dạng ô van với lumen mở
rộng, eo thắt thực quản khơng rõ ràng. Testis chiếm ½ chiều dài cơ thể, từ 368986µm. Gai giao cấu cong về phía bụng, gai đệm nhỏ, sát vào gai giao cấu.

10



Hình 2.1. Chu kỳ vịng đời của tuyến trùng sần rễ Meloidogyne spp.,
Ấu trùng: Cơ thể dạng giun, thon nhỏ ở phần đầu và đi, chiều dài từ 313424µm. Vùng mơi kitin hóa yếu, hơi tách biệt với đường viền cơ thể. Kim hút
mảnh, chiều dài từ 7,5-12,6µm, gốc kim hút tròn nhỏ. Diều giữa lớn, dạng oval,
van diều giữa kitin hóa mạnh. Van nối ruột- thực quản rõ ràng. Lỗ bài tiết ngang
với vị trí vịng thần kinh, mở ngay sau vị trí hemizonid. Phasmid nhỏ nằm giữa
đường bên khoảng một phần hai chiều dài đuôi. Đuôi thuôn nhọn với phần
hyaline dài từ 9,2-17,8µm chiếm khoảng 33% chiều dài đi.
2.2.4.3. Đặc điểm hình thái của Pratylenchus coffeae
Con cái: Cơ thể hầu như thẳng và hơi cong về phía bụng sau khi được cố định
nhiệt. Đốt cơ thể rộng từ 1-1,5 µm. Vùng mơi thấp, bằng cao từ (1,9 - 2,9 µm) và
rộng (6,6 - 8,8 µm), có hai đến ba vịng đầu, thường có một đến 2 vịng là khơng
hồn thiện. Vịng mơi thứ hai thường cao hơn và rộng hơn vòng thứ nhất. Gốc kim
hút tròn hoặc phẳng về phía trước cao 1,4 - 4,7 µm và rộng (2,2 - 4,8 µm).

11


Lỗ bài tiết có vị trí ngay van thực quản và ruột. Hemizonid ngay phía trên lỗ bài tiết
với hai đốt cutin. Thực quản tuyến phủ về phía bùng với độ dài 35.3 - 76 µm từ van
thực quản và ruột. Vùng bên với 4 đường bên, hiếm khi sáu, bao gồm 3 dải tương
đương nhau hoặc dải giữa rộng hơn hai dải bên, đơi khi dải giữa có những khứa
chéo. Nhánh sinh dục phía trên kéo dài v ề phía trước, túi chứa tinh hình ơ van ln
chứa tinh. Túi sinh dục dài khoảng đường kính cơ thể tại lỗ sinh dục. Hình dạng đi
thường dạng cắt cụt, đơi khi vát, bán cầu hay cầu, mút đuôi nhẵn, đôi khi có khía.
Phasmid hình kim, thường nằm ở 1/3 đi từ phía lỗ hậu mơn.

Con đực: Hình thái của con đực tương đồng với con cái trừ những đặc điểm
giới tính, cũng như các chỉ số về kích thước thường nhỏ hơn.

2.2.5. Tuyến trùng và nấm bệnh chính hại rễ cây hồ tiêu:
Trên hồ tiêu có 3 nhóm dịch hại có ý nghĩa kinh tế và cần được quan tâm
nghiên cứu giải quyết là: bệnh chết nhanh, bệnh chết chậm, bệnh virus. Nguyên
nhân gây bệnh chết nhanh do hai nhóm nấm Phytopthora và Pythium gây ra bao
gồm Phytopthora capsici, P. nicotianae, P. cinnamon và Pythium sp. Bệnh chết
chậm do các tác động cộng hưởng của nhiều tác nhân như: tuyến trùng, nấm
Fusarium, Rhizoctonia, rệp sáp và mối (Nguyễn Tăng Tôn, 2005; Ngô Vĩnh
Viễn, 2007).
Tuyến trùng xâm nhập vào rễ được chia ra làm 3 giai đoạn: (1) khi tuyến
trùng xâm nhập vào rễ và nốt sần, rễ hồ tiêu vẫn còn màu sáng, chức năng của rễ
chưa bị ảnh hưởng nhiều; (2) rễ chuyển sang màu nâu, chức năng dinh dưỡng và
vận chuyển nước bị ảnh hưởng; (3) rễ chuyển màu đen, chức năng của rễ bị phá
hủy hoàn toàn. Từ giai đoạn 2 do rễ bị tổn thương tạo cơ hội cho các loại nấm
Phytopthora sp. Fusarium sp. Rhizoctonia sp…, gây bệnh trên cây hồ tiêu. Tuyến
trùng xâm nhập không chỉ ở những cây bị vàng, mà ngay cả những cây nhìn xanh
tốt, nhưng đang trong giai đoạn đầu, chức năng của rễ chưa bị ảnh hưởng nhiều.
Còn những cây bị vàng lá, rụng lá từ gốc lên là do bệnh phát triển ở giai đoạn
cuối.
Tuyến trùng gây hại chính trên cây hồ tiêu là Meloidogyne, là loại tuyến
trùng nội ký sinh cố định. Vòng đời của tuyến trùng Meloidogyne spp. được chia
làm 5 giai đoạn. Trứng tuyến trùng tuổi 1, tuổi 2, tuổi 3, tuổi 4 và tuyến trùng
trưởng thành. Tùy vào cây ký chủ và nhiệt độ mà vòng đời của tuyến trùng kéo
dài từ 40-60 ngày. Hoạt động chủ yếu ở độ sâu từ 5-30 cm. Con cái đẻ hàng loạt
trứng trong túi gelatin do chúng tự tiết ra trong trong quá trình sinh sản, để bảo

12


×